Tự học Thái Cực Quyền
Tự học Thái Cực Quyền[/center:474f3927f1]
Những điều nên đọc kỹ trước khi học Thái Cực Quyền
1-HÔ HẤP TRONG THÁI CỰC QUYỀN
Ðặc điểm chủ yếu của Thái Cực quyền (TCQ) là sự hô hấp có quy tắc trong khi vận động.
Phương pháp hô hấp trong khi luyện tập TCQ nhằm đạt 3 mục đích sau:
1. Rèn luyện hô hấp để gia tăng phế-hoạt-lượng của phổi, tức là lượng khí mà phổi đã dung nạp trong một lần hít vào đầy đủ rồi thở hết hơi ra. Khi hít vào hoành cách mô hạ xuống làm cho khoang ngực mở to, buồng phổi giãn ra, dung lượng khí trao đổi tăng lên.
Ðộng tác TCQ nhìn bề ngoài có vẻ chậm chạp nhưng lượng khí vận động rất lớn. Ðặc diểm của TCQ là sự kết hợp môt cách có ý thức giữa các động tác và sự hô hấp sao cho sư hít thở được sâu, dài, đều, nhẹï (Thâm. Trường, Quán, Tĩnh). Tập TCQ đúng phương pháp và bền bỉ, vì vậy, có thể cải tiến cơ năng hô hấp, tăng phế hoạt lượng rất tốt cho sức khỏe.
2. Rèn luyện hô hấp để đạt mục đích "hấp khí dưỡng thần". Thần đây là hệ thần kinh. Khi tập TCQ, do tác dụng "tân trần đại tạ" (sự nuôi dưỡng thay cũ đổi mới của cơ thể để kiện toàn từng tế bào); nhu cầu dưỡng khí nhiều hơn nên phải có sự kết hợp có ý thức giữa các động tác với sự hô hấp để nâng cao lượng khí trao đổi. Trong thực tế, phải tập sao cho lượng khí hít vào lớn hơn mức mà cơ thể đòi hỏi để cho não bộ hấp thụ đầy đủ dưỡng khí và thần trí con người khoan khoái, minh mẫn, tức là đã "hấp khí dưỡng thần". Tập TCQ đúng phương pháp và bêøn bỉ có thể chữa trị được các bệnh liên quan dến thần kinh hệ là vậy.
3. Rèn luyện hô hấp để đẩy mạnh sự tuần hoàn huyết dịch, tránh tình trạng ứ huyết trong cơ thể.
Khi tập TCQ toàn thân thư giãn, sự hô hấp thuân theo tự nhiên, việc lưu thông của máu được điều hòa, gia tăng tốc độ đưa máu về tim của tĩnh mạch.
Trong TCQ, hô hấp sao cho "khí trầm đan điền", tức là hô hấp bằng bụng (phúc tức) hay là "hoành cách thức hô hấp". Phương pháp hô hấp này có tác dụng dưỡng sinh rõ rệt vì sự co rút và giãn nở của các cơ hoành, cơ bụng khiến áp lực trên bụng không ngừng thay đổi, tăng cường sự tuần hoàn của huyết dịch, tiêu trù sự ứ huyết ở gan và cải thiện cơ năng của gan.
Trong TCQ, nguyên tắc thở bụng cũng giống như sự hô hấp của một hài nhi, lối thở tự nhiên, chưa bị tác động của cuộc sống làm sai lạc nhịp thở. Ðây là cách thở đúng nhất để có thể hòa hợp với thiên nhiên.
Hơi thở phải nho, nhưng liên tục (như kéo tơ), nhẹ nhàng, khoan thai và sâu dài để khi hít vào thì khí trầm xuống đan điền nơi bụng dưới (nhờ cơ hoành hạ thấp xuống). Lúc thở ra, khí cũng được đẩy ra nhẹ nhàng, liên tục và dài theo cùng một tốc độ với lúc hít vào.
Hơi thở vào tuyệt đối không được gò ép, phải tùy theo tình trạng sức khỏe trong lúc luyện tập mà dần dần nới rộng chu kỳ thở hít để tốc độ ngày môt chậm hơn.
Khi tập TCQ, sự hô hấp luôn luôn phù hợp với sự biến hóa cuả các chiêu thức. Vậy khi thực hiện các động tác thì thở như thế nào, thở bằng mũi hay bằng miệng, lúc nào thì hít vào, lúc nào thì thở ra?
Trong khi luyện tập TCQ, hít vào thở ra đều bằng mũi. Theo nguyên tắc thì hít vào (hấp) khi thực hiện các động tác cất mình lên (như Kim kê dộc lập sau khi Hạ thế), co tay về (một hoặc cả hai tay như trong thế Lãm tước vĩ Lý, Ðơn tiên), thu chân về (như sau Ðăng cước).
Trái lại, thở ra (hô) khi thực hiện các động tác hạ mình xuống, đưa tay ra ( như trong các thế Tả Bằng, Hữu Bằng, Tê, A¨n...) hoặc khi duỗi chân ra (như Hạ Thế, Phân Cước).
Nói một cách tổng quát thì như thế và tất nhiên là khi kết hợp hô hấp với các động tác còn nhiều biến đổi, chứ không tuyệt đối theo đúng nguyên tắc nói trên, nghĩa là không gắng gượng, miễn cưỡng dồn ép hơi thở một cách quá mức, cần điều tiết, nhưng cốt yếu là làm sao giữ cho sự hô hấp vẫn giữ được tính cách tự nhiên, thoải mái.
Trong khi luyện quyền, từ động tác này sang động tác khác có khi phải kéo dài nên nếu thấy cần phải thở ra hay hít vào thì cứ làm sao cho thuận tiện, không bị hụt hơi là được. Không nhất thiết phải chở khi duỗi tay ra hết mới thở ra hay khi thu tay vào mới bắt đầu hít vô. Lúc mới tập, chưa nắm vững được các thức rất dễ gặp trường hợp ép hơi thở như thế này. Chỉ cần giữ đúng một điều quan trọng là khi đến chỗ dứt diểm của một thế, tức là lúc Ý đưa KHÍ tới đầu tay hay đầu chân thì phải thở ra. Sự kết hợp giữa hô hấp và các động tác sẽ dễ dàng và tự nhiên hơn khi đã thuần thục từng chiêu thức một sau thời gian chuyên tâm luyện tập.
Nói tóm lại, việc kết hợp hô hấp và các động tác là điều tối yếu trong khi luyện tập. Tốc độ chuyển động của các chiêu thức không nên quá nhanh, nhưng cũng không phải là càng chậm càng tốt. Ðiều quan trọng là giữ được nhịp tim đều hòa và thái độ khoan thai chậm rải thung dung mềm mại. Sự chậm rải của TCQ còn biều lộ sự trầm tĩnh của tinh thần, sự thanh thản của tâm trí, tức là sự thư giãn mà ai cũng nghĩ là liều thuốc bổ vô cùng công hiệu dối với cuộc sống đầy lo âu, hết sức căng thẳng hàng ngày.
Tập TCQ mà không lưu tâm tới phương pháp hô hấp, không đạt được sự kết hợp hoàn hảo giữa hô hấp và các động tác thì không thể nào đạt được những tác dụng dưỡng sinh quí báu của Thái Cực Quyền.
2-THÂN PHÁP
Như đã biết, eo là chúa tể, tay chân, đầu mặt đều chuyển động theo eo. Như vậy trước hết phải chú ý tới THÂN PHĂP.Ðầu và mình phải thật ngay thẳng (Vĩ lư trung chính), không rùn cổ hoặc ngước mặt lên.
Hai vai phải buông thõng xuống (Trầm kiên).
Ngực phải thóp vào, đừng gồng lên cho ngực nhô ra (Hàm hung), đùng ưỡn ngực, nhất là khi hít vào.
Lưng nhô ra sau, khí lực dồn về sau lưng để chuyển xuống đan điền (Bạt bối).
Eo phải luôn luôn trong tình trạng mềm dẻo, khoan thai, linh hoạt (Tùng yêu) thì hai chân mới có sức mạnh tự nhiên. Chân tay có biến hóa ảo diệu hay không đều là do tác động của eo. Chú ý là eo không được nghiêng ngả hay chùng xuống làm cho mông nhô ra sau.
Bụng phải lỏng lẻo tự nhiên (Tùng tịnh), đừng vận lực gồng cứng, để cho khí trầm xuống đan điền. Nhớ là khi tập không nịt cứng giây lưng đeo ở bụng và nên mặc quần áo rộng nhẹ.Mắt luôn luôn nhìn thẳng trước mặt khi đầu từ từ xoay theo thân mình một cách tự nhiên. Phân biệt mắt thường và nhãn thần. Mắt thường (nhục nhãn) nhìn bao quát trước măt, không đặc biệt nhắm vào một điểm nào. Còn nhãn thần tức là sự dụng ý thì chú trọng vào một bộ phận nào đó của tay trong khi chuyển thế. Gương măt phải luôn luôn tự nhiên, hòa dịu, không bặm môi, nghiến răng tỏ thái độ căng thẳng khẩn trương.
3-THỦ PHÁP
Trong TCQ, buông lỏng là nguyên tắc tối quan trọng: buông lỏng eo, buông lỏng tay chân. Nhưng thế nào là buông lỏng? Sau đây là kinh nghiệm của võ sư TRỊNH MẠN THANH khi ông mới học TCQ:
"Nhớ lại lúc tôi mới bắt đầu học TCQ, thầy Dương Trừng Phủ ngày ngày đều dặn dò "Buông lỏng. Buông lỏng." Có khi lại nhận xét:"Chưa lỏng, chưa lỏng". Lúc thì răn:"Không lỏng chỉ là cái giá gỗ chịu đòn thôi". Thiết tha hơn nữa thì "Hãy buông lỏng và lặng lẽ". Dặn dò như thế hơn cả ngàn lần. Trong vòng hai năm tôi nghe mãi nghe hoài, thật có lúc muốn điên cả đầu, giận sao mình ngu xuẩn thế này. Một đêm nằm mơ thấy hai cánh tay bị đứt lìa, sợ quá tỉnh dậy thử xem tay còn không thì hoảng nhiên đại ngộ thế nào là buông lỏng....
Cân lạc nối hai tay với thân cũng tựa như giây thun nối quan tiết ở tay chân con búp-bê, làm cho tứ chi muốn xoay chuyển theo chiều nào cũng đươc. Nhưng sự kiện hai cánh tay không đứt lìa đã làm tôi hiểu thế nào là buông lỏng. Ngày hôm sau tôi đấu với các bạn giỏi hơn, tất cả đều ngạc nhiên. Hỏi đi hỏi lại mới hay là đã lỏng. Cảm giác như là một ngày đã đi qua được cả ngàn dặm.
Về THỦ PHÁP trước hết phải buông lỏng từ hai vai và hai cùi chỏ (Trầm kiên trụy trửu), buông lỏng cổ tay (nói rõ hơn trong phần giải thích thức thứ nhất KHỞI THẾ) và nhất là hai bàn tay. Trong khi tập luyện TCQ, từ thế thứ nhất đến thế cuôi cùng bàn tay lúc nào cũng như bàn tay người đẹp (Mỹ nhân thủ)
Riêng về hai bàn tay trong TCQ phân biệt Chưởng và Quyền. Võ sư Trịnh Mạn Thanh giải thích:
Chưởng: tương truyền gọi là bàn tay mỹ nhân. Ðường gân ở mu bàn tay không nổi lộ rõ, bất kể ơ thức nào, sống lưng cổ tay phải duỗi thẳng một cách tự nhiên, như hình vẽ.
Quyền: giống như nắm tay bình thường, bề ngoài như là nắm chặt mà không phải nắm chặt, thật ra bên trong rất là buông lơi. Sống cổ tay phải tự nhiên duỗi thẳng, như hình vẽ.Còn cánh tay, sở dĩ chuyển động không phải là vì dùng sức tự động (bất động thủ), chỉ nhờ buông lỏng mà đưa đẩy theo đà vận chuyển của eo thôi. Nói chung, tay có buông lỏng thì vai mới lỏng và thân mới lỏng. Từ eo lên đầu tất cả dều lỏng.
Ðể có thêm tài liệu tham khảo, phần nói về THỦ PHÁP trong sách THÁI CỰC QUYỀN TOÀN THƯ cuả Trần Tuấn Kiệt (1) được ghi lại sau đây:
1/ Chưởng: các ngón tay đừng quá ngay hoặc nắm lại, chỉ mở ra vừa thôi. Phàm lúc chưởng (bàn tay mở) án ra (đưa ra) phải gật bàn tay lên, hiện rõ chưởng căn (các ngón tay dựng lên) vì cái để đánh người là chưởng căn.
2/ Quyền: nắm quyền (bàn tay nắm lại) không nên quá chặt, dùng 4 xương gu góc ngón tay mà đánh người nhưng khi đánh ra thì chỗ lắc léo của cườm tay phải tiếp hợp ngay ngắn, đừng chuyển xéo cườm mà có thể bị tai haị,
3/ Chẩu: (chỏ) lúc xuất thủ, ngoài lúc muốn dùng cùi chỏ để đánh người, luôn luôn mũi chỏ chỉ địa, đừng đưa ngang (trụy trửu: hạ chỏ)
Ngoài sự buông lỏng, cả hai cuốn sách của Trịnh Mạn Thanh và Trần Tuấn Kiệt đều không nói rõ là hai tay được chuyển động như thế nào. Kinh nghiệm luyện tập cho thấy rằng khi "bất động thủ" và đã buông lỏng thật sự thì hai tay chỉ có thể chuyển động theo các thủ pháp sau đây:
- Nguyên không: hai tay giữ nguyên vị trí cũ trong không gian vì đã dụng ý không để cho tay rơi xuống.
- Nguyên thân: tay giữ nguyên vị trí đối với thân mình trong khi xoay eo.
- Thôi động: tay chuyển động nhờ có sức đẩy của eo.
- Ðãng động: tay đưa đẩy theo lực còn dư của động, theo đà còn lại của sức đẩy.
- Phù trầm: tay dâng lên (phù) nhờ dụng ý vận khí, hoặc chìm xuống (trầm) vì cố ý để rơi một cách tự nhiên.Nhưng điều đáng chú ý hơn hết là dù tay có chuyển động theo thủ pháp nào đi nữa thì cũng luôn luôn xoay theo một khớp nào đó như vai, chỏ đểû vẽ thành những vòng tròn lớn nhỏ tức là vòng THA¨I CỰC hay đường cong phân chia Âm Dương trong Thái Cực vậy.
BỘ PHÁP
Trong TCQ bộ pháp hoàn toàn theo Âm Dương, nghĩa là dùng bộ pháp Hư Thực. Nếu như chân trái thực thì chân phải hư, chân trái hư thì chân phải thực. Chân thực là chân chịu đựng từ 7/10 đến 10/10 trọng lượng toàn thân. Chân hư là chân chịu từ 0 đến 3/10 thể trọng; chân hư cũng là chân sẵn sàng di động hoặc cất lên.
Thái cực đường lang, tập đồ hình biểu diễn các bài quyền của võ sư Triệu Trúc Hán, trình bầy 8 bộ pháp gọi chung là Võ Thuật Bát Ðại Mã Bộ:
1. Ðăng sơn mã (sách khác gọi là Cung Mã)
2. Ðinh tất mã (hay Qui Tất Mã)
3. Quyền cực mã (hay Ðiếu Mã)
4. Kỵ mã thức (hay Tọa Mã)
5. Ngọc hoàn mã
6. Thái cực mã (hay Ðinh Tự bộ)
7. Ðộc lập mã
8. Tạc cực mã (hay Hạ thế)
Tám bộ pháp này chỉ được trình bày bằng HÌNH VẼ, không giải thích từng bộ pháp môt. Lý do: trong sách THÁI CỰC QUYỀN TỰ TU TÂN PHÁP võ sư Trịnh Mạn Thanh không dùng tên hiệu của những bộ pháp trên vì ông chủ trương rằng các tư thức kế tiếp không ngừng (miên miên bất đoạn), chân không dừng hẳn lại ở một bộ pháp nào, hư thực biến chuyển không ngừng.Võ sư Trịnh Mạn Thanh chỉ trình bày hình chân của 8 loại bộ pháp (Bát chủng bộ pháp đồ lệ). Ở những hình chân này mức độ hư thực được trình bày rõ ràng bằng những ký hiệu khác nhau. Ông đã tốn hơn 10 năm nghiên cứu mới tìm ra mức độ năng nhẹ của mỗi chân. Ông cũng nghĩ ra cách vẽ hình ghi vị trí của 2 bàn chân, vị trí hiện tại và vị trí kế tiếp cùng mũi tên chỉ hướng mà bàn chân sẽ bước tới; vị trí sắp tới này được biểu diễn bằng những nét chấm cách biệt.Sau này khi phân tích và giải thích từng thức một, dưới hình vẽ mỗi sự chuyển động của toàn thân đều có hình vẽ các bước chân tương ứng. Nhìn vào hình vẽø này người tự học sẽ thấy rõ nguyên tắc Hư Thực Phân Minh.
CHUYỂN BỘ PHÁP
Việc chuyển biếàn từ bộ pháp này qua bộ pháp khác là điều hết sức quan trọng. Chỉ nhìn cách chuyển bộ pháp của một người đang đi bài quyền có thể biết một cách chắc chắn về thời gian người ấy đã tốn công phu luyện tập nhiều hay ít. Những điều sắp trình bày sau đây rất quan trọng đối với bước đầu trong việc tự học TCQ. Chú ý luyện tập ngay từ đầu chắc chắn sẽ tránh được những khuyết điểm của nhiều người là cứ cất chân bước tới, không vận dụng được lực đẩy của EO. Nguyên nhân của khuyết điểm này chính là vì chưa nắm vững sự chuyển động của từng thức, hay nói đơn giản hơn là chưa thuộc bài nên đi nhanh cho khỏi quên và khỏi té ngã. Khi thuộc rồi mới có thể đi chậm.Có người chủ trương rằng đi càng chậm càng tốt. Ðiều này chưa hẳn là đúng.
Tốt nhất là cứ từ từ theo đà vận chuyển của eo, đi thật hết thức này rồi chuyển qua thức kế tiếp. Không cố ý đi nhanh cho chóng xong và cũng không kéo dài thời gian không cần thiết và làm cho việc tập luyện thiếu sót vì không giữ được nguyên tắc "miên man bất đoạn", và không kết hợp được sự hô hấp với các động tác.Khi chuyển bộ pháp phải luôn luôn giữ đúng khoảng cách giữa hai chân. Về bề ngang, hai bàn chân cách nhau khoảng 20cm (nghĩa là mép ngoài hai bàn chân rộng bằng tầm vai, trung bình là 40cm). Về bề dọc thì tùy theo bước chân của mỗi người dài ngắn khác nhau, từ 70cm đến 80cm.
Trong phần giải thích từng thức một khi ghi "một bước lớn" có nghĩa là dài 80cm bằng 2 tầm vai. "Một bướøc nhỏ" có nghĩa là dài 40cm bằng 1 tầm vai.Mỗi khi bước tới, thân người thẳng đứng, từ từ chuyển sức nặng qua chân khác rồi nhẹ nhàng cất bước. Không co chân lên cao rồi mới thả xuống, như vậy dể té. Chỉ cất gót lên khỏi mặt đất một chút rồi đưa ra thì sẽ vững vàng hơn. Ðiều tối quan trọng cần chú ý: chân cất lên hay bước tới trước là do sức kéo của sự xoay eo hơn là sử dụng sức cất chân lên (điều này sẽ được thể nghiệm bằng sự luyện tập).Khi gót nhấc lên chỉ còn mũi bàn chân chấm đất thì gọi là sự Mở Khóa Chân.Khi xoay trên gót chân (theo eo) và mũi bàn chân cất lên thì có nghĩa là chân này không di chuyển, không biến động. Còn khi xoay trên mũi bàn chân và gót chân cất lên nghĩ a là đã mở khóa chân thì chân này sẽ di chuyển, biến động vì mũi chân chỉ còn chấm hờ trên măït đất thôi.Bộ pháp chỉ chuyêûn động theo những hướng căn bản là về bên trái hay bên phải (TẢ HƯU CHUYỂN) và về phía sau (HẬU CHUYỂN).
A. Tả Hữu Chuyển:
1. Hữu chuyển (thí dụ từ hướng Bắc qua hướng Ðông)- Từ Tả cung mã chân trái (thực) đứng trước, rùn xuông, đầu gối nhìn xuống không quá mũi bàn chân, chịụ 7/10 thể trọng; chân phải (hư) duỗi thẳng chịu 3/10 thể trọng, buông lỏng.
- Xoay eo qua phải 90 độ, tự nhiên gót phải cất lên quét qua trái, mũi phải vẫn chấm đất.
- Xoay eo đủ 90 độ mặt đã hướng qua phải (hướng Ðông), cất chân phải lên và đặt gót phải xuống đúng chỗ cũ của ũi chân.
_ Ðạp mũi phải xuống dồn người về trước thành Hữu cung mã. Ðồng thời mũi chân trái cất lên quét qua phải 45 độ.
2. Tả chuyển (từ hướng Ðông qua hướng Bắc)- Từ Hữu cung mã: chân phảùi (thực) đứng trứơc, rùn xuông, chịụ 7/10 thể trọng), chân trái (hư) duỗi thẳng, chịu 3/10 thể trọng, buông lỏng
- Xoay eo qua trái 90 độ, tự nhiên gót trái cất lên quét qua phải, mũi trái vẫn chấm đất.
- Xoay eo đủ 90 độ mặt đã hướng qua trái (hướng Bắc), cất chân trái lên và đặt gót trái xuống đúng chỗ cũ của mũi chân.
_ Ðạp mũi chân phải xuống dồn người về trước thành Tả cung mã. Ðồng thời mũi chân phải cất lên quét qua trái 45 độ.Chú ý: dù tả chuyển hay hữu chuyển thì khi chuyển xong hướng của hai bàn hhân luôn luôn tạo thành một góc 45 độ.
B. Hậu chuyển.
1. Từ hướng Bắc qua hướng Nam:- Từ Tả cung mã dồn sau thành Tả Thái cực mã nghĩa là chân trái từ thực chuyển ra hư và chân trái từ hư chuyển ra thực (H1 và H2)
- Xoay eo qua phải 90 độ, tự nhiên mũi chân trái cất lên quét qua phải.
- Ðạp mũi chân trái xuống, chuyển chân trái thành thực, chân phải thành hư.
- Tiếp tục xoay eo qua phải thêm 90 độ nữa, tự nhiên gót phải cất lên đưa qua trái thành Hữu Ðiếu mã (H3
- Cất chân phải lên đưa ra trước một bước, phía bên phải, thả gót rồi đạp mũi dồn người về phía t trước thành Hữu cung mã (hướng Nam). Mũi chân trái xoay theo qua phải (2 chân 45 độ) (H4)
2. Từ hướng Nam qua hướng Bắc:- Từ Hữu cung mã dồn sau thành Hữu Thái cực mã nghĩa là chân phải từ thực chuyển ra hư và chân trái từ hư thành thực (H5)
- Xoay eo qua trái 90 độ, tự nhiên mũi chân phải cât lên quét qua trái.
- Ðạp mũi châjn phải xuống, chuyển chân phải thành thực, chân trái thành hư.
- Tiếp tục xoay eo qua trái thêm 90 độ nữa, tự nhiên gót trái cất lên đưa qua phải thành Tả Ðiếu mã (H6)
- Cất chân trái lên đưa ra trước một bước, phía bên trái, thả gót rồi đạp mũi dồn người về trước thành Tả cung mã (hướng Bắc). Mũi chân phải xoay theo qua trái (2 chân 45 độ) (H7).
Phụ chú:muốn chuyển bộ pháp linh hoạt, vững chắc thì tốt nhất là trong khi luyện tập nên mang giầy thật nhẹ, bằng vải mềm, đế mỏng, không phải cột giây. Như vậy hai bàn chân có cảm giác thoải mái dễ xoay trở, nhất là những khi cất mũi xoay trên gót hay cất gót xoay trên mũi bàn chân. Tốt nhat là mang giầy mà ta thường gọi là giầy Tầu.
1. Thư giãn. Tránh mọi sự căng thẳng thần kinh và cơ bắp. Các cơ mặt cũng được buông lỏng, tránh biểu lộ nỗi lo âu trên mặt. Kết quả là sự bình thản hiện ra trên khuôn mặt.
2. Dứt bỏ mọi suy nghĩ và dồn hêt tâm trí vào từng chuyển động của cơ thể.
3.Thực hiện các động tác càng chậm càng tốt.
4. Từ đầu đến cuối bài quyền giữ nguyên một vận tốc. Một vài động tác có thể nhanh nhưng nhớ là đừng có ý muốn thực hành gấp rút.
5. Thở bằng mũi một cách nhẹ nhàng tự nhiên.
6. Mỗi động tác đều thoải mái. Không thoải mái tức là đã tập luyện không đúng cách.
7. Không bao giờ đẩy một động tác tới chỗ tận cùng. Không bao giờ bước chân xa hết mức hoặc đẩy tay ra hết mức. Luôn luôn giữ phần cuối của động tác này làm khởi đầu cho động tác kế tiếp.
8. Mọi động tác đều phải thực hiện một cách thận trọng. Không có động tác nào là không quan trọng cả. Hãy thực hiện mỗi động tác đúng như lúc mới tập lần đầu vậy.
9. Không bao giờ cố ý dùng sức mạnh. Mọi chuyển vận đều phải mềm mại, dịu dàng.
10. Các động tác liên tiêp từ đầu tới cuối bài quyền. Không bao giờ có sự ngưng nghỉ của một động tác. Không bao giờ có sự hoàn toàn bất động cả.
Dương gia Thái Cực Quyền
(37 thức
Dự-bị thức
Dự bị thức Thái-Cực Quyền (TCQ) là thế đứng nền tảng, là hỗn-nguyên trạng công tức là công-phu đứng lúc chưa chia âm dương, chưa phân Hư-Thực. Ðây là lúc còn đứng thẳng, thể-trọng còn dồn cho cả hai chân, thoải mái trong thề thư-giãn đứng và sắp sửa di-chuyển trọng-tâm.
Ðem thể-trọng dồn cho chân phải; chân này thành Thực, hơi rùn xuống. Chân trái biến thành Hư, gót trái hơi nhón lên (Hình C1). Ðồng thời hai cổ tay và chỏ hơi cất lên. Cánh tay thành hình cây cung ( Hình F1).
Cất bàn chân trái lên, đưa chân trái sang trái một bước,đạp thẳng, mũi chân nhìn về trước mặt (Bắc). Chuyển thể-trọng cho chân trái; chân này thành Thực (Hình C2).Tiếp theo mũi bàn chân phải cất lên quét qua trái và khi song song với bàn chân trai thì đạp xuống. Khoảng giữa hai bàn chân rộng bằng tầm vai. Cả hai chân đều Thực.
Ðây là trạng-thái Thái-Cực chưa chia Âm-Dương, hay "Hỗn-nguyên vô-cực" và cũng là trạng-thái Song-trọng (Hình P1).
CHÚ Ý
Khi chân phải rùn xuống, hai tay giữ Nguyên Không (ở nguyên vị-trí cũ trong không-gian) nên tụ nhiên là hai cùi chỏ sẽ hơi cong. (Nếu tay không giữ thế Nguyên Không mà cũng trùng xuống theo người thì khi chân rùn xuống cánh tay vẫn thẳng.) Hai lưng bàn tay hơi cong, hướng về phía trước, lòng bàn tay nhìn xuống, hơi mở. Các ngòn tay hơi nổi lên, hướng về phía trứơc, không nghênh ngang, không khép nép.
Lúc đứng lên đầu phải ngay ngắn, mắt nhìn về phía trước, nhãn thần nên thu-liễm, tai lắng nghe hơi thở, lưỡi liếm vòm miệng, miệng ngậm môi khép, vai chùn chỏ thõng, ngực ngậm để cho khí rót xuộng đan-điền. Trong ngoai đều buông xả, toàn thân chỗ nào cũng cởi mở, một mực tự nhiên, lỏng lẻo. Duy từ huyệt Vĩ-lư (hậu-môn) dến đỉnh đầu phải có ý-khí thông suốt với nhau cốt sao cho trong (tâm-tưởng) và ngoài (thể-chấùt) được hợp nhất. Luyện tập về THỂ (bản-chất) và DỤNG (ứng-dụng) đều bắt đầu từ trạng thái này.
Công-phu luyện tập Thái-cực-qưyền cũng bắt đầu từ đây. Người mới tập nên thực-hành thế đứng này càng nhiều càng tốt.
KHỞI THẾ (Mặt hướng Bắc)
Khởi-thế là bắt đầu tiến-trình Thái-Cực sinh Lưỡng-Nghi: Âm và Dương. Âm là hình, là ở dưới, là đất, cho nên bất động. Dương là khí (vô-hình), là ở trên, là trời, cho nên khinh, thanh (trong và nhẹ), nổi lên trên nên di-động một cách nhẹ nhàng.
1. Trước hết, lấy Ý dẫn KHÍ; khí trầm xuống đan-điền. Khí tràn-trề ở bên trong thân-thể thì tự nhiên hai tay theo khí mà nổi lên (phù). Như vậy là hành khí vận thân. Giai đọan này là Khí hợp thì hình khai (Hít sâu, tự nhiên hai tay vung lên).
2. Lúc hai tay chìm xuống (trầm) thì ngược lại là giai đoạn Hình hợp khí khai (Thở ra từ từ, tự nhiên hai tay rơi xuống).
Từ đây trở đi, việc hành khí vận thân, nổi chìm mở đóng (phù trầm khai hợp) đều chiếu theo nguyên-tắc "Khí hợp hình khai, hình hợp khí khai".
CHÚ Ý
Mục đich chính của thức này là buông lỏng cổ tay, bước đầu của trình tự khai quan đại tiết. Hết thức này thì cổ tay đã có tới 6 lần biến:
1. Từ lúc đứng thẳng ngay ban đầu và chuyển qua xong Dư-bị-thức cổ tay đã biến lần thứ nhất (lưng bàn tay cong, lòng bàn tay nhìn xuống).
2. Từ thức dự-bị trở đi lúc hai canh tay nổi lên , hai lưng cổ tay nhô lên, như từ trong nước nổi lên, các ngón tay rũ xuống là lần biến thứ hai (Hình P2)
3. Ðến khi hai cổ tay lên ngang tầm vai, các ngón tay theo khí duỗi ra, gân không căng không nhũn; đó là lần biến thứ ba (Hinh P3)
4. Lúc thu tay vào, cổ tay và chỏ xếp gấp lại trước ngực thì các ngón tay lại rũ xuống; dó là lần biến thứ tư (Hình P4).
5. Khi hai cánh tay sắp thả xuống, hai cổ tay như chìm vào trong nước, đầu ngón tay như nổi bồng bềnh trên mặt nước; đó là lần biến thứ năm(Hình P5).
6. Hai cánh tay chìm xuống đến ngang hông, ở hai bên đùi tức là trở về vị trí ban đầu của Khởi-thế, bàn tay lại giống như ở Dự-bị thức; đó là lần biến thứ sáu.
Tóm lại, việc chính yều ở Khởi-thế là vận động cổ tay. Giải quyết xong vấn đề buông lỏng ở thức này thì tiết thứ nhất của quan thứ nhất (cổ tay) đã khai-đạt. Từ rày trở đi khí ở cổ tay không bị nghẽn mà liền suốt, như được mỹ-hiệu-hóa bằng danh-từ Mỹ-nhân thủ (bàn tay ngọc).
LÃM TƯỚC VĨ - TẢ BẰNG
(Mặt hướng Bắc)
Lãm tứơc vĩ là tên gọi chung của 4 thế Bằng, Lý, Tê, Án(*) và cũng là 4 thế đặc-trưng của TCQ hay là Tứ chánh pháp TCQ. Trong Quyền-Luận có nói đến hai chữ "trước thục" (tập luyện rành rẽ) tức là nói đến việc tập luyện Thôi-thủ (đẩy tay). Trong Thôi-thủ điều quan trọng là NIÊM, LIÊN, MIÊN, TÙY (dính, liền, dán, theo). Không đâu không dính, qua lại không ngừng. Thôi-thủ là hình-ảnh của Lãm-tứơc-vĩ, vì trong lúc đẩy tay, các cánh tay xoán xít, ràng rịt như ôm lấy đuôi công vậy.
A. Lãm tước vĩ:
• 1. Sau Khởi thế dồn thể-trọng cho chân trái, gập gối tọa thực. Như vậy chân trái Thực, chân phải Hư (Hình P6 và C4).
• 2. Xoay eo qua phải (eo chân hay khoeo chân cũng chuyển qua phải), mũi chân phải bật lên tự nhiên theo eo chuyển qua phải. Tay phải cũng theo eo cất lên đưa qua phải, bàn tay ngang nách,. lòng bàn tay nhìn xuống đất. Tay trái theo chân phải đưa qua đùi phải, ngang hông, lòng bàn tay ngửa. Hai tay ở dạng ôm cầu bên phải (lòng 2 ban tay nhìn nhau) (Hình P7 và C5)
B. Tả bằng:
Chuyển hết thể-trọng qua chân phải, tọa thực chân này. Gót chân trái tự nhiên cất lên.
• 4. Xoay eo qua trái, cất chân trái lên thả một bước về đàng trước bên trái, theo hướng mũi tên chỉ trong Hình C5, thả gót trước, mũi bàn chân hỏng khỏi mặt dất (Hình P8 và C6).
• 5. Dần dần đạp thực chân trái. Tăy trái đồng thời theo eo cất lên, nâng ngang ngực, lòng bàn tay hướng vào trong, chỏ hơi chìm. Tay phải cũng cùng lúc chìm cạnh đùi phải, hơi cong đẻ cân xứng với thực lực của chân trái (Hình chính Á1 và Hình chân C7).
CHÚ Ý!
Ở thức này hai chân ngay ngắn, xương đầu gối trái không quá mũi chân mà chiếu thẳng mũi chân. Ðầu gối bên phải và đùi hơi co lại. Vĩ-lư (mông và hạ bàn) hơi thu lại thì thân mới ngay chính khiến cho thần-khí thông suốtá lên đỉnh đầu. Chân trước 7 phần thực như cây trồng dưới đất, chân sau 3 phần hoạt-lực, đayå tới phía trứơc. ____________________
(*)Bằng: gạt đẩy; đẩy lên là trực-bằng; đẩy ngang là hoành-bằng. Lý: kéo về; kéo ngang là bình-lý. Têâ: xô ra bằng 2 cánh tay xếp chéo. Án: xô ra hoặcï kéo vào bằøng sức hai bàn tay.
]Thức thứ ba
LÃM TƯỚC VĨ - HỮU BẰNG
(Mặt hướng Ðông)
TIẾP THEO THỨC TRỨƠC (*)
• 1. Buông lỏng eo chân phải, xoay eo qua trái lấy đà, đem toàn thể trọng dồn cho chân trái, tự nhiên chân phải cất lên và quét qua trái theo hướng mũi tên.Tay phải lật qua trái, lòng bàn tay ngửa, nép ở hông bên trái.
• 2. Xoay eo qua phải, cất chân phải lên và thả gót phải xuống đúng vị-trí vừa rồi của mũi chân, dần dần đạp gót tọa thực (7 phần thực). Chân trái dần dần biến thành hư, nũi chân theo eo quét về bên phải 45 độ, gập gối tọa thực (3 phần thực).
Ðồng thời chỏ phải cất lên, nâng ngang trước ngực, lòng bàn tay hướng vào trong.
Tay trái, ở tư thế dựng đúng thành chưởng, theo eo đẩy ra phía trước, cùng tay phải tương-đối, ở khoảng giữa ngực và cánh tay phải. (Hình chính A3 và hình chân C9)
_______________________________________
(*) Khi giải-thích mỗi thức kế tiếp đều ghi câu này để nhấn mạnh tính cách "miên man bất đoạn" cuả toàn thể bài quyền. Sở dĩ phải cắt ngang từng thức là để cho việc tập luyện lúc ban đầu dễ dàng hơn mà thôi.
Thức thư tư và năm
LÃM TƯỚC VĨ - LÝ, TÊ
TIẾP THEO THỨC TRỨƠC
LÃM TƯỚC VĨ - LÝ (Mặt hướng Bắc)
• 1. Xoay eo qua phải, eo chân trái hơi di-chuyển vềø phía trước, góc bên phải. Dồn hết thể-trọng cho chân phải. Hai chỏ theo đà eo hơi hướng ra (Hình P10 và C10).
• 2. Liền đó buông lỏng eo, xoay người về trái, gập chân trái xoay về tọa thực; chân phải thành hư. Cánh tay phải phần ngoài đứng thẳng, lòng bàn tay hướng về góc trái. Cổ tay trái theo eo dần dần lật ngửa, nép ở cạnh chỏ phải (Hình chính A4 và Hình chân C11). Hai tay theo eo rơi xuống, xoay về bên trái phía sau cho đến khi eo không xoay thêm được nữa thì hai tay theo quán-lực duỗi ra hết về bên trái, phía sau. Hai chân vẫn đứng yên.
CHÚÝ!
Ở thức này cần nhớ 2 điểm:
1. Trứơc sau nhãn-thần đều tùy theo đầu chuyển mà nhìn ngang đàng trước. Eo ngưng xoay thì nhãn-thần cũng vừa thâu.
2. Eo xoay thì tay chuyển-động. Eo ngừng xoay thì tay hết chuyển động, nhưng có chuyển thêm một chút nhờ lực còn sót lại. Chuyển-động theo đà còn lại này gọi là"đãng". Ðãng chưa dứt thì nảy sinh cái động khác. Ðộng là chìa khoá của TCQ. Chính từ động mà có đãng. Ðãng chưa dứt lại tiếp động thì giữa động-đãng và đãng- động tuyệt nhiên không có sự gián-cách nào. Hơi gián cách một chút tức là đã có "đoạn" (đứt) mà nguyên-tắc của TCQ là "miên man bất đoạn". Từ giờ về sau không nhắc lại, nên luôn luôn nhớ ràng bất cứ thức nào hai tay cũng chuyển-động như thế. Cũng đừng quên rằng tay này động thì tay kia tĩnh và ngược lại, cũng giống như một thực một hư vậy.
TIẾP THEO THỨC TRỨƠC (*)
LÃM TƯỚC VÌ - TÊ (Mặt hướng Ðông)
• 1. Lúc hai tay ở thế LÝ (kéo về sau) đang trong tình- trạng đãng thì xoay eo qua phải. Eo chân chuyển về đàng trước bên phải, chân phảïi dần dần gập gối tọa thực.
• 2. Hai tay lại theo sự khiến-động ( cái động có tính- cách dẫn dắt) của eo chân lại theo đãng trở về. Cánh tay phải cất lên ngang ngực như ở thế Hữu-Bằng. Tay trái vì tương-ứng với thực-lực của chân phải theo eo đẩy tới phía trứơc, bàn tay trái ấp hờ ở trên (Hình chính Ạ5 và Hình chân C12).
]Thức thứ sáu
LÃM TƯỚC VĨ - ÁN
(Mặt hướng Ðông
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Liền dồn hết cả thể-trọng cho chân trái, gập gối tọa thực chân này. Ðồng thời hai tay theo eo thâu vào đến hai cạnh sườn, hai bàn tay phân ra hai bên, cách nhau một tầm vai, lòng bàn tay hướng về trước, hai chỏ gần sát thân mình. Ðây là thế ÁN VỀ (Hình P11, C13).
2. Chuyển thể-trọng cho chân phải, gập gối toạ thực. Chân trái theo eo duỗi thẳng ra. Ðồng thời hai tay cũng theo eo đẩy tới phía trứơc, đẩy từ dưới lên. Ðây là thế ÁN RA (Hình chính A6 và Hình chân C14).
CHÚ Ý
Nhớ là hai tay đẩy ra trước là nhờ động-đãng theo eo, chứ không phải là hai tay tự-động (bất động thủ)). Nói cách khác thì sau thức TÊ hai tay giữ vị-trí "nguyên thân", chỉ theo eo mà thâu về hay xô tới (không phải thẳng cánh xô ra, nhìn kỹ hình cánh tay gẫy).Cũng không nên quên là khi xô tới xô lui lưng vẫn thẳng chứ không nghiêng về phía trước. Lưng người biểu-diễn trong hai hình A6 và F7 đều thẳng.
]Thức thứ bẩy
ÐƠN-TIÊN
(Mặt hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Chuyển thể-trọng cho chân trái, gập gối tọa thực chân này. Ðồng thời hai tay theo eo thu về. Ðến khi cổ tay thấp ngang tầm ngực thì cổ tay không còn gẫy như ở thế ÁN, lòng bàn tay đã úp xuống.
2. Liền đó xoay eo qua trái, mũi chân phải bật lên theo eo quét qua trái 90 độ.Hai tay ở vị-trí nguyên thân, theo eo di chuyển qua góc trái đàng sau. Ðến khi không còn xoay eo qua trái được nữa thì bẻ ngoặt lại (Hình P13 và C16).
3. Xoay eo qua phải, chân phải liền gập gối tọa thực. Hai tay lại theo eo đãng về. Eo chân hơi trầm xuống. Bàn tay phải ở kế bên nách phải, ngón tay chúm lại thành móc câu (câu thủ), ngón cái và ngón giữa dính nhau, cắc ngón khác sát ngón giữa, cổ tay lỏng, chỏ hơi chìm (trụy trửu). Tay trái cũng đãng về nép dưới chỏ phải, bên nách phải, cổ tay lật, lòng bàn tay ngửa (Hình P14¾ và C17).
4. Xoay eo trở lại qua trái. Tay phải theo eo (vẫn giữ móc câu) duỗi thẳng về góc phải đằng sau. (Lúc cánh tay phải duỗi ra chính là lúc gót chân phải cất lên, chỉ còn mũi chân chấm đất) (Hình P15 và C18).
5. Liền cất chân trái lên, hướng về bên trái thả một bước rộng (theo mũi tên hình C18). Gót chân chấm đất rồi dần dần đạp mũi chân xuống tọa thực. Tay trái đồng thời rheo eo cất lên ngang vai, bàn tay dựng ngang, đầu ngón tay hướng về bên phải, nhãn thần nhắm vào lòng bàn tay. Cổ tay phải ở dạng móc câu bất động, cao bằng vai nhưng chỏ thì thõng xuống (Hình P16 và C19).
6. Khi eo chân phải xoay về bên trái đến lúc bằng ngang với eo chân trái thì đồng thời mũi bàn chân phải cũng theo eo quét về trái 45 độ. Chưởng trái cũng theo eo mà lật. Lòng bàn tay nhìn ra ngoài, cao ngang vai (Hình chính A7 và Hình chân C20).
CHÚ Ý
Trong thức ÐƠN TIÊN cần thực hiện mấy điểm sau:
1. Ðầu bộ phải thẳng, nhãn thần nhìn ngay trước mặt, giữ đúng các nguyên tắc "vĩ lư trung chính thần quán đỉnh" và khí trầm đan điền vì như đã thấy thể- thế trong thức này rất phức tạp.
2. Ðộng tác của tay hay bàn chân đều phải tùy theo chuyển động của eo, đùi chứ không dùng sức tự chuyển động.
3. Trứơc sau xoay đủ 180 độ, từ hướng Ðông quét qua hướng Bắc rồi về hướng Tây, trong đó có nhiều sự ngừng ngắt cho dễ tập lúc ban đầu. Khi đã thành thuộc rồi thì phải chú trọng đến sự dằng-dặc không dứt (Miên man bất đoạn).
4. Ðây là thức mở rộng nhất của TCQ, một trạm công khai triển. Cần phải chú ý nhiều và tập nhiều thức này.
Thức thứ tám
ÐỀ-THỦ
(Mặt hướng Bắc)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Tọa thực chân trái, chân phải biến thành HƯ (Hình C21). Liền đó, xoay eo qua trái, gót chân phải tự nhiên cất lên và quét qua bên trái theo mũi tên chỉ trong hình C21. Tay phải buông móc câu ra và (theo eo) buông lỏng chìm xuống. Tay phải cũng buông lỏng chìm xuống, lòng bàn tay nhìn trước tương đối với bàn tay phải (Hình P17 và C22).
2. Bây giờ xoay eo qua phải cất chân phải lên, dời ngang qua trái đằng trứơc nửa bước, gót chân phải chấm đất, cùng với chân trái làm thành hình chữ Ðinh (T) (hai bàn chân thẳng góc). Khoảng cách giữa hai chân chỉ còn bằng nửa tầm vai. Hai cánh tay theo eo thâu hợp: Tay phải gần như giữ nguyên thế cũ (nguyên thân). Tay trái theo eo đãng động đưa lên. Bàn tay trái ngang tầm chỏ phải.Lòng hai bàn tay nhìn nhau (Hình chính Aê8Ê và hình chân C23).
CHÚ Ý
Ở thức này cần nhớ 2 điểm:
1. Sở dĩ tay trái cất lên được, một phần là nhờø khí trầm đan-điền khiến tay nổi lên như ở Khởi thế, một phần là nhờ sức bật của eo khi hơi ngả lưng ra sau. Giữ đúng nguyên tằc bất động thủ mà lại cất được tay lên như ở thức này, cũng như ở Khởi thế và Lý (tiếp theo thức Bảo hổ quy sơn) là việc rất khó. Phải tập luyện lâu mới đạt được. Tự nhiên mỗi người sẽ cảm nhận được sự bồng-bềnh trôi nổi . Cảm thấy tay mình có thể nổi lên (phù) là một điều rất thích thú, còn việc thả cho hai tay tự nhiên rơi xuống (trầm) là điều không khó khăn gì.
2. Khi hai chân cách nhau một bước lớn (khoảng 70-80 cm) thì hai bàn chân tạo thành góc 45 độ. Nhưng khi hai chân gần nhau hơn (về chiều dài cũng như về chiều ngang) thì hai bàn chân tạo thành góc 90 độ. Xem kỹ hình chân C23 của thức này và hình chân C27 của thức thứ mười (Bạch hạc lượng xí).
]Thức chín - mười
KHÁO (KHUYNH THÂN)
(Mặt hướng Bắc
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Tọa thực chân trái. Xoay eo qua trái, chân phải thu về, đồng thời tay phải rơi xuống. Tay trái cũng theo đó chìm xuống cạnh đùi trái (Hình P18 và C24).
2. Liền đó cất chân phải lên thả thẳng ra trước một bước theo mũi tên chỉ trong hình C24, dồn tới dần dần tọa thực chân này. Chỏ phải hơi hướng ra ngoài thành hình cây cung. Lòng bàn tay phải nhìn vào trong. Bàn tay trái phụ hờ ở chỏ phải.
3. Nghiêng người xô vai về phải. Thức này đánh bằng vai phải, cũng có tên là KHUYNH THÂN (Hình chính A9 và hình chân C25).
BẠCH HẠC LƯỢNG XÍ
(Mặt hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Tọa thực chân phải. Xoay eo qua phải, chân trái biến thành HƯ, gót trái cất lên, mũi trái vẫn chấm đất. Tay phải hơi vung qua phải. Ngón tay trái rời khỏi chỏ phải, và cánh tay trái từ từ rơi xuống (như là không còn được vịn vào tay phải nữa).
2. Xoay eo qua trái, chân trái cất lên kéo rê qua phải theo hướng mũi tên hình C26. Nhấn sức chân phải, tự nhiên tay phải hất lên theo đà nhấn và theo eo. Bàn tay phải dừng lại che đỡ ở góc trán bên phải, lòng bàn tay hướng ra trước, bên phải. Tay trái rơi xuống làm thành thế vuốt gối, che bụng dưới, phụ ở bên đùi trái.
CHÚ Ý
Thức này đánh bằng tay phải, nhưng tay không tự-động đánh lên (bất động thủ) mà nhờ sức bật của eo và đùi. Ðiều này sẽ được chứng nghiệm khi tập. .
Thức mười một
TẢ LÂU ẤT ẢO BỘ)
(Mặt hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Tọa thực chân phải, chân trái biến thành hư. Xoay eo qua phải. Tay phải theo eo chìm xuống đùi phải, tay trái cũng theo eo hơi di chuyển qua bên phải (Hình P19 và C28)
2. Xoay eo tiếp qua phải phía sau thì hai chỏ cũng theo sự xoay chuyển đó mà đãng theo (Hình P20). Hai chân bất động.
3. Tiếp theo liền cất chân trái lên thả một bước qua bên trái đàng trước theo mũi tên hình C28, gót chân chấm đất. Xoay eo qua trái. Tay phải theo eo về đàng sau bên phải từ dưới đi vòng lên vẽ một vòng tròn lớn , lòng bàn tay úp sau tai phải. Tay trái cũng theo eo đãng qua bên phải thủ thế ở bụng dưới, bên phải (Hình P21 và C29).
4. Liền dồn thể trọng cho chân trái. Xoay eo tiếp qua trái, tay phải theo eo đâm ra đàng trước, thõng chỏ (trầm trửu), bàn tay dựng hướng về đàng trước án ra. Ðồng thời mũi bàn chân phải hơi bật lên theo eo quét vào 45 độ theo mũi tên hình C29. Tay trái che bụng dưới, vuốt qua gối trái, nép ở cạnh đùi trái (Hình chính A11 và hình chân C30)
CHÚ Ý
Ở thức này , cánh tay phải thả thật lỏng cho xoay theo trục vai (như tay búp-bê đã nói ở trên) cho rơi xuống thật hết rồi nhờ đãng động mà vung lên ngang vai. Tay trái vuốt gối (lâu tất) là ảo bộ. Thực ra đánh bằng tay phải, đánh vòng tròn từ sau ra trước, từ dưới đánh lên.
]Thức thứ mười hai
THỦ HUY TY_BÀ
(Mặt hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Theo đà đánh tới trước của TẢ LÂU TẤT ẢO BỘ dồn lực cho chân trái thì tự nhiên chân phải cất lên khỏi mặt đất (mũi bàn chân cách mặt đất hơn một tấc). Hai chỏ chưa có chuyển động gì đáng kể (Hình P22 và C31).
2. Hết đà, chân phẳi rơi xuống đất trở lại, bàn chân phải thẳng góc với chân trái. Thể trọng dồn hết trên chân phải (Thực), chân trái theo eo (xoay qua phải) đưa qua phải và thu về hơn một tấc, gót chân chấm đất.
Ðồng thời tay phải theo eo thu về và dừng ở trước sườn phải, lòng bàn tay nhìn sang trái. Tay trái cũng cất lên, lòng bàn tay nhìn sang phải. Chỏ trái và bàn tay phải cao ngang nhau. Hai tay làm thành dạng ôm đàn tỳ bà (Hình chính A12 và hình chân C32).
CHÚ Ý
Ở thức ÐỀ THỦ tay phải cao hơn tay trái. Ở thức này tay trái cao hơn tay phải.Cả hai thức đều ở tư thế sẵn sàng, nếu lật một tay ép xuống và nâng tay kia lên thì có thể bẻ gẫy tay địch thủ.
Thức thứ mười một
(*)TẢ LÂU ẤT ẢO BỘ
(Mặt hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC (*)
1. Buông lỏng eo xoay qua bên phải đàng sau, dồn hết thể trọng cho chân phải, tọa thực chân này, chân trái thành hư. Tay phải theo eo rơi xuống thật tự nhiên, lỏng lẻo, cánh tay buông thẳng, rơi theo đà đãng động đưa lên vẽ thành một vòng tròn lớn tới ngang vai. Tay trái cũng theo eo rơi xuống rồi vòng lên ngang ngực (Hình P23 và C23)
2.Xoay eo qua trái. Tay phải theo eo đãng về thủ thế ở mé tai phải, lòng bàn tay úp. Tay trái rơi xuống che chở bụng dưới, ở gần đùi phải Ðồng thời chân trái cất lên, thả gót ở đàng trước, bên trái nửa bước và tiến tới nửa bước (Hình P24 và C24).
3. Dồn tới, chuyển thể trọng cho chân trái, chân này dần dần tọa thực (7 phần thực). Bàn tay phải hướng về đàng trước đâm ra, thõng chỏ, bàn tay dựng, lòng bàn tay nhìn vềø trước theo eo án ra. Tay trái vuốt qua đầu gối trái, nép cạnh đùi trái. Ðồng thời mũi bàn chân phải bật lên theo eo quét vào 45 độ. (Hình P25 và C35).
CHÚ Ý
- Từ giờ về sau những thức lập lại không ghi số thứ tự đều được đánh dấu (*)
Thức thứ mười ba
TẤN BỘ BAN LAN CHUỲ
(Mặt hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Dồn sau, tọa thực chân phải. Xoay eo qua trái , mũi chân trái tự nhiên bật lên quét qua trái 45 độ. Ðồng thời tay phải chìm về bên trái cạnh hông trái, bàn tay nắm lại thành quả đấm (Hình P26 và C 36, thêm hình P27 chụp từ phía trái cho thấy rõ cả hai bàn tay).
2. Liền dần dần tọa thực chân trái, chân phải bước lên trước chân trái nửa bước), hai bàn chân tạo thành góc vuông (Hình P28 và C37)
3. Xoay eo qua phải, liền tọa thực chân phải (Hình P29 và C38, thêm hình P30 chụp từ phía trái).
Cất chân trái bước lên trước chân phải một bước lớn về đàng trước (TẤN BỘ), bên trái, gót chân chấm đất.
Ðồng thời lật quả đấm phải, hổ-khẩu (chỗ khe ngón cái và ngón chỏ) nhìn lên, nép ở hông phải. Như thế gọi là BAN. Tay trái, bàn tay như chém, theo eo hướng vềø đàng trước như ngăn như cắt. Ðộng tác này gọi là LAN (Hình P31 và C39).
4. Dồn trước, tọïa thực chân trái, xoay eo qua trái trở lại, quả đấm tay phải theo eo xung kích về đàng trước. Ðộng tác này gọi là CHÙY. Bàn tay trái che trên tay phải, giữa cổ tay và chỏ (Hình chính A13 và hình chân C40).
]Thức thứ mười bố
Như Phong Tự Bế
(Mặt hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Liền đó xoay eo qua trái, quả đấm phải (Quyền) mở ra thành chưởng theo eo chuyển vè bên trái. Bàn tay trái cũng lật ngửa theo eo rơi xuống che chở chỏ phải (Hình P32). Chân chưa di động.
2. Dồn sau, chuyển thể trọng cho chân phải, buông lỏng eo, gập gối tọa thực. Hai chỏ rơi tiếp về sau, bàn tay phải lui về sau bên trái, bàn tay trái đi lên ven theo cánh tay phải. Trông như hai cánh tay xếp lại và bắt chéo nhau. Như vậy gọi là PHONG (đậy lại) (Hình P33 và C41).
3. Dồn trước, thể trọng chuyển qua chân trái, hai bàn tay theo eo rẽ ra, lật úp, xô tới làm thành dạng ÁN RA. Như thế gọi là BẾ (đóng lại) (Hình chính A14 và hình chân C42)
CHÚ Ý
Ở thức này cần tránh lỗi lầm thông thường là lấy sức thu hai tay về rồi đẩy tay ra. Tập sao để hai tay tự nhiên lui tới theo sự vận chuyển của eo và lưng.
Thức thứ mười lăm
THẬP TỰ THỦ
(Mặt hướng Bắc)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Dồn sau, chuyển thể trọng cho chân phải, gập gối tọa thực chân này, mũi chân trái tự nhiên cất lên. Xoay eo qua phải (hướng chính: Bắc), mũi chân trái quét qua phải theo đà kéo của eo, đạp thẳng. Hai tay dần dần theo eo vén mở ra hai bên, giăng ngang vai (Hình P34 và C43).
2. Liền chuyển thể trọng cho chân trái, chân phải biến thành hư. Hai cánh tay theo eo mà chìm xuống, hai lòng bàn tay nhìn xuống đất (Hình P35 và C44)3. Liền thu chân phải về ngang chân trái, đạp thẳng. Hai bàn chân giống như ở KHỞI THẾ. Hai tay vẫn tiếp tục thu về và theo đà đãng động vung lên ngang ngực, hai cổ tay giao nhau, trái trên phải dưới, thành hình chữ Thập (Hình chính A15 và hình chân C45)
CHÚ Ý
Hai bàn chân song song, nhưng không ở tình trạng song trọng, hình chân không vẽ ngũ phần thực mà vẽ tam phần thực. Như vậy có nghĩa là ở thức THẬP TỰ THỦ này hai bàn tay vừa kịp giáp nhau thì sẽ chuyển ngay sang thế kế tiếp (BẢO HỔ QUI SƠN), thể trọng dồn ngay cho chân trái để bắt đầu chuyển thế. Xem tiếp thức16
Thức mười sáu
BẢO HỔ QUY SƠN
(Mặt hướng Ðông Nam)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Liền xoay eo qua trái, chuyển thể trọng cho chân trái, chân phải biến thành hư tự nhiên cất gót lên quét về bên trái trong khi eo chân chuyển về đàng sau bên phải. Hai cổ tay theo eo buông rơi chìm xuống. Tay trái chìm xuống trước (Hình P36 và C46).
2. Xoay eo qua phải, đưa chân phải về đàng sau, bên phải bước một bước lớn. So với bàn chân trái, bàn chân phải đã di chuyển qua một góc 135 độ. Gót chân phải chạm đất. Tay trái theo đà xoay của eo, từ đàng sau bên trái phía dưới đi vòng lên trên thủ thế ở cạnh tai trái. Tay phải chìm xuống vuốt gối phải. (Hình P37 và C47).
3. Ðem thể trọng dồn cho chân phải, chân này dần dần tọa thực. Ðồng thời theo eo (xoay qua phải) tay trái đâm ra đàng trước, trụy trửu như đang sẵn sàng. Tay phải vuốt gối rồi hướng về bên phải đàng sau vẽ một vòng, lòng bàn tay ngửa nhìn nghiêng qua trái, nép cạnh đùi phải, thành dạng ôm hổ (Bảo hổ). (Hình chính A16 và hình chân C48).
CHÚ Ý
Muốn chuyển chân phải một bước lớn với góc độ lớn như vậy (135 độ) cần lưu ý:
1. Chân trái phải rùn xuống trụ thật vững
2. Treo chân phải lên, xoay eo chân qua phải 45 độ rồi đưa chân ra đàng sau (thêm 90 độ) và thả gót xuống là đủ 135 độ. Nếu chỉ treo chân lên rồi xoay eo chân đủ 135 độ trước khi thả gót thì lúc mới tập rất dễ té ngã. Ðiều này có thẻ thực hiện được sau khi đã luyệïn thành thục thức này. Ở hai thức NGỌC NỮ XUYÊN THOA 2 và 4 sau đây cũng phải thực hiện một bước dài và rộng như thế này, sẽ không nhắc lại sự lưu ý trên đây.
Thức mười bẩy
TRỬU ÐỂ KHÁN CHÙY
(Hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Dồn sau, chuyển thể trọng cho chân phải, gập gối toạ thực chân này.Tay móc câu buông ra thành chưởng và giữ nguyên-không. Bàn tay trái hơi chìm xuống theo eo xoay về phải.(Hình P48 và C57)
2. Cất chân trái lên thả về bên trái một bước, gót chân chấm đất (Hình P49 và C58)
3. Liền chuyển thể trọng cho chân trái, tọa thực chân này. Xoay eo qua trái. Theo sức kéo của eo tự nhiên chân phải cất lên kéo về trước một bước về bên phải, mũi chân phải và gót chân trái ở trên môt đường thẳng. Hai cánh tay đi vòng theo eo (Hình P50 và C59).
4. Liền tọa thực chân phải. Xoay eo qua phải. Hai tay di chuyển theo eo. Ðến khi tay phải tới ngay trước mặt thì bàn tay lật nghiêng, lòng bàn tay nhìn xuống bên trái và tay trái di chuyển đến cạnh đùi trái thì vẽ thành một vòng tròn nhỏ, lật cổ tay, lòng bàn tay nhìn lên bên trong. (Hình P51 và C60)
5. Vì eo xoay qua phải, chân trái liền dời về đằng trước, gót chân chấm đất. Tay trái theo đó đâm lên trước ngực, bàn tay dựng, lòng bàn tay nhìn về bên phải . Cánh tay phải thu về, nắm thành quả đấm dưới chỏ trái. Gọi là quả đấm dưới chỏ (trửu để khán chùy) (Hình chính A¨17 và hình chân C61).
CHÚ Ý
Ở thức này sự chuyển động của cả tay và chân đều phức tạp. Chân phải và chân trái đều được kéo lên theo eo. Hai tay cũng thế. Cố gắng đừng co chân bước tới và nhớ nguyên tắc Bất động thủ.
Thức mười tám-mười chín
ÐẢO LIỄN HẦU
(Hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
Ðảo liễn hầu - Hữu thức
1. Xoay eo qua bên phải mé sau, quyền phải buông ra theo eo chân mà đãng về bên phải đàng sau. Chưởng trái theo đó chìm xuống, bàn tay úp. Hai chân vẫn bất động. (Hình P52)
2. Tay phải theo đà vặn eo từ dưới đi lên, vẽ một vòng tròn lớn rồi úp chưởng về tai phải. Ðồng thời tay trái xoay chuyển, lòng bàn tay ngửa (Hình P53 và C62)
3. Liền đưa chân trái lui thẳng phía sau một bước. Mũi chân chấm đất trước. Dần dần gập gối tọa thực. Ðồng thời mũi bàn chân phải bật lên quét qua trái, hai bàn chân song song, khoảng cách bề ngang vẫn bằng một tầm vai.
Các ngón tay phải theo eo (xoay qua trái) mà đâm thẳng ra trước. Tay trái theo eo chân thu về nép ở cạnh đùi trái, lòng bàn tay ngửa (Hình chính A18 và hình chân C63).
CHÚ Ý
Hình chính của thức này chụp không thấy tay trái, xem A19.
Chỉ có ở thức Ðảo liễn hầu hai bàn chân trước sau mới song song.
Ðảo liễn hầu - Tả thức
1. Liền xoay eo qua bên trái đàng sau, cánh tay phải theo eo duỗi thêm về đàng trước độ 5 tấc hơn (tấc Tầu).
Tay trái theo eo ở đằng sau bên trái từ dưới đi lên vẽ một vòng tròn lớn đến cạnh tai trái, lòng bàn tay úp, đồng thời cổ tay phải cũng lật ngửa (Hình P54 và C64).
2. Liền lui chân phải về sau một bước lớn trên đường thẳng, mũi chân chấm đất trước, dần dần gập gối tọa thực. Ðồng thời tay phải theo eo chân thu về nép ở cạnh đùi phải, bàn tay ngửa. Tay trái cũng cùng lúc theo eo chân xoăy chuyển (qua phải) mà đâm về trước. Lúc eo đã yên tịnh thi chưởng phải cũng về xong và chưởng trái ở thế sẵn sàng (Hình chính A19 và hình chân C65).
Ðảo liễn hầu - Hữu thức
1. Liền xoay eo qua phải đàng sau, tay phải theo đó từ dưới đi vòng lên, che ở kề tai phải, lòng bàn tay úp. Ðồng thới tay trái duỗi ra thêm về đàng trước cỡ môt tấc hơn, rồi cũng xoay cổ tay một lượt với tay phải, lòng bàn tay ngửă. Hai chân vẫn bất dộng (Hình P55).
2. Liền lui chân trái về sau một bước lớn trên đường thẳng. Các động tác khác cũng giống như trên. Hai chân bất động (Hình P56).ù
Thức hai mươi
TÀ PHI THẾ
(Hướng Ðông Bắc)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Buông lỏng eo phải, tương hợp với chân trái, tay phải theo đó chìm xuống cạnh đùi trái, bàn tay ngửa.
Tay trái xoay lật lên, bàn tay úp kề nách trái, cùng với tay phải làm thành dạng ôm cầu (Hình P57 và C66).
2. Liền xoay eo qua phải, eo chân phải xoay chuyển qua bên phải đàng sau. Xoay người qua phải, chính hướng Bắc (90 độ), chân phải đưa qua phải thêm 45 độ nữa rồi thả xuống thành một bước lớn (chân phải đã chuyển qua một góc 135 độ), gót chân phải chấm đất. Ðồng thời vì eo xoay qua phải nên tay trái đi ra sau, tay phải dần dần cất lên tới ngang phần trong của cánh tay ngoài tay trái. (Hình P58 và C67)
3. Liền gập gối toạ thực chân phải. Tay phải khai triển theo eo chân đánh từ dưới đánh lên. Bàn chân trái cũng theo eo chân quét qua phải. Bàn tay trái chìm xuống kề đùi trái. Hai tay làm thành thế bay xéo (tà phi) (Hình chinh A20 và hình chân C68).
CHÚ Ý
Trong thế bay xéo, tay phải bay lên nhờ sức bật của eo khi chuyển thể trọng cho chân phải; còn tay trái cũng theo eo mà chìm xuống một cách tự nhiên. Không phải là dùng lực đánh chéo hai tay (bất động thủ).
Thức hai mốt
TẢ VÂN THỦ
(Hướng Bắc)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Liền xoay eo qua phải, tay trái theo đó chuyển tới kề đùi phải, lòng bàn tay ngửa. Cổ tay cũng theo đó xoay lật úp, lòng bàn tay úp, cùng vơi tay trái làn thành dạng ôm cầu.
Ðồng thời chân trái cũng theo eo kéo lên một bước nhỏ, đạp thẳng bàn chân về phía trước (Bắc), ngang hàng với bàn chân phải (Hình P59 và C69).
2. Liền chuyển thể trọng cho chân trái, gập gối tọa thực chân này. Ðồng thời eo chân xoay chuyển về bên trái chính diện (xoay người qua trái hương Bắc).
Tay trái theo eo cất lên nằm ngang trước ngực.Tay phải thì chìm xuống cạnh đùi phải, lòng bàn tay nhìn vào trong (Hình P60 và C70).
3. Tiếp tục xoay eo về bên trái, hai tay trên dưới tương đối cùng di chuyển theo, đến ngay trước ngực, mũi chân phải hơi quét qua trái đạp thẳng (hai bàn chân song song) (Hình P61 và C71).
4. Xoay hẳn eo về chính diện bên trái (Tây), hai tay đi theo làm thành dạng ôm cầu trái, tay trái úp trước nách trái, tay phải ngửa trước mé trái của bụng.
Chân phải thu về nửa bước lớn, đạp thẳng, khoảng cách hai chân còn lại bằng một tầm vai.
Ðây là thức Vân thủ bên trái. ( Hình chính A21 và hình chân C72)
CHÚ Ý
Hết thức này thể trọng vẫn dồn hết cho chân trái mặc dầu hai chân đứng song song như ở Khởi thế.
Thức hai mươi hai
HỮU VÂN THỦ
(Hướng Bắc)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Liền dồn thể trọng cho chân phải, gập gối tọa thực chân này. Xoay eo qua phải, hai tay theo đó tay nổi tay chìm như ở thức Tả Vân thủ (Hình P62 và C73).
2. Tiếp tục xoay eo qua bên phải làm thành thức Vân thủ bên phải. Hai chân vẫn bất động ( Hình chính A22 và F26).
TẢ VÂN THỦ
Kế tiếp là thức Tả vân thủ, giống như thức 21 đã nói ở trên.
1. Dời ngang chân trái qua trái nửa bước để khoảng cách hai chân bằng hai tầm vai, tọa thực chân trái. Hai tay giống lần trước chuyển về trước mặt ( Hình P63 và C74).
2. Vẫn xoay eo qua trái, hai tay theo đó làm thành dạng ôm cầu. Hai chân vẫn bất động (Hình P64 và F26)
CHÚ Ý
1. Trong các thức vân thủ, hai tay lên xuống, qua trái qua phải đều là do đà của eo xoay.
2. Các hình vẽ chỉ mô tả 3 lần Vân thủ Tả - Hữu - Tả, nhưng thực ra khi đi hết bài quyền hai chân chỉ có thể trở về đúng vị trí cũ nếu đi thêm một lần Hữu vân thủ và Tả vân thủ nữa rồi mới đi qua thức kế tiếp là Ðơn Tiên Hạ Thế. Hãy lưu ý tự chứng nghiệm trong khi tập luyện.
Thức hai mươi ba
Ðơn Tiên - Hạ Thế
(Hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
ÐƠN TIÊN
Xoay eo qua trái, dời chân trái lên trước mặt (Bắc) nửa bước nhỏ theo mũi tên trong hình C74.
Rồi xoay eo qua phải, chuyển thể trọng cho chân phải, gập gối toạ thực chân này. Theo eo, tay phải duỗi ra góc phải thành móc câu. Tay trái theo đó chìm xuống, cổ tay ngửa ở cạnh sườn phải, dưới tay phải (Hình P65 và C75).
Ði tiếp thành thế Ðơn Tiên. Ðộng tác giống như đã nói ở trên, không lập lại (Hình P66 và C76)
HẠ THẾ
1. Dồn hết thể trọng cho chân trái toạ thực chân này. Chân phải biến thành Hư. Mũi chân phải quét ra ngoài 45 độ ( Hình P67 và C77).
2. Chuyển thể trọng cho chân phải gập gối tọa thực chân này. Mũi chân trái cũng quét vào về bên phải 45 độ.
Tay trái đang án ở đàng trước bên trái cũng cùng một lúc theo eo (xoay qua phải) thu về, chìm xuống bên cạnh trái bụng dưới, ngón tay rũ xuống.
Tăy phải móc câu vẫn giữ nguyên như cũ (nguyên thân) (Hình P68 và C78)
3. Eo chân trái và xương vĩ lư cùng hạ xuống, tay trái theo đó cắm xuống, đi theo cẳng chân về đàng trước tới mũi chân trái. Ðó là Hạ Thế (Hính chính A23). Chân chưa chuyển động.
CHÚ Ý
1. Khi hạ xương vĩ lư để ngồi xuống rất dễ té ngã nên phải ngồi xuống từ từ. Muốn xuống thấp thì đầu gối trái phải nghiêng về mé phải và eo chân hơi gẫy.
2.Muốn cho tay trái trông như có vẻ cắm xuống và lướt dọc theo chân trái thì từ Ðơn Tiên tay trái được thả rơi xuống theo trục chỏ (không rơi theo trục vai) và khuyủ vẫn hơi gẫy (xem kỹ Hình F28).
Thức hai mươi bốn
KIM KÊ ÐỘC LẬP (TẢ)
(Hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Mũi chân trái quét ra mé ngoài 90 độ (mũi tên trong hình C78).Dồn thể trọng cho chân trái, gập gối tọa thực chân này. Mũi chân phải quét vào 45 độ, rồi mũi chân chấm đất (gót tự nhiên cát lên vì dồn sức về phía trước.) Ðồng thời tay phải buông móc câu ra biến thành chưởng và đi lên cùng với chân phải ( Hình P69 và C79).
2. Chân phải liền cất lên. Chỏ phải và đầu gối phải gần sát nhau. Mũi chân phải chúc xuống. Tay trái chìm xuống kề đùi trái, lòng bàn tay úp. Ðây là thức gà vàng đứng một chân trái (Hình chính A24 và hình chân C80).
CHÚ Ý
1. Từ Hạ Thế đi lên Kim Kê Ðộâc lập rất dễ té ngã, cần trụ vững chân trái và đứng lên từ từ.Ðứng trên chân trái nhưng không đứng thẳng chân. Chân trái phải hơi rùn xuống mới vững (xem kỹ A24 và F29).Cũng lưu ý ở Thái Cực Quyền chỉ ở Dự Bị Thức và Thái Cực Hoàn Nguyên hai chân mới đứng thẳng.
2. Hình chính A24 chụp từ phía bên trái để có thể nhìn thấy cả hai bàn tay. Vì vậy ngược lại với hình chân C80. Chỉ cần chuyển thế đúng theo hai hình C79 và C80.
Thức hai mươi lăm
KIM KÊ ÐỘC LẬP (HỮU)
(Hướng Tây)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
Thả chân phải về đàng sau (hai bàn chân vuông góc), gập gối tọa thực chân này .Tay phải theo đó chìm xuống. ( Hình P70 và C81).
Ðồng thơi tay trái và đầu gối trái cất lên, chỏ và đầu gối gần sát nhau. Ngoài ra đều giống như thức Kim Kê Ðộc lập bên trái. Ðây là thức gà vàng đứng một chân phải (Hình chính A25 và hình chân C82).
Thức hai mươi sáu
HỮU PHÂN CƯỚC
(Hướng Tây Nam)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Thả chân trái xuống đàng sau bên trái một bước, gập gối tọa thực chân này. Xoay eo qua trái. Chân phải theo eo hơi thu về gần chân trái, mũi chân chấm đất.Tay trái lật cổ tay, lòng bàn tay ngửa theo eo mà chìm xuống. Tay phải cùng lúc cất lên hợp với tay trái thành thế Lý. ( Hình P71, P72 và C83).
2. Tiếp tục xoay eo qua trái, hai tay Lý về đàng sau bên trái. Tay trái theo đãng thế mà đi lên vẽ thành một vòng tròn lớn, tay phải cũng theo đãng thế mà chìm xuống dưới cổ tay trái, làm thành hai tay chéo nhau ngang ngực. Chân vẫn đứng yên (Hình P 73).
3. Vẫn xoay eo qua trái, nhấn chân trái, chân phải bung lên, hướng về góc phải đá ra, mũi và lòng bàn chân ngay, đầu gối và đùi cùng cất lên ngang bằng.
Hai tay rời ra đi về hai hướng ngang tầm vai. Tay trái và chân trái cùng phương. Tay phải và chân phải cùng phương.
Ðây là thức Hữu phân cước ( Hình chính A26 và hình chân C8)
CHÚ Ý
1. Trong hình A26 tay trái ở phía sau nên không thấy, hãy xem thêm thức Tả phân cước.
2. Chân đá ở thức này, cũng như ở 2 thức kế tiếp, không phải là nâng đùi lên trước rồi sau mới hất cẳng ra như ta vẫn thường làm; như vậy là chỉ dùng sức của gân đầu gối.
Ở đây chân đá lên là nhờ sức bật của chân làm trụ, có nghĩa là chân làm trụ nhún mạnh thì chân kia bật lên một cách tự nhiên (hãy nhớ lại nguyên tắc dụng ý bất dụng lực).
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thức hai mươi bẩy
TẢ PHÂN CƯỚC
(Hướng Bắc)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Liền thu chân phải về, chưa thả xuống đất ngay. Xoay eo qua phải, thả chân phải xuống bên phải đàng trước, gập gối tọa thực chân này. Tay phải theo eo chân thu về, ngửa chưởng ở kế cùi chỏ trái, Lý về bên phải.( Hình P74, và C85).
2.Theo đãng thế, tay phải ở phía sau bên phải đi từ dưới lên vẽ một vòng tròn lớn, đến khoảng giữa vai và tai phải. Tay trái chìm xuống kề đùi phải. Chân bất động (Hình P 75).Tay trái lên tiếp, tay phải từ trên chìm xuống, hai tay chéo nhau ở ngang ngực.
3. Vì eo xoay qua phải, chân trái dời lên phía trước nửa bước nhỏ (Hình P76 và C88)
4. Vẫn xoay eo qua phải, nhấn chân phải, chân trái bung lên, hướng về góc trái đá ra. Các động tác tiếp theo giống như Hữu Phân Cước. Ðây là thức Tả Phân Cước (Hình chính A27 và hình chân C87)
Thức hai mươi tám
CHUYỂN THÂN ÐĂNG CƯỚC
(Hướng Nam)
TIẾP THEO THỨC TRƯỚC
1. Thu cả chân trái và tay trái về, tay trái che ngang trước ngực, tay phải chìm xuống ( Hình P78, và C88), bàn tay ngửa kế bên đùi phải.
Trụ vững trên chân phải. Mũi chân phải hơi bật lên một chút, ấn gót phải xoay người về trái phía sau 135 độ (mũi chân phải từ hướng Tây Bắc xoay qua tới hướng Nam ) rồi đạp mũi chân phải xuống.
Hai tay văng theo đà xoay người, hai cổ tay bắt chéo nhau ở ngang ngực giống như thức trước.
Chân trái vẫn còn hỏng khỏi mặt đất (Hình P79 và C89)
2. Liền cất cao chân trái lên, đầu gối trái gần sát với chỏ trái. Mở háng qua bên trái. Nhấn mạnh chân phải, gót chân trái đạïp ra đàng trước. Hai bàn tay vung ra hai hướng, cao ngang tầm vai, cùng phương với hai chân giống như hai thức trước. (Hính A28 và hình chân C90).
CHÚ Ý
1. ở thức này lúc xoay người về sau, xoay trên gót chân phải, không phải là gót chân tự động xoay mà chính là nhờ vào động thế của bàn tay phải, giống như bẻ lái thuyền qua trái, gót chân chỉ xoay tròn theo. Ðiều này lúc đầu khó thực hiện, cần tập luyện nhiều.
2. Khi xoay người xong rồi, muốn giữ cho chân trái vẫn hỏng khỏi mặt đất cũng rất khó đối với người mới tập. Vì vậy khi chưa tập thuần thục nên thả mũi chân chấm đất cho khỏi té rồi sau lại cất chân lên, nhưng nhớ là chỉ tạm làm như thế trong thời gian đầu thôi. Xem kỹ hình F33.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro