tú uyên- đề cương môn văn hóa doanh nghiệp
ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
Câu 1: Văn hóa là gì? Các yếu tố cấu thành văn hóa? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
vKhái niệm văn hóa:
- Theo nghĩa gốc của từ: Văn hóa là sự giáo dục con người, vun trồng nhân cách cho con người, hướng con người đến cái tốt đẹp hơn, vươn tới cái chân – thiện – mỹ trong cuộc sống.
- Theo phạm vi nghiên cứu:
+ Theo nghĩa rộng nhất: Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
+ Theo UNESCO: Văn hóa phản ánh và thể hiện tổng quát 1 cách sinh động các hoạt động đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại qua bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành nên giá trị truyền thống thẩm mỹ lối sống, dựa trên từng vùng dân tộc và thể hiện bản sắc dân tộc.
+ Theo HCM: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa.
ðVăn hóa là hoạt động tạo ra vật chất và tinh thần nhằm giáo dục con người hướng con người tới chân thiện mỹ.
+ Theo nghĩa hẹp: Văn hóa là toàn bộ những giá trị tinh thần của con người.
+ Theo nghĩa hẹp hơn: Văn hóa là 1 ngành nghiên cứu riêng về văn hóa phân biệt và các ngành khác, cách hiểu này sai lệch coi văn hóa là 1 lĩnh vực độc lập tách rời với hoạt động kinh tế, thậm chí còn hiểu sai văn hóa là trình độ học vấn hay 1 loại nghệ thuật.
- Theo hình thưc biểu hiện:
+ Văn hóa vật thể: các di tích lịch sử, áo dài, cồng chiêng…
+ Văn hóa phi vật thể: âm nhạc, quan họ….
Xét theo lịch sử: Văn hóa là sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, hiện đại có nguồn gốc từ truyền thống, truyền thống góp phần chi phối và tạo nên cái hiện đại
ðKết luận chung: Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử mang tính truyền thống và hiện đại.
vCác yếu tố cấu thành nên văn hóa.
- Văn hóa vật chất:
+ Công cụ lao động: là những phương tiện con người dùng để tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất.
+ Tư liệu sản xuất và tư liệ lao động.
+ Cơ sở hạ tầng, xã hội, tài chính:
üCơ sở hạ tầng là các công trình kiến trúc…
üCơ sở hạ tầng xã hội là các công trình phục vụ cho mục đích công công.
üCơ sở hạ tầng tài chính là cơ sở phục vụ cho hoạt động tài chính như ngân hàng…
+ Công trình khoa học.
ðVăn hóa vật chất là thể hiện văn minh dân tộc, quốc gia, ảnh hưởng đến trình độ dân trí, lối sống, mức sống cũng như giải thích những giá trị niềm tin trong xã hội
Ví dụ: Giải thích hiện tượng sấm sét – mây mưa.
Theo mê tín dị đoan: cầu mưa, ông trời nổi giận sẽ gây ra sấm sét.
Theo khoa học: mưa do nước bố hơi, ngưng tụ… sấm sét do va chạm của các đám mây tích điện trái dấu.
- Văn hóa tinh thần.
+ Kiến thức giúp cho văn hóa được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Tập quán: Không mang những giá trị đạo đức nó chỉ phản ánh cách cư xử. Tập quán của mỗi vùng miền là khác nhau và nó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Thói quen.
+ Giá trị.
+ Ngôn ngữ và chữ viết là phương tiện để trao đổi thông tin, ý tưởng có thể nói ngôn ngữ là đặc trưng của chủng tộc. Quốc gia nào có nhiều ngôn ngữ là quốc gia có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa.
+ thẩm mỹ là thị hiếu của người dân được thể hiện qua văn chương hội họa…
+ Tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng đến thói quen, tập quán, giá trị của chúng ta.
+ Giáo dục: là yếu tố quan trọng thông qua giáo dục con người học tập và trau dồi kiến thức về vănhóa và tri thức.
+ Cách thức tổ chức xã hội được thể hiện qua.
üĐối lập giữa CN cá nhân và chủ nghĩa tập thể.
üSự phân cấp xã hội: Sự linh hoạt chuyển hóa giữa các giai cấp. Những người xuất thân từ tầng lớp hạ lưu qua sự phấn đấu họ được xã hội thừa nhận vươn lên tầng lớp thượng lưu.
üSự phân biệt nam nữ quyền: Phần lớn ở các nước phương Đông tư tưởng này ăn sâu vào mỗi người. Ngày nay tư tưởng này đã được khắc phục một chút ít.
üTâm lý né tránh rủi ro.
ðVăn hóa là sản phẩm vật chất tinh thần do con người sáng tạo ra được hình thành từ quá trình lao động tạo ra của cải vật chất trong xã hội và quá trình tích lũy trau dồi, học hỏi cũng như sự giáo dục chịu ảnh hưởng của hệ thống các giá trị đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng trong xã hội…
Câu 2: Khái niệm đạo đức kinh doanh. Phân tích những chuẩn mực đạo đức kinh doanh.
Trả lời:
vKhái niệm đạo đức kinh doanh: Đạo đức kinh doanh là những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh, đánh giá và kiểm soát, hướng dẫn hành vi của chủ thể kinh doanh.
vChuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
- Tính trung thực: Không dùng những thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, kinh doanh đúng pháp luật là không tham ô, hối lộ, phải giữ chữ tín.
- Tôn trọng con người: tôn trọng đồng nghiệp và cộng sự. Tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hành phúc, tiềm năng phát triển cá nhân.
VD: đối với khách hàng tôn trọng nhu cầu, sở thích của khách hàng.
Đối với đối thủ cạnh tranh: cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng lợi ích của họ.
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và trách nhiệm xã hội.
- Bí mật và trung thành với trách nhiệm đặc biệt: mỗi công ty đều có bí mật trong kinh doanh do đó cần giữ bí mật để duy trì sự tồn tại của công ty.
Câu 3: Phân tích những khía cạnh thể hiện của đạo đức xã hội và trách nhiệm xã hội.
Trả lời:
Trách nhiệm xã hội là những cam kết của DN đóng góp cho sự phát triển bền vững thông qua việc tuân thủ những chuẩn mực về môi trường, bình đẳng giới an toàn lao động, trả lương công bằng và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi cho cả DN và sự phát triển chung của DN.
vCác khía cạnh thể hiện của trách nhiệm xã hội.
- Khía cạnh kinh tế:
+ DN sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đó thu lợi nhuận.
+ Trách nhiệm đối với xã hội: Tăng phúc lợi xã hội, tăng lợi ích cho đất nước.
+ Trách nhiệm đối với người lao động: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, xây dựng mức tiền lương phù hợp, tạo điều kiện phát triển cho cá nhân người lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động…
+ Trách nhiệm đối với người lao động: thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thông qua sản phẩm của mình do đó không sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc các dịch vụ hậu mãi không đảm bảo.
- Khía cạnh pháp luật: Thể hiện ở các chính sách, văn bản pháp luật thể hiện ở 5 khía cạnh:
+ Điều tiết cạnh tranh.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Bảo vệ người tiêu dùng.
+ An toàn và bình đẳng.
+ Phát hiện và ngăn chặn những hành vi xấu.
- Khía cạnh đạo đức: Khi tuyển dụng DN muốn tuyển dụng những người có đủ khả năng, trí tuệ, năng lực nó làm kim chỉ nam cho họat động của DN, cho những thành viên trong DN luôn hoạt động đúng theo đạo đức, nhân văn.
- Khía cạnh nhân văn:
+ Sự tự nguyện của DN thông qua hoạt động từ thiện: xây dựng bệnh viện, trường học… phụ thuộc vào lương tâm, lòng nhân ái của DN.
+ Đóng góp cho xã hội có tác động ngược trở lại: giá trị thương hiệu của DN gây dựng được sự thân thiện với KH, cơ quan nhà nước…
vCác khía cạnh thể hiện của đạo đức xã hội.
Đạo đức xã hội là những nguyên tắc, chuẩn mực nhằm đánh giá và kiểm soát, hướng dẫn hành vi của chủ thể kinh doanh.
Các khía cạnh thể hiện của đạo đức xã hội.
- Theo chức năng:
+ Trong quản trị nguồn nhân lực: Tuyển dụng, bổ nhiệm không phân biệt đối xử theo giới tính, độ tuổi, trình độ, sắc tộc… phải bình đẳng, công bằng. VD không phân biệt nam nữ khi tuyển dụng…
üTôn trọng quyền riêng tư cá nhân của người lao động.
üSử dụng lao động là việc sử dụng sức lực, trí tuệ do đó cần có chế độ đãi ngộ, trả công xứng đáng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích DN và người lao động: kích thích người lao động cống hiến cho DN bằng cách tạo động lực tinh thần, vật chất cho họ như thăm hỏi, động viên, thưởng…
+ Trong đánh giá người lao động: Để biết được năng lực, điểm yếu của người lao động, khả năng hoàn thành công việc của họ để sắp xếp công việc phù hợp.
Khi đánh giá cần tế nhị, tránh việc kiểm soát quá cao gây ảnh hưởng đến NSLĐ.
+ Trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của người lao động.
· Bảo vệ nhân quyền:
üKhông trà đạp lăng mạ người lao động.
üKhông dùng vũ lực với người lao động.
· Bảo vệ an toàn lao động. Tạo môi trường an toàn tùy vào điều kiện, tính chất công việc mà có các trang thiết bị cần thiết để bảo vệ sức khỏe người lao động.
· Người quản lý bị quy trách nhiệm vô đạo đức trong các trường hợp sau:
1. Không trang bị các thiết bị an toàn lao động.
2. Che giấu thông tin về mối nguy hại của công việc.
3. Làm ngơ trước 1 vụ việc hoặc khả năng xảy ra tai nạn rất lớn và có thể phòng ngừa.
4. Không phổ biến kỹ lưỡng quy trình, quy phạm chất lượng sản xuất an toàn cho người lao động.
5. Không thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hiểm.
6. Không tuân thủ quy định của ngành, quốc gia, quốc tế và các tiêu chuẩn an toàn.
- Khía cạnh đạo đức kinh doanh trong hoạt động Mar.
+ Mar và phong trào bảo vệ người tiêu dùng.
· Quyền thỏa mãn những nhu cầu cơ bản: DN đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm…
· Quyền an toàn:
üNhà sản xuất sử dụng phương tiện kỹ thuật quy trình để thẩm định chất lượng sản phẩm.
üNhà sản xuất thu hồi, sửa chữa sản phẩm không đủ chất lượng và bồi thường cho KH.
üXử lý chất thải của mình để không gây ô nhiễm môi trường.
· Quyền thông tin: Người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin cần thiết, chính xác để lựa chọn và sử dụng sản phẩm.
· Quyền được lựa chọn: Người tiêu dùng được lựa chọn những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ.
· Quyền lắng nghe: Người tiêu dùng phản ánh, nhận xét về sản phẩm bản thân, nhà Mar phải quan tâm về phản hồi của KH để cải tiến sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của KH 1 cách tốt nhất.
· Quyền được bồi thường.
· Quyền được giáo dục: Người tiêu dùng được tiếp thu kỹ năng để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
· Quyền được có môi trường lành mạnh.
ðĐây là 8 quyền được cộng đồng quốc tế quy định mà cả người tiêu dùng và người làm Mar phải quan tâm đến.
+ Các biện pháp Mar phi đạo đức.
· Quảng cáo phi đạo đức: là những quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, dịch vụ gần như là lừa đảo KH, tạo cho KH kỳ vọng sai về sản phẩm. Thể hiện ở:
üQuảng cáo lôi kéo lài ép và dụ dỗ người tiêu dùng.
üQuảng cáo tạo ra, khai thác niềm tin sai lầm cho người tiêu dùng.
üQuảng cáo đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ không giải thích rõ ràng về sản phẩm.
üQuảng cáo dưới hình thức khó coi phi thị hiếu làm mất đi vẻ đẹp của ngôn ngữ hình ảnh, làm biến dạng cảm quan thiên nhiên.
· Bán hàng phi đạo đức: Lừa gạt khách hàng, đưa thông tin không đúng về sản phẩm.
üBao bì, nhãn mác không chính xác.
üLôi kéo và dụ dỗ KH mua sản phẩm.
üBán hàng dưới chiêu “bài nghiên cứu thị trường” lợi dụng để ăn cắp bí mật kinh doanh.
· Biện pháp phi đạo đức với đối thủ cạnh tranh.
üLấy cắp thông tin, cài gián điệp, bán phá giá nhằm gây áp lực cho các ĐTCT thu hẹp thị trường của ĐTCT.
üDùng các biện pháp phi văn hóa, phi đạo đức nhằm hạ thấp uy tín kinh doanh của ĐTCT.
üCố định giá và phân chia thị trường các DN cùng hạn chế về khối lượng bán ra, gây độc quyền, gây sức ép về giá.
+ Đạo đức trong hoạt động TC – KT.
· Nội bộ DN: Trong việc huy động, phân phối, quản lí TC cho các hoạt động của DN.
· Bên ngoài DN:
üLàm giảm báo cáo TC.
üMua bán hóa đơn, làm giả báo cáo thuế.
- Xét trong quan hệ với các đối tượng hữu quan.
+ Chủ sở hữu: có thể là cá nhân hoặc tổ chức, đóng góp 1 phần hoặc toàn bộ TC của công ty.
· Thể hiện sự mâu thuẫn giữa lợi ích của chủ sở hữu với lợi ích của DN.
· Quan tâm đến nghĩa vụ đối với xã hội, theo quy định của pháp luật đóng góp cho cộng đồng.
+ Người lao động.
· Cáo giác: đứng trước hành vi vô đạo đức của DN mình, người lao động cần cáo giác nhưng sẽ gặp bất lợi;
üảnh hưởng đến vị trí của người lao động.
üsự mâu thuẫ giữa lòng trung thành đối với công ty.
üMâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động và DN.
· Bí mật thương mại: Người lao động có nghĩa vụ giữ gìn bí mật thương mại.
· Điều kiện lao động: tạo môi trường làm việc thân thiện, tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động.
· Phá hoại của công: Do các nguyên nhân:
üLợi ích của người lao động không được đảm bảo, không được đối xử công bằng, trả lương không xứng đáng gây ra các hành động trả đũa.
üNgười lao động cố tình gây rối loạn công ty vì mục tiêu cá nhân.
+ Khách hàng.
+ ĐTCT.
Câu 4: Khái niệm văn hóa DN. Các cấp độ của văn hóa DN. Phân tích những tác động của văn hóa DN đối với sự phát triển của DN.
Trả lời:
- Văn hóa DN là toàn bộ giá trị văn hóa được DN chọn lọc, tạo ra trong hoạt động kinh doanh của mình tạo nên bản sắc kinh doanh của DN đó.
- Các cấp độ của văn hóa DN.
Cấp 1
Các yếu tố hữu hình
Các giá trị được chứng nhận
Cấp 2
Cấp 3
Những quan niệm chung
+ Yếu tố hữu hình: logo, cách bài trí, biẻu tượng, con dấu của DN.
· Biểu thị 1 phần giá trị văn hóa.
· Yếu tố hữu hình là những giá trị mà chúng ta có thể nhìn – nghe – cảm nhận thấy khi tiếp xúc bao gồm:
üCấu trúc, cách bài trí sản phẩm…
üCơ cấu tổ chức, các phòng ban của DN.
üNguyên tắc, hệ thống, thủ tục của DN.
+ Các giá trị được chấp nhận:
· Là các giá trị được tuyên bố bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lý kinh doanh, các giá trị này xác định những gì DN nghĩ và phải làm, làm kim chỉ nam cho toàn bộ thành viên trong DN.
· Nó mang tính hữu hính vì nó xác định được.
· Hướng dẫn các thành viên trong DN đối phó các tình huống xảy ra đúng chuẩn mực.
+ Quan niệm chung:
· Tác động đến người lao động để họ có ý thức thực hiện nó.
· Như lõi của DN khó thay đổi.
- Tác động của văn hóa DN đến sự phát triển của DN:
+ Tạo nên phong thái, nét đặc trưng của DN, nét riêng biệt đối với DN khác.
+ Tạo dựng được lực hướng tâm chung cho toàn bộ DN.
+ Kích thích sự đổi mới, sáng tạo.
+ Mặt tiêu cực: Trong môi trường văn hóa yếu, người lao động sẽ tiếp thu những điều không lành mạnh….
Câu 5: Những đặc điểm của các mô hình văn hóa DN theo sự phân cấp quyền lực và theo định hướng nhiệm vụ và theo con người.
Trả lời:
vMô hình văn hóa DN theo sự phân cấp quyền lực:
- Mô hình văn hóa nguyên tắc.
+ Các nguyên tắc được thực hiện công bằng từ cấp trên đến cấp dưới. Quản lý phụ thuộc vào sự công bằng hơn là các nhân.
+ Các quy định đưa ra dựa trên quá trình và hệ thống do đó muốn thăng tiến cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc.
+ Ưu điểm, nhược điểm:
· Ưu điểm:
üTạo được sự ổn định, trật tự trong DN.
üXung đột được giảm tới mức thấp nhất do sử dụng các nguyên tắc.
· Nhược điểm:
üCứng nhắc không đối phó được với những thay đổi của môi trường.
üKìm hãm sự sáng tạo của nhân viên.
- Mô hình văn hóa quyền hạn:
+ Quản lý dựa vào quyền lực cá nhân lãnh đạo.
+ Thăng tiến bằng việc tỏ rõ lòng trung thành đối với lãnh đạo.
+ Các quy định do lãnh đạo ban ra, phụ thuộc vào lãnh đạo.
+ Ưu nhược điểm:
· Ưu điểm: Khi môi trường thay đổi quyết định được đưa ra nhanh chóng, nắm bắt được cơ hội.
· Nhược điểm:
üKhông tạo được tính chủ quan.
üGây ra sự xu nịnh không công bằng, xây dựng đội ngũ lao động không có văn hóa.
- Mô hình văn hóa đồng đội.
+ Thăng tiến thông qua hiệu quả công việc.
+ Tài năng là cơ sở của quyền lực.
+ Ưu, nhược điểm:
· Ưu điểm:
üKhuyến khích người lao động làm việc, tạo không khí làm việc tốt.
üKích thích khả năng sáng tạo của người lao động.
· Nhược điểm: Quyết định đưa ra không được nhanh do phải tham khảo nhiều ý kiến do đó không chớp được thời cơ kịp thời.
vMô hình văn hóa DN theo định hướng nhiệm vụ và con người.
- Mô hình văn hóa gia đình: Có thể theo huyết thống hoặc theo mô hình gia đình.
+ Ưu điểm:
üCó sự giúp đỡ lẫn nhau.
üKhen thưởng, khiển trách chỉ mang tính chất tham khảo, giúp đỡ.
+ Nhược điểm:
üTuyển người theo mối quan hệ gia đình do đó sẽ không tuyển được những người có năng lực, trình độ…
üXu nịnh, mua chuộc lãnh đạo.
üHình phát chỉ mang tính khiển trách.
- Mô hình tháp Eiffel:
+ Phân chia lao động theo vai trò, chức năng, nhân viên trong DN tuân theo quyết định của chủ DN. Nếu họ làm việc không tốt, không thực hiện đúng chức năng, vai trò sẽ bị sa thải.
+ Muốn thăng tiến phải học hỏi, có khả năng tư duy tốt.
+ Ưu điểm: Tuyển dụng và sắp xếp lao động phù hợp với năng lực của người lao động.
+ Nhược điểm: Văn hóa doanh nghiệp theo mô hình tháp Eiffel khó thích nghi trước sự thay đổi của môi trường. Bởi sự thay đổi diễn ra cực kỳ phức tạp và tốn nhiều thời gian. Phải viết lại cẩm nang hướng dẫn công việc, thay đổi các thủ tục chính sách, chế độ, phải xem xét việc thăng chức và đánh giá lại chất lượng.
- Mô hình văn hóa theo tên lửa định hướng.
+ Chỉ áp dụng cho hoạt động mang tính chất dự án. Mô hình này không có người đứngđầu mà mọi người đều có vai trò độc lập với nhau, học hỏi lẫn nhau
+ Nhược điểm: Không có cơ hội thăng tiến, do nó sẽ bị giải tán trong thời gian ngắn khi dự án kết thúc.
- Mô hình văn hóa theo kiểu lò ấp trứng:
Trong mô hình này DN là nơi người lao động tự hoàn thiện mình, học hỏi các kỹ năng, nâng cao vai trò các nhân trong tổ chức. Thường áp dụng cho cá nhân có tinh thần tự giác cao, có ý thức làm việc, học tập để trau dồi khả năng.
Câu 6: Trình bày vai trò và biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ DN. Những điều cần tránh trong ứng xử nội bộ. Cho ví dụ.
Trả lời:
vVai trò của văn hóa ứng xử trong nội bộ DN.
- Tạo ra hình ảnh tốt cho công ty. Giúp các cá nhân trong công ty phát huy được tính dân chủ, sáng tạo.
- Giúp nhân viên củng cố địa vị của mình trong DN.
- Văn hóa ứng xử trong nội bộ DN giúp DN thành công hơn.
vBiểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ DN.
- Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới.
+ Phải xác định cho mình 1 quy chế tuyển chọn, bổ nhiệm hợp lý, công khai, dân chủ.
+ Nghệ thuật khen thưởng phân minh, cần có nhân sinh quan rõ ràng.
+ Khuyến khích nhân viên.
+ Quan tâm đến nhân viên.
+ Thu phục được nhân viên dưới quyền.
- Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên.
+ Khẳng định được vị trí của mình với cấp trên.
+ Tôn trọng cấp trên.
+ Biết cách chia se, tán dương.
+ Nhiệt tình với công việc được giao.
- Văn hóa ứng xử giữa đồng nghiệp.
Giúp đỡ, lôi cuốn, chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau.
- Văn hóa ứng xử đối với công việc.
+ Biết cách ăn mặc phù hợp với văn hóa của công ty, tránh gây phản cảm.
+ Tôn trọng chuyên môn của người khác.
+ Làm việc đúng tiến độ.
+ Tôn trọng giờ giấc làm việc.
vNhững điều cần lưu ý trong ứng xử nội bộ.
- Đối với lãnh đạo:
+ Trong cách dùng người: Không nên dùng người chỉ vì thân quen, không ghen ghét người tài, người có khả năng, đồng nghiệp.
+ Lãnh đạo không có tầm nhìn chiến lược.
- Đối với nhân viên:
+ Làm việc riêng trong giờ làm việc.
+ Buôn chuyện, thông tấn xã vỉa hè.
+ Giữ vệ sinh nơi làm việc.
+ Luôn miệng kêu ca phàn nàn.
+ Tách mình ra khỏi tập thể.
+ Thiếu tôn trọng đồng nghiệp.
+ Không nên làm hộ phần việc của người khác.
Câu 7: Vì sao nói văn hóa là chiều sâu của thương hiệu? Phân tích những khía cạnh cần lưu ý khi xây dựng những thành tố của thương hiệu.
Trả lời:
vVăn hóa là chiều sâu của thương hiệu vì:
- Thương hiệu được duy trì bởi nguồn năng lượng ben trong. Đó chính là văn hóa lời hứa, lời cam kết của công ty đối với khách hàng. Nó không phải của riêng lãnh đạo trong công ty mà của tất cả mọi thành viên trong công ty. Do đó cần tạo lập văn hóa trong công ty góp phần tạo dựng thương hiệu cho DN.
- Nét truyền thống của công ty là cái giúp KH có cái nhìn tốt, tin tưởng cào công ty.
- Bằng văn hóa, thương hiệu sẽ chiếm được long tin của KH: KH lựa chọn sản phẩm ngoài đặc điểm, hình dạng, thông số kỹ thuạt của sản phẩm… KH còn chú ý đến hình ảnh, thương hiệu của công ty.
- Thương hiệu mạnh cũng tạo ra bản sắc riêng cho văn hóa của DN: Thương hiệu cũng thể hiện sự tiến bộ của xã hội. Khi người tiêu dùng có thu nhập cao họ sẽ lựa chọn cản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thượng hiệu.
vNhững khía cạnh cần lưu ý khi xây dựng những nhân tố của thương hiệu.
- Tên thương hiệu: Dễ chuyển đổi, có thể giữ nguyên giá trị và ý nghĩa, dễ được chấp nhận ở nhiều vùn, miền lãnh thổ, nhiều nền văn hóa khác.
- Logo:
+ Logo phải ó ý nghĩa văn hóa đặc thù.
+ Logo phải thích ứng trong các nền văn hóa khác.
+ Muốn xây dựng logo cần nhờ đến chuyên gia.
- Câu khẩu hiệu: Không chọn câu khảu hiệu vô bổ, nhạt nhẽo, tối nghĩa.
Câu 8: Trình bày những biểu hiện của văn hóa ứng xử trong đàm phán và thương lượng. Những điều cần tránh tỏng đàm phán và thương lượng.
Trả lời:
vNhững biểu hiện của văn hóa ứng xử trong đàm phán và thương lượng.
- Hành vi phi ngôn ngữ trong đàm phán và thương lượng: trong đàm phán cũng như trong giao tiếp, 90% ý nghĩa lời nói đều được truyền tải thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của văn hóa ứng xử phi ngôn ngữ được đánh giá cao. Nếu không hiểu được những ý nghĩa phi ngôn ngữ thì sẽ có những ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán.
Ba bước trong giao tiếp phi ngôn ngữ:
Nhận biết người đối diện
Nhận biết bản thân
Giao tiếp phi ngôn ngữ để kiểm soát bản thân và đối tác.
Để nắm bắt được tính hiệu phi ngôn ngữ từ người đối diện, cần có cái nhìn khái quát người đối diện bằng cách chia cơ thể làm 2 bộ phận “mặt – đầu”, “thân – tay”.
+ Ánh mắt: Không thể lừa dối được người khác. Các cách thể hiện: Lắng nghe, giận dữ, xem xét…ánh mắt là cánch cửa mở ra suy nghĩ của chung ta.
+ Đầu: Đánh giá ý kiến của mình đưa ra, nghiêng đầu tỏ ra nghi ngờ, không tin tưởng vào ý kiến của mình.
+ Thân và tay:
üChăm chú nghe ý kiến của đối tác: vươn người về phía đối tác.
üTránh xa đối tác là tỏ ý không muốn hợp tác.
Bàn tay: đan bàn tay lại với nhau thể hiện sự trịnh trọng.
- Tạo được sự tin tưởng trong đàm phán: Sự tin tưởng của đối tác là chìa khóa thắng lợi trong đàm phán. Tạo được sự tin tưởng của đối tác bằng cách:
+ Khẳng định được năng lực chuyên môn củn chung ta đối với đối tác cho đối tác thấy được sự thành thạo về chuyên môn của mình, sự nhiệt tình của mình.
+ Đảm bảo cả điệu bộ cử chỉ đúng với lời nói.
+ Tạo phong thái chững chạc.
+ Làm những gì đã hứa.
+ Luôn lắng nghe, biết cách lắng nghe thể hiện ở ánh mắt, tư thế ngồi.
vNhững điều cần tránh trong đàm phán và thương lượng.
Dân tộc nào cũng có những cấm kị trong ngôn ngữ. Khéo léo sử dụng ngôn ngữ, nắm rõ các cấm kị là biểu hiện thanh thục của nhà đàm phán và cũng là điều kiện quyết định sự thanh công của đàm phán.
- Tránh phạm phải lời nói kiên kị dẫn đến khó khăn trong đàm phán : trên thế giới, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có những sắc thái ngôn ngữ khác nhau do đặc điểm về địa lý, sự phát triển về lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán khác nhau. Dân tộc nào cũng có những cấm kị trong ngôn ngữ. Khéo léo sử dụng ngôn ngữ, nắm rõ các cấm kị là biểu hiện thanh thục của nhà đàm phán và cũng là điều kiện quyết định sự thanh công của đàm phán
- Tránh phạm phải những kiêng kị về văn hóa của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong đàm phán: ở quốc gia nào thì phải chú ý đến phong tục tập quán của quốc gia đó. Khi đàm phán, tránh chạm vào những điều kiêng kị. Mỗi địa phương đều có dặc trưng riêng về văn hóa, chuẩn mực sống. Do đó, trước khi đàm phán phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ và không được tùy tiện hủy bỏ cam đoan; lắng nghe nhiều, nhìn nhiều, hiểu nhiều để có những tác động phù hợp đến đàm phán. Thương lượng tránh đối diện với điều khó giải quyết, bế tắc: khi đưa ra ý kiến phản đối thì bạn nên suy nghĩ cẩn thận, phân tích kỹ càng, gợi ý cho đối phương nói ra mục tiêu của mình khi tham gia đàm phán, tránh làm mất mặt đối phương và làm cho đàm phán đi vào bế tắc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro