Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam và xây dựng Đảng cầm quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam và xây dựng Đảng cầm quyền?

Là Người sáng lập, Đảng Cộng sản Việt Nam giáo dục và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch HCM đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng cả về tư tương, lý luận, chính trị và tổ chức, cán bộ. Sở dĩ Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử vẽ vang đó vì Đảng luôn luôn được xây dựng, tự đổi mới, và tự chỉnh đốn theo tư tưởng HCM, để Đảng CSVN là một Đảng cách mạng chân chính như mong muốn của Người. Trong những di sản mà Người để lại, những luận điểm của Người về Đảng Cộng sản, về xây dựng Đảng, đặc biệt trong điều kiện Đảng cầm quyền là một phần cực kỳ quan trọng. Tư tưởng HCM về Đảng CSVN bắt nguồn từ học thuyết của Mác về Đảng Cộng sản và trực tiếp từ học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân đã được Lê nin đưa ra từ những năm đầu của thế kỷ XX.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCSVN.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Cách mạng Việt Nam đã được sự lãnh đạo của Đảng là một vấn đề có tính quy luật, tính tất yếu của cách mạng nước ta, những thành tựu trong quá trình đổi mới do Đảng ta khởi xứng và lãnh đạo càng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam một Đảng Mác xít lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng HCM làm nền tảng kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Càng khẳng định tư tưởng HCM về Đảng cộng sảng Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hệ thống và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Trong quá trình tìm đường cứu nước qua hoạt thực tiễn, qua học hỏi nâng cao về nhận thức và lý luận HCM đã tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lê nin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc.

Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác Lê nin cũng như truyền thống của dân tộc, HCM khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắng thì mớ trở thành lực lượng to lớn. HCM khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi mới thành công cũng như người cầm lái vững thuyền mới chạy”.

Từ thực tế của một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân mới hình thành và rất nhỏ bé, phong trào công nhân còn non yếu, do đó, Đảng cách mệnh Việt Nam phải là sự kết hợp chủ nghĩa Mác -Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước rộng lớn của các tầng lớp nhân dân. HCM đã viết: Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930. HCM còn đi đến kết luận: ĐCSVN là đảng của giai cấp công nhân vì đảng mang bản chất của giai cấp công nhân và “lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin làm cốt”; là Đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đây là luận điểm mới của HCM, bổ sung vào học thuyết về Đảng cộng sản cảu chủ nghĩa Mác-Lênin Người đã nhắc nhở lại “Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là của cả dân tộc, không thiên tư, thiên vị”. Chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam mới có khả năng đáp ứng yêu cầu của lịch sử Việt Nam: Giải phóng dân tộc, đồng thời giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học: Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm sự kết hợp hai yếu tố: chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân.

Hồ Chí Minh chỉ rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm sự kết hợp ba yếu tố: chủ nghĩa Mác- Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước là cơ sở xã hội của Đảng.

Đây cũng chính là con đường mà HCM đã trải qua từ chủ nghĩa yêu nước, trải qua vô sản hóa, đến gặp và lựa chọn chủ nghĩa Mác- Lênin. Sự phù hợp, đúng đắn của quan điểm này đối với cách mạng Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ đạo trong truyền thống văn hóa dân tộc; là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, đồng thời sẽ biến thành sức mạnh vật chất to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng. Yêu nước là điểm tương đồng của đông đảo quần chúng, là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Phong trào yêu nước và quần chúng yêu nước luôn là sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng một xã hội mới, tốt đẹp.

Bản chất giai cấp công nhân của Đảng.

Về mặt tư tưởng, Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng lý luận và kim chỉ nam cho hành động nên mang bản chất của giai cấp công nhân. Nếu xa rời chủ nghĩa Mác- Lênin Đảng ta không thể mang bản chất của giai cấp công nhân. Về mặt chính trị Đảng ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Về tổ chức và hoạt động Đảng ta luôn trung thành với nguyên tắc tổ chức của một Đảng mác-xít, đó là tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê binh và phê bình. Về thành phần Đảng ta kết nạp công nhân, nông dân, lao động trí thức và các thành phần khác trong xã hội hăng hái, giác ngộ cách mạng, tán thành Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng,...

- Tư tưởng HCM về xây dựng Đảng cầm quyền.

Vai trò của lý luận đối với Đảng Cộng sản.

Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. ĐCS Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác- Lênin “làm cốt”, Theo Bác thì Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”... Chủ nghĩa Mác- Lênin là học thuyết về giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người nói chung, đồng thời là học thuyết về sự phát triển xã hội lên một hình thái cao hơn, xoá bỏ hoàn toàn bất công, nguồn gốc đề ra sự bóc lột, áp bức. Nhờ lý luận ấy, Người đã tìm thấy con đường cứu nước, đã xây dựng ĐCSVN và trang bị cho Đảng vũ khí tinh thần để Đảng làm tròn vai trò tiền phong, vai trò lãnh đạo cách mạng.

Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm “cốt”, có nghĩa là Đảng ta nắm vững tinh thần của chủ nghĩa Mác- Lênin, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời nắm vững tinh hoa văn hoá dân tộc và trí tuệ thời đại vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.

Chủ nghĩa Mác- Lênin chính là học thuyết khoa học “Chân chính nhất, cách mạng nhất”, vì nó chỉ ra cho Đảng mục tiêu, con đường thực hiện sứ mệnh giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng dân tộc, xoá bỏ áp bức bất công, xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp.

Hồ Chí Minh cho rằng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác- Lênin. Khẳng định nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng là chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh cũng đồng thời yêu cầu “Phải học tập tinh thần chủ nghĩa Mác- Lê nin; học lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin...” chứ không phải dập khuôn, giáo điều theo từng câu chữ. Bởi chỉ có lý luận đúng đắn Đảng mới có cơ sở để đề ra đường lối đúng đắn; thông qua lý luận mới nâng cao đạo đức, trí tuệ của Đảng; và thống qua lý luận mới tăng cường sự đoàn thống thống nhất trong Đảng. Có như vậy Đảng, mới thật sự là “Đạo đức là văn minh”. Việc tăng cường và nắm vững lý luận trong Đảng còn nhắm tránh các căn bệnh. Kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông. Muốn đẩy mạnh và tăng cường công tác giáo dục lý luận trong Đảng cấn chú ý: Nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng và khao học của chủ nghĩa Mác- Lê nin; nghiên cứu và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam; thường xuyên sơ kết, tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận cho phù hợp với điều kiện và tình hình mới; tránh bệnh dập khuôn giáo điều, xã rời chủ nghĩa Mác- Lê nin; kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm, luận điệu chống phá chủ nghĩa Mác- Lê nin.

Xác định đúng đắn bản chất và vai trò của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ và trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Hồ Chủ tịch luôn coi trọng công tác xây dựng Ðảng để làm cho Ðảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh để gánh vác công việc lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Muốn vậy trước hết Ðảng phải tuân thủ các nguyên tắc xây dựng Ðảng, đó là:

Một là: Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng “Tập trung” và “dân chủ” là hai mặt của một nguyên tắc, có mối quan hệ biện chứng, cần được xử lý một cách đúng đắn. Để xây dựng Đảng Cộng sản thành 1 tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, vừa phát huy sức mạnh của tất cả những ai đã tự nguyện gắn bó với nhau trong 1 tổ chức. HCM rất coi trọng nguyên tắc này và luôn luôn vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể để xây dựng ĐCSVN. Người lý giải vấn đề này phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động, do đó thiểu số phải phục hàng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Ðảng. Còn về dân chủ Người phân tích, đó là của quý báu nhất của nhân dân, là thành quả của cách mạng, HCM đã viết: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do đó cũng là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người". Bên cạnh đó, HCM còn nhấn mạnh phải chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Ðảng. Tư tưởng HCM về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Ðảng là sự thống nhất, gắn bó giữa tập trung và dân chủ. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải dân chủ theo kiểu phân tán vô tổ chức. Tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập trung quan liêu, theo kiểu độc đoán chuyên quyền. Người không đối lập hai mặt đó của 1 nguyên tắc và chỉ rõ: tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.

Hai là: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Theo HCM: "Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung”. Người nhấn mạnh: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phải luôn đi đôi với nhau. HCM giải thích về tập thể lãnh đạo như sau: “Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo? vì 1 người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được 1 hoặc nhiều mặt của 1 vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của 1 vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Còn cá nhân phụ trách, việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho 1 người hoặc 1 nhóm người phụ trách như thế công việc mới chạy, mới tránh được thói dựa dẫm, người này ỷ người khác, ỷ vào tập thể, không xác định rõ cá nhân phụ trách thì giống như: “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”. Trong thực hiện nguyên tắc này, phải chống lại căn bệnh độc đoán chuyên quyền, vi phạm dân chủ trong Đảng; đồng thời phải chống lại tệ dựa dẫm tập thể, không dám quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm, thành tích thì nhận về mình còn khuyết điểm thì đổ lỗi cho tập thể.

Ba là: Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt Đảng, vũ khí sắc bén trong công tác xây dựng Đảng là quy luật phát triển của Đảng. “Phê bình là nêu ưu điểm vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình”. Mục đích của tự phê bình và phê bình là làm cho mọi người học tập ưu điểm của nhau và giúp nhau sửa chữa những khuyết điểm; để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn; để củng cố đoàn kết và thống nhất nội bộ... Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau. Yêu cầu của phê bình và tự phê bình là “Phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết triệt để thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, thâm độc. Phê bình việc làm chứ không phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét”.

Bốn là: Kỷ luật nghiêm và tự giác. Ðây là 1 nguyên tắc của Ðảng kiểu mới của giai cấp vô sản do Lênin đề ra. Từ đó HCM rất coi trọng và xây dựng 1 kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong Ðảng để tạo nên sức mạnh to lớn của Ðảng. Sức mạnh vô địch của Ðảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ, đảng viên. Người yêu cầu, trong công tác cũng như trong sinh hoạt mỗi đảng viên dù ở cương vị nào, làm bất kỳ việc gì cũng phải chấp hành tốt kỷ luật của Đảng, Nhà nước, đoàn thể; mọi đảng viên đều bình đẳng trước Điều lệ Đảng. Trong đó yêu cầu cao nhất là chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng và tuân thủ nguyên tắc của Đảng. Việc coi thường kỷ luật Đảng, không tự giác chấp hành kỷ luật của Đảng sẽ làm suy yếu và tan rã Đảng.

Năm là: Đoàn kết thống nhất trong Đảng là tạo sự thống nhất về tư tưởng, về tổ chức và về hành động. Mối quan tâm thường xuyên của HCM là vấn đề đoàn kết nói chung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đoàn kết trong Đảng. Nguyên tắc này yêu cầu phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con người của mắt mình. Nếu trong Đảng không đoàn kết thống nhất thì tổ chức Đảng sẽ bị rệu rã, bị chia rẽ, bè phái,... Muốn thực hiện được đoàn kết thống nhất trong Đảng, phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên, nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, ra sức chống mọi biểu hiện tiêu cực.

Trong tình hình phát triển hiện nay, nhiệm vụ càng nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải XD củng cố và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Ðảng, toàn dân, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo để chúng ta bắt tay xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH, đồng thời chống những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Tư cách của Đảng và về vấn đề cán bộ.

“Đảng phải là đạo đức, là văn minh”, phải là một tổ chức chính trị tiêu biểu về đạo đức cách mạng, tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc. Một Đảng có tư cách là Đảng phải gần với dân, vì dân, là cơ sở của Đảng, bởi vì cách mạng là sự nghiệp của nhân dân; nhưng nhân dân cần Đảng dẫn đường, chỉ lối; Đảng phải nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân và Đảng phải học tập nhân dân. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, những căn bệnh “kiêu ngạo, công thần, địa vị, chuyên quyền, độc đoán, cục bộ, ích kỷ, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật...” là nguy cơ làm biến chất Đảng. Tư cách đạo đức của Đảng trở thành uy tín chính trị, điều kiện tồn tại của Đảng.

Tư cách đạo đức của cán bộ đảng viên là sự thống nhất giữa “hồng” và “chuyên”, tài và đức, giữa tư tưởng, phương pháp và phong cách, giữa lời nói và việc làm. Hệ thống chuẩn mực, yêu cầu cơ bản nhằm xây dựng tư cách của Đảng và của cán bộ đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là luông đặt lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc lên trên hết. Sẳn sàng hy sinh cho lợi ích của dân tộc, của nhân dân; Hiểu lý luận cách mạng, lý luận đi liền với hành động cách mạng; Giữ vững các nguyên tắc của Đảng, đồng thời phải linh hoạt trong hành động; Có ý thức kỷ luật và tinh thần tự giác; Có ý thức tham gia xây dựng Đảng; Có tinh thần phê bình và tự phê bình; Chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân - luôn học hỏi, gắn bó và gắn bó mật thiết với quần chúng - có năng lực vận động quần chúng, luôn có ý thức nêu gương trước quần chúng; Có tinh thần quốc tế trong sáng.

Về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng đề ra phương hướng trong những năm tới là: “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát và tư tưởng; thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, có hình thức, cách làm, bước đi thích hợp, phải tiến hành trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Thực tiễn công tác xây dựng Đảng.

Đại hội VII của Đảng khẳng định: Đổi mới và chỉnh đốn Đảng nhằm làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực sức chiến đấu của Đảng . Đại hội VIII của Đảng khẳng định: Trong giai đoạn hiện nay lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. BCH trung ương và Bộ chính trị khóa VIII cũng có nhiều Chỉ thị về công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII) đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên được nâng lên một bước nhất là về đường lối quan điểm của Đảng; về sự kiên định đổi mới với các nguyên tắc, Cương lĩnh và Điều lệ Đảng, nâng cao ý thức đề phòng ngăn ngừa sự thoái hóa về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm, coi trọng việc mở rộng phát huy dân chủ đoàn kết tốt hơn trong các cấp ủy. Tổ chức Đảng và cán bộ đảng viên xử lý được nhiều vụ việc nổi cộm tồn đọng thực hiện một bước chỉnh đốn, kiện toàn tổ chức Đảng các cấp, thi hành kỷ luật và thay đổi một số cán bộ vi phạm, góp phần quan trọng vào thành công của đại hội Đảng các cấp.

Đồng thời với những kết quả đạt được thì sau cuộc vận động Đảng cũng thấy được một số mặt yếu kém và khuyết điểm cần khắc phục, đó là: Về công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ Đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống. Nhiều đảng viên biến chất, thoái hóa và tiếp tay cho tội phạm. Một số tổ chức Đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn . vi phạm dân chủ, kỷ cương lỏng lẻo, một số mất đoàn kết, chát lượng sinh hoạt Đảng giảm sút. Công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém, bất cập. Công tác tổ chức cán bộ còn một số thể hiện trì trệ. Tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra thực hiện các chỉ thị của Đảng pháp luật Nhà nước có chổ có nơi còn yếu.

Kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong sự nghiệp xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Thứ nhất Giữ vững và thường xuyên nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Vai trò và sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định đến sự thắng lợi của phong trào cách mạng Việt Nam

Thứ hai, chăm lo công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân: nghiêm túc học tập CNMLN, tư tưởng HCM. Đưa chế độ học tập chính trị thành nề nếp, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Kiên trì chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng HCM, đồng thời không ngừng sáng tạo lý luận. Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, sớm làm rõ và kết luận những vấn đề mới. tăng cường sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong đảng. Từng cán bộ đảng viên phải thường xuyên tự giác rèn luện đạo đức cách mạng, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Đẩy mạnh cuộc đấu trang phòng, chống tham nhũng, lãng phí làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ: thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của hệ thống chính trị trong công tác cán bộ. Có cơ chế chính sách phát hiện, tuyễn chon, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài. Thực hiện dân chủ công khai trong công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện quy trình tuyễn chọn, bổ nhiệm cán bộ khách quan, khoa học.

Thứ tư, kiện toàn tổ chức đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng: kiện toàn hệ thống tổ chức đảng gắn với cải cách, đổi mới tổ chức, bộ máy của các cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính trị- xã hội. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể; tăng cường phối hợp trong hệ thống chính trị. Thực hiện đúng phương châm đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc trên cơ sở hiến pháp và điều lệ đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, tạo lập sự phối hợp chặt chẻ giữa công tác kiểm tra của đảng, thanh tra nhà nước, giám sát của các đoàn thể, của nhân dân.

Thứ năm, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: kiện toàn hệ thống tổ chức đảng gắn với cải cách, đổi mới tổ chức, bộ máy của các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo đối với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể; tăng cường sự phối hợp trong hệ thống chính trị. Thực hiện đúng phương châm Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc trên cơ sở Hiến pháp và Điều lệ Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra. Tạo lập sự phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra của Đảng, thanh tra nhà nước và giám sát của các đoàn thể, của nhân dân.

Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam: Trong một phần tư thập kỷ qua , đất nước ta đã có nhiều biến đổi về mọi mặt. Dưới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, sự nghiệp xây dựng đất nước qua 25 năm đôỉ mới đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa quan trọng, xã hội ổn định, kinh tế phát triển, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, vị thế trên trường quốc tế được năng cao, con đường phát triển theo định hướng XHCN của Việt Nam được khẳng định, mặc dù chế độ XHCN ở liên xô, đông âu sụp đổ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít khuyết điểm, lệch lạc, suy thoái của một bộ phận CBĐV, tham nhũng trở thành quốc nạn, bệnh quan liêu với nhiều biểu hiện khác nhau đã làm tổn thương không nhỏ đối với quan hệ Đảng và nhà nước với dân ,công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ Đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống. Một số tổ chức Đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn, dân chủ bị phạm kỷ luật, kỷ cương lỏng lẽo, nội bộ không đoàn kết, chất lượng sinh hoạt Đảng giảm sút. Công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém, bất cập. Công tác tổ chức cán bộ còn một số thể hiện trì trệ. Tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra thực hiện các Nghị định của Đảng Pháp luật Nhà nước có chỗ, có nơi còn yếu. Đại hội VII Đảng ta khẳng định: Đổi mới và chỉnh đốn Đảng nhằm làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực sức chiến đấu của Đảng. Đại hội VIII của Đảng khẳng định: Trong giai đoạn hiện nay lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị khoá VIII cũng có nhiều chỉ thị về công tác xây dựng Đảng, đặc biệt cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 khoá VIII đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Nhận thức chính trị của cán bộ Đảng viên được nâng lên một bước nhất là về đường lối quan điểm của Đảng. Về vị trí then chốt của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng; về sự kiên định đối với các nguyên tắc, cương lĩnh và điều lệ Đảng, nâng cao ý thức đề phòng ngăn ngừa sự thái hoá về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ Đảng viên, nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm, coi trọng việc mở rộng phát huy dân chủ đoàn kết tốt hơn trong các cấp uỷ. Tổ chức Đảng và cán bộ Đảng viên sử lý được nhiều vụ việc nổi cộm tồn đọng thực hiện một bước chỉnh đốn, kiện toàn tổ chức Đảng các cấp, thi hành kỷ luật và thay đổi một số cán bộ vi phạm, góp phần tích cực vào việc lựa chọn nhân sự đúng tiêu chuẩn cho bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, góp phần quan trọng vào thành công của Đại hội Đảng các cấp.

Tóm lại: Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Ðảng ta Hồ Chí Minh đã nêu lên một cách toàn diện những vấn đề về Ðảng. Hiện nay, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Ðảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Ðảng ta. Trong sự nghiệp đổi mới, Ðảng ta coi trong xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt. Thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước, Ðảng và nhân dân ta đứng trước những thời cơ lớn và thử thách không ít. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCSVN cần được vận dụng cho phù hợp vơi tình hình mới, có như thế chúng ta mới hoạch định đường lối, chủ trương đúng đắn và thực hiện thành công mục tiêu của Cách mạng Việt Nam, xây dựng Chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Liên hệ địa phương:

Quán triệt và thực hiện nghiêm các chủ truơng, nghị quyết của Đảng về công tác xây dựng Đảng và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, những năm vừa qua toàn Đảng bộ Quảng Trị tích cực triển khai thực hiện và đạt đ¬ược nhiều kết quả:

Công tác xây dựng đảng được tiến hành đồng bộ trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Quán triệt phương châm phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt.

Đã chú trọng công tác giáo dục chính trị tư¬ t¬ưởng, rèn luyện đạo đức phẩm chất cho cán bộ, đảng viên. Tổ chức đảng các cấp tiếp tục đư¬ợc củng cố, chú trọng đổi mới và từng bư¬ớc nâng cao chất l¬ượng hoạt động; công tác cán bộ có chuyển biến. Toàn tỉnh hiện có 567 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 208 đảng bộ cơ sở, và 359 chi bộ cơ sở. Đội ngũ đảng viên phát triển nhanh về số l¬ượng, chất l¬ượng ngày càng cao; công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý đảng viên đ¬ược tăng cư¬ờng. Tổng số đảng viên toàn Đảng bộ hiện cơ 29.129 đồng chí. Không ngừng đổi mới ph¬ương thức lãnh đạo của Đảng. Công tác kiểm tra có nhiều tiến bộ và thực hiện có hiệu quả. Công tác dân vận từng bư¬ớc đổi mới về nội dung, ph¬ương thức theo h¬ướng sát cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng đ¬ược đẩy mạnh bằng một số chủ trư¬ơng, biện pháp tích cực. Xử lý các đơn th¬ tố cáo và phản ánh kiến nghị của nhân dân về tham nhũng, lãng phí, bư¬ớc đầu đạt kết quả tốt. Nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng đ¬ợc nhận thức một cách sâu sắc và đầy đủ hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt đ¬ược thì vẫn còn một số khuyết điểm, hạn chế đó là:

Một số cấp ủy, tổ chức đảng quán triệt ch¬a sâu sắc và thực hiện một số nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nư¬ớc chưa đầy đủ, thiếu chủ động, sáng tạo. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu d¬ưỡng, rèn luyện, sa sút về phẩm chất, đạo đức, lối sống, nặng t¬ư t¬ưởng cá nhân, cơ hội, cục bộ, bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới, chấp hành nguyên tắc, kỷ luật của Đảng ch¬a nghiêm. Một số ngành, địa ph-ương, đơn vị có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ. Một số cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể xã, phư¬ờng, thị trấn hạn chế về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành …

Triển khai cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng ch¬ưa liên tục . Vai trò, năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy, hiệu lực điều hành của chính quyền chư¬a cao. Việc đổi mới phư¬ơng thức lãnh đạo của Đảng còn chậm, lúng túng; phát huy dân chủ trong Đảng còn hạn chế; việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết còn yếu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro