Part 2: Cuộc sống học đường
Nói đi cũng phải nói lại, mọi người cứ bảo " trời ơi học hành mệt quá", "trời ơi sao phải đi học chi cho cực vậy", "trời ơi, thà đi làm kiếm tiền nuôi thân còn sướng hơn chứ đi học được gì đâu, đi học giờ không lẽ đi mua cá lại bảo:
-Bán cho con √3^2 con cá với 1/2! trái cà chua với log3/4 quả cà tím hả ?
Nhưng đâu ai hiểu thấu được rằng nếu chúng ta không học, chúng ta liệu có sự nhạy bén trong cách suy nghĩ hay không ?, liệu ta có được tiến bộ về mặt tinh thần hay không, hay liệu ta có thể có những tình bạn mà chỉ khi đi học, ta mới tìm được những người bạn đáng trân quý ấy, những người bạn mà ta tìm kiếm mấy lâu, những người bạn "cùng sinh ra tử, hoạn nạn có nhau" hay những kỉ niệm dù muốn kiếm cũng khó mà tìm được.
Bởi thế, nếu có thể đi học, bạn hãy hạnh phúc vì điều đó vì có rất nhiều người dù muốn đi học thôi cũng đã là ước mơ rồi, thế nên chúng ta hãy vui lên nhé, đừng xem học là khổ, đừng xem trường học là nơi của 4 bức tường như nhà ngục mà hãy xem nó là nơi ta sẽ đi qua và trưởng thành hơn, nơi mà ta tạo dựng các mối quan hệ sau này, nơi khiến con tim ta rung động bởi những mối tình tuổi học trò mà lúc ta lớn lên khi nhớ lại sẽ khiến mình thở dài: "Hazzzz, thuở còn trẻ".
Một cuộc sống học đường nó sẽ thú vị như thế nào ?
Tôi sẽ kể cho bạn nghe về những điều ấy:
---Giật đồ, đánh nhau, hút chích, chill cần, cắn kẹo, keo chó, v.v...
.
.
.
.
.
.
.
.
Đó là mấy thứ sẽ không hề có trong cái thú vị mà tôi nói nhé 😛
Thiệt ra nếu phải nói điều thú vị nhất đó chính là tôi chưa có bồ đến tận thời điểm này 😂😂😢😢
Nhưng thôi!! Biết sao giờ, người ta nói có "có duyên ắt có nợ" mà duyên thì có, nợ tiền cũng nhiều mà sao chưa có bồ méo hiểu, nhưng thôi, tạm gác qua bên, tôi sẽ kể cho bạn nghe những điều thú vị khác.
Cấp 1: thật sự nó cũng không có nhiều thú vị lắm, vì lúc đó tôi còn nhỏ, nên chỉ nhớ vài điều thôi: lớp 1 thì là một hs chăm, ngoan, học tốt mà mấy ai biết ngày đầu đến lớp, tôi khóc như chưa từng được khóc, mặc dù mẹ đã dỗ rất nhiều nhưng vẫn cứ khóc, rất là sợ luôn, nhưng sau khi được cho 2 ngàn...
Tôi nín.... Sau một hồi chiêm nghiệm lại "lấy tiền làm gì trong khi sắp tới nơi xa lạ mà mình chả biết" thế rồi đăm ra khóc tiếp, mà sau một hồi cũng đã bình tĩnh mà vô học( vẫn còn hơi hức hức tí) nhưng Ok, cũng ổn. Ngày đầu đâu dám nói chuyện vs ai đâu, qua ngày sau thì.. Con nít mà, quay xuống thằng bạn dưới, ngoái cổ lên thằng bàn trên, trò chuyện vs đứa cùng bàn, ôi kết bạn sao easy vậy!!! Phải nói nể mình hồi nhỏ thiệt. Nhưng hồi đó chỉ biết học với ngủ thôi, ăn chơi thì cũng khá được, nói chung lớp 1 khá hiền, cuối năm đạt hs xuất sắc. Hãnh diện vê lờ.
Thế là lớp 2 cũng tới: tôi bắt đầu đi tập võ, nói cho nghe oai chứ hồi đó thấy coi phim người ta đánh nhau hay quá, thành ra bữa đi chùa thấy có dạy võ, mẹ kêu muốn học không mẹ đăng kí, trời, đang nghiền mà nên chơi luôn, thế là những ngày đầu học võ của tôi bắt đầu( võ cỗ truyền nha ) và kết thúc sau khi tôi học lớp 3. Về quá trình thì chắc cũng như bình thường thôi, múa quyền xoạt xịch các kiểu rèn body săn chắc, hồi đó ốm như cò ma vậy, riết rồi bị nói "mày có chơi sì ke không sao ốm dữ vậy", rồi cái lúc lớp 5 mập ấy thì lại bảo "mày ăn uống điều độ lại nha thấy mày mập sắp béo phì rồi đấy" ☺ thế rồi ừm... Cũng giảm, do 1 phần là lúc đi khám bs kêu bị gan nhiễm mỡ cấp độ 2, cứ tưởng mình sắp đi rồi nhưng không phải, chỉ cần ăn uống bình thường thì sẽ như cũ, thử hỏi xem hồi đó ăn thịt kho tàu, ăn nguyên cục có mỡ mà dày gấp 2 lần thịt, cắn ăn ngon lành, hỏi sao không bị được, nên nhờ đó mà nghỉ ăn luôn, kiên cử các kiểu để lên lớp 6 ốm như cũ, mặt mày ngon lành, mà tội cái tuổi dậy thì nó lên, tùm lum trên mặt hết( và đó cũng là một lý do khiến tôi Ế đó, ừm ), và vẫn sau đó, tôi lại bị nói "nhớ hồi đó mày mập lắm mà, sao giờ ốm dữ vậy"☺ thôi dẹp, mệt mỏi thiệt sự, bởi thế nên mới thả luôn, chả quan tâm nữa, riết rồi thấy cuộc sống khó khăn thiệt. Thôi thì cứ thế đi, sống cho mình đi, đừng quan tâm người ta nghĩ gì về mình nữa, hãy biết quý trọng mình hơn chút, rồi ta sẽ thấy được những điều tốt đẹp....
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro