Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

TỔNG HỢP PHẦN XXI


  THƯ GỬI CON YÊU!




Hồi chưa lấy bố con, tức là hồi còn son, mẹ luôn tự hào về cái eo thon và vóc dáng mi nhon của mẹ. Cả làn da nữa, lúc nào cũng trắng hồng, mịn màng, tươi trẻ. Để có được vóc dáng ấy, làn da ấy, mỗi tuần, mẹ phải đều đặn đi spa, mỗi chiều phải chạy cả chục vòng trong công viên, kết hợp thường xuyên với tập aerobic miệt mài. Mẹ phải uống nước nhiều, phải ăn đủ trái cây, rau quả, phải hạn chế nước có ga, tôm cua, hải sản, thịt thà.

Hồi ấy, chỉ cần xuất hiện một ngấn mỡ thừa, một vết nhăn gờn gợn, một chiếc mụn đầu đinh, là y như rằng mẹ sốt lênh sình sịch. Mẹ ăn không ngon, ngủ chẳng yên, lo lắng, ưu phiền, tìm hết cách, làm hết sức mình, để những thứ đáng ghét ấy phải biến mất, phải tan đi.
Nhưng từ khi mang thai con, mẹ không dám đi spa, vì sợ những mỹ phẩm, những hóa chất sẽ làm con tổn hại. Mẹ cũng bỏ luôn những chiều công viên miệt mài tập chạy, quên luôn cả giờ tập aerobic mệt nhoài. Mẹ uống sữa bà bầu, ăn nhiều trứng, nhiều cá, nhiều thịt bò, bởi bác sĩ bảo, những thứ ấy tốt cho não bộ của con, giúp con mau phát triển. Mẹ còn uống bổ sung canxi, sắt, vitamin, bởi nó giúp con yêu thông minh, nhanh nhẹn...
Và vì vậy, mẹ bắt đầu tăng cân, ngày càng béo phì, ục uỵch. Những ngấn mỡ ở bụng, ở đùi trồi lên dày bịch; ngực chảy xệ, phình to, nặng trịch; mẹ thường xuyên mất ngủ, mắt thâm quầng, bàn chân sưng u, phù nề, da sạm, mặt nổi mề, mụn nhỏ mụn to chen chúc, gồ ghề. Rồi bụng mẹ căng lên với những đường xanh lè, nứt nẻ, ngứa ngáy vô cùng. Nếu là ngày xưa, trong bộ dạng này, chắc mẹ sẽ phát điên, sẽ chui xuống đất vì xấu hổ, sẽ tự tử vì đau khổ. Nhưng không, mẹ vẫn hạnh phúc mỉm cười, bởi hôm mẹ đi siêu âm, bác sĩ bảo con rất nhanh, rất khỏe, đang lớn lên và phát triển bình thường.
Rồi khi con chào đời, bụng mẹ xẹp xuống thành một vùng da nhão nhoẹt, thâm đen, nhăn nhúm, bầy nhầy – thứ mà trước đây có thể mẹ sẽ run rẩy, rùng mình nếu chẳng may nhìn thấy. Nhưng bây giờ thì không, thậm chí, có đôi lúc, mẹ thích ngắm nhìn, thích đưa tay xoa lên vùng da nheo nhúm ấy, bởi nó là nơi đã bao bọc, nuôi dưỡng và chở che con cho đến lúc chào đời.
Có người bảo mẹ rằng đừng cho con ti, hãy cho con ăn sữa ngoài, để sữa trong ngực mẹ tự tiêu đi, vậy thì ngực mẹ mới sớm trở lại bình thường. Nhưng mẹ không muốn thế! Bởi mẹ sinh con ra thì con phải được quyền ti mẹ, và với mẹ, được cho con ti là một sự thiêng liêng, là những phút giây mà mẹ thấy lòng mình hạnh phúc dâng tràn.
Không biết tự khi nào, mẹ đã hiểu được một điều rằng, vì con, mẹ có thể hi sinh tất cả, dù cho đó là mạng sống của mình. Vậy thì mấy cái eo thon, cái dáng vóc mi nhon, cái làn da căng tràn, trắng mịn, liệu có xá gì?
Khi chưa có con, hạnh phúc của mẹ phức tạp và lan man lắm: ấy là được mọi người khen mình xinh đẹp, là được đi mua sắm, được một mình lang thang nơi biển xanh, cát trắng, được đắm chìm trong những tiểu thuyết tình yêu lãng mạn, hoặc đi café, buôn dưa lê cùng chúng bạn. Nhưng giờ có con rồi, hạnh phúc của mẹ giản đơn thôi: là được bên con và thấy con khôn lớn nên người!

Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng tại: hoặc

~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
NOEL LẠNH

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Noel tới, khi người Hà Nội sun soe trong trong áo dầy khăn ấm; khi mỗi nụ cười gửi vào không gian những làn khói hơi nóng hổi; khi những quán café, những khu vui chơi lung linh bởi những đèn hoa nhấp nháy,
lộng lẫy bởi những cây thông, những bông tuyết sặc sỡ đủ sắc màu, ấy là khi tôi cải trang mình thành ông già Noel, rong ruổi đến từng nhà, phát quà cho khách...
Tôi gặp và quen em cũng vào một mùa Noel lạnh giá. Đó là lần tôi đến giao quà cho một cô bé ở liền sát nhà em, thấy tôi, em chủ động đưa lời trêu nghịch:
– Anh già Noel ơi, thế không có quà cho em à?
– Tặng em trái tim anh nhé? Nhận không?
– Nhưng em vụng về lắm, nhỡ làm rơi vỡ, làm tan nát trái tim anh thì sao?
– Thà bị em làm cho tan nát, còn hơn là để người khác nâng niu...
Và từ đó, Noel nào tôi cũng cố giao hàng thật nhanh rồi xin về sớm đón em. Em rất thích tôi đưa em đi chơi nhà thờ, vì em bảo chỉ ở đó em mới cảm nhận được không khí Noel đúng nghĩa nhất, và cũng bởi em muốn quỳ trước Chúa, để nguyện cầu cho chúng mình mãi mãi bên nhau.
" Em à! Liệu có phải vì có quá đông người nên Chúa không nghe thấy lời em cầu nguyện? Hay bởi em thật sự vụng về, khiến cho tình yêu của chúng mình vuột khỏi đôi bàn tay em hững hờ, rồi vỡ tan thành những mảnh vụn sắc nhọn cứa vào tim anh đau nhói? Em đi mà không nói với anh một lời, không cho anh hiểu vì sao anh đã mất em, để rồi từ đó trên đời, có một ông già Noel lầm lũi, trên môi lạnh ngắt những tiếng cười...
Lại một mùa Noel nữa tới, lạnh lẽo, trống trải và cô đơn. Để rồi anh tự hỏi: Noel này ai sẽ đón em, ai sẽ nghiêng bờ vai để em tựa đầu ấm áp? Em có còn đi nhà thờ và có còn nguyện cầu cho đôi mình đừng cách trở? Anh thì vẫn vậy, vẫn là ông già Noel với bộ râu dài như tuyết trắng, nên tuyết phủ cả lòng anh lạnh lẽo, giá băng; anh vẫn mang theo mình những hộp quà sặc sỡ, ban phát niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, còn niềm vui và hạnh phúc riêng mình, anh gửi cả theo em..."

~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
LẠNH TRÁI MÙA

Hai hôm nay, Hà Nội đột nhiên trở lạnh! Nó khiến cho người ta ngỡ ngàng, bởi họ đã quen dần với cái nắng chói chang, cái nóng oi nồng, cái không gian ngột ngạt của mùa hạ; bởi những chiếc áo len, áo khoác đã được gói ghém cẩn thận và cho lên gác, vào góc tủ, hoặc một nơi nào đó xa xôi, khuất mắt, bởi họ nghĩ rằng, phải rất lâu nữa họ mới dùng đến chúng.

Ấy vậy mà sáng nay ra đường, lại thấy xúng xính khăn quàng, rộn ràng áo len, áo gió, lại thấy những xuýt xoa, khum rum vì lạnh giá. Một cảm giác rất thú vị, ngỡ như lại một mùa đông nữa sắp bắt đầu!
Nhưng chỉ là ngỡ như thôi, bởi anh biết, còn cả một mùa hè dài oi ả đang chờ trước mặt, và chút lạnh mong manh này chẳng thể giết nổi mùa hè, ngược lại, nó chỉ nhắc nhớ cho anh một điều: rằng mùa đông còn xa lắm!
Hai hôm nay, tim anh chợt thấy xốn xang! Nó khiến anh ngỡ ngàng, bởi từ lâu, hay chính xác hơn là từ khi em đi, con tim anh đã quen dần với lạnh lẽo, giá băng, với chai sạn, cô đơn và vô cảm đến tột cùng; bởi nó đã ngủ yên trong một góc tối im lìm mà anh biết rằng không bao giờ, hoặc phải rất lâu, nó mới lại thức dậy để yêu thương.
Ấy vậy mà sáng nay, anh lại thấy nó đập rộn ràng bởi ánh mắt dịu dàng của một cô bé đi ngang, lại thấy chút ấm áp, mơ màng. Một cảm giác rất thú vị, ngỡ như lại một tình yêu mới sắp bắt đầu!
Nhưng chỉ là ngỡ như thôi, bởi anh biết, còn rất dài những tháng ngày lạnh lẽo, cô đơn đang chờ anh trước mặt. Và chút ấm áp, rung rinh yếu ớt này chẳng thể làm mềm đi những chai sạn, chẳng giúp làm tan chảy những giá băng, và chẳng khiến cho những cơn đau trong anh trở nên êm dịu, ngược lại, nó giống như một chút lạnh trái mùa, chỉ nhắc nhớ cho anh một điều: rằng tình yêu còn xa lắm!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
THƯ TÌNH LÍNH ĐẢO

Ngày anh được khoác lên mình chiếc áo lính hải quân, bước lên tàu ra với đảo Trường Sa là ngày mà trong lòng anh ngập đầy những xúc cảm buồn vui khó tả. Anh thấy mình đã thực sự trưởng thành, thấy trách nhiệm và niềm tự hào lớn lao khi được ôm cây súng, vững vàng, hiên ngang trước bão tố phong ba,
bảo vệ bình yên cho vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, thấy sự hân hoan trên gương mặt của mẹ, thấy sự kỳ vọng qua cái ôm của cha, thấy sự hào hứng, say mê của những đồng đội trẻ, và thấy cả những vệt lệ dài long lanh trên khóe mắt của người con gái anh yêu...
Anh đã hỏi: "Vì sao em khóc?". Em bảo rằng: "Vì em tự hào được là người yêu của lính! Anh đi vững vàng tay súng, rồi lại về với em, anh nhé!".
Gần mười ngày đêm lênh đênh trên biển và hầu như chẳng ăn uống được gì bởi những cơn say sóng giống như một bàn tay tàn nhẫn liên tục thọc sâu vào dạ dày anh, moi ra tất cả những gì còn rớt rơi trong đó. Anh chỉ biết nằm, rồi vùng dậy bịt miệng chạy đi nôn thốc tháo, rồi lại vào nằm. Thế nhưng, cả những lúc ấy, anh vẫn thấy nỗi nhớ nhà, nhớ đất liền, và hơn tất cả là nhớ em, cuộn dậy trong lòng.
Rồi anh cũng quen dần với cuộc sống trên đảo, bởi nơi đây anh có những đồng đội thân yêu, có những người chỉ huy gần gũi, đáng kính mà anh coi như những người anh, người cha, người chú thân thuộc, bởi anh vẫn được nghe giọng nói em ngọt ngào, vẫn được đọc những dòng tin đầy thương nhớ. Và dù ta đang cách xa nhau điệp trùng hải lý thì những yêu thương ấy vẫn khiến tim anh run lên như từng đợt sóng trào...
Anh thích lang thang một mình khi hoàng hôn về trên biển. Ấy là khi ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ nhạt, quyện vào với mùi mặn mòi của biển, của những con sóng đùa nhau rào rạt, là khi bờ cát phẳng lặng, mịn màng như bàn tay em mềm mại, là khi tiếng gió thì thầm như lần đầu ta trao nhau lời yêu thương vụng dại. Anh tìm được một vỏ ốc to lắm, cặm cụi rửa sạch, rồi nâng niu, gìn giữ, để làm quà gửi về cho em, để mỗi khi áp lên tai, em sẽ nghe được tiếng lao xao của gió, tiếng rì rào của sóng, và cả tiếng thì thầm của những nhớ thương anh gửi vào trong đó...
Không có anh ở bên nghĩa là không có người chọc cho em cười nắc nẻ, không có bờ vai để em gục vào mỗi lần nức nở, không có bàn tay lau khô những giọt lệ dỗi hờn; không vòng tay ôm, không môi hôn cháy bỏng, không cả những buổi chiều ta bên nhau nhìn công viên lá đổ, những đêm hẹn hò nơi hàng hoa sữa nở, để những nồng nàn theo anh vào cả trong những cơn mơ.
Nhưng đừng buồn em nhé! Bởi dẫu anh không thể bên em thì vẫn còn đó góc phố quen lần đầu ta gặp gỡ, còn đó gốc si già nơi anh trao em nụ hôn bỡ ngỡ, còn đó con đường bao ngày ta đón đưa, sớm gió mưa, chiều nắng lửa, như thầm nhắc nhở với em rằng dù muôn trùng cách trở, anh vẫn nhớ em, vẫn bên em từng phút, từng giờ...
Đêm nay anh đứng gác, và ngoài xa biển hát, khiến anh ngỡ như em đang ở bên anh, rất gần! Gần đến nỗi anh nghe rõ tiếng em như tiếng sóng thì thầm, hít được cả tận sâu trong lồng ngực mình mùi tóc em mặn mà như mùi biển cả, và dường như chúng mình chẳng còn cách xa...
Tổ quốc mình đẹp lắm! Vững vàng như cây phong ba ngoài kia dẫu bao lần gió to sóng cả, kiên cường như những tảng đá bám bờ dẫu muôn trùng bão tố mưa sa, rộng lớn như đại dương bao la, dịu dàng như bờ cát hiền hòa. Và anh tin, tình yêu của chúng mình cũng thế, sẽ vẫn nồng nàn dẫu còn bao xa xôi, ngăn cách, dẫu còn bao gian nan, thử thách, bởi anh yêu em và yêu tổ quốc mình!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
THẰNG PHÓNG

Thằng Phóng


Phóng là thằng em cùng xóm trọ hồi sinh viên với tôi. Tôi nghĩ, bố mẹ Phóng chắc đã phải trăn trở, nghiên cứu, nghiền ngẫm và xin ý kiến của rất nhiều các thầy cúng, thầy nho, thầy đồ, thầy tướng số thì mới đặt được cho nó cái tên hay đến thế! Một cái tên vừa mạnh mẽ, nam tính, vừa gợi hình, gợi cảm, lại vừa lột tả được chân thực cái trạng thái thăng hoa tột đỉnh, đầy đam mê, khao khát của loài người (và của cả một số loài súc vật).

Thằng Phóng người nhỏ thó, loắt choắt như con chuột nhắt. Từ đầu đến chân nó, mọi thứ đều toát lên vẻ già nua, duy chỉ có mấy sợi râu tơ lún phún phun ra từ cái cằm mum múp của nó là khiến cho người ta liên tưởng được tới sự trẻ trung, mà là sự trẻ trung của mấy em gái đương tuổi dậy thì.

Hom hem như con mèo đi kiết, nhưng rượu nó uống hàng lít. Nó có cái tật là không uống thì thôi, nhưng đã uống thì uống tới bến, uống đến say, chứ không bao giờ uống kiểu giữ kẽ, cầm chừng (nói là "không uống thì thôi" cho hào hùng, chứ kỳ thực suốt mấy năm quen nó, tôi thấy có đúng một lần nó chê rượu: đấy là hôm nó bị đau răng, sưng húp má, mồm không há ra được, uống sữa còn phải dùng xilanh hút rồi lách khéo qua khe răng mà xịt vào, mà phải dùng xilanh cỡ nhỏ nhất – cái loại chuyên để tiêm phòng dịch cho gà vịt).

Có lần, tôi cùng nó về Hà Nam dự đám ma ông nội thằng Việt – bạn cùng xóm trọ. Lúc ăn cơm trưa, Phóng rót hai bát rượu đầy, một bát nó cầm, một bát đưa cho Việt, bảo: "Cạn bát nhé! Thay cho lời chia buồn của tao gửi tới gia đình mày!". Thằng Việt, không biết vì nể Phóng, hay vì đang quá đau buồn, thương nhớ ông, mà cũng cầm bát lên nốc cạn. Xong, Phóng lại rót thêm bát nữa, lại đưa cho thằng Việt, lại bảo: "Cạn bát nhé! Thay cho nén nhang thơm chúc ông mày yên nghỉ nơi suối vàng!"...

Cứ thế, tôi không nhớ là thằng Phóng đã mời Việt bao nhiêu bát, với bao nhiêu lý do chính đáng khác nữa, chỉ biết rằng lúc tàn cuộc, thằng Phóng nằm luôn tại mâm, còn thằng Việt bò đi đâu không biết. Đến chiều, lúc đưa ma, thằng Việt vẫn chưa hết say. Nó đi trước xe tang cầm vòng hoa mà mắt vẫn cứ đờ đờ, chân lảo đảo, người xiêu vẹo, nhìn rất tội. Mấy bà con xóm giềng thấy vậy thì trầm trồ khen ngợi: "Thằng đó nó thương ông lắm! Chắc cả đêm qua nó không ngủ, quỳ bên quan tài ông, khóc hết nước mắt, nên giờ mới kiệt sức và mệt mỏi đến thế!".

Lúc ra đến bãi tha ma, bà con quây tròn quanh cái huyệt đã được đào sẵn để chuẩn bị đưa quan tài xuống. Thằng Việt cũng bon chen lách đám đông, len vào nghiêng ngó, rồi chẳng hiểu loạng quạng, liêu xiêu kiểu gì mà ngã lộn cổ xuống huyệt. Mọi người tưởng nó lưu luyến ông quá, muốn đi theo ông thì mới ra sức lôi nó lên, vừa lôi vừa khuyên ngăn, an ủi: "Thôi con ơi! Người chết cũng đã chết rồi! Con càng như vậy thì hương hồn ông càng khó siêu thoát!".

Đó là rượu, còn thuốc lá, nó cũng là một con nghiện có số má. Mồm nó lúc nào cũng khét lẹt, nghi ngút khói, như cái đít xe công nông đầu ngang chở hàng quá tải đang leo dốc. Thế nhưng ai bảo nó là thằng nghiện thuốc lá thì thằng Phóng cãi ngay, rằng: "Nghiện là phải hút suốt ngày, liên tục, còn nó thì chỉ lúc nào rảnh nó mới hút". Tôi thấy nó cãi cũng đúng! Chỉ có điều, với một thằng sinh viên xa nhà, không người yêu, không làm thêm, thường xuyên trốn học như nó thì liệu có lúc nào không rảnh? Hay nói một cách dễ hiểu hơn: nó rảnh suốt ngày!

Trong khi các phòng khác trong xóm đầy chuột, gián, và nhung nhúc kiến, ruồi, thì riêng phòng thằng Phóng lại không có một mống nào. Lý do vì sao thì chưa ai rõ, nhưng có giả thuyết cho rằng chúng đã chết vì ung thư phổi, hoặc bỏ đi hết vì biết rằng nếu cứ ở phòng đó thì sớm muộn cũng chết vì ung thư phổi. Có lần, cả xóm xúm vào, dẫn ra những tác hại, hậu quả của thuốc lá, rồi khuyên nó nên bỏ. Nó ngồi nghe rất chăm chú với vẻ rất tiếp thu. Sáng hôm sau, vừa ngủ dậy, nó đã chạy sang phòng tôi, khoe:

– Nhờ sự giảng giải, phân tích của mọi người, em đã hiểu ra, và đã bỏ được thuốc lá rồi anh ạ!

Tôi nghe cũng mừng cho nó. Thế nhưng đến trưa, lúc tôi đi học về, đã lại thấy nó ngậm điếu thuốc phì phèo...

– Mày bảo bỏ thuốc rồi mà? – Tôi hỏi.

– Dạ! Em chỉ hút ban ngày thôi, tối đi ngủ em lại bỏ!

Ngoài rượu, thuốc lá, thằng Phóng cũng rất yêu lô đề. Lô đề thì không chỉ có nó mà xóm trọ tôi nhiều người ham lắm. Đặc biệt là anh Tuấn – chồng chị Phương. Anh Tuấn có tài giải mã giấc mơ thành số khá chuẩn. Ngày nào anh ấy cũng gõ cửa từng phòng rồi hỏi từng người là đêm qua mơ gì, rồi bảo kể lại cho anh nghe, càng chi tiết càng tốt.

Hôm ấy, khi tôi đang ngồi chơi bên phòng vợ chồng anh Tuấn – chị Phương, thì con bé Lan ở phòng cuối chạy xộc vào:

– Anh Tuấn ơi! Em vừa mơ em bị ỉa chảy!

– Ỉa nhiều không? Phân hình gì?

– Ỉa chảy mà anh, sao có hình được?!

– Ừ, quên! Thế có nhớ màu phân không?

– Màu xanh nõn chuối anh ạ!

Anh Tuấn nghe xong thì gật gù, đăm chiêu suy tính, rồi cẩn thận ghi số 66 vào cuốn sổ đề của anh. Tôi thấy vậy liền hỏi:

– Sao lại là 66 hả anh?

– Ỉa chảy tức là phân sống, sống là ngược lại với chín, mà ngược lại với 9 là 6. Bên cạnh đó, phân có màu xanh, xanh là lục, lục là 6.

Anh phân tích hay và tài tình quá, tôi phục anh sát đất! Tôi bỗng thấy cuộc đời này bất công quá! Tại sao một người tài giỏi như anh mà vẫn phải đi thuê phòng trọ tồi tàn, ở cùng với đám sinh viên nghèo nàn như chúng tôi? Đang ưu tư suy nghĩ thì tôi thấy thằng Phóng từ phòng nó chạy sang, giọng hối hả:

– Anh Tuấn ơi! Em vừa mơ em hiếp dâm!

– Hiếp ai? – Giọng anh Tuấn sốt sắng.

– Dạ...

– Hiếp ai?

– Em hiếp vợ anh!

– Đù! Xóm này bao nhiêu gái không hiếp, sao lại hiếp vợ anh?

– Thì mơ nó thế! Em biết đâu!

– Hiếp ở chỗ nào?

– Hiếp toàn thân luôn!

– Không! Ý anh là địa điểm nơi xảy ra vụ hãm hiếp ấy!

– Ở ngoài giếng, lúc chị đang rửa bát!

– Rửa bát à? Bát tức là 8. Thế đã xuất chưa?

– Chưa! Mới chuẩn bị thôi! Nhưng đột nhiên em nghĩ đến anh! Thấy tội lỗi quá, nên dừng lại kịp lúc!

– Chưa xuất! Chưa xuất...nghĩa là vẫn còn thẳng đứng, vậy là số 1 rồi!

Ấy thế mà tối hôm đó lô về cả 66 và 81 thật! Anh Tuấn mua thịt chó, vịt nướng, với cả bia về khao xóm tưng bừng. Lúc ngồi xuống mâm, anh Tuấn gắp cái đùi vịt béo ngậy bỏ vào bát em Lan, bảo: "Ăn đi em! Nhờ em ỉa chảy mà xóm ta được bữa no nê, hoàng tráng". Rồi anh quay sang rót bia đầy vào cốc thằng Phóng, nói: "Uống đi em! Nhờ em hiếp dâm vợ anh mà xóm mình được uống bia xả láng".

Phàm những thằng đã thích rượu bia, thuốc lá, lô đề, thì hiếm khi chúng nó không thích gái. Tôi nhớ, có lần ngồi trà đá với tôi và anh Tuấn, thằng Phóng kể rằng trường nó đang tổ chức phong trào sinh viên tình nguyện, lên tận trên Sơn La, nhưng nó không tham gia, vì nó bảo không thích đi xa, và cũng không thích mấy cái hoạt động kiểu như thế. Tôi nghe vậy thì động viên nó: "Anh nghĩ em nên tham gia. Những hoạt động đoàn ý nghĩa như vậy sẽ giúp em có thêm các mối quan hệ, mở rộng tầm hiểu biết, làm hành trang để mai sau bước vào đời". Nó nghe xong thì thở dài: "Em học hành kiểu này chắc không lấy được bằng, nên xác định học xong về quê đi phụ xe lam chở khách với ông già. Xe chạy nội tỉnh, sáng đi chiều về nên đi người không cũng được, cần gì hành trang đâu anh".

Anh Tuấn nghe vậy thì phụ họa thêm: "Không đi là phải! Sơn La buồn bỏ mẹ! Đợt trước anh công tác trên ấy mấy tháng, chỉ muốn bỏ quách về! Có mỗi thú vui duy nhất là chiều chiều ra bờ suối rình trộm gái dân tộc tắm. Công nhận, con gái Thái đứa nào da cũng trắng mịn, nần nẫn từ đầu tới chân, mà lại toàn mấy em trẻ, chỉ từ 16 đến 20 tuổi, vừa tắm chúng vừa nô đùa, đuổi nhau chạy nhông nhông..."

Hôm sau, tôi thấy nó khoác ba lô qua phòng chào tôi để đi tình nguyện trên Sơn La. Tôi hỏi: "Quyết định đi rồi hả?". Nó bảo: "Vâng! Em còn trẻ nên những hoạt động đoàn ý nghĩa như vậy sẽ giúp em có thêm các mối quan hệ, mở rộng tầm hiểu biết, làm hành trang để mai sau bước vào đời".

Cách xóm trọ bọn tôi một đoạn xa xa, có một quán rửa xe, và thằng Phóng rất thích rửa xe ở đó. Lý do không phải bởi quán ấy rửa sạch hay giá rẻ, mà bởi quán đó là của một chị rất xinh. Phải công nhận chị ấy xinh thật: mặt đẹp, dáng chuẩn, khúc nào ra khúc nấy. Đặc biệt là vòng một thì thôi rồi: tròn trịa, bầu bĩnh, nhìn rất khó giữ được bình tĩnh. Đặc biệt hơn nữa: chị ấy rất thích mặc áo hai dây. Đến đây chắc các bạn hiểu rõ hơn rồi chứ ạ? Rửa xe máy mà: bắt buộc phải cúi!

Thằng Phóng nghiện rửa xe ở quán đó. Trước kia, cả tháng nó không thèm rửa xe lần nào, kể cả khi cái xe đã bẩn như trâu, vậy mà đợt ấy, có ngày nó rửa hai lần. Đi rửa xe cùng nó nhiều, tôi phát hiện ra một điều: cứ khi nào chị xinh ấy rửa xe là nó giả vờ nghe điện thoại, rồi đi đi, lại lại ở cái đoạn trước mặt chị. Cái này cũng dễ hiểu thôi, bởi nếu ngồi một chỗ thì không thể nhìn được nhiều; nhưng nếu cứ chị ấy xoay hướng nào mà nó cũng lật đật xoay theo hướng đó thì lộ liễu quá. Bởi thế, nó mới phải dùng đến cái điện thoại. Nhờ điện thoại, nó có lý do để đi loăng quăng bất kì chỗ nào nó muốn. Khi ấy, những bước chân được quyền trở nên vô định bởi đầu óc của chủ nhân nó còn phải bận tập trung vào cuộc trao đổi, thương lượng căng thẳng và gay gắt đang diễn ra trên điện thoại.

Có lần, trong lúc chị xinh rửa xe, và thằng Phóng, như thường lệ, đang đi đi lại lại bàn công chuyện với đối tác, thì chồng chị ấy mới lại gần tôi và hỏi:

– Bạn em chắc làm ăn lớn hả? Lần nào đi rửa xe cũng thấy điện thoại túi bụi không hà!

– Dạ vâng! Nó là sinh viên, nhưng chịu khó và năng động lắm! Ngoài giờ học ở trường và tự học trên thư viện, nó còn làm cộng tác viên cho một tổ chức phi nhân đạo của Liên Hợp Quốc!

Thằng Phóng vẫn rủ tôi đi rửa xe cùng nó ở quán đó đều đều cho tới khi chị rửa xe xinh đẹp ấy có bầu và ở nhà nghỉ đẻ. Đương nhiên, chị nghỉ đẻ thì nó cũng nghỉ rửa. Bẵng đi phải gần một năm, thằng Phóng không rửa xe ở đó nữa. Cho đến một hôm tôi với nó ngồi ở quán trà đá đầu ngõ và vô tình gặp chồng chị ấy. Anh chào chúng tôi rất niềm nở như người quen, rồi hồ hởi khoe: "Đầu tháng tới vợ anh nó gửi con đi nhà trẻ và lại ra phụ giúp anh rửa xe đấy! Hai em quay lại quán ủng hộ vợ chồng anh nhé!".

Vẫn là chuyện gái, lần ấy, anh Tuấn trúng rất đậm (nhờ mấy giấc mơ bệnh hoạn của thằng Phóng), anh Tuấn sướng phát rồ và mời anh em trong xóm đi đá phò ở một quán phò tự chọn (tức là thích em nào thì chọn em đấy, giống như ăn búp-phê hay bóp-phê gì ấy!). Anh Tuấn ưu tiên thằng Phóng được quyền chọn phò trước. Mấy anh em khác dù khá hậm hực (vì nó chọn trước, nhỡ nó chọn đúng cái em ngon nhất mà mình đã chấm thì sao?) nhưng không ai dám ý kiến, bởi nếu không nhờ công thằng Phóng thì sao có buổi phò bóp-phê hôm nay?!

Công nhận là phò ở quán đó xinh, đặc biệt có một em nhìn qua cứ tưởng Ngọc Trinh. Nhưng trong hơn chục em xinh ấy không hiểu sao lại lòi ra một em béo ục uỵch, người nung núc thịt, nặng phải tám chín chục cân là ít. Em ấy mới chỉ cười, chưa nói gì, nhưng vẫn khiến tôi có cảm giác rằng nếu em ấy mở lời thì câu đầu tiên sẽ là: ụt à ụt ịt.

Tôi không nghĩ là sẽ có thằng khùng nào bỏ tiền vào đây chơi gái mà lại chọn em ấy, và việc người ta đưa em ấy đứng vào hàng không phải để kiếm khách mà có lẽ là vì một lý do nào đó: tâm linh chẳng hạn (họ kiêng số 13, nên gọi em vào cho thành 14); cũng có thể em ấy là người nhà, người quen của chủ quán, vào được đây là nhờ ô dù, quan hệ, và đứng vào hàng chỉ cho có lệ (giống mấy đứa con cháu sếp, không biết và không làm được việc mẹ gì nhưng ngày nào cũng đến cơ quan ngồi, chờ cuối tháng lĩnh lương).

Vậy nên lúc thằng Phóng nói rằng nó chọn cái em ục uỵch đó thì ai cũng sững sờ (vì bất ngờ), rồi thở phào (vì nó đã không chọn cái em mình thích), và cuối cùng là lo lắng (cho sự an toàn của Phóng, vì Phóng thì lèo khèo như cái thước, còn em ấy thì lù lù như vại nước). Về sau, tôi có hỏi Phóng lý do tại sao lại chọn em ấy thì Phóng bảo: "Em thích cái cảm giác một đứa to gấp đôi, gấp ba mình mà phải quằn quại chịu trận dưới chân mình! Đã lắm anh ạ!".

Từ đó, mỗi lần đi ăn bóp-phê phò, em nào to béo, đồ sộ nhất thì mặc định là của thằng Phóng, không ai dám tranh!

Sau khi ra trường (không lấy được bằng), Phóng về quê đi phụ xe cùng bố. Tôi mừng cho nó vì đã thực hiện được hoài bão ấp ủ từ thời sinh viên! Lâu không liên lạc, bỗng hôm trước nó gọi điện mời tôi về đám cưới nó. Thường khi nghe thế, người ta sẽ hỏi: Cô dâu quê đâu? Bao tuổi? Làm gì? Còn tôi lại hỏi: "Cô dâu nặng bao nhiêu?". Nó bảo: "Em chưa cân, nhưng chắc không thua cái em ở quán phò bóp-phê". Tôi lại mừng cho nó. Bởi làm thằng đàn ông, chỉ cần lấy được vợ có một nét gì đó mà mình ưng thôi, vậy cũng là may mắn lắm rồi!

~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
EM ĐI CHỢ TÌNH (TRUYỆN 18+, CÂN NHẮC TRƯỚC KHI ĐỌC)


Ở cái bản hẻo lánh của người Mông nằm cheo leo trên đỉnh núi heo hút này, có lẽ H'Tưng là con bé đẹp nhất. Từ những ngày còn bé tí chập chững theo mẹ lên nương trồng sắn bẻ ngô, xuống suối bắt cua vồ tép, H'Tưng đã quen với những lời khen của những người trong bản.
"Oh My God Giàng ơi! Con bé này đẹp quá, như giọt sương trên núi, như hòn cuội dưới suối, lớn lên, bọn con trai bản này và cả các bản khác lại đổ máu vì nó thôi". Lúc đó, H'Tưng còn bé quá nên chưa hiểu được lắm ý nghĩa của những lời khen ấy, chỉ thấy vui vui và mỉm cười thôi.
Nhớ có lần, H'Tưng hỏi mẹ cho đi chợ tình Sapa dưới thị trấn, vì thấy mấy chị đi về ai cũng khoe với H'Tưng là đi vui lắm, sướng lắm, phê lắm nên H'Tưng rất tò mò và muốn đi cùng. Nhưng khi vừa nghe H'Tưng đề nghị, mẹ đã cương quyết phản đối:
– Cái chợ tình Sapa đó là dành cho cái người lớn đi tìm vợ tìm chồng, tìm cái bạn tình, tìm cái bạn xếp hình. Cái hàng họ của H'Tưng còn bé, xuống chợ bọn thanh niên bản nó không thích đâu. Và dù có thích chúng nó cũng không dám phang, vì nó sợ cái cán bộ đến bắt nó đi tù.
– Thế sao cái H'Bươm ở cuối bản, cái hàng họ của nó cũng nhỏ lắm mà vẫn được đi chợ? Vẫn có thanh niên bản thích nó, nó còn khoe là có tới hai thanh niên cùng đến nghịch cái hàng họ của nó một lúc cơ mà.
– Cái H'Bươm nó đến tuổi tìm chồng rồi, hàng nó nhỏ vì nó bị ngực lép thôi. Còn H'Tưng thì khác, H'Tưng còn nhỏ tuổi mà. Cứ yên tâm, sau này, khi nào cái hàng họ của H'Tưng bằng với của Bà Tưng ở dưới xuôi thì mẹ sẽ cho H'Tưng đi chơi chợ tình. Được chưa nào?
H'Tưng nghe mẹ nói vậy thì cũng không dám mè nheo thêm nữa. Ngày ngày cô vẫn chăm chỉ lên rẫy bẻ ngô, lên rừng kiếm củi, ra suối hái rau, bắt cua, bắt ốc. H'Tưng vẫn trong trắng như đóa hoa trên rừng, hiền lành như con nai trên núi, mơ mộng như áng mây nơi cổng trời. Đêm nào cũng vậy, trước khi đi ngủ, H'Tưng lại lấy tay nắn nắn, xoa xoa hai bên ngực để kiểm tra hàng họ xem có to thêm chút nào không. Mong cho nó to thật nhanh để được mẹ cho xuống chợ chơi với các thanh niên nghiêm túc dưới thị trấn.
Hôm ấy, khi mà H'Tưng đang thơ thẩn trước ngõ, đưa tay hứng những chùm nắng vàng như mật ong của buổi chiều lọt qua khe núi, vui đùa với những chú bướm rừng sặc sỡ đang tung tăng trên đám hoa dại trước nhà, bỗng nhiên H'Tưng nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình:
– H'Tưng! H'Tưng!
– A! Chị H'Lôn, chị gọi em à?
– Ừ, đi tắm suối không?
– Dạ có, đợi em vào lấy bikini đã.
– Đậu má, dân tộc H'Mông tắm suối đéo ai mặc bikini đâu. Nude luôn.
– Vâng, vậy cũng được. Ta đi thôi chị.
Khoảng cách từ nhà H'Tưng ra suối là khoảng 500m tính theo đường bướm bay, còn nếu là bướm đi bộ thì phải đến 700m. Con suối này nước trong veo nhìn rõ được những hòn cuội bé teo teo dưới đáy. Hai chị em cởi đồ rồi từ từ ngâm mình xuống dòng nước xanh mát. Con suối hoang sơ trở nên rộn ràng hơn bởi tiếng té nước lách chách, tiếng cười đùa lảnh lót của hai chị em. Đang trêu trọc nhau vui vẻ, đột nhiên H'Tưng trầm lại, một chút buồn lắng xuống trên khuôn mặt ngây thơ.
– Sao thế em? Tự nhiên lại ghệt cái mặt ra vậy?
– Tại nhìn hàng của chị to như hai quả bưởi tây, còn của em mới chỉ nhu nhú như cái bánh dày, em tủi lắm. Biết bao giờ mới được như của chị đây.
– Ôi dào, em còn nhỏ tuổi mà, người em như bây giờ mà đòi hàng to như của chị thì lúc trèo lên nương bẻ ngô sẽ chết mệt đấy, vì hai quả bưởi này nó nặng, nó ghìm chân mình xuống. Ngược lại, lúc xuống dốc thì cực nguy hiểm vì nó như hai quả tạ kéo mình cắm đầu theo, trượt chân là xuống vực ngay, không sung sướng gì đâu em ạ.
Nghe chị nói vậy, H'Tưng cũng đỡ buồn phần nào. Cô đưa tay xuống, nghịch nghịch những hòn sỏi xinh xinh với đủ mọi hình thù dưới đáy suối. Bỗng H'Tưng la lên với vẻ rất hoảng hốt:
– Chị ơi, con cá gì, con cá gì nó cứ rúc rúc vào đùi em chị ơi...
– Đâu, chị xem nào.
H'Lôn liền nhìn theo hướng chỉ của H'Tưng, đúng là có một con cá hình dáng như quả dưa leo, phía dưới đuôi con cá lại lòi ra hai cái hạt tròn tròn dài dài trông như hai cái hạt mít. Thấy thế, H'Lôn cười tủm tỉm và trấn an H'Tưng:
– À, đây là con cá chim em ạ. Không sợ đâu, nó không cắn em đâu.
– Nhưng mà nó cứ cọ cọ vào đùi em, và có vẻ như nó đang tiến dần lên phía trên chị ạ.
– Thì đương nhiên, thế nó mới là cá chim chứ.
– Ôi, chị ơi, nó...nó đang tiến vào vùng nguy hiểm rồi chị à, hình như nó đang tìm cách chui vào trong... Em sợ quá chị ơi...
– Kệ nó đi em, nó hung hăng thế thôi chứ vào được mấy phút xong mệt là nó lại ra ngay mà. Ngày nào chị đi tắm mà nó chẳng chui vào. Hôm nay đi cùng em thì nó lại không thèm chui vào chỗ chị nữa. Mất dạy thật.
– Nhưng em sợ lắm... chị ơi, chị đuổi nó đi đi, nó làm em đau...
Thấy H'Tưng có vẻ hoảng thật sự thì H'Lôn mới thò tay xuống bắt con cá chim rồi bỏ nó sang bên chỗ mình. Nhưng con cá này khôn quá, nó cứ tìm cách bơi quay lại chỗ của H'Tưng mà không thèm chui vào chỗ của H'Lôn như mọi ngày. Bực mình, H'Lôn vồ con cá ném cái bịch một phát vào tảng đá bên suối:
– Chết cha mày đi này, cái đồ có mới nới cũ.
Xử lý con cá sở khanh xong, H'Lôn lại tập trung kì cọ các bộ phận, vừa kì vừa giục H'Tưng:
– Tắm nhanh rồi về em ơi, kẻo lát nữa bọn cá chim nó đi ăn về nó kéo cả đàn ra đây là mệt lắm.
Không thấy H'Tưng nói gì, chỉ thấy cô bé kéo đầu chị lại rồi thì thầm vào tai với giọng rất bí mật xen chút âu lo:
– Chị ơi, lúc chị ném con cá, em để ý thấy chỗ lùm cây bên bờ suối có tiếng động. Hình như có người đang rình trộm chị em mình tắm hay sao ý.
– Chị biết rồi, là cái thằng H'Cu nhà ở đầu bản ấy mà. Hôm nào mà nó chẳng ra đây rình chị tắm. Chị biết hết, nhưng thấy thích thích nên cũng kệ nó. Nhiều hôm nó bận việc gì đó không ra rình được chị còn thấy trống trải, hụt hẫng và thiếu thiếu cái gì đó cơ.
– Thế sao chị không ra bảo nó xuống tắm chung cho vui, hai chị em tắm với nhau cũng buồn.
– Ừ, ý kiến hay đấy. Để chị thử bảo nó xem sao...
Rồi H'Lôn đứng dậy, nhìn chằm chằm về phía thằng H'Cu đang nấp sau bụi cây và đọc lớn hai câu thơ:
"Thằng Cu nấp ló bụi cây
Cởi nhanh quần áo xuống đây tao chờ"
Nghe vậy thì H'Cu đã biết mình bị lộ rồi, hắn từ từ thò đầu ra, tay chân run lẩy bẩy, vẻ mặt không dấu nổi sự sợ sệt. Hắn lóng ngóng cởi bộ đồ trên người rồi rón rén tiến xuống bờ suối, lần từng bước về chỗ 2 chị em.
Lần đầu nhìn thấy thanh niên khỏa thân, H'Tưng thấy ngại lắm, sờ sợ nhưng cũng thinh thích. Rồi H'Tưng quay sang ghé sát tai chị H'Lôn hỏi nhỏ:
– Chị ơi, sao cái đuôi của thằng H'Cu lại mọc ở đằng trước chị nhỉ!
– Không phải đuôi đâu, là kèn đấy.
– Kèn á? Nhưng em thấy cái kèn mà thanh niên hay thổi ở lễ hội của bản nó khác mà, hình như nó làm bằng nứa ghép vào nhau cơ.
– Đấy là kèn để cho bọn thanh niên bản thổi, còn kèn này là để chị em mình thổi.
– Thế chị có biết thổi không?
– Em hỏi loại nào? Loại bằng nứa hay loại như của thằng H'Cu?
– Của thằng H'Cu ấy.
– Biết chứ, lần nào đi chợ tình Sapa chị cũng thổi mà, nếu không thì đi chợ làm cái zề!
– Thế âm thanh của nó nghe thế nào chị? Có hay bằng kèn nứa không?
– Âm thanh thì nó không giống nhau em ạ. Mỗi cái kêu một kiểu. Trong những cái chị đã thổi thì có cái kêu "Ư...Ư...Ư", có cái lại kêu "Ầu zét...ầu zét...", có cái thì chẳng kêu gì, cứ câm như hến. Nhưng nếu đã đam mê và yêu thích loại kèn này thì sẽ thấy được rằng chính sự đa dạng về âm thanh của nó lại là một yếu tố gây nghiện cho người thổi.
– Hi, nghe chị nói em thấy tò mò quá...
– Thích rồi hả? Để tí chị mượn của thằng H'Cu cho em thổi thử nhé.
Lúc này, H'Cu đã đứng ngay bên cạnh 2 chị em. Hắn vẫn chưa hết bàng hoàng với những gì đang diễn ra nên cứ đừng ngẩn tò te chả biết phải làm gì. Thấy vậy, H'Lôn lại giục:
– Nhìn mãi chưa chán hay sao mà còn đứng đó? Lại đây tắm cho tao nhanh lên.
Nghe vậy, H'Cu mới bẽn lẽn lại gần:
– Vâng, chị quay lưng đây em kỳ cho.
– Khỏi, lưng tao vừa kì xong rồi, giờ còn phần phía trước với lại phần bên dưới là chưa kỳ, mày kì cho tao đi.
Thằng H'Cu thì lúc này ngoan ngoãn như con Milu, bảo sao làm vậy. Đương nhiên, cả việc H'Lôn hỏi mượn kèn của nó để hai chị em thổi thử nó cũng đâu dám từ chối. Thế là từ đó, cứ chiều chiều, cả 3 lại hẹn nhau ra suối tắm. Tiếng té nước, tiếng cười đùa, và đặc biệt là tiếng kèn của H'Cu cứ vang động cả núi rừng.
Nhưng chuỗi ngày sung sướng ấy chỉ kéo dài có hơn nửa tháng cho đến một chiều, như thường lệ, hai chị em lại rủ nhau ra suối để tắm cùng H'Cu. Đợi mãi mà chẳng thấy H'Cu đâu, 2 chị em bực mình và sốt ruột quá mới lặn lội đến tận nhà thằng H'Cu ở đầu bản để lôi nó đi tắm. Tới nhà thì không có H'Cu, chỉ có mẹ nó là bà H'Bươm ở nhà.
– Bác ơi, H'Cu đi đâu mà hôm nay không ra suối tắm hả bác?
– Nó bị suy nhược cơ thể nặng, đang hôn mê, phải đưa xuống tít tận trạm y tế huyện để truyền nước và tiêm thuốc. Khổ, đang mê man, ăn uống thì không ăn được mà cứ luôn mồm đòi ra suối tắm. Chả biết ở suối có cái quái gì mà hôm nào cũng thấy háo hức đi từ sớm, lúc về thì thấy người ngợm bơ phờ, mặt mày ủ rũ, tay chân rã rời chẳng nói nên lời.
Nghe vậy, H'Tưng và H'Lôn lủi thủi quay về, không ai nói với ai nhưng cả 2 chị em đều hiểu nguyên nhân vì sao thằng H'Cu lại nguy kịch như vậy. Một sự trống trải, thiếu vắng và hụt hẫng dâng lên cồn cào trong lòng 2 thiếu nữ H'Mông.
Kể từ sau hôm đó, 2 chị em vẫn rủ nhau đi tắm nhưng không khí trong buổi tắm thì rất nặng nề và u ám. Vừa tắm, hai người vừa nhìn ngó để ý khắp các bụi cây bên bờ xem có thằng nào đang thập thò rình trộm không, nhưng càng ngóng càng thất vọng, chằng có thằng đíu nào cả, chỉ có tiếng chút chít của những con chuột chù đang đuổi nhau, tiếng eng éc của bầy chim lợn bay về núi nghe thật thê lương giữa rừng chiều ảm đạm. Buồn quá đi thôi.
Ở đời này, cái gì cũng đều có giới hạn của nó, và tình yêu âm nhạc cũng vậy. Khi mà cái khao khát được thổi kèn hừng hực dâng trong cuống họng, khi mà cả trong mơ những tiếng kèn ma mị vẫn hiện về ám ảnh thì 2 chị em không còn chịu đựng thêm được nữa. Họ bàn nhau và đi đến quyết định: Phải đi chợ tình Sapa thôi.
Nhưng làm sao để thuyết phục mẹ cho H'Tưng đi chợ thì là cả một vấn đề nan giải.
– Mẹ ơi, thứ 7 này có chợ tình Sapa dưới thị trấn, mẹ cho con đi nhé.
– Cái hàng họ của con đã ăn thua gì đâu mà cứ đòi đi.
– Nhưng con thích đi, mẹ mà còn ngăn cản con nữa thì con sẽ bỏ bản làng xuống dưới xuôi.
– Mày xuống đó làm gì?
– Con xuống đi theo Bà Tưng, đi biểu diễn nghệ thuật.
– Mày chưa biết là Bà Tưng đã bị Bộ Văn Hóa cấm biểu diễn trên toàn quốc rồi à? Với lại Bà Tưng thì diễn cái éo gì, đi show vếu thì có, mà vếu mày thì mới bằng quả dâu thì show cái gì? Show xương sườn à?
– Kệ, mẹ không cho đi con sẽ trốn bằng được.
– Thôi được. Con đã quyết tâm vậy thì mẹ biết là mẹ không thể cản con nữa. Cũng như con chim khi đủ lông đủ cánh nó sẽ phải bay đi tìm niềm vui, tìm hạnh phúc cho mình, đó là lẽ thường. Nhưng cái mẹ lo đó là con vẫn chưa đủ lông lắm, mới chỉ hơi lún phún thôi, nên bay sớm sẽ dễ bị ngã đau. Con phải ghi nhớ thật kỹ những lời mẹ dặn sau đây thì cái bụng mẹ mới yên tâm để con đi được.
– Dạ vâng. Mẹ cứ dặn, con xin nghe ạ.
– Thứ nhất, mang ngô khoai sắn ở nhà đi để ăn, xuống chợ không ăn uống bất kì thứ gì của người lạ.
– Sao lại thế hả mẹ?
– Thì đây, tấm gương to tướng đang ngồi trước mặt mày đây. Hồi bằng tuổi mày, mẹ cũng nứng lên đòi đi chợ bằng được, có thẳng nó mời ăn chuối thế là cũng xơi, chả biết trong chuối nó bỏ cái thuốc gì mà ăn vào người nó cứ hừng hực hừng hực lên, hưng phấn kinh khủng, xong về có chửa mày luôn.
– Dạ vâng, con nhớ rồi. Còn gì nữa không mẹ?
– Xuống chợ, nếu là thanh niên dân tộc ở bản, ở mấy vùng quanh đây bắt chuyện thì hãy cho làm quen, vì đó là thanh niên nghiêm túc, còn nếu là mấy anh thanh niên người Kinh thì phải tránh xa. Hiểu chưa?
– Thanh niên người Kinh thì sao ạ?
– Mấy anh thanh niên người Kinh không nghiêm túc. Họ dê cụ lắm, hầu như toàn là những anh mất dạy, sở khanh. Các anh ấy đều là nông dân trà trộn vào chợ để đi chăn rau dân tộc. Nhìn thấy mấy tên đó là phải chạy ngay.
– Sao mẹ có ác cảm với mấy anh ấy thế?
– Thì đó, bố mày cũng là một thanh niên nghiêm túc người Kinh đấy. Cho mẹ mày ăn chuối xong rồi lượn luôn, giờ éo biết còn sống hay chết vì AIDS rồi.
– Vâng, vậy con xin nghe lời mẹ.
– Còn nữa, con cầm lấy chỗ tiền này, xuống chợ, tìm mua cho mẹ cái kèn nhé.
– Kèn thì cần gì phải mua xuống chợ mới mua được hả mẹ. Nhà cụ H'Buôi ở giữa bản có làm và bán rất nhiều mà.
– Không. Đấy là kèn để thanh niên bản thổi, còn loại kèn mẹ nhờ con mua là kèn cho chị em phụ nữ thổi cơ.
– Nhưng kèn đó nó dính chặt trên người mà, ai bán cho mình chứ?
– À, không, ý mẹ là kèn giả, kèn đồ chơi, sếc-toi ý. Cứ ra chợ hỏi sẽ có, bọn hàng rong nó bán đầy mà.
– Dạ vâng ạ. Thế thôi, xin phép mẹ con đi ngủ đây, mai còn dậy đi chợ sớm.
Bình thường, nếu không bị mẹ gọi dậy sớm đi bẻ ngô thì H'Tưng có một thú vui tao nhã đó là ngủ nướng. Cô cứ nằm ễnh ngực trên giường mà ngủ mặc cho mặt trời đã leo lên tới đỉnh núi, mặc cho đám chim chóc đi đã đi kiếm ăn hót ầm ĩ ngoài rừng. Ấy vậy mà sáng nay, H'Tưng đã lọ mọ dậy từ 5h, khi mà không gian vẫn lặng như tờ, khi mà đỉnh núi trước nhà vẫn mờ mờ trong sương sớm. Thấy H'Tưng lục đục dưới bếp lục cơm nguội ăn, mẹ H'Tưng hỏi vọng ra với giọng ngái ngủ:
– Sao không ngủ thêm chút nữa, dậy làm gì sớm thế con?
– Dậy sớm tốt cho sức khỏe mẹ à, được hít thở không khí trong lành, tinh thần sảng khoái. Dậy muộn dễ béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.
H'Tưng ra vại nước đánh răng rửa mặt, xong ra gốc cây phi lao sau nhà đi vệ sinh cho nhẹ bụng để chuẩn bị lên đường. Khoác các túi vải trên vai, H'Tưng bước đi thoăn thoắt trên con đường nhỏ, nhanh như con chim cắt và nhẹ nhàng như con thỏ. Tới điểm hẹn, đã thấy chị H'Lôn đợi sẵn.
– Cũng đúng hẹn gớm nhỉ. Đêm qua ngủ ngon không em?
– Ngủ sao được hả chị! Cứ nhắm mắt lại là hình ảnh cái kèn lại nhảy múa trong đầu, rồi âm thanh của cái kèn lại rên rỉ bên tai. Thôi, mình đi cho sớm chị.
Vì chợ khá xa nên hai chị em phải đi từ gà gáy, vượt qua bao đường đèo núi, từ sáng sớm đến tận chiều muộn mới tới nơi. Đó cũng là thời điểm phiên chợ tình Sapa bắt đầu. Hai người sẽ chơi ở chợ hết đêm rồi sáng hôm sau mới về bản.
Đúng là đến chợ không khí rộn ràng, náo nhiệt hẳn lên. Chọn một phiến đá bằng phẳng ở ngay trung tâm chợ, hai chị em lấy đồ ra ăn uống, cũng là tranh thủ nghỉ ngơi sau quãng đường dài để có sức tối nay còn kèn sáo. Vừa ngồi gặm khoai lang, H'Tưng vừa ngắm nhìn quang cảnh nhộn nhịp, lung linh. Từng đám trai bản tụ tập múa kèn tỏ tình, show hàng để gọi gái đến. Mấy cô bé dân tộc mặc váy, cầm ô nhảy múa quanh đám thợ kèn. Vài nhóm du khách tò mò chăm chú thưởng thức những điệu múa, điệu kèn đặc sắc, rồi thích thú lôi máy ảnh ra chụp phành phạch. Từng đôi trai gái váy áo sặc sỡ lượn qua lượn lại. Có đôi thì mới đang trong giai đoạn làm quen, còn ngượng ngùng e ấp, ngồi cách xa nhau cả mét. Có đôi thì đã đến giai đoạn nắm tay nắm chân, quờ quạng lung tung. Rồi thỉnh thoảng lại thấy có đôi vội vàng, hấp tấp kéo nhau về chỗ cái đồi cây tối om ngay cạnh đấy. Thấy thế, H'Tưng tò mò hỏi chị:
– Chị ơi, sao chúng nó cứ kéo nhau lên đồi kia làm gì thế?
– À, đó là sân khấu để biểu diễn hòa tấu sắc-sô-phôn đấy em.
– Lát mình qua xem nhé chị!
– Khỏi xem, mình sẽ là nhạc công luôn.
Rồi hai chị em hòa vào dòng người cùng không khí tấp nập của phiên chợ tình. Mỗi bước đi là bao ánh mắt ngưỡng mộ, ham muốn và thèm khát của đám trai bản và cả những du khách dê cụ dõi theo hai thiếu nữ Mông xinh đẹp. Thấy vậy, H'Lôn ghé tai H'Tưng thì thầm:
– Thấy chưa. Thiếu gì kèn, vấn đề của mình là chọn kèn nào ngon và xịn thôi. Lên chợ này em sẽ thấy, kèn của thằng H'Cu bản mình chỉ giống như quả susu đặt bên cái xe lu. Đi một ngày đàng gặp toàn hàng to, các cụ dạy cấm có sai.
Qua chỗ gian hàng bày bán mấy đồ lung tung, H'Tưng níu váy chị nói nhỏ:
– Chị ơi, mẹ em gửi tiền nhờ mua cho mẹ cái kèn giả. Chị em mình vào hỏi thử xem có không.
– Việc gì phải mua cho phí tiền, ở nhà chị có mấy cái, mai về chị đưa cho. Để tiền đấy tí chị em mình đi ăn lẩu nướng cho nó sướng.
– Không được. Mẹ em thích dùng kèn mới cơ. Kèn đã qua sử dụng bà chỉ nhìn phát biết luôn.
– Ừ, thế thì thử vào hỏi xem.
– Chú ơi, có bán kèn giả không chú?
– Có, hai cô mua hàng Tây hay hàng của Việt Nam?
– Dạ, Tây và Việt Nam khác nhau thế nào ạ?
– Tây to hơn, dài hơn, đen hơn, cong hơn, cứng hơn nhưng dễ gẫy. Hàng Việt nhỏ hơn, mềm hơn tí, nhưng dai và bền bỉ.
Nghe vậy, H'Lôn mới thì thầm trao đổi với H'Tưng:
– Mua cho mẹ em thì chị nghĩ chỉ cần hàng Việt Nam là vừa em nhỉ?
– Chị nhầm. Chị chưa được thấy tận mắt nên mới nghĩ thế thôi. Chú ơi, cho cháu hàng Tây size to nhất nhé.
– Ừ, hàng Tây mới về đây, có bản update mới cập nhật thêm nhiều tính năng hay lắm đấy cháu.
– Dạ, cập nhật gì hả chú?
– Đây, loại này có thể tùy chọn chế độ, cháu có thể chọn chế độ yên lặng, chế độ rung, chế độ ngoài trời phát loa ngoài âm thanh sống động như người thật. Ngoài ra còn có chế độ máy bay và chế độ đang họp. Bên cạnh đó, nó được tích hợp thêm một lỗ bên trên để đổ Neptune vào trong nữa.
Trong lúc H'Tưng và H'Lôn đang say sưa nghe ông bán hàng giới thiệu về các chức năng của kèn Tây thì từ phía sau, có ba thanh niên bản đang tiến lại. Mấy thằng này vừa ngồi uống rượu chuối hột ở quán thắng cố đầu chợ xong, người nồng nặc mùi rượu. Thấy hai thiếu nữ xinh đẹp, ngon lành quá, bọn chúng lập tức nhào tới:
– Hai em ơi, đi chơi với bọn anh đi, xinh thế này sao phải mua kèn giả, phí lắm. "Hàng thật thì vứt chỏng chơ, thế mà hàng giả lại vơ vào người". Phí quá, phí quá...
Vừa nói, 3 thằng vừa áp sát từ ba phía, tay chân khua khoắng loạn xạ, thằng bóp trên, thằng rờ dưới khiến 2 chị em hoảng hốt không kịp phản ứng gì. Men rượu cùng với sự sợ hãi của 2 thiếu nữ trẻ giống như một liều do-ping càng làm cho bọn chúng thêm hưng phấn. Đúng lúc cả lũ chuẩn bị lao vào như hổ đói thì một cái dép tổ ong bay cái "Vèo!!!!!" đập phát trúng mồm một thằng, ngay sau đó là tiếng một thanh niên quát gằn giọng từ đằng sau:
– ĐKM bọn chó chết kia, tránh xa hai cô gái ra nếu không tao đấm phát chết luôn.
Nghe tiếng quát, ba thằng giật mình quay lại. Đó là một chàng trai tuấn tú, khôi ngô, vạm vỡ, cao khoảng 1m55, đầu đinh bổ ngôi giữa, đi chân đất, trên tay vẫn cầm một chiếc dép. Anh ấy mặc quần bò theo phong cách bò rách, từ gấu lên đến cạp quần nham nhở các vết sờn rách trông rất bụi bặm, nổi bật nhất là miếng rách to bằng cái bát ở giữa đũng quần nhìn rất sexy.
Ba thằng thấy vậy liền tiến về phía chàng trai. Thằng vừa bị ném dép vào mồm có vẻ cay cú nên hắn bước sát lại gần anh thanh niên trẻ, vênh mặt với vẻ thách thức:
– Mày vừa ném dép vào mặt tao à? Mày chán sống rồi hả? Mày có biết tao là ai không? Nói cho mày nghe, ở cái chợ này, không bố con thằng đéo nào sợ tao đâu.
– Ơ kìa đại ca, đại ca nói nhầm rồi.
– À nhầm, xin lỗi, ở cái chợ này, tao không sợ bố con thằng đéo nào đâu. Anh em, xông lên.
Vậy là cả ba thằng đồng loạt lao lên. Nhìn anh thanh niên nghiêm túc bị bọn lưu manh bao vây, hai chị em vô cùng lo lắng, bởi bọn chúng đông hơn và rất hung hãn. Thế nhưng chàng thanh niên chỉ lách nhẹ người, vung cái tay cầm dép lên và nghe 3 tiếng "Bốp", "Bốp", "Bốp".Tức thì ba thằng ngã lăn ra ba hướng và thằng nào cũng lấy tay bịt mồm. Hóa ra, bọn chúng mỗi thằng vừa được ăn một dép của chàng thanh niên trẻ. Chúng sợ sệt nhìn nhau:
– Đại ca ơi, nó ra đòn nhanh quá đại ca ạ. Em không kịp nhìn thấy nó dùng chiêu thức gì, chỉ thấy có cái dép vả vào mồm thôi.
– Hình như dép có tẩm độc đại ca ạ. Em thấy có mùi rất khó chịu.
– Ừ, tao cũng thấy thế. Không biết đây là loại độc dược gì mà mùi ghê vkl.
Lo sợ vì bị dính độc, chúng liền hỏi chàng trai:
– Ê, thằng tiểu nhân kia, mày chơi xấu à? Mày dùng độc dược gì tẩm vào dép vậy?
Chàng hiệp sĩ lạnh lùng đáp:
– Bọn mày ngu vừa thôi, nếu là độc dược thì tao chết trước vì tao đi dép suốt sáng đến giờ.
– Vậy nó là CLGT?
– Là cứt chó. Tại lúc nãy tao vừa đi vừa ngắm gái nên dẵm mịa nó vào cứt chó, đang cầm dép định đi kiếm chỗ nào rửa thì gặp ngay bọn mày đang trêu gái, tiện tay ném phát trúng luôn.
– ĐKM, mày được lắm. Đợi bọn tao về rửa mồm súc miệng xong sẽ ra chiến đấu với mày tiếp. Về thôi anh em.
Vậy là ba thằng cum cúp kéo nhau về nhìn rất tội nghiệp. H'Tưng và chị lúc này cũng quên luôn cả việc mua kèn, cả hai lại gần chàng trai trẻ để hỏi han:
– Anh có sao không? Cảm ơn anh nhiều, nếu không có anh ra tay nghĩa hiệp, chắc giờ này bọn nó đang thay nhau dày vò thân xác hai chị em em trên đồi rồi.
– Anh không sao. Thấy chuyện bất bình, mình là đại trượng phu đương nhiên phải ra tay giúp đỡ rồi, hai em đừng bận tâm.
– Anh đi chợ tình à? Sao đi có một mình? – H'Tưng hỏi với vẻ rất quan tâm.
– Ừ, anh có ai đâu mà chả đi một mình, anh xuống chợ hi vọng gặp được người con gái thương anh mà.
Nghe vậy, H'Lôn cười và nói:
– Vậy thì em nhờ anh đưa em gái em đi chợ cùng anh nhé. Nó cũng đi tìm người thương đấy.
Nói rồi H'Lôn ghé sát tai H'Tưng thì thầm:
– Chị thấy mày có vẻ kết thằng này. Vậy chị nhường cho mày. Đi vui vẻ nhé. Mày đúng là có con mắt tinh tường, nhìn thằng này là biết kèn nó ngon rồi. Thế nhé. Sáng mai hẹn tại cổng chợ rồi về. Chị cũng đi kiếm kèn đây.
Rồi H'Lôn chạy vụt đi, hòa vào đám đông thanh niên bản đang thổi kèn ầm ĩ một góc chợ, mặc cho H'Tưng và chàng trai mới quen đứng đó ngượng ngùng. Cái anh thanh niên này đến lạ. Lúc oánh nhau thì rõ ngang tàn và mạnh mẽ, giờ đứng trước gái đẹp thì lại cứ lúng ta lúng túng, miệng câm như hến chả nói được câu gì.
– Giờ mình đi dạo quanh chợ anh nhé? – H'Tưng đành mở lời trước rồi nhìn thẳng vào mắt chàng trai đầy âu yếm.
– Ừ, vậy cũng được.
Chẳng hiểu sao lúc này H'Tưng lại mạnh mẽ và chủ động đến thế. Cô toan bước đi thì anh chàng lại ngập ngừng:
– Đợi, đợi anh tí đã.
– Có chuyện gì thế anh?
– Anh đi rửa đôi dép đã. Toàn cứt chó thế này, mùi bốc lên kinh lắm.
Sau khi rửa sạch cứt chó ở dép, chàng hiệp sĩ và H'Tưng cùng nhau chầm chậm sánh bước dạo quanh chợ. Giữa khung cảnh đêm huyền ảo của chợ tình Sapa, bên cạnh một chàng thanh niên hào hiệp, nghiêm túc và dũng cảm, H'Tưng thấy một cảm giác rất lạ đang xâm chiếm tâm hồn mình. Nó có cái gì đó phê phê, tê tê, xen lẫn chút bâng khuâng, lâng lâng, lại thêm cả nao nao, cồn cào, hối hả và xối xả, tóm lại là rất khó diễn tả.
– Anh tên gì? Nhìn anh thì chắc không phải là người dân tộc ở mấy vùng quanh đây đúng không? – H'Tưng hỏi chàng trai với giọng rất ngọt ngào.
– Anh là H'Căc. Anh cũng là người H'Mông mà, chỉ có điều anh đi du học từ bé nên không còn giữ được những nét của bản làng nữa.
– Thế ạ. Anh du học trường nào?
– Anh học ở Đại học Oldtrafford, thuộc thành phố Manchester United.
– Hi, anh H'Căc giỏi thật đấy. Thi vào trường đó chắc khó lắm anh nhỉ?
– Anh cũng không biết, vì đã thi bao giờ đâu. Anh đi học theo dạng cử tuyển. Ông trưởng bản cử đi học để mang cái chữ về truyền lại cho bà con trong bản.
– Vậy đợt này anh về nước là để truyền lại kiến thức cho bà con hả?
– Biết cái chữ mẹ nào đâu mà truyền hả em. Thầy giáo toàn giảng bằng tiếng Anh, không có ông nào nói được tiếng H'Mông cả nên nghe giảng chẳng hiểu gì, toàn ngủ gật.
– Thế sang đó mọi người vẫn gọi anh là H'Căc à?
– Không. Gọi bằng tên nước ngoài chứ
– Gọi là gì?
– Là H'Penis, phiên âm sát nghĩa luôn.
Hai người vẫn chầm chậm rảo bước. Họ nói chuyện ngày càng vui vẻ, sôi nổi và tâm đầu ý hợp. Sương đã xuống nhiều hơn, trời se se lạnh, cái không khí này khiến cho con người ta càng muốn xích lại gần nhau. Hai người đi bên nhau rất gần, gần đến nỗi đôi lúc H'Tưng cảm nhận được bờ vai vững chãi và bắp tay săn chắc của H'Căc đã chạm vào vai mình. Mỗi lần như thế, người H'Tưng lại run lên, rộn ràng, nao nao, tê tê, cảm giác rất là phê. Có lẽ vì phê quá hay sao mà H'Tưng đánh liều ghé sát vào tai H'Căc thì thầm:
– Anh có muốn nắm tay em không? Vừa nắm tay, vừa đi dạo sẽ lãng mạn hơn nhiều đó anh.
– Có, anh muốn lắm! Nhưng mà...
– Nhưng sao? Em cho phép mà, còn ngại gì nữa...
– Nhưng mà tay anh vừa rửa dép xong, vẫn toàn mùi cứt chó. Anh sợ...
– Không sao mà. Nếu đã yêu nhau thật lòng thì cứt chó cũng có ý nghĩa gì đâu anh.
Vậy là cả hai như đôi uyên ương đắm say trong tình yêu ngất ngây. Màn đêm dịu dàng, ánh đèn mơ màng quyện với những tiếng khèn tình yêu réo rắt như khiến họ lạc vào trong thiên đường tình ái đầy đam mê, khao khát. Chắc cũng vì phê quá nên H'Tưng không để ý đường, nàng vấp cmn chân vào cái rễ cây rồi ngã chúi đầu xuống. Thật may là H'Căc đi bên cạnh đã phản xạ rất nhanh, một tay ôm ngực, một tay bóp mông đỡ được H'Tưng lại, tránh cho nàng một cú ngã đau đớn. Nhưng cú ngã này cũng đã vô tình khiến cho H'Căc ôm chặt H'Tưng trong vòng tay, và 2 tay đều đặt ở những vị trí vô cùng trọng yếu. Rồi H'Căc thì thầm:
– Em có đau không?
– Anh hỏi chỗ nào?
– Chân ý.
– Có, chân hơi đau tí, nhưng một số chỗ khác thì thích lắm.
– Ừ, đường ở đây gồ ghề, nguy hiểm, lại ồn ào, sương lại đang xuống, không tốt cho sức khỏe của em. Hay mình đi tìm chỗ nào yên tĩnh, bằng phẳng, ấm áp, và chỉ có hai đứa mình thôi, được không em. Vào đó tha hồ tâm sự, không sợ vấp ngã, em nhé?
– Để tí nữa đi anh. Giờ em thấy đói quá, muốn đi ăn. Anh đưa em vào quán lẩu hải sản kia nhé?
– Ăn lẩu ở đây không tốt đâu em. Toàn thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc để lâu ngày mốc meo, bốc mùi, khi ăn mình lại không nhúng chín kỹ, nguy cơ tiêu chảy là rất cao. Anh không thể để em ăn linh tinh, ảnh hưởng sức khỏe được.
– Thế thì ra chỗ đầu dốc kia ăn dê nướng nhé? Dê rừng tươi vừa thịt chiều nay xong mà.
– Em thông cảm, anh đang bị bệnh gút, giờ các khớp chân đi lại vẫn thấy đau, phải kiêng ăn thịt dê em ạ. Ăn vào bệnh nặng hơn thì chết.
– Thế anh ăn được cái gì?
– Mình ra kia ăn ngô luộc nhé? Làm mỗi đứa một bắp rồi đi tìm chỗ nào ấm áp tâm sự luôn.
– Ok anh. Anh thích ăn gì cũng được, hôm nay em sẽ mời anh để cảm ơn anh đã cứu em.
– Hả? Em nói cái gì? Em mời?
– Dạ vâng.
– Sao không nói sớm. Từ từ đã...
– Sao thế anh?
– Tự nhiên anh thấy các khớp chân đỡ đau hẳn, đi lại bình thường rồi, không còn cảm giác đau nhức khó chịu nữa. Như thế có nghĩa là anh có thể ăn dê nướng được rồi. Ta đi ăn dê thôi em. Anh đói quá.
Sau khi ăn dê no nê, H'Tưng và H'Căc kéo nhau đi thuê một phòng rất yên tĩnh, bằng phẳng, và ấm áp để hưởng trọn vẹn tình yêu trong sáng. Cái phòng đó chỉ yên tĩnh và bằng phẳng trước khi họ vào thôi, còn kể từ khi cả hai vào phòng rồi thì nó rất mất trật tự bởi những âm thanh ự ự hự hự. Cái ga giường bằng phẳng cũng không còn mà thay vào đó là sự nhăn nhúm, loang lổ, nhìn rất chi là khổ...
***
Ánh mặt trời chiếu chói chang, tiếng chim lợn hót vang ngoài cửa sổ báo hiệu một ngày mới đã tới. H"Tưng uể oải thức dậy và ra khỏi giường, định tìm quần áo lót mặc vào nhưng nhìn quanh chỉ thấy la liệt chăn ga gối, dép guốc, quần áo, dây lưng tung tóe mỗi chỗ một thứ, không biết đêm qua lúc hưng phấn ông H'Căc này ông ấy quăng quần áo lót của mình vào góc nào nào nữa. Thôi kệ. Lát nữa tìm sau vậy. Rồi H'Tưng cứ để vậy tiến lại cửa sổ ngắm những ánh nắng lung linh chiếu linh tinh qua vòm lá xinh xinh. Bất chợt, một vòng tay ấm áp từ phía sau ôm lấy H'Tưng:
– Em yêu dậy sớm thế?
– Em phải về rồi kẻo chị H'Lôn đợi, mẹ ở nhà cũng mong em nữa.
– Thế khi nào mình gặp lại hả em?
– Tuần sau. Tuần sau em lại đi chợ. Hôm đó anh nhớ đến sớm đấy nhé, mình ăn uống qua quýt rồi vào thuê phòng luôn cho nhanh, chứ đừng như tối qua, đi dạo vớ va vớ vẩn, mất thời gian lại mệt người.
– Ok em. Giờ anh ra ngoài mua xôi cho em ăn sáng nhé? Chứ em đi đường xa, nhịn đói mà về thì không tốt cho sức khỏe. Đợi anh tí nhé, anh mua sẽ về ngay.
– Hi. Anh thật chu đáo. Cảm ơn anh yêu.
Còn lại một mình trên phòng, H'Tưng cứ tủm tỉm cười vì hạnh phúcm thầm đội ơn Giàng và God đã cho cho cô gặp được người đàn ông tốt.
...10 phút...30 phút, rồi 1 tiếng đồng hồ trôi qua, H'Căc vẫn chưa trở lại. H'Tưng thấy trong lòng bất an, nóng ran như lửa đốt, có cái gì đó không ổn. Cô vội vàng mặc quần áo rồi xách cái túi chạy xuống bàn lễ tân.
– Anh ơi, cho em hỏi chút, anh có thấy anh H'Căc đi mua xôi về chưa ạ?
– H'Căc nào?
– Dạ, H'Căc du học sinh, có tên nước ngoài là H'Penis đấy ạ. Cái anh mà tối qua thuê phòng 609 đấy ạ. Anh ấy đi mua xôi hơn tiếng đồng hồ rồi chưa về.
– À, thằng đó là H'Tôm.
– Không phải, anh ấy bảo anh ấy là H'Căc.
– H'Căc cái ccc. Nó là thằng H'Tôm dặt dẹo từ voz lên đây, chuyên đi lừa tình, xếp hình rồi ăn cắp tiền trốn đi một mình. Tuần nào nó chả lừa và đưa một vài con vào đây. Thôi, thanh toán tiền phòng đi em.
– Dạ, hết bao nhiêu anh?
– Tiền phòng 200k, 8 cái Ba Con Sói là 40k, cộng hai chai Neptune, tổng là 300k.
– Nhưng anh ơi, thằng H'Tôm nó lấy hết tiền của em rồi. Anh giúp em với...
– Đấy là việc của em, không liên quan đến anh. Thế tối qua, trong lúc ự ự hự hự, em có gọi anh lên giúp không?
Lúc này, H'Tưng tuyệt vọng và lo lắng thực sự vì không biết lấy tiền đâu ra. Tiền mẹ gửi mua kèn giả cũng bị thằng H'Tôm lấy hết, về không có kèn thì mẹ giết chết. Cũng may, đúng lúc đó thì H'Lôn xuất hiện. H'Lôn đợi H'Tưng lâu quá không thấy đến điểm hẹn, biết có chuyện chẳng lành nên đã đi tìm khắp các nhà nghỉ. H'Lôn trả tiền phòng cho H'Tưng rồi hai chị em quay về. Suốt quãng đường về, H'Tưng khóc ròng. Mỗi bước đi là một lần H'Tưng nấc lên nghẹn ngào vì chua xót và ê chề quá. Thấy em như vậy, H'Lôn cũng không cầm được nước mắt. Cô ôm chặt H'Tưng vào lòng rồi vỗ về an ủi:
– Thôi đừng khóc nữa em. Coi như một bài học, đời còn nhiều đàn ông tốt mà. Tiền nợ chị thì không phải lo, lúc nào có trả chị cũng được. Thôi nín đi em...
– Huhu. Em khóc không phải vì chuyện đó...
– Vậy khóc vì cái gì?
– Em với anh H'Tôm đã hẹn tuần sau sẽ đi chợ sớm để gặp nhau tiếp, nhưng giờ chuyện đã như thế này rồi, không biết anh ấy có đến nữa không. Anh ấy mà không đến thì em biết làm sao được hả chị? Em phát điên lên mất thôi. HU...HU...HU....

Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng tại: https:// hoặc https://vno.mobi/truyen-cuoi-trao-phung

~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
LƯU BỊ 3 LẦN MỜI KHỔNG MINH


Lưu Bị tên thật là Lưu Huyền Đức, quê ở vùng Trâu Quỳ, Gia lâm, Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống gia giáo. Bố của Lưu Bị là giáo sư, phó tiến sĩ Lưu Manh, hiện là trưởng khoa Lâm tặc của trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội. Dù là một cán bộ giảng viên có uy tín tại một trường đại học lớn nhưng 3 người con của ông lại không ai đi theo con đường học vấn. Lưu Huyền Đức thì học dốt,ham chơi, chỉ thích võ nghệ và đánh nhau. Anh trai của Lưu Huyền Đức là Lưu Đức Hoa thì đi theo nghiệp điện ảnh và đã sang Hồng Kông lập nghiệp. Cô em gái út là Lưu Hương Giang thì lại làm ca sĩ và gần đây còn kiêm thêm vai trò giám khảo của chương trình Giọng Hát Việt Nhí hay còn được gọi với cái tên tiếng Anh là "The Voice Kứt".

Từ ngày bố vào làm giảng viên thì kinh tế nhà Lưu Huyền Đức mới khá lên chứ trước kia cũng rất nghèo khó, chạy ăn từng bữa. Hồi đó, chẳng mấy khi nhà Lưu Huyền Đức được ăn cơm tử tế mà toàn phải ăn độn với sắn, với khoai. Nhiều hôm mở nồi cơm ra mà thấy toàn là sắn, người nào cũng thở dài than ngắn, gọi là cơm sắn nhưng ai may mắn mới cắn được một hạt cơm. Rồi cả đến khi sắn cũng chả còn mà ăn thì Lưu Huyền Đức phải xách bị đi vay gạo, vay sắn, đi xin khoai khắp làng. Hình ảnh Lưu Huyền Đức khoác cái bị trên vai đi khắp nhà này đến nhà khác để vay gạo đã quá quen thuộc với mọi người, và cái tên Lưu Bị ra đời từ đó.

Năm ấy, bọn giặc sịp vàng hoành hành khắp nơi, cướp bóc, chém giết, hãm hiếp lung tung cả. Cảnh rối ren, loạn lạc bao trùm và đe dọa cả một vùng ngoại đô. Lưu Bị thấy thời thế suy tàn mà bản thân mình lại tối ngày chơi bời lêu lổng, chưa có nghề nghiệp, kế hoạch cụ thể gì thì đâm ra chán nản, rượu chè.

Hôm ấy, buồn quá nên Lưu Bị ra quán rượu ốc đầu làng ngồi uống một mình. Vừa uống được ba chén, ăn được dăm con ốc thì thấy ở bàn đối diện cũng có một tên đang ngồi một mình. Tên này nhìn khá bặm trợn, mắt tròn xoe như bi ve, hàm én râu hùm, hắn ăn một mình mà cứ nhai nhồm nhoàm như thể sợ ai ăn tranh mất, rượu thì cứ cầm cả chai rồi tu ừng ực. Nhìn cái kiểu ăn của thằng này là Lưu Bị đã không ưa rồi. Ấy vậy mà lát sau, hắn ta đã mon men kéo ghế ngồi cạnh Lưu Bị rồi hỏi vu vơ làm quen:

– Xin hỏi, vị công tử đây có chuyện gì buồn hay sao mà lại ngồi rượu ốc một mình thế?

– Buồn thì không, nhưng bực thì có.

– Bực cái gì thế?

– Bực cái là đang ăn có thằng dở hơi cứ mon men làm phiền. Thế có chuyện gì?

– Có chuyện gì đâu, thấy vị công tử đây ngồi một mình thì tính sang ngồi uống rượu cùng cho vui thôi, có được không? Tớ về bàn tớ lấy ốc với rượu qua đây, bọn mình dồn vào ăn uống chung nhé?

Lưu Bị nghe thế thì ngạc nhiên xen chút bực bội:

– Hảo hán người phương éo nào mà khôn thế? Hảo hán nhìn lại bát ốc của hảo hán đi, còn có vài con, trong khi bát ốc của tôi còn gần như nguyên vẹn, thế mà hảo hán bảo dồn vào ăn chung.

– Đệt, ăn uống quan trọng éo gì, anh em tâm sự giao lưu là chính. Nếu ông lăn tăn, tôi gọi thêm đồ ăn là được chứ gì?

– Ừ, ông gọi đi.

– Em ơi, cho thêm đĩa sung muối với lại một bát nước chấm to nhé.

Hắn chính là Trương Phi. Lúc đầu Lưu Bị không có thiện cảm với người này, nhưng tiếp xúc, nói chuyện với Trương Phi một lát thì Lưu Bị thấy rằng, ngoài cái tội tham ăn ra, Trương Phi cũng là người có chí khí, ham võ nghệ, thích đánh nhau, nói chung là hợp với Lưu Bị. Chả thế mà hai anh em ngồi một lúc đã cưa hết mấy chai lavie san lùng, gọi thêm 5 đĩa sung muối và 2 bát nước chấm nữa. Đến lúc gần tàn cuộc nhậu, chuẩn bị phải thanh toán tiền thì cả Lưu Bị và Trương Phi đều nhìn nhau, không thằng nào muốn đứng lên trước. Bất chợt từ bên ngoài có một vị hảo hán cao lớn, mặt đỏ như thoa son, mắt phượng mày ngài, râu rất là dài xuất hiện. Người đó vào quán, ngồi xuống bàn ngay bên cạnh Lưu Bị và Trương Phi rồi gọi lớn:

– Cho 2 bát ốc nhồi, 2 bát ốc sên, thêm 2 bát ốc bươu vàng em ơi.

Cả hai nghe vậy thì há hốc mồm kinh ngạc. Rồi Trương Phi thì thầm vào tai Lưu Bị:

– Thằng này nhìn có vẻ nhiều tiền đấy anh ạ. Hay mình qua rủ nó dồn ốc vào ăn chung đi.

– Mình ăn hết cmnr, có còn con đéo nào nữa đâu mà đòi dồn?

– Không sao, cứ nhặt mấy cái vỏ ốc bỏ vào bát mình giả bộ như chưa ăn hết, thằng này nhiều tiền nhưng nhìn cái mặt ngu ngu, nó không phát hiện ra đâu.

Lưu Bị nghe cũng có lý nên làm theo lời của Trương Phi. Cả hai bốc mấy nắm vỏ ốc bỏ vào bát rồi lân la sang bàn của vị hảo hán nọ. Vẫn là Trương Phi mở lời với giọng điệu quen thuộc:

– Xin hỏi, vị hảo hán đây có chuyện gì buồn hay sao mà lại ngồi rượu ốc một mình thế?

– Ta là người có tiền, thích là uống, không cứ phải buồn vui? Hai vị mon men sang đây có việc gì? Lại định rủ dồn ốc vào ăn chung hả?

– Vâng, sao hảo hán biết?

– Ta còn lạ gì mấy cái trò đó. Thôi, đổ cái bát vỏ của ngươi đi, ngồi xuống đây, hôm nay ta mời.

Chỉ chờ có thế, Lưu Bị và Trương Phi lập tức sà xuống. Ba anh em liên tục trăm phần trăm, tâm đầu ý hợp, không khí rất rôm rả. Thế rồi Lưu Bị từ tốn hỏi thăm:

– Không biết vị anh hùng đây từ đâu tới, tên họ là gì?

– Taị hạ là Quan Vân Trường, tên khai sinh là Quan Vũ, bạn bè hay gọi là Trường Vũ. Nhà tại hạ ở Sài Đồng, Gia Lâm, ngay cạnh bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Dạo này thời thế loạn lạc, ở quê khó kiếm sống nên sắp tới dự tính đi xuất khẩu lao động. Đang chờ làm hồ sơ đâm ra rảnh rỗi nên đi rượu ốc giải khuây thôi.

Trương Phi thấy vậy thì hỏi:

– Không biết Quan Vũ huynh đi xuất khẩu lao động sang Nhật hay Hàn Quốc? Tại hạ thấy dạo này người ta hay đi mấy nước đó lắm.

– Nhật thì hay động đất, sóng thần, Hàn Quốc thì lại sợ mấy anh ộp-pa cầy bóp, các anh ấy mà thông thì có ngày chẳng còn mông mà về lại mảnh đất cha ông, thế nên tại hạ quyết định đi Lào.

– Nhìn Quan Vũ huynh oai phong lẫm liệt thế này thì biết ngay là con nhà võ, chắc sang đó cũng phải làm đô đầu hoặc là cảnh vệ, nếu không thì cũng phải là công việc gì đó cần đến sự uy dũng và võ nghệ cao cường, đúng không huynh?

– Không, Quan Vũ ta qua đó làm ô-sin thôi, chủ yếu là bế con cho người ta. Nó đói thì cho ti, nó ỉa đái thì lau chùi rồi thay bỉm, công việc cũng nhàn mà lương cũng ổn. Còn hơn ở nhà, thời loạn này, kiếm ăn khó lắm, có khi lại còn chết oan.

Lúc này, Lưu Bị mới cầm ly rượu lên rồi trầm ngâm:

– Ta có ngu ý thế này, cả ba chúng ta đều là những kẻ vô công rồi nghề, ham chơi, thích võ nghệ. Nay quê hương đất nước đang bị bọn giặc sịp vàng hoành hành, cớ sao không cùng nhau đem sức trai, hợp lực diệt sạch bọn giặc cỏ, mang lại hòa bình cho dân chúng, hà cớ gì phải sang Lào làm ô-sin cho thiên hạ cười khinh. Diệt được bọn giặc sịp vàng rồi, chúng ta sẽ thu phục được lòng dân, người người nhà nhà ủng hộ, dần dần ta sẽ mở mang thanh thế, xưng bá thiên hạ, rồi tiến tới thống nhất Trung Nguyên, lên ngôi hoàng đế. Các anh em thấy sao?

Trương Phi nghe thế thì gật đầu lia lịa:

– Lưu đại ca nói quá hay, khiến hai kẻ mê muội này như được vén mây mù thấy trời xanh, có lẽ ta nên gọi thêm đĩa ốc nữa để mừng cho lý tưởng này.

Vân Trường nghe vậy thì gạt đi:

– Thôi, không gọi thêm nữa, hôm nay ăn thế đủ rồi. Thấy người ta mời là ông cứ gọi lấy được. Còn về ý kiến của Lưu Bị đại ca thì tại hạ hoàn toàn đồng ý. Nhân đây, tại hạ đề nghị chúng ta kết nghĩa huynh đệ, từ nay 3 người là một, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chạy. Mọi người đồng ý không?

– Hay lắm, vậy ta tiến hành luôn đi.

– Không được. Việc kết nghĩa anh em là việc trọng đại, phải chọn ngày tốt, đúng giờ Thanh long âm đạo thì tình nghĩa anh em mới thắm thiết. Lưu Bị có ý kiến thế này. Gần nhà Lưu Bị có cánh đồng hoa cải đang mùa nở rộ rất nên thơ và lãng mạn, ban ngày tấp nập người đến chụp ảnh cưới rồi ảnh tự sướng, nhưng ban đêm lại rất yên tĩnh và êm đềm. Lưu Bị tính thế này, đêm nay, đợi lúc khuya vắng, lúc chủ vườn cải ngủ say, chúng ta sẽ lẻn trộm vào vườn, mở tiệc bàn cải chính thức kết nghĩa anh em.

– Thế có cần phải chuẩn bị gì không Lưu đại ca?

– Có chứ. Trương Phi nhớ mua vịt nướng, thịt chó, rượu để kết nghĩa xong anh em ta đánh chén. Còn Vân Trường, đệ chịu trách nhiệm mua vàng mã, hương, nến, hoa quả để thắp hương. Ta sẽ mang chiếu ở nhà đi để trải đồng thời chịu trách nhiệm việc cúng bái. Thế nhé! Mọi người hãy nhớ rõ nhiệm vụ của mình. Hẹn tối nay gặp lại.

10 giờ đêm, Lưu Bị ôm chiếu đứng đợi trước vườn cải nhưng vẫn chưa thấy Quan Vũ và Trương Phi đâu. Nhìn Lưu Bị với cái chiếu ôm hờ hững bên hông đi đi lại lại trước vườn cải um tùm, sao mà giống cảnh một đứa cave đang ngóng khách đến vậy. Ếch nhái kêu ọp oạp, gió đưa xào xạc, hương cải ngào ngạt, khung cảnh nên thơ tuyệt vời mà sao lòng Bị lại cứ rối bời. Hai cái thằng chết tiệt này, giờ mà vẫn chưa thấy đâu.

– Lưu huynh, em tới rồi?

– Cậu làm gì mà giờ này mới tới hả?

– Lưu huynh bớt giận, em phải đi mua đồ cúng mà. Hương, nến, vàng mã thì mua dễ nhưng hoa quả thắp hương thì khó mua quá anh ạ. Đi khắp làng mà không có ai bán.

– Thế là không có hoa quả thắp hương à? Vậy đâu có được, cúng bái thì phải đầy đủ chứ.

– Lưu huynh yên tâm, em kiếm được loại khác thay thế đây rồi.

– Đâu?

– Đây ạ, xúp-lơ với cải bắp. Được không huynh?

– Ừ, thôi cũng tạm được. Mà sao bắp cải lại còn có nửa cái thế này?

– Hồi chiều em đã để riêng ra góc bếp rồi nhưng lúc tối nấu cơm, bà già em không biết lại chặt mất nửa cái để luộc chấm mắm tỏi, ăn ngọt phết. Mà Trương Phi vẫn chưa tới hả huynh?

– Chưa thấy đâu, cái thằng này chỉ ăn là giỏi còn lúc làm thì lề mề đừng hỏi.

Vừa nhắc xong thì Trương Phi xuất hiện, hắn đi từ phía sau tới nên Lưu Bị và Quan Vũ không biết. Thấy thế, Trương Phi rón rén lại gần hai anh và chơi trò hù họa. Hắn nhảy chồm từ phía sau, đập mạnh vào vai Lưu Bị và Quan Vũ rồi hét to:

– Hú Òa!!!!

– Òa Òa cái mả cha mày. Mấy giờ rồi mà giờ mới đến?

– Đại ca nóng tính thế, em đi mua rượu và đồ nhắm mà, có đi chơi đâu.

– Mua tí rượu với đồ nhắm thôi chứ có éo gì đâu mà lâu vậy. Lưu Bị ta mà mua thì chỉ 10 phút xong hết.

– Đấy là mua bán thông thường, còn em mua chịu mà đại ca. Phải đi cả chục quán mới có một chỗ đồng ý bán chịu cho mình, rồi phải hứa lên hứa xuống hẹn ngày trả. Đâu có đơn giản như đại ca, chỉ việc ôm cái chiếu ở giường đi là xong.

– Thôi được rồi, ta chuẩn bị tiến hành ngay thôi, để qua mất giờ thanh long âm đạo thì sẽ đến giờ thanh long niệu đạo, rất xấu.

Thế rồi 3 cái bóng thoăn thoắt nhảy vào vườn cải nhẹ như 3 con mèo trôi trên tấm vải. Chúng dừng lại ở giữa vườn, nơi hoa nở nhiều nhất và đẹp nhất. Lưu Bị nhanh chóng trải chiếu ra giữa luống hoa rồi kêu hai anh em đặt đồ cúng lễ lên. Chợt Trương Phi quay sang hỏi Lưu Bị:

– Chiếu nhà Lưu đại ca đây à?

– Ừ, có vấn đề gì?

– Đại ca không kiếm được cái chiếu nào tử tế hơn sao? Chiếu éo gì mà thủng lỗ chỗ, lại có mùi tanh tanh, nồng nồng, loang lổ khắp cả. Ghê vkl.

– Thông cảm, đây là chiếu lấy trên giường ngủ của ông bà già. Ông già lại bị cái bệnh "chưa đi đến chợ đã rơi hết tiền", cái mùi tanh tanh, nồng nồng mà đệ vừa ngửi là mùi tiền của ông già nhà ta đấy.

Rồi ba anh em tập trung sửa soạn, chỉ một loáng sau đồ cúng lễ đã được bày biện sẵn sàng, hương khói nghi ngút. Ba anh em quỳ nghiêm chỉnh trước bàn thờ, mỗi người cầm một nén hương, mặt ai cũng nghiêm túc đầy vẻ thành kính. Lưu Bị cùng các anh em chắp tay vái 3 cái rồi lầm rầm khấn:

– Con nam mô a di đà phật, hôm nay lành tháng tốt, 3 anh em chúng con là... Đệt, CLGT Trương Phi? Ta đang khấn mà – Lưu Bị quát lên khi thấy Trương Phi huých huých vào đít mình.

– Lưu đại ca, có cái gì đó không ổn?

– Đâu? Cái gì không ổn?

– Em thấy mùi gì thối lắm, hình như là mùi phân hay mùi cứt gì đó đại ca ạ.

– Đúng đấy đại ca. Em cũng thấy thế, mùi nặng lắm.

Vậy là việc cúng bái phải tạm dừng, 3 anh em tản ra rồi hì hục lật chiếu kiểm tra, ngửi ngửi khắp các hướng. Bất chợt Trương Phi reo lên đầy sung sướng:

– Hai anh ơi, em tìm thấy rồi, tìm thấy cứt rồi.

Lập tức Lưu Bị và Quan Vũ chạy lại chỗ Trương Phi.

– Thật không? Đâu? Cứt đâu?

– Đây đại ca, ngay dưới bát hương.

– Đệt, hóa ra nãy giờ ba anh em ta toàn quỳ với lạy bãi cứt à?

– Thế có chuyển chỗ không đại ca?

– Thôi, chuyển chỗ mất thời gian lắm, sắp hết giờ đẹp rồi, làm nhanh cho xong đi.

Cả bọn lại lục đục quay về vị trí. Hương lại đốt lên nghi ngút. Ba anh em thành kính dâng hương và đồng thanh đọc lời tuyên thệ:

– Chúng tôi tuy không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng nguyện sống cùng ngày cùng tháng cùng năm. Từ nay cả 3 như một, sống chết có nhau, kẻ nào ăn ở hai lòng xin trời tru đất diệt. Xin thề, xin thề, xin thề.

Rồi Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi lần lượt cắm hương vào bát, xong mỗi người cầm một chén rượu dâng lên trước bàn thờ. Ánh mắt ai cũng rạng ngời, hân hoan. Kể từ hôm nay, họ đã có thêm những người anh em cùng vào sinh ra tử, cùng chung chí hướng, cùng kề vai sát cánh gây dựng cơ đồ đại sự... Cả ba đồng loạt nốc cạn chén rượu rồi cười đầy hả hê. Thế nhưng chưa kịp đặt chén xuống thì chợt nghe tiếng "Vù" bên tai, hình như vừa có một vật thể lạ bay về phía 3 anh em. Chưa kịp hoàn hồn thì lại "Vù" phát nữa. Trương Phi la lên:

– Cái gì đấy các anh ơi? Thiên thạch à?

Vân Trường có vẻ là người nhanh nhậy nhất nên đã đoán ra vấn đề:

– Không phải thiên thạch đâu, gạch đấy, chạy thôi anh em.

Vân Trường chưa nói dứt lời thì từ phía bên ngoài, một bóng đen nhảy vào, tay lăm lăm 2 viên gạch, lão vừa lao tới vừa chửi ầm ĩ:

– ĐKM mấy cái thằng mất dạy này, nửa đêm chui vào vườn cải nhà ông phá phách lại còn cười hô hố như mấy thằng thần kinh thế à. Ông cho chúng mày chết này...

Tức thì, lão phóng tiếp một viên gạch nữa về phía 3 anh em. Lưu Bị chỉ kịp hô một tiếng "Chạy" rồi nhanh như cắt lao vút qua hàng rào phi ra ngoài đường, Quan Vũ cũng lập tức lao theo, chỉ có mỗi Trương Phi là vẫn đang loạng choạng phía sau vì còn mải ôm cái bọc vịt nướng với thịt chó. Bỗng Lưu Bị và Quan Vũ nghe tiếng Trương Phi kêu thất thanh phía sau:

– Cứu em với hai anh ơi, em bị dính gạch rồi, đau quá không chạy được...

Nghe vậy, Quan Vũ níu tay Lưu Bị lại:

– Anh ơi, có quay lại cứu nó không?

– Kệ mẹ nó em ơi, quay lại giờ là ăn gạch vỡ đầu, chết cả 3 đấy.

– Nhưng chúng ta vừa mới thề là sống chết có nhau mà anh.

– Thề thì cũng phải một hai hôm mới có hiệu lực chứ, sao có hiệu lực ngay được.

– Ừ, cũng đúng, thôi, mình chạy tiếp đi anh.

Kể từ cái đêm truy sát kinh hoàng tại vườn cải đó, mấy ngày sau Lưu Bị vẫn không dám thò mặt ra ngoài mà chỉ lẩn trốn ru rú trong nhà. Phải đến ngày thứ 4 Lưu Bị mới lò dò mò sang nhà Vân Trường để hỏi thăm tình hình. Vào đến nhà thì không thấy Vân Trường đâu, chỉ thấy một ông cụ râu còn dài hơn cả Vân Trường đang ngồi nhặt rau.

– Dạ, xin hỏi Vân Trường có ở nhà không cụ?

– Nó ở nhà suốt mấy hôm nay, nhưng không hiểu sợ cái gì mà cứ ở lì trong buồng, ăn uống và đi vệ sinh cũng ở trong đó luôn. Con với chả cái...

– Ơ...thế cụ đây là?

– Ta là Vân Quang Long, bố của Vân Trường.

Nghe tiếng đại ca ngoài sân, Vân Trường mới rụt rè ló mặt ra rồi lấy tay vẫy vẫy Lưu Bị vào trong để bàn chuyện.

– Em thấy nóng ruột quá anh Bị ơi, không biết thằng Trương Phi chết chưa?

– Ta cũng đang lo đây. Ba chúng ta là anh em tốt, khi lời thề đã thốt lên thì mãi mãi là anh em sống chết có nhau, vì thế nên mấy ngày vừa rồi ta ăn ngủ cũng có yên đâu, thương chú Trương Phi quá.

– Hay mình qua nhà Trương Phi xem tình hình thế nào đi anh.

– Ừ, thì ta sang đây tìm đệ cũng chỉ vì chuyện đó thôi mà, mình đi luôn thôi.

– Có cần mua trái cây hay đường sữa gì hỏi thăm không anh? Chú ấy bị trúng gạch thế chắc đau lắm.

– Đệ cứ khách sáo quá, đi tay không cũng được, cần gì bày vẽ. Mình là anh em một nhà rồi, tình cảm là chính, đừng để vật chất nó xen vào. Hơn nữa, nếu Trương Phi bị trúng gạch vào tay chân thì không sao, nhỡ chẳng may dính cả viên gạch vào mồm thì chú ấy cũng đâu có ăn uống được gì, lúc đó ta mua đồ đến có phải là phí tiền không?

– Dạ, anh dạy chí phải ạ.

Vậy là hai anh em Lưu Bị và Quan Vũ lẽo đẽo tay không tìm đến nhà Trương Phi. Cổng nhà Trương Phi khép hờ, cảnh vật im lặng như tờ, không một bóng người, không một tiếng chó sủa, không một tiếng lợn kêu. Ngoài vườn, mấy con gà đói bụng đi lại lờ đờ, phía xa xa, hàng liễu cằn cỗi rủ bóng xuống mặt hồ, gió thổi dật dà dật dờ.
Lưu Bị và Vân Trường cứ lấp ló ngoài cổng mà không ai dám vào...

– Các cậu tìm ai thế?

Nghe tiếng hỏi từ phía sau, cả hai quay ra.

– Dạ, con chào bác! Bọn con hỏi Trương Phi ạ.

– À, thằng Phi đang nằm trong nhà ấy. Mời các cậu vào.

– Thế bác là...?

– Ta là Trương Phì, mẹ của Trương Phi.

Thấy hai anh vào, Trương Phi mừng rỡ reo lên:

– Ơ kìa, hai anh đến sao không báo trước? Mà mấy hôm nay sao không thấy hai anh đâu cả?

Lưu Bị và Quan Vũ nhìn nhau ngơ ngác, không hiểu thái độ của Trương Phi là như thế nào. Không hề có một chút oán giận hay trách móc gì trong lời nói hay cử chỉ của Trương Phi. Thấy thế Lưu Bị mới thì thầm vào tai Quan Vũ:

– Sao nó không trách móc gì mình nhỉ? Chả lẽ thằng này nó bị mất trí nhớ? Không đúng, nếu mất trí nhớ sao nó lại gọi được tên anh em mình?

– Có thể là mất trí nhớ tức thời thôi anh ạ. Anh nhìn đi, đầu nó quấn băng, chắc nó bị trúng gạch vào đầu, những người bị chấn thương ở đầu thường quên hết những việc đã xảy ra trong khoảng thời gian một hoặc hai tiếng trước thời điểm bị chấn thương.

– Thật vậy à? Nếu vậy thì ngon rồi. Để anh dò thử xem.

Dứt lời, Lưu Bị lao đến ôm chầm lấy Trương Phi, đưa tay lên sờ sờ vết thương trên đầu rồi hỏi thăm bằng giọng đầy lo lắng:

– Trời ơi, sao thế này hả em? Sao lại đến nông nỗi này chứ? Khổ thân em tôi...

– Em cũng không nhớ gì cả anh ạ, chỉ nghe mẹ em kể lại là đêm hôm đó em đi cả đêm không về, sáng hôm sau cả nhà lo lắng quá đổ xô đi tìm thì thấy em nằm bẹp dí bên cạnh vườn cải, quần bị tụt xuống gần mắt cá, chìa cả mông trắng xóa, vết thương ở đỉnh đầu máu vẫn đang rỉ ra...

– Thằng nào? Thằng nào dám đánh em của tôi như thế? Em cố nhớ lại xem nào? Anh mà biết thằng nào làm chuyện này thì anh đến chém chết con bà nó luôn.

– Thôi mà anh, chuyện đã qua rồi.

– Chúng ta 3 người là một, nhìn em chịu nhục thế này anh sao đành lòng. Chưa trả được mối nhục này cho em thì anh chết cũng không mở mắt được mất...

– Vết thương trên đầu thì sẽ lành nhanh thôi anh, nhưng mà, vết thương trong lòng thì...

– Ý em là sao?

– Thằng khốn nạn đó đã lấy đi mất cái quý giá nhất của em, em mất trinh rồi đại ca ơi... Nó thông em...Huhuhu!!!

Một thời gian sau, sức khỏe của Trương Phi đã bình phục, cú sốc tâm lý vì bị cưỡng hiếp cũng dần nguôi ngoai, 3 anh em lại tiếp tục bàn bạc kế hoạch diệt giặc sịp vàng, gây dựng cơ đồ. Trong lúc Lưu Bị đưa ra đường hướng hoạt động, thuyết trình về hoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô thì Quan Vũ và Trương Phi ngồi nghe với vẻ mặt khá ngây ngô và không biết là có hiểu cái chi mô. Thấy thế Lưu Bị mới bực mình quát:

– Thôi, tóm lại là thế này. Muốn đánh nhau thì phải có binh khí để chiến đấu và phải có quân sư để tính mưu. Cả hai cái đó anh em ta đều rất thiếu và rất yếu. Trước tiên, về binh khí thì mọi người phải tự lo vì chúng ta không có tiền trang bị đồng bộ được.

– Thế đại ca định dùng binh khí gì? – Trương Phi hỏi.

– Nhà ta có con dao thái chuối, nó khá dài và sắc. Ta chỉ cần mài nhọn cái đầu đi chút là thành gươm rồi. Còn Trương Phi?

– Bà già em có cái gậy xỉa cá khá cứng và nhọn. Em sẽ dùng nó làm thương.

– Tốt, thế còn Quan Vũ?

– Dạ, ông già em có cái liềm chuyên để hái dừa, em sẽ lấy nó buộc vào cái đòn gánh để làm đao.

– Tốt lắm, vậy là binh khí đã đầy đủ. Chỉ còn phải lo vụ quân sư nữa thôi. Ta nghe nói trên núi Tịnh Mông có vị Khổng Minh tiên sinh mưu lược như thần nhưng hiện vẫn đang thất nghiệp, đây có lẽ là cơ may của chúng ta. Anh muốn mời người này về bằng được. Mọi người về chuẩn bị, mai ta sẽ khởi hành đi mời quân sư luôn.

Tờ mờ sáng hôm sau, 3 anh em lặn lội lên đường, đến gần trưa đã tới được núi Tịnh Mông. Chưa biết đi tiếp thế nào thì Lưu Bị thấy một đứa trẻ chăn trâu đang đứng gần phía dưới đít con trâu say sưa thổi kèn. Lưu Bị mới gọi lên và hỏi:

– Cháu bé ơi, cho ta hỏi nhà của Ngọa Long tiên sinh Gia Cát Khổng Minh đi lối nào?

– Bác không cần phải Ngọa Long với Gia Cát làm gì cho nó khó hiểu, chỉ cần hỏi Minh dở hơi thì khu này ai cũng biết cả. Bác cứ đi thẳng, đến chỗ đống rác thải thì rẽ phải, đến chỗ có biển "cấm đái" thì rẽ trái, nhà Minh dở hơi ở ngay bên cái biển cấm đái đó.

Theo lời chỉ dẫn của đứa bé, cả 3 đã tới được nhà của Khổng Minh tiên sinh. Đó là một ngôi nhà tranh nho nhỏ nên thơ, trước hiên có trồng một giàn thiên lý với những nhành hoa rủ xuống mang dáng vẻ khá yểu điệu và lẳng lơ. Ngay dưới gốc giàn thiên lý là một thảm cỏ xanh mượt và êm ái, bên cạnh đặt một vại nước đái. Chắc Khổng Minh tiên sinh hay đi tiểu đêm nên đặt cái vại này ngay bên hiên nhà để đêm hôm đỡ phải lọ mọ ra vườn.

Thấy có khách, một bà lão từ trong nhà tất tả bước ra.

– Ba vị tìm Khổng Minh à? Nó đi vắng rồi.

– Dạ, con chào bác. Bác chắc là mẹ của Khổng Minh tiên sinh?

– Ừ, đúng rồi.

– Dạ, xin hỏi quý danh của bác để bọn con tiện xưng hô ạ?

– Ta là Khổng Tú Quỳnh. Mời các chú vào nhà xơi nước đã.

– Dạ, Khổng Minh tiên sinh đi đâu và bao giờ về ạ?

– Nó qua đằng nhà vợ, bà ngoại của vợ nó ốm nặng lắm, chắc phải vài hôm nữa nó mới về được.

– Dạ, không biết bà ngoại của vợ Khổng Minh tiên sinh ốm vì bệnh gì vậy ạ?

– Bà ấy bị ung thư tử cung và viêm tinh hoàn.

– Dạ, thế thì chắc là khó mà qua khỏi được phải không bác?

– Qua khỏi hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là sau này không thể sinh đẻ được nữa vì sắp tới sẽ phải cắt bỏ cả tử cung và tinh hoàn luôn.

– Vậy bác làm ơn chuyển lời chia buồn thăm hỏi của bọn con tới bà ngoại của vợ Khổng Minh tiên sinh, và nhắn giúp với Khổng Minh là có Lưu Bị ở Trâu Quỳ tới tìm. Hôm khác bọn con sẽ quay lại. Con chào bác ạ.

Thế là 3 anh em lại lầm lũi quay về. Nhưng họ không nản chí, bởi việc đại sự thì cốt nhất là chữ nhẫn. "Dục tốc bất đạt cực khoái", các cụ đã dạy như vậy rồi. Một tuần sau, Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi lại tiếp tục trở lại nhà Khổng Minh. Vừa vào đến sân, nhìn thấy đôi dép tổ ong của Khổng Minh ngoài cửa thì cả ba thở phào nhẹ nhõm. Vậy là Khổng Minh đang ở nhà rồi. Vẫn là Khổng Tú Quỳnh ra đón 3 anh em.

– Ba chú lại đến đấy à? Mời vào nhà xơi nước.

– Dạ, hôm nay Khổng Minh tiên sinh ở nhà chứ ạ?

– Ừ, ở nhà, nhưng mà...

– Nhưng sao hả bác?

– Vợ nó đi xuất khẩu lao động, làm ô-sin bên Hàn Quốc mới về phép tối qua. Xa nhau 2 năm rồi không gần gũi nên vừa về cái là chúng nó kéo nhau vào buồng trong hú hí, cứ ầm ầm, huỳnh huỵch từ đêm qua đến giờ, bác có ngủ được đâu, nhìn đi, mắt bác đang đỏ ngầu lên đây này...

– Dạ, tưởng gì, vợ chồng xa nhau lâu thì đương nhiên lúc về phải gần gũi để bù đắp rồi. Bọn con sẽ chờ được ạ.

– Có chắc không đấy?

– Dạ, ý bác là sao ạ?

– Ý tôi là liệu có chắc các chú có đủ kiên nhẫn đợi được cho tới khi hai vợ chồng thằng Minh xong việc không?

– Dạ được chứ, chắc lúc nữa là xong thôi ạ.

– Ừ, tùy các chú.

Ba anh em ngồi trong nhà uống nước và ngóng vào trong buồng chán chê mê mỏi nhưng vẫn chưa thấy một chút tín hiệu nào chứng tỏ Khổng Minh đã xong việc, ngược lại, tiếng ầm ầm, uỳnh uỳnh và gào thét bên trong buồng càng ngày càng to hơn, nhanh hơn, mạnh hơn, xa hơn. Nản quá, cả 3 lượn lờ ra sân ngắm cảnh. Thời gian vẫn trôi, mặt trời nghiêng dần xuống núi. Ánh hồng nhạt của nắng chiều càng làm khung cảnh thêm đìu hiu và buồn thiu như tâm trạng của 3 anh em. Lúc này, mẹ của Khổng Minh mới lại gần thủ thỉ:

– Các chú về đi kẻo trời tối. Không đợi được đâu, tôi là mẹ nó, tôi biết.

– Dạ, thế theo cụ thì khi nào Khổng Minh tiên sinh xong việc ạ?

– Như mọi lần là phải 2 ngày, còn lần này không biết, nhưng chắc cũng không thể sớm hơn đâu. Trong hai ngày đó chúng nó không thò mặt ra ngoài, đói thì gọi cơm tôi mang vào, ăn xong lại chiến đấu tiếp.

– Dạ, thôi, bọn con về đây ạ. Chào bác.

Lần thứ 2 lại phải ra về tay trắng, 3 anh em cũng bắt đầu nản. Nhưng vẫn tự động viên mình, thôi thì quá tam ba bận mà lận đận cũng chỉ ba năm, cố lần nữa xem sao. Để cho chắc ăn, Lưu Bị đợi hẳn một tuần sau mới quay lại. Lần này thì vừa đến sân đã nghe tiếng Khổng Minh ê a đọc sách trong nhà, khỏi phải nói, Lưu Bị và các anh em phấn khởi vô cùng. Thấy khách đến, Khổng Minh tươi cười bước ra thi lễ:

– Ba vị đây chắc là Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi? Hai lần trước thật thất lễ khi không đón tiếp được, xin lượng thứ, lượng thứ.

– Dạ, xin tiên sinh đừng khách sáo, đều là việc trọng đại không thể đừng được, sao nỡ trách tiên sinh. Xin hỏi hôm nay sinh lực của tiên sinh đã bình phục hoàn toàn chưa ạ?

– À, nửa tiếng sau là bình phục ngay rồi, sao phải đến hôm nay. Mời ba vị xơi nước.

– Đa tạ tiên sinh. Vừa rồi, thấy tiên sinh đang đọc sách, xin hỏi là sách quý gì mà khiến tiên sinh đây hứng thú đến vậy?

– À, ta đang nghiên cứu quyển "Tếu Ngạo Giang Mai".

– Trời đất ơi, chẳng lẽ phu nhân nhà mình lại mang cái thứ bệnh quái ác đó từ Hàn Quốc về đây truyền thụ lại cho tiên sinh ư?

– Ngươi đang nói bậy bạ CLGT? Đây là tiểu thuyết tâm lý xã hội hành động, không phải sách chữa bệnh.

– À, vậy thì may quá. Mà lần trước, nghe bác gái nói là bà ngoại của vợ tiên sinh ốm nặng lắm, không biết hôm nay bà đã chết chưa?

– Ơn giời, chết rồi. Nhẹ cả người, ốm đau mãi đi đi lại lại mệt lắm.

– Dạ, chúc mừng tiên sinh. Còn lý do vì sao tại hạ đến đây thì chắc tiên sinh cũng đã nắm được rồi phải không ạ?

– Ta biết, biết chứ! Thấy ngươi ba lần bốn lượt đến đây mời chào, ta rất cảm kích lòng thành của ngươi. Hơn nữa, thân ta hiện đang là kẻ thất nghiệp, lâu nay chỉ sống bằng tiền vợ gửi từ Hàn Quốc về, giờ có người mời mình đi làm, ngu gì mà từ chối. Ta chỉ có một yêu cầu nhỏ thôi, không biết ngươi có thuận không?

– Dạ, xin tiên sinh cứ chỉ bảo ạ.

– Ngươi xem trên phim chắc cũng thấy, Khổng Minh thường ngồi trên xe lăn giống cái xích lô ấy. Nó là Khổng Minh trên tivi mà còn thế, huống chi ta là Khổng Minh thật chẳng lẽ lại không có được cái xe như thế sao?

– Tức là tiên sinh muốn ngồi xe lăn?

– Ừ, đúng vậy, đó là điều ta mơ ước.

– Dạ, thế thì đơn giản thôi, Lưu Bị sẽ cho chuẩn bị ngay ạ.

Trương Phi thấy thế liền kéo Lưu Bị lại và thì thầm:

– Cái xe đó đắt tiền lắm đại ca, mình không mua được đâu.

– Yên tâm đi, gần bãi rác khu mình có mấy cái xe đẩy rác ấy, ban đêm ta sẽ ra lấy trộm một cái, về cắt cái mặt đằng trước đi, lót thêm miếng đệm vào, nhìn y hệt cái xe lăn của Khổng Minh trên tivi luôn.

Sau khi bàn bạc và thống nhất xong mọi điều khoản, ai nấy đều phấn khởi vì công việc thuận buồm xuôi gió. Trong không khí vui vẻ, Trương Phi đứng lên đề xuất ý kiến:

– Thưa tiên sinh, thưa các anh, chả mấy khi anh em có dịp tụ tập đông đủ vui vẻ thế này, hay chúng ta làm mâm cỗ, mua ít rượu về, vừa nhậu vừa hàn huyên, bàn công chuyện, mọi người thấy sao?

Lưu Bị nghe vậy thì hưởng ứng nhiệt tình:

– Hay, hay lắm, thật đúng ý ta. Thế còn tiên sinh, ý tiên sinh thế nào?

– Ta thì cũng không vấn đề gì, chỉ có điều là nhà ta hết gạo mất rồi, cũng chẳng có thịt thà gì sắp cỗ mời các anh em nhắm rượu cả.

– Có mấy con gà đang loăng quăng ngoài vườn kia thôi tiên sinh – Trương Phi nói rồi chỉ tay ra vườn.

– Mấy con đó trông vậy thôi nhưng bị lở mồm long móng hết rồi, đang có dịch đấy. Không nên ăn. Khổng Minh có ý kiến thế này, giờ mọi người cũng đều đói bụng hết rồi, sắp cỗ làm chi cho mất thì giờ, ta cứ kéo nhau ra quán thịt chó đầu làng kia ăn nhậu, ăn xong, nếu các vị trả tiền cho Khổng Minh được thì tốt, còn không thì cứ Lệ Quyên, của ai nấy trả.

– Được, thống nhất là Lệ Quyên. Ta đi thôi.

Vậy là 3 anh em Lưu Quan Trương cùng Khổng Minh tiên sinh lục đục kéo nhau ra quán. Nhưng vừa bước ra đến cửa thì gặp ngay vợ của Khổng Minh vừa đi đâu về. Thấy Khổng Minh đang định ra ngoài, mụ hỏi gằn giọng:

– Ông định đi đâu đấy? Xin phép tôi chưa?

– À, anh ra ngoài uống nước với mấy anh bạn tí mà, lát anh về ngay, nhé?

– Không nhiều lời, vào trong buồng tôi bảo.

Nói xong, mụ vợ đi thẳng vào buồng để lại Khổng Minh với bộ mặt tái xanh, ngơ ngác. Khổng Minh lại gần 3 anh em rồi thì thầm:

– Đợi mình lát nhé, vào phục vụ nó tí, chắc là nó sẽ cho đi thôi.

Nói rồi Khổng Minh cũng vội vã chui vào buồng. Và lại là những tiếng uỳnh uỵch, ầm ầm, ư ử như lần trước vang lên mỗi lúc một dữ dội. 3 anh em nhìn nhau lắc đầu:

– Mình về thôi đại ca, mấy hôm nữa quay lại vậy.

Sau khi nghỉ hết phép, vợ Khổng Minh trở lại Hàn Quốc, từ đó Khổng Minh đã có thể chuyên tâm cùng anh em Lưu Quan Trương ra sức diệt giặc sịp vàng, liên tiếp dành những thắng lợi vang dội. Dẫu vậy, cứ mỗi khi nghe tin vợ sắp từ Hàn Quốc về thì Khổng Minh cũng lập tức xin Lưu Bị cho nghỉ phép, thường là xin nghỉ một tuần, nhiều thì hai tuần. Sau mỗi lần như thế, Khổng Minh phờ phạc và uể oải và xuống sức đi trông thấy. Đó có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến sau này, Lưu Bị liên tiếp thua trận và thất bại trong việc xưng bá thiên hạ.

~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
NGU

Ngu


Đám cưới xong, anh con trai chuyển ra nhà riêng để sống cùng vợ. Sau ngày đầu tiên, anh ấy nhắn tin về cho bố:

"Bố ơi! Có vợ thật tuyệt vời! Chúng con suốt ngày quấn lấy nhau không rời. Cô ấy ngoan ngoãn và dịu dàng như một con mèo, khiến con ngỡ mình như một con mãnh hổ đang dang vòng tay ra che chở. Những lúc nghỉ giải lao giữa hiệp, con và vợ lại mở cửa sổ phòng ngủ ra ngắm đất trời bao la, ngắm những chú bướm đùa giỡn cùng những cánh hoa! Thích lắm bố ạ!".

Bố nhắn lại: "Ờ! Mừng cho con!"

Hai hôm sau, anh ấy lại nhắn cho bố: "Bố ơi! Con thấy hơi mệt! Tại mấy hôm nay hoạt động quá sức mà lại toàn phải ăn mì tôm. Vợ hỏi con: "ăn mì tôm có nóng ruột không?', con đành phải trả lời: "Không! Chỉ cần được ở bên vợ thì ăn gì cũng ngon".

Bố nhắn lại: "Ờ! Mừng cho con!"

Vài hôm sau, anh ấy lại nhắn cho bố: "Con ăn mì tôm cả tuần rồi bố ơi! Từ hôm cưới đến nay chưa được miếng cơm nào vào mồm. Vợ con nó hiện nguyên hình rồi! Nó bảo nó không biết nấu cơm, ai thích ăn thì đi mà nấu. Giờ những lúc nghỉ giải lao giữa hiệp, con cũng không được ngồi trên giường ngắm bướm, ngắm hoa nữa mà phải đi lau nhà, giặt quần áo, cọ bồn cầu. Nó còn vào danh bạ điện thoại của con, thấy số nào của mấy em trẻ trẻ là nó xóa hết. Nó bảo thà xóa nhầm còn hơn bỏ sót, có vợ rồi, đừng hòng mà đú đởn. Thẻ ngân hàng của con nó cũng cầm. Giờ muốn ăn gì, mua gì thì phải xin ý kiến nó, nó nghe thấy hợp lí thì mới cho tiền. Con giờ như thằng ô-sin rồi! Khổ quá bố ơi!".

Bố nhắn lại: "Ờ! Mừng cho con!".

Anh ấy lập tức trách móc: "Bố vô tâm lắm! Con trai bố khổ sở mà bố không động viên được một câu!".

Bố cũng không kém phần gay gắt: "Động viên à? Thế bao nhiêu năm nay, tao cũng làm ô-sin cho mẹ mày, cũng khổ như mày, mày đã động viên tao được câu nào chưa? Bố mừng cho mày vì cuối cùng cũng đã nhận ra được cái điều mà lẽ ra mày phải nhận ra từ lâu rồi! Mày có một tấm gương lù lù trước mặt là bố mày đây, sao mày không soi vào, sao mày không rút được kinh nghiệm? Đời mày rồi cũng khổ như đời bố mày thôi! Ngu! Ngu thì chết con ạ!

~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
TRẺ CON THÍCH TÒ MÒ

Trẻ con thích tò mò


Thằng nhóc nhà tôi có cái tật rất hay hỏi. Cái gì nó cũng hỏi, hỏi suốt ngày, hỏi đến kiệt cùng. Lắm khi nó hỏi nhiều, tôi mệt quá, bực quá, nên trả lời liều cho xong. Ví như trưa nay, cả nhà đang ăn cơm, nó hỏi:

– Bố ơi, người ta ăn cơm, rồi ỉa ra cứt. Thế sao người ta không ăn cứt luôn cho nhanh hả bố?

– Cứt để dành cho chó con ạ! Mình là người, chả lẽ lại đi tranh đồ ăn của chó?

Lát sau, nó lại hỏi:

– Mẹ đẻ con ra từ đâu hả bố?

– Từ nách!

– Nách bé tí tẹo, sao con chui ra được?

– Có nhiều cái bình thường rất bé, nhưng lúc cần, nó lại rất to con ạ!

– Nhưng nách mẹ toàn lông, làm sao con chui ra được?!

– Lông nhiều hay ít không ảnh hưởng đến chuyện chui ra chui vào nhé!

– Con nằm trong bụng mẹ, sao không chui ra từ chỗ nào đó gần bụng như rốn hoặc bẹn cho nhanh mà lại phải mất công bò ngược lên tận trên nách để chui hả bố?

– Cái này sao con lại hỏi bố? Bố có chui đâu, con mới là người chui mà!

– Vậy con chui vào bụng mẹ bằng cách nào? Sao con không ở ngoài luôn mà phải chui vào rồi sau đó lại mất công chui ra?

– Cái chuyện chui vào chui ra này thì nó khó nói lắm con! Dù biết là mất công, mất sức, mệt người, nhưng vì thích nên cứ làm thôi.

– Nhưng bố có liên quan gì đến việc con chui vào trong bụng mẹ không?

– Có chứ con! Nếu không liên quan thì việc gì bố phải cưới mẹ con?!

– Liên quan thế nào ạ?

– Giải thích sao cho con hiểu nhỉ?! Bụng mẹ con giống như một mảnh đất, còn bố sẽ phun hạt giống vào. Hạt giống đó gặp đất sẽ nảy nở, phát triển thành con! Hiểu chưa?

– Bố phun bằng cái gì?

– Bằng một loại vòi chuyên dụng con ạ!

– Giống cái vòi này hả bố? – Nó vừa nói vừa tụt quần, moi chim nó ra vẩy vẩy.

– Ừ! Đúng!

– À, vậy đêm qua, bố mẹ đợi con ngủ say rồi rủ nhau dậy phun hạt giống đúng không?

– Hả? Thì ra lúc đó con không ngủ sao? Lần sau, nếu có tỉnh giấc thì phải gọi bố mẹ, không được giả vờ ngủ, như thế là xấu, nghe chưa?

– Con có gọi mà, thậm chí, con gào lên nữa ấy! Nhưng vì mẹ còn gào to hơn con, nên bố không nghe thấy!

~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: