Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Những trường phái Tứ Hóa Phái


Hóa diệu tổng cộng có bốn loại, đó là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Khóa Khoa, Hóa Kị, trong đó Lộc Quyền Khoa gọi là Tam cát hóa, ý nghĩa cơ bản của nó là làm cho tốt lên, còn ý nghĩa cơ bản của Hóa Kị là làm cho xấu đi.

Sao Tứ hóa không phải là loại sao tồn tại độc lập, mà mỗi một hóa diệu đều phải dựa vào một chính diệu, hoặc một tá diệu. Vì thế, có thể nói tứ hóa diệu đã dành một chính diệu hoặc tá diệu đặc định nào đó một tính chất đã biến chuyển.. Tính chất đó biến chuyển thành tốt hơn, hoặc là phát huy tính chất xấu của nó lên cực độ.

Hóa Lộc là tài tinh, nó thuộc về một loại tài nào ? Lúc tài vào sẽ có đặc điểm cụ thể gì ? Những điều này chính là phải xem Sao nào Hóa Lộc.

Hóa quyền là sao quyền lực, tăng thêm quyền bính, có ý nghĩa quản lý, hoặc không ổn định biến thành ổn định. Tuy là cát diệu, song vẫn phải chú ý trong đó có tính chất lạm quyền không ?

Hóa Khoa là văn tinh, chủ về khoa cử, học thuật, có lúc cũng chủ về danh tiếng. Là loại học thuật nào ? Danh tiếng thế nào ? Cần phải xem tinh diệu nào Hóa Khoa.

Hóa Kị là Trở ngại, vì sao nào hóa Kị thì tính chất gốc của sao đó sẽ có ứng nghiệm theo chiều hướng xấu đi. Tính chất cụ thể cần phải xem sao nào hóa Kị để định.

Về Tứ hóa, các phái Tử Vi Đẩu Số thường không thống nhất nhau. Căn cứ theo phép thập can tứ hóa của Lục Tại Điền, là hậu nhân của Lục Bân Triệu phái Trung Châu, trình bày như sau:

Tứ hóa an tinh quyết = Lộc - Quyền - Khoa - Kị

- Giáp = Liêm trinh - Phá quân - Vũ khúc - Thái dương

- Ất = Thiên cơ - Thiên lương - Tử vi - Thái âm

- Bính = Thiên đồng - Thiên cơ - Văn xương - Liêm trinh

- Đinh = Thái âm - Thiên đồng - Thiên cơ - Cự môn

- Mậu = Tham lang - Thái âm - Thái dương - Thiên cơ

- Kỷ = Vũ khúc - Tham lang - Thiên lương - Văn khúc

- Canh = Thái dương - Vũ khúc - Thiên phủ - Thiên đồng

- Tân = Cự môn - Thái dương - Văn khúc - Văn xương

- Nhâm = Thiên lương - Tử vi - Thiên phủ - Vũ khúc

- Quý = Phá quân - Cự môn - Thái âm - Tham lang

(Theo: Blog Tử Vi Tinh Quyết)

Nguyên tắc kết nối tam bàn trong Tứ Hóa Phái Khâm Thiên Môn

Thiên bàn là tượng không gian (giới hạn phạm vi sự việc); địa bàn là tượng thời gian (giới hạn khoảng thời gian xảy ra sự việc); nhân bàn là ứng số (định thời gian ứng nghiệm sự việc). Vận dụng tam tài thiên địa nhân bàn tức là vận dụng tam bàn ba cấp trùng điệp, nguyên tắc là "thiên nhân hợp nhất, địa trung tàng tượng", và "một cấp quản một cấp", quyền hạn và trách nhiệm phân công rõ ràng:

Muốn xem đại vận tốt hay xấu thì dùng phi cung hóa tượng của thiên bàn.Muốn xem lưu niên tốt hay xấu thì dùng phi cung hóa tượng của địa bàn.Muốn xem lưu nguyệt tốt hay xấu thì dùng tứ hóa [lưu niên].

Nguyên tắc "nguyên cục quản đại vận mà ứng ở lưu niên", tức là nguyên cục và lưu niên là thiên nhân hợp nhất, đại vận là "địa trung tàng tượng" (trong "địa" có chứa tượng). Rồi theo thứ tự mà loại suy, "đại vận quản lưu niên mà ứng ở lưu nguyệt", "lưu niên quản lưu nguyệt mà ứng ở lưu nhật", "lưu nguyệt quản lưu nhật mà ứng ở lưu thời", phương pháp dùng "thiên địa nhân" tương đồng.

Phi cung hóa tượng của mệnh bàn nguyên cục chỉ là thùy tượng, "thùy tượng" thì chưa ứng cát hung. Nói một cách khác, nếu không có hành hạn đại vận, lưu niên đi thuận và đi nghịch khơi động, thì làm sao lấy tượng để luận việc ở tam bàn ba cấp? Làm sao biết được định số và ứng số của mệnh tạo ở chỗ nào?

Ví dụ: thông thường nguyên tắc luận đoán tình cảm và hôn nhân là lấy cung phu thê làm chủ, đại khái cung phu thê có ba loại (cung phu thê của nguyên cục, cung phu thê của đại vận, cung phu thê của lưu niên), rốt cuộc cung nào làm chuẩn?

Cung phu thê của nguyên cục, cung phu thê của đại vận, và cung phu thê của lưu niên, một là thiên bàn, hai là địa bàn, ba là nhân bàn. Thiên bàn là giới hạn phạm vi sự việc; địa bàn là giới hạn khoảng thời gian xảy ra sự việc; nhân bàn là ứng so. Cho nên phương pháp vận dụng phi tinh tứ hóa có thuyết "thiên nhân hợp nhất, dùng địa bàn làm trung gian"; tức đại vận phải thông qua nguyên cục để lấy tượng, mà ứng số ở lưu niên; lưu niên phải quy ve nguyên cục, lấy đại vận để phân biệt sự việc ứng nghiệm. Cũng như vậy, lưu nguyệt phải quy về đại vận, lấy lưu niên để phân biệt sự việc ứng nghiệm.

Mỗi một cung đều chia làm ba cấp, một cấp quản một cấp. Phi cung hóa tượng của nguyên cục thuộc về tượng cách cục; phải đợi đến hành hạn đại vận và lưu niên dẫn phát mới có cát hung; đại vận cũng vậy, phải đợi đến hành hạn lưu niên và lưu nguyệt dẫn phát mới ứng cát hung. Tùy theo góc độ được hỏi là gì, như: Hỏi về cách cục của người phối ngẫu? Hỏi về tinh cảm vợ chồng trong đại vận nào đó? Hỏi về tình cảm vợ chồng trong lưu niên này? Tùy theo câu hỏi mà dùng cấp nào làm chuẩn trong việc luận đoán.

Có quan điểm cho rằng, nguyên cục, đại vận và lưu niên, mỗi bộ phận đêu có tác dụng riêng của nó, vê nguyên tắc là không phân biệt lớn nhỏ hay mạnh yêu. Kêỉ câu của nguyên cục là tượng của tố hợp sao, thuộc tiên thiên, củng chính là sự ưu hay liệt của kết cấu chỉnh thê) đại vận và lưu niên đêu là hành hạn thuộc phạm vi thời gian hậu thiên, vì vậy ve lí luận, muôh biết hành hạn thế nào, nên dùng đại vận và lưu niên, mà để nguyên cục sang một bên. Vê đại thể, lưu niên chỉ phụ trách đôĩ vói đại vận, cho nên nguyên cục tiên thiên có thể thoái lui. Lưu nguyệt chỉ phụ trách đôi với lưu niên, cho nên đại vận can phải đứng sang một bên. Bcrí vì nguyên cục đôí với lưu niên, đại vận đôĩ với lưu nguyệt, khoảng cách quá xa, chẳng giúp được gì, nếu không, một khi tứ hóa xuất hiện vài nhóm sẽ khiến cho người ta hoa mắt, rôí loạn. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là, lúc luận một sự kiện trọng đại, can phải kiểm xem có hợp cách hay không, mới quay lại xem xét kết câu của nguyên cục.

Đương nhiên, một vấn đề mà dùng đến ba cung, quan niệm này đã phạm sai lâm ngay từ đầu, vì dùng Đẩu Số để luận đoán, về cơ bản tuy phải dùng tam bàn "thiên, địa, nhân" để quan sát hoặc vận dụng. Tức dung phối hợp mệnh bàn nguyên cục, đại vận bàn, lưu niên bàn để luận đoán cát hung họa phúc; nhưng lúc luận đoán, có thể căn cứ vào tình huống thực tế để chọn "bàn" khác nhau mà lập thái cực thể và dụng mà quan sát, nhưng tuyệt đối không thể trong một lần mà dùng đến ba cung, vì như vậy sẽ làm cho tượng bị rối loạn, thành thể và dụng không phân biệt.

Kế đến, nguyên cục, đại vận, lưu niên, trong ba bàn cần phải dùng bàn nào đê luận đoán, mới quan sát được một số sự tình? Về nguyên tắc, vấn đề không phải là dùng bàn nào để luận đoán, mà là, trưóc tiên phải biết mệnh tạo muốn hỏi chuyện gì. Thông thường khi quan sát cần phải phân biệt sự tình thành "cách" và "vận". Nói "cách" tức là, nguyên cục có "cách" của nguyên cục, đại vận có "cách" của đại vận, lưu niên có "cách" của lưu niên, tùy theo nhu cầu khác nhau mà chọn bàn nào; còn về "vận", thông thường quan sát từ đại vận đến lưu niên.

Lúc luận đoán, trình tự vận dụng tam bàn "thiên, địa, nhân" là dùng mệnh bàn nguyên cục để thâm nhập, tức mệnh bàn nguyên cục quản đại vận và ứng ở lưu niên; lúc lấy đại vận bàn để thâm nhập, tức đại vận quản lưu niên và ứng ở lưu nguyệt. Lưu niên, lưu nguyệt, và lưu nhật cũng vận dụng theo trình tự này.

Điều quan trọng là định vị rõ thể và dụng. Thông thường, nguyên cục là thể, đại vận bàn và lưu niên bàn là dụng, dụng xung thê thì nghiêm trọng, thể xung dụng thì nhẹ hơn, sao có thể nói "không phân biệt lớn nhỏ hay mạnh yếu"?

Liên quan đến quan niệm "muôn biết hành hạn thế nào, nên dùng đại vận và lưu niên, mà để tiên thiên sang một bên", nói như vậy là không hiểu lí luận "tứ tượng tam dịch" của tam bàn "thiên, địa, nhân". Theo Khâm Thiên môn, nguyên tắc cơ bản là, bất luận dùng đại vận bàn hay lưu niên bàn để phi hóa, đều không được để nguyên cục tiên thiên sang một bên, lí do rất đơn giản, không có "thể" mà chỉ có "dụng", thì không biết lấy gì để quy chiếu.

Kế đến, về thuyết nói "Lưu niên chỉ phụ trách đôỉ với đại vận, cho nên nguyên cục tiên thiên có thể thoái lui. Lưu nguyệt chỉ phụ trách đôĩ với lưu niên, cho nên đại vận can phải đứng sang một bên. Bởi vì tiên thiên đôĩ với lưu niên, đại vận đôĩ với lưu nguyệt, khoảng cách thực quả xa, chăng giúp được gì, nêu không, một khi tứ hóa xuất hiện vài nhóm sẽ khiến cho người ta hoa mắt, rối loạn/' Trên đã thuyết minh về trình tự vận dụng tam bàn "thiên, địa, nhân", ví dụ như lấy nguyên cục, đại vận, lưu niên để nói, lúc dùng tứ hóa của lưu niên, thì phải hướng lên để lấy tượng, tức hướng lên nguyên cục để lấy tượng, vì nguyên cục là "thiên", đây gọi là "thiên nhân hợp nhất". Nếu lúc này mang nguyên cục tiên thiên để sang một bên không dùng đến, không những sẽ rối loạn, mà về nguyên tắc cũng sẽ diễn biến thành cục diện "vô pháp vô thiên".

Vì vậy, lúc luận đoán tam bàn nhất định phải theo trình tự và phương pháp phân biệt thể dụng. Trên thực tế vốn không xảy ra tình trạng tứ hóa tượng Lộc, Quyền, Khoa, Kị phi xuất loạn xạ.

Tóm lại, lúc vận dụng luận đoán, lưu niên không chỉ phải tham khảo nguyên cục tiên thiên mà thôi, mà còn phải dung hợp với nguyên cục, dụng phải quy về thể, sau đó lấy "địa" làm môi giói, mới có thể luận đoán hoàn chỉnh về "tiền nhân hậu quả" của tình hình xảy ra trong mệnh lí. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong Khâm Thiên môn.

Tứ hóa Khâm Thiên Bí Nghi

(Trung Châu Tử Vi - Tứ Hóa Phái - Nguyễn Anh Vũ Dịch, tập 1)

Luận đoán tài phú bằng Tứ Hóa Phái

Tài phú là vấn đề được nhiều người hỏi nhất khi đến nhờ nhà mệnh lí đoán mệnh, nhưng làm thế nào để biết có tiền hay không có tiền, phải luận giải từ cung nào? về ý nghĩa của mặt chữ, thông thường người ta căn cứ tình trạng ở cung tài bạch để luận giải; có thuyết cho rằng phải tìm Hóa Lộc, lấy cung có Hóa Lộc để luận giải mệnh tạo có tiền hay không, và tiền ở đâu; đương nhiên cung điên trạch là đại biểu cho bâ't động sản, râ't nhiều người xem tình hình lớn nhỏ mạnh yếu ờ cung điền trạch là tượng trưng cho của cải, lấy đây làm chỗ y cứ đê biết mệnh tạo có tiền hay không; cũng có ngữơĩlầy cung phúc đức làm đại biểu cho tình trạng có phúc khí đê hưởng hay không, và căn cứ vào đây đê chứng minh người này có tiền hay không. Các phương thức luận giải vừa kê thoạt nhìn đều có lí, nhưng thật sự có thê dùng các phương thức trực quan này để luận giải tài phú không? Giả sử một mệnh bàn cho thấy có tiền, vậy tài phú này có được liên tục không? Nếu xem xét từ góc độ này, thì các phương thức luận giải tài phú vừa kể phải hơi thay đổi.

Muốn vận dụng Tử Vi Đẩu Số để luận đoán tài phú, trước tiên cần phải phân biệt rõ sự khác biệt giữa "tài" và "phú". Thường nghe người ta nói, "có thể tiêu xài tiền mới là người có tiền thật sự". Câu nói này cũng đã giải thích sơ sơ khái niệm "tài" và "phú" trong Tử Vi Đẩu Số. Luận "tài" (tiền bạc), cung tài bạch là nơi tiền bạc ra vào, cho nên trước tiên phải lấy tổ hợp sao ở cung tài bạch đê xem lượng tiền bạc nhập cung tài bạch, phương thức tiền bạc nhập cung tài bạch, tiền bạc nhập cung tài bạch với tốc độ nhanh hay chậm. Nhưng râ't nhiều lúc, tiền bạc vào cung tài bạch là do bản thân mệnh tạo nỗ lực kinh doanh mua bán mà có, có thể là tự mở công ti, đi buôn bán ở các nơi; cũng có thể là nhờ đi làm công mà có tiền, chủ yếu là dùng thơi gian để đổi lấy tiền bạc; đương nhiên trong đó cũng bao gồm tiền bạc do kĩ thuật nghề nghiệp, tiền bạc do vất vả gian khổ, cho đến tiền bạc do bất nghĩa... Cung tài bạch là cửa ngõ ra vào, cho nên không chỉ dùng để xem về kiếm tiền, nó còn có thê dùng để xem sau khi kiếm được tiền thì dụng vào việc gì, tiền đi đâu, có để dành được hay không, tức là có điều kiện thành người giàu có hay không. Phương thức luận giải râ't đơn giản, lấy cung tài bạch phi tứ hóa đê xem tiền bạc biến hóa thế nào.

Lấy trường hợp cung tài bạch phi Hóa Lộc nhập cung mệnh làm ví dụ, bời vì sau khi tiền vào thì theo chiểu thuận trở về cung mệnh, là ý tượng: mệnh tạo có dùng, sau khi hưởng thụ khoản tiền này còn mang lại điểu tôt cho bản thân mệnh tạo, thương dùng hết mà không đê dành. Kết câu này có thê coi là điển hình của mẫu người có tiền, nhưng không có nghĩa đây là cách cục của người giàu có. Đương nhiên lúc này cung tài bạch phi xuất Hóa Quyền, Hóa Khoa, và Hóa Kị nhập vào các cung nào đó sẽ biểu thị quan niệm dùng tiền, và những cảnh ngộ mà mệnh tạo sẽ gặp tiếp tục sau này. Nếu vị trí của Hóa Quyền, Hóa Khoa, và Hóa Kị đối ứng vòi cung có sự ước thúc, thì mệnh tạo sau khi đã hưởng thụ một cách lãng phí, ít nhiều vẫn còn một số. Nên nhớ, tứ hóa mà không xem xét mối quan hệ giữa nhỏm "Lộc Kị" vói nhóm "Quyển Khoa" thì không thấy được tính liên quan nhân quả của lịch trình mệnh vận, dùng phương thức này đê xem tứ hóa mới có thể tìm ra đáp án chính xác.

Từ giải thích ờ trên cho thấy, có thể kiếm tiền hay có tiền vào vẫn chưa phải là người có tiền, vì sau khi tiền vào, tiêu xài các thứ sẽ làm cho tiền "nhập kho" giữa đường bị hết sạch, thậm chí còn gây ra tình trạng ăn trước trả sau. Do đó trọng điểm quan sát vận "phú" là tiên phải "nhập kho" mới được. Trong Từ Vi Đẩu Sô' Tứ Hóa phái, cung điền trạch là "cái kho" cuối cùng, cho nên thông thường lúc muốn đưa ra luận định một cá nhân có phải thật sự có tiền hay không, phải lây cung điển trạch làm tiêu đích, xem có được tài lộc không. Ngoài ra, do xã hội hiện đại thường xảy ra biến động, rất nhiều ông chủ công ti bị phá sản, tài sản thật sự không còn đến một đổng mà họ vẫn có thể tiêu xài lớn; trong trong tình trạng này, không the lấy cung điển trạch để luận định vận "phú" của họ, mà phải tìm cung kí thác và giao lưu tiến bạc, mói biết được tình hình bên trong.

Trước đã từng nói cung tài bạch là con đường tiền vào, muốn biết con đường này có thông suôt không, nguồn tiên có dồi dào không, thì phải lấy cung phúc đức làm trọng điểm để quan sát. Cung phúc đức là khởi niệm trước khi có động tác, còn là biểu trưng cho năng lực của môi trường làm việc, nếu nhìn ở góc độ của người đi

làm hưởng lương, nếu tổ hợp sao ở cung phúc đức [đại vận hay lưu niên] không tốt, phối trí mất quân bình, là chủ về EQ ở môi trường làm việc có chỉ số thấp, e rằng năng lực cũng thiếu, cũng có thể môi trương làm việc thiếu độ ổn định, hoặc nguồn tài chính thiếu ổn định; nếu luận về "tài" (tiền), có thể sự ổn định của nguồn tài chính bị phá võ.

Nếu muốn luận về "tiền không phải do làm việc mà có được", hoặc "tiền hợp tác", "hoạnh tài", thì phạm vi luận giải quá lớn, hầu như các cung đều có thể thành khởi nguồn! Trong đó, phương pháp đoán nhanh đơn giản nhất là, xem cung phi Hóa Lộc và phi Hóa Kị có nhập "ngã cung" hay không; nhưng không thể chỉ dựa vào đây rồi liền đưa ra đoán định, mà cần phải dựa theo lí đếm theo chiều thuận hay theo chiều nghịch xem nhập vào cung nào để đoán định hiện tượng phi hóa này có tài lợi hay không, tài lợi nhiều hay ít Ngoài ra, nếu phi Hóa Lộc và phi Hóa Kị đều không nhập "ngã cung", cũng có thể có tài lợi tổn tại, chỉ là có được tài lợi mãi hay không, điều này phải xem quá trình phi hóa trung gian và cung trùng điệp (giữa nguyên cục với đại vận, hoặc giữa đại vận vói lưu niên).

Vì vậy, quan sát tình hình tài phú của một cá nhân, không thê lấy một cung đơn thuần để đoán định, cũng không thể đơn thuần dùng phi hóa để giải thích, mà còn thêm vào đó các yếu tố như: thòi gian thay đổi, con đường tài lợi đến, quan niệm tích lũy và tiêu xài, mói có thể mang các sao, tứ hóa để luận giải thích thành tình trạng thực tế có tài lợi hay không, có thể trèo lên tầng lớp người giàu có hay không. Nêu chỉ đơn thuần lây "Tử Vi, Thiên Phủ" nhập cung điền trạch liền nói là có tiền, hoặc thấy Hóa Lộc ở cung tài bạch thì đoán là người có tiên, v.v... thì quá thiếu sót, và cũng quá đon giản, không phù hợp sự phức tạp của đòi ngươi, mà còn vận dụng không hết công năng cửa Tử Vi Đẩu Số.

Các sao liên quan đen tài phú là Thiên Phủ, Vũ Khúc, Thái Am, Lộc Tổn; lúc các sao này tọa thủ cung điền trạch là ngâm báo sẽ giàu có. Nếu cung điền trạch của bạn có các sao này, nhưng hiện tại bạn vẫn còn khổ sở, rất có thể vì thời cơ chưa đến, xu thế của vận trình chưa vào giai đoạn bằng phăng, nhưng vận may này có đến hay không thì phải xem xét phối hợp với các phương diện khác,nhưng nỗ lực cá nhân luôn là điều kiện tiên quyết, nó sẽ làm cho xu thế nay mạnh thêm! Vì "tài tinh" (sao tiền tài) ở cung điền trạch là đại biểu cho sự giàu có và bất động sản.

Trong số các sao này, ngoại trừ Lộc Tồn bị Kình Dương và Đà La giáp cung kiềm chế, nếu cung điền trạch có Thiên Phủ, Vũ Khúc nhưng lại bị Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung, hoặc bị Địa Kiếp và Địa Không kiềm chế, đó là chủ về mệnh tạo phải nỗ lực kiếm tiền, mói đột phá được. Các hung tình này là đại biểu cho sự khó khăn!

Ví dụ, Địa Kiếp, Địa Không giáp cung điền trạch, trong cung lại có "đại tài tinh", tuy tình huống giáp cung kiềm chế này sẽ làm xảy ra rất nhiều hiện tượng, nhưng phương pháp ứng phó tốt nhâ't là, trước tiên mua nhà nhỏ, đợi khi tích lũy đủ tiền thì đổi nhà lơn hơn một chút, cũng nhờ vào phương thức lây nhà đổi nhà mà đạt được lí tưởng. Điểm khó khăn của người có cách cục này là ở chỗ đặt ra lí tường quá cao nên khó đạt tới. Vì vậy chỉ khi nào hoàn cảnh cư trú hiện tại không được vừa ý, mói kích thích họ tích cực gom góp tiền dành dụm để sau này được sống trong ngôi nhà đẹp.

Tình hình Địa Kiếp và Địa Không giáp cung điển trạch là khu nhà sang trọng hơi xa, tức là nhà kiểu biệt thự; còn tình hình Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung cung điền trạch có sao tài là chủ về trưóc khi mua nhà sẽ gặp đủ thứ phiền phức, rắc rối; hơn nữa, hoàn cảnh chung quanh nhà khá phức tạp, hoặc có thể gặp láng giềng xâu... Dù cùng là Thiên Phủ độc tọa ở cung điền trạch, nhưng sẽ vì cục ngũ hành khác nhau và Thiên Phủ ở cung vị khác nhau mà mức độ giàu có sẽ khác nhau (vì người có tiền cũng có nhiều mức độ).

Tài phú của cung điền trạch là luận định về giá trị tài sản. Có một số người dù râ't có tiền, nhưng không có nghĩa là họ sẽ có quan niệm lấy bât động sản lớn nhỏ hay ít nhiều để làm bảo đảm cho sự an tâm của minh về tài phú. Vì vậy có người không mua nhà, mà đi thuê ngôi nhà sang trọng để ở (tinh hình này thây nhiều ở các nước phát triển). Dù như vậy, cung điền trạch vẫn là cung chủ yếu dùng để luận đoán tài phú, phối hợp vói hai cung liên quan đến tiền bạc là cung tài bạch và cung huynh đệ, có thể đưa ra phán đoán tổng giá trị tài phú.

Hình tượng (cung mệnh), nai sâu thẳm nhất trong tâm hổn (cuíig tật ách), mô thức hành vi (cung tài bạch), khí thế của hành vi (cung quan lộc), và động cơ của hành vi (cung phúc đức) là các góc độ dùng để đánh giá các mặt của cuộc đời một ngưòi trong mệnh bàn Tử Vi Đẩu Số. Cung tài bạch chủ về mô thức hành vi và cách kiếm tiền mưu sinh của mệnh tạo. Nói về kiếm tiền, giả thiết cung tài bạch có hung tinh tụ tập (ngoài Địa Kiếp, Địa Không), cung quan lộc có cát tinh tụ tập mà còn hữu lực, là chủ về phương thức kiếm tiền của mệnh tạo hoàn toàn không bình thường, nhưng không phải là không hợp lí, hay không hợp pháp. Vì các sao ở cung quan lộc là chủ về khí thế và khí sô', mệnh tạo sẽ không vì khác vói thường tình mà phạm pháp, mà có thể nói là mệnh tạo sẽ căn cứ vào lí tính mà dốc toàn lực theo đuổi việc kiếm tiền.

Các sao trong cung mệnh đương nhiên là trục chính chủ về hình tượng và cá tính của mệnh tạo. Một ngưòi râ't có địa vị xã hội, cung tài bạch sẽ có điềm báo ông ta rất biết kiếm tiền, dù là Tham Lang hay Thiên Tướng thủ mệnh; còn cung tử nữ chủ về chi xuất tiêu xài sẽ có điềm báo ở trong tình trạng phong tỏa, hoặc trường hợp đủ sức ảnh hưởng đêh cung vị cung điền trạch của cung từ nữ, sẽ là ý tượng: đây là người bủn xỉn. Như vậy bạn không thể chỉ vì tính chất của Tham Lang thủ mệnh mà nhận định người này râ't biết tiêu xài tiền, không biết tiết chế, hoặc cho rằng họ ham mua sắm. Cho nên lúc luận giải, phải lay các sao ở trong cung tử nữ chủ về mô thức chi xuất tiêu xài để luận giải, chó không phải mang các sao trong cung mệnh ra diễn giải một cách không giới hạn.

Như các bạn đã biết, chỉ nói riêng về các trường hợp Tham Lang thủ mệnh ở các cung như: cung Dần hoặc Thân, cung Thìn hoặc Tuất, hay cung Tí hoặc Ngọ, thì "hình phú" của nó đã hoàn toàn khác nhau. Tham Lang không bị các sao khác tác động phá hoại, hoặc Tham Lang có Lộc Tồn hoặc Địa Không, Địa Kiếp đổng cung, nó nhâí định sẽ không tiêu xài tiền loạn xạ kiểu mât kiểm soát; lúc xem xét thêm cung tử nữ, bạn sẽ có thêm thông tin về thái độ tiêu xài tiền thực sự của mệnh tạo.

Lấy Kình Dương làm ví dụ, các bạn sẽ hiểu rõ hơn, cùng một sao mà ở cung khác nhau sẽ sinh ra hiện tượng khác nhau. Lúc Kình Dương ở cung tài bạch, chủ về mệnh tạo có thế mạnh trong lúc "giao dịch" sẽ tận tâm tận lực kiếm tiền; lúc Kình Dương ờ cung tử nữ, thì thường vì xung động mà tiêu xài tiên (nhưng mo thưc hanh VI nay khác vơi trường hợp Hóa Quyền ở cung tử nữ, vì Hóa Quyền ở cung tử nữ là chủ về mệnh tạo rất biết tiêu xài tiền); còn lúc Kình Dương ở cung mệnh thì lại không có quan hệ trực tiếp với vân đề tiêu xài tiền, mà sẽ phá hoại tính hoàn chỉnh ban đầu của chinh tinh, khiên cho chính tinh mất đi trạng thái thăng bằng vốn có, đương nhiên cũng sẽ làm cho hình tượng của mệnh tạo bị ảnh hưởng, sẽ có lúc họ bị xung động, nhưng không nhất đinh xung động trong chuyện tiêu xài tiền (tình trạng bị phá hoại không hẵn là chuyện xâ'u, có lúc nó kích động chính tinh mà sinh ra sức mạnh, làm giảm bớt tính yếu đuôi).

(Trung Châu Tử vi - Tứ Hóa Phái - Nguyễn Anh Vũ dịch)

Các loại tứ hóa

Tứ hóa có thể chia thành bốn loại chính: Tứ hóa của thiên can năm sinh, tứ hóa của can 12 cung nguyên cục, tứ hóa của can 12 cung đại vận, và tứ hóa của can 12 cung lưu niên. Đây là các "dụng thần" của Tử Vi Đẩu Số, là các nhân tố dùng để tham khảo trong lúc luận đoán, bạn có thể đứng từ nhiều gốc độ khác nhau để quan sát tinh hình biến động thay đổi của đời người qua nhiều giai đoạn, nhờ đó mà nội dung dự đoán cực kỳ phong phú, độ chính xác của dự đoán cũng cao hơn.

Can năm sinh, can 12 cung nguyên cục, can 12 cung đại vận, can 12 cung lưu niên, can 12 cung lưu nguyệt, can 12 cung lưu nhật, can 12 cung lưu thời, đều có thể phi xuất tứ hóa, trong đó tứ hóa của can năm sinh và tứ hóa của can 12 cung nguyên cục có thời gian tác dụng giống nhau, tức đều có ảnh hưởng chung đối với mệnh vận của một đời người, chỗ khác nhau là: tứ hóa của can năm sinh là thuộc về thiên phú, kiến hiệu lộ rõ và mạnh; còn tứ hóa của can 12 cung nguyên cục là biểu hiện của hậu thiên, kiến hiệu ngầm và yếu.

Cùng một lý, tứ hóa của can các cung đại vận và lưu niên kiến hiệu lộ rõ và mạnh; còn tứ hóa của can 11 cung còn lại của đại vận và lưu niên kiến hiệu ngầm mà chậm, sức mạnh nhỏ.

Tứ hóa của vận hạn (bao gồm can các cung đại vận, lưu niên, lưu nguyệt, lưu nhật, lưu thời phi xuất tứ hóa), chủ yếu dùng để xem diễn biến cuộc đời của một người trong vận hạn nào đó. Tứ hóa của can đại vận chỉ có ảnh hưởng 10 năm trong đại vận đó; tứ hóa của can lưu niên chỉ có ảnh hưởng trong năm đó; tứ hóa của can lưu nguyệt chỉ có ảnh hưởng trong tháng đó; tứ hóa của can lưu nhật chỉ có ảnh hưởng nội trong ngày đó; tứ hóa của can lưu thời cũng chỉ có ảnh hưởng trong giờ đó (tức hai tiếng đồng hồ ngày nay). Các cung lưu niên, lưu nguyệt, lưu nhật, lưu thời xem trọng xung chiếu, mà không xem trọng phương tam hợp (Cung tiểu hạn không có tứ hóa, cũng chỉ xem trọng xung chiếu).

Các sao sau khi "hóa", không thể lấy tính tình cố hữu của nó để luận đoán, nhưng vẫn phải lấy nó làm "thể", lấy "hóa" làm "dụng", tức là dựa trên cơ sở tình của sao gốc mà luận biến thành cát hay hung.

Tứ hóa của can cung nào thì cung đó là nguyên nhân của sự tình (lấy tên cung chức năng làm chỉ dẫn). Tứ hóa nhập cung nào, thì lấy cung đó làm sự thể, là kết quả.

Ví dụ: can cung Nô Bộc phi Hóa Kị nhập cung Tài Bạch, là biểu thị xảy ra xung đột với bạn bè (nguyên nhân của sự tình) về tiền tài (sự thể kết quả).

Lại ví dụ, can cung Tử Nữ phi Hóa Kị nhập cung Tài Bạch, có nghĩa là nguyên nhân là do con cái, mà gây ra phá tán tiền của, hao tài. Hoặc như can cung Tài Bạch phi Hóa Kị nhập cung Phúc Đức, có nghĩa là tiêu xài tiền bạc vào chuyện hưởng thụ, lãng phí tiền của, hao tài, khó tụ tài.

Lúc giữa tứ hóa với nhau xảy ra va chạm cũng vậy . Ví dụ như sao Hóa Lộc của can năm sinh nhập cung Phúc Đức, chủ về tự nhiên có phúc, nguồn để kiếm tiền khá tốt; nếu cung Tử Nữ lại phi Hóa Kị nhập cung Phúc Đức, vì sao Hóa Kị không cùng một nhóm, cho nên lúc này Lộc Kị gặp nhau không thể luận là "Song Kị", một mặt chủ về có phúc, mặt khác lại chủ về con cái (nguyên nhân) làm hao tổn phúc phần của mệnh chủ (kết quả của sự thể), bị phá tán hao tổn tài vật (xung cung Tài Bạch).

(Tử vi đẩu số tinh hoa tập thành - Đại Đức Sơn Nhân)

----------------------------------------------------

Hóa diệu luận

Hóa diệu trong Tử Vi Đẩu Số, là các sao biến hóa then chốt liên thông các tinh bàn (Thiên bàn và Nhân bàn), nhất là Lưu niên và Đại vận, có các "Lưu hóa diệu" giao hội hỗ tương với hóa diệu của nguyên cục, khiến cho tính chất của tinh hệ hữu quan biến thành phức tạp, cũng chính nhờ như vậy mới luận đoán được cảnh ngộ của đời người khá cụ thể.

Hóa Lộc thông thường có ý nghĩa là "tài lộc"; Hóa Quyền thông thường có ý nghĩa là "quyền thế"; Hóa Khoa thông thường có ý nghĩa là "danh tiếng"; Hóa Kị thông thường có ý nghĩa là "trở ngại". Nhưng mỗi một tinh diệu biến hóa vẫn có ý nghĩa đặc biệt của nó, những ý nghĩa đặc biệt này thường thường là căn cứ để luận đoán.

Lúc luận đoán mệnh cục, chỉ có Tứ hóa của năm sinh, nên khá đơn giản, dễ quan sát. Luận đoán những điểm quan trọng, chỉ cần xem bản thân các sao Tứ hóa có hội hợp hay không? hội hợp ở cung độ nào? thì có thể biết được đại thể.

Lúc luận đoán Đại hạn, chỉ có Tứ hóa của Đại hạn và Tứ hóa của năm sinh, cũng chưa phức tạp mấy, xem các sao hội hợp với chúng cũng không đến mức hoa mắt.

Nhưng khi luận đoán Lưu niên, tổng cộng có 3 nhóm Tứ hóa, có thể cung độ nào cũng có hóa diệu hội chiếu hoặc đồng độ, thường khiến cho người nghiên cứu Đẩu Số hoa cả mắt.

Thực ra, thông thường chỉ cần xem hai nhóm hóa diệu của Đại hạn và Lưu niên; lúc nào tứ hóa của năm sinh bị xung khởi mới cần chú ý, không xung khởi thì tác dụng rất nhỏ.

Tứ hóa của năm sinh cấu tạo thành bản chất thuộc các cung viên, còn Tứ hóa của Đại vận và Lưu niên là hình thành hoàn cảnh của các thời kỳ trong cuộc đời. Do đó tứ hóa năm sinh có ảnh hưởng không lớn đối với hoàn cảnh của các thời kỳ. Điểm này bạn đọc cần hiểu rõ cái lý của nó.

Chỉ khi nào Tứ hóa của năm sinh bị tứ hóa của Đại vận xung hội, hoặc tứ hóa của Lưu niên xung hội, thì tứ hóa của năm sinh mới có tác dụng.

Dưới đây xin đề cử vài ví dụ cụ thể để thuyết minh:

Nếu "Thái dương Thái âm" thủ mệnh tại cung Mùi, người sinh năm Canh thì Thái dương hóa Lộc. Đến Đại hạn Ất Dậu, cung mệnh của Đại hạn là "Thiên cơ Cự môn" mà Thiên cơ hóa Lộc, hội hợp với "Thái dương Thái âm" (mượn sao cung Mùi an cung Sửu) mà Thái âm hóa Kị.

Lúc này, Thiên cơ hóa Lộc xung khởi Thái dương hóa Lộc, càng khiến cho Thiên cơ hóa Lộc có sắc thái "vì phục vụ mọi người mà được lợi ích". Thêm vào Thái âm hóa Kị, là bất lợi về kinh doanh riêng, cho nên lúc này chỉ có thể làm việc cho công ty để kiếm tiền, cá nhân thì không nên đầu tư.

Hóa Lộc ở nguyên cục lại hóa Kị ở Đại vận hoặc Lưu niên, ý là "sao hóa Lộc biến thành sao hóa Kị" (thí dụ như Vũ khúc hóa Lộc của nguyên cục biến thành hóa Kị), cho nên có thể vì tiền mà chuốc họa, hoặc sức kiếm tiền ban đầu giảm nhiều.

Hóa Kị ở nguyên cục, lại Hóa Lộc ở Đại vận hoặc Lưu niên, ý là "sao hóa Kị của nguyên cục biến thành sao hóa Lộc" (ví dụ như Cự môn hóa Kị của nguyên cục biến thành hóa Lộc của Đại vận hay Lưu niên). Cho nên, nhân tố bất lợi ban đầu, vào hạn này có thể nhuyễn hóa thành nhân tố có lợi, nhờ đó mà được tài phú.

Hai ví dụ trên cho thấy sự biến hóa thay đổi có ý nghĩa khi hóa diệu giao hội.

Hóa Lộc luận

Hóa Lộc thuộc âm thổ, cai quản tài lộc. Cho nên ưa có Lộc Tồn tương hội, gọi là "Lộc trùng điệp"; lai ưa gặp "Lộc tồn Thiên mã" gọi là cách "Lộc Mã giao trì".

Hóa Lộc không ưa đến 4 cung Tý Ngọ Mão Dậu, nhất là cung Mão, rất ưa đến các cung Dần, Thân, Hợi, cũng ưa cung tứ mộ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Lộc Tồn không đến các cung Tứ mộ, nên ưa Hóa Lộc bổ túc, cần phải có sao Lộc xung khởi mới phát huy được.

Ý nghĩa của Hóa Lộc, thông thường là chỉ "nguồn tiền tài", tức là tính chất và năng lực kiếm tiền, cũng chỉ "cơ hội kiếm tiền".

Trong các tình hình thông thường, không ưa Địa không, Địa kiếp cùng bay đến (bốn cung Tý Ngọ Mão Dậu). Cổ nhân nói "Lộc mà đến cung nhược thì phát mà không chủ về tài", tức là chỉ được hư danh mà không có lợi lộc thực tế.

Hóa Lộc rất ngại gặp Hóa Kị xung phá, cổ nhân nói: "Lộc gặp xung phá, là trong cái tốt có chứa điềm hung". Trong các tình hình thông thường, chủ về tình hình vì kiếm tiền mà sinh tai họa. Ví dụ như vì cầu tài mà xảy ra bất chắc, đầu tư lớn mà không có thu hoạch, dẫn đến không còn vốn để tiếp tục đầu tư. Những trường hợp này, cần phải xem tổ hợp Sao thực tế mà định tính chất.

Hóa Lộc tượng hội với Hóa Quyền và Hóa Khoa, thông thường là kết cấu rất tốt, được gọi là "Tam kỳ gia hội cách", nhưng vẫn cần xem xét tính chất của các Sao bay đến để định nặng nhẹ.

Như cung mệnh "Liêm trinh Thiên tướng", mà Liêm trinh hóa Lộc, có Phá quân hóa Quyền vây chiếu, hội hợp với Vũ khúc hóa Khoa ở cung Sự nghiệp. rõ rằng là lấy Liêm trinh hóa Lộc làm chủ. Bởi vì "Liêm trinh Thiên tướng" chủ về làm việc trong chính giới, hoặc trong công ty có tính phục vụ, bản chất của cung mệnh này, Phá quân hóa Quyền chỉ làm tăng quyền bính về kinh tế, Hóa Quyền Hóa Khoa chỉ trợ giúp cho tình hình cát lợi của cung mệnh, không thể tính là chủ thể.

Hóa Quyền luận

Hóa Quyền thuộc dương mộc, nên phải đề phòng "cây to thì hứng gió". Cũng chính vì vậy, Đẩu Số ưa "Lộc trùng điệp" mà không ưa "Quyền trùng điệp", lúc hóa Quyền gặp hóa Quyền trùng điệp, sẽ dễ chuốc lực áp chế vào "Thân" (ví như Thân bị trói buộc không thực thi được những ý tưởng của Mệnh tạo).

Nếu Hóa Quyền mà không có Hóa Lộc và Hóa Khoa sánh vai, chủ về dễ bị khuynh đảo, bài xích, chèn ép; nếu lại gặp sát tinh, nhất định sẽ xảy ra nhiều tình huống khó xử.

Hóa Quyền được Hóa Lộc sánh vai, chủ về nhờ quyền lực mà đắc lộc, hoặc nhờ "lộc" mà đắc "quyền", nhưng đừng vì thấy "Lộc Quyền gặp nhau" mà xem thường bản chất của Hóa Quyền.

Cổ nhân hay nhấn mạnh Hóa Quyền không sợ Hóa Kị, ý nói lúc Hóa Kị đến xâm phạm, Hóa Quyền dư sức áp chế. Nhưng theo phái Trung châu Vương Đình chi thì có khác, họ cho rằng ý kiến này hơi phiến diện.

Ví dụ như tinh diệu hóa Quyền ở nguyên cục lại bị Hóa Kị ở vận hạn tương xung, tức là "cây lớn thì hứng gió", "địa vị cao thì thế nguy", nhất là lúc "Quyền trùng điệp", bị sao Kị xung phá, chủ về tranh giành quyền lực, nhất là khi nắm được đại quyền, sẽ dễ phạm lỗi lộng quyền.

Nếu Hóa Kị ở nguyên cục hóa làm sao quyền ở vận hạn, thì phải đề phòng lực áp chế, không phải là hỉ sự. Cần phải xem xét kỹ tính chất phối hợp của toàn cục mà định.

Hóa Khoa luận

Hóa Khoa thuộc dương thủy, chủ về "trí", "lưu truyền", nên là "tiếng tăm, danh dự".

Các sách Đẩu Số thông thường cho rằng Hóa Khoa không nên gặp Hóa Kị. Ở thời cổ đại, hóa Khoa chủ về khoa cử công danh, sĩ tử cần phải xuất thân từ khoa cử thì mới dễ hiển đạt, cho nên không ưa Hóa Kị xung hội Hóa Khoa.

Ở thời hiện đại, không còn chuyên về khoa cử mới công danh hiển quý, cho nên lúc hóa Khoa và hóa Kị xung hội, thường thường chủ về nổi tiếng mà chuốc đố kị, có lúc lại chủ về nhiều người biết tiếng. Vương Đình Chi kể, ông từng đoán mệnh cho một vị luật sư, Cự môn hóa Kị ở cung mệnh, bị Thiên cơ hóa Khoa xung hội, vị luật sư nổi tiếng do tài ăn nói và cơ trí ứng biến lúc biện hộ cho thân chủ.

Nhưng thông thường, Khoa Kị tương xung dễ bị nói xấu, chê bai, dị nghị, phỉ báng, cần phải xem bản chất các sao mà định tốt hay xấu. Nếu Thái dương của cung mệnh nguyên cục Hóa Khoa, lại nhập miếu, chủ về người này ắt sẽ có danh tiếng lớn, đến Đại hạn hoặc Lưu niên không thích gặp Thái dương hóa Kị, chủ về vì có danh tiếng lớn mà chuốc điều tiếng thị phi.

Nếu gặp Thiên đồng hóa Kị, thì vì tiếng tăm mà hay gặp phiền phức và bận rộn, nên ít hưởng thụ, dễ sinh bệnh mà thôi.

Phái Trung châu có một bí truyền về Hóa Khoa, như sau:

Cung mệnh Hóa Khoa, người sinh ban ngày, đến cung hạn Thái dương nhập miếu được cát hóa, bất kể là Lưu niên hay Đại hạn, đều chủ về có thanh danh lớn. Nếu đến cung hạn có Thái dương lạc hãm, lại gặp các sao Sát Kị, thì thanh danh bị tổn thương. Cung mệnh Hóa Khoa, người sinh vào ban đêm, đến cung hạn Thái âm nhập miếu được cát hóa, cũng chủ về có danh tiếng lớn. Nếu đến cung hạn có Thái âm lạc hãm, mà gặp các sao Sát Kị, thì chủ về thanh danh bị tổn thương.

Thông thường, hai trường hợp trên, có thể xem các sao hội hợp thực tế mà định chi tiết.

Hóa Khoa thủ cung mệnh, ở cung độ lục hợp, gặp Hóa Lộc (ví dụ như hóa Khoa ở cung Tý, hóa Lộc ở cung Sửu), gọi là "Khoa minh Lộc ám", chủ về nhờ khoa cử công danh, có tiếng tăm mà được quan lộc, hoặc được nâng cao địa vị xã hội. Đây là nhờ danh mà đắc lợi. (có thể so sánh với cách "minh lộc ám lộc", Lộc tồn và hóa Lộc ở cung lục hợp, cũng chủ về quý hiển, đây là nhờ phú mà được quý, khác với cách "khoa minh lộc ám" là nhờ danh mà được quý).

Hóa Khoa không ưa đồng cung với Địa không Địa kiếp, chủ về khuynh gia bại sản, chỉ có hư danh, hoặc có danh vọng trong phạm vi cực nhỏ, cũng chủ về nghiên cứu triết học tôn giáo.

Hóa Khoa đồng độ với Lộc tồn, mà rơi vào cung có Địa không, Địa kiếp, nhất định sẽ bị Kình dương và Đà la giáp cung, vì vậy tuy tốt nhưng không có danh vọng. Đây gọi là "mạ không trổ bông, sao Khoa hãm ở cung hung". Cho nên, các sao hóa thành sao Khoa, mà danh vọng chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ là do nguyên cớ này, lúc luận đoán phải chú ý.

Hóa Kị luận

Hóa Kị thuộc dương thủy, giống Hóa Khoa, vì lời khen và lời nói xấu có cùng một dạng năng lực là quảng bá.

Hóa Kị chủ về sóng gió, trắc trở, tổn thất, thị phi, đố kị; xem các sao hội hợp thực tế mà định tình hình cụ thể.

Hóa Kị ở các cung, phần nhiều đều là hãm địa. Như các cung Dần, Tị, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là lạc hãm, chỉ có cung Sửu là nhập miếu.

Nhưng Thái dương và Thái âm của nguyên cục nhập miếu mà hóa Kị, thì lại chủ về cát lợi, giống như "mây trôi che nhật nguyệt", bất quá chỉ bị lu mờ một chút mà thôi. Thái âm hóa Kị ở cung Hợi, Thái dương hóa Kị ở cung Mão, theo phái Trung châu gọi là "biến cảnh", càng chói mắt người ta, nhưng Thái dương không bằng Thái âm.

Thái dương Thái âm ở hãm địa hóa Kị thì không cát tường, làm mạnh thêm sắc thái thị phi tổn thất.

Các sao có tính chất tinh thần ở cung mệnh mà hóa Kị, cũng chủ về đầu óc trầm tĩnh, lạnh lùng. Thiên đồng hóa Kị ở cung Tuất, Cự môn hóa Kị ở cung Thìn, đều có cách "phản bối" (trở mặt).

Vì vậy không được luận đoán đại khái, hễ gặp hóa Kị lập tức cho là Hung. Mệnh cục gặp hóa Kị phải biết xem trọng sự tu dưỡng tinh thần.

Tử vi Đẩu Số luận đoán Lưu niên vận thế, điều then chốt nhất là giỏi vận dụng hóa diệu.

Như đã biết, thông thường hóa Lộc chủ về kiếm được tiền, hóa Quyền chủ về được thế, hóa Khoa chủ về danh dự địa vị, hóa Kị chủ về bị các tình huống khó xử. Người đời không thể thập toàn thập mỹ, cho nên ngoài vị thế, lợi lộc, danh tiếng ra, ắt phải có sao Kị để điểm xuyết hương vị cuộc đời. Người có kiến giải thông đạt, trong lòng sẽ không buồn phiền khi gặp Hóa Kị.

Tình hình gặp Hóa Kị ở rất nhiều loại, tình hình thường gặp nhất là "chuốc đố kị", nhưng "không chuốc đố kị thì phần nhiều là người tầm thường", cho nên gặp Hóa Kị cũng đừng sợ. Một tình hình khác là, xảy ra hiểu lầm không cần thiết với người khác. Hiểu lầm nhau, có lúc chưa chắc là không tốt, nếu người hiểu lầm quá xấu, thì dù có hiểu lầm, ít đi một người bạn xấu cũng hay.

Hóa Kị dễ khiến cho người ta gặp các tình huống khó xử, bị phỉ báng, nói xấu, bêu rếu. Nhưng thị phi tốt xấu rồi cũng có ngày rõ ràng.

Có lúc Khóa Kị chủ về buồn rầu lo lắng. Như cung Phụ Mẫu hóa Kị, thì có thể phải lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ, sinh lão bệnh tử là quá trình tất nhiên của đời người, nên trong tình huống này, nên có kiến giải thông đạt một chút.

Hóa Kị cũng chủ về mắc bệnh, tuy nói là phải có kiến giải thông đạt, nhưng rốt cuộc cũng khiến cho người ta đau khổ, vì vậy trước khi sự việc xảy ra, chúng ta nên gìn giữ sức khỏe là hay nhất.

Tình hình nghiêm trọng nhất của hóa Kị là phạm pháp, hoặc bị tai họa tới tấp, nhiều khi nhìn thấy tinh hệ này, người ta thường lo láng cho tương lai. Nhưng giả dụ như biết trước được vận thế, cũng không cần phải quá bất an. nhà Phật cho rằng nghiệp lực có thể nhuyễn hóa, trọng nghiệp vẫn có thể có quả báo nhẹ, chỉ cần giữ cho lòng trung hậu, lấy lòng thành để đối đãi với người, lập thân hành sự không hổ thẹn với lòng, thì có thể xoay chuyển được vận thế.

Cho nên, gặp Hóa Kị, phải xem xét cẩn thận tính chất của hóa Kị, và phải xem trọng tu dưỡng tinh thần, giả dụ như có tính tình phóng túng, lại thường bất chấp mọi người nghĩ gì, mà không nghĩ đến việc tu dưỡng để bổ cứu, lúc những trắc trở ập đến, không được nói là "do số mệnh"

(Nguồn: sưu tầm)


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro