tu tuong ho chi minh
a. Luận điểm sáng tạo lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là luận điểm về chủ nghĩa thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc. Những tác phẩm của Người là "Bản án chế độ thực dân Pháp" (xuất bản năm 1925) và "Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương" đã vạch trần bản chất và những thủ đoạn bóc lột, đàn áp, tàn sát dã man của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa; nêu rõ nỗi đau khổ, của kiếp nô lệ, nguyện vọng khát khao được giải phóng và những cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Đây là những tài liệu "có một không hai" về chủ nghĩa thực dân; ở đó, sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Hồ Chí Minh đã vượt hẳn những gì mà những nhà lý luận mác-xít đề cập đến(6). Những luận điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa thực dân, đặc biệt là hình ảnh về "con đỉa hai vòi", "con chim hai cánh", đã không chỉ có tác dụng thức tỉnh các dân tộc thuộc địa, mà còn cảnh tỉnh các đảng cộng sản ở chính quốc.
Đề cương Về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lê-nin, viết năm 1920, đã thức tỉnh Nguyễn Ái Quốc, đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vì đây là chủ nghĩa duy nhất quan tâm đến vấn đề thuộc địa. Nhưng vượt trên những hạn chế lúc bấy giờ trong nhận thức và đánh giá về phong trào cách mạng thuộc địa: Cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng chính quốc, là "hậu bị quân" của cách mạng vô sản chính quốc; cách mạng chính quốc thắng lợi thì các thuộc địa mới được giải phóng, Hồ Chí Minh vốn là người dân thuộc địa, hiểu sâu sắc khát vọng và tiềm năng, sức mạnh to lớn của các dân tộc thuộc địa, nên đã nêu lên luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính quốc, nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng chính quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể "chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta", giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc và qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc.
b. Khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách sáng tạo, chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản của các nước thuộc địa, đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, thực dân thống trị và bè lũ tay sai với toàn thể nhân dân, dân tộc, không phân biệt giai cấp, tôn giáo... Theo Người, ở Việt Nam cũng như ở các nước phương Đông, do trình độ sản xuất kém phát triển nên sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp không giống như ở các nước phương Tây. Từ đó, Người có quan điểm hết sức sáng tạo là gắn chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa quốc tế, và nêu lên luận điểm: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Người còn cho rằng, chủ nghĩa dân tộc nhân danh Quốc tế Cộng sản là "một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời".
c. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Người khẳng định, phải đi từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp; dân tộc không thoát khỏi kiếp ngựa trâu thì ngàn năm giai cấp cũng không được giải phóng. Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội; kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng đó là đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
d. Cũng từ luận điểm cơ bản đó, Hồ Chí Minh đã có những phát hiện sáng tạo về Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân chiếm đa số dân cư; xác định quy luật hình thành của Đảng là kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước". Đảng vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp, vừa đại diện cho lợi ích của dân tộc.
e. Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của Cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã xác định: phải giành chính quyền bằng bạo lực, bằng khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng nếu kẻ thù ngoan cố, không chịu hạ vũ khí.
g. Trên cơ sở kế thừa truyền thống quân sự của dân tộc, học tập kinh nghiệm hoạt động quân sự của thế giới và của các Đảng anh em, tổng kết thực tiễn đấu tranh vũ trang, chiến tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra học thuyết quân sự hiện đại của Việt Nam. Trong đó, nổi bật là quan điểm về chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ; về xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân với ba thứ quân chủ lực, địa phương, dân quân tự vệ; về nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện đại...
h. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên nền chuyên chính vô sản. Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, một cuộc cách mạng từ giải phóng dân tộc mà phát triển lên, Hồ Chí Minh cho rằng, "mục đích của Quốc tế Cộng sản là làm thế giới vô sản cách mạng, thiết lập vô sản chuyên chính", nhưng chúng ta phải
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro