Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tư Tưởng k13

Câu 1 Những chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam trong thời đại mới( 4 chuẩn mực)

a, người việt nam trong thời đại mới phải trung với nước hiếu với dân

Quan niệm trung hiếu của xã hội phong kiến

 Trung : trung thành với nhà vua tức là trung thành với nước vì nước là của vua do đó dân phải phục vụ ( vua : chăn dắt, dạy dỗ, ban ơn cho dân)

 Hiếu : nghĩa là với gia đình, bố mẹ ( đây là theo nghĩa hẹp)

Từ đó ta thấy trung hiếu trong xã hội phong kiến hẹp chỉ phục vụ cho 1 cá nhân hoặc 1 gia đình ( hẹp nhưng rất nặng nề, có nhiều thủ tục rườm rà)

Theo quan niệm của Hồ Chí Minh

 Trung : Trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, hi sinh đến giọt máu cuối cùng vì quyền lợi của dân tộc

“ Bao nhiê quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân”

Hiếu : hiếu với toàn dân: voi dân là chủ nhân đất nước. Đảng và chính phủ là đầy tớ  trung thành của dân

Nhận xét : quan niệm trung hiếu của HCM so với quan niệm thời kỳ phong kiến đã có sự thay đổi về chất, tức là phạm vi rộng hơn , nội dung sâu hơn, toàn diện hơn

b, Người Việt nam mới phải biết yêu thương con người

vị trí: đây là chuẩn mực đạo đức cao đẹp nhất là tình cảm rộng lớn nhất

 Đối tượng: + những người lao động, những người cùng khổ, bị áp lực, bóc lột  + bạn bè đồng chí, những người hàng xóm láng giềng

+ những người có 1 thời lầm lỗi, có sai lầm khuyết điểm nhưng đã biết hối cải

 +kẻ thù đã quy hàng hoặc bị thương và bị bắt

Điều kiện để yêu thương

Luôn chặt chẽ nghiêm khắc với mình nhưng độ lượng rộng rãi với người khác

Không hạ thấp nhân phẩm của người khác, không vùi dập người khác, phải tôn trọng người khác

C, người việt nam mới phải biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Vị trí : đây là phẩm chất đặc điểm gắn với hoạt động của con người phải nhắc nhở và rèn luyện thường xuyên

+  Cần : lao động cần cù, siêng năng, lao động có kỹ thuật, có kế hoạch, sáng tạo có năng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm nhận  thức được lao động vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi.

 kiệm : tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền của của mình,  của dân, của nước, tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ, không hoang phím, ko bừa bãi, ko phô trương hình thức

Liêm : luôn tôn trọng giữ gìn của công của dân, ko xâm phạm 1 đồng xu 1 hạt thóc của dân, của nước, ko ham địa vị tiền tài, sung sướng,, ko ham người khác tâng bốc mình, sống quang minh chính đại, ham học ham làm, ham tiến bộ.

Trái với liêm là cậy quyền thếm đục khoét của dân, ăn trộm của đân làm của mình, dìm người giỏi, sợ khó nhọc, hèn nhát trước kẻ thù

+ chính: sống thẳng thắn đúng với cả 3 mối quan hệ:

Đối với mình : không tự cao tự đại , chịu khó học hỏi cầu tiến bộ, luôn tự phê bình để sửa đổi điều dở phát triển điều hay.

Đối với người : không nịnh hót người khác xem khinh người khác, giữ thái độ chân thành khiêm tốn đoàn kết thật thà, ko dối trá lừa lọc

Đối với công việc : để việc công lên trên việc tư, phụ trách việc gì thì phải quan tâm làm cho được, làm đến nơi đến chốn ko sợ khó khăn nguy hiểm, việc thiện nhỏ mấy cũng phải làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh

+ chí công vô tư : làm bất cứ việc gì cũng phải nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho người khác

-           Mối quan hệ các yếu tố:

-           Mối quan hệ : Các yếu tố cần,kiệm,liêm, chính là quan hệ biệnchứng nghĩa là nó quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau

VD: MQH cần- kiệm : cần cù nhưng không tiết kiệm ; làm được bao nhiêu utieeu hết bấy nhiêu

Tiết kiệm nhưng không cần cù: không đủ ăn không có tích lũy

Chú ý : Cần, kiệm, liêm chính trí công vô tư còn được xã hội ví với nhân nghĩa, trí, dũng, liêm

D, người việt nam mới phải có tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng.

Đối tượng – đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động các nước

đoàn kết vói các dân tộc sống trong khu vực với những dân tộc có chung biên giới

đoàn kết với tất cả những người tiến  bộ vì hòa bình và công lý trên thế giới

-Điều kiện – phải có long yêu nước chân chính đặc biệt là yêu tổ quốc mình

phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nước khác và không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác

phải chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chống kì thị chủng tộc, chống bành trướng bá quyền

Vì những tư tưởng trên sẽ dẫn đến sự tan rã của 1  quốc gia hoặc dẫn đến chiến tranh giữa các dân tộc

Câu 2:nội dung cơ bản tư tưởng HCM về đạo đức

1.Theo HCM đạo đức là nguồn gốc là nền tảng của cách mạng

Cách mạng là 1 việc khó, là công việc to lớn lâu dài, 1 thế hệ làm không xong vì vậy đòi hỏi người thực hiện phải có tâm.

Làm cách mạng thì phải  biết chịu đựng gian khổ, biết  hy sinh . muốn thế người cách mạng phải có nghị lực( cái đức làm gốc).

2.Đạo đức cách mạng vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng

- là mục tiêu khi con người rèn luyện để có nghị lực hoàn thành nhiệm vụ

Vd: Trong cuốn đường cách mạng người đưa ra 23 tiêu chí đạo đức

Người cách mạng phải cần kiệm, liêm, chính, trí công vô tư

Người cách mạng phải là người hy sinh giọt màu cuối cùng.

Là mục tiêu động lực khi dùng đạo đức để thực hiện nhiệm vuk

3. Đạo đức cách mạng luôn mang tính thống nhất

Đạo đức luôn phục vụ mục đích chính trị

Đức luôn gắn với tài, trong đó đức là gốc.

Có đức mà ko có tài thì ko làm được gì , vô dụng

Có tài mà ko có đức thì gây hại  cho xã hội

Lời nói luôn gắn với hành động

Nói gì làm nấy

Nói nhiều làm ít

Ko nói nhưng làm ( nói ít làm nhiều )

Tính toàn diện

Rèn luyện đạo đức phải rèn luyện cho mọi đối tượng

Rèn luyện ở mọi phạm vi : từ rộng đến hẹp, từ giai cấp đến dân tộc, các vùng miền khác nhau

Rèn luyện trong mọi lĩnh vực hoạt động, công lẫn tư, lao động, sinh hoạt, công tác quản lý.

Câu 3 :khái niêm văn hóa của HCM

Vh là phát minh của con người để phục vụ cho cuộc sống

Gồm 2 bộ phận : -phi vật thể: ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, pháp luật, văn học nghệ thuật....

Công cụ phục vụ cho sinh hoạt ( ăn mặc ở lao  động)

Ý nghĩa của  k/n : k/n văn hóa của HCM chỉ ra được nguồn gốc văn hóa xuất phát từ nhu cầu và mục đích đời sống của con người

Chỉ ra đc động lức thúc đẩy văn hóa phát triển đó chính là do nhu cầu sinh hoạt ngày càng tăng của con người

3, tính chất nền văn hóa theo tư tưởng HCM

Theo HCM tính chất của nề văn hóa VN phụ  thuộc vào từng giai đoạn lịch sử

+ từ 1941-1954 : đấu tranh giành độc lập. nền văn hóa VN có 2 tính chất

Nội dung văn hóa: tính độc lập

Hình thức văn hóa : đại chúng

Đã được xác định tại đề cương văn hóa mới đc viết năm 1943, nhưng đến 1951 đại hội đảng lần 2 mới công bố.

1954-1975 : thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược

Nền văn hóa có 2 tính chất .: nội dung : văn hóa XHCN

                        Hình thức : tính dân tộc

1975- nay : chủ chương xây dựng nền văn hóa “ tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”

4, chức năng văn hóa( 5 chức năng)

A, văn hóa phải góp phần bồi dưỡng tình cảm cao đẹp, tư tưởng đúng đắn

Nói đến tư tưởng tình cảm là 2 lĩnh vực quan trọng nhất đối với mỗi con người

Tư tưởng đúng đắn thì hành động đúng

Hoạt động cao đẹp thì tránh được sai lầm

Tư tưởng , tình cảm của con người luôn biến động theo hoạt động thực tiễn của xã hội. vì vậy thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng tình cảm thì mới theo kịp sự phát triển của xã hôi.

Cách mạng dân tộc dân chủ : hi sinh vì độc lập, dũng cảm

Thời kỳ kinh tế thị trường : dũng cảm , tri thức, nhạy bén, sáng tạo.

B, văn hóa phải góp phần nâng cao dân trí

Dân trí là sự hiểu biết vủa con người trình độ kiến thức của con người , tính từ chỗ biết chữ đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác như khoa học , kỹ thuật, văn học , nghệ thuật, chuyên môn, kinh tế, chính trị, thực tiễn....

Mục đích :

nâng cao dân trí trước hết để phục vụ bản thân , để đấu tranh giành độc lâp

Để có trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuật phục vụ xây dưng đất nước

Vh phải bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người tới chân thiện mỹ, để không ngừng hoàn thiện mình

Theo HCM phải tùy từng đối tượng để bồi dưỡng: + dối với cán bộ đoàn viên, yêu cầu rèn luyện theo 4 chuẩn mực đặc điểm của người viêt nam trong thời đại mới

Với học sinh sinh viên yêu cầu rèn luyện động cơ thái độ học tập , nếp sống lành mạnh, trung thực, đoàn kết, tiết kiệm và có ý thức chống tệ nạn xã hội trong học đường

Đối với văn nghệ sĩ, tìm và tuyên dương cái mới, cái tiến bộ và biết lên án những tiêu cực của xã hội.

C, VĂN hóa phải mang chức năng vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng

Văn hóa là động lưc:

+Văn hóa giúp con người tồn tại và phát triển thông qua khoa học và giáo dục. nó tạo điều kiện để các dân tộc xích lại gần nhau, nó soi đường cho 1 dân tộc đứng lên đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước

Văn hóa là mục tiêu

Quốc gia nào cũng cần xây dựng một xã hội ổn định vì vậy tạo ra 1 cuộc sống yên bình chính là mục tiêu của mỗi quốc gia

D, văn hóa phải phục vụ quần chúng nhân dân, nó là sự nghiệp của toàn dân và chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

Phục vụ toàn dân: nó luôn phải tìm và tuyên dương cái mới nghĩa là nó đáp ứng các khát vọng của dân, phê phán thói xấu

Là sự nghiệp của toàn dân: dân là người cung cấp tư liệu, là người kiểm nghiệm

Vd 1 tác phẩm mà nhiều người thích

Chịu sự lãnh đạo của đảng: đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, nó lãnh đạo toàn xã hội trong đó có văn hóa.

Câu 4 : quan điểm của HCM về lĩnh vực văn hóa :

Văn hóa, văn nghệ

Văn hóa giáo dục :

HCM phê phán văn hóa giáo dục phong kiến và thực dân

Nội dung : đây là nền giáo dục sách vở xa rời thực tế. coi sách thánh hiền là đỉnh cao của trí tuệ. Vì vậy nội dung của giáo dục phong kiến đã thủ tiêu tính sáng tạo của con người.

Mục đích : nền giáo dục phong kiến hướng tới các bậc trượng phu, kẻ sĩ, người giầu có. Ngược lại coi kinh người lao động, luôn đặt họ ở vị trí thấp hèn.

HCM nhận xét về giáo dục thực dân

+ nội dung : giáo dục thực dân thực chất là 1 nền giáo dục ngu dân, xảo trá, đồi bại và dốt nát.

+ hình thức : văn hóa thực dân chủ chương đào tạo ra những con người phục vụ hết mình, chung thành tuyệt đối với chính quyền thực dân

Vd: đào tạo ra phiên dịch, thư ký  quan lại

Quan điểm của HCM về xây dựng 1 nên giáo dục mới:

+ quan điểm 1 : muốn xây dựng 1 nền giáo dục mới phải nắm vững 3 mục tiêu:

Xóa mù chữ và chống dốt

Cải tạo tri thức cũ và xây dựng đào tạo đội ngũ tri thức mới.

Biến nước ta thành 1 nước có nèn vă hóa cao, khoa học kỹ thuật tiên tiến.

+ Quan điểm 2 : tiến hành cải cách giáo dục thường xuyên với 3 nội dung :

Cải cách 1 cách toàn diện nhưng coi trọng giáo dục chính trị đạo đức

Trong giai đoạn này phải gắn lý luận với thực tiễn, xóa bỏ nền giáo dục cũ, nô dịch, xây dựng nền giáo  dục mới

Học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời, coi trọng việc tự học , tự đào tạo lại.

C, về văn hóa đời sống

Đặc điểm

Lối sống

Nếp sống

Câu 5           :  Quan điểm của HCM về đoàn kết dân tộc: 4 quan điểm

Quan điểm 1 : Đoàn kết dân tộc luôn luôn là chiến lược cách mạng và góp phần làm cho cách mạng thành công:

Chiến lược là 1 kế hoạch dài để phục vụ cho mọi giai đoạn lịch sử

Là chiến lược vì ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần có sức mạnh của đoàn kết

Sự thành công của Cách mạng phụ thuộc vào sức mạnh của đoàn kết

Người nói: “ đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”

Tùy từng thời điểm lịch sử khác nhau thì tập hợp lực lượng khác nhau

Vd khi mới thành lập đảng cộng sản Việt Nam 1920 ta chỉ tập hợp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc đến kháng chiến chống pháp, ngoài lực lượng trên ta còn thêm được địa chủ tiến bộ . hiện nay mọi người sống ở lãnh thổ việt nam và ở nước ngoài là lực lượng xây dựng đất nước

Do vậy hình thức đoàn kết dùng hình thức mặt trận và các hội để đoàn kết

Mặt trận : 1936-1939 mặt trận dân tộc

1954-1975 mặt trận tổ quốc việt nam

Hội sinh viên Việt Nam

Do đó điều kiện dân tộc luôn giành thắng lợi cao :

2.2 quan điểm 2 : dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ

Khi cần tìm lực lượng đoàn kết là nhiệm vụ, khi sử dụng lực lượng đoàn kết là mục tiêu

2.3 Quan điểm 3 dân tộc phải là đoàn kết toàn dân là sự nghiệp của nhân dân

Mục đích của đoàn kết: đánh giặc ngoại xâm giành độc lập

Chống lại thiên tai xây dựng đất nước phồn vinh

Đối tượng cần đoàn kết : đối tượng chung bao gồm những người có đức, có sức , có tài có tấm long phục vụ tổ quốc nhân dân

Đối tượng cụ thể: những người lao động, những người bị áp bức bóc lột

Đoàn kết các tổ chức chính trị các tôn giáo đảng phái

Đoàn kết với những người đã có một thời lầm lỗi nhưng đã hối cải

Đoàn kết cả những người là kẻ thù, đã bị bắt , đã bị thương hoặc đã bị quy hàm

2,4 quan điểm 4 đảng cộng sản việt nam vừa là thành viên mặt trận vừa là người lãnh đạo mặt trận

Đảng là thành viên vì : đảng viên của đảng cộng sản việt nam đồng thời  là công dân vì vậy hòa là thành viên của mặt trận

Đảng là người lãnh đạo mặt trận vì :

Đảng cộng sản là tổ chức lao động tư duy nhất của dân tộc Việt Nam, lãnh đạo về mọi mặt của xã hội

Đảng cộng sản việt nam lao động mặt trận bằng cách: đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách để mặt trận hoạt động

Đảng ko dùng sự ép buộc, mệnh lệnh mà đảng dùng biện pháp giáo dục, thuyết phục

Đảng  tạo mọi điều kiện để mặt trận hoạt động theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

Câu 5: Quan điểm HCM về xây dựng Đảng

Luận điều 1: ĐCSVN là nhân tố cơ bản hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng VN

Các phòng trào yêu nước VN phát triển mạnh mẽ theo nhiều khuynh hướng khác nhau dẫn đến thất bại, bế tắc về đường lối cách mạng VN.

Nhiều tổ chức chính trị ra đời nhưng tan dã như:

Tân việt cách mạng Đảng( Phan Bội Châu)

Tâm Tâm xã( Hồ Tùng Mậu)

Đảng lập hiến( Bùi Quang Chiêu)

Việt Nam Quốc dân Đảng( 1927 – 1930)

Việt Nam cách mạng( 1933- 1945)

-ĐCSVN là nhân tố hàng đầu bời:

Đưa CM Việt nam về đúng quỹ đạo phát triển của cách mạng thế giới – cách mạng vô sản;

Đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo

Quy tụ được nhiều lưc lượng tham gia

Đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi giai cấp.

Thực tế ĐCSVN đã là nhân tố hàng đầu đưa CMVN đi đến thắng lợi : CM-8/1954, kháng chiến chống pháp(1946-1954), chống mỹ (54-75), xây dựng đổi mới đất nước (86-nay)

2, ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp 3 yếu tố, chủ nghĩa Mác Lê nin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước , phong trào công nhân

Đây là luận điểm HCM vận dụng sáng tạo CN Mac le nin được thể hiện là :

+ theo Mac ĐCS muốn thành lập phải dựa trên lý luận MLN và phong trào công nhân

+ theo HCM thì phải có thêm 1 yếu tố là phong trào yêu nước

Tại sao ở VN phải có phong trào yêu nước?

+ công nhân VN ra đời muộn, nhỏ bé, ( 1% dân số)

+ phong trào đấu tranh ít kinh nghiệm, hẹp( trong từng phân xưởng) lẻ tẻ

+phong trào yêu nước có từ rất sớm, phát triển mạnh mẽ, rộng rãi.

+phong trào yêu nước kết hợp được với phong trào công nhân vì có chung mục đích đấu tranh, nguyện vọng.

3,ĐCSVN là đặc điểm của giai cấp công nhân đồng thời là đặc điểm của cả dân tộc

Là đặc điểm của giai cấp công nhân vì :

Nó mang bản chất giai cấp công nhân: đi theo CNMac, Đảng tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc xây dựng Đảng của giai cấp công nhân. DDCSVN gánh xứ mệnh giải phóng dân tộc , giải phóng giai cấp, xã hội, con người và xây dựn 1 xã hội mới, xã hội chủ nghĩa

Là đảng của cả dân tộc

ĐCSVN ko chỉ kết nạp giai cấp công nhân mà còn kết nạp các tầng lớp yêu nước khác

Luôn đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu, nó là lợi ích giai cấp

Đường lối của Đảng luôn lấy dân làm gốc

4, ĐCSVN phải lấy lực lượng Mac lenin làm nòng cốt

Lý luận Mac leenin là một khoa học

Lý luận Mác chỉ ra nguồn gốc có áp bức bóc lột và bất công, và cũng chỉ ra các biện pháp xóa bỏ áp bức

Lý luận Mác – lê nin chỉ ra những hình thái kinh tế mà loài người đã và đang và sẽ trải qua

Lý luận Mác – Lê nin đã giúp HCM tìm ra con đường cứu nước lớn

5,ĐCSVN phải được xây dựng theo 5 nguyên tắc đảng kiểu mới của g/c công nhân

Nguyên tắc tập trung dân chủ (tổ chức)

Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách(lãnh đạo)

Tự phê bình và phê bình(sinh hoạt)

Đoàn kết

Kỷ luật

Nguyên tắc 1. Tập trung dân chủ

Tập trung: là sự thống nhất về 3 mặt tư tưởng, chính trị ,tổ chức

Tư tưởng: thống nhất về nhận thức

Chính trị: thống nhất về đường lối

Tổ chức: cơ cấu, tổ chức thực hiện đường lối

-cấp dưới phải phục tùng cấp trên, tiểu số phải phục tùng đa số

- việc thực hiện nghị quyết là bắt buộc

Dân chủ: trong cuộc họp Đảng viên được quyền phát biểu ý kiến để bộc lộ quan điểm của mình, tranh luận với người khác để đi đến thống nhất về mặt nhận thức

Được quyền giơ tay biểu quyết vấn đề, được quyền góp ý sửa đổi nghị quyết nhưng phải có tổ chức và đúng trình tự quy định

Mối quan hệ: tập trung dân chủ và có mối quan hệ biện chứng

Nguyên tắc 2: cần có trí tuệ tập thể về mọi vấn đề cá nhân không thể nhìn thấy hết vấn đề mọi vần đề của cuộc sống. Nhưng khi phân công công việc thì cần có cá nhân phụ trách, tránh ỉ nại, dựa dẫm và phát huy được tính năng động, sáng tạo.

Nguyên tắc 3: Tự phê bình và phê bình

Phê bình và tự phê bình làm cho cái tốt ngày càng nảy nở, cái xấu ngày càng mất đi

Phương châm

+ Trung thực, thẳng thắn, kiên quyết nhưng có văn hóa đúng lúc, đúng chỗ

1.6. luận điểm 6:ĐCSVN vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ trung thành của dân

_ Lãnh đạo: với tư cách là lãnh đạo thì Đảng phải đề ra được đường lối đúng đắn, không dùng mệnh lệnh mà phải thuyết phục,giải thích để dân thực hiện đường lối

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức chính trị, quần chúng có  cơ chế và điều kiện hỏa động

Đầy tớ : Đảng phải khiêm tốn học hỏi lắng nghe ý kiến của dân

Phải có năng lực  và trí tuệ

Phải biết nhận khó khăn về mình , quyền lợi cho dân

1.7 Đảng phải thường xuyên chỉnh đốn , tự đổi mới

Phải thường xuyên chuyển đổi, đổi mới vì khi cá nhân được giao chức vụ quyền hạn thì dễ bị thoái hóa và biến chất(quan lieu , hối lộ) Vì vậy nên thường xuyên chuyển đổi , đổi mới  đặc biệt thực hiện đúng nguyên tắc, phê và tự phê bình thì hạn chế được thói xấu

Mỗi thành viên  đồng thời là công dân  luôn chịu  2 tác động tốt và xấu

Cách chỉnh đốn

Thực hiện tốt các ntac xây dựng đảng

Trong 5 nguyên tắc tập chung  vào nguyên tắc sinh hoạt đảng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: