Untitled Part 2
7.Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
a.Con đường:
- Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN:
+ Đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
+ Đặc điểm này là cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta.
- Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN:
+ Nhiệm vụ:
++ Xây dựng các nền tảng, tiền đề cho CNXH.
++ Cải tạo xã hội cũ.
++ Trong đó xây dựng là quan trọng nhất.
+ Khó khăn:
++ Là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội.
++ Chưa có kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trên lĩnh vực kinh tế.
++ Luôn luôn bị các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá.
- Nội dung xây dựng của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN:
+ Chính trị:
++ Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải luôn luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới.
++ Củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
++ Củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó.
+ Kinh tế:
++ Nội dung kinh tế được Hồ Chí Minh đề cập trên các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế.
++ Nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa XHCN.
++ Đối với cơ cấu kinh tế, Hồ Chí Minh đề cập cơ cấu ngành và cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ.
+ Văn hóa-xã hội:
++ Nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới.
++ HCM đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật trong xã hội chủ nghĩa.
b.Biện pháp
-Phương châm:
+ Hai nguyên tắc có tính phương pháp luận:
++ Quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chế độ mới. Phải chú trọng học tập kinh nghiệm xây dựng đất nước của các nước anh em.
++ Xác định các bước đi và biện pháp xây dựng CNXH chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
+ Lưu ý:
++ Chống việc xa rời các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
++ Chống máy móc, giáo điều khi áp dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin.
-Biện pháp:
+ Phương châm:
++ Phải dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng và việc xác định các bước đi phải luôn luôn căn cứ vào các điều kiện khách quan quy định.
++ Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội không có nghĩa là làm bừa, làm ẩu, đốt cháy giai đoạn, chủ quan, duy ý chí, mà phải làm vững chắc từng bước, phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Cùng với các bước đi, Hồ Chí Minh đã gợi ý nhiều phương thức, biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội:
++ Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.
++ Kết hợp xây dựng và bảo vệ.
++ Phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm.
++ Đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
8.Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
a.Sự ra đời của ĐCSVN
- ĐCSVN = Chủ nghĩa Mác-Lenin + Phong trào công nhân + Phong trào yêu nước.
- Lý do:
+ Chủ nghĩa Mác-Lenin có vai trò to lớn đối với cách mạng Việt Nam và đối với quá trình hình thành ĐCSVN.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam: Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật, tiên tiến nhất, có ảnh hưởng nhiều tới các giai tầng khác.
+ Phong trào yêu nước:
++ Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
++ Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì hai phong trào đó đều có mục tiêu chung.
++ Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân.
++ Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
b.Vai trò của ĐCSVN
- Giác ngộ, tập hợp, đoàn kết và tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân.
- Kết hợp sức mạnh bên trong và sức mạnh bên ngoài.
c.Bản chất của ĐCSVN
- Bản chất giai cấp công nhân của ĐCSVN:
+ Nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác-Lênin.
+ Mục tiêu của Đảng cần đạt tới là chủ nghĩa cộng sản.
+ Đảng tuân thủ một cách nghiêm túc, chặt chẽ những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
d. Quan niệm về ĐCSVN cầm quyền
-Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trở thành Đảng cầm quyền:
+ Chỉ có một Đảng "tận tâm", "tận lực", "phụng sự" và "trung thành" với lợi ích của dân tộc Việt Nam mới có thể đem lại độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, phồn vinh cho đất nước và đưa cả nước đi lên CNXH.
+ Với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, Đảng đã lãnh đạo toàn thể dân tộc giành chính quyền, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó cũng là thời điểm ĐCSVN trở thành Đảng cầm quyền.
-Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền:
+ Theo Hồ Chí Minh, Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
+ Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền: Không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
+ Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
+ Đảng cầm quyền, dân là chủ.
9.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh
a.Xây dựng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng
-Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ di sản tư tưởng của HCM.
-Lý do:
+ Bởi quá trình phát triển liên tục của sự nghiệp cách mạng.
+ Đảng sống trong xã hội; mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường xã hội, các quan hệ xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái tích cực, tiến bộ và cái tiêu cực, lạc hậu.
+ Là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, đặc biệt là giữ được các phẩm chất đạo đức cách mạng tiêu biểu.
+ Bởi tính hai mặt vốn có của quyền lực dễ làm tha hóa con người.
b.Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận:
+ Phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin.
+ Lưu ý:
++ Học tập, nghiên cứu, tuyên truyền phải luôn phù hợp với từng đối tượng.
++ Vận dụng phải luôn luôn phù hợp với từng hoàn cảnh, tránh giáo điều, đồng thời chống lại việc xa rời các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin.
++ Phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung chủ nghĩa Mác-Lenin.
++ Chú ý chống giáo điều, cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác-Lenin; chống lại những luận điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận chủ nhận chủ nghĩa Mác-Lenin.
- Xây dựng Đảng về chính trị:
+ Nội dung:
++ Xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị.
++ Trong đó, đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng.
++ Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình, chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sách lược và quy định những mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài cũng như của từng giai đoạn.
+ Yêu cầu:
++ Phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Leenin, vận dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ.
++ Phải học tập kinh nghiệm của các đảng cộng sản anh em, nhưng phải tính đến những điều kiện cụ thể của đất nước và của thời đại trong từng giai đoạn hoặc cả thời kỳ dài.
++ Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.
+ Lưu ý:
++ Cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên để họ luôn luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn cảnh.
++Đồng thời, cẩn trọng nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị.
- Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ:
+ Hệ thống tổ chức của Đảng:
++ Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao.
++ Sức mạnh các tổ chức liên quan chặt chẽ với nhau; mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng.
++ Rất coi trọng vai trò của chi bộ.
+ Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng:
++ Tập trung dân chủ.
++ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
++ Tự phê bình và phê bình.
++ Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
++ Đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
+ Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng:
++ Người cán bộ phải có đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực, trong đó, đức, phẩm chất là gốc. Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém.
++ Nội dung của nó bao hàm các mắt khâu liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ với nhau: tuyển chọn cán bộ; đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá đúng cán bộ; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ; thực hiện các chính sách đối với cán bộ.
- Xây dựng Đảng về đạo đức:
+ Đạo đức tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân.
+ Có đạo đức cách mạng trong sáng, Đảng ta mới lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Đó là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và cũng là tư cách số một của Đảng cầm quyền.
+ Giáo dục đạo đức cách mạng là một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Nó gắn chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức nhằm làm cho Đảng luôn luôn thật sự trong sạch.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro