tự luận 2
Câu 4: Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta
chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối cùng. Hồng quân liên xô quét sạch phát xít đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bão về phía Béclin. Phát xít đức sắp bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ở mặt trận thái bình dương, phát xít nhật lâm vào tình trạng nguy khốn. Bọn pháp ở đông dương hoạt động ráo riết chờ quân đồng minh đổ bộ vào đông dương sẽ nổi lên đánh nhật, khôi phục lại quyền thống trị của chúng. để trừ mối nguy cơ từ phía pháp, ngày 9/3/1945, nhật tiến hành đảo chính hất pháp để độc chiếm đông dương.
Hội nghị thường vụ TW đảng mở rộng đc triệu tập từ tối ngày 9/3/1945 đến sáng ngày 12/3/1945 tại Từ sơn Bắc Ninh dưới sự chủ trì của tổng bí thư Trường Chinh. Ban thường vụ TW đản đã ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chỉ đạo toàn đảng toàn dân tiến hành cao trào kháng nhật cứu nc, gấp rút chuẩn bị mọi mặt tiến tới tổng khởi nghĩa toàn quốc.
o Chỉ thị nhận định: Điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi
o Chỉ thị xác đinh: kẻ thù chính là phát xít nhật, thay đổi khẩu hiệu đánh đuổi phát xít nhật pháp bằng khẩu hiệu đánh đuổi phát xít nhật
o Chỉ thị chủ trương: phát động cao trào kháng nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa
o Chỉ thi nêu rõ về phương trâm đấu tranh: phát động chiến tranh du kích giải phóng từng vùng và mở rộng căn cứ địa cách mạng.
o Chỉ thị dự kiến thời cơ đế tiến hành khởi nghĩa: là khi quân đồng minh vào đông dương đánh nhật hoặc khi các mạng nhật bùng nổ.
Từ những nhận định trên ban thường vụ TW đảng quyết định: “Phát động 1 cao trào kháng nhật cứu nc mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc khởi nghĩa”.
Câu 5: Cao trào kháng nhận cứu nước
Cao trào kháng nhật cứu nc đc phát động. Phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần đã diễn ra sôi nổi ở Thương du,trung du miền bắc, Vnam tuyên truyền giải phóng quân, cứu quốc quân đã phối hợp với nhân dân nổi dậy giải phóng hàng loạt châu huyện xã thuộc các tỉnh Cao bằng, Bắc cạn, Lạng sơn, Thái nguyên, Tuyên quang, Hà giang. Ở Băcgiang nhân dân nổi dậy thành lập uỷ ban dtộc giải phóng, ở nhiều làng thàh lập đội du kích.Ở Quảng ngãi số đảng viên đang bị giam trong trại An trí-Ba tơ đã khởi nghĩa chiếm đồn thành lập đội du kích Ba tơ.
Hàng nghìn cán bộ cmạng bị giam trong các nhà tù đtranh buộc địch phải trả tự do hoặc nổi dậy phá nhà giam, vượt ngục ra ngoài hoạt động, tham gia lđạo phong trào kháng nhật cứu nc.
Giữa lúc ptrào đang phát triển mạnh do chính sách bóc lột vơ vét of nhật pháp, nạn đói xảy ra nghiêm trọng ở các tỉnh phía bắc. Đảng đã kịp thời đề ra khẩu hiệu “phá kho thóc giải quyết nạn đói”và coi đó là khẩu hiệu chính để phát động ptrào chống nhật cứu nc. Cuộc đấu tranh phá kho thóc diễn ra ở khắp các tỉnh miền bắc, đưa hàng triệu quần chúng đi từ đấu tranh cho quyền lợi ktế hằng ngày đến giác ngộ chính trị khởi nghĩa giành chính quyền
15/4/1945 hội nghị wuân sự CM bắc kì do ban thường vụ TƯ đảng triệu tập đã họp ở hiệp hoà. Quyết định dặt nghiệp vụ quân sự hàng đâù gấp rút chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa.Hội nghị thống nhất xác nhập VN tuyên truyền giải phóng wân và cứu quốc quân, lấp tên là VN giải phóng quân, quyết định xây dựng 7 chiến khu trên cả nước.
Ngày 6/4/1945 tổng bộ việt minh ra chỉ thị tổ chức uỷ ban dân tộc giải phóng các cấp, chuẩn bị thành lập uỷ ban giải phóng dân tộc VN, tức chính phủ CM lâm thời. Đầu tháng 5/45 đ/c HCM từ cao bằng về tuyên quang, chọn tân trào làm căn cứ để chỉ đạo CM cả nc và chuẩn bị đại hội quốc dân, theo chỉ thị của người đầu tháng 6/1945 khu giải phóng việt bắc được thành lập.
Trong 2 tháng tháng 5 và tháng 6/1945 các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục xảy ra và nhiều chiến khu được thành lập ở cả 3 miền theo nghị quyết họi nghị wân sự bắc kì,Ở khu giải phóng ở 1 số địa phương chính quyền ndân đã hình thành tồn tại song2 với chính quyền tay sai của phát xít nhật
Cao trào chống nhật cứu nc đã ptriển tới đỉnh cao sau khi phát xít đức ký văn bản đầu hàng liên xôvà đồng minh đầu tháng 5/1945và phát xít nhật đầu hàng giữa tháng 8/1945
Câu 6: Cách mạng tháng 8-1945
1. Diễn biến tại Miền Bắc
Khi nhậm chức, bộ trưởng tư pháp Trịnh Đình Thảo của chính phủ Trần Trọng Kim đã ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trước đó và cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai. Tin đồn dân Nhật sắp sửa đầu hàng đã lan tỏa khắp nơi tại miền Bắc, lợi dụng cơ hội, dân chúng đã tụ tập biểu tình, bãi công nhiều nơi, như ở Thái Bình vào ngày 11 tháng 8. Từ ngày 12 tháng 8 năm 1945, các đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh lần lượt tiến công các đồn Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái... và hỗ trợ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyền tại các tỉnh lỵ.
Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945 đã nhận định rằng những điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín mùi và chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa.
Ngày 14-8 một số cán bộ Đảng Cộng sản và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã quyết định cùng nhân dân khởi nghĩa, khởi nghĩa lan rộng ra xã thuộc các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng như Thanh Hóa, Thái Bình...
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, một đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh do đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào (Tuyên Quang) kéo về bao vây, tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên.
2. Diễn biến tại Huế
Ngày 17/8/1945 chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mittinh ra mắt quốc dân nhưng cuộc mittinh thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Ngày 23/8 khởi nghĩa giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa có sự đóng góp của lực lượngThanh niên tiền tuyến (Thanh niên Phan Anh).
3. Diễn biến tại Miền Nam
Tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ kết hợp các tổ chức chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng... thành Mặt trận Quốc qia Việt Nam Thống nhất, tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống Pháp.
Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh mà Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn (nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật).
Đến ngày 28 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền toàn quốc. Hai tỉnh cướp được chính quyền cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.
4. Bảo Đại thoái vị
Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã giành được chính quyền. Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 30 tháng 8, hàng mấy vạn người tụ tập trước Ngọ Môn Lâu xem nhà vua thoái vị, ông tuyên bố “Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”
Sau đó công dân Vĩnh Thụy trao ấn, kiếm cho đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và được gắn huy chương. Khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị, Hồ Chí Minh ở Tân Trào mới về Hà Nội, dân chúng vẫn chưa biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.
Ý nghĩa: Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp trong gần một thế kỷ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần một nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền và hoạt động công khai.
Câu 7: Chính Cương của Đảng Lao Động Việt Nam
Đại hội II (11-19/2/1951)
- Tách đảng cộng sản đông dương thành 3 đảng để lãnh đạo CM ở 3 nước, ở VN lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam.
- Đảng tuyên bố ra hoạt động công khai
- Thông qua chính cương của đảng lao động việt nam.
Chính cương của đảng lao động việt nam
- tính chất xã hội của VN: là dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và phong kiến.
- đối tượng cách mạng: có 2 kẻ thù là đế quốc xâm lược là đế quốc pháp và bọn can thiệp mỹ, đối tượng phụ là phong kiến mà cụ thể là phong kiến phản động
- nhiệm vụ cách mạng: đánh đuổi đế quốc xâm lược dành độc lập thống nhất thực sự cho dân tộc, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày có ruộng phát triển cao độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
- động lực của cách mạng: bao gồm công nhân nông dân tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước và tiến bộ
- đặc điểm cách mạng: CMVN là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
- triển vọng cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất định sẽ đưa vn tiến tới chủ nghĩa xã hội
- con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: 3 giai đoạn
§ giải phóng dân tộc
§ xóa bỏ tàn tích phong kiến
§ xây dựng cơ sở CNXH
- giai cấp lãnh đạo: giai cấp công nhân là người lãnh đạo cách mạng việt nam thông qua đảng lao động việt nam
- mục tiêu cách mạng: phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa
- chính sách của đảng: thực hiên 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xh
- quan hệ quốc tế: VN đứng về phe hòa bình dân chủ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xhcn và nhân dân thế giới.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro