Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

8. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

1.Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc

- Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.

Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề mang tính sống còn của dân tộc Việt Nam, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng như HCM đúc kết và khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết / Thành công thành công đại thành công".

- Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.

Đối với HCM, đại đoàn kết không chỉ là khẩu hiệu chiến lược mà còn là mục tiêu lâu dài của cách mạng. Đảng là lực lượng lãnh đạo cách mạng VN nên tất yếu đại đoàn kết toàn dân tộc phải xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và nhiệm vụ này phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách và hoạt động thực tiễn của Đảng.

Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp quần chúng trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

2. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

a. Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Bao gồm toàn thể nhân dân, tất cả những người Việt Nam yêu nước ở các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái, v.v. Nhân dân vừa được hiểu với nghĩa là con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân và cả hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc để tập hợp lực lượng và không phản bội lại quyền lợi của nhân dân.

b. Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Nền tảng này là công nhân, nông dân và trí thức. Nền tảng này càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng có thể mở rộng, khi ấy không có thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đặc biệt chú trọng yếu tố hạt nhân là sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đoàn kết ngoài xã hội và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết toàn dân tộc càng được tăng cường.

3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quy tụ. đoàn kết được mọi giai cấp, tầng lớp cần phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

(i)Một là, phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tu, đồng thời tôn trọng các lợi ích khác biệt chính đáng.

Phải chú trọng xử lý tốt quan hệ lợi ích, trong đó tìm ra điểm tương đồng, lợi ích chung thì mới đoàn kết được lực lượng. Đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu.

(ii)Hai là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc.

Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc và là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tại địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.

(iii)Ba là, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người.

Vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trấn trong phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi người, có vậy mới tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.

(iv)Bốn là, phải có niềm tin vào nhân dân.

Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc Nước lấy dân làm gốc, đồng thời là sự quán triệt nguyên lý mácxít Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Dân là chỗ dựa vững chắc đồng thời cũng là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết định thắng lợi của cách mạng.

4. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – Mặt trận dân tộc thống nhất

a. Mặt trận dân tộc thống nhất

Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt, cả trong nước và kiểu bào sinh sống ở nước ngoài.

Tuy có nhiều tên gọi qua từng thời kỳ những đây vẫn luôn là một tổ chức chính trị - xã hội nhằm tập hợp mọi người dân yêu nước phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.

b. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất

(i)Một là, phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,

Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất", đồng thời phải liên minh với các giai cấp khác, nhất là với đội ngũ trí thức.

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo, có lợi ích gắn liền với lợi ích toàn dân tộc dó đó Đảng lãnh đạo Mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

(ii)Hai là, phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.

Mọi vấn đề của Mặt trận đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức.

(iii)Ba là, phải đoàn kết lâu dài chặt chẽ, đoàn kết thật sự chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cùng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau để cùng tiến bộ và tạo nên sự đoàn kết gắn bó chặt chẽ, lâu dài tạo tiền để mở rộng khối đại đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất.

5. Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

(i)Một là, làm tốt công tác vận động quần chúng (dân vận).

Vận động quần chúng để thu hút quần chúng chính là để đoàn kết mọi người, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá. Cũng theo Hồ Chí Minh, mọi phương pháp tiếp cận và vận động quần chúng đều phải phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; phải xuất phát từ thực tế trình độ dân trí và văn hoá, theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, bao gồm cả phong tục, tập quán và cụ thể đối với từng đối tượng của nhân dân.

(ii)Hai là, thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phủ hợp với từng đối tượng để tập hợp quần chúng.

Các đoàn thể, tổ chức quần chúng ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Chính vì vậy mà trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, xây dựng và bảo vệ đất nước, các tổ chức, đoàn thể không ngừng lớn mạnh về số lượng, hoạt động ngày càng có hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân.

Ba là, các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất.

Theo Hồ Chí Minh, các đoàn thể, tổ chức quần chúng hợp thành Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất càng rộng rãi, càng chặt chẽ, thống nhất bao nhiêu thì khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng mạnh mẽ, bền vững bấy nhiêu.

Người chỉ rõ: Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam... Phái đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Phải đoàn kết các dân tộc anh em cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Phái đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lượng và dòng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro