TuHo.dia12a1
Câu 1: Thế nào là công nghiệp trọng điểm? Vì sao ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
- Công nghiệp trọng điểm: Là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
- Công nghiệp năng lượng là ngành trọng điểm vì:
+ Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp năng lượng: Có nguồn nhiên liệu (than, dầu khí) dồi dào
- Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn…
- Dầu khí vớitrữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí.
- Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
+ Phát triển công nghiệp năng lượng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóaThan, dầu thô còn có xuất khẩu.
- Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Sự phát triển công nghiệp năng lượng tác động đến nhiều ngành kinh tế khác: CN, NN, DV
+ Cho phép sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:
a. Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta.
b. Giải thích vì sao có sự phân hóa đó
a. Hoạt động công nghiệp phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệptheo lãnh thổ cao nhất phía Bắc. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hóa:
+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than, cơ khí.
+ Đáp Cầu-Bắc Giang: phân hóa học, VLXD.
+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí.
+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hóa chất, giấy.
+ Hòa Bình-Sơn La: thủy điện.
+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hóa: dệt, xi măng, điện.
- Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp, đặc biệt ở Đông Nam Bộ với các trung tâm CN quy mô lớn: TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử à TP.HCM là trung tâm CN lớn nhất cả nước.
- Duyên hải miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện à Đà Nẵng là trung tâm CN lớn nhất vùng.
- Hoạt động công nghiệp thưa thớt ở vùng núi và trung du.
b. Vì sao:
- Những nơi tập trung công nghiệp là do: Có vị trí thuận lợi, có sẵn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
b/ ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì:
- Vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, tập trung vùng phụ cận.
- Nông, thuỷ sản dồi dào là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất cả nước.
Câu 2/ Tại sao công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
a/ Thế mạnh lâu dài:
- Nguồn năng lượng phong phú:
+ Than trữ lượng lớn, tập trung ở Quảng Ninh…
+ Dầu, khí trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa phía Nam.
+ Tiềm năng thuỷ điện lớn (hơn 30 triệu kw), tập trung trên hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
+ Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời…
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu ngày càng tăng.
b/ Mang lại hiệu quả cao:
- Đã và đang hình thành mạng lưới các nhà máy điện cùng với hệ thống đường dây tải điện cao áp 500 kv.
- Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.
- Phục vụ các ngành kinh tế và đời sống của người dân.
c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:
Phát triển điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH.
Câu 3/ Tại sao công nghiệp chế biến LT-TP lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
a/ Thế mạnh lâu dài:
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú: dẫn chứng lương thực, chăn nuôi, thuỷ sản…
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
- Co sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư.
b/ Mang lại hiệu quả cao:
- Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh.
- Chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước và giá trị xuất khẩu.
- Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.
c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro