Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tung gay

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN

CƠ SỞ CÔNG TÁC KỸ THUẬT THÔNG TIN

Câu 1.

Câu hỏi: Trình bày nội dung cơ bản của công tác kỹ thuật thông tin (CTKTTT). Phân tích khái niệm tham gia bảo đảm trang bị thông tin 5 điểm

I. Trình bày 6 nội dung cơ bản của công tác kỹ thuật thông tin 2 điểm

II. BĐTBTT 2 điểm

Bảo đảm TBTT là tổng hợp các hình thức, biện pháp để đảm bảo về chủng loại, số lượng, chất lượng TBKT thông tin theo mệnh lệnh của người chỉ huy, đáp ứng yêu cầu đúng, đủ, đồng bộ, kịp thời, vững chắc cho mọi hoạt động SSCĐ, chiến đấu, huấn luyện, công tác của các lực lượng thông tin toàn quân trong mọi tình huống. 0,75

Có 2 phương thức cơ bản để BĐTB thông tin:

- Cấp trên bảo đảm cho cấp dưới.

- Tự tạo nguồn theo phương thức uỷ thác. 0,75

Một số hoạt động cơ bản để BĐTB thông tin:

- Tạo nguồn TBTT bằng cách mua sắm, sản xuất, cải tiến, sửa chữa, phục hồi, dự trữ; cấp phát; điều chuyển; thu hồi trang bị và VTKTTT tin theo mệnh lệnh.

- Tổ chức thực hiện mệnh lệnh BĐTB thông tin của người chỉ huy được thể hiện trong các kế hoạch BĐTB thông tin và các quyết định của người chỉ huy thông tin về dự trữ, cấp phát, điều chuyển, thu hồi TBKT thông tin. 0,5

Các hệ số: bảo đảm trang bị, đồng bộ (theo trang bị, theo đơn vị) 1 điểm

Câu 2.

Câu hỏi: Trình bày nội dung cơ bản của công tác kỹ thuật thông tin, khái niệm trang bị kỹ thuật thông tin 5 điểm

Nội dung cơ bản của công tác kỹ thuật thông tin ( 6 nội dung) 2 điểm

Trang bị kỹ thuật thông tin quân sự được hiểu là các phương tiện kỹ thuật cơ bản để chỉ huy bộ đội trong tác chiến, huấn luyện và trong mọi hoạt động thường xuyên 0,3 điểm

Trang bị kỹ thuật thông tin bao gồm: phương tiện thông tin, phương tiện bảo đảm thông tin, phương tiện vận chuyển thông tin và các thiết bị kỹ thuật khác được chế tạo theo đơn đặt hàng của BQP để bảo đảm TTLL 0,3 điểm

- Phương tiện bảo đảm thông tin là hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm cho phương tiện thông tin làm việc, bảo đảm sinh hoạt, công tác cho con người, là các thiết bị trạm nguồn điện, là các công trình xa đo lường, kiểm chuẩn, sửa chữa nằm trong hệ thống TTLL. 0,3 điểm

- Phương tiện vận chuyển thông tin là các phương tiện cơ giới để chuyên chở người và phương tiện phục vụ thông tin: ôtô, xe bọc thép (bánh lốp, bánh xích), tàu thuỷ, tàu hoả, máy bay, môtô, xe đạp 0,3 điểm

- Phương tiện thông tin là các thiết bị kỹ thuật bảo đảm thu phát tin tức trong HTTT quân sự, hoạt động của chúng dựa trên các nguyên tắc vật lý kỹ thuật khác nhau 0,3 điểm

Trang bị kỹ thuật thông tin cơ bản của QĐND Việt Nam bao gồm:

- Các điện đài VTĐ, máy phát, máy thu VTĐ, trạm VTĐ tiếp sức, trạm VTĐ đối lưu, trạm thông tin vệ tinh nhân tạo, máy điện báo, máy điện thoại, tổng đài, máy truyền ảnh truyền hình, các xe thông tin, xe tổng trạm, máy điều khiển xa, các máy đo lường kiểm chuẩn, các loại nguồn điện, các tổ hợp máy phát điện - nạp điện.

- Các phương tiện thông tin đường dây: dây bọc dã chiến, cáp thông tin kim loại và sợi quang (cáp treo, cáp chôn dưới đất, dưới nước), các phương tiện thi công đường dây, các loại vật liệu công trình đường dây.

- Các phương tiện thông tin vận động: máy bay, máy bay lên thẳng, ôtô, mô tô, xe đạp, tàu hoả, tàu thuyền..., các phương tiện khác để tổ chức thông tin quân bưu.

- Các phương tiện thông tin tín hiệu.

- Các phương tiện bảo đảm khai thác KTTT (sửa chữa, bảo dưỡng, cất giữ) và vật tư kỹ thuật: các xe sửa chữa thông tin cơ động, các bộ dụng cụ đồ nghề, các bộ linh kiện phụ tùng dự trữ, vật liệu tiêu hao trong khai thác, và các phụ kiện khác.

- Các công trình thông tin: các tổng trạm thông tin, các trạm thông tin ở các đơn vị, trạm thông tin cáp quang, trạm thông tin vệ tinh, trạm thông tin cáp biển, trạm đo lường kiểm chuẩn, trạm thông tin vi ba tiếp sức.

- Cơ sở kỹ thuật thông tin: các nhà máy thông tin; các xưởng, trạm sửa chữa; các kho thông tin chiến lược, chiến dịch, chiến thuật.

- Vũ khí quân cụ thông tin: súng bộ binh cầm tay, đạn, lựu đạn; các phương tiện kỹ thuật công binh; các phương tiện phòng hoá xạ trong đơn vị thông tin.

0,3 điểm

0,3 điểm

0,3 điểm

0,3 điểm

0,3 điểm

Câu 3.

Câu hỏi: Trình bày hệ thống tổ chức kỹ thuật quân đội và hệ thống kỹ thuật ngành thông tin (Hệ thống tổ chức ngành kỹ thuật thông tin quân khu) theo quan điểm lý thuyết hệ thống 5 điểm

I. Khái quát về lý thuyết hệ thống

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau, tác động qua lại nhau một cách có qui luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện những thuộc tính mới gọi là "tính trồi", đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định.

Hệ thống có mục tiêu; các phần tử của hệ thống; có đầu vào, đầu ra; có cơ cấu, cơ chế; có chương trình hoạt động để đạt mục tiêu; có động lực thúc đẩy sự phát triển của hệ thống. Khi nghiên cứu hệ thống phải đặt vào môi trường (môi trường bên trong và môi trường bên ngoài), hình dung tất cả yếu tố tác động đến hệ thống, phân tích điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra chiến lược hoạch định hệ thống; tổ chức, điều khiển hệ thống để đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất.

Tổ chức ngành kỹ thuật là một hệ thống. Mục tiêu của hệ thống này là duy trì số lượng, chất lượng, đồng bộ các trang bị kỹ thuật; bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tiết kiệm chi phí . 1 điểm

II. Hệ thống tổ chức kỹ thuật quân đội 1 điểm

1. CQKT

Chỉ đạo kỹ thuật, được tổ chức thành lập từ cấp chiến lược, chiến dịch đến cấp chiến thuật bao gồm: Tổng cục kỹ thuật thuộc BQP; Cục kỹ thuật các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng; Cơ quan kỹ thuật các đơn vị khác trực thuộc BQP; Phòng kỹ thuật thuộc BCHQS tỉnh, thành phố, thuộc fBB, lữ đoàn, vùng hải quân và tương đương; ban kỹ thuật thuộc eBB và tương đương; Các trợ lý kỹ thuật, NVKT ở các phân đội. 0,5 điểm

2. Cơ sở kỹ thuật

Là nơi thực hiện CTKT được tổ chức ở tất cả các đơn vị toàn quân, bao gồm: Các nhà máy, xí nghiệp, xưởng, trạm, các phân đội sửa chữa; các cơ sở đo lường kiểm chuẩn; các kho TBKT, VTKT; Các cơ sở đào tạo huấn luyện NVKT; các cơ sở nghiên cứu KHKT; Các cơ sở thông tin KHKT quân sự; và các khu kỹ thuật. 0,5 điểm

III. Hệ thống tổ chức kỹ thuật ngành thông tin 2 điểm

Vẽ sơ đồ hình 1 0,5 điểm

1. CQKT thông tin: là cơ quan quản lý chỉ đạo CTKTTT, bao gồm:

- Cục kỹ thuật Binh chủng TTLL.

- Các trợ lý cán bộ kỹ thuật chuyên trách thuộc phòng thông tin các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng.

- Phòng, ban kỹ thuật các lữ đoàn, trung đoàn thông tin.

- Trợ lý kỹ thuật thuộc Ban thông tin các fBB, BCHQS tỉnh, thành phố.

- Trợ lý kỹ thuật các dTT/quân đoàn, fBB. 0,25 điểm

2. CSKT là nơi triển khai thực hiện CTKTTT, bao gồm:

- Các nhà máy thông tin thuộc BCTT.

- Các xưởng sửa chữa thông tin quân khu, quân đoàn, quân binh chủng.

- Các trạm sửa chữa thông tin tiểu đoàn, lữ đoàn, trung đoàn thông tin.

- Các kho thông tin (cất giữ TBTT và vật tư KTTT) của BCTT, của quân khu, quân đoàn, quân binh chủng và các đơn vị thông tin.

- Trung tâm KTTTCNC thuộc BCTT.

- Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng thông tin/BCTT. 0,25 điểm

Vẽ sơ đồ hình 2 và giải thích 1 điểm

Hình 1. Hệ thống tổ chức CQKT thông tin

Quan ệÖ cỉØ huy

QuanệhÖ ỉhđạo¹o QuanệhÖiệiÖđồ®ång

Hình 2. Hệ thống tổ chức kỹ thuật thông tin cấp quân khu

Câu 4.

Câu hỏi: Trình bày vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục kỹ thuật binh chủng thông tin 5 điểm

Là CQKT kỹ thuật thông tin đầu ngành, chịu sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Đảng uỷ và Tư lệnh BCTT, sự chỉ đạo nghiệp vụ của TCKT và các Cục kỹ thuật chuyên ngành khác (quân khí, ôtô- xe máy, đo lường TC- CL), có trách nhiệm tham mưu cho Đảng uỷ, Tư lệnh BCTT và chủ nhiệm TCKT về CTKTTT cấp chiến lược, đồng thời chỉ đạo các đơn vị, CQKT, CSKT cấp dưới về CTKTTT. 0,5 điểm

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục kỹ thuật BCTT:

- Nắm chắc số lượng, chất lượng, chủng loại, đồng bộ VKTBKT thông tin; xây dựng quy hoạch, kế hoạch CTKTTT ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và kế hoạch chuyên đề trình tư lệnh BCTT phê duyệt, báo cáo TCKT và các cục kỹ thuật chuyên ngành khác có liên quan; tổ chức thực hiện các quy hoạch kế hoạch đó. 0,5 điểm

- Tổ chức thực hiện BĐTB thông tin theo mệnh lệnh của tư lệnh BCTT về phương hướng BĐTB. Sau khi được tư lệnh thông qua, sẽ báo cáo TCKT, các cục kỹ thuật chuyên ngành liên quan; tổ chức chỉ đạo chuyển TBKT thông tin khỏi biên chế và dự trữ; tổ chức thanh xử lý TBKT thông tin theo chức năng quyền hạn 0,5 điểm

- Chỉ đạo công tác tổ chức khai thác KTTT (BĐKT thông tin) của các đơn vị thông tin trực thuộc BCTT (các d, e, lữ đoàn thông tin) và các đơn vị thông tin toàn quân. . 0,2 điểm

- Đề xuất với tư lệnh BCTT về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhu cầu về số lượng, loại hình đào tạo cán bộ NVKT thông tin; tham gia xây dựng nội dung chương trình đào tạo về chuyên ngành KTTT với các nhà trường. Xây dựng kế hoạch tổ chức và chỉ đạo HLKT thông tin cho các đơn vị thông tin toàn quân 0,5 điểm

- Đề xuất với Tư lệnh BCTT về phương hướng kế hoạch hoạt động KHCNMT trong phạm vi quyền hạn; đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến, cải tiến ứng dụng tiến bộ KHKT và thông tin KHKT thông tin quân sự. 0,5 điểm

- Nắm chắc tình hình tổ chức và hoạt động của các CQKT, CSKT thuộc quyền quản lý và chỉ đạo; đề nghị Tư lệnh áp dụng các biện pháp củng cố kiện toàn CQKT, CSKT và bồi dưỡng sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ NVKT; kiến nghị với Đảng uỷ, Tư lệnh BCTT về bổ nhiệm chức vụ chủ nhiệm kỹ thuật các đơn vị thông tin trực thuộc BCTT (trưởng phòng kỹ thuật/ lữ đoàn thông tin; trưởng ban kỹ thuật/eTT, dTT). 0,5 điểm

- Tổ chức biên soạn, ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản tài liệu pháp quy kỹ thuật như: điều lệ CTKTTT; hướng dẫn thực hiện điều lệ CTKTTT; các văn bản quy chế, quy phạm; các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật; tài liệu HLKT và hệ thống mẫu biểu, sổ sách kỹ KTTT. 0,5 điểm

- Phối hợp với Bộ tham mưu BCTT lập nhu cầu ĐVKT thông tin cho BCTT, trình Tư lệnh BCTT và báo cáo TCKT; tổ chức thực hiện ĐVKT thông tin theo quy định và mệnh lệnh của Tư lệnh BCTT 0,3 điểm

- Lập kế hoạch chỉ tiêu sản lượng ngân sách kỹ thuật trình Tư lệnh BCTT phê duyệt và báo cáo TCKT; thông báo chỉ tiêu sản lượng ngân sách kỹ thuật cho các đơn vị thông tin đầu mối; bảo đảm VTKTTT cho các đơn vị thông tin toàn quân; quản lý, kiểm tra, chỉ đạo việc sử dụng ngân sách kỹ thuật, VTKTTT đúng quy định và hiệu quả 0,5 điểm

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các văn bản tài liệu pháp quy kỹ thuật, việc tổ chức thực hiện CTKTTT, công tác ATLĐ trong khai thác; đề nghị với Tư lệnh BCTT khen thưởng và xử lý kỷ luật sau kiểm tra. 0,3 điểm

- Chấp hành đúng chế độ sơ kết, tổng kết, đăng ký thống kê và báo cáo Tư lệnh BCTT, TCKT, các cục kỹ thuật chuyên ngành liên quan; thường xuyên thông báo cho CQKT, CSKT cấp dưới về tình hình CTKTTT 0,2 điểm

Câu 5.

Câu hỏi: Trình bày vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng thông tin quân khu, quân đoàn và tương đương 5 điểm

1. Vị trí vai trò

Cấp quân khu, quân đoàn không tổ chức thành lập CQKT thông tin, tuy chức năng chính yếu là tổ chức TTLL cho quân khu, quân đoàn, song phòng thông tin quân khu, quân đoàn vẫn chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo CTKTTT thông qua các trợ lý kỹ thuật thông tin được uỷ quyền trực tiếp giải quyết. Về góc độ CTKTTT, phòng thông tin chịu sự chỉ huy của Bộ tham mưu quân khu, quân đoàn, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Cục kỹ thuật BCTT và sự hướng dẫn nghiệp vụ các chuyên ngành kỹ thuật khác của Cục kỹ thuật quân khu, quân đoàn; có trách nhiệm làm tham mưu cho Đảng uỷ và Bộ tham mưu quân khu, quân đoàn về CTKTTT, đồng thời chỉ huy các CSKT thông tin trực thuộc, chỉ đạo các đơn vị thông tin trong quân khu, quân đoàn về CTKTTT. 2 điểm

2.Nhiệm vụ và quyền hạn

- Lập kế hoạch CTKTTT, ngân sách VTKTTT hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và báo cáo Cục kỹ thuật BCTT, tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

- Tổ chức quản lý tốt trang bị, vật tư, ngân sách KTTT; thực hiện BĐTB, BĐKT cho trang bị và HLKT thông tin cho các đơn vị thông tin thuộc quyền quản lý.

- Đề xuất với Đảng uỷ, người chỉ huy về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ NVKT thông tin, về củng cố kiện toàn tổ chức CQKT, CSKT thuộc quyền quản lý.

- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản tài liệu pháp quy kỹ thuật, tổ chức thực hiện CTKTTT, công tác ATLĐ ở các CQKT, CSKT, các đơn vị thông tin thuộc quyền.

- Tổ chức thực hiện ĐVKT thông tin theo quy định: lập kế hoạch nhu cầu ĐVKT thông tin cho quân khu, quân đoàn và báo cáo xin phê duyệt kế hoạch, tổ chức thực hiện ĐVKT khi có lệnh.

- Thực hiện chế độ sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình CTKTTT hàng quý, hàng năm với tham mưu trưởng quân khu, quân đoàn, với Tư lệnh BCTT và Cục kỹ thuật BCTT. 3 điểm

Câu 6.

Câu hỏi: Trình bày vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kỹ thuật trung đoàn thông tin quân khu và các trợ lý kỹ thuật ở các dTT, ban thông tin/fBB 5 điểm

I. Ban kỹ thuật trung đoàn thông tin quân khu

Chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự chỉ huy của người chỉ huy eTT, sự chỉ đạo nghiệp vụ của phòng thông tin quân khu; có trách nhiệm làm tham mưu cho Đảng uỷ, chỉ huy eTT, trực tiếp tổ chức cho eTT thực hiện CTKTTT .

Ban kỹ thuật eTT (trưởng ban kỹ thuật) có nhiệm vụ quyền hạn:

- Căn cứ vào mệnh lệnh của chỉ huy eTT, chỉ thị hướng dẫn của phòng thông tin về CTKTTT và căn cứ vào kế hoạch CTKT của eTT, tổ chức thực hiện CTKTTT theo kế hoạch (tháng, quý, năm) và đột xuất.

- Thường xuyên kiểm tra nắm chắc tình hình BĐTB thông tin; tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt khai thác kỹ thuật TBTT thuộc quyền quản lý sử dụng.

- Thực hiện chế độ báo cáo CTKTTT cho chỉ huy eTT và phòng thông tin quân khu theo quy định (tháng, quý, năm). 2 điểm

II. Trợ lý kỹ thuật thông tin ở dTT độc lập, dTT trực thuộc eTT, ở ban thông tin/fBB chịu trách nhiệm trước người chỉ huy trực tiếp về tổ chức thực hiện CTKTTT của toàn đơn vị, có nhiệm vụ:

- Thường xuyên kiểm tra, nắm chắc số lượng, chất lượng, đồng bộ TBTT thuộc quyền quản lý.

- Nắm vững khai thác TBTT thuộc biên chế: quy trình sử dụng và khai thác kỹ thuật (BĐKT cho trang bị thông tin).

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đơn vị về khai thác TBTT; tham gia HLKT thông tin cho đơn vị và sử dụng và khai thác kỹ thuật 3 điểm

Câu 7

Câu hỏi: Mối quan hệ công tác của CQKT thông tin các cấp 5 điểm

- Quan hệ công tác của CQKT thông tin với người chỉ huy đơn vị là mối quan hệ giữa phục tùng và chỉ huy. CQKT làm tham mưu cho người chỉ huy về CTKTTT, tổ chức triển khai CTKTTT theo mệnh lệnh của người chỉ huy, theo sự hướng dẫn của chỉ đạo của CQKT cấp trên.

Người chỉ huy thông tin Phục tùng chỉ huy

+ Tư lệnh BCTT (phó TLTMT) +Cục kỹ thuật BCTT

+ Chủ nhiệm thông tin (Phòng, ban thông tin) + Các trợ lý kỹ thuật

+ Lữ trưởng, e trưởng (ban chỉ huy) thông tin + Phòng, ban kỹ thuật

+ d trưởng thông tin + Trợ lý kỹ thuật 2 điểm

- Quan hệ công tác của CQKT thông tin với các cơ quan khác cùng cấp trong cùng đơn vị, là mối quan hệ hiệp đồng bảo đảm cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một mặt, CQKT chỉ đạo các cơ quan đó về nghiệp vụ CTKTTT, mặt khác chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ khác của các cơ quan đó. Thí dụ, trong eTT/quân khu: Ban kỹ thuật có quan hệ hiệp đồng với các ban khác như: ban chính trị, ban tham mưu, ban hậu cần 0,7 điểm

- Quan hệ công tác giữa CQKT thông tin cấp trên và CQKT thông tin cấp dưới là quan hệ chỉ đạo và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ CTKTTT. CQKT thông tin cấp trên hướng dẫn mọi mặt về nghiệp vụ CTKT cho CQKT thông tin cấp dưới 0,6 điểm

- Quan hệ công tác giữa CQKT thông tin với chỉ huy các đơn vị thông tin cấp dưới trực thuộc là quan hệ chỉ đạo và chịu sự chỉ đạo. Thí dụ ở eTT/quân khu: Ban kỹ thuật/eTT chỉ đạo các dTT trực thuộc eTT tổ chức thực hiện CTKTTT của dTT; Ban kỹ thuật eTT sẽ hướng dẫn trợ lý kỹ thuật dTT mọi mặt nghiệp vụ CTKTTT 0,7 điểm

- Vẽ sơ đồ giải thích mối quan hệ công tác CQTT các cấp 1 điểm

Câu 8.

Câu hỏi: Trình bày chức năng và nhiệm vụ của các CSKT thông tin 5 điểm

I Nhà máy thông tin của BCTT

Các nhà máy thông tin (M1, M2, M3) của BCTT chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh BCTT và sự chỉ đạo nghiệp vụ kỹ thuật của Cục kỹ thuật BCTT, có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, sửa chữa lớn, nhằm phục hồi khả năng làm việc, trung đại tu nhằm phục hồi dự trữ của TBTT trong toàn quân. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Hàng năm, theo kế hoạch sửa chữa đặt hàng của các cơ quan trong BCTT sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính - xã hội và đề nghị Tư lệnh BCTT phê duyệt. Hợp đồng với các cơ quan chức năng trong BCTT để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê chuẩn.

- Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật; nghiên cứu xây dựng hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất, sửa chữa TBTT. Thực hiện sản xuất, sửa chữa TBTT theo đúng quy trình bảo đảm chất lượng sản phẩm.

- Tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Nghiên cứu cải tiến, phát huy sáng kiến, áp dụng tiến bộ KHKT vào việc sửa chữa TBTT hệ mới.

- Quản lý tốt cơ sở vật chất tài sản cố định của nhà máy. Tổ chức thực hiện thanh xử lý, chuyển đổi TBKT theo đúng quy định, đúng thủ tục của BQP, của BCTT.

- Thực hiện đúng quy định hiện hành của nhà nước, quân đội về ATLĐ bao gồm: kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường công nghiệp, chế độ bảo hộ lao động.

- Thực hiện sản xuất, sửa chữa lớn, trung, đại tu các TBTT theo hợp đồng giữa nhà máy và Cục kỹ thuật BCTT.

- Tổ chức chế độ trực ban, canh gác, phòng thủ bảo vệ nhà máy và có các phương án tác chiến cụ thể như phân tán, sơ tán phòng tránh đánh trả địch tiến công hoả lực vũ khí công nghệ cao. 1 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

II. Xưởng sửa chữa thông tin quân khu, quân đoàn

Xưởng sửa chữa thông tin (SCTT) trực thuộc phòng thông tin, chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ huy về nghiệp vụ của chủ nhiệm thông tin, gián tiếp qua các trợ lý trang bị, trợ lý kỹ thuật được chủ nhiệm thông tin uỷ quyền, sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Cục kỹ thuật BCTT, có chức năng là CSKT thông tin hàng đầu ở quân khu, quân đoàn, chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện khai thác kỹ thuật thông tin theo kế hoạch nhiệm vụ do chủ nhiệm thông tin giao. Xưởng sửa chữa thông tin có một số nhiệm vụ sau:

- Tham mưu cho phòng thông tin về xây dựng khai thác các kế hoạch khai thác KTTT (BĐKT cho TBTT) hàng năm, hàng quý, hàng tháng và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duỵêt.

- Tham gia xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy trình công nghệ kỹ thuật (sửa chữa, BDKT, niêm cất ngắn hạn) và đánh giá phân cấp chất lượng TBTT.

- Thực hiện sửa chữa vừa, một phần sửa chữa lớn các TBTT trong quân khu, quân đoàn.

- Tổ chức thực hiện sửa chữa cơ động và BDKT cấp cao TBTT của các đơn vị trong quân khu, quân đoàn theo kế hoạch của phòng thông tin và các kế hoạch đột xuất.

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lực lượng NVKT và tổ chức thi nâng bậc thợ.

- Tổ chức phòng thủ bảo vệ xưởng trong các tình huống; tuyệt đối chấp hành chế độ trực ban, trực nghiệp vụ, canh gác bảo vệ và có phương án chiến đấu cụ thể; thực hiện đúng các quy định về an toàn bảo hộ lao động.

- Tham gia nghiên cứu cải tiến, phát huy sáng kiến, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào công tác sửa chữa, BDKT trang bị thông tin; chỉ đạo, hướng dẫn và thông tin kịp thời đến các đơn vị để nâng cao hiệu quả khai thác TBTT. 1 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

III. Các trạm sửa chữa thông tin (thuộc eTT, dTT)

Trạm sửa chữa thuộc eTT quân khu (dTT quân đoàn) chịu sự lãnh đạo của chi uỷ ban kỹ thuật eTT quân khu, sự chỉ huy trực tiếp của chủ nhiệm kỹ thuật, có các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện sửa chữa nhỏ và một phần sửa chữa vừa, tổ chức sửa chữa cơ động và thực hiện BDKT cấp thấp toàn bộ các TBTT của đơn vị.

- Huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ NVKT, tổ chức thi nâng bậc thợ; tham gia nghiên cứu cải tiến, phát huy sáng kiến, ứng dụng tiến bộ KHKT vào việc sửa chữa, BDKT các TBTT.

- Làm tham mưu cho phòng thông tin và đơn vị thông tin trong công tác đánh giá phân cấp chất lượng TBTT. Thu thập thống kê các số liệu về hỏng hóc để chỉ đạo hướng dẫn kịp thời đơn vị khai thác TBTT tốt, bền, an toàn, tiết kiệm.

- Lập kế hoạch dự trù vật tư, vật liệu, nhiên liệu, điện, xăng dầu cần thiết cho công tác sửa chữa BDKT.

- Quản lý tốt cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị kỹ thuật của trạm.

- Tổ chức chế độ trực ban, trực nghiệp vụ; có kế hoạch phòng thủ bảo vệ trạm thống nhất với kế hoạch phòng thủ bảo vệ của toàn đơn vị.

- Thực hiện đúng các quy định về ATLĐ.

0,5 điểm

0,5 điểm

IV. Kho trang bị và vật tư kỹ thuật thông tin

Quá trình khai thác, sẽ có một phần thời gian mà TBTT không được đưa vào sử dụng theo chức năng của nó, đó là thời gian mà TBTT được cất giữ trong các nhà kho thông tin của BCTT, các nhà kho thông tin quân khu, quân đoàn, fBB và các kho thuộc các đơn vị thông tin.

Kho trang bị và VTKTTT có các nhiệm vụ chuyên môn:

- Thường xuyên nắm chắc số lượng, chất lượng đồng bộ của trang bị và VTKTTT được giao cất giữ.

- Tổ chức thực hiện xuất, nhập trang bị và VTKTTT theo kế hoạch và mệnh lệnh của người chỉ huy.

- Đề xuất nhu cầu và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, BDKT các trang bị và VTKTTT theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Soạn thảo kế hoạch phòng thủ bảo vệ, có các phương án SSCĐ phòng chống địch đột nhập, tập kích hoả lực, phòng chống cháy nổ, bão lụt.

- Quản lý, lập kế hoạch củng cố sửa chữa nâng cấp nhà kho và tổ chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

0,5 điểm

0,5 điểm

V. Trung tâm kỹ thuật thông tin công nghệ cao

Trung tâm KTTT công nghệ cao là cơ sở nghiên cứu KHKT của BCTT chịu sự chỉ huy của Tư lệnh BCTT và sự chỉ đạo nghiệp vụ kỹ thuật của Cục kỹ thuật BCTT. Có nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện khai thác tốt các TBTT hiện đại hệ mới bao gồm: nghiên cứu sử dụng đúng tính năng kỹ chiến thuật, nghiên cứu kỹ thuật công nghệ BDKT, cất giữ, sửa chữa các TBTT.

- Nghiên cứu cải tiến hiện đại hoá TBTT đáp ứng yêu cầu điều kiện thực tiễn SSCĐ và chiến đấu của quân đội ta.

- Biên soạn tài liệu khai thác (sử dụng và khai thác kỹ thuật) các TBTT; huấn luyện bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ, NVKT ở các cơ quan đơn vị thông tin toàn quân. 0,5 điểm

0,2 điểm

0,3 điểm

VI. Khu kỹ thuật thông tin

Theo quy định các CSKT của các đơn vị thông tin từ cấp dTT trở lên được bố trí tập trung trong khu vực riêng, gọi là khu kỹ thuật, là nơi cất giữ, BDKT, sửa chữa TBTT, đồng thời là cơ sở huấn luyện thực hành về TBKT thông tin.

Khu kỹ thuật bao gồm: trạm BDKT và sửa chữa; kho trang bị và VTKTTT; kho xăng dầu; trạm máy phát điện, nạp điện ắc quy; khu nhà xe thông tin.

Khu kỹ thuật, theo quy định, phải tổ chức chế độ trực ban, canh gác, bảo vệ và có các phương án tác chiến phòng thủ bảo vệ cụ thể, phải có nội quy và các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, bão lụt thiên tai. 0,5 điểm

0,2 điểm

0,3 điểm

Câu 9.

Câu hỏi: Trình bày hoạt động KHQS kỹ thuật trong ngành thông tin và trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật chuyên trách trong hoạt động KHCNMT 5 điểm

- Xây dựng cơ sở lí luận, phương pháp tiến hành CTKT thông tin và cơ sở lí luận xây dựng ngành KTTT; lí luận về các nội dung cơ bản của CTKT thông tin, phương pháp tiến hành thực hiện nội dung của CTKT thông tin; lí luận về các yếu tố cơ bản để tiến hành CTKT thông tin và phương pháp tổ chức xây dựng các yếu tố ấy. 1 điểm

- Xây dựng các văn bản pháp quy như: Điều lệ, quy định, quy chế, hướng dẫn CTKT thông tin. Đó là những văn bản thể hiện cơ chế CTKT thông tin, nguyên tắc và nền nếp tổ chức thực hiện CTKT thông tin, là cơ sở để thống nhất chính quy hoá các hoạt động kỹ thuật trong ngành thông tin. Việc nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp quy này phải được kết hợp lí luận với kinh nghiệm thực tiễn. 1 điểm

- Xây dựng các tài liệu lí luận và hướng dẫn công tác BĐKT thông tin tác chiến cho các loại hình chiến đấu, chiến dịch và các hoạt động quân sự khác như: BDKT thông tin trong chuyển trạng thái SSCĐ, BĐKT thông tin cho hành quân. Việc xây dựng các tài liệu này phải dựa trên cơ sở nắm vững những nguyên tắc cơ bản của chiến thuật, nghệ thuật chiến dịch và phù hợp, đồng bộ với các tài liệu chiến thuật, nghệ thuật tổ chức bảo đảm TTLL 1 điểm

Trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật chuyên trách trong hoạt động KHCNMT trong ngành thông tin

- Đề xuất, xác định các vấn đề KHCNMT cần nghiên cứu giải quyết.

- Chỉ đạo thực hiện các vấn đề nghiên cứu đã được phê duyệt.

- Chủ trì nghiệm thu đánh giá kết quả nghiên cứu theo phân cấp.

- ứng kết quả nghiên cứu vào tổ chức thực hiện CTKT thông tin. 2 điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 10.

Câu hỏi: Trình bày nội dung thông tin KHKT thông tin quân sự 5 điểm

Hoạt động thông tin KHKT thông tin quân sự

- Điều tra, xác định nhu cầu thông tin KHKT thông tin quân sự; thu thập, xử lý, hệ thống hoá, lưu trữ, cất giữ các tài liệu KHKT thông tin cần thiết trong và ngoài nước.

- Phân tích, xử lý các thông tin KHKT thông tin quân sự phục vụ cho người sử dụng với các hình thức thích hợp, có thể ở dạng văn bản, băng đĩa từ, băng ghi âm, băng video, ấn phẩm, trên mạng máy tính.

- Căn cứ vào nhu cầu thông tin của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ KHKT và để bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, cần hướng dẫn người có nhu cầu cách tìm kiếm, tra cứu, thu thập thông tin ở kho tư liệu của Trung tâm KHKT quân sự thuộc TCKT, các thư viện khoa học quân đội, quốc gia, các Viện nghiên cứu, các Học viện, nhà trường.

- Phổ biến các sáng kiến, sáng chế, các thành tựu KHKT quân sự cần được thống nhất theo quy định chung. Thí dụ, với phổ biến sáng kiến cần theo trình tự: tên sáng kiến, tác giả, đơn vị, tình hình kỹ thuật hiện tại, nội dung và giải pháp kỹ thuật công nghệ mới, hiệu quả. 2 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật, CQKT trong hoạt động thông tin KHKT quân sự

- Chủ nhiệm kỹ thuật các cấp (Cục trưởng CKT/BCTT, chủ nhiệm kỹ thuật lữ, trung đoàn thông tin) có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo đơn vị thực hiện thông tin KHKT thông tin quân sự phục vụ CTKT thông tin.

- Cơ quan kỹ thuật hàng năm phải xây dựng kế hoạch thông tin KHKT thông tin quân sự, theo dõi việc thực hiện kế hoạch định kỳ báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm và cả năm cho người chỉ huy và CQKT cấp trên. 2 điểm

1

1

Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến hoạt động KHCNMT và thông tin KHKT quân sự trong ngành thông tin.

- Phòng KHCNMT/ BCTT có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo hoạt động KHCNMT và thông tin KHKT thông tin quân sự trong toàn quân.

- Cục kỹ thuật / BCTT có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động KHCNMT và thông tin KHKT thông tin nội bộ BCTT (các cơ quan, các đơn vị trực thuộc) 1 điểm

0,5

0,5

Câu 11.

Câu hỏi: Trình bày các khái niệm cơ bản về động viên kỹ thuật thông tin 5 điểm

1. Động viên quốc phòng 2 điểm

Động viên quốc phòng là tổng thể các biện pháp huy động nguồn lực của nền kinh tế quốc dân để bổ sung, kiện toàn tổ chức, biên chế lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng phục vụ cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 0,5

- Khi đất nước bị xâm lược, xảy ra chiến tranh, theo quyết định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về động viên, chủ tịch nước công bố lệnh động viên.

- Theo quy mô có tổng động viên và động viên cục bộ.

+ Tổng động viên được tiến hành khi đất nước bị xâm lược, xảy ra chiến tranh trên phạm vi cả nước, được thông báo công khai. Quân đội được tăng cường bổ sung lực lượng, phương tiện TBKT từ nền kinh tế quốc dân để nhanh chóng kiện toàn tổ chức biên chế theo thời chiến.

+ Động viên cục bộ được tiến hành trên một phần lãnh thổ quốc gia có nguy cơ bị xâm lược, với một số đơn vị quân đội theo kế hoạch động viên và được thông báo bí mật. 0,5

- Các thuật ngữ động viên: động viên kinh tế, động viên kỹ thuật, động viên công nghiệp, động viên quân đội... 0,2

- Quá trình động viên: gồm 2 giai đoạn: chuẩn bị động viên và thực hành động viên.

+ Giai đoạn chuẩn bị động viên: tiến hành trong thời bình, có các công việc chủ yếu là xây dựng, quản lí nguồn lực dự bị động viên (DBĐV); chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng yêu cầu động viên khi có lệnh động viên (huấn luyện lực lượng DBĐV, diễn tập động viên).

+ Giai đoạn thực hành động viên: tiến hành vào thời kỳ đầu chiến tranh, lúc sắp xảy ra chiến tranh. Các công việc chủ yếu là huy động nguồn lực DBĐV theo kế hoạch động viên để bổ sung đầy đủ cho quân đội theo thời chiến. 0,5

- Động viên được tổ chức và tiến hành theo đúng cơ chế, quy định của pháp luật.

- Động viên mang tính toàn dân, liên quan đến mọi thành phần, mọi tổ chức và mọi công dân trong cả nước. 0,3

2. Động viên kỹ thuật (ĐVKT) 1 điểm

- ĐVKT là tổng thể các hoạt động, các biện pháp để huy động một bộ phận lực lượng cán bộ, nhân viên kỹ thuật, phương tiện vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất, sửa chữa công nghiệp của nền kinh tế quốc dân nhằm phục vụ cho công tác BĐKT trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 0,5

- ĐVKT là một bộ phận của động viên quân đội.

- Đối tượng ĐVKT là nhân lực kỹ thuật, phương tiện vật chất kỹ thuật (TBKT, phương tiện BĐKT, cơ sở kỹ thuật) thuộc diện DBĐV kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.

- ĐVKT được tiến hành trong thời bình và thời kỳ đầu lúc sắp xảy ra chiến tranh. 0,5

3. Động viên kỹ thuật thông tin (ĐVKTTT) 2 điểm

§VKTTT lµ tæng thÓ c¸c ho¹t ®éng c¸c biÖn ph¸p vÒ tæ chøc - kü thuËt ®Ó huy ®éng mét bé phËn lùc l­îng c¸n bé NVKT ngµnh th«ng tin, ph­¬ng tiÖn vËt chÊt kü thuËt th«ng tin vµ n¨ng lùc s¶n xuÊt, söa ch÷a c«ng nghiÖp ®iÖn tö viÔn th«ng thuéc diÖn DB§V cña nÒn kinh tÕ quèc d©n nh»m ph¹m vô cho c«ng t¸c B§KT th«ng tin trong chiÕn tranh b¶o vÖ Tæ quèc. 0,5

- ĐVKTTT là một bộ phận của động viên thông tin (ĐVTT). 0,5

- Đối tượng ĐVKTTT là lực lượng cán bộ NVKT, phương tiện kỹ thuật và năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp, công nghiệp điện tử viễn thông thuộc diện DBĐV của nền kinh tế quốc dân.

(phân tích từng đối tượng ĐVKTTT) 0,5

0,5

Câu 12.

Câu hỏi: Trình bày nội dung động viên kỹ thuật thông tin 5 điểm

1. Nội dung chuẩn bị ĐVKTTT 2,5 điểm

- Tính toán, xác định nhu cầu ĐVKTT: số lượng, chất lượng, mức đồng bộ lực lượng cán bộ NVKT, phương tiện vật chất kỹ thuật cần phải động viên từ nền kinh tế quốc dân.

- Xây dựng nguồn lực kỹ thuật DBĐV bao gồm: khảo sát, lựa chọn, thiết lập nguồn DBĐV; tổng hợp số liệu DBĐV trình BQP để báo cáo Thủ tướng Chính phủ ra quyết định ra chỉ tiêu ĐVKTTT.

- Lập kế hoạch ĐVKTTT: kế hoạch ĐVKTTT là một bộ phận thành phần của kế hoạch động viên thông tin (ĐVTT), được soạn thảo theo mẫu quy định thống nhất do Cục Quân lực BTTM hướng dẫn, gồm một số mục sau:

+ Xác định căn cứ soạn thảo kế hoạch.

+ Các nội dung của kế hoạch.

+ Hình thức trình bày kế hoạch.

- Huấn luyện và diễn tập ĐVKTTT. Căn cứ vào kế hoạch ĐVKTTT, hàng năm các đơn vị thông tin được giao nhiệm vụ, chỉ tiêu động viên cần tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kỹ thuật thuộc diện DBĐV, tổ chức diễn tập ĐVKTTT. 0,5

0,5

1,0

0,5

2. Nội dung thực hành ĐVKTTT 2,5 điểm

- Nắm chắc số lượng, chất lượng, mức đồng bộ cần thiết lực lượng cán bộ NVKT và phương tiện vật chất kỹ thuật được động viên.

- Tổ chức tiếp nhận lực lượng, phương tiện ĐVKTTT.

- Tổ chức mở niêm các TBKTTT dự trữ của đơn vị.

- Tổ chức kiểm tra, BDKT, sửa chữa các thiết bị thông tin được động viên.

- Tổ chức sắp xếp, bố trí, phân bổ, bàn giao nguồn lực kỹ thuật được động viên cho các đơn vị.

- Tổ chức huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kỹ thuật được động viên. 0,5

0,4

0,4

0,4

0,4

0,4

Câu 13.

Câu hỏi: Trình bày khái niệm động viên kỹ thuật thông tin, trách nhiệm của Cục kỹ thuật binh chủng thông tin trong ĐVKTTT 5 điểm

I. Khái niệm động viên kỹ thuật thông tin 2 điểm

§VKTTT lµ tæng thÓ c¸c ho¹t ®éng c¸c biÖn ph¸p vÒ tæ chøc - kü thuËt ®Ó huy ®éng mét bé phËn lùc l­îng c¸n bé NVKT ngµnh th«ng tin, ph­¬ng tiÖn vËt chÊt kü thuËt th«ng tin vµ n¨ng lùc s¶n xuÊt, söa ch÷a c«ng nghiÖp ®iÖn tö viÔn th«ng thuéc diÖn DB§V cña nÒn kinh tÕ quèc d©n nh»m ph¹m vô cho c«ng t¸c B§KT th«ng tin trong chiÕn tranh b¶o vÖ Tæ quèc. 0,5

- ĐVKTTT là một bộ phận của động viên thông tin (ĐVTT). 0,5

- Đối tượng ĐVKTTT là lực lượng cán bộ NVKT, phương tiện kỹ thuật và năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp, công nghiệp điện tử viễn thông thuộc diện DBĐV của nền kinh tế quốc dân.

(phân tích từng đối tượng ĐVKTTT) 0,5

0,5

II. Trách nhiệm của Cục kỹ thuật binh chủng thông tin trong ĐVKTTT 3 điểm

- Nắm vững năng lực sản xuất, sửa chữa công nghiệp điện tử viễn thông, các CSKT và nhân lực kỹ thuật thông tin thuộc diện DBĐV; tham mưu cho Tư lệnh BCTT và chủ nhiệm TCKT về ĐVKTTT; soạn thảo kế hoạch ĐVKTTT cho toàn quân; theo kế hoạch, tổ chức chỉ đạo các đơn vị thông tin được giao nhiệm vụ thực hiện ĐVKTTT phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc theo đúng pháp luật. 1

+ Khảo sát, điều tra, xác định nhu cầu ĐVKTTT (số lượng, chất lượng, đồng bộ lực lượng và phương tiện vật chất kỹ thuật; năng lực sản xuất sửa chữa của các doanh nghiệp điện tử viễn thông) để đáp ứng yêu cầu BĐTB và BĐKT (sửa chữa, BDKT).

+ Tổ chức soạn thảo kế hoạch ĐVKTTT toàn quân.

+ Quản lý chắc số lượng, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ NVKT trong DBĐV, đề xuất với cơ quan quân lực BCTT có kế hoạch hướng dẫn các đơn vị thông tin bố trí sử dụng hợp lý khi có lệnh động viên.

+ Nắm chắc năng lực sản xuất, sửa chữa thực tế của các doanh nghiệp điện tử viễn thông thuộc diện DBĐV để hiệp đồng xây dựng kế hoạch chuyển hướng sản xuất sửa chữa phục vụ cho BĐTB, BĐKT thông tin khi có nhu cầu. 0,5

0,5

0,5

0,5

C©u 14.

Câu hỏi: Trình bày trách nhiệm của CQTT quân khu, quân đoàn, quân binh chủng và CQKT lữ đoàn, trung đoàn thông tin trong ĐVKTTT 5 điểm

1. Trách nhiệm của CQTT quân khu, quân đoàn, quân binh chủng 2 điểm

- Căn cứ vào kế hoạch ĐVKTTT của đơn vị, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị thực hiện động viên KTTT trong phạm vi khu vực quản lý. 1,0

- Căn cứ vào kế hoạch ĐVTT của đơn vị, kế hoạch ĐVKTTT của Cục kỹ thuật BCTT (những nội dung có liên quan đến đơn vị mình quản lý), tổ chức soạn thảo kế hoạch ĐVKTTT của đơn vị. Theo kế hoạch ĐVKTTT đã được phê duyệt, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị, phân đội thông tin có nhiệm vụ, có chỉ tiêu động viên triển khai thực hiện ĐVKTTT trong chuẩn bị và trong thực hành động viên. 1,0

3. Trách nhiệm của CQKT lữ đoàn, trung đoàn thông tin 3 điểm

- Theo sự chỉ đạo hướng dẫn ĐVKTTT của CQTT, căn cứ vào chỉ thị mệnh lệnh giao nhiệm vụ ĐVKTTT của người chỉ huy đơn vị thông tin, CQKT tổ chức biên soạn chương trình giáo án HLKT và tổ chức huấn luyện cho lực lượng cán bộ NVKT thuộc diện DBĐV theo kế hoạch huấn luyện chung của đơn vị thông tin. 1,0

- Tham mưu cho chỉ huy đơn vị về tổ chức diễn tập ĐVKTTT hàng năm. 0,5

- Khi có lệnh động viên, căn cứ vào chỉ thị mệnh lệnh của chỉ huy đơn vị, phối hợp với cơ quan tham mưu, cơ quan hậu cần đơn vị, có nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn đơn vị tiếp nhận TBKTTT, phương tiện BĐKT dùng cho sửa chữa, BDKT theo chỉ tiêu được động viên.

+ Chỉ đạo hướng dẫn đơn vị mở niêm cất TBKTTT dự trữ, kiểm tra, BDKT, sửa chữa, đồng bộ các thiết bị kỹ thuật, phương tiện vật chất BĐKT mới được động viên để sẵn sàng bàn giao cấp phát cho các phân đội thông tin theo lệnh của chỉ huy đơn vị thông tin.

+ Tổ chức vào thực hiện HLKT bổ sung cho số cán bộ NVKT mới được động viên về sử dụng, BDKT, sửa chữa TBKTTT quân sự; về điều lệnh, điều lệ CTKTTT trong thời chiến.

+ Tham mưu cho chỉ huy đơn vị thông tin chỉ đạo các CSKT, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử viễn thông mới được động viên nhanh chóng chuyển hướng sang sản xuất sửa chữa phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ BĐTB, BĐKT của đơn vị thông tin trong thời chiến.

+ Tổ chức chỉ đạo đơn vị thực hiện BĐKT trong ĐVKTTT như: BĐKT cơ động lực lượng, phương tiện vật chất kỹ thuật mới được động viên về các địa điểm quy định. 1,5

Câu 15

Câu hỏi: Trình bày vị trí, vai trò, nội dung và các hình thức kiểm tra kỹ thuật thông tin 5 điểm

Theo quy định trong điều lệ công tác TMKT thì người chỉ huy thông tin (cơ quan, đơn vị) các cấp phải tổ chức và thực hiện kiểm tra thường xuyên tình trạng kỹ thuật các TBTT thuộc biên chế, và kiểm tra công tác tổ chức khai thác kỹ thuật của đơn vị thuộc quyền, nhằm nắm được thông tin chính xác khách quan về tình trạng kỹ thuật các TBTT và thực trạng tổ chức khai thác kỹ thuật các TBTT của đơn vị, từ đó đề xuất các chủ trương, giải pháp thiết thực hiệu quả bảo đảm tính SSCĐ của đơn vị. 1 điểm

Các hình thức kiểm tra kỹ thuật như sau:

- Các cán bộ thông tin các cấp trực tiếp kiểm tra tình trạng kỹ thuật các TBTT.

- Kết hợp kiểm tra tình trạng kỹ thuật TBTT khi làm BDKT.

- Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra tình trạng kỹ thuật và tổ chức khai thác kỹ thuật.

- Trung đoàn trưởng trung đoàn thông tin, Chủ nhiệm thông tin quân khu, quân đoàn, quân binh chủng trực tiếp kiểm tra. 1 điểm

Nội dung kiểm tra kỹ thuật của cán bộ thông tin các cấp

- Kiểm tra tình trạng ngoài của TBTT.

- Kiểm tra khả năng hoạt động của TBTT ở các chế độ dựa vào các thiết bị chỉ thị gắn trên máy và các thiết bị đo trong đồng bộ của máy.

- Kiểm tra thực hiện BDKT.

- Kiểm tra hệ thống tài liệu sổ sách khai thác, quản lý TBTT.

- Kiểm tra tình trạng cất giữ TBTT. 1 điểm

Nội dung kiểm tra của đoàn kiểm tra

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật các TBTT.

- Kiểm tra tình trạng chăm sóc giữ gìn TBTT.

Ngoài hai nội dung chính yếu trên, đoàn kiểm tra còn phải thực hiện kiểm tra tổ chức khai thác TBTT gồm một số nội dung sau:

- Kiểm tra kế hoạch khai thác kỹ thuật năm, quí, tháng các TBTT.

- Kiểm tra sổ sách quản lý khai thác TBTT như sổ kiểm kê, sổ sách thanh quyết toán.

- Kiểm tra các CSKT như nhà kho, xưởng, trạm sửa chữa và BDKT thông tin.

- Kiểm tra tình trạng cất giữ TBTT ở các kho, khu nhà xe, khu trạm nguồn điện.

- Kiểm tra công tác kiểm chuẩn đo lường (khai thác các phương tiện đo, chấp hành chế độ kiểm chuẩn đo lường).

- Kiểm tra việc chấp hành qui tắc an toàn lao động như chống cháy nổ, thiên tai, địch đột nhập phá hoại.

- Kiểm tra công tác nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, nâng cấp, tăng hạn sử dụng TBTT.

- Kiểm tra trình độ nhận thức và thực hiện của LLKT (các chuyên viên, NVKT) về điều lệ CTKT, các mệnh lệnh, chỉ lệnh, hướng dẫn khai thác kỹ thuật thông tin.

Kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra cần lập văn bản nhận xét đánh giá cho điểm đơn vị về tình trạng kỹ thuật các TBTT, về chăm sóc giữ gìn TBTT của đơn vị. Văn bản này được trình lên chỉ huy đơn vị, trong đó có ghi điểm đánh giá từng phân đội và toàn đơn vị, là căn cứ để chỉ huy đơn vị xem xét ra chỉ thị uốn nắn chấn chỉnh công tác tổ chức khai thác TBTT của đơn vị. 2 điểm

Câu 16.

Câu hỏi: Trình bày nội dung kiểm tra của đoàn kiểm tra và phương thức đánh giá tình trạng kỹ thuật TBTT của đơn vị 5 điểm

1. Nội dung kiểm tra của đoàn kiểm tra 2 điểm

2. Các chỉ tiêu đánh giá 1,5 điểm

- Mức độ đồng bộ của TBTT.

- Khả năng làm việc của TBTT ở các chế độ.

- Các tham số kỹ thuật của TBTT so với danh định.

- Khả năng hoạt động của phương tiện chuyên chở (nếu có).

TBTT được xem là "tốt" nếu đạt các chỉ tiêu đánh giá kể trên; và "không tốt" nếu có một hay một số chỉ tiêu không đạt. 0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

3. Cách cho điểm đánh giá 1,5 điểm

Sử dụng hệ số kỹ thuật Kt

Kt = NtètNkt X 100 %

ở đây Ntốt- là số TBTT được kiểm tra là tốt

Nkt- là tổng số TBTT được kiểm tra. 0,75

Tuỳ thuộc vào giá trị Kt, các phân đội trực thuộc và đơn vị thông tin sẽ được đánh giá theo thang điểm 4 bậc, được quy định như trên bảng 1(chỉ là phương án tham khảo, còn trong thực tế sẽ do Cục kỹ thuật BCTT, người chỉ huy thông tin cấp có thẩm quyền quyết định). 0,75

Bảng 1

Điểm đánh giá đơn vị

(từng phân đội trực thuộc) Kt (%)

Xuất sắc ≥ 96

Khá 96 > Kt ≥ 93

Trung bình 93 > Kt ≥ 90

Không đạt 90 > Kt

Câu 17

Câu hỏi: Trình bày các phương pháp kiểm tra và phương thức đánh giá đơn vị về tình hình chăm sóc giữ gìn TBTT 5 điểm

I Phương pháp kiểm tra 1,5 điểm

Kiểm tra toàn bộ

Kiểm tra chọn lọc 0,75

0,75

II. Các chỉ tiêu đánh giá 1,5 điểm

- Tình trạng bên ngoài các TBTT.

- Tình trạng đồng bộ TBTT.

- Tình trạng nguồn điện ăc quy.

- Tình trạng an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai.

- Tình trạng niêm phong kẹp chì trang thiết bị thông tin.

- Tình trạng quản lý tài liệu khai thác. 0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

III. Cách thức cho điểm đánh giá: (phương án tham khảo vận dụng) 2 điểm

Tuỳ thuộc vào số lượng, mức độ thiếu sót tìm ra khi kiểm tra theo các chỉ tiêu đánh giá, từng TBTT sẽ nhận điểm đánh giá theo thang điểm 4 bậc: xuất sắc, khá, trung bình, không đạt. Dựa trên cơ sở điểm đánh giá TBTT sẽ định ra điểm đánh giá tổng hợp về chăm sóc giữ gìn các TBTT của từng phân đội và của cả đơn vị. Dưới đây là một phương án đánh giá để tham khảo vận dụng được chỉ ra trên bảng 2 1,0

- Tổ chức kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật xe máy (đầu xe ô tô, các xe mooc kéo) có trong đơn vị thông tin được thực hiện theo phương thức kiểm tra đánh giá của ngành ô tô xe máy. Theo quy định, điểm kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật của các TBTT của đơn vị thông tin không thể cao hơn so với điểm đánh giá tình trạng kỹ thuật xe máy thông tin của đơn vị thông tin đó.

- Điểm đánh giá tình trạng kỹ thuật và tổ chức khai thác TBTT của đơn vị thông tin cần phải thống nhất phù hợp với các điều lệ CTKT hiện hành do BQP ban hành. 0,5

Trong thời chiến (giai đoạn tổ chức chuẩn bị) hệ số kỹ thuật Kt được tính theo từng nhóm loại TBTT như nhóm VTĐ, nhóm HTĐ, v.v... và được ghi trong các mệnh lệnh, chỉ lệnh kỹ thuật thông tin..., thông thường Kt = 1.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng số TBTT được kiểm tra là tốt - Ntốt , cần hội tụ đủ các chỉ tiêu đánh giá sau:

+ Đạt chỉ tiêu đồng bộ đến mức cần thiết.

+ Đạt khả năng làm việc ở các chế độ.

+ Đạt các tham số kỹ thuật so với danh định ở mức yêu cầu. 0,5

Bảng 2

Đánh giá đơn vị

(các phân đội trực thuộc) Số phần trăm TBTT được đánh giá

Xuất sắc Khá Trung bình Không đạt

Xuất sắc 80 10 10 0

Khá 60 35 ≤ 5

Trung bình 90 ≤ 10

Không đạt > 10

Câu 18

Câu hỏi: Các biện pháp bảo đảm ATLĐ khi khai thác các công trình thông tin; các trạm máy phát điện - mạng điện công nghiệp; ăcqui; các sản phẩm vật liệu hoá chất độc hại 5 điểm

1. An toàn khi khai thác các thiết bị điện kỹ thuật (trạm phát điện, thiết bị nạp điện, mạng điện công nghiệp...) 2 điểm

Các biện pháp an toàn được thực hiện nhằm phòng ngừa sự cố điện giật gây thương vong cho người và trang thiết bị thông tin. 0,25

Cần nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định sau đây:

- Không kiểm tra xem xét, thực hiện BDKT, sửa chữa các máy điện khi chúng đang có điện áp cao.

- Không tới gần tiếp chạm vào các phần tử, chi tiết có điện thế cao, các phần tử tích điện cao áp.

- Trước khi làm việc trên các trạm điện phải kiểm tra độ hoàn hảo an toàn điện (tiếp đất, điện trở cách điện, các phần tử bảo vệ...)

- Nghiêm cấm mắc nối cáp điện khi cáp điện đang tải điện năng.

- Tuân thủ chấp hành các biện pháp phòng ngừa sự cố khi triển khai mạng cáp tải điện (không xoắn, hay bẻ gập sợi cáp; tránh làm dập, xước vỏ bọc cáp; không sử dụng cầu chì tự tạo; không để lộ thiên các ổ cắm điện...).

- Không dùng đèn chiếu sáng công tác có điện áp cao (110V, 220V) khi thực hiện kiểm tra, BDKT, sửa chữa.

- Kiểm tra các điện áp phải sử dụng các trang bị bảo hộ lao động, các dụng cụ đo kiểm có chất lượng tin cậy.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2. Biện pháp an toàn khi khai thác nguồn điện ắc quy (axit, kiềm) 1,5 điểm

Cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định sau:

- Nghiêm cấm dùng lửa (nến, diêm, đèn dầu, bật lửa ga) chiếu sáng để kiểm tra mức dung dịch điện phân bình ăc quy (phòng ngừa nổ khí tích luỹ trong bình điện khi lỗ thông khí bị tắc lâu ngày).

- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh các lỗ thông khí của bình ăc quy.

- Tuân thủ các quy tắc, chỉ dẫn khi kiểm tra điện ăc quy có mắc tải, khi kiểm tra mức dung dịch điện phân bình ăc quy.

- Tuân thủ các quy tắc, quy định khi chuyên chở bình điện ăc quy trên các phương tiện cơ giới.

- Tuân thủ các quy tắc pha chế dung dịch điện phân.

- Tuân thủ các quy tắc, quy định khi nạp, phóng điện ăc quy.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

3. Biện pháp an toàn khi làm việc, tiếp xúc với các vật liệu hoá chất 1,5 điểm

- Xăng ê ty len có màu hồng, rất độc cho da, các niêm mạc trên cơ thể con người. Khi sử dụng, chuyên chở cần tuân thủ các điều kiện hướng dẫn, các quy định về an toàn. Nghiêm cấm dùng xăng ê ty len để rửa các linh kiện, chi tiết máy, rửa tay; hay hút thổi trực tiếp bằng mồm...

- Sử dụng các loại vải, giấy có tẩm hoá chất để bao gói sản phẩm cần niêm cất khi cất giữ, cần tuân thủ các quy định như sau: khu vực làm việc phải được cách biệt, có hệ thống thông gió, có sẵn vòi nước lạnh; phải dùng găng tay bảo hộ lao động, cần bôi lớp va zơ lin vào da tay; nếu có bệnh về da thì không nên tiếp xúc với giấy vải niêm cất; làm việc xong cần rửa tay, rửa mặt bằng nước ấm với xà phòng nhiều lần; cần bọc, gói kín các loại giấy, vải niêm cất khi cất giữ, những mảnh vụn, giấy niêm cất còn thừa không được tận dụng vào việc sinh hoạt khác mà cần phải đốt, huỷ ngay.

- Khi phải bảo dưỡng, sửa chữa, nạp điện các nguồn điện ăc quy (a xít, kiềm) cần chú ý các quy định sau đây: không để dung dịch a xít, kiềm dây ra chân, tay, da trên cơ thể; nếu xảy ra thì phải nhanh chóng rửa các chỗ bị dây dung dịch a xít, kiềm nhiều lần bằng nước lã và nhờ ngành chuyên môn điều trị xử lý kịp thời. 0,5

0,5

0,5

Câu 19.

Câu hỏi: Các biện pháp tổ chức bảo đảm an toàn khai thác TBKT thông tin ở đơn vị thông tin các cấp 5 điểm

Theo quy định, chỉ huy đơn vị thông tin, chủ nhiệm kỹ thuật đơn vị thông tin phải chịu trách nhiệm về tổ chức các biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy tắc an toàn khi khai thác TBKT thông tin thuộc đơn vị. 0,5 điểm

Người chỉ huy các phân đội thông tin trực thuộc (các c, d, e, lữ thông tin) phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc chấp hành nghiêm túc các quy tắc an toàn của các chiến sĩ, NVKT thuộc quyền về tình trạng an toàn của trang thiết bị thông tin và tình trạng của các thiết bị bảo vệ, an toàn. 0,5 điểm

Với các chiến sĩ, nhân viên trực tiếp khai thác phương tiện thông tin phải hiểu biết và thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc, biện pháp an toàn đã đề ra, cũng như sơ cứu người bị nạn. 0,5 điểm

Bài hướng dẫn chung phải được chỉ huy trung, lữ đoàn phê chuẩn, nhằm mục đích giới thiệu cho các cán bộ, NVKT, chiến sĩ về quy tắc an toàn trong phạm vi doanh trại đơn vị, những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra khi khai thác TBKT thông tin. Việc lên lớp hướng dẫn do thanh tra về kỹ thuật an toàn hoặc cán bộ chuyên môn được chỉ huy trung, lữ đoàn chỉ định. 0,75 điểm

Bài hướng dẫn tại chỗ làm việc do chỉ huy cấp dTT trở xuống trực tiếp tiến hành với từng chiến sỹ, dựa vào bản chỉ dẫn an toàn đặt ngay tại chỗ làm việc. Bài hướng dẫn tại chỗ nhằm tìm hiểu củng cố và kiểm tra những kiến thức về biện pháp an toàn ngay tại nơi làm việc, được tiến hành lần đầu trước khi cho phép chiến sỹ vào khai thác độc lập. Sau đó, bài hướng dẫn tại chỗ được tiến hành định kỳ ít nhất 1 quý 1 lần. 0,75 điểm

Bài hướng dẫn trước khi bắt đầu làm việc do người phụ trách công việc tiến hành (kíp trưởng, trưởng ca trực, tổ trưởng tổ đài, nhóm trưởng nhóm phương tiện...) nhằm mục đích nhắc lại các quy tắc cơ bản và chỉ ra cách thực hiện an toàn khi khai thác TBTT; nêu ra được những động thái nguy hiểm hơn cả cần được lưu ý đề phòng; xác định trình tự sử dụng các phương tiện bảo vệ; trình tự hiệp đồng của mọi người và thao tác hành động khi xảy ra tai biến sự cố. 0,75 điểm

Bài hướng dẫn ngoài quy định do người có thẩm quyền (phải được chỉ huy lữ, trung đoàn chỉ định) thực hiện trong trường hợp có những vấn đề về tài liệu chỉ dẫn an toàn và các tài liệu về khai thác TBTT theo yêu cầu của thanh tra và người kiểm tra, cũng như trong trường hợp xảy ra vi phạm các quy tắc và biện pháp an toàn. 0,75 điểm

Mỗi trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn cũng như các trường hợp vi phạm quy tắc và biện pháp an toàn phải được điều tra kỹ lưỡng, tìm được nguyên nhân và đề xuất những biện pháp ngăn ngừa các trường hợp tương tự. 0,5 điểm

Câu 20.

Câu hỏi: Trình bày nội dung cơ bản của công tác TMKT thông tin 5 điểm

a- Thu thập và xử lý thông tin về CTKT thông tin 1,0 điểm

Những thông tin được quan tâm hàng đầu là:

- Yêu cầu, nhiệm vụ kỹ thuật cần đạt được.

- Nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng của TBKT (định lượng bằng các hệ số Kbđ, Kt).

- Dự kiến mức độ tiêu thụ, tiêu hao, hỏng hóc của TBKT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Khả năng BĐKT (LLKT, TBKT) của mình và được tăng cường (cấp trên, đơn vị bạn, huy động tại chỗ, ...).

- Các yếu tố khách quan chi phối như: tình hình địch, tình hình ta, địa hình, thời tiết, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn ... 0,35

Một số nguồn (địa chỉ) chủ yếu để thu thập khai thác thông tin là:

- ý định, quyết tâm, kế hoạch bảo đảm TTLL của người chỉ huy thông tin.

- Chỉ lệnh, mệnh lệnh, hướng dẫn của CQKT, CQKT thông tin cấp trên.

- Báo cáo kỹ thuật của các phân đội thông tin cấp dưới.

- Các số liệu từ cơ quan tham mưu, hậu cần, kỹ thuật binh chủng hợp thành.

- Khảo sát tình hình khu vực địa bàn, các đơn vị bạn có liên quan 0,4

Các số liệu thông tin đã thu thập được sẽ được xử lý, phân tích, tính toán. Dựa trên kết quả tính toán CQKT đánh giá tình hình, chỉ ra thuận lợi, khó khăn và kết luận khả năng hoàn thành nhiệm vụ kỹ thuật, kiến nghị với người chỉ huy thông tin về phương án tổ chức sử dụng LLKT một cách hợp lý nhất, là những ý định cốt lõi định hướng cho việc soạn thảo, triển khai kế hoạch CTKT thông tin tiếp sau này. 0,25

b- Soạn thảo văn kiện kỹ thuật thông tin 0,75 điểm

Quá trình soạn thảo văn kiện KTTT gồm các bước chính như sau:

- Xác định các căn cứ soạn thảo: yêu cầu của người chỉ huy, CQTM đơn vị thông tin cấp mình, CQKT cấp trên, đơn vị thông tin cấp dưới; các quy định mẫu văn kiện; những thông tin đã thu thập xử lý, các chỉ số định mức, các số liệu kinh nghiệm đã tích luỹ được.

- Đánh giá tình hình kỹ thuật: nhu cầu kỹ thuật (số lượng, chất lượng TBKT, nhu cầu ĐBKT cho trang bị, cho các hoạt động khác như HLKT, QLKT, nghiên cứu khoa học và thông tin KHKT,...); khả năng CTKT thông tin (TBKT thông tin, LLKT, vật tư, kinh phí kỹ thuật); điều kiện tiến hành CTKT.

- Dự thảo văn kiện KTTT: xác định những nội dung cơ bản của kế hoạch CTKT (nhiệm vụ, các bảng tính toán bảo đảm, phương thức tổ chức thực hiện, tổ chức sử dụng LLKT và bảo đảm); phương pháp xây dựng kế hoạch CTKT thông tin (xây dựng theo từng nội dung; phương pháp; công cụ được sử dụng).

- Bảo vệ, phê chuẩn văn kiện kỹ thuật thông tin.

0,25

0,25

0,25

c- Chỉ huy, chỉ đạo thực hiện CTKT thông tin trong giai đoạn chuẩn bị 0,75 điểm

Chỉ huy chỉ đạo đơn vị tiến hành CTKT thông tin chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ bao gồm các hoạt động chính như sau:

- Kiện toàn LLKT của đơn vị: xem xét lại thực trạng tổ chức biên chế kỹ thuật so với tổ chức biên chế quy định; tiếp nhận LLKT được tăng cường; tổ chức LLKT theo ý định; tổ chức HLKT bổ sung.

- Chỉ huy, chỉ đạo tiếp nhận, cấp phát TBKT và vật tư KTTT: Hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, nhất là lực lượng xếp dỡ hàng; hướng dẫn, điều khiển lực lượng vận tải đi đúng lộ trình, đúng địa điểm, thời gian; tổ chức bảo đảm an toàn cho người và hàng; kiểm tra hoạt động của từng bộ phận, kết quả tiếp nhận cấp phát.

- Chỉ huy chỉ đạo các hoạt động BĐKT cho TBKT thông tin: mở niêm cất, BDKT chuyển nhóm TBKT thông tin theo mệnh lệnh hoặc theo kế hoạch BĐKT chuyển trạng thái; xác định nhu cầu sửa chữa TBKT thông tin và phân tải cho các bộ phận (xưởng, trạm, các tổ nhóm).

0,25

0,25

0,25

d- Tổ chức triển khai kế hoạch CTKT thông tin 0,75 điểm

- Tổ chức giao nhiệm vụ kỹ thuật:

- Tổ chức hiệp đồng kỹ thuật: Hiệp đồng kỹ thuật là phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ các LLKT, các hoạt động theo nhiệm vụ, thời gian, không gian nhằm tạo được sức mạnh tổng hợp góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Tổ chức HLKT bổ sung 0,25

0,25

0,25

e- Chỉ huy chỉ đạo thực hiện CTKT thông tin 0,75 điểm

Nội dung chỉ huy chỉ đạo thực hiện CTKT thông tin bao gồm:

- Tham mưu về BĐTB thông tin.

- Chỉ đạo sửa chữa, cứu kéo, thu hồi trang bị, VTKT thông tin.

- Tổ chức thực hiện phòng thủ bảo vệ và di chuyển CQKT, CSKT.

- Xử trí các tình huống kỹ thuật ngoài kế hoạch.

- Chỉ huy, chỉ đạo, củng cố phục hồi LLKT sau khi kết thúc nhiệm vụ

Quá trình chỉ huy, chỉ đạo thực hiện CTKT thông tin, điều cần quan tâm hàng đầu là điều hành các hoạt động kỹ thuật theo đúng kế hoạch CTKT thông tin đã lập.

g- Kiểm tra, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện CTKT thông tin 1,0 điểm

- Kiểm tra thực hiện CTKT thông tin.

+ Mục đích: nắm bắt được tình hình, kết quả thực hiện CTKT thông tin; phát hiện nhân tố tích cực, các điểm yếu, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp thực hiện hiệu quả.

+ Nội dung kiểm tra: các biện pháp lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo của cấp uỷ, người chỉ huy, cơ quan; ý thức tinh thần trách nhiệm và khả năng trình độ thực hiện của mọi quân nhân đơn vị; kết quả thực hiện CTKT thông tin.

+ Tổ chức kiểm tra: phải lập kế hoạch kiểm tra (đột xuất hay theo kế hoạch), trong kế hoạch phải chỉ ra: đơn vị được kiểm tra, người kiểm tra, mục đích, yêu cầu, nội dung, trách nhiệm của các thành viên; kết quả kiểm tra phải được thông báo cho đối tượng được kiểm tra, cùng với các chỉ thị yêu cầu biện pháp sửa chữa khắc phục.

- Tổng kết thực hiện CTKT thông tin.

+ Nội dung tổng kết: Khái quát tình hình, diễn biến các hoạt động kỹ thuật; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ kỹ thuật; các bài học kinh nghiệm được rút ra; kiến nghị.

+ Hình thức tổng kết: bằng văn bản tổng kết và bằng hội nghị tổng kết.

- Báo cáo và phổ biến kinh nghiệm CTKT thông tin. 0,5

0,5

Câu 21.

Câu hỏi: Trình bày các phương pháp tham mưu kỹ thuật thông tin 5 điểm

Phương pháp công tác trong quá trình tham mưu được hiểu là trình tự thực hiện các nội dung công việc của một cơ quan nào đó và mối quan hệ về thời gian thực hiện các công việc đó giữa các cấp, các ngành. 0,5 điểm

1. Phương pháp tuần tự 1,5 điểm

- Khái niệm: là phương pháp trong đó quá trình công tác tham mưu ở cấp dưới chỉ bắt đầu khi cấp trên đã hoàn thành quá trình tương ứng (xem Hình 1). 0,75

+ Ưu điểm: chất lượng công tác cao, vì khi cấp trên thực hiện một quá trình công việc có thể có cấp dưới tham gia; Khi cấp dưới tiến hành quá trình công việc tương ứng thì cấp trên chỉ đạo, cung cấp đầy đủ các số liệu thông tin cần thiết. Hoặc xét trong một cấp, khi cơ quan tham mưu, kế hoạch thực hiện một quá trình công việc thì có thể có các cơ quan khác (chính trị, hậu cần, kỹ thuật) cùng tham gia, đến khi các cơ quan khác tiến hành công việc tương ứng thì cơ quan TM-KH chỉ đạo, cung cấp các thông tin số liệu cần thiết. Giữ được bí mật, vì khi tiến hành công việc số người tham gia và phạm vi triển khai có hạn chế; Các thông tin, số liệu được truyền đạt chủ yếu dưới dạng văn bản, bảo mật cao. 0,25

+ Nhược điểm: mất nhiều thời gian, không phù hợp trong tác chiến; Gây ra sự thụ động ở cấp dưới, ở các cơ quan bảo đảm. 0,25

+ Cách áp dụng: Khi có nhiều thời gian, hoặc yêu cầu bảo mật cao, phù hợp trong quá trình như xây dựng các kế hoạch CTKT thời bình; các kế hoạch tổ chức diễn tập, huấn luyện,... 0,25

Hình 1: Quan hệ thời gian (bắt đầu, kết thúc) một quá trình công việc ở 3 cấp trong ngành thông tin quân khu theo phương pháp tuần tự.

2. Phương pháp song song 1,5 điểm

Phương pháp song song là cùng một nội dung công việc đều được tiến hành gần như đồng thời ở các cấp cũng như ở các ngành trong một cấp (Xem hình 2). ở mỗi công việc, cấp trên có thể thông báo ngay các yếu tố cần thiết cho cấp dưới; Cấp dưới có thể bắt đầu công việc tương ứng ngay khi có các yếu tố đó. Phần lớn thời gian thực hiện công việc nào đó ở các cấp đều trùng nhau. 0,75

Ưu điểm cơ bản của phương pháp song song:

- Rút ngắn được thời gian chuẩn bị chiến đấu trên giấy tờ của cơ quan, tăng thời gian chuẩn bị trực tiếp cho bộ đội.

- Đòi hỏi tính chủ động, nỗ lực cao của mọi cơ quan, cán bộ sĩ quan tham mưu. 0,25

Nhược điểm chính của phương pháp:

- Các yếu tố, thông tin, số liệu ban đầu là dự báo, nên suốt quá trình bản thân các yếu tố, số liệu sẽ phải điều chỉnh.

- Vì có nhiều người, nhiều thành phần tham gia, phạm vi triển khai rộng nên khó giữ được bí mật. 0,25

Trường hợp áp dụng:

- Trong chiến đấu ở các cấp chiến dịch, chiến thuật. 0,25

Hình 2. Sơ đồ phương pháp song song

3. Phương pháp kết hợp 1,5 điểm

Phương pháp kết hợp là mỗi nội dung công việc được tiến hành tuần tự theo từng cấp, nhưng toàn bộ quá trình công tác tham mưu thì phần lớn được tiến hành đồng thời giữa các cấp, các ngành. (Hình 3) Khi cấp trên hoàn thành một nội dung công việc nào đó thì thông báo các yếu tố cho cấp dưới và cấp dưới bắt đầu ngay nội dung công việc tương ứng của mình. Xét trên toàn bộ chiều dài thời gian công tác tham mưu của các cấp thì phần lớn thời gian các cấp cùng tiến hành công tác tham mưu. 1,0

- Trong một cấp đơn vị, một cơ quan, công tác TMKT thông tin thường áp dụng phương pháp song song hoặc kết hợp so với người chỉ huy và cơ quan tham mưu; So với cấp trên hoặc cấp dưới, áp dụng phương pháp kết hợp, song song, có lúc tuần tự. Việc chọn, vận dụng phương pháp nào cho phù hợp là do điều kiện tình hình cụ thể. 0,5

Hình 3.3. Sơ đồ phương pháp kết hợp

Câu 22

Câu hỏi: Trình bày cách phân loại kế hoạch CTKTTT thời bình. Nội dung cơ bản của kế hoạch CTKTTT năm 5 điểm

I. Phân loại kế hoạch CTKTTT thời bình 2 điểm

a. Theo kỳ hạn thực hiện kế hoạch gồm có:

- Kế hoạch CTKTTT dài hạn (10 năm trở lên, do cấp chiến lược xây dựng).

- Kế hoạch CTKTTT trung hạn (5 năm trở lên, do cấp chiến lược xây dựng).

- Kế hoạch CTKTTT ngắn hạn (một vài năm, các đơn vị thông tin xây dựng).

b. Theo vai trò của kế hoạch, gồm có:

- Kế hoạch CTKTTT cơ bản: thể hiện các nội dung, định mức, chỉ tiêu, biện pháp cơ bản của CTKTTT.

- Kế hoạch CTKTTT bổ trợ: cụ thể chi tiết hoá kế hoạch cơ bản.

c. Theo nhiệm vụ bảo đảm, gồm có:

- Kế hoạch CTKTTT bảo đảm huấn luyện.

- Kế hoạch CTKTTT bảo đảm cho SSCĐ.

- Kế hoạch kỹ thuật bảo đảm thi công công trình thông tin.

d. Theo tính chất xuất hiện nhiệm vụ, gồm có:

- Kế hoạch CTKTTT thường xuyên.

- Kế hoạch CTKTTT đột xuất.

e. Theo nội dung CTKTTT, gồm có:

- Kế hoạch BĐTBTT.

- Kế hoạch BĐKT cho TBTT

- Kế hoạch NCKHCN MT.

- Kế hoạch thông tin KHKTTT quân đội.

- Kế hoạch ĐVKTTT. 0,4

0,4

0,4

0,4

0,4

2. Nội dung cơ bản của kế hoạch CTKTTT năm 3 điểm

a. Bảo đảm trang bị thông tin:

- Cho các đơn vị (phân đội) thông tin làm nhiệm vụ thường xuyên, SSCĐ, với Kbđ theo quyết định của chỉ huy.

- Cho các phân đội huấn luyện (theo kế hoạch, đột xuất).

- Tạo nguồn TBKTTT dự trữ thường xuyên theo yêu cầu (mua sắm, cải tiến, sản xuất...)

- Tổ chức điều chuyển, dồn dịch, thu hồi và xử lý trang bị vật tư kỹ thuật. 0,5

b. Bảo đảm kỹ thuật cho TBTT, khai thác kỹ thuật thông tin.

- BDKT, sửa chữa, cất giữ (có niêm cất, không niêm cất) TBTT... đạt Kt theo yêu cầu.

- Duy tu, củng cố, nâng cấp xưởng trạm, kho, khu nhà xe.

- Tạo nguồn phương tiện vật chất kỹ thuật cho khai thác kỹ thuật (hệ thống tài liệu khai thác; vật tư linh kiện, dụng cụ phụ tùng; phương tiện bảo hộ an toàn lao động, trong phòng chống cháy nổ, thiên tai...). 0,5

c. Huấn luyện kỹ thuật thông tin.

- Huấn luyện kỹ thuật bổ sung ngắn hạn, tập trung, tại chức.

- Tập huấn hội thao kỹ thuật.

- Gửi đi đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật.

- Thi nâng bậc thợ kỹ thuật. 0,5

d. Hoạt động KHCNMT và thông tin KHKTTT quân sự.

- Nghiên cứu ứng dụng kết quả nghiên cứu KHCNMT.

- Hoạt động cải tiến sáng kiến kỹ thuật.

- Hoạt động tuyên truyền phổ biến thông tin KHKTTT 0,5

e. Quản lý kỹ thuật thông tin.

- Các nội dung, biện pháp quản lý TBKTTT, lực lượng cán bộ nhân viên kỹ thuật và cơ sở kỹ thuật thông tin.

- Đào tạo, bồi dưỡng xây dựng lực lượng cán bộ nhân viên kỹ thuật (lực lượng quản lý chỉ đạo, lực lượng thực hiện)

- Đề xuất biện pháp kiện toàn tổ chức ngành kỹ thuật trong đơn vị thông tin. 0,5

g. Động viên kỹ thuật thông tin.

- Xác định TBKT và phương tiện kỹ thuật dự bị động viên và các biện pháp theo dõi quản lý.

- Xác định lực lượng kỹ thuật dự bị động viên, các biện pháp quản lý, công tác HLKT lực lượng kỹ thuật dự bị động viên.

- Xác định các CSKT dự bị động viên cùng các biện pháp quản lý.

- Triển khai diễn tập ĐVKTTT theo kế hoạch ĐVKTTT (định kỳ hàng năm, thử, bổ sung, hoàn chỉnh). 0,5

Câu 23

Câu hỏi: Trình bày các căn cứ và các bước soạn thảo kế hoạch CTKTTT năm của eTT/qk 5 điểm

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch CTKT năm 2,5 điểm

a. Nhiệm vụ của đơn vị thông tin (chính trị, quân sự).

- Nhu cầu TBKTTT để thực hiện nhiệm vụ.

- Lực lượng kỹ thuật, phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện CTKTTT.

- Các yêu cầu của người chỉ huy đơn vị đối với CTKTTT. 0,6

b. Thực trạng CTKT của đơn vị thông tin.

- Tình hình thực hiện CTKTTT, CSKT, vật tư kỹ thuật, công tác ATLĐ,...

- Thực lực lực lượng kỹ thuật: trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, số lượng thiếu đủ, cách thức tổ chức bố trí sử dụng.

- Khả năng chi viện tăng cường của cấp trên: TBKT thông tin, phương tiện vật chất kỹ thuật, lực lượng kỹ thuật, CSKT, ngân sách kinh phí bảo đảm...

- Khả năng huy động tại khu vực địa phương. 0,7

c. Các định mức, chỉ tiêu kỹ thuật đã ban hành của ngành thông tin quân sự, của TCKT và của nhà nước

- Định mức giờ công lao động chi phí cho thực hiện 6 nội dung CTKTTT.

- Định mức vật tư kỹ thuật, nhiên liệu xăng, dầu, điện năng, thiết bị dụng cụ bảo đảm.

- Tiêu chuẩn kinh phí, ngân sách kỹ thuật. 0,7

d. Các quy định thủ tục soạn thảo kế hoạch CTKTTT

Bao gồm: Tổ chức soạn thảo, cách trình bày, tính toán định lượng; các mốc thời gian hoàn thành; tổ chức hiệp đồng soạn thảo... 0,5

2. Trình tự các bước soạn thảo kế hoạch CTKTTT năm 2,5 điểm

Vẽ sơ đồ hình 1

Phân tích các bước soạn thảo 1,0

1,5

Hình 1. Trình tự nội dung các bước lập kế hoạch CTKTTT năm của eTT/qk

Câu 24

Câu hỏi: Trình bày nội dung và trách nhiệm BĐTB thông tin của CQKT các cấp 5 điểm

I. Các nội dung chính của BĐTB thông tin

- Thực hiện theo kế hoạch và theo mệnh lệnh, chỉ thị BĐTB của người chỉ huy thông tin (CQTT, đơn vị thông tin).

- Đề xuất việc mua sắm, sản xuất, cải tiến TBKT thông tin; tổ chức nghiên cứu cải tiến, sản xuất TBKT thông tin khi có lệnh.

- Tổ chức tiếp nhận cất giữ, dự trữ, cấp phát TBKT thông tin.

- Duy trì số lượng, chất lượng, đồng bộ TBKT thông tin.

- Đề xuất việc chuyển TBKT thông tin ra khỏi biên chế và dự trữ quốc phòng; đề xuất phương thức xử lý TBKT thông tin khi đã có quyết định xử lý.

- Tham gia động viên lực lượng, trang bị KTTT và động viên công nghiệp thông tin của nền kinh tế quốc dân cho BĐTB thông tin và khai thác KTTT. 2 điểm

II.. Trách nhiệm của CQKT thông tin các cấp về BĐTB thông tin

a) Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật BCTT

- Thực hiện nhiệm vụ BĐTB thông tin theo lệnh của Tư lệnh BCTT đúng quy định và kịp thời.

- Đề xuất với Tư lệnh BCTT và TCKT về việc đồng bộ theo trang bị và theo đơn vị, việc điều chuyển nội bộ và mua sắm sản xuất TBKT thông tin; tổ chức chỉ đạo sản xuất TBKT thông tin khi có lệnh.

- Tổ chức tiếp nhận, cất giữ, dự trữ, cấp phát TBKT thông tin và VTKTTT theo phân cấp.

- Tham gia phúc tra, báo cáo cấp trên việc chuyển TBKT thông tin ra khỏi dự trữ, biên chế.

- Tổ chức hướng dẫn, triển khai, kiểm tra việc xử lý TBKT thông tin của các đơn vị khi đã có quyết định đưa ra ngoài biên chế của BQP, quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền và thông báo của BCTT. 3 điểm

1 điểm

b) Trách nhiệm của Phòng thông tin quân khu, quân đoàn

- Thực hiện nhiệm vụ BĐTB thông tin cho các đơn vị thông tin quân khu, quân đoàn theo mệnh lệnh của người chỉ huy đúng quy định, đúng thủ tục và kịp thời.

- Đề xuất với người chỉ huy và Cục kỹ thuật BCTT về đồng bộ theo trang bị và theo đơn vị; tổ chức nghiên cứu cải tiến, sản xuất TBKT, VTKTTT theo kế hoạch nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức tiếp nhận, cất giữ, cấp phát TBKT và VTKTTT theo phân cấp.

Tham gia động viên thông tin và ĐVKTTT theo nhiệm vụ quyền hạn. 1 điểm

c) Trách nhiệm của Phòng kỹ thuật (lữ đoàn thông tin) và Ban kỹ thuật (trung đoàn thông tin) - Nắm vững số lượng, chất lượng, đồng bộ của TBKT thông tin trong đơn vị. Thực hiện các biện pháp giữ cho TBKT thông tin luôn ở tình trạng kỹ thuật tốt, đồng bộ.

- Tổ chức cất giữ, tiếp nhận, cấp phát thiết bị và VTKTTT theo nhiệm vụ, quyền hạn.

- Làm tham mưu cho CQTT và chỉ huy đơn vị thông tin về việc đề xuất mua sắm, nghiên cứu cải tiến TBKT thông tin để nâng cao hiệu quả sử dụng.

- Tham gia thực hiện xử lý TBKT thông tin theo lệnh của cấp trên đúng quy định 1 điểm

Câu 25.

Câu hỏi: Trình bày khái niệm trang bị thông tin và cách phân nhóm trang bị kỹ thuật thông tin 5 điểm

I. Khái niệm trang bị thông tin 2 điểm

II. Theo Điều lệ CTKT QĐND Việt Nam, hiện nay trong quân đội ta có 3 cách phân nhóm TBKT:

- Theo yêu cầu về phân cấp quản lý, TBKT được phân thành 2 nhóm: nhóm I, nhóm II

- Theo tính chất sử dụng, TBKT được phân thành các nhóm: chiến đấu, huấn luyện, bảo đảm (phục vụ nhóm chiến đấu, huấn luyện).

- Theo tính chất BĐKT, TBKT được phân thành các nhóm: trang bị chính, trang bị bổ trợ, trang bị bảo đảm. 1 điểm

III.Theo tÝnh chÊt B§KT, TBKT th«ng tin ®­îc ph©n thµnh c¸c nhãm:

- Trang bị thông tin chính là những trang bị trực tiếp chuyển nhận tín hiệu, nằm trong hệ thống chỉ huy, chỉ đạo, hiệp đồng bộ đội. Thí dụ như các điện đài thông tin VTĐ, các tổng đài điện thoại, các tổng trạm, các trạm thông tin, ...

- Trang bị thông tin bổ trợ là các trang bị phục vụ cho TBTT chính hoạt động bình thường, đi đồng bộ với TBTT chính. Thí dụ: anten, các tổ máy phát điện - nạp điện ăc quy,..

- Trang bị thông tin bảo đảm là các trang bị phục vụ cho việc kiểm tra, chuẩn bị sử dụng, cất giữ, bảo dưỡng, sửa chữa, niêm cất và mở niêm cất TBKT thông tin. Thí dụ: các bộ máy đo lường kiểm chuẩn, các xe sửa chữa cơ động, các bộ dụng cụ đồ nghề sửa chữa, các bộ phụ tùng linh kiện dự trữ, 1 điểm

Câu 26.

Câu hỏi :Trình bày khái niệm về bảo đảm trang bị, cách tính hệ số bảo đảm trang bị thông tin, đồng bộ TBKT thông tin. 5 điểm

I. Khái niệm bảo đảm trang bị thông tin 1 điểm

I. Hệ số bảo đảm trang bị thông tin Kbđ

Hệ số BĐTB là tỉ số số lượng trang bị kỹ thuật hiện có trên số lượng trang bị kỹ thuật định mức trong biểu biên chế.

Kbđ = NhcNbc

ở đây Nhc- là số lượng TBKT thông tin hiện có của đơn vị, trừ những TBKT thông tin thuộc diện đề nghị thanh lý

Nbc- là số lượng TBKT thông tin trong biểu biên chế trang bị của đơn vị. 2 điểm

0,5 điểm

Vì TBKT thông tin ở đơn vị thông tin có nhiều chủng loại mà công dụng, tính năng chiến kỹ thuật cũng như tính chất quan trọng phục vụ chiến đấu, huấn luyện, công tác từng loại có khác nhau, nên khi cần thiết theo yêu cầu SSCĐ và chiến đấu, cần phải tính Kbđ cho từng loại TBTT như sau:

Kbđij = NhcijNbcij ;

ở đây: i- trang bị kỹ thuật thông tin loại I; j- đơn vị thông tin j. 0,5 điểm

II. Đồng bộ TBKT thông tin 2 điểm

- Đồng bộ theo trang bị là bảo đảm có đầy đủ các thành phần trang bị chính, trang bị bổ trợ, trang bị bảo đảm; đầy đủ các chi tiết, cơ cấu, cụm máy cấu thành TBKT; đầy đủ các phụ tùng linh kiện thiết bị kèm theo để TBKT hoạt động đúng tính năng kỹ chiến thuật đã được thiết kế chế tạo. Căn cứ đối chiếu với bộ tài liệu thuyết minh kỹ thuật, lý lịch máy do nhà sản xuất TBKT biên soạn và luôn đi kèm theo TBKT để xét đoán đánh giá mức độ đồng bộ theo trang bị (chủng loại, số lượng). 0,5 điểm

- Bảo đảm đồng bộ theo đơn vị là bảo đảm đầy đủ số lượng đúng chủng loại TBKT cho từng loại đơn vị theo quy định của BTTM. 0,5 điểm

Cần phân biệt nắm vững bản chất hai khái niệm bảo đảm đồng bộ theo trang bị và bảo đảm đồng bộ theo đơn vị. Đồng bộ theo trang bị do nhà sản xuất xây dựng ban hành; còn đồng bộ theo đơn vị do tổ chức, cá nhân mua sắm sử dụng trang bị xây dựng quy định ban hành, dựa trên tính chất đồng bộ theo trang bị và tình hình điều kiện cụ thể tổ chức sử dụng trang bị của từng loại đơn vị. 0,5 điểm

Theo quy định, người chỉ huy thông tin chịu trách nhiệm bảo đảm đồng bộ theo đơn vị; chủ nhiệm kỹ thuật (trợ lý kỹ thuật) các cấp đơn vị thông tin chịu trách nhiệm bảo đảm đồng bộ theo trang bị và đề xuất với người chỉ huy đơn vị các biện pháp bảo đảm đồng bộ theo đơn vị. 0,5 điểm

Câu 27.

Câu hỏi: Trình bày khái niệm cơ số TBKT thông tin và ý nghĩa của tham số này trong tính toán bảo đảm nguồn điện, nhiên liệu , bảo đảm đạn 5 điểm

Khái niệm 2 điểm

- Cơ số TBKT thông tin là đơn vị tính toán để bảo đảm cho 1 đơn vị TBKT thông tin có thể hoạt động đúng tính năng công dụng trong phạm vi hạn định đã được xác định. 0,5 điểm

- Cơ số nguồn điện: là số lượng nguồn điện (viên, quả, bình...) quy định cho một đơn vị TBTT, bảo đảm cho TBTT đó hoạt động theo tính năng công dụng vốn có trong một thời gian xác định. 0,5 điểm

- Cơ số xăng, dầu: là lượng xăng, dầu (lít, kg, tạ, tấn) quy định cho một đơn vị xe thông tin, hay một đơn vị máy phát điện chạy xăng, dầu bảo đảm cho chúng hoạt động bình thường trong một phạm vi xác định: xe thông tin chạy được Rkm, tổ máy phát điện làm việc được T giờ. 0,5 điểm

- Cơ số đạn: là số lượng đạn được quy định cho một loại đơn vị vũ khí xác định trang bị cho bộ đội thông tin để thực thi một nhiệm vụ nào đó (công tác, trong chiến đấu, chiến dịch, trực ban, trực chiến, v.v...). 0,5 điểm

Phân tích ý nghĩa, cho ví dụ 3 điểm

Tên cơ số và công dụng Thành phần

cơ số Trọng lượng (kg) Khả năng

làm việc

của 1 cơ số

Đơn lẻ Cơ số

Pin dùng cho MĐT 0743 1 pin R - 40 0,7 0,7 2 tháng

Pin dùng cho MĐT K-65 2 pin R - 20 0,1 0,2 1 tháng

Pin dùng cho MĐT TA-57 6 pin R - 20 0,1 0,6 2 tháng

Pin cho tổng đài 10ữ20 số 2 pin R - 40 0,7 1,4 3 tháng

Pin cho tổng đài 40 số 4 pin R-40 0,7 2,8 3 tháng

Pin cho máy thu 102E 2 pin PT0- 45

3 pin R-40 12,1 3 tháng

Pin cho máy 71S 3 pin 27- P02 6 ngày đêm

Pin cho máy PRC-25 13 pin R- 20 0,1 1,3 6 ngày đêm

¨c quy kiÒm cho P105 2 bình 1,5 3,0 12 giờ

Xăng cho MPĐ loại 1kW 50 lít xăng 2 lít dầu 50 giờ

Xăng cho ôtô, môtô Tuỳ nhãn mác xe Xe chạy được 500km

Súng AK 300 viên

Lựu đạn 2 quả

C©u 28.

Câu hỏi: Trình bày khái niệm bảo đảm kỹ thuật. Phân tích nội dung tổ chức chuẩn bị đưa trang bị thông tin vào khai thác 5 điểm

I. Khái niệm bảo đảm kỹ thuật 3 điểm

I. Nhận và giao TBTT (nhận nghiệm thu công trình thông tin và giao công trình thông tin) 1 điểm

Người chỉ huy đơn vị phải ra quyết định thành lập tổ kiểm tra kỹ thuật các TBTT nhận vào đơn vị mình. Cán bộ KTTT trong thành phần tổ kiểm tra kỹ thuật, có trách nhiệm tham mưu cho chỉ huy đơn vị những vấn đề sau:

- Kiểm tra sự đồng bộ theo trang bị của TBTT (căn cứ vào bộ tài liệu thuyết minh kỹ thuật, lý lịch máy đi kèm). 0,5 điểm

- Tiến hành kiểm tra đo đạc các chỉ tiêu tham số kỹ thuật của TBTT theo quy trình BDKT cấp cao nhất và xác định tình trạng kỹ thuật của TBTT đó (cấp chất lượng kỹ thuật), rồi lập biên bản trình người chỉ huy đơn vị. Không giao máy hỏng, mất đồng bộ cho các phân đội trực thuộc đơn vị.

Người chỉ huy đơn vị ra lệnh giao TBTT nhận được cho các phân đội, cá nhân quản lý, phụ trách. Việc bàn giao TBTT phải được ghi vào lý lịch TBTT kèm theo và cá nhân nhận TBTT phải ký nhận vào sổ giao TBTT (theo mẫu biểu quy định thống nhất). 0,5 điểm

II. Đưa TBTT vào khai thác 1 điểm

a) ChuÈn bÞ vµ thùc hiÖn c¸c néi dung huÊn luyÖn khai th¸c:

- Huấn luyện về cấu tạo, sơ đồ nguyên lý vận hành của TBTT, quy tắc khai thác và biện pháp an toàn trong khai thác.

- Hướng dẫn, làm động tác mẫu thao tác vận hành TBTT ở các chế độ kết hợp trong các phiên, ca khai thác. 0,5 điểm

b) Tham gia trong Hội đồng kiểm tra:

- Giúp chỉ huy đơn vị kiểm tra kiến thức, kỹ năng thực hành và xác định khả năng cấp giấy phép khai thác TBTT cho nhân viên chiến sĩ thông tin, và xếp bậc chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên chiến sĩ thông tin đó.

- Mỗi năm một lần, căn cứ vào kế hoạch, mệnh lệnh của người chỉ huy đơn vị có nhiệm vụ kiểm tra lại kiến thức vận hành sử dụng và biện pháp an toàn khai thác của từng chiến sĩ trong đơn vị thông tin. Khi thấy có sai sót trong khai thác, theo lệnh của người chỉ huy đơn vị có thể tổ chức kiểm tra bất thường. 0,5 điểm

Câu 29.

Câu hỏi: Trình bày nội dung tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật các TBTT 5 điểm

I. Khái niệm BDKT và phân loại 2 điểm

Vậy BDKT thông tin là tổ hợp các hoạt động, các biện pháp tổ chức - kỹ thuật nhằm: phòng ngừa hỏng hóc có thể xảy ra trong quá trình vận hành, cất giữ; bảo đảm TBTT luôn sẵn sàng hoạt động; duy trì các tham số kỹ thuật trong phạm vi cho phép và kéo dài thời gian làm việc giữa các lần sửa chữa phục hồi khả năng làm việc. 1 điểm

- Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ

- Bảo dưỡng theo trạng thái kỹ thuật

- Bảo dưỡng đột xuất (theo nhiệm vụ- không theo kế hoạch)

Hệ thống BDKT nói chung và các quy trình BDKT thuộc hệ thống BDKT nói riêng được nghiên cứu xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở lý thuyết ĐTC và khai thác, kết hợp với đặc tính vật lý - kỹ thuật của TBKT, do nhà sản xuất ban hành và luôn đi kèm theo sản phẩm, thiết bị kỹ thuật, được tính vào giá thành của sản phẩm, và người mua phải trả tiền nếu không tự nghiên cứu xây dựng được. Không có quy trình BDKT thì không thể tổ chức thực hiện BDKT cho TBKT. 1 điểm

II. Lập kế hoạch BDKT 2 điểm

1. Các căn cứ để lập kế hoạch BDKT 0,5 điểm

- Căn cứ vào nhiệm vụ công tác kỹ thuật của đơn vị

- Căn cứ vào kế hoạch công tác kỹ thuật năm

- Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của TBTT

- Căn cứ vào tình hình cán bộ nhân viên kỹ thuật

- Căn cứ vào vật tư, kinh phí bảo đảm

2. Cơ sở khoa học lập kế hoạc BDKT 1,0 điểm

- Bài toán dự báo tình trạng kỹ thuật kỹ thuật của TBTT 0,5 điểm

- Lý thuyết sơ đồ mạng 0,5 điểm

3. Kế hoạch BDKT phải chứa đựng những nội dung cơ bản sau:

- Các công việc chuẩn bị để bắt đầu làm bảo dưỡng kỹ thuật (xác định địa điểm, thời gian làm BDKT; phân công việc; dự trù kinh phí, vật chất bảo đảm; hiệp đồng các bộ phận...).

- Thực hiện các quy trình BDKT.

- Nội dung kiểm tra kết quả chất lượng BDKT. 0,5 điểm

III Tæ chøc thùc hiÖn kÕ ho¹ch BDKT TBTT 1 điểm

ứng dông s¬ ®å m¹ng ®Ó tæ chøc vµ ®iÒu hµnh kÕ ho¹ch BDKT 0,5 điểm

đánh gi¸ kh¶ n¨ng hoµn thµnh kÕ ho¹ch vµ dù kiÕn c¸c t×nh huèng cã thÓ x¶y ra vµ c¸ch kh¾c phôc 0,5 điểm

Câu 30.

Câu hỏi: Trình bày tổ chức thực hiện các qui trình bảo dưỡng các TBTT hiện nay trong quân đội 5 điểm

BDKT cấp 1 1 điểm

Chu kỳ thực hiện: 3 tháng 0,2 điểm

Các công việc phải làm 0,4 điểm

Công tác chỉ huy chỉ đạo và thực hiện 0,4 điểm

BDKT cấp 2 1 điểm

Chu kỳ thực hiện: 3 tháng 0,2 điểm

Các công việc phải làm 0,4 điểm

Công tác chỉ huy chỉ đạo và thực hiện 0,4 điểm

BDKT các trang bị thông tin hệ mới 1 điểm

Bảo dưỡng phần mềm 0,5 điểm

Bảo dưỡng thiết bị 0,5 điểm

§¸nh gi¸ hiÖu qu¶ BDKT 1 điểm

Các giải pháp nâng cao hiệu quả BDKT 1 điểm

- về tổ chức 0,5 điểm

- Về kỹ thuật 0,5 điểm

Câu 31.

Câu hỏi: Trình bày nội dung tổ chức sửa chữa các TBTT 5 điểm

I. Khái niệm và phân loại sửa chữa 2 điểm

Sửa chữa TBTT là tổ hợp các hoạt động, các biện pháp tổ chức - kỹ thuật nhằm phục hồi khả năng làm việc, phục hồi dự trữ tuổi thọ của TBTT 0,5 điểm

Phân loại sửa chữa như hình 1 1,5 điểm

Hình 1

2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức thực hiện sửa chữa TBTT 3 điểm

1. Tính toán xác định biên chế lực lượng của cơ sở sửa chữa TBTT trong năm

a. Chi phi lao động tổng cộng hàng năm W của CSSC sẽ là tổng giờ c«ng chi phi cho sửa chữa phục hồi khả năng làm việc , söa ch÷a phôc håi dù tr÷ tuæi thä vµ cho BDKT WBD.

(g - ng)

0,3 ®iÓm

Tổng giờ công lao động chi phí cho sửa chữa phục hồi khả năng làm việc của tất cả các TBTT mà cơ sở sửa chữa phải đảm nhận trong 1 năm là:

0,35 điểm

b- Xác định giờ công lao động chi phí năm cho sửa chữa phục hồi dự trữ .

0,35 điểm

c- Xác định giờ công lao động chi phí năm cho BDKT: WBD.

0,3 điểm

Năng lực sản xuất (sửa chữa, BDKT) M của CSSC trong năm được tính như sau:

M = A . τ; (g - ng) ở đây A- là số NVKT (chuyên viên, thợ sửa chữa) được biên chế.

τ - là quỹ thời gian công tác của mỗi nhân viên trong 1 năm, được tính:

τ =

ở đây Nℓt- tổng số ngày nghỉ lễ tết trong năm.

NP- số ngày nghỉ phép theo chế độ trong năm.

Nsc- số ngày nghỉ do các sự cố bất thường như: ốm đau, thiên tai, G - là số giờ làm việc trong 1 ngày theo quy định.

Theo điều kiện cân bằng nhu cầu với năng lực sửa chữa M ≥ W.

Vậy số nhân viên kỹ thuật A được biên chế của CSSC là:

0,35 điểm

Thông thường ở các CSSC người ta phân chia các NVKT thành các nhóm thợ theo chủng loại TBTT như sau:

- Số nhân viên kỹ thuật nhóm VTĐ: Avtđ;

- Số nhân viên kỹ thuật nhóm tiếp sức: Ats;

- Số nhân viên kỹ thuật nhóm HTĐ: Ahtđ;

- Số nhân viên kỹ thuật nhóm đối lưu: Ađl.

Tất nhiên, số NVKT trong từng nhóm cũng phải được tính toán xác định theo trình độ như đã trình bày ở trên, và cuối cùng phải tuân thủ điều kiện sau:

Avtđ + Ahtđ + Ats + Ađl ≥ Wτ

0,35 điểm

2. áp dụng các phương pháp tối ưu sửa chữa phục hồi khả năng làm việc của TBTT. 0,5 điểm

3. áp dụng lý thuyết dự báo để lập kế hoạch sửa chữa phục hồi dự trữ 0,5 điểm

Câu 32.

Câu hỏi: Tr×nh bµy néi dung tæ chøc cÊt gi÷ trang bÞ kü thuËt th«ng tin 5 điểm

I. Khái niệm và các dạng cất giữ TBTT 2 điểm

Nhiệm vụ của cán bộ, NVKT ở các kho cất giữ là tổ chức thực hiện cất giữ các TBTT và vật tư kỹ thuật thông tin ở tình trạng tốt, SSCĐ cao, duy trì được các chỉ số kỹ thuật danh định của TBKT thông tin trong suốt thời gian cất giữ. 0,5 điểm

Tiêu chuẩn cất giữ TBTT trong các nhà kho như sau:

- Nhiệt độ không khí môi trường cất giữ từ 500C - 150C; giới hạn thay đổi t0C trong một ngày đêm không quá 50C.

- Độ ẩm R% không khí từ 40 - 55%.

- Không bị xâm nhập mưa, nắng, gió, hơi nước, và nhiễm bẩn cát bụi, hoá chất cũng như động vật, sinh vật gặm nhấm, côn trùng, nấm mốc v.v... 0,5 điểm

Tuỳ thuộc vào yêu cầu cất giữ với từng loại TBTT mà người ta phân chia thành các dạng cất giữ sau:

- Nhóm nhà kho cất giữ kín (kho kín): tạo lập và duy trì được tiêu chuẩn cất giữ tối ưu trong một thời gian cất giữ, để cất giữ những TBTT có chứa linh kiện bán dẫn, vi mạch; các máy đo lường; máy nạp điện nguồn; các nguồn pin, ăc qui; các cáp dẫn tín hiệu, điện năng; các thiết bị thông tin có yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn cất giữ; các vật tư kỹ thuật thông tin quý hiếm.

- Nhóm kho cất giữ kín nhưng không yêu cầu cao về tiêu chuẩn cất giữ: Để cất giữ các xe thông tin, xe an ten, xe trạm phát điện; các cuộn dây dẫn tín hiệu, lắp ráp mạch điện; các phương tiện dụng cụ cơ khí để triển khai thi công lắp đặt; các sản phẩm cao su kỹ thuật, vật liệu kỹ thuật (sơn, lắc, dung dịch axit - kiềm, giấy vải hoá chất để niêm cất, BDKT...).

- Nhóm kho cất giữ có mái che (không có tường vách che chắn) và các kho lộ thiên: để cất giữ các cáp tải điện, cáp tín hiệu chôn đất; các hòm hộp vỏ bọc bao gói, các công- te-nơ... 1 điểm

II. Tổ chức cất giữ TBTT 1 điểm

Một số quy định cơ bản tổ chức cất giữ TBTT bao gồm:

- Chỉ có các TBTT còn tốt mới đưa vào cất giữ dài hạn (các TBTT còn mới, hoặc đã qua sử dụng và phải sửa chữa nhẹ song dự trữ của trang bị hầu như còn nguyên ban đầu, TBTT còn cấp 1, 2).

- Các TBTT đưa vào cất giữ phải đủ đồng bộ. Cho phép cất giữ riêng các bộ phận, nếu các bộ phận này yêu cầu tiêu chuẩn cất giữ đặt biệt. Song phải thực hiện đầy đủ thủ tục đánh dấu, ký mã hiệu cần thiết để không bị nhầm lẫn, thất lạc khi có lệnh đưa TBTT vào phục vụ sử dụng. Nghiêm cấm cất giữ chung nguồn ăc qui (axit, kiềm) với trang bị trong mọi trường hợp.

- Các TBTT mang xách được cất giữ trên các giá, tủ, trong các hòm hộp, công tenơ. Không được xếp đặt các TBTT ngay trên nền nhà kho mà không có lớp đệm, giá đỡ ngăn cách.

- Các xe thông tin bánh lốp, bánh xích được cất giữ trong các kho kiểu gara ô tô. Việc bố trí sắp xếp các xe trong kho, việc cất giữ các bộ phận lẻ của xe như: bộ phụ tùng đồ nghề lái xe, các bộ phận linh kiện dự trữ thay thế, gương chiếu hậu, nắp bộ tản nhiệt, chìa khoá cửa xe... được tổ chức thực hiện theo qui định hướng dẫn cất giữ xe ô tô của ngành xe- máy.

- Phải tổ chức triển khai các biện pháp phòng thủ bảo vệ an toàn cho các kho cất giữ theo hướng dẫn qui định của BCTT như: phòng chống thiên tai, cháy nổ, kẻ gian đột nhập, hoả lực của địch...

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

III. Qui hoạch hệ thống kho cất giữ TBTT 1 điểm

- Trang bị cho khu làm việc của trưởng kho và nhân viên: phương tiện thông tin; hệ thống tài liệu sổ sách quản lý TBTT được cất giữ; hệ thống bảng biển sơ đồ chỉ huy, điều hành, phòng thủ bảo vệ, an toàn khu nhà kho; hệ thống kỹ thuật tự động hoá quản lý điều hành nhà kho.

- Trang bị bảo đảm bổ trợ như: thông gió, chống sét, chống hoả hoạn, chống đột nhập phá hoại; đo kiểm nhiệt độ, độ ẩm; hệ thống sấy làm khô; các thiết bị bốc xếp, di chuyển hàng...

- Các vật liệu sử dụng xây dựng kho có nhiều tính năng công dụng: vừa bền chắc vừa phòng chống địch trinh sát điện tử, quang hoá, vừa có tính nguỵ trang...

- Thiết kế xây dựng cấu trúc: vỏ, nền, mái, tường bao, cửa ra vào, chiếu sáng, thông gió, chống ẩm, chống bức xạ mặt trời, lối đi trong nhà kho, lối đi ngoài nhà kho...

- Đánh giá một số đặc tính chiến - kỹ thuật của khu nhà kho cất giữ trên các mặt: dung lượng cất giữ của kho, thuận tiện cho tiếp nhận, cấp phát (tối ưu thời gian, chi phí nhân vật lực); độ vững chắc, an toàn khi có tác động của thiên tai, của địch (hoả lực, vũ khí hoá xạ hạt nhân). 0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

IV. Tổ chức niêm cất TB và vật tư kỹ thuật thông tin 1 điểm

- Khái quát về niêm cất TB và VTKT thông tin.

- Một số quy định khi tổ chức thực hiện niêm cất TB, VTKT thông tin

+ Các TBTT cần được niêm cất trước khi đưa vào cất giữ phải có lệnh của người chỉ huy cấp có thẩm quyền (cấp eTT trở lên). Trong lệnh niêm cất phải ghi rõ:

* Chủng loại, số lượng, số mã hiệu của TBTT cần phải niêm cất; số khung đầu xe ôtô và tổ máy phát điện cần niêm cất.

* Phương pháp niêm cất, mốc thời gian bắt đầu, kết thúc niêm cất.

* Bộ phận, phân đội, cá nhân chịu trách nhiệm chuẩn bị, thực hiện niêm cất.

+ Với mỗi loại TBTT được niêm cất phải lập thẻ niêm cất và phiếu mở niêm cất. Thẻ niêm cất, phiếu mở niêm cất phải để trong một túi ni lông riêng, đính kèm theo máy, đặt ở bên ngoài. Mẫu biểu thẻ niêm cất và phiếu mở niêm cất TBTT cần được thống nhất chuẩn hoá. Dưới đây là một thí dụ về mẫu biểu thẻ niêm cất, phiếu mở niêm cất. 0,5

0,5

Câu 33.

Câu hỏi: Tr×nh bµy néi dung cña c«ng t¸c kü thuËt. Phân tích nội dung bảo đảm phương tiện vật chất cho khai thác TBTT 5 điểm

I. Nội dung công tác kỹ thuật ( 6 nội dung) 2 điểm

1. Khái niệm cơ bản về phương tiện khai thác TBTT 2 điểm

Các phương tiện khai thác TBTT được dùng để thực hiện chuẩn bị triển khai TBTT đưa vào sử dụng, phục vụ cho khai thác kỹ thuật như BDKT, sửa chữa, cất giữ, vận chuyển, cải tiến TBTT..., bao gồm: Các phương tiện vật chất kỹ thuật để khai thác TBTT; các bộ phụ tùng dự trữ; các bộ dụng cụ đồ nghề sửa chữa; các vật liệu khai thác; các tài liệu khai thác; các trang thiết bị phụ bổ trợ. 0,5

- Các phương tiện vật chất kỹ thuật để khai thác gồm có: xưởng, trạm sửa chữa thông tin các cấp để thực hiện sửa chữa, BDKT, cải tiến, thử nghiệm; các khu vực, các điểm BDKT để BDKT định kỳ, BDKT trước và sau niêm cất TBTT; các công trình xa để kiểm tra, sửa chữa, BDKT các TBTT cơ động dã chiến khi diễn tập, thao diễn, chiến đấu; các trạm nguồn điện cung cấp điện năng nạp ăc quy, chiếu sáng, BDKT, sửa chữa. 0,5

- Các bộ phụ tùng dự trữ thay thế (PTDT) gồm các linh kiện, chi tiết lẻ và các bộ dụng cụ đồ nghề sửa chữa (DCSC) luôn đi kèm TBTT, thuộc đồng bộ TBTT được sử dụng để khai thác TBTT. 0,5

- Các vật liệu khai thác được dùng để phục vụ cho khai thác kỹ thuật các TBTT, gồm: các loại dầu mỡ bôi trơn dùng cho BDKT, sửa chữa, niêm cất, xăng, cồn tẩy rửa làm sạch máy; vật liệu bao gói che đậy (giấy, vải, các màng PE...); sơn lắc để sơn, kẻ vẽ mặt máy; keo dán, các loại dung dịch hoá chất; bàn chải, chổi lông... 0,5

2. Tài liệu khai thác TBTT 1 điểm

- Thuyết minh kỹ thuật và hướng dẫn khai thác kỹ thuật.

- Lý lịch máy

- Các loại sổ sách

- Kế hoạch công tác (tuần, tháng, năm ...)

Câu 34.

Câu hỏi: Chøc tr¸ch cña c¸n bé kü thuËt vÒ tæ chøc khai th¸c kü thuËt TBTT 5 điểm

I. Chức trách của chủ nhiệm kỹ thuật 1 điểm

II. Chức trách của Phó chủ nhiệm kỹ thuật 1 điểm

III. Chức trách của trợ lý cơ quan kỹ thuật

- Trợ lý kỹ thuật

- Trợ lý trang bị 2 điểm

VI. Chức trách của trợ lý kỹ thuật ở đơn vị thông tin 1 điểm

Câu 35.

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm tổ chức bảo đảm kỹ thuật xe ô tô ở đơn vị thông tin 5 điểm

I. Tổ chức chuẩn bị sử dụng xe ô tô 1 điểm

II. Tổ chức bảo quản xe ô tô 1 điểm

III. Tổ chức BDKT xe ô tô 1,5 điểm

Hiện tại quân đội ta áp dụng hệ thống BDKT ô tô sau:

+ BDKT ngày (ETO).

+ BDKT theo kế hoạch (TO-1, TO-2).

+ BDKT xe còn mới trước khi khai thác.

+ BDKT các xe đang cất giữ.

+ BDKT đặc biệt. 0,5 điểm

BDKT ngày được tiến hành trước khi đưa xe vào khai thác, sau khi đi công tác về, hay ở nơi xe tạm dừng và nơi đỗ xe. Trường hợp xe chạy trên đường quá 1 ngày, thì ở chặng đường cuối, lúc nghỉ cũng làm BDKT ngày. BDKT theo kế hoạch nhằm duy trì dự trữ của xe sau khi xe đã chạy 1 số km nhất định, hoặc sau một thời gian nào đó. Chu trình làm BDKT theo kế hoạch tuỳ thuộc chủng loại xe ôtô bảng 1 0,5 điểm

Bảng 1

Chu trình BDKT đối với một số loại xe ô tô

Loại xe ôtô Dạng BDKT

TO-1 (km) TO-2 (km)

Краз 2555; Уаз - У69

Газ-53, Газ-66 1600 8000

Зил-130, 131 2000 10000

Урал-375

Маз 2500 10000

12500

Các loại xe ô tô không thuộc bảng 1 được làm BDKT-1 (TO-1) sau khi chạy (1000  1500 km) và BDKT-2 (TO-2) sau khi chạy (3000  4000 km). Còn đối với mô tô (phổ biến sử dụng các đơn vị thông tin vận động - quân bưu) được làm BDKT-1 sau khi chạy 800 km và BDKT-2 sau khi chạy 2500 km. Đối với máy kéo: tiến hành BDKT-1 sau 50 giờ công tác; BDKT-2 sau 200 giờ công tác.

BDKT các xe ô tô còn mới trước khi khai thác được thực hiện theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 sau khi xe đã chạy (300  500 km); giai đoạn 2 sau khi xe đã chạy (800  1000 km). Dạng BDKT này cũng có thể thực hiện theo thời hạn được quy định trong các tài liệu hướng dẫn khai thác ô tô máy kéo.

Cũng như các TBTT, các xe ô tô đang cất giữ cũng phải được BDKT đặc biệt: BDKT các ô tô khi cất giữ ngắn hạn; BDKT các ô tô khi cất giữ dài hạn. 0,5 điểm

II. Sửa chữa xe ô tô:

Công việc sửa chữa xe ô tô được giao cho các chuyên gia, NVKT ô tô xe máy, lái xe, các CSSC ô tô của trung, lữ đoàn thông tinvà các CSSC ô tô của BQP.

Hiện tại, người ta phân chia thành sửa chữa không theo kế hoạch và sửa chữa theo kế hoạch.

- Thuộc loại sửa chữa không theo kế hoạch gồm: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa sự cố (phục hồi khả năng chạy của xe). Được tiến hành khi xe bị hỏng hóc và do các thợ sửa chữa của đơn vị thông tin đảm nhận.

- Thuộc loại sửa chữa theo kế hoạch gồm: sửa chữa phục hồi dự trữ (trung tu, đại tu). Được thực hiện sau khi xe đã chạy hết định mức ( Nêu ví dụ)

Đảm nhận sửa chữa theo kế hoạch là các chuyên gia, NVKT, các thợ sửa chữa ô tô ở các CSKT đơn vị thông tin (e, lữ thông tin) hay của Bộ 1,5 điểm

0,25

0,25

0,25

0,75

Câu 36

Câu hỏi: Tæ chøc khai th¸c kü thuËt tr¹m nguån ®iÖn ë c¸c ®¬n vÞ th«ng tin 5 điểm

1. Tổ chức đưa trạm nguồn điện vào khai thác 1 điểm

Khi đưa trạm nguồn điện vào khai thác phải thành lập ban tiếp nhận theo quyết định của người chỉ huy đơn vị thông tin; trong thành phần ban tiếp nhận nhất thiết phải có trợ lý nguồn điện (phụ trách về điện năng, thiết bị điện của đơn vị). Ban tiếp nhận có trách nhiệm: kiểm tra tình trạng kỹ thuật; tính đồng bộ; mức độ kích thích máy phát; chế độ nhiệt khi có tải; giá trị danh định của điện áp, dòng điện; khả năng chịu tải.

Việc tiếp nhận các tổ máy, các trạm phát điện phải lập biên bản theo quy định, theo biên bản này người chỉ huy đơn vị ra chỉ thị đưa trạm nguồn điện vào khai thác. Trong biên bản cần ghi chép: chủng loại; số hiệu sản xuất; số giờ máy chạy; tên phân đội, nhóm khai thác và thợ cơ điện sẽ trực tiếp khai thác. 0,25

0,25

Đối với các trạm nguồn điện còn mới, hoặc sau khi đại tu phần động cơ, cần phải chạy thử nhằm rà trơn các chi tiết ghép nối cơ khí, phát hiện chỗ rò rỉ của roăng đệm, vòng chắn dầu; kiểm tra độ bắt chặt, độ đồng tâm các chi tiết quay, tình hình vận hành của động cơ, các cơ cấu điều khiển và thiết bị đo kiểm tra. Cần sử dụng thợ cơ điện có kiến thức kinh nghiệm tốt để chạy thử các tổ máy phát điện. Khi xác định chắc chắn tổ máy phát điện, trạm phát điện đều vận hành tốt mới được xem là xong chạy thử và phải ghi chép vào lý lịch máy. 0,25

Hàng năm không ít hơn 1 lần nên kiểm tra kiến thức chuyên môn, thợ cơ điện mới được phép khai thác độc lập. Nếu có thợ cơ điện vi phạm quy tắc an toàn lao động, tỏ ra yếu kém ở cương vị công tác thì phải chịu kiểm tra bất thường; kiểm tra kiến thức bất thường cũng áp dụng với thợ cơ điện nghỉ việc quá 6 tháng. Ngoài ra, hàng quý phải tổ chức kiểm tra, hướng dẫn quy tắc an toàn lao động trong khai thác trạm nguồn điện 0,25

2. Tổ chức BDKT và sửa chữa máy phát điện 2 điểm

Hiện hành tồn tại các dạng BDKT sau: quan sát kiểm tra (KO), BDKT ngày (ETO), BDKT-1 (TO-1), BDKT-2 (TO-2) và BDKT khi chuẩn bị cất giữ. 0,5

- Dạng quan sát kiểm tra được thực hiện trước khi máy phát điện làm việc, khi chuẩn bị đưa đi lắp đặt và khi xảy ra hỏng hóc 0,5

- Dạng BDKT ngày được tiến hành 1 lần/ngày đêm đối với các máy phát điện đang vận hành sử dụng vào cuối ca làm việc, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho máy phát điện đưa vào khai thác tiếp. Nội dung thực hiện BDKT ngày: vệ sinh tổ máy phát điện; bổ sung dầu mỡ nhiên liệu dung dịch làm mát; kiểm tra tính đồng bộ và các chỉ tiêu kỹ thuật

- Dạng BDKT-1 và 2 được thực hiện sau một thời gian làm việc xác định 0,5

Công việc sửa chữa các máy phát điện ở các phân đội, đơn vị thông tin có điểm khác là chỉ tiến hành sửa chữa nhỏ (phục hồi khả năng làm việc khi máy phát điện bị hỏng nhẹ) do các chuyên viên của các CSSC máy phát điện thuộc trung, lữ thông tin đảm nhận. Việc đại tu máy phát điện được thực hiện trong các nhà máy thuộc các Binh chủng kỹ thuật chuyên ngành. 0,5

3. Tổ chức kiểm tra kỹ thuật trạm nguồn điện 2 điểm

Quá trình khai thác, các máy phát điện đều được định kỳ kiểm tra kỹ thuật. Theo quy định, loại động cơ điêzen: hàng năm kiểm tra kỹ thuật 1 lần; loại động cơ xăng: không ít hơn 1 lần kiểm tra trong 2 năm. 0,5

Nhờ kiểm tra kỹ thuật, người chỉ huy, chủ nhiệm kỹ thuật đơn vị thông tin mới biết được:

- Sử dụng máy phát điện đúng hay không đúng chức năng.

- Chấp hành quy tắc an toàn lao động khi vận hành.

- Tình trạng kỹ thuật máy phát điện. 0,5

Nội dung kiểm tra kỹ thuật máy phát điện bao gồm:

- Kiểm tra quản lý sổ sách: khai thác, lý lịch máy, hướng dẫn an toàn lao động và sổ kiểm tra kiến thức.

- Kiểm tra việc ghi chép trong lý lịch máy: định mức tiêu hao dự trữ, thời hạn giữa các kỳ sửa chữa.

- Kiểm tra sổ sách thống kê các vụ tai nạn, sự cố, hư hỏng máy, người... 0,5

Đối với các máy phát điện được niêm cất khi cất giữ dài hạn cũng phải thực hiện kiểm tra kỹ thuật trước khi niêm cất và suốt thời gian cất giữ. Hàng năm phải thực hiện kiểm tra kỹ thuật không ít hơn 25% số máy phát điện được cất giữ trong các nhà kho. 0,5

Câu 37.

Câu hỏi: Tr×nh bµy ®Æc ®iÓm tæ chøc khai th¸c kü thuËt c¸c m¸y ®o l­êng ë ®¬n vÞ th«ng tin 5 điểm

1. Khái niệm chung về bảo đảm đo lường 1 điểm

- Phép đo: là công việc xác định giá trị của đại lượng vật lý bằng thực nghiệm nhờ các phương tiện đo. Bản chất của phép đo là so sánh đại lượng cần đo với một đại lượng tương đương chọn làm đơn vị để xem xét nó lớn hơn hay bé hơn đơn vị bao nhiêu lần. 0,2

- Phương tiện đo: là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo, chúng có những đặc trưng đo lường đã được quy định. Thuộc phương tiện đo, có thể có: vật đo (quả cân, thước chia độ, dây điện trở...), dụng cụ đo (đồng hồ đo điện áp, dòng điện, tần số, pha...), bộ biến đổi đo (cặp nhiệt điện, biến áp, biến dòng...). Để tiện trình bày, các phương tiện đo được gọi chung là máy đo lường. 0,2

- Kiểm định phương tiện đo: là sự xác định và chứng nhận của một cơ quan đo lường về tính năng, mục đích sử dụng của phương tiện đo theo những quy trình kiểm định hiện hành. 0,2

- Giám định máy đo: là công việc giám xét để xác định các đặc tính đo lường của các phương tiện đo, được tiến hành khi nghiên cứu chế tạo, khi phân cấp xếp hạng và khi phải xác định lại các đặc tính của phương tiện đo. 0,2

- Bảo đảm đo lường các phương tiện đo: là một dạng BĐKT, là tổng thể các biện pháp tổ chức kỹ thuật nhằm thực hiện việc giám định, kiểm định, hiệu chỉnh sửa chữa các phương tiện đo nhằm bảo đảm các đặc tính kỹ thuật của chúng ở mức độ cần thiết. 0,2

2.Nội dung khai thác kỹ thuật các máy đo lường ở đơn vị thông tin 2 điểm

- Kiểm định và giám định máy đo:

Các máy đo nhất thiết phải được kiểm định trong các trường hợp sau:

+ Đã đến thời hạn phải kiểm tra lại.

+ Sau khi sửa chữa, không phụ thuộc vào lần kiểm định trước đó.

+ Mất niêm phong, dấu kiểm định, tài liệu xác nhận kiểm định.

+ Có nghi ngờ về độ chính xác của máy đo. 0,6

Nội dung BDKT máy đo bao gồm:

+ Kiểm tra, quan sát tình trạng bên ngoài và lớp sơn bao phủ.

+ Kiểm tra mặt độ số, kính bảo vệ, kim đồng hồ, bộ phận chỉnh kim, các núm nút chuyển mạch.

+ Kiểm tra ốc vít giữ các khối máy, độ bền chặt cơ khí.

+ Sửa lại các que đo, các đầu dây, cách điện lại đoạn dây bị xước, hở.

+ Kiểm tra khả năng hoạt động, khi cần thiết có thể kiểm tra độ chính xác của máy đo theo máy đo chuẩn. 0,7

- Sửa chữa máy đo:

Các máy đo sau khi kiểm tra thấy không còn bảo đảm độ chính xác yêu cầu thì phải được hiệu chỉnh ngay tại cơ sở quy chuẩn. Những máy đo không hiệu chỉnh được thì trả lại đơn vị để gửi đi sửa chữa hoặc đề nghị huỷ bỏ theo thủ tục quy định. Khi đề nghị huỷ bỏ máy đo, cơ quan quy chuẩn phải viết chứng nhận hoặc ghi vào lý lịch máy đo về việc huỷ máy đo.

Việc sửa chữa máy đo chỉ được tiến hành ở các CSSC máy đo trung tâm (đội quy chuẩn đo lường/ Cục kỹ thuật BCTT), hoặc các CSSC máy đo của quân khu, quân đoàn, quân binh chủng.

Máy đo được gửi đi sửa chữa phải đóng gói kèm theo đủ các thành phần đồng bộ và kèm theo giấy chứng nhận của cơ sở quy chuẩn về tình trạng hỏng hóc. Các pin khô, ăc quy cấp điện phải được tháo rời khỏi máy đo. 0,7

3. Chức trách của người chỉ huy, cán bộ chuyên trách đo lường ở đơn vị thông tin 2 điểm

- Trưởng ngành đo lường thông tin vừa có trách nhiệm bảo đảm đo lường thông tin trong BCTT, vừa có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo bảo đảm đo lường ở các đơn vị thông tin quân khu, quân đoàn và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Cục TCĐLCL/ TCKT. Nội dung trách nhiệm của Trưởng ngành đo lường thông tin bao gồm:

+ Đăng ký thống kê và phân cấp chất lượng máy đo.

+ Lập kế hoạch bảo đảm đo lường hàng năm.

+ Tổ chức kiểm định và kiểm tra kỹ thuật máy đo.

+ Tổ chức khai thác máy đo (sử dụng vận hành, cất giữ, BDKT, sửa chữa).

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ NVKT đo lường.

+ Tổ chức NCKH và thông tin KHKT trong lĩnh vực đo lường.

+ Đăng ký cơ sở kiểm định và dấu kiểm định.

+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra và đánh giá tình hình bảo đảm đo lường.

+ Thực hiện chế độ báo cáo thực hiện công tác bảo đảm đo lường. 1,0

- Chỉ huy đơn vị thông tin (lữ, trung đoàn thông tin):

Cán bộ chỉ huy đơn vị thông tin, cán bộ NVKT trực tiếp khai thác máy đo của đơn vị, chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật máy đo, tình hình quản lý sử dụng máy đo và tình hình gửi máy đo đi kiểm định. Chỉ huy trưởng các đơn vị thông tin (hoặc chủ nhiệm thông tin) có CSSC máy đo mới có quyền viết lệnh gửi máy đo đi sửa chữa.

Để quản lý theo dõi máy đo, chỉ huy đơn vị thông tin ra lệnh bổ nhiệm cán bộ theo dõi máy đo, lấy trong số cán bộ kỹ thuật của đơn vị (trợ lý đo lường) và trực tiếp chỉ huy. 0,5

Cán bộ theo dõi máy đo có quyền hạn sau:

+ Trực tiếp báo cáo với chỉ huy đơn vị về tổ chức khai thác máy đo trong đơn vị.

+ Thu hồi máy đo hỏng chưa được kiểm định; đình chỉ sử dụng máy đo không đúng công dụng, chức năng.

+ Báo cáo trực tiếp với chỉ huy đơn vị về tình trạng máy đo ở các phân đội, các cơ quan đơn vị thông tin; nêu tên các nhân viên vi phạm quy tắc khai thác và giám định máy đo. 0,5

Câu 38

Câu hỏi: Tr×nh bµy kh¸i niÖm, vÞ trÝ vµ c¸c mèi quan hÖ cña HLKT th«ng tin t¹i ®¬n vÞ 5 điểm

I. Khái niệm 2 điểm

Huấn luyện chiến đấu nói chung và huấn luyện kỹ thuật nói riêng là quá trình sư phạm, trong đó dưới sự hướng dẫn của người chỉ huy (người dạy), những cán bộ, chiến sĩ (người học) được lĩnh hội bồi dưỡng, bổ sung củng cố nâng cao kiến thức, có kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp cần thiết, từ đó tổng hợp hệ thống lại để tổ chức thực hiện tốt công tác kỹ thuật. 0,5

- Kiến thức (tri thức) là những thông tin khác nhau về các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội được xây dựng tích luỹ và hệ thống hoá trong bộ óc con người dưới dạng những khái niệm, hình ảnh 0,25

- Kỹ xảo là những hành động có ý thức của con người, được thực hiện một cách tự động với khả năng tập trung cao độ khi giải quyết nhiệm vụ, công việc chủ yếu. 0,25

- Kỹ năng là khả năng của người học biết vận dụng kiến thức và kỹ xảo vào thực tế để thực hiện chức trách của mình một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. 0,25

- Huấn luyện khai thác TBKT thông tin là huấn luyện cho cán bộ, NVKT, chiến sĩ thông tin hiểu biết, nắm chắc công dụng tính năng chiến kỹ thuật các loại TBKT thuộc biên chế đơn vị, biết sử dụng TBKT đúng quy định có hiệu quả, biết tổ chức và khai thác kỹ thuật TBKT đạt mục đích giữ tốt, dùng bền, an toàn tiết kiệm. 0,5

- Huấn luyện nghiệp vụ CTKT thông tin là huấn luyện cho cán bộ, NVKT và chiến sĩ của đơn vị thông tin hiểu biết và vận dụng thực hiện 6 nội dung CTKT thông tin, các chỉ lệnh hướng dẫn CTKT thông tin và điều lệ CTKT thông tin. 0,25

2.Vị trí và các mối quan hệ của HLKT thông tin tại đơn vị 3 điểm

HLKT thông tin tại đơn vị là một bộ phận của HLCĐ, vì thế những nội dung cơ bản của HLKT thông tin phải tuân thủ theo quy định trong mệnh lệnh HLCĐ của người chỉ huy đơn vị và nằm trong kế hoạch HLCĐ, giáo dục chính trị tư tưởng của đơn vị. 0,5

Trong chiến tranh hiện đại, sẽ sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại công suất lớn, có tính thông minh, chính xác, sức huỷ diệt lớn; các chiến dịch các trận đánh diễn ra rất khẩn trương căng thẳng, nhiều tình huống đột biến... quân nhân phải chịu đựng căng thẳng về tinh thần, tổn hao về sức lực. Giáo dục chính trị tư tưởng nhằm xây dựng ý chí, niềm tin, lý tưởng cho quân nhân và ý chí, niềm tin, lý tưởng đó sẽ được củng cố, phát huy gấp bội nếu quân nhân được huấn luyện kỹ thuật tốt, hiểu biết chắc TBKT, thành thạo sử dụng và khai thác kỹ thuật và nghiệp vụ CTKT. 0,5

HLKT và huấn luyện hậu cần có mối quan hệ hiệp đồng tương tác lẫn nhau, đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng HLCĐ. Tổ chức tốt huấn luyện hậu cần cho quân nhân sẽ góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng CTKT của đơn vị, đồng thời tổ chức tốt HLKT cho quân nhân cũng trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng công tác hậu cần của đơn vị. 0,5

HLKT tại đơn vị có quan hệ chặt chẽ với đào tạo tại nhà trường. Nhà trường từ phổ thông đến đại học là nơi đào tạo cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, cơ sở và kiến thức chuyên ngành, từ đó hình thành và phát triển kiến thức làm cơ sở cho HLKT tiếp theo tại đơn vị, để hình thành hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp. HLKT thông tin tại đơn vị có thể xem là giai đoạn 2 của quá trình đào tạo quân nhân. 0,5

Vẽ sơ đồ giải thích các mối quan hệ 1,0

Câu 39.

Câu hỏi: Tr×nh bµy kh¸i niÖm vµ néi dung HLKT th«ng tin t¹i ®¬n vÞ 5 điểm

- Khái niệm huấn luyện kỹ thuật 2 điểm

- Đối tượng là cán bộ sĩ quan chỉ huy - tham mưu.

+ Huấn luyện về nội dung quản lý TBKT thông tin (trong điều lệnh quản lý bộ đội), điều lệ CTKT thông tin và các điều lệ CTKT chuyên ngành khác.

+ Cách sử dụng và kiểm tra cấp dưới sử dụng TBKT thông tin.

+ Tổ chức chỉ huy, hợp đồng thực hiện CTKT thông tin trong SSCĐ và chiến đấu. 0,5 điểm

- Đối tượng là các cán bộ cơ quan, các ngành khác trong đơn vị thông tin

+ Huấn luyện về công dụng, tính năng chiến kỹ thuật và cách sử dụng TBKT thông tin có trong đơn vị.

+ Phương thức hiệp đồng với CQKT thực hiện nhiệm vụ CTKT trong thời bình, thời chiến. 0,5 điểm

- Đối tượng là cán bộ kỹ thuật thuộc CQKT, CSKT thông tin.

+ Huấn luyện về quản lý và khai thác (sử dụng và khai thác kỹ thuật) TBKT thông tin có trong đơn vị, đặc biệt chú ý huấn luyện những loại TBKT thông tin mới.

+ Huấn luyện soạn thảo văn kiện kỹ thuật thông tin cho nhiệm vụ thường xuyên, SSCĐ và chiến đấu (kế hoạch khai thác kỹ thuật, kế hoạch BĐKT, kế hoạch công tác).

+ Huấn luyện nghiệp vụ CHTMKT bảo đảm diễn tập, chuyển trạng thái SSCĐ, hành quân và chiến đấu.

+ Huấn luyện về điều lệ CTKTTT, các điều lệ CTKT chuyên ngành khác. 1,0 điểm

- Đối tượng là HSQ, binh sĩ và QNCN ở các phân đội thông tin.

+ Huấn luyện triển khai, sử dụng thu hồi TBKT thông tin và huấn luyện bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục những hỏng hóc thông thường.

+ Huấn luyện những nội dung chính yếu trong điều lệ CTKTTT, nội dung quy định biện pháp an toàn trong khai thác TBKT thông tin.

+ Huấn luyện hợp luyện trong từng êkíp làm việc, trong đội hình khi tiến hành CTKT.

+ Bồi dưỡng khi nâng bậc thợ, tham gia hội thi hội thao kỹ thuật.

+ Huấn luyện quản lý, sử dụng thành thạo loại xe được giao; huấn luyện BDKT, niêm cất, kiểm tra kỹ thuật và sửa chữa các hư hỏng thông thường xe ô tô, xe moóc kéo.

+ Huấn luyện luật giao thông đường bộ và thông tin những vấn đề liên quan 1,0 điểm

Câu 40.

Câu hỏi: Tr×nh bµy kh¸i niÖm, h×nh thøc vµ ph­¬ng ph¸p HLKT th«ng tin t¹i ®¬n vÞ 5 điểm

1. Khái niệm huấn luyện kỹ thuật 2 điểm

2. Hình thức HLKT thông tin tại đơn vị. 1,5 điểm

- Huấn luyện tập trung theo kế hoạch đã phê duyệt là hình thức HLKT cơ bản nhất, mang tính pháp lệnh, gồm lên lớp lý thuyết, tự học, tập bài, thực hành, kiểm tra đánh giá kết quả.

Ưu điểm: nội dung HLKT thống nhất Thời gian và điều kiện chuẩn bị đầy đủ chu đáo; Có đầu tư đủ mức cần thiết về nhân lực, phương tiện vật chất bảo đảm; có cơ sở để kiểm tra đánh giá kết quả HLKT.

Nhược điểm của hình thức huấn luyện này là phải tập trung quân số trong khi đơn vị vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ thông tin thường xuyên, nên quân số tham gia huấn luyện không đầy đủ; thời gian dành cho huấn luyện rất hạn chế, mà yêu cầu nội dung huấn luyện lớn, nên đòi hỏi công tác tổ chức phải khoa học chặt chẽ mới đạt được mục tiêu HLKT. 0,5

- Huấn luyện kèm cặp là kết hợp huấn luyện với thực thi công việc hàng ngày của người học. Nội dung huấn luyện phải dựa theo kế hoạch công tác của đơn vị, được thực hiện sao cho vừa hoàn thành nhiệm vụ công tác vừa đạt được yêu cầu, mục đích huấn luyện.

Ưu điểm của hình thức huấn luyện này là huấn luyện được chuyên sâu, sát hợp với từng đối tượng cụ thể; không tốn thời gian và chi phí khác cho huấn luyện; nhanh chóng nâng cao hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo của quân nhân.

Nhược điểm của hình thức huấn luyện này là cần người dạy có kinh nghiệm trình độ, có trách nhiệm để kiên trì kèm cặp; Có ít thời gian huấn luyện lý thuyết. 0,5

- Hoạt động kỹ thuật ngoại khoá là những hoạt động kỹ thuật của các nhóm người yêu thích kỹ thuật trong các câu lạc bộ, các trung tâm, là hình thức HLKT tự nguyện, không phụ thuộc vào kế hoạch HLKT hay kế hoạch công tác của đơn vị. 0,5

3. Phương pháp HLKT 1,5 điểm

HLKT là hệ thống các cách thức, biện pháp được người huấn luyện (người dạy) và đối tượng huấn luyện (người học) sử dụng để truyền đạt, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo nhằm xây dựng bản lĩnh phẩm chất cần thiết cho đối tượng huấn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 0,25

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp thảo luận (đàm thoại)

- Phương pháp trình diễn (làm mẫu):

- Phương pháp luyện tập

- Phương pháp thực hành

- Tự học 0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 41.

Câu hỏi: Tr×nh bµy c¸c gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l­îng huÊn luyÖn kü thuËt t¹i ®¬n vÞ 5 điểm

1. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức HLKT thông tin tại đơn vị 2,5 điểm

- Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho quân nhân về HLKT.

+ CQKT cần phối hợp với các cơ quan chức năng quán triệt về vị trí, vai trò quan trọng của HLKT trong HLCĐ và CTKT thông tin, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, từ đó sẽ gắn được trách nhiệm của cấp uỷ Đảng và người chỉ huy vào việc tổ chức thực hiện HLKT thông tin tại đơn vị một cách hiệu quả.

+ CQKT cần đưa công tác HLKT thông tin tại đơn vị thành nền nếp hàng năm, có phát động thi đua, sơ tổng kết định kỳ.

+ CQKT phải thông qua HLKT để nâng cao chất lượng CTKT, từ đó xây dựng niềm tin và khơi dậy ý thức trách nhiệm của người chỉ huy, các ban ngành tích cực tham gia tạo điều kiện tổ chức huấn luyện kỹ thuật thông tin tại đơn vị.

+ CQKT cần thường xuyên quán triệt nhuần nhuyễn sinh động ba quan điểm, tám nguyên tắc, sáu mối kết hợp trong HLKT thông tin tại đơn vị.

+ CQKT phải làm tham mưu cho cấp uỷ Đảng, người chỉ huy đơn vị phải thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống tinh thần vật chất và có chính sách đãi ngộ thoả đáng công bằng đối với đội ngũ cán bộ NVKT của đơn vị. 1,0 điểm

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

- Lựa chọn vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình thức tổ chức HLKT và các phương pháp HLKT thích hợp.

+ Một trong những mục đích của HLKT tại đơn vị là nâng cao kỹ năng kỹ xảo, năng lực thực hành cho cán bộ NVKT. Ngoài hình thức huấn luyện kỹ thuật tập trung cần tổ chức kết hợp trên các hình thức HLKT khác như kèm cặp, hình thức huấn luyện ngoại khoá.

+ Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian HLKT, người trực tiếp huấn luyện cần biết lựa chọn vận dụng các phương pháp huấn luyện thích hợp để tạo hứng thú cho người học dễ hiểu, dễ tiếp thu, nhanh chóng nắm được kiến thức. Các phương pháp huấn luyện phổ biến được áp dụng là: phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình, phương pháp hoạt động thực hành, kết hợp trực quan với ôn luyện, v.v... 1,0 điểm

0,5

0,5

- Tận dụng tối đa mọi thời gian cho HLKT. Ngoài thời gian dành cho HLKT tập trung, huấn luyện ngoại khoá cần linh hoạt khéo léo tận dụng thời gian để HLKT như thông qua giao ban, sinh hoạt đơn vị vào các giờ kỹ thuật, ngày kỹ thuật... 0,5 điểm

2. Tăng cường đầu tư phương tiện cơ sở vật chất và áp dụng phương tiện hiện đại vào phục vụ HLKT thông tin tại đơn vị 1,5 điểm

- Đầu tư kinh phí bảo đảm cho HLKT thông tin tại đơn vị.

- Đầu tư cơ sở vật chất HLKT thông tin tại đơn vị bao gồm: đầu tư nâng cấp phòng HLKT (lý thuyết, thực hành); đầu tư củng cố nâng cấp CSKT của đơn vị phục vụ HLKT thông tin (nhà xe thông tin, xe tải, xe phục vụ; các CSSC, đo lường, trạm nguồn điện, ăc qui; sân bãi huấn luyện thực hành).

- áp dụng các phương tiện hiện đại vào HLKT tại đơn vị 0,5

0,5

0,5

3. áp dụng phương pháp SĐM lập kế hoạch HLKT

- Xác định rõ nét cấu trúc của kế hoạch, làm sáng tỏ chi tiết hoá từng công việc, thấy được mối liên hệ tương tác giữa các công việc.

- Xác định được thời gian những công việc găng để hướng tập trung chú ý nhiều hơn của người chỉ huy điều hành vào việc hoàn thành những công việc găng.

- Sử dụng các dự trữ thời gian của những công việc không găng hợp lý hiệu quả hơn.

- Tiến hành phân tích nhiều phương án kế hoạch, dần dần bổ sung và hoàn thiện kế hoạch để nhận được kế hoạch hợp lý nhất (tối ưu).

- Sử dụng các phương tiện tính toán hiện đại để xử lý các vùng thông tin rộng lớn, khai thác linh hoạt các số liệu về trạng thái các công việc, thực hiện kế hoạch hoá liên tục công việc bằng cách điều chỉnh hiệu chỉnh kế hoạch khi xuất hiện tình huống. 1 điểm

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

Câu 42.

Câu hỏi: Trình bày vị trí, vai trò quản lý kỹ thuật các TBTT 5 điểm

Hoạt động quản lý luôn gắn liền với mỗi hệ thống tổ chức và là cơ sở để hệ thống tổ chức đó củng cố, phát triển.

Hoạt động quản lý luôn có đối tượng quản lý và mục đích quản lý đi kèm với nó. Quản lý là việc tiến hành các hoạt động nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoàn thành đúng những chức năng xác định theo mục tiêu đề ra. Như vậy, quản lý luôn gắn với một tổ chức, một hệ thống nhất định. Phạm vi của tổ chức, hệ thống đó sẽ xác định quy mô của quản lý, ví dụ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, hoặc quản lý vĩ mô, quản lý vi mô. 0,5

Vẽ sơ đồ mô hình quản lý và phân tích mô hình 0,5

Phương thức quản lý là cách tổ chức quản lý, là xác định mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. Có 2 phương thức quản lý cơ bản: quản lý trực tiếp và quản lý gián tiếp 0,5

Vẽ hình và phân tích các phương thức quản lý 2,0

Quản lý kỹ thuật thông tin là nhiệm vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị thông tin, thông qua hoạt động của hệ thống tổ chức kỹ thuật cấp mình, nhằm bảo đảm TBKT thông tin và hệ thống tổ chức kỹ thuật ngành thông tin luôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm TTLL được giao.

Đối tượng của QLKT thông tin bao gồm toàn bộ TBKT thông tin và hệ thống tổ chức kỹ thuật ngành thông tin (CQKT, CSKT thông tin, các quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống kỹ thuật ngành thông tin). Cụ thể hơn, đó là quản lý về TBKT thông tin; quản lý cán bộ, NVKT thông tin; quản lý về chức năng, nhiệm vụ, năng lực của CQKT, CSKT thông tin; và quản lý hệ thống QLKT của ngành thông tin.

Mục đích QLKT thông tin, trước hết nhằm luôn đáp ứng nhu cầu về BĐTB cho các đơn vị thông tin trong mọi tình huống; đồng thời nhằm đảm bảo hệ thống kỹ thuật ngành thông tin các cấp hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ. Thực hiện QLKT thông tin là cơ sở để đánh giá năng lực của hệ thống kỹ thuật ngành thông tin, đồng thời là căn cứ để củng cố, xây dựng và phát triển hệ thống kỹ thuật ngành thông tin luôn đáp ứng, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. 0,5

0,5

0,5

Câu 43.

Câu hỏi: Tr×nh bµy néi dung c«ng t¸c qu¶n lý kü thuËt th«ng tin 5 điểm

1. Quản lý TBKT thông tin 1 điểm

- Quản lý số lượng: là quản lý toàn bộ TBKT hiện có theo biên chế tại các đơn vị thông tin. Bao gồm TBKT của các ngành khác nhau (ngành thông tin, ngành xe máy, nguồn điện, vũ khí...), các loại vật tư kỹ thuật thông tin khác (nguồn điện, nhiên liệu, vật tư kỹ thuật khác...). Đánh giá quản lý theo trang bị thông qua hệ số trang bị (Ktb). 0,3

- Quản lý chất lượng TBKT là quản lý về trạng thái kỹ thuật của TBKT thông tin. Hệ số kỹ thuật (Kt) là một thông số quan trọng giúp đánh giá kết quả quản lý về chất lượng trang bị tại các đơn vị thông tin 0,3

- Quản lý đồng bộ: Quản lý đồng bộ là quản lý các yêu cầu đồng bộ kèm theo (bao gồm đồng bộ theo đơn vị và đồng bộ theo trang bị). Quản lý đồng bộ theo trang bị là quản lý số lượng và chất lượng các loại trang thiết bị, dụng cụ, vật tư linh kiện..., bảo đảm cho TBKT trong sử dụng và trong khai thác kỹ thuật. Quản lý đồng bộ theo đơn vị là quản lý về chủng loại các trang bị, dựa theo mẫu biên chế đã xác định cho đơn vị thông tin đó. 0,4

2. Quản lý đội ngũ cán bộ, NVKT thông tin 1 điểm

- Quản lý về số lượng, ngành nghề chuyên môn, về phẩm chất và trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ NVKT thuộc quyền quản lý.

- Quản lý về tình hình biến động đội ngũ cán bộ, NVKT (tiếp nhận, bổ sung, thuyên chuyển, giải quyết chính sách) để luôn có biện pháp nhằm bảo đảm đủ về số lượng, đúng ngành nghề và bậc thợ theo tổ chức biên chế quy định.

- Quản lý về định hướng sử dụng, quy hoạch, phát triển cán bộ, NVKT hiện có, đặc biệt đối với các cán bộ kỹ thuật đầu ngành, thợ kỹ thuật bậc cao hay cán bộ phụ trách các CSKT chính của cấp mình. 0,3

0,4

0,3

3. Quản lý vật tư, tài chính cho CTKT thông tin 1 điểm

- Quản lý đối tượng tiếp nhận vật tư, tài chính.

- Quản lý mục đích sử dụng vật tư, tài chính. Mọi vật tư, tài chính phải được sử dụng đúng quy định, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên đã xác định trước khi cấp phát vật tư tài chính cho đơn vị.

- Quản lý số lượng sử dụng trong phạm vi cho phép.

- Quản lý thực hiện thanh quyết toán theo đúng thủ tục quy định của các cơ quan nghiệp vụ, đặc biệt là cơ quan tài chính; theo đúng thời gian quy định. 0,25

0,25

0,25

0,25

4. Quản lý cơ sở kỹ thuật thông tin 1 điểm

Quản lý CSKT thông tin là quản lý về tổ chức biên chế, quản lý về năng lực thực hiện nhiệm vụ và quản lý kế hoạch CTKT của CSKT thông tin

Quản lý về tổ chức biên chế của CSKT bao gồm quản lý cơ sở vật chất và quản lý về lực lượng kỹ thuật của CSKT. Quản lý cơ sở vật chất là quản lý TBKT trong các dây chuyền sản xuất, sửa chữa... thuộc biên chế hoặc đang cất giữ tại CSKT, các phương tiện dụng cụ, các vật tư linh kiện, phụ tùng dùng cho khai thác kỹ thuật các TBKT. Quản lý lực lượng kỹ thuật là cán bộ, NVKT thuộc biên chế và thực hiện như quản lý cán bộ NVKT.

Quản lý năng lực thực hiện nhiệm vụ bao gồm quản lý số lượng sản phẩm tương ứng với chức năng nhiệm vụ được giao của CSKT đó; quản lý năng suất của CSKT; quản lý các định mức sử dụng, tiêu hao các loại vật tư, nhiên liệu, thời gian, nhân lực, kinh phí... tương ứng với mỗi sản phẩm của CSKT; quản lý ngân sách (kinh phí) giao cho CSKT cũng như ngân sách (kinh phí) mà CSKT làm ra trong các hoạt động khác nhau.

Quản lý về kế hoạch CTKT của CSKT là quản lý từ khâu lập kế hoạch, thông qua kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch và đánh giá thực hiện kế hoạch. Khâu lập kế hoạch phải bảo đảm đúng quy trình, có cơ sở pháp lý và thực tiễn; kế hoạch đề ra khoa học, đúng mục đích, có biện pháp cụ thể. Triển khai thực hiện kế hoạch rõ ràng, cụ thể và có biện pháp bảo đảm cho đơn vị cấp dưới thực hiện kế hoạch. 0,25

0,25

0,25

0,25

5. Quản lý nghiệp vụ CTKT thông tin 1 điểm

Quản lý nghiệp vụ CTKT thông tin là quản lý các quy định, nội quy, các mẫu biểu sổ sách, báo cáo, hướng dẫn nghiệp vụ trong các hoạt động CTKT; các chỉ tiêu, định mức về vật tư, nhiên liệu, nguồn điện trong sử dụng và khai thác kỹ thuật các trang bị; các quy trình bảo quản, BDKT, cất giữ, kiểm tra, sửa chữa... là các nội dung cần quản lý và kiểm tra theo dõi thực hiện việc chấp hành quy định nghiệp vụ đó tại các đơn vị, CSKT thông tin các cấp.

Câu 44

Câu hỏi: Tr¸ch nhiÖm QLKT th«ng tin cña c¸n bé th«ng tin c¸c cÊp 5 điểm

1. Chỉ huy đơn vị thông tin, chủ nhiệm thông tin các cấp 2 điểm

- Tiếp nhận các chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn về nhiệm vụ QLKT của người chỉ huy đơn vị thông tin, của cơ quan thông tin, CQKT cấp trên, CQKT các chuyên ngành cùng cấp về thực hiện QLKT và chỉ thị đến CQKT, trực tiếp chỉ huy các đơn vị thuộc quyền tổ chức triển khai thực hiện.

- Trực tiếp kiểm tra và ký các văn bản báo cáo về QLKT của cấp mình (văn bản do CQKT soạn thảo) và gửi lên người chỉ huy, cơ quan cấp trên, các cơ quan liên quan định kỳ hoặc theo yêu cầu (báo cáo thực lực quân số, trang bị, báo cáo kết quả CTKT, kết quả BĐKT cho các nhiệm vụ, báo cáo thực hiện nền nếp CTKT...).

- Trực tiếp ra chỉ thị, mệnh lệnh thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền theo chỉ thị của người chỉ huy, cơ quan kỹ thuật cấp trên hoặc đề xuất của CQKT cấp mình.

- Ra các chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ QLKT đến CQKT và các đơn vị thuộc quyền (văn bản do chủ nhiệm, trợ lý kỹ thuật soạn thảo) và thường xuyên kiểm tra theo dõi việc thực hiện các nội dung về QLKT do CQKT đã đăng ký trong kế hoạch CTKT năm của đơn vị.

- Đánh giá, nhận xét CQKT, các đơn vị thuộc quyền về thực hiện các nội dung QLKT. Nhận các văn bản báo cáo của CQKT, chỉ huy huy các đơn vị thuộc quyền về thực hiện các nội dung CTKT. 0,4

0,4

0,4

0,4

0,4

2. Chủ nhiệm kỹ thuật, trợ lý kỹ thuật đơn vị thông tin các cấp 3 điểm

+ Đề xuất về định hướng tiến hành QLKT tại đơn vị, kế hoạch triển khai thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn nghiệp vụ về QLKT thông tin của người chỉ huy, CQKT cấp trên đối với cấp mình.

+ Đánh giá, nhận xét việc thực hiện các nội dung QLKT thông tin của CQKT, các đơn vị thông tin thuộc quyền trong báo cáo định kỳ hạơc báo cáo đột xuất.

+ Đề xuất việc kiện toàn, củng cố hệ thống tổ chức QLKT tại các đơn vị thuộc quyền, các biện pháp nhằm duy trì nền nếp CTKT, hệ thống điều hành kỹ thuật tại cấp mình.

+ Trực tiếp soạn thảo các văn bản kế hoạch về QLKT, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về thực hiện QLKT cấp mình để trình người chỉ huy cấp mình và trình lên người chỉ huy, CQKT cấp trên. Trong đó, tập trung đề xuất nội dung trong chỉ thị về kế hoạch QLKT thông tin và thực hiện báo cáo tổng kiểm kê thực lực vũ khí TBKT của đơn vị vào ngày 1 tháng 7 hàng năm theo quy định.

+ Trực tiếp chỉ huy các cơ sở kỹ thuật thuộc quyền, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch QLKT đã xác định. Thường xuyên làm tốt việc chỉ huy, chỉ đạo quản lý vũ khí TBKT, quản lý cán bộ, NVKT thuộc quyền và quản lý năng lực thực hiện nhiệm vụ của các cơ sở kỹ thuật trong đơn vị.

+ Trực tiếp chỉ huy hệ thống điều hành kỹ thuật cấp mình, chỉ đạo các đơn vị duy trì và thực hiện nền nếp điều hành kỹ thuật, nền nếp CTKT tại đơn vị. Tham gia kiểm tra, thanh tra thực hiện CTKT và đánh giá đơn vị sau thanh tra, kiểm tra CTKT. Đề xuất thành phần của đoàn kiểm tra, các biện pháp sử dụng trong quá trình thanh tra, kiểm tra thực hiện CTKT tại đơn vị.

+ Chủ động đề xuất và áp dụng công nghệ và kỹ thuật trong thực hiện QLKT thông tin tại đơn vị. 0,4

0,4

0,4

0,5

0,5

0,4

0,4

Câu 45.

Câu hỏi: Tr×nh bµy c¸c néi dung c«ng t¸c kü thuËt th«ng tin. Phân tích nội dung hoạt động KHKT quân sự trong ngành thông tin 5 điểm

6 nội dung công tác kỹ thuật thông tin 1 điểm

- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT nhằm nâng cao hiệu quả CTKT thông tin, là đưa vào sử dụng các công nghệ mới, các kỹ thuật mới, các phương pháp công tác mới được hình thành trên cơ sở kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học; hoặc qua các tài liệu chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng của 6 mặt CTKT thông tin. 0,5 điểm

- Nghiên cứu khai thác có hiệu quả TBKT thông tin của ta và nghiên cứu TBKT của đối phương để đề xuất các giải pháp phòng chống. Trong nghiên cứu khai thác TBKT thông tin cần tập trung vào những nội dung: sử dụng, BDKT, sửa chữa, cất giữ, nâng cấp, tăng hạn sử dụng, chuyên chở, bảo đảm phương tiện vật chất... đối với TBKT thông tin hiện có, sẽ mua sắm thêm; Trong nghiên cứu khai thác TBKT của đối phương cần tập trung tìm hiểu các tính năng chiến kỹ thuật, các tham số kỹ thuật... phục vụ cho ta phòng chống và có thể vô hiệu hoá chúng. 0,5 điểm

- Triển khai công nghệ gồm: đổi mới quy trình, thiết bị kỹ thuật; tiếp nhận chuyển giao công nghệ phục vụ cho khai thác kỹ thuật các TBKT thông tin. Tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất TBKT thông tin, sản xuất phương tiện VTKT thông tin. 0,5 điểm

- Nghiên cứu KHKT nhằm cải tiến, hiện đại hoá TBKT thông tin; chế thử mẫu các bộ phận, chi tiết, các khối modul phục vụ cho sửa chữa, chế tạo, sản xuất. 0,5 điểm

- Đẩy mạnh hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến hợp lý hoá các quy trình phục vụ cho khai thác kỹ thuật TBKT thông tin. 0,5 điểm

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý chất thải công nghiệp, các chất độc hại nguy hiểm để phòng chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. Mọi hoạt động KHKT trong ngành thông tin phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường và Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ. 0,5 điểm

- Nghiên cứu bảo đảm đo lường (TC-ĐL-CL) phục vụ cho thiết kế chế tạo, cải tiến TBTT và lắp đặt xây dựng các công trình thông tin. 0,5 điểm

- Quản lý KHCNMT và xây dựng nguồn lực KHCN gồm: nghiên cứu ứng dụng KHKT và tiềm năng cơ sở vật chất bảo đảm nghiên cứu, triển khai. 0,5 điểm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #gay#tung