tuan atmt
Đề cương ktatmt
Câu 1: Mục đích, ý nghĩa,tính chất của công tác bảo hộ lao động?
Câu 2: ĐK lao động,các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sx?
Câu 3: Ecgônmics là gì?Nội dung của Ecgonomics nghiên cứu?
Câu 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động,của người sử dụng lao động trong công tác bảo hộ lao động?
Câu 5: Ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể con người và biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu?
Câu 6: Ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ thể con người và biện pháp giảm tiếng ồn?
Câu 7: Ảnh hưởng của rung động đến cơ thể con người và biện pháp giảm rung động?
Câu 8: Thiết kế chiếu sáng tự nhiên?(xem thêm sách giáo trình)
Câu 9: Tính toán thiết kế tự nhiên?(chép thế éo hiểu j)
Câu 10: Nhiệm vụ của thông gió công nghiệp?Các biện pháp thông gió và các loại hệ thống thông gió?
Câu 11: Xác định lưu lượng thông gió khử nhiệt (trong hệ thống thông gió chung)?
Câu 12: Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa?
Câu 13: Kn về vùng nguy hiểm,nguyên nhân gây chấn thương khi sử dụng máy móc thiết bị?
Câu 14: Biện pháp an toàn khi sử dụng đá mài?
Câu 15: Phương châm,tính chất,nhiệm vụ công tác phòng cháy chữa cháy?
THE END.
Trả lời
Câu 1: Mục đích, ý nghĩa,tính chất của công tác bảo hộ lao động?
Trả lời:
*Mục đích ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
-Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua quá các biện pháp khkt về tổ chức kinh tế xh để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất tạo nên một điều kiện lao động ngày một tiện nghi hơn và thuận lợi ngăn ngừa tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp,hạn chế ốm đau,giảm sức khỏe cũng nhue các thiệt hại khác cho người lao động nhầm đảm bảo an toàn bảo vệ sức khỏe và tính mạn cho người lao động,trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng lao động,nâng cao năng suất lao động.Mặt khác cham lo sức khỏe cho người lao động mang lại hạnh phúc cho bản thân họ và gd họ và còn mang ý nghĩa nhân đạo.
-Công tác BHLĐ là một phàn trù sản xuất nhằm bảo vệ các yếu tố sản xuất năng động nhất của lực lượng lao động chăm lo đến đời sống sức khỏe của người lao động.
*Tính chất của công tác bảo hộ lao động.
-Công tác BHLĐ có tính pháp luật ,tính khkt,và tính quần chúng.
+>Tính pháp luật đó là những chúnh sách ,chế độ và những quy phạm,tiêu chuẩn về an toàn lao động đã đc nhà nước và pháp luật ban hành thành luật.Đó là cơ sở để phân rõ trách nhiệm đối với những hiện tượng vi phạm ảnh hưởng đển tính mạng và tài sảng của người lao động cũng như nhà nước,tránh làm bừa làm ẩu.
+>Tính khkt thể hiện bỏi mọi hoạt động của công tác BHLĐ đều có xuất phát từ cơ sở khoa học và biện pháp về khkt.
+>Tính quần chúng thẻ hiện ở tất cả mọi người,từ người sử dụng lao động đến ngươi lao động đeuf là đối tượng cần đc bảo vệ đông thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác,công tác bảo hộ lao động phải được quần chúng thi hành,thực hiện nghiêm túc thì mới mang lại hiệu quả.
Câu 2: ĐK lao động,các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sx?
Trả lời:
-Đk lao động:là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên,kỹ thuật,kinh tế,xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động ,đối tượng lao động,quy trình công nghệ,môi trường lao động và sự sắp xếp tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người tạo lên 1 Đk lao động
Nhất định cho con người trong lao động.
-Thể hiện ở:
+>Công cụ và phương tiện lao độn có tiện nghi,thuận lợi hoặc cố khó khăn nguy hiểm gì cho người lao động.
+>Đối tượng lao động đa dạng ảnh hưởng tốt,xấu,an toàn hay nguy hiểm gì cho người lao động.
+>Quy trình công nghệ ở trình độ cao hay thấp,thô sơ,lạc hậu hay hiện đại,đều có tác dụng rất lớn đến người lao động thậm chí còn làm thay đổi vai trò,vị trí của người lao động.
+>Môi trường lao động đa dạng có nhiều yếu tố tiện nghi,thuận lợi hay ngược lại rất khắc nhiệt,độc hại đều có tác động rất lớn đến sức khỏe của người lao động.
*Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất đó là những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu,nguy hiểm,có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao đọng ở trong điều kiện lao động cụ thể nào đó gọi là các yếu tố nguy hiểm có hại:Bao gồm:
+:Các yếu tô vật lý như nhiệt độ,độ ẩm,tiếng ồn,rung động,bụi và các tia bức xạ có hại...
+:Các yếu tố hóa học như các chất độc,hơi độc,bụi dộc,phóng xạ..
+:Các yếu tố sinh vật,vi sịnh vật,siêu vi khuẩn,côn trùng....
+:Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động không tiện nghi do không gian chỗ làm việc,nhà xưởng chật hẹp,mất vệ sinh các yếu tố về tâm lý...
Câu 3: Ecgônmics là gì?Nội dung của Ecgonomics nghiên cứu?
Trả lời:
*ĐN: Ecgônômic là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa các phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu,sinh lý,nhằm đảm bảo cho người lao động hiệu quả cao nhất,đồng thời bảo vệ sức khỏe,an toàn cho con người.
*Nội dung của Ecgônômic nghiên cứu:
Sự tác động giữa người - máy- môi trường.
Nhân trắc học Ecgônômi với chỗ làm việc.
Đánh giá và chứng nhận chất lượng về an toàn lao động .
Sự tác động giữa người - máy- môi trường.
Tại chỗ làm việc, Ecgonomics coi cả 2 yếu tố bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và năng suất lao động quan trọng như nhau.
Ecgonomics tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển nhờ vào việc thiết kế.
Tập trung vào sự thích nghi giữa người lao động với máy nhờ sự tuyển chọn, luyện tập.
Tập trung vào việc tối ưu hoá môi trường xung quanh với con người và sự thích nghi của con người với điều kiịen môi trường…
Mục tiêu chính của Ecgonomics trong quan hệ người - máy và người- môi trường là tối ưu hoá các tác động tương hỗ.
Tác động tương hỗ giữa người điều khiển và trang thiết bị.
Giữa người điều khiển và chỗ làm việc.
Giữa người điều khiển với môi trường lao động .
Nhân trắc học Ecgônômi với chỗ làm việc.
Nhân trắc học Ecgônômi là khoa học với mục đích là nghiên cứu những tương quan giữa người lao động và các phương tiện lao động, đảm bảo sự thuận tiện tối ưu cho người lao động khi làm việc để đạt được năng suất lao động cao nhất và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
Những nguyên tắc Ecgônômi trong thiết kế hệ thống lao động.
Chỗ làm việc là đơn vị nguyên vẹn nhỏ nhất của hệ thống lao động trong đó có người điều khiển, phương tiện kỹ thuật (cơ cấu điều khiển, thiết bị thông tin, trang bị phụ trợ ) và đối tượng lao động.
Các đặc tính thiết kế phương tiện kỹ thuật hoạt động cần phải tương ứng với khả năng con người, dựa trên nguyên tắc:
Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh, tâm sinh lý và đặc tính khác của người lao động.
Cơ sở về vệ sinh lao động.
Cơ sở về an toàn lao động.
Các yêu cầu thẩm mỹ kỹ thuật.
Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động.
- Thích ứng với hình dáng người điều khiển.
- Phù hợp với tư thế của cơ thể, lực cơ bắo và chuyển động.
- Các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi.
Thiết kế môi trường lao động.
Môi trường lao động cần phải được thiết kế và đảm bảo tránh được tác động có hại của các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và đạt được điều kiện tối ưu cho hoạt động chức năng của con người.
Thiết kế quá trình lao động.
-Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người lao động, tạo điều kiện dễ chịu, thoải mái để dễ dàng thực hiện mục tiêu lao động. Phải loại trừ sự quá tải gây nên bởi tính chất công việc vượt quá giới hạn chức năng hoạt động tâm sinh lý của người lao động.
Đánh giá và chứng nhận chất lượng về an toàn lao động.
Phạm vi đánh giá về Ecgonomics và an toàn lao động đối với máy, thiết bị bao gồm:
An toàn vận hành.
Tư thế và không gian làm việc.
Các điều kiện nhìn rõ ban ngày và ban đêm
Chịu đựng về thể lực.
Đảm bảo an toàn đối với các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất.
Những yêu cầu về thẩm mỹ, bố cục không gian, sơ đồ bố chí, tạo dáng, màu sắc.
Những yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động ở mỗi quốc gia thường được thành lập hệ thống chứng nhận và dấu chất lượng về an toàn và Ecgonomics đối với máy móc thiết bị.
Câu 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động,của người sử dụng lao động trong công tác bảo hộ lao động?
Trả lời:
*Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động:
**Nghĩa vụ:
-Hằng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch biện pháp an toàn lao động,vệ sinh lao động,cải thiện điều kiện lao động.
-Trang thiết bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động,vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của nhà nước.
- Cử người giám sát thực hiện các quy định,nội dung,biện pháp an toàn lao động vệ sinh lao động trong doanh nghiệp phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì mạng lưới an toàn vệ sinh.
-Xây dựng nội quy,quy định an toàn lao động,vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy,thiết bị vật tư và nơi làm viecj theo quy định của nhà nươc.
-Tổ chức huấn luyện,hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn,quy định biện pháp an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động.
-Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn,chế độ quy định.chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khai báo điều tra tai nạn lao động,bệnh ngề nghiệp và định kỳ 6 tháng đầu năm khai báo kết quả,tình hình thực hiện an toàn lao động,vệ sinh lao động,cải thiện đk lao động với sở lao động-thương binh xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.
**Quyền hạn của người sử dụng lao động:
-Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định,nội dung,biện pháp về an toàn laod dộng,vệ sinh lao động.
-Khen thưởng người chấp hành tốt,kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn,vệ sinh lao động.
-Khiếu nại với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra về an toàn,vệ sinh lao động,nhưng phải chấp hành quy định đó.
*Nghĩa vụ và quyền hạn của ngươoi lao động:
-Chấp hành đúng nội quy,quy định về an toàn,vệ sinh lao động có liên quan đến công việc và nhiệm vụ được giao.
-Phải sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân được cung cấp,nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.
-phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện ra nguy cơ gây tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp,gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm,gây độc hịa hoạc nguy hiểm,tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
**Quyền:
-Yêu cầu người sử dụng lao dộng đảm bảo đk làm việc an toàn vệ sinh,cải thiện điều kiện làm việc,trang thiết bị đày đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân,huấn luyện thực hiện các biện pháp an toàn,vệ sinh lao động.
-Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy nguy cơ xảy ra tai nạn lao động,đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tính mạng của mình và phải báo cáo ngay chi người phụ trách trực tiếp,từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu nguy cơ nói trên vẫn chưa được khắc phục.
-Khiếu nại hoặc tố cáo với các cơ quan của nhà nước có thẩm quyền khi sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện đúng với những giao kết an toàn,vệ sinh lao động như trong hợp đông ld đã thỏa thuận.
Câu 5: Ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể con người và biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu?
Trả lời:
1>Ảnh hưởng của vi khí hậu đến con người:
Vi khí hậu thay đổi không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động,dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất lao động.Vi khí hậu thay đổi sẽ làm thay đôi sinh lý con người,những biến đổi sinh lý quá mức cgo phép với tính lặp đi lặp lại nhiều lần và thời gian kéo dài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động phát sinh bện nghề nghiệp hoặc bệnh mà tính nghề nghiệp.
*Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng:
-Lao động ở vùng khí hậu nong sẽ làm con người mất nước,và mồ hôi,kéo theo mất đi một số ion cần thiết cho cơ thể người,làm ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn và hệ hô hấp cũng như hệ thần kinh bị ảnh hưởng gây ra căng thẳng,phạn xạ không chính xác,dễ gây tăng thêm một số bệnh về thần kinh,bệnh tim mạch và bệnh ngoài da...
|+Biểu đồ sinh lý:
-Nhiệt độ:Vùng da trán rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài.Ta có thang cảm giác nhiệt độtheo nhiệt độ da trán:
+>Nhiệt độ da trán +>Cảm giác nhiệt độ
- <280C - rất lạnh
-Từ 280C->290C -lạnh
- Từ 290C->300C -mát
-Từ 300C->310C -dễ chịu
-Từ 31.50C->32.50C -nóng
-Từ 32.50C->33.50C -rất nóng
- >33.50C -nóng ngạt
_Nhiệt thân dưới lưỡi rất nhạy cảm.
-Nếu cơ thể thăng thêm từ 0.3->10C thì cơ thể có thể coi là sự tích nhiệt thân tăng đến 38.50C thì coi là nhiệt độn báo động có sự nguy hiểm gây ra sự say nắng hôn mê.nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây ra tử vong.
-Đối với người bình thường một ngày có thể cần cung cấp 2.5->3 lít nước,thì 1.5 lít thải ra theo đường thận,0.5 lít theo đường phân và mồ hôi.
-Thợ rèn thì tiêu thụ nhiều hơn khoảng 3.9 lít một ngày lao động.
-Người nông dân thì mất 2.5 lít nước cho một ngày lao động.
-Tỷ trọng máu,độ nhớt may thay đổi khi mất nước đẫn đến tim làm việc nhiều hơn.
+Rối loạn bệnh lý:Thường gặp chứng say nắng chứng có giật làm nặng thêm một số bệnh thần kinh,ngoài da
*Ảnh hưởng của vi khí hâuj lạnh:Lam việc ở vi khí hậu lạnh con người thường mắc bệnh phong thấp khớp,viêm đường hô hấp như:Viêm phổi,nứt nẻ da ,viêm cơ,dây thần kinh ngoại biên...
*Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt:Lao động ngoai trời,ở vùng có nhiều bức xạ làm cho người bị say nóng gây hôn mê nếu không kịp thời cấp cứu chữa thì dẫn đến tử vong,các tia hông ngoại,tử ngoại,tia lase...gây bỏng da,phồng da,gây cảm giác nóng,nếu vào mắt có thể gây đục nhân mắt còn gọi là bệnh thong manh nghê nghiệp.Chúng gây nên một số phản ứng điên cơ hoặc hóa học trên cơ thể con người làm biết đổi ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
2>Biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu .
Để phòng và chống tác hại của vi khí hậu đến con người,ta có thể sử dụng các biện pháp sau.Bao gồm các biện pháp kỹ thuật và y tê:
*Đối với khí hậu nóng:
**Biện pháp kỹ thuật:
-Nơi làm việc có nhiệt độ cao cần phải được cơ khi hóa,tự động hóa,điều khiển từ xa.Đưa những ứng dụng các thiết bị truyền hình vào để thực hiện điều khiển và quan sát.
-Cách ly nguồn nhiệt bức xạ và đối lưu ở nơi lao động bằng cách dugnf các vật liệu cách nhiệt.
-Lập thời gian biểu sản xuâtsao cho những công đoạn sản xuất tỏa nhiều nhiệt không vận hành cùng một luc mà dải ra trong những ca lao động.
-Bố trí,sắp xếp hợplys các lò nguồn nhiệt cách xa nơi người lao động.
-Phun nước hạt mịn để làm mát,ẩm không khí,quần áo người lao đọng ngoài ra còn có tác dụng làm giảm bụi trong không khí.
-Dùng màn nước ở trước của lò đề làm giảm các bươc bức xạ nhiệt
-Trong thực tế người ta có thẻ sử dụng vòi tắm cho các phân xưởng quá nóng.
**Biện pháp y tê:
-Quy định chế độ làm việc phù hợp cho các nghề.
-Tổ chức tốt nơi nghỉ cho công nhân.
-Phòng nghỉ cách ly tốt các nguồn nhiệt.
-Tổ chức làm việc luân phiên đối với những người làm việc ở nơi có nhiệt độ cao.
-Tổ chức khám tuyển và kiểm tra sức khỏe định kỳ có sự chăm lo phục hồi chức năng cho người lao động,chế độ ăn uống hợp lý.
*Đối vớivi khi hậu lạnh:thì cẩn phải tránh gió lùa trực tiếp vào nơi làm việc,co đủ quần áo ấm,giày ủng và các phương tiện phòng hộ cá nhân khác cân thiết cho công nhân.Cần phải chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ phù hơp với chế độ tốt nhất>
Câu 6: Ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ thể con người và biện pháp giảm tiếng ồn?
Trả lời:
*Ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ thể người:Tiếng ồn làm cho con người ta hị mệt mỏi,làm giảm thính giác gây nên bệnh nặng tai,bệnh điếc tai làm cho người mất thăng bằng,thường bị giật mình hay cáu giận đac biệt là bệnh điếc nghề nghiệp,ngoài ra tiếng ồn còn gây nên bệnh rối loạn thần kinh,gây biến đổi ảnh hưởng đến hệ tim mạch,gây rối loạn chức năng bình thương của dạ dày,làm giảm tính tập trung và chú ý khi làm việc dễ dẫn đến những sai lầm nguy hiểm.
*Biện pháp giảm tiếng ồn.
Để tránh và là giảm tác hại của tiếng ồn ta có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
+Giảm tiếng ồn do nguồn phát sinh:
-Biện pháp công nghệ:sử dụng các công nghệ sản xuất hay thiết bị sản xuât có mức gây ồn thấp.
-Biện pháp kết cấu:Thay các chi tiết hoặc kết cấu bằng các chi tiết kết câu gây ít ồn hơn.
-Biện pháp về tổ chức:Sắp xếp các xưởng có tiến ồn tập trung vào một nơi và đặt ở cuối gió,các thiết bị điều khiển tự động,từ xa đặt ở một chỗ có thiết bị cách âm.
+Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền bằng các biện pháp:
-Dùng nguyên tắc hút âm:Sự hút âm xảy ra do sự biến đổi có năng mà các phần tử không khí mang theo thành nhiệt năng,người ta sử dụng các loại vật liệu vó hệ số hấp thụ âm cao là các vật liệu có cấu tạo xốp.
-Dùng nguyên lý cách âm:Khi sóng âm truyền đến một bề mặt kết cấu nào đó,dưới tác động kết cấu này chị dao động cưỡng bức do đó trở thành nguồn âm mới bức xạ sang phòng bên cạnh như vậy khả năng cách âm của kết câu là khả năng của kết cấu đó có thẻ hạ thấp đc bao nhiêu mức năng lượng âm khi sóng âm truyền qua nó.Người ta dùng tường cách âm hoặc vách cach âm.
-Trong trường hợp công nhân ko thường xuyên tiếp súc với thiết bị máy móc thì có thể chế tạo cabin cách âm đê công nhân làm việc trong đó.Cabin cahs âm có thể giảm được tiếng ồn trên 20dB.
-Ta cũng có thể dùng bao cách âm,thùng cách âm đê che các thiết bị hoặc phần của thiết bị gây ồn cao,có thể giảm được từ 30->40dB.Đối với tiếng ồn khí động ta có thể giảm bằng cahs dùng các ống hoặc buồng tiêu âm.
-Biện pháp phòng hộ cá nhân là sử dụng bông nút tai,bao tai.
Câu 7: Ảnh hưởng của rung động đến cơ thể con người và biện pháp giảm rung động?
Trả lời:
*Ảnh hưởng của rung động đến cơ thể con người:Rung động là dạng dao dộng do các máy móc và các yếu tố khác hoạt đôg trong quá trình hoạt động sinh ra ở nhiều mức độ,với nhiều tần sô và biêtn độ khác nhau,do đó tác động của nó lên cơ thể người là có tác hại với mức độ khác nhau.
-Rung động dưới 2Hz thường gặp khi đi tàu thủy,máy bay,xe luawr.Đây là rung đọng toàn thân tác động đến cơ quan tiền đình biểu hiện việc say tàu xe.
-Rung động với tần số 2->20 Hz cũng là rung động toàn thân(vd:bị xóc khi đi tàu xe)Làm cho tổn thương trước nặng thêm.Nhất là bệnh cột sống.
-Rung động từ 20->1000 Hz Thường gặp ở các loại máy rung cầm tay,đây là lại rung động cục bộ truyền theo đường tay,tùy theo nức độ có thể gây tổn thươg xương khớp hoặc vân mạch đặc biệt là ở bàn tay hoạc có thể gây ra những rối loạn nhất đinh về thần kinh,tuần hoàn...cũng có thể dẫn đến suy nhược cơ thể.
*các bệnh lý của rung động:
-Biểu hiện lâm sàng như đau khớp xương,cơ bị teo,cử động khớp bị giới hạn.
-Biểu hiện Xquang khuyết xương.gai xương...
-Biểu hiện rối loạn vân mạch hay còn gọi là bàn tay trắng.
-Sự tổn thương về gân cơ,thần kinh...
*Các biện pháp giẩm rung động:
+Giảm rung tại nguồn phát sinh:
-Cân bằng các bộ phận máy(quay tròn).
-Nâng cao độ chính xác của các khâu truyền động.
-Nâng cao độ cứng vững cảu hệ thông công nghệ(máy,đồ gá,dao cắt,chi tiết gia công)
+Giảm rung trên đường lan truyền:Để giảm rung động từ máy đến người công nhân có thể suer dụng biện pháp làm tiêu tán năng lượng trong môi trương cản.Giẩm xóc và một số phương pháp làm tiêu hao năng lượng của hệ dao động vào trường sóng đần hồi hoặc có thể dùng các vật liệu khác có khả năng giảm chấn.
-Dùng các biện pháp phương tiện bảo vệ cá nhân như bao tay,thất lưng,ghế chống rung....tùy theo từng điều kiện làm việc mà ta cần áp dụng biện pháp cụ thể hợp lý.
Câu 8: Thiết kế chiếu sáng tự nhiên?
Trả lời:
Nhiệm vụ cơ bản của thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho nhà là chọn hình dánh kích thước,vị trí của các cửa,để tạo được điều kiện thích nghi về ánh sáng trong phòng,đảm bảo cho mắt người được làm việc trong điều kiện thích hợp nhất.
-Độ rọi đảm bảo đầy đủ théo tiêu chuẩn.
-Không gây ra bóng đồ của người,của các thiết bị và các kế cấu nhà lên trường nhìn của công nhân.
-phải tránh được các hiện tượng lóado các của láy ánh sáng có đội chói quá lớn so với trường của công nhân.
-Bề mặt làm việc của công nhân có độ sáng cao hơn các bề mặt khác trong phòng.
-Thiết kế cửa chiếu sáng tự nhiên chỉ nên đảm bảo đủ tiêu chuẩn,không nên vượt quá.
-Hệ thống của chiếu sáng có thể là cửa sổ hoặc của trời hoặc kết hợp cả hai.
+cửa sổ thường dùng là cửa sổ một tần,nhiều tầng được bố trí liên tục hoặc gián đoạn.
+cửa trời thường là hình chữ nhật,chữM,hình thang,chỏm cầu,hình răng cưa....(nước ta thích hợp với kiểu hình răng cưa).
*Diện tích chiếu sáng có thể xác định theo công thức sau:
Diện tích cửa chiếu sáng có thể xác định sơ bộ theo công thức:
Nếu chiếu sáng bằng cửa sổ :
Nếu chiếu sáng bằng cửa trời:
Trong đó:
Scs; Sct - diện tích cửa sổ, cửa trời cần xác định.
Ss - diện tích của phòng.
t0 - hệ số xuyên sáng của cửa.
etcmin ; etctb - HSTN tiêu chuẩn khi dùng cửa sổ, cửa trời chiếu sáng.
hcs ; hct - hệ số đặc trưng cho diện tích cửa sổ, cửa trời cần thiết đảm bảo cho HSTN trong phòng bằng 1%.
r1; r2 - hệ số kể đến ảnh hưởng của các mặt phản xạ ở trong phòng khi chiếu sáng bằng cửa sổ và bằng cửa trời.
K - hệ số kể đến ảnh hưởng che tối của công trình bên cạnh.
Câu 9: Tính toán thiết kế tự nhiên?(chép thế éo hiểu j)
(xem thêm giáo trình dài khủng khiếp...lại còn khó nhớ!)
Hệ số chiếu sáng tự nhiên của một điểm M ở trong phòng được xác định theo công thức:
eM = ebt + e0 + ekt + eđ
Trong đó:
ebt - HSTN do bầu trời gây nên.
e0 - HSTN do ánh sáng phản xạ từ các bề mặt trong phòng gây ra.
ekt - HSTN do ánh sáng phản xạ từ các bề mặt của các công trình kiến trúc đứng trước cửa .
eđ - HSTN do ánh sáng phản xạ từ mặt đất xung quanh cửa bên ngoài công trình.
Khi phía trước cửa có công trình đối diện thì ta tính ekt bỏ qua eđ vì thực tế eđ rất nhỏ so với ekt.
Xác định các HSTN.
Tính ebt:
ebt = eĐ.m.t0.q
Trong đó:
eĐ - hệ số chiếu sáng tự nhiên được xác định bằng biểu đồ Đanlulux.
q - hệ số kể đến ảnh hưởng do phân bố không đều của độ chói trên bầu trời.
t0 - hệ số xuyên sáng của cửa.
m - hệ số làm giảm HSTN của bầu trời do kết cấu che nắng nhỏ như cửa chip, mành mành …
Tính e0:
Khi trước cửa không có kết cấu che nắng: e0 = ebtmin (r-1)
Khi trước cửa có kết cấu che nắng:
e0 = c1. ebt ( r-1) cho những điểm gần cửa.
e0 = c2. ebt ( r-1) cho những điểm giữa phòng.
e0min = eminbt ( r-1) cho những điểm ở trong cùng.
Trong đó:
ebt min - HSTN do bầu trời gây ra tại điểm tối nhất trong phòng.
r - hệ số kể đến ảnh hưởng của các bề mặt phản xạ trong phòng.
c1, c2 - hệ số kể đến sự tăng HSTN do phản xạ ánh sáng của các kết cấu che nắng.
Tính ekt, eđ:
Khi trước cửa có công trình kiến trúc gần và không có cây xanh thì tính ekt:
ekt = eĐ.m.t0.c
Khi kiến trúc đối diện ở xa (trên 30m) hay giữa kiến trúc đó và cửa có cây xanh thì tính eđ:
eđ = ebtmin .(rđ -1).t0
Trong đó:
c - hệ số kể đến ảnh hưởng của sự khác nhau giữa độ chói của bầu trời và độ chói của kiến trúc đối diện.
rđ - hệ số kể đến ảnh hưởng của phản xạ mặt đất lên trần nhà rồi hắt xuống mặt phẳng lao động.
Câu 10: Nhiệm vụ của thông gió công nghiệp?Các biện pháp thông gió và các loại hệ thống thông gió?
*Nhiệm vụ của thông gió:
-Cải thiện,điều hòa môi trường không khí,làm sạch không khí loại bỏ nhũng khí có hại,làm mát và bụi bẩn sinh ra trong quá trình sản xuât mang không khí trong lành đến cho người lao động.tạo điều kiện vi khí hậu tốt trong các công trình kiến trúc,để con người làm việc dễ chịu không bị ngột ngạt,không nóng bức hoặc rét buốt,nâng cao được năng suất lao động,đảm bảo sức khỏe người công nhân.
*Các biện pháp thông gió và các hệ thống thông gió:
(Viết thêm đây viết còn thiếu).
Câu 11: Xác định lưu lượng thông gió khử nhiệt (trong hệ thống thông gió chung)?
Trả lời:
Lượng nhiệt toả ra từ các nguồn nhiệt trong nhà có thể lớn hơn lượng nhiệt mất đi do truyền nhiệt qua kết cấu bao che của nhà, sinh ra lượng nhiệt thừa và làm cho nhiệt độ trong nhà tăng cao.
Qth = - (Kcal /giờ)
Trong đó:
- tổng lượng nhiệt toả ra trong nhà.
- lượng nhiệt mất mát qua kết cấu bao che.
Qth - nhiệt thừa.
Để khử nhiệt thừa cần thổi không khí vào nhà có nhiệt độ thấp hơn để khi thổi qua nó sẽ khử nhiệt thừa trong nhà và tăng dần nhiệt độ rồi thoát ra ngoài.
Xác định lượng nhiệt mất mát qua các kết câu: Qm
= .F (tT - tN) (kcal/giờ)
Trong đó:
tT, tN - nhiệt độ không khí trong nhà và ngoài trời (0C.)
F - diện tích kết cấu bao che (m2)
K - hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che 9kcal/ m2.giờ.0C).
K =
Trong đó:
aN, aT - hệ số trao đổi nhiệt trên bề mặt bên ngoài và bên trong của kết cấu bao che.
di - chiều dày từng lớp vật liệu riêng biệt trong kết cấu (m)
li - hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu (kcal/ m.giờ. 0C )
Xác định lượng nhiệt toả ra: Qt
Lượng nhiệt do người: gồm nhiệt ẩn và nhiệt hiện.
Nhiệt hiện: lượng nhiệt toả ra bằng đối lưu, bức xạ và do nguội dần của hơi thở cũng như hơi nước bốc hơi từ bề mặt da đến nhiệt độ không khí xung quanh.
Nhiệt ẩn là lượng nhiệt hoá hơi chứa trong hơi nước từ cơ thể toả ra.
Chính lượng nhiệt này là phần nhiệt có tác dụng làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh .
Lượng nhiệt do các máy chạy bằng động cơ điện.
Q = 860.m1 . m2 . m3.m4.N (kcal/giờ )
Trong đó:
860 - đương lượng nhiệt của điện năng kcal/ kW.giờ
N - công suất đặt máy tổng cộng của các động cơ điện kW.
m1 - Hệ số sử dụng công suất đặt máy của đông cơ điện: m1= 0,9 ¸ 0,7
m2 - Hệ số phụ tải: m2 = 0,8 ¸ 0,5 .
m3 - Hệ số hoạt động đồng thời của các động cơ: m3 = 1 ¸ 0,5.
m4 - Hệ số chuyển biến thành nhiệt toả ra trong phòng.
Lượng nhiệt toả ra từ bề mặt nung nóng: tường lò nung; thành bể chứa...
Q = K . F (t0 - tk ) = aN .F ( tbm - tk ) (kcal/ giờ)
Trong đó:
t0- nhiệt độ của không khí bên trong thiết bị 0C.
tbm - nhiệt độ bề mặt ngoài của thiết bị 0C.
tk- nhiệt độ không khí xung quanh.
F - diện tích bề mặt toả nhiệt (mặt phẳng) của thiết bị m2
aN - hệ số trao đổi nhiệt bề mặt của thành thiết bị (kcal/ m2. giờ.0C )
K- hệ số truyền nhiệt.
Ngoài ra lượng nhiệt từ lò nung còn có thể xác định qua biểu đồ.
Lượng nhiệt toả ra từ các sản phẩm, vật liệu nóng.
Trong các phân xưởng ra công nóng kim loại, các sản phẩm và vật liệu nóng được để nguội dần trong phân xưởng cũng là nguồn toả nhiệt đáng kể. Lượng nhiệt toả ra từ những nguồn đó cũng được xác định theo công thức:
Q = C . G (t0 - tk ) (kcal/ giờ)
Trong đó:
t0- nhiệt độ ban đầu 0C.
tk- nhiệt độ cuối.
C – tỷ nhiệt của vật liệu.
G – trọng lượng của vật liệu
Trường hợp nếu trong quá trình nguội dần, vật liệu biến đổi trạng thái từ thể lỏng sang thể rắn thì lượng nhiệt toả ra được xá định theo công thức sau:
Q=[Cl(t0-tnc)+qnc+Cr(tnc-tk)] G (kcal/giờ)
Trong đó, ngoài các ký hiệu đã biết còn có:
Cl, Cr - tỷ nhiệt của vật liệu tương ứng với thể lỏng và thể rắn của nó (kcal/kg0c)
tnc- nhiệt độ nóng chảy của vật liệu 0c
qnc - nhiệt nóng chảy của vật liệu (kcal/kg).
Sau khi xác định được lượng nhiệt thừa trong nhà Qth, lưu lượng thông gió chung L được tính:
Trong đó:
C- tỷ nhiệt của không khí có thể lấy C=0,24 kcal/kg0c
tR- nhiệt độ không khí ra khỏi nhà 0c.
tv- nhiệt độ không khí thổi vào nhà 0c. Khi không khí thổi vào được lấy trực tiếp từ bên ngoài không qua khâu gia công nhiệt làm nóng hay làm lạnh gì cả thì tv là nhiệt độ không khí ngoài trời (tn).
g- trọng lượng đơn vị của không khí. Kg/m3.
Thông thường cho phép lấy nhiệt độ không khí thổi vào thấp hơn nhiệt độ trong nhà từ 3¸80C
Câu 12: Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa?
Trả lời:
Do có nhiệt thừa, nhiệt độ không khí tại vùng làm việc bên trong nhà sẽ có trị số tT cao hơn nhiệt độ không khí ngoài trời tự nhiên. Không khí nóng tại vùng làm việc bốc lên cao, trên đường đi nó tiếp tục khử nhiệt thừa nên nhiệt độ của tăng dần lên đến tR rồi theo cửa F2 thoát ra ngoài. Ngược lại, không khí ngoài trời mát và nặng hơn không khí trong nhà, sẽ theo cửa F1 đi vào thay chỗ cho lượng không khí đã thoát ra ngoài. Hiện tượng nêu trên có được là vì có sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài nhà tại các cửa. ở cửa dưới F1 áp suất không khí bên ngoài cao hơn áp suất không khí trong nhà, còn ở cửa trên F2 thì ngược lại, áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài. Như vậy nếu đi từ dưới lên trên thì sẽ tìm được một độ cao trung bình h1 nào đó kể từ tâm cửa dưới mà tại đó áp suất không khí trong và ngoài nhà bằng nhau. Mặt phẳng a-a nằm ở độ cao đó gọi là mặt phẳng trung hoà. Nếu gọi áp suất không khí trên mặt phẳng trung hoà là pa, thì áp suất trong nhà ở tại tâm cửa bên dưới và bên trên sẽ là:
PT1=Pa+h1.gtbT (Kg/m2)
PT2=Pa- h2.gtbT (Kg/m2)
Cũng tương tự như vậy, áp suất không khí ngoài nhà tại tâm các cửa là:
PN1=Pa+h1.gtbN (Kg/m2)
PN2=Pa- h2.gtbN (Kg/m2)
Độ chênh lệch áp suất tại tâm các cửa:
ở cửa dưới F1: DP1=PN1-PT1=h1(gN - gtbT)
ở cửa trên F2: DP1=PT2-PN2=h2(gN - gtbT)
Trong công thức trên: gtbT là trọng lượng đơn vị của không khí trong nhà ứng với nhiệt độ trung bình:
Theo thuỷ lực học tại một tiết diện nào đó nếu có chênh lệch áp suất là DP thì dịch thể sẽ chuyển động qua tiết diện đó với vận tốc V:
Trong đó:
DP chênh lệch áp suất ở hai bên tiết diện đang xét (kg/m2).
g- gia tốc trọng trường (m/s2).
g- trọng lượng đơn vị của dịch thể (kg/m3)
Nếu thay DP vừa tìm được ở trên sẽ xác định được vận tốc chuyển động của không khí V1và V2 qua các cửa F1và F2:
và gN và gR – trọng lượng đơn vị của không khí ứng với nhiệt độ tNvà tR.
Do có sức cản cục bộ, vận tốc thực tế của không khí tại các cửa sẽ nhỏ hơn một ít so với trị số vận tốc tính được theo công thức nêu trên. Để tìm vận tốc thực tế đưa thêm vào hệ số vận tốc j (j=0,97). Ngoài ra, khi qua cửa dòng không khí bị thắt nhỏ lại, tức là tiết diện thực tế dòng không khí đi qua bé hơn diện tích cửa. Hệ số thắt nhỏ dòng chảy là a. tích số của hai hệ số a và j gọi là hệ số lưu lượng m. Thông thường có thể lấy m=0,64.
Vậy lưu lượng không khí thực tế đi vào nhà qua cửa dười sẽ là:
và từ nhà thoát ra ngoài qua cửa trên là:
áp dụng phương trình cân bằng lưu lượng và cho rằng m1=m2=m, lưu lượng vào = lưu lượng ra tính được:
Trong đó:
H- Khoảng cách thẳng đứng giữa tâm các cửa (m)
Vị trí mặt trung hoà:
coi gần đúng
vậy khoảng cách từ mặt phẳng trung hoà đến tâm các cửa gió vào và gió ra tỷ lệ nghịch với bình phương diện tích. Nếu F1=F2 thì mặt phẳng trung hoà sẽ nằm ở độ cao cách đều tâm các cửa đó.
Khi tính toán thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa, lưu lượng trao đổi không khí, các trị số nhiệt độ không khí vào, không khí trong nhà và không khí ra đã biết. Do vậy cần xác định diện tích các cửa sổ. Trước tiên chọn tỷ số sau đó tính được h1, h2 từ giải hệ phương trình:
h1, h2 đã biết tính được F1, F2
Câu 13: Kn về vùng nguy hiểm,nguyên nhân gây chấn thương khi sử dụng máy móc thiết bị?
Trả lời:
*Vùng nguy hiểm:là khoảng không gian trong đó có các nhân tố nguy hiểm đối với sức khỏe và sự sống của con người xuất hiện một cách thường xuyên,chu kỳ hoặc bất kỳ.
*Vùng nguy hiểm có thể là:
-Vùng làm việc của các cơ cấu truyền động.
-Vùng gia công máy công cụ.
-Nơi đặt các dậy điện trân có điện áp cao,nơi có chất lỏng hoạt tính,chất ngộ dộc.
*Đặc điểm:Vùng nguy hiểm có thể thay đổi theo không gian và đồng thời có nhiều nguy hiểm.
* Những nguyên nhân gây ra chấn thương khi sử dụng máy móc thiết bị.
*Nguyên nhân do thiết kế:
-Kết cấu không đủ bền,không đủ độ cứng,độ chịu mòn,chấn động....
-Thiếu các thiết bị an toàn cần thiết.
-Vi phạm nguyên tắc vệ sinh an toàn khi thiết kế mặt bằng.
-Thiếu các biện pháp an toàn đối với các quy trình công nghệ.
* Nguyên nhân do chế tạo:
-Chê tạo không đạt yêu cầu kỹ thuật.
-Dùng nhầm vật liệu.
-Lắp giáp không đảm bảo.
*Nguyên nhân do bảo quản và sử dụng.
-Cơ cấu an toàn bị hỏng.
-Vi phạm quy trình công nghệ.
-Bảo dưỡng thiết bị không chu đáo.
-Trang bị bảo hộ lao động bị hỏng hoặc không thích hợp.
*Nguyên nhân vệ sinh công nghiệp.
-Vi phậm các yêu cầu vệ sinh công nghiệp khi thiết kế nhà máy hay phân xưởng sản xuất,bố trí nguồn phát sinh hởi,khí,bụi độc hại ở đầu hướng gió...
-Phát sinh khí độc trong gian sản xuất do có khí rò gỉ.
-Điều kiện vi khí hậu xấu vi phạm tiêu chuẩn cho phép.Chiếu sáng chỗ làm việc không hợp lý,ồn rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Câu 14: Biện pháp an toàn khi sử dụng đá mài?
Trả lời:
-Những tai nạn thường xảy ra khi sử dụng máy mài:Đá vỡ và văng ra khi làm việc,chi tiết mài văng ra khỏi máy,khi mài có khí bụi độc bay ra.
-Từ nhưng tai nạn thường xảy ra trển máy mài như vậy ta có các biện pháp an toàn chủ yếu khi sử dụng máy mài:
+Bảo quản đá ở nơi khô ráo.
+Thử đá trước khi sử dụng.
+Lắp đá phải đảm bảo cân bằng tĩnh cũng như cân bằng động.
+Bệ tỳ phải lắp ngang tâm hoặc cao hơn tâm.
+Góc mở và vỏ bảo vệ đá tùy thuộc theo tốc độ và loại đá.
+Đá mài phải phù hợp với vật liệu gia công
Câu 15: Phương châm,tính chất,nhiệm vụ công tác phòng cháy chữa cháy?
Trả lời:
*Phương châm:Công tác PCCC muốn đạt kết quả tốt phải tuân theo phương châm”Tích cực phòng ngừa,kịp thời cứu chữa,bảo đảm có hiệu quả cao nhất”
*Tính chất:PCCC mang đầy đủ 3 tính chất của công tác bảo hộ lao động,ngoài ra còn đặc điểm riêng mang tính chấc chiến đấu.
-Tính chất quần chúng:mọi người phải tích cực phòng cháy,đấu tranh với những người làm bừa,làm ẩu,và tham gia chữa cháy tại chỗ.
-Tính chất pháp luật:Pháp lệnh đã quy định rõ nghĩa vụ của mỗi người công dân,trách nhiêm của thủ trưởng cớ quan các cấp đối với công tác PCCC nên mọi người bắt buộc phải thi hành.Nhà nước quản lý công tác PCCC bằng pháp lệnh,nghị định và những tiêu chuẩn,thể lệ cụ thể cho từng ngành nghề.
-Tính KHKT:Công tác PCCC co liên quan mật thietes đến nhiều ngành KHKT.Nắm vững KHKT sẽ giúp cho việc tổ chức phòng ngừa và cứu chữa có hiệu quả.
-Tính chiến đấu:Cháy còn gọi là giặc lửa,xảy ra bất ngờ và lan rộng nhanh chóng,đòi hỏi con người phải luôn chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu,nắm chắc tình hình,hiệp đồng giưa các lực lượng để đạt kết quả cao nhất.
*Nhiệm vụ:
-Nghiên cứu để bộ công an ban hành các điều lệ,biện pháp,tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC.
-Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện PCCC ở địa phương cơ quan,nhà máy,xí nghiệp,nhà ở và các nơi cần thiết khác.
-Thỏa thuận về thiết kế và thiết bị PCCC của các công trình xây dựng trướ khi thi công.
-Chỉ đạo công tácPCCC.
-Nghiên cứu KHKT về PCCC.
-Hướng dẫn tuyên truyền cho nhân dân về nhiệm vụ và cách phòng cháy chữa cháy.
-Kiểm tra việc sản xuất,mua sắm các thiết bị,phương tiện,dụng cụ hóa chât chữa cháy.
-Kết hợp các cơ quan tiến hành điều tra và kết luận về nguyên nhân các vụ cháy.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro