Đối phó với cách mạng
Dưới triều Nikolai Đệ nhị, có nhà văn Lev Tolstoy có tư tưởng cách mạng. Ông ta đã thông qua thơ văn truyền bá cách mạng cho học sinh và nhân dân Nga. Giáo hội Nga đã tố cáo ông ta tội tuyên truyền sai lệch.
Vụ việc này đã khiến các học sinh ở đô thành Sankt Petersburg bất bình và nổi loạn. Với danh vị Thái hoàng thái hậu quyền uy tột đỉnh, ta đã chủ trì phiên chất vấn Sa hoàng của các học sinh.
Trong phiên chất vấn, ta có hỏi các học sinh rằng:
"Các ngươi nghĩ sao về việc Giáo hội chúng ta khai trừ nhà văn Lev Tolstoy?"
Một học sinh nói:
"Bẩm Thái hoàng thái hậu, chúng thảo dân nghĩ rằng nhà văn bị hàm oan ạ."
"Vậy các ngươi muốn kiện Giáo trưởng Giáo hội về nhà văn đó sao?"
"Bẩm vâng. Kính mong Sa hoàng và Thái hoàng thái hậu đồng ý!"
Ta thì không thể không đồng ý được, vì ta cũng từng là học sinh giống họ trước khi vào cung. Nhưng quyền quyết định lại ở Sa hoàng. Người đã không cho rằng Lev Tolstoy bị hàm oan, vì thế nên đám học sinh càng làm loạn hơn nữa. Họ còn liều mình tố cáo Sa hoàng và muốn lật đổ hoàng gia.
Ta dù biết binh lính triều đình áp đảo các học sinh nhưng không thể để cuộc loạn lạc này kéo dài thêm nữa, nên ta khuyên Sa hoàng:
"Nikolai à, ta khuyên con hãy trả lại công đạo cho Tolstoy. Chẳng lẽ con cho rằng việc của Giáo hội quan trọng hơn việc quốc gia sao?"
"Tổ mẫu, việc gì Người phải sợ đám học sinh đó như vậy. Quân triều đình hơn hẳn đám học sinh kia về vũ khí và quân số. Chúng ta sợ gì chúng chứ?"
Sa hoàng khảng khái nói.
Một cận thần bèn khuyên:
"Thưa Sa hoàng bệ hạ. Người đừng quên ý chỉ của Thái hoàng thái hậu là tối cao nhất. Thái hoàng thái hậu đã muốn hoà đàm với các học sinh, muốn phục hồi vai vế của Tolstoy thì Sa hoàng nhất định phải theo."
Viên cận thần ấy liền bị Sa hoàng khiển trách vì cho rằng ông ấy có ý bàn lùi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro