TỔNG HỢP PHẦN III
MỐI TÌNH ĐẦU
Em là mối tình đầu của tôi. Tôi quen em từ đêm qua, và quen trên Phây. Đó là khi tôi tình cờ thấy một cái nick khá ấn tượng: "Girl xinh khát tình". Tôi tò mò kết bạn làm quen rồi trò chuyện. Và cứ như là duyên phận vậy, chúng tôi tỏ ra rất hợp. Chỉ qua vài câu chào hỏi xã giao thôi mà hai đứa đều có cảm giác như đã thuộc về nhau cả thể xác lẫn tâm hồn.
Tâm sự được một lát, em nói muốn nhìn thấy cái mặt tôi và bắt tôi gửi ảnh. Xem ảnh xong, em khen tôi đẹp giai dù là răng hơi dài và hơi nhô ra bên ngoài; em còn khen mắt tôi, dù bị lác nhưng rất có hồn, trong văn vắt và đườm đượm một chút buồn man mác; em còn bảo nếu không có đám mụn bọc, mụn cám, mụn đầu đinh mọc chi chít, linh tinh thì da mặt tôi chắc sẽ rất sáng mịn, không thua gì da Ngọc Trinh.
Tôi hỏi: "Em tuổi Thân phải không?". Em hỏi lại: "Sao anh biết?". Tôi trả lời: "Tại trên avatar thấy em để ảnh con khỉ". Em bảo: "Không phải khỉ đâu! Là em đấy!".
Tôi ngỏ ý rủ em đi chơi. Em đồng ý. Lúc tôi đến đón, dù chỉ bằng Wave ghẻ thôi, nhưng em vẫn cười rất tươi, và chúng tôi đi chơi rất vui. Chứng tỏ em thích tôi không phải vì vật chất mà là vì nhan sắc, vì trí tuệ, và vì vẻ đẹp trong tâm hồn tôi. Đi loăng quăng một hồi, tôi cho xe dừng lại ở đoạn đường vắng vẻ, tối thui, ít người qua lại, hai bên um tùm những bụi lau dại. Tôi vuốt mái tóc em dài bồng bềnh, mềm mại; em gục đầu vào vai tôi êm ái; hai đứa trao nhau những nụ hôn ngọt ngào, đắm say, cuồng dại... Hôn hít chán chê, tôi quay sang hỏi em bằng giọng tỉ tê:
– Em thích gì nữa không?
– Em thích sờ nách!
– Bao nhiêu chỗ thú vị hơn sao không sờ mà lại sờ nách?
– Không phải! Em thích ăn sờ nách, tức là bim bim ấy! Sờ nách khoai tây chiên!
Vậy là tôi lại chở em đi mua bim bim. Em ngồi sau tôi, cầm gói sờ nách nhai rí rách. Tôi cũng đang muốn ăn, nhưng không phải ăn sờ nách mà là ăn thứ khác. Bởi những cái ôm, những nụ hôn khao khát, những va chạm thể xác khi ở đoạn đường đầy lau dại vừa rồi vẫn còn râm rỉ, rừng rực trong tôi, làm tôi rất khó chịu, bí bách. Vậy là tôi đánh liều, loằng ngoằng rồi rẽ luôn vào một nhà nghỉ bên đường. Em thấy vậy thì giãy nảy:
– Đừng anh! Em không muốn!...
– Anh yêu em mà! Em không yêu anh sao?
– Có yêu! Nhưng em không thích vào chỗ này đâu!
– Tại sao chứ? Giờ những ai yêu nhau đều như thế cả mà!
– Nhưng chỗ này phòng cũ rồi, tường ẩm mốc, hôi hám, khó chịu lắm!
– Vậy qua chỗ kia nhé? – Tôi nói rồi chỉ tay về hướng cái nhà nghỉ có tấm biển to màu xanh đang sáng đèn, cách chỗ chúng tôi không xa.
– Đừng! Phòng chỗ đó điều hòa kém lắm! Nhiều hôm em để 16 độ mà vẫn nóng như lò vi sóng!
Dứt lời, em bảo tôi nổ máy, rồi em chỉ đường cho tôi chạy vòng vòng tới một nhà nghỉ khá sang trọng nơi cuối ngõ. Vừa mở cửa phòng bước vào, chưa kịp cởi quần áo, em đã vồ lấy tôi. Chúng tôi xoắn vào nhau, cuồng dại, khát khao, như cánh đồng cằn khô, nứt nẻ gặp trận mưa rào; như vừa đi ngoài đường nóng nực, về nhà mở tủ lạnh vớ được lon trà bí đao. Tôi xin phép chỉ kể đến đoạn này, những gì diễn ra ở đoạn sau các bạn có thể vào Google, gõ "Cô giáo Thảo" mà tự nghiên cứu, vì nó cũng hao hao giống nhau. Nếu ngại đọc chữ, bạn cũng có thể xem bằng video, với từ khóa là "Con heo".
Sáng hôm sau tôi ngủ dậy muộn. Điều này cũng dễ hiểu, bởi đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể hòng bù đắp lại sinh lực đã tổn hao sau một đêm làm việc cật lực và gắt gao. Thế nhưng vừa mở mắt ra, tôi đã vùng ngay dậy, bởi không thấy bóng dáng em đâu. Tôi chạy vào nhà tắm, ngó xuống gầm giường cũng không thấy. Linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành, tôi cuống cuồng kiểm tra lại tư trang. May quá: ví, điện thoại và quần áo vẫn còn nguyên. Không những thế, tôi còn thấy cả một mẩu giấy để trên bàn:
"Anh à! Anh dậy thì qua chỗ 69 Hai Bà Tưng nhé! Qua đó chuộc xe. Em cắm xe anh ở đó! Thực ra, nếu anh quý cái xe vì nó là vật kỷ niệm hay vì nó có ý nghĩa tinh thần gì đó thì hãy chuộc, còn không thì cũng chẳng nên chuộc làm gì, bởi em đã cắm kịch giá, ngang với giá bán rồi. Với số tiền chuộc ấy anh có thể thừa sức mua được con xe khác có độ nát ngang ngửa với con Wave ghẻ hiện tại của anh. Bình thường em ít khi lấy xe, vì rất dễ bị công an truy ra. Em thích lấy tiền và điện thoại hơn, vì tiện và an toàn. Nhưng tại trong ví anh còn có vài đồng bạc, điện thoại thì cùi bắp, nên...
Mà em khuyên anh thật lòng nhé: nếu muốn có gấu thì anh phải thay đổi, thay đổi rất nhiều, thay đổi toàn diện. Chứ cứ cưỡi Wave ghẻ, dùng điện thoại cùi bắp, rồi mới buổi đầu đi chơi đã nhằm nhằm đưa con người ta vào nhà nghỉ, thì anh còn FA dài dài, và còn phải chuộc xe dài dài, anh ạ!
Tạm biệt và chúc anh may mắn!
Ký tên: Girl xinh khát tình.
Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng tại:https:// hoặchttps://vno.mobi/truyen-cuoi-trao-phung/
Bạn có thể đọc bài này trên báo ngoisao theo link: http://ngoisao.net/.../.../cai-gia-cua-tinh-mot-dem-3138522.html
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
DU HỌC SINH MĨ
Đây là bức thư của một nam sinh viên người Mĩ đang du học tại Việt Nam viết gửi về cho bố bạn ấy. Tất nhiên là bạn ấy viết bằng tiếng Mĩ, và tôi phải nhờ một bạn sinh viên người Anh biết tiếng Mĩ dịch bức thư này sang tiếng Anh, rồi lại nhờ một bạn sinh viên người Việt biết tiếng Anh dịch tiếp bức thư từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Rất công phu và mất thời gian! Sau đây là nội dung bức thư:
Dear Bố!
Vậy là đã tròn 6 tháng kể từ ngày con sang Việt Nam du học. 6 tháng là khoảng thời gian không dài, nhưng đủ để giúp con trưởng thành và bản lĩnh hơn rất nhiều; giúp con học hỏi và khám phá thêm được bao nhiêu điều bổ ích, mới lạ – những điều mà nếu cứ quanh quẩn ở cái nước Mĩ tẻ nhạt và đơn điệu của chúng ta thì chắc là cho đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay con cũng không bao giờ được biết, được hay.
Ở bên Mĩ, con nổi tiếng là thằng hăng máu, thích gây gổ đánh nhau, gặp đứa nào ngứa mắt là con đập cho vỡ đầu. Thế mà khi qua Việt Nam, con cứ đứng bất lực, khóc tu tu hàng giờ trên vỉa hè vì không dám sang đường. Bởi ở Việt Nam nhiều xe máy quá: xe nhung nhúc như đám mạ ngoài đồng, nườm nượp như bầy vịt trên sông.
Hồi ở Mĩ, khi xem những chương trình đua mô-tô trên tivi, con rất ngưỡng mộ và tự hỏi sao họ có thể điều khiển xe máy khéo léo ở tốc độ cao như thế? Nhưng khi tới đây, con mới thấy rằng mấy anh trên tivi đó vẫn chưa ăn thua gì. Bởi mấy anh trên tivi, tuy phóng nhanh nhưng là phóng trên đường đua thoáng đãng, thênh thang, chứ còn đường ở Việt Nam thì ô tô, xe máy hỗn loạn và đông kìn kịt, thế mà nhiều anh Việt Nam vẫn phóng ầm ầm, đánh võng ngoằn ngoèo, rú ga inh ỏi, và tốc độ thì chắc chắn không kém cạnh, nếu không muốn nói là còn khủng hơn cả tốc độ của mấy anh đua trên tivi.
Thấy con cứ đứng khóc ở vỉa hè mãi, một bà cụ tầm 90 tuổi mới rủ lòng thương, lại gần nắm tay rồi dắt con qua đường. Một thằng thanh niên mười tám đôi mươi, cao lớn, oai phong mà phải để một cụ già lưng còng dắt đi, con thấy xấu hổ lắm. Nhưng nếu phải chọn lựa giữa xấu hổ và chết thì con tin là bố cũng sẽ lựa chọn giống con.
Nhưng đến giờ, sau 6 tháng ở Việt Nam, con trai của bố đã dũng cảm hơn rất nhiều rồi bố ạ! Giờ, con đã có thể tự mình sang đường – dù vẫn phải rình mò, thập thò hồi lâu mới dám bước; dù tay luôn phải cầm cái khăn giơ lên phía trước, ngoáy tít mù để ra dấu – hệt như như một kẻ bị lạc vào hoang đảo khi thấy tàu lạ chạy qua.
Giao thông ở Việt Nam thú vị lắm! Những lúc tắc đường hay dừng đèn đỏ (đặc biệt là khi đèn đỏ chỉ còn vài giây) là các xe thường bấm còi rất sôi nổi. Ban đầu, con cũng không hiểu họ bấm còi để làm gì, bởi đang tắc đường với đang dừng đèn đỏ thì người đằng trước cũng có đi được đâu mà bấm. Thấy con thắc mắc thì một thằng bạn Việt Nam của con giải thích rằng người Việt Nam chúng nó rất yêu âm nhạc, những lúc tắc đường hay dừng đèn đỏ, rảnh quá, không có việc gì làm thì họ bấm còi cho vui. Một người bấm thì nghe không hay nhưng nếu mấy trăm, mấy nghìn cái còi cùng bấm sẽ tạo thành một bản giao hưởng hòa hợp (gọi tắt là giao hợp) rất tuyệt vời. Âm nhạc sẽ giúp người ta quên đi sự ức chế do tắc đường gây ra, làm cho sự chờ đợi thú vị hơn, và thời gian trôi nhanh hơn.
Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh đãng trí là không nhỏ. Bởi dù đã có quy định phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, nhưng không khó để bắt gặp trên đường những người đang chạy xe mắc bệnh đãng trí mà quên không đội. Thậm chí là mũ bảo hiểm đang treo sẵn lủng lẳng ở yếm, ngay trước mắt họ nhưng họ vẫn cứ quên. Một loại bệnh nữa cũng phổ biến không kém đó là bệnh lẫn màu. Ở những chỗ ngã tư có đèn giao thông, nhiều người thường không phân biệt được đâu là xanh, đâu là đỏ: đang đèn đỏ thì họ cứ tưởng là đèn xanh, nên thản nhiên phóng qua.
Hai cái bệnh đãng trí và lẫn màu nói trên tưởng là sẽ dễ gặp ở người già, nhưng không, hầu như nó phát bệnh ở những người trẻ. Đặc biệt là những chị đi Vespa, tóc quăn sành điệu, hoặc những anh đi SH, xăm trổ đầy mình, thì càng dễ mắc.
Noel, Valentine, hay tết dương lịch là những ngày lễ của phương Tây, và con nghĩ là người Việt Nam không quan tâm lắm. Nhưng con đã nhầm, họ rất hào hứng, đặc biệt là các bạn trẻ. Ở Việt Nam, vào những ngày lễ như thế này, các bạn trẻ sẽ đổ ra đường xem bắn pháo hoa. Tuy nhiên, sau khi xem bắn pháo hoa xong thì các nam nữ thanh niên thường không về nhà mà lại đưa nhau vào nhà nghỉ. Con thắc mắc là vào nhà nghỉ làm gì thì thằng bạn con giải thích rằng vào đó bắn pháo hoa. Con hỏi: "Vừa bắn rồi mà, bắn gì nữa?". Nó bảo: "Vừa rồi là cả nước bắn, còn vào nhà nghỉ thì chỉ có hai người bắn, thích hơn nhiều!".
Hôm trước bố gọi điện hỏi con là học hành ở bên này có vất vả không? Dạ không! Học sướng lắm ạ! Không vất vả đâu. Con ở cùng phòng ký túc xá với nhiều bạn sinh viên Việt Nam lắm. Chúng con dùng máy tính nối mạng chơi game thâu đêm suốt sáng. Hôm sau, nếu hứng thì lên lớp học, còn không hứng thì ở nhà ngủ; ngủ xong dậy pha mì tôm ăn rồi lại chơi game tiếp. Chiều mỏi mắt, mỏi lưng quá thì ra cổng ký túc xá ngồi trà đá, ngắm gái đẹp đi qua.
Con có một số bạn người Mĩ, người Anh, người Pháp, đang học ở mấy trường đại học lớn như Oxford, Bradford, Old Trafford, sau khi nghe con kể về việc học của con ở đây thì họ thích quá, lập tức xin nghỉ học ở trường của họ và đang làm hồ sơ chuyển qua Việt Nam học cùng con rồi.
Con cũng đang chăm chỉ học tiếng Việt để thuận tiện cho giao tiếp, nhưng tiếng Việt thực sự khó học lắm bố ạ! Con đang rất thích một em teen người Việt Nam. Con nhắn tin tán tỉnh em ấy bằng tiếng Việt phổ thông, nhưng em ấy lại trả lời con bằng tiếng Việt teen code, và tất nhiên là con không hiểu em ấy nói gì. Con mang tin nhắn đến cho thầy giáo dạy tiếng Việt của con dịch giúp. Thầy xem tin nhắn xong thì lắc đầu rồi bảo: "Tao cũng chịu!". Bố thấy tiếng Việt khó thế nào chưa? Thầy giáo con là người Việt Nam, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt bao nhiêu năm mà vẫn còn phải chịu đấy!
Ở bên Mĩ, mọi người nuôi chó làm bạn, coi chó như một thành viên trong gia đình, nên không ăn thịt chó. Nhưng ở Việt Nam thì khác, chó thả rông ngoài đường, ỉa bậy lung tung. Nhiều người Việt Nam coi chó cũng chỉ giống như lợn, bò, gà, vịt, nên họ thoải mái ăn thịt. Gần trường con có một phố thịt chó với các cửa hàng san sát kề nhau. Quán nào cũng treo lủng lẳng trước cửa vài con chó khỏa thân (tức chó đã được cạo sạch lông): có con da trắng, có con da vàng, có con lại da đen. Lúc đầu con cứ tưởng chó da trắng là chó Âu, chó da vàng là chó Á, còn chó da đen là chó Phi, nhưng không phải vậy. Về sau mới biết rằng chó trắng là chó đã cạo lông nhưng chưa thui; chó vàng là chó vừa thui xong; còn chó đen thực chất là chó vàng, nhưng ế hàng, không bán được, để mấy ngày thì nó chuyển thành chó đen.
Lần đầu tiên đi qua phố thịt chó đó, con bị mấy người nhao ra chặn đầu xe, tắt máy, vặn chìa khóa, rồi dắt xe con lên vỉa hè. Lúc đầu con tưởng gặp cướp, nhưng cướp thì nó phải phóng xe chạy mất chứ, làm gì có cướp nào ngu mà tắt máy dắt lên hè?! Rồi con lại nghĩ chắc họ là công an mặc thường phục để bắt người vi phạm giao thông. Nhưng công an thì phải giơ tay lên trán chào con, rồi yêu cầu con xuất trình giấy tờ theo đúng quy định chứ, sao lại lỗ mãng và mất lịch sự thế được?! Còn đang hoang mang chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì hai người đàn ông đứng cạnh đã kẹp chặt tay con, rồi một người nữa túm tóc con lôi tuột vào trong quán, bắt con ăn thịt chó. Hóa ra họ là nhân viên của quán được giao nhiệm vụ đứng ngoài đường mời khách. Con khóc lóc, van xin một hồi, bảo là con rất sợ thịt chó, nhưng họ không tin, họ bảo thịt chó ngon vậy, làm sao phải sợ. Chỉ khi con kéo khóa, vạch ra cho họ xem (ví của con là loại ví có khóa kéo), họ thấy trong ví không có đồng nào thì họ mới tha cho con đi.
Sau đó con lại bị các bạn cùng phòng ký túc xá lôi ra quán, ép ăn thịt chó. Chúng nó giữ chân tay, giữ đầu, bành mồm con ra để nhét thịt chó vào. Con sặc sụa và nôn thốc tháo. Nhưng đó là những ngày đầu thôi, chứ sau 6 tháng ở cùng các bạn, giờ, một mình con có thể xơi hết hai đĩa luộc, một đĩa hấp, một bát rượu mận, xong còn tráng miệng thêm bát tiết canh chó to như bát phở bò nữa.
Thôi, dù thư gõ chưa dài, nhưng con xin phép dừng phím tại đây. Giờ ở Việt Nam đã là 6 giờ chiều rồi, con phải tranh thủ ra đầu ngõ phang con lô, kẻo lát nữa người ta khóa sổ là không ghi được. Nếu hôm nay con trúng thì thôi, nhưng nếu con tạch lô thì bố chuẩn bị tiền chuyển sang cho con để con đóng tiền thi lại và học lại bố nhé!
Con trai bai bai bố!
Ký tên: Kenny Tòng
Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng tại:https:// hoặchttps://vno.mobi/truyen-cuoi-trao-phung/
Bạn có thể đọc bài này trên báo ngoisao theo link: http://ngoisao.net/.../hai-huoc-thu-gui-bo-cua-du-hoc-sinh-my...
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
CHIẾC QUẠT SƯỞI
Sáng hôm đó trời lạnh quá, tôi ngồi ở bàn làm việc của công ty mà chân tay cứ tê cóng. Rồi chợt nhớ ra là phòng tôi có chiếc quạt sưởi. Chả là mùa đông năm ngoái hay năm kia gì đó, nhiệt độ xuống rất thấp, lạnh chưa từng thấy, nên các sếp Tổng mới quyết định trang bị cho mỗi phòng một chiếc. Dùng được vài hôm thì thời tiết ấm lên, quạt sưởi lại xếp vào một xó. Năm trước mùa đông không lạnh lắm, nên chẳng ai ngó ngàng tới nó, chỉ đến sáng hôm ấy, lúc chân tay tê cóng, thì tôi mới nhớ.
Vậy là tôi lật đật chạy ra chỗ cái thùng cũ ở góc phòng – nơi cất những thứ đồ linh tinh ít dùng tới của phòng, để lục tìm cái quạt. "Quái lạ! Đâu rồi nhỉ? Rõ ràng là cái quạt đã được xếp gọn vào đây cơ mà!". Tôi vừa tự hỏi vừa chăm chú quan sát thì thấy rằng: trong cái thùng – với rất nhiều thứ lỉnh kỉnh chen chúc khá chật chội ấy, tự nhiên lại thừa ra một khoảng trống. Và khi tất cả những thứ xung quanh đều bị bụi phủ một lớp dày đặc thì cái khoảng trống đó lại rất sạch, như thể người ta vừa lấy đi một thứ gì đó đặt bên trên nó. "Đúng rồi! Cái thứ bị lấy đi ấy chính là cái quạt sưởi! Mới lấy thôi, bụi còn chưa kịp phủ lên cái khoảng không mà cái quạt vừa để lại".
Tôi trở về bàn và thấy rất khó chịu. Không hẳn vì cái cảm giác lạnh cóng ở tay chân do không có quạt sưởi, mà còn bởi tôi rất ghét cái tính ăn cắp vặt, tiểu nông, nhặt nhạnh đồ của phòng mang về làm của riêng. Tất nhiên, dù đồ đạc trong phòng không phải là của tôi mà là của Tổng công ty cấp cho, hỏng hay mất thì lại báo cáo lên trên, các sếp sẽ xem xét rồi cấp lại. Nhưng không thể vì thế mà cứ cái gì của phòng hở ra là lại lén lút chôm chỉa được. Đó là một tật rất xấu, nếu không chấn chỉnh thì dần dần nó sẽ biến chúng ta thành những kẻ cơ hội, tắt mắt, tủn mủn, và bần tiện.
Tôi ngồi trầm tư, chau mày ngẫm ngợi, cố truy xem ai là thủ phạm khả nghi nhất trong vụ này. Tôi phải tìm ra, và phải xử lý ngay, không thể để cho cái tật xấu này tồn tại, lây lan và phát triển trong phòng tôi được. Sau một hồi suy xét, tôi quyết định gọi cậu Sang vào. Bởi hôm trước, tôi nhớ, khi cả phòng đã về hết thì một mình cậu Sang đột nhiên quay lại. Mọi người hỏi quay lại làm gì thì cậu ta trả lời ấp úng bảo rằng quên điện thoại ở bàn làm việc...
– Dạ! Anh gọi em ạ!... – Sang rụt rè đứng trước bàn tôi, và vẫn cái giọng ấp úng.
– Cậu có biết tôi ghét nhất là tính tắt mắt, ăn cắp vặt hay không?
Nghe tới đây, mặt Sang chợt tái mét, giọng run run:
– Anh... anh đã biết rồi ạ?
– Phải! Bởi vậy, tốt nhất là cậu nên thú nhận đi!
– Em xin lỗi! Nhưng em làm vậy cũng một phần là muốn tốt cho phòng ta thôi. Tại mọi người quá lợi dụng cái toa-loét chung của phòng...
– Cậu nói gì? Tôi không hiểu! Toa-loét là sao? Thế cậu đã lấy cái gì?
– Em lấy hai bịch giấy vệ sinh ạ! Tại em thấy cái toa-loét chỗ mình để sẵn nhiều giấy vệ sinh quá, mọi người trong phòng biết thế nên toàn nhịn và để dành lúc nào đến chỗ làm mới ỉa cho đỡ tốn giấy và tốn nước của nhà họ. Em để ý thấy có nhiều chị vừa đến cơ quan, chưa ngồi vào bàn làm việc thì đã vội vàng chui vào toa-loét để ỉa; buổi chiều, trước khi tan sở cũng phải ỉa một cái xong mới chịu về; buổi trưa ăn cơm xong cũng ỉa, rồi trong giờ làm, rảnh lúc nào là lại tranh thủ chui vào ỉa. Em lấy hai bịch giấy về, họ không còn giấy nữa thì sẽ không dám ỉa, sẽ bỏ được cái tật thích lợi dụng của công để tư lợi cá nhân ạ!
Vậy ra Sang không phải là người lấy cái quạt sưởi. Thế thì thủ phạm là ai nhỉ? Tôi suy nghĩ và quyết định cho gọi Trinh vào...
– Dạ! Anh gọi em ạ!...
– Cô có biết tôi ghét nhất là tính tắt mắt, ăn cắp vặt hay không?
Nghe tới đây, mặt Trinh cũng tái mét, giọng run run:
– Anh... anh đã biết rồi ạ?
– Phải! Bởi vậy, tốt nhất là cô nên thú nhận đi!
– Em xin lỗi! Nhưng em làm vậy cũng chỉ vì muốn cho mọi người trong phòng tập trung vào công việc hơn mà thôi.
– Cô nói gì? Tôi không hiểu! Tập trung vào công việc là sao? Thế cô đã lấy cái gì?
– Em lấy cái ấm siêu tốc ạ! Có cái ấm ấy, mấy anh trong phòng suốt ngày đun nước ngồi uống trà khề khà, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của phòng ta lắm ạ!
Vậy ra Trinh không phải là người lấy cái quạt sưởi. Thế thì thủ phạm là ai nhỉ? Tôi suy nghĩ và quyết định cho gọi Truyền vào...
– Dạ! Anh gọi em ạ!...
– Cậu có biết tôi ghét nhất là tính tắt mắt, ăn cắp vặt hay không?
Nghe tới đây, mặt Truyền tái mét, giọng run run:
– Anh... anh đã biết rồi ạ?
– Phải! Bởi vậy, tốt nhất là cậu nên thú nhận đi!
– Em xin lỗi! Nhưng em làm vậy cũng chỉ vì muốn cho môi trường làm việc của phòng ta được yên tĩnh và chuyên nghiệp hơn thôi ạ!
– Cậu nói gì? Tôi không hiểu! Yên tĩnh và chuyên nghiệp là sao? Thế cậu đã lấy cái gì?
– Em lấy bộ loa máy tính ạ! Có bộ loa ấy, mấy chị trong phòng suốt ngày mở nhạc, mở phim xem, ầm ĩ, ồn ào, nhức đầu lắm ạ!
Vậy ra Truyền không phải là người lấy cái quạt sưởi. Thế thì thủ phạm là ai nhỉ? Tôi quyết phải tìm ra bằng được.
Tối hôm đó, tôi có cuộc họp nên về muộn. Bước vào nhà, tôi thấy hai bịch giấy vệ sinh, một cái ấm siêu tốc, và bộ loa máy tính để trên bàn. Vợ tôi toan trình bày thì tôi đã ngắt lời:
– Anh biết rồi! Thế họ có nói gì không?
– Họ bảo họ không dám mang đến phòng vì sợ mọi người biết, nên họ mang đến đây gửi anh, tùy anh xử lý!
Tôi toan bước vào phòng thay quần áo thì chợt khựng lại, bởi tôi vừa nhìn thấy cái quạt sưởi. Đúng rồi, nó đúng là cái quạt sưởi của phòng tôi rồi!
– Ai? Ai mang cái quạt sưởi này đến đây vậy? – Tôi hỏi vợ bằng giọng ngạc nhiên pha chút bực bội.
– Anh mang chứ ai!
– Mang khi nào?
– Đêm qua!
– Vậy à! Sao anh không nhớ gì nhỉ?
– Lúc đó anh say mềm, lái xe được về đến cửa là anh gục xuống luôn, nên anh không nhớ cũng đúng thôi. Em thấy cái quạt sưởi này ở sau xe anh thì mang vào đấy chứ! Thế anh định xử lý mấy cái đồ này thế nào đây?
– Chắc phải để lại nhà mình dùng, chứ mang đến phòng làm việc, nhỡ lộ chuyện thì lại mất mặt mấy người họ. Tội lắm!
– Thế còn cái quạt sưởi?
– Mang thì mang cả, để lại thì cũng để cả, hơi đâu mà mang một cái đi!
Vậy là sau bữa cơm tối, bên chiếc quạt sưởi hồng rực ấm áp, trong tiếng nhạc du dương phát ra từ bộ loa máy tính, trên tay cầm chén trà xanh hảo hạng còn nóng hổi với mùi hương đặc trưng ngào ngạt được pha bằng nước đun sôi từ chiếc ấm siêu tốc, vợ gục đầu vào vai tôi thật tình cảm...
– Cái quạt sưởi này dùng thích phết anh nhỉ?
– Ừ! Cái ấm đun nước cũng nhanh, và loa nghe cũng hay nữa! Còn hai bịch giấy vệ sinh, em để đâu rồi?
– Em cất trong tủ, vì hôm trước đi siêu thị em cũng mới mua hơn chục bịch!
– Trời! Vậy biết bao giờ mới chùi hết?
– Gớm! Anh ăn như thế thì chỗ giấy vệ sinh ấy nhằm nhò gì! Toàn lo hão!
Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng tại:https:// hoặchttps://vno.mobi/truyen-cuoi-trao-phung/
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
ÔNG LANG CỨT
Đó là ông lang nổi tiếng nhất làng tôi. Nổi tiếng đến nỗi không chỉ dân trong làng, mà cả dân làng khác, rồi huyện khác, tỉnh khác cũng kéo đến nhờ ông khám bệnh cho. Trong khi các ông lang khác khám bệnh phải bắt mạch, đo nhịp thở, rồi xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu đủ trò, thì ông lang Cứt làng tôi lại khác: ông khám không cần phải xét nghiệm, cũng chả cần đo đạc hay sờ nắn. Vậy ông cần gì? Xin thưa: ông cần cứt. Bởi thế người ta gọi ông là ông lang Cứt, chứ thực ra thì tên thật của ông không phải là Cứt, mà là Phân.
Một nhà hiền triết của Tây phương cực lạc có một câu nói rất nổi tiếng rằng: "Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ cho anh biết anh là loại người nào". Không chịu kém cạnh, ông lang Cứt làng tôi cũng có một câu slogan viết trên tấm bảng gỗ, treo trước cổng, rằng: "Hãy cho tao xem cứt của mày, tao sẽ cho mày biết sức khỏe của mày ra sao".
Ông lang Cứt có cái tài là chỉ cần nhìn cứt thì có thể đoán biết được chủ nhân của bãi cứt đó đang bị bệnh gì, đồng thời chỉ ra cách chữa trị. Nghe qua thì thấy khó tin, nhưng thực ra là có cơ sở khoa học đàng hoàng. Thậm chí, nó còn đáng tin cậy hơn cả việc xét nghiệm máu hay nước tiểu ở một số bệnh viện – nơi mà người ta sử dụng những thiết bị, máy móc xét nghiệm vỏ Đức – ruột Tàu, nhập lậu, nguồn gốc không rõ ràng, và có chức năng giống như một chiếc máy photocopy: tức một kết quả xét nghiệm có thể in sao thành trăm bản và phát cho bệnh nhân.
Người đời có câu: "Bệnh vào từ mồm". Nghĩa là những thứ bạn ăn vào có thể là nguyên nhân gây bệnh cho bạn. Còn ông lang Cứt lại có câu: "Bệnh ra từ đít". Tức là nhìn vào những thứ chui ra từ đít bạn thì ông ấy có thể đoán ra bệnh. Hai câu này về ý tứ có vẻ khác nhau, nhưng bản chất thì vẫn thế, bởi cái thứ chui ra từ đít chẳng qua cũng vẫn là cái thứ đã bạn đã cho vào mồm, có khác chăng là nó đã trải qua quá trình nhai, nuốt, tiêu hóa, phân hủy và bài tiết mà thôi.
Ông lang Cứt đoán bệnh chủ yếu bằng thị giác (tức là dùng mắt để quan sát cứt), thỉnh thoảng ông mới dùng thính giác, và rất ít khi dùng vị giác. Ông lang Cứt nói rằng, trước giờ, người ta thường đánh giá thấp cứt, coi cứt là đồ bỏ đi, cứ cái gì xấu xa, tồi tệ thì đều ví là như cứt, đó thật sự là một điều bất công với cứt. Bởi theo ông, cứt là tấm gương phản chiếu rõ nhất tình trạng sức khỏe và bệnh lý của chủ nhân mình.
Tôi thỉnh thoảng cũng qua nhà ông lang Cứt chơi, xem ông chữa bệnh. Lần ấy, nhân lúc ông lang Cứt đang rảnh vì vắng khách, tôi lân la lại gần rồi hỏi ông:
– Cứt của một người khỏe mạnh bình thường thì cần phải đạt được những yếu tố gì ạ?
Ông nghe thì cất giọng đầy trầm ngâm:
– Nhiều lắm! Màu sắc, khối lượng, hình dạng, mùi vị. Cứt đẹp thì phải có màu vàng nhạt, giống màu bánh pizza, hoặc màu của sợi mì tôm chưa pha. Nếu có màu đỏ, cam, lục, lam, chàm hoặc tím thì đều không ổn, cần phải xem lại chế độ ăn uống. Về khối lượng thì nhiều hoặc ít quá đều không tốt, dao động ở khoảng từ một đến hai vốc tay là xinh nhất. Tương tự như vậy thì lỏng quá, rắn quá, hoặc thối quá, thơm quá cũng đều là dấu hiệu của bệnh lý. Cứ sền sệt, mềm mềm như kem dưỡng da, và mùi nồng nồng, thum thủm, ngai ngái như sầu riêng là chuẩn".
Cũng theo lời ông lang Cứt, muốn đoán bệnh chính xác thì tốt nhất là nên quan sát ngay khi cứt vừa chui ra, nếu bị để ngoài trời quá nửa tiếng thì cứt không còn giá trị nữa. Bởi thế, nhiều bệnh nhân lần đầu đến khám, không biết điều này nên toàn mang cứt sẵn từ nhà đi. Đến nơi, ông bắt họ vứt hết cứt cũ đi, ỉa cứt mới. Riêng cái chuyện vứt cứt cũng gây ra khá nhiều phiền toái, bởi có nhiều bệnh nhân vô ý, vô tứ lắm! Thay vì vứt cứt vào thùng rác, hoặc ra vườn, hoặc xuống ao, thì họ lai cứ nhằm sang nhà hàng xóm của ông mà vứt. Mấy chục năm làm cái nghề này, hiếm hoi lắm mới có một ngày ông không bị hàng xóm chửi.
Hồi đầu, ông còn cho bệnh nhân vào toa-loét nhà ông ỉa để lấy cứt, nhưng cũng vì nhiều bệnh nhân kém ý thức, ngồi xổm cả lên bệ xí, chùi xong vứt giấy bừa bãi, có người còn chùi bằng bìa các-tông làm tắc bồn cầu, thế nên về sau, ông bắt bệnh nhân ỉa ngoài sân hết. Không phân biệt lớn bé, già trẻ, gái trai, ai cũng giống ai, đều được phát cho một cái bô, rồi tụt quần, ngồi tô hô giữa sân. Vào những đợt cao điểm, đông khách, cái sân nhỏ của nhà ông nhiều lúc phải chứa tới vài chục người ngồi chen nhau ỉa, tiếng cãi cọ nhau hòng giành giật vị trí đẹp, rồi tiếng bủm bủm, phèn phẹt, bòm bọp vang lên rộn rã, nghe rất vui tai.
Cũng vì đông quá nên chuyện nhầm lẫn giữa bô của người này với bô của người kia là điều khó tránh khỏi. Đã có khá nhiều vụ xô xát, cãi cọ, thậm chí ẩu đả rất nghiêm trọng chỉ bởi ai cũng khăng khăng rằng cái bô đó là của mình. Nói thật, đánh nhau vì danh dự, vì tình yêu thì ở đâu cũng thấy, nhưng đánh nhau vì cục cứt thì chắc chỉ ở nhà ông lang Cứt mới có.
Đặc biệt, một hôm có khoảng gần hai chục nữ sinh trường múa – cô nào cũng mơn mởn, xinh tươi, chắc nghe danh ông mà từ trên thành phố đã lặn lội về tận nhà ông để khám. Ông cũng phát cho mỗi cô một bô, rồi bảo họ mang ra sân ngồi. Hình như mấy cô nữ sinh này vía tốt hay sao ấy, bởi từ lúc các cô ấy tới thì khách cũng kéo đến đông ngùn ngụt, đứng quây kín sân, kín vườn, ra đến tận ngõ, nhiều anh còn trèo cả lên cành cây ngồi. Mà lạ một điều là khách hôm đó toàn mấy thằng thanh niên choai choai. Ông lang Cứt thấy đông khách quá thì phấn khởi chạy ra chào mời, hướng dẫn họ xếp hàng đợi khám. Thế nhưng đương nhiên là ông lại phải tiu nghỉu quay vào, bởi mấy thằng đó khỏe như trâu, có bệnh tật gì đâu, chúng nó đến xem thôi chứ khám xét gì.
Câu chuyện của tôi và ông lang Cứt bị cắt ngang vì có khách tới khám. Vị khách này là một cậu thanh niên rất trẻ, gầy gò, đi chiếc xe đạp cũ kỹ và bẩn như xe thồ. Cậu ta rụt rè dựa xe vào góc sân, lấy cái bọc giấy báo được gói cẩn thận, treo lủng lẳng trên ghi-đông xe xuống rồi khúm núm tiến lại gần chỗ tôi và ông lang Cứt:
– Dạ! Con chào thầy ạ! Nhờ thầy khám giúp con!
Vừa nói, cậu thanh niên vừa lễ phép đưa cái bọc giấy báo ấy ra...
– Cái gì vậy? – Ông lang hỏi rồi nhìn chằm chằm vào bọc giấy.
– Dạ! Cứt ạ!
Nghe thế thì ông lang đã biết rằng cậu ta là người mới đến khám lần đầu. Ông thở dài, lắc đầu ngao ngán, bảo cậu thanh niên ném bọc cứt đi. Rồi ông vào nhà lấy cái bô đưa cho cậu ta. Ông vẩy vẩy tay ra sân, ý muốn bảo cậu ấy ra ngồi bô đi. Cậu thanh niên hiểu ý, mang bô ra giữa sân, tụt quần, ngồi thụp xuống, mặt đần thối. Xong việc, cậu ta nhanh chóng mang bô chạy lại đưa cho ông lang. Đón cái bô cứt từ tay cậu thanh niên, ông lang hỏi luôn:
– Cậu là sinh viên hả?
– Dạ vâng! Sao thầy hay vậy?
– Nhìn cứt là biết mà! Toàn mì tôm, không hề có một chút dấu hiệu nào của thịt hoặc rau cả! Thế cậu bị đau thế nào?
– Hình như con bị gút thầy ạ! Con đau khớp cổ tay! Và chỉ đau ở cổ tay trái. Cảm giác rất nhức và khó chịu!
– Cậu chưa có bạn gái đúng không?
– Dạ vâng!
– Gút cái con khỉ! Bệnh của cậu thì hầu hết những thằng sinh viên nghèo, không có người yêu, và không có tiền chơi gái đều rất dễ mắc phải. Cứ đợi khi cậu ra trường, đi làm, kiếm được người yêu, hoặc có tiền rủng rỉnh chơi gái, thì bệnh sẽ tự hết thôi. Đó là nói về lâu dài. Còn trước mắt, muốn cho tay trái đỡ đau, cậu nên tập chuyển sang quay bằng tay phải, điều đó là cần thiết để giúp giảm tải cho tay trái. Đồng thời, tránh lên mạng xem mấy cái phim bậy bạ, chịu khó rèn luyện thể dục thể thao, tham gia vào các hoạt động xã hội sẽ giúp đầu óc và tinh thần cậu trở nên trong sáng và lành mạnh hơn.
Cậu thanh niên nghe mà như nuốt từng lời của ông lang Cứt. Lúc cậu móc tiền định trả công thì ông lang Cứt gạt đi, ông bảo cầm tiền về mà mua thịt, mua rau ăn cho phân nó đẹp. Cậu thanh niên cảm ơn rối rít, rồi lọc cọc đạp xe về. Tôi cũng có việc phải đi, nên cũng xin phép chào từ biệt. Ông lang Cứt tiễn tôi ra ngõ, rồi bất chợt ông hỏi tôi:
– Cháu có muốn ông truyền nghề cho không? Ông già rồi, chẳng sống được mấy nữa, vậy mà vẫn chưa tìm được truyền nhân, nên ông rất sốt ruột. Ông hỏi nhiều đứa rồi, nhưng gặp phải toàn đứa sợ cứt, nên chẳng đứa nào chịu nhận lời!
Đương nhiên là tôi từ chối, vì tôi cũng rất sợ cứt. Tiện đây, cho tôi hỏi là có bạn nào không sợ cứt (hoặc bạn biết ai trong số bạn bè của bạn không sợ cứt) và muốn theo học nghề của ông lang Cứt thì liên hệ với tôi ngay nhé, tôi sẽ đưa bạn đến gặp ông ấy. Chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức giúp ông lang Cứt tìm được truyền nhân. Nếu để cho những kinh nghiệm khám chữa bệnh quý báu của ông lang Cứt bị thất truyền thì đó chính là tội ác, là lỗi của tôi, của bạn, và của tất cả chúng ta đó!
Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng tại: https:// hoặc https://vno.mobi/truyen-cuoi-trao-phung/
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
ẢO THUẬT GIA
Cái chợ huyện này thường ngày vắng vẻ và yên bình lắm, ấy vậy mà mấy hôm nay cứ xôn xao, ồn ã lạ thường. Hỏi ra mới biết là có một ảo thuật gia tên là Trát Phân (hay là Trát Phấn gì đó) đang biểu diễn miễn phí cho bà con xem tại chợ. Gọi là biểu diễn miễn phí nhưng sau mỗi tiết mục, ảo thuật gia này lại kêu gọi bà con mua bao cao su ủng hộ mình. Nói chính xác hơn, đây là một ảo thuật gia đường phố kiêm bán bao cao su dạo.
Sáng nay cũng thế, ngay tại khoảng sân giữa chợ – chỗ mà ảo thuật gia Trát Phân chọn làm nơi biểu diễn, tập trung rất nhiều người chen lấn. Các bà, các cô đi chợ thấy đông thì ai cũng tò mò ngó vào, thành ra đám đông ấy lại càng lúc càng đông. Ảo thuật gia Trát Phân hôm nay mặc chiếc áo sơ mi chấm bi, quần đùi màu ghi in hình Tom &Jerry nhìn rất menly. Anh đứng ra giữa đám đông, chổng mông cúi chào khán giả rồi cất giọng lạnh lùng:
– Thưa bà con! Thật vinh hạnh cho Trát Phân hôm nay được về đây diễn phục vụ bà con. Đầu tiên, Trát Phân xin mời bà con thưởng thức tiết mục ảo thuật đặc sắc mang tên: "Không mà có, có mà không".
Khán giả vỗ tay rầm rầm tán thưởng, còn ảo thuật gia thì từ từ mở hòm, lôi ra một tấm vải màu đen tuyền, to bằng cái chăn chiên. Ảo thuật gia cầm tấm vải múa may, nhảy nhót, giống như đang đấu bò tót, rồi bất ngờ ảo thuật gia ngồi thụp xuống đất, trùm tấm vải lên kín mít từ đầu đến chân. Không ai biết ảo thuật gia đang làm gì bên trong tấm vải, và cũng khó ai có thể đoán được điều gì sắp xảy ra...
Và rồi ảo thuật gia đứng bật dậy, hất tung tấm vải đen ra phía sau. Tất cả khán giả đều há hốc mồm kinh ngạc: từ một nền đất phẳng lì, trống trơn, không có gì, vậy mà chỉ sau vài ba phút ảo thuật gia của chúng ta ngồi trùm chăn hì hụi, thì bây giờ, trên nền đất phẳng ấy bỗng xuất hiện một bãi phân to tướng, đầy ụ, phần dưới màu vàng tươi, phần ngọn màu đậm hơn chút xíu, nâu nâu cánh gián, nhìn như bánh rán. Thế nhưng, khi mà sự kinh ngạc của khán giả còn chưa hết thì lại thấy ảo thuật gia nhặt tấm vải đen lên rồi chạy lại chỗ bãi phân ngồi thụp xuống, trùm tấm vải kín mít từ đầu đến chân, và tất nhiên là trùm kín cả bãi phân.
Khán giả lại một lần nữa tò mò vì không biết ảo thuật gia đang làm gì với bãi phân bên trong tấm vải, để rồi khi ảo thuật gia đứng bật dậy và hất tung tấm vải ra phía sau thì tất cả mới vỡ òa vì bãi phân đã biến mất.
Từng tràng pháo tay dậy lên giòn tan không ngớt. Ảo thuật gia cúi đầu đáp lễ khán giả, rồi từ từ lại gần chỗ cái hòm đồ nghề, cầm chai lavie, ngửa cổ, đổ vào mồm, súc miệng sòng sọc, sau đó lấy giấy ăn lau quanh miệng cho thơm tho. Xong xuôi, ảo thuật gia mới lại tiến ra trước khán giả:
– Thưa bà con! Vừa rồi là tiết mục: "Không mà có, có mà không". Còn bây giờ, mời bà con tiếp tục thưởng thức tiết mục mang tên: "Lực hút huyền bí". Để thực hiện tiết mục này, Trát Phân xin phép được mượn một cái nón của một vị khán giả bất kì, đồng thời xin mời một khán giả lên đây để tham gia diễn hỗ trợ cùng Trát Phân.
Người mà ảo thuật gia chọn để diễn hỗ trợ mình là một em gái khoảng 16 tuổi, da trắng nõn, ngực căng tròn, mặc chiếc áo hai dây mỏng viền ren, gương mặt rất hiền, nụ cười e thẹn, quần soóc ngắn đến tận bẹn.
Ảo thuật gia yêu cầu em gái ấy đứng đối diện với mình, cách khoảng tầm 1 mét, rồi ảo thuật gia cầm cái nón úp vào phần bụng phía dưới cạp quần của mình, xong quay sang nói với em gái
– Em cúi thấp người xuống! Thế! Đúng rồi! Uốn éo đi, giống như múa cột ấy! Đúng rồi! Kéo cổ áo xuống trễ hơn đi! Rồi! Đúng rồi...
Khán giả còn đang băn khoăn chưa hiểu cái trò này là thế nào thì bỗng ảo thuật gia đứng thẳng người, hai tay của ảo thuật gia từ từ buông cái nón ra. Và điều kỳ lạ đã xuất hiện: dù không hề có bàn tay nào cầm giữ, cũng không hề có sợi dây nào néo buộc, nhưng chiếc nón vẫn dính chặt vào người của ảo thuật gia giống như đang bị một lực hút vô hình nào hút vào vậy.
Những tiếng vỗ tay, hú hét đầy phấn khích lại dậy lên ồn ã, vang động cả khu chợ. Nhân lúc khán giả đang hào hứng, ảo thuật gia nhanh chóng mở hòm, lôi ra một túi ni-lông đựng đầy bao cao su bên trong rồi lần lượt đi vòng quanh chào mời.
Người đời kể cũng bạc: vừa mới vỗ tay ủng hộ rào rào, tràn đầy ngưỡng mộ yêu mến là thế, ấy nhưng khi ảo thuật gia cầm cái túi bao cao su đến tận nơi mời mua thì đứa nào đứa nấy cứ tỉnh bơ, mặt ra vẻ ngu ngơ, thờ ơ, nhìn ngó vu vơ, như thể chưa từng quen biết. Đi hết một vòng mà ảo thuật gia của chúng ta bán được có hai cái bao. Trớ trêu hơn khi mà hai vị khách mua bao lại là hai đứa con nít, chắc đang học mẫu giáo, chúng nó mua xong thì xé luôn vỏ, lấy bao ra thổi bóng bay.
Có vẻ như đã quá quen với chuyện này, thế nên ảo thuật gia của chúng ta vẫn cất giọng bình thản...
– Thưa bà con! Bao cao su mà Trát Phân bán cho bà con hôm nay không phải là bao cao su thường đâu, mà nó là bao cao su siêu bền, có thể chịu đựng được cả sự ăn mòn của axit. Nếu không tin, mời bà con xem màn trình diễn sau đây.
Dứt lời, ảo thuật gia mở hòm, lôi ra một lọ dung dịch axit rồi rót đầy axit đó vào một cái chén. Sau đó ảo thuật gia nhặt ra 5 cái bao cao su và gọi một khán giả lên lấy kim chọc thủng một bao bất kì rồi tráo đổi vị trí của các bao. Xong xuôi, ảo thuật gia đứng ra trước khán giả, vẫn với giọng bình thản:
– Thưa bà con! Đây là 5 cái bao cao su, trong đó có một bao đã bị chọc kim. Vì thứ tự đã bị tráo đổi và vết chọc rất nhỏ nên Trát Phân đương nhiên không thể biết được đâu là cái bao đã bị chọc. Bây giờ, Trát Phân sẽ thực hiện một trò rất nguy hiểm đó là đeo bao và nhúng vào chén axit.
Khán giả ồ lên đầy phần khích, nhưng cũng không ít người tỏ ra hoang mang, lo lắng cho phần trình diễn của ảo thuật gia, bởi nếu chẳng may đeo nhầm vào cái bao đã bị chọc kim thì hậu quả sẽ thật khủng khiếp, nhất là khi ảo thuật gia của chúng ta còn rất trẻ và vẫn chưa có con trai nối dõi.
Mặc những ánh mắt lo lắng, hoang mang, ảo thuật gia vẫn tự tin bước lên, lấy một cái bao rồi nhẹ nhàng đeo vào rồi từ từ nhúng ngập vào trong chén axit... "Bao thứ nhất an toàn!". Nghe tiếng hô của ảo thuật gia, tất cả đều thở phào nhẹ nhõm. "Bao thứ hai an toàn!". Mọi người lại thở phào. Nhưng đến bao thứ ba, hình như có gì đó không ổn. Bởi khi mới chỉ nhúng được phần đầu vào chén axit thì người ta đã thấy mặt của ảo thuật gia biến sắc, rồi ảo thuật gia vội vã lột phăng cái bao ra vứt đi, phần đầu bị tiếp xúc với axit có vẻ như đang bị bỏng và chuyển sang màu trắng bệch...
– Có sự cố rồi! Đeo nhầm bao thủng rồi!
Khán giả nhao nhao, và buổi biểu diễn lập tức kết thúc. Ảo thuật gia được đưa ngay tới bệnh viện để tiến hành kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ kết luận rằng ảo thuật gia chỉ bị bỏng nhẹ ở phần quy đầu.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng Trát Phân đã giả vờ nhầm lẫn để tạo xì-căng-đan đánh lừa khán giả hòng gây sự chú ý. Thậm chí, một ảo thuật gia rất nổi tiếng trong liên đoàn xiếc Việt Nam đã khẳng định rằng đây là một chiêu trò, bởi với một người có kinh nghiệm về ảo thuật như Trát Phân thì việc phân biệt giữa bao thủng và bao không thủng là cực kỳ dễ dàng. Với bao chưa bị chọc thì khi đeo vào sẽ có một phần không khí bị giữ lại khiến cho phần nhọn ở đầu bao phình to lên; với bao đã bị chọc kim thì tất nhiên phần không khí đó sẽ thoát được ra ngoài làm cho đầu bao xẹp lép. Cái này thì một người bình thường cũng nhận ra được chứ chưa nói gì đến một ảo thuật gia chuyên nghiệp như Trát Phân. Bởi thế chuyện nhúng nhầm bao thủng vào axit là điều không thể.
Có vẻ như sức ép và sự bất bình của dự luận đã khiến Trát Phân mệt mỏi, thế nên khi được các nhà báo hỏi rằng: "Sau khi xuất viện, liệu có tiếp tục đi bán bao cao su dạo?", thì Trát Phân chỉ trả lời bằng một câu ngắn gọn: "Trong đầu em bây giờ chỉ nghĩ đến biên giới thôi".
Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng tại:https:// hoặchttps://vno.mobi/truyen-cuoi-trao-phung/
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
NỔI TIẾNG CÓ KHÓ?
Trong những năm chiến tranh, và thậm chí là cả những thập niên cuối 80 – đầu 90, phương tiện truyền thông chủ yếu mà người dân ta có thể tiếp cận đó là radio. Dù hồi đó tôi còn rất nhỏ, nhưng qua chiếc radio bán dẫn, tôi vẫn nhớ là mình đã được nghe những ca khúc cách mạng do các bác Quang Thọ, Quang Lý, rồi chú Trung Đức, cô Thu Hiền thể hiện. Đó cũng chính là thế hệ những người nổi tiếng đầu tiên mà tôi biết.
Sau đấy thì tivi, rồi đầu video lác đác xuất hiện, và trở nên phổ biến từ những năm cuối 90 cùng với những chương trình, những băng video ca nhạc như Làn Sóng Xanh, Mưa Bụi... Đó là lúc những tên tuổi nghệ sĩ như Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Bằng Kiều, Lam Trường, Phương Thanh, Ngọc Sơn, Minh Thuận, Hồng Vân, Thành Lộc, Minh Nhí nổi lên.
Tài năng xuất chúng của những cái tên tôi vừa nêu là điều không phải bàn cãi. Và việc họ nổi tiếng là tất lẽ dĩ ngẫu, là hữu xạ tự nhiên hương, là điều đương nhiên phải thế. Bởi "Dưới ánh mặt trời, mọi thứ đều sáng tỏ". Họ nổi tiếng vì đơn giản là họ quá tài năng: Đó là chân lý!
Thế có nghĩa là: để được nổi tiếng rất khó, và bắt buộc phải có tài năng? Đúng! Nhưng chỉ là trước đây, là những năm 1990 – 2000 thôi, chứ còn với thời đại bây giờ – thời đại bùng nổ của Facebook và mạng xã hội, thì điều đó không còn đúng nữa. Giờ, người ta có thể nổi tiếng mà không cần tài năng.
Nếu không cần tài năng thì cần gì? Chả cần gì sất! Là gái, bạn chỉ cần ăn mặc, trang điểm thật mát mẻ, sành điệu rồi ra đường bán bánh tráng trộn, bán trà đá; nếu ngại ra đường thì bạn có thể ở nhà, cởi coóc-sê ra, thả rông, rồi đứng trước máy quay tự sướng, uốn ngực, lắc mông, sau đó post lên mạng là xong. Nếu là trai, bạn hãy tụt quần khoe sịp vàng hoặc ngồi trước webcam, mở nhạc karaoke lên mà hát rồi quay clip lại, up lên Phây. Chú ý, không được phép hát hay, phải hát thật chênh, thật phô, vì người hát hay bây giờ nhiều quá, khán giả chán rồi, họ thích nghe chênh phô hơn.
Ở xóm tôi có ông tên là Nghèo, gia cảnh nhà ông nó hệt như cái tên ông vậy. Một hôm ông đi cày về thì thấy rất đông bà con đứng trước cửa nhà ông hỏi vay tiền. Ông bảo họ rằng nhà ông gạo còn chả đủ ăn, tiền đâu ra mà cho vay. Nhưng họ không tin, họ bảo rằng ông đừng giả nghèo giả khổ nữa, thằng con trai ông – là thằng Hèn, nó đã lên mạng nói hết sự thật rồi, rằng nhà ông là đại gia, là dòng dõi danh gia vọng tộc, tiền nhiều đủ để đốt cháy cả làng này.
Ông Nghèo bực quá mới gọi điện cho thằng con trai rồi quát mắng om sòm:
– Hèn ơi là Hèn! Tại sao mày lại nói phét trắng trợn vậy hả con? Mày không sợ bị thiên hạ họ chửi vào mặt mày, chửi vào mặt bố mày sao?
– Bố yên tâm! Họ càng chửi con càng thích, và càng nhiều người vào facebook của con để chửi thì con càng kiếm được nhiều tiền quảng cáo, càng bán được nhiều quần áo. Mai con sẽ gửi cho bố mấy chục triệu mà tiêu, khỏi phải đi làm vất vả, cứ ở nhà nghỉ ngơi mà nghe chửi! Với lại từ giờ con đổi tên rồi bố nhé, không dùng tên cũ nữa đâu!
– Tên mới của mày là gì?
– Kenny Hèn!
Ấy thế mà hôm sau, thằng con ông gửi về cho ông mấy chục triệu thật. Ông vui và phấn khởi lắm! Vui là phải! Có người bố nào mà lại không vui khi thấy con trai mình thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Còn việc nó bị chửi thì có sao đâu, chửi là nhu cầu chính đáng của cư dân mạng mà, thằng con ông giúp họ thỏa mãn nhu cầu, âu cũng là việc tốt. Thậm chí nhiều hôm vào facebook của con, thấy số người chửi rủa con mình tự nhiên ít đi, ông đâm lo lắng, và phải lập tức gọi điện cho nó hỏi han:
– Độ này mày làm gì mà để cho người ta chửi ít vậy hả?
– Bố yên tâm! Con đang chuẩn bị tung ra một phát ngôn sốc nữa! Họ sẽ lại bu vào chửi con thôi!
– Ừ! Mong là thế! Cầu trời phù hộ cho mày ngày càng được nhiều người bu vào chửi rủa!
Như đã nói ở trên, nếu những Thanh Lam, Mỹ Linh, Bằng Kiều, nhờ tài năng xuất chúng, nhờ sự nỗ lực hết mình của bản thân mà trở nên nổi tiếng, được gọi là hiển nhiên, là chân lý, vậy thì những kẻ như Kenny Hèn, nhờ những hở mông, hở ngực, nhờ những clip hát hò ngang phè như lợn sề rống đực, nhờ những phát ngôn kệch cỡm, lố bịch như những kẻ đang có vấn đề về thần kinh mà cũng trở nên nổi tiếng thì được gọi là gì? Gọi là gì tôi không biết, nhưng chắc chắn nó đi ngược lại với lẽ tự nhiên, đi ngược lại chân lý, và làm đảo lộn nhiều giá trị.
Đáng ngại hơn, không ít kẻ trong số những kẻ đang đi ngược lại với lẽ tự nhiên ấy lại được sự o bế của giới truyền thông, được ký hợp đồng đóng phim, quay clip, thậm chí được mời lên trò chuyện, phỏng vấn trên một kênh truyền hình chính thống và uy tín bậc nhất. Đó chẳng phải là đang cổ xúy cho những trò lố bịch, bệnh hoạn ấy ngày càng bành trướng, và vô tình khuyến khích giới trẻ học đòi và làm theo hay sao?
Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng tại: hoặc
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
TRĂN TRỐI
Tôi đang vô cùng hoang mang và lo lắng bởi sáng hôm qua tôi nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ với nội dung nồng nặc tính chất đe dọa: "Em có thai rồi! Anh hãy thể hiện rằng anh là một thằng đàn ông có trách nhiệm. Nếu không, cuối tuần này em sẽ đến tận nhà anh để gặp vợ anh!".
Mà tôi cũng không chắc đó có phải là số lạ không nữa, vì tôi vừa bị mất điện thoại, phải làm lại sim, các số liên lạc trong danh bạ cũng mất luôn. Nếu biết chắc đây là số ngoài danh bạ thì tôi sẽ xóa tin nhắn ngay mà không mảy may bận tâm. Nhưng nếu nó là số trong danh bạ thì sao? Và nếu cô gái gửi tin nhắn cho tôi ấy không hăm dọa mà sẽ làm thật thì sao?
Lúc đầu, tôi nghĩ đó là Trinh, nhưng không thể, bởi tôi nhớ có lần Trinh nói với tôi rằng Trinh đã đặt vòng. Trinh bảo rằng Trinh mới là sinh viên năm thứ nhất, thời gian còn rất dài nên đặt vòng vừa tiết kiệm, vừa an toàn, sẽ giúp Trinh yên tâm hơn mà tập trung vào học tập.
Tôi lại nghĩ đến Thảo, nhưng cũng không thể, bởi lần nào gần nhau Thảo cũng đòi dùng bao. Thảo bảo rằng phải khó khăn lắm Thảo mới xin được vào làm giáo viên hợp đồng, nếu để có thai thì nhà trường sẽ đuổi việc luôn.
Và rồi tôi nghĩ đến Tưng, nhưng Tưng thì lại càng không, bởi Tưng đã bị teo buồng trứng và viêm thành tử cung, hậu quả của việc nạo hút thai tưng bừng từ hồi còn học phổ thông nên khả năng mang thai gần như bằng không.
Cuối cùng, sau khi đã loại hết tất cả những trường hợp không thể, thì chỉ còn lại hai người là Bưởi và Tình. Bưởi có một tật rất xấu là lúc giao cấu thường cho tay xuống cầm đầu bao để cấu. Tình thì lại có tính hay quên, thuốc tránh thai bác sĩ dặn là mỗi ngày uống một viên, nhưng vì quên nên có khi hai ba tuần liền không uống, đến khi uống thì lại uống cả một vốc tay, phải đến gần hai chục viên, bảo rằng uống bù cho những hôm quên.
Điều tôi băn khoăn bây giờ đó là không biết Bưởi (hoặc Tình) muốn gì ở tôi? Muốn tôi cho tiền đi phá thai, hay muốn tôi phải bỏ vợ để cưới cô ấy, để làm bố đứa bé? Tôi hoang mang lắm! Thế rồi tôi lấy hết can đảm, run run cầm điện thoại lên nhắn tin:
– "Em muon gi? Buoi phai ko?"
Lập tức có tin nhắn trả lời:
– "Em không phải là Bưởi, em là Tình, Lâm Tình đây! Anh quên rồi sao?"
– "A! Lam tinh a? Lam tinh thi lam sao ma quen duoc. Bay gio em muon gi? Noi luon di!"
– "Sao anh căng thẳng thế? Anh nên nhớ là Lâm Tình đang mang thai đứa con của anh đấy! Anh muốn cãi lộn à? Lâm Tình có thể đến tận nhà anh để cãi lộn đấy!"
– "Khong! Anh chan cai lon lam roi! Cai lon luc nay chi lam anh met moi them ma thoi!".
– "Biết điều vậy là tốt! Tự nhiên Lâm Tình thèm ăn lòng lợn tiết canh quá! Anh đến đưa Lâm Tình đi ăn rồi mình nói chuyện cụ thể nhé?".
– "Ok! Vay bay gio lam tinh o dau?".
– "Ở trường em!".
– "Ok! Cu o truong doi anh! Anh se den gap lam tinh ngay, nhung anh khong an long lon dau, anh chi hup tiet canh thoi".
Vậy là tôi lập tức lấy xe phi đến trường để đón Lâm Tình. Nhưng chưa kịp dắt xe ra khỏi cửa thì vợ tôi đã gọi giật lại:
– Anh đi đâu đấy?
– À!.. Anh đi gặp đối tác tí! – Tôi trả lời ấp úng.
– Ủa? Em tưởng anh đi ăn tiết canh? Ăn tiết canh thì không phải đi xa vậy đâu, ở nhà cũng có tiết canh cho anh ăn mà!
Dứt lời, vợ cầm cái guốc lao đến vả tới tấp vào mặt, vào mồm tôi, tiết canh từ mũi, từ mõm tôi tuôn ra xối xả. Vừa vả, vợ vừa dí cái điện thoại của vợ vào mặt tôi. Lúc này tôi mới biết rằng người vừa nhắn tin với tôi không phải là Bưởi, chẳng phải là Tình, mà là vợ. Tôi đã bị vợ lừa một cú đau điếng.
Vợ vẫn tiếp tục vả, mắt tôi hoa lên, tai tôi ù đi, tôi không biết liệu mình có sống sót được sau trận đòn này không, vì thế, trước khi quá muộn, tôi có vài lời muốn nhắn nhủ (cũng có thể gọi là những lời trăn trối nếu hôm nay tôi bị vợ đánh chết) đến những người đàn ông rằng: muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình thì đừng bao giờ nhắn tin với gái lạ nếu bạn chưa chắc chắn rằng đó không phải là vợ mình; và hãy copy một danh bạ điện thoại dự phòng, để dù là khi có bị mất máy, mất sim thì kẻ xấu vẫn không thể lợi dụng cơ hội đó mà hãm hại ta được! Chúc vợ chồng các bạn luôn hạnh phúc!
Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng tại: hoặc
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
CHUYỆN TÌNH CÔ CÔ – DƯƠNG QUÁ
Đang là giữa mùa đông nên khu rừng chìm trong âm u, lạnh lẽo. Từng bông tuyết nhỏ li ti bị những con gió cắt da cắt thịt thổi bay liêu xiêu trong không trung, bậu chi chít trên những tán lá rừng xám ngoét vì giá rét. Thời tiết kiểu này thì chỉ nằm đắp chăn, quắp chân là sướng nhất. Ấy vậy mà vẫn có một võ khách cụt tay đeo kiếm bên nách nhìn rất oách đang bước đi cà nhách trên con đường mòn trơn trượt dẫn vào rừng: Hắn chính là Dương Quá!
Dương Quá tên thật là Dương To Quá, nhưng nếu để cái tên ấy mà hành tẩu giang hồ thì dễ bị đám nương nữ đa dâm quấy rối, làm phiền; dễ bị đám thất phu hèn nhân yếu sinh lý ghen ghét, đố kỵ, thành ra hắn phải rút ngắn tên lại, thành Dương Quá.
Gần chục năm rồi hắn không đi trên con đường này, không về lại khu rừng này, nhưng từng gốc cây, từng bụi cỏ, từng khúc cua, từng quãng lồi lõm, gồ ghề hắn vẫn thuộc như lòng bàn tay, bởi đơn giản đây là nơi hắn đã có những tháng ngày đắm say bên Cô Cô – một tuyệt sắc giai nhân đủ sức khiến tất cả những gã đàn ông thực thụ mất khả năng tự chủ và tăng khả năng vào tù.
Tới ngã ba, Dương Quá rẽ xuống một con dốc nhỏ, hai bên cỏ mọc mượt mà. Con dốc đưa hắn tới một hang đá với cửa hang phủ lòa xòa những bụi dây rau má. Lá rau má ở đây to quá, phải xấp xỉ bằng cái bánh đa, nghe giang hồ đồn là được lấy giống từ Thanh Hóa. Cửa hang đóng im ỉm, và sử dụng hệ thống khóa điện tử, muốn mở được cửa thì phải nhập mật mã. Dương Quá mỉm cười! Cái gì thì hắn quên, chứ mật mã để mở cửa hang này thì hắn không bao giờ quên được: 2412-609-9-69. Trong đó, 2412 tức là 24 tháng 12 – ngày mà Cô Cô mượn cớ muốn đi chơi Noel rồi gạ gẫm hắn đi cùng; 609 là số phòng mà đêm đó Cô Cô và hắn đã thuê để luyện công; 9 là số lượng bao cao su cả hai đã sử dụng; còn 69 là chiêu thức mà Cô Cô yêu thích nhất.
Dương Quá nhẩm lại mật mã cho thật chính xác rồi toan bấm số mở cửa. Nhưng mới chỉ kịp đưa tay lên, hắn đã giật bắn mình bởi tiếng quát đanh thép ngay sau lưng:
– Dừng tay! Ai cho ngươi tự tiện vào hang?
Dương Quá nghe vậy lập tức quay lại. Thì ra, người vừa lớn tiếng là Doãn Chí Bình, đệ tử đời chót của phái Toàn Chân Dài. Đây chính là kẻ đã hiếp dâm Cô Cô, dù sau khi được đưa đi kiểm tra thì Cô Cô vẫn còn màng trinh. Một cán bộ điều tra nói: "Trong quá trình hiếp dâm, hung thủ chỉ vừa mới nằm lên người nạn nhân thì đã xuất tinh nên màng trinh vẫn còn nguyên. Nhưng hành vi này cũng cấu thành tội hiếp dâm". Và sau đó Doãn Chí Bình bị đi tù, vậy tại sao giờ hắn vẫn dám vác mặt đến đây nhỉ? Dương Quá còn đang mải thắc mắc băn khoăn thì đã lại nghe Doãn Chí Bình gằn giọng:
– Ta hỏi ngươi là ai? Sao dám mở cửa hang?
Dương Quá đưa tay ra trước mặt từ tốn hành lễ rồi chầm chậm cất lời:
– Tại hạ là Dương Quá! Còn cái hang này là nơi mà cách đây gần chục năm tại hạ và Cô Cô đã có những tháng ngày quấn quýt mặn nồng: sớm thi họa cầm kỳ, chiều xơi hoa thưởng nhụy, đêm đến thì làm bao chuyện dâm ô đồi trụy.
– Vậy ra ngươi là Thần Điêu Đại Bịp sao?
– Chuẩn rồi ạ!
– Thần điêu mà sao không thấy chim? Chim của ngươi đâu?
– Đây! Chim đây!
– Không! Không phải chim đấy! Ý ta muốn hỏi con chim điêu hay đậu trên vai ngươi cơ!
– À! Con chim đấy bị cảm lạnh, sổ mũi nhiều quá nên kiệt sức chết rồi! Thế còn quan nhân? Tại sao không ở tù mà lại tới đây?
– Ta đi tù có vài năm thôi, cũng may là chưa kịp cho vào nên bị án nhẹ! Kể từ khi ra tù thì ta đã chuyển về hang đá này sống thử với Cô Cô. Ta và Cô Cô đang hạnh phúc, bởi vậy ta nghĩ ngươi không nên quay lại đây thì tốt hơn!
Dương Quá nghe vậy thì ngửa mặt lên trời cười ha hả rồi đột nhiên cau mày, nghiến răng nhả từng lời hằn học:
– Hoang đường! Hang đá này giống như nhà của ta, ngươi là cái thá gì mà cấm ta trở lại?
– Một cối không thể có hai chày! Vậy thì hôm nay, ta với ngươi sẽ quyết đấu một trận, kẻ nào thua phải lập tức xách ba lô lên và đi khỏi đây. Ngươi dám không?
– Được! Ta cũng rất muốn xem tài cán của ngươi tới đâu!
Doãn Chí Bình lập tức rút gươm ra múa loang loáng, lưỡi gươm chém vào không khí vù vù, phừn phựt, bụi dưới đất bay mịt mù, lá trên cây rơi lả tả, đẹp như trong phim kiếm hiệp. Thấy Doãn Chí Bình cứ múa may mãi mà không ra đòn, Dương Quá đâm ra sốt ruột:
– Nhào zô đi ông, lâu thế?
– Phải khởi động đã chứ! Võ thuật cũng giống như bóng đá và bơi lội, trước khi vào trận cần phải làm nóng cơ thể từ từ, nếu không rất dễ bị căng cơ, chuột rút dẫn đến chấn thương. Ta khuyên ngươi cũng nên lấy kiếm ra khởi động một chút đi!
– Khỏi! Ta đánh tay bo được rồi! Cắt bao quy đầu đâu cần dùng dao mổ trâu!
Bị Dương Quá chọc giận, Doãn Chí Bình liền vung gươm xông tới. Lưỡi gươm oằn mình rung lên bần bật và xé gió rin rít lao đi. Dương Quá rất nhanh lùi lại một bước, đồng thời khẽ xoay người khiến mũi gươm đi sượt qua vai. Sau cú đâm hụt, Doãn Chí Bình bị lỡ đà và hơi chúi về phía trước. Nhanh như cắt, Dương Quá luồn tay vào bụng của đối thủ nhấc bổng lên, xoay mấy vòng trên không trung rồi đập mạnh xuống đất nghe cái "bịch". Có vẻ như Dương Quá đã nương tay khi chọn bộ phận tiếp đất là mông, chứ nếu là đầu thì chắc chắn Doãn Chí Bình đã gẫy cổ. Dù vậy, Doãn Chí Bình vẫn chưa gượng dậy nổi, hắn cứ nằm quằn quại trên mặt đất, một tay sờ mông, một tay ôm súng đau đớn, xuýt xoa. Rồi hắn nghển cổ lên nhìn Dương Quá, mặt nhăn nhó, mồm mấp máy, giọng run run:
– Chiêu thức ngươi vừa dùng thuộc môn phái nào vậy? Ta chưa thấy bao giờ!
– Đó là chiêu Giáng Mông Dập Nát Củ, chỉ những đệ tử ruột của phái Quất Lâm Tự mới lĩnh hội được nó thôi. Sao? Ngươi đã phục chưa? Còn không mau cút khỏi đây?
Dương Quá vừa dứt lời thì đột nhiên Doãn Chí Bình bật dậy, lộn mấy vòng lại phía sau và lập tức xuống tấn. Mắt hắn đỏ ngàu những tia máu loằng ngoằng, miệng gằn từng tiếng:
– Ngươi nghĩ Doãn Chí Bình này là kẻ dễ thua cuộc vậy sao? Đừng hòng! Hãy đỡ tuyệt chiêu Nhất Dương Vật của ta!
Tức thì Doãn Chí Bình nhún chân bật mạnh lên không trung. Hắn lộn nhào mấy vòng rồi dạng chân lao về phía Dương Quá. Bỗng Dương Quá nghe cái "rầm", cửa hang đá mở toang và bóng một người con gái áo trắng thướt tha bay vụt ra. Đó chính là Cô Cô. Thấy Dương Quá đang gặp nguy, Cô Cô vội vã hét lên:
– Quá nhi cẩn thận! Tuyệt chiêu Nhất Dương Vật của hắn lợi hại lắm đó! Nếu bị trúng đòn, người Quá nhi sẽ mềm nhũn, mê dại, rên la, quằn quại! Ta bị trúng đòn này của hắn nhiều lần rồi nên ta biết!
Về phía Dương Quá, không hiểu sao từ lúc nhìn thấy Cô Cô, hắn cứ ngây ra như người mất hồn. Ngay cả khi Doãn Chí Bình đã lao tới và áp sát rất gần thì hắn vẫn đứng im bất động, không hề thủ thế chống cự. Vậy là "Hự" – Dương Quá lãnh trọn độc chiêu Nhất Dương Vật của đối thủ vào giữa hậu môn. Chưởng lực quá mạnh khiến Dương Quá văng đi một đoạn khá xa rồi đập vào vách đá, gục xuống như một cây chuối, máu từ mũi, từ miệng hắn cứ vậy ộc ra...
Cô Cô gào khóc như điên loạn chạy tới ôm ghì Dương Quá vào lòng. Dương Quá lúc này mắt đã lờ đờ, hơi thở nặng nhọc, môi mấp máy, thều thào:
– Cô Cô ơi! Năm 2006, Cô Cô xinh đẹp vô cùng, tại sao năm nay gặp lại, Cô Cô lại tệ hại thế này?
– Cô Cô năm 2006 là Lưu Diệc Phi đóng, còn ta là Cô Cô phiên bản 2014 mà!
– Phiên bản nào thì Cô Cô vẫn phải xinh đẹp ngất ngây, chứ sao Cô Cô lại giống như cô hồn thế này được! Đã vậy còn để tóc trông như hai cái đùi gà nữa!
– Ta biết là kiểu tóc đùi gà của ta chẳng ra làm sao! Nhưng vì ta đã ký hợp đồng là đại sứ thương hiệu độc quyền của KFC nên phải để tóc như vậy thôi!
– Vừa rồi, lúc Cô Cô chưa xuất hiện, ta đã trót nhận lời quyết đấu với Doãn Chí Bình, ai thắng sẽ được sống với Cô Cô. Nên khi nhìn thấy Cô Cô từ trong hang phi ra, ta đã quyết định sẽ đứng im chịu đòn, ta thà bị đánh chết còn hơn! Cảm ơn Cô Cô đã lao ra đúng lúc, chứ nếu Cô Cô ra muộn một tí thì ta đã thành kẻ chiến thắng mất rồi!
Máu từ miệng Dương Quá vẫn rỉ ra, hơi thở và giọng nói của hắn cũng yếu dần. Cô Cô thì vẫn khóc lặng, bờ vai run run, nức nở:
– Quá nhi ơi! Chúng ta cách biệt gần mười năm trời, ai ngờ ngày gặp lại cũng là ngày âm dương ly biệt! Ta muốn được nghe giọng hát của Quá nhi lần cuối, giọng hát mà suốt gần mười năm qua chưa một ngày nào ta thôi mong nhớ! Được không Quá nhi?
Dương Quá lúc này cổ đã ngoẹo hẳn sang một bên, nhưng vẫn cố gắng há mồm cất giọng phều phào...
– Xin hãy là Cô của ngày hôm qua! Ú U Ú Ù!...Xin hãy để Quá một mình nơi đây! Ú Ù Ú U. Thà rằng là chết vẫn còn vui hơn! Ú U Ú Ù!!!
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
SẾP NHẬT
Công ty tôi vừa có một tên người Nhật sang làm dự án trong khoảng 3 tháng, và tôi được giao nhiệm vụ lái xe cho hắn. Lâu nay toàn lái xe cho các sếp Việt Nam, giờ lần đầu tiên được lái cho sếp Nhật nên tôi thấy hứng thú lắm! Tôi tức tốc ra vỉa hè mua quyển sách "Tự học tiếng Nhật cấp tốc" về để nghiên cứu. "Mình lái xe cho sếp Nhật thì cũng phải biết vài ba câu giao tiếp tiếng Nhật chứ!". Từ khi mua sách về, tôi nghiên cứu và tự học rất miệt mài, gần như không lúc nào tôi rời quyển sách (chỉ trừ lúc ăn cơm, lúc tắm, lúc ngủ, lúc xem tivi, lúc đi chơi và đi làm).
Bởi thế, hôm gặp sếp Nhật tôi tự tin lắm, chủ động bắt tay rất thân thiện và chào hỏi cực kỳ trôi chảy bằng tiếng Nhật:
– Mi đua ku ra, ta xoa ku mi!
Có vẻ như tên Nhật đó không hiểu tôi nói gì thì phải, hắn lắc đầu ngơ ngác rồi hỏi lại:
– Xoa ku ta chi? Ngu chi cho xoa, xa ku ta ra, xoa ku mi đi!
Tất nhiên là tôi cũng không hiểu hắn nói gì, vậy nên cuối cùng cả hai quyết định sử dụng tiếng Anh, dù rằng trình độ tiếng Anh của tôi và hắn cũng bập bẹ ngang nhau, nhưng may là vẫn đủ để đoán được ý mà đối phương đang muốn diễn đạt.
Một điều khá thú vị đó là tên sếp Nhật này lại nói được vài câu tiếng Việt, không phải "xin chào", "cảm ơn" – như mấy ông ngoại quốc, mấy chị đại sứ nước ngoài nào đó hay nói bọ bẹ trên tivi đâu, mà là những câu dài hẳn hoi, kiểu như: "Cấm ăn cắp vặt, ăn cắp vặt là phạm tội!", hoặc "Vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, ăn không hết sẽ bị phạt tiền", rồi cả "Không được dắt chó vào công viên này, nếu chó ỉa ra phải tự mang phân chó về"... Tôi nghe tên sếp Nhật ấy nói mấy câu đó thì ngạc nhiên và khen hắn giỏi quá! Nhưng hắn chỉ cười mỉm rồi cất giọng đầy khiêm tốn:
– Giỏi gì đâu! Ở bên Nhật, mấy câu đó viết đầy trong siêu thị, nhà hàng, công viên, nhìn nhiều nên quen, nên nhớ thôi!
Một cảm giác tự hào chợt dâng trào trong lòng tôi nghẹn ngào. Tự hào là phải, bởi lâu nay người ta luôn coi tiếng Anh, tiếng Trung là hai ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nhưng bây giờ, tiếng Việt đang trỗi dậy và nhăm nhe lật đổ sự thống trị của hai thứ tiếng ấy. Giờ, đi ra nước ngoài, không chỉ ở Đông Nam Á, Châu Á, mà cả Phi, Mĩ, Úc, Âu, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những dòng chữ tiếng Việt thân thương, dù rằng chúng được viết nguệch ngoạc, sai chính tả, thiếu dấu, thiếu vần, trên những tấm ván, tấm bìa nham nhở, lấm lem, nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ để chúng ta cảm thấy nao lòng.
Ban đầu hào hứng bao nhiêu thì sau đó tôi chán nản bấy nhiêu. Người đời dạy rằng: "Thà có một kẻ thù giỏi còn hơn có một ông chủ dở hơi", quả là không sai. Trước đây, khi lái cho các sếp cũ thì phải 8 rưỡi, 9 giờ sáng tôi mới phải đánh xe đến đón các sếp, rồi chở sếp qua quán phở ăn sáng, xong uống café, đến công ty cũng đã là gần 10 giờ. Sếp làm việc đến 11 giờ thì lại chở sếp đi ăn trưa, uống bia, 3 giờ chiều đưa sếp quay lại công ty rồi 4 rưỡi đón sếp về, thế là xong. Những lúc sếp ăn uống, nhậu nhẹt thì thường là sếp gọi tôi vào ngồi cùng. Nếu hôm nào sếp tiếp khách sang, không được gọi vào, thì tôi lại ra xe ngả ghế xuống ngủ rất thảnh thơi.
Thế nhưng chỉ sau hai tuần làm lái xe cho thằng sếp Nhật dở hơi, tôi trở nên phờ phạc, bã bời. Đúng 6 rưỡi sáng tôi phải dậy chuẩn bị xe qua đón nó. Theo quy định của công ty thì 7 rưỡi mới là giờ làm việc nhưng chỉ khoảng 7 giờ 15 là nó đã có mặt và chui vào phòng làm việc luôn. Ngày trước đi với các sếp cũ tôi thường xuyên được các sếp cho ăn sáng, ăn trưa, uống bia, gái gú, hát hò, chứ từ ngày lái cho thằng Nhật này tôi toàn phải nhịn đói, vì sáng tôi đến đón nó thì nó đã ăn sáng xong rồi, trưa nó ăn qua quýt ngay tại phòng bằng đồ ăn nhanh rồi lại cắm đầu vào làm việc, tối nào nó cũng ngồi lại công ty đến 7, 8 giờ, vậy nên tôi cũng phải ngồi chờ nó với cái bụng đói meo và khuôn mặt bơ phờ.
Chưa hết, nhiều lần đang đi, nó bắt tôi dừng xe lại, rồi nó mở cửa xe chạy vụt ra. Tôi tưởng nó đi đái, nhưng không phải, hóa ra nó nhặt cái vỏ bao cám con cò về để may túi xách. Đúng là thằng dở hơi!
Đặc biệt có lần tôi chở nó đi công chuyện, vừa đánh lái ra cổng thì tôi quệt ngay vào cái xe đạp cũ nát của ai đó dựng ở mé đường làm chiếc xe đạp đổ kềnh, cái yên xe gẫy gập và văng ra. Tôi đang định phóng đi thì thằng sếp Nhật bắt tôi dừng lại, rồi nó mở cửa phi ra. Nó dựng cái xe đạp lên ngay ngắn, móc ra tờ 500 nghìn rồi kẹp vào tờ giấy, để vào giỏ cái xe đạp, trên tờ giấy nó nhờ tôi viết hộ rằng: "Tôi vô tình làm gãy yên xe của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi".
Hôm sau, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp cũ nát đó. Lần này thì cái yên không văng ra nữa mà là cái bàn đạp. Thằng Nhật lại nhảy xuống, dựng xe lên, bỏ 500 nghìn vào giỏ xe rồi để lại mảnh giấy: "Tôi vô tình làm gãy bàn đạp của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi".
Hôm sau nữa, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp đó. Lần này thì cái yên và cái bàn đạp không văng ra nữa mà là cái chắn xích. Tuy nhiên, hôm đó không có thằng Nhật đi cùng mà chỉ có mình tôi trên xe, vậy nên tôi phóng thẳng. Đang định nhấn ga lao đi thì từ bên đường, một mụ già lao ra chặn ngay đầu xe tôi, mụ vừa dang hai tay, vừa gào thét:
– Thằng chó! Dừng lại đền tiền sửa xe cho bà đi chứ! Tại sao hôm nay mày lại bỏ chạy?!
Tôi nghe vậy thì mở cửa, thò đầu ra bảo:
– Thôi đi bà ơi! Cái xe của bà bán cho đồng nát chắc được hai chục! Hôm nay có mình tôi thôi, thằng Nhật không đi cùng đâu! Nghỉ sớm đi!
Rồi một lần khác, đang vội nên tôi vượt đèn đỏ và bị công an tuýt còi. Theo bản năng, tôi nhấn ga vọt lên. Công an thấy tôi chạy thì cũng không đuổi theo nữa. Tưởng là xuôi, ai ngờ thằng Nhật ấy chửi tôi, nó nói rằng vượt đèn đỏ và bỏ chạy là phạm luật. Rồi nó bắt tôi quay xe lại chỗ công an nộp phạt đàng hoàng xong mới đi tiếp. Đúng là thằng dở hơi!
Lái xe cho thằng Nhật hâm ấy một thời gian thì tôi đã hiểu được tính cách của nó. Đi đường thấy cái vỏ bao cám con cò nào vứt bên đường thì tôi tự giác dừng lại cho nó xuống nhặt; chẳng may có quệt vào xe cộ hay đồ đạc của ai gây hư hỏng thì tôi cũng tự giác dừng lại để nó xuống trả tiền bồi thường; có lỡ quen chân vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều thì cũng tự giác vòng xe ra chỗ mấy anh công an để nộp phạt.
Hôm ấy, thằng sếp Nhật bảo tôi ra sân bay đón một thằng Nhật khác. Cái thằng Nhật này mặt cứ lầm lì, từ lúc lên xe nó không nói với tôi câu nào. Tôi cũng chả quan tâm mà chỉ tập trung vào lái xe. Tập trung là thế, ấy vậy mà qua ngã tư tôi lại quen chân vượt đèn đỏ, và lại bị công an tuýt còi. Tôi đang giảm tốc độc và cho xe chầm chậm táp vào lề bên phải theo hiệu lệnh của anh công an giao thông thì bất chợt thằng Nhật đó hét lên, và nó hét bằng tiếng Việt:
– Mày dừng lại làm cái đéo gì! Chạy luôn đi! Đường đông thế này công an không đuổi theo đâu!
– Em tưởng anh là người Nhật? – Tôi hỏi hắn bằng giọng thảng thốt!
– Tao là người Nhật, nhưng tao sống ở Việt Nam mấy chục năm rồi! Chạy nhanh lên! ĐKM mày!
Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng tại: hoặc
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
HẮN
Hắn là bạn cùng lớp đại học, và cũng là bạn thân nhất của Tòng. Sinh viên luôn là quãng thời gian đói ăn nhất, nhưng vô tư, nhiệt huyết và sôi nổi nhất. Bởi vậy, thời sinh viên của Tòng và hắn cũng có khá nhiều chuyện thú vị, Tòng xin kể lại vài vụ tiêu biểu để mọi người cùng nghe. Tòng xin phép không đưa tên thật của hắn ra đây, bởi giờ hắn đã có vợ, và bởi trong những chuyện Tòng sắp kể có những điều mà hắn chưa bao giờ và sẽ không bao giờ dám hé răng với vợ. Có thể, khi đọc bài này, vợ hắn cũng biết thừa là Tòng đang nói về hắn, nhưng vì không có tên cụ thể, nên nếu vợ hắn có tra hỏi thì hắn cũng sẽ cãi bay cãi phéng đi được – giống như cách hắn vẫn thường làm mỗi khi vợ hắn nghi ngờ hắn đi gái gú mà không có bằng chứng rõ ràng.
Lần đầu tiên tập trung lớp và nhìn thấy hắn, Tòng không có thiện cảm, thậm chí rất ngứa mắt, bởi cái mặt hắn gian gian, đểu đểu, cái dáng đi khòng khòng, trông rất sở khanh và bậy bựa. Ngược lại, hồi đó Tòng quá đẹp zai, tuấn tú, gương mặt lương thiện, ánh mắt hồn nhiên, trong veo, thế nên nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy hai kẻ khác nhau một trời một vực như vậy lại chơi thân được với nhau.
Hôm ấy hắn ngồi ngay bàn đầu, mặt vênh, co một chân lên ghế, nhìn khắc khổ như Lão Hạc ngồi trên cái chõng tre. Chỉ khi cô giáo vào lớp thì hắn mới chịu bỏ chân xuống. Vì là buổi đầu gặp gỡ nên cô giáo gọi từng người một đứng lên tự giới thiệu về bản thân mình. Hắn xung phong nói trước. Hắn nói khá dài dòng nhưng tối nghĩa nên Tòng không nhớ rõ lắm, chỉ nhớ là hắn có khoe rằng hắn biết hát và muốn hát tặng cả lớp một bài. Hắn hát bài gì Tòng cũng không biết tên, chỉ biết rằng bài đó có câu: "Lỡ mai anh chết em có buồn không? Sao em không đến khi anh còn sống?". Chẳng hiểu sao một bài hát buồn và đầy không khí âm u, chết chóc như thế nhưng qua phần thể hiện của hắn thì cả lớp lại cứ ôm bụng cười.
Hắn nói tiếng Việt thì khậm khực, khó nghe, nhưng nói tiếng Anh thì lại rất trôi chảy, nhanh như gió, luyến láy, nhấn nhá lên xuống rất chuyên nghiệp, tóm lại là nói như Tây (đấy là Tòng và các bạn cùng lớp nghĩ thế, chứ thầy cô giáo hay những người có chuyên môn cao thì chưa thấy ai lên tiếng công nhận hay xác thực điều đó). Hồi ấy sinh viên thi môn tiếng Anh vào đại học chỉ luyện từ vựng, ngữ pháp và làm đề, chứ nghe và nói thì cực dốt (2 kỹ năng này sau khi đỗ vào trường mới được luyện). Thế nên khi thấy hắn nói tiếng Anh như Tây, cả lớp đều rất nể phục!
Hôm ấy lớp Tòng đang lao động dọn cỏ trước cổng trường thì có hai thằng Tây tiến lại gần hỏi thăm gì đó. Hai thằng Tây ấy nói giọng bản xứ khá nhanh và khó nghe nên chưa ai hiểu chúng muốn gì. Đúng lúc cả lớp đang ngơ ngác thì may quá, hắn từ phía sau chen lên đứng trước mặt hai thằng Tây, rồi nói một câu tiếng Anh rất dài với giọng đầy tự tin, điêu luyện như thường thấy, nhanh và trôi chảy không kém giọng hai thằng Tây ấy. Hắn nói xong, hai thằng Tây nhìn nhau hoang mang, ngơ ngác. Thấy bọn chúng chưa hiểu, hắn lại nói lại, vẫn nhanh như gió, nhấn nhá, nghe rất sướng tai, nhưng hai thằng Tây vẫn há mồm, lắc đầu bất lực, rồi hậm hực bỏ đi. Hắn thấy vậy cũng lắc đầu ngán ngẩm:
– Tây đéo gì mà kỹ năng nghe kém thế!
Trước đó, Tòng và cả lớp cứ nghĩ rằng hắn giỏi như Tây, nhưng đến khi ấy thì tất cả mới vỡ lẽ rằng, thực ra, hắn giỏi hơn Tây.
Trên lớp, Tòng và hắn ngồi cạnh nhau, và ngồi bàn cuối cùng. Lớp có bạn Lê là bí thư rất xinh gái, ngồi phía trên, cách mấy bàn gì đó. Bạn Lê này rất hay quay lại và nhìn xuống bàn của Tòng với một ánh mắt rất đắm đuối. Tòng tin là Lê nhìn Tòng, nhưng hắn thì tin là Lê nhìn hắn. Và thú thật về sau Tòng cũng không biết chắc là Lê nhìn hắn hay nhìn Tòng, bởi ánh mắt Lê đen nháy như hạt cà-phê, cứ đảo qua đảo lại hết bên ni rồi lại bên tê. Thế nhưng có một điều chắc chắn rằng Lê đã thích một trong hai thằng, và cũng chắc chắn một điều rằng cả hai thằng đều thích Lê.
Chắc các bạn đang nghĩ đến một kịch bản tồi tệ đó là tình bạn của Tòng và hắn sẽ rạn nứt vì Lê? Không! Bởi Tòng và hắn rất rạch ròi trong chuyện tình cảm, thế nên hai thằng thống nhất sẽ cạnh tranh lành mạnh. Thằng nào tán được Lê thì thằng ấy hưởng, thằng thua cuộc không được phép cay cú và phá đám. Thậm chí, hôm hắn rủ Lê đi chơi, Tòng còn cho hắn mượn xe đạp của Tòng, vì xe của hắn hỏng phanh và hay tuột xích. Ngược lại, đến hôm Tòng đi chơi với Lê thì hắn lại cho Tòng mượn quần, vì quần của Tòng hơi chật đũng. Chật đũng thì vẫn có thể mặc đi học hoặc đi lao động được, nhưng đi chơi với gái mà chật đũng thì nó khó chịu và bí bách lắm!
Sau hai tuần tấn công, tán tỉnh thì ưu thế vẫn chưa thực sự nghiêng về bên nào. Lê cởi mở, vui vẻ với cả hai, rủ đi đâu cũng đi, mời ăn gì cũng ăn.
Chiều hôm đó, Tòng và hắn đang ngồi uống nước ở cổng trường để bàn tính phương án cũng như các đường đi nước bước tiếp theo hòng cưa đổ dứt điểm em Lê trong thời gian nhanh nhất nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí và công sức của cả hai thì bỗng nghe tiếng xe máy vít ga rèn rẻn phóng từ cổng ký túc phóng ra, trên xe là một đôi nam nữ. Thằng ngồi trước thì Tòng và hắn không để ý, nhưng khi nhìn thấy con bé ngồi sau thì cả hai há hốc mồm sửng sốt, bởi đó chính là Lê. Lê ngồi sau ôm thằng đó chặt cứng, gục đầu vào vai nó rất tình cảm. Chiếc xe đã phóng đi rất xa, chỉ để lại đằng sau lớp khói trắng nhạt nhòa, khét lẹt bay vất vưởng trong không trung khiến mắt hai thằng cay xè. Cay là phải, thằng đó là giai thành phố, nhà giàu, có xe máy, Tòng với hắn tuổi gì mà đấu lại được thằng đó?! Thế rồi Tòng quay sang vỗ vai an ủi hắn, và cũng là an ủi chính mình:
– Thôi! Tiếc làm gì, cái thứ con gái ham giàu và ngu dốt ấy không xứng đáng để tao với mày phải buồn đâu!
– Ham giàu thì đúng rồi! Nhưng còn ngu dốt thì tao chưa hiểu? – Hắn hỏi.
– Thì đó, hai thằng đàn ông vừa đẹp người, vừa đẹp nết như tao với mày mà nó không biết nâng niu, lại để tuột mất thì rõ là ngu còn gì!
Hắn nghe vậy thì gật gù:
– Ừ! Công nhận!
Không những tán gái dở mà hắn đá bóng cũng rất tệ, đá 10 quả thì thường là hụt 5 quả, kể cả là khi chỉ có một mình hắn một bóng, không có ai tranh chấp, thì hắn vẫn đá hụt. Ưu điểm duy nhất của hắn đó là lực sút rất mạnh. Những quả hắn đá hụt thì không nói làm gì, nhưng nếu may mắn mà trúng thì bóng sẽ đi rất căng với lực bay thật khủng khiếp. Bởi thế những trận đấu mà có hắn tham gia thì thường rất buồn tẻ và bị nát vụn bởi bóng thường xuyên bị sút qua mái nhà, lăn vào trong vườn hoặc bay ra đường. Với lực sút như thế nên độ sát thương trong mỗi cú sút của hắn (nếu trúng bóng) sẽ là rất lớn. Đã có thằng bị hắn sút bóng trúng hạ bộ phải đưa đi cấp cứu. Kể từ sau khi xuất viện, thằng đó bị một cục u lên ở ổ, giọng nói cũng trở nên nhẹ nhàng, dịu dàng, và lả lướt hơn.
Sau một thời gian chơi với nhau thấy hợp thì Tòng và hắn quyết định thuê phòng trọ rồi dọn về sống với nhau để cùng hỗ trợ nhau trong học tập và sinh hoạt. Đó cũng là thời điểm mà các cửa hàng Internet bắt đầu xuất hiện và lập tức chứng tỏ sức hấp dẫn ma mị của nó. Hắn nghiện nét trước, rồi rủ rê, lôi kéo Tòng nghiện theo hắn. Ngày nào không được ra ngồi nét là ngày đó người cứ nôn nao như bị say thuốc lào.
Thế nên dù hôm sau thi Triết nhưng hôm trước Tòng và hắn vẫn ngồi cả ngày ở quán nét, chẳng ngó ngàng gì đến sách vở. Bởi vậy vào phòng thi Tòng không làm được bài, và cũng không thể quay bài, vì giám thị coi cực chặt, và Tòng chắc rằng hắn cũng thế. Quả đúng vậy, khi thời gian làm bài mới trôi qua chưa được một nửa thì đã thấy hắn đứng dậy nộp bài đi về trong ánh mắt ngỡ ngàng, ngưỡng mộ của cả lớp (trừ Tòng), bởi nhìn cái mặt vênh vênh, tươi rói của hắn thì chẳng ai dám tin là hắn phải nộp giấy trắng.
Hắn nộp bài xong thì lững thững ra về. Đi gần đến cửa, hắn bất ngờ quay lại nhìn Tòng rồi nói rất to:
– Tao về trước cắm cơm! Lát mày về sau mua thêm thịt với rau nhé!
Cả phòng thi há hốc mồm nhìn hắn sửng sốt. Nhưng khi sự sửng sốt ấy còn chưa kịp ngớt thì lại nghe giọng Tòng cất lên:
– Mày cắm cơm thì đổ vừa vừa nước thôi! Hôm trước mày cho đẫy nước vào làm cơm nhão nhoét, ăn chán chết!
Tòng ngồi chơi thêm lát nữa rồi cũng đứng dậy nộp bài đi về. Tất nhiên là Tòng cũng nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của cả phòng. Ở đời, chúng nó chửi mình, lườm mình thì nhiều, chứ những ánh mắt ngưỡng mộ như thế thật hiếm lắm, đâu dễ mà kiếm được, bởi vậy, có cơ hội thì phải biết tận hưởng, dù rằng sau đó cả Tòng và hắn đều phải thi lại.
Rồi đến đợt ấy, mấy ngày liền, Tòng thấy hắn cứ thẫn thờ, ngẩn ngơ, hay cười thầm rồi suy nghĩ vu vơ. Tòng gặng hỏi lý do thì hắn bẽn lẽn trả lời:
– Tao yêu rồi!
– Yêu ai? Tên gì? Ở đâu? – Giọng Tòng gay gắt.
– Tên thì tao không biết, chỉ biết nó ở Nam Định, đang học lớp 12!
Hóa ra, hắn quen con bé ấy qua Yahoo Chat, mấy ngày vừa rồi hai đứa thường xuyên chat với nhau, và đã chính thức nhận lời yêu nhau từ chiều qua. Khi Tòng hỏi hắn là liệu có vội vàng quá không khi mà hắn thậm chí còn chưa biết tên con bé, hơn nữa hai đứa lại ở quá xa nhau. Hắn nghe vậy thì nhìn Tòng rồi cười đầy mỉa mai:
– Mày thì biết gì về tình yêu? Đã là tình yêu đích thực thì không cần biết tên, không sợ khoảng cách!
Để rồi sáng hôm sau, Tòng ngủ dậy thì không thấy hắn đâu, chỉ thấy một mảnh giấy để lại: "Tao mượn tạm xe đạp của mày đem cắm, một chiếc của tao cắm không đủ. Tao phải xuống Nam Định bởi tao chỉ có hai lựa chọn: hoặc gặp em ấy, hoặc là chết vì bị nỗi nhớ dày vò! Mày đừng chửi tao khùng, vì mày chưa biết thế nào là tình yêu đích thực đâu".
Chiều tối hôm đó, Tòng thấy hắn thất thểu quay về phòng trọ, mặt buồn hiu. Tòng hỏi: "Sao thế?", hắn bảo: "Chia tay rồi!". Tòng lại hỏi: "Xấu quá à?", hắn gắt lên: "Tình yêu đích thực thì không quan trọng đẹp xấu!". Tòng hỏi tiếp: "Thế sao lại chia tay?", hắn trả lời: "Tại ngồi bên nó tao không nói được câu nào!". Tòng bảo: "Ừ! Đã là tình yêu đích thực thì chỉ cần nhìn nhau là đủ, mọi lời nói đều thành thừa thãi!". Hắn lại gắt lên: "Không phải! Nó bị hoi nách! Mùi kinh lắm! Tao cứ mở miệng ra là cái mùi khủng khiếp ấy nó xộc vào họng, buồn nôn vô cùng!".
Giờ, cứ ngồi đâu, gặp ai bị hoi nách, và ngửi thấy mùi hoi nách của họ là Tòng lại nhớ đến hắn. Dẫu vậy, Tòng thực sự thấy mình may mắn vì có thằng bạn như hắn, bởi nhờ hắn Tòng mới nghiện nét, mới bị thi lại, học lại, mới được trở thành sinh viên thực thụ, bởi ai đó đã nói rằng, sinh viên mà chưa bị thi lại, học lại thì chưa phải sinh viên. Tòng cũng đội ơn hắn vì nhờ hắn Tòng mới biết thế nào là cắm xe, mới trở thành khách quen, được chị chủ cửa hàng cầm đồ rất quý. Cùng là chiếc xe đạp ấy, nếu thằng khác cắm chỉ được 3 trăm, biên lai ghi rõ thời hạn cắm, nếu quá hạn mà chưa có tiền sẽ bị mất xe, nhưng nếu là Tòng đích thân mang ra thì chiếc xe ấy sẽ cắm được ít nhất 5 trăm, khỏi cần ghi biên lai, lúc nào có tiền mang ra chuộc xe cũng được, mà không có tiền thì thôi, khỏi chuộc. Bởi thế, Tòng không chỉ cắm xe cho bản thân mình mà còn được các bạn cùng lớp, cùng trường tin tưởng nhờ cắm giúp xe của họ. Mỗi lần như thế, họ đều biếu Tòng một vài chục gọi là cảm ơn! Thử hỏi, nếu không nhờ hắn chỉ bảo, làm sao Tòng có được những đồng tiền chân chính ấy?
Không biết có phải vì còn lưu luyến với con bé quê Nam Định ấy hay không mà sau này khi đã ra trường, đi làm, thậm chí là khi đã lấy vợ, thỉnh thoảng hắn lại rủ Tòng xuống Quất Lâm chơi. Tất nhiên là Tòng từ chối, bởi hắn có người yêu cũ ở đó thì hắn xuống, chứ Tòng không có thì xuống đó làm gì?
Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng tại: hoặc
~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro