Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tu tuong HCM

Câu 1: Điều kiện lịch sử xã hội và nguồn gốc tư tưởng HCM

1.Điều kiện lịch sử Xã Hội:

a.Xã Hội VN nửa cuối TK 19 đầu TK 20

-Cuộc đấu tranh của nhân dân VN chống Pháp xâm lược từ 1858 - 1884: triều đình phong kiến đầu hàng nhưng nhân dân thì ko khuất phục.

-TD Pháp bước vào giai đoạn bình định đầy máu và nước mắt (1884 - 1897). Tôn Thất Thuyết láy danh nghĩa Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương.

-1885 phát động cao trào kháng Pháp sau khi cuộc khỡi nghĩa Yên Thế bị dập tắt (1913), TD Pháp bắt tay vào thiết lập bộ máy cai trị và bóc lột thuộc địa sau khi triều đình phong kiến đầu hàng.

Nước ta từ 1 Xã Hội pk, VN đã trở thành Xã Hội thuộc địa nửa pk, mâu thuẩn bao trùm giữa toàn thể dân tộc với bọn đế quốc xâm lược Pháp.

b.Quê hương Nghệ Tĩnh và gia đình HCM:

Quê hương: giàu thuyền thống yêu nước:

Gia đình HCM:

-Cha: Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929) là nhà nho cách tiến, có tư tưởng yêu nước, thương dân. Thi Hương đậu cử nhân 1894, thi hội đậu phó bảng 1901, vào Huế nhậm chức quan thừa biện ở bộ Lễ. 1906 là quan tri huyện Bình Khê (Bình Định). 1909 bị cắt chức giáng vào Nam làm nghể thuốc chữa bệnh cho dân.

-Mẹ: bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901) sinh ra trong một gia đình nho học, biết chữ Hán cùng chồng và 2 con trai vào Huế 1895 nuôi chống ăn học đã bệnh chết sau khi sinh người con thứ 4.

-Chị Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954)

Anh Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - 1950)

Nguyễn Sinh Cung (1890 - 1969)

c.Thời đại:

NAQ bước lên vũ đài chính trị vào lúc điều kiện lịch sử Xã Hội trên thế giới có những chuyển biến vĩ đại.

-CNTB tự do cạnh tranh chuyển thành CNĐQ

-Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bước sang Tk 20 đã có sự liên kết giữa các dân tộc thuộc địa và nhận được sự ủng hộ của gcvs ở các nước phương Tây

-Cmt 10 Nga đã thắng lợi 1917 đã mở ra 1 thời kí mới, thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới (15 nước CNXH) chiếm ¼ diện tích toàn cầu, 1/3 dân số thế giới, 1/3 GDP của thế giới.

2.Nguồn gốc tư tưởng HCM:

a.Tu tưởng văn hóa truyền thống VN:

-Chủ nghĩa yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất để dựng nước và giữ nước.

-Tinh thần trọng nhân nghĩa, quý hiền tài, truyền thống đoàn kết tưong thân tương ái.

-Dân tộc VN còn có tinh thần cần cù lao động dũng cảm, sáng tạo, thông minh lạc quan yêu đời.

b.Tư tưởng và tinh hoa văn hóa nhân loại:

HCM hấp thụ 3 nền văn hóa lớn: quốc học, Hán học, Tây học, sự hấp thụ này ko chỉ là sự hiểu biết tinh hoa của các nền văn hóa mà đã trở trành phương tiện để Người đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

Tư tưởng văn hóa phương Động:

+ Nho giáo Trung Quốc: vào VN thông qua tầng lớp trí thức quan lại. Người nói: Nho giáo ko phải là tôn giáo mà là khoa học và kinh nghiệm và đạo đức ứng xử, người vận dụng, kế thừa nhưng phát huy sáng tạo các giá trị dặc điểm Nho giáo.

+ Phật giáo Ấn Độ: vào VN sau Nho giáo, nhưng ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng đặc biệt là trong nhân dân lao động. Phật giáo là tôn giáo, cả yếu tố tiêu cực và tích cực, nhưng khi vào VN Phật giáo đã kết hợp với chủ nghĩa yêu nước tinh thần nhân đạo của người nông dân tạo thành một lực lượng cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do.

Do đó, trong tư tưởng HCM đoàn kết toàn dân ko phân biệt Đảng phái, tôn giáo, giàu nghèo, đó là biện chứng thống nhất giữa đạo với đời, tôn giáo và dân tộc để "đem lại đất cho họ và để lại trời cho họ"

Tư tưởng văn hóa Phương Tây:

Ngay từ khi còn nhỏ học trường tiểu học Đông Ba (1906) và Quốc Học Huế (1907) HCM đã làm quen với nền văn hóa Pháp, sau đó trên 30 năm ở nước ngoài Người đã tìm hiểu CM dân tộc dân chỉ ở Mỹ - 1776 qua tuyên ngôn độc lập.

+ HCM đến Anh năm 1913 đã từng tham gia biểu tình cùng với công nhân Anh, gia nhập công đoàn thủy thủ, học tiếng Anh, Người đến Pháp từ cuối 1917 - 1923 đây là thời kì lao động tự học, tự nghiên cứu, tiếp thu nền văn hóa Pháp và đấu tranh trực diện với CNTD.

+ Tháng 6/1923 HCM đến Liên Xô đến 1924 trực tiếp viết nhiều bài đăng trên các báo, tạp chí, hình thành phong cách sinh hoạt khoa học có ý thức chấp hành tổ chức, ko ngừng học hỏi để tiến bộ. Theo HCM: "Cái củ mà tốt thì tiếp thu phát triển, cái củ mà ko còn phù hợp thì cải biến cho thích hợp, cái củ mà xấu thì bỏ đi".

Như nhà thơ Nga Oxip Mandenxtan nhận xét: "Từ HCM tỏa ra một nền văn hóa, ko phải văn hóa Châu Âu mà có lẻ là 1 nền văn hóa tương lai".

c.Chủ nghĩa Mac - Lenin:

Là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận của HCM nhờ thế giới quan và pp luận này đã giúp HCM hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc và tư tưởng văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Do đó, có thể nói rằng chủ nghĩa Mac - Lenin là nguuồn gốc lý luận quyết định bản chất tư tưởng HCM.

HCM tiếp thu chủ nghĩa Mac - Lenin là tiếp thu và nắm vững cai cốt lõi cái bản chất, cái linh hồn sống của học thuyết này. Nắm vững pp luận khoa học, nắm vững quan điểm lập trường CM học thuyết này để giải quyết các vấn đề thực tiễn của CM VN .

d.Phẩm chất cá nhân của HCM:

Ở HCM có tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê pháp tinh tường sáng suốt

Ở HCM có sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào CM thế giới.

Ở HCM có tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sỉ cộng sản nhiệt thành CM, một trái tim yêu nước thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc vì tự do hạnh phúc của đồng bào.

Tóm lại, chính những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã giúp HCM tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa và phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình

Câu 2:Các luận điểm cơ bản của HCM về vấn đề dân tộc và CM giải phóng dân tộc

1.Tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc trong thời đại CMVS:

Luận điểm 1: Độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm pạm của tất cả các dân tộc. Sau khi đi tìm đường cứu nước, nghiên cứu thời đại, HCM đã khái quát nên 1 chân lý bất diệt về quyền cơ bản của các dân tộc là "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do."

Luận điểm 2: Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc theo HCM phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, giữa độc lập dân tộc - CNXH; giữa CN yêu nước với CN quốc tế.

Theo HCM có 4 lý do:

Thứ nhất: trong thời đại mới, CNĐQ đã trở thành 1 hệ thống thế giới thì kẻ thù của CM ở chính quốc và ở thuộc địa là một. Cho nên, CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa trở thành một bộ phận của CMVS. Và chỉ đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mac - Lenin, chỉ có đi theo quỉ đạo của CM VS thì vấn đề dân tộc và giai cấp mới có cơ sở để giải quyết 1 cách đúng đắn và triệt để.

Thứ hai: Xuất phát từ nổi đau của người dân mất nước, xuất phát từ truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc VN HCM cho rằng, chỉ trên cơ sở giương cao ngọn cờ dân tộc, gắn chặt sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp thì mới phát huy được sức mạnh của tinh thần dân tộc, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước trong đấu tranh CM.

Thứ ba: Giành được độc lập cho dân tộc mới chỉ là thắng lợi ban đầu, mới chỉ là xóa bỏ áp bức dân tộc để mở đường tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng thành công CNXH theo HCM là để tiếp tục sự nghiệp giải phóng giai cấp giải phóng con người nhằm vươn tới cuộc sống ấm no tự do, hạnh phúc thực sự cho mọi người. Hơn nữa, có xây dựng thành công CNXH mới tạo nên sức mạnh để bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Do đó, độc lập dân tộc và CNXH có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung tác động qua lại nhau.

Thứ tư: Sự nghiệp đấu tranh chống CNTB, CNTD và CNĐQ là sự nghiệp to lớn lâu dài và rất gian khổ. Do đó, muốn sự nghiệp đó giành được thắng lợi thì phải có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. CN yêu nước chân chính phải gắn chặt với CN quốc tế cao cả, vô tư và trong sáng. Độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc khác.

2.Tư tưởng HCM về CM giải phóng dân tộc:

- Về kẻ thù của CM ở thuộc địa. HCM xác định chính là CNTB - CNTD và CNĐQ. Chúng vừa là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, vừa là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở thuộc địa.

-Từ việc xác định kẻ thù nói trên HCM cho rằng CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa là 1 bộ phận của CM VS, CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa muốn giành thắng lợi triệt để thì phải đi theo quỹ đạo của CM VS, đồng thời Người còn xác định rỏ nhiệm vụ, mục tiêu và con đường phát triển đi lên của CM ở thuộc địa. Trước hết phải giương cao ngọn cờ chống đế quốc để giải phóng dân tộc để giành lại độc lập cho dân tộc. Tiến lên xây dựng thành công CNXH để tiếp tục sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

-Về lực lượng CM ở thuộc địa: HCM xác định lực lượng CM ỏ thuộc địa chính là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

+ Công nhân, nông dân lao động là lực lượng nồng cốt, trụ cột của CM, là chủ của CM. Họ là lực lượng nồng cốt do họ là nạn nhân bị áp bức bóc lột nặng nề, lực lượng chủ yếu của thời đại, họ chiếm số đông.

+ HCM xác định giai cấp tiểu tư sản trí thức họ là những người bạn của CM.

+ Phải tranh thủ lợi dụng, lôi kéo (có nguyên tắc không thỏa hiệp) bộ phận chung tiểu địa chỉ, tư sản thời đại về với CM.

Theo HCM phải xây dựng khối liên minh công nông trí để làm cơ sở thiết lập khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong mặt trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.

-Về mối quan hệ giữa CM VS ở chính quốc với CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa, HCM cho rằng giữa 2 loại hình CM này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bồ sung tác động

qua lại với nhau, trong đó CM ở thuộc địa nó có tính chất độc lập, không phụ thuộc CM ở chính quốc. Nó có thể nổ ra và giành thắng lợi trước CM ở chính quốc.

-Vấn đề đoàn kết quốc tế: HCM xác định có 3 vấn đề

+ CM VN là 1 bộ phận của CM thế giới. Tất cả những ai làm CM trên thế giới đều là đồng chí của nhân dân VN.

+ CM VN muốn giành thắng lợi phải tăng cường đoàn kết, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của tất cả các lực lượng CM trên thế giới.

+ CM VN muốn giành được thắng lợi thì phải nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường ko ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ từ phía bên ngoài.

-CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa muốn giành được thắng lợi thì phải thực hiện bằng con đường bạo lực CM bao gồm lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ tranh nhân dân. Phải tiến hành khỡi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng địa phương, tiến tới tổng khỡi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.

-CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa muốn giành được thắng lợi thì phải có Đảng CM lãnh đạo, Đảng có mạnh thì CM mới thành công. Đảng muốn mạnh thì trước hết Đảng phải có 1 học thuyết, 1 CN làm cốt, làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nang cho tất cả hoạt động của Đảng, của CM. Đảng muốn mạnh thì bản thân Đảng phải có 1 đội ngũ cán bộ trung kiên, bất khuất, 1 lòng, 1 dạ phụng sự tổ quốc, phụng sự quốc gia dân tộc. Đảng muốn mạnh thì bản thân Đảng phải có mối quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân.

Câu 3: Quan niệm của HCM về bản chất và mục tiêu của CNXH ở Việt Nam (chú ý đến động lực con người trong xây dựng CNXH)

1.Quan niệm của HCM về bản chất và mục tiêu của CNXH ở Việt Nam

-Về chế độ chính trị: theo HCM CNXH là 1 chế độ do nhân dân làm chủ, nhà nước phải páht huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động tính tích cực, sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.

-Trong chế độ do nhân dân làm chủ đó thì tất cả công dân đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước, có quyền kiểm soát đối với các đại biểu của mình, có quyền bãi miễn các đại biểu nếu như họ ko còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

-Về mối quan hệ giữa chính phủ với nhân dân, HCM xác định: trong nhà nước dân chủ, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân thì chính phủ là đầy tớ của nhân dân (phục vụ, chăm lo hạnh phúc cho nhân dân) "nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đổi mới chính phủ".

-Về vai trò, nghĩa vụ của người làm chủ (tức nhân dân) theo HCM đã là người làm chủ nhà nước thì "phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà, đã là người chủ phải biết tự mình lo toan gánh vác, ko ỷ lại, ko ngồi chờ".

Để thực hiện vai trò nghĩa vụ đó, HCM nhấn mạnh tất cả công dân trong Xã Hội đều có nghĩa vụ lao động, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, đồng thời tích cực học tập, nâng cao trình độ để xứng đáng là người chủ.

-Về nền kinh tế: theo HCM, CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sx hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sx chủ yếu nhằm ko ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

-Về văn hóa: theo HCM, CNXH là 1 Xã Hội vừa phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột có cuộc sống vật chất tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết tất cả khả năng sẵn có của mình

Theo HCM, VN - tư tưởng ko phụ thuộc một cách máy móc vào điều kiện sinh hoạt vật chất, vào mức sống mà có khi CN tư tưởng văn hóa phải đi trước 1 bước để dọn đường cho CM công nghiệp, dọn đường cho kinh tế Xã Hội phát triển.

+Nền văn hóa mà HCM chủ trương xây dựng là nền văn hóa lấy hạnh phúc của đồng bào, dân tộc làm cơ sở.

+ Văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng lười biếng, phù hoa, xa xỉ.

+ Văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng dân chủ độc lập tự do.

+ Văn hoa phải soi đường cho quốc dân đi, để thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ nói trên theo HCM: văn hóa phải XHCN về nội dung, dân tộc về hình thức, kết hợp tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

-Về Xã Hội: theo HCM, CNXH là 1 Xã Hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, ko làm ko được hưởng. Các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được sự giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

-Về con người: theo HCM, CNXH là công trình tập thể của nhân dân do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.

+ Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có con người XHCN, và con người XHCN theo HCM có những phẩm chất cơ bản sau đây:

•Phải là con người có tinh thần và năng lực làm chủ.

•Phải có đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

•Có kiến thức Khoa học kĩ thuật, nhạy bén với cái mới.

•Có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

•Phải là con người thiết tha với lý tưởng XHCN.

Với những quan niệm về con người mới XHCN cho nên HCM luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu xây dựng con người vì đó là nguồn lục quan trọng nhất để xây dựng thành công XHCN.

Tóm lại: quan niệm của HCM về xây dựng bản chất và mục tiêu của CNXH là 1 quan niệm khoa học hoàn chỉnh và hệ thống, quan niệm đó dựa trên cơ sở học thuyết Mac - Lenin và có bổ sung thêm 1 số đặc trưng phản ánh truyền thống và đặc điểm của VN.

2.Quan niệm của HCM về các động lực chủ yếu để xây dựng CNXH:

-Động lực theo HCM là bao gồm tất cả các nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Xã Hội trong đó động lực kinh tế, tinh thần, trong nước, ngoài nước. Tuy nhiên, theo HCM, xét đến cùng các động lực muốn phát huy được tác dụng thì đều phải thong quan con người do đó, HCM cho rằng động lực con người là động lực bao trùm, là động lực quan trọng nhất.

-Để phát huy động lực con người (xét trên bình diên cá nhân người lao động) theo HCM là phải thường xuyên quan tâm lợi ích chính đáng, thiết thực của người lao động bởi tất cả các hoạt động của con người luôn gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ, nhất là lợi ích kinh tế.

-Để phát huy đlực con người (xét trên bình diện cộng đồng) theo HCM phải quan tâm, chăm lo xây dựng khối đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc. Vì theo Người đây là đlực chủ yếu để phát triển đất nước, xây dựng thành công CNXH. Cái khối đại đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc theo HCM rất rộng, bao gồm công nhân, nông dân, trí thúc, lực lượng tư sản dân tộc, các tổ chức Xã Hội đoàn thể, các dân tộc và tôn giáo, đồng bào trong nước và kiều bào.

Câu 4: Quan niệm HCM về phẩm chất đạo dức cơ bản của con người VN trong thời dại mới (Vì sao phải tu dưỡng đạo đức suốt đời)

Theo HCM quan niệm có 4 phẩm chất:

1.Trung với nước hiếu với dân:

-HCM đã phân biệt rỏ về quan hệ đạo đức với phẩm chất đạo đức. Về quan hệ đạo đức thì mối quan hệ của mỗi người với đất nước, nhân dân, dân tộc mình là mối quan hệ lớn nhất. Về phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất. Để hiểu rỏ tư tưởng đạo đức trung với nước, hiếu với dân của HCM cần làm rỏ 2 khái niệm trung và hiếu trong tư tưởng đạo đức truyền thống của VN.

+ Chữ trung trước đây nghĩa là trung quân tức trung thành với vua mà trung thành với vua cũng như trung thành với nước vì vua với nước là một, vua là nước, nước là của vua.

+ Chữ hiếu trong truyền thống chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình con cái phải hiếu với cha me, ông bà.

-Trung với nước hiếu với dân theo quanniệm của HCM:

+ Trung với nước: là trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước của các thế hệ cha ông, nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước. Trung với nước trong tư tưởng HCM, đã có nội hàm mới là: trung thành với tổ quốc, với tổ tiên với dân và với sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân.

Từ nội hàm này giúp ta hiểu rỏ vì sao HCM lại nói, lại nhấn mạnh đến dân và nhân dân nhiều nhiư vậy: "Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đảng và chính phủ là đầy tớ nhân dân" chứ trong phải là quan của nhân dân để đè đầu cữi cổ nhân dân.

+ Hiếu với dân: là ko chỉ thương dân mà phải hết lòng phục vụ, chăm lo hạnh phúc cho nhân dân, phải gần dân, gắn bó với dân, kính trong và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc và để làm tốt chữ hiếu với dân HCM nhắc nhở người CM, cán bộ lãnh đạo phải nắm vững và thực hiện 4 chữ dân:

•Phải nắm vững dân tình

•Phải hiểu rỏ dân tâm

•Thường quan tâm đến việc cải thiện dân sinh

•Phải nâng cao dân trí.

Có được những đức tính ấy người CM, người cán bộ lãnh đạo sẽ được dân yêu, dân mến và kính trọng và đạo đức phẩm chất trung với nước hiếu với dân thoe HCM vừa kế thừa cái truyền thống dân tộc, vừa bổ sung để nâng lên tầm cao mới với những giá trị mới của nền đạo đức CM VN trong thời đại mới.

2.Yêu thương con người

-Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, tiếp thu tư tưởng nhân văn tiến bộ của nhân loại. HCM xác định tình yêu thương con người là 1 trong những phẩm chất cao đẹp nhất trong thời đại mới.

-Tình yêu thương con người thoe HCM là để dành cho mọi đối tượng.

+ Dành cho những người cùng khổ, người bị áp bức bóc lột

+ Để làm sao đất nước được độc lập, dân tự do, ai cũng được học hành, cơm ăn áo mặc, sung sướng.

+ Thể hiện trong mối quan hệ bạn bè đồng chí, anh em và giữa người với người trong quanhệ cộng đồng mọi người.

+ Nó cón được thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm, những người lầm đường lạc lối nay đã hối cải kể các đối với kẻ thù đã bị thương, bị bắt đã chịu quy hàng.

Chính tính yêu thương con người đó sẽ đánh thức những gì tốt đẹp ở trong mỗi con người mà HCM tin rằng ai cũng có ít hoặc nhiều.

-Tình yêu thương con người theo HCM là 1 phẩm chất đạo đức cao quý được xây dựng trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình 1 cách chân thành nghiêm túc giữa ~ người cùng lý tưởng cùng phấn đấu cho 1 sự nghiệp chung, nó hoàn toàn xa lạ với thái độ ko dám đấu tranh bao che sai lầm khuyết điểm cho nhau và càng xa lạ với thái độ yêun nên tột, ghét nên xấu.

3.Cần, kiệm, liêm chính chí công vô tư: (CKLCCCVT)

-Cần kiệm liêm chính:

Cần theo HCM là lao động cần cù siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh ko lười biếng, ko ỷ lại ko dựa dẫm

Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của của dân của nước của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ vì nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to.

Liêm: theo HCM là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, ko xâm phạm 1 đồng xu hạt thóc của nhà nước của nhân dân, phải trong sạch, ko tham lam, ko tham địa vị, ko ham tiền tài,ko tham sung sướng, ko tham người tâng bốc mình, chỉ có 1 thứ ham: ham học, ham làm, ham tiến bộ.

Chính: nghĩa là ko tà thẳng thắng, đứng đắn.

+ Đối với mính: ko tự cao, tự đại, luôn chịu khó, học tập, cầu tiến bộ.

+ Đối với người: ko nịnh hót người trên, ko xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà ko dối trá lừa lọc.

+ Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư việc nhà, đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kí được ko sợ khó khăn nguy hiểm, đã là việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm việc ác dù nhỏ máy cũng tránh.

-Chí công vô tư:

HCM cho rằng phải đem lòng CCVT mà đối với người với việc, khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ mình nên đi sau và lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ

-Theo HCM CKLCCCVT có mối quan hệ mật thiết với nhau:

+ CKLC sẽ dẫn đến CCVT, ngược lại đã CCVT 1 lòng vì nước vì dân thì nhất định sẽ thực hiện được CKLC.

+ Cần mà ko kiệm: chẳng khác nào gió vào nhà trống, là chừng nào xào chứng ấy sẽ dẫn đến ko lại hoàn ko.

+ Kiệm mà ko cần thì sản xuất được ít ko đủ dùng, ko thăng thêm, ko có phát triển và có khi Bác lại ví CKLC 4 đức của con người giống như 4 mùa của trời, đất có 4 phương.

+ Bồi dưỡng phẩm chất CKLCCCVT sẽ làm cho con người vững vàng trước mọi thử thác: giàu sang ko thể chuyển lay, uy vũ ko thể khuất phục.

4.Tinh thần quốc tế trong sáng:

-TTQT trong sáng theo HCM đó là tinh thành đoàn kết với giai cấp vô sản các nước, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, đoàn kết với nhân dân lao động các nước, đoàn kết với tất cả ~ tiến bộ trên thế giới vì hòa bình và công lý.

Tinh thần đoàn kết theo HCM là để nhầm vào mục tiêu to lớn của thời đại, hòa bình độc lập, dân chủ tiến bộ Xã Hội, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước các dân tộc.

-Tinh thần quốc tế trong sáng theo HCM gắn liền với tinh thần yêu nước chân chính. Nếu ko trong sáng, ko chân chính tức là CN hẹp hòi ích kỷ, CN nước lớn, CN biệt lập sẽ dẫn đến sự kỳ thị chủng tộc hoặc CN bành trướng bá quyền. Chính vì vậy, tinh thần quốc tế trong sáng theo HCM vừa là phẩm chất đạo đức, vừa là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc để thực hiện ~ mục tiêu to lớn của thời đại.

Vì sao phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:

Câu 5: Những luận điểm cơ bản của HCM về ĐCS VN

Có 7 luận điểm

1.ĐCS là nhân tố quyết định hàng đầu đưa CM VN đến thắng lợi:

Trước khi ĐCS VN ra đời ở nước ta đã có nhiều chính đảng, nhiều tổ chức chính trị xuất hiện để lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, rửa nổi nhục mất nước, thế nhưng rốt cuộc đều thất bại, nguyên nhân thất bại là do:

-Không có đường lối đúng

-Không tập hợp được sức mạnh nhân dân

-Không liên kết được với CM thế giới

Xuất phát từ quan điểm đó, HCM cho rằng: CM VN muốn giành được thắng lợi thì phải có 1 đảng CM chân chính lãnh đạo, đó chính là ĐCS

ĐCS VN ra đời trong phong trào CM của tầng lớp nhân dân, là người đại biểu trung thành với lợi tích của gccn của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN. Ngoài lợi ích nói trên, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Do đó, ĐCS VN có đủ uy tín và khả năng để tập hợp, lôi kéo các tầng lớp nhân dân đứng lên làm CM.

ĐCSVN được vũ trang bởi học thuyết Mac - Lenin 1 học thuyết khoa học và CM, do đó, Đảng có đủ năng lực và phẩm chất để đề ra đường lối CM đúng đắn, có khả năng tp lực lượng CM ở trong nước và đoàn kết các lực lượng CM trên thế giới để lãnh đạo CM đi đến thắng lợi.

2.ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp CN Mac - Lenin với phong trào yêu nước

Quy luật chung về sự ra đời của ĐCS ở các nước tư bản là công nhân đông, phong trào công nhân rất mạnh là sản phẩm sự kết hợp chủ nghĩa Mac - Lenin với phong trào công nhân.

Quy luật đặc thù về sự ra đời của ĐCS ở 1 nước thuộc địa nửa phong kiến (VN): công nhân ít (1.2% là công nhân trong Đảng) chỉ hơn 20 vạn người, phong trào công nhân nhỏ yếu, nông dân đông chiếm hơn 90%, phong trào đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân ở VN rất mạnh là sự kết hợp của chủ nghĩa Mac - Lenin và phong trào yêu nước.

Đây là một sáng tạo của HCM về sự ra đời của ĐCS ở 1 nước thuộc đại nửa phong kiến với sáng tạo này đã giúp cho CMVN giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, đồng thời giúp cho CM VN giương cao ngọn cờ dân tộc, truyền thống yêu nước của nhân dân VN. Cũng chính vì lẻ đó mà ngay từ khi ra đời ĐCS VN đã thực sự là Đảng của giai cấp công nhân của nhân dân lãnh đạo và của dân tộc VN, được cả dân tộc thừa nhận vai trò lãnh đạo của mình (của Đảng đối với CM)

3.ĐCS VN là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc VN:

ĐCS VN là Đảng của giai cấp công nhân (Đảng mang bản chất giai cấp công nhân). Theo HCM các quand điểm bản chất giai cấp công nhân của 1 Đảng CM không phải chỉ căn cứ vào thành phần xuất thân mà phải dựa vào các yếu tố sau đây:

-Dựa vào nền tảng tư tưởng của Đảng

-Nhiệm vụ, mục tiêu, đường lối CM của Đảng có thực sự vì độc lập dân tộc và CNXH không, có vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người không?

-Đảng có nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân không.

Căn cứ vào 3 yếu tố trên đối chiếu với ĐCS VN ta thấy ĐCS VN mang trong mình bản chất giai cấp công nhân, đó là bản chất CM và khoa học do đó nói ĐCS VN là Đảng của giai cấp công nhân.

ĐCS VN là Đảng của dân tộc VN:

-Theo HCM, ĐCS VN ra đời từ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân VN, Đảng là người đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc. Chính vì vậy giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc VN đều coi ĐCS VN là Đảng của mình, Đảng của dân tộc mình.

-Nói ĐCS VN là Đảng của dân tộc còn vì mục tiêu lý tưởng CM của Đảng của cả thời đại. Độc lập dân tộc, rửa nổi nhục mất nước là khát vọng của Đảng, cũng là khát vọng, ướng nguyện của cả dân tộc. Dân giàu, nước mạnh, Xã Hội công bằng - dc - văn minh là mong muốn của Đảng và cũng là mong muốn của thời đại. Rỏ ràng Đảng, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc VN đều gặp nhau ở mục tiêu lý tưởng CM.

-

4.ĐCS VN phải lấy chủ nghĩa Mac - Lenin làm cốt tức là làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng.

Học thuyết Mac - Lenin là 1 học thuyết khoa học và CM, nó là 1 học thuyết khoa học vì học thuyết này là trí tuệ của nhân loại. Nó giải thích tự nhiên, Xã Hội và tư duy theo quan điểm khoa học biện chứng có lý có tình. Nó là 1 học thuyết CM vì nó vạch ra con đường CM triệt để nhằm giải phóng con người. Nó định hướng đi cho nhân loại tiến tới 1 Xã Hội công bằng, văn minh, tiến bộ, không có người bóc lột người, ko có áp bức dân tộc, ko có chiến tranh; nhân loại sống trong hòa bình, bác ái. Do đó, HCM cho rằng, 1 Đảng CM chân chính phải lấy học thuyết này làm cơ sở, nền tảng đề ra đường lối đúng đắn cho CM

5.ĐCS VN phải được xây dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.

-Tập trung dân chủ

-Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

-Tự phê bình và phê bình

-Kỷ luật nghiêm minh và tự giác

-Đoàn kết thống nhất trong Đảng.

-

6.Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân, Đảng lãnh đạo - dân làm chủ phải thường xuyên chăm lo, cũng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân.

-Theo HCM Đảng ra đời từ trong phong trào công nhân của nhân dân, mục tiêu, lý tưởng CM của Đảng cũng là ước nguyện và khát vọng của nhân dân do đó Đảng vừa là người lý tưởng nhân dân để tiến hành sự nghiệp CM đó, vừa là người phục vụ chăm lo hạnh phúc cho nhân dân, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc, Đảng ko có lợi ích nào khác.

-HCM khẳng định: khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng cần phải ý thức sâu sắc hơn nữa quan điểm đầy tớ nhân dân tức là phục vụ nhân dân, chăm lo hạnh phúc cho nhân dân "chứ ko phải là người chủ của nhân dân, đứng trên nhân dân, đứng trên nhà nước, đứng trên pháp luật".

-Đảng phải thường xuyên chăm lo, cũng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân. HCM đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong lịch sử dân tộc VN cũng như trong lịch sử CM VN. Người coi sức mạnh của nhân dân là nhân tố vững chắc, là cội nguồn của tất cả thắng lợi của CM VN. "Nước lấy dân làm gốc, dễ 10 lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong". "Gốc có vững cây mới bền, xây lâu đài hạnh phúc trên nền nhân dân".

-Từ quan điểm về vai trò và sức mạnh của nhân dân nói trên, ĐCS cho rằng Đảng phải thường xuyên chăm lo cũng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, Đảng ko ở trên dân, mà Đảng ở trong dân, trong lòng dân. Ko phải chỉ có nước mới lấy dân làm gốc mà Đảng cũng phải lấy dân làm gốc vì chính cái gốc này đem lại nguồn sức lực vô tận cho Đảng.

Tính quan trọng giữa Đảng với dân: HCM cảnh báo mọi biểu hiện quan liêu xa rời dân đều làm suy yếu Đảng, suy yếu CM, đồng thời còn làm cho sự tồn tịa của Đảng ko có ý nghĩa nữa. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn tự đổi mới.

-Theo HCM xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ quan trọng của Đảng đối với CM, Đảng là người lãnh đạo CM, để xứng đáng với vai trò và nhiệm vụ đó thì Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn tự đổi mới để Đảng có sức mạnh lãnh đạo CM, để mỗi cán bộ Đảng viên ko ngừng nâng cao phẩm chất năng lực trước những yêu cầu của nhiệm vụ CM.

-Trong thực tiễn cuộc sống Xã Hội rất phức tạp, mỗi cán bộ Đảng viên đều chịu ảnh hưởng cả cái tốt và cái xấu, cái hay và cái dở ở Xã Hội, do đó chỉ trên cơ sở thường xuyên tự rèn luyện tự chỉnh đốn mới phát huy được cái hay, loại bỏ cái xấu, cái dở.

-Theo HCM trong điều kiện Đảng cầm quyền thì tính 2 mặt của quyền lực được biểu hiện rất rỏ:

+ Một mặt quyền lực có sức mạnh to lớn để cải tạo Xã Hội cũ, xdựng Xã Hội mới.

+ Mặt khác: quyền lực cũng có sức phá hoại rất ghê gớm vì rằng con người khi nắm quyền lực có thể thoái hóa bản chất rất nhanh chóng nếu họ đi vào con đường tham nhũng quyền lực, khi có quyền, họ lợi dụng quyền lực, lạm quyền, lậy quyền, đặc quyền đặc lợi, bất chấp tất cả. HCM cho rằng Đảng phải đặc biệt quan tâm để chỉnh đốn và đổi mới Đảng, vừa để Đảng có năng lực và sức mạnh lãnh đạo CM, vừa hạn chế, đẩy lùi, tẩy trừ tất cả tệ nạn do thoái hóa, biến chất gây ra.

-Thực tiễn CM luôn vận động và phát triển rất đa dạng và phong phú, vừa có thắng lợi vừa có khó khăn. Do đó, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới để nâng cao năng lực, bản lĩnh trí tuệ để Đảng thật sự xứng đáng với vài trò lãnh đạo CM

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: