Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tu Tập Lục Tự Chân Ngôn

do sự lưu truyền rộng rãi nên tùy theo Tín ngưỡng và căn tính của từng địa phương mà cách thức tu trì “Lục Tự Minh chú” có nhiều sự sai khác. Đại đa số giáo đồ Phật giáo thường trì niệm Lục Tự Minh chú để cầu xin Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ban rải thần lực cứu khổ trừ mê, diệt trừ sợ hãi hoặc cầu nguyện thác sinh về cõi Cực Lạc theo phương pháp phổ thông là Lần chuỗi trì chú, Chuyển pháp luân trì chú, Quán tưởng trì chú.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TU TRÌ LỤC TỰ MINH CHÚ

Do sự lưu truyền rộng rãi nên tùy theo Tín ngưỡng và căn tính của từng địa phương mà cách thức tu trì “Lục Tự Minh chú” có nhiều sự sai khác. Đại đa số giáo đồ Phật giáo thường trì niệm Lục Tự Minh chú để cầu xin Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ban rải thần lực cứu khổ trừ mê, diệt trừ sợ hãi hoặc cầu nguyện thác sinh về cõi Cực Lạc theo phương pháp phổ thông là Lần chuỗi trì chú, Chuyển pháp luân trì chú, Quán tưởng trì chú.

( Hệ Mật giáo Ấn Độ thường dùng âm thanh trì chú phối hợp với sự điều hòa hơi thở để thanh lọc thân tâm hoặc quán tưởng chữ PHẠN an bố trên thân thể nhằm khai mở luồng sinh lực tiềm ẩn trong các luân xa để hòa nhập cùng năng lực vũ trụ.

( Hệ Mật giáo Nhật Bản cho rằng: Vì Đại nguyện Từ Bi muốn cứu bạt khổ não cho tất cả chúng sinh trong 06 nẻo luân hồi nên 06 chữ trong Tâm chú của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã hóa thành 06 vị Quán Âm là 06 Tôn của 06 nẻo.

a) OMÏ hóa hiện thành Như Ý Luân Quán Âm là Hóa Tôn của Thiên Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Namo Ratnatrayàya.

Namahï Àrya avalokite ‘svaràya Bodhisatvàyà , mahà satvàya , mahà karunïikàya.

Tadyathà: Omï cakra vartti Cintamanïi mahà padme ruru tisïtïa jvala akarsïaya hùmï phatï svàhà.

+ Như Ý Luân Tâm chú là:

Omï Padma cintamanïi jvala hùmï

+ Như Ý Luân Tùy tâm chú là:

Omï Varada padme hùmï

b) MA hóa hiện thành Thập Nhất Diện Quán Âm, là Hóa Tôn của A Tu La Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Omï – Ruhe ‘svara – hrìhï

c) NÏI hóa hiện thành Chuẩn Đề Quán Âm, là Hóa Tôn của Nhân Gian Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Omï – Cale Cule Cudhe - svàhà

d) PAD hóa hiện thành Mã Đầu Quán Âm, là Hóa Tôn của Súc Sinh Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Omï – Amrïta udbhava hùmï phatï

e) ME hóa hiện thành Thiên Thủ Quán Âm, là Hóa Tôn của Ngạ Quỷ Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Omï – Vajra dharma – hrìhï

f) HÙMÏ hóa hiện thành Thánh Quán Âm, là Hóa Tôn của Địa Ngục Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Omï – Arolik – svàhà

Vì mỗi Tôn Hình là một biểu tượng của sự giải phóng tùy theo tâm trạng và trình độ của mỗi người, đồng thời âm thanh phát ra đúng cách có thể tạo ra các quyền năng siêu hình ảnh hưởng đến cõi giới xa xăm nào đó, nên ngoài việc trì tụng Lục Tự Minh chú, giáo đồ Mật giáo Nhật Bản còn quán tưởng 06 chữ Chân ngôn biến thành 06 vị Quán Âm để tu pháp Tức Tai, Tăng Ích, hoặc Giáng Phục.

( Tại Trung Hoa, các vị Đạo sư Mật giáo thường truyền dạy phương pháp “Định tâm niệm chú” nghĩa là tập trung tâm ý chuyên chú vào một đối tượng để loại trừ Tâm Tán loạn. Theo cách này, hành giả cần phải giữ gìn thân tâm cho trong sạch, cữ ăn Ngũ Tân (hành, hẹ, tỏi, nén , hưng cừ) và các vị tanh hôi. Lại phải phát tâm Bồ Đề, khởi lòng Đại Bi, chí thành quy y Đức Quán Thế Âm. Tu tập như vậy lâu dần thì tai họa tiêu tan, cầu gì được nấy. Ngoài ra các vị Đạo sư còn khuyên dạy phương pháp “Tán Tâm niệm chú” nghĩa là có thể trì niệm lục Tự Minh chú bất cứ lúc nào (đi, đứng, nằm, ngồi), bất cứ chỗ nào, bất cứ đang làm việc gì … nhằm gieo duyên với Đức Quán Thế Âm và loại trừ dần dần tâm ý tà bậy.

_ Nhiều hệ phái vô vi Trung Hoa đã sử dụng câu chú “ÁN MA NI BÁT DI HỒNG, HỒNG RỊ BÁT MA NI ÁN” hoặc “ÁN MA NI BÁT DI HỒNG, HỒNG DI BÁT NI MA ÁN” kèm với sự quán tưởng linh phù để liên hệ với mẹ Sinh mẹ Độ và tương ứng với các vị Thần Thánh để cầu xin Bí pháp tu tập.

_ Hoặc có hệ phái an bố Lục Tự Minh chú để luyện pháp TỊNH THÂN như sau:

Đứng ngay thẳng, tay trái: ngón cái vịn đầu ngón trỏ thành hình cái vòng, duỗi thẳng các ngón còn lại và buông xuôi theo thân mình. Tay phải kết Ấn Cam Lộ án theo từng bộ vị từ lỗ rốn, bên trái rốn, bên trên rốn, bên phải rốn, bên dưới rốn, cổ họng. Mỗi nơi mỗi đọc Chân Ngôn.

(1) ÁN Ngô Thân Tỳ lô Giá Na Phật.

(2) Ma Ngô Thân Bất Động Phật

(3) NI Ngô Thân Bảo Sinh Phật

(4) BÁT Ngô Thân Vô Lượng Thọ Phật

(5) DI Ngô Thân BẤt Không Thành Tựu Phật

(6) HỒNG Ngô Thân Đại Thế Chí Kim Cương.

_ Hoặc có hệ phái dùng Lục Tự Minh chú để bồi dưỡng khí lực, trị liệu bệnh tật.

+ Theo giáo sư Lâm Vân (Trung Hoa) để cứu chữa cơ thể đang bị suy nhược bệnh hoạn thì có thể sự dụng 06 âm của Lục Tự Minh chú kèm với 06 màu chính, thành phương pháp bồi dưỡng khí lực, gọi là LỤC ĐOẠN THIỀN.

Phải theo đúng Pháp: Bắt quyết tĩnh tâm (Tay trái đặt trên tay phải, hai bàn tay đều để ngửa, hai ngón cái chụm lại xấp thẳng đứng một góc vuông vắn với lòng bàn tay). Niệm thần chú Tĩnh tâm (GATE , GATE , PÀRAGATE , PÀRASAMÏGATE , BODHI , SVÀHÀ). Sau đó ngồi yên lặng, điều hòa hơi thở, hít vào thở ra thật sâu, đủ 8 hơi ngắn 01 hơi dài (cả thảy là 9 lần).

Quán tưởng hai bàn chân có hai mặt trời nhỏ đang tỏa ánh sáng và hơi nóng khiến gót chân nhận biết được. Từ đó hai tia nắng trắng tinh mang âm ÚM (OMÏ) từ dưới gan bàn chân nhập vào thân xác.

Tia nắng trắng tinh xuyên qua hai đầu gối, biến thành hai tia nắng màu hồng mang âm MA (MA).

Tia nắng hồng xuyên qua hai đùi đến vùng xương chậu. Đến nơi rồi hóa thành tia nắng màu vàng, mang theo âm NI (NÏI).

Tia nắng vàng đi đến vùng dưới rốn 3 phân (Huyệt Đan Điền ) biến thành tia nắng màu xanh lục, mang theo âm BÁT (PAD).

Tia nắng xanh lục chầm chậm lan đến bụng dưới, tim, phổi, vùng trước ngực, rồi dừng lại ở vùng cổ họng, biến thành màu xanh da trời mang theo âm MÊ (ME).

Tia nắng xanh da trời phóng tới vùng đỉnh đầu, tràn ngập não bộ, đi đến giữa trán (Tam tinh). Đến đây tia nắng xanh da trời biếnt hành màu đen, khắp cả vùng đầu đều nghe được âm HỒNG (HÙMÏ).

Lập lại 06 âm của Thần chú, đủ 9 lần.

+ Trong quyển “Tạng Mật Tinh Yếu” do học giả KHƯU LĂNG (Trung Hoa) biên soạn. Để điều trị bệnh tật thì có thể sử dụng Lục Tự Chân ngôn chính âm, Lục Tự Chân ngôn biến âm, Lục Tự Chân ngôn Quyền pháp.

a) Lục Tự Chân Ngôn chính âm:

ÁN, MA, NI, BÁT, DI, HỒNG, SẮC

(OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – SA)

Chữ ÁN (OMÏ) thuộc A Tự Môn của Phạn văn, là đầu của tất cả TưÏ mẫu, chiếm sự khởi đầu của cách phát âm, tức là cái bắt đầu của Lục Tự, là cội nguồn của Trí Tuệ khoái lạc. Tiếng ấy được phát ra từ huyệt Khí Hải (dưới rốn 5cm) men theo mạch NHÂM đi thẳng lên đến vùng cổ họng (Hầu bộ). Há miệng hơi chúm lại, đi ra ở khoang mũi (Tỵ xoang) có âm thanh Úm Úm. Tiếng đó trên đầu, ngay trong miệng chuyển vòng lại tràn đầy 7 khiếu. Nếu có bệnh về mắt (Mục tật) thì trợn mắt cho khí đi ra. Nếu bị viêm tai (Nhĩ viêm) ắt rung lắc tai để khử bỏ bệnh điếc. Nếu bị viêm mũi (Tỵ viêm) có thể ấn một lỗ mũi cho khí đi ra. Nếu bị choáng váng đầu, căng thẳng não đau đầu, thiên đầu thống thì dẫn khí lên đầu, liền hướng xuống dưới cho khí đi ra.

Chữ MA (MA) là mở âm của miệng họng (Khẩu hầu âm). Lúc khởi âm trước tiên mím môi sau đó mở môi ra, âm thanh rung ở cổ họng, huyệt Thiên Đột phát tê, lan dần đến hai cánh tay cho đến hai lòng bàn tay phát tê thì có thể trịliệu bênh: viêm họng, ho khạc, viêm khớp vai, đau ê ẩm hai cánh tay.

Chữ NI (NÏI) là âm của đầu lưỡi, chảy rót vào trái tim, khiến đất tâm sáng tỏ (Tâm địa quang minh). Lúc phát âm này, hai cánh tay ôm vùng trước ngực, âm thanh chấn động lồng ngực bắn ngược vào lòng bàn tay khiến cho hai huyệt Lao Cung phát tê. Trị liệu bệnh: động tim, nóng ngực, bệnh phổi, cao huyết áp, và hoành cách mạc ( lớp da mỏng nằm khoảng giữa ngực và bụng). Dùng cách trên để trị bệnh về nội tạng.

Chữ BÁT (PAD) là âm môi. Trước tiên ngậm miệng, sau đó mở miệng. Hai lòng bàn tay đối trước bụng, Nội khí từ phía trước Đan Điền nhập vào, sau đó từ Đan Điền đi ra, Mệnh Môn và xương sống lưng đều có cảm giác ấm áp. Trị bệnh : đau eo, viêm thận, viêm xương sống …

Chữ Di (Me) lúc phát âm thì hơi mở miệng, âm ở dưới lưỡi, tiếng hướng xuống dưới. Nội khí men theo Mạch ĐÁI chuyển động, Tiểu phúc (Bụng dưới) hơi có cảm giác chấn động. Chủ trị bệnh: Hạ tiêu (Miệng trôn của Bàng Quang), viêm gan, viêm ruột, đầy bụng …

HỒNG SẮC (HÙMÏ – SA) liên kết hai tiếng để tiện dùng. HỒNG (HÙMÏ) đồng với phương pháp phát thanh của Tinh Khí, chủ yếu là dẫn khí đi lên, đến cổ họng liền chuyển xuống dưới, phát ra âm thanh SẮC (SA) là âm lưỡi cuốn lại, hơi mở miệng. Khi men theo hai đùi đi xuống dưới, thẳng đến huyện Dũng Tuyền, hai đầu gối hơi cong. Chủ trị bệnh : đau bắp đùi, viêm khớp. Ngoài ra còn có tác dụng Thu âm và hạ tả (bệnh tiêu chảy).

b) Lục Tự Chân ngôn biến âm:

Âm có thuận có nghịch, thuận là chính âm, Lục Tự Chân ngôn đều là chính âm. Do chính, nghịch chuyển là Biến âm, phần lớn là Thổ âm (âm địa phương). Chính âm so ra ôn hòa, bổ tả đều thích hợp. Phàm bệnh khí phần nhiều đều thuộc Lương khí (khí mát mẻ). Lúc chuyển ôn hòa thì cũng là lúc bệnh tình chuyển biến tốt.

Cái phát của Biến âm, phần lớn là Lương khí. Phàm bệnh tật có lúc chống lại nhiệt, viêm mà sinh ra nóng sốt liền dùng khí mát khử bỏ lửa ấy. Thực tiễn chứng minh có hiệu quả nhất định.

Biến âm có: Ô, Mẫu, Lỗ, Bổ, Phổ, Sắc.

Ô (Wu, đọc là Gu) tức là biến của âm ÁN (OMÏ). Từ khẩu hình (hình dạng của các miệng) vốn có lại làm cho như hình cáimiệng mím sâu, tựa như ngậm mà chẳng phải ngậm, miệng chỉ để một lối nhỏ phát ra tiếng. Ngay lúc viêm gan đang thịnh vượng, mắt đỏ hồng là lúc hỏa khí kết uất ở bên trong, có thể dùng chữ này để tiêu trừ. Đối với chứng miệng lưỡi sinh ung nhọt cũng có hiệu quả.

Chữ MẪU (Mu, đọc là Mù) là biến của âm MA (MA). Do ban đầu mở miệng phát ra tiếng, lại chuyển thành âm của miệng mím môi lại. Nếu bị phiền nhiệt, ho khạc không dứt, phát âm này một lần, tức thời có thể khỏi bệnh.

Chữ LỖ (Lu, đọc là Lù) là biến của âm NI (NÏI). Hai chữ LỖ, NI đều có thể trị bệnh tim, phổi. Chữ NI là âm đầu lưỡi, chữ LỖ là âm chụm miệng. Chữ NI có thể hướng xuống bên dưới (Hạ giáng) mà chữ LỖ có thể hướng đi lên trên (Thượng thăng). Tức chữ NI dùng để giáng Tâm hỏa, chữ LỖ dùng để làm trong mát sức sống của phổi (Thanh phế nhiệt).

Chữ BỔ (Bu, đọc là Bù) là biến của âm BÁT (PAD), khẩu hình là âm của môi miệng ngậm, hay giải sức nóng của Tỳ vị.

Chữ PHỔ (Pu, đọc là Phù) là biến của âm DI (ME) khẩu hình là âm của môi miệng ngậm, cóhiệu quả trị liệu bệnh Tiện tích (Táo báo).

Chữ SẮC (Chì, đọc là Chứ) đồng với chính âm trước kia (SA) chẳng vượt qua điều lúc trước, là âm của lưỡi cong lại rồi sau đó là âm của đầu lưỡi. Công dụng là giáng cái Du tà của Tam Tiêu, Thông Thiện triệt địa, bài trừ tất cả bệnh Tà.

Lục Tự Chân ngôn,một âm một chữ đều có sở thuộc. Đối với thân con người tương ứng từng vùng bị bệnh, từ cái đầu cho đến bàn chân, thứ lớp rõ ràng. Nếu bệnh có phản ứng ở 2 vùng bệnh liền lấy 2 chữ tương đương mà phát ra tiếng. Nếu như có 3 vùng bệnh thì chạm 3 chữ phát thanh. Nếu bị nhiều loại bệnh tật hì có thể trị liệu toàn diện. Nếu bị nhức đầu, tiêu chảy, đau chân chì dùng 3 chữ ÁN, Di, Sắc (OMÏ, ME, SA) mà phát thanh.

Phát ra tiếng lớn nhỏ cũng có chỗ không giống nhau. Như tiếng của Tinh, Khí, Thần có thể phát to một chút.

Sáu chữ Chân ngôn, có lúc cần nhu hòa, có thể chọn cách phát âm vừa phải, có lúc có thể mặc niệm (niệm thầm) hoặc niệm nhỏ tiếng, một lần phát thanh với thời gian dài thì hiệu quả tốt nhất.

Cách phát thanh của Tạng ngữ có tính hồi chuyển, tính hòa chiến (rung ngân). Đây là đặc điểm của nó, so với ngôn ngữ khác thì có ưu điểm lớn.

c) Lục Tự Chân ngôn Quyền pháp:

.) Chính âm Quyền pháp:

Chữ ÁN: Đứng thẳng, 2 ống chân để ngang nhau, thân ngay ngắn, hai tay nắm quyền, úp lại để 2 bên háng (chỗ 2 đùi liền với mông) đứng yên lặng khoảng nửa khắc (7 phút rưỡi) buông mở bàn tay, hướng lòng bàn tay lên trên, 2 ngón giữa đối nhau, thong thả chậm rãi nâng lên theo trước ngực. Nội khí mên theo Mạch Nhâm đi lên đến huyệt Thiên Đột. Từ cổ họng phát ra tiếng ÁN (OMÏ). Ngay trong miệng có âm thanh chuyển vòng rung động. Liên tiếp phát 3 lần, mỗi lần buông tay xuống sau đó liền nâng tay lên.

Chữ MA: Hướng 2 lòng bàn tay vào bên trong đối ngay bằng với Hầu đầu (cục xương gồ lên ở cổ họng) phát ra tiếng MA (MA) kèm theo sự rung động của thân thể. Hai tay theo nhau dần dần hướng ra bên ngoài bung mở, 2 lòng bàn tay có sự chấn động, lòng bàn tay phát tê. Cứ như thế, khai hợp 3 lần.

Chữ NI: Hai tay hướng trước ngực ôm vòng, phát ra tiếng Ni (NÏI), lồng ngực có sự chấn động. Liên tiếp phát 3 lần, cánh tay tùy theo mà khia hợp 3 lần.

Chữ BÁT: Hai lòng bàn tay đối ở bên dưới huyệt Đan Điền, ý niệm trụ ở Huyệt Mệnh Môn, phát ra tiếng BÁT (PAD), Mệnh Môn và cột sống lưng có cảm giác ấm áp. Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ DI: Hai lòng bàn tay đối ở bên dưới huyệt Đan Điền, phát ra tiếng DI (ME) men theo Mạch Đái mà chuyển động. Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ HỒNG, chữ SẮC: Hai tay hướng 2 lòng bàn tay lên trên rồi nâng lên, dẫn động Nội khí đến cổ họng rồi phát ra tiếng HỒNG (HÙMÏ). Lật ngược lòng bàn tay hướng vào bên trong, đầu ngón tay hướng xuống dưới, theo liền đó phát ra tiếng SẮC (SA) đồng thời 2 đùi hơi co lại, ngón tay hướng xuống dưới, ngón hướng về ngón chân, ý hệ thủ huyệt Dũng Tuyền. Liên tiếp phát 3 lần.

.) Biến âm Quyền pháp:

Chữ Ô đồng với thế tay của âm ÁN, phát ra tiếng Ô (GU). Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ MẪU đồng với thế tay của âm MA, phát ra tiến MẪU (MÙ). Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ LỖ đồng với thế tay của âm NI, phát ra tiếng LỖ (LÙ). Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ BỔ đồng với thề tay của âm BÁT, phát ra tiếng BỔ (BÙ). Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ PHỔ đồng với thế tay của âm DI, phát ra tiếng PHỔ (PHÙ). Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ SẮC (CHỨ): Thế tay là hướng 10 ngón xuống dưới, đối chuẩn với 10 ngón chân. Liên tiếp phát ra tiếng 3 lần.

Thu công: 1 phóng ra, 2 thu vào, 3 dừng lại.

1 phóng ra, 2 thu vào, 3 dừng lại.

1 phóng ra, 2 thu vào, 3 dừng lại.

Ngoài ra, trong quyển “Tạng Mật Tinh Yếu” học giả KHƯU LĂNG còn biên soạn cách tu “Quán Thế Âm Bồ Tát pháp” là:

Quán Thế Âm Bồ Tát được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian, người ta cho rằng Quán Thế Âm có đủ Tâm tính Đại Từ Bi, Ngài cứu độ chúng sinh không hề có hạn lượng. Nhân đó, lưu truyền hình tượng của Ngài trong dân gian rất nhiều, danh xưng cũng rất nhiều, nên gốc rễ pháp tu này là dùng sự hoạt dụng làm chủ. Pháp tu như sau:

a) KẾT ẤN:

- Liên Hoa Hợp chưởng Ấn: 2 tay hợp 10 ngón, sau đó giương mở như hoa sen hé nở, chỉ có 2 ngón cái và 2 ngón út cùng chạm dính nhau (Theo người dịch thì Ấn này có tên là BÁT DIỆP LIÊN HOA ẤN).

- Quán Âm Ấn: Hai tay nội phộc, rồi dựng thẳng ngón cái phải. (Theo người dịch, đây là LIÊN HOA BỘ TÂM ẤN).

- Bạch Y Quán Âm Ấn: 2 tay Nội phộc, hướng 2 ngón trỏ lên hư không dựng thẳng, chẳng để chạm dính nhau.

Vì Quán Âm Bồ Tát phân thân rất nhiều nên Tay Ấn cũng nhiều. Với các Ấn trên có thể chọn lấy một loại như Liên Hoa Hợp chưởng có thể dùng làm Ấn thông dụng của Quán Thế Âm. Tay Ấn đặt trước ngực.

b) QUÁN TƯỞNG:

Tốt nhất là tưởng niệm hình tượng Quán Âm mà tự mình đã nhìn thấy. Quán tưởng tráitim của mình hoá thành vành trăng bắn ra một đường ánh sáng trắng bay lên hư không, biến hóa thành một TÔN Tự Tính Quán Âm, thân màu trắng khoác áo dài (Thiên y) trang sức bằng vật báu và anh lạc, ngồi trên đài sen, trang nghiêm hiền từ, có vô lượng ánh sáng trong suốt màu trắng bắn chiếu ra, có thể quán tưởng Lục Tự Đại Minh chú vây quanh Đức Quán Âm phóng tỏa ánh sáng.

c) Y THEO PHÁP KHÍ QUÁN ĐỈNH:

Nếu Đức Quán Âm có tay cầm viên Minh châu thì viên Minh châu hóa thành một tia sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.

Nếu Đức Quán Âm có tay cầm Quyển Kinh thì Quyển Kinh hóa thành một tia sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.

Nếu Đức Quán Âm có tay cầm Hoa sen thì Hoa sen hóa thành một sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.

Nếu Đức Quán Âm có tay cầm Tịnh Bình thì Tịnh Bình cam lộ hóa thành một tia sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.

d) TỤNG TÂM CHÚ:

.) Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm chú:

“Úm Ma Ni Bái Mê Hồng” (108 lần)

( OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ )

.) Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm chú:

“Úm Ma Ni Bái Mê Hồng Xá” (108 lần)

( OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – SA)

Hai chú này đều thông dụng, nên chọn lựa một câu.

Quán tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thành một điểm nhỏ màu trắng nhập vào đỉnh khiếu (huyệt Bách Hội) thuận theo mạch chính giữa (Trung Mạch) đến ngồi ở đài sen trong trái tim của Hành giả, liền phóng lớn tương đương với màu giống của Thân Hành giả. Hành giả tức là Quán Thế Âm, Quán Thế Âm tức là Hành giả, không hai không khác.

e) NHẬP ĐỊNH:

Vô tư vô niệm địa, nhập vào Tam ma địa của Quán Thế Âm Bồ Tát (Tay kết Định ấn).

Trọng điểm của Pháp này vẫn là quán tưởng mặt trên, có thể dùng Pháp khí cầm tay của Quán Âm rồi quán tưởng hóa thành ánh sáng. Nếu không có Pháp khí thì có thề dùng tay Ấn hóa thành ánh sáng.

_ Một số vị Đạo Sư lại vận dụng màu sắc kèm theo hình thức vị trí của 6 chữ của Minh Chú để hình thành Pháp tu

.) Tức Tai (‘Sàntika) là Pháp làm tiêu trừ các loại bệnh nạn, việc ác của thân mình hoặc người khác. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu trắng

.) Tăng Ích (Pusïtïika) là Pháp tu tăng ích về Trí Tuệ, Phước Đức, thọ mệnh cho mình và người khác. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu vàng.

.) Kính Aùi (Va’sikakaranïa) là Pháp tu cho mình và người khác được chư Phật, Bồ Tát gia hộ ; hoặc muốn được Quân Vương và mọi người yêu thương giúp đỡ. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu đỏ.

.) Giáng Phục (Abhicàruka) là Pháp tu chiết phục các nhóm ác, hoặc điều phục các người ác và Quỷ Thần. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu đen.

.) Câu Triệu (Akarsïanïi) là Pháp triệu thỉnh Bản Tôn hay chư Quỷ Thần. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú là màu tạp sắc.

Khi tu nhằm lợi ích cho tự thân mình thì thờ phượng và quán đồ hình là:

Khi tu nhằm lợi ích cho người khác thì phụng thờ và quán đồ hình là:

Khi tu nhằm lợi ích cho mình và người khác thì phụng thờ và quán đồ hình là:

_ Mật Giáo Nepal đã vận dụng 12 hình thức ứng hóa cùa Bồ Tát Quán Thế Aâm theo 12 tháng Aâm Lịch trong năm để thực hiện Pháp Tu mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.

Tháng Giêng (Dần): Simïhanàda Loke’svara

Tháng Hai (Mão): Padmanrita Loke’svara

Tháng Ba (Thìn): Hariharihari Vahana Loke’svara

Tháng Tư (Tỵ): Trailokya Vasankari Loke’svara

Tháng Năm (Ngọ): Rakta Loke’svara

Tháng Sáu (Mùi): Nìlakanïtïha Loke’svara

Tháng Bảy (Thân): Màyàjàla Loke’svara

Tháng Tám (Dậu): Karanïdïavyùha Loke’svara

Tháng Chín (Tuất): SïadïaKsïarì Loke’svara

Tháng Mười (Hợi): ‘Srìmat Loke’svara

Tháng Mười Một (Tý): Halahalahala Loke’svara

Tháng Mười Hai (Sửu): Khasàrpanïa Loke’svara

Trọng yếu của Pháp tu này chính là Pháp Tứ Vô Lượng Tâm của Bồ Tát Quán Thế Aâm và được phân làm hai giai đoạn:

_ Giai đoạn tự giác (Xả, Hỷ, Bi, Từ):

.) Xả :Hành Giả cần phải biết buông bỏ những điều bất thiện và luôn luôn thực hành điều thiện nhằm lập công bồi đức. Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự làm giảm bớt thế lực chi phối của tâm Tham và tâm Nghi đồng thời phát khởi tâm buông bỏ vòng sinh tử khổ đau

.) Hỷ: Hành Giả cần phải biết vui với sự thành công của người khác nhằm diệt trừ tâm đố kỵ , nuôi dưỡng tâm bình đẳng và phát tâm xấu hổ để tiến tu. Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự làm giảm thế lực chi phối của Tâm Sân và Tâm Mạn (Kiêu ngạo, khinh thường người khác)

.) Bi: Hành Giả biết khởi lòng thương xót khi gặp những nỗi khổ đau của người khác. Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự làm giảm thế lực chi phối các tâm Aùc Kiến

.) Từ: Hành Giả biết khởi tâm mong muốn đem lại niềm an vui hạnh phúc cho người khác.Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự giảm bớt thế lực chi phối của tâm Si

Do thường xuyên tu tập các Pháp trên, Hành Giả tự biết rằng muôn cứu giúp người khác thì tự bản thân phải có đủ khả năng. Nhờ vậy Hành Giả luôn tinh tiến tu tập tịnh hóa thân tâm của mình cho đến khi thực sự mong muốn thành Phật để hóa độ chúng hữu tình ( Đây mới đúngï là Chân thật phát Tâm Bồ Đề )

Để có thể nhanh chóng Tịnh Hóa Thân Tâm của mình, Hành Giả cần phải nương vào sự tiếp độ hộ trì của Bồ Tát Quán Thế Aâm

.) Vào tháng Giêng ( Dần) : Hành Giả nên niệm trì như sau:

Nam mô Quán Thế Aâm Bồ Tát

Bi Nguyện thật thâm sâu

Như mẹ hiền hộ giúp con

Vượt khổ đau nguy nàn

Niệm niệm Quán Thế Aâm

Niệm trừ Tham, Sân, Si

Niệm niệm từ tâm khởi

Niệm niệm thành Giác Tuệ

Đại Bi Đại Nguyện Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Aâm

Nam mô Quán Thế Aâm Bồ Tát

OMÏ NAMO SIMÏHANÀDA LOKE’SVARÀYA

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ

.) Tương tự vào tháng Hai (Mão) thì trì niệm như trên nhưng chỉ cần thay câu Chú Nguyện là:

OMÏ NAMO PADMANRITA LOKE’SVARÀYA

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ

Các tháng còn lại đều dựa theo cách thay đổi trên

_ Ngoài cách niệm trì trên, các vị Đạo Sư Aán Độ còn truyền dạy phương cách niệm trì dựa vào năm, tháng, ngày, giờ nhằm tăng trưởng uy lực hộ niệm của Bồ Tát Quán Thế Aâm.

Ví dụ : Hành Giả bắt đầu niệm tụng vào năm Bính Tuất, Tháng 6, ngày Dần, giờ Dậu thì trì niệm như sau:

NAMO RATNATRAYÀYA

NAMAHÏ ÀRYA AVALOKITE’SVARÀYA BODHISATTVÀYA MAHÀ SATTVÀYA MAHÀ KARUNÏIKÀYA 

OMÏ SÏADÏAKSÏARÌ LOKE’SVARA NAMAHÏ

OMÏ NÌLAKANÏTÏHA LOKE’SVARA NAMAHÏ

OMÏ SIMÏHANÀDA LOKE’SVARA NAMAHÏ

OMÏ KARANÏDÏAVYÙHA LOKE’SVARA NAMAHÏ

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ

( Phương cách này còn có thể được trì niệm dựa theo năm , tháng, ngày, giờ sinh của Hành Giả nhằm tăng cường uy lực tự hộ thân mình ) 

_ Giai đoạn Giác Tha (Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả):

.) Đại Từ : Hành Giả trải rộng tâm mong muốn đem lại sự an vui cho tất cả chúng hữu tình (Dứt trừ Tham)

.) Đại Bi: Hành Giả trải rộng tâm muốn cứu giúp tất cả chúng Hữu Tình thoát khỏi mọi sự khổ đau (Dứt trừ Sân)

.) Đại Hỷ : Hành Giả trải rộng tâm vui vẻ tán thán tất cả chúng Hữu Tình biết thực hiện Chính Pháp Giải Thoát (Dứt trừ Mạn và Aùc Kiến)

.) Đại Xả : Hành giả trải rộng Tâm như hư không không dính mắc vào bất cứ hình thức nào ( Dứt trừ Nghi và Si )

Các Pháp này được thực hiện theo Thiền Quán và thi hành qua các hành động cụ thể cho đến khi Hành Giả thực sự chứng đắc được trạng thái an lạc tịch tĩnh ( Thực chứng Vô Ngã)

_ Thông thường giáo đồ Phật giáo Trung Hoa hay trì tụng Lục Tự Minh chú kèm với 04 câu chú khác và gọi là NGŨ BỘ CHÚ.

a) Tịnh Pháp Giới Chân ngôn:

OMÏ RAMÏ biểu thị cho lực gia trì của Kim Cương Bộ, giúp cho hành giả tu tập viên mãn 02 Pháp: Bố thí Ba La Mật (Dàna Pàramita) và Trì Giới Ba La Mật (‘Sìla Pàramita) để dọn sạch dất Tâm và gieo hạt giống Bồ Đề.

b) Văn Thù Sư Lợi Nhất Tự Hộ Thân Chân ngôn:

OMÏ ‘SRHYIMÏ biểu thị cho lực gia trì của Bảo Bộ giúp cho hành giả tu tập viên mãn 02 Pháp: Nhẫn Nhục Ba La Mật (Ksïànti Pàramita) và Tinh Tiến Ba La Mật (Vìrya Pàramita) để nuôi lớn Tâm Bồ đề.

c) Lục Tự Đại Minh Chân ngôn:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ biểu thị cho lực gia trì của Liên Hoa Bộ, giúp cho hành giả tu tập viên mãn Thiền Định Ba La Mật (Dhyàna Pàramita) để chứng ngộ Tâm Bồ đề.

d) Chuẩn Đề Cửu Thánh Tự Chân ngôn:

OMÏ CALE CULE CUDHE SVÀHÀ biểu thị cho lực gia trì của Yết Ma Bộ, giúp cho hành giả tu tập viên mãn Tuệ Ba La Mật (Prajnõa Pàramita) để chứng nhập Tâm Bồ đề.

e) Nhất Tự Kim Luân Phật Đỉnh Chân ngôn:

BHRÙMÏ biểu thị cho lực gia trì của Như Lai Bộ, giúp cho hành giả tu tập viên mãn 04 Pháp: Phương tiện Ba La Mật (Upàya Pàramita), Nguyện Ba La Mật (Pranidhàna Pàramita), Lực Ba La Mật (Bala Pàramita), Trí Ba La Mật (Jnõàna Pàramita) để thành tựu Tâm Bồ đề.

Cách thức trì tụng Ngũ Bộ Chú là trì lần lượt mỗi chú 108 lần hoặc trì một lúc cả 05 chú, cứ như vậy cho đủ 108 lần. Thời gian trì tụng là 04 giờ: Tý (23h ( 01h), Ngọ (11h ( 13h), Mão (5h ( 7h), Dậu (17h ( 19h).

_ Theo hệ phái khác thì Lục Tự Đại Minh Chú được trì tụng chung với 07 câu chú khác và cũng gọi đó là Ngũ Bộ Chú.

a) OMÏ RAMÏ

b) OMÏ ‘SRHYIMÏ

c) OMÏ BHRÙMÏ PHATÏ

d) OMÏ MAHÀ SITATÀPATRA

e) OMÏ ÀHÏ HÙMÏ HRÌHÏ

f) OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ

g) OMÏ CALE CULE CUDHE SVÀHÀ

h) BHRÙMÏ

Cách thức trì tụng giống như trên và nhấn mạnh rằng chỉ 21 ngày thì hành giả sẽ nhận được lực gia trì qua những điềm báo tốt lành.

_ Khi Mật Giáo Tây Tạng du nhập vào Trung Hoa thì một số vị Đạo sư đã dạy cách tu TAM MẬT trong “Mật Tông Vô Thượng Du Già Song Thân Dục Lạc Đại Định", là:

a) Thân Mật: Kết Ấn (Đại Thủ ấn)

b) Khẩu Mật: Trì chú.

c) Ý Mật: Quán tưởng

d) Án Linh: miệng tụng “OMÏ ÀHÏ HÙMÏ” đỉnh lễ 03 lần.

.) Quán tưởng Mã Đầu Minh Vương Hộ Pháp và trì tụng câu chú: “OMÏ – MOKSÏA PADMA RÀJA – MÀN’SCATU HÀYAGRIVA – HURU HURU – HÙMÏ PHATÏ”

.) Người Nam, chủ yếu là quán tưởng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát màu hồng từ Phạn huyệt (cái đầu, đỉnh đầu, trái tim) tiến vào trong thân của mình. Quán tưởng mình hóa thành Kim Thân Thánh tượng của Bồ Tát và trị tụng câu chú là: “OMÏ – ÀHÏ HÙMÏ SA – OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ”.

.) Người Nữ, chủ yếu là quán tưởng Kim Cương Hợi Mẫu (Vajra Varàhi) là Phạn huyệt tiến vào trong thân của mình. Quán tưởng mình là Thành Tượng của Kim Cương Hợi Mẫu và trì tụng câu chú là: “OMÏ OMÏ OMÏ – SARVA BUDDHA DÏÀKINÏIYE – VAJRA VARNÏANÏIYE – VAJRA VAIROCANIYE – HÙMÏ HÙMÏ HÙMÏ – PHATÏ PHATÏ PHATÏ – SVÀHÀ”

( Tại Việt Nam, một số vị Đạo sư ẩn tu trên Thất sơn đã truyền dạy cho môn đệ trì tụng một lượt các bài chú sau, lần lượt trì ít nhất 108 lần.

- OMÏ ÀHÏ HÙMÏ VAJRA GURU PADMA SIDDHI HÙMÏ

- OMÏ PADMA VAJRA HÙMÏ

- OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ

- OMÏ VAJRA PÀNÏI HÙMÏ

- OMÏ MAHÀ SITATÀPATRE HÙMÏ BHRÙMÏ

- OMÏ AMRÏTA TEJE HARA HÙMÏ

- OMÏ BHRÙMÏ HÙMÏ

- OMÏ ÀHÏ VIRA HÙMÏ KHACARAHÏ - BHRÙMÏ

( Tại Tây Tạng, theo sự khởi truyền “Bộ Pháp của Gambhava Sange” về chú Lục Tự dùng phép xuyên Tam Điền để trợ giúp khai mở Thần Thức, tác các Pháp khác cho mau thành tựu. Cách tập như sau:

Trước khi tu tập, xưng niệm hồng danh của Đức Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát. Xong ngồi tập, đặt gót chân trái lót huyệt Hội Âm, gác chân phải lên chân trái, ngồi Bán Già, tay kết Định Ấn, hít thở và quán tưởng.

Hít thở từ mũi vào, dẫn hơi từ ẤN ĐƯỜNG xuống KHÍ HẢI, đưa vào trong HOÀNG ĐÌNH THẦN, thầm niệm “ OMÏ”, tại chỗ đó thấy một hạt châu. Tiếp theo, trầm vai đưa hạt châu chạy vào trong ống giữa thân lên tới TRUNG HUỲNH ĐÌNH, thấy hạt châu sáng lên trong ống màu đỏ, bọc bên ngoài hạt châu và bên ngoài ống đỏ còn một ống trắng sáng (02 ống đồng tâm, ống trắng ngoài, ống đỏ trong, hạt châu ở chính giữa ( ) thầm đọc “MANÏI”. Thấy hạt châu sáng rực rồi từ từ ngay ống giữa thân đi theo đường xuyên Tam Điền qua cổ họng đi thẳng qua Bách Hội thành búp sen màu đỏ. Hạt châu lên đến Bách Hội thì búp sen nở thành hoa sen 7 cánh, trên có một vị Phật phóng tỏa hào quang (Đức Phật nào cũng được, tùy ý thích), thầm niệm “ PADME”, xong thở ra ẤN ĐƯỜNG, thầm niệm “HÙMÏ”.

Xong làm lại như trên 12 lần ( 01 chu kỳ là 12 lần). Tùy theo sức, thực hiện mấy chu kỳ cũng được.

_ Theo Đạo sư Tang Tong Gyabo, vị Thánh Tăng của Phật giáo Tây Tạng ở vào thế kỷ 15 thì Pháp tu trì Lục Tự Minh Chú được ghi nhận trong pháp tu “Quán tưởng Đức Quán Thế Âm” như sau: (Bản dịch của Thượng Tọa Thích Minh Lễ)

(1) QUY Y

Quy y Phật, Pháp và Thánh Tăng

Cho đến khi con thành Chánh giác

Nguyện các công đức con tạo nên (như tu Từ Bi, Bố Thí …)

Giúp con thành Phật độ chúng sinh

(Đọc 3 lần)

(2) Con cùng chúng sinh đầy hư không

Đảnh có sen trắng và ánh sáng

Trên có chữ HRÌHÏ hiện rõ ràng

Chí tôn Đại Thánh Quán Thế Âm

Trắng sạch, quang minh, sáng năm sắc (trắng, lam, đỏ, vàng, xanh)

Mỉm cười thương xót nhìn chúng sinh

Bốn tay: hai tay chắp trước ngực

Tay cầm chuỗi ngọc, tay sen trắng

Y lụa, ngọc báu, trang nghiêm thân

Vai choàng da lộc (hươu), đảnh mão báu

Trên đảnh hóa Phật A Di Đà

Hai chân chéo lại thế Toàn Già

Lưng dựa một vành trăng trong sáng

Ngài là Chơn tánh mọi Quy y

(3) (Cầu nguyện với Đức Quán Thế Âm. Quán tưởng tất cả chúng sinh cùng với hành giả đồng thanh cầu nguyện)

Chúng con đảnh lễ Quán Thế Âm

Chí Thánh hoàn toàn không lỗi lầm

Bảo Thân (Thân báu) trong trắng không tỳ vết

Đảnh đầu trang sức Phật Toàn Giác

Đôi mắt Từ bi nhìn chúng sinh

(Tụng 3 hay 7 lần, càng nhiều càng tốt)

(4) Dốc lòng cầu nguyện như thế xong

Chí Thánh Bảo Thân phóng hào quang

Tịnh trừ vọng tưởng, tướng nghiệp ác

Ngoại cảnh hóa thành nước Cực Lạc

Chúng sanh ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý

Sắc, Tiếng, Pháp Trần đều thành Không

Tất cả đều là không phân biệt.

(5) Tự Tâm đồng thời quán tưởng, miệng tụng Lục Tự Minh Chú “ÁN MA NI BÁT DI HỒNG” – OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ. Phản quán Tự Tánh, chiếu Tam luân không tịch: Không người tạo tác, không người lãnh thọ, không sự tạo tác.

(6) (Sau khi xả Thiền Quán đứng dậy hồi hướng)

Tướng con, chúng sanh là tướng Ngài

Âm thanh, âm ba Chú Lục Tự

Bao nhiêu Tâm Vương, Tâm sở niệm

Tổng thành trung khu của Đại Trí

(7) Nguyện nhờ công đức tu tập này

Con sẽ mau thành Quán Thế Âm

Khắp độ tất cả chúng sanh

Cùng qua bờ Giác chẳng chừa ai

(Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật Đạo)

_Như chúng ta đã biết, Lục Tự Đại Minh Chân ngôn chính là món quà quý báu mà Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã ban phát cho chúng sinh trong cõi TA BÀ (Saha Loka Dhàtu) nhằm ngăn ngừa và dứt trừ “Khổ, Chướng, Hoặc” ở 03 cõi 06 đường.

Do quyền năng tâm trí tác động lên âm thanh và hình sắc của Chân ngôn mà mỗi chữ của Chân ngôn sẽ biểu hiện thành một uy lực rất lớn, cực vi diệu và linh nghiệm. Cho nên các hành giả Mật Tông Tây Tạng thường dùng “Lục Tự Đại Minh Chân ngôn” trong phương pháp Thiền Định và Quán tưởng để thanh lọc thân xác thoát khỏi 06 phiền não chính cùng với 06 cõi do nhóm phiền não ấy tạo nên. Nhờ thường xuyên tu tập Pháp “Tịnh Hóa Lục Đạo”, hành giả sẽ tự thanh lọc nghiệp căn bản của mình, từ đó mau chóng cắt đứt được gốc rễ tương quan của mình với sinh tử.

Theo Mật Tông Tây Tạng, nếu các cảm xúc phiền não không đựơc tịnh hóa thì chúng sẽ điều động Thần Thức tái sinh vào cõi nào đó trong Lục đạo. Các cảm xúc phiền não thường tích tụ trong hệ Tâm vật lý là những huyệt đạo vi tế hàm chứa nhữngn ăng lực đặc biệt trong cơ thể.

Mật Điển Dzogchen nhận định rằng:

“ Hạt giống Địa Ngục và nhân của nó là giận dữ, được định vị ở dưới hai gót chân.

Cõi Ngạ Quỷ và nhân của nó là Dục Tham, có gốc ở Bàn tọa.

Cõi Súc Sinh và nhân của nó là Ngu Si thì có vị trí ở lỗ rốn.

Cõi Người và nhân của nó là Hoài nghi, có vị trí ở trái tim.

Cõi Tu La và nhân của nó là ganh tỵ, nằm ở Yết hầu (cổ họng)

Cõi Trời và nhân của nó là Kiêu mạn, thì có vị trí ở Đỉnh đầu.”

Trong khi tu tập Pháp “Tịnh hóa Lục đạo” hành giả trì tụng âm thanh và quán tưởng hình sắc mỗi chữ của Chân ngôn được an bố trên mỗi vị trí tương ứng, đồng thời khởi tâm cầu nguyện và quán tưởng tất cả nghiệp do cảm xúc đặc biệt ấy tạo nên đều khô kiệt, mỗi phần thân thể liên hệ đến nghiệp của cảm xúc ấy đều hoàn toàn tan thành ánh sáng hòa nhập với Pháp giới thanh tịnh.

Như vậy, chữ OMÏ (輆) màu trắng được an bố ở đầu, chữ MA (亙) màu xanh lục được an bố ở cổ họng, chữ NÏI (仗) màu vàng được an bố ở trái tim, chữ PAD (扔 ) màu xanh lục được an bố ở lỗ rốn, chữ ME (伙) màu hồng được an bố ở bàn tọa, chữ HÙMÏ (猲) màu đen huyền được an bố ở hai gót chân.

Các ý tưởng cầu nguyện đi kèm theo âm thanh của mỗi chữ theo Chân ngôn là:

OMÏ : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý ảo tưởng kiêu mạn và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Thiên Giới.

MA : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý ganh tỵ tranh đấu và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong A Tu La Giới.

NÏI : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý hoài nghi tự kiêu và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Nhân Gian Giới.

PAD : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý trì độn mù quáng và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Súc Sinh Giới.

ME : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý tham dục thèm khát và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Ngạ Quỷ Giới.

HÙMÏ : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý giận dữ oán hận và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Địa Ngục Giới.

Điều cần nhớ là trong khi trì niệm Lục Tự Minh Chú, hành giả phải luôn luôn nghĩ đến Đức Quán Thế Âm Bồ Tát như là Ngài đang hiện diện trong nội tâm mình chứ không phải bên ngoài. Bất cứ sự mong cầu quyền lực nào bên ngoài đều là những vọng niệm cần phải loại trừ vì không có uy lực nào bên ngoài có thể giúp chúng ta thành Phật được, ngay chính sự mong cầu điều gì dù là sự bình yên, niềm phước lạc cũng là vọng niệm rồi. Thực tế, Bồ Tát là đặc tính Từ Bi thanh tịnh của Tâm và chúng sinh là đặc tính Tham trước uế trược của Tâm. Cho nên, chính năng lực đưa chúng sinh vào 03 nẻo 06 đường cũng chính là năng lực giúp chúng sinh vượt thoát vòng sinh tử luân hồi. Do ý nghĩa này, Mật Tông Phật Giáo nhấn mạnh rằng “ Dâm, Nộ, Si chính là GIỚI, ĐỊNH, TUỆ và Phiền Não cũng chính là Bồ Đề”.

Ngoài ra, một công phu tu tập siêng năng vẫn chưa đủ mà còn phải chú trọng việc mở mang Trí Tuệ qua việc tham cứu học hỏi mọi Giáo lý và Mật Điển, nắm vững đạo lý Nhân Quả, thường xuyên gieo trồng phước báo công đức, luôn làm lành lánh dữ, rèn luyện Tâm ý cho trong sạch để hỗ trợ cho Pháp tu và cần nhất là luôn thực hiện 03 điều nòng cốt của con đường giải thoát sinh tử là : sự từ bỏ, chính kiến về Tính Không và phát tâm Bồ Đề.

Khi Pháp “Tịnh Hóa Lục đạo” được thành tựu thì Tâm ý của hành giả đã vượt khỏi các Tâm phàm phu, dứt trừ được mọi ô nhiễm che lấp thân tâm và thực nhận được Giác Tính cực thanh tĩnh vốn có xưa nay, tức là chứng ngộ được Tâm Bồ đề. Trong thực tế, thì thành quả này chỉ có ở cuối quá trình tinh cần tu tập Thiền Định Ba La Mật (Dhyàna Pàramita) còn bình thường thì phương pháp này chỉ giúp cho hành giả được vãng sinh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Vì thế, các Đạo sư Mật Tông Tây Tạng thường làm pháp tu luyện này cho người chết đồng thời nhất tâm quán tưởng rằng sau khi tác Pháp xong, tất cả nghiệp của họ đều thanh tịnh và thân xác họ, bản thể họ tan thành ánh sáng rực rỡ hòa nhập vào ánh sáng đỏ rực của Đức Phật Vô Lượng Quang (Amitàbha) đang tỏa rộng ở phương Tây. Dựa vào ý nghĩa này, các giáo đồ Phật giáo Tây Tạng thường hướng về Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát, xưng tụng “Lục Tự Minh Chú” để cầu nguyện cho mình (hay cho người chết) được vãng sinh về Thế giới Cực Lạc.

Tóm lại, khi trì niệm “OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ” hành giả tự an trụ Tâm Trí trong Pháp Thiền Định quán tưởng nhằm chặn đứng sự lao xao cuồng động của Tâm Trí cho đến khi cuồng tâm ngưng lại thì lúc ấy hành giả tự chứng ngộ được bản tâm thanh tịnh vô nhiễm trước vốn có nơi mình, nghĩa là chứng ngộ được Phật Tính bất sinh bất diệt đang tiềm ẩn trong Tâm Thức sinh diệt vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: