Tư duy
I.
1. Khái niệm chung về tư duy
1.1. Tư duy là gì?
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết.
1.2. Bản chất xã hội của tư duy
- Dựa vào kinh nghiệm của các thế hệ trước đã được tích luỹ sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện
- Thúc đẩy do nhu cầu xã hội
- Mang tính chất tập thể( sử dụng các tri thức của các lĩnh vực có liên quan)
- Có tính chất chung của loài người
1.3. Đặc điểm của tư duy
- Tính có vấn đề của tư duy
- Tính gián tiếp của tư duy
- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
- Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Tính có vấn đề của tư duy: Muốn xuất hiện tư duy cần đảm bảo hai điều kiện sau:
- Gặp hoàn cảnh(tình huống) có vấn đề
- Hoàn cảnh có vấn đề được cá nhân nhận thức đầy đủ
Tính gián tiếp của tư duy: Tư duy cần sử dụng công cụ, phương tiện và các kết quả nhận thức của loài người và kinh nghiệm của cá nhân mình để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng.
Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:
- Tính trừu tượng đó là tư duy có thể trừu xuất khỏi những sự vật, hiện tượng những cái cụ thể, cá biệt
- Tính khái quát tức là tư duy có khả năng tổng hợp, phản ánh những cái chung cho nhiều sự vật, hiện tượng
Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tư duy sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện
- Ngôn ngữ cố định lại kết quả tư duy và nhờ đó làm khách quan hoá chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy
Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm
- Tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính
2. Tư duy là một quá trình
2.1. Các giai đoạn cơ bản của một quá trình tư duy
- Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề
- Huy động tri thức, kinh nghiệm
- Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
- Sự kiểm tra giả thuyết
- Giải quyết nhiệm vụ
Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề
- Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề và biểu đạt được nó
- Hoàn cảnh có vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn khác nhau
- Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của từng người để xác định được vấn đề
Huy động tri thức, kinh nghiệm: Làm xuất hiện trong đầu những tri thức và kinh nghiệm những liên tưởng nhất định có liên quan
Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết: Lựa chọn các tri thức và kinh nghiệm phù hợp nhất để giải quyết vấn đề
Sự kiểm tra giả thuyết:
- Kiểm tra các giả thuyết phù hợp và loại bỏ những g.thuyết không phù hợp
- Trong quá trình kiểm tra có thể phát hiện ra những nhiệm vụ mới, do đó lại bắt đầu một quá trình tư duy mới
Giải quyết nhiệm vụ
- Sau khi kiểm tra sẽ cho ta một kết quả về vấn đề tư duy
- Quá trình tư duy giải quyết nhiệm vụ thường có nhiều khó khăn, do:
+ Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán
+ Chủ thể đưa vào bài toán một điều kiện thừa
+ Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy
- Các thao tác tư duy có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo 1 hướng nhất định, do nhiệm vu tư duy quy định.
- Trong thực tế các thao tác tư duy đan chéo với nhau, chứ không theo một trình tự máy móc như trên
- Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng thực hiện các thao tác trên.
2.2. Các thao tác tư duy
2.2.1. Phân tích- tổng hợp
2.2.2. So sánh
2.2.3. Trừu tượng hoá và khái quát hoá
3. Các loại tư duy và vai trò của chúng
3.1. Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy
- Tư duy trực quan hành động
- Tư duy trực quan hình ảnh
- Tư duy trừu tượng
3.2. Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ
- Tư duy thực hành
- Tư duy hình ảnh cụ thể
- Tư duy lí luận
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro