Tu luyện phải chuyên nhất
Tu luyện phải chuyên nhất
Chúng tôi giảng rằng tu luyện phải chuyên nhất; bất kể chư
vị tu như thế nào, thì cũng không thể trộn lẫn với những thứ
khác mà loạn tu. Có những cư sỹ, họ vừa tu những điều trong
Phật giáo, vừa tu những điều của Pháp Luân Đại Pháp chúng
tôi. Tôi nói cho chư vị biết, rốt cuộc chư vị chẳng được gì, chẳng
ai cấp gì cho chư vị. Bởi vì chúng tôi đều là Phật gia, nên ở đây
có vấn đề tâm tính, đồng thời cũng có vấn đề chuyên nhất. Chư
vị chỉ có một thân thể; thân thể chư vị [hỏi] sẽ sinh ra công theo
môn nào đây? Làm thế nào để diễn hoá cho chư vị? [Hỏi] chư vị
muốn đến đâu? Chư vị tu theo pháp môn nào thì chư vị sẽ đến
đó. Chư vị tu theo Tịnh Độ thì chư vị sẽ đến thế giới Cực Lạc
của Phật A Di Đà; còn nếu chư vị tu theo Dược Sư Phật thì chư
vị sẽ đến thế giới Lưu Ly; trong tôn giáo [cũng] giảng như thế;
gọi là 'bất nhị pháp môn'.
Luyện công mà chúng tôi giảng ở đây, chính là một quá
trình diễn hoá công hoàn chỉnh; hoàn toàn tuân theo pháp môn
tu luyện của bản thân mình. Hỏi chư vị sẽ đi đến đâu? Chư vị
đặt [hai] chân trên hai chiếc thuyền, thì sẽ chẳng được gì.
Không chỉ giữa luyện công và tu Phật tại chùa [là] không thể
trộn lẫn; [mà] giữa các phương pháp tu luyện, giữa khí công
với khí công, giữa tôn giáo với tôn giáo cũng không thể trộn lẫn.
Ngay cả cùng một tôn giáo, [thì] giữa các pháp môn của nó
cũng không thể đồng thời tu lẫn, chỉ có thể chọn lấy một mà tu thôi.
Chư vị tu Tịnh Độ, thì là Tịnh Độ; chư vị tu Mật tông, thì
là Mật tông; chư vị tu Thiền tông, thì là Thiền tông. Nếu chư vị
đặt chân lên hai thuyền, vừa tu cái này, vừa tu cái kia, thì sẽ
chẳng được gì. Vậy cũng nói, trong Phật giáo [cũng] giảng 'bất
nhị pháp môn', cũng không cho phép chư vị tu lẫn. Họ cũng
luyện công, họ cũng tu luyện; quá trình sinh thành của công nơi
họ đều chiểu theo quá trình tu luyện và diễn hoá trong pháp
môn của bản thân họ mà [tiến hành]. Tại các không gian khác
cũng có một quá trình diễn hoá cái công [ấy], cũng là quá trình
hết sức phức tạp hết sức huyền diệu; không thể tuỳ tiện trộn lẫn
những thứ khác vào mà tu được.
Một số cư sỹ, nghe thấy đây là công pháp Phật gia, liền lôi
kéo học viên của chúng tôi lên chùa quy y. Tôi nói với chư vị
rằng, các học viên chúng ta đang ngồi đây, chớ có ai làm điều
đó. Chư vị phá hoại Đại Pháp của chúng tôi, cũng phá hoại giới
luật của Phật giáo; đồng thời chư vị can nhiễu đến học viên,
[chư vị] khiến người ta không đắc được gì hết; điều ấy không
thể được. Tu luyện là vấn đề nghiêm túc, nhất định phải chuyên
nhất. Bộ phận [môn pháp] mà chúng tôi truyền nơi người
thường, tuy rằng không phải tôn giáo, nhưng mục tiêu tu luyện
là nhất trí [với nhau]; đều là [cùng] một mục đích đạt đến khai
công khai ngộ, công thành viên mãn.
Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, đến thời mạt Pháp, tăng nhân
trong chùa tự độ đã rất khó, huống nữa là cư sỹ, càng không có
ai quản. Dẫu rằng chư vị đã bái sư, nhưng người được gọi là
'sư' ấy cũng là một người tu luyện; người ấy mà không thực tu
thì vô dụng; ai mà không tu cái tâm này thì đều không thể lên
được. Quy y là hình thức nơi người thường; chư vị quy y xong
thì phải chăng [chư vị] đã thành người của Phật gia? Phật sẽ
quản chư vị? Không [hề] có chuyện ấy. Hàng ngày chư vị dập
đầu lạy đến vỡ cả đầu, đốt hương hết nén này nén khác, cũng
vô dụng; chư vị phải chân chính thực tu cái tâm này thì mới
được. Đến thời mạt Pháp, vũ trụ đã phát sinh biến đổi to lớn,
thậm chí ngay cả những nơi tín ngưỡng tôn giáo cũng không
còn tốt nữa; những người có công năng (kể cả hoà thượng) đã
phát hiện ra tình huống này. Hiện nay toàn thế giới chỉ mình cá
nhân tôi đang công khai truyền chính Pháp; tôi làm điều mà
người ta trước đây chưa làm; ngoài ra vào thời mạt Pháp [tôi]
đã mở cửa lớn [pháp môn] này. Thực ra [điều này] nghìn năm
chẳng gặp, vạn năm chẳng gặp; nhưng có thể độ được không
cũng chính là có thể tu được không thì còn tuỳ vào bản thân
[chư vị]; điều tôi giảng là [Pháp] lý của cả vũ trụ to lớn này.
Tôi cũng không bảo là chư vị phải học Pháp Luân Đại Pháp
của tôi; điều tôi giảng là một [Pháp] lý: [Nếu] chư vị muốn tu
luyện [thì] chư vị nhất định phải chuyên nhất; nếu không [thì]
chư vị hoàn toàn không thể tu luyện được. Tất nhiên nếu chư vị
không muốn tu luyện, [thì] chúng tôi cũng không quản chư vị;
Pháp là để giảng cho người tu luyện chân chính nghe; do vậy
nhất định phải chuyên nhất; ngay cả ý niệm của công pháp
khác cũng không được xen lẫn vào. Ở đây tôi không giảng hoạt
động ý niệm; Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi không có bất cứ ý
niệm hoạt động nào hết; do vậy mọi người cũng đừng xen thêm
ý niệm nào vào trong đây. Nhất định phải chú ý điểm này: trên
cơ bản không có hoạt động ý niệm; Phật gia giảng 'không', Đạo
gia giảng 'vô'.
Tôi có một lần lấy tư tưởng của mình liên [kết] với bốn, năm
Đại Giác Giả và Đại Đạo ở tầng cực cao. Nói cao [đến đâu], từ
người thường mà xét thì quả thật là cao [đến mức] người ta có
nghe cũng sửng sốt [khó tin]. Họ muốn biết trong tâm tôi có
nghĩ gì. Tôi tu luyện đã nhiều năm như vậy, người khác muốn
biết tư tưởng của tôi thì hoàn toàn không thể được, công năng
người khác hoàn toàn không thể đánh vào được. Không ai biết
được tôi, họ cũng không biết được tôi nghĩ gì; họ muốn liễu giải
hoạt động tư tưởng của tôi, do vậy họ đã được tôi đồng ý, nên
có một giai đoạn tư tưởng của tôi và họ liên [kết] với nhau. Sau
khi liên [kết], tôi có chút đỉnh chịu không nổi; bất kể tầng của
tôi cao bao nhiêu, cũng như tầng của tôi thấp bao nhiêu, bởi vì
tôi ở nơi người thường, tôi vẫn còn làm một việc hữu vi: tâm
đang độ nhân, để tâm vào việc độ nhân. Nhưng cái tâm của họ
tĩnh đến trình độ nào? Tĩnh đến một trình độ đáng sợ. Nếu có
một cá nhân tĩnh đến trình độ ấy thì còn được; [nhưng] bốn,
năm vị ngồi nơi kia, đều tĩnh đến trình độ ấy, giống như một
đầm [sâu] nước chết không có gì trong đó hết; tôi muốn cảm
thụ họ mà không thể cảm thụ được. Mấy hôm ấy trong tâm tôi
rất khó chịu, chính là cảm thấy một dư vị nào đó. Người thông
thường chúng ta không [thể] tưởng tượng được, không [thể]
cảm giác được; hoàn toàn là vô vi, [hoàn toàn] là không.
Tu luyện trên cao tầng hoàn toàn không có hoạt động ý
niệm; bởi vì chư vị ở nơi người thường gây cơ sở trên tầng này,
bộ cơ sở ấy đã được lập xong. Đến tu luyện tại cao tầng, đặc
biệt là công pháp của chúng tôi [nó] là tự động, hoàn toàn là tu
luyện tự động. Chư vị chỉ cần đề cao tâm tính của mình, công
của chư vị sẽ tăng trưởng; thậm chí chư vị không cần phải làm
bất cứ thủ pháp nào hết. Động tác của chúng tôi là [để] gia
cường những cơ chế tự động; vì sao trong thiền định họ cứ
thiền bất động? Hoàn toàn chính là vô vi. Chư vị thấy Đạo gia
giảng thủ pháp này, thủ pháp kia, hoạt động ý niệm này nọ, ý
niệm dẫn đạo. Tôi nói với chư vị rằng Đạo gia sau khi vượt khỏi
tầng về khí một chút, sẽ không còn gì hết; hoàn toàn không
giảng ý niệm này, ý niệm kia. Vậy nên có một số người từng
luyện những khí công khác, họ vẫn mãi không vứt bỏ được
những thứ nào là hô hấp, nào là ý niệm, v.v. Tôi dạy họ những
điều đại học, họ vẫn cứ hỏi tôi những việc của học sinh tiểu học:
dẫn đạo ra sao, hoạt động ý niệm thế nào; họ đã quen như thế
rồi; họ nhìn nhận rằng khí công chính là như vậy, kỳ thực
không phải vậy.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro