Tử vi tướng số
Phần I_NHÂN TƯỚNG HỌC
Vào thời nhà Tống, văn hóa Trung Hoa thời đó rất thành đạt về nhân học. Có nhiều triết gia, tâm học, đạo học chuyên nghiện cứu con người để tìm giải pháp cho cuộc sống, tìm quy tắc cho việc xuất thế, ngõ hầu mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và tập thể.
Nền triết học Tống thời đó đã xuất hiện nhiều trường phái như Nông Gia, Pháp Gia, Âm Dương, .. bên cạnh các học thuyết lớn như Nho học, Đạo học. Hầu hết các môn nhân vận chuyên khảo cứu con người và xã hội, cần thiết cho việc tu tâm, trị nước, xuất thếĐứng về mặt bói toán mà xét, khoa tử vi xuất hiện tương đối chậm, vì đi sau khoa bói dịch, nhưng tử vi đã khai mào cho một học thuật riêng, hệ thống hóa được nghành bói toán bằng lý số theo một khảo hướng đặc thù. Mặc dù mượn nơi sở học của người thời đại, nền tảng triết lý Âm Dương Ngũ Hành, nhưng khoa tử vi vẫn giữ được nét độc đáo nhờ có một đường lối khảo sát lạ, có thể xem như một cuộc cách mạng, hoặc chí ít cũng như một phát minh biết lập trong phái học tướng số của thời đó.
Thủy tổ của tử vi học là một đạo sĩ biệt hiệu là Hi Di, tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống (Trung Hoa). Đạo sĩ Trần Đoàn đã cố gắng bày ra cách xếp vận mệnh con người vào một lá số, ghi trên một mảnh giấy chỉ có vỏn vẹn 1 trang, những tổng kê hết cá tính và đời người vào 12 cung và hơn 100 vì sao, được gán cho nhiều ý nghĩa và ngũ hành khác nhau, ngõ hầu giúp con người suy diễn những chi tiết về kiếp số của mình. Tóm tắt cuộc đời phức tạp của con người vào một mảnh giấy một cách hệ thống hóa, và biểu đồ hóa một cách khúc chiết.
Mặc dù công trình này không tránh được một vài sơ khoáng cố hữu nhưng nó vẫn không mất đi giá trị khai sáng một bộ môn bói toán hãy còn được tôn sùng ngay trong thế kỷ khoa học không gian này.
(1)_Dáng đi và tính cách
Mỗi người đều có tư thế đi của mình. Tuy tư thế này trên mức độ rất lớn là do hình thể mỗi người khác nhau tạo nên, nhưng căn cứ vào bước đi, nhịp đi hoặc những đặc điểm khác mà nói, cũng vì mọi người có tâm tính và bẩm sinh khác nhau nên mơi có tư thế đi khác nhau. Có thể khẳng định rằng, tâm trạng, tính tình hoàn toàn có thể thay đổi tư thế đi của một người. Khi nhịp đi của người đó nhanh hơn bình thường, chúng ta có thể đoán rằng anh ta đang phấn khởi ; nếu một người đi lang thang thì nhất định anh ta đang bị cú sốc nào đó ; nếu một người đi hai vai rũ xuống, bước đi nặng nề thì khẳng đình trong lòng anh ta cũng đang nặng trĩu.
Vậy bước đi, nhịp đi hoặc tư thế đi cụ thể của một người trong giao tiếp thường ngày đại biểu cho những đặc trưng tính cách và hàm nghĩa tâm lý cụ thể gì ?
* Dáng đi chữ bát: Đi chữ bát tức là khi đi hai gót bàn chân hướng vào hai đầu bàn chân hướng ra thành hình chữ bát. Khi đi tuy dùng lực, nhưng tỏ ra rất vội vàng, nửa thân trên hay lắc sang trái sang phải. Dáng đi này có hàm nghĩa tâm lý và đặc trưng tính cách như sau:
- Tính cách bảo thủ: Nói chung dáng đi chữ bát không đẹp tí nào, nhưng vì họ đã quen đi như thế, điều đó chứng tỏ: trong cuộc sống dù phát sinh sự việc gì họ cũng có thái độ chấp nhận. Họ không dễ dàng thay đổi hành vi của mình.
- Không thích giao tiếp: Về điểm này, hiện nay vẫn chưa có một cách nói chuẩn xác, nhưng nhìn chung loại người này có đầu óc thông minh: làm việc khoa học mà không ồn ào. Có thể vì đầu óc thông minh nhưng tư thế đi không đẹp đã tạo cho họ thích kiểu đi lặng lẽ một mình này
* Dáng đi lắc đảo: Dáng đi lắc đảo tức là bước đi rất tuỳ tiện, nói chung không có quy luật cố định nào. Có lúc họ đút hai tay trong túi, hai vai rụt lại mà đi; có lúc đánh tay thoải mái, ưỡn ngực. Qua bước đi của loại người này ta có thể đoán biết được thế giới nội tâm của họ như sau:
- Tính cách hào phóng: Loại người này có tính cách giống như cách đi của họ, rất hào phóng, không câu nệ tiểu tiết. Xưa nay họ không vì những lời khen, chê của người khác mà thay đổi hành vi của mình. " Đi theo cách của mình, ai nói gì kệ họ" là qui tắc hành động của loại người này.
- Mong muốn cao xa: Người đi kiểu này nói chung rất thông minh. Họ có ý chí tạo dựng sự nghiệp, ước mong cao xa. Nhưng nhược điểm là có lúc quá đề cao vai trò của mình, vì thế mà hay tranh chấp, đặc biệt trong trường hợp họ có lý thì không dễ gì nhường nhịn người khác.
* Đi có tiếng dội: Đi có tiếng dội tức là chân đặt lên đất có tiếng kêu, khi đi ưỡn ngực, bước đi hơi nhanh. Người đi kiểu này có những hàm nghĩa tâm lý và đặc điểm tính cách sau:
- Giàu chí tiến thủ: Loại người này giàu chí tiến thủ. Tính cách giống như bước đi, cho người khác thấy rõ bản thân, họ thường không dấu giếm khuyết điểm của mình. Làm việc gì cũng đều coi trọng kết hợp giữa lý trí và tình cảm.
- Đầu óc tản mạn: Người đi kiểu này, có một số người tinh thần tản mạn. Tuy trong lòng ôm ấp chí lớn, nhưng không chủ động tiến thoái mà thường có thái độ "đã thế thì đành sống thế".
* Dáng đi thẳng: Dáng đi thẳng tức là khi đi chân và tay song song nhau, người không lắc đảo, gây cho người khác cảm giác họ có tác phong nho nhã. Người đi kiểu này có tính cách hướng nội điển hình. Nói chung loại người này nhút nhát, bảo thủ, thiếu ý chí rộng lớn. Điều đáng nói là gặp việc họ thường bình tĩnh, không dễ cáu giận. Cho nên họ giao tiếp tốt với người khác.
* Dáng xung phong: Thông qua tên gọi chúng ta cũng có thể tưởng tượng được dáng đi tiên phong là: bước chân nhanh, không lùi, cho dù chỗ chen chúc đông người hay chỗ yên tĩnh, vắng lặng. Loại người này khẳng định có tính cách nóng vội. Họ thẳng thắn, bộc bạch, thích giao kết bạn bè, ham nói chuyện, tuy nhiên tính cách nóng vội. Điều khiến người khác yên tâm là họ không làm sai lời hẹn.
* Dáng đi song song: Dáng đi song song tức là chân bước chậm, giống như sợ trước mặt có hố sâu bất ngờ. Loại người này tính cách khá nhu nhược. Khi gặp việc thường đo trước đắn sau. Nhưng loại người này có cái tốt là nặng về tình cảm, có thể chọn làm bạn.
* Dáng vừa đi vừa xem: Vừa đi vừa xem tức là dáng đi chậm chạp, thỉnh thoảng nhìn sang phải, ngó sang trái. Người đi kiểu này có hàm nghĩa tâm lý và đặc điểm tính cách sau:
- Không có chí lớn: Loại người này điển hình là không có chí lớn. Họ thích sống đơn độc. Đặc điểm nổi bật của họ là không thích giao tiếp bạn bè, hiệu suất công tác thấp.
- Ngưỡng mộ hư vinh: Trong cuộc sống hiện thực, loại người này thường hay ngưỡng mộ những điều xa xôi, không làm việc một cách chắc chắn, thực sự. Tuy họ có tính hiếu kỳ, nhưng đáng tiếc là không có tính kiên nhẫn, thiếu ý chí bền bỉ. Loại người này trong cuộc sống ít thành công.
* Đi treo chân: Đi treo chân tức là đi như nhảy, hầu như gót chân không chạm đất. Người đi kiểu này có đặc trưng hàm nghĩa tâm lý sau:
- Làm việc không chắc chắn: Tính cách loại người này giống như tư thế đi : trôi nổi, không có lực. Làm việc không chắc chắn. Tuy trong cuộc sống họ gặp được dịp tốt nhưng đều bỏ lỡ trong sự vội vàng, cập rập.
- Tính tình không ổn định: Loại người đi như thế thường là người rất thông minh, nhưng ý chí bạc nhược, tính tình không ổn định. Họ thường làm việc đầu voi đuôi chuột một cách không tự giác, vì vậy dễ mất tín nhiệm đối với người khác.
* Dáng đi lay người: Tư thế đi lay động, lắc lư như cây liễu gặp gió, trong mệnh tướng học cổ gọi là "rắn bò". Tư thế đi này có những đặc điểm tính cách sau.
- Hay giả vờ: Người đi như thế hay làm vẻ giả vờ. Họ làm việc nói chung không có tinh thần trách nhiệm.
- Độ tin cậy thấp: Người đi kiểu này phần nhiều gian trá. Cho dù là làm việc hay trong giao tiếp đều gây cho người khác cảm giác khó tin cậy. Làm bạn với loại người này phải rất cẩn thận, nếu không dễ bị thiệt
* Dáng đi lang thang: Dáng đi lang thang tức là bước đi thất thểu, lúc lên trước, lúc như lùi về sau. Loại người này thường là người sôi nổi. Đặc trưng tính cách của họ là ý chí bạc nhược, làm việc cẩu thả, vô ý. Tuy họ an phận giữ mình, nhưng cũng có quy tắc nhất định. Tuy tư tưởng đơn giản, nhưng làm việc cũng thường kín đáo.
* Dáng đi chắp tay sau lưng: Người đi kiểu này có hàm nghĩa tâm lý sau:
- Tính cách ôn hoà, hơi có thành tích: Loại người này trong sự nghiệp có những thành đạt nhất định. Nói chung tính cách của họ tương đối ôn hoà. Tư thế đi thể hiện lòng họ như cảm thấy tự mãn và thoải mái sau khi đã đạt được thành tích nào đó.
- Thích làm thầy người khác: Người đi theo tư thế này còn có ý thích làm thầy người khác. Vì dáng đi chắp tay sau lưng thường để lại cho người ta ấn tượng là người tự cao tự đại, loại người này quả thực đúng như thế.
* Dạng đi cúi đầu: Đi cúi đầu tức là khi đi đường đầu hơi cúi xuống, chân bước chậm. Người đi kiểu này có đặc điểm tính cách và tâm lý sau:
- Tính cách hướng nội: Loại người này tính cách hướng nội, ngoài đời thường không chủ động, cho nên ít bạn tri âm.
- Suy nghĩ sâu sắc: Loại người này suy nghĩ chu đáo. Tục ngữ có câu: "Ngửa mặt là bà già, cúi đầu là hảo hán", hảo hán đây chính là loại người này. Nói chung họ không muốn nhìn trực diện vào người khác và cũng không muốn người khác nhìn thấu tâm can mình, cho nên họ thường hay cúi đầu.
* Dáng đi vội vàng: Dáng đi vội vàng tức là khi đi đường chân bước vội vàng, bước chân nặng nhưng không loạn nhịp. Người đi như thế có đặc điểm tính cách cởi mở, bụng thẳng miệng nhanh, có tài nǎng lãnh đạo. Nhưng có lúc vì tính tùy tiện của mình mà làm tổn thương đến người khác.
* Dáng đi tự mãn: Dáng đi tự mãn tức là khi đi đường mặt hơi nâng lên, nhịp tay vung vẩy thoải mái, hai chân hơi cứng, bước đi thận trọng. Người có dáng đi như thế có đặc điểm tự cao tự đại điển hình. Dáng đi đó phản ánh chân thật thế giới nội tâm. Họ muốn thông qua cách đi đó để gây ấn tượng sâu sắc cho người khác.
* Dáng đi như vác nặng: Dáng đi như vác nặng có tư thế điển hình sau: hai vai hơi nhô lên, đầu hơi chúi về phía trước, mắt như nhìn xuống chân. Người đi đường như thế có các đặc điểm tính cách, tâm lý sau.
- Tự ý thức về mình sâu sắc: Loại người này tự ý thức mạnh mẽ. Nói chung họ ngưỡng mộ hư vinh. Ngoài đời họ quá tự tin, hay ǎn to nói lớn, dễ mắc lỗi nên thiếu bạn tri âm.
- Cô độc và đau khổ: Người đi đường với tư thế ấy vì không nhìn thẳng vào cuộc đời cho nên cũng không nhìn thẳng vào mình, thường rơi vào hoàn cảnh cô độc và đau khổ.
* Dáng đi còng lưng: Dáng đi còng lưng điển hình là nửa thân trên hơi hướng về phiá trước, để bảo đảm cho mắt nhìn được xa hơn thì phải ngẩng mặt lên. Người có kiểu đi như thế thường có đặc điểm tính cách và tâm lý sau:
- Không có lý tưởng cao xa: Loại người này nói chung không có lý tưởng rộng lớn, đối với tương lai cũng ít hy vọng, đối với chung quanh thiếu nhận thức tỉnh táo.
- Mơ màng, hồ đồ: Loại người này đối với mọi việc chung quanh thường có thái độ bi quan, thất vọng. Làm việc gì cũng không có kế hoạch chu đáo. Họ thường làm theo cảm tính, suốt ngày sống một cách hồ đồ.
* Đi từ từ chậm chạp: Dáng đi từ từ chậm chạp là tư thế đi : miệng hơi mở, hai tay buông thõng, tuy mắt nhìn phía trước nhưng nhãn thần bất định, tỏ ra rất mơ màng. Người đi như thế thường có đặc điểm tính cách và tâm lý sau.
- Đù đờ như người nộm: Loại người này điển hình là đù đờ không có hồn. Họ thường để lại cho người khác ấn tượng không có sinh khí, thiếu sức sống, đối với mọi việc chung quanh thờ ơ, không quan tâm, đồng thời thiếu khả nǎng ứng phó khi gặp sự biến.
- Có sức mạnh tích tụ: Người đi đường như thế nội tâm tiềm tàng nǎng lượng tích tụ. Có lúc nguồn nǎng lượng này vì một nguyên nhân nào đó mà được giải phóng ra một cách bột phát mạnh mẽ. Nhưng điều không thể hiểu nổi là sau khi bột phát, họ lại trở về trạng thái ban đầu như chưa hề xảy ra việc gì
*Dáng đi điệu đài các: Dáng đi điệu đài các là tư thế đi : hai vai như nhô lên do thở mạnh, nửa thân trên dùng lực gưỡng gạo. Người có dáng đi như thế thường có các đặc điểm tính cách và hàm nghĩa tâm lý sau:
- Bụng dạ hẹp hòi: Khí chất của loại người này thường hẹp hòi, ý chí bạc nhược, muốn sống đơn độc.
- Hư trương thanh thế: Loại người này thường hy vọng dựa vào sức mạnh của người khác hay tập thể để thể hiện mình. Bản thân họ không có bản lĩnh gì đáng kể, nhưng lại muốn núp dưới bóng của người khác mạnh hơn để đạt được mục đích "sói mượn oai hùm".
* Dáng đi quay đầu lại: Điển hình của dáng đi quay đầu lại là lúc đi, không phải quên cái gì, cũng không phải chia tay với người thân, càng không phải như đang tìm một vật gì đó nhưng vẫn thỉnh thoảng quay đầu lại nhìn. Người có kiểu đi này có đặc điểm tính cách và tâm lý sau:
- Lưu luyến quá khứ: Đặc trưng tính cách của loại người này là thường nhớ lại quá khứ. Vì họ luôn nhớ đến từng kỉ niệm xưa nên đi đường hay quay đầu lại.
- Tính cách cố chấp: Loại người này có tính cách cố chấp. Nói chung họ rất khó tiếp thu sự phê bình và chê trách của người khác
(2)_Lý tam ngươn và cơ thể
Bài này chủ ý viết để bổ túc cho bài địa thế và thời cuộc vì lý tam ngươn và con nguoi cũng cùng ý nghĩa bởi địa thế mà tạo nhân sinh còn lý tam ngươn thì tạo thời cuộc. sẽ chia thành nhiều lần mới hết vì bài này hơi dài vì nhiều chi tiết toi sẽ cố viết xuôi ko đứt đoạn để bạn đọc dễ hiểu, kẻ viết mong bạn đọc phê bình.
Nói đến Tam Ngươn thì chúng ta ai cũng biết Thượng Ngươn Trung Ngươn và Hạ Ngươn hay đơn giản là kỳ 1,2 & 3. kỳ 1 là thượng ngươn thuộc phần trên của cơ thể là cái đầu và hai tay còn phần dưới Hạ Bộ "bộ sinh dục"thì thuộc Hạ Ngươn là kỳ 3, phần còn lại là kỳ 2 thuộc Trung Ngươn vùng bụng lên tới ngực. cũng như ta có trên Trời kỳ 1, dưới đất kỳ 2 và biển sâu kỳ 3. kỳ 1 và 2 là chuyện đã qua hoặc chưa tới nên tôi sẽ dùng âm dương lý số cùng tiên tri của đạo giáo hay Tiền nhân mà miêu tả sơ, đương nhiên bạn đọc sẽ như toi chấp nhận dc bởi chỉ dựa theo lý lẽ và âm dương cơ ngẫu mà nói, còn kỳ 3 thì rõ hơn vì có nhiều thứ chứng minh cho lý luận của tôi.
Trước hết bạn đọc phải hiểu âm dương của cơ thể và cửu khiếu là hai lỗ tai hai lỗ mắt hai lỗ mũi, cộng lại là 6 lỗ, còn ba lỗ kia thì lỗ miệng để ăn và hai lỗ tiểu tiện/đại tiện nên tất cả 9 lỗ. bây giờ ta thấy hai lỗ mũi tuy hút lỗ nhưng khi vào nhập một mà chuyển đến phổi, hai mắt tuy nhìn bằng hai con ngươi nhưng cho ta thấy có một hình ảnh, hai lỗ tai thì cũng nghe bằng hai bên nhưng âm thanh thì chỉ có một, cho nên 6 lỗ trên nhưng chỉ có ba phần còn miệng thì nuốt hai thứ lỏng và đặc nhập lại rồi khi ra thì phân chia hai thứ rõ rệt là hơi địt và phân, lỗ kia thì nước tiểu và tinh trùng và từ đây chúng ta biết trên đầu là cái thế nhập hai thành một, nhưng bên dưới thì một chia thành hai, rõ hơn thì ở trên tuy hai lại là một còn dưới tuy một lại là hai nghĩa là trong âm có dương - trong dương có âm. trong dịch số thì chẵn là âm còn lẻ là dương. rồi thì theo kinh dịch bạn đọc chắc cũng biết qủe Địa Thiên Thái có sáu hào ba trên thuộc qủe địa/khôn ba dưới thuộc càn/thiên vì qủe địa có ba hào sáu gạch ứng với cái phần trên đầu, còn qủe càn thì ba hào ba gạch ứng với phần dưới, chắc bạn đọc tạm hiểu dc lý âm dương trong cơ thể.
tại sao cơ thể chia ba phần như ngón tay có ba đốt tay chân đều chia ba phần gấp lại như cái thang, bạn cũng biết qủe dịch có ba hào và tôn giáo nào cũng nói ba cái như ba ngôi của thiên chúa hay tam bảo của phật giáo v.v...! nếu có dịp duyên khởi toi xin đưa ra cái nhìn của toi hầu bạn đọc nhưng vì nó thuộc cơ tác tạo của Hóa Công và Thái Ất Huyền Số nên phải nhờ duyên thì toi sẽ viết hầu bạn đọc.
Bây giờ nhắc lại chuyện thượng ngươn & hạ ngươn vì hai lẽ âm dương khó phân còn trung ngươn gồm đủ cả hai. chúng ta có thể kết luận theo thế cái đầu và phần nạp ngoại chủng mà đưa ra kết quả, đó là đầu hít hơi nên nhẹ nhàng và thanh thoát ko như hạ bộ, hơn nữa đầu lấy hai nhập thành một thì theo lý là kết hợp chứ không phân chia như dưới hạ bộ. chỉ hai cái điều này chúng ta có thể thấy đời thượng ngươn ko chiến tranh vì ko phân chia ko sát sinh vì ko có cần nhục thể mà chỉ cần khí Tự Nhiên, còn lý do khác là chúng ta chắc cũng nhiều nguoi biết khoa họa nguyên tử có hai thứ gọi là "fission và fusion" cái là nguyên tử tự nhiên sảy ra trong tâm những ngôi sao & hành tinh như địa cầu thì hợp hai yếu tố thành một, còn cái kia là nguyên tử nhân tạo là do con nguoi làm ra để chế bom thì phân chia mass thành hai phần, dựa vào những cái dẫn chứng này chúng ta có thể hiểu dc tại sao tiền nhân có thể hiểu thời hạ ngươn con nguoi có bom nguyên tử. và cũng có thể thấy ky 1 là thời kỳ rất mực theo lẽ tự nhiên nên vạn vật an lạc và ko lo âu bởi lẽ khi ăn đồ cứng dạ dầy phải làm việc cật lực nên cũng có thể hiểu thời nay chúng ta kiếm sống ko phải dễ. đầu thì ko cho ra chất thải khó ngửi như phân/n.t hạ bộ thì giống như cái súng hay cây đại bác mà phun ra đồ khó ngửi nên chuyện ngày nay chiến tranh giết chóc là như định sẵn. cũng như trên đã nói hạ ngươn = biển nên nguoi hạ ngươn chế ra kiếng y như vảy cá, hơn nữa cá ở dưới nước lúc nào cũng dương gai lo sợ bị cá lớn ăn thịt nhưng lạ thay hầu hết đều bị cá khác nuốt chửng ít con vật dưới nước mà ăn rong rêu rau, cây cỏ v.v...bởi thế nguoi đời hạ ngươn luôn hung bạo làm chính lúc nào cũng cho sự bảo vệ là quan trọng rất sợ chết, và chế tạo nhiều vũ khí như loài cá dưới nước mọc nhiều gai, nhưng rốt cuộc thì thần chết cũng gõ cửa it ai thoát. chúng ta dùng chữ phân để chỉ cho cái thứ chui ra từ hai lỗ dưới là vì nó phân hai rõ ràng mà theo lý phân chia là chuyện xấu như chia vợ rẽ chồng hay chia cách tình thân cha mẹ hay con cái đều mang đau khổ ngay cả chuyện bom nguyên tử chúng chẳng phải hôi thúi gì nhưng vì phân chia chúng chỉ có thể tạo ra chết chóc đau đớn cho chúng ta, cũng như đời này chúng ta luôn phân biệt của ta của nguoi rồi tạo muôn chuyện khác nhau. cho nên chúng ta muốn về thượng ngươn thì ko nên có tư tưởng phân chia hay bạo động hoặc châm chích, tóm lại toi chỉ nói sơ thì bạn đọc cũng hiểu và dựa theo lý lẽ mà phát triển tầm nhìn dù thiên dịa hay càn khôn cũng có thể tham thấu dễ dàng...!
rồi nói chuyện cái đầu vì có mắt, mũi và tai chúng ta thấy những thứ hít vào đẩy ra hay nghe ngóng nhìn ngó "intake/output" đều thuộc khí hay đúng hơn là vovi, vô hình hoặc vô cực. còn phần hạ bộ thì là hữu vi ngược với phần trên. nói một cách đơn giản là thượng nguon thì thuộc khí tiên thiên trước Trời Đất Càn Khôn nên là sinh khí hay đúng hơn là tâm hay linh hồn ko thể thấy dc hay nắm bắt dc, bởi ko nắm bắt nên ko có lao tù hay ngục hình vì lý lẽ là ngục hình chỉ có thể có khi toi bắt dc bạn nếu ko bắt dc thì hỏi chế lao ngục mà làm chi. trên thì thuộc Trời nên cái đầu điều khiển mọi thứ của cơ thể từ a-z cho nên những kẻ tu đặng về nơi này sau dù nghiệp còn sót thì khi xuống trần trả nghiệp cũng an lạc và thường dc đầu thai làm vua quan vì hai chữ ni dùng cho kẻ cầm quyền bởi quyền hành từ trên chuyển xuống, ngược lại là kẻ ít đức nhiều nghiệp thì hay sinh làm lính tráng gia nhân nên chuyện đi tiên phong giữa lằn tên mũi đạn gặp nhiều chết chóc thì cũng dễ hiểu...! nếu suy luận rõ thì muôn đời ko hết dc cái biến hóa mong đọc giả tự tìm hiểu thêm, kẻ viết chỉ mong đưa dẫn cho bạn đọc cái nhìn bằng huệ giác rồi từ đó đi xa hơn chứ ko muốn chỉ vẽ hay dậy ai. nếu bạn có chi muốn hỏi hay thấy sai cứ viết mail toi sẽ luận rõ hơn.
Trung Ngươn là thời kỳ 2 hay có thể dịch là gồm hai thời của thượng và hạ gộp lại hoặc ta có thể nói là hai khí đục và trong lẫn lộn tranh giành ảnh hưởng tại sao? như ta thấy hơi thở khi hít vào lên mũi qua đầu rồi xuống phổi sau đó sang tim vào máu để làm chất khí đốt calories/năng lượng. còn thức ăn khi xuống dạ dầy thì vào ruột rồi tan hóa khí chuyển lên tim để nuôi cơ thể hay nhập với khí của hơi thở để đốt hóa khí nóng nuôi cơ thể. nếu bạn là bên phe thức ăn thì bạn nói thức ăn là cái nuôi thân còn phe khí thiên nhiên thì lý luận là ko có khí sao đốt dc mà hóa khí nóng nuôi thân. cũng như trong chuyện chưởng của Kim Dung nói có hai phái luyện kiếm khí & kiếm thế. phần kiếm khí thì vô hình nên chỉ kẻ có thể ngưng tụ thần rồi khí bình mà thu dc nguyên thần nên khi phát ra nó hợp dc với ý nghĩ mà sát địch bởi ý là vô hình tướng nên muốn dùng ý sát địch thì phải có vũ khí vô hình còn kiếm thế thì là do luyện kiếm thuần thục mà sử dụng kiếm linh hoạt rồi dùng nó mà sát địch trong hữu hình là sắt thép cắt đứt thịt da, cả hai thứ đều chỉ là ác nghiệp nhưng chúng ta bàn đến chuyện thời nào có gì và sảy ra những gì nên cũng nên bàn để cho bạn đọc thấy cái ảnh hưởng của nguyên lý vạn vật tương đồng trong mọi lúc mọi nơi. nên thời này hai bên tranh nhau kịch liệt mới đầu thì khí vô hình thắng sau thì hữu hình trội hơn. bạn đọc cũng biết Kim Dung có nói thời giang hồ kiếm khách thì thường là trung nguyên kiếm khách và khi họ luyện khí thì ngồi thiền và luyện khí Đan Điền đến khi hóa hơi nóng chuyển lên trên lan ra tứ chi. và khi muốn phát công thì hít hơi hạ xuống đan điền hóa khí rồi phát công như trời long đất lở v.v... toi chỉ muốn cho bạn đọc thấy cái cách luyện của tiền nhân nhưng nếu chỉ nghe Kim Dung nói mà ko đọc chuyện link giữa tam ngươn và cơ thể chắc bạn khó hiểu ý kim dung nói gì mà chỉ trọng chuyện đấm đá hay chưởng thế. đây chỉ là thời kỳ lúc đầu của Trung ngươn chứ khi sắp chuyển sang hạ ngươn thì chỉ còn vài nguoi biết luyện khí còn kỳ dư thì toàn kiếm thế tức trọng phần bề ngoài hay hữu hình.
vì thời kỳ 2 trung ngươn là tiếp của thượng ngươn nên lúc đầu những kiến thức của phật tiên còn truyền lại nhiều nhưng từ từ sẽ thất truyền rồi thiên hạ chỉ chú trọng đến ngoại công đến khi sang hạ ngươn thì vũ khí làm chủ rồi thịnh dần để đến ngày nay chúng ta thấy cái chi cũng dựa vào vật chất ngay cả mấy đứa Khoa học tự cho là "intelligent never seen before on earth" đúng ra phải dùng óc não mà suy nghĩ nhưng nếu ko có lab hay máy móc chúng cũng như mù đi đêm ko thể biết gì, mà khi tìm hiểu khoa học vô hình thì máy nào chui vào dc khí vô hình mà thử nghiệm ấy vậy mà chúng cho chúng là thực nghiệm còn khoa huyền bí thì hoang tưởng và mê tín. xin cho kẻ viết dc tự phụ một chút bạn đọc thấy toi có cần gởi máy móc cho bạn để chứng minh ko? hay chỉ dùng huệ căn duyên giác của khí Âm Dương và hư vô chi khí làm gốc cộng với lý lẽ của tư duy Trời cho mà phân biệt thị phi luôn tiện sẻ chia cái nhìn đến với mọi nguoi nhưng vẫn có thể chỉ ra dc cái đúng sai của thiên hạ và vạn hữu cũng như quá khứ hiện tại tương lai và hữu hình cũng như vô hình. nói đến vô hình thì toi như là chưa viết nếu có duyên toi sẽ nói đến những cảnh giới khác chung quoanh ta như ma quỉ hay thánh thần v.v...
nói thêm về chuyện hạ ngươn ngày nay chúng ta bị ái dục lôi cuốn mà hầu như ai cũng bị mắc vào, khó mà loại bỏ tâm dục vọng, bởi lẽ thời này do hạ bộ chủ quản nghĩa là Ma/Quỉ vương làm chủ nên chúng có ảnh hưởng lên mọi loài trong thời này hơn nữa vì là thời kỳ sàng sảy nên phải vậy để cho tâm thức dc đứng vững trước nghịch cảnh nếu ko thoát dc thì phải chịu vì còn nợ còn như dù bị dụ dỗ cỡ nào cũng như vách đá chơ ra thì mới thật bỏ dc yêu nghiệt mà lên niết bàn, vì cuối đời hạ ngươn nên những thứ như vũ khí chiến tranh và chết chóc rất nhiều bệnh tật khắp nơi, và nguoi đời bị lệ thuộc máy móc rất nhiều như xe cộ v.v... bởi lẽ hạ ngươn nghĩa là vật chất chủ xướng, rồi thì con nguoi rất thích ăn mặn như muối hay ăn thịt cá, vì lẽ hạ ngươn là con đường đi xuống cũng có nghĩa là biển muối khác với thượng ngươn đi lên là mây tụ thành mưa nước ngọt rơi xuống sinh muôn loài, nên khi ăn thịt cá thì bị nợ nghiệp phải trả luân hồi sao mà lên cho đặng, hơn nữa khi ăn muối thì chúng ta cũng là đi xuống bởi bạn thấy chỉ có nước ngọt sinh cây trái chứ nước mặn thì ko "xin đừng nghĩ rong biển là sinh do nước mặn bởi bạn thấy rong rêu thì chỉ mọc gần bờ càng xa bờ thì càng ít đi và càng gần bờ thì càng nhiều nên cũng nhiều tôm cá vì chúng có cái ăn. lại nữa thiên nhiên là ánh nắng làm cho hơi nước bốc lên nghĩa là nước ngọt và khi tụ thành mưa xuống mới sinh sôi nảy nở cho muôn loài sau đó lại chảy ra biển, thế cho nên nếu bạn muốn cơ thể sinh sống mạnh khoẻ thì phải ăn trái cây mà ít thứ khác ăn chất ngọt mà ít mặn, ăn cái gì ít sát sinh thì mình ít vay nên ko trả nhiều. cũng như ta biết cái hạ bộ là chỗ đi đầu thai có nghĩa là luân chuyển trong biển khổ ái dục rồi bị ma nghiệp che mất linh quoang ko thấy lẽ thật như bạn thấy hiện nay chúng ta có kim dùng chích thuốc rồi thì súng bắn ra đạn v.v.. những thứ này nào khác cái bộ phận sinh dục của ta hay cái nanh chích nọc độc của rắn rít và côn trùng còn súng thì cũng vậy từ trong lỗ chui ra nếu ko phải mê như thuốc gây mê của y khoa thì đạn giết nguoi hoặc phi tên hoả tiễn chỉ gây chết chóc, nếu bạn có đọc khoa học trị bịnh hay gây bịnh thì bạn cũng hiểu nó giúp hay hại.
(3)_Xem tướng
Mười Bước Xem Tướng Coi tướng đàn ông hay đàn bà đều phải có trình tự. Trình tự đó, sách "Thần tướng toàn biên" gọi là Thập quan (mười bước xem) và biết như sau: (Chú ý mục này nói thiên về nam tướng nhiều hơn)
1 - Coi vẻ uy nghi như hổ hạ sơn - bách thú sợ hãi, như chim ưng bay trên trời - cáo thỏ đều kinh. Không dữ tợn mà có uy. Uy nghi là nhờ đôi mắt, lưỡng quyền và thần khí.
2 - Coi dáng dôn trọng và tinh thần, thân như chiếc thuyền chở vạn hộc thóc, cưỡi sóng to tuy bập bềnh mà không lay chuyển. Lúc ngồi, lúc nằm, lức đứng, lúc đi, thần khí linh hoạt, thanh khiết. Ngồi lâu không mê muội, càng ngồi lâu tinh thần càng sảng khoái như mặt trời mọc ở phương Đông ánh sáng chan hoà vào mắt người, như vầng trăng thu vằng vặc. Diệu thần, nhãn thần như mặt trời mặt trăng sáng lạn, tự nhiên khả ái. Nhìn lâu không mờ. Có những tướng trên không đại quý cũng tiểu quý, chẳng giàu tỷ phú thì cũng bậc triệu phú!
3 - Coi đầu tròn, đỉnh dầu trán cao vì đầu là chủ toàn thân, nguồn gốc của tứ chi. Đầu vuông, đỉnh đầu cao là người ở ngôi vị cao tới bậc vua chúa. Trán vuông, đỉnh đầu cao khởi là phụ tá lương thần. Đầu tròn thì giàu có và thọ. Trán rộng thì sang quý. Đầu lệch từ nhỏ truân chuyên. Trán vát thiếu niên hư hao. Trán thấp thì hình khắc và bướng bỉnh.
4 - Thẩm định sự thanh trọc: Thanh hay trọc phải đúng mức, vì Thanh đi quá đà sẽ trở thành hàn. Trọc đi quá đà sẽ trở thành thô và chỉ khi nào có hàn và thô mới coi là xấu. Nếu trong một cá nhân có cả Thanh lẫn Trọc, ta phải tìm xem đó là cách Thanh trung hữu Trọc hay cách Trọc trung hữu Thanh.
5 - Coi Ngũ nhạc Tam đình.
NGŨ NHẠC:
Quyền bên trái là Đông nhạc cần ngay ngắn không thô lộ. Trán là Nam nhạc cần ngay ngắn, không vát, không hãm, không thấp, không thiên tà. Quyền bên phải là Tây nhạc nên đầy đặn, vuông vấnhy tròn trịa, không nên nhọn, lệch, lẹm. Mũi là Trung nhạc nên ngay ngắn, sống mũi trực thượng ấn đường không được vẹo, nhọn, gầy, khúc. Sách tướng viết:
"Ngũ nhạc câu triều quý áp triều ban
(5 nhạc chầu vàp nhau, chức vị đến bậc tể tướng)
Chú ý: Lấy mũi làm chuẩn cho sự chầu.
"Ngũ nhạc thành toàn thì tiền tài tự vượng"
TAM ĐÌNH:
Gồm có trán, đầu và cằm (xem ở trên) đòi hỏi dài ngắn cân xứng.
Sách tướng viết:
"Thượng đình trường thiếu niên mang" (tuổi trẻ vất vả)
"Trung đình trường phúc lộc sương" (có phúc lộc)
"Hạ đình trường lão cát tướng" (tuổi già hưởng thụ)
Nếu tam đình không bình đẳng thì cứ căn cứ ba câu phú đoán trên mà xét.
6 - Coi Ngũ quan, Lục phủ:
A) NGŨ QUAN:
+ Mi (lông mày) là Bảo thọ quan nên thanh cao sơ tú, cong dài, cách mắt hai phân là tốt. Đuôi mày nên chếch lên phía thái dương gọi là "mi phất thiên sương" (coi ảnh Chu Ân Lai thấy rõ). Người nào có bộ lông mày thô đậm, vàng lợt tán laọn, áp xuống mắt thì thuộc tướng hình hại.
+ Mắt là Giám sát quan nên đen trắng rõ ràng (phượng nhãn, tương nhãn, long hổ nhãn, hầu nhãn...). Mắt nên có tinh thần ẩn bên trong chớ lộ ra ngoài, trông thấy vẻ tự nhiên thanh tú hoặc tự nhiên có uy lực. Nếu là mắt rắn, mắt ong, mắt heo thường lộ 4 phía lòng trắng (tứ bạch), hoặc có xích mạch (sợi đỏ) đâm ngang con ngươi, trắng đen lẫn lộn, hoặc thần quang quá lộ, hoặc hôn muội là tướng hung, bại ngu tướng.
+ Tai là Thám thính quan không cứ to nhỏ, chỉ cần luân quách (vành tai ngoài và vành tai trong) phân minh. Tai trắng hơn mặt cực tốt! Thuỷ nhĩ (tai mọng như nước); Thổ nhĩ (tai lớn và dầy); Viên kỳ nhĩ (tai tròn như quân cờ); Điếm não nhĩ (tai áp sát vào đầu, đối diện không thấy); tai cao hơn lông mày, sắc tai hồng nhuận, lỗ tai nhỏ đầu là loại tai tốt tướng. Loại tai chuột mỏng vểnh; tai đuôi tên (nhọn vát); mộc nhĩ (lăn quăn); luân quách phản - đều là tướng xấu!
+ Mũi là Thẩm biện quan nên đầy nở, thẳng cao. Những loại mũi tốt là: Long hổ tị, tài đồng tị (như ống trúc chẻ), thịnh nang tị (mũi như túi đầy); huyền đởm tị (mũi như trái mật treo). Mũi phải đoan chính không vẹo, không thô, không nhỏ mới hay. Những loại mũi xấu là: mũi chó, mũi chim ưng, mũi nhọn như mũi dao, mũi chia khúc, lỗ mũi lộ, mũi hếch, mũi có sống mũi cao lộ cốt gọi là "cô phong tị". Ai có những mũi xấu kể trên đều là bần, khổ, ác, tham, làm cái gì cũng hỏng.
+ Miệng là Xuất nạp quan. Miệng tốt tướng là miệng có đôi môi hồng, răng trắng, nhân trung sâu dài, hình dáng như trăng treo hay là vòng cung. Miệng chữ tứ, miệng vuông to như miệng hùm, miệng hình dáng tựa con thuyền bị lật úp, miệng cá ngão, môi ngắn răng lộ, môi đen, môi mỏng miệng thô đều là tướng xấu. Miệng xấu tất bị mười năm khốn khổ!
LỤC PHỦ:
Lục phủ là gì? Lục phủ là những bộ vị chia ra chi tiết trên trán, lưỡng quyền và cằm. Cụ thể thế nào xin mời đọc sách khác, đoạn này bị thiếu, mong các bác thông cảm! Hihihi
7 - Coi lưng, bụng.
Ngực bằng, đầy, eo tròn, lưng đầy và bụng dưới to hơn, da dẻ mịn màng là tốt. Kỵ lưng thành hố sâu, lưng mỏng, vai so, eo nhỏ (trai thì phải có vai, gái nên vai xuôi, vai nhỏ). Mông cần nở nang, bằng bặn, không nên lớn thô. Bụng nên trễ xuống nghĩa là bụng dưới to. Nếu khoảng trên lớn, khoảng dưới thót là bụng chim sẻ, bụng chó rất xấu.
Sách tướng viết:
"Yêu viên bối hậu phương bảo ngọc đới triều y"
(Eo tròn, lưng dầy thì ăn lộc của triều đình)
"Sậu nhiên bất dị khảng khái quá nhân tất chủ phát đạt phú quý"
(Tính tình khẳng khái, cương nghị hơn người tất sẽ phát đạt phú quý)
Riêng về tướng đàn ông, nên để ý câu sau đây:
"Đầu đại vô dốc, phúc đại vô nang bất thị nông phu, tất thị đổ bác"
(Đầu to mà không có góc cạnh, bụng lớn mà không có ụ nổi, nếu không chân lấm tay bùn thì cũng rạc dài cờ bạc)
Sách tướng viết:
Nam tử eo nhỏ khó lòng có tiền, thêm yểu triết, ngực ưỡn đít cong thì chịu trăm ngàn cay đắng. Nữ tử thì phải chịu phận nô tì.
8 - Coi chân tay.
Tay phải dài, chân phải có bụng chân chứ đừng có sác như que củi, chớ có nổi gân chằng chịt. Bàn tay nên nhiều đường nét lạ, màu sắc hồng nhuận, da thịt mềm mại.
9 - Coi tiếng nói và tâm trạng.
Sách tướng viết:
"Tâm bất chính tất nhãn gian tà".
Muốn nhìn sự việc trong tâm thì coi đôi mắt. Mắt hiền mắt ác biết tâm hiền tâm ác. Mắt nhìn lên thì tâm sự cao thượng, mắt trông xuống thì tâm sự băn khoăn. Mắt chuyển động mà không nói là trong lòng nghi ngờ, lo lắng. Mắt tà thị là loại người "khẩu phật tâm xà", ích kỷ hại nhân. Mắt nhìn thẳng thắn là người trung chính. Mắt ác tâm tất ác, mắt hiền tâm tất từ. Ai dư dả tiền bạc, lòng quảng đại vui sướng đều thấy hiện sắc chôn vàng đỏ ở nơi ngoạ tàm (dưới mắt) và ấn đường. Đàn ông tiếng nói như sấm sét, như chiêng đồng, như tiếng vang trong chum, tiếng dài có âm hưởng thì dù tướng mạo không đẹp lắm cũng có thể phú quý. Người nhỏ tiếng lớn, người lớn tiếng oai vệ, thanh âm xuất tự đan điền đều được hưởng phúc lộc lâu dài. Kẻ bần tiện yểu chiết tiếng nói líu ríu, nhẹ bấc, hoặc tán mạn (không tiếp nối đều đặn) hoặc như thanh la vỡ, trống thủng, tiếng khô khan khó nghe.
Sách tướng viết:
"Phú quý chi thanh xuất ư đan điền
Yểu tiện chi nhân, thanh xuất thiệt đoan."
(Tiếng nói phú quý xuất từ đan điền - xxxxxx dưới bụng trên thận
Người yểu tiện tiếng nói xuất từ đầu lưỡi)
Sách tướng viết:
"Ngôn vị cử nhi sắc tiên biến
Thoại vị tận nhi khí tiên tuyệt
Câu yểu tiện chi nhân"
(Chưa nói mà sắc mặt đã biến đổi, nói chưa hết câu mà như hụt hơi, đều thuộc loại yểu tiện)
10 - Coi hình cục, ngũ hành.
Hình cục là nét chính của nhân thân khả dĩ khái quát thành long hình, hổ hình, hạc hình, ngưu hình hay nôm na là tướng báo, tướng voi, tướng phượng, tướng khỉ đều thuộc loại tướng quý. Như trư hình, cẩu hình, mã hình, thử hình, hồ ly hình đều thuộc loại hung bạo bần bạc tướng.
Ngũ hành là Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ. (tướng qua ngũ hành rất cao diệu không thuộc phạm vi cuốn sách này!)
Xem tướng Mũi
Cái mũi là 1 trong những tướng số quan trọng nhất bởi vì vậy khi coi tướng nếu như thấy cái mũi xấu thì ... khỏi cần coi tiếp cũng được ... Đối với đàn ông mũi biểu tượng về tiền tài còn đối với phụ nữ thì mũi biểu tượng về chuyện chồng con ...
Cái mũi được chia ra làm 2 loại :
1/ Thượng cách gòm có 3 hạng :
- Thiện tướng : 0 cần phải giầu nhưng suốt đời vui sưỚng và khi chết cũng an toàn.
- Quý tướng : Kẻ quý thì dỉ nhiên là giàu nhưng chưa chắc gì la thiện.
- Phú tướng : Mũi cần phải đầy dặn, to lớn và 2 lổ mũi ẩn kín.
Trên đời ta 0 bao giờ thấy có 3 tướng mũi như đã nói trên đi chung. Ta có thể thấy quý dể đi đôi với phú hoặc có thể đi đôi với thiện nhưng phú thì ít đi đôi với thiện.
2/ Hạ cách ta cũng gòm có 3 hạng [ác, tiện và bần] :
- Tướng mũi ác là xấu nhất vì người có tướng mũi ác sẽ chết bất đắc kỳ tử hoặc có thể cả nhà sẽ bị thảm tử.
- Tướng mũi ác 0 nhất định phải kiêm cả bần bởi vì Tướng mũi ác đa số dễ giàu có.
- Tướng mũi bần 0 nhất định phải kiêm cả tiện nhưng ta thường hay thấy tướng bần và tướng tiện rất nhiều còn tướng ác thì ít hơn ..
Mũi nên đầy đặn cao lớn có thịt như trái mật treo, ngay ngắn 0 chênh lệch, 0 thô, 0 nhỏ, nhưng nên nhớ là to lớn nhưng 0 được thô tục thì mới tốt, thì những người này 0 giàu thì cũng sang.
Mũi chó, diều hâu, dao nhọn, gồ ghề, gẫy lỗ mũi hếch, lệch và yếu ớt, sống mũi lộ, cao và cô đơn như ngọn núi là những người phải chịu lao đao, vất vả tâm tính gian tham.
Mũi thẳng, đầu mũi tròn trịa có da thịt thì tính tình nhân từ, bộc trực.
Mũi ngưỡng [hay liếc ] thiên thì vô nhân vô nghĩa .
Mũi nhọn, đầu mùi 0 có thịt thì tính tình sảo trá.
Mũi khoằm như lưởi câu hay mỏ chim ó thì tính tình hiểm độc.
Sống mũi có đốt lộ ra [hay có người gọi là mũi gãy] là vộ chồng lục đục và đôi khi khắc, sát.
Mũi chảy xệ là người mắc chứng ho lao hoặc suyễn và nếu như mũi xệ che khuất nhân trung thì kẻ đó sống 0 quá 40.
Khi xem tướng mũi ta cũng phải nên coi sắc khí của mũi vì mũi cần có quang nhuận da dẻ mịn màng và màu hồng vàng dưới làn da . Mũi 0 được đỏ như kẻ nghiện rượu vì kẻ đó sẽ bị vất vả và mũi đen như tro là kẻ làm cho lắm nhưng vẫn 0 đủ ăn.
4 loại mũi tốt nhất :
1/ Mũi trái mật treo : Đầy đặn, lổ mũi kín và sống mũi cao 0 lộ cốt chạy lên đến sơn căn [giữa 2 con mắt] là kẻ phú quí nhiều may mắn.
2/ Mũi như ống tre : Sống mũi cao thẳng, bóng bẩy, đầu mũi và cành mũi chắc chắn đầy đặn là kẻ phú quí.
3/ Mũi như sư tử : Nở to đầy, lổ mũi kín nhưng 0 được sần sùi là kẻ phú bất quí.
4/ Mũi rồng : Mũi này hiện nay rất ít có người có vì nó gòm lại 3 tướng mũi vừa được nói trên hợp lại mà mũi này thuộc về vua chúa về thời xưa ...
Những tướng mũi xấu :
1/ 2 lổ mũi rộng toác là kẻ nghèo khổ, túng bấn.
2/ Mũi gẫy là kẻ cô độc
3/ Mũi như cái núi là kẻ tự cao tự đại dễ bị ghét nên nghèo khổ.
4/ Mũi chó là thuộc loại mũi gầy lộ sống mũi và hình dung thô tục là loại hèn hạ.
5/ Mũi chim ưng là kẻ gian tà ác tâm.
Khi coi tướng mũi ta cần phải phối hợp với lưỡng quyền vì mũi lớn đẹp mà lưỡng quyền thấp thì 0 được và tướng mũi cần phải đi đồi với tướng mắt bởi vì mũi lớn đẹp mà tướng mắt hỏng thì cho dù có giàu cũng 0 sang được.
(4)_Tướng phá đàn bà
1. Âm hộ suy phong ( Đi tiểu mà phát ra tiếng kêu như tiếng huýt sáo, hoặc ồ ồ như thác nước, hoặc vòi nước )
2. Tiểu âm thần quá dài (…..)
3. Bộ mặt trắng đẹp, nhưng thân thể thì đen và hôi nách
4. Âm hộ vô mao như con nít, và nách không có lông một cách tự nhiên
5. Vô cớ hay thở dài, hay sụt sùi, suýt soa như con nít
6. Trán hối và bóng láng như thoa mỡ
7. Chân tay rất to và thô, bàn chân bằng phẳng như chân vịt
8. Miệng rộng lớn như miệng cá chép, giọng nói khàn khàn hay như tiếng phèng la, hay tiếng như tiếng đàn ông, nói ra rả liên tu bất tận, nước bọt văn tung toé hay sùi bọt hay bên mép , ngũ hay chép miệng, nghiến răng ,
9. Tóc dài quá chân và mắt ốc lồi
10. Khi đại tiên và tiểu tiện mà ào ào ra nhanh một lúc thì xong ngay
11. Đàn bà mà có râu mép rõ ràng
12. Lông tay râm rạp và lông ngực y như đàn ông
13. Đi đứng hiên ngang, đi hai hàng, đi dậm chân thình thịch như nhà binh
14. Nói chuyện hay nhăn mặt nhíu mày, mắt đỏ , mặt xanh hay đỏ
15. Ngũ mỡ mắt hi hí, miệng hả to như đàn ông
16. Ăn ngồm ngoàn, nhai lép chép, ăn như đàn ông
17. Đàn bà mà trán cao rộng, sáng sủa đầy đủ thì thông minh nhớ dai nhưng lận đân. tình duyên, chồng con
18. Đàn bà mà có lưỡng quyền cao rộng, nẫy nỡ là tướng can đảm, có khí khái trượng phu, có khuynh hướng ăn hiếp chồng , cho nên khắc chồng .
19. Đàn bà mà có tiếng nói cao, vang xa, hay trầm hùng, ngân lâu như tiếng chuông thì là tu*ớng khắc phu, dâm loạn, và phá bại .
20. Mũi lệch trơ xương, cong queo, lổ mũi hếch lên, thân mũi ngắn ngũn, tướng khắc hãm và làm tổn thương đến chồng, con .
21. Mắt tròn vo, trắng dã , hở nướu răng, môi vẩu, tai nhỏ xíu, tiếng nói như phèn la bể, đầu to mà thân mình nhỏ, mông lép, mày rậm …. khắc chồng tổn con, về già cô đơn khốn khổ
22. Mặt nhiều tàn nhang, mắt ướt , chủ về háo dâm .
23. Lệ đường hôn ám có gân xanh chạy dài đến ngư vĩ, tính dâm và thích chuyện vụng trộm .
24. Phía dưới mắt có nốt ruồi đen, mắt lúc nào cũng ướt như khóc , tiện dâm
25. Trò chuyện với đàn ông mà hay lè lưỡi liếm mép, hoặc hay nhắm mắt làm duyên, hay thường nhắm mắt trước khi nói … tính thích gian dâm .
26. Miệng rộng, khoé miệng trể xuống, mắt ướt hay đỏ , tiện dâm
27. Mũi quá cao, nhưng lưỡng quyền thấp hảm trơ xương, gọi là Hữu Tỵ vô quyền, tướng rất xấu, sát phu, và cô độc
28. Trán cao, lưỡng quyền nỡ lớn, cằm tròn trịa nhưng mũi tẹt hoặc trơ xương, goi là Quần Sơn vô chủ , tướng rất xấu, sát phu, 3 lần tái giá là ít
29. Trán cao và bóng láng, quyền cao, mắt đào hoa và da mặt hay hay hồng, : sat phu, đa phu, và dâm dật vô tả
(5)_9 nt tướng tốt
1. Đầu viên ngách bình "( Đầu tròn , trán tròn, không gồ ghề , lồi lõm )
2. Cốt tề bì hoạt ( Xương thon chắc, da dẽ min màng )
3. Thần hồng sĩ bạch ( Môi hồng, răng trắng và miệng thơm )
4. Nhãn trường Mi tú ( Mắt dài, lông mày đẹp , có thể nói là Mày Ngài Mắt Phượng ở đây )
5. Chỉ tiêm trường hậu ( Tay dài, ngón tay thon thả búp măng )
6. Thanh thanh như thuỷ ( Tiếng êm ái diu dàng và trong trẻo )
7. Tiếu bất lộ sĩ ( Cười không lộ nướu răng )
8. Hành bộ từ hoãn ngoạn đoan tĩnh ( Đi Đứng nằm ngồi nghiêm trang đoan chính )
9. Thần khí thanh hoà bì phu tế nhuận ( Thần khí sáng suốt, ôn hoà, nói năng rõ ràng , đàng hoàng )
(6)_ĐOÁN TÍNH CÁCH VÀ VẬN SỐ QUA TƯỚNG MŨI.
Mũi giữ vai trò rất quan trọng trên khuôn mặt con người.Dù cho tai mắt miệng có hài hoà đẹp đẽ đến bao nhiêu mà mũi xấu xí lệch lạc thì khuôn mặt cũng xem như bị phá cách.
Thuật xem tuớng truyền thống quan niệm, nếu mũi hanh thông cao thì cơ thể đầy sinh khí, còn nếu mũi lệch lạc thì sự sống cuả con người cũng khó mà ổn định và phát triển được.
TÍNH CÁCH VÀ VẬN SỐ QUA HÌNH DÁNG MŨI
Mũi được phân chia thành 3 khu vực như sau:
-Khu vực sống mũi gồm có Sơn căn ( gốc mũi nằm giữa hai mắt) , Niên thượng và Thọ thượng.
-Khu vực Chuẩn đầu, túc là chóp mũi.
-Khu vực phụ trợ gồm Giản đài và Đinh Úy, là 2 cánh mũi.
Sơn căn ứng với tuổi 41
Tịnh xá ứng với tuổi 42
Quang điện ứng với tuổi 43
Niên thượng ứng với tuổi 44
Thọ thượng ứng với tuổi 45
Quyền kinh ứng với tuổi 46 – 47
Chuẩn đầu ứng với tuổi 48
Giản đài ứng với tuổi 49
Đình úy ứng với tuổi 50
Theo một thuyết về nhân tướng học cuả người Nhật, 3 khu vực trên cuả mũi biểu hiện rất rõ ràng cá tính cuả một người với ý nghĩa như sau:
Khu vực sống mũi: Bao gồm, Sơn căn, Niên thượng và Thượng thọ, biểu hiện về những khả năng tiềm tàng cuả người đó. Tuỳ theo khu vực này rộng hẹp phát triển ra sao mà người này có thể mạnh mẽ hoặc yếu kém.
Khu vực Chuẩn đầu: Biểu hiện cho trí lực cuả một người, có liên quan rất lớn đến sự phát triển cuả trí óc và tinh thần.
Khu vực phụ trợ: Tức là hai cánh mũi ( Giản đài và Đình uý) thể hiện cho năng lực hoạt động cuả một người.
Chúng ta cũng nên biết qua cách thức nhận định chiều dài và độ cao thấp cuả mũi. Một chiếc mũi được gọi là trung bình khi có chiều dài bằng 1/3 chièu dài cuả khuôn mặt. Còn để nhận biết mũi là cao hay thấp thì dùng cách so sánh sự cân đối giưã chiều cao cuả mũi với chiều cao Lưỡng quyền hay chiều cao cuả cằm để nhận biết độ cao thấp.
-Mũi phú quý: Mũi cao, cánh mũi to dày, lỗ mũi rộng , chuẩn đầu tròn đầy.
-Mũi nghèo khó: Lỗ mũi lớn và quá lộ hay hếch lên.
-Mũi đầy đặn, phát triển cả bề cao lẫn chiều rộng, không bị phá cách: Là tướng dại phú qúy, biểu hiện cho người có đầu óc rất thông minh, mưu trí và dũng cảm hơn người. Thêm nữa là tính tình trung thực, giao thiệp rộng nên thường rất phát đạt trong việc kinh doanh.
-Mũi đầy đặn, rộng từ trên xuống dưới Chuẩn đầu khiến Gián đài và Đình úy bị thu hẹp: Người bình thường có thể được giàu sang.
-Mũi đầy đặn, cao và rộng nhưng hơi thiếu bề dài giống như mũi cọp: Biểu hiện cho cá tính thiên về vật chất, ăn to nói lớn, thích danh vọng. Nếu có thêm Đình úy và Giản đài cân xứng thì có thể thành công về đường võ nghiệp hay binh nghiệp.
-Mũi dọc dưà: Biểu hiện cho người có tính tình trung hậu, khoan hoà trong xử thế , thiên về văn chương nghệ thuật nên thường được danh tiếng hơn lợi lộc.
-Diễn viên Lưu Diệc Phi
-Mũi dài nhưng không đầy đặn, bề ngang quá hẹp giống như thân cá kết hợp với phần Niên thượng, Thọ thượng nổi cao: Biểu hiện cho cá tính nhỏ nhen, hay nghi ngờ người khác nên thiếu sự thân thiện, thường khó thành công trong cuộc sống.
-Mũi hẹp ở phần trên nhưng đến Chuẩn đầu thì nở nang quá mức, kéo theo hai canh mũi to: Biểu hiện cho tâm tính hời hợt, thường thích được người khác nịnh hót, sinh kê, vất vả.
-Mũi hẹp và ngắn nhưng riêng phần Niên thượng và Thọ thượng phát triển quá mức, khi đến Chuẩn đầu thì nhỏ lại: Biểu hiện cho cá tính chung thủy nhưng vận số không được giàu sang phú quý, chỉ an nhàn vưà đủ. Nếu Niên thượng, Thọ thượng nở to mà Chuẩn đầu hếch lên để lộ lõ mũi thì vẫn là người biết trọng tình nghĩa nhưng thường vất vả trong sinh kế.
-Mũi thẳng nhưng hẹp, trơ xương giống như mũi cá nhưng khác biệt ở chỗ Đình úy và Gián đài phát triển hếch lên cao làm lộ lỗ mũi: Tướng này biểu hiện cá tính nhỏ nhen, hời hợt, bất cận nhân tình, thường phải tha phương lập nghiệp, vất vả mưu sinh.
-Mũi thẳng nhưng hẹp ở phiá trên, khi đến Chuẩn đầu mới phát triển, lỗ mũi lộ rõ: Biểu hiện tính tình phóng khoáng, thích kết hợp bè bạn, vận số ở mức bình thường nhưng nếu đắc cách với ngũ quan thì có thể hưng vượng hậu vận.
-Mũi gấp khúc nhiều đoạn: Người có tính khí thất thường, kiến thức nông cạn, gặp nhiều nhiều trắc trở trong sự nghiệp. Nếu kết hợp với Lưỡng quyền khuyết hãm thì càng xấu tướng hơn, không đủ tài sức đủ ăn đủ mặc.
-Mũi nhìn khô khốc và xương xẩu: Người có đời sống tình cảm nghèo nàn, gia đình bất hoà.
-Mũi hung ác: Mũi có nhiều nếp ngang dọc, thân mũi cao gầy, lỗ mũi hẹp, Chuẩn đầu nhọn trơ xương.
-Mũi gian trá xảo quyệt: Mũi nhỏ và ngắn, mềm, lỗ mũi hếch. Cánh mũi lệch hoặc cụp xuống như mỏ chim nhiều hâu.
-Mũi quá nhỏ so với Lưỡng quyền và khuôn mặt: Là người nông nổi, trí tuệ có phần hạn chế.
-Mũi ngắn, lỗ mũi quá to và hếch: Người bất chính, tiêu xài hoang phí, không nghĩ tới hậu quả ngày sau.
-Mũi thon nhỏ nhưng Giản đài và Đình uý hơi trễ xuống dưới nhân trung: Biểu hiện cho người có cá tính nhanh nhẹn, thích nhàn nhã chứ không thích làm việc nặng nhọc, cuộc sống đủ ăn chứ không giàu sang.
-Mũi đầu đặn, Chuẩn đầu, Giản đài, Đình uý đều hợp cách nhưng Sơn căn hợp thấp xuống khiến Niên thượng và Thượng thọ nhô cao rõ rệt: Là người được hưởng quý cách, thiên về văn chương nghệ thuật, không giàu sang nhưng tiền bạc đủ dùng. Nếu tướng mũi này kết hợp với Chuẩn đầu nở nang thì có phần thiên về nhục dục
-Sống mũi lệch trái: Mẹ thọ hơn cha
-Sống mũi lệch phải: Cha thọ hơn mẹ
-Sống mũi có nốt ruồi: Sự nghiệp bị gãy đổ nưả chừng
-Sống mũi có gân máu chạy ngang: Người cô độc không ai thân thích khi về già
-Sống mũi lớn nhưng cong vào khiến Chuẩn đầu thấp hẳn xuống: Biểu hiện cho người có tính tình nhân hoà. Nếu kết hợp với Lưỡng quyền tốt thì có thể làm ăn thành công rất đễ dàng. Trường hợp Lưỡng quyền phá cách thì tướng tốt cũng bị giảm sút nhiều, chỉ là người có ăn có mặc vưà đủ mà thôi.
-Sống mũi nhỏ và hẹp: Là người thẳng tính nhưng lại quá cứng rắn, thường hay cố chấp, thiếu kiên nhẫn khi gặp khó khăn.
-Hai cánh mũi lệch lạc không đều: Là biểu hiện song thân có điều không được thọ toàn.
-Lỗ mũi nhỏ hẹp, Gián đài và Đình uý đầy đặn và cân bằng nhau: Biểu hiện cá tính cuả người tham lam hoặc keo kiệt. Hai cánh mũi càng đầy đặn bao nhiêu tức là lỗ mũi càng nhỏ hẹp thì cá tính này càng phát triển và bộc lộ nhiều bấy nhiêu.
-Lỗ mũi rộng , Giản đài và Đình uý xẹp, đường nét không rõ : Biểu hiện cho cá tính cuả người thích nghe lời ngọt ngào , nịnh hót ,tiê xaì phung phí .
-Lỗ muĩ rộng , Giản đaì và Đình uý đầy đặn và cân bằng nhau : Người rất thông minh , trí tuệ . Thích hợp với những công việc dùng đầu óc .
- Phía trên Sơn căn và Ấn đường có ba vết nhăn chạy dọc: Biểu hiện cho người có nhiều suy nghĩ nội tâm , có khả năng tập trung và cân mẫn trong công việc.
-Sơn căn đầy đặn nhưng hẹp: Là người có trí tuệ, tính tình thẳn thắnnhưng có lúc không được rộng rãi, thường làm người khác khó chịu.
- Sơn căn thấp rồi cao dần đến chuẩn đầu thì phát triển rất cao, Giản đaì và Đình uý cũng phát triển lớn theo: Là người có tứơng mũi sư tử, có cá tính mạnh mẽ , có uy lực trong giao tiếp khiến người ta tự nhiên phải kính nể . Thông thường người có loaị muĩ này rất quyết đoán trong công việc , nếu không bị phá cách thì sẽ trở nên đaị phú quý.
- Sơn căn thấp, dần dần lên cao đến chuẩn đầu thì phát triển vượt mức giống như chóp núi: Đây gọi là Cô phong tỵ( mũi cô độc một mình) biểu hiện cho cá tính lương thiện, không thích tranh đua . Đa số những người có tứơng mũi này thích sống nơi cô tịch, lòng vẫn thấy an nhàn thanh tịnh.
(7)_12 cung trong nhân tướng học
Về phương diện mạng vận từ đời nhà Tống trở đi, các sách tướng có lẽ chịu ảnh hưởng của khoa mạng số nên đã chia khuôn mặt thành 12 cung. Mỗi cung tượng trưng cho một lãnh vực của mạng vận phân phối như sau:
Tag: Thuyết,Chính Trung,Tô Lãng Thiên,Kiến Nông Cư Sĩ,CUNG,Cung Điền,Cung Thê Thiếp,Ngược,Cung Phúc,Nguyệt,Thuấn,-CUNG,ví dụ như mắt phượng,xem phần lông mày,đuôi mắt
1. CUNG MẠNG:
Vị trí của nó là khu vực Ấn đường. Ý nghĩa chính của nó là niềm khát vọng tiềm ẩn có thể thựuc hiện đựoc khát vọng đó.
Tuy nhiên trong phép xem tướng, một bộ vị không đủ để quyết đoán, nên phải dựa vào các bộ vị lân cận. Do đó tổng hợp các kiến giải cổ nhân cung Mạng và bộ vị lân cận giúp ta biết được một số yếu tố sau đây:
Nếu Ấn đường tươi sáng thì kẻ đó có số học vấn, tư chất thông tuệ .
Phụ hạ với Ấn đường tươi sáng là cặp mắt sáng sủa hắc bạch phân minh thì dễ giàu sang.
Vẫn với Ấn đường tươi sáng, khu vực trán cũng tốt trong thế phối hợp đắc cách dễ được phú quý song toàn . Ngược lại nếu ấn đường và trán đều thấp, trũng tì kẻ đó khó tránh được cảnh nghèo khổ. Trán vừa có vằn khôgn ra hình dạng nào cả, vừa hẹp lại thêm sợi mày khô vàng là tướng khắc vợ, phải sống xa nơi chôn rau cắt rốn.
2. CUNG QUANG LỘC
Vị trí của cung Quan lộc nằm ngay ở trung tâm điểm của trán. Bộ vị này có biệt danh là Chính Trung. Ý nghĩa chính của cung Quan lộc là cho phép phỏng đoán địa vị, chức nghiệp của cá nhân trong xã hội .
Thời xưa, trong một xả hội quân chủ trọng chức tước, người ta cho kẻ ra làm quan mới thật sự là kẻ có địa vị trong xã hội, nên được hưởng bỏng lộc. Quan lộc là bổng lộc do địa vị xã hội đem lại. Những kẻ làm quan thời xưa phần đông đều có Chính Trung sáng sủa, đầy đặn và rộng .
Theo quan niệm trên, các sách tướng học cổ điển như Ma Y tưứng pháp, Thủy kinh tập, Thần tướng toàn biên đều nhất loạt cho rằng kẻ có Chính Trung sáng sủa tốt đẹp phối hợp với toàn thể trán rộng rãi, Sơn căn cao rộng thì suốt đời làm quan không bao giờ bị rắc rối, trắc trở đến mức phải "đáo tụng đình "Nếu khu vực Chính Trung khuyết hãm, trán hẹp, nếp nhăn của trán hỗn loạn thì hoạn lộ thường hay bắt trắc. Nếu mắt lại tự nhiên không vì bệnh tật mà có những tia máu lan khắp lòng trắng khiến người ngoài có cảm tưởng kà mắt đỏ thì gần như chắc chắn là kẻ đó không chết thảm thì cũng bị tù đầy vì khoan hoạn
Mấy năn gần đây, chịu ảnh hưởng của Nhật -Bản, Một số tác giả đã tìm cách giải thích ý nghĩa của cung Quan Lộc theo đường lối tâm lý học. Hai nhà tướng học đương thời là Tô Lãng Thiên và Kiến Nông Cư Sĩ căn cứ vào các tiến bộ của ngành cốt tướng học cho rằng phần Chính Trung nẩy nở là dấu hiệu bề ngoài của kẻ có tâm hồn thông minh, cao ngạo, thích có địa vị bằng cách nổ lực chứng minh tài ba của mình cho mọi người thấy. Hạng người đó dễ dàng thành công và thành danh trên đường mưu cầu công danh, nhất là thời xưa,Sự tuyển lựa quan lại dựa vào tài năng và đức độ thực sự của chính cá nhân đó như vua Nghiêu chọn ông Thuấn, vua Thuấn chọn ông Vũ vậy .
Phần trung ương của trán không đặc biệt nổi rõ và đẹp nhưng không bị thấp, lõm hoặc tì vết thì cũng có thể xếp vào loại cát tướng. Nếu như cung Quan lộc hẹp ,thấp, có tì vết tự nhiên thì tâm hồn vốn đã không có ý tưởng phấn đấu, ý chí bạc nhược nên khó có thể thành đạt được mộng công danh. Do đó, cổ tướng học đã có lý khi nói rằng Trung Chính khuyết hãm thì Quan lộc chẳng ra gì
3.-CUNG TÀI BẠCH
Toàn thể các bộ vị của Mũi đều được coi như là thuộc cung Tài bạch. Ý nghĩa chung của cung Tài bạch tiền bạc của cải. Theo quan niệm xưa, Mũi tượng trưng cho Thổ Tinh, mà Thổ là đất, nguồn gốc của tài nguyên nên Mũi mới đươc xem là Tài bạch. Tuy vậy, điều này chỉ áp dụng cho nam giới mà thôi. Đối với nữ giới, Mũi là Phu Tinh. xem tướng mũi đàn bà, ngoài một số ý nghĩa khác, người ta còn có thể đoán được của người chồng đương sự nữa .
Ở đây riêng về mặt tài vận, nếu mũi thuộc loại Tiêm -đồng- ty, Huyền- đảm- ty phù hợp thích đáng với Trung chính ngay ngắn. Sáng sủa không khuyết hãm thì có thể đoán là giàu có vĩnh viễn, không bao giờ nghèo khổ. Ngược lại nếu mũi thuộc loại chim ưng, thấp gầy hoặc nhỏ, nhọn, lỗ mũi hếch (ngưỡng-thiên-khổng) thì tài vận khốn quẫn, của cải không bao giờ giữ được.
4.CUNG ĐIỀN TRẠCH :
Việc xác định vị trí của cung Điền trạch hiện nay là có hai thuyết:
a. Thuyết thứ nhất: Các sách tướng cổ như Sử quảng hải, Ma Y tướng pháp, Thần tướng toàn biên, Thủy kính tập và gần đây là tào Trấn Hải, tác giả cuốn Mạng tướng giảng tọa, cho rằng vị trí của Cung Điền trạch là cặp Mắt . Kẻ mắt mờ, khô và không có nhiều tia máu không mong gì có ruộng vườn hoặc có thừa kế được di sản thì củng phá tán cho kỳ hết, về già tay không. Nếu cặp mắt đen lấy, lồng đen, lồng trắng phân minh ( ví dụ như mắt phượng), lông mày cao dễ có số được hưởng di sản hoặc dễ tậu ruộng vườn. Mắt lớn và lộ dễ khuynh gia bại sản.
b. Thuyết thứ hai: Một số tác giả hiện tại như Tô Lãng Thiên trong sách Nhân tướng học đồ giải và Khuyết Nông Cư Si trong sách quan nhân thuộc loại cho rằng vị trí đích thực của cung Điền trạch là khoảng từ bờ trên cặp mắt tới bia dưới của cặp chân mày. Sự tốt xấu của cung Điền trạch biến thiên đồng chiều với sự tốt xấu của khu vực kể trên. Kẻ có Cung Điền trạch rộng rãi, sáng sủa là có rất nhiều triển vọng được hưởng di sản của tiền nhân.Trái lại, khu vực của Cung Điền trạch hẹp thì kẻ đó nếu có ruộng vườn là chính công lao của đương sự chứ không có mấy triển vọng trở thành điền chủ nhờ phúc ấm hoặc tặng giữ của tha nhân.
Riêng Kiến Nông Cư Sỉ còn viết thêm rằng khu vực cung Điền trạch còn cho ta biết được một phần cá tính con người nữa. Khu vực này cao rộng thì kẻ đó có tư tưởng bảo thủ, không ưa thích các sự thay đổi sâu rộng trong nếp sống hoặc tập quán. Khu vực này hẹp thì trái lại, nghĩa là kẻ đó tính nóng, thích tranh cải, không ưa gò bó trong khuôn sáo cổ truyền. Do đó, đại đa số những kẻ như vậy đều có óc cấp tiến, không nệ cổ.
5. CUNG HUYNH ĐỆ
Vị trí đích thực của cung huynh đệ là cặp lông mày. ý nghĩa chính của cung này là sự tương quan gia vận giữa anh em. Ngoài ra theo các sach cổ như Ma Y, Thủy kính tập v.v... Còn có thể đoán định được số anh em trai nữa.
Lông mày thanh nghĩa là sợi không lớn, không nhỏ khoảng cách đúng tiêu chuẩn (xem phần lông mày) và dài hơn mắt thì anh em hòa thuận. Lông mày đẹp và mịn, tình nghĩa anh em đậm đà và thấm thía, lông mày giống mặt trăng non thì trong số anh em có người nổi tiếng với đời. Ngược lại, nếu lông mày thô, chiều dài quá ngắn là điềm anh em ly tán. Sợi lông mày thô mịn xen kẽ nhau hoặc đuôi lông mày phải và trái cao thấp, dài ngắn khác nhau là kẻ có anh dị nghị. Sợi lông mày ở hai đầu lông mày giao nhau và sắc lại vàng, thưa thớt và ngắn là số có anh em hoặc chính bản thân chết ở xa nhà. sợi lông mày mọc ngược lên và xoắn nhau là số anh em bất hòa.
Riêng về quan điểm cho là căn cứ vào lông mày mà biết được số anh em trai, gái (thuở xưa , theo quan điểm" Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" chỉ có con trai mới đáng kể), sách Ma Y tướng pháp toàn thư có ghi lại rất đầy đủ và phân biệt ra từng loại lông mày nhưng theo kinh nghiệm hiện tại lý thuyết này không xác thật, nên soạn giả không ghi vào đây.
Tướng củng phải nói thêm là xem Tướng lông mày chỉ quan sát riêng cặp lông mày là đủ, cần phải đặt lông mày vào toàn thể các bộ vị của khuôn mặt trong thế hô-ứng liên- hoàn nhưu tác giả Tôn Đăng đã đề cặp (xem phần phụ luận ở đoạn nói riêng về lông mày trong website này)
6. CUNG TỬ TỨC
Vị trí của cung tử tức là khu vực nằm ngay phía dưới mắt gọi là lệ đường. Cách cấu tạo và màu sắc cho biết một cách khái quát về sự ràng buột giữa đương sự và con cái thấm thiết hay lõng lẻo phần nào hậu vận của con cái triển vọng có con hay tuyệt tự.
Về mặt liên hệ đến mạng vận của con cái, nếu Lệ đường đầy đủ, tươi hồng thì con cái được thừa hưởng phúc lộc tự nhiên, có cơ hội làm vinh hiển tổ tông. Trái lại lệ đường mà sâu hỏm, màu sắc thô sạm là biểu hiện con cái không ra gì, cha cọp sinh con chó. Nếu Lệ đường mà sâu hỏm, khí sắc lại có các vết sẹo hoặc bị tật bẩm sinh là số tuyệt tự hoặc có con thì khi già cũng thành cô đơn.
Một vài tác giả cổ điển còn đi xa hơn nữa là phân biệt lệ đường bên phải ứng với con gái, bên trái ứng với con trai, muốn biết một cách khá chính sát phải xem tướng luôn cả khu vực lệ đường của người vợ nữa.
7.- CUNG NÔ BỘC
Vị trí đích thực của cung Nô Bộc là khu vực Địa các, nhưng trong thực tế nó bao gồm phần lớn Hạ đình, từ khóe miệng xuống đến tận cằm. Ý nghĩa tổng quát của cung Nô bộc là sự hỗ trợ giữa cá nhân với các người quen biết hoặc giúp việc .
Khu vực Địa các đầy đặn cân xứng là số có nhiều người quen biết có tài năng giúp đỡ, đối với tha nhân, đương số là kẻ có uy lực và có khả năng điều động người khác. Khu vực Địa các lệch hãm, nhỏ, nhọn là kẻ có số hay bị tiểu nhân ghen ghét ,kẻ giúp việt không hết lòng, có giúp người tận tình thì trung cuộc cũng mang lấy sự oán trách. Nếu khu vực Địa các có vết hằn, nứt tự nhiên là số có kẻ giúp việt hay thuộc cấp không ra gì, dễ dàng trở mặt đối với mình .
8.- CUNG THÊ THIẾP
Cung Thê Thiếp ở về phía hai đuôi mắt, khu vực này có tên riêng là Gian môn Cung Thê Thiếp cho ta biết sơ qua về sự liên hệ vợ chồng, sự hạnh phúc trong vấn đề lứa đôi và tình duyên sớm muộn.
Gian môn đầy đặn và không bị các vạch ngang dọc làm thành khuyết hãm là kẻ thân thể khang kiện, tình dục mạnh mẽ, cho nên trong đời sống vợ chồng dễ có hạnh phúc vật chất. Nếu bộ vị đó quá nẩy nở, bất kể trai hay gái thì vì tình dục quá mạnh khiến kẻ phối ngẫu trung bình khó có thể thỏa mãn được nhu cầu tình dục. Trái lại khu vực Gian Môn quá thấp hoặc hõm (tương đối so với sự mập hay gầy của toàn thể khuôn mặt)thì kẻ đó có tính dăm dục ngấm ngầm .
9.-CUNG TẬT ÁCH
Nằm ở khu vực sống mũi (bao gồm Sơn căn, Niên Thượng, Thọ thượng) cung Tật ách cho ta biết khái quát về sự khỏe mạnh hay suy kém của đương sự .
Nếu khu vực Sơn căn cao và hai bộ vị kế tiếp ngay ngắn, nẩy nở và thẳng xuôi đó là biểu hiện của kẻ được trời phú có sức chịu đựng bệnh tật, rất dẻo dai, có thể bị lâm nguy, nhưng không chết vì bạo bệnh. hơn nữa kẻ đó ít bị bệnh tật .
Khu vực sống mũi thấp, lệch, dễ bị bệnh và nếu kiêm thêm cả các vết hằn tự nhiên thì có thể quyết đoán là quanh năm bệnh tật liên miên, khó có thể trường thọ. Nếu tự nhiên khu vực cung Tật ách bị xạm đen thì đó là điềm báo trước bị trọng bệnh. Nếu các bộ vị quan trọng khác như Ấn đường, lông mày, cặp mắt đều ám đen thì có thể chết vì bạo bệnh trong một tương lai gần.
10. CUNG THIÊN DI
Vị trí của cung Thiên Di ở hai bên phía trên của góc trán ) trong thuật ngữ của nhân tướng học, khu vực này được gọi là dịch mã). Ý nghĩa chính của cung thiên Di là sự di chuyển, giao tiếp với các tha nhân không phải là thân quyên của mình. tuy nói góc trán phía trên
nhưng cả khu vực lân cận cũng đều được coi trọng. Nếu khu vực Dịch mã và kế phía dưới đó là Thiên thương đầy đặn, cân xứng và sáng sủa thì đi xa làm ăn có lợi, được ngoại nhân giúp đỡ. Nếu khu vực Ngư vĩ (đuôi mắt) tươi đẹp thì đến già vẫn có triển vọng ngao du xa nhà một cách hanh thông. Nếu khu vực dịch mã lõm, lệch thì suốt đời đi xa chỉ chuốt lấy thất bại, người ngoài hờ hững. Nếu bộ phận trán và địa các lệch lạc, không cân xứng thì do ở chổ ngay từ căn bản Dịch mã bị mất thăng bằng, nên kẻ đó suốt đời long đong, không yên chổ.
11. CUNG PHÚC ĐỨC:
Hiện nay theo chổ hiểu biết của soạn gỉa thì có hai thuyết trái ngược về cả vị trí lẫn ý nghĩa.
a. Thuyết thứ nhất: Được các sách cổ điển về tướng học như Ma Y thần tướng toàn biên, Thủy kinh tập và gần đây như Nghiên Nông Cư Sĩ trong sách Quan nhân tử vi của cung phúc đức nằm ở hai bên má chạy dài từ thiên thương xuống đén tận cùng của khuôn mặt. Về ý nghĩa, cung Phúc đức cho phép dự đoán hy vọng về công danh, phú quý (do các bộ vị khác thể hiện) có thể có nhiều xác suất thành tựu trong thực tế hay không . căn cứ vào kinh nghiệm của cổ nhân thì nếu các cung khác tốt mà cung phúc đức xấu thì sự thành tựu thực tế của cá nhân dó bị suy giảm hẳn hoặc mất đi. Ngược lại nếu Cung Phúc đức tốt, các cung kia xấu thì sự xấu đó có thể nguy hại rất nhiều.Cung Phúc đức đầy đặn, cân xứng (trong ý nghĩa là cả hai bên phải , trái không mất quân bình quá rõ rệt), khí sắc tươi tắn thì chủ về phú quý dễ thành. Cằm tròn, trán hẹp, thuở thiếu niên gặp nhiều vất vả, trán rộng tốt mà cằm nhọn hẹp thì về giá lận đận. Nếu các bộ vị chủ về các cung khác không mấy tốt đẹp, nhưng cũng không xấu lắm mà được mày cao, mắt sáng thì vận số bình thường. Trái lại, vẫn trường hợp trên mà chân lông mày ăn lan xuống tận bờ mắt, tai có luân quách đảo ngược vị trí mà không thuộc loại Hỏa hình nhân thì đối với kẻ đó chẳng nên đề cặp đến chuyện phúc đức làm gì vô ích.
b)Thuyết thứ hai: Thuyết này mới được đưa ra trong mấy năm nay do hai nhà tướng học hiện tại là Tô Lãng Thiên và Kiến Nông Cư Sĩ chủ xướng. Theo hai vị trên. vị trí của cung Phúc đức nằm ở phía trên phần cuối của cặp lông mày, giới hạn phía dưới là chân mày, phía trên vào khoảng trên dưới một phần tay. Ý nghĩa chính của nó là cho phép ta đón được sự may rủi có tính cách bất định của tài vận (tùy theo sự thay đổi của cách cấu tạo và khí sắc của khu vực trên, thời gian dự đón có thể lâu hay mau trước khi sự kiện xảy ra. Bộ phận kể trên có thịt, sắc thái thanh khiết được coi là điểm tốt cho việc mưu cầu tài lộc. Ngược lại, có thể nói kẻ đó ít hy vọng giàu có. Bộ phận chỉ vị trí cung phúc đức bị vằn hoặc sẹo tự nhiên hoặc nốt rùi thì phải giải thích là rủi nhiều hơn may trong khi phối hợp với các cung khác để luận đoán các hung.
12. CUNG TƯỚNG MẠO :
Vị trí là toàn bộ khuôn mặt bao gồm tất cả mọi bộ vị, toàn thể các cung phối hợp lại. Về điểm này, Cung tướng mạo cho ta một khái niệm khái quát về những nét trội yếu nhất của một cá nhân và tùy theo điểm trội yếu đó liên quan tới cung nào trong số 11 cung kể trên, ta sẽ biết được chiều hướng chính về mạng vận của kẻ đó sẽ đi về đâu và theo duổi hoạt động nào thì khả dĩ có nhiều triển vọng thành tựu nhất. Trở về các nguyên tắc căn bản của phép xem tướng (coi phần: 10 nguyên tắc căn bản cổ điển của phép xem tướng). Nhưng ở đây xét riêng về mặt các cung chúng ta chỉ cần định sự phối hợp Tam đình, Ngũ nhạc, Ngũ quan có cân xứng không mà thôi.
Riêng về phần Phụ Mẫu, tướng học không xếp chung một cung. Muốn biết về cha mẹ sách Ma Y tướng pháp toàn thư khuyên ta nên quan sát phần Nhật và Nguyệt giác "Hai khu vực này cao nổi, sáng một cách thanh khiết tự nhiên thì cha mẹ trường thọ, khỏe mạnh. Ngược lại cha mẹ thường hay đau yếu (hoặc mất sớm nếu thấp hãm và có ám khí tự nhiên và kéo dài từ lúc sơ sinh ). Nhật giác mà thấp hơn Nguyệt giác thì cha mất trước mẹ. Trường hợp ngược lại thì mẹ mất trước cha. Ngoài hai vị giác ra cần phải quan sát cả vị thế cân xứng của hai lông mày nữa (vẫn theo nguên tắc: lông mày trái chỉ cha, lông mày phải chỉ mẹ) cả hai cùng một chiều hướng ý nghĩa với hai giác. chỉ khi nào hai lông mày và hai khu vực Nhật và Nguyệt giác phù hợp nhau, sự dự đoán mới tạm gọi là chính xác trong phạm vi của cung phụ mẫu. Hơn nữa, việc dự đoán các hung của cha mẹ cũng phải đạt trong phạm vi tổng quát của cung Phúc đức và nhất là cung tướng mạo .
Nhật giác là góc trán bên trái phía trên, Nguyệt giác là góc trán bên phải. Đôi khi người ta còn gọi Nhật giác là Tả giác . Nguyệt giác là Hữu giác.
(8)_TỔNG QUÁT VỀ KHUÔN MẶT
Nguyên tắt coi tướng khuôn mặt trước tiên là phải quan sát một cách tổng quát để có ý niệm sơ khởi về sự cân xứng chung về hình thể rồi sau đó mới đi sau vào chi tiết của từng nét tướng khác nhỏ hơn. Thông thường, người ta thường gặp các danh xưng tổng quát sau đây khi đề cập đến tướng khuôn mặt.
Tam Đình
Ngũ Nhạc
Lục Phủ
Tứ Đậu
Ngũ Quan
Quan sát Tam Đình, Ngũ Nhạc, Lục Phủ ta biết được một cách khái quát sự phối trí của khuôn mặt có cân xứng, thích đáng hay không. Tứ Đậu, Ngũ Quan sẽ giúp ta biết rõ từng nét tướng lồng trong khung cảnh chung của khuôn mặt. Sau đó muốn chi tiết hơn nữa ta thêm vào từng nét tướng để phân qua trọng (tất cả các nét được nói trên gọi là bộ vị trọng yếu )
Muốn biết về những biến cố xảy ra cho cuộc đời của một cá nhân liên quan đến nhiều lĩnh vực sinh hoạt : tật bệnh, tài lộc, anh em, vợ con v.v..ta dựa vào một số bộ vị (hoặc riêng rẽ, hoặc liên kết một số bộ vị ) đặc biệt gọi riêng là các cung .
Vì Ngũ Quan có vai trò cực kỳ trọng yếu trong tướng học, nên sau khi khảo sát sơ lược, ta cần đi sau vào từng chi tiết đặc thù, nên phần đó được tách thành 5 chương riêng. Do đó chương này đặc trọng tâm vào việc giới thiêu tổng quát về toàn thể khuôn mặt xuyên qua các tiết mục sau đây:
TAM ĐÌNH
1- VỊ TRÍ CỦA TAM ĐÌNH
Tướng học Á Đông chia khuôn mặt thành 3 phần : Thượng Đình, Trung Đình và Hạ Đình.
Thượng Đình: Từ chân tóc đến khoảng giữ 2 đầu lông mày. Trong các bộ vị của Thượng đình quan trọng nhất là Trán.
Trung Đình : từ khoảng giữa 2 đầu lông mày đến dưới 2 cánh mũi. Các bộ phận quan trọng của Trung Đình là: Mũi, cặp Mắt , Lưỡng Quyền , 2 tai và 2 Lông Mày. Nhưng trong các sách tướng, người ta trú trọng nhiều nhất là bộ phận trung ương là Mũi.
Hạ Đình : Phần còn lại của khuôn mặt tức là phần từ phía dưới 2 cánh mũi đến cằm.
2- Ý NGHĨA CỦA TAM ĐÌNH
Tam Đình có 2 ý nghĩa tổng quát về vận mạng và về khả năng.
a. Về mặt mạng vận:
Theo quan niệm siêu hình của người xưa thì tam đình tượng trưng cho tam tài( 3 thể trọng yếu nhất trong vạn vật) là THIÊN, ĐỊA, NHÂN
Trán thuôc Thiên Đình, tượng trưng cho Trời, trời càng cao, rộng, tươi càng tốt cho nên người ta lấy sự kiện trán cao, rộng và tươi làm quí. Nói chung phần đông kẻ nào có 3 điều kiện này thuộc loại quí tướng, sơ vận suông sẻ .
Bộ vị quan trọng nhất của Trung Đình là Mũi , tượng trưng cho Người. Cơ cấu con người có rộng, dài và cân xứng ,mới tốt, nên mũi cần phải ngay thẳng hoặc tròn trịa, và phải đều đặn cân xứng.
Kẻ hội đủ điều kiện trên được gọi là " hữu nhân giả thọ"có triển vọng sống lâu trung vận gặp nhiều hanh thôgn hơn người thường .
Cuối cùng là phần Hạ Đình tượng trưng cho Đất và bộ vị quan trọng nhất là cằm. Vì đất cần phải đầy đặn, vuông vứt mới tốt nên quan niệm cổ điển đòi hỏi, cằm phải vuông, đầy, chủ về hậu vận sung túc.
Nói chung, trong quan điểm tướng học Á - Đông, Thượng Đình dài mà nẩy nở hoặc vuông mà rộng là triệu chứng quí hiển ; Trung Đình mà ngay thẳng , cao ráo và dáng vẻ thanh tú về trường thọ ; Hạ Đình bằng phẳng đầy đặn không lệch lạc nhất là vuông vứt là điềm báo trước sẽ được hưởng vận số tốt lúc về già.
Nếu Thượng Đình nhọn hẹp hoặc khuyết hãm thì hay bị tai họa , khắc cha mẹ hoặc tính nết ti tiện. Trung Đình mà ngắn hoặc bị lệch, hãm thường là kẻ bất nhân bất nghĩa, kiến thức nông cạn hẹp hòi đồng thời cũng là dấu hiệu hậu vận hao tốn , lênh đênh. Hạ đình dài nhưng hẹp hoặc nhọn hay thiếu bề dày thì điền trạch khiếm khuyết, tuổi già cực khổ .
Nếu Tam Đình cân xứng thì có thể nói tướng mạo của kẻ thượng đẳng. Cho nên tướng thư có nói "Tam đình bình ổn, nhất sinh y thực vô khuy" ngiã là 3 phần của khuôn mặt mà được tương xứng đều hợp, không bị khuyết hãm thì cả đời không phải lo đến cơm áo .
b. Về mặt khả năng:
Một số tướng gia khác, nhất là những người thuộc học phái Nhật Bản không mấy chú trọng đến ý nghĩa vận mạng của Tam Đình mà chỉ căn cứ vào cốt tướng học để tìm khả năng con người. Theo nhận định của họ thì:
- Thượng Đình: biểu dương cho trí lực
- Trung Đình : biểu dương cho khí lực
- Hạ Đình : biểu dương cho hoạt lực
Khi tiền não bộ của con người phát triển, óc làm việc nhiều nên Thượng Đình nẩy nở tạo ra vầng trán rộng và cao.
Khi trung não diệp phát triển rõ rệt và lấn áp các bộ phận khác của não thì Trung Đình nẩy nở rõ rệt nhất: Sự tăng trưởng của trí tuệ nhường chổ quyết định cho sự vận dụng của bắp thịt.
Ngược lại khi não bộ phát triển độc dị thì hạ đình cũng phát triển qua mức và gây ra cảnh Hạ Đình vừa dài vừa rộng lấn lướt các phần kia.
Nếu cả 3 phần đều phát triển cân phân theo thuật ngữ "Tam đình bình ổn " thì con người sẽ quân bình về cả 3 mặt trí lực, động lực và hoạt lực : con người sẽ có nhiều triển vọng thành công về bất cứ lãnh vực gì trong việc mưu sinh hằng ngày. Do đó, cổ tướng học đã rất có lý khi nhận định rằng người có tam đình bình ổn không phải khốn đốn vì cơm ăn áo mặc.
Theo nhà tướng học Tô Lãng Thiên, thượng đình biểu thị vận tiên thiên . Trung đình giúp ta quan sát các trạng thái hoạt động hậu thiên . Còn Hạ đình giúp ta trắc định kết quả khả hữu của các hoạt động của con người( thành hay bại, xấu hay tốt v.v...). Tóm lại :
Thượng đình cho biết những dữ kiện thiên phú của con người như trí thức, nghệ thuật , cảm xúc, tinh thần v.v...Nếu trán cao rộng kẻ đó được hưởng sự may mắn tiên thiên, tức là khỏi phải nhọc công sáng tạo . Nếu trán lũng hoặc lệch, hãm là triệu chứng tiên thiên cho biết thời gian ấu thơ bị khốn quẫn về một hay nhiều lãnh vực nào đó, phần trí lực xúc kém .
Trung đình biểu thị cho sự phấn đấu của con người từ thưở thanh niên , có trí khôn đầy đủ tương đối. Phần đáng lưu ý nhất là mũi và lưỡng quyền. Theo tác giả Tô Lãng Thiên , khu vực mũi và lưỡng quyền, ngoài ý nghĩa tiền của, vật chất còn cho ta biết tài năng tháo vác của con người trong cuộc vật lộn để mưu sinh. Nếu Trung đình đầy đặn, cân xứng, mũi thẳng, chép mũi tròn, 2 cánh mũi có thế thì tuy thiên đình bị lồi lõm sơ vận linh dinh cực khổ nhưng nhờ nổ lực cá nhân bổ cứu mà cuối cùng trung vận có thể phấn chấn lên được.
Tóm lại khu vực Trung đình phát triển tốt đẹp có thể bổ túc cho khiếm khuyết trí tuệ tiên thiên. Nhờ sự quan sát khu vực Trung Đình, ta đoán được phần nhận định đối với việc xoay xở định mạng
Hạ định là kết quả tổng hợp của Thượng đình và Trung đình. Việc quan sát khu vực Hạ đình giúp ta có thể đoán được kết quả của việc vận dụng trí tuệ và nổ lực cá nhân.
Hạ đình bao gồm Thực - thương, Lộc - thương, Pháp - lệnh, Cằm và nhân trung biểu thị sự cố gắng lúc tuổi già. Nói rõ hơn thì Lưỡng - Thương bao hàm sự thu nhập , cằm cho biết ảnh hưởng của sự sinh hoạt xã hội đã ảnh hưởng và tạo thành kết quả nơi cá nhân đó ra sao.
Trong lúc xem tướng phải nhìn toàn bộ khu vực Hạ đình để tìm sự nhất quán . Sự phong mãn phải nhất quán thì mới chắc chắn là phúc tướng . Nếu chỉ có hậu não bộ phát triển mà khu vực hạ đình không tương xứng , thì đó chỉ là ước vọng của vật chất khôgn bao giờ thực hiện được. Ngược lại, hậu não bộ không mấy phát triển mà hạ đình sung mãn thì kết quả thực tiễn do nổ lực cá nhân đem lại vượt quá ranh giới của tiên thiên và chứng tỏ sự thành công của cá nhân đó phần lớn là do nổ lực nhân sự mà có, sự may mắn hoặc giúp đỡ của tha nhân đối với hạn tướng này không đóng vai trò đáng kể.
Nhất quán là từ trên xuống dưới, từ trái qua phải đều vững chắc, không lệch lạc
(9)_NGŨ NHẠC
1. VỊ TRÍ CỦA NGŨ NHẠC
Ngũ nhạc là 5 dãy núi lớn trong địa lý học cổ điển Trung - Hoa. Người Tàu có thói quen so sánh mặt người với mặt đất của Trung nguyên nên đã địa lý hóa các bộ vị nổi bật nhất của khuôn mặt thành 5 danh hiệu của 5 dãy núi chính để rồi căn cứ vào hình dág , vị thế liên hoàn của chúng mà đán tương lai, quá khứ của con người .
- Trán tượng trưng cho dãy núi phía nam nên gọi là nam nhạc (tên riêng là Hoành Sơn)
- Cằm tượng trưng cho dãy núi phía bắc nên gọi là Bắc nhạc (tên riêng là Hằng Sơn)
- Quyền trái tượng trưng cho dãy núi phía Đông nên gọi là Đông nhạc (tên riêng là Thái Sơn)
- Quyền phải tượng trưng cho dãy núi phía Tây nên gọi là Tây nhạc ( tên riêng là Hoa Sơn)
- Mũi tượng trưng cho dãy núi chính ở trung ương nên mệnh danh là Trung nhạc (tên riêng là Tung Sơn).
ĐIỀU KIỆN ĐẮC DỤNG CỦA NGŨ NHẠC
Điều kiện tối thiểu của ngũ nhạc là phải có sự TRIỀU CỦNG (đôi khi gọi là TRIỀU QUI) nghĩa là quần tụ theo một thế ỷ dốc liên hoàn , qui về một điểm quan trọng nhất. Theo quan niệm của khoa địa lý phong thủy Á- Đông, sự triều củng khiến cho long mạch (nguyên khí tinh hoa của tạo hóa trong một khu vực nào đó ) có thể phát huy được tất cả uy lực tốt đẹp. Trong Ngũ nhạc , Tung nhạc là chủ yếu, là trung tâm điểm của cả hệ thống nên khí thế của nó phải bao trùm tất cả các nhạc khác . Theo sự qui định của tướng thuật, mũi là trung tâm của khuôn mặt, lại tượng trưng cho phần nhân sự Trong Tam tài nên được gọi là long mạch .
Về phương diện xem tướng, ngũ nhạc tối kỵ ba khuyết điểm sau:
* Quân sơn vô chủ (Bốn núi không có sự triều củng đối với trung ương). Nói khác đi, Tung nhạc bị khuyết, hãm hay quá thấp, quá nhỏ so với các nhạc khác.
* Cô phong vô viện (Ngọn chính giữa qua tốt nổi bật lên một cách trơ trọi không được sự phát triển của các ngọn khác hổ trợ ). Điều này chủ yếu vẫn là mũi. Mũi tốt mà trán, cằm, lưỡng quyền khuyết hãm thì coi là không đáng kể.
* Hữu viện bất tiếp (Có vẻ có sự hổ trợ của các ngọn khác nhưng xét kỹ thì lại không có ). Điều này có nghĩa là một hay nhiều ngọn núi chung quanh bị lệch hay khuyết khiến cho toàn thể liên hoàn hộ ứng của ngũ ngạc bị đổ vỡ.
Phạm vào 3 khuyết điểm nói trên, sách tướng mệnh danh là "long mạch" không có thế, khiến cho "long mạch"không phát huy được . Đôi khi , không những long mạch khong phát huy mà còn có thể trở thành xấu nữa.
3. NHỮNG YẾU TỐ BÙ TRỪ
Phép luận tướng phân tướng người thành 2 loại chính là Nam và Bắc tướng . Nam tướng là tướng người sinh trưởng ở miền nam trung hoa .Tại đây, khí hậu chính là nóng có đặc điểm chính là Hỏa vượng .Nếu Hỏa tinh (trán) hay nói theo từ ngữ ở đây là Nam nhạc là bộ vị chủ yếu hỏa của người phương nam được phát triển hợp tiêu chuẩn thì dẫu các ngon khác có hơi thiếu tiêu chuẩn đôi chút (Miễn là không khuyết hãm ,đặc biệt là Trung nhạc) thì cũng có thể lấy bộ vị chính yếu toàn hảo làm vật hóa giải [24]
Nếu trán của người phương nam không bị thương tổn thì tinh thần và bản thân sự nghiệp hanh thông vượng thịnh. Theo nguyên tắc ngũ hành tương sinh thì Hỏa sinh Thổ (Hỏa chỉ trán, Thổ chỉ mũi) nên nếu Tam nhạc đắc thế thì dù Trung nhạc không hoàn toàn tốt đẹp cũng có thể lướt qua được. Tuy nhiên sự đắc cách của Nam nhạc chỉ phần lớn háo giải các điều bất thường về mạng vận do mũi gây ra mà thôi, nó khôgn hóa giải được tâm địa. Nói khác đi kẻ sinh ở phương nam có trán tốt và mũi xấu vì lệch, thấp thì mạng vận vẫn có thể khá nhưng tâm địa giữ nguyên những khuyết điểm do mũi hoặc các bộ vị khác thuộc Ngũ nhạc gây ra.
Đối với người phương bắc, bộ vị chủ yếu là Địa các mà cằm là chính. Vì bắc phương là chính thổ nên tối kỵ . Thổ tinh (mũi) khuyết hãm. Do đó đối với họ khí mạch của bắc nhạc liên hệ chặc chẽ với khí mạch của Trung nhạc. trung nhạc khuất khúc, nghiêng lệch thì Bắc nhạc có tốt cũng bị thăng giáng thất thường về mạng vận.
Sự tổng hợp tốt nhất trong cổ tướng học thực nghiệm là cách "Thủy, Hỏa thông minh" tức là Bắc phương nhân, ngoài bản vị tốt đẹp toàn hảo, còn được Nam nhạc toàn hảo cộng thêm ngũ quan đoan chính, Nam phương nhân, ngoài Nam nhạc toàn hảo, ngũ quan thanh tú còn được địa các nẩy nở vuông vức và triều củng.
Đông và Tây nhạc (2 quyền) cũng cần phải phối hợp tương xứng với Trung nhạc có thế. Đông và Tây nhạc (đối với đàn ông) cần phải cao nở và mạnh mẽ. Tối kỵ nhỏ, nhọn và lộ xương, lem gốc hoặc cao hơn các bộ vị của Trung nhạc hoặc chỉ được lượng mà hỏng về phẩm.
Tóm lại, ngũ nhạc chỉ đắc thế khi có sự tương phối, triều củng, minh lãng về cả phẩm lẫn lượng, đồng thời Ngũ nhạc còn phải được Tứ đậu (mắt, mũi, tai, miệng) toàn hảo thì mới có thành đại dụng được. trong Ngũ nhạc nếu có một ngọn không hợp cách thì dẫu ngũ quan có tốt cũng khó đại phát.
4. SỰ KHUYẾT HÃM CỦA NGŨ NHẠC:
Ngoài 3 khuyết điểm căn bản kể trên chung cho Ngũ nhạc (quân sơn vô chủ, cô phong vô viện, hữu viện bất tiếp) mỗi Nhạc còn phải có những khuyết điểm sau đây:
* Nam nhạc: Bị coi là khuyết hãm khi mí tóc lởm chởm, tóc mọc quá thấp khiến trán thành thấp, tóc mọc che lấp 2 bên khiến trán thành hẹp, trán có loạn văn như dấu vết bò, xương đầu không đắc cách, xương trán lồi, ấn đường có sát khí, trán có vết hằn một cách bất thường
* Trung nhạc : Bị coi là khuyết hãm khi sơn căn bị gãy, có hằn, mỏng manh ,có nốt ruồi ,sóng mũi bị thương tích thành sẹo, lệch, lồi lên lõm xuống, lỗ mũi bị lộ và hướng lên trên, mũi nhỏ và ngắn, 2 cánh mũi không nổi cao.
Bị coi là khuyết hãm tương đối khi chỉ có mũi rất cao, rất tốt mà bốn bộ phận khác thuộc Ngũ Nhạc quá thường (cô phong vô viện) chủ về nghèo khổ phá tán, thành bại thất thường.
* Đông và Tây Nhạc: Bị coi là hãm khi 2 quyền bị lõm xuống, nhỏ và nhọn, trơ xương, có nhiều vết sẹo hay nốt ruồi tàn nhang rõ rệt, quyền thấp hoặc có diện tích nhỏ mà không có khí thế (không có xương ăn thông sang khu vực tai), lưỡng quyền cao thấp không đều v.v...
* Bắc Nhạc: Bị coi là hãm khí xương quai hàm nhọn, hẹp, cằm lệch, miệng túm, môi dày mỏng không đều, không râu ria, có các nốt ruồi xấu, râu vàng và khô, Nhân trung nông cạn hoặc lệch và mép miệng trề xuống...
Nếu mỗi Nhạc tránh được khuyết điểm cơ hữu kể trên, và nếu cả 5 nhạc triều củng thì goi là ngũ nhạc đắc cách.
(10)_TỨ ĐẬU
1. VỊ TRÍ CỦA TỨ ĐẬU:
Đậu là một từ ngữ Trung Hoa chỉ mương nước, chỉ có nước chảy. Tứ Đậu là 4 dòng nước chảy bao gồm: Giang, Hà, Hoài, Tế.Cả 4 chữ trong ngôn ngữ Trung Hoa in đều có nghĩa chung là dòng sông.
Cũng vẫn cái lối mượn thiên nhiên để ví vào con người cho dể hiểu nên người Tàu, trong lãnh vực diện tướng học, đã địa lý hóa 4 bộ phận: Tai, miệng, mắt, mũi thành ra Giang, Hà, Hoài, Tế.
- Mũi có tên riêng là Tế Đậu
- Mắt có tên riêng là Hoài Đậu
- Miệng có tên riêng là Hà Đậu
- Tai có tên riêng là Giang Đậu
Tại sao 4 bộ phận trên được ví như 4 dòng nước? Sách xưa đã giải thích lối hình dung này như sau:
Nước lúc nào cũng chảy về biển. Bộ óc được ví như biển. Bộ óc là nơi tập trung các tiếp thu của tai, mắt, mũi, miệng như biển gôm nước của 4 dòng sông, cho nên bộ óc được gọi là não hải, còn mắt, mũi, tai, miệng được gọi là Tứ đậu
2.ĐIỀU KIỆN TỐI HẢO CỦA TỨ ĐẬU:
Nước muốn lưu thông dễ dàng thì lòng sông phải sâu, mặt sông phải rộng. Do đó, tướng học đòi hỏi Tứ Đậu phải có những điều kiện sau:
Hà Đậu (miệng) phải vuông vức, lăng giác rõ ràng,lớn, rộng. Nếu như miệng quá hẹp, môi quá mỏng, ví như dòng sông nông cạn,nước khó thông và chảy không tới biển cho nên vãn niên phúc thọ hư ảo
Giang Đậu (tai) cần rộng và sâu, nghĩa là lổ tai phải sâu và rộng, hình thể chắc chắn, đầy đặn, chủ về thông minh, gia nghiệp ổn định.
Hoài Đậu ( mắt) cần phải sâu dài, ánh mắt trong sáng, hình thể thon dài, lòng đen, lòng trắng, phân minh, đồng tử linh động, chủ về thông minh, quí hiếm.
Tế Đậu (mũi) thông suốt, tức là lổ mũi phải kín đáo, đầu mũi phải đầy, sống mũi phải thẳng, khôgn cong, không lồi lõm, hai cánh mũi phải đầy, nở và cân xứng thì cuộc đời sung túc, khôgn lo đói rách.
Ở đây có một điểm rất trọng yếu cần phải lưu ý, đó là Nhân trung (phần lõm sau chạy dài phía dưới chõm mũi tới chính giữa môi trên), vì Nhân trung được coi là mạch chính của Tứ đậu. Nếu Tứ đậu đều minh hiền (tốt và rõ ràng) mà Nhân trung hẹp, mờ, khuất, bị vạch ngang làm cho mất hẳn mỹ quan hoặc trên rộgn dưới hẹp, trên sâu dưới nông, đều có tác dụng làm nghẽn tắc Tứ đậu khiến dòng nước không lưu thông dẽ dàng. Cái đẹp của Tứ đậu vì thế bị giảm thiếu. Cho nên người ta đòi hỏi Nhân trung phải sâu, trên vừ phải, dưới rộng và rõ ràng, dài là vì cớ đó.
Lục phủ (6 phủ) là danh hiệu dùng để chỉ 3 cặp xương ở hai bên mặt (h.2).
Hai khu vực xương nổi cao ở hai bên phía trên ở dưới đuôi chân mày chạy lên sát chổ chân tóc gọi là Thiên thương thượng phủ (h.2/1)
Cặp xương lưỡng quyền thuộc khu vực Trung đình gọi là Quyền cốt Trung phủ (h.2/2)
Hai phần 2bên mang tai tiếp giáp với lưỡng quyền và xuống phía dưới gọi Tai cốt hạ phủ, vì khu vực này thuộc về hạ đình (h.2/3 )
Phủ có nghĩa là cái kho chứa đồ vật của cải ,nên dưới nhãn quan tướng học ,Lục Phủ cho ta biết một cách khái quát về tài vận.Sáu bộ phận đó có xương và thịt cân xứng, đầy đặn thì cũng giống như kho chứa tài sản, chỉ sự sung túc. Sách Nhân luân đại thống phú của Trương Hành Giản đã nói ''Nhất Phủ tựu, thập tải phong phú'' có nghĩa là một Phủ đầy đặn thì giàu có no năm. Thực ra đây chỉ là một câu nói có ý nghĩa tượng trưng chứ không nhất thiết là no răm. Nó chỉ có nghĩa là một Phủ mà đầy đặn thì kẻ đó có khả năng phú túc.
Trong phép quan sát Lục Phủ, phải lấy xương làm điểm chủ yếu : xương nẩy nở đúng cách, mạnh mẽ cân xứng là tốt, khuyết hãm là xấu. Kẻ có Lục Phủ hoàn mỹ là kẻ mà khuôn mặt (bên phải lẩn bên trái)tạo thành một thế nhất quán tức là xương thị chắc chắn vừa phải, thịt không lấn lướt xương, xương không quá nhiều đối với thịt, khi sắc sáng sủa tươi mát
Lục Phủ cũng liên quan đến thời gian thụ hưởng. Thiên thương Thượng Phủ sung mãn tươi tắn tượng trưng cho kẻ được hưởng của của cải tiền nhân lưu lại hoặc được cha mẹ anh chị em chu cấp. Trung Phủ hoàn mỹ, điển hình cho mạng vận cá nhân lúc trung niên tự mình sáng tạo thành sự nghiệp gia sản. Hạ Phủ sung mãn tươi tắn là điềm báo trước, lúc già, sinh kế và gia tài phát triển khả quan .
Thượng Phủ ứng với thiếu niên, Trung Phủ ứng với trung niên và Hạ Phủ ứng với vãn niên . vãn
Nếu Lục Phủ khuyết hãm, hắc ám thì phải giải đoán ngược lại .
( Đây là nói trong trường hợp người không gầy không mập, khỏe mạnh tự nhiên. Nếu quá gầy thì lex tất nhiên xương phải nhiêù hơn thịt. nếu quá mập thì thịt nhiều hơn xương. Trường hợp cần phải lưu ý là người mập mà mặt ốm, Lục Phủ trỏ xương ;người ốm mà mập, Lục Phủ trì trệ.Lúc đó phải coi là Lục Phủ liệt cách .)
(11)_NGŨ QUAN
1.-VỊ TRÍ NGŨ QUAN
Ngũ quan là 5 bộ phận trọng yếu trên khuôn mặt :
- Hai lông mà gọi là Bảo thọ quan
- Cặp mắt gọi là Giám sát quan
- Hai tai gọi là Thám thính quan
-Mũi là Thảm biện quan
- Miệng là Xuất nạp quan .
Cổ tướng kinh bàn về Ngũ quan có câu "Trời lấy ngủ tinh để biểu lộ hình thể ; Đất lấy 5 núi để định khu vực ; người thì dựa vào Ngũ quan để định quý, tiện ,bần ,phú " .Sách Nhân luân đại thống phú bàn về Ngũ quan có câu "Nhất quan thánh, thập niên quý hiến". như vậy, đủ rõ trong tướng học, ngũ quan đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cũng bởi lý do trên mà sách này dành 5 chương đề để chuyên khảo chi tiết từng Quan một QU
2.- ĐIỀU KIỆN TỐI HẢO CỦA NGŨ QUAN
Đối với phép quan sát Ngũ quan ,tướng học có câu sau đây đủ để tóm tắt những điều kiện tổng quát của kẻ có Ngũ quan toàn hảo:"Ngũ quan cần phải Minh lượng và đoan chíng nói về hìng dạng .
Từ ngữ Minh lượng bao gồm :
-Thanh khiết
- Sáng Sủa
-Có thành khí
-Trang nhã
Còn Đoan chính có nghĩa là :
-Ngay thẳng
-Cân xứng và lớn nhỏ thích nghi
-Hình thể rõ ràng (chỗ nào cần đầy thì đầy,mỏng thì phải mỏng;đen trằng phân biệt v.v...tùy theo Quan đó là Mắt, Tai, Mũi, Miệng hay long Mày).
Đó là hai tổng -tắt căn bản trong phương pháp quan sát Ngũ quan .
(12)_13 BÔ VỊ QUAN TRỌNG
Trong phép xem tướng khuôn mặt, người ta chia khuôn mặt thành rất nhiều khu vực nhỏ gọi là bộ vị. Thoạt đầu, theo truyền thuyết thì từ đời Đông-Chu (cách đây khoảng 2500 năm ) khuôn mặt được chia thành 13 bộ vị (h.3).
Đến đời nhà Hán thì người ta tế phân các bộ vị trên thành 120 bộ vị nhỏ hơn. Đời Đường và Tống, tổng số bộ vị trên khuôn mặt là 130. Các nhà tướng học khét tiếng như Nhất Hanh Thiền sư đời đường, Ma Y và Trần Đoàn đời Tống đều ghi lại trong sách tướng của mình con số 130. Đời sau phần lớn đều theo số 130 của Ma Y- Đến hai đời Minh, Thanh con số đó tăng lên 140. Nhưng bất kể 120,130 hay 140 đó chẳng qua điều là những tế phân vụn vặt, nhiều khi dư thừa vô ích. Ta chỉ cần biết 13 bộ vị chính yếu là đủ để quan sát khí sắc, mạng vận kiết hung. Dưới đây là 13 bộ vị trê khuôn mặt :
-Khu vực Thượng Đình : Thiên trung, Thiên đình, Tứ không, Trung chính .
-Khu vực Trung Đình : Ấn đường, sơn căn, Niên thượng, Thọ thượng, Chuẩn đầu.
- Khu vực Hạ đình: Nhân trung, thủy tinh (miệng), Thừa tương, Địa các
Ý NGHĨA CỦA TỪNG BỘ VỊ :
1. Thiên trung: Thiên trung (coi phụ họa h.3) được coi là tốt đẹp nếu đầy đặn, sáng sủa. Trong trường hợp đó thiên trung là dấu hiệu cho biết thuở nhỏ vận tốt, cha mẹ song toàn, thân thể khỏe mạnh. Ngược lại Thiên trung thấp, lõm, lệch lạc trông không có gì khả quan chủ về tuổi ấu thơ không được tốt đẹp, hoàn cảnh sinh sống lúc nhỏ khó khăn chật vật, không được song thân nuôi nấng đúng mức, thiếu tình thương. Nếu như Thiên trung có khí sắc hắc ám, ấn tàng mường tượng như mạch máu ngầm, có gân xanh chạy dài tới Ân đường (ở giữa 2 đầu long mày ), thì đó là triệu chứng trong đời khó thoát tai ương đột ngột, sinh kế phần lớn khó thành.
2. Thiên đình: Là phần giữa trán tiếp liền dưới Thiên trung (thông thường Thiên Đình và Thiên trung chiếm 1/2 bề cao của trán. Do đó, cách quan sát và ý nghĩa tương tự như Thiên trung về mặt mạng vận cá nhân,điều hơi khác là Thiên trung chủ về cha. Thiên đình chủ về mẹ. Nếu Thiên đình khí sắc hắc hám một cách trường cửu thêm vào đó là hình thể khuyết hãm sẽ chủ về cảnh cơ khổ thiếu niên phần lớn do mẹ gây ra hoăc không được quý nhân tương trợ, do đàn bà cản trở.
3. Tư không: Về mạng vận cũng đồng nghĩa với Thiên trung và Thiên đình nhưng thường nặng về ý nghĩa bản thân, trong khi hai bộ vị trên liên quan đến ảnh hưởng tới cha mẹ. trong thực tế khó mà tách biệt được vị trí đích thực của ba bộ vị. Nếu Tư không khuyết hãm hoặc khí sắc xấu xuất hiện thường xuyên, chủ về bản thân hay gặp trắc trở trong công việc, không được phụ huynh hay quý nhân giúp đỡ. Ngược lại Tư không sáng sủa, đầy đặn có khí thế mạnh mẽ thì đó là dấu hiệu bản thân khi hành sự được người trên hổ trợ.
4. Trung đình: đầy đặn, sắc hồng lạt hoặc vàng, trông sáng sủa, chủ về thành đạt sáng sủa,vừa thông minh tài trí, vừa mạnh khỏe, ít tật bệnh hiểm nghèo. Nếu thấp, khuyết: chủ về ngu độn, vô tài cán. Nếu chổ này bị vết hằn ,sẹo tự nhiên thì nốt ruồi thì dể đưa đến bị người ghét bỏ, có tính nóng nảy, ngông cuồng
5.Ấn đường: Đó là khoảng giữa hai đầu lông mày là nơi trung gian giữa trán và gốc mũi. Đối với tướng học Á- Đông cổ điển, bộ vị này rất quan trọng về phương diện mạng vận. Nguyên tắc quan sát từ Ấn đường cũng tương tự như bốn bộ vị vừa kể trên , chủ yếu là lấy sự rộng rãi, nẩy nở là tốt về hình thức, tươi tốt ,hồng nhuận là tốt về thực chất. Tốt cả chất lẫn hình chủ về mưu sự dễ thành. Hẹp hoặc khuyết hãm là xấu. Đặc biệt tối kỵ là hai đầu lông mày không được giao tiếp nhau ở ngay trên Ấn đường tạo thành một vệt đen gần như duy nhất chạy dài từ phía bắt phải sang mắt trái. Kẻ có tướng Ấn đường không mong gì có dịp giàu sang, hèn hạ suốt đời nhọc nhằn. Ấn đường có nốt ruồi ở 2 bên phải và trái chủ về tù tội
Một đặc điểm thường thấy ở những người từ tuổi thanh niên trở đi là Ấn đường có vết hằng chạy từ 2 bên đầu long mày lên phía tráng. Sự kiện cũng được sách tướng nghiên cứu tường tận và đưa đến vài nhận xét sau đây:
a. Ngay chính giữa Ấn đường có một vết sâu và thẳng thì gọi là " luyến trâm văn", về mạng vận có ý nghĩa là vợ chồng sung khắc.Về mặt cá tính, đó là kẻ có ý trí mạnh, làm việc có tinh thần trách nhiệm (h.4)
b. Ấn đường có 3 hằn song song (h.5) chủ về phá tán gia sản, khắc vợ, sống xa quê nhà mới mong tạm đủ ăn mặc.
c. Ấn đường có 2 đường giao nhau như hình chữ bát (/\) (h.6) chủ về sự nghiệp ba đào. Nếu các bộ vị khác đều tốt đẹp thì phải đợi ngoài 40 tuổi mới mong thõa nguyện bình sinh. Về mặt cá tính, đó là tướng người ưa tư lự, tập trung tư tưởng dễ dàng và có ý trí mạnh.
d. Ấn đường có loạn văn là điềm bất thường nặng nề nhất (h.7). Đó là dấu cha mẹ sớm khuất bóng, buôn tẩu tứ phương . Nếu các vết hằng loang lổ đó sâu và rõ thì lại càng xấu, chủ về tính nết buông thả, không thể kiềm chế, đến khoảng trên dưới 30 tuổi khó tránh khỏi yếu tử (nếu các bộ vị khá tốt, mục quang có thần thì chỉ bị đau ốm hay tai ương qua loa).
6. Sơn căn: Đó là khoảng sống mũi nằm giữa 2 mắt. Trong quan niệm " Thiên nhân tương trữ" của Á đông,(xem h.3). Sơn căn được coi như nơi giao tiếp giữa trời và người, giữa âm và dương, cho nên sơn căn cần phải cao, thẳng, ngay ngắn thì sự giao tiếp đó mới thành tựu mỹ mãn, đưa đến hậu quả tốt. Nếu lệch, hãm, gẫy v.v...thì không thể khiến con người hấp thụ được khí của trời và trăng sao. Hơn nữa mũi là dấu hiệu quan trọng nhất của sự giàu sang, nếu sơn căn lệch , nhọn hoặc nhỏ thì gốc mũi vốn đã hư sẽ khiến cả phần còn lại của mũi bị tai hại . Nếu sơn căn tốt thì gần như một định lệ: mũi cũng tốt theo và dưa đến tài vận hanh thông.
Điều cần biết ở đây là nếu Sơn căn có màu xám như tàn tro thì đó là dấu hiệu báo trước của tật bệnh. Nếu khí sắc đó lan cả xuống sống mũi và xuống sát phần tiếp giáp với 2 đầu mắt thì bệnh càng nặng và có thể bị chết vì bệnh.
Nốt ruồi ở ngay sơn căn báo hiệu cuộc đời bôn tẩu tha hương. Ngoài ra đó cũng là dấu hiệu tai họa tù ngục, nếu mọc chính giữa khu vực của sơn căn , mọc ở hai bên phải và trái cho biết được kẻ đó trong mình có ác tật.
7. Niên thượng : Đó là phần thân mũi ở ngay dưới Sơn căn và chiếm khoảng 1/4 chiều dài của mũi đo từ khoảng giữa 2 mắt tới chõm mũi. Các bộ vị như Sơn căn, Niên thượng, Thọ thượng sẽ được mô tả rõ ràng ở phần nói về mũi nên ở đây chỉ chú trọng tới phần ý nghĩa căn cứ vào khí sắc và nốt ruồi của Niên thượng mà thôi.
Niên thượng có sắc ám đen như sương mù, chủ về người thân có bệnh .
Niên thượng có nốt ruồi chủ về vận kiếp có số đào hoa nghiã là hoặc do đam mê sắc dục nữ giới mà thành tai tiếng tù tội, hoặc giao du xác thịt với đàn bà mà mắc bệnh .
8. Thọ thượng: Phần sống mũi tận cùng ở tiếp dưới ngay Niên thượng. Nếu phần thọ thượng có xương hoặc sụn nổi cao là dấu hiệu trong đời thế nào cũng có phen thất bại nặng nề . Về nốt ruồi và khí sắc , cách luận giải tương tự như phần nói về Niên Thượng, ý nghĩa cũng vậy. Tuy nhiên, nếu hai bên(phải và trái) của Thọ thượng có sắc hồng lạt hoặc vàng và tất cả đều tươi mịn, dễ coi thì đó là triệu chứng đủ ăn đủ mặc ( với điều kiện là mũi tốt).
9. Chuẩn đầu: Đó là phần chõm mũi, hình dạng tròn như viên đạn của con nít thường chơi. Chuẩn đầu cần phải lớn, tròn trịa và có thịt mới tốt , tối kỵ là trơ xương. Tuy nhiên nếu chỉ tốt về hình dạng mà sắc da ở chuẩn đầu khô mốc, ám đen cũng không thể coi là tốt vì đó là dấu hiệu bệnh hoạn hoặc hao phá về tiền bạc nặng nhẹ tùy từng trường hợp.
Người ta thường nói mũi là nơi quan sát sự giàu nghèo, nhưng thực ra sự giàu ngèo chỉ căn cứ ở phần Thọ thượng xuống đến chuẩn đầu (nhất là chuẩn đầu mà thôi).
Ngoài ra về mặt xem tướng tài vận, nếu chuẩn đầu nhiều thịt, mập mạp nhưng lổ mũi quá rộng, hếch lên trời, nhiều lông, hai cánh mũi qua mỏng và ở cao hơn vị trí của chuẩn đầu thì cũng là tướng hao tài hoặc hữu danh vô thực về tiền bạc.
10. Nhân trung: Đó là cái rãnh sâu nằm ngay chạy từ dạ chuẩn đầu xuống tiếp giáp với môi trên .Ở phần nói về môi, miệng và khu vực Hạ đình sẽ nói tường tận về các dạng thức và ý nghĩa. Ở đây chỉ xin nói sơ qua là điều kiện tất yếu để xem là Nhân trung tốt bao gồm:
- Sâu và rõ ràng, dài và rộng.
- Ngay ngắn chứ không lệch lạc.
- Không có nốt ruồi hay các vạch ngang tự nhiên làm đứt đoạn.
- Trên nhỏ dưới rộng.
11. Thủy tinh: Là một danh xưng chỉ về môi miệng (trong phần nói về ngũ quan, miệng đoợc coi là xuất nạp quan và là một trong 05 đại bộ phận trọng yếu của khuôn mặt, nên sẽ được mô tả đầy đủ trong một chương riêng. Bởi vậy độc giả nên tham chiếu chương nói về miệng để biết rõ hơn).
Ở đây điều kiện tiên quyết của Thủy tinh hợp cách là:
- Môi miệng phải ngay ngắn.
- Hai môi phải dày mỏng tương xứng
- Khóe miệng phải hướng lên
- Bề dày phải vừa phải không nên qua dày quá mỏng
12. Thừa tương: Là khu vực nằm giữa khoảng giữa môi dưới và ở phía tận cùng của khuôn mặt và hơi lõm xuống (h.8), nhưng đây chỉ là hình dạng phổ thông. Ở một số người bộ phận này có thể nhô lên cao hoặc thẳng tấp. Trong những trường hợp như vậy hoặc quá hõm đều là hun tướng, chủ về hay bị tai ương sông nước hay ẩm thực . Nếu khu vực này xám tro hoặc đen thì lại càng dễ quyết đoán.
13. Địa các: Đó là phần tận cùng của khuôn mặt, ta thường gọi chung là cằm. Cằm chủ yếu phải nẩy nở, cân xứng, không lem, không nhọn, không đưa lên cao. Địa các quá ngắn chủ yếu về yểu thọ. Quá nhọn và dài chủ về sống lâu nhưng về già lênh đênh cô độc. Địa các có nốt ruồi hay lằn vạch tự nhiên do da mặt xếp lại thì không được thừa hưởng di sản của tiền nhân để lại, dù rằng có cân xứng và đầy đặn.
(13)_LÔNG MÀY
I.- TỔNG QUÁT VỀ LÔNG MÀY:
a. Các đặc tính của lông mày:
Về phương diện cáu tạo cơ quan bộ vị, Lông mày được cổ tướng học gọi là Bảo thọ quan.
Đem chiêm tinh thuật ứng dụng vào tướng số, Lông mày phải được mệnh danh là Kế Đô, Long mầy trái được gọi là La Hầu .
Trong phép đoán lưu niên vận hạn dựa vào các bộ vị trên mặt Mày trái được gọi là Thái Hà, mày phải là Phồn Hà
Căn cứ vào cốt cách con người để định thanh trọc (qua việc phân bố một số bộ vị thành nhiều học đường) Long mày được gọi là Ban duẩn học đường.
b. Các đặc thái của long mày:
1.- Long mày đúng cách.
Sợi Long mày có đường kính tương tự như đường kính sợi tóc được coi là đúng cách về hình dạng, khoảng cách của chúng cũng tương đương với khoảng cách giữa các sợi tóc.
2.- Lông mày thưa.
Sợi Lông mày lớn bằng sợi tóc, khoảng cách giữa các sợi Lông mày bằng khoảng cách của các sợi lông chân, tay thì gọi là Lông mày thưa.
3.- Lông mày lạt và mỏng.
Sợi Lông mày nhỏ lại vừa ngắn như các sợi lông măng nhình xa tưởng như không có nên gọi là Lông mày lạt và mỏng.
4.- Lông mầy đặm, thô.
Sợi lông mày to bằng sợi lông mũi thì gọi là sợi Lông mày thô, Thường thường nếu sợi lông mày bằng sợi tóc nhưng khoảng cách giữa những sợi lông mầy bằng nhau hơn là khoảng cách các sợi tóc thì đó gọi là Lông mày đậm. (Trường hợp này tướng pháp gọi là Trọc Trung Hữu Thanh). Cũng có trường hợp khoảng cách giữa các sợi lông mày bằng khoảng cách giữa các sợi tóc nhưng vì sợi thô nên khít lại với nhau cũng gọi là đậm. Trường hợp này mới gọi là Trọc.
II.- CÁC Ý NGHĨA CỦA LÔNG MÀY :
a) Tương quan giữa Lông mày và cá tính.
Lông mày liên quan mật thiết với cặp mắt, giúp cho người ta định rõ được tinh thần con người về mặt trí tuệ. Cho nên coi tướng Lông mày không nên tách rời ra khỏi cặp mắt.
1.- Thông minh tổng quát
Lông mày cong và dài quá mắt, trông bóng bẩy và không rộng. Không hẹp là biểu thị thông minh, mẫn tuệ. Nếu dài vừa phải thì cần phải có nốt ruồi ở giữa chân mày mới đắc cách. .
2.- Thông minh, đa tài và khéo léo
Lông mày thanh tú, dài quá mắt, hướng Lông mày mọc từ đầu mắt hướng về cuối mắt, mọc kín xương chân,không lan lên trên, không rủ xuống phía mắt, biểu thị tâm tính trung hậu, thông minh, nhãn quan rộng rãi.
Nếu mắt mờ và nhỏ: các đức tính trên chỉ có tính cách tiêu cực, chỉ biết thưởng lãm, cảm thông mà không đủ sức làm đến nơi những điều mình nghĩ.
Nếu mắt sáng lớn thì các đức tính trên trở thành tích cực, thực thì được tất cả sở nguyện. Khéo léo chân tay trong tất cả mọi công tác trí óc lẫn tay chân; đuôi Lông mày càng cao thì các đặc thái trên càng rõ.
Vẫn những đặc tính trên nhưng nếu chiều dài của Lông mày ngắn dần thì các đức tính trên cũng bị giới hạn dần lại.
3.- Thông minh hiền hào
Lông mày đẹp rũ xuống phái mắt và hình dạng Lông mày như cánh cung.
4.- Cứng cỏi, ngoan cố, ngu độn
Lông mày có sợi trung bình, đẹp mà mọc ngang là kẻ tínhtình cứng cỏi, hay câu nệ nhưng còn biết thị phi.
Lông mày ngắn mà mọc ngược là kẻ tính tình ngoan cố, ưa cãi lý.
Lông mày thưa ngắn (hoặc mịn nhưng xoắn lấy nhau hoặc mọc ngược chiều mà ngắn) mà ánh mắt vô thần là kẻ ngoan cố và ngu độn.
5.- Cô độc, quả giao
Lông mày ngắn không tới đuôi mắt: tính nết ưa cô đôc, không thích giao du thân mật với mọi người. Do đó không có bạn tâm giao.
6.-Hào sáng phóng khoáng
Lông mày mịn đen bóng, mọc che kín hết xương Lông mày mà dài hơn hoặc bằng chiều dài của mắt, đuôi Lông mày cao hơn đầu Lông mày, các sợi Lông mày xuôi theo chiều thuận và phủ lên mi- cốt như hình dạng mái ngói: giữa mi- cốt lông mọc rồi hai bên thấp dần là
biểu thị tâm tình hào sáng, phóng khoáng, không cậu nệ tiểu tiết. Nếu Lông mày thưa, thô hoặc quá to bề ngang thì là kẻ cuồng phong.
7.- Mềm mỏng, nhu thuận
Kẻ tính tình nhu thuận, dễ bị người thuyết phục thì Lông mày vòng cung, đầu và đuôi nhọn, nhỏ so với phần giữa hoặc hơi cong mà đầu chân mày cao, đuôi Lông mày xuống thấp hơn đầu.
8.- Tham lam, dâm dật
Đặc trưng của tham lam, dâm dật là loại Lông mày hoặc mịn và rối như tơ vò hoặc nhỏ bản và cong vút như mày ngàn.
9.- Tàn nhẫn, háo sắt
Lông mày thô, mọc thẳng đứng hoặc mọc hướng lên phía trên là kẻ thần khí cương bạo, tính tình tàn nhẫn, háo sắt, ưa đấu tranh bạo lực, Sách Nhân luân đại thống phú có nói : "Lông mày mọc ngược mà thô là kẻ tính hay đa sát, dữ như lang sói". Nhưng, đặc tính trên chỉ trở thành hành động nếu nó đi đôi với mắt chó sói hoặc mắt óc lồi mà lộ hung quang. Còn không thì đó chỉ là biểu hiện của tính háo sắt tiêu cực.
Người ta thường nói "Mi thanh mục tú" là kẻ tính tình hòa nhã, thông minh. Xem như vậy, Lông mày và mắt là những nơi để phát hiện ra được cá tính của con người. Phối hợp cả hai (Lông mày và mắt) ta có tạm đủ yếu tố để quan sát cá tính con người dưới khía cạnh tinh. Ở đây soạn giả thấy cần phải đúc kết những điều thu thập được của tướng học về tương quan giữa Lông mày và cá tính thành một "biểu nhất lãm" dưới đây để độc giả tiện tham khảo.
_ Lông mày dài, mịn, trông thanh nhã là biểu hiện của sự thông minh và kéo dài chân tay lẫn trong cách cư xử.
_ Khoảng giữa Lông mày có nốt ruồi là kẻ thông minh có tài bắt chước.
_ Lông mày đẹp, cong xuống như trăng non là kẻ thông minh nhưng tiêu cực, tính nết hiền hòa.
_ Xương Lông mày nổi rõ ràng và tính theo chiều dọc thì hai bờ xuôi thấp như mái nhà là kẻ cương nghị.
_ Lông mày phía trên dài hơn phía dưới và mọc lan quá mi cốt về phía trên là kẻ rất hiếu kỳ và cực đoan.
_ Lông mày bóng bẩy, mọc kính mi cốt và xuôi theo chiều từ đầu đến đuôi là kẻ tính tình hào sảng.
_ Lỗ chân Lông mày tương đối nhỏ và khít, Lông mày dài và có chiều thẳng hơn là chiều cong là tướng thông tuệ, hiền hậu, chung thủy.
_ Lông mày cong hoặc đuôi Lông mày là kẻ tâm tính thiện lương nhưng mềm yếu không có dũng khí.
_ Mày thô nhưng có thế hoặc mọc ngược mà xoắn tít ở đầu sợi là kẻ tính tình hung bạo.
_ Xương Lông mày (mi -cốt) mọc quá rõ và hai bờ điều cao bằng phần chính giữa bất kể mày thanh hay trọc, đều là triệu trứng bề ngoài của hung hãm, tàn bạo, gặp việt khó thương hay gây ra đổ vỡ.
_ Lông mày mà đuôi bị khuyết là kẻ hay trí trá, gian hiểm.
_ Lông mày quá thưa thớt và mỏng là kẻ tài trí tầm thường, hay a dua nịnh hót.
_ Lông mày thưa mà đậm, hoặc đuôi Lông mày có nốt ruồi đen là kẻ tham lam ưa trộn cắp hoặc háo dâm.
_ Hai Lông mày có hình dạng hoặc sắc thái không tương xứng là kẻ tính tình cố chấp, quan niệm một chiều.
_ Lông mày đa số xuôi theo chiều bình thường mà lại có một số mọc thẳng đứng hoặc mọc ngược lên hướng trên là kẻ tính tình phản trắc hoặc gặp việc khó thì mất hết khí phách con người.
_ Lông mày ngắn hơn mắt, thương kém về tài giao tế.
_ Đầu Lông mày có một số sợi lông mọc ngược chiều về phía Lông mày đối diện là biểu hiện của cá tính ưa tranh đấu và ưa sát sinh.
_ Lông mày mọc dọc theo chiều ngang và hướng xuống phía mắt biểu thị tính nết cứng rắn, cố chấp, có tà ý.
_ Lông mày đỏa vị trí (chiều Lông mày xuôi theo từ đuôi mắt hướng về đầu mắt) là kẻ kiên cường, không chịu cùng người khàc cộng tác.
_ Lông mày trông thô và hỗn trọc là kẻ đầu óc trì độn.
_ Đàn ông mà có Lông mày đàn bà (nhỏ, hẹp hoặc mảnh quá cức) là kẻ tâm tính không bình thường, hay vong ơn bội nghĩa.
_ Đàn bà mà Lông mày có bbề ngang quá hẹp trông như sợi chỉ. Khi nói năng mà lông mày cũng bất động như lúc im lìm là kẻ bất cần trinhtiết, đâm đãng.
b) Tương quan giữa Lông mày và phú quí, bần tiện
Lông mày cũng như mắt giúp ta biết được quý tiện, cho nên có tên là Ban duẩn học đường. Cũng vì lẽ đó, mà tướng pháp có câu Văn danh tại mi.
1.- Phú quý
Lông mày dài quá mắt là tướng tổng quát về phú quý.
_ Lông mày dài, mọc cao lên về phía trán, cách xa mắt là phúquý vinh đạt.
_ Lông mày đẹp hướng lên phía Thiên thương là tướng có phúc khí: vừa giàu có vừa được mọi người kính nể.
_ Lông mày đen, tươi, mịn, dài bằng hoặc hơn mắt là tướng quý hiển, dễ dàng thành danh hơn người.
_ Lông mày đẹp, sợi nhỏ như sợi tóc là qíy tướng: đó là dấu hiệu cho biết tiến trình tiến triển vô hạn.
_ Lông mày đẹp, đầu Lông mày có nốt ruồi đẹp và đen là kẻ có tướng được hưởng quan lộc cao sang hơn người.
_ Lông mày cong và dài, đẹp và mịn là tướng phú quý, danh tiến vang khắt thiên hạ.
2.- Bần tiện
Đặc tính tổng quát là sợi thô, quá nhỏ, lông mày ngắn.
_ Lông mày quá ngắn, xấu, không tới đuôi mắt là tướng nghèo khổ, có tiền cũng không được hưởng.
_ Khoảng cách giữa bờ mắt và Lông mày không có hoặc quá ít cơ hồ như Lông mày che lấp mắt hẳn mắt là tướng của kẻ luôn luôn khốn quẫn về tiền bạc.
_ Lông mày mà có nhiều gân nổi lên ở phía trên là tướng khốn quẫn không bao giờ kiếm được đủ tiêu.
_ Mày đậm được coi là tốt nhưng quá đậm đến nỗi nhìn không thấy chân Lông mày thì lại là tướng phá tài, dễ bị cùng quẫn.
_ Hai đầu lông mày mọc liền với nhau thành một vệt dài duy nhất từ đuôi mắt phải sang đuôi mắt trái là tướng không bao giờ dư giả tiền bạc.
_ Lông mày mọc ngược mà thô là tướng bần tiện. Nếu có thêm sợi dài thì tính hung dữ,
_ Lông mày ngắn, mọc xoắn tít và lan sát tới bờ mắt khiến người ngoài nhìn vào thấy có vẻ sầu khổ là tướng phá tiền bạc, càng về già càng nghèo khổ.
- Đầu lông mày, trong tuổi thanh niên mà có những vằn nhỏ rõ rệt là tướng nghèo hèn, suốt đời vất vả.
- Hai đầu lông mày có hai vết sâu rõ, thành chữ bát là tướng vất vả, suốt đời không được hưởng thụ nhàn hạ về tiền bạc.
- Lông mày có sợi quá nhỏ và mảnh là tướng vừa nghèo vừa đê tiện.
c. Tương quan giữa Lông mày và gia vận:
1. Gia cảnh tốt và vui vẻ:
Đời sống gia đình lúc nhỏ cũng như lúc lớn ảnh hưởng tới gia đình và thể hiện qua tính cách của Lông mày, ta có thể biết được những nét chính yếu về gia đình vận mạng:
- Sợi Lông mày, chiều dài lông mày vượt quá mắt.
- Sợi lông mày cao dần và thanh tú
- Sợi lông mày đen đậm nhưng đen nhuận, snág sủa, hình dạng tổng quát của lông mày cong xuống như trăng thượng tuần.
- Đó là những dấu hiệu bề ngoài của kẻ có gia đình vận mạng tốt, có hạnh phúc gia đình.
Ngoài ra theo một thuyết khác khá thông dụng nhưng không được chính xác lắm là lông mày có thể cho ta biết được số anh em ruột đại khái như sau:
- Lông mày đậm dài quá mắt thì có khoảng 3 hoặc 4 anh em.
- Lông mày đẹp, đậm đều, nhưng chỉ vừa bằng mắt thì anh em tối đa là 2 người.
- Lông mày bình thường nhưng nếu đặc biệt có một sợi mọc thẳng và đặc biệt dài hơn tất cả các sợi khác thì có 1 hoặc 2 anh em, có hai sợi thì 3 hoặc 4 anh em , ba sợi thì có 4 hoặc 5 anh em .
- Sơi lông mày trông sáng sủa, đen min, không thưa, không khít khao từ đầu đén cuối có khoảng cách đều đặn quân bình kể trên là kẻ có 6, 7 hoặc 8 anh em ruột.
2. Gia cảnh xấu và bất hòa:
Hai đầu lông mày giao nhau thì anh em ruột thường hay xung khắc. Nếu có thêm loại lông mày mọc đứng thẳng thì khổ sở vì anh em , có anh em không bao giờ nhờ cậy được
- Lông mày mọc rủ xuống hoặc hướng lên chứ không theo chiều xuôi bình thường, sơi lông mày lại dài đều đều là dấu hiệu bất hạnh trong đời sống gia đình.
- Lông mày bị đứt đoạn là kẻ không thể chung sống cùng nhà với anh em có số ly hương xuất ngoại mới khá.
- Lông mày trông có vẻ thanh tú nhưng mắt lờ đờ, thần sắc trì trệ là kẻ thường hay lụy vì đàn bàn, hoặc gây liên lụy cho con cái.
- Lông mày có hình chữ bát mà sắc hắc ám là kẻ vô duyên với quyến thuộc, có hình chữ nhất là biểu hiện của kẻ bị vợ coi thường.
- Lông mày bên phải có một số sợi mọc dài và uốn cong là dấu hiệu mà chết trước cha, Bên trái là dấu hiệu cha chết trước mẹ. Cả hai lông mày đều có dấu hiệu trên là điềm cha mẹ đều mất sớm.
- Hai lông mày đều mọc không tương xứng (hoặc một bên cao bên thấp, bên xuôi bên ngược, bên thẳng bên cong, bên đậm bên lợt, bên lớn bên nhỏ, v.v...) là biểu hiện hoặc cha hay mẹ mất sớm, hoặc anh em bất hòa hoặc thân thích thò ơ.
- Lông mày thô, cứng thì tính tình ưa dâm dật nhưng rất hiếm con hoặc không con.
- Lông mày rủ xuống phía dưới mắt mà trong dáng mặt lúc nào cũng có vẻ nhăn nhó sầu muộn là tướng của kẻ khắc với vợ con, gia đình thưuờng gặp cảnh bất hòa.
d. Tương quan giữa lông mày và thọ yếu:
Đối với tưuớng pháp cổ điển lông mày là một dấu hiệu rõ rệt và khả tính nhất để đón vận mạng sống con người dài hay ngắn, vì thế, lông mày được mệnh danh là báo thọ quan.
1. Dấu hiệu trường thọ:
- Các sợi lông mày phía đuôi dài hơn phía đầu.
- Lông mày dài mà có chiều cong xuống.
- Trong tuổi trung niên mà lông mày có điểm vài sợi bạc, trong khi toàn bộ lông mày có dáng tươi nhuận
- Lông mày đa số bình thường, đột nhiên có một số sợi mọc dài hẳn ra ở khoảng giữa. tuy nhiên, dấu hiệu này xuất hiện trước 50 tuổi là dấu hiệu sẽ chết đột ngột vì bệnh nội tạng trong vòng vài ba năm tới kể từ khi phát hiện
2 Dấu hiệu trường thọ và khoẻ mạnh:
-Mày dài, vị trí duôi mi cốt cao dần, sợi long mày đẹp và sáng sủa
- Lông mày cân sứng về sắc thái, dài ngắn, lớn nhỏ, vị trí, hình dạng sợi lông mày mọc điều đặng sáng sủa.
-Mi cốt cao vừa phải, có thế, lông mày đều và phía đuôi có góc nhọn rõ ràng, tươi đẹp.
3 Đấu hiệu non yểu:
-Hai đầu lông này mọc sát vào nhau, trong xa không thể phân biệt được rõ ràng là tướng yểu mệnh tự nhiên.
-Hai bên lông mày bất tương xứng là tướng chết yểu vì bệnh tật.
-Đầu lông mày cao, cuối lông mày thấp và dầu mi-cốt cao hẳn rồi lại trũng và mất hút vào xương trán.
III -CÁC LOẠI LÔNG MÀY ĐIỂN HÌNH
1-Lông mày quỷ (quỷ mi)
Sợi lông mày thô dài, có bề ngang rất rộng. Phía cuối lông mày có một số ăn lan xuống bờ mắt(h21).Người có loại lông mày quỷ là người rất khôn ngoan, gian hiểm, tham bạo, ưa sử dụng thủ đoạn. Trong khi giao thiệp với người thường ra vẽ nhân nghĩa,nhưng thực tâm chỉ nhằm lợi dụng.
2-Mày thưa và rời rạc (Sơ tán my)
Sợi lông mày tương đối ngắn, thưa và khoảng cách giữa các sợi lông không điều đặn. Chiều dài ngắn hơn mắt và hình dạng thô trọc(H22).Về phương diện mạng vận,lông mày thưa biểu hiện tình bạn lạt lẽo bình thường, tiền bạc không giữ được lâu bền mà lại lên xuống theo từng chu kỳ.Hết rồi lại có ,có rồi lại hết, dù hết sức cố gắn cung không thể thay đổi trình tự kể trên.
3-Lông mày đức đoạn(Gián đoạn mi)
Bất kể lông mày nhiều hay ít, dài hay ngắn, nếu có mọt quãng bị ngắt quãng hoặc lông ở một đoạn quá ngắn hay mờ lạtmột cách bất thường đều bị coi là gián đoạn mi(h23).Lông mày gián đoạn có ý nghĩa rất xấu vè mặt mạng vận,kẻ có gián đoạn mi có của cũng không giữ được vì tiền bạc thăng trầm ngoài ý liệu, anh em vô duyên, không nhờ cậy được, tính tình xung khắc hoặc phải xa cách cha mẹ.
4-Mày đuôi én(Giao da mi)
Lông mày to bề ngang, đen và đậm, hình dạng thô và phần đuôi chẻ ra hai nhấnh rõ rệt trông giống như đuôi chim én(h24).. Về mặt mạng vận, từ trung niên trở đi rất xáu, có thể bị tù tội, gia sản tiêu hao, anh em bất hoà và ly tán.
5-Lông mày thưa và lạt(Hoàng bạc mi)
Sợi lông mày nhỏ, màu ngả vàng, khoảng cách thưa và không đều, luôn luôn ngắn hơn mắt.Nếu mắt dài mà gặp loại lông mày này thì ngay từ tuổi trẻ tuy tiền bạc có vào nhiều nhưng ra cũng lắm,không bao giờ dư dật.Nếu mắt hôn ám thì kẻ có lông mày thưa và lạt có số chết ở quê người (h25)
6-Lông mày chổi xể(Tảo trứu mi)
Hình dạng lông mày tương tự như cái chổi quét nhà(h26).Đầu lông mày trong thanh tú, lông mịn, càng về phí đuôi thì càng thưa dần, phía nhọn uốn cong về phía trán.Về mặt mạng vận gia đình,lông mày chổi xể tượng trưng cho sự thiếu tình cốt nhục(cả anh em lẫn con cái).Hậu vận rất xấu vè cả tiền bạc lẫn gia cảnh.
7-Lông mày chữ bát(Bát mi tự)Về loại lông mày này có hai giả thuyết:
a)Đầu lông mày bình thường nhưng cuối lông mày chia thành hai nhánh.Một nhánh hếch lên và chiều hướng của sợi lông mày cũng hướng lên;còn nhánh thứ hai tẽ xuống, chiều lông mày cũng xuôi theo.Tóm lại, hai nhánh có chiều hướng khác nhau:một thuận một nghịch(h27).Lối phân định này được nhiều người công nhận hơn lối thứ hai.Về ý nghĩa,lông mày chữ bát chủ vè vận số long đong nhất là các lãnh vực tình cảm, tiền bạc.
b)Lông mày thuộc loại dài,đầu lông mày cao và thân lông mày thấp dần,đến đuôi lông mày thì xuống thấp gần ngang hàng với đuôi mắt.Cả hai lông mày phải trái và trái hợp với nhau thành hai nhánh trông như hai nhánh chữ bát. Loại lông mày chữ bát thường đầu mịn đuôi thưa,càng thô và càng tản mát thì ý nghĩa lại càng xấu.
8-Lông mày dao cau(Tiêm dao mi)
Lông mày nhỏ, hẹp cả bề dài lẫn bề rộng có hình dạng như loại dao têm trầu thời xưa(h28), lông mày thô và ngắn.Kể có loại lông mày dao cau tâm địa gian hiểm, đầu óc tàn nhẫn, hung bạo, ngay cả đối với anh em ruột thịt cũng không vị tình.Người có loại lông mày dao cau thường chết bất đắc kỳ tử.
9-Lông mày la hán(la hán mi)
Mày đậm mà thô.bề ngang rất rộng và uốn hơi cong như lông mày các tượng La hán trong các đền chùa cổ(h29).Đây là loại lông mày rất xấu,tượng trưng cho sự trì trệ đủ mọi phương diện.Người có cặp lông mày la hán mà được cặp mắt tốt thì vợ trễ, con muộn, tuổi trẻ gian nan vất vả.Nếu lông mày la hán đi với mắt xấu hoặc nhãn thần hôn ám là điềm báo trước chết vì hình thương ở tuổi trung niên.
10-Lông mày rồng(Long mi)
Lông mày đẹp, có dáng bóng bẩy, sợi lông mày dài và hơi thưa,đầu lông mày nhỏ, đuôi lông mày cao, hơi thô và cao hơn đầu(h30).Về mặt mạng vận, lông mày rồng phối hợp đắc cách với các loại mắt tốt là tượng trưng cho sự đông anh em, cha mẹ sống lâu và giàu có hơn người.
11-Lông mày lưỡi kiếm(kiếm mi)
Sợi lông mày mịn, khoảng cách vừa phải, bề ngang hơi nhỏ, bề dài quá mắt.Trông xa loại lông mày này thẳng, đuôi ngược lên trông như lưỡi kiếm(h31).Lông mày này biểu tượng cho tính nết cứng cỏi, học vấn sâu rộng.Về mặt gia đình, mạng vận, mày lưỡi kiếm tượng trưng cho phú quý lúc trung niên trở đi.
12-,Mày lá liễu(Liễu diệp mi)
Lông mày dài, thon ở hai đầu, trông mường tượng như lá cây liễu. Về tính chất của lông mày này, có vẻ hơi thô trọc nhưng nhìn kỹ và lâu lại có vẽ thanh tú đặc biệt(trọc trung đới thanh),(h32).Mày lá liễu biểu tượng tâm tính trung tín nhưng cá tính nhu thuận, dễ bị người thân chi phối hoặc khinh mạn. Nếu gặp được người quỳên quý đỡ đầu mới có thể hiển đạt được.
13-Lông mày sư tử(Sư tử mi)
Lông mày đậm và khá dài, thường thường bằng chiều dài của mắt, sợi lông mày thô, bề ngang khá lớn và hơi cong xuống, tuy nhiên mọc khá xa bờ mắt(h33).Lông mày sử tử hợp với mắt sư tử hoặc cọp tượng trưng cho sự thông minh, hoạt bát, dễ thành đạt nhưng vợ trễ con muộn,vinh hoa phú quý ở buổi vãn niên.
14-Lông mày đầu mịn đuôi thưa(Tiền thanh hậu tán mi)
Vị trí lông mày đầu đuôi bằng nhau, bề ngang thuộc loại hơi lớn, đầu lông mày có sợi nhỏ , hơi khít,mịn, bắt đầu từ phần gấp khúc trở về sau lông mày dài dần dần và khoảng cách thưa dần .Hình dạng lông mày tương tự chữ nhân(h34),trông thoáng qua thì không được tao nhã, nhưng nhìn kỹ dưới nhãn quan tướng học thì lại có vẽ thanh tú(trọc trung hữu thanh).Người có loại lông mày trên, đỗ đạt hoặc nổi tiếng sớm nhưng tiền bạc bình thường, từ trung vận trở đi tấn phát được,Nói chung loại lông mày đầu mịn đuôi thưa chủ về quý mà kém thọ.
15-Lông mày ngắn, nhỏ mad đẹp(Đoản xúc tú mi)
Long mày mịn , đều, bề ngang hơi nhỏ và ngắn hơn mắt,dáng vẽ thanh tú, hợp với khuôn mặt, cặp mắt và râu tóc(h35).Đắc cách nói trên thì lông mày đoản xúc nhi tú tượng trưng sự khang kiện về cả vật chất lẫn tinh thần : tính tình trung hậu, trí tuệ sáng suốt, khong hay đau ốm trong buổi vãn niên.
Tóm lại, đoản xúc mi tú thuộc hạng tiểu quý ,tiền tài bình thường nhưng gia đình, vận mạng hoà thuận.
16-Lông mày đẹp vừa phải(Khinh thanh mi)
Đặc tính tôngt quát tương tự như loại đoản xúc tú mi ở trên, nhưng bề ngang lẫn bề dài đều lớn hơn, hơi có chiều cong uốn theo mắt và dài bằng hoặc lớn hơn mắt ,đuôi mày dài và hơi thưa(h36).
Người có loại khinh thanh mi phối hợp đắc cách với râu tóc và mắt là tướng được mọi người vị nể, thông minh, hoạt bát, lại đói xử với kẻ xung quanh có nghĩa.
17-Lông mày sâu róm(Toàn luỹ mi)
Sơi lông mày thô, dầy, khít, phía đầu dựng ngược và ngắn, phía đuôi hoặc ngang hoặc hơi xuôi về phí đuôi mắt.hình dáng thô bạo và to bề ngang( h37).
Kể hợp cách về ngũ quan thì dễ thành đạt về mặt võ nghiệp nhưng tính tình thô lỗ hay gây hiềm khích . Kẻ thường tục thì hoặc hình thê khắc tử hoặc bản thân lưu lạc tuỳ theo ngũ quan bị khuyết hãm hoặc xung khắc nhiều hay ít.
18-Lông mày chữ nhất(Nhất tự mi)
Sợi lông mày mịn, đen, khoảng cách vừa phải , khá to bề ngang, dài bằng hoặc hơn mắt và đầu đuôi bằng nhau, thẳng băng thành hình dạng chữ nhất (-)Hán tự(h.38).Lông mày chữ nhất hợp với các loại mắt dài và có chân quang, biểu hiện cho tâm tình nhân nghĩa, thông tuệ.
Về mặt mạng vận , lông mày chữ nhát đắc cách tượng trưng cho sự phát đạt ngay từ thuở trẻ, gia đình thuận thảo đến bạc đầu, phú quý trường thọ ít khi có kẻ sánh kịp.
19-Lông mày trăng mon(Tân nguyệt mi)
Lông mày có sợi vừa vặn , mịn, mọc xuôi, sắc đen và rõ như nét vẽ, uống cong như hình dáng trăng mồng 2 mồng 3 , dài quá mắt và dáng vẽ thanh tao(h.39).Hợp với mắt hạc hoặc mắt loan, ngũ quan toàn vẹn, tương xứng với cách cục hình hài , mày trăng non biểu tượng cho trí óc thong tuệ, nhu thuận , nổi tiếng vè đường văn học và khoa bảng.
Về mặt mạng vận , gia thế , có thuyết cho rằng kẻ có mày trăng non thì cả anh em cũng điều hiển quý nhưng không có gì làm bằng.
20-Lông mày tằm( Ngoạ tầm mi)
Sợi lông mày hơi thô, cong và to bản trông như dáng con tằm.Néu lông mày đẹp và có vẽ tao nhã (trọc trung hữu thanh) thì đó là biểu hiện của tính nết khon khéo , uyển chuyển, dễ thành đạt, nhưng thiếu tình thân thiết anh em(h.40).
21-Lông mày cọp( Hổ mi).
Lông mày xếch lên, to bản, dài bằng hoặc hơn mắt, sợi lông mày thô, đuôi dài và hơi thưa(h.41)
Lông mày cọp thường được coi là loại mày quý nếu hợp với mắt sư tử hay cọp và chủ về các nghề có tính chất canh tranh(vũ nghiệp, thực nghiệm gia v.v..)Lông mày cọp chỉ nặng về tính cách quý hiển chứ khong đại phú, trường thọ, ngoài ra còn khắc anh em con cái.
22-Mày đậm ngắn (Đại , đoản xúc mi)
Mày rất ngắn , không quá mắt, nhưng dáng vẽ đậm và thanh nhã , sợi nhỏ, đen và mịn.Phía đầu lông mày có một số sợi mọc ngang(h.42).
Về phương diện mạng vận gia đình, lông mày đậm, đẹp và ngắn tượng trưng cho gia cảnh hoà thuận:anh em thân thiết, con ngoan vợ hiền...Tiền bạc khi tụ khi tán.
23-Lông mày thanh tú(Thanh tú mi)
Hình thể hơi cong và dài quá mắt , đầu hơi nhỏ và thấp, đuôi lớn dần và cuối cùng nhọn, cao hơn đầu .Sợi lông mày không lớn không nhỏ, không quá đậm không quá lạt, trông xa như nét tranh vẽ . Tướng pháp gọi loại lông mày này là thanh tu mi vì tục ngữ có câu:" Mi tự thanh sơn".Màu xanh tươi như cây bao phủ núi một màu xanh(h.44).
Phối hợp với loại mắt trong sáng , có thần , lông mày thanh tú biểu hiện cho sự thông minh, trí tuệ cao viễn, đỗ đạt sớm, danh vang thiên hạ về mặt học thuật.
(14)_TƯỚNG PHỤ NỮ
1-NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT
Hầu hết các tướng cổ điển chỉ lưu tâm đến các nét tướng và loại tướng đàn ông, còn các nét tướng đàn bà hầu như không được chú trọng, thảng hoặc có đề cập đến thì cũng chỉ trong một phạm vi hạn hẹp. Sở dĩ như vậy là vì trong xã hội cổ truyền nông nghiệp, đàn bà chỉ lo việc gia đình, mọi công việc ngoài đời đều do đàn ông đảm nhiệm, nên nói đến tướng là ta nghĩ ngay đến tướng đàn ông để dự đoán xem tương
lai của họ trong đời sống xã hội sẽ thành công hay thất bại, phú quý hay bần tiện; kế đó, nếu đi sâu vào mạng vận đàn ông hơn thì ta sẽ xét đến đường gia đạo của kẻ đó xem vấn đề vợ con ra sao mà thôi. Xem tướng đàn bà trong các điều kiện văn hoá và xã hội kể trên chỉ nên coi là phần tướng về gia đạo của đàn ông. Như vậy ta không thể coi đó là xem tướng đàn bà một cách thực sự, mà đó chỉ là quan sát đàn bà để
giúp cho đàn ông nắm vững gia đạo mà thôi.
Gần đây, môt số tác giả về tướng học Á Đông, nhất là Nhật Bản, đã phát triển khảo sát hướng tướng đàn bà, nhưng xét kỹ bản chất cũng như mục đích tối hậu của nó, ta thấy quan niệm "nam ngoại nữ nội" vẫn còn là tư tưởng chỉ đạo trong việc nghiên cứu. Cuống sách này, với tham vọng đúc kết những kiến thức tướng học rải rác từ trước đến nay, dĩ nhiên không thể nào đi quá xa ra ngoài quỹ đạo tư tưởng cổ
điển về tướng đàn bà, hoặc nói đến, nhưng quá thiên lệch, soạn giả đã căn cứ vào các tài liệu cận đại và đương thời của các đặc khảo về tướng đàn bà biên soạn thành một chương đặc biệt mệnh danh là Tướng phụ nữ để quý vị đọc giả rộng đường tham khảo.
Cái đẹp của thế tục và cái đẹp của tướng học trong tướng đàn bà
Giữa cái đẹp của thế tục và cái đẹp của tướng học về tướng mạo phụ nữ ta có một phần tương đồng, nhưng một phần khác lại hoàn toàn tương phản. Dưới con mắt người thường, xưa cũng như nay, ta thường thấy kẻ đã được gọi là mỹ nhân thì da thịt mềm mại, vẻ mặt thiên kiều bá mỹ, tỷ như ánh mắt trong trẻo lóng lánh như mặt nước hồ thu, da trắng như trứng gà bóc, má ửng hồng phơn phớt như trái đào đang chín. Nhưng dưới mắt tướng học, đàn bà có tướng cách như trên là tướng dâm tiện, phần lớn
là những ca nhi, kỹ nữ, dâm phụ trong lịch sử đều có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành; đàn ông kết duyên với họ thì chỉ có hứng khởi nhất thời mà đa số thì nhơ danh hoặc ngậm hờn muôn thuở. Bao Tự, Đắt Kỷ, Tây Thi, Dương Quý Phi, Chiêu Quân là những trường hợp điển hình cho loại đàn bà đẹp dưới con mắt thế tục mà hậu quả đem lại cho những chủ nhân các bông hoa biết nói đó ra sao thiết tưởng không ai không rõ. Cái đẹp thế tục của những người đó dưới mắt tướng học lại là những cái xấu cho chính họ lẫn người đàn ông thân cận với họ.
Ngược lại, những người nguyên phối, vợ lớn của các danh nhân lương thần, giúp chồng thành đạt hoặc mang lại hanh thông cho chồng con đều không mấy người có diện mạo, thân hình mỹ miều, nhiều khi còn dưới mức trung bình là khác. Nhưng dưới con mắt tướng học, những người đó là những phụ nữ cát tướng: tướng cách của họ tốt với ý nghĩa là phúc lộc dồi dào, vượng phu, ích tử. Dưới con mắt thế tục, là xú phụ, nhưng dưới nhãn quang tướng học, họ lại là lương thê, hiền mẫu, đáng trọng đáng kính. Điều này giải thích tại sao tục ngữ Trung Hoa có câu: "Lấy vợ là lấy cái đức, cón lấy nàng hầu vợ lẽ thì lấy cái sắc", hoặc như Việt Nam ta vẫn nói: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người". Bởi vậy, trong sách tướng, nói về tướng đàn bà, người ta phân biệt Sắc tướng mỹ tức là đẹp hời hợt với Tướng
cách mỹ là cái đẹp thực tiềm tàng, chỉ có con mắt tinh đời mới thấy.
Trong thực tế, thanh niên mới vào đời, phần nhiều chưa đủ tiền tài, danh vọng. Chỉ sau khi thành lập gia thất, đến tuổi trung niên, phát đạt mới sinh ra liễu ngõ hoa tường, ăn chơi trác táng. Họ thường lân la tới hý trường, kỹ viện tìm hoa cì những nơi này thường có nhiều loại phụ nữ sắc tướng mỹ. Đàn ông lấy vợ lẽ, nàng hầu phần lớn vì sắc chớ không vì tài đức. Đàn bà có sắc tướng mỹ thường xuất thân làm kỹ nữ, lấy chồng thường chỉ làm vợ lẽ, nàng hầu. Do đó, sắc tướng mỹ chỉ là tiện cách chứ không phải là quý cách. Người xưa, quá chú trọng đến phần tướng cách mỹ mà lại rất nghiêm khắc đối với loại sắc tướng mỹ. Điển hình cho thái độ trên là Viên Liễu Trang trong cuốn Liễu Trang tướng pháp đã liệt kê tới 72 tướng cách ty tiện của đàn bà với chủ trương rằng phạm vào một số là dâm tướng (xem phần phụ luận về tướng ở cuối chương này).
2 - NHỮNG TƯỚNG CÁCH PHỤ NỮ
Theo quan niệm "nam ngoại nữ nội", dưới nhãn quang tướng học Á Đông, những nét tưong đối tốt đối với đàn ông không bắt buộc phải là tốt với đàn bà. Chẳng hạn:
- Đàn ông mà trán cao, rộng, sáng sủa, đầy đặn là biểu hiện của trí tuệ sâu sắc, kiến thức rộng rãi, dễ thành đạt lúc thanh niên. Ở đàn bà, kẻ có tướng trán như vậy lại là kẻ long đong về đường gia thất.
- Đàn ông có lưỡng quyền cao rộng và nảy nở là tướng có thực quyền, quả cảm, ưa phấn đấu. Ở đàn bà, quyền cao và nảy nở là kẻ có khí khái trượng phu, có khuynh hướng ăn hiếp chồng và khắc chồng.
- Đàn ông có tiếng nói cao và vang xa hoặc trầm hùng, ngân lâu như tiếng chuông là tướng âm thanh thượng cách, chủ về thông minh tháo vát, hoặc công danh đầy hứa hẹn. Ngược lại, đàn bà mà có âm thanh kể trên lại là tướng âm thanh khắc phu, dâm loạn, phá bại hoặc trùng hôn.
Trong phép xem tướng diện mạo nữ giới, ngũ quan cần phải để ý đã đành, nhưng ba bộ phận mà người xem tướng đặc biệt phả chú trọng là Mắt, Mủi, Môi và Miệng. Mắt cho ta biết được trạng thái qua tinh thần của nữ giới, Mũi chủ về chồng, Môi và Miệng liên quan mật thiết đến con cái.
Nói một cách tổng quát, đàn bà có mũi ngay ngắn, dài và đầy đặn, sắc da tươi mát và không có tỳ vết được xem là tướng vượng phu.
Miệng không lớn, không nhỏ, hai môi dầy mỏng tương xứng, lưỡng quyền bắng phẳng không quá cao, không nổi, toàn thể da mặt hồng nhuận, không có nốt ruồi, tàn nhang hay bã chè làm mất vẻ mỹ quan là tướng ích tử.
Lục phủ (hiểu theo nghĩa rộng là toàn thể xương khuôn mặt) chủ về tiền tài, sinh kế mà người chồng có thể hưởng thụ khi lập gia đình với người phụ nữ đó*.
Chú thích: *Nói như vậy không có nghĩa là người chồng sẽ được hưởng của hồi môn mà chỉhàm ý rằng nhờ sống chung với người vợ đó mà công việc làm ăn của người chồng sẽ vượng thịnh về mặt tiền bạc. Nếu khuôn mặt phụ nữ đầy đặn phúc hậu, xem tướng cân phân (trong trường hợp nếu là người gầy thì dĩ nhiên mặt không thể bầu bĩnh. Lúc đó chỉ cần xương lưỡng quyền không lộ cao, mặt mũi không hốc hác) là tướng vượng tài.
Dưới nhãn quang tướng học nam giới, người đàn bà có đủ cả Tam vương là người vợ lý tưởng trong đời sống gia đình. Nói khác đi, đó là loại cát tướng của phụ nữ.
Ngược lại, mũi lệch cong queo hoặc trơ xương, lỗ mũi hếch hoặc quá ngắn là tướng lấy chồng khiến phu quân tổn thương, khắc hãm hoặc ly hôn. Vì vậy, tướng thuật có câu: "Mũi đàn bà là phu tinh". Miệng quá lớn và mỏng, môi xám hoặc trắng bệch, lưỡng quyền cao nhọn: vừa khắc chồng lại vừa lận đận về đường tử tức. Khu vực quanh mắt thâm đen, sâu hõm là tướng không con.
Đàn bà tối kỵ tướng cách cô thần nghĩa là mắt tròn và trắng dã, mũi hếch, môi vẩu là lộ cả chân răng, tai khuyết hãm, trán lẹm hoặc lồi, hoặc có loạn văn, đầu quá lớn, mũi sư tử, mũi sống kiếm mà lưỡng quyền cao rộng, mắt lồi, lông mày dựng đứng, thân hình quá ngắn mà mặt lại quá dài, pháp lệnh quá dài và sâu lúc còn trẻ, tiếng nói như phèng la bể v.v... Người có tướng cách cô thần vừa khắc chồng, vừa tổn
con, về già cô đơn, khốn khổ.
Về phong thái, có loại phụ nữ vừa mới thoáng nhìn đã khiến ta sinh lòng tà vạy là loại dâm tướng, vì mọi cử động, hành vi, ngôn ngữ, đầu, mặt, đuôi mắt đều khơi động xuân tình. Lại có loại phụ nữ thaóng thấy sinh dạ nể vì, do ở ánh mắt nghiêm, tinh thần nghiêm túc, đó là tướng tôn quý. lại có tướng người vừa thấy mặt đã nảy sinh lòng coi rẻ là loại tiện tướng. Còn loại người thoáng qua có cảm giác kinh sợ là tướng hình khắc.
Một số người khảo cứu về sự tương quan hợp hình tướng và đời sống nội tâm phụ nữ, sau khi quan sát và phỏng vấn một số phụ nữ thành gia thất đã phân chia phụ nữ thành ba loại điển hình chính yếu sau đây:
*Loại hướng nội:
Loại có tâm hồn hướng nội, phần lớn có dáng người thấp, cổ ngắn, đầu khá lớn,miệng rộng, môi dầy. Cá tính trội yếu của họ là trầm mặc, không ưa gây gổ, lạc quan,dễ dàng thông cảm, thích ăn uống, tham lợi ích nho nhỏ, tâm địa thẳng thắn, khôngthích thủ đoạn.
Trong đời sống gia đình, họ là hiền thê, lương mẫu, thai kỳ đều đặn, chínhthường, dễ sinh sản và lắm con, nấu nướng khéo, không ưa nhõng nhẽo, chung thủyvới chồng.
* Loại hướng ngoại:
Phần lớn có dáng người cao và thon, vai xuôi, mông nhỏ, tứ chi dài, mũi cao,môi mỏng, cằm hơi lộ, cổ nhỏ và dài, da dẻ hơi khô và mỏng. Cá tính của họ dễ vui,dễ buồn, thích hoạt động nhưng mau chán.Về mặt sinh lý, họ dễ bị bệnh phụ khoa, tính lãnh cảm. Trong đời sống giađình, họ không ưa nấu nướng, kém tháo vát, dễ cáu kỉnh.
* Loại trung tính:
Loại này là trung gian giữa hai loại trên nên thân hình có thể cao hơn và khámập, có thể hơi thấp và gầy, môi miệng không quá dầy, không quá mỏng. Các bộphận khác cũng ở mức trung dung. Họ có thể là kết tinh phần tốt hay phần xấu củahai cá tính hoặc nội hay hoặc ngoại tùy theo sự tốt xấu của tửng bộ vị* . Quan sát loạitướng trung tính này rất khó, cần phải có kinh nghiệm và nhãn quan gbén nhạy mới đạt được mức độ tương đối chính xác.
Tuy nhiên, các điểm nêu trên chỉ có tính cách khái lượn. Việc xem tướng trongthực tế không quá đơn giản như vậy. Muốn có một ý niệm rõ ràng, chúng ta cần phảiđào sâu vấn đề hơn nữa, xuyên qua việc khảo sát một số lĩnh vực bao gồm nhiềutrọng đề dưới đây:
* Muốn hiểu rõ hơn về điều này, xin xem lại chương I Quyển II nóivề nguyên tắc thanh trọc.
a) Lãnh vực cá tính:
1 – Tướng người ham mê nhục dục:
Tính dục thì ai cũng có, nhưng người quá trọng nhục dục thường ít ra cũng cómột vài nét tướng đặc biệt:
- Đàn bà trời phú sắc da mặt trắng hơi pha màu hồng lạt gọi là đào hoa sắchoặc mặt trắng mà có nhiều tàn nhang đều chủ về háo dâm.
- Lông mày nhỏ hẹp, uốn cong dài quá mắt, mắt lớn và sáng.
- Phía dưới mắt (Lệ đường) có lằn xếp hay gân màu xanh xám hoặc hồng chạy về phía đuôi mắt (Ngư vĩ) là tướng đàn bà thường có khuynh hướng ân ái vụng trộm.
- Mắt đào hoa thấy người đàn ông xa lạ, ưa nhìn, tường hay cười tình, liếc xéo.
- Phía dưới mắt có nốt ruồi đen nổi rõ hoặc mắt không khóc mà vẫn ứot và nhìn cặp mắt không rõ cười hay khóc: tiện dâm.
- Mỗi khi trò chuyện thường hay có thói quen lè lưỡi liếm mép hoắc nhắm mắt lại rồi mới phát âm là kẻ có khuynh hướng gian dâm.
- Miệng lớn và khoé miệng đi xuống, lưng ong.
- Ngồi hai bàn chân bắt chéo, hai bàn tay đan nhau và bó lấy gối hoặc hay rung gối là tướng đàn bà trong đời ít ra cũng vài ba bận thông dâm.
- Eo lệch, rốn quá sâu, lòng trắng pha hồng, tiếng nói liến thoắng, hầu hết là những người dễ bị quyến rũ vào đường sắc dục.
- Bước đi uốn éo như rắn, nhún nhảy như chim sẻ và thường ngoảnh lại là tướng háo dâm.
- Nhân trung gẫy khúc, quanh mép miệng sắc da xanh xám một cách tự nhiên không vì bệnh tật.
- Mặt ngâm đen, đầu tóc rậm, ánh mắt ướt và sắc, da bóng bẩy.
- Có thói quen lấy đầu lưỡi khoa động nước răng, hoặc chân răng đen xám, không cười mà thường lộ chân răng.
- Trường hợp phụ nữ hút thuốc lá, kẻ có thói quen thở khói rất mạnh là kẻ háo dâm.
Những nét tướng cho thấy rằng có thể căn cứ vào nhiều bộ vị, nhiều lãnh vực sinh hoạt để biết khái quát về cá tính tiềm ẩn của một cá nhân về mặt tình dục. Hơn nữa, mọi nét tướng thể hiện dục của nữ giới, dù đứng trên bình diện sinh lý hay đạo lý, không có chung cùng một giá trị: có những nét tướng khả chấp, có những nét tướng bất khả chấp.Dục tính không phải đương nhiên là xấu xa như các nhà Nho cổ hủ vẫn thường lên án, mà xấu hoặc tốt còn tùy người, tùy trường hợp. Đặc diểm này cần phải được quan tâm đặc biệt để có thể nhận định đúng đắn cá tính của người phụ nữ, đồng thời có thể chế ngự hay hướng dẫn họ tùy theo sở nguyện của mình.
Ngoài ra, người phụ nữ cầm phụ nữ có tính trăng hoa, chưa hẳn họ đã có dịp thực hiện cá tính đó. Muốn biết người phụ nữ đã có cơ hội thực hiện được tính trăng hoa của họ hay không, cần phải lưu ý các khu vực sau:
a) Nhân trung có tia đỏ: Phía trên nhân trung là mũi, phía dưới là miệng; mũi và miệng có hình dạng tương tự như bộ phận sinh dục của nam và nữ giới. Tướng học căn cứ vào đó để phát hiện ra rằng phần lớn phụ nữ chìm đắm trong hoan lạc nhụcdục đều có một đường vạch ngang màu đỏ hoặc hồng (tùy theo truy hoan nhiều hay ít) nhỏ như sợi tơ nhện, phải tinh mắt lắm mới thấy. Nếu như ta thấy dấu hiệu đó xuất hiện thì có thể biết là người phụ nữ đó quả là đã có gì rồi.
b) Mắt tam bạch: Bình thường nếu người đàn bà đó không có loại mắt này nhưng vì đắm say nhục dục nên có thể sau một thời gian ngắn, khu vực xung quanh lòng đen bị thu hẹp dần nhường lại chỗ cho lòng trắng khiến lòng đen đều bị lòng trắng bao bọc, biến thành một loại tam bạch nhãn tạm thời. Còn như nếu bình thường vẫn là hạ tam bạch nhãn, thì nếu có thông gian ta sẽ thấy Nhân trung có vạch hồng hoặc đỏ như trên vừa nói.
c) Khu vực Lệ đường: Bình thường không có màu sắc xanh đen nhưng nếu giao hoan đầy lạc thú, tinh dịch tiết ra quá nhiều thì thường biến sang màu xanh đen.
d) Khu vực Sơn căn và Ngư vĩ: Đột nhiên có màu xám đen ở hia bên hoặc rõ rệt hơn lúc bình thường.
Tất cả các dấu hiệu về màu sắc ở bộ vị nói trên là các bằng chứng cụ thể của kẻ lặn hụp trong tình dục. Những đàn ông chưa từng ân ái với tình nhân, những đấng phu quân xa nhà một thời gian dài khi gặp mặt tình nhân hoặc vợ nhà chưa mây mưa mà đã thấy có hầu hết các dấu hiệu dẫn thượng thì quả là đáng ngại, cần phải lưu tâm theo dõi hành tung của người nữ đó hầu tránh những hậu quả tai hại có thể xảy ra.
2- Tướng người trinh thục.
Trong nền luân lý Á Đông cổ điển, người ta đặc biệt quý trọng cá tính trinh tiết thuần thục của phụ nữ, coi đó là một đức tính tối cần thiết của hôn nhân, là một hãnh diện của người chồng. Muốn coi tướng đàn bà con gái để xem đức tính trên của họ cao thấp tới mức độ nào, điểm tối trọng yếu là cặp mắt vì mắt là cửa sổ của tâm hồn. Cặp mắt đối xứng qua Sơn căn, muc quang ôn hoà thanh tĩnh, không liếc xéo là một đảm bảo đáng kể. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa được đầy đủ. Những người đàn bà lấy chồng giữ vững được ái tình thủy chung như nhất, ngoài cặp mắt kể trên thường có tướng kết hợp một số đặc điểm sau:
- Trán tròn nhưng không cao, không lồi.
- Lông mày đẹp và phối hợp với cặp mắt, tạo ra một phong thái khiến mọi người phải kính nể.
- Môi hồng, răng đều và trắng.
- Mũi ngay ngắn, không trơ xương, không quá cao.
- Đi, đứng, ngồi chững chạc, đoan trang.
- Tính nết ôn hoà nhưng không nhu nhược, ít nói, ít cười.
3- Tướng người hung tợn.
Đại để đàn bà tính nết hung tợn, mạnh bạo thường phạm vào nhất cài ba dấu hiệu sau đây:
- Miệng thô, môi lộ xỉ.
- Giọng nói khô khan, tóc cằn cỗi và ít.
- Quyền cao và lộ, hầu lộ, tiếng nói rè như tiếng phèng la bể.
- Mũi gầy và lộ khổng, mắt có hung quang.
- Mặt đen, lông mày thô, thân hình kệch cỡm.
- Mắt nhỏ, miệng túm, giọng đàn ông, chân tay lông mao rậm như đàn ông.
- Thân dài, giọng đớt, tay chân thô, ngón tay mập và qúa ngắn.
- Mắt lộ tứ bạch mà mục quang lại lộ liễu.
4 Tướng người không thích ràng buộc trong gia đình:
Những phụ nữ thích tự do phóng khoáng không có năng khiếu của người nội trợ cổ điển Á Đông là những kẻ có nét tướng sau:
- Lông mày đậm và khá lớn, mọc xa nhau và không có giữa lông mày với mắt khá rộng, miệng rộng, da mỏng.
- Mắt tròn, lớn, mục quang thuộc loại cương nhi cô, tính thích cạnh tranh, đua đòi, ưa được người ngoài xu phụng, đi lanh lẹ và cao.
- Khéo ăn nói, giao thiệp rộng và thích tự quyết định thân mình, coi rẻ tiền bạc, không thích săn sóc con cái, bếp.
5 Tướng người cần kiệm.
Tóc đen mướt, lông mày hình dạng vừa phải, màu xanh đen, lòng đen lòng trắng phân minh và mục quang mạnh mẻ nhưng ẩn tàng thức khuya không mệt mỏi, dậy sớm mà thần sắc thư thái, nói năng chậm rãi, từ tốn, không mấy khi than thở oán hận, không cạnh tranh hơn thua với người về công việc v.v... là những đặc điểm của tướng người giúp việc có năng suất cao, người vợ đảm đang, tháo vát.
6 Tướng người biếng nhác
Những kẻ biếng nhác hoặc vô tài bất tướng trong mọi hoạt động (đặc biệt là trong việc tề gia) đều thuộc cái tướng cách sau:
- Tóc nhiều, thô lộ, mày thô và giao nhau.
- Mắt tròn, nhỏ, đen trắng không rõ ràng, mục quang hôn ám, hoặc trắng nhiều đen ít.
- Mắt lớn hơi lồi, đen trắng phân minh nhưng mục quang lúc nào cũng ngơ ngác, khiếp hãi như mắt nai, mắt hươu.
- Mắt lúc nào cũng như kẻ ngái ngủ.
- Ham ăn, ham ngủ, thích rong chơi.
b) Lãnh vực vận mạng
1- Tướng người cao quý
Đại để tướng người cao quý toàn thân toát ra vẻ quý phái, sang cả.
Những người như vậy diện mạo không hẳn là xinh đẹp, đôi khi còn dưới mức trung bình, nhưng hầu hết đều có một số nét tướng sau đây:
- Mục quang sáng sủa, chính đính và mạnh mẽ, khiến người đối diện phải kính nể.
- Vành tai đầy đặn và hơi hồng, trái tai trắng hơn da mặt.
- Mũi thẳng và phối hợp thích nghi với Lưỡng quyền tạo thành một khối có thế vững vàng, mang tai xuôi thẳng.
- Lông mày thanh nhã, có thần khí.
- Trán tròn, không thấp, kh ông cao, tóc đen mịn, thanh nhã, cổ dài.
- Xương và thịt của mặt cân xứng, môi hồng, răng trắng và đều.
- Tiếng nói trong và ấm, giọng điệu thong thả nghiêm trang.
- Ngón tay thon và thẳng, chỉ tay mịn và rõ.
2 Tướng người phú túc.
Đàn bà có số no đủ thường có: Khuôn mặt đầy đặn và hồng nhuận nhưng phải không được thành đào hoa sắc hoặc có tàn nhang, mày thanh, mục quang sáng một cách hiền hoà, tai dầy và cứng, mũi thẳng và dầy (Gián đài, Đình uý rõ và cân xứng, đầy đặn). Nhân trung dài, Địa các tròn đầy và vững, mang tai nảy nở nhưng không bạnh ra phía sau, môi hơi dầy và có sắc hồng tự nhiên, lòng bàn tay hồng hào và dầy, bụng tròn, lưng nở, tướng đi chậm rãi, thân thể có mùi thơm tự nhiên.
3 Tướng người khốn khổ.
Tướng đàn bà khốn khổ, nghèo đói hoặc long đong được biểu hiện qua những nét tướng sau đây:
- Trán hẹp và thấp, tóc thô và vàng, mắt sâu, mày đậm: long đong về sinh kế, hiếm con.
- Bụng quá xẹp, eo quá nhỏ, lưng quá hẹp: suốt đời không có lộc.
- Mũi hẹp, nhỏ, lệch, ngắn. Chuẩn đầu không thịt.
- Môi quá dầy, miệng quá rộng mà tay ngắn, ngón tay mập ngắn vá thô.
- Tiếng nói nhỏ và khàn, mặt lúc nào cũng có sắc thái sầu thảm.
- Mặt lúc nào cũng như ngửa lên trời, dáng dấp và giọng nói có vẻ đàn ông.
- Sơn căn thấp gãy, Lệ đường khô hãm, tròng mắt vàng lạt có gân máu.
4 Tướng người nhiều con.
Những bộ vị quan trọng để quan sát về đường tử tức của phụ nữ là Lệ đường (còn gọi là Ngoa tàm), Nhân trung, Vú, Mông, kế đó là hai mắt và hai tai.
Thông thường trừ một vài loại mắt tối kỵ như mắt tam tứ bạch, mắt dê, mắt heo, mắt đào hoa không kể; còn phần đông nên có lòng đen lòng trắng rõ ràng, mí mắt dài, mục quang sáng sủa, phía dưới hai mắt đầy đặn không có tỳ vết thiên nhiên như nốt ruồi, tàn nhang, gân máu; Nhân trung sâu và thẳng, trên nhỏ dưới rộng, chỉ tay rõ và tươi; vú lớn và núm vú xạm, không được wúa nhỏ và lệch lạc; miệng đều
dặn, môi có nhiều vằn; mông tương xứng với thân người.
Riêng về tai, một vài tác phẩm cổ điển ghi rằng: tai giúp ta biết được đứa con đầu lòng sẽ là trai hay gái. Theo thuyết này, nếu tai phía trái của người mẹ mà dày hơn tai phía phải thì con đầu lòng sẽ là trai, tai phía mặt dày hơn thì con đầu lòng là gái.
5 Tướng người hiếm hoi hoặc không con.
Ngược lại với tướng đàn bà nhiều con và sinh đẻ dễ dàng nói trên là tướng phụ nữ hiếm hoi hoặc không con. Các dấu hiệu này thể hiện ở nhiều phía của cơ thể:
Tại diện mạo ta thấy có: tóc thô vàng và khô; mày ngắn, hẹp, thưa và mỏng, hầu như không có hoặc thô ngắn, trán quá cao; mắt sâu hãm và khu vực Lệ đường khuyết hãm cả về phẩm lẫn lượng; mắt mông lung, hỗn tạp; có Quyền mà không có mang tai thích nghi; mũi hoặc quá gãy, thấp, hoặc quá cao, nhọn và có gân hay vết hằn tự nhiên; môi vểnh và xanh xám hoặc trắng bệch, hoặc môi trên bao phủ môi dưới; nhân trung hẹp và bằng phẳng, da mặt không có huyết sắc, mặt nhỏ nhọn, tai quá nhỏ.
Tại thân hình, vú gãy, đầu vú hướng xuống, núm vú thụt sâu vào thịt, da mỏng mà xương quá ít, thịt khô hoặc thịt nhiều mà xương quá nhỏ.
Nếu chỉ có vài ba khuyết điểm nhỏ liên quan tới mắt, môi, tai v.v... thì đó là tướng hiếm hoi, nhưng khả dĩ còn cơ duyên tử tức. Nếu cả đầu, mặt lẫn thân hình đều có khuyết điểm trầm trọng như Lệ đường, vú Nhân trung, trán bị phá thì rất ít hy vọng về đường con cái.
6 Tướng đàn bà hình khắc chồng.
Danh xưng hình khắc ở đây có nghĩa rất rộng rãi. Nhẹ thì hàm ý rằng khi lấy chồng, vợ chồng sẽ xung đột, gia đạo sóng gió, ít khi có hạnh phúc, nặng thì biểu lộ sự hung hiểm xảy đến cho người chồng, công danh sự nghiệp, sức khoẻ hoặc sinh mạng, vợ chồng chia ly hay đứt đoạn. Ngoài ra, khi luận đoán về hình khắc của đàn bà đối với chồng, ta còn cần phải đặc biệt chú ý đến chính bản thân người chồng nữa. Nếu toàn thể bộ vị của người chồng tốt đẹp, nhất là Mạng cung Thê thiếp không khuyết hãm thì sự tai hại của hình khắc giảm thiểu rất nhiều. Trái lại, bản thân người chồng (cả hình tướng lẫn tâm tướng) đều dưới mức trung bình thì sự tác dụng của hình khắc do người vợ đem lại sẽ rất lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lãnh vực sinh hoạt của đấng phu quân. Xin đọc giả lưu ý điểm này trước khi xét đoán về tướng hình khắc chồng của phụ nữ.
Đại để các dấu hiệu sau đây đều bị tướng học liệt kê vào tướng đàn bà khắc chồng:
- Phía dưới hai mắt vô bệnh tật mà có khí sắc xanh xám.
- Mắt lớn, lồi (nhỏ và dài mà lồi thì đỡ tai hại hơn), lông mày thưa vàng và ngắn.
- Mày thô, mắt có sát khí.
- Hai mép miệng và hai pháp lệnh đều có nốt ruồi.
- Phần sống mũi (Niên thượng, Thọ thượng) nổi gân máu.
- Trán cao, hai phần Nhật, Nguyệt giác nổi cao và hướng lên.
- Tiếng nói như nam giới hoặc oang oang như sấm động hoặc âm thanh sắc cao như xói vào tai người nghe.
- Trán vuông, mày lớn, cao và đậm.
- Xương Lưỡng quyền vừa thô vừa lộ.
- Trán lồi, cổ ngắn, hoặc trán cao mặt hãm.
- Mũi hếch thấp, mắt thuộc loạc tam tứ bạch, hoặc hình tam giác mà lộ hung quang. Có đủ tất cả là tướng đại hình khắc và yểu.
- Sắc da mặt thô xạm như màu đất chết.
- Mặt chè bè về chiều ngang (phần Trung đình) mà lại sát thanh nghĩa là tiếng nói lanh lảnh như tiếng kim khí va chạm nhau khiến người nghe cảm tháy ớn lạnh xương sống.
- Trán hẹp, nhọn, tai thấp hoặc trán nhỏ, hẹp và lông mày giao nhau.
- Trán có tật bẩm sinh (vết sẹo, vằn trán thuộc loại loạn văn rất rõ lúc còn niên thiếu).
- Mũi hếch, tai khuyết hãm, mày thô và mắt có tia máu ăn lan từ tròn trắng xuyên qua tròng đen đến đồng tử, thuật ngữ tướng học gọi là Xích mạch xâm đồng.
- Sơn căn có nốt ruồi và dưới mắt có nhiều vết nhăn (đây nói phụ nữ ở trung niên trái lại).
- Xương Lưỡng quyền nổi cao và nhọn như chỏm núi.
- Tóc có phù quang (trơ trẽn không có sinh khí), da trắng và khô mốc.
- Mặt dài quá, cộng với miệng lớn (thành ngữ nói là miệng ngoác tới tận mang tai như miệng cá sấu).
- Ấn đường có một lằn sâu chạy thẳng lên trán, thuật ngữ tướng học gọi là Luyến trâm văn.
- Lông mày thưa và mường tượng như co rút lại (nghĩa là đầu và chân lông mày lớn ngang nhau trái với lẽ thường là đầu lông mày thon dần còn chân lông mày lớn).
- Cốt cách thô lỗ, tóc cứng như rễ tre.
- Xương che lỗ tai (mạng môn cốt) nổi cao.
Đi xa hơn nữa, Nghiễn Nông cư sĩ trong bộ Quan nhân ư vi cho rằng có một số tướng cách của phụ nữ giúp ta biết được bụng dạ của người đó đối với chồng hiền thục hay hung dữ, thậm chí có thể vì lý do nào đó manh tâm ám hại chống. Theo tác giả trên, phàm đàn bà lông mày mọc ngược chiều tự nhiên, mắt hình tam giác hoặc lộ tam tứ bạch, hoặc phía dưới mũi có hằn giống như móc câu, sắc mặt xanh xám (tục gọi là mặt gà mái), Lệ đường ảm đạm, Sơn căn có sợi máu rất nhỏ chạy thẳng đến giữa trán, Chuẩn đầu có màu đỏ, Ngư vĩ xanh xám, nốt ruồi (sống càng xấu hơn chết) ở mang tai đối với chồng dễ nổi máu hung tính và là các dấu hiệu khắc phu nặng nề., kết duyên với họ không có hạnh phúc thực sự. Nếu kẻ đó còn có thêm nhiều tia đỏ ở lòng trắng mắt, sống mũi có khí sắc xanh chạy luôn Ấn đường thì tâm tính tàn nhẫn. Những người có tướng cách như vậy chẳng những sẵn sàng đoạn nghĩa phu thê khi bất
hoà mà còn có thể đi đến chỗ mưu hại hạ độc thủ với chồng khi bị cơn giận làm mất lý trí.
7 Tướng đàn bà vượng phu ích tử.
Đặc điểm của tướng đàn bà vượng phu về mặt mạng vận là khi lập gia đình dù chỉ về nhiều lãnh vực đặc biệt là sự nghiệp và tiền bạc. Đại để những phụ nữ như vậy thường có nhiều nét tướng thuộc các loại sau đây:
Nói một cách tổng quát thân hình diện mạo đôn hậu, đẹp một cách oai vệ, cử chỉ ngôn ngữ thư thái ôn hoà; khuôn mặt cân phân về cả Tam đình, Ngũ nhạc và Tứ đậu. Nếu di sâu vào từng chi tiết ta thấy:
- Mắt hơi tròn, nhãn cầu lớn, sáng sủc, mũi ngay ngắn, khi cười miệng tươi.
- Ấn đường rộng rãi, không xung phá, diện mạo tươi tỉnh.
- Mũi thuộc loại Huyền đảm tỵ đúng cách, màu da khuôn mặt tươi nhuận, đặc biệt là Chuẩn đầu và Tỵ lương sáng sủa, phối hợp với mày thanh mắt đẹp.
- Lòng bàn chân hoặc trong thân thể (rốn hoặc khu vực trên dưới rốn một chút, phần ngực dưới hai vú, hai bên háng) có nốt ruồi đen huyền hoặc son.
- Bất kể gầy mập mà lòng bàn tay mập, nếu lòng bàn tay có thịt quá đầy thì đa dâm thì có thể ngoại tình mặc dầu vẫn vượng phu, màu sắc hồng nhuận, ấm áp, ngón tay thon dài, thẳng, khít nhau, chỉ tay rõ và đẹp. Thường thường tướng đàn bà vượng phu đi đôi với ích tử, vì người đem lại thịnh vượng cho chồng đa số đem lại lợi ích cho con cái. Trong một số ý nghĩa chuyên biệt hơn, ích tử còn có ý nghĩa là sinh con trai quý hiển, làm rạng rỡ gia môn, lo tròn đạo hiếu và giữ vững được dòng giống (không phân biệt vợ lớn, vợ bé). Về điểm này, các sách tướng hầu như đều đồng ý về một số dấu hiệu sau:
- Ngũ quan phối hợp đúng cách, đặc biệt là sắc mặt trắng ngà, mắt phượng môi hồng.
- Rốn hoặc khu vực dưới rốn đôi chút có nốt ruồi sống màu son tàu.
- Xung quanh khu vực bụng có thịt nổi rõ như một vành đai. Người đàn bà có hai đặc điểm về tướng cách cuối cùng như trên dường như chắc chắn sẽ sinh quý tử bất kể diện mạo xấu đẹp ra sao vì đó là hai nét tướng ngầm có khả năng chế ngự tất cả các phá tướng khác (dĩ nhiên là trong trường hợp như vậ ông chồng phải có khả năng truyền giống thì quý tướng trên mới phát huy được kết quả thực tiễn).
Tựu trung, nếu quý đọc giả theo dõi phần tướng cách phụ nữ (cá tính lẫn vận mạng) muốn biết khái quát tướng phụ nữ tốt xấu ra sao mà không muốn phải nhớ quá nhiều chi tiết nhưng cũng không quá giản
lược thì quý vị chỉ vần nhớ kỹ hai bảng yếu quyết dưới đây về cát tướng và hung tướng phụ nữ:
a) Cát tướng:
Đại để phụ nữ có một số những điểm chính yếu dưới đây được xem tướng tốt. Sách tướng gọi đó là Cửu thiện (đôi khi còn gọi là cửu mỹ tướng).
- Đầu tròn, trán phẳng phiu tròn trịa: chủ về gia đình có hạnh phúc.
- Xương lẳn, da nhuận: chủ về đường con cái viên mãn nên người.
- Môi hồng và cân xứng, răng trắng và đều: chủ về sinh kế dễ dàng, con cái dễ dạy và sinh con không mấy khi gặp tai ách.
- Mắt dài và đẹp phối hợp với lông mày thanh tú: chủ về trường thọ, kiện khang, lẫn quý hiển.
- Ngón tay thon, lòng bàn tay khá dầy và ấm, chỉ tay mịn và rõ: chủ về vượng phu và có tài lộc.
- Âm thanh trong trẻo, đầm ấm, có hoà khí: chủ về bản thân tôn quý, dễ nổi tiếng.
- Răng đều, cười tươi và không lộ chân răng: chủ về vượng phu ích tử.
- Đi đứng chậm rãi, vững vàng, nhưng không có vẻ nặng nề, nằm ngồi đoan trang: chủ về phúc hậu..
- Da dẻ trắng trẻo tươi nhuận (nhất là da tay chân và da mặt): chủ về phẩm hạnh hiền thục và cũng là dấu hiệu thọ khang.
Không cần phải có đủ Cửu thiên, chỉ cần có quá nửa chín điều kiện kể trên đúng cách, các điều không đi ngược lại với thực chất, đủ được xem là cát tướng, thân cận hay kết hôn với những phụ nữ như vậy không bao giờ đưa đến đổ vỡ.
b) Hung tướng.
Tướng xấu của phụ nữ rất nhiều, nhưng xấu nhất phải kể đến tám điều cấm kỵ (Bát kỵ) sau:
- Kỵ có giọng đàn ông: Phạm vào điều cấm kỵ thường thường khắc chồng, khắc con mà chính bản thân cũng thường rước lấy tai hoạ bất ngờ, cuộc đời nghèo khổ, cô đơn.
- Kỵ có râu: thực ra nói như vậy không phải là giống hệt râu đàn ông mà chỉ muốn nói là quanh miệng có lông măng thô đậm mường tượng như có râu. Kẻ như vậy, tính tình quật cường, thích chế ngự chồng, nhục dục mạnh mẽ hơn người cho nên đời sống vợ chồng dễ đi đến đổ vỡ.
- Kỵ đi uốn mông, lắc mình như rắn bò: đàn bà đẹp, thân mình nảy nở mà có dáng đi như vậy đối với nam giới rất khêu gợi nhưng nội tâm hay thái độ bất thường về luyến ái, trọng nhục dục.
- Kỵ đi nhún nhảy như chim sẻ nhảy, vẻ mặt (...) là dấu hiệu của kẻ nội tạng thiếu ổn cố, cá tính nóng nảy, cố chấp một cách ấu trĩ. Một khi gặp cảnh khó khăn không biết giải quyết thích đáng, vận mạng thường không ra gì.
- Kỵ đào hoa diện: loại đàn bà như vậy thường tâm tính hẹp hòi, nội tạng hư nhược, khó trường thọ. Nếu thêm mày cong, mắt lớn và sáng sủa là kẻ háo dâm, không trọng trinh tiết.
- Kỵ bụng thon gãy, mông cao: đại để đàn bà có tướng mường tượng như con bọ ngựa. Đó là tướng đàn bà thường trầm luân trong bể khổ.
- Kỵ lộ hầu, cười lộ chân răng: lộ hầu là một đặc trưng của nam giới, lộ chân răng là dấu hiệu con người có vận mạng rủi nhiều hơn may. Đàn bà có tướng đàn ông, lại vừa lộ xỉ hay gặp hung hiểm bất ngờ, không bao giờ được an lạc.
- Kỵ Quyền nổi cao và chè bè hết khuôn mặt: về mặt cá tính, đó là loại người ngang bướng, lỗ mãng, dữ tợn. Về mặt mạng vận, đó là khắc chồng, hại con, không bao giờ có hạnh phúc gia đạo lúc già.
(15)_NHÂN TƯỚNG HỌC
Tướng tuỳ tâm sinh - Tướng tuỳ tâm diệt, tướng tốt xấu là ở cái tâm con người!
CẰM
a)khái quát về cằm
Cằm (thuật ngữ Trung Hoa về tướng gọi là Địa các ) là khuyết tận cùng của khuôn mặt tính từ trán trở xuống(h.187)trang 222 trong trường hợp ta nhìn chính diện.
Nếu ta nhìn nghiêng và chia phần bán diện làm đôi thì phần trước thuộc Cằm, phần sau kề từ phía dưới hai tai trở xuống thuộc về Mang tai (tai cốt ).Thông thường hai phần Địa các và tai cốt liên hệ mật thiết với nhau về cách cấu tạo,nên kết hợp khá chặt chẽ về mặt mang vận và cá tính đối với từng cá nhân một
Về ý nghĩa mang vân tổng quát ,Địa các chủ về hậu vận(tức là khoảng 50 tuổi trở đi) Địa các nảy nỡ ,vuông vức , sắc thái tươi tắn là dấu hiệu càng về già thì số vận càng tốt .Trái lại Cằm thon nhọn thì vãn thiên thường cô đơn bần bách
Về mặt cá tính những tướng học gia thuộc tân phái ,chịu ảnh hưởng của của tướng học Nhật bản cho rằng vì tiểu não bộ và Địa các có liên hệ tương hổ đặt biẹt nên khi nghien cứu về dia các đã đề ra,số ý nghĩa thực chất sau nay:
- ý chí mạnh hay yếu
- Sức chịu đựng cả vật chất lẫn tinh thần .
- Tình dục nhiều hay ít ,manh yếu,........
b) Các dạng thức tổng quát của cằm
Nhìn chính diện(nhìn thẳng phía trước mặt )ta thấy Cằm có 3 dạng chính thức:
- Cằm tròn
- Cằm vuông
- Cằm nhọn
Nhìn nghiên ( trắc diện) ta cũng thấy có 3 dạng thức thông thường:
-Cằm vát
-Cằm gồ
-Cằm thẳng
Loại Cằm tròn và thường có hình dạng thẳng xuôi hoặc đôi khi hơi tháo vát chứ ít khi nào gồ lên.Ngưởc lai , loại Cằm thon nhọn thường vát hoặc gồ chứ ít khi thẳng xuống
a) Các ý nghĩa của Cằm
Hai loại Cằm tròn và vuông thuộc loại Cằm nở và thuộc loại bình thường hợp tiêu chuẩn Tam đình bình đẳng, loại Cằm thon nhọn thuộc loại Cằm lép, sách thường gọi là Hữu thiên vô địa
1.-Về mặt mang vận
-Cằm nay nở câng xứng chủ về hoạc phúc lộc khả quan
- Cằm bạc nhược , nhỏ nhọn chủ về già hoặc cô độc hoặc nghèo khổ, tuỳ theo sự phối hợp tồng quát của toàn thể khuôn mặt.
2.Về mặt cá tính
Cằm nay nở moat cách thích đáng biểu thị tâm tính quân xứng, dung hoà đưởc lý tưởng và thực tế, sử sự thích đáng nhất, kế đó là loại cằm tròn
Nếu quá vuông vức, ý chí quá mạnh dễ trở thành cực đoan,cố chấp ngoan cố hoặc lì lợm . Cá tính của người có cằm quá tròn map thường biểu lộ ra ngoài bằng sự trọng ẩm thực, tình cảm phong phú , dễ bị xúc động. Loại Cằm thon nhọn thường là kẻ có cá tính mẫn nhuệ, thiên về lý tưởng , càng thon nhọn càng xa rời thực tế nên không bao giờ thành công trên đường đời.
2.Về mặt cá tính
Cằm nay nở moat cách thích đáng biểu thị tâm tính quân xứng, dung hoà đưởc lý tưởng và thực tế, sử sự thích đáng nhất, kế đó là loại cằm tròn
Nếu quá vuông vức, ý chí quá mạnh dễ trở thành cực đoan,cố chấp ngoan cố hoặc lì lợm .
Cá tính của người có cằm quá tròn map thường biểu lộ ra ngoài bằng sự trọng ẩm thực, tình cảm phong phú , dễ bị xúc động. Loại Cằm thon nhọn thường là kẻ có cá tính mẫn nhuệ, thiên về lý tưởng , càng thon nhọn càng xa rời thực tế nên không bao giờ thành công trên đường đời.
VII-MANG TAI
a)Khái quát về Mang tai
Mang tai hay tai coat là phần trung gian giửa Cằm và Lưỡng quyền , nhìn nghiên thì thấy rõ hơn . Một sốđông sách tướng cổ điển thường ít đề cập đến phần tai cốt vì hai lẽ:
Những dđiều ghi lại trong cổ thư phần nhiều thiên về mạng vận , ít khi thiên về cá tính mà tai cốt không có vai trò đáng kể trong lĩnh vực này.
Ý nghĩa về cá tính tai cốt được coi là phần tướng về tâm tướng bí truyền . chì lưu lại bằmg lối tâm truyền .Do đó , đối với cổ nhân điều gì đả gọi là tâm truyền thường ít ghi lại trên giấy trắng mực đen , thảng hoặc có ghi thì cũng chỉ ghi lại moat vài yếu quyết giản lược , kẻ ngoài khó long lỉnh hội đầy đủ được các ý nghĩa , mặc dầu vẫn có câu Não hậu kiến tai vô tình hán , nghĩa là kẻ mà đứmg sau phía gáy (ót) còn trông thấy xương Mang tai nghìa là kẻ không có tình nghĩa.
b)Các dạng thức của Mang tai
Mang tai co dạng thức chính yếu:
-Mang tai vuông xuôi
-Mang tai bạnh
-Mang tai hóp
1-Mang tai vuông xuôi
Loại mang tai vuông xuôi h195 có góc hơi vuông ở phía dưới và góc của chiều thẳng của Mang tai gần như dựng thành một đường thẳng đứng chạy từ tai xuống.
Phối hợp với loại Cằm nay nở thích đáng , loại mang tai vuông xuôi tượng trưng cho gia vận hưng vượng lúc tuổi già ,được nhiều người giúp đờ trong mọi công việc .Nói tóm lại nay là loại phúc tướng
2-Loại Mang tai bạnh
Đặc điểm của loại mang tai này là phần dưới kể từ chổ tiếp giáp với Lưỡng quyền nay nở một cách đặc biệt khiến cho khuôn mặt phía dưới nở phìm ra trông tương tự như mang của loài rắn đeo kính (cobra) mỗi khi mó định cắn hay mổ vào vật gì trước mặt.
Về mặt Mang vận :phối hợp với Ngũ quan can xứng , loại Mang tai bạnh là kẻ dễ thành công trên đường công danh sự nghiệp nhưng kết quả thường thê thảm ít khi được chết lành.
Về mặt cá tính :nay là một trong vài dấu hiệu đặc thù nhất của kẻ tâm địa độc ác , âm hiểm khôn lường , bình thường làm việc gì cũng nghĩ tơi mình trước hết . Họ có thể giúp ta và chịu thiệt đôi chút , miễn là họ lời nhiều hơn , nhưng đến khi thực sự đụng chạm tới quyền lợi to lớn như danh vọng chức vụ thì họ sẵn sàng bán đứng bạn với bất kỳ giá nào , không hề thương tiếc . Năn nỉ với hạng người đó khi họ đã định loại tar a khỏi vòng tranh chấp là một điều thậm vô ích tục ngữ Trung Hoa có câu ''Kẻ Mang tai bạnh ra không có láng giềng " là để ám chỉ cá tính đặc biệt của loại người trên.
Đời Tam Quốc ,Nguỵ Diên đầu quân dưới trớng Khổng Minh và tỏ ra là một vỉ tướng quân nổi tiếng , tài ba , dũng cảm nhưng vì có tướngNão hậu kiến tai bi Khổng Minh chê làphán cốt. Tuy vậy , đối với vị quân sư nổi đời dời như Gia Cát Lượng thì việc cần cái tài và dũng của Nguỵ Diên lúc d8ó rát cấp thiét và vô hại cho đại cuộc lúc ông còn sống . Để đề phòng hậu hoạn , Khổng Minh đã sắp sẵn dịêu kế mai sau dùng tới .Về sau, khi Khổng Minh từ trần , binh quyền được giao lại cho Khương Duy cùng với cẩm nang diệu kế . Quả đúng như lời tiên đoán của Khổng Minh lúc sinh tiền . Nguỵ Diên trở mặt đánh lại quân Thục, chỉ vì hắn thấy quyền lợi và khát vọng thực sự của mình bị Khổng Tử trao lại cho Khương Duy chứ không trao cho hắn . Rốt cuợc tại trận tiền , Khương Duy theo lời dặn trong cẩm nang của Khổng Minh , đem lời khích bác Nguỵ Diên. Ngụy Diên lên tiếng thách đố "Ai giám giết ta".Đúng lúc hắn đang dương dương tự đắc thì một người tâm phục Khổng Minh mai phục sẵn trong hàng ngũ của hắn đã chém bay đầu kẻ pản thần trước ba quân. Cuộc đời và cá tính của kẻ Mang tai bạnh là như vậy đó.
3-Mang tai hóp h197
Đó là hiện tượng ngược lại với Mang tai bạnh . Như đã nói ở đầu , trong mục dẫn thượng , mang tai đi đôi với Địa các nhỏ nhọn , tạo thành khu vực hạ đình eo hẹp , tượng trưng cho hậu vận cơ đơn. Chẳng những vậy , kẻ có loại mang tai này , khi gặp hiểm nghèo , ít gặp được người ra tay cứu giúp
Về mặt cá tính :tính nết căn bản trội yếu của loại Cằm và Mang kể trên quá thiên về tính toán thiệt hơn , chỉ nghĩ và coi lo8ỉ ích của bản thân là chuân đích , ít khi chịu dung hợp lợi mình với lợi người .
(16)_KHU VỰC HẠ ĐÌNH
Trong khu vực hạ đình, ngoài miệng là bộ vị quan trọng bậc nhất còn có một số bộ khác cũng đóng một vai trò đáng kể như: pháp lệnh, nhân trung, cằm và mang tai.
a) Pháp lệnh:
Pháp lệnh là hai vết lằn chạy dài từ hai bên cánh mũi xuống phía dưới(h168), hình giống như chữ bát.
Theo nguyên nghĩa thì pháp lệnh có nghĩa là pháp luật và mệnh lệnh. Do đó, nhìn vào pháp lệnh ta có thể quan sát được cá nhân đó có tính trật tự hay không.
Ngoài ý nghĩa về cá tính kể trên việc quan sát pháp lệnh còn cho ta biết:
Sự nghiệp thịnh, suy: pháp lệnh rõ ràng đều đặn cân xứng à biểu hiện của sự nghiệp phát triển, ổn cố. Nếu pháp lệnh không rõ ràng, lệch lạc thì ý nghĩa trên sẽ đảo ngược lại. pháp lệnh về mặt gia vận, còn được coi là đường phân ranh giữa gia đình tính và xã hội tính. Phía trong pháp lệnh, đặc biệt là khu vực nhân trung được coi là trung tâm gia đình, phía ngòai là xã hội. Do đó, kẻ có pháp lệnh hướng ra bên ngoài chủ về đối với gia đình rất có hứng thú, đối với đời sống xã hội cũng có nhiều đam mê, hướng ngoại hơn là hướng nội.
Chính pháp lệnh có nhiều ý nghĩa như vậy nên trong tướng học người ta rất lưu tâm quan
sát và đi đến một sốnhận xét sau đây:
1 pháp lệnh mờ lạt
hình 169 là loại pháp lệnh chủ về suốt đờ sự nghiệp gặp nhiều khốn khó, rất ít khi được việc gì tọai ý. Nếu như ngoài việc pháp lệnh mờ tối mà mắt thuộc loại vô thần thì vừa bất đắc chí vừa yểu thọ.
2- pháp lệnh có nốt ruồi
Đây là dấu hiệu chủ về sự bất hoà hợp với thân quyến khó tránh khỏi phá tan tổ nghiệp hoặc về tính tình thì đó là loại người tự tôn quá đáng nên sinh ra lắm chuyện lôi thôi, cuộc đời sẽ có lúc thất bại chua cay.
3-pháp lệnh chẻ
Loại pháp lệnh này ở cối chẻ thành nhiều ngả hoặc gồm nhiều đoạn nhỏ chấp nối dư thừa lại với nhau là dấu hiệu của người có chí mà không thành đạt, rời bỏ nơi sinh đẻ, bôn tẩu tha phương, suốt đời vất vả. Dù có may mắn được giàu sang một lúc thì cũng chẳng bền vững.(H171)
4-pháp lệnh toả khẩu
Đó là loại pháp lệnh có hai lằn chạy sát với mép miệng. Nếu đuôi pháp lệnh rõ và ăn thông với hai vằn của khoé miệng thì được gọi là đẳng xà nhập khẩu( rắn bò vào miệng) chủ về vệc sẽ bị chết đói vào khoảng 45 tuổi hoặc ít ra cũng bị tai nạn lớn lao. Tuy nhiên, dù kết cuộc có bị đói rách, nhưng loại pháp lệnh này không có nghĩa là người đó không thể phát quý một thời. Thời xưa, tướng quân Chu Á Phu được vua Hán Vũ Đế phong tước giàu sang tột đỉnh một
thời, đến đời vua sau họ Chu bị hạ ngục và cố ý chết đói trong tù. Vừa qua, tại Đài bắc vợ một nhà tỷ phú cũng có loại pháp lệnh này và rốt cuộc chết vì đói nhưng không phải là vì bần hàn mà chỉ vì mắc bệnh yết hầu, không ăn được mà chết.(H172)
Tuy nhiên, nếu người nào có loại pháp lệnh này, chủ về chết vì không được ăn nhưng nếu được các quý tướng khác lấn lướt thì lại vô hại. Vào năm 1911, tại Thượng Hải có 1 nhà đại tài phú tên Lương Sỹ Di cũng có loại pháp lệnh trên nhưng lưỡi ngay ngắn và chính giữa lưỡi có nốt ruồi son (chủ về đại cát tướng ): Kết cuộc là Lương chết vì già trên nhung lụa giàu sang, tận hưởng vinh hoa phú quý lúc Mãn đời. Sở dĩ Lương được như vậy nhờ có nốt ruồi son phá hư tướng chết đói và từ Đằng xà nhập khâu, 2 lằn pháp lệnh tai hại đã hợp với nốt ruồi son thành cách cục phú quý gọi là song long thương châu: 2 con rồng tranh nhau ngọc quý.
Do đó, xấu mà gặp đúng cách phối hợp thì lại trở thành tốt. Đoán tướng pháp lệnh cần hết sức lưu tâm việc này.
1 biến thái khác của loại pháp lệnh kép gồm bộ phận pháp lệnh bên ngoài rất rõ bao quanh 2 đường lằn nỏ chạy từ 2 mép mũi xuống trán 2 lằn nhỏ này có thể rõ hay lờ mờ. Loại này là cuộc đời bất định lúc trung niên. Thánh công không đủ nhưng khi thất bại lại dư thừa. Dữ kiện trên trở thành thục té trong khoảng thời gian trên dưới 50 tuổi. Đến vận hạn thuộc pháp lệnh, người đó khó thoát cảnh đói rah1, đại nạn.(H173)
5 Pháp lệnh thảm tử:
Loại người có pháp lệnh vừa tỏa khẩu vửa có lằm mờ nhỏ nhưng đủ nhìn thấy hình chạy dài từ phía dưới mắt đến tận khóe miệng thuộc hạng người chết vì ngộ độc hay bị đầu độc, tự sát vì độc dược. Tóm lại, dó la loại pháp lệnh thảm tử của người chết vì chất độc mà từ trần.
6 Pháp lệnh phú quý
Như hình 175, pháp lệnh này tiêu biểu cho người quý hiển, không giàu thì nổi danh trong thiên hạ, những người nổi danh trong các lình vực giao ùdục, văn nghệ phần lớn đều có pháp lệnh này.
Hình thái thứ hai tương tự trên nhưng chiều dài pháp lệnh dài hơn, đuôi mở rộng hơn (h.176) loại này tượng trưng cho sự phú quý, thọ khảo nhưng có điểm đáng lưu ý là về văn niên khó tránh cô độc. Có loại pháp lệnh này đi tu dễ nổi tiếng và thích hợp nhất.
7 - pháp lệnh thọ khang
Đặc trung pháp lệnh thường thấy ờ người mà suốt đời ít bệnh, sống lâu là 2 lằn của pháp lệnh cân xứng , dài, bao quanh khóe miệng ( nhưng không tiếp giáp khóe miệng,
Chính vì lẽ thông thường có dạng thức trên thì sống lâu, tướng học gọi là Thọ đới (sợi đai trường tho).
Bình thừơng, người ta ngộ nhận hễ có lằn bao quanh mép là thọ đới , nưng nói chính xác , chỉ có loại pháp lệnh kể trên mới thực sự xứng danh Thọ đới đích thực.
b) Nhân trung
Nhân trung đôi khi gọi là nhân sung, là phần ăn sâu xuống mặt tạo nên 1 rãnh từ chuẩn đầu kéo dài đến giữa môi (môi Trên ,
Trong tướng đàn bà, Nhân trung là 1 bộ phận quan trong, cho phép quan sát cơ cấu nội thể, thai sản khó dễ, con nhiều hay ít, nhiều gái hay trai.
c) Ý nghĩa tổng quát Nhân trung
trong phép xem tướng , Nhân trung đóng vai trò quan trọng vì nhiều ý nghĩa . Những ý nghĩa đó đã được cuốn tướng pháp cổ điển là thần tướng toàn biên ghi khá rõ, xin dịch nguyên văn :
"Nhân trung với con người cũng giống kinh rạch đối với hình thể đất đai. Nếu kinh rạch nông hẹp thì nước bị ứ đọng. Có thể định được thọ mạng dài, ngắn, căn cứ vào sự dài ngắn của Nhân trung. Có thể dựa vào sự rộng hẹp của Nhân trung để đóan con cái nhiều, ít. Bởi lẽ đó, người ta lấy nhân trung làm thọ mạng cung của con người .
Nhân trung cần dài , chớ không nên co rút lại, nên sâu và rộng , ngay ngắn , chớ không
nghiêng lệch, phía trên vừa phải, dưới rộng dần là tốt.
Nhân trung nhỏ hẹp thì cuộc sống quẫn bách, Nhân trung bằng phẳng thì gặp gian nan ,
vất vả.
Phần trên hẹp, dưới rộng là dấu hiệu nhiều con , phần trên rộng, dưới hẹp chủ về hiếm muộn (ít con ) ; trên dưới đều hẹp mà khúc giữa phình rộng, chủ về con cái khó nuôi . trên dưới đều hẹp và bằng phẳng là tuyệt tự : nhân trung sâu và dài : trường thọ ; nhân trung nông , ngắn, yểu chiết.
1 - Nhân trung dài, ngắn
sự dài này có tính cách hết sức tương đối, chỉ có kinh ngiệm mới khiến ta nhận chân dược sự kiện này.Thường với người loại chính cách thì chiều dài nhân trung bằng 1/3 chiều dài hạ đình được coi là trung bình. Nhân trung dài hơn 1/3 ha đình coi là dài, dưới 1/3 là ngắn (h.179/1 & 179/2)
Về mặt mạng vân Nhân trung dài , sâu , không lệch lạc là tướng sống lâu . ngược lại là tướng yểu. Cũng do ý nghĩa trên, Nhân trung còn được gọi là Thọ đường và tục ngữ Trung Hoa có câu; Nhân trung dài 1 tấc, sống lâu trăm tuổi.
Về mặt cá tính, kẻ Nhân trung ngắn thường được người khác khen ngợi ca tụng mình, thậm chí, chấp nhận việc biến cả những khuyết điểm của mình ra thành ưu điểm. Theo sự nhận xét của nhà tướng học Tô Lăng thiên thì hạng phụ nữ có Nhân trung ngắn rất thích được ca tụng là mĩ nhân đài các, mặc dầu mặt mũi như quỷ dạ xoa, cử chỉ như con lật đật.
Trái lại, kẻ Nhân trung dài và đúng cách có kiến thức độc lập và khách quan mọi hành vi cư xử đều xuất phát tự mình. Nếu gặp người ca tụng hay bị người chê bai đều tự xét 1 cách minh bạch. Đối với loại người này bỗng dưng khen ngợi hay cung kính 1 cách đặc biệt chỉ khiến cho họ hoài nghi ta và sẽ có tác dụng phản kại điều mà ta mong đợi ở họ.
2- Nhân trung rộng, hẹp
Sự rộng hẹp ở đây cũng chỉ có tính cách tương đối và chủ quan. Suy diễn từ nguyên tắc tổng quát được mặc nhiên công nhận cho loại tướng người chính cách thì với tiêu chuẩn trên, hễ chiều rộng bằng 1/3 chiều dài là vừa phải.
Trên hay dưới mức độ kể trên là rộng hay hẹp. 2 hình vẽ 180 và 181 tượng trưng cho Nhân trung hẹp và rộng được căn cứ vào tiêu chuẩn trung bình của loại người chính cách nói ở đoạn trên. Các hình vẽ về sau cũng theo 1 quan niệm đó.
Về ý nghĩa thọ mạng Nhân trung hẹp, chủ về sức khỏe tổng quát ở dưới mức bình thường, Nhân trung có ý nghĩa ngược lại. Về cá tính thì chủ về khoát đạt, hẹp chủ về nhỏ nhen.
3- 3 dạng thức thông thường của Nhân trung
Bất cứ trai hay gái dù ngắn hay rộng hẹp, người ta đều thây Nhân trung có 1 trong 3 dạng thức căn bản sau: a) trên hẹp, dưới rộng H.182)
Mạng vận : đời sống ít gặp phiền não, vui nhiều hơn buồn, may mắn da số so với rủi ro, tai
họa.
Con cái: có khả năng sinh nhiều con và con trai nhiều hơn con gái. Ơû đàn bà có ý nghĩa dễ
sinh sản.
Cá tính:có đảm lượng khoan hoà dễ tha thứ hoăc mau quên các lỗi lầm của người khác
vui tính
b) Trên rộng dưới hẹp
Mang vận: Đời sốg gặp nhiều tai ương hơn là may mắn ,càng về già càng khốn đốn
Con cái : ít có khả năng sinh dục,đàn bà thì sinh đẻ khó khăn
Cá tính: hẹp lượng,hay cáu kỉnh(quạu)
c)Trên dưới bằng nhau
Mang vận: Thành bại that thường
Con cái:số con trai,gái xấp xỉ bằng nhau
Cá tính: vui giân bất thường.Nói tóm lại đây là lọai trung dụng của hai loại .Nhân chung
nói ở hai tiểu đoạn trên về tất cả các ý nghĩa của nó
Ngoài ra các điều mô tả trên về mặt hình thức,bất cứ loại Nhân trung nào (dài , ngăn , rộng , hẹp, nở trên ,nở dưới ,cân xứng)điều cóthể hoặc mờ h.185 hoặc rõ, hoặc có vạch ngang cắt đứt h186
*Sự mờ nhạt làm giảm phần lớn các ý nghĩa tốt của Nhân trung ,nhung lại không làm thay
đổi ý nghĩa xấy thành tốt.
* Sự rõ ràng về hình dạng nhấn mạnh thêm ý nghĩa tốt hay xấu của từng loại Nhân trung
* Vạch ngang có thể rõ ràng hay mờ lạt,dài hay ngắn,liên tục hay đứt đoạn với ý nghĩa chung là khắc chế .Đàn bà mà nhân trung trên rộng dưới hẹp lại bị vạch ngang rõ rệt là kẻ tuyệt tự,hoặc hữu sinh vô dướng hư thai ..v.v
(17)_VÀI GIAI THOẠI LIÊN QUAN ĐẾN KHU VỰC HẠ ĐÌNH
a) Giai thoại về Răng
Đời thanh , Khang Hy Hoàng Đế , tướng mạo cốt cách rất bình thường , ông thường cải trang làm kẻ thứ dân lẻn ra khỏi cung cấm để chính mình thanh sát cảnh sinh hoạt của dân chúng . Một bữa kia , Khng Hy đi ngang qua một căn lều , thấy nhiều người xúm lại để thầy tướng coi vận mạng cho từng người . Hiếu kỳ Khang Hy cũng đứng lại nghe , sau đó ông lại nhờ thầy tướng coi giùm mình . Xem kỹ , thầy tướng không khỏi kinh ngạc , lại không biết nay là đương kim hoàng tử , bèn hỏi:" Các hạ có sợ lời nói thật không ?" Khang Hy đáp :"không, tôi tình cờ đi ngang qua nay, vì tính hiếu kỳ xin tiên sinh cứ nói thật ra , không hề chi"
-Theo sự quan sát của kẻ hèn này thì diện mạo các hạ thuộc loại tiện cách , toàn thân cẩu cốt . Nếu căn cứ vào tướng cách mà bàn thì đó là tướng ăn mày
Khang Hy nghe xong ,không nhịn được cười ha hả ,bèn liệng ném bạc coi tương rồi quay mình toan bỏ đi . Thầy tướng ngẩn người quan sát rồi gọi Khang Hy đứng lại , áy náy nói "Điều kẻ hèn này vừa nói là căn cứ vào tướng cách . Theo tướng bề ngoài thì đó là loại tướng xấu nhất , nhưng nhân lúc các hạ sắp đi , há miệng cười lớn để lộ răng rồng . Cẩu cốt mà sinh được răng rồng là sự cực quí, muôn người mới có một . Có được tướng cách đặc biệt đó thường là kẻ phú quý vô cùng , muốn gì được nay . Xin các hạ cố lên , đừng để phí tướng cách đặc biệt đó"
Khang Hy nghe nói rất phục tài quan sát của thầy tướng, lại cảm động những lời khuyên nhủ chân thành , nên khi về đến cấm cung , nhà vua hạ chỉ thây tướng vào bệ kiến và thưởng cho quan chức , đó là nhờ tâm địa lương thiện của ông thầy tướng
b)Về Nhân trung ngăn lệch , Hạ đình liệt cách
Vào khoảng năm thứ 22 Dân Quốc (tức là khoảng 1933) tại Nam Kinh có rất nhiều viên chức chính phủ sùng bái việc coi tướng , vì có khá đông tướng học gia tài tử xuất sắc , trong số đó có viên Tham sự họ Tiền .Một bữa kia , ông Ngô Triệu Mai , tòng sự tại tối cao Pháp viện ,tổ chức bữa tiệc có cả họ tiền tham dự và gần như suốt buổi tiệc chỉ bàn về tướng . Trong tiệc có một vị thực khách họ Hạ tự nhận là ở Vân Nam vừa mới đến Nam Kinh , yêu cầu Tiền Tham sự coi tướng giùm mình xem vận mạng ra sao . Tiền quan sát họ Hạ hồi lâu rồi hỏi :" Tiên sinh năm nay chưa đến 50 tuổi phải không?" Hạ đáp:"Phải năm nay tôi49". Tiên hỏi :" Năm ngoái vợ tiên sinh tạ thế đúng không ?" Hạ đáp :"Đúng , tiện nội vừa mất năm rồi "
Đoán xong quá khứ , hạ bèn hỏi đến việc tương lai . Tiền nói:"Ông tuy vừa từ Vân Nam lai nay nhưng rồi ông lại trở về Vân Nam ngay. Việc ông dự địng làm đã thành tựu rồi , ông chưa biết sao?"
Hạ thấy Tiền nói quá đúng ý nguyện của mình nên phục lắm, nhưng thật tình chưa rõ kết quả việc đỉnh làm. Nguen do là thời đó , nước Tàu theo chế độ tản quyền , cơ cấu tổ chức tại mỗi tỉnh gần như là một chính phủ . Hạ được bạn bè ở Nam Kinh đề bạt nên được Bộ trưởng
Giáo Dục bổ làm Gím Đốc Học chính tại tỉnh Vân Nam với quyền hành tương tự như Bộ trưởng Giao dục của một tiẻu quốc . Tuy vậy , Hạ vẫn lo rằng nếu chính phủ địa phương cải tổ toàn diện thì rất có thể phe cánh của nhóm người mới ở địa phương không chịu công nhận Hạ làm Giám đốc Học chính. Mà viêvc thay đổi chính phủ địa phương thời đó là rất có thể xảy ra , và
lúc đó tỉnh Vân Nam lại rục rịch sắp cải tổ chính quyền
Nghe Hạ nói ngay tình chưa biết , họ Tiền thông cảm mối lo lắng của Hạ bèn nói :" bất kể chính qytền Vân Nam cải tổ ra sao thì ômg vẫn ở chúc vị trưởng ngành giáo dục tỉnhđó đến ngày mãn phần" Hạ nghe nói trong bụng rất mừng , tự nghĩ nếu như vậy hy vọng là có thể tai chức đến 20 năm
Mấy bữa sau, một thực khách trong bữa tiệc hôm đó đến hỏi Tiền rằng :" Ông nói như vậy đúng không ? Thời buồi này, chính trường nay vầy mai khác , biến đổi luôn luôn làm sao vững được đến già ?"
Sau khi biết chắc người đó không phải là bạn của Hạ , họ Tiền mới nói rõ thêm " Tôi nói như vậy là xét rằng thọ số của Hạ chỉ đến giữa năm 51 tuổi là dứt . Quan vận và thọ mạng tương quan"
Người kia nói :" ủa , thì ra là vậy . Chúng tôi xem Nhâu trung của Hạ thấy ngắn và lệch thì chỉ tưởng là hoạn lộ năm đó là không tốt chứ không đoán đươc là thọ mạng ông ta năm dó chấm dứt . Về điểm này xin ông giảng giải rõcho"
Tiền đáp :" về phần tướng khuôn mặt , Nhân trung là nơi giao tiếp giữa Trung đình và Hạ đình chủ về vận mạng năm 51 tuổi. Hạ tiên sinh có Nhân trung ngắn và lệch thì dĩ nhiên năm đó vận mạng nói chung là không được tốt . Nhưng tại sao lai quả đoán là năm đó ông ta sẽ chết thì cần phải xem thêm hình dạng của môi miệng và thế của Hạ đình. Môi Miệng của Hạ thuộc loại liệt cách , âm thanh rè như tiếng phèn la lại không có âm lượng , cằm vừa ngắn lại vừa thon . Nói tóm lai phần Hạ đình của ông không có điểm nào đáng kể . Xua nay, nếu chỉ có phần Nhân trung xấu mà môi miệng và Hạ đính tốt tjì đến vận hạn của Nhân trung , tức là 51 tuổi chỉ không được êm xuôi mà thôi chứ không nhgĩ đến chết chóc . Đắng này , môi miệng và khu vực Hạ đình đèu quá xấu thì đến vận hạn của Nhân trung khó tránh khỏi tuyệt mạng "
Quả nhiên , Hạ làm Giám đốc Học chính tỉnh Vân Nam được 2 năm, đến năm51 tuổi bị bệnh và mất tại chức.
Trước thời Trung Hoa Dân Quốc ít năm , lúc đó Dân Quốc Đảng còn âm thầm hoạt động trong bóng tối , có hai yếu nhân về sau Đều là các nhân vật có tên tuổi trong giới chính Trung Hoa là Lâm Sâm và Tôn Dật Tiên . Cả hai đều được người xem tướng lúc chưa hiển đạt về nhiều phương diện , nhưng ở nay chỉ thuật lại riêng vấn đề tử tức mà thôi.
Hồi đó có bậc trưởng vối họ Cao có biệt tài xem tướng và chính nhờ có họ Cao bí hiểm mà sau này Lâm Sâm rất tin tưởng ở tướng học . Một bữa , họ Cao có đề cập đến vấn đề con cái của Lâm Sâm như sau:" Số anh .........hiếm hoi , nếu như đến 35 tuổi mà vẫn chưa có con thì nên nuôi con nuôi đi , không phải để phụng dưỡng mà để nối dõi tông đường "
Lâm Sâm cho rằng theo chỗ ông ta được biết về tướng thì tướng học chỉ cho biết được sự tốt xấu của vận mạng hay công việc , còn phần con cái là do hai vợ chồng chung sức tạo nên , làm sao nhìn một người mà lại đoán ra được . Bởi vậy ông ta không tin hỏi vặn lại : " Sinh con là việc của hai vợ chồng làm sao chỉ nhìn một trong hai người mà biết được ? Vả lại , đàn ông đến 60, 70 tuổi còn sinh con là sự rất thường , tại sao lại có thiên kiến cho tôi nếu trước 35tuổi chưa có con thì không thể đẻ con được ?"
Như chưa đủ Lâm Sâm còn bồi thêm :" Không sinh con được phần lớn là do đàn bà . Tôi là đàn ông , nếu vợ cả không con thì lấy vợ lẽ , nàng hầu để có con , sao lão bá đơn thuần nói là tôi không con "
Họ Cao thấy Lâm Sâm có vẻ không bằng long vè sự nhận định của mình bèn giải thích " Đã đành việc sinh con đẻ cái là việc chung của hai vợ chồng nhưng cả hai phải không có bệng kín gì mới được . Nếu một trong hai người có bệnh kín thì làm sao có con . Hiện nay tôi thấy anh có khuyết điểm đó nên mới quyết đoán như vậỵ
Họ Cao lại e rằng Lâm Sâm chưa tin mình nên lại tay chỉ vào Nhân trung của mình nói với Lâm :" Đây là khu vực liên hệ với việc sinh con . Nếu sâu vào và rõ như cái rãnh là tướng nhiều con , nếu nông hoặc bằng phẳng là dấu hiệu hiếm hoặc không có con . Nhân trung của anh bằng phẳng như da mặt . Từ 35 tuổi trở về trước là lúc nhười ta có tinh lựu sung mãn mà nếu không có con thì từ đó trở về sau càng khó có con hơn nữa ." Lâm Sâm lấy gương soi quả nhiên thấy Nhân trung của mình bằng phẳng nay nge bậc trưởng bối nói vậy mới nhớ lại bốn ngươi quen thuộc , thảy đều có vợ lâu năm và nhớ lại ai là
kẻ có Nhân trung sâu rõ , ai là người có Nhân trung bằng phẳng . Quả thực hai người nhiều con đều có Nhân trung sâu và rõ còn hai người kia không con thì Nhân trung quá nông cạn , gần như không có vậy
(18)_NHỮNG NÉT TƯỚNG ÂM THANH
Âm thanh trong tướng học cũng như Môi học đóng một vai trò trọng yếu , giúp biết được rất nhiều về con người trên nhiều bình diện . Do đó , cổ tướng học đặc biệt chú trọng đến phần xem tướng âm thanh .
Nhà tướng học tông sư đời Tống là Mã Môi đã nói :" Tướng pháp thường thừa lấy âm thanh làm chủ ". Một nhà tướng học nổi tiếng khác là Đạt Ma thiền sư của Thiếu Lâm Tự . trong phần yếu quyết căn bản để thẩm định sự hoàn hảo hay khuyết điểm tổng quát của con người cũng nói :" Cầu toàn lại thanh âm ". Tuy nhiên , vì phần này có tình cách trừu tượng và rất khó lĩnh hội , nên soạn giả nghĩ rằng tại nay chì nêu ra những điểm khái quát tối cần thiết và dễ nhận tháy nhất . Chúng ta hầu hết đều đã mạc nhiên công nhận là giọng đàn ông hoặc con trai khác với giọng nói đàn bà Sự sai biệt về giọng nói đó , chúng ta chỉ cảm nhận thấy dễ dàng , nhưng miêu tả ra cho rành mạch .
Do đó , điểm khái quát thứ nhất là đàn ông phài có giọng đàn ông và đàn bà phải có âm thanh đàn bà . Những kẻ có âm thanh thuận theo định luật d9ó hầu hết là những kẻ được coi là bình thường về âm điệu tổng quát . Trái lại , đàn ông mà có giọng đàn bà hay đàn bà mà có gong đàn ông thì mạng vận yhường hay bị lận đận về mặt tình cảm .
Đàn ông có giọng đàn bà phần lớn đều khó thành đạt được sự nghiệp . Hạn hữu lắm mới được phú quý trung bình , nhưngvề giá trị đạo lý hoặc quý hiển nói chung chẳng có gì đáng cho người khác khâm phục .
Đàn bà có giọng đàn ông thường khắc chồng , khắc con tình cảm không mấy khi được thư thái .
Ngoài điều kiện tiên quyết đó , còn có điều kiện thứ hai đi kèm là :
*Giọng đàn ông phải mạnh mẽ , rắn rỏi trong sáng
* Giọng đàn bà phải ôn hoà , nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng
Nhưng nếu âm thanh đàn ông , tuy mạnh mẽ mà khô khang , lớn mà không có tiếng vang , hoặc giọng lớn mà nhịp nói quá nhanh gần như nuốt tiếng đó thì là tướng xấu . Các điểm khác trên khuôn mặt , hoặc cơ thể mà hoàn hảo thì sự khuyết điểm của âm thanh bị coi là phá tướng . Nặng nhẹ tuỳ theo từng trường hợp , nặng thì sự nghiểp bất thành hoặc chiết yếu , nhẹ thì sóng gió liên miên hoặc tai hạo trong công danh sự nghiệp. Đàn bà mà tiếng nói tuy có nữ thanh , nhưng quá nhỏ và yếu , không trong trẻo , không có âm lượng thì cũng không thể lấy việc nữ nhân có âm thanh nữ làm quý . Đàn bà mà có khuyết điển về phần phẩm chất của âm thanh vừa kể trên khó thoát khỏi cảnh khốn quẩn về một hay nhiều lãnh vực nào đó trong cuộc sống , thậm chí có thể đoán là yểu mạng nữa . Tóm lại , âm thanh dù nam hay nữ phải trong trẻo , có âm lượng đầy đủ , phát tự lồng ngực ( Đan điền) chứ không nên phì phào đầu môi chót lưỡi ( ý nói tiếng không ra âm lượn , hụt hơi ) . Có loại âm thanh thượng thừa kể trên dẩu cho diện mạo không được sáng sủa khôi ngô thì cũng có thể sống cuộc sống an nhàn bình dị .
Ngược lại , mặt mũi khôi ngô tuấn tú , thân hình phì nộn mà tiếng nói bị phá , bị liệt cách ( tham chiến thêm đoạn nói về ứng dụng của Ngủ hành trong âm thanh ở chương 2, phân 1 , quyên'2 ). Đại kháo như tiếng lớn như tàng mát , hoặc thê thàm như tiếng vượn hú , buờn tẻ như tiếng dế hoặc cuồn loạn như tiếng chó sủa trăng , đèu là những điểm bát thường . Nếu tướng mạo đã không ra gì mà còn gạp phải âm thanh này thì phải đoán là mạng vận kẹ đó không bao giờ khá được .
Ngoài sự thanh trọc của âm thanh xét một cách tổng quát , ta còn phải lưu ý mỗi loại người điển hình ( kim , mộc , thuỷ , ,hoả , thổ) cần thích hợp với loại âm thanh tương ứng trước khi xét đến vấn đề âm thanh hùng tránh hay nhu nhược , thanh hay trọc . Phàm hình người nào hợp với âm thanh chính cách của người đó , chưa từng bỉ cản bẩn bách , hạ tiện bao giờ
(19)_NHỮNG NÉT TƯỚNG TÓC VÀ RÂU
Tóc râu đối với người nhất là người đàn ông , về mặt mang vận lẫn cá tính có vai trò khá quan trọng . Tóc thì trai hay gái đều có , nhưng râu thì gần như là một đặc tính độc đáo thiên phú của nam giới , nói là gần như vì đôi khi củng thấy râu ria ( tuy ít nhưng cũng đù để phân biệt )ở một số nhỏ phụ nữ . Những trường hợp đảo ngược bhư đàn bà có râu ria , đàn ông mặt mày râu ria trơ trụi đều chưa bao giờ đưa đến kết quả tốt đẹp về mặt mạng vận cho kẻ đó
a)Tóc
Bàn về tóc tướng học cổ điển đưa ra tất nhiều thuyết , có thuyết mượn cả kiến thức y học Á Đông nhày xưa để giải thích : nhưng tựu trung tất cả đều giống nhau ở các điểm că bản sau đây:
* Tóc không được quá nhiều , cũng không được quá ít đến độ gần như trơ trụi
* Tóc không được rối loạn , không được cứng như rể tre , mhưng không được mềm nhũn như sợi bún
* Sắc phương xanh đen , tươi bóng không được khô dòn , úa như cỏ đang lúc tàn lụi
Tóm lại , tóc có số lượng vừa phải , không rối loạn nghĩa là sợi này không xoắn chặt vào sợi khác như bean thừng ,có sắc tươi mát bóng bay , tự nhiên mềm mại , là loại tóc thuộc loại thượng thừa , chủ về mạng vận hanh thông có tính cương nhu tính đáng , không thái quá , không bất cập .
Sự thượng thừa về tóc nói trên chỉ có ý nghĩa tốt khi nó phối hợp đầy đủ với râu và lông mày . Cả ba thứ lông đó ( tóc ,râu, lông mày )trên một con người phải tương đồng về cả phẩm lẫn lượng . Lông mày ra sao thì tóc lông cũng vậy , mới có thể xem là phù hợp .
Ngược lại những điểm kể trên đều phải coi là loại phản thường ,phần lớn đều không tốt.Tuy nhiên ,những sự kiện trên chỉ có tình cách đại thể,trong thực tế còn có những uẩn khúc khác,Chẳng hạn sự phù hợp râu tóc của người thổ,hình kim(tham chiếu chương 1,phần II của quyền thứ nhất),túc là loại nhườirắnchắc,nặng nề ,khác với sự phù hợp râu tóc của người hình Hoả(hạng người mặt mũi gân guốc ,mắt lộ ,mày thưa ,râu ít,......).Cho nên ,râu thưa ,tóc ngắn và cứng thường là dấu hiệu bất thường về mặt mạng vận không tốt đẹp về cá tính ,nhưng không phải lúc nào cũng đúng như vậy mà phải để ý tới một số biệt lệ. Dưới đây là một số trường hợp râu tóc bị coi là hung tướng:
* Người khoẻ mạnh ,da thịt tràn đầy nhựa sống mà râu tóc đặc biệt khô dòn và rậm.
* Da dẻ khô khan mà tóc lại cực mean và ít
Những sự tương phản thường nói trên ,nếu nhẹ thì chủ vế long đong vất vả ,nặng thì khó tránh khỏi chết chóc thê thảm . Nói về mặt cá tính ,kẻ mà râu tóc cứng thì khí phách nhỏ hẹp,cố chấp,cứng ma 2khô,mà thô kệch như tro tàn ,chẳng những cá tính ngu độn ,thô lỗ mà còn là dấu hiệu của sự chết non,vận bĩ.Râu tóc không cứng ,khuyết nhũn ,thưa đậm thích đáng với từng thể dạng con người ,sắc đen và bóng bẩy thì dấu nghũ quan có bị xếp vào loại trung bình hoặc dưới ,nhưng thực tế khí chất lại là thượng thừa.Hình tuy bất túc ,nhưng thần khí hữu dư nên vận mạng vẫ có thể tốt đẹp,con cháu nên người. ở trên đã nói ,tóc nhiều hay ít ,nhưng sự nhiều ít đó phải căn cứ vào từng thực trạng ở loài người chính thường.Tuổi trẻ ,tóc nhiều và đen: tuổi càng cao thì tóc ruing dần và biến đổi từ màu đen sang màu trắng.Điểm đáng chú ý ở phép xem tướng tóc là tóc của đang ở tuổi thanh niên (từ 15,16 đến 30) mà ít tóc hoặc hói thì mới coi là phản thường . Ngược lại tuổi khaỏng tam tuần mà hói đầu ruing tóc lại là lẽ tự nhiên , không có gì đáng nói . tương tự như vậy , nếu sau 40 tuổi mà tóc bắt đầu hoa râm hoặc bạc thì coi là thông thường . Ngược lại là điểm không tốt , hoặc về vận mạng hoặc về sức khoẻ . Trong y lý cổ điển phương Đông , nhười ta cho rằng sự tốt sấu của tóc liên quan mật thiết tới mức độ mạnh yếu của thận . Tóc sớm bạc là dấu hiệu bề ngoài của thận xấu
Về việc rụng hay cách mọc của tóc cũng được cổ nhân nghiên cứu . Người ta nghiệm thấy rằng , tóc mọc dựng đứng ở hai bên phải và trái đầu , hoặc sói dần theo vị trí đó là triệu chứng xấu . Kẻ đó hoạt động thường hay lận đận , thành công đó nhưng rồi that bại ngay đó , vinh nhục thất thường . nếu tóc mọc thẳng đứng ở khu vực trung ương của đỉnh đầu hoặc chính giữa phần trên tiếp giáp với chân tóc , hình dạng chỉnh tề lại là điềm tốt chủvề làm việc dễ đạt được ý nguyện
b) Râu
Ở nay tác giả gạt ra ngoài trường hợp quá đặc biệt là đàn bà có râu . Những điều đề cập sau nay là loại râu của nam giới Râu trong thuật ngữ của tướng học bao gồm tất cả mọi thứ lông hoặc dài hơn loại lông măng ( hoặc còn gọi là lông tơ) mọc ở phía trên môi trên , ờ khu vực cằm , ở hai bean xương Mang tai . Tất cả mọi loại râu đó bất kể là mọc ở đâu muốn được coi là tốt thì phải hội đủ hai điều kiện sau nay :
Đặc biệt là râu Cằm và ray ở khu vực giáp môi trên ( ria) phải tương xứng về cả lượng lẫn phẩm chất
Râu ria và lông mày cùng màu sắcvà đểu phải tươi nhuận , cứng mềm thích đáng . Kẻ có râu tóc hội đủ hai điều kiện trên , về cá tính là người có khí phách nam nhi , khoáng đạt cứng cỏi , không dễ khuất phục trước nghịch cảnh hay bạo lực , đến già vẫn còn sinh động , vận mạng khả quan .
Kẻ râu thưa , khô hoặc râu tóc không tương xứng đều là những kẻ về già lận đận . Đàn ông không có râu ( hoặc có nhưng rất ngắn , rất ít và mềm , màu sắc vàng ám thì cũng coi như không có ) thì chẳng những trông mất cả vẻ nam nhi khí phách mà thực chất lại rất giống đàn bà, dù có thông minh thì cũng gian xảo , uỷ mị khó có thể tự lập , nếu có đôi chút thành công thì cái đó do người khác tạo dùm . Bởi vậy tục ngữ Việt Nam có câu :" Đàn ông không râu bất nghì ". Tóm lại, đối với đàn ông tâu tóc và lông mày liên hệ chặc chẽ , nhưng vì tóc chung cho cả đàn bà nên ta chỉ cần lưu ý đến Râu và Lông mày . Vậng mạng của các đấng tâu mày chả có liên quan đến rầu may khá nhiều .Tuy vậy có một điều phân biệt là dẫu ý nghĩa về mạng vận tương đồng , nhưng râu chủ về tuổi già còn lông mày chủ về tuổi trẻ nhiều hơn .
(20)_NHỮNG NÉT TƯỚNG NỐT RUỒI
a) Bản chất và ý nghĩa
Trong thuật ngữ của tướng học ,danh từ nốt ruồi bao gồm :
Những dấu chấm trên làng da hoặc chìm trong da ( tục bgữ gọi là tàn nhan hay bã chè ) , có hình dáng hơi tròn , hoặc tròn , có thể nó như..
Đầu đinh ghim hoặc lớn bằng đầu nén hương thông thường đang đốt cháy. Loại này người ta mệnh danh là tử chí hay nốt ruồi chết.
Những dấu chấm nổi cao hơn mặt da 1 cách tự nhiên (mụn cóc không được coi là nốt ruồi vì có nguồn gốc bệnh lí lan tràn rộng hay bị thu hẹp nhờ phép trị liệu y khoa thông thường ) ,có thể lớn bằngđ7ầu nén nhang hoặc nhỏ như hạt tấm.Loại nốt ruồi này được gọi là nốt ruồi sống (sinh chí).
Về mặt màu sắc, nốt ruồi bất kể là loại sống hay chết đều có thể có các màu sắc sau nay:
-Màu xám tro
-Màu đen lạt
-Vàng đậm như chất hoàng thổ
-Hồng lạt
-đỏ đậm như màu son tàu
Chỉ có hai màu đen huyền và đỏ đậm như son tàu mới coi là quí ,những màu khác , tạp sắc chủ về hung hiểm , phá hại.
Về vị trí xuất hiện , nói chung thì nốt ruồi nên hiện ở những bộ vị đó ,nhất là phái đẹp nốt ruồi son hoặc mun có hình dạng vừa phải sẽ làm tăng thêm duyên dáng của nụ cười ,ánh mắt .
Xuất hiện ở các bộ tĩnh vị, ví dụ như sống mũi trán làm giảm mĩ quan khuôn mặt.
Về dự đoán sự tốt xấu căn cứ vào vị trí nốt ruồi ,ta can phải nhớ nguyên tắc cơ bản là nốt ruồi nên vừa phải và ở những chỗ khuất kín trên khuôn mặt , hoặc mọc sau lớp quần áo thường có ý nghĩa tốt ,trái lại là xấu.
Sách Tướng lí hoành chân , bàn về nốt ruồi có nói:" Nốt ruồi dối với con người cũng như cỏ cây đối với núi non ,gò đống đối với địa thế của đất đai . Chất đất to61tthi2 sinh ra cây cối tươi tốt , chất đất cằn cỗi thì sinh ra cây cây cỏ héo úa, xấu xa.Người có nội chất tốt thì ra nốt ruồi đẹp cho thế nhân biết được cái đẹp.Người có bản chất xấu thì không sao có nốt ruồi đẹp được.Cũng như gò đống đối với mặt đất ,nốt ruồi nên ẩn tàng mới quí .Gò đống hiện ra ngay giữa đường đi lối lại hay sân vườn gây cản trở , làm mất mĩ quan , nhưng ở nơi rừng núi lại góp phần vào việc làm gia tăng cảnh trí của địa thế .Bởi vậy, nốt ruồi không nên hiện ra TRÊN TRÁN MŨI ( mũi và trán ví như đường cái hoặc sàn vườn ) mà nên hiện ra ở chân mày chân tóc (những nơi này với khuôn mặt ví như thâm sơn hiểm cốc )" Từ những điểm trên ta thấy phép giải đoán sự cát hung của nốt ruồi có thểđược thu gọn vào 3 điểm chính :
Bản chất nốt ruồi( chìm hay nổi)
Màu sắc( tốt xấu )
Vị trí xuất hiện (thích đáng hay trái chỗ)
b) Phương pháp giải đoán
Trong 3 điểm chính trên thì vị trí nốt ruồi đóng vai trò chính , còn cách cấu tạo và màu sắc chỉ có giá trị thứ yếu .
Xuất hiện đúng vị trí thích nghi là nốt ruồi sống ,không lớn không nhỏ ,màu đen hoặc đỏ sậm khá rõ rệt là điềm rất tốt .Sắc bóng và đậm chủ yếu về sự việc nhãn tiền, lạt dần chủ về việc quá khứ ,đậm dần chủ về tương lai.Nếu nốt ruồi chết, hình dạng méo lệch thì khuyết mấy ứng nghiệm dù là màu sắc gì đi nữa .
Xuất hiện không đúng vị trí ngoài ý nghĩa đặc thù do vậy từng vị trí nốt ruồi sống cực xấu, nốt ruồi chết xấu vừa , hình dạng lớn nhỏ cũng ảnh hưởng tới sự xấu : lớn xấu nhiều ,nhỏ xấu ít.Về ,màu sắc thì sắc đen huyền đỏ sậm gíup cho nốt ruồi sống ,không lớn không nhỏ ,mọc sái chỗ ,sửa chữa phần nào tính chất xấu của vị trí và có ý nghĩa là tiền hung hậu kiết .Nếu nốt ruồi sống mà là các màu tạp sắc hoặc không phải là đen huyền hay đỏ sậm thì mới phải giải đoán là cực xấu
Người da trắng mà mặt mày châu thân có nhiều nốt ruồi chết màu đen bóng chủ về thông minh ,nhưng háu sắc, màu vàng khô chủ về ngu đần đê tiện,
Người cao gay mà tuổi thiếu niên mặt và thân hình có nhiều nốt ruồi chết cỡ lớn rải rác , màu sắc hỗn tạp chủ yếu về yểu thọ.
Người map và trẻ ,có các nốt ruồi chết hiện lên trên thân hình ,diện mạo thì yểu ,nhưng ngoại ngũ tuần mặt và tay chân nảy sinh ra .Bất luận màu gì miễn là có sinh khí thì đó là dấu hiệu trường thọ .
Nơi đây là ý nghĩa của nốt ruồi trên 1 số bộ vị quan trọng của khuôn mặt :
* Thiên : chủ về không được thân cận những người quyền quí trai thường khác cha ,con gái thường làm tổn hại chồng
*Thiên đình : chủ yếu không được hưởng hạnh phúc của cha mẹ , đặc biệt là khắc mẹ.
* Tư không : thường nói bao quát cả cha mẹ và có ý nghĩa tương tự như 2 bộ vị trên .đàn bà thường suốt đời khổ vi chồng .Ngoài ra về mặt tai họa ,nếu kẻ đó ,bất luận nam nữ mà nghề nghiệp khiến thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hỏa khí như lính cứu hỏa ,hỏa đầu quân ,thợ luyện kim ,v.v... thì trong đời khó thoát khỏi tai nạn về lửa 1 lần .
* ấn đường :Nốt ruồi sống nhưng phá cách chủ về ý chíbạc nhược ,làm việc có đầu không đuôi,đắc cách hoàn toàn chủ về qúi hiển
*Sơn căn: chủ về hình khắc (trai khắc vợ , gái khắc chồng ).Nếu chính giữa sơn căn và tiếp giáp với niên thượng có nốt ruồi sống mà sắc như tàn tro chủ về chết bất đắc kì tử
* Sống mũi (bao gồm cả niên thượng ,thọ thượng ):chủ về nghèo khó ,thân thể bệnh tật .đàn ông dễ bị đàn bà hiếp chế, đàn bà dễ bị chồng làm khổ.
*Chuẩn đầu : chủ về khó tránh khỏi hao tổn tiền bạc và cũng có ý nghĩa nhân vì háo sắc mà tốn của (chung cả nam lẫn nữ ).Riêng đối với đàn bà ,còn có 1 trong nhiều ý nghĩa quan trọng cho biết là số có chồng tính tình độc hại ,nham hiểm.
*Nhân trung :tại đây có nốt ruồi là 1 điểm cực xấu vì đó là nơi cho biết khá chính xác về thọ yểu , con cái (nhất là đàn bà vì ngoài ý nghĩa chung cho cả 2 giới còn có ý nghĩa đặc biệt là tử cung dễ bị bệnh )
*Thực thương và lộc thương:chủ về hệ lụy do ăn uống mà ra (bị bệnh vì ăn uống ,miệng tiếng vì ăn uống v.v...)
*Thừa tương :khó tránh khỏi nhân vì ăn nhậu mà ngộ độc hay chết vì rượu nhất là vào khoảng 54 tuổi
*Miệng ,môi:ham ăn và có ăn luôn luôn
*địa các : chủ về tai họa ,tốn tiền hại của ,do người quen biết gay ra(chẳng hạn đứng bảo lãnh cho ai thuộc về 1 việc liên quan đến tiền bạc ,ruộng vườn v.v...)
*Lê đường : chủ về đàn ông thường hay trai gái ,nếu không lấy thêm vợ bé thì cũng lăng nhăng .đàn bà khó tránh khỏi cảnh tái giá .
*Cung phu thê : chủ về đàn ông thường hay trai gái , nếu không lấy thêm vợ bé thì cũng lăng nhăng .đàn bà khó tránh khỏi cảnh tái giá.
*Lưỡng quyền :quyền của mình bị người khác chiếm đoạt hoặc vì người mà mang lụy đến thân khiến cho quyền uy của mình bị tổn hại
*Tai : ở phía trên ,chủ thể về cá tính con người hiếu hạnh ,ở phía dưới chủ về thông minh.
Những điều kể trên chỉ là những điểm dễ thấy trên khuôn mặt .Ngoài ra nốt ruồi còn có thể mọc (hoặc từ lúc sơ sinh ,hoặc tới 1 thời điểm nào đó trong đời ) bất cứ ở đâu ,trên mặt cũng như trên châu thân (chân tay ,bụng ,rốn ,cổ ,âm hộ ,dương vật v.v...).Do đó liệt kê tất cả với từng danh hiệu bộ vị riêng rẽ sẽ quá room rà ,nên soạn giả tóm tắt những ý nghĩa chính của nốt ruồi trên mỗi bộ vị thành từng sơ đồ ,độc giả chỉ can quan sát kĩ cũng đủ có 1 ý niệm khá rõ rệt về nốt ruồi.
VI GIAI THOẠI VỀ NỐT RUỒI
Đời Thần Tông nhà Minh , tại Quảng châu có một vị Trạng nguyên tên là Đáo Trạch , tình cờ mang họ kép là Trần Từ , hiện nay tại làng Phán Đường vẫn còn đền thờ . Theo truyền thuyết Đáo TRạch vốn họ Trần, từ lúc sing ra trên ngực đã có 7 nốt ruồi son . Gia đình Đáo Trạch rất nghèo , cha Trần Tấn Tài sing sống vè nghề làm ruộng .Lúc Trần Đáo Trạch lên 4tuổi , một hôm theo cha ra đồng thăm ruộng , bị một kẻ bất lương trong họ là Trần Tương lén dẫn đi bán cho một phú hộ trong vùng là Từ Tử Lỗ. Tự Lỗ đời đòi là một cự phú , nhưng đến đời ông ta không may hiếm con trai , có rất nhiều thê thiếp mà chỉ sinh con gái .
Tử Lỗ đang lúc sầu muộn thì thấy Trần Đáo mặt mày dĩnh ngộ , trên ngực lại có 7 nốt ruồi son tục
gọi that tinh tụ hội là tướng cực quý , nên vô cùng mừng rỡ, nhận ngay làm con và đổi họ thành họ Từ . Lớn lên , Đáo Trạch được cha nuôi cưng như trứng mỏng , noun danh sư về nhà dạy học, lại nuôi riêng một tiểu đồng tên là Trần Quang để sớm tối hầu hạ Đáo Trạchcho chu đáo . Nhờ trời phú tính thông minh , năm 20 tuổi đậu cử nhânrồu chuan bị vào Bác Kinh thi đình
Một hôm Đáo Trạch tắm rửa , tiểu đồng Trần Quang được sai kỳ cọ cho thiếu chủ , Trần Quang thấy trên ngực TRần Đáo Trạch có 7 nốt ruồi lấy làm kỳ dị và ghi nhớ mãi .Không Dáo Trạng chuan bị đi thi , trần Quang được dịp nghỉ, về nhà thăm cha mẹ . Một sự tình cờ Trần Quang chính là con Trần Tấn Tài , vì nhà nghèo nên phải đi làm tôi tớ cho người . KHi về đến nhà Trần Quang thuật lại chuện thiếu chủ của mình cho mẹ nghe . Bà mẹ nghe nói nhớ lại đứa con thất lạc từ thuở thơ ấu , bất giác trong long khóc rống lên . Trần Quang hỏi mẹ cớ sự được mẹ cho biết , cách đó 16 năm anh ruột y cũng có 7 nốt ruồi son trên ngựcbỗng nhiên biệt tích , nay nghe chuyện bà ta nhớ đến con mà khóc >Trần Quang nói :"có lẽ thiếu chủ là anh con chăng ? Con nghe người lão bộc nói rằng thiếu chủ không phải là con đẻ của ông chủ Lúc ông chủ mang về nuôi , thiếu chủ đã được 4 tuổi . Bây giờ thiêu chủ vừađứng 20 , như thế rất hợp với thời gian anh con mất tích "
Cha nghe con nói hỏi thêm " thật vậy à mày có biết ai đem bán thiếu chủ họ Từ không?" Trần Quang đáp:" con không rõ nhưng hỏi lão bộc thì có thể biết được . Ngày mai thiếu chủ vào kinh ứng thi ,lão bộc cũng đi theo , đề rồi con hỏi lão ta xem sao" Hôm sau Trần Quang trở về nhà nói cho cha mẹ biết là nhân dịp thầy trò đi xa , hắn làm bộ mời lão bộc ăn uống để tạm biệt và lợi dụng dịp lão bộc say rựu hắn hỏi người lảo bộc về lý lịch của thiếu chủ , lão bộc tiết lộ rằng chính Đáo Trạch là con đẻ Trần Tán Tài và bị Trần Tương dụ đi bán cho họ Từ hồi mới 4 tuổi . Trần Tấn Tài nghe xong đem chuyện thưa lại với
các kỳ lão trong làng , bắt Trần Tương tra khảo thực hư thì tên này thú nhận mọi việc đúng như lão bộc nói.
Nói về Đáo Trạch vào kinh ứng thí liền trúng Tam trường, đến kỳ yết danh được chấm đậu Trạng nguyên và được Minh Thần Tông tuyển làm Phò Mã ban cho cờ biển vinh quy.
Nghe tin con vinh hoa ph1u quý về làng, họ Từ vô cùng mừng rỡ, dựng nhà, rạp, trương cờ xí, bày thành đội ngũ đi đón. Họ Trần cũng tập hợp người trong họ đi đón, nhưng không tiết lộ gì cho phe họ Từ biết việc Trần Tấn Tài đã nhận ra Đáo Trạch là con mình.
Khi tân trạng nguyên về đến Quảng Châu, cả hai họ đều tranh nhau nhận người. Rốt cuộc, việc phải đưa đến ông Tổng đốc tỉnh Quảng-đông để nhờ phân xử.Sau khi biết rõ ngọn ngành, Tổng đốc Quang-đông bèn đề nghị hai họ nên nhận Đáo Trạch làm con chung ; sau này Đáo Trạch và Công Chúa khi sinh con ra thì đứa con đầu lòng mang ten cả hai họ. Gíai pháp này được cả hai họ đồng ý. Thế là từ đó , Đáo trạng mang họ kép là Trần-Từ. Về sau con chau hai họ Trần-Từ điều quý hiển, giàu có nên góp tièn chung xây một ngôi đền thờ nguy nga tráng lệ để kỷ niệm ông tổ chung. Cái quý tướng của 7 nốt rùi son ở trước ngực là như vậy.
(21)_NHỮNG NÉT TƯỚNG ĐỘNG TÁC
a) Tướng đi
Đi là 1 loại động tác tích cực tiêu biểu cho dương ,nên tướng đi thượng cách phải là loại tướng đi linh hoạt vững chắc , khoảng cách giữa các bước chân can xứng ,thân hình ngay thẳng .
Ngược lại đi mà co đầu rụt cổ ,thân hình xiêu vẹo ,bước chân như người say rượu v.v... đều là loại tướng hạ cách .
Cũng nhờ qan sát tướng đi người ta có thể biết rõ thêm con người về nhiều khía cạnh ,nên ở đây chúng tôi cố gắng trình bày theo hình thức tóm gọn những ý nghĩa của tướng đi .
1-Về mặt sức khỏe
đi đứng ngay thẳng ,thân mình không gấp khúc nghiêng ngả ,bước chân không loạn c/tỏ là bắp thịt eo lưng mạnh mẽ ,gân xương cứng cáp nên nội tạng ổn cố .Kẻ như thế ,thọ số đương nhiên phải dài hơn người thường . đi mà xiêu vẹo ,thân hình co rút ,bước chân loạng choạng là kẻ no6no65ita5ng suy nhược ,eo long không có sức giữ được thân mình ,gân xương ở chân cẳng yếu kém .Dựa vào đó có thể suy diễn ra được là kẻ đó khó có thể sống lâu.
2-Về mặt cá tính
Bước chân lảo đảo như không có gân cốt là kẻ không có chủ trương rõ ràng ,thiếu đảm lượng.
Bước chân đều đặn ,dáng dấp hiên ngang là kẻ kiến văn rộng rãi ,tư tưởng phóng khoáng cởi mở.
Bước chân nhanh nhẹn tự nhiên là kẻ hoạt lực sung mãn ,làm việc gì cũng mau lẹ nhưng nếu bước chân quá gấp và ngắn thì lại là kẻ có tư tưởng hẹp hòi ,xử sự hay chấp nê tiểu tiết.
3-Về mặt cá tính
-Bước đi vững vàng ,thanh thản tự nhiên như thuyền lớn xuôi theo dòng nước cả thân mình không day trở , không gấp khúc là tướng đại quí hiển .
-Bước đi đủng đỉnh như trâu :nhàn hạ giàu có
-đi chậm vã dáng dấp tương tự như ngang ,vịt : tiểu hoặc trung phú
-Bước chân cao dài nhẹ và thanh thản như hạc : thanh quí
-đi mà rụt đầu ,rụt cổ, leach vai đầu laove62 trước chủ về bần hàn.
-đi vội vàng như ngựa chạy ,cổ vươn thẳng về trước : nghèo hèn
-đi như rắn bò ,sẽ nhảy cô đơn .
b)Tướng đứng
Tướng đứng được coi là 1 biến thái phụ tùng của tướng đi nên không có gi đáng nói nhiều
.Khi đứng thân mình ngay ngắn ổn trọng ,chân cẳng can phân là tướng thượng cách .Ngược lại thân hình lắc lư ,2 chân động nay không ngừng ,chân cao chân thấp v.v...đều là hạ cách.
c)Tướng ngồi
Ngồi là 1 động tác tiêu cực nên thuộc về âm.
Do đó tướng ngồi tốt nhất là ổn cố,không rung gối ,lắc mình tư thế nghiêm trang ,dù là trai hay gái cũng không vượt ra ngoài những điễm chính yếu đó.
Bàn về tướng ngồi ,cổ tướng học cho rằng :Ngồi tuy thuộc âm nhưng nhưng ngoài âm mà trong tính lại dương thì tinh thần phải sung mãn ,hoạt động .Do đó khi ngồi tinh thần hoạt động nhiều hơn thể xác .Bởi vậy tư thế phải ổn trọng ,phải làm chủ được mọi động tác phụ đới ,nghỉa là ngồi không lắc lư thân mình ,không co chân duỗi cẳng .Kẻ ngồi ổn trọng đàng hoàng thì tính nết cũng đàng hoàng trang nghiêm ,dễ hiễn đạt .Kẻ ngồi nhấp nhỏm ,bồn chồn thì cá tính nôn nả hành động hấp tấp,công danh tài lộc không dễ tới tay
Bởi vậy,để diễn đạt ý nghĩatrên,tướng thuật có câu: "Mộc dao diệp lạc, nhân dao phúc bạc",: cây rụng là rụng ,người rung phúc mỏng .Dưới là 1 vài tư thế thường được ghi nhận trong tướng học :
-Ngồi như trái núi :quí hiển
-Ngồi như chó ngồi :phú túc
-Ngồi như kẻ ngủ gục
-Thân mình lệch lạc
-Ngồi rung gối : tán tài
d)Tướng ngủ
Thường nằm dễ đi đến chổ ngủ ,nên ở đây lấy tướng ngủ và các biến tháo của cách nằm
Cách nằm được coi là thượng đẳng là khi nằm ít day trở thân mình ,thần thái an tĩnh tự nhiên như rồng uốn khúc ,như chó nằm nghỉ .
Cũng như tướng đi và tướng ngồi , việc quan sát tướng ngủ của 1 cá nhân giúp ta biết được
1-Sức khỏe
-Ngủ ngửa chân tay thoải mái là kẻ có sức khỏe sung mãn
-Ngủ nghiêng mà vẫn ngũ được dễ dàng là kẻ tì vị khỏe mạnh ,nội tạng ổn cố
-Ngủ mà hơi thở đều hòa không gay ra tiếng động đáng kể là dấu hiệu trường thọ .Hơi thở
rất nhẹ hầu như không có tiếng động là điểm cực quí của tướng ngủ vì đó là dấu hiệu chắc
chắn nhất của sự trường thọ bất kể hình hài bộ vị ra sao .Sách tướng gọi đó là Qui tức :Rùa
thở
-Ngủ mà thở ra nhiều ,hít vào ít là tướng yểu thọ
-Ngủ mà hơi thở khò khè là dấu hiệu của hô hấp kém ,nội tạng không điều hòa nên thọ số
ngắn ngủi
2-Cá tính
-Ngủ hay day trở thân mình : tinh thần dễ thác loạn
-Ngủ nằm nghiêng ,người cong kiếm như tôm :tính nết cẩu thả ,ý chí bạc nhược
-Ngủ nằm sấp ,úp mặt vào gối là kẻ tính nết quá cương ngạnh cố chấp
-Ngủ nằm ngửa thần sắc tự nhiên người không cứng đơ là kẻ tâm hồn cương trực tính nết thông tuệ
-Trung niên ngủ ít ,dễ tỉnh :thông tuệ
_Trung niên ngủ nhiều ,khó tỉnh :ngu độn
-Ngủ hay nói lảm nhảm : TINH THẦN SUY NHƯỢC
3-Về mặt mang vận
-Ngủ nằm sấp ,hai tay chân dang thẳng là kẻ ngu độn , dễ chết thảm
-Ngủ mà thân hình cứng đờ như ma thây : số chết yểu
-Hai tay ôm mặt nằm sấp mà ngủ :thường bị đói rách
-Ngủ mà hay la lối như kẻ cuồng loạn là dấu hiệu chết không được lành
-Ngủ hay mở mắt ,há miệng :chết thảm hoặc chết đường
_Ngủ hay trẹo răng ,nghiến lợi :khắc vợ ,khắc con
-Thanh thiếu niên lúc ngủ chụm miệng lại như kẻ thổi lửa là dấu hiệu chết về hình ngục hoặc đến già chết thảm
-Nằm ngửa ,thần thái tươi tỉnh :quí hiển
-Nằm nghiêng ,mình không đè lên tay ,tay kia đặt lên mình ,dáng dấp tự nhiên ,thư thái là tướng ngủ của người thanh quí ,nhàn hạ
V- GIAI THOẠI VỀ CÁCH NGỦ
Đời Dường , Lý Kiểu tướng người thanh quý nhưng tẻ lạnh ,thân hình lại nhỏ bé , năm anh em đều có tướng cách như vậy và không ai sống qúa 30 tuổi , đến khi Lý kiểu trưởng thành , bà mẹ rất lo lắng bèn mời tướng thuật gia đệ nhất đời Dường là Viên Thiên Cương tới xem tướng cho Kiểu . Thiên Cương xem kỹ , nói với mẹ Kiểu rằng :" Lệnh lang tuy tnh thần thanh tú nhưng khí chất quá tẻ lạnh sợ rằng không thể sống được lâu" Bà mẹ rất buồn nhưng cố nài ông thầy tướng ở lại nhà mình để tìm xem có điểm gì trên tướng cách của Kiểu , khiến Kiểu thoát khỏi vết xe của mấy người anh , uổng phí một đời tài hoa không . Thiên Cương cảm động trước lời khan cầu của bà mẹ , nên bằng long ở lại để quan sát ngôn ngữ , cử chỉ của Kiểu xem sao.
Một hôm , lúc Thiên Cương đi ngủ thì Lý Kiểu vẫn còn thức . Đến canh 3 Thiên Cương tỉnh giấc thì Kiểu đã ngủ nhưng không nghe thấy hơi thở , tựa hồ như khí đã tuỵêt , Thiên Cương mới đầu rất kinh ngạc nhưng quan sát kỷ lưỡng mới phát hiện ra rằng Lý Kiểu ngủ mà hơi thở hầu như thoát ra bằng lỗ tai hơn là lỗ mũi , sch1 tướng gọi là Quy tức nghĩa là rùa thở. Sáng ra , Viên Thiên Cương nói với bà mẹ của Kiểu rằng :" Xét kỹ tướng của lệnh lang nay mới biết rằng có tướng Quy tức tất sẽ đại quý và trường thọ nhưng người hay bị bệnh và không giàu có ". Sau quả nhiên ,dưới thời Võ Tắc Thiên xưng đế ,Lý Kiểu làm quan đến chức tể tướng mà không mấy dư dã.
(22)_NHỮNG NÉT TƯỚNG TRÊN THÂN MÌNH
a)Cổ
Theo quan điểm của á đông cổ được coi là rường cột của con người nên xét 1 cách tổng quát thì cổ nảy nở,tròm đầy ,cứng mạnh là tướng tốt ,chủ về phú quí.Cổ mảnh dẻ nghiêng lệch chủ về chết yểu.Người mập cổ không nên dài ,người gầy cổ không được ngắn .đi ngược lại với tổng tắc đó,con người sẽ gặp nhiều điều không may
Tuy nhiên ,sự dài ngắn cũng phải tới giới hạn nào đó .Nếu cổ dài như cổ cò,ngắn như cổ heo thì lại bất hợp cách.
Bàn về sự lớn nhỏ của cân xứng cũng vậy.Cổ quá lớn,trông như cái cột,lấn lướt cả thân mình,hoặc quá nhỏ như cổ bầu rượu đều là liệt cách .Một điểm cần lưu ý là dù cổ lớn hay nhỏ ,dài hay ngắn đều không nên lộ hầu vì lộ hầu chủ về gian truân trì trệ
Về thế cổ người ta phân biệt :
-Cổ nhỏ ,dài : con người bần tiện ,nếu lại thêm lệch lạc nữa thì tính nết số mạng không ra gì
-Cổ lớn và mẬp :không nên có tàn nhang và tạp sắc .Nếu có khuyết điểm này thì tính neat bỉ ổi ,tầm thường vận mạng không được hanh thông
-Thế cổ như hướng về phía trước nhưng không được quá lộ liễu ,chủ về tính nết hòa ái phong nhã
-Thế của cổ hướng về sau chủ về cá tính nhu nhược ,số kiếp hay gặp sóng gió bất ngờ
-Cổ tròn dài như cổ hạc :dễ phát nhưng chung cuộc không được an lành .Tuy nhiên nếu ,mập và cả đầu tương xứng như chim yean thì là tướng đại phú quí
b) Lưng
Tướng lưng tốt phải hội đủ các điều kiện sau nay:
-đầy đặn
-Rắn chắc
-Cân xứng
-Nở nang
Có được những biểu hiện trên thì nội tạng ổn cố ,ít tai họa ,được hưởng phúc lộc
Trái lại lưng mỏng ,thế yếu,lưng cong v.v... đều là các loại tướng xấu,nội tạng không ổn định ,tinh thần suy nhược ,chone6n Ngũ quan ,Lục phủ có tốt cũng khó mà phát huy ưu điểm của mình hầu đưa đến thành công trong thực tế
c) Eo lưng
Đó là tiếp giáp với phần dưới bả vai chạy dài theo 2 bên cạnh sườn xuống đến tận mông .Phía trước của eo lưng là bụng liên quan mật thiết với nhau. Sách thần tướng toàn biên đã rất có lí khi nói rằng :"Eo lưng là thành quách của bụng .Mọi sự an nguy của bụng đều dựa vào eo lưng cả"
Bởi vậy trong tướng học á đông eo lưng phải ngay thẳng rộng dày .Kẻ có eo lưng như vậy là kẻ có phúc lộc.Eo lưng hẹp ,lép, mảnh mai là tướng kẻ đa thành đa bại ,thân thể suy nhược Eo lưng rộng rãi bằng phẵng tương ứng với mông là eo lưng thượng cách chủ về thọ Eo lưng cong (hõm xuống ,lồi lên) hẹp lệch không tương xứng với mông là tướng hạ cách ,chủ về tính nết nhu nhược ,khó thành đạt.
Đàn ông tối kị eo lưng thắt đáy lưng ong .đàn bà nếu eo lưng quá nhỏ và bó lại ở phần giữa ,đường tử tức có rất nhiều điểm bất lợi
ViênLiễu Trang đã nói :"đàn bà thân nhẹ ,thắt đáy lưng ong,nhan sắc mĩ miều,lấy làmthiếp thì được chứ chẳng nên lấy làm vợ chính thức vì lẽ kể trên.
d)Bụng
Bụng cần phải tròn đầy và hướng xuống, hình dáng thanh nhã và chắc chắn.Bởi vậy tướng học có câu:"Bụng tròn, mạnh mẽ, hướng xuống là tướng của kẻ phú quý trường thọ."
Đem quan niệm Âm dương áp dụng vào thân thể, bụng được xếp vào loại âm, ngực xếp vào loại dương.Âm phải hướng xuống mới hợp vị thế. Cho nên, thế bụng hướng lên là kẻ ngu đần, da bụng mõng lắm bệnh nội tạng.
đ)Ngược
Bụng và ngực được coi là phần chứa đựng thần khí của toàn thân,kho đựng của lục phủ ngũ tạng, ngực ngay thẳng rộng rãi chắc chắn thì thần khí an hoà, phú quý khả kỳ, trí cao tài lớn. Ngực hẹp, lệch lạc thì bụng cũng ảnh hưởng theo, nên thần khí bế tắc, nội tạng nghiên lệch: tâm tình ngu độn thất thường khó có thể trường thọ, mưu cầu công danh cũng khó thành đạt.
Trên khu của ngực có vú. Vú đối với cá tính và vận mạng con người có vai trò khá quan trọng.Dưới nhãn quan tướng học, vú không nên hướng lên, mà núm vú cần ngang hoặc chúc xuống, có màu sắc tươi hồng mới được gọi là cát tướng chủ về khoẻ mạnh, nhiều con và phú quý.Núm vú dài là tướng kẻ bần cùng, không nên mưu cầu công danh, phú quý lam chi vô ích.
Về cách xem tướng ngực, Thần tướng toàn biên có đưa ra phương thức so sánh với các ý nghĩa như sau:
Ngực dài hơn khuôn mặt chút đỉnh,hoặc bằng là tướng người trí cao, lộc hậu.
Ngực ngắn hơn khuôn mặt chủ về trí thô, tài mọn, phúc mõng.
e)Rốn
Rốn cần phải sâu và rộng mới hợp cách;lồi, hẹp là sái cách.
-Rốn sâu, rộng, tương xứng với thân hình chủ về có tài trí và phúc lộc
- Rốn hẹp và nông cạn chủ về ngu đần vất vả.
-Thế rốn hướng lên: đầu óc minh mẫn, hưởng phúc
-Thế rốn hướng xuống: đầu óc tối ám, phước lộc ít.
-Rốn thấp so với toàn thể bụng: khiến thức rộng rãi, nhình xa thấy rộng.
-Rốn cao so với bụng: kiến thức nông cạn, không biết tính trước liệu sau.
g)Hạ bộ
Nhà tướng học khét tiếng đời Minh là Viên Liễu Trang nói rằng:"Đến những nơi như cầu tiêu, nhà tắm ta sẽ phát hiện ra được những hiện tượng kinh người." Như vậy,tướng học không những chỉ chú trọng quan sát những điều dễ phát hiện ở khuôn mặt, tay chân mà còn phải lưu tâm tới cả những nơi bí ẩn của con người vẫn được che đậy kín đáo.Muốn biết hạ bộ ra sao mà không cần khổ công như Liễu Trang ,Nhất Hạnh thì ta có thể theo bí quyết của Trần Đạn Gĩa,tác giả bộ"Tướng lý hoàn nhân"Đàn ông nhìn mũi , đàn bà nhìn miệng,trên sao dưới vậy.
Bàn về những nết tướng hạ bộ, cổ thư đưa ra một số nhận thức sau:
Đại tiện chậm hoặc vuông: quý hiển phi thường
Tiểu tiệnvọt ra thành như hạt châu, hoặc mưa chủ về quý; thẳng và rũ xuống chủ về tiện
Âm hộ(kể cả nam lẫn nữ) nhiều lông thì quý nhưng dâm, không lông thì nghèo và tính nết đê tiện.
(23)_NHỮNG NÉT TƯỚNG CHÂN TAY
Đối vớitướng học, tứ chi có một vai trò rất quan trọng trong việc quan sát mạng vận và cá tính con người.Người ta nghiệm thấy những người trì độn hoặc suốt đời khốn khổ dù bộ vị trên mặt không lấy gì quá tệ đều có tứ chi bất quân xứng hay không ngay thẳng.Bởi lẽ đó, tác giả Trần Đạm Gĩa đã nói:"Tứ chi đối với con người cũng như bốn mùa đối với sự phát triển của vạn vật .Bốn mùa mà không điều hoà thì vạn vật khó sinh sôi nẩy nở. Tứ chi không ngay thẳng, cân xứng thì kẻ đó suốt đời khốn khổ."
Dưới nhãn quan tướng học Á đông, diện mạo được coi như thân cây,chân tay ví như cành nhánh. Có cây tốt thân mà xấu cành, có cây lại tốt cành mà xấu thân. Cành và thân đều tốt đã đành là quý, nhưng cành tốt thân xấu hay ngược lại thì cây đó vẫn có thẻ khả dụng. Cho nên , nếu Ngũ quan , Tam Đình, Ngũ nhạc có bị khuyết điểm đôi chút về mặt hình thức mà tứ chi hợp cách(Hợp cách ở đây có nghĩa là tứ chi tương xứng với thân hình; thẳng xuôi, văn tay, văn chân rõ đẹp, hội đủ các điều kiện tất yếu của chân và tay mà tướng học đòi hỏi) vẫn được coi là loại tướng khả dĩ có phú quý.
a)Tay
1- Cánh tay hợp cách
Cánh tay trên(từ vai đến khuỷ tay) gọi là long cốt; cánh tay(từ khuỷ tay đến cổ tay )gọi là Hổ cốt.Hổ cốt bao giờ cũng phải ngắn hơn long cốt mới đúng điều kiện tự nhiên, xương không được lộ.
Cánh tay phải xuôi thẳng như măng tre, tren to dưới nhỏ dần và màu sắc tươi mịn.
Cánh tay (trong tướng thuật cánh tay chỉ tính từ vai đến cổ tay) phải dài hơn thân mình.
*Riêng cánh tay có nhiều ý nghĩa:
Tay thẳng như măng tre : đầu óc thông minh. Ngược lại, đầu óc thiếu sáng suốt, cục xúc thô lỗ.
Tay xuôi và dài gần tới gối: tướng vừa quý vừa hiền. Ngược lại , là kẻ bần tiện
Tay tươi mịn: có số được hưởng phúc thọ. Ngược lại, cực khổ mới có miếng ăn.
Cánh tay tự nhiên mềm mại và nhỏ nhắn : có số thanh quý thô cứng : nghèo hèn
Người nhỏ cánh tay lớn :hao tài
Người lớn cánh tay nhỏ : bần cùng .
2- Lòng bàn tay hợp cách
-Không dày không mỏng,
-Có huyết sắc .
- có chỉ tay chin tươi mịn và rõ không đứt đoạn .
- Bàn tay phải thích hợp với từng loại người ( vd: như người hình Kim thì bàn tay phải vuông , người hình Mộc thì bàn tay phải xuôi và gay )
* Lòng bàn tay vô bệnh mà thường có mồ hôi là kẻ thường hay khổ tâm nhọc trí .
- Lòng bàn tay ngắn mỏng : số hèn
- Lòng bàn tay nổi cao xung quanh , giữa hơi loom xuống :số giàu
- Lòng bàn tay đầy đặn , dàihơn ngón tay : số quí hiển .
- long bàn tay đỏ như hoa son : vinh hoa phú quý , nhưng đỏ như huyết lại là kẻ tàn nhẫn , có tính háo sát .
-Bán tay khô khang cằn cỗi như đất vường hoang : nghèo hèn .
- Đàn bà mà gan tay quá mềm :có tính dâm đãng.
3- Ngón tay hợp cách
-Ngón tay thẳng khôbg cong không lêcj5 .
- Pghía tiếp can với bàn tay lớn rồi thon dần lên đến đầu ngón tay .
-Màu sắc , mềm cứng phải tương xứng với bàn tay .
-Ngón tay trỏ tương đương về chiều dài lẫn hình dạng với ngón tay áp út , chiều dài ngón tay cái tương đương với chiều dài ngón tay áp út .
* Ngón tay có những ý nghỉa chính sau nay :
- Ngón tay nhỏ và xuôi dài :thanh quý ( có tiếng mà không có miếng )
- Ngón tay quá ngắn và không tròn đầu : nhu đần , đê tiện .
- Ngón taymềm ,khoảng cách giữa các ngón tay khít lại : giữ được tiền , biển lận .
- Ngón tay cứng , khoảng cách giửa các ngón tay thưa :phá tán ,khuyết giữ được tiền ưa hoang phí .
- Ngón tay tươi tắn :tâm tính tao nhã .
- Ngón tay dùi đục : tân tính lỗ mảng thô tục
b) Chân
1- Cẳng chân hợp cách ( tính từ chỗ tiếp giáp với thân mình đến mắt cá )
- Tương xứng với thân hình cả về chiều dài lẫn vóc dáng .
-Ngay thẳng vững chắc .
- Xương thịt thích nghi .
- Không được ngắn hơn thân mình nhưng cũng không được dài hơn tay
-Cẳng dưới phải có lông vừa phải , lông chân dài vừa tần hơi thưa và mềm
* Chân có những ý nghĩa đáng lưu ý sau đây :
- Thịt chân rắn chắc vừa phải , chân thằng :tư tưởng cao thượng , tính tình hoà nhã .
-Cẳng chân quá lớn là tướng kẻ làm việc nhọc nhằn , đầu óc trì độn nhưng sống lâu , quá nhỏ là tướng lười biếng , yểu thọ .
- Cẳng chân quá ngắn không bao giờ ở được địa vị cao cả .
-Chân cẳng thô : tính neat lỗ mãng , khó thành công mà lại dễ thât bại , cảm xúc có tính cách theo bản năng hơn là lý trí .
- Đầu gối thích ứng ( nghĩa là bình xung với độ cao của mông ): tính tình dũng cảm nhưng khiêm cung.
- Đầu gối hình tròn : người có chí khí cao , có khả năng làm được nhiều việc lớn .
-Đầu gối lỏng lẻo( khi duỗi thẳng cẳng chân ): con người lao lực hoặc về thể xác hoặc về tinh thần . Ngoài ra còn là dấu hiệu thân thể suy nhược .
-Dầu gối chặt chẽ ( khi duỗi thảng chân đầu gối không thể di động được thì gọi là chặt chẽ ): tính neat cương trực , có khí phách cao xa , thân thể khoẻ mạnh .
-Đầu gối hình tròn như quả núi: tính neat gian xào hay có hành vi hoặc tư tưởng bất chính .
2- Bàn chân hợp cách
- Có dạng vuông , rộng rãi ,rắn rỏi và dầy
-Không quá rộng bề ngang .
- Gót chân rộng và bằng .
- Gan bàn chân hơi vũm .
- Năm ngón chân phải in sát mặt đất
- Gan bán chân chỉ chân rõ và sâu .
* Bàn chân vuông ,dày ,rộng : tướng khoẻ mạnh phú quý , nhưng quá rộng lại là số cực nhọc về sing kế .
-Hẹp thô lỏng , nghèo khổ .
-lòng bàn chân có nốt ruồi hoặc có các chỉ chân rõ ràng :sốphú quý vinh hiển .
-Bàn chân phía dưới bằng phẳng như tấm ván : vừa nghèo hèn vừa ngu độn .
- long bàn chân vũm và các ngón chân cùng ở trên một mặt phẳng : thông minh giàu có .
3 Ngón chân hợp cách
- Các ngón phải khít không được dài quá
- Chiền dài các ngón không được chênh lệch .
- Các ngón chân nên có lằn sâu và rõ chạy dọc theo chiều dài mỗi ngón .
- Ngón chân ngắn :số an nhàn .
- Ngóc nhân dài số hay gặp trace trở hoặc vất vả . Đán ông ngón chân dài xấu hơn đàn bà về mặt mạng vận nhưng tính neat thường là thành thực .
- Năm ngón chân khít nhau : chủ về giàu , ngược lại là dấu hiệu nghèo túng .
-Chiều dào năm ngón chân tương đương : có tài nămg cao khí phách rộng , làm việc có kế hoạch rõ ràng .
-Năm ngón chân lệch laic so le : khí lượng hẹp hòi , làm việc theo bản năng , không biết đường tiến thoái .
(24)_LOẠI TƯỚNG BIẾN CÁCH
I-KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT
Tướng mạo, thân hình dộng tác của con người đôi khi vượt ra ngoài các kiến thức tướng học thông thường. Tướng học thông thường lấy con người chính thức là đối tượng nghiên cứu để dự đoán thông minh, đần độn, thọ yểu, giàu nghèo. Sự nghiên cứu đó, phần lớn dựa vào ngụ quan, tam đình,lục phủ có cân xứng, phối hợp hay không.
Nhưng con người không phải lúc nào cũng có dạng chính cường: đôi khi có những người mà thân hình, diện mạo hoặc động tác có những đặc điểm xét theo tiêu chuẩn chính thường về ngũ quan,, tam đình v.v...không đủ để giải thích thỏa đáng. Theo kinh nghiệm của nhiều thế hệ lưu lại, người ta nhận thấy có nhiều người có khuôn mặt, thân hình hay cách đi đứng, nằm ngồi có những nét phảng phất hoặc giống các loại chim hoặc giống các loại thú hơn là giống đồng loại (con người ). Tùy theo giống loại nào thì phú quý, thọ khang , giống loại nào thì bần tiện , yểu chiết mà người ta đi đến việc phân loại tướng cách hạng người đặc thù đó thuộc loại bí cách gọi là cầm thú tương hình.
1-Hình phương: Mắt có hình dạng ,bề dài rõ rệt, chiều ngang thích hợp, lông mày nhỏ, phần hạ đình thấp, mũi cao và cong, tinh thần, cốt khí tươi tỉnh, giọng nói trong trẻo, tính nết hòa ái .
Kẻ hình phụng, nếu cao dong dỏng, không gầy quá, không mập là kẻ hình phụng trì trê. Nhìn hình phụng thông sảng . Nếu thân hình mập tròn là kẻ hình phụng trì trệ. Nhìn nghiêng mà trán rộng cao hơn cằm thì gọi là tướng thiên địa tương ứng thuộc về quý cách. Lông mày và mắt đều nhỏ, thượng đình dài mà hạ đình ngắn thì gọi là tướng tiểu phụng hình nhân, thuộc về trung cách. Lông mày lớn , thân hình dài, mũi cao và thẳng , tinh thần sảng khoái ,lanh lẹ thì gọi là tướng đơn phung. Tướng thư chép rằng;"Lông mày , mắt và đầu dài ngũ nhạc đầy đặn, điều hợp, thân hình nhỏ nhắn, đi lại , hành động, có vẻ thanh tu là kẻ đắc phụng cách, ngôi vị cực sang".
2- Hình hài:thương , khố bị hãm, ngư vĩ cong xuống phía dưới, đuôi mắt hơi cong xuống,
đầu nhiều xương, ít thịt, cổ dài, bước đi nhấc cẳng dưới và khoảng cách dài thân thể mảnh dẻ,,,,,
thượng đình dài, rộng là kẻ hình hạc: tính ôn hòa thích ở nơi tịch mịch, có dang vọng về đường
đạo đức, văn học.
3-Hình chim ưng:đầu vuông, trán tròn, mũi cong vòng như mỏ chim , mắt tròn, viền mắt hơi đỏ, mắt có nhiều tia máu, mioệng nhỏ, tai mỏng, tính nóng nảy. Cổ tướng thư nói rằng: người hình chim ưng , trán rộng, mắt sáng rực, xương má xệ xuống tận hàm , giọng nói trong trẻo, bước chân dài rộng, hùng dũng có khiếu về binh nghiệp nhưng tính háo sát, thích đấu tranh nên ít khi được chết an lành.
4-hình chim yến: Mắt tròn, xương quai hàm nảy nở, môi hồng, miệng nhỏ, mũi ngắn, mắt sâu và đen trắng phân minh, sáng láng, thân hình cao gầy. Người hình yến đa tài, đa nghệ nhưng hay thăng trầm, thành đạt sớm thì lại dễ chết yểu.
5-Hình công: mặt nhỏ, thân hình cao lớn, tính ưa thủ lễ, ưa trang sức, dang vọng.
6_Hình ngỗng: Mắt nhỏ, miệng hơi túm và nhỏ, cổ dài, chân ngắn, bước đi chậm dãi, thượng đình chiếm phần trội yếu nhất trên lông mày, mũi ngắn. Kẻ có tướng ngỗng mà lại có mắt ngỗng đắc cách không lo thiếu ăn, thiếu mặc.
7-Hình Sẻ: thân thể nhỏ bé,ánh mắt lộ vẻ nôn nóng, mặt tròn và sác thái vô sự thường lộ vẻ kinh nghi . Tính nết kết hợp cách tướng chim sẻ thường ham dâm dục, ít khi giàu có lớn, số thường hay vất vả.
8-Hình uyên ương: thân hình trung bình, mặt trắng pha sắc hồng, mắt tròn và đẹp, đi đứng cục mịch, không có uy thế, nói năng tục tĩu và tính rất dâm ô. Hợp với mắt uyên ương, bộ vị đắc cách, người hình dáng kể trên có thể nổi danh với đời.
9-Hình chim tước:thân hình vừa phải, khuôn mặt nhỏ, tai sắc xang pha trắng, di thì nhanh nhẹn mà thân thẳng thắn, nói năng khoan dung khiến người nghe vui tai, ấm dạ. Tính tình người hình chim thước đắc cách ( hợp thước nhãn cộng hình thước) :trung hậu, có tài, vãn vận an khang, phúc lộc gồm đủ.
10-Hình gà: thân thể trung bình, đầu nhỏ, mắt nhỏ, tròng mắt hơi vàng, mặc dầu tham vọng nhiều nhưng lại trọng điều nghĩa khí, không bao giờ thất tín. Kẻ hình gà hậu vận rất tốt.
11-hình vịt: thân hình tròn mập, chân cẳng ngắn, mặt nhỏ và không có gì đặc biệt thanh tú, đi đứng chậm dãi, ì ạch, miệng rộng, hạ đình dài, nảy nở, cuh3 tiền bần hậu phú nhưng thuộc loại phú nhi bất quý
12_hình cò: thân hình thon nhưng dài, mũi nhỏ và dài, phần thân mình ngắn, chân dài. Lưng thẳng tuột, khi đi thường hay lắc lư đầu, hình dạn nói chung thanh khiết nên người hình cò ( đắc cách với mắt cò) là hàn tướng( tướng lạnh nhạt, ưa cô độc) chứ không phải là thanh tướng. Hình cò đắc cách là tướng kẻ ở ẩn hưởng đi tu dễ thành chính quả chứ không thích hợp với đời
sống tập thể.
13-Tướng cọp: đầu lớn, cổ vuông vắn, khỏe vai tròn trịa, lưng đầy đặn, tràn cao, eo rộng , mắt lớn ( hổ nhãn) tròng mắt đen phân minh, miệng lớn và vuông có lăng giáp. Người ta phân biệt nhiều thứ hình cọp tùy theo sắc thái: a)nếu môi như chu sa, mục lực sáng láng nìn người như thôi miên, tinh thần an thái, nói vang như tiếng trống đồng, tính tình khoát đạt thì gọi là lâm trung chi hổ ( hổ ở trong rừng) Kẻ có tướng lâm trung chi hổ thì chức vị cử phẩm thường là dễ phát về võ hơn là về văn.
b)Nếu tinh thần quá mạnh bạo, đi đứng ngang tàn mà ánh mắt lại mờ yếu không được ổn định thì gọi là xuất lâm chi hổ ( cọp ra khỏi rừng). Kẻ có tướng Xuất lâm chi hổ tuy tốt nhưng có nhiều sở đoạn nên quý hiển mà không được hưởng lâu bền, kết cuộc về vận hạn sẽ suy giảm.
c)Vẫn các đặc tính chung mà tinh thần an nhàn, tao nhã, nói năng có thứ tự, mịch lực bình ổn thì gọi là kháo hổ sơn (cọp trên núi) .Kẻ có tướng kháo sơn hổ được hưởng lộc lâu dài đến tận cuối đời.
d)Vẫn các đặc tính hình thể của tướng cọp mà tinh thần bất định, ngồi, đứng hay đi thường ngoảnh mặt, lắc vai thì gọi là khắc sơn chi hổ (cọp không thích hợp với núi rừng) .Kẻ có loại tướng cọp này có thể quý hay tiện nhưng thường thì xấu nhiều tốt ít. Nếu khuôn mặt không sầu muộn mà lúc nào cũng rầu rĩ, không bệnh mà mệt nhọc tựa hồ mắc bệnh thì dầu cho có xứng ý thỏa lòng 1 lúc cũng chỉ được 1 thời gian ngắn, rốt cuộc chết non.
14-Hình rồng:Thân hình từ trung bình đến cao lớn, diện mạo đoan chính, cốt cách thanh tú oai nghiêm mắt sáng và đen trắng phân minh, tai và mũi cao cử chỉ đường bệ, tâm tính cơ trí. Dây là loại tướng người phi thường. Nếu đắc cách long thể, long diện (mắt mũi, lông mày, đầu v.v...đều tương tự như dáng rồng , đi đứng như rồng bay, hổ chạy) là dấu hiệu đế vương. Ngày
xưa Hán Cao Tổ(Lưu bang) Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) đều là loạĐường Thái Tông (Lý Thế Dân) đều là loại tướng rồng đắc cách.
15 Hình kì lân :Tác người trung bình, cổ có xương thịt vững chãi, thân hình trông như ưỡn lên , mắt sâu, lông mày đen trông hơi có vẻ thô mà có uy thế ( trọc trung hữu thanh) , trán cao, vuông rộng, giọng nói thanh tao , đi đứng chững chạc , mắt sáng , tai cao . Hình kì lân hội đủ các điều miêu tả ở trên là tướng đại quý.
16 Hình sư tử: Thân hình đôn hậu , chắc chắn, mắt tròn và lớn đen trắng phân minh, có thần quang, nhiều râu, lông mày thô đậm , đầu vuông vức, miệng rộng và vuông ,môi dầy, mũi lớn và gãy, tâm linh cơ xảo và khôn lường, cổ tướng thư nói rằng : Đầu của tướng người sư tử đắc cách phía sau nổi rõ xương tròn , phía trán cũng gồ cao sẽ là kẻ cực phẩm nhân thần , văn võ
song tòan.
17 Hình voi:Phía sau đầu nôỉ rõ, trán cao và nở , Aân đường bằng phẳng, mắt nhỏ, lông mày dài, mũi hếch, môi cong, răng lộ , tai lơn và dầy, không rõ vành, thân hình to lớn ,dềnh dàng, mắt nhìn kém và rất ít ngủ. Kẻ có đắc cách tượng hình, tượng nhãn thì tính tình chậm lụt, hòa bình, không phú thì cũng tiểu quý. Tuy nhiên ,đắc cách về hình dạng chưa đủ, còn phải hợp cách về phẩm chất nữa : đi đứng chậm rãi, chắc chắn, ngồi vững vàng như trái núi, giọng nói trầm hùng.
18 Hình tê giác: Thân hình mập mạp, quân phân, lông mày dài bằn ánh mắt, trán cao rộng, xương phía trên Aán đường nổi rõ cộng thêm với đầu tròn mắt lớn, tai dày.Kẻ đứng cách tê giác về hình dạng nếu phụ thêm các đặc tính nội tương ứng với loại hình này là kẻ có tướng giàu có và an khang đến già.
19 Tướng vượn: Mắt tròn, khuôn mặt nhỏ, lông mày và mắt đều tròn, tay rất dài và lớn so với thân mình tiếng thanh và cao vút, tính ưa sạch sẽ và thích diêm dúa, thích trái cây, miệng nhỏ, mũi nhỏ , hay ca hát , không ưa lễ nghi, dễ phẫn nộ, tâm tính linh xảo, thân hình cao nhỏng, môi mỏng và xương lại rất nảy nở. Kẻ hợp cách vừa kể (đặc biệt là tay dài và chân ngắn, bước
chân nhẹ nhàng) rất dễ nổi danh về đường biện thuyết, hư ngụy.
20 Tướng khỉ :Người trung bình , da trắng (thuộc thiên hình nhân) , đầu , trán nổi cao, lưỡng quyền cao và lộ, Ngũ quan tề chỉnh, mắt tròn, về phần tâm, tính tương tự như tướng vượn. Tướng khỉ đắc cách hợp với mắt khỉ là đại quy cách, phú quý thiên toàn nhưng háo dâm vô kể. Xưa nay, tất cả mọi kẻ đắc cách thực sự hầu tướng đều là kẻ thành đạt. Thời cuối đời Mãn
Thanh ( 1905) tổng đốc Lưỡng quảng là Trương Chi Đồng tự Hiếu đạt là 1 thí dụ điển hình nhất của tướng khỉ đắc cách và thuần túy không pha trộn các hình khác. Ông ta tự nhận mình là con khỉ già ở Cổ tự núi Nga My đầu thai làm người. Đặc điểm của Trương Chi Đồng là rất thích hoa quả, có khi thức trắng hai, ba đêm không ngủ mà tinh thần vẫn tươi tỉnh như thường nhưng không đêm nào lại bỏ qua trong sự chung chạn sắc dục.
21 Tướng rùa: Cổ dài chân ngắn, thân thể mập mạp tròn lẳn, đầu hơi thon nhọn, lông mày đậm, mắt tròn tai cao, Ngũ nhạc tương xứng, lưng nảy nở, rắn chắc và cong lên như thân rùa , hơi thở nhẹ nhàng, ánh mắt ổn định. Tam đình đầy đặn,bình quân. Kẻ có tướng rùa đắc cách toàn bộ là kẻ có phúc phận vừa thọ vừa phú.
22 Tướng trâu :Thân hình khôi ngô ,cao lớn, đầu to cổ lớn, nói năng đi đứng chậm chạp, mắt sáng và đen trắng phân minh. Hợp với tướng trâu (hình thể lẫn nội chất ) là kẻ phúc tướng suốt đời ít bệnh, giàu có hơn người .
23 Tướng chuột : người nhỏ nhắn, thấp lùn, sắc da đỏ hồng, mắt tròn và nhỏ (người đời thường gọi là ti hí Mắt lươnh ).Kẻ đúng cách tướng chuột là kẻ khôn ngoan ranh mãnh, tâm cơ tinh xảo hơn người nên thường kiếm đủ miếng ăn được khó hiểm đạt.
24 Tướng rắn : hình dạng đầu dài, mắt ngắn, Ngũ hẹp không cân xứng, trán bằng, lông mày nhỏ hẹp, mắt mở thao láo, miệng túm, răng nhỏ , thân hình to và thô lỗ, mũi dài nhưng gián đài, Đình quý rất nhỏ, chưa nói đến là đã liếm môi, khi đi lắc lư phần thân dưới như kiểu chữ chi trông mường tượng như rắn đang tườn mình trên mặt đất bằng phẳng. Người hình Tướng rắn hành động mẫn tiệp, hay thù độc khi bị người ta động chạm đến mình, mưu mô, ác hiểm khôn lường. Tuy nhiên, người hình rắn lại thường khôn ngoan , khéo léo và mưu thuận bề ngoài nên trong giới quan lai thường ghi nhận được nhiều người có tướng rắn.
25 Tướng ngựa : mặt rất dài và thành hình tam giác rõ rệt, mắt tròn lớn,miệng rộng, răng lớn trắng và đều đặn lưng rất dài, phản ứng chậm chạp nhưng chắc chắn, có đức độ. Ban đêm thường ít ngủ, đứng ngồi có dáng vẻ uy nghi. Người có Tướng ngựa đắc cách là tướng trung hoặc đại úy tùy theo sự thành tựu của Ngũ quan có hoàn toàn hay không.
26 Tướng dê : đầu vuông, mặt dài, trán thấp, địa các nhỏ và nhọn, miệng túm và rất nhiều râu (râu quai nón), lòng đen ít và lòng trắng ngả màu vàng nhưng trông không được thanh khiết, chân ngắn hơn thân mình, đầu rụt xuống phía trước, lúc đi nhìn xuống đất nhiều hơn là nhìn thẳng về phía trước. Đàn ông mà được Tướng dê, mắt dê thì quan cao, lộc hậu nhưng không được chết lành, đàn bà có tướng dê thì tính tình dâm đãng, trí trá tuy nhiên rất giàu có.
27 Tướng nai : mắt hơi dài, sáng sủa, tròng đen lớn, lòng trắng ngả màu xanh lơ, ánh mắt hiền hòa ngây thơ hoặc lơ đãng, ngồi lâu thường hay cựa quậy không yên tĩnh, tính tình không được ổn định, khi đi rất nhanh, tương tự như người chạy. Người có Tướng nai đắc cách (Tướng người + Tướng mắt đều phối hợp tương xứng ) thường ưa thú vui điền viên hơn là cạnh tranh với
người đời, phúc lộc tự nhiên.
28 Tướng gấu : Tướng người mập mạp, rắn chắc, ngực, bụng bằng nhau và đầy đặn, tròn trịa, mũi hếch, hơi thở gấp, đứng ngồi không yên chỗ. Kẻ có tướng gấu đắc cách, thân hình, mắt mũi, ... dễ thành sang quý nhưng tính nết hung bạo tàn nhẫn.
29 Tướng cá : Tai nhỏ, lông mày thưa thớt và ngắn, mắt trròn, cổ ngắn, miệng như miệng cá, ngủ mà mắt không khép kín. Tướng cá, mắt cá, : Cổ tướng học xếp vào loại bất thường.
30 Tướng heo : người mập cổ lớn và ngắn nên trông xa như không có cổ, miệng túm , tai nhọn, chân dưới ngắn, hình tượng rất kì dị tương tự như heo. Loại tướng heo, mặt heo là tướng ngu đần, bất đắc kì tử. Tuy nhiên người tướng heo thường hay đủ ăn mạc, thuộc loại phú nhi bất quý.
31 - Tướng chó : đầu lớn mà thô, mặt hơi nhọn, tai nhọn và vểnh, tính nóng nảy, háu ăn, thân dài bằng chân, cư xử với người ngay thẳng trung hậu, hay bị tiểu nhân oán ghét. Cổ nhân phân biệt : nằm mà giống chó là tướng thọ , đi mà giống chó là Tướng hà tiện, thân hình giống
(25)_NHƯNG TƯỚNG CÁCH ĐẶC BIỆT
I. I-NGŨ TRƯỜNG
Ngũ trường là dạng xưng của 5 bộ phận:
-đầu dài
-mặt dài
-thân dài
-tay dài
-chân dài
Người có Tướng ngũ trường thường quý hiển nên loại người có Tướng ngũ trường thường được xếp vào loại Tướng quý. Quý ở đây chỉ có nghĩa là tốt, là thượng thưa mà thôi. Nhưng những điều liệt kê ở trên chỉ là phần hình thức , chưa đủ dể quyết đoán, mà có thêm ngũ quan ngay ngắn, cử chỉ hiên ngang, dáng dấp thanh nhã, khí sắc tươi tắn mới thực là quý tướng . Loại tướng này được xếp vào loại phú quý song toàn nhưng phần quý hiển nặng hơn phần phú túc . Trái lại , nếu chỉ được Ngũ trường về hình thức mà thực chất lại kém cỏi : ví dụ xương thịt khô xạm , cằn cỗi , thần thái ủ tủ , trơ xương lộ gân hoặc thịt bệu xương nhỏ đều là tướng hạ tịên .
Trong số Ngũ trường , có thể thiếu một mà vẫn không trở thành tướng xấu ( dĩ nhiên ở đây nói về hình và chất cùng tốt ) là chân ngắn . Nếu như cũng một trường hợp vừa nói mà thay vì chân ngắn , ta thấy ngược lại là tay ngắn hơn chân thì bao nhiêu điểm tốt lại trở thành xấu , vì đấy là tứơng bần hàn , đê tiện . Bởi vậy , tướng thuật có câư : " Cước trường , thủ đoản nhân đa tiện" .
II NGŨ ĐOẢN
Được gọi là Ngũ đoản tướng khi có :
- Đầu ngắn .
- Mặt ngắn .
- Thân ngắn .
- Tay ngắn .
- Chân ngắn .
Về mặt xét đoán cũng vẫn như trên , nếu Ngũ đoạn mà xương thịt cân xứng , thần thái uy nghi , Ấn đường sáng sủa là tướng đại phú . Ngaỳ xưa vương quốc nước Tề là Án Anh người lùn chỉ cao bằng tầm ngực của tên quân hầu đánh ngựa , nhưng lại là lùn kiểu Ngũ đoản nói trên . Gần đây Việt Nam có một tướng có tướng Ngũ đoản đúng cách , đó là Nguyên Tổng Thống đệ nhất Cộng hoà , Ngô Đình Diệm .
Trái lại , nếu Ngũ doản mà thịt bệu , xương thô , tai dơi , mắt chuột , Ngũ nhạc lệch lạc , nửa thân dưới dài , mà nửa thân trên lại ngắn , v.v ... thì khó tránh khỏi cuộc đời quẫn bách , tầm thường . Ngũ đoản đều đặn mà trên dài dưới ngắn mới quý , còn ngược lại thì lưu lạc lênh đênh thành bại bất thường .
3 NGŨ HỢP
* Cốt tú : Răng đều hay không đều không thành vấn đề .Điều cần thiết là răng phải chắc chắn , tươi sáng tựa như ngọc ngà không có vết . Người nào có bộ răng hợp với điều mô tả trên được kể là Cốt tú.
* Nhục tú : Sắc mặt lúc nào cũng hồng hào tươi tĩnh thì gọi là Nhục tú . Chỉ cần hồng hào tươi tĩnh mà thôi . Gầy mập không cần lưu ý .
* Huyết tú : Lông mày thanh nhã , mịn màng và chất của lông mày cũng như sự thưa mỏng của nó tương xứng với tóc và râu được gọi là Huyết tú .
* Khí tú : tiếng nói trong trẻo , có âm lương vang ra xa thì gọi là Khí tú . Đối với phép quan sát thần khí của Á Đông thì âm thanh là đối tượng dễ quan sát nhất về khí . Khí tốt thì âm thanh trong trẻo vang dội . Từ Khí có thể suy ra Thần và Sắc . Bởi vậy Đạt Ma Thiền Sư có nói : Cầu toàn tai thanh . Trong phép xem tướng , người ta đã liệt việc xem tướng âm thanh vào loại tướng pháp thượng thừa cũng bởi lý do trên .
* Chất tú : Mắt sáng , tia long lanh có thần khí thu tàng như tinh tú tự phát ra ánh sáng ban đêm : sáng mà êm dịu thì gọi là Chất tú .
Đời nhà Thanh , Đệ nhất thi nhân Hoàng Công Độ là người có đủ tướng Ngũ tú .Bởi vậy , tâm tính thông tuệ , dung hơp được cả các tinh hoa của thơ văn cổ điển bác học lẫn thơ văn bình dân . Nhà thơ họ Hoàng đã dùng những kỹ thuật bác học cổ điển để sáng tạo ra nhữn bài thơ ý tứ mới mẻ khiến cho việc thưởng thức những cái hay đẹp của văn chương cổ điển càng thêm phong phú . Thơ văn của Hoàng đã tạo thành một phong trào văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong giới sĩ phu thời đó và phần nào đã có ảnh hưởng đến cuộc vận động Tân văn hoá của nhóm Hồ thích sau này . Sở dĩ Hoàng Công Độ hiển hách một thời cả về công danh lẫn sự nghiệp như vậy đều là do may mắn được trời sinh ra có tướng Ngũ tú .
6 LỤC ĐẠI
Đầu lớn , mặt lớn , tai lớn , mũi lớn , miệng lớn và bụng lớn được gọi là Lục đại . Nếu tất cả đều ngay ngắn , cân xứng thì đó là tướng quý .
Ngược lại , nếu :
- Đầu lớn màtrán không có Nhật , Nguyệt giác (tức là trán gồ)
- Mắt tuy lớn nhưng ánh mắt láo liên hoặc mờ ám .
- Miệng tuy lớn nhưng không rõ luân quách .
- Bụng tuy lớn nhưng hếch lên , thì đó gọi là tướng Lục đại bần yểu .
7 LỤC TIỂU
Trán , mắt , mũi , tai , miệng , bụng đều nhỏ thì gọi là Lục tiểu .
a) Quý tướng :
- Trán nhỏ , nhưng đều đặn vuông vắn .
- Mắt nhỏ nhưng sống mũi thẳng và ngay ngắn .
- Tai nhỏ nhưng đầy và Thuỳ châu rõ ràng , hướng về miệng .
- Bụng nhỏ nhưng xuôi .
Ngoài ra , thân mình phải can xứng với khuôn mặt mới thực sự tốt .
b) Tiên tướng :
Nếu sáu bộ phận trên nhỏ nhưng không hội đủ những điều khiện vừa kể thì bị xếp vào loại tướng tiện (không ra gi ) . Người có tướng lục tiểu khuyết hãm chẳng những trí óc đần độn hoặc lệch lạc mà mạng vận cũng trì tuệ , thọ mạng ngắn ngủi .
Ngoài một số tướng cách đặc thù kể trên , ta còn có thể căn cứ vào sự bất quân xứng giữa các bộ phận căn bản trên con người mà đặt ra vô số tướng cách
hỗn tạp . Ví dụ :
- Tứ tiểu , nhất đại .
- Tam tiểu , nhị đại .
- Ngũ tiểu , nhất đại v.v...
Điểm cần lưu ý trong tướng pháp để giải đoán quý tiện của loại tướng hỗn tạp ( gồm cả đại lẫn tiểu trên lhuôn mặt hay thân hình của một cá nhân) là:
* Dù hình thức và thực chất có hoàn hảo thì sự hỗn tạp trên không bao giờ đưa đến phú quý song toàn hoặc bền vững cả . Những kẻ đó hoặc là phú mà quý , hay ngược lại , hoặc tiền phú hậu bần , hoặc yểu .
* Mức độ xấu của tướng cách hỗn tạp , tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố : bộ vị chủ yếu , khí sắc , tinh thần khí phách v.v...
(26)_NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG TƯỚNG HỌC
I- ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ QUAN TRUNG HOA :
a) Lược sử :
Thuyết Aâm Dương Ngũ hành đã được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là kinh Dịch .Tuy vậy.kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truền đến đời
Khổng Tử.Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi.
Theo truyền thuyết , người nhận thức được các lẽ Aâm Dương biến hóa của trời đất , vạn vật là vua phục Hy (khoảng 44 thế kỉ trước công nguyên), người minh thị đề cập đến cái d5ng củaNgũ hành là vua Hạ Vũ (khỏng 22 thế kỉ trước Tây lịch)
Đến thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch,tại nước Tề (nay là tỉnh Sơn Đông) ,có học giả Trâu Diễn , căn cứ vào kinh Dịch , đã phổ biến và hết tinh thần và công dụng của âm Dương,ngũ hành không những vào sự vật thiên nhiên mà còn vào con người nữa . Do đó,người đời sau coi Trâu Diễn như người khai phá ra phái Aâm Dương . Phái này chính là nguồn gốc của phái Lý-Số do các học giả đời Tống sau nay sáng lập.
Đến đời Hán,học giả Dương Hùng (53 trước Tây lịch-20Tây lịch) tham bác kinh Dịch và Đạo đức kinh mở ra ngành Lý-Số học sơ khai qua tác phẩm Thái huyền kinh.
Đến đời Tống sơ (khoảnh thế kỉ 10) ,một nhân vật Đạo gia kiêm Nho gia là Trần Đoàn ,tự là Đồ Nam,hiệu là Hi Di tiên sinh ,tinh thông cả Lý-Số hoc của các nhà đi trước đã tổng hợp các kiến giải về lý Thái cực của vũ trụ, lấy lượng số mà xét sự vậnchuyển của Trời Đất , suy diễn ra hành động của vạn vật mà áp dụng các hiệu quả của lý Thái cực vào Nhân tướng học đến giải đoán tâm tình , vận số của con người , mở đầu cho Lý-Số học và Tướng số học.
Từ đó về sau ,quan niệm Aâm Dương, Ngũ hành được áp dụng rộng rãi vào Nhân tướng học và thành ra một thành tố bất khả phân trong tướng thuật .
b) Nội dung của thuyết Aâm Dương , Ngũ hành :
Theo cổ nhân Trung hoa, lúv đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn,không có hình dạng rõ ràng được gọi là thời Hỗn mang. Trong sự Hỗn mang đó, bàng bạc cái lẽ vô hình linh diệu gọi là Thái cực.(Sở dĩ gọi nó là Thái cực vì nó huyền bí và vô tận nên không thể xáx định rõ bản thể của nó ra sao ).
Tuy nhiên, dù không biết được cái chân tính và cái chân chất của cái lẽ Thái cực huyền vi song ta có thể dựa vào sự quan sát về tính cách biến hóa của vạn vật mà suy ra được cái động thể của Thái cực. Căn bản của sự biến hóa được biểu lộ bằng hai trạng thái tương phản là Động và Tĩnh .Động gọi là Dương, tĩnh gọi là Aâm .Dương lên đến cực độ lại biến ra Dương .Hai cái trạng thái tương đối của cái Bản thể nguyên khởi duy nhất (Thái cực) cứ tiếp diễn mãi, điều hợp với nhau, sinh sinh hoá hóa không ngừng mà sinh ra Trời Đất,Người cùng vạn vật. Vì Aâm Dương phối hợp đunđẩy lẫn nhau nên có sự biến chuyển, Sự biến chuyển chính là nền tảng của Dịch .Do đó, trong phần chù giải kinh Dịch, Khổng Tử đã nói : "Aâm nhu Dương cương, Cương nhu tương thôi sinh nhi biến hóa " (nghĩa là Aâm thì mềm,Dương thì cứng, cứng mềm đun đẩy nhau chuyển hóa thành thiên hình vạn trạng ).
Theo cổ nhân, mỗi chu trìh gồm 4 giai đoạn :
a)Nguyên :khởi đầu của sự biến hóa
b)Hanh :sự thông đạt, hội hợp các thành tố.
c)Lợi : sự thỏa đáng các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng.
d)Trinh : sự thành tựu chung cuộc của một chu trình sinh ra sự vật.
Biến hóa là ngoại biểu của Thái cực mà đạo Dịch căn cứ trên sự biến hóa của vũ trụ và vạn vật. Do đó, kinh Dịch mô tả diễn trình tiến hóa (Dịch) một cách khái quát như sau :
"Dịch hữu Thái cực sunh lưỡng nghi, luỡng nghi sinh tứ tương, tứ tương sinh Bát quái, Bát quái sinh Ngũ hành : đạo Dịch có nguồn gốc là Thái cực , Thái cực sinh ra hai Nghi ( Aâm và Dương) , hai Nghi sinh ra bốn Tương (bốn trạng thái tượng trưng
là bốn mùa :xuân, hạ thu , đông), bốn tượng sinh ra tám Quẻ (Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) tượng trưng cho Trời , Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nước, Đất ), tám Quẻ sinh ra năm Hành (năm loại nguyên tố cấu tạo ra vạn vật hữu hình :Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)
Khởi đầu của sự biến hóa rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hóa dần dần thành cái phồn tạp. Vì âm Dương là hai thành tố đầu tiên trong vũ trụ , nên kinh Dịch chọc là biểu tương căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản:
a)Vạch liên tục ( _ ) tượng trưng cho Dương .
b)Vạch gián đoạn (- - ) tượng trưng học âm.
Trong phép biến hóa để sinh ra Bát quái, hai vạch tượng trưng cho Aâm Dương lần lượt chồng chất lên nhau theo nền tảng tam tài mà thành ra tám Quẻ căn bản với hình dạng và ý nghĩa tượng trưng sau đây :
1-Kiền tượng trưng cho Trời .
2-Đoài tượng trưng cho Đầm, Ao
3-Ly tương trưng cho Lửa
4-Chấn tượng trưng cho Sấm
5-Tốn tượng trưng cho Gió
6-Cấn tượng trưng cho Núi
7-Khảm tượng trưng cho Nước
8-Khôn tượng trưng cho Đất.
Đó là tám Quẻ nguyên thủy gọi là "Tiên thiên Bát quái" do vua Phục Hy (4477-4363) trước Tây lịch vạch ra để giải thách cái lẻ AâmDương biến hóa của Táhi cực .
Về sau vua Hạ Vũ (2205-2163) trước Tây lịch đặt ra Cửu Trù ( chín phép lớn) phối hợp với Bát quái và tính cái số của Ngũ hành trong việc giải thích lẽ biến hóa của vũ trụ và vạn vật.
Tới đời Tây Chu , vua Văn Vương , trong thời gian bị giam ở ngục Dũ Lý ( khoảng thế kỷ 11 trước Tây lịch ) đã dành thì giờ nhàn rỗi diễn lại các quẻ tiên thiên Bát quái của Phục Hy thành tám quẻ , Bát quái mới gọi là hậu thiên bát quái với các ý nghĩa thiên về nhân sự để dùng vào việc bói toán và suy gẫm việc người . Con Văn Vương là Chu Công Đán về sau có giải thích thêm đôi chút về ý nghĩa và công dụng của quẻ Bát quái, nhưng rất ngắn và mơ hồ , chỉ có các kẻ có thiên tư đặc biệt được tâm truyền mới ánh mắt hiệu được .Tình trạng của Dịch lí từ thượng cổ đến trước khi Khổng Tử ra đời chỉ có như thế mà thôi.
Đến đời Đông Chu , Khổng Tử (511-478 trước Tây lịch ) đem kiến giải của mình bổ sung vào các điều truyền lại của Dịch lý đời Chu, san định lại và viết thành Kinh dịch trong đó bao gồm cả Aâm Dương ,Bát quái và Ngũ hành.
Căn cứ theo ý nghĩa thông thường , cổ nhân gán cho Âm Dương Ngũ Hành các ý nghĩa tượng trưng sau đây :
Dương : tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng ,sinh động, cứng cát,ban ngày, đàn ông....
Âm :tượng trưng cho mặt trăng ,tối tăm, nguội lạnh, bất động, mềm nhão,ban đêm,đàn bà....
Kim: vàng, bạc hiểu rộng ra là tất cạ các chất kim thuộc.
Mộc: cây trong rừng, nói tổng quát ra là mọi thực vật trên mặt đất.
Thủy: nước và nói rộng ra là các chất lỏng.
Hoả: lửa , hơi ấm
Thổ: đất đá , nói chung Thổ bao gồm mọi loại khoáng chất trừ kim loại .
Về phương diện siêu hình Aâm Dương không phải là cái khí vật chất hữu hình thể mà chỉ là cái biểu thị tượng trưng cho hai trạng thái tương đối, mâu thuẫn như nóng lạnh, sáng với tối, cứng với mềm, sinh với diệt, khỏe với yếu...
Về phương diện ý nghĩa siêu hình của ngũ hành , ta củng đi đến kết quả tương tự Kim ,Mộc, Thủy,Hỏa ,Thổ, ngoài tính cách vật chất của nó kể trên có một ý nghĩa tượng trưng cho tính cách tương sinh, tương Khắc trong sự biến hóa của muôn vật diễn
ra hàng ngày trước mắt.
Trong tướng học , người ta rất chú trọng đến Nhũ Hành và thường hiểu Kim, Mộc ,Thũy, Hoả, Thổ theo cả hai ý nghĩa : vật chất lẫn siêu hình qua sự tượng hình chuyển ý của văn tự từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng.
a) ảnh hưởng của thuyết ngũ hành trong nhân sinh quan Trung Hoa :
Từ quan niệm là một lý thuyết triết học thuộc phần Hình nhi thượng từ đời Tống trở đi, Aâm Dương thuộc Ngũ Hành được đem áp dụng vào lãnh vực Hình nhi hạ. Đại đa số học giả Trung Hoa và các dân tộc Á Đông chịu ảnh hưởng văn hóa sâu đậm của Trung Hoa đã dùng lý thuyết Ngũ hành đem giải thích và gán ghép các đặt tính của vật chất được siêu hình hóa của Kim, Mộc ,Thủy, Hỏa , Thổ vào các lãnh vực thường dụng của nhân loại, điển hình là các trường hợp sau đây:
1) Phương hướng , màu sắc, bốn mùa
b)- Mộc tượng trưng cho mùa ,màu xanh, phương đông
Mùa Xuân khí hậu mát mẻ như sương buổi ban mai, biểu hiện khởi đầu của một chu trình biến hóa mới của vạn vật bắt đầu hồi sinh và tăng trưởng.Mặt đất về mùa Xuân ,đâu đâu cũng một màu xanh thắm,Thái dương bắt đầu mọc ở Phương Đông .Tất cả đều bàn bạc ý nghịa cụa Aâm Dương tương thôi với Dương lấn lướt âm một cách tương đối trong cái trung dung của Aâm dương ( Aâm dương tỷ hòa thì vạn vật mới sinh).Do đó , cổ nhân đã lấy Mộc tượng trưng cho Mùa Xuân.màu xanh, Phương Đông.
c)- Hỏa biểu thị mùa Hạ,màu Đỏ, phương Nam
Múa hè nóng nực bức như lửa thiêu ,Dương cương lên đến cùng cực .Hoa lá đặc trưng của mùa này như lựa và phượng vĩ trổ bông màu đỏ ,phương Nam gần như ấm áp quanh năm nên Hỏa tượng trưng cho mùa Hạ ,màu Đỏ và phương Nam vậy.
d)Kim tiêu biểu cho mùa Thu,màu Trắng và phương Tây
Mùa Thu là giai đoạn cho Aâm Dương tương thôi bình hòa khí trời nóng quá,không lạnh lắm nhưngDương cương bắt đầu suy ,âm nhu bắt đầu thịnh .Mặt trời lặn ở phương Đông.Trời mùa Thu thường có mây trắng ngà bao phủ ,nên cổ nhân mới nhân
đó mà chọn Kim tiêu biểu cho mùa thu ,màu trắng và phương Tây .Nói kh1c đi theo Ngũ hành thì mùa Thu ,sắc trắng,phương Tây thuộc Kim.
e)Thủy tiêu biểu cho mùa đông ,màu Đen ,phương Bắc
Hiện tượng độc đáo nhất của mùa Đông là tuyết rơi, gia buốt ,cảnh vật ảm đạm,cửa nẻo đóng kín,tối tăm.Tuyết la 2một trang tháicủa nước , phương Bắc thường hay có tuyết nên với tinh thần tượng hình ,chuyển ý ,cổ nhân Trung Hoa chọn hành Thủy mùa Đông ,màu Đen ,phương Bắc .
f)Thổ tiêu biểu cho Đất,ø màu Vàng ,Trung ương
Người tàu phát tích ở sông Hoàng Hà ,đất đai ở đây màu vàng (hoàng thổ) nên dựa vào sự vật để định tên ,lấy đất tiêu biểu cho chất Thổ và màu vàng tượng trưng cho sắc Thổ .Bởi người Tàu lấy địa phương của họ làm trung tâm quan sát ,tự coi mình là người trung thổ ,danh xưng là Trung quốc nên màu vàng là màu trung ương ,Thổ là Hành chủ bao gồm cả bốn hành còn lại với lý do Địa tải sơn hà, vạn vật (Sông núi muôn loài vạn vật đều do đất chứa đựng ).
2-Năm đức tính căn bản của con người :
a) Nhân ứng với Mộc :
Nhân chủ ở chỗ thanh tĩnh ,ung dung tự tại ,không cạnh tranh ,bao dung và đãi người đồng đẳng .thảo mộc vốn không di động cạnh tranh ,loài tùng bách quanh năm xanh tươi, bất chấp gió sương nóng lạnh ,tượng trưng cho thái độ an tĩnh ,ung dung tự tại .Cây cỏ còn để người che mưa che nắng ,không phân biệt mội ai .Hoa quả trong chốn sơn lâm ai thưởng thức cũng được .Cái đức tự nhiên lưu hành của thảo mộc tương tự như đức Nhân ở nhân loại .do ở ý nghĩa mà Khổng Tử đã nói : " Nhân giả nhao sơn " (bậc nhân giả thích núi ) vì trên núi có thảo mộc tượng trưng cho đức Nhân của tạo vật .
b) Nghĩa ứng với Kim :
Luôn luôn thích ứng với phép tắc thiên nhiên hoặc công lý ,hằng cửu ,không biến chất, cứng cỏi không sờn. Đó là những ý nghĩa bao quát của Nghĩa .Loài Kim thuộc như vàng luôn luôn giữ mãi vẻ sáng cứng rắn ,khuyết biết tiết, dù ở nơi này hay nơi khác ,lúc nào cũng vậy ,phảng phất ý nghĩa của đức Nghĩa nên cổ nhân lấy Kim tượng trưng cho Nghĩa .
c)Lễ ứng với Hỏa :
Lễ gồm chung tất cả những gì soi sáng khuôn phép ,tạo nên tôn trọng duy trì diềng mối ,phát huy chân lí tự nhiên lưu hành ,Tế tự là một hình thức của lễ ,biểu dương sự tôn kính. Một trong những ứng dụng của Hỏa là soi sáng tại nơi Tế tự ,làm hiển lộng cái tôn kính quỷ thần của con người nên cái dụng (về phương ý nghĩa triết học ) của Hỏa và Lễ tương đồng ,nên Lễ ứng với Hỏa.
d) Trí ứng với Thủy :
Kẻ trí không điều gì là không thấu triết ,nước không đâu là không thông qua. Cái được của Trí và Nước có sự tương đồng đại lược nên người xưa đã nói một cách
đầy biểu tượng : "Trí giả nhao Thủy" (Bậc trí giả thích nước) .Do đó, Thủy tượng trưng cho Trí.
e) Tín ứng với Thổ :
Bản chất của Thổ là không bao giờ sai chạy.Thảo mộc dựa vào đất mà sống và đất cứ theo từng mùa nhất định mà thúc đẩy sự sinh diệt của cạy cối theo đúng chu trình chuyển hóa tự nhiên của tạo vật ,không bao giờ sai chạy. Do đó ,so với Tín thì bản chất của Tín và Thổ về ý nghĩa tổng quát có những nét tương đồng .
3-Năm cung bậc trong âm nhạc :
a) Cung ứng với Thổ.
b) Thương ứng với Kim.
c) Giốc ứng với Mộc.
d) Chủy ứng với Hỏa.
e) Vũ ứng với Thủy.
II./ ỨNG DỤNG CỦA ÂM DƯƠNG TRONG TƯỚNG HỌC :
âm Dương trong nhân tướng học không có tính cách cứng nhắc như thế nhân vẫn tưởng mà lại rất tương đối .Ngửa lên gọi là Dương, úp xuống gọi là Aâm ,cứng gọi là Dương ,mềm là Aâm,v.v... Nói cách tổng quát thì Trời có Aâm Dương .Đàn ông được xem là Dương ,đàn bà là Aâm, nhưng chỉ là điều khái lược .Trong mỗi con người lại cũng có phân biệt Aâm và dương nữa.
Toàn thể thân thể đàn ông là âm ,nhưng bộ phận sinh dục lại là Dương nên có tên là dương vật .Toàn thể đàn bà là Dương, nhưng bộ phận sinh dục lai là Aâm nên gọi là âm hộ.
Xương thì coi là Dương ,thịt coi la âm .
Phía mặt bên trái là Dương ,bên phải là Aâm.
Phía trên khuôn mặt (kể từ chính giữa thân mũi ) Dương, phần sau là âm.
Phần thân trước là Dương, thân sau là Aâm.
Trong khu vực thuộc mắt,phần trên là Dương, dưới là Aâm.Mắt trái là
Dương,phải là Aâm.
Nhưng phần lồi lõm của xương khuôn mặt là Dương ,những phần trũng xuống coi là âm.
Dương thì lộ liễu và hướong lên,Aâm tìh ẩn tàng và hướng xuống.Dương cốt ở an hòa,Aâm cốt ngay ngắn,Dương hcủ về cứng rắn,Aâm chủ về mềm mại.Aâm dương mỗi con người cần phải Hòa phải Thuận .Hòa có nghĩa là xương ngay ngắn, không lệch,
không cong, thần khí thanh nhã. Thuận là thịt phải được phân bố điều đặn khắp chân thân.âm Dương chủ hòa chủ về phúc thọ
Nếu như xương lộ mà không ngay ngắn ,thịt chỗ nhiều chỗ ít không hợp lẽ tự nhiên (chẳng hạn bộ phận này thì quá nhiều thịt ,bộ phận kia thì quá cằn cỗi ) thì gọi là âm dương không htuận hòa. Hoặc Aâm thịnh Dương suy (thịt nhiều mà xương,bệu lại yếu và nhỏ ,không cân xứng) hoặc Dương cường Aâm nhược (cốt lộ, thịt ít) đều là các tướng phản lại nguyên tắc âm Dương thuận hòa :chủ về hung hiểm bất tường .
Nói một cách tổng quát ,vô luận nam nữ,trong mỗi con người ,(hình tướng,khí sắc, tính cách, âm thanh ,phần vô hình cũng như phần hữu hình ) đều bị nguyên lí âm dương chi phối.
Đàn ông bản chất vốn Dương nhưng cần có Aâm thích nghi điều hòa .Đàn bà vốn thuộc âm nhưng phải có Dương để phụ giúp. Nếu không thế, đànông chỉ có thể Dương thuần mà không có Aâm chất thì sẽ mất sự khống chế cầb thiết ,đàn bà chỉ có
âm nhu mà không có Dương chất thêm vào thì trở thành quá mềm yếu và không thể tự tiến triển được.
Tuy nhiên ,dù Duơng thuần phải có âm chấtđể điều hòa cho thích nghi nhưng âm không được lấn át phần dương .Nếy Aâm chất thái quá người ta gọi là Dương sai .
âm nhu tuy phải cần Dương cương để tiết giảm phần xấu và phát huy phần tốt nhưng nếu phần Dương lấn át phần âm ( vốn là phần căn bản) thì trường hợp đó mệnh danh là Aâm thác.
Nguyên tắc tổng quát trên áp dụng cho tất cả các bộ vị trọng yếu trong một con người .Nghĩa là các bộ vị không được vi phạm các điều cấm kỵ của nguyên lý âm
Dương thích nghi .Nói khác đi. Không được phạm vào Aâm Thác hoặc Dương Sai .Đi
sâu vào phần chi tiết ta phân biệt:
a) Dương hòa
Tính cách Dương mãnh mẽ nhưng được tiết chế đúng mức cần thiết thì gọi là Dương hoà .Dương hoà bao gồm:
- Đầu tròn, đỉnh đầu bằng phẳng.
- Đầu hơi có góc cạnh, mặt hơi vuông vức,trán có xương tròn nổi lên rất rõ.
- Ngũ nhạc nổi nhưng không quá lộ liễu,Sơn căn nổi khá cao gần ăn thẳng lên Aán đường.
- Lông mày mọc xếch lên cao và có uy lực , lông mày hơi có góc cạnh ( hình thù lông mày gập cong như hình chữ chứ không cong như hình bán nguyệt hoặc thẳng như chữ).
- Sợi lông mày hơi hướng về phía trên.
- Mắt có chiều dài rõ rệt và có tụ thần.
- Sắc diện hoà ái , chẳng cần phải lập uy mà vẫn có vẻ oai nghiêm tự nhiên.
- Nói năng mau chậm thích nghi với từng câu chuyện , tư tưởng khoáng đạt. Lâm sự quyết đoán chuẩn xác, xử trí quang minh. Đi đứng ung dung.
b) âm thuận
Tính cách Aâm rõ ràng nhưng không quá ủy mỉ hèn yếu thì gọi là Aâm thuận .Được coi là Aâm thuận khi:
- Đầu tròn, mặt hơi vuông nhưng vẵn không xoá hẳn được những nét tròn trịa.
- Ngũ nhạc đều có dáng phảng phất hình tròn ( nhưng không nổi bật các nét tròn đó)
- Sơn căn mạnh mẽ có thế .Aán đường bằng phẳng, rộng
- Lông mày hơi cong mà mắt lại hơi dài( không được quá dài )
- Tiếng nói hơi nhỏ nhưng âm thanh rổn rản trong trẻo.
- Nói năng từ tốn, nhưng không chậm, phản ứng hkông nhanh nhưng không quá trễ hoặc lý lợm.
- Sắc diện hòa nhã khiến người ngoài dễ sinh thiện cảm.
- Xử sự ôn hòa.
c) Kháng dương
Tính cách Dương quá mạnh không có sự tiết chế đúng mức thì gọi là Kháng Dương .Các dấu chỉ của Kháng Dương bao gồm:
- Đầu tròn nhưng đỉnh đầu nhọn.
- Mặt có những bộ vị nổi tròn thành từng cục.
- Ngũ nhạc nổi tròn mà đầu có dạng nhọn , nhỏ.
- Lông mày ngắn mà cong hoặc ngắn mà thế của màylại hướng lên.
- Mắt lồi mà tia mắt long lanh.
- Tai nhọn mà dựng đứng.
- Tiếng nói lớn nhưng giọng điệu quê kệch hoặc giọng rè.
- Tính tình nóng nảy thô bạo, xử sự sơ suất, không nghĩ trước, không lo sau khiến người quan sát thoáng qua đã nhận được ngay sự thô lỗ.
d) Cô âm:
Chỉ có những cách Aâm thuần tuý mà không cò Dương Tính để hỗ trợ thì gọi là Cô Aâm. Đặc tính này được phát hiện ra ngoài qua các dấu hiệu sau:
- Toàn thể đầu và khuôn mặt đều là hình vuông, hoặc thiên về hình vuông, hoặc đầu lớn mà khuôn mặt lại quá nhỏ, không tương xứng
- Chính diện thì nhìn thấy bằng phẳng mà trắc diện lại thấy ở phần giữa lõm xuống
- Mắt xấu mà lông mày mọc lan xuống tận bờ mắt hoặc mắt sâu mà xương lông mày thô, hoặc lông mày quá đậm và ngắn
- Râu ria quá rậm rạp không thích nghi với tóc
- Tiếng nói có vẻ như khò khè ở cuống họng, điện nói chậm rãi mà trong đó lại chen kẽ âm thanh chói tai hoặc nhanh mà đứt đoại
- Sắc diện lúc nào cũng có vẻ u uất, xử sự quá tính toán, cân nhắc khiến người ngoài thoáng thấy là đã nhận ra ngay là con người ác hiểm
e) âm thác, Dương sai:
Bản chất căn bản là âm nhưng pha trộn quá nhiều Dương Tính khiến phần Aâm trở thành thứ yếu thứ nhì gọi là Aâm thác. Ngược lại bản chất căn bản là Dương nhưng mà Dương Tính quá yếu khiến chất Aâm lấn rõ rệt gọi là Dương sai. Dưới đây là biểu hiện bề ngoài của hiện tượng trên
- Đầu tròn thuộc Dương, mặt vuông thuộc Aâm, phía trước mặt thuộc Dương, phía sau gáy (ót) thuộc Aâm, cho nên đầu lớn, mặt nhỏ, phía trước lớn và phía sau nhỏ gọi là Dương sai
- Đầu vuông thuộc Aâm, mặt tròn thuộc Dương, nếu như hai phần đó quá sai lệch gọi là Aâm thác
- Phần lồi trên khuôn mặt thuộc Dương, phần lõm trên khuôn mặt thuộc âm. Do đó nếu Đông Tây Nam Bắc Nhạc nảy nở mà Trung Nhạc lõm xuống thì gọi là Dương sai. Tuy nhiên bốn nhạc phụ tuy đều trũng xuống hoặc bị phá hãm chỉ có Trung Nhạc nổi cao một mình thì gọi là Aâm Thác
- Chỉ có xương mà không có thịt, mắt lộ mà không có lông mày người lớn, tiếng nhỏ gọi là Dương Sai. Có quá nhiều thịt mà thiếu xương, lông mày rậm rạp lan xuống bờ mắt, chân tóc mọc thấp. Thiên thương hẹp, nhiều râu ria mà giọng nói khô khan ... đều được mệnh danh là Aâm Thác
- Mặc tuy lớn, nhưng sắc ảm đạm, thân hình tuy có vẻ nam tính mà bước chân lệch lạc ẻo lả như con gái thì gọi là Dương Sai. Thân hình nữ mà cử chỉ mạnh bạo cứng cỏi như Nam Giới thì gọi là Aâm Thác.
Tóm lại vấn đề Aâm Thác Dương Sai rất phức tạp, khó mà lĩnh hội toàn vẹn nếu không có kiến giải sâu rộng, quan sát tinh tế. Chương này chú trọng đặc biệt đến hai nguyên tắc căn bản của Dương Sai, Aâm thác như sau:
1. Đàn ông được coi là thuần Dương mà lẫn lộn cá tính phụ nữ ( bất kể phương diện gì : đi , đứng , ăn , nói ...) khá rõ thì gọi là chính dương sai .
2. Đàn bà được coi là thuần Aâm nếu pha trộn nam tính (dù về phương diện gì cũng vậy) quá lộ liễu thì gọi là Chính Aâm Thác.
Từ 2 nguyên nhân căn bảntrên, ta đi đến 4 hệ luận :
a)Bất kể nam nữ đều lấy đầu ,âm thanh,cốt cách tượng trưng cho Dương chất.Cho nên, không cần biết thân hình lớn hay nhỏ, điểm căn bản là phải lấy cốt cách trầm ổn ,vững chải, tiếng nói trong trẻo, rõ ràng có tiếng vang làm chính. Được như thế là cát tướng .
Tiếng khô khan, âm vận không có hoặc ngắn ngủi thì đầu thân hình lớn hay nhỏ đều không đáng kể gì vì đó là hung tướng ,tượng trưng hco Dương sai.
b)Bất kể nam nữ ,đều lấy khuôn mặt tượng trưng cho Dương,cho nên Ngũ nhạc nổi rõ nhưng không quá lộ liễu và thô bỉ ,râu tóc và lông mày thách nghi tương xứng là dấu hiệu cát tướng. Ngũ nhạc phá hãm ,râu ria lông mày quá đậm là hung tướng vò đó bị gọi la âm thác.
c)Thân hình to lớn khôi ngô mà khí phách nhỏ hẹp ,xử sự thô lỗ, âm hiểm tàn nhẫn, chấp nê tiểu tiết, không biết quyền biến ,đó la Dương không khống chế được âm nên gọi là Dương sai .
d) Người nhỏ mà xử sự xô bồ không có giới hạn khí phách cuồng ngạo chỉ biết tiến mà không biết thoái lui khi cần đó là Aâm không kiềm chế được dương nên gọi là âm thác.
(27)_ỨNG DỤNG CỦA NGŨ HÀNG TRONG NHÂN TƯỚNG HỌC :
Dựa trên quan niệm triết lýThiên địa ,vạn vật đồng nhất thể(trời đất vạn vật cùng 1 bản thể nguyê n khởi), người Trung Hoa đã đem những lập luận của thuyết Aâm Dương Ngũ hành áp dụng rộng rãi vào lĩnh vực Nhân tướng học.
Người xưa tin rằng khi Aâm Dương phối hợp và chuyển hóa để sinh ra muôn vật thì cái linh khí nhẹ nhàng tinh khiết gọi là linh khanh bay lên để tạo thành trời cao ,phần nặng nề ,ô trọc gọi là trọng trọc lắng xuống dưới tạo thành đất ,vật nào trong lúc hình thành hấp thu được nhiếu thanh khí thì bản tính linh mẫn, hấp thụ được ít thanh mà nhiều trọc thì bản tính ngu độn.
Con người là 2 trong muôn loài của tạo hóa nhưng nhờ có trí óc linh mẫn mà hiểu thấu được sự vận chuyển nhiệm mầu của tạo hóa nên tự cho là vật tối linh trong muôn vật ( nhân vi vạn vật chi linh). Quan niệm trên đã có từ thời thượng cổ, Khổng Tử đã định nghĩa con người trong sách Lễ kí như sau :" Người là kết quả phối hôp Aâm Dương tụ hội quỷ thần ,tụ khí của Ngũ hành mà hình dạng ,phẩm cách : Nhân giả Aán đường chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí dã". Vì là vật tối linh trong muôn loài, bao gồm tất cả khí thiên trong vũ trụ nên con người tự xếp mìnhngang hàng với hai thể lớn lhác của vũ trụ là Trời và Đất để trở thành
Tam tài :Thiên, Địa ,Nhân.
Thấm nhuần triết lý trên,các nhà nhân tướng học từ đời Tống trở về sau ,coi con người là1 tiểu vũ trụvà bằng lối lý luận loại suy,tất cả quan niệm Aâm Dương,Ngũ hành lẫn các quan niệmkhác của đại vũ trụ đều được áp dụng vào tiểu vũ trụ.Do đó,
không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy Bộ vị của con người được gán cho các hình thái hay ý nghĩa của đại vũ trụ.Ngay cả nguyên tắc giải đóan của nhân tướng học cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng của tríêt lí Thiên nhân tương dữ ( trời và đất có liên hệ với nhau).
a) Phân loại các màu da theo Ngũ hành:
Như đã nói ở trên ,năm màu ứng với năm Hành ,nhưng khi áp dụng vào nhân tướng học ,các màu đó biến thái rất nhiều và chịu ảnh hưởng của định luật thanh trọc chi phối để thành chính hay phá cách.
1-Sắc da thuộc Mộc (màu Xanh)
a) Chính cách : màu xanh lơ như da trời vào buổi sáng ,l úc ánh Thái dương chưa xuất hiện ,dáng vẻ tươi mịn nhưng không quá bóng bẩy như bôi dầu mỡ .Màu hợp cách như trên gọi là thiên sắc.
b) Phá cách : màu da xanh mét như vết thương bị đánh bằng roi gậy hay da xạm, khô cằn, là màu xanh phá cách ,tục gọi là tà sắc.
2-Sắc da thuộc Hỏa (màu hồng hay tía )
a) Chính cách :màu hồng hào như màu ráng chiều phản ứng mặt trời hay như sắc mặt cua người uống nhiều rượu ,hồng và sắc tươi mát mới gọi là thiên sắc.
b) Phá cách : hồng tươi pha đỏbầm như màu huyết dụ (ví dụ như các vết đỏ của mụn nhọt ) hay thô xạm là phá cách về màu da ( tà sắc ).
3-Sắc da thuộc Kim (màu trắng)
a) Chính cách : màu trắng ngà như màu ngọc trai và sáng sủa,tươi thắm gọi là thiên sắc.
b) Phá cách : trắng muốt như tuyết, bóng như lòng trắng trứng gà hay thô như màu của muối mỏ hoặc lốm đốm như má đàn bà dội phấn không đều, chỗ dày chỗ mỏng là phá cách (tức là tà sắc).
4-Sắc da thuộc Thủy (màu đen)
a) Chính cách : màu đen trong lĩnh vực nhân tướng học không phải màu đen tuyền như nguời Phi châu(nègre) mà là ngăn ngăm đen đều khắp khuôn mặt, nhuận trạch mới coi là thiên sắc.
b) Phá cách : màu đen mà trông có vẻ tối khám như hung khói.ảm đạm như mù lúc trời sắp mưa hay quá đen và thô như da nguời bị phơi nắng lâu ngày đều là tà sắc.
5-Sắc da thuộc Thổ (màu vàng )
a) Chính cách :vàng lạt và tươi như lông gà vịt mới nở
b) Phá cách : vàng sậm như củ nghệ, vàng xạm như lá úa, dáng vẻ khô xạm là các màu vàng thuộc tà sắc . Nói một cách tổng quát ,tà sắc là biểu tượng bất thường, dù la màu gì cũng vậy .Thông thường thì:
Tà sắc trắng chủ về buồn thương, về tình cảm và tang chế.
Tá sắc hồng chủ về lo lắng ,quan tụng.
Tá sắc xanh chủ về bệnh hoạn tổng quát.
Tà sắc đen chủ về chia ly, chết chóc (thường là bất đắc kì tử).
Tà sắc vàng chủ về suy nhược nội tạng.
b) Phân loại giọng nói theo Ngũ hành :
Tuy các âm giai Cung ,Thương, Giốc, Chủy, Vũ bị Ngũ hành hóa để trở thành các âm Thổ ,Kim, Mộc,Hỏa ,Thủy nhưng trong nhân tướong học , chúng chỉ dùng để chỉ các giọng nói tự nhiên hàng ngày nghĩa là chỉ có ý nghịa về âm sắc chứ không phải là
âm giai trong lĩnh vực âm nhạc. Aùp dụng nguyên tắc Thanh, Trọc vào lĩnh vực âm sắc ,người ta cũng phân ra giọng tốt và xấu trong mỗi Hành.
1- Giọng Kim (còn gọi là Thương thanh)
Nói chung, giọng kim êm mà không ướt ,rõ mà không khô ,âm điệu chắc chắn mà lớn ,tiếng vang truyền đi xa. Giọng kim chia
2 loại tùy theo âm lượng thanh trọc :
a)Giọng Kim chính cách : giọng nói sang sảng ,trong trẻo như tiếng khánh, khiến người nghe ý thức được âm lượng chắc chắn, đầy đủ, vững chải ,tiếng dội đi xa.
b) Giọng Kim phá cách : Aâm điệu vẫn có đặc tính hcung của Kim thanh nhưng giọng rè ,tẻ nhạt, không có tiếng vang tương tự tiếng phèn la.
2- Giọng Mộc (còn gọi là Giốc thanh)
a)Chính cách : giọng trong trẻo ,có sinh khí, âm lượng tròn trịa ở xa vẫn nghe đượcrõ ràng, dù người nói chỉ vận dụng âm thanh một cách bình thuờng ,không cần gắng sức .
b) Phá cách : Giọng nói trong nhưng không có tiếng vanh vi 2âm lượng quá ít tương tự như tiếng tre mục bị bẻ gãy ,vừa dứt tiếng thì âm vang cũng tắt theo.
3- Giọng Thủy (còn gọi là Vũ thanh )
Giọng trong và nhẹ ,nhanh mà vẫn nghe được đầy đủ câu nói lâõn dấu giọng .Giọng Thuỷ chia làm hai loại :
a)Hợp cách :giọng có vẻ lành lạnh, tiếng nói nhanh ,không nuốt tiếng, không biến giọng, âm lượng vừa đủ chứ không vang xa như giọng Kim hay Mộc.
b)Phá cách : gịong nói thô thiển, tiếng nói quá nhanh thành thử câu nói bị nuốt tiếng ,âm lượng ít khiến người nghe không nghe đủ hết câu nói
4- Giọng Hỏa (còn gọi là Chủy thanh )
Tiếng khàn khàn như tiếng vịt đực, người sành âm điệu có thể nhận ra âm Hỏa tuy cao vút như bị uất nghẹn trong yết hầu ,làn hơi như bị nén xuống trước khi phát ra thanh tiếng chứ không được suông sẻ như giọng khác .Tùy theo tính cách thanh trọc
của âm lượng , ta phân chia thành 2 loại :
a)Hợp cách : giọng nói cao ,khan và gằn mường tượng như người đang giận dữ mà cố nên giọng mà nói.Tuy âm lượng vẫn đều hòa không vấp váp ,nhưng người rành phép thẩm âm vẫn phân biệt được tính cách nóng nẩy của âm điệu.
b)Phá cách : giọng khàn như người khô cổ sắp bị hết hơi, và gằn mạnh từng tiếng hay nhóm tiếng ,âm lượng không được liên tục va 2không có tiếng vang.
5- Giọng Thổ (còn gọi là Cung thanh )
Giọng Thổ âm thanh lớn, chậm rãi,nặng nề, trầm ngâm,vang khá lâu, tương tự như tiếng đại hồng chung của ácc chùa chiền .Dựa vào tính cách thanh trọc,trường đoản của âm luợng phát ra , ta phân biệt :
a) Hợp cách : tiếng lớn, giọng nặng nề, chậm chạp, trầm và ấm ,âm vang nhất so với giọng Kim,Mộc,Thủy và Hỏa cách xa 3 trượng mà vẫn nghe được rõ ràng khi người nói phát âm một cách tự nhiên.
b) Phá cách : giọng trầm nhưng trì trệ ,không lưu loát, tiếng quát quá nhỏ hoặc âm lượng hỗn tạp :to nhỏ xen kẽ lẫn hau hay có tiếng âm vang Nói chung ,âm điệu giúp chúng phân biệt được 5 giọng của Ngũ thanh ,còn âm
lượng cho phép ta được hợp cách hay phá cách của giọng nói.
c) Phân loại hình tướng theo Ngũ hành :
Xét về phương diện xếp loại các loại hình tướng điển hình từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây , kể từ thủy tổ y học Tây phương là Hippocrate đến Kretschemr... người ta đã đưa ra nhiều lối khác nhau nhưng không có lối xếp lọai nào vừa căn cứ vào các nét đặc thù của thân thể một cách tỷ mỷ vừa phối hợp theo một triết lý siêu hình như lối phân loại Ngũ hành hình tướng theo tướng học Trung Hoa.
1-KHÁI LUẬN VỀ NGŨ HÀNH HÌNH TƯỚNG : Mộc Kim Thủy Hỏa Thổ chính liệt phá
Bàn về các loại hình tướng căn bản của con người , nhà tướng học nổi danh về
đời nhà Tống là Ma Y đã nói: " con người hấp thu linh khí của Aâm Dương trong vũ trụ mà thành hình tướng . Vì bẩm sinh thọ khí của Trời Đất mà có tinh thần nên hình tướng không thể vượt qua khỏi phạm vi của Ngũ Hành . Cho nên trong năm Hành : Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ ( tượng trưng cho nămđặc chất của vũ trụ ) mà có được hình tướng đúng cách cục thực sự của một hành thì dẫu không quý cũng được hưởng phúc lộc.
" Ngũ hành hình tướng tuy chia ra gầy mập, ngắn dài nhưng lại cần phối hợp với ngũ sắc để làm căn bản .Khi bàn về sự thanh trọc của hình hài , tinh thần , vũ khí đều dựa vào các điểm cất yếu sau đây:
- người hình Mộc nói chuung thân hình diện mạo đều cao gầy, mắt và lông mày thanh tú , da xanh
- Người hình Kim nói chung thâân hình diện mạo vuông vức , mặt mày sáng sủa , sắc da trắng.
- Người hình Hỏa nói chuung thân hình diện mạo đều thiên về dưới to trên thon nhọn, sắc da đỏ hồng.
- Người hình Thổ nói chuung thân hình diện mạo đầy đặn , thịt xương rắn chắc.
- Bởi vậy , khi bàn về hình tướng theo Ngũ hành ta cần xem hình tướng kẻ đó thuộc về hành nào để biết có hợp cách cục hay không"
- Hợp ở đây theo quan niiệm của Ma Y là toàn thể thân mình , diện mạo thịt xương , các bộ vị , màu da , giọng nói có hoàn toàn đúng chính cách hay liệt vào phá cách .
- Tướng pháp bàn về n࣓m loại hình tướng Kim , Mộc , Thủy , Hỏa , Thổ , nhưng ta cần phải biết là trong mỗi hành tự nó D9ã bao hàm cái nguyên lý sai biệt phi thường , biết khái quát về mỗi hành chưa đủ vì ngay trong một loại hình tướng cũng có loại này khác bởi lẽ mỗi hành được phân chia thành nhiều thứ bậc khác nhau.
- Bàn về Kim , ta thấy có r&##7845;t nhiều loại Kim, chẳng hạn có lọai kim ròng được luyện trong lò , co loại Kim lẫn lộn với đất cát, lại có kim cặn bã đọng lại ở thành nồi luyện.
- Bàn về hành Mộc , ta th𓏽y nào là loại tùng bách quanh năm xanh tươi , nào là loại gỗ quí , sống hàng ngàn năm , cao hàng trăm trượng, dùng làm cổ trụ , mào là loại kỳ hoa dị thảo để trang trí chốn cung đình , cũng như có loại thảo mọc hoang dã chỉ để làm củi chụm phân bón...
- Bàn về hành Thủy cần phải phân biệt các loại nước suối thanh khiết , từ các cao phong hiển tuấn đổ xuống có loại nước trường giang đại hải , lại có nước đục do đường mương cống rãnh đổ ra.
- Bàn về hàng Hỏa thì th𓉭y có loại lửa mặt trời , không đâu là không chiếu rọi tới , có loại lửa trong lò lớn hừng hực nóng bỏng , có loại lửa lập lờ cũng có loại lửa âm ỉ do đám củi ướt , cỏ mục tạo nên.
- Bàn về hành Thổ cũng vvậy , có loại đất tinh thanh do sơn hà kết tụ lại rắn chắc và phong phú , có loại đất phù sa do đá vụn , cát bùn bồi đắp , có loại đất do cây cối mục nát hòa với tro bùn mà thành , Bởi vậy , Ma Y tổ sư đã nói:" Tướng tuy bàn về Ngũ Hành nghĩa là lấy Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ làm căn bản , nhưng cái lý ảo diệu chính là ở chỗ mỗi hành có những thứ bậc tốt xấu khác nhau , Cho nên có gốc rễ chưa đủ ta cần phải lấy sự thanh tú cua mày mặt , sự ngay ngắn rõ ràng của mũi miệng , sự sáng láng của tinh thần , sự rộng rãi của khí vũ làm cành nhánh , hoa lá thì mới diễn đạt được hết cái tính uyên thâm của Ngũ hành hình tướng.
2-ĐẶC TÍNH CỦA NĂM LOẠI HÌNH TƯỚNG ƠC BẢN :
Căn cứ vào Ngũ hành , tướng học Trung Hoa đã xếp loại con người thành năm hạng điển hình gọi là Kim hình , Thổ hình, và Hoả hình . Mỗi loại trên lại chia thành chính cách , liệt cách và phá cách.
Hình Kim :
Đặc điểm khuôn mặt : các nét chính của khuôn mặt đều gần như ngay thẳng , tạo thành hình vuông hay chữ nhật khá rõ ràng .
Đặc điểm thân hình : vóc dáng trung bình về cả bề ngang lẫn bề cao , xương thịt cân phân , sắc da trắng.
KIM HÌNH CHÍNH CÁCH:
- Thân thể tay chân tròn lẳn , rắn chắc , các bộ vị chính yếu của khuôn mặt như cằm , trán , tai, miệng và đầu... đều có dáng vuông vức ( gọi là Ngũ phương).
- Sắc da trắng ngà , tư&ơi mát.
- Tiếng nói sang sảng, gi𓐥ng cao vừa phải, âm lượng ấm cúng và có tiếng vang.
- Về cá tính , điểm n𓁅i bật ở người Kim , về mặt đạo đức là sự tôn trọng đạo nghỉa ( có thể theo quan niệm riêng của họ). Người Kim rất có thể là kẻ tàn nhẫn, mưu trí nhưng tất cả những xảo thuật cũng như mọi phương tiện khác nhau đều được hướng theo mục tiêu Nghĩa hiểu theo quan niệm riêng của Người hình Kim.
Tóm lại, nói một cách tổng quát , tất cả các bộ vị của người hình đều ở mức trung bình về kích thước và rất ngay ngắn . Nói khác đi , hình thể và khí sắc phải tương xứng , thần khí trong sáng nhưng điều hoà , không quá lạnh lùng.
KIM HÌNH LIỆT CÁCH :
- Đầy đủ đ𓐏c tính tổng quát của hình Kim , nhưng xương thịt bất quân xứng ( hoặc xương nhiều hơn thịt , hoặc thịt nhiều hơn xương).
- Đầy đủ đ𓐏c tính của hình Kim về khuôn mặt nhưng quá cao hoặc quá lùn.
- Gịong Kim rè hoặc sắcc Kim trắng bóng.
- Ngón tay quá dài , quá ngắn ho𓀧c quá lớn, đầu ngón tay lại tròn hoặc nhọn.
- Thần sắc tẻ lạnnh.
- Mày râu tóc da ảm đạm , thiếu sự sáng sủa.
- Không đủ tướng Nggũ phương bại cách.
KIM HÌNH PHÁ CÁCH :
- Có tướng Ngũ phưonng mà Tam đình , Ngũ nhạc bất quân xứng hoặc lệch lạc.
- Có khuôn mặt vuông hoặc ch&ữ nhật mà Ngũ quan thiếu ngay ngắn hoặc thiếu phối hợp.
- Khuôn mặt hình Kim mà các b vỉ của khuôn mẵt không có dạng hoặc đường nét vuông vức.
- Mắt không có chân quang , gi𓐥ng thuộc hành khác , thuộc loại xung khắc và phá âm
Khi bị liệt cách nặng hoặc phá bị phá cách thì tướng học gọi đó là trườnh hợp chỉ có Kim hình chứ không có Kim tinh. Do đó , các đặc tính tốt đẹp của hình Kim bị giảm thiểu hoặc không còn áp dụng cho các loại có khuyết điểm đó nữa.
a) Hình Mộc :
Đặc điểm tổng quát của khuôn mặt : nhìn một cách khái quát , đặc tính dễ nhận thấy về khuôn mặt của người Mộc là có dạng trái lê lật ngược ( Gíap Mộc) hoặc hình tam giác nhọn lật ngược (Aát Mộc), màu da hơi xanh. Đặc điểm thân hình : thân thể Người Mộc phát triển bề cao rất rõ , còn bề ngang lại kém phát triển . Do đó , thân mình , tứ chi , cổ đầu , ngón tay đều thon dài. Người Gíap Mộc thì thân thể quá mản mai , lưng gù , tay cong , đi đứng rụt rè ẻo lả.
MỘC HÌNH CHÍNH CÁCH :
- Khuôn mặt có hình dạng tráii lê lật ngược , nét mặt gân guốc khoẻ mạnh , sắc da hơi xanh đen.
- Thân hình , tứ chi , cổ và ngón tay đều thẳng tuột và thon dài ( Tướng Ngũ trường).
- Các bộ vị chính yếu ccủa khuôn mặt như lông mày ,tai, mũi , miệng đều hẹp, dài và thẳng thắn . Đặc điểm nổi bật của người hình Mộc chính cách là mày thanh , mắt sáng , môi hồng , chỉ tay nhỏ và nhiều , khí thế vững vàng lanh lợi.
- Về cá tính , điểm n𓁅i bật nhất của người Mộc chính cách là đức Nhân theo chiều hướng Mộc Nhân Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân .Làm gì, nhận xét ai , người có tính mộc thường tự đặt mình vào tâm trạng và hoàn cảnh kẻ khác . Bởi vậy, kẻ có Mộc tính thường dễ dàng thông cảm với tha nhân , không đòi hỏi ở kẻ khác quá nhiều nhưng chính vì vậy mà thường có tính khinh thế ngạo vật.
MỘC HÌNH LIỆT CÁCH :
Liệt cách là có khá đủ những nét chính của hình Mộc thuần túy nhưng phạm vào các khuyết điểm sau:
- Tai và cánh mũi quá mỏng. - Lông mày quá đậm và thô ho&##7863;c quá lạt mà nhỏ tuy rằng vẫn có chiều dài quá mắt.
- Thân hình và tứ chi quá khẳ;ng khiu mà lại cong quẹo,lưng gù tay hay chân lệch lạc
- Cằm quá dài và nhọn, quai hhàm quá hẹp.
- Giọng nói yếu ớt ,khôông có âm lượng.
- DÁng điệu uỷ mị,, e lệ như con gái ,sắc da xanh mướt.
MỘC HÌNH PHÁ CÁCH :
Đi ngược lại các đặc điểm đặc thù của hình Mộc thì gọi là phá cách .Phá cách bao gồm các đặt điểm sau : - Thân hình lùn mập ,cổ ngắn, tứ chi ngắn,ngón tay thô,chỉ tay mờ và ít.
- Hói đầu hay quá ít tóc và khhông có râu ria.
- Lông mày sợi thô ngắn, hay đậm mà lại mọc úp xuống hay nghịch lên chứ không xếp xuôi theo chiếu từ đầu mắt tới đuôi mắt.
- Mũi ngắn ,trũng xu𓐩ng,chủân đầu nhỏ nhon ,thân mũi trơ xương hay môi dày.
- Nước da vàng vọt .hkô xạm hay có màu tím.
- Râu tóc màu hung hay vàng khè.
- Mắt không có thần quang ,màày không có tú khí.
- Có tướng Ngũ trư&##7901;ng mà Ngũ quan không phối hợp điều hòa.
- Giọng trầm và rè.
Người Mộc chính cách gọi là Giáp Mộc ,Mộc hình liệt cách ahy phá cách thường gọi là Aát Mộc . giáp Mộc chuẩn về trí tuệ quý hiển còn Aát Mộc chủ về non yểu hay lận đận về công danh gia vận.
b) Hình Thủy : (Thũy hình nhân)
Đặc điểm tổng quát về khuôn mặt : Mặt tròn trịa ,ngũ quan đầy đặn,ít xương nhiều thịt, cằm xệ và có 2 nấc,cổ ngắn và mập mạp. Da ngăm đen. Đặc điểm thân hình : Thân mình tròn mập ,nặng nề ,vai tròn, thịt bệu ,dáng dấp đi dấp đứng chậm chạp có vẻ trì trệ.
THỦY HÌNH CHÍNH CÁCH :
Đầu tròn, mặt tròn và lớn hợp đúng tướng Ngũ viên (đầu tròn, mắt tròn,mặt tròn và cằm tròn trịa).Hơn đâu hết ,người Thủy đúng cách thượng thừa phải có "Tứ đậu" hợp cách,Người Thủy đúng cách thượng thừa phải có Tứ đậu hợp cách (tai mũi miệng mắt) Thủy tính nghĩa là : Tai phải tròn ,có Thùy châu rất rõ ,Luân quách phân minh nhưng dẻo dai.
- Mắt phải lớn và hပi lồi ,có thần quang.
- Mũi phải có gián đài ,&đình úy phân minh ,lỗ mũi che kín,chuẩn đầu lớn và tròn.
- Miệng phải rộng , môii phải dày, có Lăng Gíac phân minh và trên dưới cân xứng.
- Thân hình phát triển bề ngaang một cách rõ ràng nhưng dưới trên cân xứng.
- Thân hình phát triển bề ngaang cách rõ ràng nhưng dưới trên phải cân xứng trầm ổn.
- Tay chân ngắn hơn thân mình tròi trịa mập mạp ,xương lẳn, mỡ nhiều ,dáng vẻ có nặng nề nhưng không có vẻ mệt mỏi.
- Sắc da ngăm đen nhტng tươi nhuận.
- Giọng nói trong trẻo ,ti𓀯ng nói lanh lẹnhưng không nuốt và có âm vang.
- Động tác khóang đ𓉋t ,bước chân nhẹ nhàng, khí sắc thanh thản.
- Lông mày ngắn nhưng sợ;i mịn và bóng bẩy.
- Đặc tính trí tuệ tr𓁉i yếu nhất của Thủy hình đúng cách là khôn khéo ,mềm mỏng ,giỏi giao tiếp.
THỦY HÌNH LIỆT CÁCH :
- Đầy đủ các đ;iều kiện về hình thức của hình Thủy nhưng thịt da quá mềm(tục gọi là béo bệu), gân xương quá nhỏ.
- Đầy đủ các đ;iều kiện về hình thức của Thuỷ giữa thanh âm nhưng không phải loại Thủy thanh chính cách.
- Có tướng Ngũ viên nhᅐng Tứ đậu không được sáng sủa đầy đủ hay thuộc loại trọc.
- Có Thủy hình tương ối nhưng hội đủ điều kiện Ngũ viên, chẳng hạn môi quá mỏng ,tai quá nhỏ ,v..v..
THỦY HÌNH PHÁ CÁCH :
- Mặt tròn đầy nhưnng Tư đậu không hợp Thủy cách.
- Hợp Thủy hình thần hôôn sắc ám , cước bộ hoặc nặng nề hoặc rối loạn.
- Tứ đậu tươngg phản về tính chất hoặc hình dạng.
- Có Thủy hình mà không có Thy sắc hoặc Thủy âm.
- Khuôn mặt thuộc Thủy nhưng Ngũ quan , Tứ đậu lệch lạc hoặc thân hình không đúng Thủy cách, chẳng hạn mặt mập người ốm, thân trên mập thân dưới thon...
c) Hình Thổ: ( thổ hình nhân)
Đặc điểm khuôn mặt : khuôm mặt hoặc bầu dục hình tròn trông tương tự như hình Thủy nhưng các Đặc điểm thân mình :tương tự như Thủy hình nhưng người Thủy mập mỡ , người Thổ mập thịt , vai rộng , mông to, bụng ngực tương đồng , dáng đi mạnh mẻ vững vàng.
THỔ HÌNH CHÍNH CÁCH :Thổ tín Thổ trong
- Vai lưng rộng , thẳng , tròn đầy.
- Chân tay to lớn , chắc ch&##7855;n , tứ chi ngắn hơn thân mình và không lộ gân xương.
- Toàn thân có tướng Ngũ hậu ( đầu cổ lớn và vững , tai lớn , dầy, có thùy châu tròng và Luân quách phân minh , mặt tròn nhiều thịt, trông chắc chắn , chân tay tương xứng với thân mình và chắc chắn , vững chãi)
- Mắt có dạng dài , không sâuu, không lộ.
- Bề rộng lông mày ở m&ức trung bình , bề dài tối thiểu phải bằng chiều dài của mắt.
- Tam Đình Ngũ nhạc ભầy đặn , điều hòa đắc thế.
- Sắc da vàng nhuận.
- Tiếng nói lớn chậm rããi, ấm và ngân vang như đại hồng chung.
- Đặc tính trội yế;u nhất của người Thổ là thủ tín.
- Người Thổ chính cách kkhí sắc không tạp , tinh thần không loạn , cử chỉ đĩnh đạc có tiết độ, lâm sự vẫn giữ được thần thái an tĩnh. Nếu đầy đủ tất cả các đặc thái trên mà hình thể nặng nề , tâm mưunsâu sắc thì gọi là Thổ trọng .Chỉ có Thổ trọng thuần túy mà không có Mộc chất thì rất khó phát đạt.
THỔ HÌNH LIỆT CÁCH :
- Có đủ đặc tính hìình thể của Thổ nhưng ngũ quan có một quan quá nhỏ hoặc không đúng Thổ cách hoàn toàn.
- Đầy đủ Thổ hình mà khí phách hẹp hòi , độ lượng nông cạn , âm hiểm tiểu tiết thì liệt về Thổ tính
- Đầy đủ diệnn mạo Thổ mà thân mình trên to dưới nhỏ mất thế quân bình.
- Đầy đủ diệnn mạo , hợp Thổ cách mà bước chân phiêu hốt như người yếu gân xương.
- Đầy đủ Thổ cách về diện mạo mà tiếng nói quá nhỏ , quá cao.
- Qúa nhiều râu tóc hoặc qua ít râu tóc mặc dầu hoàn toàn hợp Thổ cách , hoặc sắc da thuộc Thổ loại tà sắc.
- Tướng Thổ trọng mà lại thiếu Mộc chất.
THỔ HÌNH PHÁ CÁCH :
- Không phải thanh Thổ ho𓐏c sắc Thổ.
- Các bộ vị căn bả;n như Mũi Tai Miệng không hợp với Thổ cách
- Diện mạo Thổ mà thân mình không phải thuộc Thổ cách.
- Khí ám sắc trệ.
- Không có đủ các đ𓌩c tính Ngũ hậu mà lại còn bị khắc phá bởi các Hành khác.
d) Hình Hỏa : ( hỏa hình nhân)
Đặc diểm khuôn mặt : Khuôn mặt giống như hình tam giác ( đầu thon dài , Thiên đình hẹp nhọn , Hạ đình nảy nở ) , râu tóc ít , các bộ vị quan trọng trên khuôn mặt đều lộ , sắc da hồnh hào.
Đặc điểm thân mình : Thân vóc trung bình , thường thì xương thịt quân phân, vai thon , hông nở , chân tay gân guốc nhưng quắc thước tự nhiên.
HỎA HÌNH CHÍNH CÁCH :
- Tam đình tuy bình đẳng nhưng mỗi Đình đều phảng phất những nét thon nhọn phía trên hoặc dưới.
- Có tướng Ngũ lộ (( lộ mi , lộ nhãn , lộ sỉ , lộ tỵ , lộ nhi ) nhưng lộ mà trọc trung hữu thanh.
- Râu ria tuy ít nhưng mềm m&##7841;i tươi tắn.
- Điệu bộ lanh lẹ , linh hoạt tuy bồn chồn nóng nảy mà vẫn giữ được tiết độ , tháo vát , không tháo thứ.
- Sắc da hồng hào khoẻ mạnh
- Chân tay tuy gân guốc nhưng không cong quẹo.
- Khí sắc không tạp , tinh thhần không loạn , dù có nằm lâu cũng giử dđược tư thế ổn định.
- Phẩm tính đặc thù c𓁗a Hoả hình là giữ được Lễ ( ở đây nghĩa là ự tiết chế được phản ứng dù trong lúc cuồng nộ)
HỎA HÌNH LIỆTCÁCH :
- Diện mạo , thân hình đ;úng Hỏa cách mà sắc và âm thuộc loại tà sắc , tà thanh.
- Không hội đủ tư&##7899;ng Ngũ lộ hoặc có tướng Ngũ lộ mà thuộc loại trọc ( nghĩa là không có thần hoặc tú khí ẩn tàng sau các bộ vị lộ đó).
HỎA HÌNH PHÁ CÁCH :
- Tam đình Ngũ nhạc b𓏽t quân xứng.
- Miệng rộng môi dầy , mày thanh mắt sáng nhưng không lộ và luân quách phân minh lại có Thùy châu , mũi cao và thẳng chứ không lộ.
- Râu tóc nhiều và xanh đen. <
- Người mập mà da l𓉩i trắng hoặc xanh.
- Hoả hình không thuần túy hooặc pha lẫn các hình của các Hành khác xung khắc với Hỏa.
(28)_THẦN, KHÍ ,SẮC VÀ KHÍ PHÁCH
ĐẠI CƯƠNG VỀ THẦN KHÍ SẮC :
Thần ,Khí ,Sắc là ba ý niệm đặc biệt của tướng học Á Đông ,rất khó lĩnh hội .
Xưa nay các sách tướng đều nói đến Thần ,Khí ,Sắc đều cho rằng Thần ,Khí ,Sắc tuy phân ra làm ba nhưng thực ra là một. Về cách qua nsát ,người thường nói xem Thần tại mắt ,khí ở nội tạng và phát thành âm thanh còn sắc ở ngoài da. Nhưng đó chỉ là một cách diễn tả khái quát không bao hàm đầy đủ mọi khía cạnh cần thiết .Đi sâu vào chi tiết, Thần ,Khí ,Sắc rất phức tạp, hàm hỗn và tương quan mật thiết .Tách rời Thần ,Khí ,Sắc ra từng phần riêng rẽ chì là một cách mổ xẻ máy móc để tiện trình bày mà thôi. Phần dẫn nhập này tóm tắt một cách khái quát những điểm trọng yếu trước khi cố gắng phân tích chi tiết từng thành tố Thần ,Khí ,Sắc trong tướng học .
Sở dĩ tướng học Á đông xem Thần ,Khí ,Sắc là một vì đó là ba dạng thức khác nhau.,nhìn dưới những khía cạnh khác nahu của dữ kiện duy nhất ,có tính cách siêu vật thể hơn là vật thể của con người .
Theo tướng học, chính dữ kiện đó đã tạo nên tinh hoa ,hoạt lực nội tại và các yếu tố tâm linh của con người. Người Á Đông ,nói đúng ra là người Trung Hoa ,vốn thấm nhuần truyền thuyết âm Dương Ngũ hành, dưới khía cạnh vật là một thứ khí trong khi kết hợp và biến hóa đã tạo ra vạn vật ,trong đó có con người . Nếu nói đến bản thể của khí trong con người là nói đến bản thể của khí âm Dương Ngũ hành trong vũ trụ đã hội nhập vào con người từ lúc thọ thai kết hình và cùng với nhục thể tạo thành một khối duy nhất đó là con người .
Như vậy ,trong con người ta có thể tạm nói khí là một tứh nhựa sống vô hình, nếu thể hiện qua đầu màu đuôi mắt thì gọi là thần hiện ra một nơi cố định trên làn da thành ra màu sắc thì gọi là sắc. Do đó, Thần ,Khí ,Sắc tuy ba nhưng xét về bản chất
thật ra là một và có tính cách bất khả phân trong thực tế. Nói cách cụ thể hơn, Thần
,Khí ,Sắc có thể ví như ba trạng thái khác nhau như thể hơi ,thể lỏng ,thể đặc của
nước :thể hơi là thần, thể lỏng là khí ,thể đa75c là sắc. Thể lỏng là thể thông thường
căn bản của nướa nhưng thể hơi và thể đặc không bao giờ hoàn toàn tách rời ra khỏi
thể lỏng cũng như thần và sắc không bao giờ tách ra khỏi khí.
Trong phần khí, ở khía cạnh cấu tạo (structual) nhìn dưới vị thể tĩnh nghĩa là khi con nguười bất động ,ta có thể quan sát được là khí mạnh hay yếu ,thanh hay trọc ,tốt hay xấu. Vì vậy ,nhiều dưới khía cạnh này, giữa khí và sắc có sự tương quan mật thiết trong tướng học người ta thường gộp chung thành một mà gọi là khí sắc với ngụ ý rằng trong việc quan sát khí thì khí chỉ được nói đến một cách gián tiếp còn sắc mới là trọng điểm .Chính vì thế mà sáchThủy kính tập gọi nó là khí sắc chi khí.
Trong vị thế động của con người, và dưới khía cạnh cơ năng(fone-tionnel), qua các tác động của thân ìhnh ,ta thấy có thể phát hiện những cá tính đặc biệt, những đặc điểm tâm hồn từng cá nhân .Dạng thức này của khí được mệnh danh là khí phách.
Tác gỉa Phạm Văn Viên của cuốn Thủy kính tập là người đầu tiên đặt ra danh từ khí phách để phân biệt với khí và sắc khi ông nói :"khí phách chi khí" và 'khí sắc chi khí " .Trong tác phẩm của ông ,phần màu sắc của da bị xem nhẹ ,còn phần thần lại được chú trọngrất nhiều và xem như là liên kết chặt chẽ với khí . Do đó ,đôi khi ta gọi là khí phách, ta lại gọi chính danh hơn là tinh thần và khí phách, và để ch ogiả tiện ,người ta gọi tắt là thần khí .Chính phần thần khí này mới là phần cao thâm của tướng lí Á Đông, nó giúp phân biệt được quý tiện hiền ngu,dự đoán được thànnh bại của cin nguời trong tương lai cũng như mạng vận dài ngắn ,thô bạo hay thanh khiết .
Từ trước đến ay ,thần khí vì tính cách hư hư thực thực của nó,vừa có bản chất là siêu hình vừa có bả nchất là thực tại ,lại đòi hỏi người qaun sát phải có một nhãn quang và thính giác bén nhạy đã được xếp vào loại học thuật bí truyền. Hơn nữa, cách diễn tả của nguời xưa lại rất hàm hỗn cố ý thần bí hóa và lại không được phổ biến sâu rộng như phần hình tứong ,nên từ đời Đông Hán đến gần đời Tống gần nưh bị thất truyền. Đến hai đời Minh,Thanh ,một vài cuốn sách tướng cổ điển có nhắc đến, nhưng không mô tả.
Mãi đến đời Thanh ,sách Thủy kính tập mới lại đề cập đến ,nhưng vẫn chưa rõ ràng cho lắm .Tuy vậy ,xét qua mớ tài liệu rời rạc tản mát trong kho tàng văn hóa tướng học còn lưu lại đến nay cộng thêm với một đoạn bình chú của tướng tưh ta có thể suy diễn ra được một phần lớn những điều cổ nhân muốn gói ghém qua ý niệm khí phách .Vì vậy ,trong đoạn cuối chương này ,soạn gỉa đặc biệt dành ra một phần lớn để giới thiệu về phần tướng lí này của tướng học Á Đông để độc giả thưỡng lãm.
THẦN
Thử phác hoạ ý niệm "Thần":
"Thần" là một khái niệm căn bản của tướng học Á Đông , nhưng lại là một ý niệm rất khó diễn tả. Một phần vì người xưa học tướng theo lối tâm truyền , lấy trực giác và kinh nghiệm để lĩnh hội dần dần nên không cần và có thể nói là không thể diễn tả đầy đủ , một phần là nếu vài ba cuốn tướng học cổ điễn tả thì lối diễn tả đó vừa mơ hồ vừa huyền bí khiến người đọc bị hoang mang như lạc vào mê hồn trận . Thật sự , bản chất của thần không có gì là hoang đường , cũng không đến nỗi khó lĩnh hội cho lắm.
Đến giúp độc giả hiểu được ý niệm thần trong tướng lý Á Đông , soạn giả cố gắng phác họa lấy ý miệm thần theo một khảo hướng thực tiễn , ngược lại với lối diễn tả huyền bí của sách vở cổ điển bằng cách đưa ra nhiều ví dụ cụ thể trước khi đi vào phần định nghỉa lý thuyết.
Trong đời , hẳn mọi người đều có dịp quan sát lắm cặp mắt có nhãn lực đặc biệt khó quên .Nhãn lực đó khi đầy ác khiến kẻ nhìn phải khiếp sợ , có khi đầy vui tươi khiến kẻ nhìn quyến luyến . Những loại ánh mắt đó gọi là ánh mắt có thần. Ngược lại , cũng có nhiều đôi mắt ảo não , xa xăm , lờ đờ , thiếu sinh lực , hoặc không gây một cảm giác nào cho người quan sát : đó là những ánh mắt thiếu thần.
Có những tư thế đi , đứng , ngồi chũng chạc , ổn trọng tự nhiên, tạo một cảm giác uy nghi khả kính : đó là những tác phong có thần.
Có nhiều giọng nói chanh chua gây tức giận , hoặc hùng hồn làm cho hân hoan phấn khởi , hoặc trong trẻo , êm dịu truyền cảm , khiến người nghe như bị thu hút bàng hoàng : đó là hợp âm thanh có thần .
Một phụ nữ nhan sắc có hấp lực lôi cuốn sự chú mục không ngừng , khiến mọi người phải nhìn , nhìn hoài không chán , hoặc lúc nhìn mà động lòng ham muốn hay tấm tắc khen ngợi : đó là nhan sắc có thần.
Cũng có phụ nữ không mấy xinh đẹp nhưng cách đi , cách đứng , giọng nói , nụ cười đều toát ra vẻ thùy mị , đoan trang khiến con người sinh lòng cảm mến cũng là loại người có thần.
Trong đoàn vũ công dang biểu diễn , có người diễn xuất nổi bật hơn hết khiến cho khán giả thấy được ý nghĩa của điệu vũ qua cử chỉ , vũ công đó có thần trong điệu vu.õ
Những cụ già dù gần đất xa trời , nhưng vẫn còn đầy vẻ quắc thước , nghiêm phong , dũng liệt là những kẻ có thần.
Những trẻ em nhìn vào là thấy ngay tướng thông minh , đĩnh độ cũng là hạng người có thần.
Những ví dụ trên cho thấy thần được biểu lộ không những ở đôi mắt mà còn trên toàn thể khuôn mặt , trong phong thấy , giọng nói , nụ cười , trong thế cử động và cả trong thế bất động của con người nữa . Thần được phát lộ rõ rệt nhất lúc vui , lúc hứng , lúc giận , lúc sợ , lúc ham muốn , lúc cãi co . lúc thuyết phục , lúc đấu võ , lúc đánh kiếm.
Tóm lại , bất cứ lúc nào con người thoát khỏi trang thái bình thường mà toát ra những nét khác biệt kẻ phàm , trong ánh mắt , tướng đi , đứng , nằm , ngồi , cười thì đó vẫn là người có thần. Chính trong trạng thái bình thường ta thấy thần khó được lý hội nhất . Người xem tướng bao giờ cũng gặp phải đối tượng và trang thái này.
Những ví dụ và sự diễn tả trên cho phép ta địng nghĩa thần như sau: Thần là âm hưởng nhận thức được trên các nét tướng con người , là tiếng dội trong tâm hồn người xem tướng của những nét tướng quan sát được , chỉ những nét tướng nào tạo được những cảm giác , cảm tướng , cảm xúc , dư âm trong tâm tư người xem tướng thì mới là những nét tướng có thần . Trái lại , những nét tướng nào không có ý nghĩa , không gây một chấn động nào trong tâm tư , không có gì khác biệt với thiên hạ là những nét tướng thiếu thần. Những nét tướng lộ thần rõ rệt ( như sát khí trong ánh mắt , sự thô bạo của cử chỉ , tiếng nói lớn , giọng cười to ) thì bất cứ người phàm nào cũng quan sát được. Nhưng có những nét tướng không lộ thần một cách rỏ rệt đối với người phàm thì chỉ có nhà tướng thuật thượng thừa mới tra xét được thần khí mà thôi . Như thế, quên chuẩn nhận thức thần là trực giác riêng của thần tướng , Đây hiển nhiên là tiêu chuẩn hết sức chủ quan và cá biệt . Việc khảo sát thần sở dĩ khó là vì lí do , và sự khác nhau giữa các nhà tướng chính cũng vì nguyên nhân trên.
Đề định nghĩa giản dị hơn , thần là tinh thần . Đó là nguồn động lực tiềm ẩn trong con người , kết tinh từ sự ham muốn , từ ý chí , từ nghị lực , từ tình cảm , từ trí tuệ , từ huyết thống , từ văn hóa được phát lộ ra ngoài , ít hay nhiều , mạnh hoặc yếu .
Nó có thể tiềm ẩn hoặc phat lộ , khang kiện hay suy nhược . Xem thần là xem tinh thần , xem nội tâm , xem phần chân tướng bên trong qua những nét phát biểu ra ngoài .Thường khi cái bên ngoài không gói ghém hết cái sinh động và uẩn khúc bên trong .
Vì vậy, thuật xem tướng bao giờ cũng phải cố gắng thấu đáo nội tâm thì mới đạt tiêu chuẩn .Đó là lí do tại sao khảo sát thần phải bằng mắt chưa đủ mà phải dùng đến tâm để tìm hiểu tâm . Cái khó của việc quan sát Thần là ở chỗ đó . Cái vi điệu cũng từ đó mà ra.
II NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THẦN
a) Nguồn gốc của thần dưới nhãn quan tướng học cổ điển Thần ở đâu mà ra? Để giải đáp câu hỏi này , cổ nhân đã đưa ra lập luận sau:
Con người , bẩm thụ tihn hoa của trời đất mà sinh ra . Thần là vật vô hình , là tinh hoa tối cực của con người có trước rồi mới có hình hài . Hình hài sở dỉ có là đến chứa đưng nội thần . Do đó thần bàng bạc trong nội tang con người . Lúc ngủ thì nội thể , lúc thức thì hiện ra ở cặp mắt.
Đối với chúng ta , lập luận trên không đủ nhưng có vài điểm khả dụng . Những điểm khả dụng đó soạn giả sẽ đề cập đến ở những đoạn sau:
b) Vai trò cặp mắt trong việc quan sát Thần Qua những ví dụ đan cử ở đầu phần này , chúng ta thấy thần rất bao la bàng bạc chứ không phải chỉ thu hẹp ở cặp ma71t . Nhưng hẳn chúng ta đều có dịp ngắm những bức học chân dung con người , ta thấy bức họa vẽ linh hoạt hay không phần lớn là ở cặp mắt . Mạnh Tử đã từng nói :"Quan sát người thì quan sát ở cặp mắt , mắt chính đính thì tâm hồn ngay thẳng , mắt tà vay thì tâm tính cũng tà vay" .Tây phương cũng có câu:" Cặp mắt là cửa sổ tâm hồn " . Thần là tinh hoa , là tấm gương phản ánh tâm hồn con người . Thế mà quan sát mắt ( nói đúng ra là quan sát ánh mắt ) ta biết được tâm hồn nên cổ tướng học nói là quan sát ở mắt , tuy chưa đầy đủ nhưng không phải là vô lý .
Vả chăng quan sát mục quang ta biết được nhiều về thần của con người hơn bất kỳ bộ vị hoặc nét tướng khác . Chẳng hạn ta có thể biết ánh mắt mạnh hay yếu , dữ hay hiền hoà , gian xảo hay thuần phúc ... Do dó , ta phải thùa nhận rằng vị trí quan sát thần thuận tiện nhất là cặp mắt con người . Tuy rằng một mình nhãn thần chưa đủ
để tượng định một cách dứt khoát về thần của một cá nhân , nhưng người quan sát sâu sắc có khá nhiều dữ kiện cần thiết để giải đoán về phẩm cách và vận mạng nói chung của con người . VÌ THẾ NGƯỜI XƯA MỚI NÓI:" Xem quí hiển hay hạ tiện thì xem ở mắt" và ở đây ta đặt trong tâm vào việc quan sát mắt để suy luận và tìm hiểu về thần .
c) Phân loại Thần qua mục quang Trong tướng học Á Đông nói đến thần qua cặp mắt thì điểm cần đặc biệt chú ý không phải là hình dạng của mắt mà là tính chất của mục quang . Quan sát mục quang gúp ta phân loại được các loại Thần của con người và định được sự tương quan hợp nhãn thần với công danh sự nghiệp của một cá nhân . Đại để , căn cứ vào mục quan ta phân biệt được :
1 Thần tàng
Đây là nét thượng thừa cách về nhãn thần . Thần tàng có nghĩa lá ánh mắt sáng sủa giữa không rực rỡ tương tự như một hạt ngọc ở trong tư thế an tĩnh phát ra ánh sáng nhưng ánh sáng đó ở cặp mắt có tính cách phảng phất , nhẹ nhàng , thoáng qua như không có nhưng nhìn kỹ , ngắm lâu ta mới phát hiện được . Loại nhãn thần ẩn tàng này rất hiếm nhưng kẻ có loại nhãn thần này lá dấu hiệu chác chắn thành đạt được đại nghiệp , hưởng phú quí lâu dài.
2 thần lộ
Ngược lại với Thần tàng thì gọi là Thần lộ . Lộ ở đây không những tròng mắt lồi ra để lộ cả tròng trắng mà ánh mắt cũng quá lộ liễu tựa như cọp nhìn con mồi chằmchằm , ánh mắt sáng rực tựa bao nhiêu tinh anh của con người đều theo ánh mắt mà tiết ra ngoài . Đó là đều đã được Nguyễn Du tả qua hai câu thơ trong Đoạn Trường
Tân Thanh :
Tinh anh phát tiết ra ngoài Ngàn thu bạch mệnh một đời tài hoa
Dưới nhãn quang tướng học , thần lộ là kẻ tinh hoa phát tiết chủ về gin tham hình khắc , có may được quý hiển thì cũng chỉ được một quảng thời gian ngắn rồi lại lụi tàn . Số thọ cũng không được dài vì tinh hoa lộ thì thần mau kiệt mà thần là căn bản của thọ mạng .
3 Thần tĩnh
Thần tĩnh ở đây có nghĩa là mục quang sáng sủa tự nhiên hiền hòa không nôn nả , giống như mặt nước mùa thu , nhưng thoáng thấy rồi lại không thấy rõ , nhìn thật lâu lại thấy rõ. Nói một cách khác , thần tĩnh chính là lối gọi tinh thần thư thái nhàn hạ thì hiện qua ánh mắt . Người có loại thần tĩnh tâm tính nhân từ không hiểm độc , cuộc đời thanh nhàn , ít sóng gió .Đó là tướng học loại người thanh quí.
4 Thần cấp
Thần cấp là loại ánh mắt phát sáng phát động không ngừng giống như một hỏa diệm sơn phun lửa liên miên .Đó chính là loại mục quang của loại mắt jhỉ , trông thoáng qua là nhận ra ngay tính tình nóng nảy , khích động . Nếu ngôn ngữ , đi đứng , ăn nói đều có dáng vẻ gấp gáp thì kẻ đó sớm phát đạt nhưng cũng mau tàn.
5 Thần uy
Khuôn mặt lúc mở lúc , khi thu nhỏ , mục quang có oai lực tự nhiên khiến người khác nhìn vào cảm thấy kiên nể . Loại nhãn thần này là dấu hiệu của hạng người làm nên sự nghiệp phi thường . Chẳng hạn như cặp mắt của nhà độc tài Đức quốc xã A.Hitler, khi nhìn ai cũng như chế ngự kẻ đó khiến kẻ đối diện chỉ biết cúi đầu khuất
phục.
6 Thần hôn
Đó là loại mục quang mờ mịt , ánh sáng yếu ớt gần như không có , đại khái như mắt heo , mắt cá ( xem phần nói về các loại mắt điển hình trong tướng học ) Loại mắt này tượng trưng cho cá tính ươn hèn suốt đời không làm nên chuyện gì thường chết yểu.
7 Thần hoà
Loại mục quang này phần nào giống như loại thần tĩnh nhưng khác ở chỗ thầ tĩnh chỉ về sự ổn cố thanh thản còn thần hoà là ánh mắt chẳng những hiền dịu thường xuyên mà khuôn mặt sắc thái lúc nào cũng tươi vui lạc quan , dù lúc giận dữ cũngkhông mất vẻ từ ái ,chẳbng hạn cặp mắt của bức tranh ông Thọ của người Trung Hoa hay Phật Di Lặc trong các chùa chiền .Về mặt cá tín . người có ánh mắt xếp vào loại thần hoà tâm tính lúc nào cũng hồn nhiên bất chấp ngoại cảnh , không bao giờ mưu tính hại người .Về mặt mạng vận . ít khi bị lâm vào cảnh nguy hiểm ngặt nghèo , không quý hiển thì cũng không bao giờ đói rách , khốn khổ .
8 Thần kinh ( hay còn gọi là thần khiếp )
Mục quan lúc nào cũng hớt hải lấm lét như đại họa sắp tới dù rằng thực tế không có gì đáng sợ . Đó là tình trạng của ke có tâm hồn bất định , ăn uống , nằm ngồi lúc nào cũng có vẻ bồn chồn , hốt hoảng bất an . Kẻ có mục quang như thế , công danh sự nghiệp hoặc thọ số không được bền lâu , thường nửa đường gãy đổ.
9 Thần túy
Ánh mắt hôn mê , lúc nào cũng như người ngái ngủ ( xem lại Túy nhãn trong chương nói về mắt ).Loại người có mục quang này tâm tính hồ đồ , thiếu sáng suốt , thường dễ bị ngộ độc ( ẩm thực , sắc dục ...) mà chết hoặc tiêu tan danh vọng sự nghiệp.
10 Thần thoát
Ánh mắt thất thần , sắc mặt thẫn thờ . Đó là trường hợp thường thấy ở những người gặp lúcn kinh hoàng tột độ thì mặt thộn ra , chân tay cứng đờ tựa như lúc thấy ma. Nếu chỉ xảy ra trong trường hợp bất thường quá đột ngột thì đó la dấu hiệu của tin thần yếy đuối bạc nhược , không tự chủ được . Nhưng nếu không vì sự kinh hoảng mà bỗng nhiên mục quang thất thần thì lại là dấu hiệu tinh lực khô kiệt báo hiệu thọ số sắp đứt đoạn.
d) Phân biệt vài đặc thái của nhãn thần
Như trên đã nói , trong khi quan sát thần người ta nghĩ ngay đến tinh hoa của con người phát hiện ra trong nhiều lãnh vữc và dưới nhiều hình thái nhưng chủ yếu vẫn là ở cặp mắt . Nói đến mắt ta không nên chú trọng nhiều lắm tới hình thể của nó ( lớn nhỏ , nông sâu , dài ngắn , rộng hẹp ...) ,à phải để ý đến mục quang . Chính mục quang mới gíup ta nhận định va phân biệt được nhãn thần . Mục quang nói chung có thể ở vào một trong hai trường hơp chính.
1 Phù quang
Đây là loại ánh mắt có vẻ sáng nổi , hời hợt , người tinh mắt có thể bằng trực giác nhận ra rằng ánh mắt tuy có vẻ sáng tỏ mà thực ra là không có thần tựa hồ như mặt trăng phản chiếu lại ánh sáng thái dương hoặc như chất lân tinh được sơn phết vào các tấm bảng chỉ đường ban đêm sáng rực khi có ánh đèn xe rọi tới.
2 Chân quang :Ngược lại với phù quang là chân quang.Đây là loại sáng thực có sinh khí nên
ánh mắt linh họat nhìn vào là thấy sống động như ánh thái dương vậy.
Trong phép quan sát thần để định quý tiện hiền ngu , chỉ có chân quang mới đáng được lưu ý còn phù quang phải gạt bỏ, vì phù quang là ánh sáng muợn hay quá yếu ớt không đủ để kết luận rằn có thần nênkhông hể dựa vào đó mà biết được hiền ngu quý tiện. Vả lại ,phù quang còn có ý nghĩa là kẻ đò sắp chết trong tương lai rất gần. Kẻ như thế còn gì đáng bàn đến .
Chân quang được chia thành bốn loại tùy theo tính chất đặc tính của mục
quang như sau :
a) Thủ chân ( ánh sáng thực và giữ lại được) :
Tròng mắt như vì sao sáng ,không dao động mà tự phát quang ,, lúc tĩnh thì ngưng tụ, lúc động thì bừng sáng,khiến người ngoài không dám nhìn thẳng vào mắt mình.
b) Người có thủ chân quang tính tình trung thực ,lương hảo danh vang thiên hạ, dù gặp nguy hiểm cũng vẫn vượt qua được.
c) Hàm chân ( ánh sáng thực nhưng ẩn tàng vào mắt) :ánh mắt tự phát quang giống như ánh sáng của viên ngọc quý ,nhìn kĩ mới thấy vẻ sáng ,khiến người ta cảm thấy dễ chịu, tự trong thâm tâm nảy sinh cảm giác hân hoan.
Rộng ra khi ta nhìn thấy cây cỏ suới nước xinh tươi mà thấy ấm lòng vui mắt thì cái vẻ sáng của cảnh vật là tinh hoa của núi sông .Cái đó mệnh danh là hàm quang.
Người có thần mắt thuộc loại hàm chân thì đỗ đạt sớm ,lưu lại tiếng thơm cho đời.
d) Tàng chân : .(sáng thực nhưng lhông lộ liễu) ánh mắt sáng mờ mờ ,mới nhìn thì như không đủ mà nhìn lâu lại có vẻ dư.Kẻ có tàng chân mạng vận vinh hiển ,sự sang cả lưu tới đời sau nhưng phát đạt muộn.
e) Hồi chân ( sáng thực mà như sẵn sàng tuôn ra bình thường rất khó nhìn ,muốn thấy phải mở mắt thật to, lúc đó mới thấy rõ vẻ sáng .loại chân quang này thường xuất hiện trong ánh mắt những người cận thị,.Nó có thể tụ hay có thể tán ,hay lệch,có thể êm đềm nưh ánh trăng rằm ,cũng có thể như ánh sao nhấp nháy,Loại chân này nên có vẻ sáng ngấm ngầm và hơi đen ám thì mới quý.
Cái quý của loại mắt có chân quang này khác hẳn với ba loại trên ,tốt xấu từng trường hợp .Những kẻ kì hình dị tuớng thành đạt đều thuộc loại này.
Tóm lại, có chân quang dù nhiều hay ít là tướng của kẻ mưu sự dễ thành ,cầu công danh sẽ đạt.Đại khái, chỉ rất về mặt Thần Khí mà đoán kẻ có mục quang thuộc loại tàng chân hậu vận phát triển tốt đẹp, sự nghiệp chắc chắn viên mãn nhưng không thoát khỏi cảnh thiếu thời bị sóng gió ,bị vấp váp rất nhiều trong cuộc đời, không được sống thanh thản bình dị như kẻ thuộc loại thủ chân và hàm chân .Phàm người ta dù các bộ vị có bị khuyết hãm ,cốt cách có vài điểm bị xếp vào loại hạ cách mà ánh mắt lúc nào cũng có chân quang bất kể lúc nào thì cũng giống như rồng thiêng lân quý ,tuy ở nơi đầm hẹp rừng tưha coi như đủ để hóa giải những khuyết điểm của hình thể và có thể đạt được phú quý vượt ra ngoài dự liệu thường tình .Đây chính là một trong nhiều bí quyết của tướng học á Đông và thuộc về nguyên lí trọc trung hữ thanh .Sách vở bàn về tướng thuật đầy rẫy các giai đoạn liên quan tới điểm tế nhị này.
f) Những điều kiện tối hảo của nhãn thần
Nói đến nhãn thần ta không cần chú ý tới hìng dạng của mắt mà phải đặc biệt lưu ý đến mục quang .Mục quang được xem là tối hảo khi nó hội đủ 7 điều kiện sau đây :
1- Tàng nhi bất hối :
Nghĩa là nhãn thần phải có vẻ che khuất đi được, nhưng mục quang không được tối ám.Nói một cách khác rộng rãi hôn là mục quang tuy sáng nhưng là một tứh ánh sáng có vẻ hàm xúc, động trong cái tĩnh, tương tự như vẻ sáng của một viên ngọc báu tự nó có thể phát quang nhưng không rực rỡ, lộ liễu phải quan sát thật lâu mới phát hiện được .Còn hối là mắt lờ đờ như mắt ngáy nhủ.
2- An nhi bất ngu :
Mục quang ổn định nhưng không trơ trẽn bất động,Từ ngữ ổn định tự nó đã ngầm chứa tính cáhc sống động nhưng là cái vẻ sống động linh hoạt chứ không phả ial2 giao động "trơ trẽn bất động" có nghĩa là mục quang im lìm (inertie) không biểu lộ được đầy đủ sinh khí cần thiết ,không biến thông được .
Nói cách khác đi ,nhãn thần sung túc thì tự nó có vẻ sáng như một ngọn đèn điện dược thắp bằng dòng nhân điện xoay chiều có thể thu rút lại cường độ trong một giới hạn nào đó. Chẳng hạnnhư khi đàm thoại ,ánh mắt ta tuy không dao động nhưng lúc thích túh và khi cụt hứng độ sáng của mắt phải có nhịp độ chuyển biến thích nghi đủ để diễn tả được cái trạng thái tình cảm nội tâm của ta lúc đó. Trái lại, mục quang của một cá nhân lúc nào cũng cùng một cường độ dù nghe câu chuyện rẻ nhạt hay giật gân mà vẫn không có gì thay đổi thì không có thể coi là an nhi bất ngu được .Lúc đó ,mục quang của kẻ đó phải được gọi là an nhi ngu .
3- Phát nhi bất lộ :
Mục quang được coi là phát khi tia mắt như xạ ánh sánh ra ngoài nhưng mức độ phát quang của nó vừa phải, không quá mạnh mẽ rõ ràng ,chỉ người quan sát thật tinh tuờng mới phát hiện ra được. Nói khác đi ,mục quang như viên ngọc sáng giữa ban ngày, tuy phát quang nhưng ánh sáng rất mờ so với ánh sáng thái dương chứ không phải là một ngọn đuốc để bất cứ ai cũng thấy được dễ dàng.
Từ ngữ lộ có nghĩa là tròng mắt lồi ra như nhìn trừng trừng vào đối tượng quan sát , lộ cả tròng trắng .Đại để lúc mèo rình chuột, cọp chuẩn bị vồ mồi, nhìn chằm chằm vào con mồi thì lúc đó mục quang gọi là lộ.
4- Thanh nhi bất khô:
Điều kiện ày đặt nặng vào việc quan sát cấu tạo của mắt về phương diện phẩm chất. Thanh có nghĩa là lòng đen ,lòng trắng cũng như đồng tử phải trong trẻo nghĩa là ranh giới ba phần đó phải phân biệt rõ ràng ,chất liệu cấu tạo phải thuần khiếtkhông được có các tia máu ,màng mắt xen lẫn vào , một khi có tất cả chất liệu cấu tạo đều thuần khiết thì nhìn vào mắt người ta có cảm giác như nhìn vào một hồ nướv sâu thẳm ,trong trẻo như các tiểu thuyết gia vẫn thường mô tả :mắt trong sáng như nước hồ về mùa thu .Đấy chính là điều tuớng học gọi là thanh vậy. Cònkhô có nghĩa là cằn cõi ,không có vẻ sống động hiện lên ở bề mặt .Mắt htanh mà khô có nghĩa là nhãn thần lạnh lẽo suy nhược ,không được kiên cố. Để dễ hiểu hơn,xin lấy 1 ví dụ cụ thể : thanh nhi bất khô ví như cây tùng ,bách về mùa đông , cốt cách thanh nhã và nhìn vỏ cây cành là vẫn có vẻ xanh tươi biểu hiện một sức s61ng tiềm ẩn bên trong. Gược lại, thanh nhi khô ví như thân cây lau sậy về mùa đông, cành lá trơ trọi, cằn cõi ,nhìn kĩ có htể biết ngay là thân cây hết nhựa ,chỉ còn hình mà mất hết chất.
5- Hòa nhi bất nhược
âm dịu nhưng không mềm yếu. Nói rộng ra mục quang được coi là Hòa nhi bất nhược khi ánh mắt sáng một vẻ êm dịu nhưng không mềm yếu, khả ái chứ không phải khả hiếp khiến nguời khác nhìn thấy có cảm tưởng một niềm vui thích muốn tiếp xúc với ta chứ không dám khinh mạn vì trong sự hóa ái đó ẩn tàng mo65t sức mạnh khiến kẻ đối diện phải nể phục trong lòng.chẳng hạn mắt các tượng Phật trong chùa ,tuy ánh mắt từ bi bác ái nhưng vẫn không nhu nhuợc ủy mị.
6- Nô nhi bất tranh :
Lúc giận không lộ vẻ cạnh tranh ,oán tức thì gọi là nô nhi bất tranh .Tuy nhiên ,trong ý nghĩa của tướng học , ý nghĩa câu trên phong phú hơn nhiều .Nộ phải được coi là chính khí vì khi giận dữ phát xuất ra bởi một lí do thực sực chính đáng nhưng mặt không biến sắc ,chỉ hơi cau mày, ánh mắt nghiêm nghị biểu lộ một tâm hồn ày công hàm duỡng luôn luôn giữ được bình tĩnh .Có đủ các đặc tính kể trên thì mới gọi là nộ.
Còn giận mà mắt đờ ra ,mắt xạm lại ,tia mắt như tóe lửa ,nưh muốn ăn tươi nuốt sống người khác là dấu hiệu bề ngoài của kẻ khôngcó đức tính trầm tĩnh, mất tự chủ gọi là tranh .Chính vì tranh bao gồm những phản ứng có ẩn ý ăn thua đủ ,chỉ biết thỏa mãn tự ái nhất thời không nghĩ đến hậu quả về sau ,nên tranh bị xếp vào loại khí luợng hẹp hòi, biểu thị khí phách nhỏ mọn ,do đó tranh bị coi là tà khí.
7- Cương nhi bất cô:
Nghĩa đen là cứng ,mạnh mà không lẻ loi ,nhưng ý nghĩa chính yếu ở đây chỉ loại mục quang tỏa ra ánh sáng hồn nhiên oai nghi khiến kẻ khác nhìn vào phải vị nể tưởng như sau con người của ta là cả một khối đông đảo sức mạnh vô hình chứ khôngphải chỉ là một cá nâhn đơn chiếc.
III-MỘT VÀI GIAI THOẠI :
Đời Minh, vĩnh lạc hoàng đế thường nghiên cứu tướng học với một nàh tướng học nổi tiếng là Viên Liễu Trang (tác giả bộ sách Liễu Trang tướng pháp hiện còn truyền rộng rãi) . Một hôm, trong lúc đàm đạo về Hình, Tướng con người , nhà vua nêu lên thắc mắc với nhà tướng học họ Liễu như sau :
"Trẫm thấy sách tướng nói rằng :hình hài khuyết lãm thì bần hàn Ngũ quan toàn hảo thì thông minh quý hiển. Thế thì tại sao trong triều có người làm đến thượng thư mà diện mạo lại cực kì xấu ? Lại thấy trên đời không thiếu gì những kẻ Ngũ quan tuyệt mĩ mà lại chết non ,hay mặt mày đẹp đẽ mà ngu độn ,số mạng không ra gì ?"
Liễu Trang đáp :" Người diện mạo xấu xí mà lại quý hiển là vì mục quang có thần :đi vững vàng như thuyền lớn ,không nghiêng ngả ,ngồi ổn trọng như là núi non đó là tướng đi ,đứng, nằm ,ngồi uy nghi có thần .Ngũ quan tuyệt mĩ mà chết non là vì mục quan hôn quyện ,thất thần :mắt mày xinh đẹp nhưng đó chỉ là bề ngoài còn ở trong thì khí trệ, thần hôn làm sao mà thông tuệ được.cho nên, bàn về quý hiển ,chỉ dựa vào hình àhi không đủ, mà còn phải lấy thần ,khí làm gốc."
Nhãn quang (hay mục quang cũng vậy ) con người do trời phu cho không phải muốn là được. Nhãn quang chẳng những biểu lộ ca ù tính mà còn có ảnh hưởng sâu xa tới mạng vận tử sinh của con ngừoi nữa.
Cách đây vài chục năm ,trước khi Nhật chiế mHương Cảng ,Aùo môn, tạo Aùo môn có một người chuyên làm nghề chài lưới là Trần Gia Câu .câu ỷ mình có thyuền buồm loại lớn nên thường ra tậ nđại dương câu cá vài ngày mới trở về ,số thu hoạch không thua gì các tàu đánh cá có động cơ .Trên tàu ,ngoài số ngư phủ có nuôi thêm một con khỉ rất khôn, để sớm hôm bầu bạn ,còn vợ con để lại Áo môn .
Một bữa kia ,vì số ngư phủ lành nghề bỏ đi gầ nhết ,Gia câu phải đi cùng khắp áo môn để mướn thợ mới, tình cờ gặp người quen cũ là Dương Chiếu Thản ,vốn người đồng hương ,bèn cùng nhau rủ vào quán ăn nhậu để phỉ tình tha hương ngộ cố tri .Họ Dương là kẻ vốn nòi thư hương ,lại rành nghề xem tướng ,nên trong lúc đôi bạn đàm đạo ,dương thấy sắc mặt của Gia câu chỗ thì xanh như tàu lá dừa ,chỗ thì xạm như tro tàn ,không nén được kinh di nên mới bảo rằng : " Này bạn ,tôi xem tướng thấy anh diện mạo khí sắc rất xấu ,chỉ khỏang ba tháng đổ lai tôi e rằng anh sẽ gặp tai họa rất xấu .Vậy trong thời gian ày anh không nên liều lĩnh ra khơi ,hãy chịu khó hi sinh bớt chúc lợi tức mướn thợ lưới cá về quản chủ thuyền thì may mới thoát nạn".
Gia Câu nghe xong ,nét mặt nhăn nhó nói :"Gần đây số tuh hoạch quá kém ,số thợ cũ bỏ đi .Baygiờ phần đông là thợ mới ,kinh nghiệm chưa có nếu không có người rành nghề biết hướng cá đi thì tổn thất quá nặng sợ kham không nổi".
Dương Chiếu Thản suy nghĩ hồi lâu ,xem kĩ tướng mạo của bạn rồi nói :" khí sắc của anh thật xấu nhưng may ánh mắt có thủ chân quang tức là thủ thầ nên có hi vọng thoát hiểm".
Câu nghe xong thắc mắc :" Xấu tốt là do khí sắc ,tại sao tướng khí tốt lại có thể cứu vãn được hoạn nạn?"
Dương đáp : " Tướng cách tốt thì số thọ chưa thật sự dứt ,trong thời gian đó nếu chẳng may gặp nạn thì chỉ bị kinh hiểm chứ không đến nỗi tuyệt mạng .tỷ như khí sắc trên mặt ảm đạm nhưng mắt có thầ nquang an tĩnh không bị giao động theo cùng với sắc mặt thì tuy tai họa đột nhiên xảy tới cũng vẫn vượt qua được :
Thấy Gia Câu quyết ý vì sinh k6é mà phải mạo hiểm ra khơi lần ày ,Dương nói tiếp : " Nếu như trong mấy tháng tới anh có gặp nạn mà thoát khỏi về sau đời anh sẽ có dịp phát đạt lớn. Theo tôi tốt hơn hết al2 không nên mạo hiểm ,nhưng nếu anh đã quyết tiếp tục ra khơi lâu ngày thì tôi hi vọng nhờ mắt anh báo hiệu là anh có thủ thần là sẽ hóa dữ ra lành. ".Nói xong đôi bạn chia tay.
Sau đó ,gia câu tụ tập đủ tay thợ quyết chí ra khơi ,và lần này đi rất xa bờ, hi vọng đánh được nhiều cá để gỡ lại các tổn thất trong thời gian trước. Ba tháng sau ngày giã biệt họ Dương, Câu ra khơi vẫn chưa trở lại , Dương cho là Câu đã gởi thân nơi miệng cá mất rồi ,trong lòng vô cùng thương tiếc. Nhưng khỏang bốn tháng, sau khi rời bến , Gia Câu đột nhiên xuất hiện tìm Dương Chiếu Thản cám ơn và ca tụng tướng pháp của Dương thật là vô cùng linh nghiệm.
Thực vậy, sau khi từ biệt bạn ,Gia câu ra khơi ròng rả 3 ngày đêm mới tới một nơi có nhiều cá để bổ lưới. Bất ngờ ,đúng lúc đó có cuồng phong nổi lên mà không có dấu hiệu gì ab1o trước nên mọi người bất phòng .Vì vậy , thuyền bị sóng gió làm bể nát. Gia Câu nhờ nhiều kinh nghiệm và bình tĩnh bám vào được một mảnh thuyền vỡ mà vô tình con khỉ khôn ngoan đã bám chặt vào đó hồi nào không rõ. Cả người lẫn vật bị sóng gió giạt vào một hoang đảo có rất nhiều ngọc trai .Lên đến bờ,
Câu vừa đói vừa mệt lả nên ngất đi ,một lúc tỉnh lại thấy con khỉ thân yêu đã ngồi vào cạnh với vài trái cây hoang dại. Nhờ vậy Gia câu có thực phẩm qua ngày. Từ đó. Câu khám phá ra đảo có ngọc trai nên tích luỹ được rất nhiều nhưng vô phương trở lại quê nhà chỉ còn hi vọng mỏng manh là ngày ngày dắt khỉ lên chỗ cao nấht của đảo nhìn ra khơi mong có thuyền bè qua lại để năn nỉ quá giang.
Một ngày kia, Câu và tên tiểu đồng khác giống đó đã mòn mỏ itrong việc quan sát ,sắp trở về chỗ tạm trú vì trời sắp tối thì bỗng nhiên gió tây bắc thổi mạnh ,một vật đen hiện lên ở chân trời rồi rõ dần trên mặt biển đang dao động ,Câu chú ý nhìn kĩ thì thấy đó là một chiếc thuyền câu có lẽ bĩ gãy mất bánh lái nên trôi nổi theo dòng nước ,lòng rộn ràng hi vọng và cầu ch othuyền giạt vào đảo.Quả nhiên đúng nưh vậy ,một lúc sau thuyền trôi đến gần đảo thì bị mắc cạn trên bãi cát. Gia Câu mừng quýnh, đứng lên chỗ cao lớn tiếng gọi người trong thuyền nghe tiếng thấy làm kì dị bèn rước Câu xuống thyuền .Sau khi đôi bên gạn hỏi, gia Câu mới biết đó là thuỵền đánh cá thuộc hệ thống gư phủ Aùo môn vì ra khơi quá xa bị gió lớn làm gãy bánh lái ,thổi tạt đến hoang đảo nàt ,Câu cũng bày tỏ nguồn gốc mình cho hay. Thế là cả bọn nhận nhau là người cùng xứ ,hợp tác cùng nhau sửa sang lại con thuyền bị hư hỏng rồi trở về áo môn với túi ngọc trai và con khỉ cứu tử.
Về nơi cư trú, Câu ban số ngọc trai tuh hoạch được trên đảo ,một phần nhỏ đền công cho chủ thuyền chở mình về xứ, còn bao nhiêu tậu đất xây nhà ,tao nên cơ nghiệp của một phú ông và bỏ hẳn nghề cũ.
Thời vua Thế Khải xưng đế ở Trung Hoa phản lại lời giao kết cách đây 40 năm nên gây ra cảnh nội chiến ,có một quân nhân cao cấp của chính quyền miền bắc là tứơng Lưu Hồng Tiêu tạo phản với ý định tranh bá đồ vương ,nhưng việc không thành, tài sản tiền bạc tiêu tan ,thân thể thương tích .Sau đó ,Lưu đế ncoi tướng thuật gia Liêu Trụ Thạch cho biết :tướng cách của ông do có thủ thần nên bị tai nạn mà không chết. Nhân vì mắt ông tròng đen nhiều ,lòng tắng ít lại thuần khiết phân minh mục quang sáng mà không lộ liễu, tĩnh thì an toàn khả ái, động tìh sáng rực có uy nên chung cuộc ắt là có phúc lộc rõ ràng. Hiện tại ông nên chuyển sang nông nghiệp bỏ võ thì có cơ đại phát tài.
Lưu Hồng Tiêu nghe lới ,trở về quê cũ ,tậu được vài chục mẫu ruộng trồng mía.Thực hành câu giải đáp uy điền. Quả nhiên vài năm sau đại phát và trở thành cự phú.
(29)_KHÍ
1/Thử phác hoạ ý niệm khí:
So với phần Thần ,ý niệm khí trong trong tướng học á Đông cò khó miêu tả hơn nhiều vì nó vừa có tính cách mông lung vừa có tính cách thực tiễn. Chẳng hạn khi quan sát xương cốt của một cá nhân ,ta thấy khí thế ổn trọng, dù người đó mập hay ốm, tạo một cảm giác khang kiện cho nội tạng. Hiện tượng đó được gọi là cốt khí mạnh mẽ .Nhìn vào khuôn mặt có ngũ nhạc triều quy nghĩa là trán, cằm, hia tai và lưỡng quyền phối trí hòa hợp (harmonieux) từ đó giúp ta suy ra cốt cách * của cá nhân đó mạnh hay yếu thì đấy cũng gọi là cốt khí.
Quan sát lông mày ,râu tóc ta thấy ba thứ lông đó đều tươi mát ,thanh nhân tạo ra ấn tượng ,nội tạng tốt ,nhìn Tứ đậu sáng sủa có sinh khí ,da thịt rắn chắc và ấm áp thì tất cả các dấu hiệu được coi là biểu hiện của khí tốt . Ngược lại ,lông mày ,râu tóc
vàng khô như cỏ úa ,Tứ đậu ảm đạm , da thịt lãnh lẽo mềm bệu thì ta biết ngay là khí xấu, điều đó cũng tương tự như người quan sát chất đất ,không cần phân tích chất đất chỉ cần nhìn cây cỏ mọc trên mặt đất là đủ biết đất phì nhiêu hay khô cằn.
Nghe tiếng nói của một cá nhân ta nhận biết được làn hơi của kẻ đó mạnh hay yếu qua âm thanh phát ra :có người nói tiếng rổn rảng mạnh mẽ tựa như muốn rung chuyển cả mái ngói, có kẻ rì rào như tiếng dế kêu và ta cũng thấy rằng tiếng nói to nhỏ mạnh yếu , vang đi xa ahy gần không hẳn tùy thuộc vào người tác lớn hay nhỏ, cao hay thấp mà do những nguyên do nội tạng .Nghuyên do nội tạng đặc thù của từngcon người tạo ra các trang thái âm thanh kể trên được tướng học Á Đông gọi là
nội khí của con người.
Như vậy ,khí trong nhân tướng học là phần thực tại nhưng vô hình ở trong cơ thể con người tượng trưng cho phần hoạt lực (vitaliré) tiềm ẩn có tính cách phẩm nhiều hơn lượng, phát hiện ra ngoài sự mạnh mẽ của xương cốt , sự thanh tú hay thô
trọc của râu, tóc, lông mày ,mắt mũi tai ,miệng, sự mạnh yếu của âm thanh ,sự rắn rỏi ấm áo hay lạnnh lẽo mềm bệu của da thịt.
Nói cách khác cụ thể hơn , khí trong con người có thể ví như nhựa cây nhưng đây là một thứ nhựa vô hình chu lưu bàng bạc khắp cơ thể toả ra hay thu gọn lại, mạnh mẽ hay suy yếu, thanh hay trọc ,tiến triển hay giảm thiểu tùy theo từng thời kì
từng cá nhân.
Vì hiểu vậy, người xưa co i khí là phần bản thể trong các bộ phận trong nội thể con ngườ ,nó vừa có tính cách siêu hình vừa có tính cách vật thể .
Với tính cách siêu hình , khí trong con người là một phần khí của âm Dương Ngũ hành bàng bạc trong vũ trụ hội nhập vào con người ,lúc thọ tinh kết thể ,nương vào con mà hình thành nên tượng, khiến cho ta có thể cảm thấy hay nhận thức được. Chẳng hạn khi Mạnh Tử nói : "Thiên dưỡng nhiên hao chi khí " ( ta cần phải khéo bồi dưỡng cái khí hạo nhiên của mình ),thì khí trong câu nói trên là khí tự nhiên của trời đất thể hiện nơi người ,không mấy liên hệ tới ý nghĩa vật thể mà lại nặng về phần
tiên nhiên siêu hình.
Với tính cách vật thể , khí phần nào được cụ thể hóa bằng hơi của buồng phổi ,tinh khí của con người. Aâm thanh hùng tráng trong trẻo ,khàn đục không llà do buồng phổi lớn hay nhỏ, người lớn các hay nhỏ con ,tính khí mạnh yếu khôngphải do người bề ngoài lớn hay nhỏ thó.Nguyên động lực của các âm thanh tinh khí ,theo người xưa là do khí mà ra. Bởi vậy ,hình thể khôi ngô ,hùng vĩ khỏe mạnh không hẳn là đã chứa đựng khí hùng mạnh .Ngược lại ,dưới nhãn quang tướng học á Đông, thân thể nhỏ bé không bắt buộc coi là khí yếu .
Tóm lại, khí trong nhân tướng học Á Đông là một ý niệm đặc thù dùng để chỉ cái bản thể siêu nhiên vô hình ,ta không thể dùng thị giác để nhận biết trực tiếp ,nhưng có thể nhận thức được sự hiện diện của nó nơi con người qua các tác dụng của nó hay dưới khía cạnh cấu tạo cơ thể như sự cứng cáp đắc thế hay lệch lạc của xương cốt ,sự mạng yếu của âm thanh hay dưới khía cạnh động tác này , khí luôn luôn không thể tách khỏi thần và cho ta biết được sự kiện khang của thân thể, cái cá tính
tâm hồn của con ngưòi nên thường được các tướng học gia mệnh danh là thần khí để phân biệt với hiện tượng khí đi kèm sắc để đoán cát hung, bệnh trạng (được gồm chung thành ỳ ngữ duy nhất là khí sắc). Đó là ý nghĩa của khí khi người ta nói đến sát khí , uất khí , khí phách, khí chất
II- VAI TRÒ CỦA ÂM THANH TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU KHÍ:
Như đã nói ở trên , khí trong con ngừơi biểu lộ ra ngoài dưới nhiều hkía cạnh, trong nhiều dạng thức, nhưng dễ nhận định nhầt và rộng rãi nhất là là dạng thức âm thanh. Nghe âm thanh của một cá nhân phát ra to nhỏ ,rõ ràng hay không rõ ràngg ,trong trẻo hay khàn đục, cao ahy thấp ,có sinh lực hay không ,người có cặp tay minh mẫn thường phân biệt được rất rõ.Những tính chất về phẩm âm thanh nói trên, không tùy thuộc vào lồng ngực lớn hay nhỏ ,người mập hay gầy , cao hay thấp mà do ở cách
cấu tạo nội tại tự nhiên(naturiel) của kẻ đó. Nói khác đi ,Những điễm đó do ở khí chân nguyên của mỗi cá nhân có tìm cách thiên phú ,bẩm sinh, không phải muốn có là được .Bởi nhận định như vậy, nên cổ nhân cho rằng muốn biết khí chân của người nào mạnh hay yếu ,thanh hay trọc ,dài hay ngắn ,ta chỉ cần xét âm là đủ...dưới nhãn quang y lí Đông phương ,khí chân nguyên mới là thọ căn (gốc thọ) của con người chứ không phải là hình hài, bộ vị .Cho nên ,Đạt ma đã nói :" Cầu toàn tại âm thanh" và người xưa nói :" Tướng pháp thượng thừa chủ ở âm thanh, hạ đẳng tướng cấp căn cứ vào hình htể con người " là vậy .
III- PHÂN LOẠI KHÍ :
Ta phân biệt Ba loại Khí :
a) Khí tự nhiên (chân nguyên)
Đó là phần tinh lực vô hình ,một thứ nhựa sống tiềm ẩn của con người có tính cách bẩm sinh. Nói cách khác đi , khí tự nhiên có tính cách tiên nhiên tùy theo lúc bẩm sinh, thanh trọc, cường nhược mà nó có thể mạnh hay yếu thanh trọc theo từng nội tạng của mỗi người.
b) Khí hàm dưỡng (hay tu dưỡng)
Đó là khí tiên thiên đã được gọt giũa sửa chữa theo chiều hướng cải thiện.
Dưới mắt cổ nhân, khí tiên nhiên không bất di bất dịch ,mà lại không thể chuyển biến được một phần nào. Một khi con người ý chí mạnh ý thức được sự kém cỏi tiên nhiên của thể chất thì có thể tu dưỡng để chế ngự bớt sự thô trọc hay ngăn chặn phần thô trọc và phát huy thêm phần thanh khiết, bồi bổ khí lực để ngày thêm tráng kiện.Loại khí đã được cải biến nhờ sức của con người được mệnh danh là khí hàm dưỡng .Chẳng hạn , làn hơi không được mạnh ta có thể tập cho bớt yếu ,tiếng nói quá nhanh và vấp váp ta có thể cố gắng luyện tập để nói thông thả ,gân xương lệch lạc yếu đuối có thể kiên nhẫn huấn luyện để sữa chữa phần nào .Dấu hiệu bên ngoài củ loại khí hàm dưỡng là thần khí an hòa ,tự tin ,nội tâm không bị giao động mạnh vì các biến cố bên ngoài, thanh âm ổ trạng, từ tốn. Về phép đoán tướng ,khí chất hàm dưỡng được xem là chính khí ,người luyện được chính khí là kẻ trượng phu quân tử .
c) Khí sở tập :
Khí chân nguyên tiên nhiên tốt đẹp ,khí đượcbảo trì mà buông thả khiến phần hùng kiện ,cao khiết bị tiêu ma, phần ô trọc xấu xa được dịp tăng trưởng thì gọi là Khí sở tập .Nói khác đi, có giọng nói trong trẻo ban đầu mà không gìn giữ ,trác tán ăn chơi khiến cho giọng khàn nhỏ ,xương cốt mạnh mẽ trở thành cằn cỗi suy nhợc, v.v...đều bị xếp vào loại khí sở tập. Dấu hiệu bề ngoài của khí sở tập là cư xử thô bạo , giọng nói hấp tấp buông thả .Cũng bởi loại Khí này do ngoại cảnh xấu tạo nên làm che mờ bảb chất tốt đẹp nguyên thủy hay không chịu cái tiến phần khuyết điểm của bản chất nguyên thủy cho tốt đẹp hơn ,nên bị xếp vàp loại tà khí ,tượng trưng cho hạng tiểu nhân ,tâm tính hạ tiện.
IV- TƯƠNG QUAN GIỮA KHÍ VÀ SẮC :
Khí là chất nhựa sống chu lưu trong nội tạng và phối hợp khi Aâm Dương của vũ trụ nên mắt nhìn không thấy. Bởi người ta không thể đi thẳng vào nội tạng để tìm hiểu khí mà phải quan sát gián tiếp nó qua các biểu lộ ngoại diện. Nhìn dưới nhãn quang tĩnh mà đặt nặng khía cạnh cấu tạo ta thấy giữa sắc và khí liên quan mật thiết không thể tách rời. Về đặc điểm này hầu hết đều đồng ý ở điểm sau đây:
"Khi ở trong da thịt ,xương tủy chưa biết được điều đó rõ ràng thì gọi là khí
.Khi đã định rõ được vị trí ,xét được trạng thái qua việc quan sát làn da thì gọi là sắc . Sắc và khí như vậy, bất khả phân."
Như thế ,ta thấy rõ ,dưới nhãn quang tướng học, sắc là phần ngoại biểu của khí khi quan sát bằng thị giác .Quan sát bằng thị giác dễ dàng hơn là vậy ,phần khí sắc( hiểu theo nghĩa quan sát khí sắc ) được trước tác rất nhiều và dành cho đại chúng.Thoạt kì thủy ,việc quan sát khí sắc chỉ có ý nghĩa giúp ta biết được kiện khang. Về sau ,từ các đời Tống, Nguyên người ta mới đề cập đền họa phúc ,may rỉu trong việc quan sát sắc.
(30)_SẮC
I- Ý NIỆM SẮC TRONG TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG
Trong tướng học Á Đông từ ngữ sắc bao gồm nhiều lĩnh vực :
a) Màu da của từng cá nhân
Tướng học Á Đông là kết quả tích lũy thực tế của nhiều thế hệ ,chỉ áp dụng hco các chủng tộc Á Đông có cùng màu da căn bản là vàng ,có cơ thể và tầm vóc tương tự người Trung Hoa và cùng hcịu ảnh hưởng sâu đậm của phong tục và tập quán Trung Hoa như Cao Ly, Nhật bản ,Việt Nam.mà thôi .
Nói chung, ngưới Á Đông tuy là giống da vàng ,trong cái vàng tổng quát đó ,ta vẫn phân biệt được sắc ngăm đen như Trương Phi, sắc hung đỏ như mặt Quan Công ,sắc hơi xanh mét như Đơn hùng Tín trong truyện cổ người Trung hoa.
Về mặt vị trí quan sát. Tuy nói tổng quát là làn da nhưng trong tướng học khi nói đến da mặt ,chỗ sắc dễ thấy nhất còn các phần khác của cơ thể không mấy quan trọng.
b) Màu sắc của từng bộ vị trên khuôn mặt hay thân thể:
Trên cùng một khuôn mặt hay cùng một thân thể của một cá nhân ta thấy có nhiều loại màu đơn thuần khác nhau :
- Màu hòâøng ,màu hơi thâm đen của môi, của các chỉ tay ,vành tai.
- Màu đen hay hung hung của râu tóc ,lông mày.
- Màu trắng của lòng trắng mắt, màu nâu (ta thường gọi là đen) của tròng đen.
- Màu đỏ của các tia máu mắt. V.v...
c) Sự đậm lạt (tonalité) của từng loại màu
Cùng một loại màu, chẳng hạn như da mặt ,làn môi ta thấy có môi hồng lạt ,hồng đậm ,hồng phương trắng :cùng một loại da trắng ,ta thấy có người trắng hồng ,trắng xanh trắng ngà. Tóm lại ,sự đậm lạt của màu cũng là một thành tố của ý niệm sắc trong tướng học không thể bỏ qua được.
d) Phẩm chất của từng loại màu đơn thuần
Cùng một màu hồng của môi, má nhưng ta thấy có người môi khô, môi mọng, có người sắc da hồng nhuận, có người da khô như vỏ cây hết nhựa.
Ngoài màu đơn thuần ,ta còn có những màu phức hôp do các màu đơn thuần hợp thành. Lĩnh vực của chúng ta cũng đồng một khuôn khổ như các lĩnh vực của các đơn sắc.
Sau hết ,trên khuôn mặt của 1 cá nhân, dù màu đơn thuần hay màu phức hợp , chúng có thể biến đổi từ màu này sang màu khác hay về phẩm chất ,về độ đậm lạt ,về thành phần cấu tạo (đối với các màu phức tạp) qua thời gian. Chẳng hạn màu da trắng của một người sau 1 thời gian có thể biến thành hồng hay xanh xám :tóc có thể từ đen mướt đến hung đỏ ,cặp mằt trong xanh và làn môi tươi tắn có thể vì 1 lí do bệnh lí nào đó mà biến thành cặp mắt trắng dã lản môi đen sì.
Tóm lại, khi nói đến sắc trong tướng học là nói đến màu của các loại da, màu các bộ vị ,độ đậm lạt, phẩm chất ,sự phối hợp các màu đơn thuần thành các màu phức hợp, sự biến thiên của các màu con người từ khu vực này sang khu vực khác. Nghiên cứu về sắc tức là nghiên cứu về tất cả mọi trạng thái của các lĩnh vực nói trên, đi từ tổng quát đến chi tiết ,đơn giản đến phức tạp.Đôi khi quan sát bằng tịh giác chưa đủ còn phải vận dụng cả trực giác (intution) bén nhạy thiên phú nữa ,nhất là trong lĩnh vực quan sát phẩm chất và độ đậm lạt của màu sắc ở từng bộ vị trên con người.
II- CÁC LOẠI SẮC TRONG TƯỚNG HỌC:
Nói đến sắc là nói đến màu ,nhưng ở đây nặng về phần màu da trên khuôn mặt Tướng học Á Đông phân ra 7 loại đơn sắc :
- Màu đỏ
- Màu hồng
- Màu tía
- Màu xanh
- Màu trắng
- Màu đen
- Màu vàng
Ba màu Đỏ Hồng Tía dược tướng học ngũ hành hóa thành hỏa sắc là màu chính thức cửa 3 tháng hè ,là màu da căn bản của người loại Hỏa trong phép phân loại Ngũ hành hình tướngø .
Màu xanh thuộc Mộc ,là màu sắc chính của 3 tháng mùa xuân, màu da căn bản của người hình Mộc.
Màu trắng thuộc Kim ,là màu sắc tượng trưng cho ba tháng mùa thu ,là màu da căn bản của người hình kim.
Màu đen thuộc Thủy là màu sắc của mùa đông và là màu chíng của người hình thuỷ.
Sau cùng là vàng ,màu sắc tượng trưng ch oan lành quanh năm, là màu da căn bản của loại người hình Thổ.
a) Ý nghĩa của từng loại màu trên con người:
Theo kinh nghiệm tích luỹ lâu đời của cổ nhân ,người ta thấy bình thường mỗi một màu xuất hiện bất chợt trên các bộ vị của một cá nhân có ý nghĩa riêng biệt như sau :
- Màu Xanh chỉ về lo lắng, kinh hiểm, tật ác ,trở ngại tiểu nhân nhục nhã
- Màu Đỏ chĩ khẩu thiệt thị phi ,quan tụng, tù ngục phá tài ,tật bệnh hung tai.
- Màu Đen chĩ thủy áhc. Hao phá, mất chức chết chóc.
- Màu Trắng chỉ hình khắc thiếu phục tật bệnh.
- Màu Hồng (đôi khi là Tía) chỉ các sự ngẫu nhiên đắc tài, đắc lợi may mắn ngoài ý liệu.
- Màu Vàng chỉ vui vẻ tài lộc thăng tiến ,bình an may mắn.
Tuy vậy, các ý nghĩa trên không phải là định lệ bất di bất dịch, .Trong thực tế ,việc phân định và giải đoán ý nghĩa của sắc vô cùng phức tạp vì mỗi loại sắc có liên hệ chằng hcịt xa gần với nhiều dữ kiện khác. Sách Quy giám đã từng nói "vui buồn
may rủi đều có thể hiện lên khuôn mặt qua khí sắc.Sắc phân ra lớn nhỏ , dài ngắn ,cao thấp, rộng hẹp tùy thời cải biến hoặc xấu hoặc tốt ,hay khô hay nhuận.Khởi nguyên của khí ở ngũ tạng ,sắc bắt nguồn từ khí ,ban ngày hiện ra ơ ngoài. Cái dụng của sắc còn tuỳ theo thi72i gian ,khí hậu. Sắc hiện ra có khi lớn như sợi tóc, nhỏ như sợi lông con tằm ,dài như sợi lông ,ngắn như chiều dài hạttấm. Thế của sắc có tínhthịnh suy. Cho nên cần phải phối hợp thời gian ,khí hậu , Ngũ hành má quan sát. Trong các loại sắc ,sắc đỏ rất khó quan sát cho chính xác. Hay do nội tạng ,hỏa vượng mà mặt đỏ ,hay do đột nhiên cảm cúm mà mặt đỏ ,hay do uất ức mà mặt đỏ .Chỉ đỏ sắc tự nhiên ,thiên bẩm hay vô bệnh tật mà phát sinh ra mới thật là sắc đỏ của tướng học.Về thời gian, ít ra nó phải xuất hiện ở một bộ vị nhất định cả ngày mới có thể lấy làm căn cứ mà đáon tật bệnh cát hung ,quan gia sự vận .
Nói tóm lại, biểu ý nghĩa đậc thù của từng loại sắc chưa đủ để đoán mà còn phải lồng vào ý nghĩa đơn độc của nó vào một khung cảnh tổng quát bao gồm các yếu tố sau đây để tìm ra ý nghĩa kết hợp (résui-tante) của nó :
- Sự lớn rộng hay hẹp của một khu vực xuất hiện sắc.
- Tính cách thanh trọc của sắc
- Hư sắc hay thực sắc.
- Bộ vị xuất hiện.
- Phối hợp hay không với màu da tổng quát căn bản của từng loại người(Ngũ hành hình tướng)
- Phối hợp hay không phối hộp với màu sắc từng mùa
- Rõ ràng hay mờ ảo, thường trực hay bất chợt.
- Đơn thuần hay tạp sắc...
Chẳng hạn ,màu đen tuỳ theo định nghĩa thông dụng là một màu xấu nhưng nếu thấy xuất hiện ở người hình Thuỷ trong ba tháng mùa đông là đặc biệt lại ở Địa cát , với sắc thái tươi bóng lại là một màu tốt ,đặc biệt chủ về khang kiện và phát tài.
Màu đỏ tuy là màu chỉ về thị phi, quan tụng nhưng nếu người hình Kim trong ba tháng hè ,sắc tươi tắn không hỗn tạp mà lại hanh thông.Nếu vẫn ở cá nâhn tr6en mà trong đỏ lại pha lẫn đen thành màu huyết dụ thì lại chủ về hung hiểm khó tránh:pha lẫn màu xanh hay vàng mà vẫn thanh*(nghĩa là màu sắc tươi tốt về hình thái ) sắc thì tùy tai ương vẫn có nưhng mức độ nguy hại giảm thiểu đến tối đa ,rốt cục không có gì đáng ngại, Từ đó, ta co thể áp dụng lối suy luận trên vào các màu khác.
b) Quy tắc tổng quát về cách đoán sắc:
Trong phép đoán sắc ta không cần quá câu nệ vào ý nghĩa riêng rẽ của từng màu mà cần phải để ý đến ú nghĩa kết hợp của nó trong một bối cảnh chung.
Ngoài các yếu tố kể trên ,ta cần phải phân biệt một vài đi63m quan trọng trước khi lưu ý đến ý nghĩa của từng loại sắc .Đó là :
1- Hư sắc và thực sắc :
Hư sắc là trường hợp sắc và khí không tương hợp , chỉ có sắc hiện ra ở ngoài da, mà phía dưới da không có khí .Để hiểu ta có thể ví hư sắc với vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớthành ra nhìn vào vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớp da lên cây ,thành ra nhìn vào vết đó trên thân cây ,ta không thể biết được chất nhự chu lưu dưới lớp vỏ cây ra sao. Trường hợp này cũng còn gọi là hữu sắc vô khí .
Trái lại ,thực sắc là màu da thực sự của vỏ cây ,nó phản ánh trung thực chất vỏ câychu lưu ỡ trên lớp vỏ cây. Tùy theo chất nhựa sung mãn hay khiếm hụt, màu sắc của vỏ cũng biến chuyển theo.
Trong tướng học chỉ có thuc sắc mới đáng lưu tâm còn hư sắc không đáng kể.
2- Vương sắc trệ sắc ,hoại sắc .
Vương sắc : màu thuộc loại chính cách, sáng sủa phân bố đều khắp các bộ vị quan sát, phù hợp với thời gian tối thuận của nó.
Vương sắc đắc cách phù hợp với từng loại hình tướng là dấu hiệu tốt.
Trệ sắc: màu xuất hiện đúng chỗ ,đúng lúc nhưng phẩm chất xấu hay phân phối không đều đặn (hay lốm đốm ,hay chỗ chậm chỗ nhạt)
Trong tướng học nói đến vương sắc và trệ sắc là người ta chú ý đến màu sắc chính yếu trên khuôn mặt hay các bộ vị chính yếu.
Như danh xưng của nó , trệ sắc chủ về các loại bất tường tiềm ẩn sắp bộc phát.
- Kim trệ : da mặt hiện ra sắc trắng bệch và khô như mặt đất bị mốc là điềm báo trước về sự cùnh khốn ,ngưng trệ của của cải.
- Mộc trệ: Khuôn mặt xanh xao, u ám chủ về bệnh tật ,tai họa.
- Thủy trệ: toàn thể các bộ vị chính trên mặt ,nhất là hai tai ,mờ ảo như khối ám là dấu hiệu tiềm ẩn chủ yếu về quan trung thị phi.
- Hỏa trệ: mặt nổi mào đỏ trông khô héo la điểm hao tổn tiền bạc.
- Thổ trệ: màu da mặt vàng lốm đốm không đều, không sáng như màu nghệ khô, là triệu chứng nội tạng bệnh hoạn, công việc khó thành.
Hoại sắc : xuất hiện trái thời gian ,sai bộ vị hay pha trộn nhiều màu sắc tương khắc.
(31)_TƯƠNG QUAN GIỮA SẮC VÀ CON NGƯỜI
a) Về mặt kiện khang:
1- nguyên tắc quan sát:
Quan sát màu da để biết một cá nhân bị bệnh cần để ý tới hai điều sau đây gọi là ngũ lị và ngũ tuyệt .
b) Ngũ kị :
- kị môi xám mà lưỡi đen
- kị yết hầu nổi màu đen hay đỏ mà ngày thường khỏa mạnh hay khi mới bị bệnh chưa thấy hai màu đó xuất hiện ở yết hầu.
- Kị sắc đen xạm hiện ra ở thiên tương và Địa các.
- Kị khóe miệng có màu vàng nghệ.
- Kị lòng bàn tay bỗng nhiên khô cằn.
Lúc chưa bị bệnh ,gặp một trong các màu trên ở các bộ vị kể trên thì chắc chắn khó tránh bị mắc bệnh,.Nếu đã bị bệnh mà phạm vào 1 hay nhiều điều cấm kị trên thì đó là dấu hiệu bệnh chuyển từ nhẹ sang nặng. Nếu phạm vào cả năm điều trên thì sác xuất càng cao hơn nữa.
D)NGŨ TUYỆT
Trong lúc bị bệnh mà gặp một trong năm tuyệt chứng sau đây thì khó mong lành , sắc càng rõ thì hậu quả càng tai hại. Nếu đồng thời hội đủ cả Ngũ tuyệt thì chắc chắn không tránh khỏi tuyệt mạng vì cả ngũ tạng điều kiệt lực.
-Tâm tuyệt: Hai môi túm cong lại, màu môi đen và khô, chủ về tim kiệt sức, bộ máy tuần hoàn sắp ngưng hoạt động.
-Can tuyệt: Bệnh nhân cứng miệng , há ra được nhưng không ngậm lại được, vành trong ,mắt hiện ra sắc đen là dấu hiệu cho biết gan đã kiệt.
-Tỳ tuyệt: Môi xám xanh mà thu hẹp lại, sắc mặt vàng vọt thê lương là dấu hiệu cho biết khí ở tỳ sắp tuyệt.
-Phế tuyệt: Mụi xạm đen, da mặt khô xạm là dấu hiệu ở phổi đã cạn.
-Thận tuyệt: Hai tai khô, xạm đen đột nhiên bị ù tai hoặc điếc hẳng, mứơu răng đổ máu và răng khô là dấu hiệu khí ở thận đã dức.
2-Các loại bệnh và dấu hiệu bệnh
Dưới đây là phần lược thuật phương pháp quan sát màu sắc một số bộ vị có thể biết dược căn nguyên phát sinh bệnh trạng cùng là dự đoán phần nào được sự chuyển biến của bệnh.
Bệnh ở tim và hệ thống tuần hoàn: Lông mày nhăn nheo, sơn căn nhỏ hẹp, hai mắt cũng như khu vực quanh mắt có khí sắc đen xạm hoặc xanh pha đen.
Bệnh ở gan; Hai tròng mắt có gân vàng pha hồng, khí sắc khô xạm
Bệnh ở khu vực tuỳ vị: Sắc mặt (bao gồm tất cả bộ vị) xanh pha vàng thuộc loại tà sắc, thần khí trì trệ, suy nhược, môi trắng bệch ăn uống kém
Bệnh ở bộ máy hô hấp: Lưỡng quyền xam đen và khô cằn, lúc móng lúc lạnh thất thường.
Bện ở thận: Sắc mặt đen xạm, đặc biệt là hai tai và trán đen hơn lúc bình thường, mục quang hôn ám.
Chứng khật khùng: Mắt lồi, tròng mắt có sắc vàng, phía dưới mắt có sắc trắng như màu đất mốc, đó là dấu hiệu kẻ có bản chất nóng nảy, mất tự chủ như Tôn Thất Thuyết trong lịch sử VIỆTNAM cuối thế kỷ 19.
Chứng thổ huyết: Sơn căn nhỏ, gày và trơ xương, mắt có sắc xanh xạm.
Chứng loạn huyết: Da mặt và tứ chi sắc vàng pha xanh và khô, râu ria đỏ như râu ngô(mà bản chất không phải là loại Hoả hình), tóc rụng nhiều.
Chứng thận suy: Phần lệ đường bị ám đen, sắc mạt ảm đạm, mắt trũng sâu là dấu hiệu của kẻ trong tuổi thanh xuân đã hoang dâm vô độ, nên thận bị suy yếu và hiện ra các khí sắc kẻ trên tại các bộ vị dẫn thượng.
Dấu hiệu bệnh nặng nhưng sẽ thoát khỏi hiểm nghèo : Mặc dầu bệnh trạng ra sao mà nhẵn quang thanh thản, linh hoạt , con ngươi đen lấy, có thần khí , chắc chắn không có gì nguy hiểm đén tính mạng.
Triệu chứng sắp chết: Hai tai, miệng (kể cả khu vực xung quanh) đều xám đen và khô, hai mắt đờ đẫn, nhãng cầu gần như ngưng đọng là dấu hiệu sắp sửa tắt thở.
Dấu hiệu sắp bị bệnh: Sơn căn xám đen, thiên đình có vết xám và lan rộng dần ra xung quanh, chuẩn đầu ám đen và khô.
h)VỀ MẶT MẠNG VẬN
1-Các trạng thái biến thiên của thời vận
Trạng thái thời vận cực thịnh: Trạng thái vận khí cực thịnh khí sắc biểu hiện vận khí cực thịnh gồm có:
-Mạng môn(ấn đường), chuẩn đầu đều hồng.
-Ấn đờng sáng sủa.
-Chuẩn đầu hiện rõ màu tía nhạt pha lẫn màu vàng nhạt trông sáng láng.
-Râu ,lông mày tươi đẹp, có thần.
Có một trong các biểu hiện trên là dấu hiệu của thời vận cực thịnh.Làm quan sẽ thăng tiến, đi buôn se thu hoạch tối đa, càng hoạt động càng phát huy hảo sự.
a)Trạng thái thời vận đứng vững lâu dài: Biểu hiện bề ngoài ủa loại vận khí này là:
-Nhãn thần sung túc sáng sủa.
-Hai tai , lưỡng quyền, ấn đường, chuẩn đầu quanh năm tươi nhuận, không bị hôn ám, lòng bàn tay hồng hào mịn màng.
Có những dấu hiệu trên thì tuy diện mạo , bộu vị đôi lúc hôn ám bề ngoài nhưng ẩn hiện sắc sáng vẻ thanh ở trong là vận khí vững vàng thì sự hôn ám của các bộ vị khác trên mặc không đủ gây trở ngại cho tiến trình phát đạt.
Người có loại thời vận trên mưu sự gì cũng được toại nguyện, làm điều gì cũng có lợi.
b)Trạng thái thời vận bắt đầu tụ: Khi vận khí bắt đầu tụ sắc thì đó là dấu hiệu báo trước tài lộc sắp tới, càng hoạt động càng tốt đẹp thêm. ví dụ khi gặp các trạng thái sau:
-Sắc mặt hôn ám, nhưng gián dài, đình uý sáng sủa, có sắc hơi vàng lạt pha lẫn màu tía lạt.
-Mặt mũi trông hôn ám, nhưng nhìn kỹ thì lại có ẩn tàng tươi mịn bề trong, lòng trăng của mắt không có tia máu, râu tóc tươi đẹp, Trong trường hợp này bất kể là màu sắc gì mà kẻ tinh mắt thấy rõ là có khi sắc thì chắc chắn sắc tốt sắp phát hiện, tạo thành trạng thái thời vận toàn thịnh trong tương lai.
c)Trạng thái thời vận sắp biến chuỷên từ xấu ra tốt: Nói cho đúng , đây là loại vận khí giúp ta biến hung thành kiết, gặp dữ hoá lành, tuy gặp cảnh khó khăn nhưng rốt cuộc vẫn lước qua được. Dấu hiệu bề ngoài của trạng thái này là:
-Sắc mặt hôn ám nhưng ánh mắt sáng sủa.
-Sắc mặt xanh đen, nhưng chuẩn đầu có màu vàng lạt tuơi mịn.
-Sắc mặt đỏ nhưng có pha lẫn vàng lạt(hoặc hồng) tươi mịn.
Người có trạng thái thần sắc kể trên thì tuy gặp lúc thất bại nhưng sau đấy ,thất bại trở nên thành công, thất ý trở thành đắc ý.
d)Trạng thái thời vận bắt đầu xấu; Dấu hiệu của trạng thái vận khí bắt đầu xấu là khí sắc trên mặt không sáng sủa đều, hoặc trông sáng không ra sáng, trông hôn ám không ra hẳn hôn ám,hoặc cằm có râu trắng hiện ra, hoặc chuẩn đầu hiện ra hồng đậm thuần tuý không có màu vàng lat đi kèm.
-Thoáng trông mặt mũi rạng rỡ, nhưng nhìn kỹ thấy lác đác có vài chỗ sắc thái tạp loạn, không toàn vẹn.
- Mặt sáng nhưng hai tai và và chuẩn đầu ám đen hoặc không sáng, ánh mắt mờ yếu.
-Mặt trông sáng láng nhưng trắng bệch, không có vẻ chân khí ẩn tàng . Đây là trạng thái được tướng học mệnh danh là hữu sắc vô khí.
Gặp lọi khí sắc trên đột nhiên xuất hiện chỉ nên an phận thủ thường, không nên vọng động, cố cưỡng lại chỉ đi đến thất bại vô ích.
c)Trạng thái thời vận xấu:
-Sắc mặt thoáng trông có vẻ sáng sủa nhưng nhìn kỹ thì thấy khô và hai mắt hôn ám.
-Da mặt đen xạm khô khan.
Khí sắc biến đổi thất thường(hoặc một vài bữa, hoặc năm sáu ngày)không phải vì bệnh trạng mà tự nhiên phát hiện.
Đây là loại trạng thái khí sắc xấu nhất, tuyệt đối không nên mưu sự cầu danh trong giai đoạn có loại khí sắc kể trên xuất hiện
2-Sắc và vạn mạng qua thời gian.
a) KHÍ SẮC VÀ VẬN MẠNG THEO TỪNG MÙA :
Mùa xuân : ba tháng mùa xuân thuộc Mộc ,sắc xanh ,muốn coi vận ạmng của con người (chỉ nói về đàn ông) thì coi xương quyền bên trái.
- Quyền trái mà mùa xuân có sắc xanh thìtrước lo lắng sau vu ivẻ.
- Quyền trái về mùa xuân có sắc đỏ là tương sinh (Mộc sinh Hỏa) chủ về sự trước có tai họa khẫu thiệt sau thành sự đắc ýthỏa lòng
- Quyền trái về mùa xuân có sắc trắng là tương khắc (Kim khắc Mộc) chủ về tụng ngục ,hay tang ma trong vòng ba tháng sẽ thấy ứng nghiệm.
- Mùa xuân mà Quyền trái biến thành sắc vàng khè là điềm tương khắc( Mộc khắc Thổ) tối hung, có thể bản thân bệnh nặng hay chết ,nếu lưu niên vận hạn năm đó ,mùa đó cũng là Quyền trái.
*Ngoài ra trong ba tháng mùa xuân mà thấy :
- Mũi có màu đỏ tươi :thân mình bị tai nạn cây gẫy hay người nhà có thương tích, đổ máu vì cây gẫy.
- Sơn căn có sắc ám đen chỉ anh em gặp tai nạn, hay gia súc thất lạc ,v.v...
- Khí sắc ám đen đen mà lại lan cả lênẤn đường chủ về văn chương trì trệ.
- Khí sắc ám đen cả khu vực ,mắt chạy dài tới cả hai tai là trong nha có tang sự hay chết hụt,.
- Mắt trái sắc sáng xanh :con trai bị tai ách, mắt phải chủ là tai ách của con gái,.
- Mắt trái có sắc pha hồng mà tươi mịn ,chủ về con trai lại có tin vui, vợ có mang chủ sinh con trai, mắt phải có dấu hiệu tương tự chủ về con gái.
- Nếu đàn bà có thai mà cả hai mắt và khu vực dưới mắt đều sắc ám đen, mà lại khộng được sáng sủa thì lại là dấu hiệu thai sản khó khăn, có thể nguy hại đến tính mạng thai nhi lẫn sản phụ.
- Nếu mà trong ba tháng mùa xuân mà môi trên từ sắc thái bình thường chuyển sang sắc trắng rõ rệt là điềm báo trước ề bệnh ruột.
- Nói chung ,nếu mũi (từ chuẩn đầu đến Aán đường ) và trán về ba tháng mùa xuân có sắc sáng do màu vàng pha hồng tạo nên thì trong vòng 27-47 ngày sẽ có tin lành đưa tới (hay là tiền bạc ,nhà cử, con cái, ...)
Mùa hạ : ba tháng mùa hạ thuộc Hỏa ,sắc chính yếu của mùa hạ là màu đỏ( biến thái là màu tía màu hồng ) . Bộ vị được dùng để đoán vận khí xấu tốt trong ba tháng hè lá trán.
- Trán về ba tháng hè mà có màu sắc đỏ rõ ràng là chính cách , chủ về sụ có lôi thôi khẩu thiệt , nhưng sau đó lại trở thành tốt lành . Tướng pháp gọi đó là tỷ hòa ( Hoả gặp hoả)
- Trán về ba tháng hè có sắc xanh pha vàng là tương sinh ( Thổ mộc sinh Hoả) thì trước xấu sau tốt.
- Trán mà ba tháng h2 có sắc đen hoặc trắng là điềm bất lợi , dễ bị bệnh hoạn.
- Sắc tía hiện rỏ rệt trên trán trong khoảng thời gian này là điềm báo trước có nhiều sự bất trắc về quan tụng , đồ vật.
- Hai mắt về mùa hạ cũng như lông mày , Pháp lệnh hôn ám là thân thể bất an.
- Hai cánh mũi có sắc đen pha tía là điềm bệnh tật về khí huyết.
- Sơn căn sắc đen chủ huynh đệ có việc lôi thôi đưa đến tụng đình hoặc đồ vật thất tán.
- Thùy châu ám đen : vật tài hao tổn , vành tai mà đen xanh thì chính bản thân dễ chết vì bệnh tật tai nạn
- Nếu lưỡng huyền sắc đỏ tươi , mịn màng , từ chuẩn đầu đến tận trán có pha sắc vàng pha hồng tươi sáng là điềm báo trước mọi sự thuận lợi . Nếu tất cả các bộ vị trên bị pha xanh xám pha đen xạm là điềm trăm sự thất bại.
- Sống mũi mà đen xám nhưng chuẩn đầu tươi nhuận hồng hào thì đau ốm nhì nhằng . Nếu tất cả đều hôn ám thì khó tránh khỏi chết vì bệnh tật.
Mùa thu: ba tháng mùa thu thuộc Kim, sắc trắng là chính cách . Muốn xem vận khí mùa thu thì lấy quyền bên phải làm chuẩn.
- Quyền phải sắc hòng hoặc đen là chính cách hoặc tương sinh , trước buồn sau vui
- Chuẩn đầu trong ba tháng múa thu mà có sắc đỏ như mào gà chọi là điềm quan lộc hao tổn , tụng ngục lôi thôi.
- Phía dưới hai mắt có màu đỏ là điềm xấu về con cái. Mắt phải con gái , ngược lại là phía con trai .
- Ngư vĩ sắc đen là có tai nạn về sông nức . Sơn căn có sắcđen , mép miệng cũng hắc ám là điềm tật bệnh nội tạng.
- Nếu mũi ( từ đầu đến cuối) hơi có khí sắc vàng mà rõ là công danh , tài lợi tấn phát.
Mùa đông: Ba tháng mùa đông thuộc Thủy , tượng trưng bằng màu đen. Muốn xem vận khí trong khoảng thời gian này phải lấy Địa các làm chủ.
- Ba tháng mùa đông mà cằm có sắc đen thì trước xấu sau tốt . Có sắc xanh thì tương sinh ( Thủy sinh Mộc) kết quả tương tự.
- Cằm có sắc vàng về mùa đông chủ về tụng ngục , sắc trắng chủ chết chóc.
- Lưỡng quyền về mùa đông có sắc đen là biểu hiện tai nạn hoặc tiền bạc hao phá.
- Sơn căn sắc đen pha vàng : bất lợi về khẩu thiệt.
- án đường xanh vàng : c&##7847;u công danh sẽ thất bại , nếu có tía lẫn lộn thì phải coi chừng xe cộ sông nước.
- Dưới hai mắt có màu xanh vàng :trong vòng mười ngày có chuyện lôi thôi, có sắc đỏ là lôi thôi quan tụng , sắc vàng là tin vui.
- Đầu lông mày có sắc đỏ chủ lôi thôi về những chuyện không đâu.
- Trái lại , nếu phía dưới hai mắt có sắc vàng nhuận là điềm lành , làm việc gì cũng đạt sở nguyện.
Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là trước khi áp dụng vận khí bốm mùa cần phải xem xét xem người đó thuộc về hình gì trong năm hình rồi áp dụng nguyên lý tương sinh tương khắc vào Ngũ hình trong Ngũ hành để ấn định tầm ảnh hưởng tổng quát tiên khởi rồi mới áp dụng vận khí bốn mùa sau. Đi ngược lại điểm khởi nguyên này , sự đoán định mất hết giá trị , đôi khi còn đưa đến kết quả ngược lại.
b) KHÍ SẮC VÀ MẠNG VẬN HÀNG THÁNG
-
* Tháng giêng ( vị trí chủ yếu ở tại cung Dần, thep Pháp lệnh phải ) , tháng giêng thì diện bộ có sắc xanh trắng hiện rõ từng điểm sáng sủa tinh khiết là sắc tốt , chủ về mạng khí đang lên.
* Tháng hai : trên tháng hai thì trên mặt cần phải hiện rõ sắc hồng tía nếu không thì sắc xanh sáng sủa hiện thành từng mảng mới là sắc tốt , vận khí hanh thông.
Xem khí sắc tháng hai thì phải xem ở cung Mão ( từ đuôi mắt phải đến khoảng giữa hai tai phải : xem hình vẽ 222)
* Tháng ba : bộ vị chủ yếu tại cung Thìn , nói khác đi đó là Thiên thương ( khoảng cuối chân mày phải đến đầu bên tai phải).
Màu vàng phương hồng : đắc cách, trắng hoặc đen rõ ràng là phá cách. Trong ba tháng màu sắc cần phải lạt . Thiên
thương đắc cách là triệu chứng tốt bị ám đen hoặc trắng là tang chế , xanh quá rõ là dấu hiệu báo trước bản thân sẽ gặp tai ách.
* Tháng tư : Khí vận tụ lại ở cung Tỵ ( khu vực từ Thái hà tới Nguyệt giác tức là từ phía trên mày phải tới mép tóc phải)
Màu tốt nất là màu hồng tía sáng sủa : chủ mọi việc tốt đẹp , khí sắc trì trệ lá bất tường.
Các màu khác đều khắc kỵ : màu đen chủ về chết chóc , xanh chủ về hình phạt , vàng chủ về thất tán, trắng chủ về ma chay.
* tháng năm : Khí vận tụ ở cung Ngọ ( khoảng từ Aán đường chạy thẳng lên mí tóc trên trán).
Màu đỏ hoặc hồng tía là khí vận tốt . Các màu khác đều biểu hiện sự thất ý , nhất là màu xanh.
* Tháng sáu : Khí vận tụ ở cung Mùi ( khoảng đầu chân mày trái tới phía trên Nhật giác)
Sắc chính trong tháng này lá cung Mùi phải có màu vàng pha tía . Nếu có sắc xanh xạm hoặc chỉ hơi hồng mà lẫn trắng trộn với nhau thì công việc trì trệ hoặc gặp tai ách.
* Tháng bảy:Khí vận tụ ở cung Thân ( khoảng cuối đuôi mày trái tới Thiên thương)
Sắc chính và tốt là sắc là sắc vàng và trắng . Kỵ pha sắc đỏ hoặc đen xạm . Nếu sắc chính là trắng pha chút màu vàng hoặc tía chụ đại cát.
* Tháng tám :Khí vận tháng tám coi tại cung Dậu ( xem hình vẽ)
Khí sắc chính là ít vàng nhiều tía , không nên có nhiều sắc hồng hoặc đỏ rõ rệt .Trong khoảng tháng tám , chẳng nhửng kỵ sắc hồng và đỏ ở cung Dậu mà còn kỵ ở bất cứ bộ vị nào nữa .
* Tháng chín : Khí vận tháng chín coi tại cung Tuất ( xem hình vẽ) Khí sắc chính là màu vàng hồng kỹ màu đỏ , xanh , đen .
Màu đen trong thời gian này chỉ tai họa . Màu vàng cần hiện ở ngoài , màu hồng thì mới tốt , ngược lại là xấu.
* Tháng mười : Khí vận tháng mười coi tại cung Hợi ( xem hình vẽ)
Màu trắng: chủ tài lộc với điều kiện sáng sủa .
Màu đỏ: tai ách.
Màu vàng : bệnh tật
Màu xamh : không may mắn về công danh sự nghiệp.
Màu sắc tốt là màu sắc đồng dạng với tháng mười . Có
* Tháng Mười một: màu xanh hoặc đen thuần túy sáng sủa là trung bình , mười một : khítối kỵ màu hồng , màu đỏ dù là từng mảng hay từng vận coi tại cung Tý chấm nhỏ cũng vậy.
* Tháng chạp : Khí vận tháng chạp coi tại cung
Sửu ( từ mép miệng phải chạy ngang má và chạy dọc xuống hạ đình)
Màu sắc chính yếu đắc thế của tháng chạp là hai màu xanh , màu vàng . Điều đáng lưu ý nhất là cả hai màu đó phải mờ ám nhưng không được ngưng trệ bởi sự xuất hiện bất chợt của các màu đen hoặc đỏ ở cung sửu.
Tuy nhiên , vì hai cung Tý , Sửu ở sát gần nhau nên ta phải phân rõ màu sắc giao liên của chúng .Tháng chạp thì cung Sửu có thể trắng nhưng cung Tý phải đen mới hợp cách.
Tóm lại , khi dựa vào khí sắc để đoán vận khí tốt xấu , cần phải nhớ các nguyên tắc căn bản sau đây :
a) Theo đúng nguyên lý vạn vật biến chuyển không ngừng , khí sắc mỗi tháng cũng biến chuyển theo từng tiết ( mỗi tháng có hai tiết , mỗi năm có 24 tiết).
- Từ mồng 1 đến 15 mỗi tháng : khí sắc tươi nhuận và rõ rệt.
- Từ 15 đến cuối tháng chỉ cần tươi nhuận nhưng phải mờ dần.
b) Sắc diện mỗi ngày ở một người vô bệnh tật cũng biến chuyển.
Buổi sáng mới thức dậy : khí sắc trong sáng , buổi trưa mạnh mẽ và buổi chiều an tĩnh .
c) Chỉ có loại khí sắc tự nhiên mới cho phép dự đoán vận hạn hàng tháng hay hàng năm mà thoi . Khí sắc hàm dưỡng hay tà khí dùng để khám phá khí phách tinh thần.
d) Khí sắc và vận mạng hàng năm ( Xem hình vẽ trên)
Cũng áp dụng nguyên tắc tương sinh , ta có thể phối hợp cách cấu tạo của bộ vị đó về hình thể với màu sắc của bộ vị đó đến biết được vận khí cá nhân năm đó tốt xấu ra sao.
Sau đây là bảng liệt kê các bộ vị tương ứng với từng năm áp dụng cho đàn ông ( riêng đối với đàn bà các bộ vị bên phải của đàn bà có ý nghĩa của các bộ vị bên trái của nam giới và ngược lại . Các bộ vị trung ương có giá trị chung cho cả nam lẫn nữ)
TUỔI TÊN BỘ VỊ VỊ TRÍ TRÊN KHUÔN MẶT
Tuổi
Tên bộ vị
Vị trí trên khuôn mặt
1,2
Tả Thiên Luân
Phía đầu tai trái
3,4
Thiên thành
Khoảng giữa tai trái
5,6,7
Thiên quách
Phần cuối tai trái
8,9,10
Hữu thiên luân
Đầu tai bên phải
11,12
Nhân luân
Khoảng giữa tai phải
13,14
Địa luân
Phần cuối tai phải
15
Thiên trung
Coi hình vẽ 223
16
Phát tế
Chân tóc trán chính giữa
17
Nhật giác
Mép tóc bên trái
18
Nguyệt giác
Mép tóc bên phải
19
Thiên đình
chính giữa trán
20
Tả phụ giác
Phần góc trán từ chân mày trái chạy thẳng lên
21
Hữu phụ giác
phần góc trán từ cuối chân mày phải đi lên
22
Tư không
Phần giữa trán ở dưới Thiên đình
23,24
Tả hữu biên thành
Hai bên phải trái của chân tóc
25
Chính trung
Phần trán ngay bên ấn đường
26
Khâu lăng
Phần xương đầu phía trên tai trái
27
Phần mô
Phần xương đầu phía trên tai phải
28
án đường
Khoảng giữa hai đầu lông mày
29,30
Tả hữu sơn lâm
Phần xương đầu hai bên sọ
31
Lăng vân
Phần trán phía trên xương lông mày trái
32
Tử khí
Phần trán phía trên xương lông mày bên phải
33
Thái hà
lông mày trái
34
Phồn hà
lông mày phải
35
Thái dương
Đầu mắt trái
36
Thái âm
Đầu mắt phải
37
Trung dương
Khoảng giữa mắt trái
38
Trung âm
Khoảng giữa mắt phải
39
Thiếu dương
Khoảng cuối mắt trái
40
Thiếu âm
Khoảng cuối mắt phải
41
Sơn căn
Phần mũi ở giữa hai mắt
42
Tinh xá
Khoảng dưới mắt trái ăn thông với mũi
43
Quang điện
Khoảng dưới mắt phải ăn thông với mũi
44
Niên thượng
Phần trên sống mũi
45
Thọ thượng
Phần dưới sống mũi
46,47
Tả hữu quyền
Quyền bên trái và quyền bên phải
48
Chuẩn đầu
Chót mũi
49
Gían đài
cánh mũi trái
50
Đình úy
Cánh mũi phải
51
Nhân trung
Vạch sâu ở dưới chuẩn đầu ăn thông với môi trên
52,53
Tả hữu tiên khố
coi hình vẽ 223
54
Thực thương
Phần kế bên trái Tả Thiên phụ
55
Lộc thương Phần bên phải
Tả Thiên phụ
56,57
Tả hữu pháp lệnh
Hai lằn sâu từ hai cánh mũi đi xuống cằm
58,59
Tả hữu phụ nhĩ
Hai phần xương sụn ở mặt che cho hai lỗ tai
60
Thủy tinh
Môi trên
61
Thừa tướng
Môi dưới
62
Tả địa khố
Hai phần bên phải và bên trái
63
Hữu địa khố
của tụng đường(xem hình vẽ)
64
Nga áp
Mép miệng bên trái
65
Ba trì
Mép miệng bên phải
66
Tả quy lai
Phần cuối pháp lệnh trái
67
Hữu quy lai
Phần cuối pháp lệnh mặt
68
Tả quy lại
Phần diện mạo ở hai bên
69
Hữu quy lại
Pháp lệnh ( xem hình vẽ )
70
Tụng đường
Phần lẹm ở ngay dưới môi dưới
71
Địa các
Phần cằm tận cùng của khuôn mặt
72
Tả nô bộc
Phần bên mặt của hai bên địa các
73
Hữu nô bộc
Phần bên mặt của hai bên địa các
74
Tử tai cốt
Phần xương má bên trái
75
Hữu tai cốt
Phần xương má bên phải
Bắt đầu từ tuổi 76 100 ,người ta không xem bộ vị ở phần diện tích Khuôn mặt mà lại coi các khu vực chung quanh mặt. Các khu vực này không có danh hiệu riêng như 75 bộ vị kể trên (phần có ghi số là tuổi)-ví dụ :95 năm là 95 tuổi,99 năm là 99 tuổi) .Ở tuổi thượng thọ (từ 70 trở lên) phần hình hài Bộ vị không được coi trọng mà cần phải đặc biệt lưu ý đến thần, khí sắc .Đại để thần mạnh sắc tươi khí hùng là dấu hiệu thọ khang :thần hôn, khí sắc ảm đạm Là dấu hiệu suy nhược báp trước sắp bệnh hoạn hay từ trần tùy theo mức độ nặng nhẹ.
3- Ý nghĩa từng loại sắc trên các bộ vị :
SẮC ĐEN:
- Thiên trung: hắc khí xuất hiện ở bộ vị này chủ về tai họa trên họan lộ ,hay các việc không may xảy ra ở ngoài ý đị nh của mình
- Trung chính : chủ về mưu việc không thành, nội trong 100 ngày sẽ thấy hậu quả không hay. Kẻ theo đuổi họan lộ tối kị lọai khí đen xuất hiện ở Bộ vị này.
- Dịch mã: xuất hiện ở bên trái chủ về bệnh tật ở bên tráitrong nội tạng, bên phải thì tật ở bên phải. Ngoài ra, Bộ vị này còn chủ mọi sự phá bại,tai ương.Nếu sắc đen rõ ràng thuộc loại tà sắc thì cầ nphải đề phòng tai họa sông nước. Tuy vậy, nếu sắc đen nhuận trạch và ở giữa có điểm sáng lan dàn ra xung quanh thì lại là dấu hiệu của hanh thông, nên xuất hành hay khai trương công việc .
- Mi tâm : chủ về sự bất tường liên quan tới gia vận, anh em bằng hữu .Thấy sắc đen hiện ở hai mi tâm, tốt hơn hết là không nên bảo lãnh ,cam kết dùm cho bạn bè thân tộc.
- Thiên thương : chủ về việc đi đường dễ gặp hiểm nghèo ,đồng thời cũng là dấu hiệu chỉ ông bà cha mẹ gặp bệnh tật ,rủi ro (nếu cung phụ mẫu cùng màu sắc)
- Cặp mắt : hiện ra sắc đen đột ngột chủ về tai họa do nữ giới mang lại hay liên quan đến việc giao du với nữ giới .
- Hai tai : (tai trái mệnh danh là Kim tinh, tai phải mệnh danh là Mộc tinh) hiện ra sắc đen xạm như nấm mốc là dấu hiệu gia vận bất tường, hay điềm rắc rối về pháp luật.
- Lưỡng quyền : chỉ rắc rối tr6en hoạn lộ, làm quan có thể bị mất chức hay giảm quỳen bình .Nếu Thiên trung cũng có loại khí sắc này vào loại tà sắc thì trong 40 ngày sẽ thấy ứng nghiệm .Nhược bằng thiên trung sáng sủa ,hồng nhuận thì tai họa giảm thiểu đến mức tối đa.
- Địa khố : chủ về tai họa ,tai tiếng do miệng lưỡi mang lại. Tuy vậy nếu Chuẩn đầu vàng tươi,sáng sủa và sắc đen Địa khố về 2 mùa thu và đông thì không đáng lo ngại.
- Tung đường : chỉ sự bất lợi về thủy lộ ,không nênđi thuền ,tàu thường trong thời gian có sắc thái này hiện ở tụng đường.
- Nhân trung : chủ về rủi ro tai nạn do chính bản thân hay con cái. Nếu đang bị đau ốm mà thấy sắc thái đen hiên ra ở Nhân trung thì cần cẩn trọng trong thời gian chạy chữa.
- Chuẩn đầu : chủ về tai họa sắp tới.Nếu Aán đường không ám,nhãn quan linh hoại sáng sủa thì tai họa không có hậu quả đáng kể. Thấy sắc thái đen xạm hiện lên ở chuẩn đầu cần phải hết sức giữ mình ,không nên vọng động. Cưỡng lại tất nhiên sẽ xảy ra tai ương.
- Ty lương : (Niên thượng và Thọ thượng ):chủ về bản thân hay trong nhà có bệnh .Nếu có đốm đen lâu dài thì biết ngay bản thân có bệnh kinh niên.
- Sơn căn : chủ về thời vận không tốt ,phải đề phòng việc hiếu phục với người thân trong nhà.
- án đường : chủ v&##7873; lo lắng phi thường quan trọng. Nếu ám khí lan rộng suốt bề mặt của trán là điều báo trước tai họa sắp đến.
- Môi miệng : chủ về bệnh tật nan y ,Nếu như nhãn quan xiên xẹo ,hôn ám là loại bệnh phong hay thần kinh chết.Nếu nhãn quan có thần là bệnh nội tạng hay gặp vận bi.
- Phước đường : chủ về lo lắng tang chế:sắc nhẹ thì thời gian ứng nghiệm chậm , sắc thái rõ ràng thời gian xảy ra kế cận.
- Mạng môn: thời vận trì trệ ,công việc trắc trở.
- Pháp lệnh : chủ về thọ căn bị thương tổn hay làm điều ác bị báo ứng
(nếu âm chất cung cũng xạm đen và khô mốc.
- Gian môn :bất lợi do việc giao thiệp với nữ gây ra.Nếu sắc đen chạy từ gian môn ra quyền cốt chủ về thê thiếp bất hảohay nhân vì chuyện vợ con mà mất tín nhiệm.
SẮC ĐỎ :
-ngay giữa trán : (chính ngạchh):khí sắc đỏ hiện ngay trán kể từ sát án đường tới chân tóc chủ về những trở ngại trong bước đường công danh sự nghiệp, hay tai họa do bình khí , hỏa tai mang tới.Nếu sắc khí này hiện rõ rệt và lâu dài thì trong 40 ngày sẽ thấy ừng nghiệm.
- án đường :Nếu có vvết đỏ như da bị phỏng dầu là dấu hiệu tai họa vì miệng lưỡi hay hỏa tai trong còng 100ngày sẽ thấy.
- Sơn căn :có khí sắc đỏ ám chỉ về quan tụng hay tai ương liên quan đến lửa hay là sinh đẻ khó khăn phải giải phẫu, theo từng hoàn cảnh ,nghề nghiệp của mỗi người ,Việc nhanh hay chậm tùy theo sắc thái đậm hay lạt.
- Thiên thương : nhà bị gây go ,miệng tiếng đưa đến quan tụng hay những việc kinh hiểmâû
-Lưỡng quyền : (quy𓎍n cốt) có sắc thái đỏ như màu máu đông là điềm báo trước tai họa. Đậm ,rộng thì phải đề phòng việc chết chóc vì quan tụng ,nhẹ cũng phá tán tiền bạc ,lo lắng khổ cực về tinh thần.
- Nhân trung : rõ và rộng sắc khô thì buồn lo, mờ ảo và hẹp tìh lo lắng ít.
-Thừa tương :có kẻ ttiểu nhân làm phiền ,sinh ra lo lắng ,buồn bực.
- Địa các : chủ về cạnh tranh lời ăn tiếng nói mà sinh ra hao tốn tiền của hay tiền vận trì trệ tuỳ theo sự liên quan tới các bội khác.
- Địa khố : về bệnh trạng xung huyết ,cùng lúc với việc quan tụng cùng nghĩa với khí sắc xuất hiện ở Địa các.
- Chuẩn đầu : là khu vực đại kị ( trừ người Hỏa hình chính cách) đối với các người thuộc hình kim, Mộc, Thuỷ và Thổ, và không ở trong ba tháng mùa hạ. Khí sắc đỏ thuộc tà sắc ở chuẩn đầu xuất hiện đồng thời ở cả lưỡng quyền chủ về nhà tan người mất. Tuy nhiên với điều kiện là lan tràn đều và rõ ở khắp diện tích thuộc Chuẩn đầu và lưỡng quyền mới có hậu quả tai hoạ như trên. Nếu chỉ là tản sắc thì không đáng lo ngại nhiều.
-Mạng môn: chủ về hao tốn của cải hoặc bị người khác làm hại.
Ty lương: Chủ về bệnh tật của máu huýet quá khẩn trương đồng thời cũng là tại hoạ có tính cách do khẩu thiệt mang lại.
-Mi tâm:Chỉ dấu của sự lo buồn và anh em, thân quyến hoặc bạn bè làm liên luỵ đến mình.
Dịch mã: Chủ xuất ngoại thường gặp tai ách về lửa hoặc là cạnh tranh miệng lươĩ.
*SẮC XANH
-Chính trung: Xuất hiện không đúng lúc và đúng với loại hình người là dấu hiệu của người làm quan hay giữ chức vụ bị giáng cấp hay tù tội vì công việc đàng hành xử.
-Nhật, Nguyệt giác:Dáu hiệu của bệnh tật, nặng nhẹ tuỳ theo mức độ của sắc thái xẫm hay lạt.
-Dịch mã:Chủ về những rủi ro , tai nạn trong lúc đi đường hoặc xuất du ra khỏi địa phương của mình.
-ẤN đường: Xanh xạm chủ về các tai ương hao tổn đến xe ngựa. gia súc.
-Mi tâm: Thời vận trì trệ, anh em quyến thuộc gặp tai ách.
-Sơn căn :Hiện sắc xanh ảm đạm cần phải đề phòng bệnh tật, một khi bị đau thì bệnh trang kéo dài. Nếu vốn đã có bệnh thì bệnh đó còn lâu mới hết.
-Gian môn; Chủ về vợ gặp bệnh tật, nếu vợ có thai sắp sinh phải lưu ý đề phòng.
-Lưỡng quyền: Chủ về gia vận không được thuận lợi và có mối lo do việc thưa kiện gây ra tỷ như dùng người giúp việc gặp kẻ bất trung, bảo lãnh nhầm cho kẻ quen mà mình phải gánh chịu lấy hạu quả do kẻ đó gây ra.
-Niên thọ: Chủ về đại bại, tiêu ma sự nghiệp.Nếu gặp sắc xanh rõ rệt hiện ở sống mũi thì không bệnh tật tốn hoa tiền cũng do việc khác gây ra tổn thiệt nên tuyệt đối chớ nên vọng động trong thời gian này.
-Nhân trung:Chủ về beenhj tật báo trước điềm do việc ăn uống cẩu thả hay dâm dục thái quá gây ra.
-Địa khố: Chủ về tai ương hoặc là đi đường thất lợi ,hoặc là gia súc nui trong nhà bị hao hụt.
-Địa các: Cùng ý nghĩa như gặp sắc xanh ở Địa khố nhưng con thêm ý nghĩa là cộng tác với người ngoài sẽ gặp thất lợi.
-Chuẩn đầu; Chủ về đại hoạ liên quan đến tiền bạc và sinh mạng. Nhẹ thì hao tổn tài sản, nặng thì có thể người chết, tan cưa nát nhà.
-Hải giác; Chủ về do tai hoạ ăn uống gây ra, đồng thời cũng là dấu hiệu của việc đi đường thuỷ gặp nhiêu bất trắc.
Nếu thấy hiện lên đồng thời ở cả Hải giác lẫn Địa khố thì phải đặc biệt lưu ý đến viẹc phòng tai hoạ về ẩm thực.Nếu thấy đồng thời sắc xanh xuất hiện ở cả Hải giác lẫn Nhân trung phảib lưu tâm đến rũi ro sông nước trong lúc đi đường.
-Mạng môn; Chủ về thời vận trì trệ không được hanh thông, bệnh tật tốn tiền hại sức, hay gặp lo buồn.
-Lệ đường: Sắc xanh ảm đạm khô khan chủ về hoạt động bị tiểu nhân phá hoại ngầm hoặc đi xa gặp kẻ ngăn cản.Trái lại gặp sắc xanh tươi nhuận, khí sắc toàn diện rõ ràng, nếu có vợ hoặc chính đương sự là phụ nữ thì lại chủ về có tin vui thai sản.Lệ đường bên trái chủ về sinh con trai,bên phải con gái.Tuy nhiên cần phải phối hợp với khí sắc của ấn đường mới thêm phần chính sát.
- Thiên đường : gặp lo lắng buồn phiền bất trác.
- Phước đường : bị tiểu nhân hãm hại trong công việc làm quan cũng như bị đồng nghiệp gièm pha, đi buôn bị bạn bè tranh thương bất chính khiến rắc rối .
SẮC TRẮNG :
- Thiên đình : thiên đình có sắc trắng đục, tối; là chỉ sự ha otổn tiền bạl hay các loại kh&aacut
(32)_PHƯƠNG PHÁP XEM TƯỚNG
I- NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN TRONG PHƯƠNG PHÁP XEM TƯỚNG
Phương pháp xem tướng của Á Đông có tính cách toàn diện và tổng hợp. Toàn diện ở chổ tất cả các bộ vị trên khuôn mặt, trên thân mình, những nét tướng động tác và tinh thần đều phải được quan sát. Như thế, với ý nghĩa toàn diện, ta phải quan sát từ chân lên đến đỉnh đầu, từ phía chính diện lẫn trắc diện
Về mặt Tổng Hợp, ta chú trọng nhiều ở chỗ phối hợp tất cả các bộ vị: Đi từ chỗ phối hợp các điều quan sát ở các bộ vị tiến tới những bộ phận lớn hơn. Từ những bộ phận kết hợp đó ta đi đến toàn thể con người. Tổng hợp còn có ý nghĩa là phối hợp những điều quan sát rút tỉa phần hình tướng về phẩm lẫn lượng với phần tâm tướng. Chỉ sau khi cân ưu và khuyết điểm của cả hai phần tâm tướng và hình tướng người ta mới có thể đưa ra phần nhận định có tính cách đúc kết tức thời (immédiat) về một cá nhân. Phép xem tướng Á Đông đề ra một số định tắc giản ước có tính cách hướng dẫn. Người xem tướng muốn việc quan sát được coi là đầy đủ phải hướng việc quan sát của mình vào mười trọng điểm. Trong các sách tướng ngày xưa, người ta thường mệnh danh đó là thập quan gồm các điểm trọng yếu sau đây:
- Sự uy nghi: Nói một cách tổng quát, uy nghi là những gì con người một cá nhân tỏa ra ngoài, khiến cho người khác nhận thức được và tạo ở người khác một ấn tượng kiêng nể, không dám đem lòng khinh mạn. Thường thường sự uy nghi đường bệ này phần lớn do ánh mắt tạo ra nhưng không chỉ có ánh mắt mà ở toàn thể cốt cách, cử chỉ hay nói một cách rộng rãi là tác phong của một cá nhân
- Tính cách hậu trọng và hòa cái: Tính cách hậu trọng bao gồm cả hai lĩnh vực vật thể lẫn tinh thần và có nghĩa là thân hình vững vàng, tinh thần ổn cố gây cho người ngoài một sự tin cẩn, một cảm tưởng có thể nói là an tâm nơi mình. Ví dụ như một người lúc nào cũng giữ được tác phong ung dung thư thái trước bất cứ hoàn cảnh nào, sắc mặt lúc nào cũng điềm đạm không hốt hoảng, hoang mang là kẻ được tướng học xem là tướng hậu trọng
Còn hòa ái là sắc diện, cử chỉ, thái độ ngôn ngữ của ta khiến người khác được thoải mái, thích tiếp cận nhưng không dám khinh lờn hoặc vì cưỡng ép mà tới
- Thẩm định sự thanh trọc: Sự thanh trọc nói ở đây có nghĩa là Thanh hay Trọc phải đúng mức, vì Thanh đi quá đà sẽ trở thành hàn. Trọc đi quá đà sẽ trở thành thô và chỉ khi nào có hàn và thô mới coi là xấu
Nếu trong một cá nhân có cả thanh lẫn trọc, ta phải tìm xem đó là cách Thanh trung hữu hay cách Trọc trung hữu thanh. Đến đây ta lại trở về các chi tiết đã trình bày ở chương nói về Thanh Trọc
- Quan sát cách cấu tạo xương đầu và trán: Đầu, dưới nhãn quang tướng học Trung Hoa, được xem là nơi cao quý nhất của thân tướng học ít khi nói đến đầu mà lại nói đến trán. Hơn nữa phần đầu được nói đến phần nhiều lại có tính cách hoang đường chỉ có một phần nhỏ đáng lưu ý. Đại khái, muốn được coi là cát tướng thì xương não hậu phải nổi tròn, xương hai bên phía tai phải nảy nở một cách cân xứng. Ngoài ra chiều cao và khối lượng của đầu phải tương xứng với toàn thân, không được quá lớn cũng không được quá nhỏ. Thái quá hay bất cập đều là hung tướng, dù Tam Đình có bình đẳng, Ngủ nhạc có triều quý đi nữa, thì những sự bình đẳng, triều quý đó cũng chỉ là những cái tốt chi tiết trong một cái xấu tổng quát, chỉ được ngọn mà mất hẳn gốc
Về trán, phần này được phân tích khá đầy đủ ở chương đầu, quyển I, bạn đọc chỉ cần xem lại phần đó là đủ. Điểm cần nói ở đây là Trán cũng phải theo một quy tắc trung dung như trên, nghĩ là phải tương xứng thích nghi với đầu. Quá rộng hay quá
thấp hẹp, đều không đưa đến hậu quả tốt đẹp thật sự vì cao quá thường lao tâm tổn thọ, quá thấp hẹp thì ngu độn vất vả
- Quan sát ngũ nhạc và tam đình: Tam Đình và Ngũ Nhạc tuy danh xưng khác nhau nhưng thật chất lại là một. Tam đình đứng về phương diện phân chia tổng quát khuôn mặt một cách võ đoán, còn Ngũ Nhạc là đứng về phương diện phối trí các khu vực xương nổi cao trên khuôn mặt. Tất cả những ý nghĩ chính yếu của Tam Đình, Ngũ Nhạc đã được nói khá đầy đủ ở quyển I, những điểm cần phải bổ túc về kỹ thuật sẽ được trình bày ở mục III, khi chúng ta đề cập đến kỹ thuật xem tướng theo thời gian ở những trang sau. Ở đây bạn đọc chỉ cần nhớ lại một vài điểm yếu sau đây mà thôi:
- Chiều dài lý tưởng là ba Đình phải xấp xỉ bằng nhau và không có Đình nào được lệch lạc
- Ngũ nhạc cần phải triều củng, nghĩa là Mũi phải ở ngay chính giữa đường phân chia khuôn mặt theo chiều dọc, không được lệch sang trái, sống mũi phải ngay thẳng và không được sát với mặt phẳng của mặt. Chuẩn đầu phải cao hơn tất cả các phần khác của lông mày, xương Lưỡng quyền phải vuông vức đầy đặn không được lệch. Những điểm chính yếu sau trên về Tam Đình, Ngũ Nhạc chính là tướng thư gọi là bình đẳng và triều quy. Thông thường về mặt mạng vận của kẻ suốt đời bình an, đủ ăn, đủ mặt, ít gặp ba đào khủng khiếp
- Quan sát hình dạng, phẩm chất của Ngũ Quan và Lục Phủ: Trong chương đầu quyển I và những chương kế tiếp, soạn giả đã giới thiệu đầy đủ về các bộ vị trên, nên
ở dây chỉ cần lưu ý một vài điểm kỹ thuật liên quan đến thầm định chuyên biệt mà thôi
- 1. Quan sát lục phủ muốn cho chính xác phải nhìn nghiên chứ không nên nhìn thẳng phía trước vì các phần này thuộc về phần chính diện. Do đó, việc quan sát chính diện chỉ có tính cách phụ đới nhằm bổ túc cho lối nhìn trắc diện. Trái lại, trong phép quan sát ngũ quan (trừ cặp tai không đáng kể ), trắc diện chỉ có tính cách bổ túc, chính diện quan sát mới đóng vai trò quan trọng
- 2. Tuy người ta nói rằng lục phủ cần phải nảy nở, ngũ quan thì phải toàn mỹ, kỵ lộ nhưng những điều đó chỉ có giá trị tương đối không hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp, ví dụ như:
- Về mắt, chỉ có người Mộc, người Kim, người Thổ mới kỵ lộ nhãn, còn người Hỏa thì lại không kỵ miễn là đừng lộ thần là được
- Về Tai, Người Mộc không kỵ tại Mộc, Tai Viễn Vũ nhĩ cho người Hỏa thì tai phản nhỉ, tai Hỏa càng lộ bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu
- Về Mũi, người Mộc không kỵ các loại Mũi gầy miền là không được thấp gãy, người Hỏa không hề kỵ Mũi lộ không
- Về Miệng, người loại Miệng cực kỳ quý đối với người Thổ, Kim, Thủy do vậy người Hỏa lại thành xấu. Trái lại, người hình Hỏa không hề kỵ lộ xỉ, lộ hầu
- Về Lông Mày, người Hỏa, người Thủy, không cần phải mi trường quá mục, lộ và đoản mi đối với người Hỏa lại là hợp cách
- Quan sát các bộ vị trên thân mình: bụng, ngực, lưng, eo, vú rốn ...
- Quan sát các nét tướng tứ chi: Tất cả những nét tướng của cả hai trọng điểm kể trên đã được trình bày đầy đủ trong quyển I, nên ở đây miễn nhắc lại. Độc giả chỉ cần tham chiếu những đoạn liên quan hai trọng điểm trên là có đủ yếu tố để phán đoán
những đặc điểm về cá tính và vận mạng của một cá nhân qua những nét tướng về thân hình và tứ chi
- Quan sát âm thanh và tâm hồn: âm thanh trong tướng học đóng một vai trò quan trọng trong việc đoán thọ yểu, hiền ngu, quý tiện.
Nguồn gốc nguyên thủy của âm thanh là khí. Aâm thanh hùng mạnh, ổn cố có nghĩa là khí cũng ổn cố. Thế mà khí, theo nhãn quang tướng học của tướng lý Á Đông là gốc rẽ của sự thọ yểu, nên âm thanh sung mãn thì con người đó có rất nhiều triển vọng sống lâu, âm thanh suy nhược, trì trệ thì hy vọng trường thọ rất mong manh
Ngoài vấn đề thọ yểu, người rành thẩm âm có nhờ âm lượng và âm điệu mà đoán được phú quý bần hàn của một cá nhân nữa
Đại khái tiếng nói vang dội và to lớn như tiếng sấm, trầm và ngân vang như tiếng chuông chùa, thanh cao như tiếng khánh ngọc vui vẻ tự nhiên như tiếng ngọc reo trên mâm bạc đều là loại âm thanh cực quý chủ về thông minh, quý hiển. Nói tóm lại, tiếng nói đầm ấm trong trẻo, âm lượng phong phú là dấu hiệu phú quý bất kể mặt mũi xấu xí, bộ vị khuyết hâm hoặc thân mình nhỏ bé.
Tóm lại, thân hình lớn mà tiếng nhỏ hoặc tiếng lớn mà không có âm lượng, giọng rè như phèng la, khô khan chói tai đều là dấu hiệu của kẻ tâm tính hạ tiện, ngu độn, khó mong thành đạt
Còn bàn về tâm hồn, ở đây ta chỉ muốn nói đến tâm tính hiểm độc hay thiện lương, hẹp lượng hay bác ái do các cử chỉ, thái độ bộc lộ ra ngoài. Tâm tướng được gọi là cái gốc của hình tướng, tâm biến cải thì hình (hiểu theo nghĩa rộng là những gì cótính cách vật thể nơi con người ) cũng biến đổi theo. Tướng hình cốt để qua hình mà xét đến tâm nên người xưa đặc biệt quý trọng phần tâm tướng. Vì vậy, Ma Y mới nói: "Vì quan huỳnh mạo, tâm tướng tâm điền ": (Chưa cần quan sát hình hài, mặt mũi hãy quan sát tâm tính trước đã ). Dưới nhãn quan tướng học Á Đông, tinh thần khí phách và âm thanh là phần tướng nội tại thuộc về lĩnh vực tâm tướng
- Quan sát thân hình để xem cá nhân đó thuộc loại hình gì: Trọng diểm này bao gồm những loại hình tướng căn bản thường hay biến cách. Chính thường thì phép phânloại theo Ngũ hành hình tướng được coi là căn bản: biến cách thì xem cá nhân đó thuộc hình dáng cầm hay thú điển hình
II. CÁC TƯỚNG PHÁI
Cũng như trong bất cứ học thuật nào khác, các tướng học gia cũng đưa ra nhiều quam điểm khác nhau về loại tướng, về phép xem tướng. Tựu trung căn cứ theo tiêu chuẩn hình tướng và tâm tướng về những điểm trọng yếu, ta thấy có hai học phái khác nhau. Về những điểm lý thuyết hầu hết đều công nhận phương pháp xem tướng không đi ra ngoài mười trọng điểm quan sát được nêu ở mục A kể trên nhưng thứ tự ưu tiên từng trọng điểm dưới nhãn quang của từng học phái lại biến đổi tuỳ theo người xem tướng đứng về mặt cá nhân để phân tích cá nhân hay đứng trên cương vị của xã hội để lượng định khả năng cá nhân đó hầu phục vụ cho xã hội
a) Tướng phái trọng hình thức:
Người được xem như đại diện cho tướng phái này là Lã Thuần Dương một đạo sĩ nổi tiếng đời Đường. Đứng trên cương vị cá nhân để xem tướng cho một cá nhân, những điều khám phá ở một cá nhân phần lớn là qua những nét tướng vật thể nhằm phục vụ cho chính lợi ích của cá nhân người được xem tướng. Trong thiên biên khảo nhan đề Tướng pháp nhập môn. Lã Thuần Dương đã liệt kê các tiêu chuẩn về phương pháp xem tướng theo một thứ tự sau:
1. Đầu tiên phải quan sát hình tướng tổng quát để biết cá nhân đó thuộc loại gì trong ngũ hành hình tướng với tất cả những phối hợp về phẩm cũng như lượng của từng loại (thuần cách hay tạp cách, có hội đủ những điều kiện tất yếu của thuần cách hay không ). Nếu là tạp cách thì sự phối hợp chủ yếu bị khắc chế hay thuận hảo ...
2. Bước kế tiếp là quan sát sự cấu tạo của cốt cách, xem tướng của toàn thân có thuận lợi với nguyên lý âm dương ứng dụng trong tướng học không. Sau đó là phần định thần, khí để biết tranh trọc
3. Bước thứ ba là quan sát khuôn mặt như Tam Đình, Ngũ Nhạc, Lục Phủ, Tứ Đậu
4. Bước thứ tư là quan sát ngôn ngữ, cử động tức quan sát con người qua những nét tướng, âm thanh và cách thức đi, đứng, nằm, ngồi ....
Tất cả những bước trên giúp cho người quan sát có 1 ý niệm bao quát về tướng cách của một cá nhân, giúp ta giải đoán được một
5. Cuối cùng để biết chi tiết về may rủi hàng năm, ta phải quan sát phần khí sắc của bộ vị
Cũng như đại đa số các tướng thuật gia cổ điển khác, Lã Thuần Dương tin rằng Tâm năng sinh Tướng (với nghĩa tướng đặc biệt ở đây là hình tướng). Hình tướng tuy được coi trọng là phần căn bản để từ đó suy ra tâm hồn, thông minh , đần độn quý tiện thọ yểu nhưng hình tướng theo tâm mà biến chuyển có thể từ tốt ra xấu, từ xấu ra tốt nên Lã Thuần Dương không câu nệ người ta vào các điều chỉ dẫn đại cương của ông mà phải nghĩ rằng hình tướng của một của một cá nhân nay vậy mai khác. Cho nên ta có thể nói rằng hình tướng của Lã Thuần Dương là hình tướng sinh soạn giả biến thiên theo thời gian và tâm linh, muốn theo sát sự biến chuyển của phần hình tướng không thể bỏ qua phần tâm tướng
b) Tướng phái Tinh thần khí phách
Khởi nguyên của tướng phái này có lẽ có từ lâu đời. Ngay từ thời nhà Chu cách đây khoảng hơn 2500 năm, Tư Mã Thiên đã chép là quan đại phu nước Tấn. Cô Bố Tử Khanh có biệt tài xem tướng chỉ nhìn khí phách con người là đủ đoán được công
danh, sự nghiệp sau này của cá nhân đó. Tiếc rằng Cô Bố Tử Khanh không để lại một dấu vết gì về phép xem tướng độc đáo kể trên cả
Đến đời Thanh, tác giả Phạm Văn Viên đã nêu lên quan niệm Khí Phách và cho đấy mới là phần căn bản của Tướng học, hình hài bộ vị không quan trọng nhưng thủy chung ông vẫn còn đứng trên cương vị cá nhân để xem tướng cá nhân. Vào đời Thanh trung hưng, Tăng Quốc Phiên là người đứng đầu trên cương vị xã hội không lấy tinh thần và khí phách làm trọng điểm trong việc xem tướng để lựa người có khả năng phục vụ quốc gia. Trong việc xem tướng, Tăng Quốc Phiên đã gạt hẳn những điều huyễn hoặc nhuộm màu triết lý siêu hình của tướng học cổ điển, ông không để ý đến hình hài bộ vị. Do đó, ta có thể coi Phạm Văn Viên và Tăng Quốc Phiên là các đại diện sáng giá nhất của tướng phái tinh thần khí phách trong tướng học Á Đông hiên nay Trong phần nói đến Khí Phách, soạn giả đã có dịp nhắc đến Phạm Văn Viên và đã thử triển khai ý niệm Khí Phách của tướng học từ cuốn Thủy kinh tập cho đến các tác phẩm trọng yếu của tướng phái Tinh Thần Khí Phách theo quan điểm của Tăng Quốc Phiên nhưngý nghĩa gói ghém trong các trọng điểm đó. Phép xem tướng của Tăng Quốc Phiên có thể thu gọn vào sáu trọng điểm sau đây:
1. Muốn biết một cá nhân thuộc loại chính hay tà thì quan sát Mắt và Mũi
Lòng dạ ngay thẳng hay thiên lệch phần lớn được bộc lộ ra ánh mắt. Điều này phù hợp với những kinh nghiệm của nhân loại từ Đông sang Tây. Tục ngữ Pháp có câu : "Con mắt là tấm gương của tâm hồn". Phương ngôn Trung Hoa cũng có câu nói tương tự: "Xem người ta thì xem ngay cặp mắt". Như vậy căn cứ vào ánh mắt ta có thể biết được một cách khá chính xác tâm tính của một cá nhân, miễn là ta phải có tài quan sát và óc phán xét nhạy chính xác và vô tư
Ngoài ra, ngay nay cũng như ngày xưa, ai củng công nhận con ngưòi cơ thể chính thường thì thông thường tâm tính củng ở mức chính thường ít khi có những thái quá bất cập. Thế mà Mũi là bộ phận trung ương của khuôn mặt nếu không ngay ngắn cân xứng thì đựơng nhiên lệch lạc, đưa đến sự thiên lệch của tâm hồn. Kinh nghiệm ngàn xưa cho thấy, chưa từng có kẻ nào ngũ quan lệch lạc mà tâm tính ngay thẳng bao giờ
Dó đó muốn biết cá nhân tâm tính ra sao, ta chỉ cần quan sát nhãn quang và cấu tạo của Mũi là có tạm đủ dữ kiện để phán đoán ít khi sai lầm
2. Muốn biết tâm sự của kẻ đối thoại thực hay là hư thì quan sát cử chỉ, động tác (đặc biệt là động tác của môi, miệng )
Thông thường kẻ không quen nói dối khi phải dối trá thì môi miệng lúng túng, lập cập không được được tự nhiên như lúc bình thường. Đó thường một hiện tượng bên ngoài phản ánh nội tâm không được yên ổn. Do đó, người quan sát có cặp mắt sắc bén chỉ cần quan sát động tác của làn môi, khoé miệng cũng có thể đoán được phần lớn thực hư của nội dung câu chuyện
Suy rộng ra, trừ một vài trường hợp quá đặc biệt của những kẻ có bản lĩnh và đã được huấn luyện thuần thục làm chủ được động tác và tình cảm không kể, một kẻ bịa đặt ra câu chuyện trái ngược lại thật sự bao giờ cũng để lộ nhiều sơ hở trong lúc thuật chuyện qua ngôn ngữ, cữ chỉ không được tự nhiên. Chuyện càng quan trọng, càng liên quan đến quyền lợi sinh tử hay sinh mạng của đương sự bao nhiêu thì sự mất tự nhiên càng dễ lộ ra bấy nhiêu
3. Muốn biết công danh sự nghiệp tương lại thành bại như thế nào thì nên xem tinh thần, khí phách Khí phách hiên nganh là dấu hiệu bên ngoài của người có thực tài thực lực. Họ tự tin là với khả năng, tài trí của họ. Họ đủ sức tự tồn, tự lập nên không cần luồn cúi kẻ khác. Càng có dị tài thì thừơng hay có dị tật cũng như tướng ngựa có câu châm ngôn : "Ngựa hay thường cóchứng". Tinh thần là nguồn động lực thúc đẩy nuôi dưỡng ý chí con người. Yù chí mạnh mẽ thì có thể suy ra tinh thần mạnh mẽ và ngược lại. Người có khí phách hiên ngang, tinh thần cương nghị và nhẫn nại điềm đạm thì sẽ hội đủ điều kiện chủ quan tất yếu thi thố được chí nguyện bình sinh của mình, từ việc nhỏ đến việc lớn. Do đó, họ có rất nhiều triển vọng thành đạt trong bất cứ công việc gì đang làm hay sẽ làm. Những kẻ có tinh thần khí phách như vậy nếu có đủ điều kiện khách quan tối thiểu sẽ chắc chắn thành công trên bước đường mưu cầu công danh sự nghiệp. Sách Nhân luân đại thống nhất của Trương Hành Giản đời Minh đã dựa trên lập luận này khi viết: "Thành bại tại ư quyết đoán chjí trung". Chính vì cho rằng tinh thần khí phách là các yếu tố căn bản của phép xem tướng đoán người nên tướng học đã có câu châm ngôn : "Có khí phách thì tạo ra được côngdanh sự nghiệp". Câu nói đó hàm ý có khí phách hiên ngang hoang dại, tinh thần vững mạnh thì sẽ thành công
4. Xem xét cách xử trí công việc không gì bằng quan sát ngôn ngữ
Ngôn ngữ có công dụng là biểu lộ nội tâm của mình cho người khác hiểu. Càng có chức vụ thì muốn cho công việc mà mình được giao phó sứ mạng điều khiển đôn đốc được hoàn hảo thì người đó càng phải sử dụng ngôn ngữ cho minh bạch để diễn tả được đúng đắn và đầy đủ ý muốn cho thuộc cấp hiểu thấu. Ngôn ngữ thiếu thứ tự, mạch lạc, chứng tỏ ý tưởng lộn xộn, tâm tính thiếu minh bạch quyết đoán thì làm sao thực thi đúng mức
Nói tóm lại muốn xem xét một kẻ nào đó có biết cách xử trí công việc hay nói cho dễ hiểu là liệu xem công việc có thành tựu được không chỉ cần nghe ngôn ngữ của kẻ đó: trình bày công tác định làm có rõ ràng, đầy đủ hay hồ đồ, hứng khởi hay uể oải, cương quyết hay do dự, khái quát hay tỉ mỉ ... Chỉ căn cứ vào đấy, người rành quan sát tâm lý và tinh thần khí phách có thể đoán trước được là công việc sẽ thành hay hỏng
5. Muốn biết cuộc đời có thường hay bị chìm nổi hay không thì xem chân cẳng
Chân cẳng có liên hệ mật thiết tới khí lực: khí lực sung mãn thì chân cẳng vững vàng, tinh thần ổn cố. Sự chìm nổi cuộc đời có nghĩa là công việc thường hay vấp váp thất bại là vì tinh thần hốt hoảng, đầu óc không tỉnh táo, không vững tâm bền chí, không biết quyết đoán. Tất cả những dữ kiện này b ắt nguồn từ khí lực bất túc
Qua ý nghĩa của các sách vở, khí lực là căn nguyên của tinh thần khí phách. Trong đoạn luận về Thần hữu dư của Ma Y đã nói: "Đi vững vàng thanh thản như nước chảy, đứng chắc chắn như ngọn núi sừng sững giữa đồng là một trong các dấu hiệu chỉ về thần khí sung mãn". Kẻ thần khí sung mãn thì lâm sự cương nghị, lúc nào cũng
bình tĩnh sáng suốtt, không biến đổi tiết tháo. Như vậy trong việc mưu tìm công danh, đại sự ít khi lâm vào cảnh thất bại
6. Muốn biết thọ yểu nên xem móng tay
Người trường thọ tất nhiên huyết dịch sung mãn: sự tương quan giữa sự sung mãn của huyết dịch với hình thể và máu sắc của móng tay là rất mật thiết. Ơû đây ta chỉ đứng về phương diện màu sắc của móng tay mà xét
Đại khái, móng tay có những vết nhỏ chứng tỏ rằng huyết dịch bất túc. Màu xanh xám hoặc đen là dấu hiệu khí huyết suy nhược trầm trọng, các vệt bất thường hoặc hồng lẫn lộn là biểu hiện bề ngoài của của khí huyết bất túc. Toàn thể cả móng tay
đều xanh xám là khí sắc bề ngoài của huyết dịch thiếu thốn trầm trọng. Sắc càng xấu thì dấu hiệu suy nhược càng rõ. Do dđã người như thế không thể sống lâu
Ngược lại móng tay hồng nhuận đều khắp một cách tự nhiên là dấu hiệu chắc chắn của khí lực tiềm tàng sung mãn, huyết dịch tốt đương nhiên trường thọ
Nói một cách khác đây là quan điểm độc đáo về tướng học của Tăng Quốc Phiên và công dụng của phép đoán khí sức được dùng một cách khoa học trong lảnh vực tương quan giữa khí sắc và con người ở một lĩnh vực mà tướng học cổ điển chưa đề cập đầy đủ. Mọi ý nghĩa thần bí về vận mạng qua khí sắc của người xưa đều bị gạt bỏ. Quan điểm này của Tăng rất phù hợp với kiến thức y học hiện đại và vô tình giữa nhận định của khoa Thủ tướng (chiromancie) của Tây Phương hiện nay và nhận xét tăng cách hơn một thế kỷ giống như một cách kỳ lạ, gần như phóng tác nhau vậy
(33)_NHỮNG GIAI THOẠI XEM TƯỚNG
XEM TƯỚNG ĐỂ TÌM NGƯỜI HÀO KIỆT CHƯA GAèP THỜI
Cuối đời tấn, có người nước Hàn là Trương Lương thuộc dòng dõi cự tộc, năm đời kế tiếp nhau làm tướng nước Hàn. Thuở nhỉ Trương Lương căm giận Tần Thủy Hoàng bạn ngược lại thâm thù kẻ đã diệt nước Hàn của mình nên chu du thiên hạ, bỏ tiền mướn võ sĩ hành thích vua Tần. Việc không thành, Trương Lương phải bỏ xứ.
Trốn đi lang bạt giang hồ. Trong bước đường lưu lạc, Lương gặp một vị dị nhân truyền dạy binh thư thao lược. Nhờ đó mà Trương Lương mở rộng kiến thức, biết rõ đại thế thiên hạ, thấy chưa có thời cơ đành ẩn nhẫn không còn vọng động như lúc còn nhỏ tuổi trước kia.
Tần Thủy Hoàng mất, con là Nhị Thế nối ngôii cực kỳ hoang dâm tàn ác, dân chúng khốn khổ đến tận cùng. Bởi vậy anh hùng thảo dã trong thiên hạ nổi lên chống đối như ong vỡ tổ. Nổi tiếng và có thế lực trong đám người khởi nghĩa lúc đó là Sở Bá Vương Hạng Vũ và bái Công Lưu Bang.
Hạng Vũ là người có sức mạnh vô địch, quân lực hùng hậu nhưng tính tình hung hãn, hữu dũng vô mưu, còn Lưu Bang thế lực binh bị yếu hơn nhưng khôn ngoan nhẫn nại, biết mượn sức mạnh Hạng Vũ làm sức mạnh của mình, lại hay thi ơn chuốc nghĩa nên kẻ tức thời ai cũng biết là kẻ thay nhà Tần làm vua thiên hạ là Lưu Bang chứ không phải Hạng Vũ.
Tuy vậy, lúc ban đầu vì Hạng Vũ thế mạnh nên Lưu Bang đành tạm khuất phục nhường cho Hạng Vũ xưng vương và chịu nhún mình làm chúa đất Thục.
Hạng Vũ từ ngày đăng quang chỉ ham hưởng thụ mù quáng với lợi danh vừa đạt được, khôngbiết dùng kẻ đại tài bất chấp mọi lời khuyến dục có tính chất chiến lược của quân sư Phạm Tăng. Hơn nữa Vũ tính tình bạo ngược chẳng kém gì tần Thủy
Hoàng nên trong lúc nóng giận đã nhẫn tâm giết vua nước Hàn là nước chhư hầu vừa mới được tái lập. Do đó, Trương Lương vừa thù nhà vừa nợ nước càng muốn lật đổ kẻ đã lấy bạo ngược thay thế bạo ngược. Lương lại có dịp xem tướng Lưu Bang và những cận thần tín cẩn thấy họ đều có tài lạ, chí lớn. Vì thế, Lương quyết tâm theo phò Lưu
Bang để mượn tay Lưu Bang gíup mình đạt thành sở nguyện bình sinh là diệt Hạng Vũ.
Nói về Lưu bang từ khi bị Hạng Vũ cướp công và phong làm chúa đất Thục là nơi thâm sơn cùng cốc, Lưu Bang đã uất hận định phản kháng thì Trương Lương đã vạch rõ thế thành bại của thiên hạ lúc đó để Lưu Bang phải ẩn nhẫn chờ thời, Lương còn khuyến dụ Lưu Bang nên khôn khéo biến các khuyết điểm của Hạng Vũ thành ra ưu điểm của mình và tự nguyện sẽ gíup Lưu Bang diệt Hạng Vũ bằng cách ly gián Hạng Vũ với các chư hầu, tìm trong thiên hạ một nhân vật có tài thao lược và chí dũng xuất chúng để đủ sức chế ngự binh lực của Hạng Vũ.
Trong khi lưu lại trong dinh Hạ Bá ( Bá là thúc phụ Chu Hạnh Vũ lúc đó làm thượng thư lệnh chuyên về các chiếu biểu tâu trình trần tình của Hàn Tín. Đọc xong tờ biểu này, Trương Lương toát mồ hôi lạnh khi thấy Hàn Tín đã vạch rõ cho Sở Bá
Vương biết tất cả những nguy hiểm đang cờ đợi mình nếu không tìm cách tiêu diệt Bái Công. Sau cùng Hàn Tín đề ra kế hoạch dự phòng mà nếu được thi hành thì chắc chắn là Bái Công sẽ chết già ở nơi đất Thục không mong gì lật ngược thế cờ.
Lúc dâng biểu, Hàn Tín chỉ là một viên quan có chức vị rất tầm thường. Tuy có tài nguyên nhung từng được Phạm Tăng biết đến và chính Phạm Tăng đã khuyên Hạng Vũ phải biết cách khai thác tài năng tiềm ẩn đó, nhưng Hạng Vũ kiến thức nông cạn
không có mắt xanh sau biết bậc đại tài.Sở dĩ Hạng Vũ không dùng Hàn Tín một phần vì tự bản thân Hạng Vũ không phải là kẻ biết dùng người, một phần nữa vì Vũ biết rằng trước kia Hàn Tín từng lồn chôn kẻ bán thịt ở chợ Hoài âm. Dưới mắt kẻ phàm tục, hành vi đó là một cử chỉ điếm nhục nhân cách biểu hiện cho hạng tham sinh quý tử tầm thường. Nhưng dưới cặp mắt xanh của cao nhân như Trương Lương thì lại khác hẳn, Lương cho rằng kẻ đã có đại tài chịu đựng
(34)_Tướng Đi
Đi chữ bát
Đi chữ bát tức là khi đi hai gót bàn chân hướng vào hai đầu bàn chân hướng ra thành hình chữ bát. Khi đi tuy dùng lực, nhưng tỏ ra rất vội vàng, nửa thân trên hay lắc sang trái sang phải. Dáng đi này có hàm nghĩa tâm lý và đặc trưng tính cách như sau:
- Tính cách bảo thủ: Nói chung dáng đi chữ bát không đẹp tí nào, nhưng vì họ đã quen đi như thế, điều đó chứng tỏ: trong cuộc sống dù phát sinh sự việc gì họ cũng có thái độ chấp nhận. Họ không dễ dàng thay đổi hành vi của mình.
- Không thích giao tiếp: Về điểm này, hiện nay vẫn chưa có một cách nói chuẩn xác, nhưng nhìn chung loại người này có đầu óc thông minh: làm việc khoa học mà không ồn ào. Có thể vì đầu óc thông minh nhưng tư thế đi không đẹp đã tạo cho họ thích kiểu đi lặng lẽ một mình này.
Đi lắc đảo
Dáng đi lắc đảo tức là bước đi rất tuỳ tiện, nói chung không có quy luật cố định nào. Có lúc họ đút hai tay trong túi, hai vai rụt lại mà đi; có lúc đánh tay thoải mái, ưỡn ngực. Qua bước đi của loại người này ta có thể đoán biết được thế giới nội tâm của họ như sau:
- Tính cách hào phóng: Loại người này có tính cách giống như cách đi của họ, rất hào phóng, không câu nệ tiểu tiết. Xưa nay họ không vì những lời khen, chê của người khác mà thay đổi hành vi của mình. "Đi theo cách của mình, ai nói gì kệ họ" là qui tắc hành động của loại người này.
- Mong muốn cao xa: Người đi kiểu này nói chung rất thông minh. Họ có ý chí tạo dựng sự nghiệp, ước mong cao xa. Nhưng nhược điểm là có lúc quá đề cao vai trò của mình, vì thế mà hay tranh chấp, đặc biệt trong trường hợp họ có lý thì không dễ gì nhường nhịn người khác.
Đi có tiếng dội
Đi có tiếng dội tức là chân đặt lên đất có tiếng kêu, khi đi ưỡn ngực, bước đi hơi nhanh. Người đi kiểu này có những hàm nghĩa tâm lý và đặc điểm tính cách sau:
- Giàu chí tiến thủ: Loại người này giàu chí tiến thủ. Tính cách giống như bước đi, cho người khác thấy rõ bản thân, họ thường không giấu giếm khuyết điểm của mình. Làm việc gì cũng đều coi trọng kết hợp giữa lý trí và tình cảm.
- Đầu óc tản mạn: Người đi kiểu này, có một số người tinh thần tản mạn. Tuy trong lòng ôm ấp chí lớn, nhưng không chủ động tiến thoái mà thường có thái độ "đã thế thì đành sống thế".
Đi thẳng
Dáng đi thẳng tức là khi đi chân và tay song song nhau, người không lắc đảo, gây cho người khác cảm giác họ có tác phong nho nhã. Người đi kiểu này có tính cách hướng nội điển hình. Nói chung loại người này nhút nhát, bảo thủ, thiếu ý chí rộng lớn. Điều đáng nói là gặp việc họ thường bình tĩnh, không dễ cáu giận. Cho nên họ giao tiếp tốt với người khác.
Dáng xung phong
Thông qua tên gọi chúng ta cũng có thể tưởng tượng được dáng đi tiên phong là: bước chân nhanh, không lùi, cho dù chỗ chen chúc đông người hay chỗ yên tĩnh, vắng lặng. Loại người này khẳng định có tính cách nóng vội. Họ thẳng thắn, bộc bạch, thích giao kết bạn bè, ham nói chuyện, tuy nhiên tính cách nóng vội. Điều khiến người khác yên tâm là họ không làm sai lời hẹn.
Đi song song
Dáng đi song song tức là chân bước chậm, giống như sợ trước mặt có hố sâu bất ngờ. Loại người này tính cách khá nhu nhược. Khi gặp việc thường đo trước đắn sau. Nhưng loại người này có cái tốt là nặng về tình cảm, có thể chọn làm bạn.
Vừa đi vừa xem
Vừa đi vừa xem tức là dáng đi chậm chạp, thỉnh thoảng nhìn sang phải, ngó sang trái. Người đi kiểu này có hàm nghĩa tâm lý và đặc điểm tính cách sau:
- Không có chí lớn: Loại người này điển hình là không có chí lớn. Họ thích sống đơn độc. Đặc điểm nổi bật của họ là không thích giao tiếp bạn bè, hiệu suất công tác thấp.
- Ngưỡng mộ hư vinh: Trong cuộc sống hiện thực, loại người này thường hay ngưỡng mộ những điều xa xôi, không làm việc một cách chắc chắn, thực sự. Tuy họ có tính hiếu kỳ, nhưng đáng tiếc là không có tính kiên nhẫn, thiếu ý chí bền bỉ. Loại người này trong cuộc sống ít thành công.
Đi treo chân
Đi treo chân tức là đi như nhảy, hầu như gót chân không chạm đất. Người đi kiểu này có đặc trưng hàm nghĩa tâm lý sau:
- Làm việc không chắc chắn: Tính cách loại người này giống như tư thế đi : trôi nổi, không có lực. Làm việc không chắc chắn. Tuy trong cuộc sống họ gặp được dịp tốt nhưng đều bỏ lỡ trong sự vội vàng, cập rập.
- Tính tình không ổn định: Loại người đi như thế thường là người rất thông minh, nhưng ý chí bạc nhược, tính tình không ổn định. Họ thường làm việc đầu voi đuôi chuột một cách không tự giác, vì vậy dễ mất tín nhiệm đối với người khác.
Đi lay người
Tư thế đi lay động, lắc lư như cây liễu gặp gió, trong mệnh tướng học cổ gọi là "rắn bò". Tư thế đi này có những đặc điểm tính cách sau:
- Hay giả vờ: Người đi như thế hay làm vẻ giả vờ. Họ làm việc nói chung không có tinh thần trách nhiệm.
- Độ tin cậy thấp: Người đi kiểu này phần nhiều gian trá. Cho dù là làm việc hay trong giao tiếp đều gây cho người khác cảm giác khó tin cậy. Làm bạn với loại người này phải rất cẩn thận, nếu không dễ bị thiệt.
Đi lang thang
Dáng đi lang thang tức là bước đi thất thểu, lúc lên trước, lúc như lùi về sau. Loại người này thường là người sôi nổi. Đặc trưng tính cách của họ là ý chí bạc nhược, làm việc cẩu thả, vô ý. Tuy họ an phận giữ mình, nhưng cũng có quy tắc nhất định. Tuy tư tưởng đơn giản, nhưng làm việc cũng thường kín đáo.
Đi chắp tay sau lưng
Người đi kiểu này có hàm nghĩa tâm lý sau:
- Tính cách ôn hoà, hơi có thành tích: Loại người này trong sự nghiệp có những thành đạt nhất định. Nói chung tính cách của họ tương đối ôn hoà. Tư thế đi thể hiện lòng họ như cảm thấy tự mãn và thoải mái sau khi đã đạt được thành tích nào đó.
- Thích làm thầy người khác: Người đi theo tư thế này còn có ý thích làm thầy người khác. Vì dáng đi chắp tay sau lưng thường để lại cho người ta ấn tượng là người tự cao tự đại, loại người này quả thực đúng như thế.
Đi cúi đầu
Đi cúi đầu tức là khi đi đường đầu hơi cúi xuống, chân bước chậm. Người đi kiểu này có đặc điểm tính cách và tâm lý sau:
- Tính cách hướng nội: Loại người này tính cách hướng nội, ngoài đời thường không chủ động, cho nên ít bạn tri âm.
- Suy nghĩ sâu sắc: Loại người này suy nghĩ chu đáo. Tục ngữ có câu: "Ngửa mặt là bà già, cúi đầu là hảo hán", hảo hán đây chính là loại người này. Nói chung họ không muốn nhìn trực diện vào người khác và cũng không muốn người khác nhìn thấu tâm can mình, cho nên họ thường hay cúi đầu.
Đi vội vàng
Dáng đi vội vàngDáng đi vội vàng tức là khi đi đường chân bước vội vàng, bước chân nặng nhưng không loạn nhịp. Người đi như thế có đặc điểm tính cách cởi mở, bụng thẳng miệng nhanh, có tài nǎng lãnh đạo. Nhưng có lúc vì tính tuỳ tiện của mình mà làm tổn thương đến người khác.
Đi tự mãn
Dáng đi tự mãn tức là khi đi đường mặt hơi nâng lên, nhịp tay vung vẩy thoải mái, hai chân hơi cứng, bước đi thận trọng. Người có dáng đi như thế có đặc điểm tự cao tự đại điển hình. Dáng đi đó phản ánh chân thật thế giới nội tâm. Họ muốn thông qua cách đi đó để gây ấn tượng sâu sắc cho người khác.
Đi như vác nặng
Dáng đi như vác nặng có tư thế điển hình sau: hai vai hơi nhô lên, đầu hơi chúi về phía trước, mắt như nhìn xuống chân. Người đi đường như thế có các đặc điểm tính cách, tâm lý sau:
- Tự ý thức về mình sâu sắc: Loại người này tự ý thức mạnh mẽ. Nói chung họ ngưỡng mộ hư vinh. Ngoài đời họ quá tự tin, hay ǎn to nói lớn, dễ mắc lỗi nên thiếu bạn tri âm.
- Cô độc và đau khổ: Người đi đường với tư thế ấy vì không nhìn thẳng vào cuộc đời cho nên cũng không nhìn thẳng vào mình, thường rơi vào hoàn cảnh cô độc và đau khổ.
Đi còng lưng
Dáng đi còng lưng điển hình là nửa thân trên hơi hướng về phía trước, để bảo đảm cho mắt nhìn được xa hơn thì phải ngẩng mặt lên. Người có kiểu đi như thế thường có đặc điểm tính cách và tâm lý sau:
- Không có lý tưởng cao xa: Loại người này nói chung không có lý tưởng rộng lớn, đối với tương lai cũng ít hy vọng, đối với chung quanh thiếu nhận thức tỉnh táo.
- Mơ màng, hồ đồ: Loại người này đối với mọi việc chung quanh thường có thái độ bi quan, thất vọng. Làm việc gì cũng không có kế hoạch chu đáo. Họ thường làm theo cảm tính, suốt ngày sống một cách hồ đồ.
Đi chậm chạp
Dáng đi từ từ chậm chạp là tư thế đi: miệng hơi mở, hai tay buông thõng, tuy mắt nhìn phía trước nhưng nhãn thần bất định, tỏ ra rất mơ màng. Người đi như thế thường có đặc điểm tính cách và tâm lý sau:
- Đù đờ như người nộm: Loại người này điển hình là đù đờ không có hồn. Họ thường để lại cho người khác ấn tượng không có sinh khí, thiếu sức sống, đối với mọi việc chung quanh thờ ơ, không quan tâm, đồng thời thiếu khả nǎng ứng phó khi gặp sự biến.
- Có sức mạnh tích tụ: Người đi đường như thế nội tâm tiềm tàng nǎng lượng tích tụ. Có lúc nguồn nǎng lượng này vì một nguyên nhân nào đó mà được giải phóng ra một cách bộc phát mạnh mẽ. Nhưng điều không thể hiểu nổi là sau khi bộc phát, họ lại trở về trạng thái ban đầu như chưa hề xảy ra việc gì.
Đi điệu đài các
Dáng đi điệu đài các là tư thế đi: hai vai như nhô lên do thở mạnh, nửa thân trên dùng lực gưỡng gạo. Người có dáng đi như thế thường có các đặc điểm tính cách và hàm nghĩa tâm lý sau:
- Bụng dạ hẹp hòi: Khí chất của loại người này thường hẹp hòi, ý chí bạc nhược, muốn sống đơn độc.
- Hư trương thanh thế: Loại người này thường hy vọng dựa vào sức mạnh của người khác hay tập thể để thể hiện mình. Bản thân họ không có bản lĩnh gì đáng kể, nhưng lại muốn núp dưới bóng của người khác mạnh hơn để đạt được mục đích "sói mượn oai hùm".
Đi quay đầu lại
Điển hình của dáng đi quay đầu lại là lúc đi, không phải quên cái gì, cũng không phải chia tay với người thân, càng không phải như đang tìm một vật gì đó nhưng vẫn thỉnh thoảng quay đầu lại nhìn. Người có kiểu đi này có đặc điểm tính cách và tâm lý sau:
- Lưu luyến quá khứ: Đặc trưng tính cách của loại người này là thường nhớ lại quá khứ. Vì họ luôn nhớ đến từng kỷ niệm xưa nên đi đường hay quay đầu lại.
- Tính cách cố chấp: Loại người này có tính cách cố chấp. Nói chung họ rất khó tiếp thu sự phê bình và chê trách của người khác.
Phần II_Tu Vi
(1)_Bí Mật Các Chòm Sao
Aries (Miên Dương)
Từ 21/03 đến 20/04
Biểu tượng của Miên Dương là hình ảnh phá cách cái đầu của con cừu đực. Trong truyền thuyết Hy Lạp, Miên Dương là con cừu mang bộ lông vàng luôn bị nhà thám hiểm Jason săn đuổi trên con thuyền Argo. Tuy vậy, Miên Dương không bao giờ chịu để người ta tước đi bộ lông của mình. Cũng như truyền thuyết, người thuộc cung Miên Dương ít khi bỏ cuộc.
Taurus (Kim Ngưu)
Từ 21/04 đến 21/05
Hình ảnh cách điệu cái đầu của con bò đực là biểu tượng của Kim Ngưu. Trong xã hội tôn thờ các vị thần, bò đực được tôn vinh như biểu tượng của sự phì nhiêu. Sức mạnh và sự kiên định của bò đực giúp người thuộc cung này phát triển bền vững trong cuộc sống.
Gemini (Song Nam)
Từ 22/05 đến 21/06
Biểu tượng của Song Nam là 2 cậu bé sinh đôi đứng cạnh nhau. Cặp song sinh đó là Castor và Pollux, con trai của Leda và Swan (Zeus cải trang). Tính cách của cặp song sinh hoàn toàn trái ngược nhau, vì vậy người thuộc cung này dường như có 2 khuôn mặt đối lập.
Cancer (Bắc Giải)
Từ 22/06 đến 22/07
Biểu tượng của Bắc Giải là bộ càng cách điệu của con cua. Nữ thần Hera đã gửi con cua tới ngăn cản anh hùng Hercules giết rắn nước Hydra. Thay vào đó, Hercules đã giết con cua, và con vật đã được lên thiên đường. Sự hy sinh của con cua vẫn còn sống đến ngày nay, thể hiện ở tình thương yêu vô bờ bến của các người mẹ - ngự trị trong những người thuộc cung Bắc Giải.
Leo (Hải Sư)
Từ 23/07 đến 23/08
Biểu tượng của cung này là cái đầu của con sư tử. Thử thách đầu tiên của Hercules là tiêu diệt sư tử Neman - con quái vật có lớp da dày đến nỗi không mũi tên nào xuyên thủng. Herucles đã dùng tay bóp chết con vật và linh hồn nó bay lên trời. Ngày nay, giống như bản chất, Hải Sư là cung của sức mạnh, sự thông thái, và ý chí không dễ gì khuất phục.
Virgo (Xử Nữ)
Từ 24/08 đến 22/09
Biểu tượng chữ M (còn có biểu tượng là cô gái) của Xử Nữ là viết tắt của Mary - đức mẹ đồng trinh sinh ra chúa Jesus; hoạ tiết bên cạnh đại diện cho bó lúa. Người ta cho rằng bó lúa tượng trưng cho dấu tích còn sót lại của thời ngoại giáo trong giai đoạn hoàng kim của đạo thiên chúa giáo: sự kết hợp cái trong trắng bên trong với sự sung mãn của loài người - cả hai đều là tính cách của Xử Nữ ngày nay.
Libra (Thiên Xứng)
Từ 23/09 đến 23/10
Biểu tượng của Thiên Xứng là chiếc cân đĩa cách điệu - tượng trưng cho chiếc cân của Astraea, nữ thần công lý thời La Mã. Người thuộc cung Thiên Xứng ngày nay có thể đưa ra những phán quyết chính xác và là nhà đàm phán tài ba khi nhìn rõ 2 mặt lợi hại của bất kỳ vấn đề nào.
Scorpio (Hổ Cáp)
Từ 24/10 đến 22/11
Biểu tượng của Hổ Cáp là hình con bọ cạp (còn có biểu tượng chữ M, viết tắt của Mars - vị thủ lĩnh truyền thống của bọ cạp), với cái đuôi tượng trưng cho ngòi độc. Thợ săn cổ đại Orion từng khoác lác rằng không có con quái vật nào đủ lớn để giết ông ta. Bọ cạp đã chứng minh rằng ông ta sai. Người thuộc cung Hổ Cáp có thể phát huy sức mạnh trong các cuộc đấu và sử dụng nó để đương đầu với mọi thử thách.
Sagittarius (Nhân Mã)
Từ 23/11 đến 21/12
Biểu tượng của Nhân Mã là mũi tên của cung thủ. Nhân Mã, ban đầu là quái vật đầu người mình ngựa hung dữ, đến từ truyền thuyết Sumeria. Tuy vậy, trong truyền thuyết thành Rome, nó lại trở thành một Chiron dịu dàng và đáng yêu. Vì vậy người thuộc cung này có thể rất vui đùa, nhưng cũng là đối thủ đáng gờm trong bất cứ cuộc xung đột nào.
Capricorn (Nam Dương)
Từ 22/12 đến 20/01
Biểu tượng của Nam Dương thể hiện cái đầu và đuôi của con dê. Theo truyền thuyết Hy Lạp, Nam Dương là tên của vị anh hùng trong cuộc chiến Titans đã hoảng loạn và nhảy xuống dòng sông Nile, biến thành con vật nửa cá nửa dê. Ngày nay, Nam Dương sử dụng sự khôn ngoan của vị anh hùng đó để vươn lên trong cuộc sống.
Aquarius (Bảo Bình)
Từ 21/01 đến 18/02
Biểu tượng của Bảo Bình là vị thần nước (còn có biểu tượng từ chữ tượng hình Mu của Ai Cập cổ, có nghĩa là nước). Người Ai Cập cổ cũng có vị thần nước tên là Hapi, thường đổ nước xuống trái đất bằng 2 bình lớn. Ngày nay, những người thuộc cung Bảo Bình truyền bá dòng chảy thông thái của mình đi toàn thế giới.
Pisces (Song Ngư)
Từ 19/02 đến 20/3
Biểu tượng của Song Ngư là cách điệu của 2 con cá. Truyền thuyết của cung này có từ thời Sumer, nhưng câu chuyện được biết đến nhiều nhất có từ thời Hy Lạp. Aphrodite và người con trai Eros đã bị con quái vật Typhon rượt đuổi. Họ thoát chết trong gang tấc khi nhảy xuống nước và biến thành cá. Người Song Ngư ngày nay thường trốn mình trong những biển cả của trí tưởng tượng.
(2)_12 Con Giáp và những đặc tính
Tuổi Tí (Con Chuột)
Lẹ lắm , thấy mồi là Chuột không tha ! Khôn ngoan lại nhanh trí . Tuổi Chuột tận hưởng của dư thừa dù hư hỏng , tệ hại và lại rất rất mực hài lòng về việc nầy .
Tuổi nầy mê hương vị ngon ngọt và còn khoe ra cho mọi người biết nếu gặp dịp . Ngoài tật nầy ra , tuổi Chuột chơi với ai cũng được và kết bè với nhiều bạn trung thành . Thật lạ ! Tuy bề ngoài cười cười nói nói ngọt ngào nhưng trong bụng thì không hiền gì .Muốn làm gì thì đã tính toán trước kỷ lưỡng , chỉ tội tánh ham muốn làm ảnh hưởng trong lúc thực hành . Có lẻ vì vậy mà tuổi Chuột hay ra vẻ dễ thương và nài nỉ - trong bụng đã tính chuyện có lợi ($$$) cho mình ! Thích của "chùa" nhưng lại rất rộng rải với người cùng "loại" (ám chỉ bạn bè và người nhà tỏ ra trung thành). Người khác thoạt nhìn vào Tuổi nầy thì nghĩ là người tánh khí bất thường , miệng lưỡi , nhưng không phải là hạng tồi tệ . Tội nghiệp ! Ðấu khẩu là nghề của chàng hay nàng , khiến cho người chung quanh hoặc thương hoặc ghét tức khắc . Tuổi Chuột thích đứng ngoài nhìn vào trong để học hỏi , ít nhất cũng được đôi ba điều hay . Tánh tò mò có sẳn nên cũng thích thử thách để vươn lên . Không như vậy thì đâm chán nản Tính tìm tòi mạo hiểm nầy tạo nhiều ưu điểm cho tuổi Chuột , trong đó phải nói đến khả năng đấu trí nhạy bén . Bằng không thì quả là phí tài ba suất sắc của tuổi chuột . Tuổi Chuột cần phải biết cung kính người khác Tỏ ra tự giác , tự trọng và đừng đụng chạm người khác trong đời sống Tuổi nầy mới hưởng hạnh phúc thật sự .
Tam Hạp :
Tuổi Chuột hạp với tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Thân (con Khỉ).
Tứ Xung :
Tuổi Chuột khắc/kỵ tuổi Mẹo (con Mèo) , tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Dậu (con Gà).
Tuổi Sửu (Con Trâu)
Là con bò mộng trong tiệm đồ sứ chớ không phải là con bò thường đâu! Mặc dầu chậm chạp cứng chắc như thế , tuổi Trâu không phải là con bò sửa ngoài đồng .
Con vật khõe mạnh nầy sinh ra đã là bậc lãnh đạo , đáng tin cẩn , và có khả năng tự nhiên làm nên việc lớn . Dầu vậy , tuổi Trâu rù rề và nguyên tắc - theo những dự toán từng bước một và không hề mất hướng .Thiên hạ thấy tuổi Trâu quá nghiêm khắc và khó nới nẩm . Phẩm tính bền chặc tự nhiên làm mất tình xả giao và trở thành ngượng ngập giữa đám đông Tệ hơn nữa là Tuổi nầy không màng tới người khác suy nghĩ ra sao mà chỉ thích làm điều gì họ nghĩ là tốt cho họ . Tuy làm mặt lạnh nhưng tuổi Trâu cũng không tránh khỏi chịu đau lòng , cô đơn , và mất thân ái với người khác .Bạn bè và gia đình là nguồn an ủi lớn lao cho Tuổi này ngay cả khi họ cũng không hiểu họ đã làm gì cho tuổi Trâu nổi sùng nữa .Cứng đầu và độc đoán , tuổi trâu có khuynh hướng càn lên , xông xáo không biết thối lui . Nếu Tuổi nầy bị dồn ép vào chân tường thì có nước là Ðất cũng phải rung lên theo ! Nói tóm tắt là tuổi Trâu không quan tâm đến chuyện bị dồn đẩy lắm , bởi vì Tuổi nầy nghĩ là họ là người tốt trong thiên hạ . Lý thuyết nầy cũng đúng , bởi lẻ tuổi Trâu thông minh , đáng tin cậy lo cho người , và đáng kính . Nếu bạn cần lời khuyên chân thật như nhất , và không thiên vị thì cứ hỏi tuổi Trâu . Cái khó nhất cho tuổi Trâu là làm sao khắc phục mình khỏi phải tật thiên kiến đã khiến họ khó làm thân với người khác . Nếu Tuổi nầy biết đánh giá những phẩm tính tốt của riêng mình , họ sẽ mở rộng tấm lòng ra để đón tha nhân vào .
Tam Hạp :
Tuổi Sửu hạp với tuổi Tỵ (con Rắn) và tuổi Dậu (con Gà).
Tứ Xung :
Tuổi Sửu khắc/kỵ tuổi Thìn (con Rồng) , tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Tuất (con Chó).
Tuổi Dần (con Cọp)
Cọp có thể chẳng là chúa sơn lâm nhưng mấy con mèo rằn nầy cũng không dễ bị ăn hiếp ! Tuổi Cọp sanh ra đã là lãnh đạo , quyến rũ và kiêu hảnh .
Tuổi nầy có tướng mạo oai phong khiến người khác phải tuân phục , đúng như tuổi nầy muốn . Hơn thế nữa , tuổi cọp thích kiếm ăn một mình thích chính tay rình chụp con mồi . Rất nóng này ! Thời gian là điều cốt yếu cho tuổi Cọp , thà tới trước ngồi đợi chớ không chịu trể tràng . Gan dạ thì không ai sánh lại . Tuổi Cọp thường tiên phuông trong chiến trận không kể trong phòng họp hay trên giường ngủ . Ở khu vực của phái đẹp hoặc chổ riêng tư thì tuổi Cọp tuyệt nhiên là Vua ! Quí phái và săn đón Tuổi Cọp khiến cho người khác phái phải mê mệt tức khắc Thấy chuyện trái tai chướng mắt , Tuổi nầy đổ máu cho lẻ phải tới cùng . Ðịch thủ chỉ nghe thấy Tuổi nầy thôi , cũng đã sợ trước . Gần tuổi Cọp cũng phải cẩn thận một tí , bởi vì Tuổi nầy chụp bất tử đở không kịp Tuổi Cọp thường thay đổi tánh khí bất thường , lại thêm tánh căng thẳng hơn người khác nên có khi tốt , có khi xấu . Cũng vì thế nên nếu bị áp lực , Tuổi nầy lại đáp ứng không hữu hiệu nên dễ để lộ cảm xúc mãnh liệt cho người khác biết . Chính các tật hơi hàm hồ nầy làm cho bạn cũng như thù đều phải né xa ra . Tuổi Cọp nên tập tánh "điều hòa hóa" mọi chuyện . Nếu tuổi Cọp tập trung làm chủ chính mình và hướng năng lực dồi dào của mình vào những việc xứng đáng (thay vì phải chạy trong suốt cuộc sống) thì sẽ làm nên việc lớn .
Tam Hạp :
Tuổi Cọp hạp với tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Tuất (con Chó).
Tứ Xung :
Tuổi Cọp khắc/kỵ tuổi Tỵ (con Rắn) , tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Hợi (con Heo).
Tuổi Mẹo (con Mèo)
Tuổi Mèo chân tướng lại là con Thỏ , muốn sửa lại cũng chẳng được . Rụt rè mà lại thu hút người khác Gặp Tuổi nầy là bạn cứ thích nâng chìu giống như một con gấu bông của bạn .
Cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy người tuổi Mèo được nhiều người biết đến và bạn bè , bà con ,dính líu không kể xiết . Bản tính thương người khiến Tuổi nầy khi yêu ai thì yêu người ấy như chính bản thân mình vậy Khi đã mê ai rồi thì cảm xúc lấn lướt mọi chuyện , đâm ra lý tưởng hóa mối quan hệ , nên thiệt thòi về mặt tình cảm , vì mình đã đi xa rời hiện thực . Nhưng tuổi Mèo bảo : "Có mất mát gì đâu!" . Khi thua trận phải rút quân , tuổi Mèo biết tập họp cơ sở bạn bè nòng cốt , điều chỉnh lối sống và phục hồi lại như thường . Người tuổi Mèo rất xúc cảm nếu không muốn nói là yếu lòng , nên cần phải có một chổ tựa vững chắc mới sống được . Mất sự an ủi đó và gặp ngang trái là họ phát khóc ngay , hay ngã ra bệnh . Không cần phải nói , tuổi Mèo không ưa cải vả , chịu nhục cho qua cơn . Tuổi nầy cũng tỏ ra tiêu cực và bất động - cốt để che dấu tâm sự bất an , hay oan ức của mình . Coi vậy chớ , bảo Tuổi nầy thay đổi chuyện gì theo ý bạn khuyên thì không được đâu , vì trời sinh Tuổi nầy có nhịp sống và suy nghĩ khác người , tự họ tìm đường giải quyết . Niềm hạnh phúc của Tuổi nầy là được vui chơi trong chính căn nhà trang thiết bị đầy đũ theo ý họ .Thể diện cũng quan trọng đối với Tuổi nầy . Ðó là lý do khiến họ lúc nào cũng trông nổi bật hơn người khác . Bỏ tiền chơi sang ? Không sai ! Tuy nhiên , điều tuổi Mèo cần nhất là biết đánh giá mình Biết mình không đến nổi tệ thì đâu còn lo âu gì nữa . Biết người biết ta cộng thêm một ít can đảm nữa là đạt tới thành công .
Tam Hạp :
Tuổi Mèo hạp với tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Hợi (con Heo).
Tứ Xung :
Tuổi Mèo khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột) , tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Dậu (con Gà).
Tuổi Thìn (Con Rồng)
Hạ thủ con Rồng ? Không được đâu ! Con Rồng là một trong những con giáp hùng mạnh nhất . May thay tuổi Rồng vị tha , thông minh , và bền bĩ . Biết chắc mình muốn gì và quyết tâm đạt cho bằng được .
Hơn thế nữa , tuổi Rồng tạo ảnh hưởng trên bạn bè dễ dàng và thường là trung tâm điểm gây chú ý trong những cuộc họp mặt giao tế .Như thế chưa đũ , tuổi Rồng lại đào hoa nữa ! Bạn bè lúc nào cũng chú tâm lắng nghe theo Tuổi nầy xúi giục và khi tới lúc cho ý kiến , tuổi Rồng nắm phần chủ thắng . Rồng thì lúc nào cũng mô tả lớn hơn sự thật . Tuổi Rồng kiêu hãnh bao nhiêu thì lại xuất sắc bấy nhiêu về mặt khởi công cũng như đốc thúc cho công việc được trôi chảy . Tuổi Rồng nghĩ rằng mình sinh ra là để dẫn đầu ! Cả đời cũng không nghèo , nếu không muốn nói là khá giả hơn người , mặc dầu chẳng bao giờ Tuổi nầy bị mãnh lực đồng tiền kích động . Tuổi Rồng thà ôm súng bắn không đạn chớ không chịu buông súng . Nói vậy có nghĩa là tuổi Rồng biết lợi dụng thời cơ , luôn luôn tìm cách củng cố sức mạnh đã là đáng kể của mình Dũng mãnh như vậy cho nên khi lâm cảnh bực bội thua thiệt , tuổi nầy vẫn vùng vẫy không biết chịu thua là gì . Cần vấn quan ? Hỏi tuổi Rồng ! Thật ra Tuổi nầy chỉ muốn có một vai trò : lãnh đạo , làm vua , ra lệnh . Họ là người lãnh đạo thật sự , tự biết mình làm gì để được ngồi cao hơn hết . Qua mặt tuổi Rồng thì không nên làm - coi chừng bị con nầy phun lửa phỏng da ! Lời khuyên cho tuổi Rồng : khôn ngoan là nên hấp thu những nguyên tắc về tùy thời , cảm thông và tha thứ . Cao hơn , mạnh hơn , tưởng như được người trọng nể , nhưng cũng khiến Tuổi nầy sống một cuộc sống không trọn vẹn . Nếu như tuổi Rồng biết cân bằng giữa ước vọng thành công và biết tán thưởng chuyện nhỏ nhặt , họ sẽ sống một cuộc sống đáng sống hơn .
Tam Hạp :
Tuổi Rồng hạp với tuổi Tí (con Chuột) và tuổi Thân (con Khỉ).
Tứ Xung :
Tuổi Rồng khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu) , tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Tuất (con Chó).
Tuổi Tỵ (con Rắn)
Tuổi rắn nói một cách đơn giản là hên ! Có tài ngoại giao và được biết tiếng . Tuổi nầy toàn gặp may mắn về tiền bạc và thường dư dã hơn mức cần thiết , dẫu cho tiền bạc đối với Tuổi nầy không phải là mục tiêu sau cùng để theo đuổi , họ vẫn có dư .
Ðặc tính duyên dáng và rộng rải sẳn có khiến cho Tuổi nầy thu hút người khác phái . Tưởng rằng mắt Rắn trông là ghê lắm . Tuổi Rắn quyến rũ nên có nhiều kẻ mê theo . Tuổi nầy khó bị chinh phục , hơi nguy hiểm và khôn ngoan không ngờ được . Con giáp nầy ngã nhiều về triết lý hơn .Tính mộng mơ khiến cho Tuổi nầy bị ảnh hưởng của cảm xúc và trực giác khi phải quyết định làm việc gì . Tuổi rắn không mấy tin vào ý kiến của người khác mà chỉ tin vào chính trực giác và ý riêng của mình . Mặc dầu bề ngoài trông năng động và hoạt bát . Tuổi Rắn hay cảm thấy bất an đến nổi đôi khi lộ ra ghen tức và có tính chiếm hữu . Kết quả là người thân hóa thành kẻ lạ mà đúng ra không đến nổi lạnh nhạt như vậy . Kẹt tiền ? Không sao , tuổi nầy vẫn nhờ vả gia đình , bè bạn được như thường . Chổ đông người , tuổi Rắn hay tô điểm thêm hay nói quá câu chuyện cốt ý để tự an ủi mình . Bị bỏ rơi ? Tuổi nầy tìm cách chinh phục lại vị thế tình cảm bằng mọi giá . Tuổi Rắn ít khi để ý đến những tiểu tiết mà chính những chuyện nhỏ nầy đã gây nên bảo táp liên hồi ! Hơn thế Tuổi nầy cố ý làm mọi cách để để mọi người chú ý tới mình . Uyển chuyển là nghề của chàng hay nàng - có thể làm hai việc ngược nhau cùng một lúc mà vẫn chu toàn . Tuổi rắn không ưa những người làm ăn dỡ chừng . Tuổi Rắn muốn người khác cũng làm chạy việc rập khuôn như chính họ . Tuổi Rắn cần tập tánh kính trọng , khiêm tốn , cộng với tính tự chủ . Nếu tập tính huênh hoang cộng với tật cái gì cũng muốn làm cho bằng được thì phải sớm bạc đầu . Một khi tuổi nầy nhận thức rằng : niềm tin phát xuất tự chính bên trong bản thân mình , họ sẽ đạt được hạnh phúc thật sự .
Tam Hạp :
Tuổi Rắn hạp với tuổi Sửu (con Trâu) và tuổi Dậu (con Gà).
Tứ Xung :
Tuổi Rắn khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp) , tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Hợi (con Heo).
Tuổi Ngọ (Con Ngựa)
May là trời cũng có chổ thênh thang cho ngựa chạy ! Năng động , biết làm tiền , thích đi đây đi đó .Tuổi Ngọ là con Giáp du mục trong mười hai con giáp .
Tới lui từ chổ nầy , dự án nọ , sang chổ khác , chương trình khác . Giỏi là biết làm ra tiền . Làm ra tiền cốt để thỏa mản ước vọng ngầm là cũng có chút đỉnh với người ta . Tuy vậy Tuổi nầy vừa lo làm tiền mà vẫn giử được tính độc lập và tự do cho mình . Tuổi ngựa vừa tình tứ lại vừa kín đáo khiến nên thường kẹt trong tình thế khó xử . Thế nhưng ái tình đến với Tuổi nầy một cách dễ dàng , bởi lẻ tuổi Ngọ tự mình phô bày hoặc quyến rũ người khác phái . Cứ xem trong các buổi tiệc tùng , bạn thấy tuổi ngựa có lẻ là tuổi thường hay có mặt nhất . Mặc dù Tuổi nầy không có tính phô trương lắm nhưng cũng gắng tỏ ra là mình biết , mình khôn mình giỏi một phần nào đó . Ðiểm lạ là tuổi Ngựa hay cảm thấy mình hơi thua kém bạn bè chút đỉnh nên hay thay đổi nhóm bạn chỉ vì vô cớ cảm thấy mình có gì không hoàn chỉnh lắm . Tính thiếu kiên nhẫn nầy khiến cho tuổi Ngựa ít chú tâm đến nhu cầu của người khác . Tuổi nầy thà nắm chắc tình huống trong tay mình trước chớ không chờ đến kẻ khác tác động đến hoặc cho ý kiến vô . Tính "Một thân một ngựa" nầy khiến người khác phải né xa ra , nhưng lại khiến cho Tuổi nầy hùng dũng hơn và dễ thành công hơn . Tuổi Ngựa rất là tự tin và sẳn sàng làm bất cứ việc gì để tiến lên trước hơn người khác . Mặc dù tuổi Ngựa không có khuynh hướng nhìn xa một sự việc , nhưng lại rất nhạy bén biết điều gì là cần làm . Tuổi nầy hăng làm và làm được việc thật sự . Ðiều cần bổ túc lớn nhất cho tuổi Ngựa là phải tập cho tâm tính hòa nhã . Có như vậy mới không bị chao đảo và thấy rằng hạnh phúc trong đời là ngay đây , không phải đâu xa .
Tam Hạp :
Tuổi Ngựa hạp với tuổi Dần (con Cọp) và tuổi Tuất (con Chó).
Tứ Xung :
Tuổi Ngựa khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột) , tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Dậu (con Gà).
Tuổi Mùi (con Dê)
Mơ mộng? Ðúng là tuổi con Dê ! Sáng tạo, bí hiểm và tự suy tự đoán . Những giáo điều không chính thống và cả những tuồng tích của tân trường phái cũng dễ dàng được tuổi này chấp nhận .
Tuy vậy tuổi Dê có nhiều năng khiếu và có dịp vẫn tiêu khiển ăn chơi như thường . Thiên tính tổ chức , công việc làm ăn hay bị trộn lộn với ước mơ , ảo vọng . Tìm một thợ thủ công hay một nghệ nhân thì cứ kiếm tuổi Dê ,và đừng quyên rằng tuổi này cũng quyến rũ lắm . Có thể tại tánh khí nghệ sĩ nên tuổi Dê hay thấy mình bất ổn .Tuổi này muốn được người khác yêu thương và tán thưởng . Không được thì sinh ra ưu sầu , hoang mang . Tánh quá nhạy cảm khiến cho tuổi Dê cảm thấy bất an liên hồi vì những chuyện không đâu . Chính cái tính hoang mang sợ sệt mông lung nầy mà tuổi Dê phải chịu khổ trên đường tình . Một lần thất bại trong tình trường có thể khiến tuổi nầy ôm hận cô đơn suốt kiếp . Tại sao vậy ? Tuổi Dê tránh đụng chạm bằng mọi giá , kể cả phải hy sinh một mối tình cũng được . Tuy vậy , nếu đang yêu , tuổi Dê không ngần ngại nói cho người yêu những gì họ muốn - và năn nỉ về những điều đó không thôi Vậy thì tuổi Dê và Người tuổi nầy yêu : Ai "Dê" hơn ! Thật ra bên kia chủ động cũng không có gì đáng cho Tuổi nầy quan tâm mà còn hạp với cái tính lơ đảng và mơ hồ của tuổi Dê hơn . Tuổi Dê cũng rất chú trọng diện mạo bên ngoài cho nên đừng lấy làm lạ khi khi thấy Tuổi nầy tốn nhiều thì giờ chải chuốt , ngắm nghía . Lời khuyên cho tuổi nầy là cứ tập tánh thư thả và để cho người khác có lúc chủ động . Khi mà Tuổi nầy nhận thức được là bạn bè cũng như người mình yêu không thể bỏ rơi mình nếu mình cởi mở và không vọng tưởng thì đời mình sẽ đẹp như một cánh đồng hoa , tha hồ tận hưởng !
Tam Hạp :
Tuổi Dê hạp với tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Hợi (con Heo).
Tứ Xung :
Tuổi Dê khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu) , tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Tuất (con Chó).
Tuổi Thân (con Khỉ)
Con Khỉ hay hờn là một con Khỉ tiệc tùng ! Dễ thương và nhiệt tình, tuổi Khỉ thèm thú vui sinh hoạt , càng vui càng hay .
Tuổi này thường chuyển từ nhóm bạn này sang nhóm bạn khác kéo theo cả nhóm bạn tương phản nhau .Nhờ nhanh trí , khôn lanh và tươi nhuần , Tuổi nầy được người thân cận xếp vào hạng có tiếng tăm . Tuổi Khỉ cũng chịu khó nghe theo ý kiến của người khác và có khả năng giải quyết những tình huống phức tạp dễ dàng . Sanh ra đã là mang tính tò mò nên tuổi Khỉ biết nhiều chuyện lắm . Gặp bạn bè Tuổi nầy thế nào cũng lòe chút đỉnh kiến thức của mình .
Mặt yếu của tuổi Khỉ "quậy" là Tuổi nầy khó nhận nhận thức rõ ràng trắng đen phải trái . Hạnh phúc riêng mình mới là chuyện lớn , ngoài ra là lặt vặt bỏ đi cũng không sao . Cung cách này có lúc cũng được việc nhờ vào lanh lợi và biết chọn lời .
Không phải ai cũng bị tuổi Khỉ dẫn dụ được nhưng tuổi nầy có thật sự quan tâm đến điều đó không ? Người ta có thể bảo rằng : Người gì mà cứ thích đồn nhảm , bất cập - nhưng họ không hiểu là tuổi Khỉ trời sanh đã thích tò mò , cái gì cũng muốn thử một lần cho biết . Vì vậy quan hệ trong cuộc sống cũng hóa ra bình thường , đâu cũng vào đấy .
Ðặc tính thứ hai của tuổi Khỉ là mê chơi . Mê quá độ nên gặp rắc rối . Khó cầm lòng từ chối tham gia những cuộc vui , ăn nhậu . Kết quả của sự mê chơi là mệt mỏi và buồn lòng (người khác!) và Tuổi nầy mới thấy tỏ ra ân hận một chút . Tuổi Khỉ ít khi nhận lổi mình thẳng thừng nhưng ít ra cũng không tái phạm .
Tuổi Khỉ nếu có lúc chịu nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình, người chung quanh sẽ không phiền trách và cuộc sống tuổi nầy mới được vẹn toàn . Nhớ kỷ !
Tam Hạp :
Tuổi Khỉ hạp với tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Tí (con Chuột).
Tứ Xung :
Tuổi Khỉ khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp) , tuổi Tỵ (con Rắn) và tuổi Hợi (con Heo).
Tuổi Dậu (con Gà)
Trong 12 con giáp , tuổi Gà đáng ra là tuổi con Công xòe kênh kiệu ! Nhanh trí mà lại thực tiển và phong phú , Tuổi nầy nhất quyết chỉ làm những gì họ có làm qua hoặc cho là phải .
Tài quan sát sắc bén , không thể nào làm điều dấu diếm hay qua mặt Tuổi nầy được , y như tuổi Gà có cặp mắt phía sau lưng vậy !Phẩm tính nầy làm cho nhiều người tưởng là tuổi Gà có "nghề" xũ quẻ hay bói toán .Tánh thẳng thừng nên trung thành tuyệt đối . Tuổi Gà không chao đảo , lay động , và chẳng cần rụt rè giử thể , họ là một cuốn sách đã mở sẳn , nói điều thật và giử lời . Tuổi nầy nghĩ rằng mình phải có ý kiến thì người khác mới tôn trọng mình . Nhưng cũng vì tính thẳng thắn quá nên dễ bị kẻ khích động dụ dẫn mà không hay . Nhớ là tuổi Gà không hề bay trong mộng mị , lúc nào cũng đề cao cảnh giác .
Tuổi Gà dày dạn nầy làm điều chi cũng phải làm hoàn hảo và qui cách , đặc biệt là việc chăm sóc diện mạo . Chải chuốt và ngắm nghía hoài cũng thấy chưa được ! Một sợi tóc bung ra cũng không hài lòng . Nếu được lưu ý hay khen ngợi là cường tráng dầu chỉ là vài lời êm dịu , tuổi Gà sẽ chìu lòng hết mực .
Tuổi Gà thích đi xa nhà , đặc biệt đi với bạn bè yêu kính mình . Ở nhà ăn cơm một mình không xong , thà đi chơi thâu đêm với một bầy bạn hổn độn sướng hơn . Chưng diện thì có lẻ là nổi tiếng nhất xóm ! Ðúng "mode" mới là vấn đề , tiền bạc tốn kém không quan trọng .
Nổi bật thì có nổi bật , nhưng khi ở một mình thì tuổi Gà lại thích rút về cuộc sống đơn giản , thủ cựu .
Mặt ngược lại của tuổi Gà là dễ hóa ra tư lự hay mơ mộng không thôi đến chuyện đại sự , nếu có tình cảm ảnh hưởng đến . Tuổi Gà có khả năng mộng tưởng tận cùng đến khi nào thực tại xâm lấn mới chịu thôi .
Nói vậy chứ tuổi Gà là một trong những người đồng hành trung thành và đáng tin cậy nhất , sẳn sàng chịu thiệt để làm vui lòng bạn . Tuổi Gà cần biết giá trị của tình cảm và linh hồn cũng không kém gì diện mạo . Mặt đẹp thì trí óc cũng phải bén nhạy và việc xử thế cũng phải tốt . Tất cả mới làm cho cuộc sống vuông tròn .
Tam Hạp :
Tuổi Gà hạp với tuổi Sửu (con Trâu) và tuổi Tỵ (con Rắn).
Tứ Xung :
Tuổi Gà khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột) , tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Ngọ (con Ngựa).
Tuổi Tuất (con Chó)
Có phải con chó là bạn trung thành nhất của con người chăng ? Có thể lắm .Trung thành , trung tín trung trực .
Tuổi Chó có một đức hạnh vững vàng trong cách sống và đáng được trông cậy trong những lúc khó khăn . Ngoài ra Tuổi nầy rất kín miệng , nghe chuyện người không bao giờ để lộ . Tuổi Chó tinh ý nhận ra điều sai điều phải và giử vững trách nhiệm , làm trọn bổn phận cho tới cùng . Tuổi nầy có một triết lý để sống : Sống phải đạo , giúp đở người cô thế , và chống lại bất công bằng mọi cách . Nhớ rằng tuổi Chó một khi quyết định chuyện chi là quan trọng cho họ , Tuổi nầy theo đuổi chuyện đó tới cùng Tuổi nầy không thích truyện trò ruồi bu , chỉ chú tâm vào mấu chốt của sự việc mà thôi . Tuổi nầy cũng vui buồn bất chợt không lường trước được , ví như một con chó phóng ra gặp bạn không biết chắc là nó sẽ liếm chân mừng hoặc cắn bứt giò bạn .
Tuổi Chó cũng có lúc làm việc liều mạng khi cảm thấy lo âu bồn chồn vô cớ . Cần có thời gian gần gủi để tìm hiểu , Tuổi nầy mới từ từ tin tưởng người đối diện được .
Thiếu sự tin cậy nầy , tuổi Chó đâm ra xét đoán phiến diện , chỉ trích và thô lổ với người khác . Hơn thế nữa , Tuổi nầy có chút đỉnh bất thường về phương diện tình ái , lúc thương lúc ghét khó lường , mà khi đã không thích ai rồi thì có thể ghét người ấy tận mạng .
Tuổi Chó có điểm hay là làm thương mại giỏi , lượm đồ vụn vặt cũng làm nên tài sản bạc triệu như chơi .
Nói về đường tình duyên thì ôi sao lận đận , tìm hoài cũng chẳng thấy ý trung nhân . Tuổi nầy có tánh độc tài về mặt tình cảm , thương yêu ai thì yêu cho bằng được và cũng bắt buộc người tình đáp lại tối đa ! Ðiều khuyên cho tuổi Chó là hãy dẹp bỏ những nổi lo âu vô lý và những đòi hỏi xa vời thiếu thực tế , chỉ làm cho người mình thương tránh né một cách đáng tiếc .
Tam Hạp :
Tuổi Chó hạp với tuổi Dần (con Cọp) và tuổi Ngọ (con Ngựa).
Tứ Xung :
Tuổi Chó khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu) , tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Mùi (con Dê).
Tuổi Hợi (con Heo)
Chắc chắn là người tuổi con Heo sống trong màu hồng !Sang và trọng. Tuổi này dễ thứ tha và có cung cách hoàn chỉnh và tài thưởng ngoạn có một không hai .
Tuổi Heo hoàn chỉnh cho đến nổi người khác nhìn vào tưởng họ là kẻ tự phụ . Những người đó đã lầm to . Tuổi Heo vị tha và không hề nghĩ mình là trên trước người khác . Tuổi này đùm bọc bạn bè và gia tộc , và chịu khổ nhọc để cho người khác được hạnh phúc . Giúp người là hạnh phúc thực sự của tuổi Heo , nhìn thấy người ta vui thì tuổi này mới vui . Nhưng thực tế phủ phàng cho tuổi Heo là không ai biết đến và tán thưởng việc này .
Tuổi Heo quá tử tế và rộng lượng như một vị thánh hiền nên dễ bị kẻ xấu làm hại hoặc lợi dụng ! Tuổi Heo biết trọng người nên làm bạn với Tuổi này là hưởng trọn đức tính nổi bật đó của tuổi Heo . Mặc dù vui vẻ như đã nói , tuổi Heo cũng có lúc cau có nếu có ai bảo là họ đang có một điều gì dó trật . Nhưng cũng là đúng cho Tuổi này thôi ! Tuổi Heo không ưa mấy kẻ làm tài lanh dạy khôn mình mà chỉ thích làm những gì mình thấy phải làm . Nếu bạn giử sao cho đừng chỉ trích tuổi Heo , Tuổi này phải phải là những người bạn chân tình và trung thành nhất trong thế gian . Ðã có tiếng tăm , tuổi Heo lại thông minh cực độ . Tuổi nầy vừa học vừa chơi , vừa tìm tòi để bổ sung kiến thức .
Tuổi nầy cũng mê ăn mê uống khiến cho người ta trêu là Tuổi mê ăn trong mười hai con giáp ! Thức ăn thức uống phải là thượng hạng . Vì có tấm lòng vàng , Tuổi nầy là người bạn đời tuyệt vời của bạn . Tuy vậy , tuổi Heo có tính phân biện trong đối xử , ai thích họ thì họ đáp ứng lại vô vàn , người không thích họ thì họ giả lơ không nói tới . Ðiều khuyên cho tuổi Heo là nên mở rộng cuộc sống hoạt động ra hơn nữa . Càng đem bản thân mình hội nhập vào dòng người muôn dạng thì tuổi Heo lại càng nổi hơn .
Tam Hạp :
Tuổi Heo hạp với tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Mùi (con Dê).
Tứ Xung :
Tuổi Heo khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp) , tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Tỵ (con Rắn).
(3)_Giải mộng
1) Mộng có liên quan với tiền tài
A) Mộng Tốt: Trong giấc mộng thấy
-Cỏ cây um tùm, rậm rạp tren đường: sẽ có lợi lớn
-Đào đất chôn đồ vật: có tiền bạc bất ngờ
-Ngủ trong bãi tha ma: sẽ có lợi lớn
-Ao hồ, đầm lầy có cá bơi lội: thu nhập tăng cao
-Tàu thuyền đậu gần bờ: sẽ giành được lợi lớn
-Câu được cá to: sẽ giành được lợi lớn
-Vận chuyển tiền: tiền tài sẽ đến
-Nuôi mèo: có triển vọng kiếm ra tiền
-Bầy chim tụ tập: có của hoạnh tài
-Cảnh tế lễ: có tiền bạc bất ngờ
-Sấm chớp: sẽ có món lợi lớn không ngờ
-Bị chém bị thượng: có triển vong tích trữ tiền của
-Mất tiền: điềm báo giành được lợi lớn
-Mài dao: sẽ có lợi lớn
-Trên đao có máu: sẽ có tài vận ngoài ý muốn
-Đào được vàng bạc: sẽ có tiền bất ngờ
-Có người đưa kim: điềm báo sẽ giành được lợi
-Có đá lớn đặt giữa sân: tài vận chuyển biến tốt
Mộng Xấu: Trong giấc mộng thấy:
-Tiền bạc từ trên trời rơi xuống: sẽ bị mất của
-Đi lại với nữ giới: sẽ có thể phá sản
-Trở thành nhà triệu phú: sẽ tổn thất tiền tài
-Đánh bạc ăn: sẽ hao tài
-Hoa hồng khắp nơi: tiền tài hao hụt nhiều
-Đưa đám ma: sẽ có thể tán tài
-Nhà bị gió thổi đổ: điềm báo tán tài
-Xuống núi: việc buôn bán không thành
-Nằm ngủ trên tàu thuyền: nhất định gặp trộm cướp
-Nhặt được tiền: nhất định sẽ gặp tổn thất
-Nhặt lá cay đốt lửa: sẽ tổn thất tiền tài
II) Mộng Có Liên Quan Với Sự Nghiệp:
A) Mộng Tốt: Trong giấc mộng thấy:
-Hoa mai nở rộ: công việc sẽ thành
-Đất nứt nẻ: tăng tiến địa vị
-Tự tay khuân đất: sắp đổi chỗ làm, nhà ở tốt hơn
-Cá chép đang bơi trong nước: điềm báo địa vị lên cao
-Bay lên trời: sẽ được thăng cấp
-Gội đầu: sắp sửa có sự giúp đỡ
-Đi săn bắn: sự nghiệp thịnh vượng
-Cưỡi trâu để đi: sắp trở thành người có thế lực
-Cưỡi hạt để bay: có sự thăng cấp ngoài dự liệu
-Trên ngưc đeo huân chương: thanh danh bắt đầu lên
-Khóa vàng, khóa bạc: sẽ được quý nhân giúp đỡ
-Bế con: nhất định có sự nghiệp lớn
-Khói lửa: sự nghiệp đại vượng
-Xây nhà mới: công việc mới nhất định thành
-Gặp quý nhân: sẽ trỡ thành có thế lực
-Bơi ngược dòng: sự nghiệp thuận lợi
Mộng xấu: Trong mộng thấy:
-Mặt trời, mặt trăng cùng xuất hiện: bị bạn bè lường gạt
-Người tàn tật: sẽ phải vất vả hơn
-Đề tên trên bảng: nguyện vọng không toại
-Nuôi chó: sẽ có tranh chấp bất hòa
-Quất ngựa đi: sẽ gặp trở ngại
-Ngồi trên cây: sẽ thất bại
-Đường đi bị che lấp: nguyện vọng khó toại
-Đường đi khúc khủy quanh co: sẽ gian lao vất vả hơn
-Cùng bơi với rùa đen trong biển: gian lao vất vả hơn
-Cùng đánh cờ với người khác: sẽ gặp trở ngại
-Phụ nữ thấy hành vi tình dục: sẽ có việc thị phi
-Người bị lấy cấp: việc gặp nhiều trở ngại
-Nước triều dâng: sự nghiệp bị trắc trở
-Núi lở: mọi việc không thành
III) Mộng Có Liên Quan Với Gia Sản
A) Mộng Tốt: Trong mộng thấy:
-Cây cối lớn um tùm: gia sản tăng trưởng
-Cây thông: gian cảnh hưng vượng
-Mặt trăng, Mặt trời mọc ở biển: gia sản phát triển lớn
-Mở kho vàng: điềm báo gia sản phồn vinh
-Có đưa chiếc chổi: cảnh nhà đại thịnh
-Người chết: điềm đại cát
-Phụ nữ thấy nuốt mặt trời, mặt trăng: sẽ có quý tữ
-Chim bay trên trời: sẽ có điều mừng của con cái
-Trời tảng sáng: người nhà ốm sẽ khỏi
-Cây tùng lẩn trong mây: số người thịnh vượng
-Làm bánh tết: nhà có việc vui mừng
Mộng Xấu: Trong Mộng thấy:
-Xem kịch trong nhà hát: nhà có tranh chấp bất hòa
-Cây cối khô héo: điềm gia sản sa sút
-Pháo nổ từng đợt một: người trong nhà bất hòa
-Ăn bánh bao: gia tộc sẽ có người tạ thế
-Ăn bánh tết: gia đình có việc xấu
-Gót giày bị rơi: gia đình có việc xấu
-Chiếc quạt tay mở rộng: trong nhà có việc xấu
-Mổ cá chép: có tin buồn trong thân tộc
-Thuyền đi ra đi vào: người nhà có điều bất trắc
-Bị rơi răng: rất xấu, cha mẹ có người găp nạn lớn
-Mặt trời, mặt trăng bị rơi: có tin buồn mất cha mẹ
-Nhặt hạt dẻ: nhà có việc tang
-Đi cấy: có tin buồn
IV) Mộng Có Liên Quan Với Sức Khoẻ:
A) Mộng Tốt: Thấy
-Nước lớn tràn qua đê: hưởng thụ tuổi thọ
-Trồng cây tùng: điềm ốm lâu nhất định khỏi
Thái Ất Tử Vi
ĂN
Ăn cơm ở nhà là điềm sắp có chuyện vui cho cả gia đình.
Ăn cơm ở nơi khác nên đề phòng hao tài tốn của vì có kẻ lừa gạt, tình cũng như tiền.
Ăn đồ béo như bơ sữa v.v... thì sắp có chuyện vui do người phương xa trở về.
Ăn thịt trâu bò tức sắp có điềm lành trong một ngày rất gần.
Ăn thịt chó là điềm sắp có kiện tụng.
Ăn thịt heo thì sắp sửa bị bệnh.
Ăn thịt nấu chín là điềm tốt, ăn thịt sống là điềm xấu, ăn thịt những con vật chết sình là điềm chia ly trong gia đình.
Ăn thịt ngỗng, vợ hay chồng sắp có bệnh.
Ăn thịt gà vịt, sắp có lợi vào.
Ăn bánh cuốn, chả, chả giò, gỏi cuốn v.v... nên đề phòng tai tiếng hoặc có sự cải vã.
Ăn dừa đề phòng té ngã.
Ăn dưa, cà, mướp đề phòng sự đau ốm bệnh hoạn.
Ăn hạt bí và các loại hạt, đậu v.v... nếu có thai tức sắp sinh con quí tử, nếu không thai sẽ gặp sự may mắn về đường con cái.
Ăn ổi, cam, hồng là điềm bất tường.
Ăn đào, mận, lý v.v... gia đình sẽ sum họp, người di xa sẽ trở về đoàn tụ.
Ăn táo, dâu, sắp có tài bất ngờ.
Ăn lê, sắp hao tài tốn của vì kiện tụng.
Ăn các thứ rau mùi như hành, hẹ, tỏi, củ kiệu v.v... là điềm thật xấu, mọi việc đều bất thành và có thể bị tai họa nặng.
ÂM NHẠC
Chiêm bao thấy mình đánh đàn là điềm sắp có bịnh về lá lách.Cần đề phòng bị té.
Nghe tiếng đàn hát mà không trông thấy người là điềm sắp có tang.
Đi dự nhạc hội, hay nghe đàn hát là điềm gặp tơ duyên.Hạnh phúc về tình cũng như hạnh phúc về tiền.
ẢNH
Chiêm bao thấy tặng ảnh cho ai, hay người khác tặng ảnh cho mình là điềm sắp chia ly,hoặc sắp đi xa.
Thấy đi chụp ảnh là có người mong nhớ muốn gặp mình.
Thấy xé ảnh của người là sắp sửa được hội ngộ với người ấy.
Thấy ảnh treo trên vách tự nhiên rớt xuống,là điềm bất tường,đề phòng tai nạn bất ngờ,nhất là xe cộ.
Thấy đốt ảnh là điềm tơ duyên sắp thành tụ.
Thấy vẽ ảnh truyền thần cho người yêu là điềm gặp tình địch.
ÁO
Chiêm bao thấy áo quần là điềm xấu.
Thấy quần áo rách rưới hay vướng vào gai rách tơi tả là điềm sắp mang lời ăn tiếng nói.
Thấy ăn mặc sang trọng là điềm sắp bị ô nhục hoặc bị xỉ vã.
Thấy lạnh mặc thêm áo quần vào là điềm tổn thương danh dự.
Chiêm bao thấy thay đổi áo quần,hoặc nóng bức cởi phăng quần áo vứt bỏ đi,là điềm sắp chấm dứt một tai họa.
Nếu có kiện tụng,sẽ thắng đối phương.
Thấy thay đổi áo lót là điềm tái hợp vợ chồng.
ÁP LỰC
Chiêm bao thấy bị áp bức hay bị nạt nộ, hăm dọa là điềm sắp đưôc người nâng đỡ bằng tiền hoặc bằng mọi cách.
Thấy mình dọa nạt người khác là điềm phiền não, âu lo.
Thấy mình bị áp bức hay bị áp lực đè bẹp là điềm sắp gặp may mắn trên đường sự nghiệp,tiền công như danh vọng.
ẤU ĐẢ
Chiêm bao thấy đánh lộn với người cùng phái là điềm sắp bị thất vọng về tình duyên, hoặc sắp bị phản bội trong tình trường.
Thấy đánh lộn với người khác phái là điềm sắp nhúng tay vào một cuộc tình duyên vụng trộm.
Thấy đang chứng kiến một cuộc ấu đả là điềm được lợi về phần mình.
Sẽ có người mang đến cho mình những chuyện bất ngờ về tiền tài.
BẠC
Chiêm bao thấy tiền là điềm không tốt.
Thấy được nhiều tiền là công việc làm ăn sẽ gặp trở ngại.
Thấy gặp tiền,hoặc lượm tiền là bị trộm.
Thấy đếm tiền là sắp sửa bị kiện tụng về tiền bạc.
Thấy vọc tiền là tai hại,nên đề phòng chết bất ngờ.
Thấy cờ bạc là điềm hao tài.
Thấy ăn cờ bạc là bị tình phục.
Thấy thua cờ bạc là sắp có chuyện gấu ó trong gia đình.
Chỉ có một trường hợp đặc biệt là thấy bạc chất thành khối là sắp sửa có người khác phái giúp đỡ về tiền bạc.
BÃI
Chiêm bao thấy đi dạo trên bãi cát là điềm thảnh thơi,sắp có tài lợi vào.
Nhưng thấy chạy trên bãi cát gần như sợ hãi vì nước đuổi theo bên chân, đó là hung tin.
Nếu thấy chuyện trò hay phơi mình trên bãi cỏ là có gấu ó trong gia đình.
BÀN
Chiêm bao thấy đang cúng vái trước bàn thờ là điềm được người bao bọc về mọi mặt.
Nếu đang chúng kiến cảnh đổ nát là điềm chia ly.
Thấy đang dứng trước bàn ăn là điềm vui vẻ, sẽ có bạn xa về thăm.
Nếu dứng trước bàn viết,là sắp sửa xảy ra việc tranh giành quyền lợi cá nhân, có thể ra trước pháp lý.
Thấy đang cầm bàn ủi hoặc mua bàn ủi là gặp lại người yêu cũ.
Thấy ủi quần áo là bị từ chối một cách vô lý.
Thấy bàn ủi có lửa là sắp thành đạt trong công việc.
BẠN
Chiêm bao thấy họp bạn là sắp sửa gặp điều may mắn.
Thấy bạn từ xa về là gặp tình duyên đẹp.
Thấy bạn tặng quà hay vật dụng là được của bất ngờ.
Thấy bạn mất tích,hoặc chết là sẽ có hung tin.
Thấy bạn bị tù là điềm dính líu về pháp luật.
Thấy bạn phản mình là điềm hao tài tốn của.
Thấy mình lừa bạn là điềm có người khác phái yêu mình tha thiết.
BÁNH
Chiêm bao thấy làm bánh hay ăn bánh có nhân là điều sắp có của bất ngờ.
Nếu ăn bánh không nhân,sẽ có chuyện buồn,gia đình lủng củng.
Thấy liệng bánh đi,nên đề phòng mất cắp hoặc đánh rơi đồ vật.
Thấy bánh xe dọc đường bị gãy là thất bại nặng nề.
Bánh xe bị kẻ khác đập phá là điềm vợ chồng chia ly.
Bánh xe cán trúng mình là có người khác phái để ý đến mình.
BAO
Chiêm bao thấy một mình tựa mình trên bao lơn là đường công danh sắp được hiển hách.
Đứng trên bao lơn với người khác phái sẽ có cãi vã trong gia đình.
Bao lơn sụp đổ mà mình vẫn không sao,là điềm thay địa vị hay chỗ ở.
Bao lơn sụp đổ mình bị cuốn theo là điềm thăng quan tiến chức.
Chiêm bao thấy bao thơ phong kín lại là có tin xa về.
Thấy đang mở bao thơ ra là có tin vui về tình duyên.
Thấy mình xé bao thơ liệng đi là hôn nhân sắp thành tựu.
BÁO
Chiêm bao thấy đọc báo là ngược lại với việc mở bao thơ,nghĩa là sắp có hung tin từ xa về.
Thấy xe báo vứt đi là điềm sắp mang tai tiếng.
BẢO
Chiêm bao thấy đang đi quan sát trong viện Bảo Tàng là điềm thành công trong công việc trù định.
Thấy đập phá bảo vật là có người mời đi du lịch,hoặc được xuất ngoại.
Thấy lượm được bảo vật là điềm bị phỉ báng.
BÃO
Chiêm bao thấy mưa bão mà mình có nơi trú ẩn là sắp giải được tiếng oan.
Nếu mưa bão lôi cuốn lấy mình hoặc làm nhà của hay nơi mình đang trú ẩn sụp đổ,thì nên đề phòng cạm bẩy,nhất là cạm bẩy của người khác phái.
Mưa bão làm cây cối ngã đè lên mình,nên đề phòng tai nạn có thể vong mạng.
BÁT
Chiêm bao thấy đang sắp xếp chén bát là điềm gia đình yên ổn,có người cố tình giúp đỡ.
Thấy chén bát đổ tung hay bị đập bể là điềm cãi vã trong gia đình nếu không dằn sẽ đổ vỡ.
Thấy xí được chén bát bằng vàng, bạc là điềm tốt về con cái, nếu không con là gia đình sắp phát đạt.
Thấy được chén bằng ngọc là điềm dược của bất ngờ, chẳng hạn như trúng số.
Thấy được chén bát bằng sứ, là có người mời ăn uống.
Thấy bịt vá chén bát là căn bịnh dây dưa sắp chấm dứt.
thấy chén bát khua là phải đề phòng tai tiếng,mang lời ăn tiếng nói.
Nếu thấy chén bát rơi xuống giếng hay xuống sông rạch là điềm sắp có nguy biến.
BẮT
Chiêm bao thấy mình bị người bắt,là gặp người yêu lý tưởng.
Nếu ngừơi đã có chồng vợ thì có ý ngoại tình.
Con gái thấy mình bị bắt là sắp sửa có đôi bạn.
Thấy bị bắt trói bằng gông cùm là sắp sửa bị bịnh.
Gông cùm tan gãy là sắp qua cơn bịnh.
Thấy người mang xiềng xích vào nhà là điềm hung.
Thấy bị bắt trói bằng lưới,là cần đề phòng kiện tụng.
Thấy bị bắt và chụp lưới lên đầu là có rượu thịt đem đến.
Chiêm bao thấy bị bắt trói vào cột là sắp có bệnh nặng.
Thấy bị bắt đánh đòn là điềm tang khó.
Thấy mình bị bắt đưa lên lầu cao là điềm được thăng quan tiến chức.
Thấy bị bắt tra tấn,kềm kẹp là sắp nên danh phận.
Bị xử phạt là sắp có tài lợi.
BẦU
Chiêm bao thấy trồng bầu có trái là điềm cấn thai,nếu nam phái là sắp có chuyện ghen tuông trong gia đình.
Thấy cắt bầu trên giàn là điềm ngoại tình trong nhà.
Thấy ăn bầu nấu canh hay luộc là sắp có hung tin.
Thấy mang bầu (có thai) là điềm hạnh phúc.
BAY
Chiêm bao thấy tự nhiên bay lên Trời là sắp sửa có tài lộc vào nhiều.
Thấy bay lên Trời mà chới với và ngộp là sắp vỡ nợ.
Nên tránh việc đổ bát.
Thấy trèo lên nóc nhà rồi bay bổng lên không trung là gặp thời có danh lợi.
BẦY
Chiêm bao thấy bầy thú rừng bao vây mình là điềm sang giàu sắp đến.
Bầy thú trông thấy mình bỏ chạy là điềm sa sút.
Thấy bầy gà vịt hay chim cò bay vây mình là điềm cãi vã với hàng xóm.
BÈ
Chiêm bao thấy mình đóng bè là sắp được việc.
Thấy mình ngồi trên bè là sắp có tài lợi.
Thấy mình cùng ngồi trên bè với nhiều bạn là sắp có người rủ mình hùn hạp làm ăn có lợi.
Thấy bè rã là sạt nghiệp.
BEO
Chiêm bao thấy hùm beo gầm là sắp nên danh vọng.
Thấy cởi trên lưng beo là thắng được đối phương,nhất là về việc kiện tụng.
Thấy bị beo vồ là sắp mất của.
Bị beo chụi vào chân là thất bại trong công việc.
Thấy giết được beo là thù trở thành bạn.
Thấy beo chạy vào nhà là tiền vô như nước
BẾP
Chiêm bao thấy nhúm bếp lửa là điềm nên danh phận.
Thấy nước từ bếp lửa chảy ra là có hoạnh tài.
Nấu nướng trên bếp là sắp có cưới gả.
Bếp lạnh lẽo là gia đình xào xáo.
Thấy khua chén dĩa trong bếp là có cãi vã với hàng xóm.
Thấy rắn bò vào bếp là có khách sang tới nhà.
Thấy nồi niêu ngã đổ đầy bếp là điềm tang khó.
một nhà có hai bếp là công việc làm ăn thất bại.
Thấy sửasang bếp là tiền sắp vào nhà.
BIA
Chiêm bao thấy bắn bia là điềm bất hạnh.
Thấy dựng bia là dẫm chân vào việc tội lổi.
Thấy bia trước mộ là tài lợi sắp tới tay.
BÍCH
Thấy lá già là có kẻ tranh chấp với mình trước tụng đình.
Thấy lá đầm là có người góa vợ hay góa chồng đeo đuổi quấy rầy mình,đề phòng gia đình có đổ vỡ vì ghen lầm.
Thấy lá bồi là có chuyện lôi thôi sinh việc tội tù.
Thấy lá ách là bị trộm hoặc có tang,nếu hai lá ách cùng một lúc là có thể có tang khó trong vòng 10 ngày.
Thấy lá 10 là có chuyện phiền lụy.
Nếu lá 10 kèm lá già và lá ách,đàn ông sẽ bị tội tù vì thâm lạm tiền,đàn bà sẽ bị bệnh nặng,hoặc gia đình ta rã.
Thấy lá 9 là công việc làm ăn thất bại,Thấy lá8 là mất sở làm.
Thấy lá 7 là có việc rắc rối,nếu là 7 bích kèm lá 7 cơ thì việc rắc rối trở thành có lợi.
BIỂN
Chiêm bao thấy biển đầy nước là điềm phát tài to.
Thấy biển động là bạn bè phản phúc.
Thấy biển cạn lòi bãi là làm ăn thua lổ.
BIỆT LY
Chiêm bao thấy biệt ly là điềm gặp duyên lành.
Thấy than khóc trong lúc ly biệt là có sự mừng vui hội ngộ.
BINH
Chiêm bao thấy binh lính vào nhà là sắp có điềm lành.
Thấy binh lính vào thành là tài lợi đến tới tấp.
Thấy binh lính bảo vệ mình là có sự vui mừng.
Thấy binh lính lên đường là công việc làm ăn còn nhiều trở ngại.
Thấy binh lính thua trận là có sự sầu lo.
CÁ
Chiêm bao thấy cá lội nhởn nhơ trong nước là điềm tài lợi hạnh thông, công việc làm ăn phát đạt.
Thấy cá nhảy lên bờ là điềm xui xẻo.
Thấy cá chết là bị lừa gạt.
Thấy cá bay khỏi mặt nước là mọi sự thất bại.
Thấy cá trong giếng là sắp thay địa vị.
Thấy bắt cá về ăn là tài lợi dồi dào.
Thấy vào rừng bắt cá trong đầm, ao là thất bại về sự nghiệp.
Thấy bầy cá đẻ non là sắp có người mang của đến cho mình.
Thấy cá khô xuống nước là may mắn dồn dập.
Thấy cá hóa rồng là sắp thua lỗ trong công việc, hao tài tốn của.
Thấy bắt được cá bạc là sắp được của hoạnh tài.
Thấy cá trắng tự nhiên hóa đen là điềm bị mất trộm.
CÀ
Chiêm bao thấy ăn cà là điềm bất lợi.
Thấy cà trên cây tự nhiên héo hoặc rụng xuống đất là sắp bị người áp bức không giải thoát được.
Thấy cà xanh trở thành đỏ là tìm được của bị mất từ lâu.
CÃI
Chiêm bao thấy cãi vã với ai là điềm tốt lành, công việc trù tính sắp có kết quả.
Thấy gia đình cãi cọ là vợ chồng đầm ấm.
Thấy cãi với người khác phái là gặp người tri kỷ.
CAM
Chiêm bao thấy ăn cam là điềm bất tường, sắp có sự nguy hiểm xảy ra.
Thấy trèo lên cây cam là sắp có kiện tụng. Thấy cam rụng nhằm mình là thoát được một tai nạn.
CÂN
Chiêm bao thấy cân là điềm ô nhục.
Thấy đang cân món hàng là bị người bôi lọ thanh danh mà không giải oan được.
Thấy mình đứng lên cân bàn là đang bị kiện tụng.
Thấy đập cân vào đầu người khác là sắp thất kiện.
Thấy bị người ta đập cân vào mình là sắp thắng kiện.
CÁNH
Chiêm bao thấy tự nhiên mình mọc cánh là điềm không được yên ổn trong gia đình.
Thấy rơi đi một cánh là công việc đang làm sẽ dang dỡ
Thấy cả hai cánh đều rụng là chấm dứt được một mối lo ngại.
Thấy cánh chim rừng đang bay về phía mình là điềm gỡ, đề phòng tang khó bất ngờ.
Thấy cánh chim nhà (như chim bồ câu, chim sẻ chẳng hạn) là điềm thịnh vượng.
Thấy cánh cửa trong nhà tự nhiên gãy đổ là điềm sắp ly hương.
Thấy có người đem đến tặng mình một cánh cửa là điềm lượm được của ở dọc đường.
CẠO
Chiêm bao thấy thợ cạo tóc cho mình là điềm có sự tranh giành về tiền bạc có thể đi đến kiện tụng.
Thấy mình cạo cho người khác là thắng lợi về mình.
Thấy cạo râu là sắp sửa có chuyện lo buồn.
CÀO
Chiêm bao thấy cào đất là điềm lành, thấy cào cấu với ai là cùng người đó hùn hạp có lợi.
Thấy mèo chó cào là điềm xấu, có thể xảy ra tai biến trong gia đình.
Thấy chim từ trên cao bay xuống cào vào mặt là trong nhà sẽ mất một người.
CẮT
Chiêm bao thấy cầm dao cắt cổ một con vật là sắp sửa bị bịnh thình lình.
Thấy cắt quần áo là chịu tang khó.
Thấy cắt lúa từ đồng ruộng mang về là tài lợi sắp vào.
CÂU
Chiêm bao thấy đang câu cá là điềm phát đạt.
Thấy câu cá trên ruộng khô cạn là thất vọng về mọi mặt.
CẦU
Chiêm bao thấy sửa sang cầu cống là giải quyết được việc khó khăn.
Thấy đi qua cầu là có kiện tụng, cầu gãy là thất kiện.
Thấy mình ngồi trên cầu là tài lộc sắp vô nhà.
Thấy dắt tay lên cầu là vợ có thai, hoàn thành cầu mới là tiền bạc vô như nước.
Thấy đang đi trên cầu có tiếng gọi mình là sẽ thắng kiện.
CÂY
Chiêm bao thấy mình lủi vào lùm cây là điềm có công việc làm ăn mới.
Thấy ngồi dưới cội cây ngắm nghía cảnh vật là sắp đi du lịch nơi xa.
Thấy trèo lên cây bẻ trái, trái xanh là tài, trái chín là lộc. Nếu ăn trái trên cây là có của bất ngờ.
Thấy lạc vào một rừng cây um tùm không lối ra là tiền của đầy nhà.
Thấy đi dạo trong rừng cây là có việc mừng vui đem đến có lợi.
Thấy cây tự nhiên phát cháy là phát làm giàu.
Thấy mình đốn cây là có món lợi bất ngờ.
CẤY
Chiêm bao thấy mình đi cấy dưới ruộng nước mênh mông là điềm phát đạt, tài lợi đến tới tấp.
Thấy mình cấy dưới đám ruộng sình lầy mà không thấy nước là công việc đang trù tính, gặp nhiều trở ngại nhưng vẫn vượt qua trong thời gian ngắn sau cùng là thành tựu theo ý muốn của mình.
Thấy mình cỡi trâu dẫm lên công ruộng đang cấy là vô tình mình làm một việc đê hèn vì trót nghe lời xúi giục của kẻ ác ý làm mình phải chịu hậu qủa.
Thấy mình cấy vòng quanh theo nhà của người khác là được người tận tình giúp đỡ, bao bọc cho mình làm ăn đến thành đạt.
Thấy mình cùng cấy lúa với một đám đông, toàn là nam phái là có bao nhiêu người bu quanh ăn bám mình mà còn chực làm hại mình.
Thấy mình đang cấy lúa với một đám toàn nữ phái và hẹn hò đối đáp rấ t vui vẻ là sắp sửa có đám cưới trong nhà.
Thấy mình cấy mạ rồi nhổ lên vứt đi nơi khác là bị kẻ mình nuôi trong nhà cướp duyên của mình.
Thấy mình cấy lúa trên mặt nước mà không thấy ruộng là điềm mất của, đề phòng bị trộm to.
Thấy mình cấy bắp dưới ruộng nước là hao tài một cách vô lối, nhưng không tránh được, dù mình có đoán biết việc làm của mình là bất lợi.
Thấy mình cấy bắp trên ruộng khô vừa gặt hết lúa là điềm tốt, tài lộc sẽõ vào nhà dễ dàng như có người đem tới cho mình. Nếu cấy trên ruộng khô nứt nẻ hết là công việc ngưng trệ, hoặc việc đang trù tính luôn luôn bị ngăn cản.
CHẢI
Chiêm bao thấy chải đầu cho một người nào là được người ấy để ý.
Thấy vợ chồng chải đầu cho nhau là vợ sắp cấn thai.
Thấy chải lông cho loài vật như chó, ngựa v.v là điềm rất vượng về tài.
CHĂN
Chiêm bao thấy trùm chăn lên người là sắp sửa có người bao bọc.
Thấy chăn có rận rệp là có kẻ gian đang rình mò, đề phòng mất cấp.
Thấy vứt chăn đi để lõa lồ thân thể là sắp có hành động ám muội, như tà dâm chẳng hạn.
CHÂN
Chiêm bao thấy bị thương ở chân là điềm buồn bực.
Thấy chân khỏe mạnh là sắp làm được một việc gì đem nhiều nguồn vui cho gia đình.
Thấy chân gẫy là sắp sửa có việc ly tán. Thấy chân bại là sẽ đến tụng đình.
Thấy rửa chân là bịnh lâu ngày sẽ dứt. Thấy chân ra máu là sắp phát tài.
Thấy chân trời u ám là công việc làm ăn còn bị nhiều ngưng trệ.
Thấy mặt trời nhô lên ở chân trời là sắp gặp may mắn.
Thấy mưa ở chân trời là điềm của tiền vô như nước.
CHANH
Chanh, khế, bưởi, bông là những trái tượng trưng của dục tình, nên chiêm bao thấy ngậm chanh, ăn chanh là điềm có sự sanh tâm trong lòng.
Thấy trèo trên cây chanh hái trái là đã lỡ bước sang ngang, thầm lén làm việc vụng dại.
Thấy bóp nát trái chanh là sự lén lút bị bễ bạc.
CHÁY
Chiêm bao thấy cháy là ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc đời tình ái của chính mình đang thực hiện, hay trong thời kỳ nung nấu.
Thấy đám cháy trước mặt mình là cuộc tình duyên sắp bị ảnh hưởng, hoặc có kẻ rắp tâm ngăn cản.
Thấy cháy nhà mà mình thoát ra được là thoát được một cạm bẩy vì tình.
Thấy cháy nhà mình dập tắt được bằng nước. Nếu nước có vòi là cuộc tình duyên sắp thành tựu, nếu nước loan rộng áp đảo được lửa là tình duyên dằm ấm. Nếu thấy nước từ sông rạch dâng lên, tràn vào đám cháy là hạnh phúc đến bên thềm.
CHẠY
Chiêm bao thấy chạy bộ hoặc rượt đuổi theo một kẻ nào, đó là điềm giải thoát được một mối ưu phiền.
Thấy kẻ đuổi mình chạy trối chết là buồn bực sắp tới.
Thấy chạy đua với đám đông là tài lợi sắp vào.
CHẬU
Chiêm bao thấy mình bưng chậu đầy nước là điềm sắp thành công trong công việc.
Thấy bưng chậu cho người bạn rửa mặt là sắp có bà vợ thứ nhì đầy đủ thinh sắc.
Thấy mình đang úp chậu nầy lên chậu kia là gia đình từ lâu ly tán đã có cơ sum họp vui vẻ.
Thấy có người bán chậu cho mình hay đem chậu cho mình là làm ăn dễ dàng. Nhưng thấy chậu mất đáy là sạt nghiệp bất ngờ.
CHÉM
Chiêm bao thấy chém lộn với ai là điểm sắp gây tai nạn, nên đề phòng việc xe cộ.
Thấy bị người khác chém mình mà không có máu là bịnh lâu năm sắp gặp thuốc, có máu nếu trong nhà có người bịnh là điềm chẳng lành.
Thấy mình bị chém lìa một tay hay một chân là có chuyện nguy hiểm trong công ăn việc làm.
CHÉN
Chiêm bao thấy đang sắp xếp chén bát là điềm gia đình yên ổn, có người cố tình giúp đỡ.
Thấy chén bát đổ tung hay bị đập bể là điềm cãi vã trong gia đình nếu không dằn sẽ đổ vỡ.
Thấy xí được chén bát bằng vàng, bạc là điềm tốt về con cái, nếu không con là gia đình sắp phát đạt.
Thấy được chén bằng ngọc là điềm dược của bất ngờ, chẳng hạn như trúng số.
Thấy được chén bát bằng sứ, là có người mời ăn uống.
Thấy bịt vá chén bát là căn bịnh dây dưa sắp chấm dứt. Thấy chén bát khua là phải đề phòng tai tiếng, mang lời ăn tiếng nói. Nếu thấy chén bát rơi xuống giếng hay xuống sông rạch là điềm sắp có nguy biến.
Dạ là về đêm tức là có liên quan đến vấn đề sinh lý, ái tình. Chiêm bao nghe mùi dạ lý là sắp gặp cuộc tình duyên thơ mộng nhưng không bền.
Thấy hoa dạ lý trổ bông là hứa hẹn cuộc hôn nhân đẹp.
Thấy hoa dạ lý rụng là hôn nhân không thành tựu.
Thấy hoa dạ hương cũng cùng ý nghĩa với hoa dạ lý.
DAO
Chiêm bao thấy cầm dao nhỏ là có chuyện rầy rà trong gia đình.
Thấy cầm dao nhỏ đâm ai là sắp có kiện tụng.
Thấy người đâm mình là thoát một cuộc bố thiết về tinh thần.
Thấy cầm một con dao to là điềm bất lợi.
Thấy nhiều dao to là có cuộc ấu đả, nên dằn nén kẻo có thể xảy ra án mạng.
Thấy cầm dao mác là sẽ bị thương, hoặc có kẻ rình rập ám hại.
DÂU
Chiêm bao thấy đang bẻ lá dâu là công cuộc làm ăn được thuận lợi.
Thấy ngồi trên cây dâu cành lá sum sê là ái tình vụng trộm.
Thấy cây dâu khô lá là cuộc vụng trộm bị bễ bạc.
Thấy nô đùa với một cô gái trên cành dâu là sắp cưới được người vợ đảm đang.
DẦU
Chiêm bao thấy làm đổ dầu chảy khắp nơi là lợi sắp vào.
Thấy mình uống dầu là hao tài tốn của.
Thấy mua dầu là có xích mích giữa vợ chồng.
Thấy tạt dầu vào mặt một người khác là chuyện bực mình sắp được giải quyết.
DÂY
Chiêm bao thấy mình chặt dây nhợ là bệnh sắp lành.
Thấy dây nhợ quấn mình là rắc rối trong công việc.
Thấy mình dùng dây trói một người khác là mọi việc được vừa ý.
DÉP
Chiêm bao thấy có người mang dép đến tặng mình là điềm được người giúp công ăn việc làm.
Thấy cổi dép khô là thoát một cơn nguy, cổi dép ướt là sắp thất vọng trong việc mong ước.
Thấy vứt bỏ một đôi dép là để lỡ một dịp may.
DÊ
Chiêm bao thấy dê xồm hay có người dẫn đến cho mình con dê xồm là điềm sắp được hưởng gia tài to.
Thấy dê cái chạy a vào mình là hạnh phúc đang ve vãn quanh mình.
Thấy mua dê cái là được hoạnh tài.
Thấy làm thịt dê cái hoặc đốt dê cái là có chuyện khóc đến nơi.
Thấy dê cái màu trắng là gặp cuộc tình duyên thấm thía.Thấy dê đen là tình duyên thầm lén.
Thấy dê cái đi lang thang một mình là tình duyên sắp gãy đổ.
Thấy dê con là mừng vui sắp đến.
Thấy rờ rẫm dê con là hy vọng hảo huyền, khó thành đạt.
Thấy dẫn dê con đi ăn là có việc buồn phiền.
Thấy dê con nằm ngủ là chấm dứt được nỗi buồn không đâu.
Thấy vác dê con trên vai là có chuyện hài lòng.
DẾ
Chiêm bao thấy bắt dế là gia đình yên vui.
Thấy dế đáp vào mình là hạnh phúc gần kề.
Thấy dế chui xuống hang là tiền bạc vào tủ.
Thấy dế đá lộn là kẻ muốn ám hại mình đã bị kẻ khác hạ.
DI
Chiêm bao thấy mình làm di chúc là điềm tang khó.
Thấy có người làm di chúc cho mình là bịnh ngặt nghèo sắp khỏi.
Thấy di chúc bị trộm hay bị đốt cháy là tiền bạc sắp vào.
DĨA
Chiêm bao thấy rửa dĩa là phủi sạch một công trình.
Thấy ăn cơm bằng dĩa là thất bại muốn điên.
Thấy đập bể đĩa là gia dình tạm yên.
DƠI
Chiêm bao thấy dơi bay là điềm bị hạ lúc ban đêm.
Thấy giết một con dơi là buồn bực, xúc động.
Thấy ăn thịt dơi là qua một cơn nguy khốn.
DỜI
Chiêm bao thấy dời bò vào đồ ăn là tiền của vào nhà.
Thấy ăn nhằm một con dời là được của bất ngờ, thử mua vé số.
DU
Chiêm bao thấy mình đi du lịch với nhiều người là có nhiều kẻ đang âm mưu hạ mình.
Thấy đi du lịch một mình là bơ vơ.
Thấy đi du lịch với gia dình là có việc không hay cho vợ hay chồng.
DÙ
Chiêm bao thấy đi dù là chuyện mơ ước từ lâu sắp thành tựu.
Thấy che dù cho một người là được bao bọc làm ăn. Thấy người che dù cho mình là có sự phản trắc.
DƯA
Chiêm bao thấy ăn dưa là điềm bị lừa.
Thấy có người mang dưa đến tặng mình là sắp bị hao tài.
Thấy mình gánh dưa đi bán là tìm được việc làm vừa ý.
ĐÁ
Chiêm bao thấy mình khuân đá là có kẻ đổi ơn thành oán.
Thấy đá rơi nhằm đầu là khám phá được âm mưu hãm hại mình.
Thấy ném đá trên đất khô là hao tài mới tiêu tan tai nạn.
Thấy ném đá xuống nước ao, hồ là công việc làm ăn bắt đầu thịnh vượng.
ĐÁM
Chiêm bao thấy mình lạc lõng vào giữa đám đông là bị người có thế lực ép buộc mình vào một công việc gì. Nếu thoát được khỏi đám đông ấy là phiền lụy đến mình, nếu bị đám đông hạ là mình tự cứu một cách yên lành.
Chiêm bao thấy đám tang là điềm tài lợi dồi dào.
Thấy đám tang có áo quan màu đỏ là có hoạnh tài.
Thấy mình mặc tang phục là trong nhà có cuộc hôn nhân.
Thấy đám tang có kèn trống linh đình là có kẻ gây rối rắm cho mình.
Thấy mình khiêng quan tài trong đám tang là có người đem lợi đến cho mình.
Thấy mình là người chết trong đám tang là việc làm ăn sắp phát đạt.
ĐÁNH
Chiêm bao thấy mình bị người đánh là tài lợi sắp vào.
Thấy mình đánh vợ, đánh chồng, hay đánh anh em trong nhà là có phản bội.
Thấy bị vợ đánh hay bị chồng đánh là điềm đáng ngại.
Thấy trong nhà đánh nhau là điềm phân tán.
Thấy đàn bà hay phụ nữ đánh nhau là điềm bịnh hoạn.
Thấy anh em đánh nhau là lợi lộc sắp vào.
Chiêm bao thấy đánh bạc là điềm hao tài. Nếu thấy đánh bạc mà có những lá bài rõ ràng thì tuần tự có những ý nghĩa như sau:
ĐÀN
Chiêm bao thấy mình học đàn, thấy mình đang đánh đàn là sẽ gặp duyên lành.
Thấy người khác đánh đàn là tình duyên thành tựu. Thấy đàn chùn dây là duyên nợ đổ vỡ.
Thấy đang đánh đàn dây đứt lìa là rời rã vợ chồng. Nghe tiếng đàn mà không thấy người là được an ủi. Chiêm bao trông thấy một người đàn bà là sắp có bịnh hoặc gặp tai nạn có thể trở thành tàn tật.
Thấy gặp một người đàn bà đẹp là may mắn mọi mặt. Gặp người đàn bà xấu xí là sắp buồn bực. Gặp người đàn bà có mái tóc dễ yêu là lợi vào, lộc đến. Gặp người đàn bà có mái tóc mềm dịu là có chuyện vui gần bên. Gặp người đàn bà có mái tóc hoe là gặp chuyện não nề. Gặp người đàn bà chửa là có sự vui vẻ trong gia đình. Gặp nhiều người đàn bà cãi vã là bị người xỉ nhục. Hôn trán đàn bà được người giúp đỡ. Hôn lên má người đàn bà lạ có chuyện mừng. Trò chuyện say sưa với đàn bà là dục vọng thái quá. Từ chối giao thiệp với đàn bà là buồn thảm khó tránh. Chiêm bao thấy người đàn ông lội qua rạch là có tin mừng. Người đàn ông ấy chết chìm là buồn bực sẽ đến. Gặp đàn ông tóc hoe là được bao bọc. Gặp người đàn ông to lớn cần đề phòng cạm bẫy. Gặp người đàn ông bé nhỏ là tương lai giàu có, gặp người đàn ông giàu là sắp mất của. Gặp đàn ông làm lụng vất vả là thịnh vượng.
Thấy đàn ông ngủ là có gấu ó với xóm giềng. Thấy một đàn ông để tang là bịnh hoạn sẽ đến.
ĐÀO
Chiêm bao thấy ăn trái đào là khao khát một cuộc tình duyên.
Thấy bóp nát trái đào là tình duyên thành tựu.Thấy ngửi hoa đào là thất bại trong tình trường.
Thấy mình đào đất là túi cạn tiền hết.
ĐẤM
Chiêm bao thấy đắm thuyền bè làm ăn thất bại.
Thấy thoát một cuộc chết đắm là thoát được tai nạn nguy hiểm.
ĐẤT
Chiêm bao thấy đất có nhiều hột và trái là điềm thịnh vượng trong gia đình.
Thấy mình hôn đất là bị hạ nhục.
Thấy mua một cục đất là nghèo nàn sắp đến hoặc chết chóc bất ngờ.
ĐẦU
Chiêm bao thấy đầu lâu tái mét là sắp có bịnh hoặc có chuyện lo sợ.
Thấy mình bị chặt mất đầu là hạnh phúc tới nơi.
Thấy mình chặt đầu người khác là có chuyện thù hằn.
Thấy tự nhiên đầu mình hóa to là lợi lộc vào như nước.
Thấy đầu đầy tóc bạc là danh vọng sáng chói.
Thấy tóc đen ngòm là thay đổi tính tình gây ác cảm với người khác.
Thấy đầu sói tóc là bị hàm oan.
Thấy đầu nhỏ lại là mờ mắt trước mối lợi nhỏ làm hạ thấp phẩm giá mình.
Thấy đầu cao lên là có thêm địa vị .
Thấy hai tay ôm đầu là có chuyện buồn bực làm quẩn trí.
Thấy ôm đầu người chết là có điều lo ngại. Ôm một cái đầu đẹp là vui vẻ tới tấp. Ôm một cái đầu xấu xí là buồn bã không nguôi.
Thấy tự nhiên mình mất đầu là người bị xỉ nhục, âu lo không ngớt.
ĐẬU
Chiêm bao thấy trồng đậu là việc toan tính sắp thành.
Thấy dẫm lên đám đậu hay nhiều hột đậu là có kẻ nói xấu mình.
Thấy rang đậu hay nấu đậu là công việc bị cản trở. Đi thi mà thấy ăn đậu là rớt.
ĐẨU
Chiêm bao thấy ngồi trên ghế đẩu là có niềm vui nho nhỏ.
Thấy ngồi trên đẩu có bánh xe lăn là có kẻ tiểu tâm mưu hại.
Thấy ngồi trên đẩu sang trọng cẩn ốc xa cừ là được của bất ngờ.
Thấy ngồi trên đẩu trong nhà thờ là điềm chết chóc.
ĐẦY
Chiêm bao thấy người bị đầy là có kẻ phỉ báng hoặc có điều tủi nhục.
Thấy mình bị đầy là tài lợi tới nơi.
ĐE
Chiêm bao thấy mình đập lên đe là thắng lợi trong công việc.
Thấy đe ngã trên chân mình là công việc thất bại vì sự do dự của mình.
ĐÈ
Chiêm bao thấy mình bị ma quỷ đè là bịnh hoạn không tránh được.
Thấy mình bị đè dưới đống gạch đá hay cây cối là có chuyện khổ tâm không giải quyết được.
ĐẺ
Chiêm bao thấy người đàn bà đẻ là vượng tài.
Thấy mình đỡ đẻ là hạnh phúc tới.
Thấy người đỡ đẻ cho người khác là có người bao bọc giúp đỡ mình làm ăn.
ĐÈN
Chiêm bao thấy đèn là được thêm danh vọng.
Thấy đèn sáng tỏ là lợi vào.Đèn bị gió tắt là có kẻ toan ám hại.
Thấy mình thổi tắt đèn là thoát ách.
ĐẼN
Chiêm bao thấy bị đẽn cắn là gặp nguy hiểm khó lường.
Thấy mình giết được đẽn là kẻ toan ám hại mình đã bị hại.
ĐÈO
Chiêm bao thấy mình lên đèo cao là bị bắt, hoặc bị án tù.
Thấy mình lên đèo thấp như đồi nên đề phòng cạm bẫy, giảm bớt việc đi dạo chốn xa, chẳng hạn như đi nghỉ mát.
ĐẼO
Chiêm bao thấy mình đẽo cây là có cạm bẫy.
Thấy người đẽo cây là mình bị mắc lừa đàn bà.
ĐÊM
Chiêm bao thấy đêm thanh lặng là gia đình hạnh phúc.
Thấy đêm nhiều sao là có cưới gả tốt đẹp.
Thấy đêm u tịch là buồn bực không yên.
Thấy đêm giông gió là có kẻ âm mưu hãm hại mình.
ĐỀN
Chùa, Đình, Miếu, Nhà thờ là những nơi tôn nghiêm.Vì vậy khi chiêm bao thấy vào các nơi ấy hoặc chiêm bái, hoặc thăm viếng, đều là điềm lành cả.
Thấy mình vào chùa vái lạy là sắp gặp tình duyên bền chặt.
Thấy vào chùa nghe kinh, là mọi việc hạnh thông.
Thấy vào chùa nói chuyện bậy bạ, hoặc tinh nghịch là sắp lâm nguy.
Thấy dựng nên một kiểng chùa là có điềm lành đem đến.
ĐI
Chiêm bao thấy mình đi mau là công việc làm ăn được trôi chảy.
Thấy đi thụt lùi là hao tài.
Thấy đi chậm là lợi vào chắc chắn.
Thấy mình đi bằng một chơn gỗ là bịnh dai dẳng tốn kém.
Thấy đi vào một nơi ô-uế là có tai nạn.
Thấy đi vào một chốn lạ chưa bao giờ bước chân đến là thành công rực rỡ, tiền cũng như danh vọng vào.
ĐỈA
Chiêm bao thấy đĩa đầy ao là có kẻ phỉnh nịnh để đoạt của mình.
Thấy đĩa đeo đầy chân là thoát ách.
ÉC
Chiêm bao nghe tiếng éc éc là điềm gỡ, có tang khó trong nhà.
ẸC
Chiêm bao nghe tiếng ẹc ẹc là có của bất ngờ, nhưng đến chậm.
ÉN
Chiêm bao thấy én liệng khắp trời là hạnh phúc gần bên.
Thấy én đậu trên cành hay trên dây điện là mọi việc toan tính sẽ đạt thành.
Thấy én sa trước mặt là có người đến nhà cầu hôn.
Thấy én ngậm đuôi với nhau là có người giúp đỡ cho mình về mọi mặt, công việc hạnh thông.
ẾCH
Chiêm bao thấy trời mưa ếch nhảy đầy sân là có tai tiếng đang vướng víu
(4)_Chọn ngày tốt
Học thuyết Âm Dương - Ngũ hành và Kinh Dịch được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực rất phổ biến là dự báo thời tiết, khí tượng. Nước ta và một số nước chịu ảnh hưởng của Trung Quốc thường dùng Âm lịch, tức hệ lịch được mã hoá thep can chi. Chính việc ứng dụng can chi và âm dương ngũ hành vào hệ Âm lịch là nền tảng hình thành việc phân định ngày giờ tốt xấu.
Thời tiết xấu sẽ làm cho con người ta khó chịu, cơ thể mất cân bằng, làm việc kém minh mẫn và hiệu quả. Trái lại nếu thời tiết thuận lợi sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, trí não hưng phấn và là tiền đề cho công việc trôi trảy, hiệu quả lao động cao. Nếu việc chọn ngày giờ theo Âm lịch là sai thì chắc nó đã không thể tồn tại cho đến ngày nay trải qua mấy nghìn năm xã hội Nông nghiệp.
Trong Thiên Văn học hiện đại cũng chỉ ra rằng vũ trụ thường xuyên xảy ra những vụ va chạm giữa các thiên hà, làm phát sinh những bức xạ, những tia vũ trụ mà ảnh hưởng của nó đến trái đất là rất lớn, chi phối đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Vì vậy tránh ngày xấu cũng chính là trành những thời điểm không tốt của sự vận động vũ trụ và khí quyển. Nói rộng ra, việc sử dụng lý thuyết Âm Dương Ngũ hành hợp lý trong Âm lịch nhằm chọn ra thời điểm tốt tránh thời điểm xấu là việc vô cùng cần thiết. Muốn thành công phải hội tụ cả ba yếu tố Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà mà Thiên thời là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo làm việc thành công, cải thiện đời sống con người.
Việc chọn ngày tốt phải sử dụng đúng lý thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Âm lịch tức hệ lịch mã hoá thời gian theo hệ quy chiếu Can Chi. Tránh những hủ tục chọn ngày lạc hậu, mê tín dị đoan thường thêu dệt trong dân gian, không những không mang lại kết quả gì mà trái lại gây tâm lý hoang mang, làm lỡ mất thời điểm tốt cần thực hiện công việc.
Ứng dụng chọn ngày tốt xấu
Những điều cần tránh khi chọn ngày để làm những việc lớn :
- Ngày có can chi trùng với can chi tuổi của người cần xem. Ví dụ tuổi Đinh Tỵ không nên dùng ngày Đinh Tỵ
- Ngày có can trùng với can tuổi của người cần xem, còn chi xung với chi tuổi. Ví dụ tuổi Đinh Tỵ không nên dùng ngày Đinh Hợi (Chính xung rất độc).
- Ngày có can xung với can tuổi của người cần xem, còn chi trùng với chi tuổi hoặc chi xung của tuổi. Ví dụ tuổi Đinh Tỵ không nên dùng ngày Quý Tỵ hoặc Quý Hợi.
- Ngày Nguyệt Kỵ : Mồng 5, 14, 23 hàng tháng. Tổng các số trong 3 ngày trên là 5, 5 tượng trưng cho sao Ngũ Hoàng Thổ ở trung cung rất tối kỵ cho mọi việc.
- Ngày Tam Nương : Thượng tuần là ngày mùng 3, mùng 7. Trung tuần là ngày 13,18. Hạ tuần là ngày 22,27.
Không nên kiêng những ngày này vì truyện kể có một bà gì ghẻ đi cưới vợ cho con chồng, lựa trúng ngày Tam Nương để hại con ghẻ. Nào ngờ khi đám cưới lại gặp đúng lúc vua Càn Long đi ngang qua nên bỗng dưng hoá tốt. Vì vậy chúng ta không nên kiêng kỵ ngày này, nên chăng chỉ kiêng cho những vị đứng đầu đất nước.
- Ngày Thọ Tử :
Tháng_Ngày Thọ Tử :
Tháng Giêng_Ngày Tuất
Tháng Hai_Ngày Thìn
Tháng Ba_Ngày Hợi
Tháng Tư_Ngày Tỵ
Tháng Năm_Ngày Tí
Tháng Sáu_Ngày Ngọ
Tháng Bảy_Ngày Sửu
Tháng Tám_Ngày Mùi
Tháng Chín_Ngày Dần
Tháng Mười_Ngày Thân
Tháng Mười một_Ngày Mão
Tháng Chạp_Ngày Dậu
- Ngày Chi khắc Can (Đại hung) : Canh Ngọ, Bính Tí, Mậu, Dần, Tân Tỵ, Quý Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Quý Sửu, Nhâm Tuất.
- Ngày Ngũ Ly (Đại Hung) : Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Thân, Ất Dậu, Mậu Thân, Kỷ Dậu
- Ngày Can khắc Chi (Tiểu Hung) : Ất Sửu, Giáp Tuất, Nhâm Ngọ, Mậu Tí, Canh Dần, Tân Mão, Quý Tỵ, Ất Mùi, Đinh Dậu, Kỷ Hợi, Giáp Thìn.
Những yếu tố của ngày tốt - Chủ yếu căn cứ theo yếu tố Ngũ Hành của ngày sau đây :
- Ngày Can sinh Chi (Đại Cát) : có vai trò rất quan trọng khi tiến hành đại sự : Đinh Sửu, Bính Tuất, Ất Tỵ, Đinh Mùi, Giáp Ngọ, Mậu Thân, Chanh Tí, Nhâm Dần, Kỷ Dậu, Tân Hợi, Quý Mão, Bính Thìn.
- Ngày Chi sinh Can (Tiểu Cát) : cũng là những ngày tốt : Giáp Tí, Bính Dần, Đinh Mão, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Canh Thìn, Tân Sửu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tí, Mậu Ngọ.
- Ngày Thiên Giải :
+ Từ Lập xuân đến trước Lập Hạ : Nhâm Dần, Quý Mão
+ Từ Lập Hạ đến trước Lập Thu : Ất Tỵ, Giáp Ngọ
+ Từ Lập Thu đến trước Lập Đông : Mậu Thân, Kỷ Dậu
+ Từ Lập Đông đến trước Lập Xuân : Canh Tí, Tân Hợi
Ngoài ra cần chú ý kết hợp với các yếu tố sau để cân nhắc sự tốt xấu của ngày cần xem :
1. Bảng 28 vị tinh tú quản ngày chi phối cát hung : Nên tra trong lịch vạn niên Dịch Học
Sao__Cát hung
1_Sao : Giác : Hung : Chủ cản trở, việc khó thành
2_Sao : Khuê : Cát : Chủ sự thành đạt
3_Sao : Cang : Cát : Chủ sự vui mừng
4_Sao : Lâu : Cát : Chủ tài lộc
5_Sao : Đê : Cát : Chủ sự vui mừng
6_Sao : Vị : Hung : Chủ tai hoạ
7_Sao : Phòng : Hung : Mọi việc trắc trở
8_Sao : Mão : Cát : Chủ sự thuận lợi
9_Sao : Tâm : Hung : Chủ tai hoạ, bệnh tật
10_Sao : Tất : Cát: Chủ về tài lộc
11_Sao : Vĩ : Hung : Chủ điều ác
12_Sao : Chuỷ : Cát : Tốt lành cho mọi việc
13_Sao : Cơ : Hung : Chủ điều bất lợi, khó thành
14_Sao : Sâm : Cát : Chủ về tài lộc
15: Đẩu Hung : Chủ điều bất lợi, khó thành
16_Sao : Tỉnh : Hung : Chủ sự hao tán
17_Ngưu : Hung : Chủ lao khổ, gian nan
18_Sao : Quỷ : Hung : Chủ sự thất thoát
19_Sao : Nữ : Cát : Chủ sư thuận lợi, hoà thuận
20_Sao : Liểu : Cát : Chủ phúc lộc
21_Sao : Hư : Cát : Chủ tốt lành cho mọi việc
22_Sao : Tinh : Hung : Chủ tai họa ốm đau
23_Sao : Nguy : Hung : Chủ tai họa ốm đau
24_Sao : Trương : Cát : Chủ tài lộc
25_Sao : Thất : Cát : Chủ sự thuận lợi
26_Sao : Dực : Cát : Chủ tài lộc
27_Bích : Cát : Chủ sự thành đạt
28_Sao : Chẩn : Hung : Chủ sự lý tán tai họa
2. Theo 12 chỉ trực : Ngày Dần đầu tiên của tháng Giêng là trực Kiến, rối theo thứ tự an trực Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Thành, Thu, Khai, Bế.
Trực__Tính chất__Chủ
1_Trực Kiến : Trung tính : Không hung không cát, tránh khai trương, động thổ.
2_Trực Trừ : Cát : Tránh hành đại sự, nên tiễn bỏ cái cũ.
3_Trực Mãn : Trung tính : Tránh hành đại sự
4_Trực Bình : Cát : Mọi việc có thể tiến hành
5_Trực Định : Trung tính : Nên ổn định không nên hành sự
6_Trực Chấp : Trung tính : Chỉ lợi cho củng cố tu sửa
7_Trực Phá : Hung : Mọi việc bất thành
8_Trực Nguy : Hung : Không nên mạo hiểm
9_Trực Thành : Đại cát
10_Trực Thu : Cát : Trừ tang lễ
11_Trực Khai : Cát : Lợi cho khai trương, kinh doanh, kỵ tang lễ
12_Trực Bế : Hung : Mọi việc bất lợi trừ phục kích đợi thời
3. Theo Lục Diệu :
Tháng 1, 7 : Ngày 1 là Tốc Hỉ : Tốt vừa, sáng tốt chiều xấu, cần làm nhanh
Tháng 2,8 : Ngày 1 là Lưu Liên : Hung , mọi việc khó thành
Tháng 3, 9: Ngày 1 là Tiểu Cát : Cát, mọi việc tốt lành, ít trở ngại
Tháng 4, 10: Ngày 1 là Không Vong : Hung, mọi việc bất thành
Tháng 5, 11: Ngày 1 là Đại An : Cát, mọi việc đều yên tâm hành sự
Tháng 6, 12: Ngày 1 là Xích Khẩu : Hung, đề phòng miệng lưỡi, cãi vã.
Rồi theo thứ tự 1 Đại An, 2 Lưu Liên, 3 Tốc Hỉ, 4Xích Khẩu, 5 Tiểu Cát, 6 Không Vong tiếp theo các ngày trong tháng.
4. Theo vòng Hoàng Đạo :
Bảng giờ Hoàng Đạo trong ngày, ngày Hoàng Đạo trong tháng
Cát/ Hung__Tháng, ngày__Ngày, giờ
a)Tháng,ngày : Dần + Thân :
Ngày, giờ : Tí_Cát Thanh Long
Ngày, giờ : Sửu_Cát Minh Đường
Ngày, giờ : Dần_Hung Thiên Hình
Ngày, giờ : Mão_Bình Chu Tước
Ngày, giờ : Thìn_Cát Kim Quỹ
Ngày, giờ : Tỵ_Cát Bảo Quang
Ngày, giờ : Ngọ_Hung Bạch Hổ
Ngày, giờ : Mùi_Cát Ngọc Đường
Ngày, giờ : Thân_Hung Thiên Lao
Ngày, giờ : Dậu_Bình Huyền Vũ
Ngày, giờ : Tuất _Bình Tư Mệnh
Ngày, giờ : Hợi_Hung Câu Trần
b)Tháng,ngày Mão + Dậu :
Ngày, giờ : Tí_Bình Tư Mệnh
Ngày, giờ : Sửu_Hung Câu Trần
Ngày, giờ : Dần_Cát Thanh Long
Ngày, giờ : Mão_Cát Minh Đường
Ngày, giờ : Thìn_Hung Thiên Hình
Ngày, giờ : Tỵ _Bình Chu Tước
Ngày, giờ : Ngọ_Cát Kim Quỹ
Ngày, giờ : Mùi_Cát Bảo Quang
Ngày, giờ : Thân_Hung Bạch Hổ
Ngày, giờ : Dậu_Cát Ngọc Đường
Ngày, giờ : Tuất _Hung Thiên Lao
Ngày, giờ : Hợi_Bình Huyền Vũ
c)Tháng,ngày Thìn + Tuất :
Ngày, giờ : Tí_Hung Thiên Lao
Ngày, giờ : Sửu_Bình Huyền Vũ
Ngày, giờ : Dần_Bình Tư Mệnh
Ngày, giờ : Mão_Hung Câu Trần
Ngày, giờ : Thìn_Cát Thanh Long
Ngày, giờ : Tỵ _Cát Minh Đường
Ngày, giờ : Ngọ_Hung Thiên Hình
Ngày, giờ : Mùi_Bình Chu Tước
Ngày, giờ : Thân_Cát Kim Quỹ
Ngày, giờ : Dậu_Cát Bảo Quang
Ngày, giờ : Tuất_Hung Bạch Hổ
Ngày, giờ : Hợi_Cát Ngọc Đường
d)Tháng,ngày Tỵ + Hợi :
Ngày, giờ : Tí_Hung Bạch Hổ
Ngày, giờ : Sửu_Cát Ngọc Đường
Ngày, giờ : Dần_Hung Thiên Lao
Ngày, giờ : Mão_Bình Huyền Vũ
Ngày, giờ : Thìn_Bình Tư Mệnh
Ngày, giờ : Tỵ_Hung Câu Trần
Ngày, giờ : Ngọ_Cát Thanh Long
Ngày, giờ : Mùi_Cát Minh Đường
Ngày, giờ : Thân_Hung Thiên Hình
Ngày, giờ : Dậu_Bình Chu Tước
Ngày, giờ : Tuất _Cát Kim Quỹ
Ngày, giờ : Hợi_Cát Bảo Quang
e)Tháng,ngày Ngọ + Tí :
Ngày, giờ : Tí_Cát Kim Quỹ
Ngày, giờ : Sửu_Cát Bảo Quang
Ngày, giờ : Dần_Hung Bạch Hổ
Ngày, giờ : Mão_Cát Ngọc Đường
Ngày, giờ : Thìn_Hung Thiên Lao
Ngày, giờ : Tỵ _Bình Huyền Vũ
Ngày, giờ : Ngọ_Bình Tư Mệnh
Ngày, giờ : Mùi_Hung Câu Trần
Ngày, giờ : Thân_Cát Thanh Long
Ngày, giờ : Dậu_Cát Minh Đường
Ngày, giờ : Tuất _Hung Thiên Hình
Ngày, giờ : Hợi_Bình Chu Tước
f)Tháng,ngày Sửu + Mùi :
Ngày, giờ : Tí_Hung Thiên Hình
Ngày, giờ : Sửu_Bình Chu Tước
Ngày, giờ : Dần_Cát Kim Quỹ
Ngày, giờ : Mão_Cát Bảo Quang
Ngày, giờ : Thìn_Hung Bạch Hổ
Ngày, giờ : Tỵ _Cát Ngọc Đường
Ngày, giờ : Ngọ_Hung Thiên Lao
Ngày, giờ : Mùi_Bình Huyền Vũ
Ngày, giờ : Thân_Bình Tư Mệnh
Ngày, giờ : Dậu_Hung Câu Trần
Ngày, giờ : Tuất _Cát Thanh Long
Ngày, giờ : Hợi_Cát Minh Đường
4. Các ngày Sát chủ cũng không nên làm việc lớn :
Bảng các ngày Sát chủ trong tháng :
Tháng Ngày Sát Chủ
Tháng 1_ngày Tỵ
Tháng 2_ngày Tí
Tháng 3_ngày Mùi
Tháng 4_ngày Mão
Tháng 5_ngày Thân
Tháng 6_ngày Tuất
Tháng 7_ngày Hợi
Tháng 8_ngày Sửu
Tháng 9_ngày Ngọ
Tháng 10_ngày Dậu
Tháng 11_ngày Dần
Tháng 12_ngày Thìn
Hung Niên và Tam Tai: Phàm từ xưa đến nay, cứ đến năm tuổi là người ta tránh sự cưới hỏi trong năm này, tránh dựng vợ gả chồng vì cho là bị ở lứa tuổi Hung niên. Đúng ra năm 20 tuổi thì chẳng có gì là xung kỵ cả, có điều xét đoán thì năm 20 tuổi cưới vợ thì sớm lắm.
Do đó người ta bày ra cách kéo dài thời gian qua tuổi 20 để thuận tiện, ngoại trừ tam tai và đại hạn mà nhiều sách đã chứng minh là đúng.
Tam Tai: Kỵ cất nhà hoặc cưới gả
- Tuổi Thân - Tý - Thìn thì tam tai nên tránh các năm Dần - Mẹo - Thìn
- Tuổi Dần - Ngọ - Tuất thì tránh tam tai ở các năm Thân - Dậu - Tuất
- Tuổi Sửu - Tỵ - Dậu thì tránh tam tai tại các năm Tỵ - Ngọ - Mùi
- Tuổi Hợi - Mão - Mùi thì tránh tam tai tại các năm Tỵ - Ngọ - Mùi
Theo lịch sách cổ truyền chứng minh là đúng là hễ vào tuổi nào gặp tam tai không những cất nhà mà cả cưới gả cũng là chuyện xấu. Nên các bạn nên tránh vào những năm hung niên nói trên dù muốn dù không thì cũng đỡ đi được phần nào.
Ngày Nguyệt Kỵ: Kỵ xuất hành hoặc khai trương vào các ngày mùng năm(5), mười bốn(14) và hai mươi ba.
Ngày Tam Nương: Tránh mở cửa hàng khai trương vào các ngày mùng 3, mùng 7, 13 và ngày 22
Giờ sát chủ:
Tháng Giêng_Giờ Dần - Tý
Tháng Hai_Giờ Tỵ
Tháng Ba_Giờ Thân
Tháng Tư_Giờ Thìn
Tháng Năm_Giờ Dậu
Tháng Sáu_Giờ Mẹo
Tháng Bảy_Giờ Dần - Tý
Tháng Tám_Giờ Tỵ
Tháng Chín_Giờ Thân
Tháng Mười_Giờ Thìn
Tháng Mười Một_Giờ Dậu
Tháng Mười Hai_Giờ Mẹo
(5)_TÌM TUỔI VỢ CHỒNG
TUỔI TÝ
Giáp tý: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mẹo
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Sửu - Thìn - Thân, Kị các tuổi Mão - Ngọ - Mùi, các tuổi khác bình hòa
Bính tý: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mẹo
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Sửu - Thìn - Thân, Kị các tuổi Mão - Ngọ - Mùi, các tuổi khác bình hòa
Mậu tý: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mẹo
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Sửu - Thìn - Thân, Kị các tuổi Mão - Ngọ - Mùi, các tuổi khác bình hòa
Canh tý:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mẹo
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Sửu - Thìn - Thân, Kị các tuổi Mão - Ngọ - Mùi, các tuổi khác bình hòa
Nhâm tý: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mẹo
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Sửu - Thìn - Thân, Kị các tuổi Mão - Ngọ - Mùi, các tuổi khác bình hòa
TUỔI SỬU
Ất sửu: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dần
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Tí - Tị - Dậu, Kị các tuổi Ngọ - Mùi - Hình, các tuổi khác bình hòa
Đinh sửu: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dần
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Tí - Tị - Dậu, Kị các tuổi Ngọ - Mùi - Hình, các tuổi khác bình hòa
Kỷ sửu: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dần
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Tí - Tị - Dậu, Kị các tuổi Ngọ - Mùi - Hình, các tuổi khác bình hòa
Tân sửu: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dần
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Tí - Tị - Dậu, Kị các tuổi Ngọ - Mùi - Hình, các tuổi khác bình hòa
Quý sửu: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dần
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Tí - Tị - Dậu, Kị các tuổi Ngọ - Mùi - Hình, các tuổi khác bình hòa
TUỔI DẦN
Bính dần: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Sửu
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Ngọ - Tuất - Hợi, Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
Mậu đần: Kiêm kỵ cưới gả vào năm Sửu
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Ngọ - Tuất - Hợi, Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
Canh Dần:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Sửu
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Ngọ - Tuất - Hợi, Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
Nhâm Dần:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Sửu
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Ngọ - Tuất - Hợi, Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
Giáp Dần:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Sửu
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Ngọ - Tuất - Hợi, Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
TUỔI MẸO
Đinh Mẹo:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tý
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Mùi - Tuất - Hợi, Kị các tuổi Thìn - Dậu, các tuổi khác bình hòa
Kỷ Mẹo:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tý
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Mùi - Tuất - Hợi, Kị các tuổi Thìn - Dậu, các tuổi khác bình hòa
Tân Mẹo:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tý
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Mùi - Tuất - Hợi, Kị các tuổi Thìn - Dậu, các tuổi khác bình hòa
Quý Mẹo:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tý
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Mùi - Tuất - Hợi, Kị các tuổi Thìn - Dậu, các tuổi khác bình hòa
Ất Mẹo:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tý
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Mùi - Tuất - Hợi, Kị các tuổi Thìn - Dậu, các tuổi khác bình hòa
TUỔI THÌN
Mậu Thìn:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Hợi
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Tí - Thân, Kị các tuổi Mão - Thìn - Dậu - Tuất, các tuổi khác bình hòa
Nhâm Thìn:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Hợi
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Tí - Thân, Kị các tuổi Mão - Thìn - Dậu - Tuất, các tuổi khác bình hòa
Giáp Thìn:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Hợi
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Tí - Thân, Kị các tuổi Mão - Thìn - Dậu - Tuất, các tuổi khác bình hòa
Canh Thìn:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Hợi
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Tí - Thân, Kị các tuổi Mão - Thìn - Dậu - Tuất, các tuổi khác bình hòa
Bính Thìn:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Hợi
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Tí - Thân, Kị các tuổi Mão - Thìn - Dậu - Tuất, các tuổi khác bình hòa
TUỔI TÝ
Kỷ Tỵ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tuất
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Sửu - Thân - Dậu, Kị các tuổi Dần - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Tân Tỵ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tuất
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Sửu - Thân - Dậu, Kị các tuổi Dần - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Quý Tỵ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tuất
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Sửu - Thân - Dậu, Kị các tuổi Dần - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Ất Tỵ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tuất
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Sửu - Thân - Dậu, Kị các tuổi Dần - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Đinh Tỵ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tuất
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Sửu - Thân - Dậu, Kị các tuổi Dần - Hợi, các tuổi khác bình hòa
TUỔI NGỌ
Canh Ngọ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dậu
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Dần - Mùi - Tuất, Kị các tuổi Tị - Sửu - Tý, các tuổi khác bình hòa
Nhâm Ngọ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dậu
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Dần - Mùi - Tuất, Kị các tuổi Tị - Sửu - Tý, các tuổi khác bình hòa
Giáp Ngọ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dậu
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Dần - Mùi - Tuất, Kị các tuổi Tị - Sửu - Tý, các tuổi khác bình hòa
Bính Ngọ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dậu
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Dần - Mùi - Tuất, Kị các tuổi Tị - Sửu - Tý, các tuổi khác bình hòa
Mậu Ngọ:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Dậu
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Dần - Mùi - Tuất, Kị các tuổi Tị - Sửu - Tý, các tuổi khác bình hòa
TUỔI MÙI
Tân Mùi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thân
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Mão - Ngọ - Hợi, Kị các tuổi Tí - Sửu - Ngọ, các tuổi khác bình hòa
Quý Mùi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thân
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Mão - Ngọ - Hợi, Kị các tuổi Tí - Sửu - Ngọ, các tuổi khác bình hòa
Ất Mùi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thân
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Mão - Ngọ - Hợi, Kị các tuổi Tí - Sửu - Ngọ, các tuổi khác bình hòa
Đinh Mùi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thân
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Mão - Ngọ - Hợi, Kị các tuổi Tí - Sửu - Ngọ, các tuổi khác bình hòa
Kỷ Mùi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thân
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Mão - Ngọ - Hợi, Kị các tuổi Tí - Sửu - Ngọ, các tuổi khác bình hòa
TUỔI THÂN
Nhâm Thân:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mùi
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Tí - Thìn, Kị các tuổi Dần - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Giáp Thân:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mùi
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Tí - Thìn, Kị các tuổi Dần - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Bính Thân:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mùi
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Tí - Thìn, Kị các tuổi Dần - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Mậu Thân:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mùi
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Tí - Thìn, Kị các tuổi Dần - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Canh Thân:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Mùi
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Tí - Thìn, Kị các tuổi Dần - Hợi, các tuổi khác bình hòa
TUỔI DẬU
Quý Dậu:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Ngọ
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Sửu - Tị, Kị các tuổi Mão - Dậu - Tuất, các tuổi khác bình hòa
Ất Dậu:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Ngọ
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Sửu - Tị, Kị các tuổi Mão - Dậu - Tuất, các tuổi khác bình hòa
Đinh Dậu:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Ngọ
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Sửu - Tị, Kị các tuổi Mão - Dậu - Tuất, các tuổi khác bình hòa
Kỷ Dậu:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Ngọ
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Sửu - Tị, Kị các tuổi Mão - Dậu - Tuất, các tuổi khác bình hòa
Tân Dậu:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Ngọ
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Sửu - Tị, Kị các tuổi Mão - Dậu - Tuất, các tuổi khác bình hòa
TUỔI TUẤT
Giáp Tuất:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tỵ
Hạp với Can Kỷ, kị với Can Canh
Hợp các tuổi Dần - Mão - Ngọ, Kị các tuổi Sửu - Thìn - Dậu, các tuổi khác bình hòa
Bính Tuất:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tỵ
Hạp với Can Tân, kị với Can Nhâm
Hợp các tuổi Dần - Mão - Ngọ, Kị các tuổi Sửu - Thìn - Dậu, các tuổi khác bình hòa
Mậu Tuất:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tỵ
Hạp với Can Quý, kị với Can Giáp
Hợp các tuổi Dần - Mão - Ngọ, Kị các tuổi Sửu - Thìn - Dậu, các tuổi khác bình hòa
Canh Tuất:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tỵ
Hạp với Can Ất, kị với Can Bính
Hợp các tuổi Dần - Mão - Ngọ, Kị các tuổi Sửu - Thìn - Dậu, các tuổi khác bình hòa
Nhâm Tuất:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Tỵ
Hạp với Can Đinh, kị với Can Mậu
Hợp các tuổi Dần - Mão - Ngọ, Kị các tuổi Sửu - Thìn - Dậu, các tuổi khác bình hòa
TUỔI HỢI
Ất Hợi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thìn
Hạp với Can Canh, kị với Can Tân
Hợp các tuổi Dần - Mão _ Ngọ, Kị các tuổi Thìn - Thân - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Đinh Hợi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thìn
Hạp với Can Nhaâm, kị với Can Quý
Hợp các tuổi Dần - Mão _ Ngọ, Kị các tuổi Thìn - Thân - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Kỷ Hợi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thìn
Hạp với Can Giáp, kị với Can Ất
Hợp các tuổi Dần - Mão _ Ngọ, Kị các tuổi Thìn - Thân - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Tân Hợi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thìn
Hạp với Can Bính, kị với Can Đinh
Hợp các tuổi Dần - Mão _ Ngọ, Kị các tuổi Thìn - Thân - Hợi, các tuổi khác bình hòa
Quý Hợi:Kiêm kỵ cưới gả vào năm Thìn
Hạp với Can Mậu, kị với Can Kỷ
Hợp các tuổi Dần - Mão _ Ngọ, Kị các tuổi Thìn - Thân - Hợi, các tuổi khác bình hòa
(6)_Nhị thập bát tú
Nhị thập bát tú là 28 ngôi sao có thực, do Khoa thiên văn cổ đại quan sát bầu trời phát hiện và định danh. 28 ngôi sao đó ở kề đường Hoàng đạo xích đạo. Đó là những ngôi sao chính, mỗi sao kéo theo một chùm sao khác theo quỹ đạo của nó.
Khoa thiên văn cổ đại cho đó là những định tinh, đứng nguyên một chỗ, nên có thể dùng làm mốc để tính vị trí chuyển dịch của mặt trời, mặt trăng và năm sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ thuộc hệ mặt trời. 28 ngôi sao đó chia thành bốn phương trên bầu trời:
Phương Đông chùm sao Thanh Long có 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ
Phương Bắc chùm sao Huyền Vũ có 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích
Phương Tây chùm sao Bạch Hổ gồm có 7 sao: Khuê, Lâu, Vi, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm
Phương Nam chùm sao Chu Tước có 7 sao: Tỉnh Quỷ Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chấn
Các nhà thiên văn còn dựa vào vị trí các sao để tính ngày tiết khí bốn mùa. Thí dụ lúc hoàng hôn, sao Sâm hướng chính nam tức là tháng Giêng, sao Tâm hướng chính nam tức là tháng 5, sao Khuê hướng đó là tiết Thu phân, sao Mão hướng đó là tiết Đông Chí.
Thanh Long= Rồng Xanh, Huyền Vũ= Anh Vũ (vẹt) màu đen, Bạch Hổ=Hổ trắng, Chu Tước= chim sẻ... dựa vào hình tượng các chùm sao mà định danh
Nhị thập bát tú đi vào Thuật chiêm tinh được quy vào Ngũ hành, can chi lại biến thành 28 vị thần sát, mỗi thần sát quản một ngày đêm có sao tốt sao xấu.
Luận về tính chất tốt xấu của 28 ngôi sao, giữa các tài liệu còn có nhiều điểm mâu thuẫn, các tài liệu đó đều từ Trung Quốc truyền sang ta: Chúng tôi có trong tay ba cuốn: "Thần Bí Trạch Cát", "Lịch thư của Thái Bá Lệ" và "Hứa Chân Quân Tuyển trạch thông thư" (in tại Việt Nam triều Khải Định).
Khảo cứu 3 cuốn chỉ có 11 trong 28 ngôi sao được các tài liệu thống nhất, còn 17 sao khác hẳn nhau, mỗi sao đều có 1 bài thơ thất ngôn bát cú (Hứa Chân Quân) và Thất Ngôn Tứ Tuyệt (Trạch cát thông thư) chèo chống nhau.
Số
TT_28_Sao_Định danh theo 28 con vật_Thuộc_Theo Thần bí Trạch cát TQ_Theo Tuyển trạch thông thư VN và Lịch thư của Thái Bá Lệ
1_Sao Giác : con vật : "Giao" Long thuộc : Theo TQ : Mộc Hôn nhân, tế tự, mai táng xấu Theo VN : Tốt, riêng mai táng xấu
2_Sao Cang : con vật : "Rồng" thuộc : Kim Theo TQ : Hôn nhân, tế tự, mai táng xấu Theo VN : Xấu mọi việc
3_Sao Đê : con vật : "Lạc" thuộc : Thổ Theo TQ : Tốt tăng tài lộc Theo VN : Xấu mọi việc
4_Sao Phòng : con vật : "Thỏ" thuộc : Theo TQ : Thái Dương Mọi việc bất lợi Theo VN : Tốt mọi việc
5_Sao Tâm : con vật : "Hồ" thuộc : Thái Âm Theo TQ : Xấu mọi việc Theo VN : Xấu mọi việc
6_Sao Vĩ : con vật : "Hổ" thuộc : Hoả Theo TQ : Xấu mọi việc Theo VN : Tốt mọi việc
7_Sao Cơ : con vật :"Báo" thuộc : Thuỷ Theo TQ : Hôn nhân, tu tạo xấu Theo VN : Tốt mọi việc
8_Sao Đẩu : con vật : "Giải" thuộc : Mộc Theo TQ : Xấu mọi việc Theo VN : Tốt mọi việc
9_Sao Ngưu : con vật : "Trâu" thuộc : Kim Theo TQ : Xấu mọi việc Theo VN : Xấu mọi việc
10_Sao Nữ : con vật : "Dơi" thuộc : Thổ Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Xấu mọi việc
11_Sao Hư : con vật : "Chuột" thuộc : Thái Dương Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Xấu mọi việc
12_Sao Nguy : con vật : "Én" thuộc : Thái Âm Theo TQ : Xấu nhiều tốt ít Theo VN : Xấu mọi việc
13_Sao Thất : con vật : "Lợn" thuộc : Hoả Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Tốt mọi việc
14_Sao Bích : con vật : "Du" thuộc : Thuỷ Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Tốt mọi việc
15_Sao Khuê : con vật : "Lang" thuộc : Mộc Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Xấu, riêng xây dựng tốt
16_Sao Lâu : con vật : "Chó" thuộc : Kim Tốt mọi việc Theo VN : Tốt mọi việc
17_Sao Vị : con vật : "Trĩ" thuộc : Thổ Theo TQ : Xấu mọi việc Theo VN : Tốt mọi việc
18_Sao Mão : con vật : "Gà" thuộc : Thái Dương Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Xấu mọi việc
19_Sao Tất : con vật : "Chim" thuộc : Thái Âm Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Tốt mọi việc
20_Sao Chuỷ : con vật : "Khỉ" thuộc : Hoả Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Xấu, riêng xây dựng tốt
21_Sao Sâm : con vật : "Vượn" thuộc : Thuỷ Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Xấu, riêng xây dựng tốt
22_Sao Tỉnh : con vật : "Hươu Bướu" thuộc : Mộc Xấu mọi việc Theo VN : Tốt mọi việc
23_Sao Quỷ : con vật : "Dê"thuộc : Kim Theo TQ : Xấu mọi việc Theo VN : Xấu, riêng mai táng tốt
24_Sao Liễu : con vật : "Hoẵng" thuộc : Thổ Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Xấu mọi việc
25_Sao Tinh : con vật : "Ngựa" thuộc : Thái Dương Theo TQ : Xấu nhiều tốt ít Theo VN : Xấu, riêng xây dựng tốt
26_Sao Trương : con vật : "Hươu" thuộc : Thái Âm Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Xấu mọi việc
27_Sao Dực : con vật : "Rắn" thuộc : Hoả Theo TQ : Tốt mọi việc Theo VN : Nói chung không tốt
28_Sao Chẩn : con vật : "Giun" thuộc : Thuỷ Theo TQ : Xấu mọi việc Theo VN : Tốt mọi việc
28 ngôi sao chỉ 28 ngày ứng với 4 tuần lễ. Ta nhớ Tinh, Phòng, Hư, Mão luôn luôn là ngày chủ nhật.
28 Sao luôn thuận theo thứ tự sau đây:
Phương Nam :
1.Giác(Thứ Năm_Mộc)
2.Cang(Thứ sáu_Kim)
3.Đe(Thứ bảy_Thổ)
4.Phòng(Chủ nhật_Thái dương)
5.Tâm(Thứ hai_Thái âm)
6.Vĩ(Thứ ba_Hoả)
7.Cơ(Thứ tư_Thuỷ)
Phương Đông :
8.Đẩu(Thứ Năm_Mộc)
9.Ngưu(Thứ sáu_Kim)
10.Nữ(Thứ bảy_Thổ)
11.Hư(Chủ nhật_Thái dương)
12.Nguy(Thứ hai_Thái âm)
13.Thất(Thứ ba_Hoả)
14.Bích(Thứ tư_Thuỷ)
Phương Bắc :
15.Khuê(Thứ Năm_Mộc)
16.Lâu(Thứ sáu_Kim)
17.Vị(Thứ bảy_Thổ)
18.Mão(Chủ nhật_Thái dương)
19.Tất(Thứ hai_Thái âm)
20.Chuỷ(Thứ ba_Hoả)
21.Sâm(Thứ tư_Thuỷ)
Phương Tây :
22.Tinh(Thứ Năm_Mộc)
23.Quỷ(Thứ sáu_Kim)
24.Liễu(Thứ bảy_Thổ)
25.Tinh(Chủ nhật_Thái dương)
26.Trương(Thứ hai_Thái âm)
27.Lực(Thứ ba_Hoả)
28.Chẩn(Thứ tư_Thuỷ)
Nhị thập bát tú tính theo ngày dương lịch
Năm dương lịch có 365 ngày tức 13 chu kỳ của Nhị thập bát tú (18x13=364) cộng thêm 1 ngày. Nếu năm nhuận có ngày 29/2 thì cộng thêm 2 ngày.
- Ngày 1/1/1995 là ngày chủ nhật thuộc sao Hư (số 11) ta dễ dàng tính ra ngày 1/1/1996 là ngày thứ 2 thuộc sao Nguy (số 12). Nhưng đến 1/1/1997 phải tuột xuống 2 sao tức là ngày thứ 4 sao Bích (số 14) vì năm 1996 có thêm ngày 29/2). Chỉ cần biết một mốc chính xác, ta có thể tìm ra bất cứ ngày nào trong quá khứ và tương lai theo cách tính trên. Thí dụ ngày 8/3/1997 là ngày sao gì? Khi đã tính được ngày 1/1/1997 là ngày sao Bích ngày thứ 4, 29/1 (28 ngày sau), 26/2/1997 (56 ngày sau) cũng là sao Bích số 14. Vậy 10 ngày sau 8/3/1997 thứ 7 là sao số 24, sao Liễu.
NHỊ THẬP BÁT TÚ LUẬN GIẢI
Nhị thập bát Tú (28 sao) luân lưu chủ ngày để đoán cát hung do các nhà chiêm tinh đời Đường đưa ra. Lịch Hội thiên thời Nam Tống đã áp dụng vào Trạch cát theo cách sau:
Nguyên tắc phối 28 tú với các loài Thú.
1-Giác mộc Giao - Đặng Vũ: Tốt
Giác tinh tọa tác chủ vinh xương,
Ngoại tiến điền tài cập nữ lang,
Giá thú hôn nhân sinh quý tử,
Vănh nhân cập đệ kiến Quân vương.
Duy hữu táng mai bất khả dụng,
Tam niên chi hậu, chủ ôn đậu,
Khởi công tu trúc phần mộ địa,
Đường tiền lập kiến chủ nhân vong.
2-Can kim Long - Ngô Hán: Xấu
Can tinh tạo tác Trưởng phòng đường,
Thập nhật chi trung chủ hữu ương,
Điền địa tiêu ma, quan thất chức,
Đầu quân định thị hổ lang thương.
Giá thú, hôn nhân dụng thử nhật,
Nhi tôn, Tân phụ chủ không phòng,
Mai táng nhược hoàn phùng thử nhật,
Đương thời tai họa, chủ trùng tang.
3-Đê thổ Lạc - Giả Phục: Xấu
Đê tinh tạo tác chủ tai hung,
Phí tận điền viên, thương khố không,
Mai táng bất khả dụng thử nhật,
Huyền thằng, điếu khả, họa trùng trùng,
Nhược thị hôn nhân ly biệt tán,
Dạ chiêu lãng tử nhập phòng trung.
Hành thuyền tắc định tạo hướng một,
Cánh sinh lung ách, tử tôn cùng.
4-Phòng nhật Thố - Cảnh Yêm: Tốt
Phòng tinh tạo tác điền viên tiến,
Huyết tài ngưu mã biến sơn cương,
Cánh chiêu ngoại xứ điền trang trạch,
Vinh hoa cao quý, phúc thọ khang.
Mai táng nhược nhiên phùng thử nhật,
Cao quan tiến chức bái Quân vương.
Giá thú: Thường nga quy Nguyệt điện,
Tam niên bào tử chế triều đường.
5-Tâm nguyệt Hồ - Khấu Tuân: Xấu
Tâm tinh tạo tác đại vi hung,
Cánh tao hình tụng, ngục tù trung,
Ngỗ nghịch quan phi, điền trạch thoái,
Mai táng tốt bộc tử tương tòng.
Hôn nhân nhược thị phùng thử nhật,
Tử tử nhi vong tự mãn hung.
Tam niên chi nội liên tạo họa,
Sự sự giáo quân một thủy chung.
6-Vĩ hỏa Hổ - Sầm Bành: Tốt
Vĩ tinh tạo tác đắc thiên ân,
Phú quý, vinh hoa, phúc thọ ninh,
Chiêu tài tiến bảo, tiến điền địa,
Hòa hợp hôn nhân, quý tử tôn.
Mai táng nhược năng y thử nhật,
Nam thanh, nữ chính, tử tôn hưng.
Khai môn, phóng thủy, chiêu điền địa,
Đại đại công hầu, viễn bá danh.
7-Cơ thủy Báo - Phùng Dị: Tốt
Cơ tinh tạo tác chủ cao cường,
Tuế tuế niên niên đại cát xương,
Mai táng, tu phần đại cát lợi,
Điền tàm, ngưu mã biến sơn cương.
Khai môn, phóng thủy chiêu tài cốc,
Khiếp mãn kim ngân, cốc mãn thương.
Phúc ấm cao quan gia lộc vị,
Lục thân phong lộc, phúc an khang.
8-Đẩu mộc Giải - Tống Hữu: Tốt
Đẩu tinh tạo tác chủ chiêu tài,
Văn vũ quan viên vị đỉnh thai,
Điền trạch tiền tài thiên vạn tiến,
Phần doanh tu trúc, phú quý lai.
Khai môn, phóng thủy, chiêu ngưu mã,
Vượng tài nam nữ chủ hòa hài,
Ngộ thử cát tinh lai chiến hộ,
Thời chi phúc khánh, vĩnh vô tai.
9-Ngưu kim Ngưu - Sái Tuân: Xấu
Ngưu tinh tạo tác chủ tai nguy,
Cửu hoành tam tai bất khả thôi,
Gia trạch bất an, nhân khẩu thoái,
Điền tàm bất lợi, chủ nhân suy.
Giá thú, hôn nhân giai tự tổn,
Kim ngân tài cốc tiệm vô chi.
Nhược thị khai môn, tính phóng thủy,
Ngưu trư dương mã diệc thương bi.
10-Nữ thổ Bức - Cảnh Đan: Xấu
Nữ tinh tạo tác tổn bà nương,
Huynh đệ tương hiềm tựa hổ lang,
Mai táng sinh tai phùng quỷ quái,
Điên tà tật bệnh cánh ôn hoàng.
Vi sự đáo quan, tài thất tán,
Tả lị lưu liên bất khả đương.
Khai môn, phóng thủy phùng thử nhật,
Toàn gia tán bại, chủ ly hương.
11-Hư nhật Thử - Cái Duyên: Xấu
Hư tinh tạo tác chủ tai ương,
Nam nữ cô miên bất nhất song,
Nội loạn phong thanh vô lễ tiết,
Nhi tôn, tức phụ bạn nhân sàng,
Khai môn, phóng thủy chiêu tai họa,
Hổ giảo, xà thương cập tốt vong.
Tam tam ngũ ngũ liên niên bệnh,
Gia phá, nhân vong, bất khả đương.
12-Nguy nguyệt Yến - Kiên Đàm: Xấu
Nguy tinh bât khả tạo cao đường,
Tự điếu, tao hình kiến huyết quang
Tam tuế hài nhi tao thủy ách,
Hậu sinh xuất ngoại bất hoàn lương.
Mai táng nhược hoàn phùng thử nhật,
Chu niên bách nhật ngọa cao sàng,
Khai môn, phóng thủy tạo hình trượng,
Tam niên ngũ tái diệc bi thương.
13-Thất hỏa Trư - Cảnh Thuần: Tốt
Thất tinh tạo tác tiến điền ngưu,
Nhi tôn đại đại cận quân hầu,
Phú quý vinh hoa thiên thượng chỉ,
Thọ như Bành tổ nhập thiên thu.
Khai môn, phóng thủy chiêu tài bạch,
Hòa hợp hôn nhân sinh quý nhi.
Mai táng nhược năng y thử nhật,
Môn đình hưng vượng, Phúc vô ưu!
14-Bích thủy Du - Tang Cung: Tốt
Bích tinh tạo ác tiến trang điền
Ti tâm đại thục phúc thao thiên,
Nô tỳ tự lai, nhân khẩu tiến,
Khai môn, phóng thủy xuất anh hiền,
Mai táng chiêu tài, quan phẩm tiến,
Gia trung chủ sự lạc thao nhiên
Hôn nhân cát lợi sinh quý tử,
Tảo bá thanh danh khán tổ tiên.
15-Khuê mộc Lang - Mã Vũ: Xấu
Khuê tinh tạo tác đắc trinh tường,
Gia hạ vinh hòa đại cát xương,
Nhược thị táng mai âm tốt tử,
Đương niên định chủ lưỡng tam tang.
Khán khán vận kim, hình thương đáo,
Trùng trùng quan sự, chủ ôn hoàng.
Khai môn phóng thủy chiêu tai họa,
Tam niên lưỡng thứ tổn nhi lang.
16-Lâu kim Cẩu - Lưu Long: Tốt
Lâu tinh thụ trụ, khởi môn đình,
Tài vượng, gia hòa, sự sự hưng,
Ngoại cảnh, tiền tài bách nhật tiến,
Nhất gia huynh đệ bá thanh danh.
Hôn nhân tiến ích, sinh quý tử,
Ngọc bạch kim lang tương mãn doanh,
Phóng thủy, khai môn giai cát lợi,
Nam vinh, nữ quý, thọ khang ninh.
17-Vị thổ Trĩ - Ô Thành: Tốt
Vị tinh tạo tác sự như hà,
Phú quý, vinh hoa, hỷ khí đa,
Mai táng tiến lâm quan lộc vị,
Tam tai, cửu họa bất phùng tha.
Hôn nhân ngộ thử gia phú quý,
Phu phụ tề mi, vĩnh bảo hòa,
Tòng thử môn đình sinh cát khánh,
Nhi tôn đại đại bảo kim pha.
18-Mão nhật Kê - Vương Lương: Xấu
Mão tinh tạo tác tiến điền ngưu,
Mai táng quan tai bất đắc hưu,
Trùng tang nhị nhật, tam nhân tử,
Mại tận điền viên, bất năng lưu.
Khai môn, phóng thủy chiêu tai họa,
Tam tuế hài nhi bạch liễu đầu,
Hôn nhân bất khả phùng nhật thử,
Tử biệt sinh ly thật khả sầu.
19-Tất nguyệt Ô - Trần Tuấn: Tốt
Tất tinh tạo tác chủ quang tiền,
Mãi dắc điền viên hữu lật tiền
Mai táng thử nhâtj thiêm quan chức,
Điền tàm đại thực lai phong niên
Khai môn phóng thủy đa cát lật,
Hợp gia nhân khẩu đắc an nhiên,
Hôn nhân nhược năng phùng thử nhật,
Sinh đắc hài nhi phúc thọ toàn.
20-Truỷ hỏa Hầu - Phó Tuấn: Xấu
Truỷ tinh tạo tác hữu đồ hình,
Tam niên tất đinh chủ linh đinh,
Mai táng tốt tử đa do thử,
Thủ định Dần niên tiện sát nhân.
Tam tang bất chỉ giai do thử,
Nhất nhân dược độc nhị nhân thân.
Gia môn điền địa giai thoán bại,
Thương khố kim tiền hóa tác cần.
21-Sâm thủy Viên - Đỗ Mậu: Tốt
Sâm tinh tạo tác vượng nhân gia,
Văn tinh triều diệu, đại quang hoa,
Chỉ nhân tạo tác điền tài vượng,
Mai táng chiêu tật, táng hoàng sa.
Khai môn, phóng thủy gia quan chức,
Phòng phòng tôn tử kiến điền gia,
Hôn nhân hứa định tao hình khắc,
Nam nữ chiêu khai mộ lạc hoa.
22-Tỉnh mộc Hãn - Diêu Kỳ: Tốt
Tỉnh tinh tạo tác vượng tàm điền,
Kim bảng đề danh đệ nhất tiên,
Mai táng, tu phòng kinh tốt tử,
Hốt phong tật nhập hoàng điên tuyền
Khai môn, phóng thủy chiêu tài bạch,
Ngưu mã trư dương vượng mạc cát,
Quả phụ điền đường lai nhập trạch,
Nhi tôn hưng vượng hữu dư tiền.
23-Quỷ kim Dương - Vương Phách: Xấu
Quỷ tinh khởi tạo tất nhân vong,
Đường tiền bất kiến chủ nhân lang,
Mai táng thử nhật, quan lộc chí,
Nhi tôn đại đại cận quân vương.
Khai môn phóng thủy tu thương tử,
Hôn nhân phu thê bất cửu trường.
Tu thổ trúc tường thương sản nữ,
Thủ phù song nữ lệ uông uông.
24-Liễu thổ Chương - Nhậm Quang: Xấu
Liễu tinh tạo tác chủ tao quan,
Trú dạ thâu nhàn bất tạm an,
Mai táng ôn hoàng đa bệnh tử,
Điền viên thoái tận, thủ cô hàn,
Khai môn phóng thủy chiêu lung hạt,
Yêu đà bối khúc tự cung loan
Cánh hữu bổng hình nghi cẩn thận,
Phụ nhân tùy khách tẩu bất hoàn.
25-Tinh nhật Mã - Lý Trung: Xấu
Tinh tú nhật hảo tạo tân phòng,
Tiến chức gia quan cận Đế vương,
Bất khả mai táng tính phóng thủy,
Hung tinh lâm vị nữ nhân vong.
Sinh ly, tử biệt vô tâm luyến,
Tự yếu quy hưu biệt giá lang.
Khổng tử cửu khúc châu nan độ,
Phóng thủy, khai câu, thiên mệnh thương.
26-Trương nguyệt Lộc - Vạn Tu: Tốt
Trương tinh nhật hảo tạo long hiên,
Niên niên tiện kiến tiến trang điền,
Mai táng bất cửu thăng quan chức,
Đại đại vi quan cận Đế tiền,
Khai môn phóng thủy chiêu tài bạch,
Hôn nhân hòa hợp, phúc miên miên.
Điền tàm đại lợi, thương khố mãn,
Bách ban lợi ý, tự an nhiên.
27-Dực hỏa Xà - Bi Đồng: Xấu
Dực tinh bất lợi giá cao đường,
Tam niên nhị tái kiến ôn hoàng,
Mai táng nhược hoàn phùng thử nhật,
Tử tôn bất định tẩu tha hương.
Hôn nhân thử nhật nghi bất lợi,
Quygia định thị bất tương đương.
Khai môn phóng thủy gia tu phá,
Thiếu nữ tham hoa luyến ngoại lang.
28-Chẩn thủy Dẫn - Lưu Trực: Tốt
Chẩn tinh lâm thủy tạo long cung,
Đại đại vi quan thụ sắc phong,
Phú quý vinh hoa tăng phúc thọ,
Khố mãn thương doanh tự xương long.
Mai táng văn tinh lai chiếu trợ,
Trạch xá an ninh, bất kiến hung.
Cánh hữu vi quan, tiên đế sủng,
Hôn nhân long tử xuất long cung.
(7)_Coi Bói Theo Họ Tên
Nếu tên bạn là Vũ Trà My chẳng hạn, thì bạn chỉ lấy chữ M không thôi (first name), các bạn khác cũng tương tự như thế, chữ đầu tiên của dần cuối cùng, nhớ nghen, sau đó là dò chữ cái của mình trong bảng dưới đây.
A - J - S: Bạn là người cứng rắn, can đảm sống rất thành thật nên ghét nịnh bợ, tự ái cao nên chỉ thích chỉ huy người khác thôi, trong chuyện "tình củm" thì bạn lại rất khắc khe nên không mấy êm đẹp, bù lại rất thành công trên con đường công danh.
B - K - T: Ẩn chứa trong bạn là lòng thương người, tính tình tế nhịn nên rất giỏi ngoại giao, lại được bạn bè tốt giúp đở, bạn có duyên ngầm nên rất đào hoa nữa (oa oa ..ghê chưa!)
C - L - U: Thông minh sáng suốt có khả năng vượt mọi trở ngại khó khăn, đó là ưu điểm nổi bật của bạn, tính khiêm nhường, biết phục thiện, ham học hỏi, thích hoạt động lại giàu tình cảm nên bạn gặp nhiều fiền fức vì những chuyện tình cảm vụt vặt, rất có khiếu về văn chương, nghệ thuật.
D - M - V: Bạn giàu lòng thương người, thích công bằng ghét xảo trá, trong công việc thường có đầu óc bảo thủ, không thích sự thay đổi đột ngột, do đó bỏ lở nhiều cơ hội. Tính khí thất thường nhưng tôn trọng sự tự dzo riêng tư, không ưa lo xa, sống hết mình vì mọi người nhưng lại hay hờn dzỗi vặt, có số đào hoa, dễ tạo tình cảm với đối tượng nhờ duyên ăn nói và sự hào phóng, thế nhưng trong chuyện "ấy" bạn lại không dzễ kén chọn chút nào.
E - N - W: Một con người phiêu lưu nhưng mê ngủ, thích thay đổi thích phiêu lưu thử thách để có thêm kinh nghiệm nên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động lớn lao, sáng tạo cực kỳ! À có phải bạn rất khác về ngoại ngữ khong, là con người thích học hỏi nơi cuộc sống hơn là ở sách vỡ, yêu đời như Tiểu Yến Tử, không thích nghe lời khuyên của người khác nhưng lại được nhiều người hy sinh cho bạn, không thích cuộc sống bình lặng, nếu có dịp là bạn tách rời quá khứ để tìm một hướng đi mới.
F - O - X: Bạn chiếm được sự tinh tưởng của mọi người do tính tình bặt thiệp dễ mến, lời ăn tiếng nói khéo léo, đúng mực. Có khiếu về nghệ thuật, thơ nhạc, về mặt tình củm bạn "khá là thành thật với tình iu" lại còn thích được người ta hâm mộ nữa chứ!
G - P - Y: Sống nội tâm: tính trầm lặng, trung thực nên có những suy nghĩ kín đáo, chính gì lẽ đó nên bạn dễ bị hiểu lầm là "Chảnh" là ích kỷ, nhưng mà này, bạn thích được khen và ưa nói ngọt, phải không?
H - Q - Z: Có tính hay can thiệp vào chuyện bất bình, tự tinh, thích tự lập nên không thích nhờ vả người khác, tuy có tinh thần cầu tiến nhưng vì bạn bướng bỉnh, hiếu thắng nên gặp không ít khó khăn.
I - R: Rất dễ hoà đồng với tập thể nhờ tính bạn hiền lành, biết nhường nhịn, thích sống thoải mái không lo xa, rất hay gặp vận may bất ngờ (thích nhé!). Bạn là một nhân tài hay chí ít cũng có một nhân tính mạnh mẻ, có trí thông minh sáng tạo, chân thật rộng rãi, vị tha tốt bụng, nhưng có khi đưa đến sự kiêu ngạo, có thể thành công ở các lãnh vực nghệ thuật, khoa học, thương mại. Bước đi của bạn là bước đi của thành
Giải đoán vận mệnh bằng Thần Số Học
Môn khoa học huyền bí Tây phương gọi là Thần Số (Numerology) dựa theo nhân sinh quan của Thần Tam Giác (Divine Triangle). Nhờ Thần Số mà người ta đoán được nhân cách, tính tình, công việc, năng khiếu, tình duyên v.v... của một đời người. Môn khoa học huyền bí đã phát xuất 600 năm trước Thiên Chúa giáng sinh và do nhà toán học Pythagorax lập ra. Pythagorax dùng phương trình C2-A2-B2 của hình tam giác (pythagorean theorem) để giải đoán định mệnh nên các nhà siêu hình học Hy Lạp cho là "God geometrizes." Môn siêu hình học này gồm có tất cả 9 số.
Hãy dựa vào bảng sau để tính ra con số định mệnh của bạn:
Số 1 tượng trưng cho các chữ của mẫu tự: A, J, S
Số 2 tượng trưng cho các chữ của mẫu tự: B, K, T
Số 3 tượng trưng cho các chữ của mẫu tự: C, L, U
Số 4 tượng trưng cho các chữ của mẫu tự: D, M, V
Số 5 tượng trưng cho các chữ của mẫu tự: E, N, W
Số 6 tượng trưng cho các chữ của mẫu tự: F, O, X
Số 7 tượng trưng cho các chữ của mẫu tự: G, P, Y
Số 8 tượng trưng cho các chữ của mẫu tự: H, Q, Z
Số 9 tượng trưng cho các chữ của mẫu tự: I, R
Ví dụ: tên LêThị Mỹ (L+E+T+H+I+M+Y)= 3+5+2+8+9+4+7 = 38 = 11 = 2 Con số định mệnh của Lê Thị Mỹ là số 2.
Phần Giải Thích
Số 1
Tượng trưng cho sự hùng mạnh, sự độc lập, sự lãnh đạo. Lập trường vững chắc, ít thay đổi. Số 1 còn tiêu biểu cho sự thông minh, sáng tạo, một ý chí sắc bén, cứng, mạnh, tượng trưng cho nguyên lý căn bản của đời sống.
Số 1 tương đương với viên Phán Quan (The Magiaan) ở bài bói Tarot. Số 1 đồng hóa với Thái Dương Tinh, nguồn gốc của mọi năng lượng. George Washington, Karl Marx, và Napoleon Bonaparte thuộc loại người mang số 1.
Tính Tình & Nhân Cách
Ưa thám sát, mạo hiểm, khám phá, tìm tòi và sáng chế. Cứng đầu, ý chí mạnh mẽ, tự quyết, tự lập, tự hào. Có óc tổ chức, lãnh đạo. Rất khó bị thuyết phục, khó sửa đổi những lầm lỗi, và chỉ huy độc đoán. Bản tính rộng rãi, đại lượng, nhưng vì nhiều tham vọng nên dễ trở thành ích kỷ, tàn nhẫn, bất chấp. Làm việc đúng đường hướng thì kết quả rất tốt vì nhiều nhiệt huyết và cương quyết. Nhưng nếu sai lạc thì rất thảm hại.
Con người xuất chúng, tinh thần rất cao. Thường nổi bật và gây ấn tượng tốt đẹp ngay lúc đầu. Có tài thuyết phục người chung quanh. Thích hoạt động, bận rộn và xê dịch đó đây. Tế nhị và dễ dàng xúc cảm. Được nhiều người mến phục mặc dầu hơi thiếu xã giao. Có nhiều bạn bè và sẵn sàng giúp đỡ họ mà không ngần ngại điều gì. Đối với kẻ thù, người số 1 không bao giờ tha thứ hoặc quên đi dễ dàng một lỗi lầm nhỏ nào. Do đó có thể trở thành rất tàn nhẫn. Rất nặng về tình cảm và rất dễ đau khổ. Thường che giấu cảm nghĩ thầm kín, ít cho mọi người biết tâm trạng mình dù là bạn bè, thân quyến.
Công Việc, Năng Khiếu & Tiền Bạc
Dễ thành công trong công việc điều khiển và quản trị hơn là trong địa hạt nghệ thuật. Dễ thành công nếu là giám đốc sản xuất, kỹ thuật hơn là tài tử. Làm chủ báo thích hợp hơn là ký giả. Thành công trong các ngành khoa học, nhất là về khảo cứu, sáng chế, và phát minh. Với óc chỉ huy, tính cương quyết và nhiều tham vọng nên dễ đạt được kết quả trong việc làm. Làm việc có lương tâm nhưng ít thành công. Nếu làm công cho người khác rất dễ có sự va chạm với chủ nhân vì lúc nào cũng nghĩ là mình phải.Dễ bị người khác ghét và có kẻ thù vì cứng rắn, muốn làm nhanh, làm mạnh. Nếu là chủ nhân dễ gây hứng thú vì cá tánh đặc biệt, nhiều sáng kiến và chỉ dẫn hoặc huấn luyện rất hay.
Về tiền bạc, người số 1 dễ giàu mà cũng dễ bị đói rách. Dễ kiếm tiền mà cũng dễ mất tiền. Dễ mắc công nợ vì dám chi tiêu vào bất cứ việc nào cho là hợp lý. Dám đầu tư vào các công việc liều lĩnh: "được ăn cả ngã về không." Người mang số 1 cần phải học tính cẩn thận. Rất dễ phiêu lưu trong vấn đề tiền bạc có thể đưa tới sự phá sản. Những người làm công hoàn toàn vì tiền thôi thì không nên chọn người chủ mang số 1.
Tình Duyên
Khi chọn bạn, luôn luôn chọn người mà họ chi phối được. Họ càng gần gũi người nào bao nhiêu thì họ càng có khuynh hướng muốn chỉ huy bấy nhiêu. Rất thụ cảm với tình yêu nhưng cũng lại dễ tiêu tan. Muốn chiếm độc quyền tình cảm và rất cả ghen! Vì bản tính chinh phục nên thích hợp với người có bản tính hiền diệu của số 2 hoặc số 6. Sau đó là các số 3 và 4. Có thể sung sướng với số 5 hay 7. Kết hợp với người số 1 khác hoặc số 8 hay 9 có thể gây bất hòa, sóng gió cho cả đôi bên.
Số 2
Số 2 tượng trưng cho sự hòa nhã, ngọt ngào, sẵn sàng giúp đỡ và xã giao khéo léo. Liên hệ với mặt trăng. Tương đương với High Priestess, ái nữ Thổ Tinh, một thiếu nữ đang ngồi tiêu biểu cho quyền năng thiêng liêng, huyền bí và mọi sự bí mật trong cuộc đời đều chỉ khám phá bằng sự thông minh của trí óc và mọi sự hiểu biết đều có sự hổ trợ của ý chí cương quyết. Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger và Jules Verne thuộc loại người số 2.
Tính Tình & Nhân Cách
Rất tế nhị trong việc giao thiệp, biết xét đoán những người khác. Cộng tác ngoan ngoãn với người khác hơn là lãnh đạo họ. Thích sự quen thuộc thân mật yên ổn hơn là muốn ra sao thì ra, hơn là cái gì mới lạ quá. Thường trầm lặng, dè dặt, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động. Thích sự hòa thuận cộng tác. Không ưa cãi cọ, xích mích. Vì vậy không thể tin tưởng hoàn toàn vào sự thành công của họ. Dễ thất vọng, chán nản, lo nghĩ nếu gặp những chuyện không vui. Nếu xử dụng đúng chỗ, tính lịch thiệp sẽ đem lại nhiều kết quả không ngờ. Nếu không dùng đúng chỗ có thể xảy ra chuyện bất hòa.
Dễ bị sự chi phối bởi tình cảm hơn là lý trí. Lãng mạn. Dễ xúc cảm. Hòa nhã. Tuy có vẻ thản nhiên trầm lặng bên ngoài, thật ra có nhiều khi "cười bên ngoài mặt, khóc thầm bên trong." Khi vui thì thật là vui, khi buồn thật buồn. Rất dễ gây tình bạn, ít đòi hỏi ở người khác, nhưng lại không phải là người ưa sống tập thể. Không thích là trung tâm vũ trụ, không thích làm mọi người chú ý. Thích là khán giả hơn là làm diễn viên. Chịu khó làm việc hăng hái, vì vậy dễ đem lại thành công cho các việc tổ chức. Ít khi mất bình tĩnh. Khi đau khổ hay giận dữ thường có tính thâm trầm, ngậm đắng nuốt cay hơn là bộc phát. Ưa hòa bình, thích phục sức trang điểm và sống nhiều về tình cảm.
Công Việc, Năng Khiếu & Tiền Bạc
Có óc sáng kiến và tưởng tượng nhưng có khả năng nhiều trong công việc người thừa hành hơn là cấp chỉ huy, cộng tác hơn là tranh chấp. Chẳng hạn làm diễn viên giỏi hơn làm đạo diễn, chơi nhạc hay hơn soạn nhạc. Dễ thành công trong những việc đòi hỏi sự tế nhị như giao dịch, nhất là các nghề về tâm lý học, xã hội học, cố vấn, phụ tá, thư ký vì dễ đem lại tình cảm cho những kẻ bị bối rối, đau khổ, bịnh tật. Các ngành thích hợp khác là dạy học, nghiên cứu y khoa, kế toán. Là nhân viên cộng tác chân thành, đắc lực, tín cẩn, và có lương tâm. Ít gặp sự may mắn trên đường công danh. Ít đòi hỏi, cam phận thủ thường, thiếu tinh thần tranh đấu. Nếu là chủ nhân, rất dễ chịu, ít ra lệnh, ít thúc đẩy thuộc hạ nên không có kết quả mỹ mãn.
Tiêu tiền rất hợp lý và chắc chắn. Ít phung phí trừ trường hợp đối với người yêu. Ghét nợ nần, thường dành dụm từng đồng. Kinh doanh những việc chắc ăn như bắp nhưng ít lời. Không dám liều lĩnh, không có đầu óc đầu cơ. Vì mềm yếu, dễ bị bạn bè lợi dụng, vay mượn, ngược lại rất ngại ngùng khi vay mượn người khác.
Tình Duyên
Là bạn đời lý tưởng và nhiều khía cạnh, chan chứa tình thương yêu và sẵn sàng với người yêu. Người vợ số 2 thường tìm đủ mọi cách để đem lại hạnh phúc cho chồng, dù phải hy sinh nhiều, giúp đỡ chồng rất nhiều. Người chồng số 2 rất hòa nhã, dễ thương, ít đòi hỏi hoặc độc đoán, lại còn có thể bị các bà chi phối vì quá nể nang. Cần phải lưu ý đừng để khuynh hướng lãng mạn chi phối tính tốt bản nhiên vì họ mềm yếu về tình yêu. Cần phải nhận thức là: thực tế cũng quan trọng như lãng mạn. Kết bạn trăm năm được với các số khác. Tuy nhiên muốn có hạnh phúc lâu dài nên kết hợp với các số 2, 4, hoặc 6. Tuy bị chi phối, người số 2 vẫn thấy rất thích hợp với người số 1 và 8. Có thể gặp sự quý mến ở người số 3 và 5. Kết hợp với người số 7 và 9 chỉ đem lại nhiều ưu phiền và chịu đựng.
Số 3
Tượng trưng cho tình cảm, tài năng đại chúng. Số 3 tiên đoán sự thành công trong các ngành khoa học, kỹ thuật nếu biết dung hòa sự hoạt động với khả năng tinh thần.
Số 3 liên hệ với sao Mộc Tinh (Jupiter). Các nhà bói toán Hy Lạp cho đó là một số hoàn toàn. Số 3 tương đương với Hoàng Hậu (The Empress) ở bài bói Tarot. Tổng Thống Mỹ Bejamin Franklin and Jonh Wayne đều thuộc loại người mang số 3.
Tính Tình & Nhân Cách
Có nhiều khả năng thiên phú và ham thích học hỏi. Lạc quan, dễ say mê, tháo vát và thông minh. Thích sống tập đoàn, yêu đời và làm cho người chung quanh vui theo. Thường công nhận sự rũi ro và cho đó là tự nhiên, không thể tránh được. Không than thân trách phận. Có tài ứng biến, thích hoạt động nhưng ít cương quyết, dễ bị người khác chi phối và cũng dễ gây ảnh hưởng sang người khác. Có khuynh hướng ích kỷ, thích sống theo lối sống riêng của mình, dễ dãi đối với bản thân. Rất chú trọng tới đời sống vật chất và tiền bạc, do đó muốn thành công để thụ hưởng chứ không phải quyền hành. Thích thức ăn ngon, quần áo đẹp, xe hơi, nhà lầu.
Xã giao giỏi và đại chúng, thích quen biết, đi nơi này, nơi khác và tiêu khiển về ăn uống. Nói chuyện hay, dễ làm quen với hoàn cảnh mới, làm cho mọi việc thoải mái trừ phi giận dữ bất thường. Thường có nhiều bạn bè nhưng ít thân vì ưa thích thay đổi và nhìn sự vật một cách dễ dãi. Vui tính, dễ kích thích và làm hứng khởi người khác. Ít chán nản, bi quan, ít quấy rầy người chung quanh.
Công Việc, Năng Khiếu & Tiền Bạc
Có óc sáng tạo và tưởng tượng rất mạnh, thêm với nhiều tham vọng, do đó dễ thành công. Nếu được xử dụng đúng khả năng và tìm cách phát triển sẽ đạt được kết quả thật cao xa và thật nhanh chóng. Các nghề thích hợp thuộc địa hạt văn nghệ như viết văn, nhiếp ảnh, trang hoàng, hội họa, giải trí và các nghề cần tài xã giao. Ít kiên nhẫn với các nghề bác sĩ, luật sư, kế toán, kỹ sư. Dễ chán nản với công việc cố định và đều đặn. Nếu làm công, thường xuất sắc, được các bạn đồng sự mến chuộng, có nhiều sáng kiến nhưng không kiên nhẫn. Nếu làm chủ thường tạo nên không khí vui vẻ, thích thú, sẵn sàng đón nhận ý kiến của mọi người và luôn luôn khuyến khích, tưởng thưởng nhân viên.
Dễ tiêu hoang phí cho mình, cho gia đình và cho người cộng tác. Không thích tiết kiệm mà thích sắm sửa. Rộng rãi về tiền bạc và quà bánh đối với mọi người. Quan niệm kiếm ra tiền là để tiêu pha cho sướng. Tóm lại, đó là người kiếm tiền cũng dễ dàng và tiêu pha cũng dễ dàng. Tiền bạc như chiêm bao, sáng vào tối ra là thường.
Tình Duyên
Tình duyên sâu xa, vững bền sau khi đã suy nghĩ kỹ lưỡng. Khi chưa kết hôn, thường là người đa tình, hào hoa và thích phiêu lưu tình cảm do đó có thể bị tai tiếng. Không muốn làm đau khổ kẻ khác, nhưng vô tình lại coi thường tình yêu. Khi lập gia đình rồi, là người rất trung thành, thích cảnh ấm cúng, săn sóc, chiều chuộng gia đình hết mực. Tuy nhiên không vì thế mà rời bỏ các đam mê riêng tư.
Số 4
Tượng trưng cho công bình, trách nhiệm và bình yên.
Liên hệ với sao Saturne (tử vi gọi là sao La Hầu). Số 4 tương đương với The Emperor (Hoàng Đế) của bài Tarot, tiêu biểu cho uy quyền tối thượng, nhưng chỉ trong một đại hạn nào đó.
Tính Tình & Nhân Cách
Làm việc nhiều, bền bỉ, tín cẩn, nhưng không phải là người sáng chế hay phát minh. Là cột trụ của kỹ nghệ và xã hội, tổ chức và kiến thiết giỏi. Làm việc với suy nghĩ chín chắn, cẩn thận chính xác. Nhiều khi đi sâu vào cả chi tiết vì vậy mà bị lạc khỏi mục tiêu chính. Lương tâm chức nghiệp nếu được dùng đúng chỗ sẽ đem đến kết quả tốt, nếu dùng sai sẽ bị phí thì giờ và mất năng xuất rất nhiều. Khuynh hướng bảo thủ, ưa chống đối các việc cải cách. Thường tìm hiểu do dự rất lâu rồi mới bắt tay vào việc. Tiền bạc rất quan trọng đối với họ vì lý do muốn đời sống được vững chắc hơn là hưởng lạc thú. Vì phải làm việc nhiều nên dễ nghi ngờ những sự thành công dễ dàng và phải đổi chủ trương: "thích thú trước việc làm." Hành động chín chắn nhưng lại phản ứng nhanh với các hành động bất bình đẳng. Và thường là người đòi hỏi các tổ chức và lãnh đạo các cuộc chống đối có trật tự và áp bức bất công.
Thường trầm lặng, có điều độ, mực thước và ít biểu lộ. Ít có tính hài hước, không mấy tháo vác. Bản tính trung thành, tin cậy. Là những người bạn thật tốt và lâu dài. Hướng nội hơn là hướng ngoại. Có khuynh hướng trả thù hơn là tha thứ. Kém tế nhị, kém ăn nói. Thật thà. Nghĩ sao nói vậy. Không có tính chỉ huy nhưng rất cứng đầu, khó mà lay chuyển được ý định của họ.
Công Việc, Năng Khiếu & Tiền Bạc
Rất thích hợp cho các việc cần có sự tập trung và chú ý từng chi tiết. Các nghề thích ứng: kỹ sư, kiến trúc sư, thầu khoán, kế toán, thu ngân, quản thủ thư viện, hóa học, dược sĩ, toán học, luật gia hoặc thẩm phán xuất sắc. Có thể thành công trong các việc khảo cứu khoa học. Phần lớn thiếu óc sáng kiến và tưởng tượng nên không thích hợp với các nghề thương mãi, quảng cáo hoặc tuyên truyền. Là nhân viên rất có tinh thần trách nhiệm, có thể hợp với các công việc buồn tẻ, đều đặn và không chán. Rất tin cẩn, thật thà và ham làm nên thường là nhân viên đắc lực. Nếu làm chủ thì kém điệu nghệ vì thường hay đòi hỏi người làm cũng phải thích thú công việc như mình. Không biết tha thứ cả những lỗi nhỏ.
Cẩn thận về tiền bạc. Biết để dành phòng khi mưa nắng trở trời. Mua bán rất chặt chẽ, không hoang phí. Thường mua đồ cũ hơn là đồ mới. Ít người thích cờ bạc hay đầu tư liều lĩnh. Họ chỉ dám làm các việc có kết quả chắn chắc và kiếm được đồng nào thì giữ chắc đồng đó.
Tình Duyên
Không tương tư một cách dễ dàng. Rất cẩn thận, thực tế, tiến bước trên đường tình một cách chậm chạp và chắc chắn. Rất hiếm người có tình yêu sét đánh, phần đông thường tìm hiểu lâu dài, từ một năm trở lên rồi mới quyết định, sau một năm nữa mới tới hôn nhân. Là một người lý tưởng cho những ai muốn kiếm một người tin cậy, làm việc nhiều và cương quyết.
Thường dè dặt, ít bị chi phối bởi tình cảm nên có hạnh phúc với những người cùng chung mục tiêu. Cần tình yêu nếu không rất dễ bị cô quạnh, khổ sở nhưng lại ít dám tỏ tình. Rất thích hợp với các số 4, 7, và 9, là những người đồng quan niệm và rất nghiêm nghị. Kết hôn với 2 và 6 thường đem lại nhiều hạnh phúc nếu 2 bớt lãng mạn và 6 bớt lý tưởng. Có thể kết hợp với 1 và 8 nếu các số này bớt tính hợm hĩnh và óc chỉ huy. Không thích hợp với 3 và 5 vì đó là dầu và lửa.
Số 5
Số 5 tượng trưng cho một trực giác thiên bẩm (true intuition), tượng trưng uy quyền thiêng liêng, sự NHANH TRÍ, hoạt động theo cảm hứng, phiêu lưu, gan dạ, sự kết hợp của tinh thần và vật chất.
Số 5 tượng trưng với thần đại tư giáo La Mã (The Hierophant). Liên hệ với sao Mercury. Abraham Lincoln và Adolph Hitler thuộc loại người mang số 5.
Tính Tình & Nhân Cách
Sáng trí, hành động mau lẹ. Đặc biệt hơn cả, họ rất quý trọng tự do cá nhân và luôn luôn vận dụng tinh thần, đã thúc đẩy họ không ngừng hoạt động. Phần đông, họ sẵn sàng hy sinh quyền hành, địa vị cho sự họat động và phiêu lưu. Khi xuống tinh thần, họ thường trở nên dễ tức giận, cáu kỉnh và buồn bã. Thường làm việc một cách trì hoãn. Soạn thảo chương trình, kế hoạch và cuộc sống hàng ngày, không lo tới ngày mai, mặc cho giòng đời lôi cuốn, muốn ra sao thì ra. Có nhiều nghị lực và hứng khởi, và tuy thay đổi tính tình mau chóng, nhưng có sức chịu đựng. Rất ít có việc nào làm chán nản lâu dài. Bản tính lạc quan giúp cho họ mau lấy lại tinh thần. Thích thay đổi mới lạ bất cứ một việc gì. Không bận tâm cho lắm về vấn đề tình yêu hay tiền tài. Họ tận hưởng những gì mà tiền bạc có thể mang đến, nhưng luôn luôn ham phiêu lưu hơn cả.
Người số 5 rất cương quyết và nhiều nghị lực, ý chí. Ít khi phải ngập ngừng, đắn đo trước một vấn đề nào. Thường cảm nghĩ cũng như hành động đều là tùy hứng. Rất nóng nảy, bộp chộp. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều duyên dáng niềm nỡ và vồn vã. Thích các buổi họp, thích cười đùa, ca hát và chuyện phiếm. Dễ đem cái vui đến cho người chung quanh, làm người khác quên nỗi ưu phiền. Bị chi phối rất nhiều bởi tinh thần, có óc sáng kiến và thích đem ra áp dụng. Thường được người quen biết mến chuộng, nhưng đối với người biết rõ họ hơn thì lại giảm bớt sự mến chuộng vì cái tính quá bất thường của họ. Nhất là khi tức giận thì không thể kềm chế được.
Công Việc, Năng Khiếu & Tiền Bạc
Thường có bốn đặc tính đem lại thành công: thông minh, tài ba, nghị lực, và cá nhân tính. Nhưng đối với họ, thành công không phải là đạt được quyền hành hay tiền bạc mà là tận hưởng đời sống luôn luôn có các cuộc gặp gỡ và chinh phục mới. Không thích sự buồn tẻ với bất cứ giá nào. Vì vậy họ cần phải chọn nghề cẩn thận để khỏi phí phạm các đức tính sẵn có (mà còn phải khéo và không được an bằng). Nếu chọn lựa đúng nghề, họ có thể leo lên tột đỉnh. Chẳng hạn như: viết báo, sáng tác, hội họa, nhiếp ảnh, luật gia, thể thao gia, phi công v.v... Thích hợp được với các nghề: quảng cáo, tuyên truyền hay cần giao tế. Muốn thành công, cần phải có sự HỨNG THÚ.
Rất bấp bênh về tiền bạc. Có thể thành triệu phú hay trắng tay trong một đêm. Rất rộng rãi về tiền bạc. Ít dành dụm. Nên để cho người khác quản trị họ trong vấn đề tiền bạc. Ít lo lắng về tương lai và những khi trở trời.
Tình Duyên
Dễ quyến rủ người khác và luôn luôn là kẻ hấp dẫn đối với kẻ khác phái. Thường có bản chất về tình cảm và tình dục rất mạnh. Hết sức lãng mạn. Yêu cuồng sống vội. Viết thư tình một cách say mê. Đi đến tính ước một cách bất tử. Kết hôn với họ, bạn có thể đi đến thiên đường hoặc đến địa ngục, ít khi là lưng chừng ở giữa. Thích hợp với họ, phải là người cũng ưa tự do, bay nhảy, hoạt động tùy hứng, hoặc là người khác hẳn, không cần thay đổi gì đến đời sống của họ cả. Người thích hợp hơn cả là người mang số 5. Hôn nhân có thể có rất nhiều sóng gió. Nhưng đối với họ, trật tự và bình yên không quan hệ lắm, chỉ cần có thích thú và tình dục thỏa mãn. Có thể hạnh phúc với người mang số 2, 3, và 6 miễn là cũng dám phiêu lưu trong vấn đề tài chánh. Cũng thế và trung bình với 1 và 8 (chỉ cần bớt độc đoán và chỉ huy).
Số 6
Số 6 tượng trưng cho sự hòa hợp thẩm mỹ, ổn định quân bình, nhịp nhàng, hy sinh. Số 6 có ý nghĩa quyến rủ, nhịp nhàng cân nhắc, chọn lọc và tự do.
Số 6 tương đương với thần ái tình (The Lover) ở bài bói Tarot. Liên hệ với sao Venus.
Tính Tình & Nhân Cách
Cứng cõi, mạnh mẽ, tin cậy, cao thượng, tế nhị, và rung động sâu xa trước cái đẹp. Bản tính nhân ái và rất chú trọng tới hạnh phúc của kẻ khác. Tuy có thể hoạt động tích cực ngoài đời nhưng trọng tâm đời sống là gia đình. Hy sinh cho gia đình đến dễ thành chiều chuộng quá mức. Rất có lương tâm và ưa sự chính xác, mẫu mực. Thường hay đảm đang luôn các việc của kẻ khác. Thường quá đi sâu vào chi tiếc cho nên hay bị lo lắng và không an tâm.
Tính điều hòa, mềm mỏng, nhẹ nhàng, nhu mì, trầm lặng và duyên dáng dễ tạo nên cảm tình với người chung quanh. Bởi tính yêu mến thiên nhiên, rất dễ kết bạn và giữ được tình bạn lâu dài. Được mọi người ưa mến. Rất ít ghét ai trừ phi người nào đe dọa tới hạnh phúc của họ. Khi đó họ có thể thành một con hổ dữ. Thích những cái gì xinh xắn, đẹp đẽ. Nhà ở của họ thường phản ảnh sự yêu mỹ thuật. Thường thích hội họa, âm nhạc, điêu khắc. Là chủ nhà hoặc chiêu đãi viên rất được cảm mến. Thích giải trí, xã giao, hội họp, tiệc tùng và tổ chức rất khéo léo. Thường khuynh hướng về lý tưởng, nặng về tình cảm. Không ích kỷ, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, không cần phải đợi nhờ vã. Nếu đặt sự rộng lượng vào đúng hoàn cảnh thì tránh được việc bị lạm dụng. Cần phải biết từ chối. Biết trả lời KHÔNG trong những trường hợp bị đòi hỏi quá đáng.
Công Việc, Năng Khiếu, & Tiền Bạc
Có óc sáng tạo, rất dễ thành công trong các địa hạt nghệ thuật như: viết văn, hội họa, điêu khắc nếu không dồn hết tâm trí vào gia đình. Không bị lôi cuốn bởi tham vọng. Họ rất thích thành công nhưng không phải chỉ vì quyền hành. Thường dễ thành công nếu được sự thúc đẩy và giúp đỡ, khuyến khích của người thân. Bản tính nhân ái khiến họ đạt được nhiều kết quả quan trọng trong các nghề như: hội họp, hoạt động xã hội, bác sĩ, y sĩ, công cuộc từ thiện, săn sóc nhi đồng. Vì tin cậy được nên có khả năng trong các công việc như: thủ quỹ, thủ kho, kế toán v.v... Là nhân viên, họ có thể coi như hoàn toàn và thật thà, trung thành, chú ý tới chi tiết, thích tự hào khi đã chu toàn công việc. Là chủ nhân, họ cũng tốt vì biết chú trọng tới đời sống của nhân viên. Tuy nhiên, cần phải biết nghiêm ngặt, đừng để tình cảm lấn át công việc nhiều quá. Cũng không nên có cảm tưởng là họ chẳng thể nào hoàn toàn hoặc làm nên trò trống gì.
Về tiền bạc, họ thích yên ổn và vượt cao hơn mọi người. Vì vậy, ít khi họ kiếm được một tài sản khổng lồ. Tuy nhiên, họ chi tiêu hợp lý, ít mắc nợ hay phung phí tiền bạc. Tuy rộng lượng về các thứ khác, nhưng ít khi rộng rãi về tiền bạc, kể cả đối với người trong gia đình. Không ham làm giàu bằng các cuộc thử thời cơ, may rủi. Tóm lại, là người rất cẩn thận và chặt chẽ về tiền bạc.
Tình Duyên
Quan niệm về tình yêu không viễn vông và lãng mạn. Đối với họ, tình yêu có mục đích rõ ràng là gắn liền với hôn nhân. Cho nên, trong việc giao thiệp với bạn khác phái, luôn luôn có ý nghĩ xây dựng lâu bền... Khi kết hôn, chỉ còn biết có gia đình, hầu như thế giới bên ngoài không còn gì khác để hướng tới nữa. Rất dễ cảm xúc và chan chứa tình thương. Đối với họ, yêu cũng cần như thở vậy. Sự thương cảm này có thể vượt quá mức và làm họ đau khổ. Kết hôn thích hợp nhất với người mang số 6 và 2, có thể hài lòng với 3 và 5. Giữa số 6 và 4 thường có sự xung đột, xích mích. Tuy nhiên, hai bên có thể tìm hiểu nhau, để đi đến sự hòa thuận. Xa cách và tương phản nhất với số 6 là số 1 và 8. Không thích hợp với số 7 trừ phi một trong hai thay đổi hẳn tính tình.
Số 7
Số 7 tượng trưng cho khuynh hướng tinh thần và trí tuệ, cá tính riêng biệt, tư tưởng thâm trầm, và ảnh hưởng đến các môn khoa học kỹ thuật, triết lý, tôn giáo và siêu hình học. Số này tiêu biểu cho sức mạnh cường tráng và khả năng tiến thủ vượt bực về tinh thần và tâm linh, cao cả thiêng liêng.
Số 7 liên hệ với sao Uranus (tử vi gọi là sao Thổ Tú), tương đương với thần Đại Trùng Tinh (The Chariot). Voltaire, Horace và Shakespeare đều thuộc loại người số 7.
Tính Tình & Nhân Cách
Tư tưởng thâm trầm và có vẻ phân tích. Nhiều ý kiến cá nhân, rất tự lập, ít nghĩ ngơi về tâm trí và thể xác. Rất chú trọng và tò mò về thời thế. Thích du lịch, nhất là đến những nơi xa xôi, hẻo lánh. Thích sự kín đáo, cô quạnh. Thường là kẻ sống với nội tâm, ít biểu lộ ra ngoài. Ham hiểu biết. Rất có khiếu về nghệ thuật thẩm mỹ và dễ xúc cảm với cái đẹp. Thường bất đồng ý kiến của đa số. Quan niệm của họ thường có tính cách triết lý và trực giác. Ít khi a dua hay bắt chước thời trang. Tự lập luận, tự quyết, không chịu theo ý kiến của người khác. Thích hoàn toàn, có tinh thần tự chí, tự phê bình rất nghiêm khắc. Tự đòi hỏi mình những tiêu chuẩn có khi quá cao với khả năng.
Thường thì tính tình khó hiểu, và họ cũng khó tìm hiểu được người khác. Cô độc, dè dặt, bẽn lẽn, rất khó kết bạn. Tuy nhiên, khi đã là bạn rồi, họ trở thành người bạn rất tốt, trung thành, khoan dung. Vì tính thâm trầm, nên họ không thích hợp được với các cuộc hội hopï, tiệc tùng, liên hoan dạ vũ... Tìm thấy sự thích thú thoải mái trong các cuộc họp mặt nhỏ. Nói chuyện hay, biết nghe chuyện nhưng không thích các chuyện phiếm hay tán gẫu. Vì dè dặt, giữ gìn thận trọng nên thường bị người xung quanh hiểu lầm là có tính khinh người. Không thích la lối, nổi giận, nhưng tranh đấu mãnh liệt cho niềm tin tưởng của mình, tranh đấu một cách bền bỉ, thụ động nhưng bướng bỉnh. Rất tín ngưỡng và sống nhiều về tinh thần. Thích nghiên cứu về tôn giáo và thường trở nên người thâm trầm, sâu sắc và bí ẩn.
Công Việc, Năng Khiếu & Tiền Bạc
Thích hợp nhất với các công việc hay nghề nghiệp ít bị kiểm soát bởi người khác. Dễ thành công trong các lãnh vực nghệ thuật, viết văn, điêu khắc, hội họa v.v... Giáo dục, khoa học, hoặc tôn giáo cũng thích nghi với khả năng. Nhờ vào kiên nhẫn và kiến thức sẵn có, họ có thể gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp khi bắt tay vào việc. Thích biển cả, du lịch và có nhiều khả năng trong ngành hàng hải. Ít thích thú trong các việc thương mãi hay các việc cần đến sự giao dịch. Là nhân viên, họ rất tận tâm, chăm chỉ, ghét sự kiểm soát và bó buộc quá nhiều. Là chủ nhân, họ không đạt được nhiều thành công vì họ không thích ra lệnh, muốn cho nhân viên dưới quyền tự sáng kiến.
Ít quan niệm về tiền bạc và mãnh lực của nó. Thấy tiền bạc là cần thiết nhưng không mơ ước nhà lầu, xe hơi. Thỉnh thoảng họ cũng dám tiêu xài phung phí nhưng thường thì có tính tiết kiệm hơn. Không thích các vấn đề hay sự việc có liên quan đến tiền bạc. Có tiền họ cũng để cho người khác quản trị dùm.
Tình Duyên
Dễ kết hôn trong nhiều trường hợp và thường rất sớm, nếu không thì rất muộn bởi vì càng lớn tuổi họ càng dè dặt. Sống xa cách với thế giới bên ngoài và khó biểu lộ cảm xúc. Rất tử tế nhưng không hẳn là dễ thương, dễ cảm bởi vì họ chú trọng nhiều về tinh thần và ít lệ thuộc chặt chẽ vào việc khác. Thí dụ, người chồng có thể nhớ vợ khi xa cách nhưng vẫn làm việc hăng hái, có kết quả tốt như lúc bình thường vậy. Hôn nhân hạnh phúc có thể tìm gặp với người mang số 9, 1 hay 7 vì giống nhau về tinh thần và nhân cách. Các số 6 và 2 ít thích hợp hơn cả, bởi lẽ hai số này rất dễ bị khổ sở bởi tính tình của số 7. Đối với các số 3 và 5, họ có thể tạo được hạnh phúc nhưng sẽ có những sóng gió bất thường. Có thể hài lòng với số 1 và 8 có tính chinh phục nhưng thường thiếu sự rung cảm sâu xa.
Số 8
Số 8 tượng trưng cho quyền lực, thành công, chiến tranh, và tàn phá, có ý nghĩa lúc nào cũng phải tôn trọng công lý và đề phòng những tai nạn nguy hiểm và sự suy sụp, tàn phá.
Số 8 liên hệ với sao Mars (tử vi gọi là sao Hỏa Tinh), và tương đương với The Strength của bài Tarot (thần Hùng Cường). Cựu Đại Tướng Hoa Kỳ William Westmoreland và cựu Đại Tướng Douglas MacArthur đều thuộc loại người số 8.
Tính Tình & Nhân Cách
Người mang số 8 có khả năng thiên phú về tập trung tư tưởng và chú ý, tự rèn luyện vào khuôn khổ kỷ luật. Có nhiều cá tính và ý chí sắt đá, là những người có quyết tâm khai sơn phá thạch. Ít khi làm việc gì mà không để hết nhiệt tâm. Rất nhiệt thành, cực đoan, và cuồng thị. Rất ghét những gì tầm thường, hoặc là thành công rực rỡ, hoặc là cam tâm thất bại ê chề. Tự rèn luyện khắc nghiệt và có khuynh hướng lôi cuốn người khác đi theo con đường của mình. Đôi khi thích hoạt động vì quyền hành nhưng thường tin rằng những người chung quanh cũng cuồng nhiệt phục vụ cho một lý tưởng như mình. Nhiều khi tỏ vẻ lạnh lùng, nhưng là người rất tốt bụng. Nếu có vẻ xa cách là bởi họ không biết cách hoặc khó biểu lộ cảm xúc. Thường có vẻ cô độc, thích được kết bạn với những người khác nhưng không đi đến chỗ thân mật được.
Nhiều nghị lực và hoạt động. Thích theo đuổi những mục đích có cả tinh thần lẫn vật chất. Không chịu được sự thất bại và khi đã dấn thân vào việc gì dầu là việc tiêu khiển hay làm thiệt, cũng mong hòa hoặc thắng. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, nhiều người sẽ bị quyến rũ ngay bởi sức mạnh nhân cách của họ, như bị thôi miên vậy. Tuy nhiên, càng tiếp xúc với số 8 nhiều và càng lâu, sự mến phục này càng giảm đi và số 8 bị mất dần đi số người ái mộ. Khi muốn, họ tự tạo cho mình sự nổi bật và duyên dáng. Nhưng họ rất ít muốn làm như vậy, trừ những lúc họ cảm thấy thật sự cần cho họ. Vì ham muốn đạt được mục tiêu, đôi khi họ trở nên cứng rắn, khắc nghiệt với những người mà họ không có cảm tình.
Là người bạn rất trung thực và tin cẩn, thường sẵn sàng đứng lên bênh vực và che chở cho những người thân của họ. Với kẻ thù, họ trở nên đáng sợ vì họ rất khó quên những xích mích, dù nhỏ nhặt. Và khi đã bùng nổ tranh chấp hay hiềm khích, họ sẽ chiến đấu đến cùng.
Công Việc, Năng Khiếu & Tiền Bạc
Thường thành công rực rỡ trong các chức vụ quan trọng. Nhất là các địa vị hữu quyền vì ngoài khả năng tập trung, chú ý, tự ghép mình vào khuôn khổ kỷ luật, họ còn là người làm việc có kế sách chặt chẽ, có sáng kiến, và biết áp dụng những tư tưởng mới lạ. Khi tận lực cho công việc, họ có thể đạt đến tột đỉnh của thành công. Tuy nhiên, vì có tài năng và muốn lãnh đạo họ cần phải thận trọng lựa chọn đường lối bởi lẽ nếu đi nhầm đường, họ là những phần tử đe dọa cho xã hội. Là nhân viên họ rất tận tâm trong mọi công việc, luôn tỏ ra nhanh chóng và hữu hiệu. Tuy nhiên, các bạn đồng nghiệp rất dễ hiểu lầm là họ muốn chơi trội hay nhảy vọt qua một cách vội vàng. Trong công việc cũng như giao tế, họ cần phải lịch thiệp, khôn khéo hơn, và ít đòi hỏi hơn. Là chủ nhân, họ rất hăng hái hoạt động, và muốn tất cả nhân viên cũng hăng hái như họ vậy, hay cũng thận trọng và làm việc vất vả như họ.
Họ rất có khả năng trong lãnh vực tài chánh, có thể nói họ nhúng tay vào việc gì là việc đó hái ra tiền. Cương quyết có óc thực tế, biết đánh giá đồng tiền tiêu pha một cách hợp lý, xứng đáng, không chặt chẽ về vấn đề tiền bạc nhưng cũng không phung phí tiêu pha liều lĩnh. Kinh doanh nhiều thắng lợi. Rộng rãi với gia đình, bạn bè nếu cho rằng đó là người biết kiếm tiền, biết xử dụng đồng tiền.
Tình Duyên
Rất thay đổi, từ chỗ yêu tha thiết đến hoàn toàn dửng dưng. Điều này có thể chứng tỏ tình yêu nồng nàn, say đắm, nhưng có khi lại rất xa cách, lạnh nhạt. Trong tình yêu, rất ít người số 8 tìm được hạnh phúc trong sự trung dung. Tình yêu với họ hoặc là đầy ngọt ngào hoặc là nhiều cay đắng. Tuy hôn nhân của họ có thể trải qua nhiều cay đắng nhưng không bao giờ buồn tẻ. Họ là những người hoạt động, dễ làm nẩy nỡ những sự hào hứng mới, vì vậy mà họ (nhất là nam giới) rất quyến rũ đối với người khác phái. Trong khi họ có thể mất nhiều bạn thân, họ lại được rất nhiều mến chuộng trong cương vị tình nhân hay vợ chồng. Nếu các số 2 và 6 thông cảm được bản tính của họ, hôn nhân sẽ đạt nhiều hạnh phúc. Họ cũng thường được hài lòng khi kết hôn với số 4 và 7 hay 9 tuy đôi khi thiếu sự nồng nàn. Nhiều khi sự kết hợp của họ đối với số 3 và 5 cũng đem lại nhiều hạnh phúc nếu cả hai người cùng biết tương nhượng lẫn nhau. Họ không thể hòa hợp được với số 8 hay 1 vì những con số này có bản tính háo thắng, dễ va chạm trong cuộc sống hàng ngày.
Số 9
Số 9 thể hiện tình thương vô bờ bến đối với nhân loại. Có ý nghĩa là phải sống khổ hạnh mới tìm ra chân lý và khuyên chúng ta: "sự im lặng là vàng bạc, lời nói phải cẩn thận, phải suy nghĩ chín chắn trước khi phát ngôn."
Số 9 liên hệ với sao Neptune, tương đương với The Hermit (Thần Tu Khổ Hạnh) của bài Tarot. Đức Khổng Phu Tử và Thủ Tướng Ấn Độ Thánh Gandhi thuộc loại người số 9.
Tính Tình & Nhân Cách
Rất thụ cảm và tế nhị. Cảm thông với những nhu cầu đòi hỏi của người chung quanh và sẵn sàng giúp họ thỏa mãn một cách nồng nhiệt. Các nạn nhân của bạo lực và áp bức, những người bị bạc đãi, hất hủi, bệnh tật, già yếu, không may mắn... đều gây cảm xúc cho họ như là những người
(8)_ĐẠO ĐỨC KINH
Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa.
(Ta gọi tiếng "trâu" để chỉ con trâu là do quy ước từ xưa đến nay, tiếng "trâu" không phải là tên bất biến. Nếu từ xưa ta quy ước gọi tiếng "bò" để chỉ con trâu thì ta sẽ gọi con trâu là "bò". Đạo thì không như vậy. Đạo bất biến nên ta không thể diễn tả rõ ràng được, chỉ có thể dùng trực giác để hiểu).
Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự chuyển động, bình thản vô tâm mà khéo sắp đặt mọi việc. Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất).<câu tủ của Bao Công!>
Không tên là gốc trời đất, có tên là mẹ vạn vật. Đạo trời ví như cánh cửa khép mở, vạn vật từ đó đi ra rồi lại trở về đó. Đạo có tính chất trừu tượng, nó không có hình thù cụ thể, không thể nắm rõ, không sáng ở nơi rực rỡ, không mờ ở nơi tối tăm và cũng không có tiếng động. Đạo vĩnh viễn không có tên gọi. Vạn vật chuyển động theo một vòng tròn khép kín. Tất cả bắt đầu từ "có", có lại bắt đầu từ "không". Lời nói hợp đạo nghe như ngược đời.
Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Đạo ức chế vật cao, nâng đỡ vật thấp. Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả.
Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên hạ.
Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không mắc lỗi nên không cần phải biện bạch, người nào phải biện bạch cho mình là người "không thiện". Người biết thì không nói, người nói là người không biết [tri bất ngôn, ngôn bất tri].
Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng lại. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng. Cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của chết, mềm yếu, khiêm nhường là dấu hiệu của sống. Binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì lại bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên.
Răng cứng thì chóng gãy, lưỡi mềm thì bền lâu
Mạnh về dám làm [can đảm, cương cường] thì chết, mạnh về không dám làm [thận trọng, nhu nhược] thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái thì được lợi, một cái lại bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái quả cảm, cương cường ? Danh dự với sinh mệnh, cái nào mới thật sự quý ? Người khôn ngoan không bao giờ vì trọng cái danh hão mà xem nhẹ tính mạng mình.
Lời hứa dễ dàng thì khó tin, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó. "Không" có nghĩa là "không có gì" nhưng phải "có cái gì" thì mới có cái "không có". Trong tự nhiên, ngay cả những việc khó khăn nhất cũng có thể thực hiện theo cách dễ dàng, việc lớn thành tựu từ những hành động nhỏ hơn. Người khôn ngoan đạt những thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình.
Cái gì ở yên thì dễ nắm, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn sinh ra từ một cái mầm nhỏ; tháp cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân. Thường gần tới lúc thành công thì lại dễ thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc.
Người hiểu đạo trị thiên hạ theo chính sách "vô vi" (taking no action), luôn giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ [vì việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn khởi từ nhỏ]. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn. Người đắc đạo làm việc mà không tư lợi.
Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh thần bất nhân, coi trăm họ như chó rơm [Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn...].
Khoảng giữa trời đất như cái ống bễ lò rèn; hư không mà không kiệt, càng chuyển động hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự yên tĩnh.
Người giản dị nhất thì không phải là người giản dị
Người khiêm tốn nhất thì không phải là người khiêm tốn - Lão Tử
Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng cương cường.
Người đánh xe giỏi không xông bừa tới trước. Người chiến đấu giỏi không giận dữ, khéo thắng địch là không tranh với địch, khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Đó là cái đức của sự không tranh, đó là cái khéo của sự dùng người, đó là hợp với chỗ cùng cực của Đạo Trời.
Ngũ sắc làm người ta mờ mắt; ngũ âm làm người ta ù tai; ngũ vị làm người ta tê lưỡi, hưởng thụ làm cho người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta xấu xa. Cho nên bậc đắc đạo cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái xa xỉ, đa dục mà chọn cái chất phác, vô dục. Bậc đắc đạo bận áo vải thô mà ôm ngọc quý trong lòng.
Trời đất vĩnh cửu. Trời đất vĩnh cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.
Người đắc đạo đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì họ không tư lợi mà thành được việc riêng của mình ư?
Người cực khéo thì dường như vụng. Người nói giỏi thì dường như ấp úng. Cử động thì thắng được lạnh. Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng. Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.
Người quân tử gặp thời thì mặc áo gấm mà ngồi xe ngựa, không gặp thời thì mặc áo vải thô mà đi chân đất. Người tốt thật sự không ý thức được tính thiện trong việc làm của mình, trái lại kẻ dại dột (the foolish) luôn cố gắng tỏ ra là mình tốt.
Không trọng người hiền để dân không tranh, không quý của hiếm để dân không trộm cắp, không phô bày cái gợi ham muốn để lòng dân không loạn.
Chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, không ham muốn, không tranh giành, xương thì mạnh.
Khiến cho dân không biết, không muốn, bọn thông minh, mưu trí thì không dám hành động. Theo chính sách "vô vi" thì mọi việc đều yên ổn.
Không học thì không phải lo. Đem cái hữu hạn xét cái vô hạn, há chẳng phải là ngốc lắm sao? Càng theo học thì mỗi ngày dục vọng, lòng "hữu vi" càng tăng, theo đạo thì mỗi ngày dục vọng càng giảm, lòng "vô vi" càng tăng.
Con người có ba vật báu mà tôi ôm giữ cẩn thận, một là lòng nhân ái, hai là tính tiết kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì nhân ái mà sinh ra dũng cảm, vì tiết kiệm mà sinh ra sung túc, rộng rãi, vì không dám đứng trước thiên hạ mà làm chủ được thiên hạ.
Nếu không nhân ái mà mong được dũng cảm, không tiết kiệm mà mong được rộng rãi, không chịu đứng sau mà tranh đứng trước người thì tất hỏng việc. Trời muốn giúp ai thì cho người đó lòng nhân ái để tự bảo vệ, lấy lòng nhân ái mà giúp người đó.
Người sáng suốt nghe đạo thì cố gắng mà thi hành, người thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tối tăm nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa ?!
Vật cực mềm mà lại thắng được vật cực cứng [nước chảy đá mòn]. Nước là vật cực mềm, nó luôn tìm chỗ thấp mà tới [khiêm nhường], ngày đêm chảy không ngừng, bốc lên thì thành mưa, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm vào lòng đất để nuôi vạn vật. Nó không ngừng biến đổi, lại sinh ra mọi loài. Nó không tranh với ai, lựa chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên đâu nó cũng tới được. Đạo cũng ví như nước vậy.
Yếu thắng được mạnh, mềm thắng được cứng, ai cũng biết như vậy nhưng không ai thực hành được.
Vật bén nhọn thì dễ gẫy. Giữ cho chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; con dao cố mài cho bén thì lại không bén lâu. Nghèo hèn chính là gốc của giàu sang. Vàng ngọc đầy nhà [kim ngọc mãn đường], sao mà giữ nổi ? Nên biết khi nào là đủ [tri túc]. Giàu mà kiêu căng, khoe khoang là tự rước họa vào thân.
Ba mươi nan hoa cùng qui vào một cái bánh xe, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa, cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà cửa nhà mới dùng để ra vào được, nhờ có cửa sổ mà nhà không tối.
Vậy ta tưởng cái "hữu" [bánh, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái "vô" mới làm cho cái "hữu" có ích.
Vinh hay nhục thì lòng cũng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn. Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng rối loạn [mừng rỡ mà!]; mất thì lòng rối loạn [rầu rĩ mà!]; cho nên mới bảo là vinh, nhục sinh ra rối loạn. Vậy phải làm sao ? Chúng ta sỡ dĩ sợ vạ lớn là vì chúng ta có cái thân. Nếu chúng ta quên cái thân mình đi, thì còn sợ gì lòng rối loạn nữa ?!
Cho nên người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ, thì có thể tin cậy vào kẻ đó được.
Người nào giữ được đạo thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được. Khi xem xét sự vật, không được quên mặt đối lập của nó. Nghĩ đến cái hữu hạn thì đừng quên cái vô hạn.
Đứng một chân thì không thể đứng được lâu, giang chân ra thì không thể đi được, tự biểu hiện thì không bao giờ chói lọi, tự kể công thì không có công, tự phụ thì chẳng khuyên bảo được ai, kẻ vẽ rắn thêm chân thì không trường tồn. Thái độ đó được ví như thức ăn thừa, ung nhọt, người người đều ghét. Thiên bất dung gian.
Cho cái đẹp là đẹp do đó mới có cái xấu; cho cái thiện là thiện do đó mới có cái ác. Là vì "có" và "không" sinh ra lẫn nhau, "dễ" và "khó" tạo nên lẫn nhau, cao thấp dựa vào nhau mà tồn tại.
Biết người là khôn, tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Biết thế nào là đủ là người giàu; biết gắng sức là người có chí. Kẻ nào không rời bỏ những điều trên thì sẽ được lâu dài, chết mà không mất là trường thọ. Người hiểu đạo làm việc tuân theo quy luật tự nhiên, chỉ làm những việc cần thiết cho bản thân.
Hồn nhiên vô tư, vô dục như đứa trẻ mới sanh là có đức dày, ai cũng yêu quý. Đứa trẻ mới sinh độc trùng không chích, mãnh thú không ăn thịt, ác điểu không vồ. Xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, suốt ngày gào hét mà giọng không khản, như vậy là khí cực hòa.
Tuyệt thánh, bỏ mưu trí dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân trở nên hiếu hòa; dứt trí khôn, bỏ lợi lộc, không còn trộm giặc
Ba cái đó (mưu trí, nhân nghĩa, xảo lợi) vì chỉ là cái vẻ bên ngoài không đủ để trị dân nên phải bỏ; khiến cho dân quy về điều này: ngoài thì mộc mạc, trong thì giữ sự đơn giản, giảm tư tâm bớt dục vọng mới là tích cực.
Đạo trời không thiên vị ai, luôn ban ơn cho người có đức - Lão Tử
Giọng kính trọng khác với giọng xem thường bao nhiêu ? Thiện với ác khác nhau như thế nào ? Cái mọi người sợ ta không thể không không sợ. Vũ trụ thật rộng lớn, không thể nào hiểu hết được.
Mọi người hớn hở như dự bữa tiệc lớn, như mùa xuân dạo chơi; bậc đắc đạo điềm tĩnh, không lộ chút tình ý gì như đứa trẻ chưa biết gì, thản nhiên mà đi như không có nơi để về. Mọi người có thừa, riêng bậc đắc đạo như thiếu thốn, trong lòng thì trống rỗng! Mọi người đều có chỗ để dùng, riêng bậc đắc đạo luôn bảo thủ. Người hiểu đạo khác người mà quý mẹ của muôn loài (tức đạo).
Vạn vật tuần hoàn, trong dương có âm, âm cực dương sinh, có sinh ắt có tử, trăng tròn trăng khuyết. Vạn vật biến đổi rồi trở về với đạo. Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật. Chúng ta do đâu biết được vạn vật ? Là nhờ đạo.
Có câu: "Khiêm tốn là gốc của cao quý". Người khôn ngoan giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải nên mới chói lọi, không tự kể công nên mới là có công, không tự phụ cho nên mới hơn người. Vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình được.
Có câu: "Cong (chịu khuất phục) thì sẽ được bảo toàn", há phải hư ngôn! Nên chân thành giữ lấy đạo mà về với nó. Trong trời đất có bốn cái vĩ đại là Đạo, tự nhiên, trời đất và con người. Luật con người nên bắt chước tự nhiên, luật tự nhiên bắt chước luật của trời đất, luật trời đất bắt chước Đạo.
Ít nói thì hợp với tự nhiên. Cơn gió lớn không thể thổi suốt buổi sáng, cơn mưa lớn không kéo dài suốt ngày. Ai làm ra những cái ấy? Chính là do trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống chi là con người ? Người hiểu đạo biết rằng không ai có thể đoán trước những gì tương lai nắm giữ.
Vũ khí là vật gây lo sợ, ai cũng ghét cho nên người hiểu đạo không dùng binh khí. Chỉ dùng đến nó khi bất đắc dĩ, khi bảo vệ hòa bình, mà dùng đến thì điềm đạm là hơn cả. Chiến thắng mà vui mừng tức là thích giết người. Thích giết người thì không trị được thiên hạ. Chỗ nào đóng quân thì gai góc mọc đầy. Sau cuộc chinh chiến tất có mất mùa.
Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng bên phải. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng thương tiếc mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử. Thắng mà không bức người, vì vật mạnh thì có lúc suy. Nếu không như vậy thì là trái Đạo. Trái Đạo thì sớm bị tiêu diệt. Trị nước phải được tiến hành cẩn thận, giống như việc nấu cá nhỏ. Người khôn ngoan làm việc mà không bao giờ xảo trá, tư lợi.
LÃO TỬ
Lão Tử tức Thái Thượng Lão Quân là một nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, là người sáng lập trường phái Đạo gia (đạo Lão). Ông tên thật là Lý Nhĩ, tên thường gọi là lão Đam, người làng Khúc Nhân, hương Lệ, nước Sở. Ông làm chức quan giữ sách nhà Chu, học rộng biết nhiều, sau về quê ở ẩn. Tương truyền, trước khi về ở ẩn đến cửa quan, viên quan coi cửa là Doãn Hỉ bảo:"Ông sắp đi ở ẩn, rán vì tôi mà viết sách để lại". Thế là Lão Tử viết một cuốn sách chỉ gồm khoảng năm ngàn chữ bàn về "Đạo" và "Đức" (tức Đạo Đức Kinh). Viết xong rồi bỏ đi, về sau không ai còn nghe đến, không biết sống chết ra sao.
Tương truyền, Khổng Tử qua Chu thăm Lão Tử. Lão Tử cởi trâu ra tận đầu làng đón Khổng Tử. Hai người đàm đạo với nhau trong ba ngày về Đạo. Đến khi chia tay, Lão Tử bảo với Khổng Tử rằng: "Những người ông nói đó, thịt xương đều nát cả rồi, chỉ còn lại lời của họ mà thôi. Tôi nghe nói người giàu sang tiễn nhau bằng vàng bạc, người nhân tiễn nhau bằng lời nói. Tôi không phải là người giàu sang, tạm coi mình là người nhân mà tiễn ông bằng lời này: Người buôn giỏi thì giấu kĩ vật quý, xem ngoài như không có gì; người đức cao thì tướng mạo như ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái vẻ hăm hở cùng cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không có ích gì cho ông đâu. Tôi chỉ khuyên ông có bấy nhiêu thôi"
Khổng Tử về đến nhà suốt ba ngày không ra khỏi cửa, bảo với môn sinh rằng:
"Loài chim, ta biết nó bay được; loài cá ta biết nó bơi được; loài thú ta biết nó chạy được. Chạy thì ta dùng lưới để bẫy, bơi thì dùng câu để bắt, bay thì dùng tên để bắn. Còn loài rồng cưỡi gió cưỡi mây mà bay lên trời thì ta không sao biết được. Nay ta gặp ông Lão Tử; ông là con rồng chăng ?"
Thực là ngược đời, cái triết học "ngược ngạo" của Lão tử lại sản sinh ra cái lý tưởng cao thượng nhất về hòa bình, khoan dung, giản phác và tri túc. Giáo huấn của ông gồm bốn điểm: trí tuệ nên như ngu độn, đời sống nên ẩn dật, xử thế nên nhu nhược và tánh tình nên giản phác. Ngay đến nghệ thuật Trung Hoa, từ ý thơ, ảo tưởng đến những lời tán tụng đời sống bình dị của tiều phu, ngư phủ cũng không thể thoát ly triết học đó mà tồn tại. Nguồn gốc của chủ nghĩa hòa bình của Trung Hoa là do cái quan niệm chịu nhận sự thất bại tạm thời để chờ cơ hội thuận tiện, và do lòng tin rằng vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo cái luật vận hành phản phục; do đó không một kẻ nào vĩnh viễn "u mê" bao giờ.
Tôi cam chịu mọi sự nhục trong thiên hạ - Lão Tử
Đến đời Tần-Hán, các đạo sĩ thuộc phái Đạo gia thờ Lão Tử nhưng không còn quan tâm nghiên cứu triết học Lão-Trang mà chỉ toàn lo bàn chuyện tu tiên, luyện thuốc trường sinh bất tử. Phái Đạo gia suy dần, tuy nhiên những tư tưởng của Lão Tử thì đã trở nên bất tử với thời gian. Theo các nhà nghiên cứu, tư tưởng của Lão Tử không chỉ là một triết học nhân sinh mà còn là vũ trụ quan tiên báo khoa học hiện đại.
(9)_TAM THẬP LỤC KẾ
01. Dương đông kích tây (Ðánh lạc hướng đối phương)
Kế 'Dương đông kích tây' là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tâỵ
Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là 'Dương đông kích tây' vậỵ
Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.
Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như:
- Tạo tin đồn. - Làm rối tai rối mắt địch. - Buộc đối phương lo nhiều mặt. - Mê hoặc ý chí của địch. - Nghi binh. - Làm phân tán lực lượng đối phương. - Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch.
Nguyên tắc của 'Dương đông kích tây' là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khiên chế của địch.
Ðiều kỵ khi dùng kế 'Dương đông kích tây' là để lộ cợ
Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm đươc thế chủ động.
02. Ðiệu hổ li sơn(Dụ hổ ra khỏi rừng)
Kế 'Ðiệu hổ li sơn' là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng.
Kế 'Ðiệu hổ li sơn' có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.
03. Nhất tiễn hạ song điêu(Một mũi tên hạ hai con chim)
Kế 'Nhất tiễn song điêu' là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim.
Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa
04. Minh tri cố muội(Biết rõ mà làm như không biết)
Kế 'Minh tri cố muội' là biết thật rõ chuyện đấy, nhưng làm ra vẻ không biết gì.
Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâụ
Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ.
Tóm lại, biết rất nhiều mà tỏ ra không biết một là kế 'Minh tri cố muội' vậỵ
05. Du long chuyển phượng(Biến rồng thành phượng)
Kế 'Du long chuyển phượng' là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng.
Cái kế này rất phổ biến, trong dân gian ta gọi là 'Treo đầu dê, bán thịt chó'.
06.Mỹ nhân kế(Kế dùng gái đẹp)
'Mỹ nhân kế' là dùng gái đẹp để làm xoay chuyển, thay đổi tình thế mà những cái khác không thể thực hiện được.
Giai nhân từ ngàn xưa đến nay bao giờ cũng là đề tài chính. Tuy là phái yếu, không thể vác gươm đao mà đánh giặc, nhưng các nàng có thể thắng được bằng đôi mắt biếc và nụ cười
Có những bức thành kiên cố cả mười vạn quân không hạ nổi, nhưng nó có thể bị sụp đổ bởi ánh mắt mỹ nhân, cho nên mới có câu: 'Pháo đại bất như nhục đại, xương đầu nan địch chẩm đầu'. Nghĩa là: Ðạn đồng không bằng đạn thịt, cái súng không địch lại với cái gối
Sức mạnh của mỹ nhân đặc biệt là có ảnh hưởng đối với người anh hùng.
Trong lịch sử, anh hùng với mỹ nhân nghiễm nhiên thành một thể. Lịch sử nếu không thao túng bởi tay anh hùng thì cũng bị thao túng bởi tay mỹ nhân!
07. Sấn hỏa đả kiếp(Theo lửa mà hành động)
Kế 'Sấn hỏa đả kiếp' là lợi dụng lúc loạn để thao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp xếp theo ý muốn.
Có hai loại 'Sấn hỏa đả kiếp': Một là theo lửa để mà đánh cướp. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp.
Theo lửa tức là thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm.
Phóng hỏa tức là chính ta gây ra sự hỗn loạn mà thực hiện theo ý muốn của ta
Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và đoạt của địch để tạo cơ hội cho ta
Theo lửa thì dựa vào thời cơ sẵn có.
Phóng hỏa thì tự ta tạo ra thời cơ.
Không thể phê phán theo lửa hay phóng hỏa, cái nào hay, cái nào dở, cái nào tốt, cái nào xấu, vì cả hai giống như một sự biến ảo giữa không khí và nước.
Trong sử sách, người ta thấy tay phóng hỏa giỏi là Trương Nghi. Một mình Trương Nghi đã phá tan thế hợp tung bằng cách dối Tề, lừa Triệu, dọa Ngụy, thuyết Yên, bịp Sở.
Trương Nghi thật là con người có cái lưỡi bằng lửa thiêu đốt cả sáu nước, dựng thành cơ nghiệp thống nhất cho nhà Tần.
Khổng Minh tuy là một nhà chính trị lỗi lạc tài tình, nhưng cái thế của ông ngay từ đầu chỉ là cái thế phải theo lửa để gây vốn: Lưu Bị bị Tào Tháo đánh chạy đến cùng đường, Khổng Minh đành tính kế nương nhờ Tôn Quyền rồi ăn theo cuộc chiến tranh Nam - Bắc, ăn theo trận Xích Bích để cướp Kinh Châụ
'Sấn hỏa đả kiếp' đòi hỏi một khả năng hành động mau lẹ như con ó bắt mồị
Phương ngôn Ả Rập có câu: 'Khi suy nghĩ hãy chậm như con sên, nhưng lúc hành động thì phải lẹ như con ó'. Ðó là đức tính rất cần.
08. Vô trung sinh hữu(Không có mà làm thành có)
Kế 'Vô trung sinh hữu' là từ không mà tạo thành có.
Thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ đó, những anh hào thường được gọi là kẻ 'chọc trời khuấy nước'. Mục đích của khuấy nước là làm rối beng làm rối beng sự việc lên để dễ bề thao túng. Thủ đoạn của khuấy nước là gây tiếng tăm, tung tiếng đồn, gây xáo trộn rồi dựa vào đó mà thủ lợi.
Kế 'Vô trung sinh hữu' hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.
09.Tiên phát chế nhân(Ra tay trước để chế phục đối phương)
Tiên phát chế nhân là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng.
Kế "Tiên phát chế nhân" là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất.
Các vụ xảy ra trong lịch sử như: Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn, Võ Tắc Thiên phế lập Lư Lăng Vương, Ung Chính cướp Bảo Tòa, Từ Hi độc sát Quang Tự, Gia Cát Lượng lấy đất Quang Trung... Tất cả đều là áp dụng thủ đoạn chớp nhoáng không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản ứng kịp.
10. Ðả thảo kinh xà(Ðập cỏ làm cho rắn sợ)
Kế "Ðả thảo kinh xà" là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ.
11. Tá đao sát nhân(Mượn đao để giết người)
Kế Tá đao sát nhân là mượn dao để giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù của mình.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu:
Sát nhân bất kiến huyết kiến huyết phi anh hùng
(Giết người không thấy máu, thấy máu không anh hùng).
Giỏi dùng mưu tá đao phải kể đến Tào Tháo trong các vụ giết Nễ Hành và Dương Tụ
Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà thành anh hùng, nhưng cũng hiếm có tay anh hùng nào không giết ngườị Ðiểm khác nhau không ở có hay không, mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại được làm cái việc mèo già khóc chuột, thật đáng kể là một tay thông minh.
12. Di thi giá họa(Dùng vật gì để vu khống người ta)
Kế Di thi giá họa là đem xác chết hay đồ vật gì bỏ vào nhà người khác để giá họạ.
Kế này thường được dùng bởi khối óc quỷ quyệt thông minh, tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hạị. Như vậy gọi là giết người không thấy máu.
13. Khích tướng kế(Kế chọc giận tướng giặc)
Khích tướng kế là kế chọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình.
Mạnh Tử nói: "Nhất nộ nhi an thiên hạ".
Trong đời có nhiều sự việc đươc thành tựu bằng một cơn giận và cũng có nhiều việc thất bại bởi một cơn giận.
Bởi vậy cái kế khích cũng là một trong những diệu kế, nếu đạt ra thì kiến thiên hạ, cùng thì mang họa vào thân.
Khích tướng còn là khơi dậy cái hùng khí của người khác để người ấy làm việc cho tạ.
Ðối tượng tốt nhất của kế khích tướng là những người có tính tình bạo tháo hay sẵn sàng phẫn nộ.
Tuân Tử bảo rằng:
- Lời nói khéo êm như lụa, lời nói ác nhọn như giáo mác.
Thuyết là tiến dẫn lời nói, cái nghĩa căn bản của thuyết làm cho người ta nghe theọ Hiệu quả của thuyết rất lớn. Bởi thế mới có câu: Thiên hạ tĩnh, nhất ngôn sử chi động. Thiện hạ động, nhất ngôn sử chi tĩnh. (Thiên hạ đang yên lặng, một lời nói làm náo loạn. Thiên hạ đang náo loạn, một lời nói làm lắng dịu).
Căn bản mưu thuật của thuyết, theo Tuân Tử có bốn điều: Cơ, dũng, trí, biến.
Cơ: Là xem thời độ thế, nhân lợi thuận tiện.
Dũng: Là quyết đoán nói những điều không ai dám nóị
Trí: Là biết rõ sự tình, tâm lý, giải quyết được thắc mắc, chế phục được người.
Biến: Là biến hóa, trong các trường hợp bất trắc.
Mục đích của thuyết có năm điều:
- Làm cho người hiểu rõ - Làm cho người tin tưởng. - Làm cho người đồng tình. - Làm cho người phục. - Làm cho người theọ.
Ðạt được năm mục đích trên thì kể như nắm chắc phần thắng trong taỵ
14. Man thiên quá hải(Lợi dụng sương mù để lẩn trốn, giấu trời qua biển)
Kế Man thiên quá hải là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt qua hay hành động ngay trong lúc sương mù.
Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi như một quẻ trong Dịch lý đã nóị Man thiên, không thể ngồi đợi nó tới như sương mù do thời tiết thiên nhiên, mà phải tạo ra nó.
Kế Man thiên đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn tích cực.
Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt.
Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để thoát bí.
Quản Trọng khi về giúp Tề Hoàn Công đã phải bày kế ngồi đóng gông trong chiếc tù xạ Làm thế, các bộ hạ của ông đã cùng ông theo công tử Củ chống lại Tề Hoàn Công, Tề Hoàn Công tưởng ông bị bắt mới không giết ông vì tội bội phản.
ở trận Xích Bích, Khổng Minh đã giải quyết vấn đề thiếu tên bắn cho các cung thủ bằng cách lấy mười chiếc thuyền lớn chất đầy rơm, đợi lúc trời sương mù, âm thầm đến trại Tào Tháo nổi trống la hét làm như tấn công. Tào sợ ngụy kế, không dám xông ra, chỉ bắn tên như mưa vào các thuyền rơm. Bằng một đêm đánh trống reo hò, không chết một người, Khổng Minh đã lấy được của Tào Tháo cả trăm ngàn mũi tên.
15. Ám độ trần sương(Ði con đường mà không ai nghĩ đến)
Kế Ám độ trần sương là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩ rằng ta sẽ đi quạ
Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhaụ
Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương.
Ðây là công việc rất phức tạp, có một quá trình khúc triết. Như "Tôn Tử Binh Pháp" viết:
- Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh. Ðầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định.
Muốn dụng kế này phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vờị
16. Phản khách vi chủ(Ðổi vị khách thành vị chủ)
Kế Phản khách vi chủ là đổi địa vị khách thành địa vị chủ.
Phản khách vi chủ là trong đấu tranh đang ở vào thế bị động nên phải tìm kế hoạch đến chủ động, khách vốn là địa vị bị chi phối, mọi việc đều do chủ đặt định sắp xếp.
Phản khách vi chủ là nguyên tắc thường dùng trong đấu tranh. Có chủ động mới khống chế được cục diện. Không có chủ động, không thể thắng lợị
17. Kim thiền thoát xác(Ve sầu lột xác)
Kim thiền thoát xác: là con ve sầu vàng lột xác.
Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác.
Kế Kim thiền thoát xác có một phạm vị rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được.
18. Không thành kế(Kế bỏ trống cửa thành)
Không thành kế là kế bỏ thành trống, thành bỏ ngỏ.
Kế này có hai loại:
- Một là lúc tình thế cực khẩn cấp, nguy hiểm như treo trên sợi tóc, buộc phải dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát.
- Hai là rút lui với đầy đủ kế hoạch dụ cho địch quân thâm nhập rồi mới bao vây tiêu diệt.
Không thành kế thực ra là một cách tạo nghi âm cho đối phương, mục đích là không cho đối phương sớm có một quyết định.
19. Cầm tặc cầm vương(Dẹp giặc phải bắt tướng giặc)
Cầm tặc cầm vương là dẹp giặc phải bắt chúa giặc.
Phương pháp bắt chúa giặc thật thiên biến vạn hóa, không cứ bằng sức mạnh hay bằng trí khôn. Các kế khác như Ðiệu hổ ly sơn, Mỹ nhân kế hay Man thiên quá hải đều có thể dùng cho kế Cầm tặc cầm vương. Ðể đối phó với một nhân vật anh hùng, thì dù một quả đạn mà giết hay dùng mỹ nhân kế mà nhử thì cũng như nhaụ
Nhưng đa số âm mưu cầm vương được hiệu quả bằng kích thích anh hùng và mỹ nhân kế.
Tự cổ anh hùng đa hiếu sắc là vậỵ
Phạm Lãi thua trận rồi, mà chỉ dùng một nàng Tây Thi đã đủ giam cầm Phù Saị Lý Viên muốn đoạt quyền của Xuân Thân Quân, nên đã cho cô em là Lý Yên sang làm tì thiếp. Ðó là những cách gián tiếp để cầm vương.
20. Ban chư ngật hổ(Giả làm con heo để ăn thịt con hổ)
Kế Ban chư ngật hổ là giả làm con heo để ăn thịt con hổ.
Lão Tử nói:
- Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về cũng như câu đại trí nhược ngu. Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ.
Ðối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét.
Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật.
Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý.
Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết.
Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ.
Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏẹ
Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường.
Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế Ban chư ngật hổ vậỵ
21.Quá kiều trừu bản(Qua cầu rồi phá cầu)
Khi quân lâm vào thế kẹt thì tướng phải đặt quân trong cái thế sống chết (chặt cầu) nhằm khuyến khích quân tử chiến mới mong đạt được thắng lợi thay vì cầu sống hèn hạ. Song song, việc chặt cầu cũng làm cho kẻ địch khó theo đuổi hoặc có nghi ngờ cũng nghĩ là mình không đủ ý chí tiến thân như Lưu Bị ngày xưa.
22. Liên hoàn kế(Kế móc nối nhau)
Liên hoàn kế là nối liền với nhau thành một dây xích.
Liên hoàn kế còn là vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền cho đối phương hoặc gây thành phản ứng nhiều mặt.
Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất cần thiết cho việc dùng Liên hoàn kế. Vì người đẹp ví như nước, anh hùng ví như bùn, nước làm cho bùn nhão rạ
Từ ngàn xưa, đa số anh hùng đã vì thương hương tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ.
Tuy vậy, vẫn phải phân biệt Mỹ nhân kế với Liên hoàn kế.
Liên hoàn kế là một hình ảnh của thực tiễn, bất cứ việc gì xảy ra cũng gây thành phản ứng dây chuyền. Việc xảy ra hôm nay cũng không tự dưng mọc ra, nó phải là kết quả dây chuyền từ những sự việc trước.
23.Dĩ dật đãi lao(Lấy khỏe để đối phó với mệt)
Kế Dĩ dật đãi lao là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức.
Kế này viết ở trong thiên Quân Tranh của bộ Tôn Tử Binh Pháp: Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch.
Cũng có ý nói nên chuẩn bị chu đáo, dễ dàng lấy cái thế bình tĩnh xem xét tình hình biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật. Ðợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích.
Tôn Tử gọi thế là: "Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời".
Sử dụng sách lược này đòi hỏi thái độ tuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻ thù, hoàn cảnh kẻ thù, thực lực kẻ thù. Nếu thời cơ chưa chín thì đứng yên như trái núị Khi cơ hội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể.
Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn.
Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích.
Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Ðộ.
Tạ Huyền đuổi Bồ Kiên ở Phi Thủỵ
Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thế kém vượt thế khỏẹ Tất cả đều là kết quả sử dụng tài tình sách lươc Dĩ dật đãi lao.
24 Chỉ tang mạ hòe(Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe)
Chỉ tang mạ hòe là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòẹ Y¨ nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.
25. Lạc tỉnh hạ thạch(Ném đá vào người dưới giếng)
Lạc tỉnh hạ thạch là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng.
Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng - Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt.
Căn bản triết lý của Lạc tỉnh hạ thạch là chi phối được thì mới chiếm đoạt được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính tạ
Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn Lạc tỉnh hạ thạch nhất.
Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn kích ở Viên Môn, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ mình... Ðến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo:
- Ông không nhớ chuyện Ðinh Nguyên và Ðổng Trác hay saỏ
(Ðinh Nguyên và Ðổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố).
Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc Lạc tỉnh hạ thạch hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!
26. Hư trương thanh thế(Thổi phồng thanh thế)
Hư trương thanh thế là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ.
Ðời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Ðịnh, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tàọ
Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ.
27. Phủ để trừu tân(Bớt lửa dưới nồi)
Kế Phủ để trừu tân là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra, (bớt lửa cho nước khỏi trào).
Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt.
Chỗ diệu dụng kế Phủ để trừu tân là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết.
Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế Phủ để trừu tân lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ.
Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế hai thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng!
Ở chiến trường, kế Phủ để trừu tân lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.
28. Sát kê hách hầu(Giết gà cho khỉ sợ)
Sát kê hách hầu nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ.
Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóạ Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn chân tay thì đến bắt.
Sát kê hách hầu có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.
29.Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại)
Phản gián kế là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch.
Tôn Tử nói:
- Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết ngườị Cho nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp.
30.Lý đại đào cương(Ðưa cây lý chết thay cây đào)
Lý đại đào cương là đưa cây lý chết thay cho cây đàọ
Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thaỵ Có rất nhiều kẻ tác gian phạm tội lại bắt người khác thế thân.
31.Thuận thủ khiên dương(Thuận tay dắt con dê về)
Thuận thủ khiên dương theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về.
Sự việc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệụ Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.
32.Dục cầm cố tung(Muốn bắt mà lại thả ra)
Dục cầm cố tung theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thả rạ
Muốn thực hành kế này, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn nại vô song. Những kẻ cấp công cận lợi không bao giờ có đủ tài trí để thi hành nó.
Kế Dục cầm cố tung không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kế này nói lên sự mềm dẻo cho mọi chính sách, thứ nhất là chính sách thu phục lòng người, giữ ngườị
33. Khổ nhục kế(Hành hạ thân xác mình để người ta tin)
Khổ nhục kế là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.
34. Phao bác dẫn ngọc(Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc)
Phao bác dẫn ngọc nghĩa đen là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc. Tức là dùng tiểu vật để đoạt một đại vật, như người đi câu vậỵ
35. Tá thi hoàn hồn(Mượn xác để hồn về)
Tá thi hoàn hồn nghĩa là mượn xác để hồn về.
Kế này chỉ rằng: Sau khi đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở lại chủ trương của mình.
Tuy nhiên, dùng kế này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì tỷ như rước voi về giày mả tổ.
Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết về nhà.
36. Tẩu kế(Chạy, lùi, thoát thân)
Tẩu kế nghĩa là chạy, lùi, thoát thân.
Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là kế chạy?
Lại có câu: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách. (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!)
Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn.
Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoàị Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển.
Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tàị
Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủỵ.. các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng.
Tẩu kế không phải là chạy dàị Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lạị Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng.
Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là Tẩu kế.
Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì tẩu không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro