Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tướng số học

Made by Nguyễn Tiến Dũng

Mobile: 0974723968

ĐÓAN TƯỚNG TIỂU NHI

Con nít vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên không thể căn cứ vào ngũ quan, Lục phủ để định tốt xấu như người đã thành niên. Việc coi tướng trẻ em phần lớn chỉ dựa vào thần khí, cử chỉ nên chỉ có tính cách phỏng chừng. Ở mục này, soạn giả cố gắng tổng hợp các nét chính về tướng tiểu nhi phân thành từng trọng điểm để độc giả tiện tham khảo.

1 - Tướng trẻ sơ sinh dễ nuôi

Hầu hết trẻ em dễ nuôi và sống đến tuổi thành niên, trong hoàn cảnh bình thường đều có bảy nét tướng chính yếu sau :

- Mới sinh ra tóc dài tới sát lông mày

- Đầu tròn trịa, da hồng hoặc ngăm đen

- Lỗ mũi khi thở phát ra hơi đều và mạnh, lúc ngủ ngậm miệng

- Mắt có thần, khi cất tiếng khóc mới đầu giọng cao, tiếng lớn có âm lượng .

- Con trai, hai trứng dái ( âm nang ) đàn hồi và có nhiều nếp xếp

- Tai và miệng lớn

- Mũi cao, môi hồng và dầy cân xứng

2 - Tướng trẻ sơ sinh khó nuôi

-Da đầu trông có vẻ quá mỏng và căng

-Lông mày quá lớn so với Đầu và mũi quá thấp đường chỉ thấy có phần chuẩn đầu

-Mắt thay vì có màu đen bóng như hạt huyền lại có màu lạt như đậu đỏ

-Khuôn mặt tròn như mắt gà

-Tai nhỏ và mềm như bún

-Không có bắp chân

-Khi cất tiếng khóc mới đầu rất lớn , về sau nhỏ dần

-Thịt nhiều, bệu, xương quá ít

-Môi mỏng như giấy và phía sau tai không có nhĩ căn nổi rõ

-Đầu lớn, cổ quá nhỏ

-Hai mắt lờ đờ không thần

-Mắt lúc nào cũng ướt như khóc

-Đầu nhỏ, nhọn

-Bụng lớn, rốn nhỏ

-Tóc vàng khè và thưa, ngắn

-Chưa tới sáu tháng mà đã sớm mọc răng trong khi lông mày hầu như không có

Sự dễ nuôi và có khả năng sống đến tuổi thành niên hay khó nuôi hoặc yểu tử còn có thể căn cứ vào xương đầu để đoán định. Trong phần xương đầu của tiểu nhi ta cần đặc biệt lưu ý mấy khu vực sau đây :

-Xương chẩm ( phía sau đầu , trên xương gáy )

-Sơn căn

-Tỵ lương ( Sống mũi )

Xương chẩm nổi rõ và rộng, Sơn căn có bề ngang và cao hơn mặt phẳng của lưỡng quyền, sống mũi ở ngay giữa khuôn mặt và không lệch là dấu hiệu bề ngoài về mặt hình thể cho biết đó là cát tướng. Ngược lại là yểu tướng.

3 - Tướng tiểu nhi phúc hậu

Từ khi bắt đầu biết đi đến 5 tuổi muốn biết phúc phận trẻ em dầy mỏng ra sao thì coi thần khí. Thần khí nói ở đây bao gồm tọa thần, ngọa thần và mục thần nghĩa là ánh mắt hoà ái, nói năng thong thả trong trẻo, đi đứng nằm ngồi có vẻ nhàn hạ là tướng phúc hậu. Sau 6 tuổi coi thêm Nam, Trung và Bắc nhạc. Nam nhạc cao rộng đúng cách chủ về sơ vận phúc lộc tốt, Trung nhạc đắc thế thì trung vận khá giả, Bắc nhạc đầy đặn cân xứng thi vãn vận hưởng phúc. Tóm lại cuộc đời về sau của trẻ em có thể biết trước được một cách khái quát ngay từ khi chúng còn thơ ấu.

4 - Tướng tiểu nhi tương lai nghèo hèn

Lúc còn nằm trong nôi mà tiếng khóc không trong trẻo chủ về lớn lên vừa nghèo khổ vừa khó nên người, tiếng khóc mà âm thanh tản mát, lớn lên thì vô tài bất tướng. Thần khí bất túc, biết đi quá sớm cũng cùng một ý nghĩa như trên .

Từ 3, 4 tuổi trở lên không thích quần áo sang trọng, không phân biệt sạch bẩn Nam, Trung và Bắc nhạc lệch hãm ....đều là dấu hiệu báo trước rằng khi lớn lên khó có thể khá giả.

5 - Tướng tiểu nhi trong bệnh

Góc trán có sắc xanh xám, hai mắt thất thần, Thiên thương và ấn đường sắc đỏ, môi miệng xám đen. Khi thấy có những màu sắc trên bắt đầu xuất hiện là phải đề phòng trọng bệnh.

Khi bị bệnh nặng, nếu thấy Sơn căn, Tỵ lương, môi, miệng đều xám xanh một lúc là dấu hiệu sẽ chết trong vòng năm, bảy ngày tới. Các bộ vị trên đều từ xám xanh chuyển dần sang màu vàng nghệ thì khoảng ba bốn ngày khó tránh khỏi tuyệt mạng. Nếu mắt lộ phù quang, gián đài, đình uý khô cằn, chuẩn đầu đen, môi miệng vàng là dấu hiệu sắp chết nội trong ngày.

Ngược lại, bệnh dù nặng, nhưng màu đỏ của ấn đừơng biến dần sang màu vàng, môi miệng từ đen xạm sang hồng lạt là dấu hiệu nội tại cho biết bệnh tạng bắt đầu thuyên giảm, sinh mạng không có gì nguy hiểm.

6 - Tướng trẻ em trai khắc cha

-Phía trán bên trái thấp, lõm hoặc bị tật nệnh bẩm sinh hoặc khu vực trán có nhiều lông tơ nhỏ và rậm đen khác thường

-Lông mày trái bất thường tỷ như nửa phần rủ xuống, nửa phần hướng lên, sợi lông thô, mọc dựng đứng

-Thân mũi lệch về bên trái hoặc một trong các bộ vị bên trái của mũi bị khuyết hãm

-Quyền trái lộ

-Tai trái thấp hơn tai phải hoặc hình thái có Luân Quách đảo ngược

-Nhân trung lệch về bên trái

-Khoé miệng lệch về trái. Môi trên dài hơn môi dưới quá đáng

Có từ hai dấu hiệu trên trở lên có thể coi như tướng khắc cha. Càng nhiều hơn thì sự khắc phá càng nặng. Nếu có đủ tất cả có thể quả quyết là cha sẽ chết trước mẹ, hoặc người cha sẽ khốn khổ vì đứa con đó

7 - Tướng trẻ em trai khắc mẹ

-Nguyệt giác thấp, lệch, lẹm có lông măng quá đậm

-Lông mày phải có lông mọc ngược hoặc thẳng đứng, trái lẽ thường trong khi phía trái bình thường

-Sống mũi lệch về phải, các bộ vị phía phải của mũi có hình dạng bất thường

-Quyền phải lệch, lộ, nhọn

-Tai phải thấp, nhọn, khuyết

-Nhân trung lệch về bên phải

-Môi dưới dài hơn môi trên, hoặc khoé miệng phải lệch

Nói chung, khuôn mặt bên phải chủ về mẹ. Nếu các bộ vị bên trái bình thường mà ít nhất hai hay nhiều bộ vị bên phải có các dấu hiệu trên thì có thể tiên đoán được đứa trẻ đó khắc mẹ. Nhẹ thì mẹ con bất hoà, tính tình xung khắc, nặng thì có thể vì sinh đứa con đó mà chết trước chồng .

************************************

ỨNG DỤNG NHÂN TƯỚNG HỌC VÀO VIỆC XỬ THẾ

Quan sát cá tính bằng hữu :

1 - Loại bằng hữu hiệp nghĩa:

Loại tướng bạn bè có tính hiệp nghĩa được biểu lộ ra ngoài bằng các đặc điểm sau đây:.

- Cặp lông mày trông có vẻ thô nhưng nhìn kỹ thì thấy thanh tú và oai vệ : ánh mắt sáng nhưng không lộ, nhìn người hay vật đều nhìn thẳng mục tiêu. Mũi và lưỡng quyền cao thấp tương xứng với nhau; tiếng nói rõ ràng mạnh mẽ. Thấy việc phải dám làm dám nó , không sợ quyền uy, không ham tiền bạc.

2 - Loại bằng hữu khẳng khái :

Đặc diểm của bạn bè có tính khẳng khái bao gồm :

- Mày đẹp, trán rộng, ánh mắt có vẻ cương cường nhưng không lạnh lẽo, mũi ngay thẳng và cao, phối hợp đúng cách với lưỡng quyền; tính tình độ lượng, thất việc đại nghĩa dám bất chấp mọi hiểm nguy, đứng ra đảm trách, thấy kẻ nguy khốn về tiền bạc dám dốc hết túi giúp đỡ một cách tự nhiên mà không hối tiếc .

3 - Loại bằng hữu trung hậu :

Về mặt hình thức, loại bạn bè trung hậu thường có các đặc điểm: lông mày dài và thanh tú phối hợp thích nghi với cặp mắt không bị khuyết hãm về hình thể; mục quang ôn hoà nhưng không kinh kiếp; về mặt nội tâm, kẻ đó dù biết rõ bạn bè có lòng tham hay biển lận mà không tổn hại trực tiếp đến mình thì sẽ làm thinh, không vạch trần thói xấu của bạn bè cho người khác biết; không cưỡng cầu, không hại người để lợi cho bản thân, đối với bạn bè gặp lỗi nhỏ thì bỏ qua, gặp lỗi lớn thì thẳng tay phản kháng.

4 - Loại bằng hữu gian xảo âm hiểm:

Ngoại biểu của hạng bạn bè kẻ trên là cặp lông mày thô và đậm quá mức bình thường, lòng trắng có nhiều tia máu hồng hoặc đỏ mũi gãy lệch, chuẩn đầu méo mó ánh mắt thường liếc xéo, không nhìn trực diện kẻ đối thoại, thích chơi gác người, thích nói xấu sau lưng người hoặc tọc mạch những chuyện kín của người không liên quan gì tới mình.

5 - Loại bằng hữu an phận thủ thừa:

Loại này có bề ngoài dễ nhận thấy nhất là mũi nhỏ nhưng ngay thẳng, lưỡng quyền hẹp và thấp, nhãn cầu nhỏ không sáng, ánh mắt không giao động và ít biến thông, miệng nhỏ môi mỏng. Về cá tính, kẻ đó không dám mạo hiểm bất kể việc gì lớn nhỏ.

6 - Loại bằng hữu vô tình hoặc bạc tình:

Loại này hình như toàn thể khuôn mặt đều mỏng manh. Mày thưa thớt và nhỏ, da mặt mỏng, mũi gãy dài và hình như không có thịt mang tai bạnh ra rất rõ ( nhìn từ sau vẫn còn thấy ), về mặt tâm tướng kẻ đó bất cứ làm gì đều chỉ biết có mình mà không biết tới người khác, hơn người chút đỉnh thì hớn hở còn thua sút thì bực dọc thịnh lộ.

7 - Loại bằng hữu tính nết hồ đồ:

Loại bản hữu có tính hồ đồ nghĩa là kẻ ham tường việc đời, không có chủ kiến, dễ bị người thuyết phục. Bề ngoài của tướng người trên là lông mày mịn, nhỏ mọc lan xuống bờ mắt. Xương lưỡng quyền nhỏ, thấp, lòng đen, lòng trắng không rõ ràng, ánh mắt không có thân quang,giọng nói thiếu âm lượng, bước chân thiếu ổn định. Đó là loại người không phân biệt được xấu tốt rõ ràng.

Quan sát cá tính người giúp việc:

1 - Tướng người ngay thẳng:

Tướng tổng quát của loại người giúp việc ngay thẳng là Ngũ quan đoan chín. Nhất là mũi cần đặc biệt chú ý. Mũi ngay ngắn nhưng hếch hoặc Chuẩn đầu như mỏ chim ưng là tướng nhười nguỵ quân tử dù cho Ngũ quan ngay thẳng.

Trong trường hợp Mũi không có dạng mỏ chim, Ngũ đoan quan chính, ta vẫn phải dè dặt nếu chưa quan sát kỹ càng ánh mắt và ngôn ngữ. Kẻ mà ánh mắt nhìn thẳng, ăn nói không ba hoa rườm rà mới là người tâm địa ngay thẳng, thiện lương thực sự.

2 - Tâm tướng người ngu đần:

Cặp lông mày đậm và lan xuống bờ mắt, Mắt ngắn và nhỏ, môi vẩu, răng khếp khểnh, cử chỉ châm lụt, cứng nhắc như cây gỗ mục nói năng hàm hồ.

3 - Tướng người ngang bướng:

Các bộ vị giúp ta quan sát được tính người ngang bướng là lông mày và mắt. Lông mày thô đậm hoặc nghịch loạn, hoặc xương chân mày quá cao, quá thấp, mắt lồi hoặc tròn lốn hoặc lòng trắng hơi vàng đều là các chỉ dấu khá chính xác.

4 - Tướng người háo sắc:

Loại tướng người háo sắc được biểu lộ ở phần ngoại biểu như hai mắt mục thần si daị như người ngái ngủ ( tuý nhãn ) hoặc ánh mắt ướt át, hoặc có dạng thức của Đào - hao - nhãn, trang phục chau chuốt quá đáng, mỗi khi nhìn thấy phụ nữ có chút nhan sắc hấp dẫn thì ánh mắt đưa đẩy, nói cười đon đả cầu thân dù rằng mới chỉ hội kiến lần đầu v.v... đều là những dấu hiệu bề ngoài của kẻ háo sắc.

5 - Tướng người giao tế giỏi:

Mày thanh, Mắt sáng, Môi mỏng, Răng đều, nói năng hoạt bát, sắc mặt tươi tỉnh dễ thân cận v.v... đều biểu hiện của sự giao tế khéo léo. Loại người này có thể tốt hay xấu tuỳ theo mục đích mà họ đeo đuổi. Nếu có thiện ý, không mưu cầu tư lợi, loại này sẽ giúp được nhiều việc cho thượng cấp. Trái lại, nếu chỉ nhằm tư lợi, sử dụng tài hoạt bát để dèm pha khéo léo bạn đồng sự, lấy lòng thượng cấp, thì khi có cơ hội, kẻ đó sẽ là một kẻ bạc nghĩa. Muốn phân biệt tốt xấu, phải xem lỹ tác phong, quan sát ánh mắt khi đối thoại.

6 - Tướng người dễ phản phúc:

Dấu hiệu bề ngoài là cặp mắt lồi và đỏ, nhìn người, tia mắt thường nhướng lên hoặc nhìn xuống, hay liếc xéo nhìn trộm chứ không bao giờ nhìn trực diện thượng cấp, Lông mày thưa thớt, Lưỡng quyền nổi ngang hoặc gồ cao không tương xứng với khuôn mặt, Trán có loạn văn, Sống mũi nghiêng lệch cong queo, Mang tai nẩy nở bất thường, tác phong giảo hoạt. Càng có nhiều các đặc trưng nói trên càng dễ quyết đoán. Tuy nhiên, chỉ cần một hai dấu hiệu rõ rệt cũng đủ khiến ta phải đề phòng tránh hậu hoạn.

7 - Tướng người phục tùng:

Mục quang ôn hoà, Mũi không lệch, Quyền không cao, không ham ăn uống, du hí, không ngại khó, không bao giờ tỏ vẻ oán hận ai đều là các dấu hiệu của sự phục tùng thượng cấp một cách ngay tình. Đây là mẫu người thừa hành lý tưởng cho các công việc thông thường

8 - Tướng người ích kỷ tư lợi:

Ích kỷ tư lợi là thiên tính của con người, nhưng tướng người ích kỷ và tư lợi nói ở đây là loại người chỉ biết có mình, bất chấp tha nhân hậu quả. Dấu hiệu bề ngoài kẻ đó là

*Đi đứng thường lao đầu về phía trước, đầu cúi thấp hoặc thường ngó trở lui

*Cặp mắt trắng nhiều, đen ít

*Mũi nếu hình dạng nhỏ thì lệch, còn nếu lớn thì cặp xuống như mỏ chim ưng

*Bình thường nếu sai việc nhỏ thì tỏ ra siêng năng, ngoài mặt ra vẻ thành khẩn nếu việc đó khiến chủ nhân hay thượng cấp tin cậy thêm vào khả năng mình.

9 - Tướng người có tinh thần trách nhiệm:

Đa số những người có tinh thần trách nhiệm đều có mặt mũi sáng sủa, Mục quang thuộc loại " tàng nhi bất hối hoặc cương nhi bất cô" ( nghĩa là mục quang sáng nhưng vẻ sáng không quá lộ liễu, Nhìn qua ánh mắt khiến người phải kính nể nhưng không gây ra sự uý kỵ mất cảm tình ), Mũi của loại người này có thể lớn hoặc nhỏ, nhưng nếu kơn 1 thì phải cao, nếu nhỏ thì phải không lộ khổng và phối hợp tương xứng với Lưỡng quyền, ngôn ngữ của loại người có tinh thần trách nghiệm là khi làm việc thì chuyên tâm, không khinh xuất, thần khí trầm ổn.

Ngược lại, kẻ làm việc ( dù việc đo rất thích hợp với đương sự hoặc làm việc không bị cưỡng bách ) thiếu tinh thần trách nhiệm thì lông mày thô và quăn queo, mục thần lúc nào cũng như kinh hãi, Mũi và Lưỡng quyền cao rộng, tác phong lỗ mãng, cư xử thô bỉ.

10 - Tướng người cơ trí, ứng biến linh hoạt:

Loại người này có đặc điểm dễ nhận thấy là mi thanh, mục tú, cặp mắt sáng sủa linh hoạt, đen trắng phân minh, sống mũi thẳng như ống trúc và không lệch lạc ( loại tiêm-đồng-tỵ ) phối hợp thích nghi với lưỡng quyền, Trán rộng và cân xứng, mục quang thuộc loại " Phát nhi bất lộ, Nộ nhi bất tranh", âm thanh trong sáng ấm cúng.

Đây là loại tướng người có thể giao phó các trọng trách. Đi xa thêm chút nữa nếu có thêm Sơn căn cao, địa các đầy đặn, vững vác không vát không gồ thì chẳng những kẻ đó đủ khả năng đảm nhận trọng trách một cách hữu hiệu mà còn duy trì trường cửu được địa vị quan trọng. Nếu Sơn căn thấy , địa các không đầy đặn và triều củng thì tuy có khả năng đảm nhận trọng trách, nhưng vì mạng vận vãn niên không tốt nên không thể ở lâu trong nhiệm vụ quan trọng, bởi lẽ địa các chủ về vãn vận .

Ngược lại, những kẻ mắt vượn, nhìn vật mà hếch mặt lên trời, cử chỉ khắc bạc trí trá, nói nhiều mà âm điệu thô trọc thì giao cho việc nhỏ có thể chu toàn, nhưng chấp chường đại quyền sẽ làm hư việc lớn.

11 - Tướng người gian tham độc hại :

Tướng người có tính gian tham được biểu lộ ra ngoài đầu nhỏ nhọn, lông mày xoắn tít, mắt có sắc hơi vàng tia mắt nhìn xuống hoặc liếc xéo, mắt hình tam giác, mũi ngắn và thấp. Địa các nhỏ nhọn. Loại người này khá khôn khéo. Làm việc giỏi nhưng hay có gian kế và có lòng tham.

Tâm tính độc hại được thể hiện qua mắt rắn hoặc có dạng tam giác, mi cốt cao mà lông mày thô đậm hoặc mọc ngược, hoặc vút cao như dao: Mũi dài, cao nhưng hẹp và chuẩn đầu trơ xương hoặc cong như mỏ chim, tai thuộc loại khai hoa nhĩ, da mặt lúc nào cũng tái xạm ( do thiên bẩm chứ không phải vì bệnh hoạn hay mất ngủ ) .

12 - Tướng người nhút nhát, sơ việc:

Kẻ có tướng nhát gan, sơ việc là kẻ có nhãn cầu nhỏ và mắt có sắc vàng khà rõ rệt, lòng đen tròng trắng thiếu sáng sủa, thân hình cao rộng mà mũi lại nhỏ thấp, nói năng thiếu thành tín, tham lam tiểu lợi.

Nói chung, loại người này không hẳn là xấu nhưng không thể coi là đủ điều kiện để giao việc. Nếu vì ân tình mà kết nạp dưới trương hay cho giúp việc trong nhà thì cần quan sát thêm một vài điểm sau đây :

Kẻ có tướng nhát gan nhưng đầu tròn không lệch lạc, mắt rùa, thân hình ngắn nhỏ, nói hay co đầu rụt cổ một cách tự nhiên là tướng rùa ( Quy cách ). Kẻ đó tuy làm việc không giỏi, nhưng tính nết hoà bình, đa phúc, đa thọ, không đem lại nguy hiểm cho người sử dụng.

13 - Tướng người điềm đạm, thâm trầm :

Người có tính điềm đạm, thâm trầm được thể hiện ra ngoài qua một số đặc điểm sau đây :

- Bất kể mũi cao hay thấp, miễn là ngay ngắn, phối hợp thích nghi với Lưỡng quyền

- Mắt bất kể loại gì , miễn là mục quang ẩn tàng, nhưng không mờ tối, ôn hoà nhưng không nhu nhuyễn, môi hồng và trên dưới cân xứng

- Thần khí thư thái, thanh thản khiến người sơ kiến cũng có thiện cảm muốn tiếp cận, vui buồn không lộ .

Có những đặc điểm đó là người được trời phú cho tính điềm đạm tự chế được sự hỷ nộ, công phu hàm dưỡng cao siêu hơn đồng loại.

Quan sát cá tính người trên

1 - Tướng người trung hậu :

Nhãn quang ôn hoà nhưng không nhu nhược, diện mạo khả ái, thường ngồi an tĩnh, ngôn ngữ khiêm cung, đối đãi với kẻ dưới có lòng khoan thứ, không hách xằng, hành sự chu toàn, không khinh bần tiện, không trọng sang giàu quý hiển, trong gia đình xử sự có điều lý, gia đạo an lạc. Bất cứ trong trường hợp bất bình với kẻ dưới ra sao đều không ỷ quyền thoá mạ .

2 - Tướng người hung ác :

Nói đến hung ác, ta phân biệt đại ác và tiểu ác. Hơn nữa, có khi hung chưa hẳn là ác, có khía vừa hung vừa ác.

Kẻ có hoả sắc ám tình ( mắt đỏ ) còn gọi là nhãn đới sát, được coi là nhãn hung, chủ về hung điểm cho chính bản thân, kẻ sắc mặt lúc nào cũng như dại hay ngái ngủ gọi là tầhn hung hay đới sát ....Tất cả các điều đó đều chủ về hung chứ không phải ác.

Kẻ có thân thể lệch lạc, mặt có các thớ thịt phát triển theo chiều ngang, mày sắc như dao, mắt như rắn là kẻ tính ác và tham lam đê tiện.

Trái lại, kẻ tóc cứng và thô như rễ tre. Trán gồ và phá hãm, mắt lồi và lộ hung quang kiêm nhãn thần vượng, lưỡng quyền có lông tơ rõ rệt, mũi lõm mà quyền cáo, mắt rắn và hay liếc xéo ánh mắt đảo điên, mũi chim ưng, mắt sói tiếng nói như chó sói tru, nhìn người hay cười lạnh là tướng người vừa hung vừa ác.

3 - Tướng người nhu nhược:

Loại người nhu nhược, biểu hiện ra ngoài qua ánh mắt kinh nghi ( bất kể loại mắt nào ) chỉ thích nói chuyện nhàn hạ, không dám quyết đoán việc thuộc thẩm quyền của mình, nói năng khinh xuất.

4 - Tướng người vô tình bạc nghĩa:

Kẻ có tướng trên thì mang tai nở rộng quá đáng. Mắt nhỏ mà thiếu bề dài con người hơi vàng, môi mỏng như giấy, khi yếu thế hoặc chưa đắc thời thì đối đãi với người thân mật khắng khít, đến lúc đắc thế thì coi thiên hạ như cỏ rác hoặc thấy lợi thì quên hết mọi việc, lấy oán làm ân.

5 - Tướng người bất cận nhân tình :

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là tướng người thô trọc. Quyền thấp mũi cao, tính thích nịnh hót, dốt mà tự chuyên, nói năng tự tiện, lỗ mãng, hỷ nộ vô thường, đi đứng lao đầu uốn khúc tự cho là mạnh mẽ hiên ngang, không biết nhân tình thế cố mà tự cho là thông thái buộc người khác phải hiểu mình.

6 - Tướng người giảo hoạt :

Loại tướng này được thể hiện ra ngoài qua cặp mắt và mũi. Kẻ có mũi chim ưng bất kể nghiêng lệch hay không, mũi cao và lưỡng quyền cao thấp ra sao cộng thêm với cặp mắt không bao giờ nhìn thẳng ( luôn luôn liếc xéo , nhìn lên , nhìn xuống ) Miệng nói với người mà ánh mắt sáng láng giảo hoạt lại hướng về phía khác hoặc nhìn lén đều là tướng giảo hoạt.

7 - Tướng người tinh tế :

Tính tình tinh minh tế nhị được thể hiện ra ngoài bằng cặp lông mày thanh tú, nhỏ bề ngang mà mọc cao, mắt đẹp và mục quang thuộc loại Đinh nhi xuất ( nhãn thần sáng rực, lúc ẩn lúc hiện ) lòng đen trắng phân minh và sáng sủa hữu tình, ngôn ngữ ôn tồn, giọng nói không nhanh không chậm, cử chỉ ngay thẳng đàng hoàng, bề ngoài tuy có vẻ ôn nhu thuận hảo nhưng nội tâm cương trực không bị người chi phối.

8 - Tướng người khó có thể bị dối gạt :

Đa số những người có óc phân biệt bén nhạy và khó dối gạt được có mày cao mắt đẹp, thần khí sung mãn, đồng tử sáng sủa, lòng đen, tròng trắng phân minh, âm thanh cao và trong trẻo, ngữ điệu vừa phải, thích nghi, toàn thân như tỏa ra một vẻ oai nghiêm khiến người trông thấy phát sinh sợ hãi ngầm không dám đặt điều nói gạt .

Về cá tính, kẻ đó không thể lấy tình cảm để đã thông, không để lợi danh làm mờ mắt, gặp việc đáng làm thì trầm ngâm mặc suy tư cẩn thận, ít ba hoa biện giả , khi cùng người giao tiếp, không trọng hình thức, có lỗi thì vạch rõ, có công thì khen thưởng, không tư vị, dù cho kẻ đó là người xa lạ hay quen mình cũng vậy.

************************************

THAM LUẬN VỀ LOẠI

TƯỚNG NGƯỜI PHÁT ĐẠT

Thông thường bàn về việc giải đoán tướng mạo, người ta hễ thấy diện mạo khôi ngô tuấn tú,tiếng nói vang dội,Tam đình bình ổn Ngũ quan cân xứng hoặc Ngũ nhạc triều cũng là vội vã cho ngay đó là loại tướng người chắc chắn sẽ có thể phát đạt. Thực ra, tuy các điều kể trên là các dấu hiệu hàm ngụ sự phát đạt, nhưng trong đời sống thực tế không thiếu gì kẻ hội đủ các dấu hiệu trên mà không khá giả, hoặc có phát đạt một thời nhưng không được hưởng phúc đến già hoặc nửa đời vinh hoa cực điểm nhưng rốt cuộc nhà tan thân diệt. Sở dĩ có những hiện tượng đó là vì theo luận của tướng học, hoặc do Ngũ hành sinh khắc ( trong cái tốt đã hàm chứa cái xấu ) hoặc do tâm tính kiêu sa, độc hại không biết giữ gìn để rồi tự mình làm hại mình trước khi bị người ta làm hại (phần tâm tướng không đi đôi với phần hình tướng).

Ngược lại, Ngũ quan, Ngũ nhạc không nẩy nở, mũi không đẫy đà, thoáng trông không có gì là tướng phát đạt theo định nghĩa thông thường mà vẫn được hưởng phúc lúc trung niên hay tuổi già. Hiện tượng này trong thực tế cũng không hiếm. Đứng về mặt tướng học chuyên môn, loại tướng người có vẻ không phát đạt mà lại phát đạt, chính là những kẻ có tướng phát đạt đặc biệt, tỷ như các loại tướng ngũ lộ, ngũ tiểu, ngũ hợp, bát tiểu, cầm thú tướng, nếu các điều kiện hình thức lẫn lộn nội dung của các loại tướng ( vốn bị coi là tiện tướng theo nhãn quang thường tục ) kể trên phải đồng thời kiêm bị.

Ta hãy lấy ví dụ về tướng ngũ lộ. Tướng ngũ lộ là :

- Mắt lồi ( vốn là tướng chết yểu )

- Tai phản ( Luân Quách đảo ngược vốn là tướng người ngu độn )

- Lỗ mũi hếch lên ( tướng của người chết thảm )

- Môi cong lên ( Tướng của người chết thảm )

- Lộ hầu ( cùng ý nghĩa như môi cong )

Thoáng nhìn qua, tướng người như vậy, kẻ học tướng thông thường vội vã cho là ác tướng, nếu không kết luận là tướng người yểu thọ, bần hàn thì cũng không dám nghĩ đó là tướng người phát đạt. Thế mà, một cá nhân nếu đủ cả ngũ lộ thì lại thường là kẻ phúc thọ song toàn. Tướng " Ngũ lộ câu toàn " tuy thường là tướng phát đạt đặc biệt, nhưng không phải hầu hết là phát đạt, vì chữ câu toàn *chỉ mới là hình thức chứ không không đủ thực chất đi kèm. Ví dụ như ngũ lộ mà :

- Mắt lộ nhưng không có thần quang

- Tai lộ mà không có vành tai ngoài hoàn mỹ

- Mũi lộ mà chuẩn đầu trơ xương hoặc quặp xuống như mỏ chim ưng

- Môi hếch mà răng sún hoặc khểnh

- Lộ nhưng âm thanh rè và nhỏ

thì đó lại là tướng thô trọc, chủ về khốn quẫn, chết non, vì chỉ đắc cách có phần hình thức mà không có phần thực chất nên không phải là tướng phát đạt .

Tướng pháp có câu : Nhất lộ, nhi lô thì quẩn bách, bần yểu, ngũ lộ thì phát đạt. Câu nói đó chỉ có tính cách tương đối. Ngũ lộ câu toàn có phát đạt hay không, còn tuỳ thuộc vào một số điều kiện như đã nói trên. Còn nhất lộ, nhị lộ thì quẫn bách, bần yểu, cũng không phải là điều đương nhiên phải thế. Vì cũng như ngũ lộ câu tòan nhất nhị lộ nhiều khi là tướng của kẻ bần cùng nhưng đôi khi cũng là tướng của người phát đạt. Nếu mắt lộ mà có chân quang và thu tàng thì nếu các bộ vị khác không khuyết hãm thì đến ngoài 40 tuổi sẽ có cơ hội khá giả, mũi lộ ** mà khí sắc lúc nào cũng hồng nhuận, cánh mũi dầy và lỗ mũi không hếch lên ( tham khảo đoạn nói về các loại mũi điển hình ) thì tuy thiếu niên có bị khốn khổ nhưng nói về những vãn niên ắt phát đạt. Môi, tai, lông mày, yết hầu ...cũng đều có thể suy diễn tương tự như trên để định xem " lộ " là tốt hay xấu chớ không thể vội vã võ đoán.

Ngoài tướng ngũ lộ được coi là phát đạt ( nếu hội đủ cả hình lẫn chất ) còn có các tướng ngũ tiểu, bát tiểu, ngũ hợp, tướng cầm thú ...cũng đều là tướng phát đạt đặc biệt với điều kiện là hình và chất đi đôi với nhau .

Tóm lại, các tướng đặc biệt vừa kể, tướng pháp gọi đó là biến cách hay phi thường cách để phân biệt với loại tướng người bình thường, đều có thể phát đạt hay không tuỳ theo sự hội đủ được cả hình lẫn chất không. Hình thì như đã miêu tả trong quyển I, còn chất thì đó là những điểm độc đáo về nội dung đã nói ở chương nguyên lý về thanh trọc. Những loại tướng phát đạt đặc biệt chính là căn cứ vào nguyên tắc " Trọc trung hữu thanh ", Thanh và trọc tương đối dễ phân biệt, nhưng " thanh trung hữu trọc và trọc trung hữu thanh " thì lại rất khó tìm ra. Trong chương nói về thanh trọc, soạn giả đã cố gắng tổng hợp các điều liên quan đến thanh trọc tản mát trong các sách vở về tướng, nhưng thực tế không phải chỉ có bấy nhiêu. Muốn thấu hiểu phải tường tận, phải chuyên tâm nghiên cứu và có năng khiếu đặc biệt bén nhạy. Bởi lẽ trên, chúng ta sẽ không thấy gì đáng ngạc nhiên khi trong các sách nói về tướng học, người ta thường nói " Tâm lĩnh thần hội" nghĩa là những gì uyên thâm cao xa, thì có thể hiểu thấu đáo bằng lối tâm truyền chứ không thể bằng lối ngôn truyền được. Điển hình cho lề lối này là phần hình nhi thượng của nho giáo do Khổng Tử hấp thụ được chỉ còn lưu lại qua con người của Tử Tư rồi Tử Tư chỉ truyền được đến đời Mạnh Tử là mất chân truyền.

Tuy vậy, mặc lòng sự cố gắng liên tục vẫn là điều tối thiết yếu cho bất cứ ai muốn đạt đến một mức độ thành quả nào đó, còn năng khiếu đặc biệt về một ngành học càng huyền ảo, thì lại càng khó phát hiện nếu chưa nỗ lực tới mức tối đa. Vì vậy độc giả không nên thấy khó mà đã vội ngã lòng khi nghiên cứu và ứng dụng nguyên lý thanh trọc trong tướng học " đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông " kia mà.

*******************************

TƯỚNG PHÁ BẠI

Các dấu hiệu của sự phá bại

Chữ phá bại dùng ở đây có nghĩa rộng rãi, bao gồm :

- Số kiếp long đong vất vả về một hay nhiều lĩnh vực của đời người, không bao giờ có thể khá giả, công danh, sinh kế trì trệ

- Tâm tính thấp hèn, ngu muội quá mức bình thường

- Kết quả cuộc đời thường bi thảm : chết trong cô đơn, chết bất đắc kỳ tử, chết thảm, đói rách, bị khinh rẻ ...

Đứng về mặt hình tướng, tướng người phá bại được nhận ra nhờ các dấu hiệu bề ngoài sau đây :

- Trán nhỏ, nhọn, hẹp, chủ về hình khắc, công danh trắc trở, thuở thiếu niên gặp nhiều tai họa

- Lông mày mọc thấp, lan xuống gần bờ mắt chủ về cùng khốn. Lông mày thưa thớt chủ về vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống, đứt đoạn chủ về công việc thành bại thất thường, ngắn cụt chủ về nghèo hèn ...

- Mắt vừa ngắn vừa nhỏ chủ về tâm địa nhỏ mọn, nếu thêm mặt mập núng nính như mặt heo thì sẽ chết không toàn thây.

- Mắt lớn, lồi và hời hợt, chủ về chết non, lộ và có hùng quang chủ về chết thảm, đồng tử vàng và lờ đờ thần chủ về khắc thê và hay bị hình phạm

- Mũi hếch và lộ chủ về phá tán, cùng khốn. Thấp, hoặc có gân có vạch chủ về công ăn việc làm lên xuống thất thường, chuẩn đầu má cao so với khuôn mặt và nhất là so với lưỡng quyền thì chủ về cô đơn hay phá bại , quá lớn và mỏng gọi là không phù hoặc nghiêng lệch đều chủ về cô đơn trì trệ.

- Miệng nhỏ, môi mỏng chủ về nghèo hèn, rộng mà lệch, lớn mà thường há hoác ra không khép kín lại đều chủ về cô đơn, nghèo hèn. Môi túm lại và nhô cao lên, khoé miệng trễ xuống, pháp lệnh ăn vào khoé miệng đều có ý nghĩa tương tự. Riêng pháp lệnh ăn vào khoé miệng gọi là " Đằng xà nhập khẩu " dù các bộ vị khác có tốt nhưng chung cuộc cũng chết đói hoặc chết đường chết chợ.

- Tai không có Luân, Quách rõ ràng minh bạch chủ về cùng khốn, mỏng nhọn chủ về nghèo túng, đen đủi, thấp, lệch chủ về hèn mọn chết non.

Đại để những kẻ mà ngũ Quan đều vấp phải một trong các khuyết điểm của từng Quan kể trên khả dĩ đủ để xếp vào loại tướng người phá bại.

Ngoài tướng phá bại vì Ngũ Quan khuyết hãm kể trên còn có một số hình cách đặc biệt sau đây cũng bị xếp loại vào tướng phá bại.

a) Lục cực - Đó là kẻ có một trong sáu dáng dấp cực đoan sau đây :

- Đầu lớn nhưng cổ nhỏ : chủ về bần tiện, yểu vong. Riêng đàn bà đầu lớn cổ nhỏ vai ngang là số goá bụa, làm bé.

- Mặt lớn, đầu nhỏ : chủ về nghèo và tính nết độc ác.

- Thân thể phì nộm cao lớn mà tiếng nói quá nhỏ, không có âm lượng, chủ về vãn niên nghèo khổ, chết chờ tay người ngoài tống táng.

- Ức nổi cao mà bụng dưới lại quá lõm : chủ về hậu vận không ra gì

- Vai lưng quá trơ xương so với toàn thể các phần khác của thể : chủ về nghèo hèn không con cái.

- Chân cẳng khẳng khiu không tương xứng với thân mình : cùng một ý nghĩa như đệ ngũ cực kể trên.

b) Lục tiện -Xét về mặt tâm tướng, vô luận hình hài ra sao, nếu phạm vào một trong các khuyết điểm sau về đức hạnh cũng thuộc về tướng phá bại :

- Không biết liêm sỉ, giữ gìn đạo lý.

- Thường tự khoe mình (tự cao, tự đại)

- Thích châm chích những khuyết điểm của người.

- Không có gì đáng cười mà lại cười như kẻ phát khùng.

- Không biết lẽ tiến thoái trong khi giao thiệp hay làm việc

- Lúc ăn hay nói chuyện huyên thuyên trên trời dưới đất (đây phải là một có tật bẩm sinh mới kể. Còn như với dụng tâm làm sai lạc nhận định của người chung quanh thì không kể)

c) Lục nại - Lông mày thô, mọc thẳng đứng, không xuôi theo chiều từ đầu đến đuôi mắt chủ về hay bị hình phạm.

- Ngay giữa Sơn căn có một lằn sâu chạy xuyên qua Aán đường lên tới giữa trán, Sống mũi cao gầy trơ xương : chủ về khổ sở, tai nạn.

- Tròng mắt lồi cao rất tốt rõ : chủ về hình khắc.

- Sống mũi có xương phát triển về chiều ngang và nổi cao lên chủ về trung niên phá tán, long đong vất vả.

- Răng vẩu và khấp khểnh, lồi ra khỏi miệng chủ về bực dọc lo lắng uất ức suốt đời.

- Xương lộ, thịt xệ và thường gặp tai nạn, hung hiểm và có số cơ hàn.

d ) Lục ác

- Đầu quá nhỏ, bần tiện, ngu độn.

- Mắt dê : chết thảm hoặc đoản mệnh

- Môi túm cong lên, răng lởm chởm : nghèo túng

- Yết hầu lộ : khắc vợ, muộn con, hay gặp tai vạ.

- Tam đình bất quân xứng, Hạ đình đặc biệt dài và nhọn chủ về nghèo khổ, cô đơn lúc tuổi già.

- Đi thân hình lắc lư như rắn bò, bước chân nhún nhảy như chim chìa vôi : long đong khốn quẫn.

e ) Thập sát

- Mặt mày lúc nào cũng ngơ ngác như kẻ si ngốc.

- Thần khí hôn ám thô bỉ

- Lòng trắng mắt pha hồng vì thiên bẩm.

- Lỗ hếch hếch, sống mũi quá thấp gần như vào mặt phẳng của khuôn mặt.

- Vô bệnh tật mà có thói quen bẩm sinh hay khạc nhổ dường như trong miệng lúc nào cũng có đờm.

- Chỉ có râu cằm mà môi trên không có ria

- Lúc ăn uống thường đổ mồ hôi dù rằng thân thể không bị bệnh và trong khi mọi người khác ở vào hoàn cảnh tương tự không có đổ mồ hôi.

- Tự nói, tự cười với chính mình mà không cần người đối thoại.

- Thanh âm khan lạnh giống như tiếng chó sói tru.

- Bị bệnh hôi nách (ở đây phải hiểu là riêng nách có mùi hôi vì bệnh tật, còn các bộ phận khác không có mới kể vào thập sát. Nếu như vì không năng tắm gội mà toàn thân có mùi hôi hám thì không kể)

Bất kể phạm vào một trong thập ác nào thì cuộc đời cũng thường gặp hung hiểm, bất trắc ( hoặc về gia đạo, bạn bè, công danh, sự nghiệp v.v...). Càng gặp nhiều sát thì mức độ hung hiểm càng gia tăng và sự giải đoán càng thêm chính xác*.

Ngoài những nét tướng hình thể ở vị thế tĩnh hoặc bán tĩnh, bán động đề cập ở mục vừa kể liên quan đến phát đạt hay phá bại, ta còn phải kể đến những nét tướng về thần, khí sắc ( đặc biệt là khí, sắc ) ở từng bộ vị một. Những điểm này soạn giả đã trình bày khá tường tận ở chương " Thần khí, sắc và khí phách" cho nên mục này không nhắc lại. Độc giả nên tham chiếu chương đó để việc giải đoán thêm phong phú.

*Trên đây là ý nghĩa thập sát của Phong Vân Tử, tác giả cuốn Giám nhân thuật Nghiễn Nông cư sĩ trong bộ Quan nhân ư vị ( cuốn 4 trang 148 ) thì lại cho rằng "thập sát" là :

- 1 Dáng đi chậm chạm như người say

- 2 Mũi khấp khúc

- 3 Da mặt thô, đen đúa

- 4 Mắt sần sùi như trái qua lâu (tên một loại dưa)

- 5 Lông mày quá đậm

- 6 Tiếng lanh lảnh như chó sói tru

- 7 Giọng nói the thé

- 8 Gian môn lõm và hãm

- 9 Miệng quá rộng

- 10 Mắt quá lớn.

**************************************************

THỌ, YỂU QUA TƯỚNG NGƯỜI

Tướng người trường thọ

Tướng người trường thọ phải hội đủ tối thiểu bảy điều kiện sau đây :

- Lông mày phối hợp thích nghi với râu và tóc, càng về già càng dài lại là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, dưới 30 tuổi mà lông mày đột nhiên dài ra một cách bất thường lại là chứng yểu mạng

- Tai có Luân Quách rõ ràng, lớn và dầy, rắn chắc, sắc tươi nhuận

- Sống mũi ( Phần Niên thượng, Thọ thượng ) đầy và có thịt

- Nhân trung sâu và rộng

- Răng chắc chắn

- Tiếng nói rõ ràng, vang dội

- Thần khí sung túc

Ngoài ra, những dấu hiệu sau đây cũng liên quan khá mật thiết tới việc giải đoán thọ mạng:

- Cổ phía dưới có thêm lớp da trễ xuống vai ( trường hợp khí người đứng tuổi và mập ).

- Nếu là lộ hầu thì âm thanh phải trong trẻo và cao

- Xương Lưỡng quyền vững vàng và ăn thông lên ngang phía

- Xương hai bên đầu phía trên và sau tai nổi cao rõ rệt

- Ngũ nhạc đầy đặn và đúng cách tục

- Đến tuổi trung niên ( khoảng ngoài 30 tuổi ) Tai mọc lông dài hoặc Lông mày bắt đầu mọc dài và sắc thái tươi nhuận

- Lưng rộng, bụng dầy

Người có đầy đủ tất cả các điều kiện kể trên chắc chắn là tướng trường thọ trong trường hợp bình thường.

Tướng người non yểu

Một cá nhân bị xem là tướng non yểu nếu đồng thời phạm bảy khuyết điểm sau đây :

- Lông mày đẹp đẽ về hình thức nhưng hỏng về thực chất ( chẳng hạn sợi thô vàng, sắc khô héo ), Lông mày mọc xệ xuống phía dưới mi cốt, dáng vẻ lạnh lẽo.

- Tai nhỏ, úp xuống phía trước mặt, Tai quá mềm và sắc không xạm, tai quá mỏng, nhĩ căn bạc nhược.

- Mũi gãy khúc, Sơn căn gập xuống, Chuẩn đầu nhỏ nhọn, khiến mũi trở thành liệt thế.

- Đầu nhỏ, cổ dài, trán nhỏ nhọn và nổi gân xanh, thiếu niên mà đi hoặc ngồi co đầu rụt cổ.

- Nhân trung ngắn nông cạn

- Tiếng nói đứt đoạn, giọng nói gấp mà hời hợt như người thiếu hơi, âm điệu buồn tẻ như người không có sinh khí.

- Ánh mắt đờ đẫn như kẻ si ngốc hoặc người ngái ngủ, ngồi thì lưng như gục ngã, đứng nhìn thì chân không có gân cốt, đi thì thân hình xiêu vẹo, bước chân thiếu vững vàng.

Tất cả những dạng thức trên đều là biểu hiện của "Thần suy nhược, hôn ám đoản xúc" nên không thể nào sống quá 50 tuổi. Bởi lẽ đó, có người tuy về hình tướng rất đẹp đẽ phương phi mà chết yểu chỉ vì khí chất không quân xứng.

Ngoài cách cục tổng quát về non yểu kể trên, tác giả Phong Vân Tử trong cuốn Giám Nhân Thuật còn liệt kê một vài hạn tuổi non yểu với một số hiệu đặc biệt rất dễ nhận xét như sau :

a ) Chết yểu trong vòng 10 tuổi trở lại : Phàm tướng người non yểu trong tuổi trên được thể hiện qua đầu và trán nhỏ quá mức so với thân mình, trán nổi gân xanh quá rõ rệt, phía sau đầu xương bị lõm xuống

b ) Chết yểu trong vòng 20 tuổi trở lại : Tác người lớn con mà đầu lại nhỏ bé cộng thêm với tiếng nói quá nhỏ là tướng khó sống qua năm 15 tuổi. Tai mỏng như giấy, nhĩ căn bạc nhược, da mỏng và bóng như bôi dầu khó vượt qua quãng 16, 19 tuổi, Mắt lồi mà lòng đen ít, lòng trắng nhiều, nhĩ căn xạm đen, tai mỏng và hướng về phía trước, khó sống qua tuổi 20.

c ) Chết yểu trong vòng 30 tuổi : Lông mày ngắn, mặt ngắn không thọ quá 25 tuổi. Mày thưa thớt, xâm phá Aán đường, mắt không có thần, môi xám đều là tướng đoản thọ trong vòng 26 tuổi. Mắt nhỏ, quyền thấp, xương thô, thịt teo mà hạ đình quá dài nhọn: không quá 27 tuổi. Lông mày giao nhau mà mắt thoát thần, môi vẩu mà môi trên lại ngắn, da mặt quá mỏng đều là tướng khó sống được quá 30 tuổi.

d ) Chết yểu trong vòng 40 tuổi : Mắt lồi, lông mày ngắn, mà đại các quá dài không tương xứng với khuôn mặt khó sống qua 32 tuổi. Mắt thì lúc như lộ chân quang, lúc thì lại như chìm xuống. Lông mày vừa thô vừa ngắn lại thêm hạ đình dài hẹp: không quá 34 tuổi. Mắt lộ mà lộ hầu, xương nhỏ mà người mập: không quá 36 tuổi. Mắt lộ hung quang hừng hực, tính tình thô bạo thì dẫu mũi cao, sơn căn không gẫy khúc thì cũng chỉ đến năm 39 tuổi khó tránh được số trời.

e ) Tướng mạng vong trong khoảng 50 tuổi : Con người quá 50 tuổi mà chết thì theo câu nói vẫn thường truyền tụng " nhân sinh thấp thập cổ lai hy " không còn gọi là yểu tử nữa mà nên gọi là mạng vong hay thọ chung. Thông thường, kẻ sống mũi không ngay ngắn (có chiều hướng lệch sang bên trái hay bên phải ) ít khi sống quá 42 tuổi. Mắt nhỏ, mày co rút lại không tương xứng với khuôn mặt, sơn căn lại đầy đặn thường sống đến khoảng 42, 44 tuổi. Bắt đầu phát phì mà thần khí lại có vẻ co rút thì khó qua được tuổi 49 và 50.

*****************************************

PHU LUÂN VỀ TƯỚNG PHỤ NỮ

a ) Tương quan giữa vài nét tướng mặt và cơ thể

Đời Đường (618 - 907), Nhất Hạnh Thiền sư, một nhà tướng học khét tiếng thời đó mà nay một phần tác phẩm về tướng vẫn còn được lưu truyền, có lẽ là người đầu tiên phổ biến quan niệm cho rằng có thể căn cứ vào một số nét tướng khuôn mặt để suy đoán ra các nét tướng trên thân mình. Để phân biệt con người thưc tế với con người thu gọn trên khuôn mặt, thiền sư mệnh danh hình ảnh đó là Tiểu Hình Nhân.

Trải qua nhiều sóng gió của thời cuộc, công trình độc đáo của Nhất Hạnh Thiền sư bị binh lửa Trung Nguyên làm thất truyền khiến cho các sách tướng cổ điển của Trung Hoa không còn tài liệu độc đáo này. Tuy vậy, một số người Nhật giao thương với Trung Hoa thời đó may mắn sưu tập được một vài di cảo của Nhất Hạnh đem về nước nghiên cứu và phát huy thêm. Thành thử, nguyên cảo Trung Hoa bị thất lạc chỉ còn lời đồn, may nhờ Nhật giữ hộ mà không bị mai một vĩnh viễn. Từ công trình khảo sát sơ khởi của Nhất Hạnh đem ra nghiên cứu tướng đàn bà bổ túc thêm cho hợp với nữ giới. Người Trung Hoa đầu tiên du nhập lại kiến thức này là Tô Lãng Trai, tác giả quyển Ngũ quan tướng tĩnh nghiên cứu. Những điều trình bày trong mục này phần lớn căn cứ vào các tác phẩm của Ngũ Vị Trai và Tô Lăng Thiên cả.

Muốn có tiểu hình nhân ta lấy khuôn mặt làm mẫu mực, miệng là đầu, hai mi cốt (xương lông mày) là hai chân, hai pháp lệnh là hai tay, nhân trung là cổ, mũi là toàn thể thân mình.

1 - Hai cánh mũi

Phàm hai cánh mũi phụ nữ cân xứng thì nhũ hoa cũng cân xứng. Hai cánh mũi nẩy nở tròn trịa thì ngực nở, nhũ hoa lớn. Ngược lại, Chuẩn đầu thấp, gián đài, đình uý nhỏ hẹp thì nhũ hoa cũng nhỏ hẹp. Đàn bà mũi xẹp cánh mũi mỏng và nhỏ mà có bộ ngực núi lửa thì đó chẳng qua chỉ là phần nhân tạo chứ không phải là phần thiên bẩm.

Hơn nữa, màu sắc của hai cánh mũi còn cho ta biết được nữ giới hiện đang ở thời kỳ kinh nguyệt hay không. Đang lúc hành kinh cánh mũi bao giờ cũng có sắc ửng hồng mà ngày thường không có.

Những điểm trình bày trên đây đúc kết từ những nhận xét của các nhà y học nhằm mục đích giúp bạn trai những kiến thức giải hữu ích cần thiết tránh được những hành vi tổn thương đến đời sống gia đình chỉ vì ngộ nhận thiện chí của nhau.

Nói chung sơn căn cho ta biết phần co lưng, sống mũi cho ta biết nửa phần thân trên.

2 - Nhân trung

Nhân trung và môi miệng giúp ta biết được một cách khái quát về cơ cấu sinh dục cũng như khả năng sinh dục của phụ nữ.

Nói một cách tổng quát muốn biết việc sinh sản dễ dàng hay khó khăn, ta cần nhớ là : Nhân trung ngay ngắn, rõ ràng cộng thêm với lộc thượng, thực thương, Tả Hữu Tiên Khố tề chỉnh, đầy đặn và cân xứng là những dấu hiệu chắc chắn của việc sinh sản bình thường, ít gặp hiểm nghèo vì thai sản.

Hai bờ nhân trung đàn bà đều rõ tạo thành hình dạng trên hẹp dưới rộng là dấu hiệu nhiều con và sinh sản dễ. Nếu có thêm chỗ gần tiếp giáp với miệng trũng xuống như vùng trâu đằm thì con trai ít hơn con gái. Nếu hai lằn gồ cao của nhân trung gần giáp với môi trên lại nổi cao và rõ thì sinh trai nhiều hơn gái.

Nhân trung đàn bà trung bình và không có có đặc điểm trũng xuống hay nổi cao vừa kể thì số con trai và gái gần như ngang nhau nhưng không quá nhiều.

Dĩ nhiên, những nhận định nào không áp dụng cho các trường hợp giải phẫu thẩm mỹ.

Nhân trung quá mờ hoặc bị vạch ngang là dấu hiệu khá chắc chắn của kẻ có khả năng sinh dục không đáng kể. Quá mờ lại có vạch ngang rõ rệt là tướng không con vì lý do thiên nhiên bất túc.

3 - Nốt ruồi ở nhân trung

Nốt ruồi đàn bà xuất hiện ở nhân trung cũng là nét tướng có ý nghĩa quan trọng cần được đặc biệt lưu ý :

Bất kể hình dạng Nhân trung ra sao bỗng nhiên có nốt ruồi đen đọng lại vị trí 1, là tướng đoản mệnh, hay chết sớm vì thai sản hoặc bệnh liên quan đến tử cung.

Nốt ruồi ở vị trí 2 là dấu hiệu tử cung không được ổn, dễ bị bệnh phụ nữ. Đồng thời về mặt mạng vận là điềm báo trước ít nhất cũng phải dang dở hay tái giá mới được an thân. Nốt ruồi ở vị trí 3 dù lệch sang phải hay trái, không liên hệ đến tử cung nhưng liên quan đến mật thiết đường tình dục. Đàn bà có nốt ruồi đen như vậy phần lớn là không chung thuỷ, ít khi thoả mãn tình dục với một người khác phái.

Nốt ruồi ở vị trí số 4 dấu dâm đãng. Theo Ngũ vị trai, kẻ có nốt ruồi đó nếu thêm mặt có đào hoa sắc thì trước khi kết hôn đã chung chạ chăn gối, có chồng rồi vẫn còn bướm ngõ ong tường, chồng ra cửa trước rước người tình ở sau. Về đường tử tức, ít khi có con. Thỉnh thỏang hoặc có thì về già cũng cô độc kể như không có.

4 - Mội, Miệng

Tướng học hiện đại Á Đông dựa trên các nhận xét của khoa học thân thể. Khác với tiếng học gia thời xưa, các tướng học gia Nhật bản ngày nay cũng là chuyên viên về y khoa và tâm lý. Nhờ đó, họ đã phong phú và hiện đại hoá tướng học Á Đông rất nhiều

Tướng học Nhạt Bản cho rằng người ta có thể căn cứ vào mặt bất cứ nam nữ mà thôi cũng tạm đủ dữ kiện để phát đoán về toàn thể con người một cách tổng quát. Đối với tượng phái hình thể này, khuôn mặt là hình thể rút gọn của con người, từ khuôn mặt suy ra con người là một điều đáng rầt phù hợp với thực tế, không có gì đáng gọi là thần bí hoang đường cả. Tiếc thay quan điểm khoa học này bị một số người coi tướng giữ kín làm bí quyết sinh nhai và cố tình bí hoá nó khiến cho đa số quần chúng ngộ nhận là họ có tà thuật và coi tướng học như một môn thần bí học.

Môn phái Nhật Bản cho rằng Môi, Miệng và hạ thể có nhiều tương đồng với hình thể và màu sắc .

5-Tai

Vẫn theo tướng phái trên, rãnh tai và màu sắc của tai là dấu hiệu để xét định bộ phận sinh dục của phái nữ .

Theo ngũ Vi Trai, tác giả cuốn Ngũ quan tướng tinh nghiên cứu vào những năm trước khi xảy ra cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Hoa, ông ta đã tự mình khảo nghiệm khoảng tám mươi trường hợp thực tiễn thấy rằng tuy không đúng hẳn 100 % nhưng đại đa số những điều phát biểu về lý thuyết đều phù hợp với thực tế .

b ) Những nét tường đặc trưng về phụ nữ của Viên Liễu Trang

Cổ nhân Trung Hoa nặng đầu óc phong kiến, quá trọng nam quyền cho rằng chỉ đàn ông mới thanh khiết, mới đáng trọng và đáng giữ vai trò chỉ huy trong mọi lãnh vực sinh hoạt. Quan niệm chuyển thế " trọng nam khinh nữ " này buộc đàn bà phải lệ thuộc và phục tùng tuyệt đối ở đàn ông, ở nhà phải nghe lời cha, lấy chồng phải nghe lời chồng, hoạt động gì (đặt biệt là hoạt động ngoài đời lẫn chủ động trong đời sống tình dục). Nói khác đi, dưới nhãn quang luân lý cổ điển khắt khe này, phụ nữ hoàn toàn bị động, phải tỏ ra vô tài cán. Có như thế mới coi là có đức: vì tục ngữ Trung Hoa : Nũ tử vô tài tiên thi đức (Con gái không có tài cán tức là có đức vậy ). Người đàn bà được trời phú tính thông tuệ, tư tưởng độc lập hoặc nhan sắc tự cho là mình có khả năng, không chịu hoàn toàn công nhận quyền tuyệt đối của nam giới, muốn tham gia vào đời sống cộng đồng một cách tương đối bình đẳng ( tỷ như nghề nghiệp tình dục ), muốn sống theo lương tri và phát triển khả năng thiên phú theo ý riêng, dám bất đồng ý kiến với chồng đều coi là hình khắc tư dâm .

***************************************************

NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG

VÀ NGŨ HÀNH

ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ

QUAN TRUNG HOA

a ) Lược sử :

Thuyết âm Dương Ngũ hành đã được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là kinh Dịch. Tuy vậy, kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truyền đến đời Khổng Tử. Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi.

Theo truyền thuyết, người đầu tiên nhận thức được các lẽ âm dương biến hoá của Trời Đất, vạn vật là vua Phục Hy ( khoảng 44 thế kỷ trước Tây lịch ), người minh thị đề cập đến cái dụng của Ngũ hành là vua Hạ Vũ ( khoảng 22 thế kỷ trước Tây lịch ).

Đến thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, tại nước Tề ( nay là tỉnh Sơn Đông ) có học giả Trâu Diễn, căn cứ vào Kinh Dịch, đã phổ biến hết tinh thần và công dụng của Âm dương, ngũ hành không những vào sự vật thiên nhiên mà còn cả vào việc người nữa. Do đó, người đời sau coi Trâu Diễm như người khai sáng ra phái Âm Dương. Phái này chính là nguồn gốc của phái Lý Số do các học giả đời Tống sau này sáng lập.

Đến đời Hán, học giả Dương Hùng ( 53 trước Tây lịch - 20 Tây lịch ) tham bác kinh Dịch và Đạo đức kinh mở ra ngành Lý số học sơ khai qua tác phẩm Thái huyền kinh.

Đến đời Tống sơ ( khoảng thế kỷ thứ 10 ) một nhân vật đạo gia kiêm nho gia là Trần Đoàn tự là Đồ Nam, hiệu là Hi Di tiên sinh, tinh thông cả Lý Số học của các nhà đi trước đã tổng hợp các kiến giả về lý Thái cực của vũ trụ, lấy tượng số mà xét sự vận chuyển của Trời Đất, suy diễn ra hành động của vạn vật rồi áp dụng các hệ quả của Lý thái cực vào Nhân tướng học đế giải đoán tâm tình, vận số của con ngườ , mở đầu cho Lý Số và Tướng số học.

Từ đó về sau, quan niệm Âm Dương, Ngũ hành được áp dụng rộng rãi vào Nhân tướng học và thành ra một thành tố bất khả phân trong tướng thuật.

b ) Nội dung của Thuyết âm Dương, Ngũ hành

Theo cổ nhân Trung Hoa, lúc đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn, không có hình dạng rõ ràng được gọi là thời Hỗn mạng. Trong sư Hỗn mạng đó, bàng bạc cái lẽ vô linh linh diệu gọi là Thái cực. ( Sở dĩ gọi là Thái cực vì nó huyền bí và vô tận nên không thể xác định rõ ban thế cuả nó ra sao).

Tuy nhiên, dẫu không biết được chân tính và chân chất của cái lẽ Thái cực huyền vì song ta có thể dựa vào sự quan sát về tính cách biến hoá của vạn vật mà suy ra được cái đông thể của Thái cực. Căn bản của sự chuyển biến hoá được biểu lộ bằng hai trạng thái tương phản là Động và Tĩnh. Động gọi là Dương, Tĩnh gọi là Âm. Dương lên đến cực độ thì lại biến ra Dương. Hai cái trạng thái tương đối của cái Bản thể nguyên khởi duy nhất ( Thái cực ) cứ tiếp diễn mãi, điều hợp với nhau, sinh sinh hoá hoá không ngừng mà sinh ra Trời, Đất, Người cùng vạn vật. Vì Âm Dương phối hợp, đun đẩy lẫn nhau nên có sự biến chuyển. Sự biến chuyển chính là nền tảng của Dịch. Do đó, trong phần chú giải kinh Dịch, Khổng Tử đã nói " Âm nhu Dương Cương, Cương nhu tương thôi sinh nhi biến hoá "(Nghĩa là Âm thì mềm, Dương thì cứng, cứng mềm đun đẩy lẫn nhau chuyển hoá thành thiên hình vạn trạng).

Theo cổ nhân, mỗi chu trình gồm bốn giai đoạn :

a ) Nguyên : Khởi đầu của sự biến hoá

b ) Hạnh : Sự thông đạt , hội hợp các thành tố

c ) Lợi : Sự thỏa đáng các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng

d ) Trinh : Sự thành tựu chung cuộc của một chu trình sinh ra sự vật

Biến hoá là ngoại biểu của Thái cực mà đạo Dịch căn cứ trên sự biến hoá của vũ trụ và vạn vật. Do đó, Kinh Dịch mô tả diễn trình chuyển hoá (Dịch) một cách khái quát như sau :

" Dịch hữu Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái sinh Ngũ hành : Đạo Dịch có nguồn gốc là Thái cực, Thái cực sinh ra hai Nghi ( Âm và Dương ) hai Nghi sinh ra bốn Tượng ( bốn trạng thái tượng trưng bằng bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông ) bốn tượng sinh ra tám Quẻ ( Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài ) tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Nú, Nước, Đất ) tám Quẻ sinh ra năm Hành ( năm loại nguyên tố cấu tạo ra vạn vật hữu hình Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ).

Khởi đầu của sự biến hoá rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hoá dần dần để thành ra phồn tạp. Vì Âm Dương là hai thành tố đầu tiên của vũ trụ, nên được Kinh Dịch chọn là biểu tượng căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản :

a ) Vạch liên tục tượng trưng cho Dương

b ) Vạch gián đoạn ( - - ) tượng trưng cho Âm

Trong phép biến đổi hoá để sinh ra Bát quái, hai vạch tượng trưng cho Âm Dương lần lượt chồng chất lên nhau theo nền tảng tam tài mà thành ra tám Quẻ căn bản với hình dạng và ý nghĩa tượng trưng sau đây :

1 - Kiền tượng trưng cho Trời

2 - Đoài tượng trưng cho Đầm , Ao

3 - Ly tượng trưng cho Lửa

4 - Chấn tượng trưng cho Sấm

5 - Tốn tượng trưng cho Gió

6 - Cấn tượng trưng cho Núi

7 - Khảm tượng trưng cho Nước

8 - Khôn tượng trưng cho Đất

Đó là tám Quẻ nguyên thủy gọi là " Tiên thiên Bát quái " do vua Phục Hy ( 4477 - 4363 ) trước Tây lịch vạch ra để giải thích cái lẽ Âm Dương biến hoá của Thái cực. Về sau vua Hạ Vũ (2205 - 2163 trước Tây lịch) đặt ra Cửu trù ( chín pháp lớn ) phối hợp với Bát quái và tính cái số của Ngũ hành trong việc giải thích lẽ biến hoá của vũ trụ và vạn vật.

Tới đời Tây Chu, vua Văn Vương, trong thời gian bị giam ở ngục Dũ Lý ( khoảng thế kỷ 11 trước Tây lịch ) đã dành thì giờ nhàn rỗi diễn lại các quẻ tiên thiên Bát quái của Phục Hy thành tám quẻ, Bát quái mới gọi là hậu thiên Bát quái với các ý nghĩa thiên về nhân sự để dùng vào việc bói toán và suy gẫm việc ngườ . Con Văn Vương là Chu Công Đán về sau có giải thích thêm đôi chút về ý nghĩa và công dụng của kẻ Bát quái, nhưng rất ngắn và mơ hồ, chỉ có các kẻ có thiên tư đặc biệt tâm truyền mới có ánh mắt hiểu được. Tình trạng của Dịch lý từ thượng cổ đến trước khi Khổng Tử ra đời chỉ có như thế mà thôi.

Đến đời Đông Chu, Khổng Tử ( 511 - 478 trước Tây lịch ) đem kiến giảu cảu mình bổ xung vào các điều truyền lại của Dịch lý đời Chu, san định lại và viết thành Kinh Dịch trong đó bao gồm cả Âm Dương, Bát quái và Ngũ hành.

Căn cứ theo ý nghĩa thông thường, cổ nhân gán cho Âm Dương Ngũ hành, các ý nghĩa tượng trưng sau đây :

Dương : Tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng, sinh động, cứng cát, ban ngày, đàn ông .....

Âm : Tượng trưng cho mặt trăng, tối tăm, nguội lạnh, bất động, mềm nhão, ban đêm, đàn bà ....

Kim : Vàng, bạc, hiểu rộng ra là tất cả các chất kim thuộc

Mộc : Cây trong rừng, nói tổng quát ra là mọi thực vật trên mặt đất

Thủy : Nước và nói rộng ra là các chất lỏng

Hỏa : Lửa, hơi ấm

Thổ : Đất đá, nói chung Thổ bao gồm mọi loại khoáng chất trừ kim loại

Về phương diện siêu hình. Âm Dương không phải là cái khí vật chất hữu hình hữu thể mà chỉ là biểu thị tượng trưng cho hai trạng thái tương đối, mâu thuẫn như nóng lạnh, sáng với tối, cứng với mềm, sinh với diệt, khoẻ với yếu ....

Về phương diện ý nghĩa siêu hình của Ngũ hành, ta cũng đi đến kết quả tương tự Kim, Mộc, Thủy, Hoả, ngoài tìm cách vật chất của nó kể trên có một ý nghĩa tượng trương có tính cách tương sinh tương khắc trong sự biến hoá của muôn vật diễn ra hàng ngày trước mắt.

Trong tướng học, người ta rất chú trọng đến Ngũ hành và thường hiểu Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ theo cả hai ý nghĩa : vật chất lẫn siêu hình qua sự tượng hình chuyển ý của văn tự từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng.

c ) Ảnh hưởng của thuyết ngũ hành trong nhân sinh quan Trung Hoa

Từ quan niệm là một lý thuyết triết học thuộc phần Hình nhi thượng từ đời Tống trở đi, Âm Dương thuộc Ngũ hành được đem áp dụng vào lãnh vực Hình nhi hạ. Đại đa số học giả Trung Hoa và các dân tộc Á Đông chịu ảnh hưởng văn hoá sâu đậm của Trung Hoa đã dùng lý thuyết Ngũ Hành đem giải thích và gán ghép các đặc tính của vật chất được siêu hình hoá của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vào các lãnh vực thường dụng của nhân loại, điển hình là các trường hợp sau đây :

1 - Phương hướng, màu sắc, bốn mùa

1a ) Mộc tượng trưng cho Mùa Xuân, màu Xanh, phương Đông

Mùa Xuân khí hậu mát mẻ như sương buổi ban mai, biểu hiện khởi đầu của một chu trình biến hoá mới của vạn vận bắt đầu hồi sinh và tăng trưởng. Mặt đất về Mùa Xuân, đâu đâu cũng một màu xanh thắm, Thái dương bắt đầu mọc ở phương đông. Tất cả đều bàng bạc ý nghĩa của Âm Dương tương thôi với Dương lấn lướt Âm một cách tương đối trong cái trung dung của Âm Dương ( Âm Dương tỷ hoà thì vạn vật mới sinh ). Do đó, cổ nhân đã lấy Mộc tượng trưng cho mùa Xuân, màu Xanh, phương Đông.

1b ) Hỏa biểu thị mùa Hạ, màu Đỏ, phương Nam

Mùa hè nóng nực bức như lửa thiêu, Dương cương lên đến cùng cực. Hoa lá đặc trưng của mùa này như lụa và phượng vĩ trổ bông màu đỏ, phương Nam gần như ấm áp quanh năm nên Hỏa tượng trưng cho mùa Hạ, màu Đỏ và phương Nam vậy.

1c ) Kim tiêu biểu cho mùa Thu, màu Trắng, phương Tây

Mùa Thu là giai đoạn cho Âm Dương tương thôi bình hoà khí trời nóng quá, không lạnh lắm, nhưng Dương cương bắt đầu suy, Âm nhu bắt đầu thịnh. Mặt trời lặn ở phương Tây sau khi đã mọc ở Phương Đông. Trời Mùa Thu thường có mây trắng ngà bao phủ, nên cổ nhân mới nhân đó mà chọn Kim tiêu biểu cho mùa Thu, màu trắng và phương Tây. Nói khác đi, theo Ngũ hành thì mùa Thu, sắc trắng phương Tây thuộc Kim.

1d ) Thủy tiêu biểu cho mùa Đông , màu đen , phương Bắc

Hiện tượng độc đáo nhất của mùa Đông là tuyết rơi, giá buốt, cảnh vật ảm đạm, cửa nẻo đóng kín, tối tăm. Tuyết là một trạng thái của nước, phương Bắc thường hay có tuyết nên với tinh thần tượng hình, chuyển ý, cổ nhân Trung Hoa chọn hành Thủy để tượng trưng cho mùa Đông, màu Đen, phương Bắc.

1e ) Thổ tiêu biểu cho Đất , màu Vàng , Trung ương

Người Tàu phát tích ở lưu vực sông Hoàng Hà, đất đai ở đây màu vàng ( hoàng thổ ) nên dựa vào sự vật để định tên, lấy đất tiêu biểu cho chất Thổ và màu vàng tượng trưng cho sắc Thổ. Bởi người Tàu lấy địa phương của họ làm trung tâm quan sát, tự coi mình là người trung Thổ, danh xưng là Trung quốc nên màu vàng, vàng là màu trung ương, Thổ là Hành chủ bao gồm cả bốn hành còn lại với lý do Địa tải sơn hà vạn vật ( Sông núi, muôn loài vạn vật đều do đất chứa đựng ).

2 - Năm đức tính căn bản của con người

Trên bình diện đạo đức, năm đức tính căn bản để phân định kẻ lương tri với kẻ bại hoại là Nhân Nghĩa Lễ Trí và Tín, gọi chung là Ngũ thường. Dựa vào ý nghĩa siêu hình của Ngũ hành và đặc tính bao quát của Ngũ thường người ta đã đi đến chỗ Ngũ hành hoá Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín .

2a ) Nhân ứng với Mộc : Nhân chủ ở chỗ thanh tĩnh, ung dung tự tại, không cạnh tranh bao dung và đãi người đồng đẳng. Thảo mộc, vốn không di động cạnh tranh, loài tùng bách quanh năm xanh tươ , bất chấp gió sương, nóng lạnh, tượng trưng cho thái độ an tĩnh, ung dung tự tại. Cây cỏ còn để người che mưa tránh nắng, không phân biệt một ai. Hoa quả trong chốn sơn lâm ai thưởng thức cũng được. Cái đức tự nhiên lưu hành của thảo mộc tương tự như đức Nhân của bậc thức giả nên Mộc được coi là biểu tượng của đức Nhân ở nhân loại. Do ở ý nghĩa mà Khổng Tử đã nói " Nhân giả nhạo sơn ( Bậc nhân giả thích núi ) vì trên núi có thảo mộc tượng trưng cho đức Nhân của tạo vật.

2b ) Nghĩa ứng với Kim : Luôn luôn thích ứng với phép tắc thiên nhiên hoặc công lý, hằng cửu, không biến chất, cứng cỏi không sờn. Đó là những ý nghĩa bao quát của Nghĩa. Loài Kim thuộc như vàng luôn luôn giữ mãi vẻ sáng cứng rắn, khuyết biết tiết, dù ở nơi này hay nơi khác, lúc nào cũng vậy, phảng phất ý nghĩa của đức Nghĩa nên cổ nhân lấy Kim tượng trưng cho Nghĩa.

2c ) Lễ ứng với Hỏa : Lễ gồm chung tất cả những gì soi sáng khuôn phép, tạo nên tôn trọng duy trì diềng mối, phát huy chân lý tự nhiên lưu hành, Tế tự là một hình thức cụ thể của Lễ, biểu dương sự tôn kính. Một trong những cái ứng dụng của Hỏa là soi sáng tại nơi, làm hiển lộng cái tôn kính quỷ thần của con người nên cái dụng ( về phương diện ý nghĩa triết học ) của Hoả và Lễ tương đồng, nên Lễ ứng với Hoả.

2d ) Trí ứng với Thủy : Kẻ trí không điều gì là không thấu triệt, nước không đâu là không thông qua. Cái đức của Trí và Nước có sự tương đồng đại lược nên người xưa đã nói một cách đầy biểu tượng " Trí giả nhao Thủy " ( Bậc trí giả thích nước ). Do đó, Thủy tượng trưng cho Trí.

2e) Tín ứng với Thổ : Bản chất của Thổ là không bao giờ sai chạy. Thảo mộc dựa vào đất mà sống và đất cứ theo từng mùa nhất định mà thúc đẩy sự sinh diệt của cây cối theo đúng chu trình chuyển hoá tự nhiên của tạo vật, không bao giờ sai chạy. Do đó, so với Tín thì bản chất của Tín và Thổ về ý nghĩa tổng quát có những nét tướng đồng.

3 - Năm cung bậc trong âm nhạc

a ) Cung ( âm thấp nhất ) ứng với Thổ

b ) Thương ứng với Kim

c ) Giốc ứng với Mộc

d ) Chủy ứng với Hỏa

e ) Vũ ứng với Thủy

************************************************

ỨNG DỤNG CỦA ÂM DƯƠNG

TRONG TƯỚNG HỌC

Hy Truong

Âm Dương trong nhân tướng học không có tính cách cứng nhắc như thế nhân vẫn tưởng mà lại rất tương đối. Ngửa lên gọi là Dương, úp xuống gọi là Âm, cứng là Dương, mềm là Âm .......Nói một cách tổng quát thì Trời có Âm Dương. Đàn ông được xem là Dương, đàn bà là Âm, nhưng chỉ là điều khái lược. Trong mỗi con người lại cũng có phân biệt Âm và Dương nữa.

Toàn thể thân thể đàn ông là Âm, nhưng bộ phận sinh dục lại là Dương nên có tên là dương vật. Toàn thể đàn bà là Dương, nhưng bộ phận sinh dục lại là Âm nên mới có danh là âm hộ.

Xương được coi là Dương, thịt được coi là Âm

Phía mặt bên trái là Dương, phía mặt bên phải là Âm

Phía trên của khuôn mặt ( kể từ chính giữa thần mũi ) thuộc Dương, phía dưới thuộc Âm.

Phần thân trước là Dương, phần thân sau là Âm

Trong khu vực thuộc mắt, phần trên là Dương, phần dưới coi là Âm, mắt trái là Dương, mắt phải là Âm

Những phần lồi lõm của xương khuôn mặt là Dương, những phần trũng xuống coi là Âm.

Dương thì lộ liễu và hướng lên. Âm thì ẩn tàng và hướng xuống. Dương cốt ở an hoà, Âm cốt ngay ngắn, Dương chủ về cứng rắn, Âm chủ về mềm mại.

Âm Dương trong mỗi con người cần phải Hòa, phải Thuận, Hoà có nghĩa là xương ngay ngắn, không lệch, không cong, thần khí thanh nhã. Thuận là thịt phải được phân bố đều đặn khắp châu thân. Âm Dương thuận hoà chủ về phúc thọ.

Nếu như xương lộ mà không ngay ngắn, thịt chỗ nhiều chỗ ít không hợp lẽ tự nhiên ( chẳng hạn bộ phận này quá nhiều thịt, bộ phận kia lại quá cằn cỗi ) thì gọi là Âm Dương không thuận hoà. Hoặc Âm thịnh Dương suy ( thịt nhiều mà bệu, xương lại nhỏ và yếu, không cân xứng ) hoặc Dương cường Âm nhược ( cốt lộ, thịt ít ) đều là các tướng phản lại nguyên tắc Âm Dương thuận hoà: chủ về hung hiểm bất tường.

Nói một cách tổng quát, vô luận nam nữ, trong mỗi con người ( hình tướng, tính cách, khí sắc, thanh âm, phần vô hình cũng như phần hữu hình ) đều bị nguyên lý Âm Dương chi phối.

Đàn ông bản chất vốn Dương nhưng cần phải có Âm thích nghi điều hoà. Đàn bà vốn thuộc Âm nhưng phải có Dương để phụ giúp. Nếu khống thế, đàn ông chỉ có thể Dương thuần mà không có Âm chất thì sẽ mất sự khống chế cần thiết, đàn bà chỉ có Âm nhung mà không có Dương chất thêm vào thì trở thành quá mềm yếu và không tự tiến triển được.

Tuy nhiên dù Dương thuận phải có Âm chất để điều hoà cho thích nghi nhưng Âm không được lấn át phần Dương. Nếu Âm chất thái quá người ta gọi là Dương sai.

Âm nhu tuy phải cần Dương cương để tiết giảm phần xấu và phát huy phần tốt nhưng nếu phần Dương lấn át hẳn phần Âm ( vốn là phần căn bản ) thì trường hợp đó mệnh danh là Âm thác.

Nguyên tắc tổng quát trên áp dụng cho tất cả các bộ vị trọng yếu trong con người. Nghĩa là các bộ vị không được vi phạm các điều cấm kỵ của nguyên lý Âm Dương thích nghi. Nói khác đi, không được phạm vào Âm thác hoặc Dương sai. Đi sâu vào phần chi tiết ta phân biệt :

a ) Dương hoà :

Tính cách Dương mạnh mẽ nhưng được tiết chế đúng mức cần thiết thì gọi là Dương hoà, Dương hoà bao gồm :

-Đầu tròn, đỉnh đầu bằng phẳng

-Đầu hơi có góc cạnh, mặt hơi vuông vức, trán có xương tròn nổi lên rất rõ

-Ngũ nhạc nổi nhưng không quá lộ liễu, Sơn căn nổi khá cao gần ăn thẳng lên Aán đường

-Lông mày mọc xếch lên cao và có uy lực, lông mày hơi có góc cạnh ( hình thù lông mày gập cong lại như hình chữ, chứ không cong như hình bán nguyệt hoặc thẳng như chữ )

-Sợi lông mày hơi hướng về phía trên

-Mắt có chiều dài rõ rệt và có tụ thần

-Sắc diện hoà ái, chẳng cần phải lập uy mà vẫn có vẻ oai nghiêm tự nhiên

-Nói năng mau chậm thích nghi với từng câu chuyện, tư tưởng khoáng đạt, lâm sự quyết đoán chuẩn xác, xử trí quang minh, đi đứng thung dung .

b ) Âm thuận

Tính cách Âm rất rõ ràng nhưng không quá ủy mị hèn yếu thì gọi là Âm thuận. Được coi là Âm thuận khi :

-Đầu tròn, mặt hơi vuông nhưng vẫn không xoá hẳn được những nét tròn trịa

-Ngũ nhạc đều có dáng phảng phất hình tròn ( nhưng không nổi bật các nét tròn đó )

-Sơn căn mạnh mẽ có thế. Aán đướng bằng phẳng, rộng

-Lông mày hơi cong mà mắt lại hơi dài ( không được quá dài )

-Tiếng nói hơi nhỏ nhưng âm thanh rổn rản trong trẻo

-Nói năng từ tốn, nhưng không chậm, phản ứng không nhanh nhưng không quá trễ hoặc lỳ lợm

-Sắc diện hoà nhã khiến người ngoài dễ sinh thiện cả

-Xử sự ôn hoà

c ) Kháng Dương

Tính cách Dương quá mạnh không có sự tiết chế đúng mức thì gọi là Kháng Dương. Các chỉ dấu của Kháng Dương bao gồm :

-Đầu tròn nhưng đỉnh đầu nhọn

-Mặt có những bộ vị nổi tròn thành từng cục

-Ngũ nhạc nổi tròn mà đầu có dạng nhọn, nhỏ

-Lông mày ngắn mà cong vòng hoặc ngắn mà thế của mày lại hướng lên

-Mắt lồi và tia mắt long lanh

-Tai nhọn và dựng đứng

-Tiếng nói lớn nhưng giọng điệu quê kệch hoặc giọng rè

-Tính tình nóng nảy thô bạo, xử sự sơ xuất, không nghĩ trước, không lo sau khiến người quan sát thoáng qua đã nhận được ngay sự thô lỗ .

d ) Cô Âm

Chỉ có những cách Âm thuần túy mà không có Dương tính để hỗ trợ thì gọi là Cô Âm. Đặc tính này được phát hiện ra ngoài qua các dấu hiệu sau đây :

-Toàn thể đầu và khuôn mặt đều chỉ có hình vuông, hoặc thiên về hình vuông, hoặc đầu lớn mà khuôn mặt lại quá nhỏ không tương xứng

-Chính diện thì nhìn thấy bằng phẳng mà trắc diện lại thấy ở phần giữa lõm xuống

-Mắt sâu mà lông mày mọc lan xuống tận bờ mắt hoặc mắt sâu mà xương lông mày thô, hoặc lông mày quá đậm mà ngắn

-Râu ria quá râm rạp, không thích nghi với tóc

-Tiếng nói như có vẻ khò khè ở cuống họng, điệu nói chậm rãi mà trong đó lại xen kẽ âm thanh chói tai hoặc thanh mà đứt đoạn

-Sắc diện lúc nào cũng có vẻ u uất, xử sự quá tính toán, cân nhắc khiến người ngoài thoáng thấy đã nhận ra ngay là con người ác hiểm.

e ) Âm thác, Dương sai

Bản chất căn bản là Âm nhưng pha trộn quá nhiều Dương tính khiến phần Âm trở thành thứ yếu thì gọi là Âm thác. Ngược lạ , bản chất căn bản là Dương mà Dương tính quá yếu khiến Âm chất lấn át rõ rệt thì gọi là Dương sai. Dưới đây là các dấu hiệu bề ngoài cảu các hiện tượng trên

-Đầu tròn thuộc Dương, mặt vuông thuộc Âm, phía trước mặt thuộc Dương, phía sau gáy ( ót ) thuộc Âm cho nên đầu lớn mặt nhỏ, phía trước lớn mà phía sau nhỏ thì gọi là Dương sai

-Đầu vuông thuộc Âm, mặt tròn thuộc Dương, nếu như hai phần đó quá sai lệch thì gọi là Âm thác

-Phần lồi trên khuôn mặt thuộc Dương, phần lõm trên khuôn mặt thuộc Âm . Do đó, nếu Đông Tây Nam Bắc Nhạc nảy nở, cao ráo mà Trung nhạc lại trũng xuống thì gọi là Dương sa . Trái lạ , bốn Nhạc phụ tuỳ đều trũng xuống hoặc bị phá hãm chỉ có Trung nhạc nổi cao một mình thì gọi là Âm thác

-Chỉ có xương mà không có thịt, mắt lộ mà không có lông mày người lớn, tiếng nhỏ gọi là Dương sai

-Có quá nhiều thịt mà thiếu xương, lông mày rậm rạp lam xuống bờ mắt, chân tóc mọc thấp, Thiên thương hẹp, nhiều râu ria mà giọng nói khô khan ......đều được mệnh danh là Âm thác

-Mặt tuy lớn, nhưng sắc ảm đạm, thân hình tuy có vẻ nam tính mà bước chân lệch lạc ẻo lả như con gái thì gọi là Dương sa . Thân hình nữ mà cử chỉ mạnh bạo cứng cỏi như nam giới thì gọi là Âm thác

Tóm lại, vấn đề Âm thác, Dương sai rất phức tạp, khó mà lĩnh hội toàn vẹn nếu không có kiến giải sâu rộng, quan sát tinh tế. Chương này chú trọng đặc biệt đến hai nguyên tắc căn bản của Dương sai, Âm thác như sau :

1 - Đàn ông được gọi là thuần Dương mà lẫn lộn cá tính phụ nữ ( bất kể về phương diện gì : đi, đứng, ăn, nói .....) khá rõ thì gọi là Chính Dương sai

2 - Đàn bà được coi là thuần Âm nếu, pha trộn nam tính ( dù về phương diện gì cũng vậy ) quá lộ liễu thì gọi là Chính Âm thác

Từ hai nguyên tắc căn bản trên, ta đi đến bốn hệ luận :

a ) Bất kể nam, nữ đều lấy đầu, âm thanh, cốt cách tượng trưng cho Dương chất. Cho nên, không cần biết thân hình lớn hay nhỏ, điểm căn bản là phải lấy cốt cách trầm ổn, vững chãi, tiếng nói trong trẻo, rõ ràng có tiếng vang làm chính. Được như thế là cát tướng

Tiếng khô khan, âm vận không có hoặc ngắn ngủi thì dầu thân hình lớn hay nhỏ đều không đáng kể gì tới vì đó là hung tướng, tượng trưng cho Dương sai.

b ) Bất kể nam nữ, đếu lấy khuôn mặt tượng trưng cho Dương, cho nên Ngũ nhạc nổi rõ nhưng không quá lộ liễu thô bỉ, râu tóc và lông mày thích nghi tương xứng là dấu hiệu cát tướng. Ngũ nhạc phá hãm, râu ria và lông mày quá đậm là hung tướng vì đó bị gọi là Âm thác

c ) Thân hình to lớn khôi ngô mà khí phách nhỏ hẹp, xử sự thô lỗ, âm hiểm tàn nhẫn, chấp nể tiểu tiết, không biết quyền biến, đó là Dương không khống chế được Âm nên gọi là Dương sai

d ) Người nhỏ mà xử sự xô bồ không có giới hạn, khí phách cuồng ngạo chỉ biết tiến mà không biết thoái lui khi cần thiết thì đó là Âm không kiềm chế được Dương nên gọi là âm thác

*********************************************************

NHỮNG TƯỚNG CÁCH PHỤ NỮ

Hy Truong

Theo quan niệm " Nam ngoại nữ nội" dưới nhãn quang tướng học Á đông, những tướng tốt đối với đàn ông không bắt buộc phải là tốt với đàn bà. Chẳng hạn :

-Đàn ông mà trán cao, rộng, sáng sủa, đầy đặn là biểu hiện của trí tuệ sâu sắc, kiến thức rộng rãi, dễ thành đạt lúc thanh niên. Ở đàn bà, kẻ có tướng trán như vậy lại là kẻ long đong về đường gia thất.

-Đàn ông có lưỡng quyền cao rộng và nảy nở là tướng có thực quyền, quả cảm ưa phấn đấu. Ở đàn bà, quyền cao và nảy nở là kẻ có khí khái trượng phu, có khuynh hướng ăn hiếp chồng và khắc chồng.

-Đàn ông có tiếng nói cao và vang xa hoặc trầm hùng ngân lâu như tiếng chuông là tướng âm thanh thượng cách, chủ về thông minh tháo vát, hoặc công danh đầy hứa hẹn. Ngược lại, đàn bà mà có âm thanh kể trên lại là tướng âm thanh khắc phu, dâm loạn, phá bại hoặc trùng hôn.

Trong phép xem tướng diện mạo nữ giới, ngũ quan cần phải để ý đã đành nhưng ba bộ phận mà người xem tướng đặc biệt phải chú trọng là Mắt, Mũi, Môi và Miệng. Mắt cho ta biết được trạng thái qua tinh thần của nữ giới, Mũi chủ về chồng, Môi và Miệng liên quan mật thiết đến con cái.

Nói một cách tổng quát, đàn bà có mũi ngay ngắn, dài và đầy đặn, sắc da tươi mát và không có tỳ vết được xem là tướng vượng phu.

Miệng không lớn, không nhỏ, hay môi dày mỏng tương xứng, lưỡng quyền bằng phẳng không quá cao, không nổi, toàn thể da mặt hồng nhuận không có nốt ruồi. Tàn nhang hay bã chè làm mất vẻ mỹ quan là tướng ích tử.

Lục phủ (hiểu theo nghĩa rộng là toàn thể xương khuôn mặt) chủ về tiền tài, sinh kế mà người chồng có thể hưởng thụ khi lập gia đình với phụ nữ đó*. Nếu khuôn mặt phụ nữ đầy đặn phúc hậu, xem tướng cân phân (trong trường hợp nếu là người gầy thì dĩ nhiên mặt không thể bầu bĩnh. Lúc đó, chỉ cần xương lưỡng quyền không lộ cao, mặt mũi không hốc hác) là tướng vượng tài.

*Nói như vậy không có nghĩa là người chồng sẽ được hưởng của hồi môn mà chỉ hàm ý rằng nhờ sống chung với người vợ đó mà công việc làm ăn của người chồng sẽ vượng thịnh về mặt tiền bạc.

Dưới nhãn quan tướng học nam giới, người đàn bà có đủ cả tam vượng là người vợ lý tưởng trong đời sống gia đình. Nói khác đi, đó là loại cát tướng của phụ nữ.

Ngược lại, Mũi lệch cong queo hoặc trơ xương, lỗ mũi hếch hoặc quá ngắn là tướng lấy chồng khiến phu quân tổn thương, khắc hãm hoặc ly hôn. Vì vậy, tướng thuật có câu : "Mũi đàn bà là phu tinh". Miệng quá lớn và mỏng, môi sáng hoặc trắng bệch, lưỡng quyền cao nhọn : vừa khắc chồng lại vừa lận đận về đường tử tức. Khu vực quanh mắt thâm đen, sâu hõm là tướng không con.

Đàn bà tối kỵ tướng cách cô thần nghĩa là mắt tròn và trắng dã, mũi hếch, môi vẩu và lộ cả chân răng, tai khuyết hãm, trán lẹm hoặc lồi, hoặc có loạn văn, đầu quá lớn, mũi sư tử, mũi sống kiếm mà lưỡng quyền cao rộng, mắt lồi, lông mày dựng đứng,thân hình quá ngắn mà mặt lại quá dài. Pháp lệnh quá dài và sâu lúc còn trẻ, tiếng nói như phèng la bể v.v... người có tướng cách cô thần vừa khắc chồng, vừa tổn con, về già cô đơn khốn khổ.

Về phong thái có loại phụ nữ vừa thoáng nhìn đã khiến ta sinh lòng tà vạy là loại dâm tướng, vì mọi cử động hành vi, ngôn ngữ, đầu, mặt, đuôi mắt đều khơi động xuân tình. Lại có loại phụ nữ thoáng thấy sinh dạ nể vì do ở ánh mắt nghiêm, tinh thần nghiêm túc, đó là tướng tôn quý; lại có tướng người vừa thấy mặt đã nảy sinh lòng coi rẻ là loại tiện tướng; còn loại người thoáng qua có cảm giác kinh sợ là tướng hình khắc.

Một số người khảo cứu về sự tương quan hợp hình tướng của đời sống nội tâm phụ nữ, sau khi quan sát và phỏng vấn một số phụ nữ thành gia thất đã phân chia phụ nữ thành 3 loại điển hình chính yếu sau đây :

Loại hướng nội :

Loại có tâm hồn hướng nội, phần lớn có dáng người thấp, cổ ngắn, đầu khá lớn,miệng rộng, môi dày. Cá tính trội yếu của họ là trầm mặc, không ưa gây gổ lạc quan, dễ dàng thông cảm, thích ăn uống, tham lợi ích nho nhỏ, tâm địa thẳng thắn, không thích thủ đoạn.

Trong đời sống gia đình, họ là hiền thê, lương mẫu, thai kỳ đều đặn, chính thường, dễ sinh sản và lắm con, nấu nướng khéo, không ưa nhõng nhẽo, chung thuỷ với chồng.

Loại hướng ngoại:

Phần lớn có dáng người cao và thon, vai xuôi mông nhỏ, tứ chi dài, mũi cao, môi mỏng cằm hơi lộ, cổ nhỏ và dà, da dẻ hơi khô và mỏng. Cá tính của họ dễ vui, dễ buồn, thích hoạt động nhưng mau chán.

Về mặt sinh lý, họ dễ bị bệnh phụ khoa, tính lãnh cảm. Trong đời sống gia đình, họ không ưa nấu nướng,kém tháo vát, dễ cáu kỉnh.

Loại trung tính:

Loại này là trung gian giữa hai loại trên nên thân hình có thể cao hơn và khá mập, có thể hơi thấp và gầy, môi miệng không quá đầy, không quá mỏng. Các bộ phận khác cũng ở mức trung dung. Họ có thể là kết tinh phần tốt hay phần xấu của hai cá tính hoặc nội hay hoặc ngoại tuỳ theo sự tốt xấu của từng bộ vị. Quan sát loại tướng trung tính này rất khó, cần phải có kinh nghiệm và nhãn quang bén nhạy mới đạt được mức độ tương đối chính xác .

Tuy nhiên, các điểm nêu trên chỉ có tính cách khái lược. Việc xem tướng trong thực tế không quá đơn giản như vậy. Muốn có một ý niệm rõ ràng, chúng ta cần phải đào sâu vấn đề hơn nữa, xuyên qua việc khảo sát một số lãnh vực bao gồm nhiều trọng đề dưới đây :

a ) Lãnh vực cá tính

1 - Tướng người ham mê nhục dục

Tính dục thì ai cũng có, nhưng người quá trọng nhục dục thường ít ra cũng có một vài nét tướng đặc biệt :

-Đàn bà trời phú sắc da mặt trắng hơi pha màu hồng lạt gọi là đào hoa sắc hoặc mặt trắng mà có nhiều tàn nhang đều chủ về háo dâm

-Lông mày nhỏ hẹp, uốn cong dài quá mắt, mắt lớn và sáng

-Phía dưới mắt ( Lệ đường ) có lằn xếp hay gân màu xanh xám hoặc hồng chạy về phía đuôi mắt ( Ngư vĩ ) là tướng đàn bà thường có khuynh hướng ân ái vụng trộm

-Mắt đào hoa thấy người đàn ông xa lạ, ưa nhìn, thừơng hay cười tình liếc xéo

-Phía dưới mắt có nốt ruồi đen nổi rõ hoặc mắt không khóc mà vẫn ướt và nhìn cặp mắt không rõ cười hay khóc : tiện dâm

-Miệng lớn và khoé đi xuống lưng ong

-Ngồi hai bàn chân bắt chéo, hai bàn tay đan nhau và bó lấy gối hoặc hay rung gối là tướng đàn bà trong đới ít ra cũng vài ba bận thông dâm

-Eo lệch, rốn quá sâu, lòng trắng pha hồng, tiếng nói liến thoắng hầu hết là những người dễ bị quyến rũ vào đường sắc dục

-Bước đi uốn éo như rắn, nhún nhẩy như chim sẻ và thường ngoảnh lại là tướng háo dâm

-Nhân trung gẫy khúc, quanh mép miệng sắc da xanh xám một cách tự nhiên không vì bệnh tật

-Mặt ngăm đen, đầu tóc rậm, ánh mắt ướt và sắc, da bóng bẩy

-Có thói quen lấy đầu lưỡi khoa động nước răng, hoặc cận răng đen xám, không cười mà thường lộ chân răng

-Trường hợp phụ nữ hút thuốc lá, kẻ có thói quen thở khói rất mạnh là kẻ háo dâm

Những nét tướng cho thấy rằng có thể căn cứ vào nhiều bộ vị, nhiều lãnh vực sinh hoạt để biết khái quát về cá tính tiềm ẩn của một cá nhân về mặt tình dục. Hơn nữa, mọi nét tướng thể hiện dục của nữ giới, dù đứng trên bình diện sinh lý hay đạo lý, không có chung cùng một giá trị : có những nét tướng khả chấp, có những nét tướng bất khả chấp. Dục tính không phải đương nhiên là xấu xa như các nhà Nho cổ hủ vẫn thường lên án, mà xấu hoặc tốt còn tùy người, tuỳ trường hợp. Đặc điểm này cần phải được quan tâm đặc biệt để có thể nhận định đúng đắn cá tính của người phụ nữ, đồng thời có thể chế ngự hay hướng dẫn họ tuỳ theo sở nguyện của mình.

Ngoài ra, người phụ nữ có tính trăng hoa, chưa hẳn họ đã có dịp thực hiện được cá tính đó. Muốn biết người phụ nữ đã có cơ hội thực hiện được tính trăng hoa của họ hay không, cần phải lưu ý các khu vực sau :

a ) Nhân trung có tía đỏ : Phía trên Nhân trung là mũi, phía dưới là miệng, mũi và miệng có hình dạng tương tự như bộ phận sinh dục của nam và nữ giớ . Tướng học căn cứ vào đó để phát hiện ra rằng phần lớn phụ nữ chìm đắm trong hoan lạc nhục dục đều có một đường vạch ngang màu đó hoặc hồng ( tuỳ theo truy hoan nhiều hay ít ), nhỏ như sợi tơ nhện, phải tinh mắt lắm mới thấy. Nếu như ta thấy dấu hiệu đó xuất hiện thì có thể biết là người phụ nữ đó quả là đã có gì rồi .

b ) Mắt tam bạch : Bình thường nếu người đàn bà đó không có loại mắt này nhưng vì đắm say nhục dục nên có thể sau một thời gian ngắn, khu vực xung quanh lòng đen bị thu hẹp dần nhường lại chỗ cho lòng trắng khiến lòng đen đều bị lòng trắng bao bọc, biến thành một loại tam bạch nhãn tạm thời. Còn như nếu bình thường vẫn là hạ tam bạch nhãn, thì nếu có thông gian ta sẽ thấy Nhân trung có vạch hồng hoặc đỏ như trên vừa nói.

c ) Khu vực Lê đường : Bình thường không có màu sắc xanh đen nhưng nếu giao hoan đầy lạc thú, tinh dịch tiết ra quá nhiều thì thường biến sang màu xanh đen.

d ) Khu vực Sơn căn và Ngư vĩ : Đột nhiên có màu xám đen ở hai bên hoặc rõ rệt hơn lúc bình thường.

Tất cả các dấu hiệu về màu sắc ở bộ vị nói trên là các bằng chứng cụ thể của kẻ lặn hụp trong tình dục. Những đàn ông chưa từng ân ái với tình nhân, những đấng phu quân xa nhà một thời gian dài khi gặp mặt tình nhân hoặc vợ nhà chưa mây mưa mà đã thấy có hầu hết các dấu hiệu dẫn thượng thì quả là đáng ngại, cần phải lưu tâm theo dõi hành tung của người nữ đó hầu tránh những hậu quả tai hại có thể xảy ra.

2 - Tướng người trinh thục :

Trong nền luân lý á đông cổ điển, người ta đặc biệt quý trọng cá tính trinh tiết thuần thục của phụ nữ, coi đó là một đức tính tối cần thiết của hôn nhân, là một hãnh diện của người chồng. Muốn coi tướng đàn bà con gái để xem đức tính trên của họ cao thấp tới mức độ nào, điểm tối trọng yếu là cặp mắt, vì mắt là cửa sổ tâm hồn. Cặp mắt đối xứng qua sơn căn, mục quang ôn hoà thanh tĩnh, không liếc xéo là một bảo đảm đáng kể. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa được đầy đủ. Những người đàn bà lấy chồng giữ vững được ái tình thủy chung như nhất, ngoài cặp mắt kể trên thường có tướng kết hợp một số đặc điểm sau :

-Trán tròn nhưng không cao, không lồi

-Lông mày đẹp và phối hợp với cặp mắt, tạo ra một phong thái khiến mọi người phải kính nể

-Môi hồng, răng đều và trắng

-Mũi ngay ngắn, không trơ xương, không quá cao

-Đi đứng, ngồi chững chạc, đoan trang

-Tính nết ôn hoà nhưng không nhu nhược, ít nó, ít cười

3 - Tướng người hung tợn

Đại để đàn bà tính nết hung tợn, mạnh bạo, thường phạm vào nhất vài ba dấu hiệu sau đây :

-Miệng thô, môi lộ xỉ

-Giọng nói khô khan, tóc cằn cỗi và ít

-Quyền cao và lộ, hầu lộ, tiếng nói rè như tiếng phèng la bể

-Mũi gầy và lộ khổng, mắt có hung quang

-Mặt đen, lông mày thô, thân hình kệch cợm

-Mắt nhỏ, miệng túm, giọng đàn ông, chân tay lông mao rậm như đàn ông

-Thân dài, giọng đớt, tay chân thô, ngón tay mập và quá ngắn

-Mắt lộ tứ bạch mà mục quang lại lỗ liều

4 - Tướng người không thích ràng buộc trong gia đình

Những phụ nữ thích tự do phóng khoáng không có năng khiếu của người nội trợ cổ điển Á đông là những kẻ có nét tướng sau :

-Lông mày đậm và khá lớn, mọc xa nhau và không có giữa lông mày với mắt khá rộng, miệng rộng, da mỏng

-Mắt tròn, lớn, mục quang thuộc loại cương nhi cô, tính thích cạnh tranh, đua đòi, ưa được người xu phụng, đi lanh lẹ và cao

-Khéo ăn nói, giao thiệp rộng và thích tự quyết định thân mình, coi rẻ tiền bạc, không thích săn sóc con cái, bếp

5 - Tướng người cần kiệm

Tóc den mướt, lông mày hình dạng vừa phả, màu xanh đen, lòng đen lòng trắng phân minh và mục quang mạnh mẽ nhưng ẩn tàng thức khuya không mệt mỏi, dậy sớm mà thần sắc thư thái, nói năng chậm rãi từ tốn, không mấy khi than thở oán hận, không cạnh tranh hơn thua với người về công việc ....là những đặc điểm của tướng người giúp việc có năng suất cao, người vợ đảm đang tháo vát.

6 - Tướng người biếng nhác

Những kẻ biếng nhác hoặc vô tài bất tướng trong mọi hoạt động ( đặc biệt là trong việc tề gia ) đều thuộc các tướng cách sau :

-Tóc nhiều, thô lộ mày thô và giao nhau

-Mắt tròn, nhỏ, đen trắng không rõ ràng, mục quang hôn ám, hoặc trắng nhiều đen ít

-Mắt lớn hơi lồi, đen trắng phân minh nhưng mục quang lúc nào cũng ngơ ngác khiếp hãi như mắt nai, mắt hươu

-Mắt lúc nào cũng như kẻ ngái ngủ

-Ham ăn, ham ngủ, thích rong chơi

b ) Lãnh vực vận mạng

1 - Tướng người cao quý

Đại để tướng người cao quý toàn thân toát ra vẻ quý phái sang cả

Những người như vậy diện mạo không hẳn là xinh đẹp, đôi khi còn dưới mức trung bình, nhưng hầu hết đều có một số nét tướng sau đây :

-Mục quang sáng sủa, chính đính và mạnh mẽ khiến người đối diện phải kính nể.

-Vành tai đầy đặn và hơi hồng, trái tai trái trắng hơn da mặt.

-Mũi thẳng và phối hợp thích nghi với lưỡng quyền tạo thành một khối có thể vững vàng, mang tai xuôi thẳng.

-Lông mày thanh nhã có thần khí.

-Trán tròn, không thấp không cao, tóc đen mịn thanh nhã, cổ dài.

-Xương và thịt của mặt cân xứng, môi hồng răng trắng và đều.

-Tiếng nói trong và ấm, giọng điệu thong thả nghiêm trang

-Ngón tay thon và thẳng, chỉ tay mịn và rõ.

2 - Tướng người phú túc

Đàn bà có số no đủ thường có : khuôn mặt đầy đặn và hồng nhuận nhưng phải không được thành đào hoa sắc hoặc có tàn nhang, mày thanh, mục quang sáng một cách hiền hoà, tai dày và cứng, mũi thẳng và dài ( dán đài, đình uý rõ và cân xứng đầy đặn ) nhân trung dài, địa các tròn đầy và vững, mang tai nảy nở nhưng không bạnh ra phía sau, môi hơi dày và có sắc hồng tự nhiên, lòng bàn tay hồng hào và dày, bụng tròn, lưng nở, tướng đi rậm rãi, thân thể có mùi thơm tự nhiên.

3 - Tướng người khốn khổ

Tướng đàn bà khốn khổ nghèo đói hoặc long đong được biểu hiện qua những nét tướng sau đây :

-Trán hẹp và thấp, tóc khô và vàng mắt sâu, mày đậm: long đong về sinh kế hiếm con

-Bụng quá sẹp, eo quá nhỏ, lưng quá hẹp suốt đời không có lộc

-Mũi nhỏ hẹp lệch ngắn, chuẩn đầu không thịt

-Môi quá dày, miệng quá rộng mà tay ngắn, ngón tay mập ngắn và thô

-Tiếng nói nhỏ và khàn, mặt lúc nào cũng có sắc thái sầu thảm

-Mặt lúc nào cũng như ngửa lên trời dáng dấp và giọng nói có vẻ đàn ông

-Sơn căn thấp, gãy lệ đường khô hãn tròng mắt vàng lạt có gân máu

4 - Tướng người có nhiều con

Những bộ vị quan trọng để quan sát về đường tử tức của phụ nữ là Lê đường (còn gọi là Ngoa tàm), nhân trung, vú, mông, kế đó là hai mắt và hai tai.

Thông thường trừ một vài loại mắt tối kỵ như mắt tam tứ bạch, mắt dê, mắt heo, mắt đào hoa không kể còn phần đông nên có lòng đen lòng trắng rõ ràng, mí mắt dài, mục quang sáng sủa, phía dưới hai mắt đầy đặn không không có tỳ vết thiên nhiên như nốt ruồi, tàn nhang, gân máu, Nhân trung sâu và thẳng, trên nhỏ dưới rộng, chỉ tay rõ và tươi, vú lớn và núm vú sạm, không được quá nhỏ và lệch lạc : miệng đều đặn, môi có nhiều vằn, mông tương xứng với thân người.

Riêng về tai, một vài tác phẩm cổ điển ghi rằng : tai giúp ta biết được đứa con dầu lòng sẽ là trai hay gái. Theo lý thuyết này, nếu tai phía trái của người mẹ mà đầy hơn tai phía phải thì con đầu lòng sẽ là trai, tai phía mặt đầy hơn thì con đầu lòng là con gái.

5- Tướng người hiếm con hoặc không con

Ngược lại với tướng đàn bà nhiều con và sinh đẻ dễ dàng nói trên là tướng phụ nữ hiếm hoi hoặc không con. Các dấu hiệu này thể hiện ở nhiều phía của cơ thể.

Tại diện mạo ta thấy có : tóc thô và vàng; mày ngắn, hẹp, thưa và mỏng hầu như không có hoặc thô ngắn, trán quá cao : mắt sâu hãm và khu vực Lệ đường khuyết hãm cả về phẩm lẫn lượng; mắt mông lung, hỗn tạp: có quyền mà không có mang tai thích nghi : mũi hoặc quá gãy, thấp hoặc quá cao, nhọn và có gân hay vết hằn tự nhiên : môi vểnh và xanh xám hoặc trắng bệch, hoặc môi trên bao phủ môi dưới : nhân trung hẹp và bằng phẳng, da mặt không có huyết sắc : mặt nhỏ nhọn, tai quá nhỏ.

Tai thân hình : vú gẫy, đầu vú hướng xuống, núm vú thụt sâu vào thịt : da mỏng mà xương quá ít, thịt khô hoặc thịt nhiều mà xương quá nhỏ.

Nếu chỉ có vài ba khuyết điểm nhỏ liên quan đến mắt, môi, tai v.v... thì đó là tướng hiếm hoi nhưng khả dĩ còn cơ duyên tử tức. Nếu cả đầu mặt lẫn thân hình đều có khuyết điểm trầm trọng như lệ đường,vú, Nhân trung, trán bị phá thì rất ít hy vọng về đường con cái.

6 - Tướng đàn bà khắc chồng :

Danh xưng hình khắc ở đây có nghĩa rất rộng rãi. Nhẹ thì hàm ý rằng khi lấy chồng, vợ chồng sẽ xung đột, gia đạo sóng gió, ít khi có hạnh phúc, nặng thì biểu lộ sự hung hiểm xảy đến cho người chồng công danh sự nghiệp, sức khoẻ hoặc sinh mạng, vợ chồng chia ly hay đứt đoạn. Ngoài ra khi luận đoán về sự hình khắc của đàn bà đối với chồng, ta còn cần phải đặc biệt chú ý đến chính bản thân người chồng nữa. Nếu toàn thể bộ vị của người chồng tốt đẹp, nhất là mạng cung thê thiếp không khuyết hãm thì sự tai hại của hình khắc giảm thiếu rất nhiều. Trái lại, bản thân người chồng (cả hình tướng lẫn tâm tướng) đều dưới mức trung bình thì sự tác dụng của hình khắc do người vợ đem lại sẽ rất lớnvà có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lãnhvực sinh hoạt của đấng phu quân. Xin độc giả lưu ý điểm này trước khi đoán xét về tướng hình khắc chồng của phụ nữ.

Đại để các dấu sau đây đều bị tướng học liệt kê vào tướng đàn bà khắc chồng :

- Phía dưới hai mắt vô bệnh tật mà có sắc khí xanh xám .

- Mắt lớn lồi ( nhỏ và dài mà lồi thì đỡ tai hại hơn ). Lông mày thưa vàng và ngắn .

- Mày thô, mắt có sát khí

- Hai mép miệng và hai phát lệnh đều có nốt ruồi

- Phần sống mũi ( Niên thượng, thọ thượng ) nổi gân máu

- Trán cao, hai phần Nhật Nguyệt giác nổi cao và hướng lên

- Tiếng nói như nam giới hoặc oang oang như sấm động hoặc âm thanh sắc cao như sói vào tai người nghe

- Trán vuông, mày lớn cao và đậm

- Xương lưỡng quyền vừa thô vừa lộ

- Tán lồi, cổ ngắn, hoặc trán cao mặt hãm

- Mũi hếch thấp, mắt thuộc loại tam tứ bạch, hoạc hình tam giác mà lộ hung quang. Có đủ tất cả là tướng đại hình khắc và yểu

- Sắc da mặy thô xạm như màu đất chết

- Mặt chè bè về chiều ngang ( phần Trung đình ) mà lại sát thanh nghĩa là tiếng nói lanh lảnh như tiếng kim khí va chạm nhau khiến người nghe cảm thấy ớn lạnh xương sống .

- Trán hẹp, nhọn, tai thấp hoặc trán nhỏ nhọn hẹp và lông mày giao nhau

- Trán có tật bẩm sinh ( vết sẹo, vằn trán thuộc loại loạn văn rất rõ lúc còn niên thiếu ) .

- Mũi hếch, tai khuyết hãm, mày thô và mắt có tia máu ăn lan từ tròng trắng xuyên qua lòng đen đén đồng tư, thuật ngữ tướng học gọi là Xích mạch xâm đồng

- Sơn căn có nốt ruồi và dưới mắt có nhiều vết nhăn ( đây nói phụ nữ ở trung niên trái lại )

- Xương lưỡng quyền nổi cao và nhọn như chỏm núi

- Tác có phù quang ( trơ trẽn không có sinh khí ), da trắng và khô mốc

- Mặt dài quá, cộng với miệng lớn ( thành ngữ nói là miệng ngoác tới tận mang tai như miệng cá sấu)

- A án đường có một lằn sâu chạy thẳng lên trán, thuật ngữ tướng học gọi là Luyến trâm văn .

- Lông mày thưa và mường tượng như co rút lại ( nghĩa là đầu và lông chân mày lớn ngang nhau trái với lẽ thường là đầu lông mày thon dần còn chân lông mày lớn )

- Cốt cách thô lỗ, tóc cứng như rễ tre

- Xương che lỗ tai ( mạng môn cốt ) nổi cao.

Đi xa hơn nữa, Nghiễn Nông cư sĩ trong bộ Quan nhân ngư cho rằng có một số tướng cách của phụ nữ giúp ta biết được bụng dạ của người đó đối với chồng hiền thục hay hung dữ thậm chí có thể vì lý do nào đó manh tâm hãm hại chồng. Theo tác giả trên, phàm đàn bà lông mày mọc ngược chiều tự nhiên, mắt hình tam giác hoặc lộ tam tứ bạch, hoặc phía dưới mũi có hằn giống như móc câu, sắc mặt xanh xám ( tục gọi là mặt gà mái). Lệ đường ảm đạm, sơn căn có sợi máu rất nhỏ chạy thẳng đến giữa trán, chuẩn đầu có màu đỏ, Ngư vĩ xanh xám, nốt ruồi (sống càng xấu hơn chết ) ở mang tai đối với chồng dễ nổi hung tính và là các dấu hiệu khắc phu nặng nề. Kết duyên với họ không có hạnh phúc thật sự. Nếu kẻ đó còn có thêm nhiều tia đỏ ở lòng trắng mắt. Sống mũi có khí sắc xanh chạy luôn ấn đường thì tâm tính tàn nhẫn. Những người có tướng cách như vậy chẳng những sẵn sàng đoạn nghĩa phu thê khi bất hoà mà còn có thể đi đến chỗ mưu hại hạ độc thủ với chồng khi bị cơn gian làm mất lý trí.

7 -Tướng đàn bà vương phụ ích tử

Đặc điểm của tướng bà vương phụ về mặt mạng vận là khi lập gia đình dú chỉ về nhiều lãnh vực đặc biệt là sự nghiệp và tiền bạc. Đại để phụ nữ như vậy thường có nhiều nét tướng thuộc các loại sau đây :

- Nói một cách tổng quát thân hình diện mạo đôn hậu, đẹp một cách oai vệ, cử chỉ ngôn ngữ thư thái ôn hoà : khuôn mặt cân phận về cả tam đình, Ngũ nhạc và tứ đậu. Nếu đi sâu vào từng chi tiết ta thấy :

- Aán đường rộng rãi không xung phá, diện mạo tươi tỉnh.

- Mũi thuộc loại Huyền đảm tỵ đúng cách : màu da khuôn mặt tươi nhuận đặc biệt là chuẩn đầu và tỵ lương sáng sủa, phối hợp với mày thanh mắt đẹp.

- Lòng bàn chân hoặc trong thân thể ( rốn hoặc khu vực trên dưới rốn một chút, phần ngực dưới hai vú, hai bên háng ) có nốt ruồi đen huyền hoặc son.

- Bất kể gầy mập mà lòng bàn tay mập, nếu lòng bàn tay có thịt quá đầy thì đa dâm và có thể ngoại tình mặc dầu vẫn vượng phụ : màu sác hồng nhuận ấp áp, ngón tay thon dài, thẳng, khít nhau, chỉ tay rõ và đẹp.

Thường thường tướng đàn bà vượng phụ đi đôi với tướng ích tử. Vì người đem lại thịnh vượng cho chồng đa số đem lại ích lợi cho con cái. Trong một số ý nghĩa chuyên biệt hơn, ích tử còn có ý nghĩa là sinh con trai quý hiếm, làm rạng rỡ gia môn lo tròn đạo hiếu và giữ vững dòng giống (không phân biệt vợ lớn vợ bé ).

Về điểm này các sách tướng hầu như đều đồng ý về một số dấu hiệu sau :

Ngũ quan phối hợp đúng cách đặc biệt là sắc mặt trắng ngà, mắt phượng môi hồng.

- Rốn hoặc khu vực dưới rốn đôi chút có nốt ruồi sống màu son tàu.

- Xung quanh khu vực bụng có thịt nổi rõ như một vành đai.

Người đàn bà có hai đặc điểm về tướng cách cuối cùng như trên dường như chắc chắn sẽ sinh quý tử bất kể diện mạo xấu đẹp ra sao. Vì đó là hai nét tướng ngầm có khả năng chế ngự tất cả các phá tướng khác (dĩ nhiên là trong trường hợp như vậy ông chồng phải có khả năng truyền giống thì quý tướng trên mới phát huy được kết quả thực tiễn).

*************************************

TƯƠNG QUAN GIỮA SẮC

VÀ CON NGƯỜI

a ) Về mặt kiện khang

1 - Nguyên tắc quan sát

Quan sát màu da để biết một cá nhân bị bệnh cần chú ý đến hai điều cấm kỵ sau đây, được gọi là ngũ kỵ và ngũ tuyệt

a ) NGŨ KỴ

-Kỵ môi xám mà lưỡi đen

-Kỵ yết hầu nổi màu đen hoặc đỏ mà ngày thường khoẻ mạnh hay khi mới bị bệnh chưa thấy hai màu đó xuất hiện ở yết hầu

-Kỵ sắc đen xạm hiện ra ở thiên thương và Địa các

-Kỵ khoé miệng có màu vàng nghệ

-Kỵ lòng bàn tay bỗng nhiên khô cằn

Lúc chưa bị bệnh, gặp một trong các màu trên ở các bộ vị kể trên thì chắc chắn khó tránh bị mắc bệnh. Nếu đã bị bệnh mà phạm vào một hay nhiều điều cấm kỵ trên thì đó là dấu hiệu bệnh chuyển từ nhẹ sang nặng. Nếu phạm vào cả năm điều trên thì xác suất càng cao hơn nữa.

b ) NGŨ TUYỆT

Trong lúc bệnh mà gặp một trong năm tuyệt chứng sau đây thì khó mong mau lành, sắc càng rõ thì hậu quả càng tai hại. Nếu đồng thời hội đủ cả Ngũ tuyệt thì chắc chắn không tránh khỏi tuyệt mạng vì cả Ngũ tạng đều kiệt lực.

-Tâm tuyệt : Hai môi túm cong lại, màu môi đen và khô, chủ về tim kiệt sức, bộ máy tuần hoàn sắp ngưng hoạt động

-Can tuyệt : Bệnh nhân cứng miệng há ra được nhưng không ngậm lại được, vành trong mắt nốt ruồi sắc đen là dấu hiệu cho biết gan đã kiệt

-Tỳ tuyệt : Môi xám xanh mà thu hẹp lại , sắc mặt vàng vọt thê lương là dấu hiệu cho biết khí ở tỳ vị sắp tuyệt

-Phế tuyệt : Mũi xạm đen, da mặt khô xạm là dấu hiệu ở phổi đã cạn

-Thận tuyệt : Hai tai khô, xạm đen đột nhiên bị ù tai hoặc điếc hẳn nướu răng đổ máu và răng khô là được khí ở thận đã dứt.

2 - Các loại bệnh và dấu hiệu bệnh

Dưới đây là lược huật phương pháp quan sát màu sắc một số bộ vị có thể biết được căn nguyên phát sinh bệnh trạng cùng là dự đoán phần nào được sự chuyển biến của bệnh.

Bệnh ở tim và hệ thống tuần hoàn: Lông mày nhăn nheo, Sơn căn nhỏ hẹp, hai mắt cũng như khu vực quanh mắt có khí sắc đen xạm hoặc xanh pha đen.

Bệnh ở gan: Hai tròng mắt có gân vàng pha hồng, khí sắc khô xạm

Bệnh ở khu vực tỳ vị: Sắc mặt ( Bao gồm tất cả mọi bộ vị ) xanh pha vàng thuộc loại tà sắc, thần khí trì trệ, suy nhược, môi trắng bệnh ăn uống kém

Bệnh ở bộ máy hô hấp: Lưỡng quyền xạm đen và khô cằn, lúc nóng, lúc lạnh thất thường

Bệnh ở thận: Sắc mặt đen xạm, đặc biệt là hai tai và trán đen hơn lúc bình thường, mục quang hôn ám

Chứng khật khùng: Mắt lồi, trong mắt có sắc vàng, phía dưới mắt có sắc trắng như màu đất mốc, đó là dấu hiệu kẻ có bản chất nóng nảy, mất tự chủ như Tôn Thất Thuyết trong lịch sử Việt Nam cuối thể kỷ 19

Chứng thổ huyết: Sơn căn nhỏ, gầy và trơ xương, mắt có sắc xanh xạm

Chứng hoại huyết: Da mặt và tứ chi sắc vàng pha xanh và khô, râu ria đỏ như râu ngô ( mà bản chất không phải là loại Hoả hình ) tóc rụng nhiều

Chứng thận suy: Phần lệ đường bị ám đen, sắc mặt ảm đạm, mắt trũng sâu là dấu hiệu của kẻ trong tuổi thanh xuân đã hoang dâm vô độ, nên thận suy yếu và hiện ra các khí sắc kể trên tại các bộ vị dẫn thượng

Dấu hiệu bệnh nặng, nhưng sẽ thoát khỏi hiểm nghèo: Mặc dầu bệnh trạng ra sao mà nhãn quang thanh thản, linh hoạt, còn ngươi đen láy, có thần khí, chắc chắn không có gì nguy hiểm đến tính mạng

Triệu chứng sắp chết: Hai tai, miệng ( kể cả khu vực xung quanh ) đều xám đen và khô, hai mắt đờ đẫn, nhãn cầu gần như ngưng đọng là dấu hiệu sắp sửa tắt thở

Dấu hiệu sắp bị bệnh: Sơn căn xám đen, thiên đình có vết xám và lan rộng dần ra xung quanh, Chuẩn đầu ám đen và khô

b ) Về mặt mạng vận

1 - Các trạng thái biến thiên của thời vận

Trạng thái thời vận cực thịnh: Trạng thái vận khí cực thịnh khí sắc biểu hiện vận khí cực thịnh gồm có :

-Mạng môn ( Aán đường ) chuẩn đầu đều màu hồng

-Aán đường sáng sủa

-Chuẩn đầu hiện rõ màu tía nhạt pha lẫn màu vàng nhạt trông sáng láng

-Râu, lông mày tươi đẹp, có thần

Có một trong các biểu hiện trên là dấu hiệu của thời cực vận cực thịnh. Làm quan sẽ thăng tiến, đi buôn sẽ thu hoạch tối đa, càng hoạt động càng phát huy hảo sự

a ) Trạng thái thời vận đứng vững lâu dài : Biểu hiện bề ngoài của loại vận khí này là :

-Nhãn thần sung túc sáng sủa

-Hai tụng lưỡng quyền Aán đường, chuẩn đầu, quanh năm tươi nhuận, không bị hôn ám, lòng bàn tay hồng hào hoặc mịn màng

Có những dấu hiệu trên thì diện mạo, bộ vị đôi lúc bị hôn ám bề ngoài nhưng ẩn hiện sắc sáng vẻ thanh ở trong là vận khí vững vàng thì sự hôn ám của các bộ vị khác trên mặt không đủ gây trở ngại cho tiến trình phát đạt.

Người có loại thời vận trên mưu sự gì cũng được toại nguyện làm điều gì cũng có lợi.

b ) Trạng thái thời vận bắt đầu tu: Khi vận khí bắt đầu tụ sắc thì đó là dấu hiệu báo trước tài lộc sắp tới, càng hoạt động càng tốt đẹp thêm. Ví dụ khi gặp các trạng thái sau :

- Sắc mặt hôn ám, nhưng gián đài, đình úy sáng sủa, có sắc hơi vàng lạt phương lẫn màu màu tía lạt.

- Mặt mũi trông hôn ám, nhưng nhìn kỹ thì lại có ẩn tàng tươi mịn bề trong, lòng trắng của mắt không có tia máu, râu tóc tươi đẹp. Trong trường hợp này, bất kể là màu sắc gì mà kẻ tinh mắt thấy rõ là có khí sắc thì chắc chắn tốt sắp phát hiện, tạo thành trạng thái thời vận toàn thịnh trong tương lai.

c ) Trạng thái thời vận sắp biến chuyển từ xấu tới xa ra tốt: Nói cho đúng, đây là loại vận khí giúp ta biến hung thành kiết, gặp dữ hoá lành, tuy gặp cảnh khó khăn nhưng rốt cuộc vẫn lướt qua được. Dấu hiệu bề ngoài của trạng thái này là:

- Sắc mặt hôn ám nhưng ánh mắt sáng sủa

- Sắc mặt xanh đen, nhưng chuẩn đầu có màu vàng lạt tươi mịn

- Sắc mặt đỏ nhưng có pha lẫn màu vàng lạt (hoặc hồng) tươi mịn

Người có trạng thái thần sắc kể trên thì tuy gặp lúc thất bại nhưng sau đây, thất bại lại trở nên thành công, thất y trở thành đắc ý.

d ) Trạng thái thời vận bắt đầu xấu: Dấu hiệu của trạng thái vận khí bắt đầu xấu là khí sắc trên mặt không sáng sủa đều, hoặc trông sáng không ra sáng, trông hôn ám không ra hẳn hôn ám, hoặc câm có râu trắng hiện ra, hoặc chuẩn đầu hiện ra màu hồng đâm thuần tuý không có màu vàng lạt đi kèm.

Gặp trạng thái trên, nên cố giữ mức độ bình thường hoặc bảo trì hiện tại, tuyệt đối không nên vọng động vì càng vọng động thì càng đi đến hậu quả xấu hơn.

đ ) Trạng thái thời vận sắp tàn lụi: Trạng thái này là giai đoạn kế tiếp của trạng thái kể trên, dấu hiệu bề ngoài có thể nhận thấy là :

- Thoáng trông mặt mũi rạng rỡ, nhưng nhìn kỹ thấy lác đác có vài chỗ sắc thái tạp loạn, không toàn vẹn

- Mặt sáng nhưng hai tai và chuẩn đầu ám đen hoặc không sáng, ánh mắt mờ yếu

- Mặt trông sáng láng nhưng trắng bệch không có vẻ chân khí ẩn tàng. Đây là trạng thái được tướng học mệnh danh là hữu sắc vô khí

Gặp loại khí sắc đột nhiên xuất hiện chỉ nên an phận thủ thường không nên vong động, cố cưỡng lại chỉ nghĩ đến thất bại vô ích.

e ) Trạng thái thời vận xấu:

- Sắc mặt thoáng trông có vẻ sáng sủa nhưng nhìn kỹ thì thấy khô và hai mắt hôn ám

- Da mặt đen xạm khô khan

- Khí sắc biến đổi thất thường ( hoặc một vài bữa, hoặc năm sáu ngày ) không phải vì bệnh trạng mà tự nhiên phát hiện

Đây là trạng thái khí sắc xấu nhất, tuyệt đối không nên mưu sự, cầu danh trong giai đoạn có loại khí sắc kể trên xuất hiện.

2 - Sắc và vận mạng qua thời gian

a ) KHÍ SẮC VÀ VẬN MẠNG THEO TỪNG MÙA

*Mùa xuân : Ba tháng mùa xuân thuộc Mộc, sắc xanh, muốn coi vận mạng của con người ( Đây chỉ nói về đàn ông ) thì coi xương quyền bên trái.

- Quyền trái mà mùa xuân có sắc xanh thì trước lo lắng sau vui vẻ

- Quyền trái về mùa xuân có sắc đỏ là tương sinh ( Mộc sinh Hỏa ) chủ về sự trước có tai họa khẫu thiệt sau thành sự đắc ý thỏa lòng

- Quyền trái về mùa xuân có sắc trắng là tương khắc ( Kim khắc Mộ ) chủ về tụng ngục, hoặc tang ma trong vòng ba tháng sẽ thấy ứng nghiệm

- Mùa xuân mà Quyền trái biến thành sắc vàng khè là điềm tương khắc (Mộc khắc Thổ ) tối hung, có thể bản thân bệnh nặng hoặc chết, nếu lưu niên vận hạn năm đó, mùa đó cũng là Quyền trái.

*Ngoài ra , trong ba tháng mùa xuân mà thấy :

-Mũi có màu đỏ tươi : Thân mình bị tai nạn cây gẫy hoặc người nhà bị thương tích , đổ máu vì cây gẫy

- Sơn căn có sắc ám đen chủ anh em gặp tai nạn, hoặc gia súc thất lạc

- Khí sắc ám đen mà ăn lan cả lên Aán đường chủ về văn chương trì trệ

- Khí sắc ám đen cả khu vực mắt chạy dài tới cả hai tai là trong nhà có tang sự hoặc chết hụt

- Mắt trái sắc xám xanh: Con trai bị tai ách, nếu là mắt phải chủ về tai ách của con gái

- Mắt trái có sắc pha hồng mà tươi mịn, chủ về con trai lại có tin vui: vợ có mang chủ sinh con trai, mắt phải có dấu hiệu tương tự chủ về con gái

- Nếu đàn bà có thai mà cả hai mắt và khu vực dưới mắt đều sắc ám đen mà lại không được sáng sủa thì đó là dấu hiệu thai sản khó khăn, có thể nguy hiểm đến tính mạng thai nhi lẫn sản phụ

- Nếu trong ba tháng mùa xuân mà bỗng nhiên môi trên từ sắc thái bình thường chuyển sang sắc trắng rõ rệt là điềm báo trước về bệnh ruột

- Nói chung, nếu mũi từ chuẩn đầu đến Aán đường) và trán về ba tháng mùa xuân có sắc sáng do màu vàng pha hồng tạo nên thì trong vòng từ 27 đến 47 nagỳ sẽ có tin lành đưa tới (hoặc là tiền bạc, nhà cửa, con cái ...)

*Mùa hạ : Ba tháng mùa hạ thuộc Hỏa, sắc chính yếu của mùa hạ là màu đỏ ( biến thái là màu tía màu hồng ). Bộ vị được dùng để đoán vận khí xấu tốt trong ba tháng hè là trán

- Trán về ba tháng hè mà có màu sắc đỏ rõ ràng là chính cách, chủ về sự có lôi thôi khẩu thiệt, nhưng sau đó lại trở thành tốt lành. Tướng pháp gọi đó là tỷ hòa ( Hoả gặp hoả )

- Trán về ba tháng hè có sắc xanh pha vàng là tương sinh ( Thổ Mộc sinh Hỏa ) thì trước xấu sau tốt

- Trán mà ba tháng hè có sắc đen hoặc trắng là điềm bất lợi, dễ bị bệnh hoạn

- Sắc tía hiện rõ rệt trên trán trong khoảng thời gian này là điềm báo trước cò nhiều sự bất trắc về quan tụng, đồ vật

- Hai mắt về mùa hạ cũng như lông mày, pháp lệnh hôn ám là thân thể bất an

- Hai cánh mũi có sắc đen pha tía là điềm tật bệnh về khí huyết

- Sơn căn sắc đen chủ huynh đệ có việc lôi thôi đưa đến tụng đình hoặc đồ vật thất tán

-Thùy châu ám đen : Vật tài hao tổn , vành tai mà đen xạm thì chính bản thân dễ chết vì tật bệnh tai nạn

- Nếu lưỡng quyền sắc đỏ tươi, mịn màng, từ chuẩn đầu đến tận trán có pha sắc vàng pha hồng tươi sáng là điềm báo trước mọi sự thuận lợi. Nếu tất cả các bộ vị trên bị pha xanh xám pha đen xạm là điềm trăm sự thất bại

- Sống mũi mà đen xám nhưng chuẩn đầu tươi nhuận hồng hào thì đau ốm nhì nhằng. Nếu tất cả đều hôn ám thì khó tránh khỏi chết vì tật bệnh

*Mùa thu : Ba tháng mùa thu thuộc Kim, sắc trắng là chính cách. Muốn xem vận khí mùa thu thì lấy quyền bên phải làm chuẩn.

- Quyền phải sắc hồng hoặc đen là chính cách hoặc tương sinh , trước buồn sau vui

- Chuẩn đầu trong ba tháng mùa thu mà có sắc đỏ như mào gà chọi là điềm quan lộc hao tổn, tụng ngục lôi thôi

- Phía dưới hai mắt có màu đỏ là điềm xấu về con cái. Mắt phải con gái, ngược lại là phía con trai

- Ngư vĩ sắc đen là có tai nạn về sông nước. Sơn căn có sắc đen, mép miệng cũng hắc ám là điềm tật bệnh nội tạng

- Nếu mui ( từ đầu đến cuối ) hơi có khí sắc vàng mà rõ là công danh, tài lợi tấn phát

*Mùa đông : Ba tháng mùa đông thuộc Thủy, tượng trưng bằng màu đen. Muốn xem vận khí trong khoảng thời gian này phải lấy Địa các làm chủ.

- Ba tháng mùa đông mà cằm có sắc đen thì trước xấu sau tốt. Có sắc xanh thì tương sinh ( Thủy sinh Mộc ) kết quả tương tự

-Cằm có sắc vàng về mùa đông chủ về tụng ngục , sắc trắng chủ chết chóc

- Lưỡng quyền về mùa đông có sắc đen là biểu hiện tai nạn hoặc tiền bạc hao phá

- Sơn căn sắc đen pha vàng : bất lợi về khẩu thiệt

- Aán đường xanh vàng : Cầu công danh sẽ thất bại. Nếu có sắc đen pha tía lẫn lộn thì coi chừng xe cộ, sông nước

- Dưới hai mắt có màu xanh vàng : Trong vòng mười ngày có chuyện lôi thôi, có sắc đỏ là lôi thôi quan tụng, sắc vàng là tin vui

-Đầu lông mày có sắc đỏ chủ lôi thôi về những chuyện không đâu

-Trái lại, nếu phía dưới hai mắt có sắc vàng nhuận là điềm lành, làm việc gì cũng đạt sở nguyện

Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là trước khi áp dụng vận khí bốn mùa cần phải xét xem người đó thuộc về hình gì trong năm hình rồi áp dụng nguyên lý tương sinh tướng khắc vào Ngũ hình để ấn định tầm ảnh hưởng tổng quát tiên khởi rồi mới áp dụng vận khí bốn mùa sau. Đi ngược lại điểm khởi nguyên này, sự đoán định mất hết giá trị, đôi khi còn đưa đến kết quả ngược lại.

b ) KHÍ SẮC VÀ MẠNG VẬN HÀNG THÁNG

*Tháng Giêng : ( vị trí chủ yếu ở tại cung Dần , trên Pháp lệnh phải ) tháng giêng thì diện bộ có sắc xanh trắng hiện rõ từng, điểm sáng sủa tinh khiết là sắc tốt, chủ về vận khí đang lên.

*Tháng hai : Trong tháng hai thì trên mặt cần phải hiện rõ sắc hồng tía nếu không thì sắc xanh sáng sủa hiện thành từng mảng mới là sắc tốt, vận khí hạnh thông.

Xem khí sắc tháng hai phải xem ở cung Mão ( từ đuôi mắt phải đến khoảng giữa tai phải ).

*Tháng ba : Bộ vị chủ yếu tại cung Thìn, nói khác đi đó là Thiên thương ( khoảng cuối chân mày phải tới đầu tai bên phải ).

Màu vàng phương hồng : đắc cách, trắng hoặc đen rõ ràng là phá cách. Trong ba tháng màu sắc cần phải lạt. Thiên thương đắc cách là triệu chứng tốt bị ám đen hoặc trắng là tang chế, xanh quá rõ là dấu hiệu báo trước bản thân sẽ gặp tai ách.

*Tháng tư : Khí vận tụ lại ở cung Tỵ ( khu vực từ Thái hà tới Nguyệt giác tức là từ phía trên mày phải tới mép tóc phải ).

Màu tốt nhất là màu hồng tía sáng sủa : chủ mọi việc tốt đẹp, khí sắc trì trệ là bất tường

Các màu khác đều khắc tỵ : màu đen chủ về chết chóc, xanh chủ về hình phạt, vàng chủ về thất tán, trắng chủ về ma chay.

*Tháng năm : Khí vận tụ ở cung Ngọ ( khoảng từ Aán đường chạy thẳng lên mí tóc trên trán )

Màu đỏ hoặc hồng tía là khí vận tốt. Các màu khác đều biểu hiện sự thất ý, thất là màu xanh.

*Tháng sáu : Khí vận tu ở cung Mùi ( khoảng đầu chân mày trái tới phía trên Nhật giác )

Sắc chính trong tháng này là cung Mùi phải có màu vàng pha tía. Nếu có sắc xanh xạm hoặc chỉ hơi hồng mà lẫn trắng trộn với nhau thì công việc trì trệ hay gặp tai ách.

*Tháng bảy : Khí vận tụ ở cung Thân ( khoảng cuối đuôi mày trái tới Thiên thương ).

Sắc chính là tốt là sắc vàng và trắng. Kỵ pha sắc đỏ hoặc đen xạm. Nếu sắc chính là trắng pha chút màu vàng hoặc tía chủ đại cát.

*Tháng tám : Khí vận tháng tám coi tại cung Dậu

Khí sắc chính là ít vàng nhiều tía, không nên có nhiều sắc hồng hoặc đỏ rõ rệt. Trong khoảng tháng tám, chẳng kỵ sắc hồng và đó ở cung Dậu mà còn kỵ ở bất cứ bộ vị nào nữa.

*Tháng chín : Khí vận tháng chín coi tại cung Tuất.

Khí sắc chính là màu và hồng, kỵ màu đỏ, xanh, đen. Màu đen trong thời gian này chỉ tai họa. Màu vàng cần hiện ở ngoài, màu hồng thì mới tốt, ngược lại là xấu.

*Tháng mười : Khí vận tháng mười coi tại cung Hợi

Màu trắng: chủ về tài lộc với điều kiện sáng sủa

Màu đỏ: tai ách

Màu vàng: bệnh tật

Màu xanh: không may mắn về cầu công danh sự nghiệp

*Tháng mười một : Khí vận coi tại cung Tý

Màu sắc tốt là màu sắc đồng dạng với tháng mười. Có màu xanh hoặc đen thuần túy sáng sủa là trung bình, tối kỵ màu hồng, màu đỏ dù là từng nảng hay từng chấm nhỏ cũng vậy

*Tháng chạp : Khí vận tháng chạp coi tại cung Sửu (từ mép miệng phải chạy ngang má và chạy dọc xuống hạ đình)

Màu sắc chính yếu đắc thế của tháng chạp là hai màu xanh, màu vàng. Điều đáng chú ý nhất là cả hai màu đó phải mờ ám nhưng không được ngừng trệ bở sự xuất hiện bất chợt của các màu đen hoặc đỏ ở cung Sửu.

Tuy nhiên vì hạn chung Tý, Sửu ở sát gần nhau nên ta phải phân rõ mảu sắc giao liên của chúng. Tháng chạp thì cung Sửu có thể trắng nhưng cung Tý phải đen mới hợp cách.

Tóm lại, khi dựa vào khí sắc để đoán vận khí tốt xấu, cần phải nhớ các nguyên tắc căn bản sau đây :

a ) Theo đúng nguyên lý vạn vật biến chuyển không ngừng, khí sắc mỗi tháng cũng biến chuyển theo từng tiết ( mỗi tháng có 2 tiết, mỗi năm 24 tiết ) :

-Từ mồng 1 đến 15 mỗi tháng: Khí sắc tươi nhuận và rõ rệt

-Từ 15 đến cuối tháng chỉ cần tươi nhuận nhưng phải mờ dần

b ) Sắc diện mỗi ngày ở một người vô bệnh tật cũng biến chuyển.

Buổi sáng mới thức dậy: khí sắc trong sáng, buổi trưa mạnh mẽ và buổi chiều an tĩnh.

c ) Chỉ có loại khí sắc tự nhiên mới cho phép dự đoán vận hạn hàng tháng, hay hàng năm mà thôi. Khí sắc hàm dưỡng, hay tà khí dùng để khám phá khí phách tinh thần.

e ) KHÍ SẮC VÀ VẬN MẠNG HÀNG NĂM

Cũng vẫn áp nguyên tắc tương sinh, ta có thể phối hợp cách cấu tạo của bộ vị đó về hình thể với màu sắc của bộ vị đó đến biết được vận khí cá nhân năm đó tốt xấu ra sao.

Sau đây là bảng liệt khê các bộ vị tương ứng với từng năm áp dụng cho đàn ông ( riêng đối với đàn bà, các bộ vị bên phải của đàn bà có ý nghĩa của các bộ vị bên trái của nam giới và ngược lại. Các bộ vị trung ương có giá trị chung cho cả nam lẫn nữ ) :

TUỔI

TÊN BỘ VỊ VỊ TRÍ TRÊN KHUÔN MẶT

1,2 Tả Thiên luân Phía đầu tai trái

3,4 Thiên thành Khoảng giữa tai trái

5,6,7 Thiên quách Phần cuối tai trái

8,9,10 Hữu thiên luân Đầu tai bên phải

11,12 Nhân luân Khoảng giữa tai phải

13,14 Địa luân Phần cuối tai phải

15 Thiên trung

16 Phát tế Chân tóc trán chính giữa

17 Nhật giác Mép tóc bên trái

18 Nguyệt giác Mép tóc bên phải

19 Thiên đình Chính giữa trán

20 Tả Phụ giác Phần góc trán từ chân mày trái chạy thẳng lên

21 Hữu Phụ giác Phần góc trán từ cuối chân mày phải đi lên

22 Tư không Phần giữa trán ở dưới thiên đình

23, 24 Tả hữu Biên thành Hai bên phải trái của chân tóc

25 Chính trung Phần trái ngay bên Aán đường

26 Khâu lăng Phần xương đầu phía trên tai trái

27 Phần mô Phần xương đầu phía trên tai phải

28 Aán đường Khoảng giữa hai đầu lông mày

29, 30 Tả hữu sơn lâm Phần xương đầu hai bên sọ

31 Lăng vân Phần trán phía trên xương lông mày trái

32 Tử khí Phần trán phía trên xương lông mày bên phải

33 Thái hà Lông mày trái

34 Phồn hà Lông mày phải

35 Thái dương Đầu mắt trái

36 Thái âm Đầu mắt phải

37 Trung dương Khoảng giữa mắt trái

38 Trung âm Khoảng giữa mắt phải

39 Thiếu dương Khoảng cuối mắt trái

40 Thiếu âm Khoảng cuối mắt phải

41 Sơn căn Phần mũi ở giữa hai mắt

42 Tịnh xá Khoảng dưới mắt trái thông với mũi

43 Quang điện Khoảng dưới mắt phải thông với mũi

44 Niên thượng Phần trên sống mũi

45 Thọ thượng Phần dưới sống mũi

46, 47 Tả hữu quyền Quyền bên trái và quyền bên phải

48 Chuẩn đầu Chót mũi

49 Gián đài Cánh mũi trái

50 Đình úy Cánh mũi phải

51 Nhân trung Vạch sâu ở dưới chuẩn đầu ăn thông với môi trên

52, 53 Tả hữu tiên khố

54 Thực thường Phần kế bên trái Tả tiên phụ

55 Lộc thương Phần kế bên phải Tả Tiên phụ

56, 57 Tả hữu pháp lệnh Hai lằn sâu từ hai cánh mũi đi xuống cằm

58, 59 Tả hữu Phụ nhĩ Hai phần xương sụn ở mặt che cho hai lỗ tai

60 Thủy tinh Môi trên

61 Thừa tướng Môi dưới

62 Tả địa khố Hai phần bên phải và bên trái Tụng đường

63 Hữu địa khố

64 Nga áp Mép miệng bên trái

65 Ba trì Mép miệng bên phải

66 Tả Kim lâu Phần cuối Pháp lệnh trái

67 Hữu Kim lâu Phần cuối Pháp lệnh mặt

68 Tả Quy lai Phần diện mạo ở hai bên Pháp lệnh

69 Hữu Quy lai

70 Tụng đường Phần lẹm ở ngay dưới môi dưới

71 Địa các Phần cằm tận cùng của khuôn mặt

72 Tả Nô bộc Phần khuôn mặt ở hai bên Địa các

73 Hữu Nô bộc

74 Tử Tai cốt Phần xương má bên trái

75 Hữu Tai cốt Phần xương má bên mặt

Bắt đầu từ tuổi 76 đến 100, người ta không xem Bộ vị ở phần diện tích khuôn mặt mà lại coi các khu vực ở chung quang mặt.

Các khu vực này không có danh hiệu riêng như 75 bộ vị kể trên ( phần có ghi số là tuổi ).

Ví dụ : 95 là năm 95 tuổi; 99 là năm 99 tuổi.

Ở tuổi thượng thọ ( từ 70 trở lên ) phần hình hài Bộ vị không còn được coi trọng mà cần phải đặc biệt lưu ý đến thần, khí, và sắc.

Đại để thần mạnh sắc tươi khí hùng là dấu hiệu thọ khang: thần hồn, khí sắc ảm đạm là dấu hiệu suy nhược báo trước sắp bệnh hoạn hay từ trần tùy theo mức độ nặng nhẹ.

********************************

Ý NIỆM SẮC TRONG

TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG

I - Ý NIỆM SẮC TRONG TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG

Trong tướng học Á Đông, từ ngữ sắc bao trùm nhiều lãnh vực:

a ) Màu da của từng cá nhân

Tướng học Á Đông là kết quả tích luỹ các kinh nghiệm thực tế của nhiều thế hệ, chỉ áp dụng được cho các chủng tộc Á Đông có cùng màu da căn bản là vàng, có cơ thể tầm vóc tương tự như người Trung Hoa và cùng chịu ảnh hưởng sâu đậm của tập quán và văn hoá Trung Hoa như Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam mà thôi.

Nói chung, người Á Đông tuy là giống da vàng, nhưng trong thực tế, trong cái vàng tổng quát đó, ta vẫn phân biệt được sắc ngăm đen như Trương Phi, sắc trắng ngà, sắc hung hung đỏ như mặt Quan Công, sắc hơi mét xanh như Đơn Hùng Tín, trong truyện cổ của người Trung Hoa.

Về vị trí quan sát, tuy nói tổng quát là làn da, nhưng trong tướng học khi nói đến sắc da, người ta chú ý nhất đến da mặt, chỗ sắc dễ thấy nhất, còn các phần khác của cơ thể không mấy quan trọng.

b ) Màu sắc của từng bộ vị trên khuôn mặt hoặc thân thể

Trên cùng một khuôn mặt hay cùng một thân thể của một cá nhân ta thấy có nhiều loại màu đơn thuần khác nhau :

-Màu hồng, màu hơi thâm đen của môi, của các chỉ tay, của vành tai

-Màu đen hoặc hung hung của râu tóc, lông mày

-Màu trắng của lòng trắng mắt, màu nâu ( ta thường gọi là đen của tròng đen )

-Màu đỏ của các tia màu mắt ....

c ) Sự đậm lạt của từng loại màu

Cùng một loại màu, chẳng hạn như da mặt hay làn môi ta thấy có môi hồng lạt, hồng đậm, hồng phương trắng. Cùng một loại da trắng, ta thấy có người trắng hồng, trắng xanh, trắng ngà. Tóm lại, sự đậm lạt của màu cùng là một thành tố của ý niệm sắc trong tướng học không thể bỏ qua được.

d ) Phẩm chất của từng loại màu đơn thuần

Cùng một màu hồng của môi, của cặp má, nhưng ta thấy có người môi khô, có người môi mọng, có người sắc da hồng nhuận, có người da khô trông như vỏ cây hết nhựa.

Ngoài màu đơn thuần, ta còn có những màu phức hợp do nhiều màu đơn thuần hợp thành. Lãnh vực của chúng cũng đồng một khuôn khổ như các lãnh vực của các đơn sắc.

Sau hết, trên khuôn mặt của một cá nhân, dù màu đơn thuần hay mau phức hợp, chúng có thể biến đổi từ màu này sang màu khác, hoặc về phẩm chất, về độ đệm lạt, về thành phần cấu tạo ( đối với các loại màu phức tạp ) qua thời gian. Chẳng màu da trắng của một người có thể sau một thời gian biến sang hồng hay xanh xám: tóc có thể từ đen mướt đến hung đỏ; cặp mắt trong xanh và là môi tươi thắm có thể vì một lý do bệnh nào đó mà biến thành cặp mắt trắng đã làn môi thâm sì.

Tóm lạ , khi nói đến sắc trong tướng học là ta nói đến màu của các loại da, màu của các bộ vị, độ đậm lạt, phẩm chất, sự phối hợp các màu đơn thuần thành các màu phức hợp, sự biến thiên của màu trên con người từ khu vực này sang khu vực khác, từ thời gian này sang thời gian khác. Nghiên cứu về sắc tức là nghiên cứu về tất cả mọi trạng thái của các lãnh vực nói trên, đi từ tổng quát tới chi tiết, từ chỗ đơn thuần tới chỗ phức tạp. Đôi khi quan sát bằng thị giác chưa đủ, người ta còn phải vận dụng đến cả trực giác bén nhạy thiên phú nữa, nhất là trong lãnh vực quan sát phẩm chất và độ đậm lạt của màu sắc ở từng bộ vị trên con người.

II - CÁC LOẠI SẮC TRONG TƯỚNG HỌC

Nói đến sắc tức là nói đến màu, nhưng ở đây nặng nề về phần màu của da trên khuôn mặt. Tướng học Á đông phân ra bảy loại đơn sắc:

- màu đỏ - màu xanh - màu vàng - màu hồng - màu trắng

- màu tía - màu đen

Ba màu Đỏ, Hồng, Tía được tướng học Ngũ hành hoá thành ra hỏa sắc là màu chính thức của ba tháng hè, là màu da căn bản của loại người hình Hoả trong phép phân loại Ngũ hành hình tướng.

Màu xanh thuộc Mộc, là màu sắc chính của ba tháng mùa xuân màu da căn bản của loại người hình Mộc.

Màu trắng thuộc Kim là màu sắc tượng trưng cho ba tháng mùa thu là màu da căn bản của người hình Kim.

Màu đen thuộc thuỷ là màu sắc thuộc về mùa đông là màu da chính cách của loại người hình Thủy.

Sau cùng, màu vàng thuộc thổ, là màu sắc tượng trưng an lan quanh năm, là màu da căn bản của loại người hình Thổ.

a ) Ý nghĩa của từng loại màu trên con người

Theo sự kinh nghiệm tích luỹ lâu đời của cổ nhân, người ta thấy thông thường mỗi một màu xuất hiện bất chợt trên các bộ vị của một cá nhân có một ý nghĩa riêng biệt như sau:

-Màu xanh chỉ về lo lắng, kính hiểm, tật ách, trở ngại, tiểu nhân, nhục nhã

-Màu đỏ chỉ khẩu thiệt thị phi, quan tụng,tù ngục phá tà , tật bệnh, hung tai

-Màu đen chỉ thuỷ ách, hao phá, mất chức, chết chóc

-Màu trắng chỉ hình khắc, hiếu phục, tật bệnh

-Màu hồng ( và đôi khi màu Tía ) chỉ về các sự ngẫu nhiên đắc tài, đắc lợi, may mắn ngoài ý liệu

-Màu vàng chỉ vui vẻ, tài lộc thăng tiến, bình an may mắn

Tuy vậy, các ý nghĩa trên không phải là định lệ bất di bất dịch, trong thực tế, việc phân định và giải đoán ý nghĩa của sắc vô cùng phức tạp vì mỗi loại sắc có liên hệ xa gần chằng chịt với nhiều dữ kiện khác. Sách Quy giám đã từng nói " vui buồn, may rủi đều có thể hiện lên khuôn mặt qua khí sắc".

Sắc phân ra lớn nhỏ, dài ngắn, rộng hẹp, tuỳ thời cải biến hoặc xấu hoặc tốt, hoặc khô hoặc nhuận. Khởi nguyên của khí ở Ngũ tạng, sắc bắt nguồn từ khí, ban ngày hiện ra ở ngoài. Cái dụng của sắc còn tùy theo thời gian, khí hậu. Sắc hiện ra có khi lớn như sợi tóc nhỏ như sợi lông con tằm, dài như sợi lông ngắn như chiều dài hạt tấm. Thế cảu sắc có thịnh có suy. Cho nên cần phải phối hợp thời gian, khí hậu và Ngũ hành mà quan sát. Trong các loại sắc, sắc đỏ rất khó quan sát cho chính xác, hoặc do nội trạng, hỏa vượng mà mặt đỏ, hoặc do đột nhiên cảm cúm mà mặt đỏ, hoặc do uất ức mà mặt đỏ, hoặc uống rượu mà mặt đỏ. Chỉ đỏ sắc tự nhiên thiên bẩm hặoc vô bệnh tật mà phát sinh ra mới thực là sắc đỏ của tướng học. Về thời gian, ít ra nó phải xuất hiện rõ rệt ở một bộ vị nhất định cả ngày mới có thể lấy làm căn cứ mà đoán tật bệnh cát hung quan sự gia vận.

Nói tóm lại, biết ý nghĩa đặc thù của từng loại sắc chưa đủ để đoán mà còn phải lồng được ý nghĩa đơn độc của nó vào một khung cảnh tổng quát bao gồm các yếu tố sau đây để tìm ra ý nghĩa kết hợp của nó :

- Sự lớn rộng hay hẹp của một khu vực xuất hiện sắc

- Tính cách thanh trọc của sắc

- Hư sắc hay thực sắc

-Bộ vị xuất hiện

-Phối hợp hay không với màu da tổng quát căn bản của từng loại người ( Ngũ hành hình tướng )

-Phối hợp hay không phối hợp với màu sắc từng mùa

-Rõ ràng hay mờ ảo, thường trực hay bất chợt

-Đơn thuần hay tạp sắc ...

Chẳng hạn màu đen, tuỳ theo định nghĩa thông dụng là một màu xấu nhưng nếu thấy xuất hiện ở người hình Thủy trong ba tháng mùa đông mà đặc biệt lại ở Địa các, với sắc thái tươi bóng lại là một màu tốt đặc biệt chủ về khang kiện và phát tài.

Màu đỏ, tuy là màu chỉ về thị phi, quan tụng nhưng nếu ởn gười hình Kim trong ba tháng hè, sắc tươi tắn không hỗn tạp. Nếu vẫn ở cá nhân trên mà trong đỏ lại pha lẫn đen thành màu huyết dụ thì lại chủ về hung hiểm khó tránh: pha lẫn màu xanh hay vàng mà lại là thanh sắc thì tuy tai ương vẫn có nhưng mức độ nguy hại giảm thiếu tới tối đa, rốt cuộc không có gì đáng ngại. Từ đó, ta có thể áp dụng lối suy luận trên vào các màu khác.

b ) Quy tắc tổng quát về cách đoán sắc

Trong phép đoán sắc ta không cần quá câu nệ vào ý nghĩa riêng rẽ của từng màu mà cần phải để ý đến ý nghĩa kết hợp của nó trong một bối cảnh chung.

Ngoài các yếu tố kể trên, ta còn phải phân biệt một vài điểm quan trọng trước khi lưu ý đến ý nghĩa của từng loại sắc. Đó là :

1 - Hư sắc và thực sắc

Hư sắc là trường hợp sắc và khí không tương hợp, chỉ có sắc hiện ra ở ngoài da, mà phía dưới da không có khí. Để hiểu ta có thể ví hư sắc với vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớp da cây, thành ra nhìn vào vết đó trên thân cây, ta không thể biết được chất nhựa chu lưu dưới lớp vỏ cây ra sao. Trường hợp này cũng còn gọi là hữu sắc vô khí.

Trái lại, thực sắc là màu da thực sự của vỏ cây, nó phản ảnh trung thực chất nhựa cây chu lưu ở dưới lớp vỏ cây. Tùy theo chất nhựa sung mãn hay khiếm hụt, màu sắc của vỏ cũng biến chuyển theo.

Trong tướng học chỉ có thực sắc mới đáng lưu tâm còn hư sắc không đáng kể.

2 - Vương sắc, trệ sắc, hoại sắc

Bất cứ loại thực sắc nào dù đơn thuần hay phức hợp cũng đều có thể ở vào một trong ba trạng thái trên.

*Vương sắc : màu thuộc loại chính cách, sáng sủa, phân phối đều khắp bộ vị quan sát, phù hợp với thời gian tối thuận của nó. Vượng sắc đắc cách phù hợp với từng loại hình tướng là dấu hiệu tốt.

*Trệ sắc : Màu xuất hiện đúng chỗ, đúng lúc, nhưng phẩm chất xấu hặoc phân phối không đều đặn (hoặc lốm đốm, hoặc chỗ đậm chỗ nhạt).

Trong tướng học, nói đến vượng sắc cách và trệ sắc là người ta chú ý đến màu sắc chính yếu trên khuôn mặt hoặc các bộ vị chính yếu.

Như danh xưng của nó , trễ sắc chủ về các sự bất tường tiềm ẩn sắp bộc phát

-Kim trệ : Da mặt hiện ra sắc trắng bệch và khô như mặt đất bị mốc là đềim báo trước vẽ sự cùng khốn, ngưng trệ về của cải.

Mộc trễ : Khuôn mặt xanh xao, u ám chủ về tật bệnh, tai họa .

Thuỷ trệ : Toàn thể các bộ vị chính trên mặt, nhất là hai tai mờ ảo như khói ám là dấu hiệu tiềm ẩn chủ về quan trung thị phi.

-Hỏa trệ : Mặt nổi màu đỏ trông khô héo là điểm hao tổn tiền bạc.

-Thổ trệ : Màu da mặt vàng lốm đốm không đều, không sáng như màu nghệ khô là triệu chứng nội tạng bệnh hoạn, công việc khó thành.

*Hoại sắc : Xuất hiện trái thời gian, sai bộ vị hoặc pha trộn nhiều màu sắc tương khắc.

****************************

BÀN TAY VÀ TÍNH TÌNH

Bàn Tay

Chỉ tay

(Trích đọan Thiên Đức)

Theo khoa chỉ tay, đường sanh đạo biểu hiện cho sức khoẻ của mình, một đường sinh đạo rõ sâu không dứt khúc là người khoẻ mạnh, ít khi bị đau ốm nạn tai, những dấu hiệu bất thường trên đường sinh đạo như là lằn cắt ngang, đứt khúc, mờ nhạt, xoắn dây thừng, tam giác, cù lao, phân nhánh đi xuống thường báo hiệu sự đau ốm hay nạn tai trong cuộc đời, và cũng tuỳ theo vị trí của những dấu hiệu này trên đường sanh đạo mà xét định khoảng thời gian độ tuổi xảy ra, trung bình một đường sanh đạo dài bao hết gò kim tinh của ngón cái được tính là 60 tuổi.

Thế nhưng xét đoán để biết qua được nạn tai hay đau ốm không, hoặc để được sống thọ thì phải phối hợp thêm các yếu tố khác trong bàn tay đó là gò kim tinh, các vòng cườm tay, màu sắc và thân nhiệt của lòng bàn tay nữa.

Đường mạng đạo có người có, có người không, ý nghĩa thông thường là người có ý chí mạnh, tự mình chủ động lấy cuộc sống và xây dựng sự nghiệp. Nếu đầu đường mạng đạo phát xuất từ cườm tay thì có ý nghĩa là tự thân ra đời sớm không có nhờ cậy gia đình của mình cũng như gia đình chồng.

Trường hợp phát xuất hay dính liền với đường sanh đạo có ý nghĩa là nhờ gia đình cha mẹ ruột giúp đỡ khi vào đời với nhiều may mắn. Trái lại phát xuất từ mép bàn tay gọi là gò Thái âm có ý nghĩa làm nên sự nghiệp sau khi lập gia đình và có sự hổ trợ của chồng, thế nhưng ở đây phải chú ý một điều nếu là ở bàn tay phải thì có số nhờ chồng, nhưng nếu là bàn tay trái là số giúp chồng thành công chứ bản thân của mình chưa hẳn đã thành cộng Nếu đường này sâu và thẳng là vận hạn hanh thông, nếu mờ nhạt hay đứt khúc là bị gián đoạn hay thăng trầm sự nghiệp tương ứng với thời gian ở vị trí đứt đoạn trong bàn tay.

Theo khoa chỉ tay, một đường tâm đạo tốt thì phải rõ ràng sâu và không dứt khoảng, đường tâm đạo càng dài thường có ý nghĩa thuỷ chung và đa tình. Nếu trện đường tâm đạo nỗi lên những dấu hiệu đặc biệt như là cù lao có ý nghĩa tình tan vở mang nhiều đau thương, thế nhưng có đường song song với đường tâm đạo là người đa tình thường có nhiều cuộc tình trong một lúc thế nhưng tình yêu nhiếu chưa phải là yếu tố tạo nên hạnh phúc mà phải xét đến những dấu hiệu đặc biệt khác như đường hôn nhân và phần tâm đạo ở mép bàn tay.

Nếu đầu đường tâm đạo này có nhiều nhánh chẻ ra như rễ cây là dấu hiệu mình phải lấy người mà chưa yêu thương hay nói khác đi là rơi vào trường hợp HÔN NHÂN ĐI TRƯỚC TÌNH YÊU nghĩa là do bạn bè hay thân nhân mai mối để lập gia đình sau đó mới có sự cảm nhận trong tình yệu Ngoài ra cũng nên xét đến đường hôn nhân có bền vững và hạnh phúc hay không thì phải dài sâu và không có chia nhánh, nếu cũng trên đường này có những nháh song song nhỏ thì đó là dấu hiệu rõ ràng để lập gia đình với người chưa thương yêu, để lại đằng sau nhiều kỷ niệm của người bạn tình ngậm ngùi khóc thầm ngẩn ngơ theo xác pháo hồng.

Trái lại, bàn tay cũng có đường chỉ (tâm đạo) nằm ngang, nhưng lòng bàn tay thì mềm mại và các ngón tay cân đối, ngón tay cái dài, lóng thứ nhất của ngón cái vừa dài lại vừa vuông, đầu ngón trỏ hơi vuông, ngón tay út dài, và đầu ngón cũng hơi vuông - tướng người to béo, nước da trắng, pha đen, tiếng nói lớn và vang vạng Người như vậy thường là những người có chí sưu tầm những gì tỉ mỉ, trầm tĩnh, ít nói, nếu họ là bậc trí thức, thì họ có những đặc tài riêng, nhưng nhẹ dạ và nhát gan. Nữ giới mà người nào có đường chỉ nằm ngang lòng bàn tay như vậy là người hay hờn lẫy, và ghen tuông.

Tóm lại, tất cả người nào có chỉ Tâm đạo nằm trọn ngang bàn tay thì họ là những người quá hà tiện đến độ bần, và cũng thường có những chứng bệnh về bộ phận tiêu hoá như ruột, dạ dày, hoặc yếu tim, phổi v.v.

Móng tay

(Trich luoc Tu Chi Tay)

Giải đoán móng tay có hiệu quả cao nhất là về mặt sinh lý và sức khoẻ, kế đến là tính tình của người đó nhiều hơn là vận mệnh cuộc đời. Muốn giải đoán móng tay nên chú ý 3 điểm đó là kích thước, hình dáng và màu sắc tự nhiên của nó (chứ không phải là màu nước sơn móng tay). Điều chú ý trước tiên là chiều dài móng tay tính từ phao trở ra tới mức móng tay còn dính vào da thịt như vậy phần móng tay vượt ra ngoài da thịt không được tính kể cả móng tay giả.

- Móng dài và hẹp là người thích phô trương nhưng rất mê tín

- Trái lại móng dài và rộng là người giàu mộng tưởng, thích chuyện phiêu lưu tình cạm

- Móng rộng mà ngắn lại là người nói nhiều ngoài sự thật

- Móng hình chử nhật là người năng động thích làm việc, hơi tham lam nhưng ít sáng kiến

- Móng vuông rộng đầu người đầy tự tin nhiều ý chí do vậy sức chịu đựng bền bỉ, vì thế thường đưa đến kiêu căng tự phụ

- Móng dẹp và tròn ưa lời nói ngọt thiếu tự tin nên ít khi tự mình quyết đóan công việc

Nói về màu sắc móng tay, màu đỏ là người nóng nảy bốc đồng, móng hồng tính cứng rắn cương quyết, móng màu tai tái là người ích kỷ, nhu nhược, móng xám sức khoẻ kém, móng màu tím về máu huyết không điều hòa.

Hình dáng các bàn tay của Nam giới

Bàn tay ngắn quá : nghĩa là bàn tay không cân đối với cánh tay, hay với một thân hình to lớn quá. Cánh tay dài, hay thân hình to lớn thì phải có bàn tay dài hay to thì mới tương xứng. Người có bàn tay ngắn quá, thì đó là dấu hiệu cho thấy một con người có nhiều tánh tình lạ lùng, kỳ khôi, thường thì việc làm và lời nói không đi đôi với nhau, nói một đường làm một nẻo, hoặc muốn làm khác người.

Bàn tay dài quá, và ngón tay thì gút mắt, kẽ giữa các ngón tay thưa thớt, tướng cao lêu khêu, miệng rộng, răng to, râu thưa : Bàn tay như thế, mà cộng thêm với dáng người như vậy, thì đây là hạng người hay nói nhiều, nói dai, nhưng không có cái gì ăn khớp với cái gì, và hay thù vặt.

Bàn tay dài quá, mà ngón tay lại ngắn, thô kịch, có gút mắt, và ngón tay út cũng quá ngắn : Ðây là hạng người nhẹ dạ, tính tình lại hay thay đổi và quá thiên về vật chất, coi tiền bạc nặng hơn tình nghĩa, hay nói càng nói xiên chẳng vị nể ai cả.

Bàn tay đầy đặn và các đường chỉ tay rõ ràng không có những lằn cắt ngang dọc cộng thêm với tướng người cao vừa vặn cân đối, khoẻ mạnh, mắt không bị lộ, đây là tướng người có những đức tính tốt, trường thọ, phúc hậu, lời nói bao giờ cũng được suy nghĩ trước khi nói, và phải có lý thì mới phát biểu, chứ không bạ đâu nói đó, nói càng nói bậy.

Bàn tay dài, lòng bàn tay hẹp, ngón tay không đều (ngón to ngón nhỏ, ngón mập ngón ốm) cong quẹo, đầu ngón tay cái nhọn vót, móng tay cứng, những đường chỉ trong lòng bàn tay không rõ ràng : ta đoán được những người như vậy có tính thái quá, thiếu chừng mực trong mọi việc, bạ đâu vui đó, không thuỷ chung, có khi còn càn bướng và láo khoét nữa.

Bàn tay hơi vuông, đầu ngón tay cái và các ngón khác cũng hơi vuông, lòng bàn tay cứng và có ba dường chỉ chính (Sanh đạo, Trí đạo, và Tâm) rõ ràng. Cộng thêm ngón út dài, chiều dài của ngón út (mở bàn tay ra và khép các ngón tay lại) dài hơn hai lóng của ngón áp út (ngón đeo nhẫn), đầu ngón út hơi tròn và có vành cao lện Ðây là bàn tay của người siêng năng cần mẫn, việc làm rất chu đáo, biết xắp xếp, điều hoà mọi việc, biết giữ lời hứa, ít nói, tánh tình ngay thẳng, cương trực, đứng đắn, họ chịu đựng được môi hoàn cảnh của cuộc đời, cần kiệm, sống lâu, ăn uống hay chưng diện không loè loẹt, đơn giản.

Bàn tay với lòng bàn tay cứng dẽ, các ngón tay hơi ngắn, móng cứng, có chỉ Tâm đạo xiả xuống giữa ngón trỏ và ngón giữa : đây là bàn tay của người có tánh lì lợm, kỳ khộo ít chịu phục tùng ai bao giờ, dầu cho lý lẽ của họ có sai bét đi chăng nữa, họ cũng không chịu thụa Vì sự cố chấp và cứng đầu của họ, nên cuộc đời họ gặp nhiều sóng gió, nhiều lần suy xụp, đảo điện

Bàn tay mà mỏng manh, ngón tay ngắn quá, lưng bàn tay xanh xao, da mặt cũng xanh xao, răng thưa và hô, tướng ốm, tóc sợi nhỏ, lỗ mũi nhỏ và lộ xương, xương cuống họng ló ra dài, người như vậy rất có thể mang chứng bệnh lao, và chết yểu.

Bàn tay vuông, các ngón tay cũng vuông, lòng bàn tay cứng de, có một đường chỉ (tâm đạo) nằm vắt ngang bàn tay như chữ nhất (-) đây là bàn tay của những người tánh tình nghêng ngang, hay gây sự, kiêu căng, phách lối, nhưng lại hay làm bộ hiền lành. Phần nhiều những người này lại hay sợ ... vợ.

Trái lại, bàn tay cũng có đường chỉ (tâm đạo) nằm ngang, nhưng lòng bàn tay thì mềm mại và các ngón tay cân đối, ngón tay cái dài, lóng thứ nhất của ngón cái vừa dài lại vừa vuông, đầu ngón trỏ hơi vuông, ngón tay út dài, và đầu ngón cũng hơi vuông - tướng người to béo, nước da trắng, pha đen, tiếng nói lớn và vang vạng Người như vậy thường là những người có chí sưu tầm những gì tỉ mỉ, trầm tĩnh, ít nói, nếu họ là bậc trí thức, thì họ có những đặc tài riêng, nhưng nhẹ dạ và nhát gan.

Nữ giới mà người nào có đường chỉ nằm ngang lòng bàn tay như vậy là người hay hờn lẫy, và ghen tuộng. Tóm lại, tất cả người nào có chỉ Tâm đạo nằm trọn ngang bàn tay thì họ là những người quá hà tiện đến độ bần, và cũng thường có những chứng bệnh về bộ phận tiêu hoá như ruột, dạ dày, hoặc yếu tim, phổi v.v.

******************

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ

VẤN ĐỀ XEM TỬ VI - BÓI TÓAN

Tâm Diệu

Trong thời gian qua, chúng tôi có nhận được một số điện thư (fax) và vi-tính thư (e-mail) yêu cầu xem số tử vi cho một số độc giả và đồng thời cũng nhận được vài lời yêu cầu cho biết quan điểm của Phật giáo về vấn đề tử vi bói toán này. Chúng tôi rất tiếc không thể trả lời thư riêng từng vị một và thay vào đó xin trình bầy thành một bài viết để trả lời chung.

Có lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người cầu xin coi bói toán.

Khoa tâm lý học ngày nay cho hay, những người cầu xin coi bói toán, tử vi, và tướng số, thường là những người có "problem" hoặc là về gia đạo, hay công danh sự nghiệp không như ý, hay cũng có thể đang lo toan một điều gì không rõ nét. Họ cũng là những người thường có tâm mong cầu và tâm sợ hãi, cùng là thiếu niềm tin nơi chính mình và không có định hướng cho đời sống.

Do những đặc tính trên mà những người thích coi bói toán lại là những người hay mê tín dị đoan, thường tin vào các đấng thần linh, tin vào một định mệnh hay số mệnh đã an bài, và nếu là một Phật tử thì họ xem ông Phật như một vị thần linh tối cao có thể ban vui giáng họa.

Đạo Phật là đạo Giác, hay là con đường tới Giác Ngộ. Phật là người đã giác ngộ, là thầy dẫn đường cho chúng ta tới giác ngộ. Ngài không phải là một vị thần linh tối cao, hay một đấng thượng đế toàn năng, sáng tạo và bất diệt. Ngài không ban phát ân huệ hay trừng phạt chúng sinh. Ngài có thể cứu giúp chúng sinh bằng cách chỉ dạy cho chúng sinh phương pháp tu hành để chuyển hóa nghiệp lực, thoát khỏi những khổ đau và đạt được niềm vui an lạc. Đức Phật, tuy bản thân Ngài đã giải thoát hoàn toàn khổ đau và đạt được niềm vui an lạc vĩnh cửu, nhưng Ngài không thể tu thay hóa ban phép cho chúng sinh thoát mọi khổ đau và đạt được niềm vui an lạc.

Ngài dạy rằng tất cả mọi người phải gánh chịu trách nhiệm đối với bản thân mình, chịu trách nhiệm về các việc làm thiện cũng như không thiện của chính mình. Mỗi người có thể tự tạo số phận cho riêng mình trong hiện tại và tương lai.

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói: "những hành vi tạo lỗi này do chính bạn làm, không phải do nơi cha mẹ, bè bạn, hay người thân quyến thuộc, cho nên chính bạn phải gặt hái kết quả đau khổ." [165]

Những khổ đau và nỗi bất hạnh của ta gánh chịu, chính là do ta tạo ra trong đời này hoặc những kiếp quá khứ, chứ không phải do truyền kiếp huyết thống của tổ tiên, không phải cái mà người Việt bình dân chúng ta thường gọi "cha ăn mặn con khát nước". Với Phật Giáo, con người không phải do một đấng nào đó tạo ra, có thể bị sai sử, bị thưởng phạt, cho sống hay cho chết. Người Phật giáo không tin vào cái gọi là "định mệnh" an bài.

Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên. Nghiệp lực chính là những việc làm thiện hay không thiện của chúng sinh, chúng luân chuyển một cách liên tục không ngừng, huân tập trong tâm thức của chúng sinh, chúng là chủ thể của sinh mạng rồi từ trong tâm thức, theo những điều kiện nhân duyên bên ngoài mà hiện hành bộc lộ, như hạt giống gieo xuống đất, nhờ có các yếu tố bên ngoài là ánh sáng mặt trời, không khí, và nước tưới mà sinh trưởng. Sách Phật gọi là hiện hành của nghiệp, tức là kết quả của một quá trình tạo tác qua thân khẩu và ý nghiệp. Tiến trình nhân và quả không do một nhân vật siêu thường toàn năng toàn trí nào điều khiển và định đoạt mà do hành động và phản hành động của chúng ta. Đó là một định luật tự nhiên. Chúng ta trách nhiệm về những hành động chúng ta làm, thì chúng ta cũng phải gánh trách nhiệm về hậu quả của những hành động ấy.

Như thế thì tử vi bói toán đâu có ích lợi gì! Điều cần thiết là làm lành, lánh ác, thì nhân xấu ác sẽ tàn lụi, nhân lành sẽ nẩy nở xum xuê. Cho nên nhà Phật có câu:

Khi trước gây nhân hiền, ác

Bây giờ đang lãnh thọ đây

Muốn biết tương lai sướng khổ

Cứ xem hành động lúc này

Như vậy, người Phật tử phải hiểu rằng, không có một định mệnh đặt sẵn, không có một vị thần thánh thượng đế nào trên mình và ngoài mình mà có thể an bài cho mình được khổ vui, được cơm no áo ấm, được thăng quan tiến chức, được sống hay phải chết. Người Phật tử phải có niềm tin vững chắc nơi chính mình, phải hiểu rằng chính mình là kẻ tạo ra "số mệnh" của mình, là chủ thể sinh mạng của mình; phải hiểu rằng tất cả trách nhiệm trong kiếp sống hiện tại cũng như tương lai hoàn toàn tùy thuộc vào chính mình.

Theo truyện cổ Phật Giáo, có một vị Thiền sư đã đắc đạo, nhìn thấy chú đệ tử trẻ của mình thọ mạng chỉ còn ba ngày nên cho phép về thăm mẹ. Sau ba ngày chú trở lại tu viện như không có điều gì xảy ra. Vị Thiền sư thắc mắc sao chú tiểu tới số mà chưa chết, nên hỏi chú ấy trên đường đi có gì xảy ra không thì chú tiểu cho biết trên đường trở về thăm mẹ, chú thấy một tổ kiến cả ngàn con sắp bị nước làm ngập, chú bèn cứu tổ kiến khỏi chết. Vị Thiền sư gật gù nghĩ thầm: "à ra thế, đúng như sách Phật dạy, không sát sanh và phóng sanh đem lại kết quả là thân thường không bệnh và mạng sống dài lâu. Chú tiểu này cứu giúp đàn kiến khỏi chết lụt mà kéo dài được thọ mạng".

Do câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng không có một cái gì là cố định, không có một cái gì là định pháp hay định mệnh, tâm thức chúng ta biến chuyển từng sát na và do đó nghiệp thức lẫn nghiệp quả cũng thay đổi từng sát na. Nếu mấy ông thầy bói toán tử vi tướng số nói những gì xảy ra trong tương lai mà chúng ta tin, tức là chúng ta tin rằng muôn sự muộn việc là thường chứ không phải là vô thường và là định pháp chứ không phải là bất định pháp, tức là chúng ta mù quáng mà phủ nhận định luật nhân quả và giáo pháp vô thường của Phật dạy.

Là người Phật giáo, điều kiện thiết yếu và căn bản là chúng ta phải tin sâu nhân quả, Đức Phật dạy rằng mỗi người chúng ta đều có một biệt nghiệp, tức là bất cứ cái gì xảy ra cho chúng ta, bằng cách này hay bằng cách khác, đều do chính chúng ta tạo ra, trực tiếp hay gián tiếp, cũng như bằng cấp được ghi tên của mình, thì không sang nhượng được.

Như vậy, tình trạng hiện tại của chúng ta, có làm sao chăng nữa, có tốt hay xấu, có sướng hay khổ cũng là do chúng ta đã tạo ra, và dù thích hay không thích, chúng ta cũng phải chấp nhận nó là như vậy. Trong mọi trường hợp, chúng ta không thể đổ lỗi cho ai, oán trách hay ca ngợi ai, chúng ta phải can đảm mà chấp nhận, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm kết quả do chính chúng ta tạo ra. Việc chấp nhận ở đây không có nghĩa là tự mãn hay cam chịu với cái gọi là "Số Mệnh" an bài, bởi vì chúng ta có quyền tự do làm thay đổi và khắc phục những sự việc hay kết quả mà chúng ta không ưa thích. Như chúng ta thi rớt, chúng ta phải cố gắng luyện thi lại, thế nào cũng đạt được. Ví dụ như trồng cam, gặp trời không mưa, chúng ta làm mưa, gặp trời lạnh rét, chúng ta sưởi ấm như chúng ta đã thấy nhà nông ở bang Florida đặt hệ thống sưởi ấm tại các vườn cam vào mùa lạnh năm nào. Chúng ta làm chủ tạo nhân, chính chúng ta làm chủ thọ quả, còn cầu xin cái gì, cần hỏi han ai nữa. Chỉ cần sáng suốt khi tạo nhân, chịu khó chăm sóc tốt cho nhân tăng trưởng, thì quả chín ngon ngọt sẽ đến tay chúng ta một cách dễ dàng. Đó là lý nhân quả, nếu chúng ta tin sâu và tin chắc lý này, chắc chắn sẽ không còn mê tín mà đi coi bói toán tử vi hay đi xin xăm cầu đảo.

Tóm lại, việc coi tử vi bói toán, cũng như việc xin xăm cầu đảo, là một thứ mê tín, nó tạo nên những con người yếu hèn, không sáng suốt và mất tự tin nơi chính mình. Nó cũng đi ngược lại với qui luật nhân quả của thế giới hiện tượng, một qui luật mà đạo Phật coi như là căn bản để chuyển hóa nghiệp lực của dòng sinh mệnh.

Chúng ta là Phật tử, đang kế thừa chánh pháp giác ngộ của Đức Thế Tôn mà nuôi dưỡng và chấp nhận mê tín được sao? Hãy phá bỏ mê tín, hãy tin nơi chính mình, hãy tin sâu và tin chắc lý nhân quả, hãy khuyên lấy mình và bạn bè xung quanh hằng luôn "chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành và tự tịnh kỳ ý". Một phút giây tâm được tịnh là ngưng tạo bao nhiêu nghiệp, ngưng gieo bao nhiêu nhân và xa bao nhiêu dặm khổ ải!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro