Ptich
Tố Hữu ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Tiếng thơ của
ông mang đậm chất trữ tình, chính trị. Cả đời thơ Tố Hữu dường như chỉ ca
ngợi Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam. Đọc thơ ông ta thấy từng sự
kiện lịch sử được hiện lên, trong đó một mốc son quan trọng đánh dấu
cuộc đời cách mạng nhà thơ là khi ông chính thức được đứng vào hàng
ngũ của Đảng. Bài thơ "Từ ấy" đã chân thành ghi lại cảm xúc vui tươi,
sung sướng và lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác
ngộ lí tưởng cách mạng.
Bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng và con đường thi ca của Tố
Hữu được rút ra ở tập thơ "Từ ấy"_tập thơ đầu tay của Tố Hữu là
tiếng hát say mê, trong trẻo của người thanh niên cộng sản. Tập thơ gồm ba
phần: máu lửa, xiềng xích và giải phóng."Từ ấy"nằm trong phần máu lửa.
Trước khi bắt gặp ánh sáng cộng sản Tố Hữu cũng như biết bao người
thanh niên trí thức Việt Nam mịt mờ không lí tưởng, không xác định được
hướng đi cho mình. Đúng như ông đã từng nói trong bài thơ "Nhớ đồng":
"Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời"
Nhưng kể từ khi được giác ngộ lí tưởng, tham gia vào Đảng 7/1938
"Từ ấy" nhấn mạnh mốc thời gian trong đời, "mốc son đáng nhớ trong
tâm hồn người thanh niên tuổi mười tám đôi mươi đi theo lí tưởng cao
đẹp, dám sống dám làm dám đấu tranh". Mở ra cho tác phẩm là tâm
trạng vui tươi, sung sướng của tác giả khi được ánh sáng của Đảng soi đường:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim"
"Nắng hạ", "mặt trời" là các hiện tượng tự nhiên được nhà thơ nhắc
đến với một niềm thành kính thiêng liêng. Nắng hạ và mặt trời là hai
nguồn sáng ấm nóng, rực rỡ, bất diệt chiếu sáng cho mọi nguồn sống của
vạn vật trên trái đất. Hình ảnh ấy được sử dụng theo lối ẩn dụ để chỉ
ánh sáng cách mạng của Đảng. Tác giả sử dụng các động từ "bừng" chỉ
ánh sáng phát ra đột ngột, "chói" chỉ ánh sáng xuyên mạnh, có ấn tượng
với người tiếp nhận. Cũng như vậy lí tưởng cộng sản như ánh sáng chói
lòa, bất ngờ đến xóa tan đi màn đêm tăm tối trong tư tưởng của những
tháng ngày vô nghĩa mà nhà thơ đã trải qua. Tố Hữu nhận thức điều đó
không chỉ bằng lí trí mà còn cảm nhận bằng trái tim của người chiến sĩ.
Để giờ đây tác giả cảm thấy:
"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim"
Ở đây tác giả có sử dụng phép so sánh ngầm không dừng từ "như" thay
vào từ "là". Tố Hữu lột tả niềm vui sướng tột cùng sự say mê mãnh liệt
trong tâm hồn, hạnh phúc của bản thân khi đón nhận lí tưởng của Đảng.
Nó như phép nhiệm màu làm xanh tươi lại khu vườn tâm hồn của tác giả.
Tôi bỗng băn khoăn không biết liệu có phải trước đó khu vườn có khô
héo, tàn úa quá chăng sao nhà thơ reo vui đến thế? Giờ đây nơi ấy tràn đầy
sức sống có sắc màu, có hương thơm hoa lá, có tiếng reo vui của chim ca.
Niềm vui như hòa vào tiếng chim để rồi nhà thơ thấy "Nhẹ nhàng như con
chim cà lơi/ Say đồng hương nắng vui ca hát". Tố Hữu đã từng viết:
"Lòng tôi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác-
Lênin soi rọi vào tâm hồn tuổi trẻ của mình". Tố Hữu đã cất lên tiếng nói,
tiếng hát, sự cảm nhận chung cho các thanh niên trí thức bấy giờ. Đó là âm
điệu ca hát cho lí tưởng cách mạng. Như vậy khổ thơ đầu chính là niềm
vui, hạnh phúc và lòng biết ơn Đảng đã khai sáng cho tâm hồn mở ra cho
ông và biết bao người thanh niên khác những nhận thức mới mẻ.
Sau những phút giây được chắp cánh bởi lí tưởng cộng sản nhà thơ chân
thành bộc bạch suy nghĩ, nhận thức mới mẻ của bản thân về sự nghiệp cách mạng:
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"
Khác với nhận thức của nhân vật Hạ Du trong tác phẩm "Thuốc" của Lỗ
Tấn. Người chiến sĩ cách mạng xa rời quần chúng nhân dân để rồi nhận lại
bi kịch cho cái chết. Còn Tố Hữu cũng như Đảng cộng sản ta luôn
hướng về nhân dân, gắn bó với quần chúng. Bác Hồ từng khuyên cán bộ
đảng viên "Phải từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng" chính vì vậy
Tố Hữu "buộc lòng tôi với mọi người" từ "buộc" cho thấy ý thức tự
nguyện, tinh thần gắn bó "cái tôi" cá nhân với "cái ta" chung cộng đồng,
để cho tâm hồn nhà thơ trải rộng ra với cuộc đời, với nhân dân trên khắp
mọi miền Tổ quốc cũng là ý thức trách nhiệm gánh vác việc đời. Tố
Hữu luôn luôn gần gũi, đồng cảm và sẻ chia khổ đau, bất hạnh với những
"hồn khổ" của dân tộc. Hồn khổ ấy là "Em bé mồ côi", là "Lão đầy tớ", là
"Chị vú em"... và biết bao nhiêu hoàn cảnh cơ cực trên đất Việt. Càng đồng
cảm bao nhiêu thì nhà thơ càng căm hờn kẻ đã gây ra tội ác, đẩy nhân dân
vào cảnh lầm than, cơ cực bấy nhiêu, càng thôi thúc nhà thơ gắn bó và
chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Tố Hữu đã từng
nói: "Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số"
để "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Khối đời là hình ảnh ẩn dụ chỉ
những người có chung hoàn cảnh, chung lí tưởng cách mạng cũng là để
chỉ tinh thần đoàn kết của đồng bào Việt Nam, mỗi người cán bộ, chiến
sĩ, mỗi người dân cùng chung tay làm nên sức mạnh của toàn dân tộc, là
tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước.
Khổ thơ đã cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của tác giả khi được ánh
sáng của Đảng soi đường, cũng thể hiện niềm tin, niềm hạnh phúc vào
khối đời dân tộc, vào con đường cách mạng nước nhà. Tố Hữu đã từng cất
lên tiếng hát ngợi ca Bác và lí tưởng của Đảng:
"Từ vô vọng mênh mông đêm tối
Người đã đến chói chang nắng dọi
Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu
Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu"
Từ những nhận thức mới mẻ sâu sắc ấy trong tư tưởng người thanh niên
trẻ tuổi đã có sự chuyển biến về tình cảm, từ số phận của trí thức tiểu tư
sản chuyển sang người trí thức cộng sản. Giờ đây tác giả tự đặt mình vào
trong gia đình dân tộc Việt Nam bằng tình cảm ruột thịt chân thành:
"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ"
Nhà thơ đã xác định mình là thành viên của "vạn nhà". Cách sử dụng
điệp từ "là", "của" kết hợp với các danh xưng "con", "em", "anh" và
hàng loạt các từ chỉ số lượng nhiều: "vạn nhà", "vạn kiếp", "vạn đầu" nhà
thơ bộc lộ tình cảm của mình gắn bó với nhân dân như anh chị em ruột thịt
trong gia đình, đó là tình hữu ái giai cấp, yêu thương dành cho những con
người đồng khổ. Ông đã từng viết:
"Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"
Hay nhà thơ đã từng lột tả niềm vui sướng chân thành của mình khi được
trở về với nhân dân trong bài thơ "Tiếng hát con tàu":
"Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa"
Như vậy ta có thể thấy được tình cảm gắn bó sâu sắc của nhà thơ cách
mạng với quần chúng nhân dân Việt Nam. Chính điều đó làm cho thơ ông thật gần gũi, thân thương.
Cả cuộc đời "Tố Hữu vừa làm cách mạng vừa làm thơ, làm thơ để làm
cách mạng, và làm cách mạng để làm giàu nguồn cảm hứng cho thơ". Lí
tưởng cách mạng có sức ảnh hưởng, có sự cảm hóa mãnh liệt đối với Tố
Hữu cũng như bao nhà thơ lãng mạn khác. Như ta từng biết Tố Hữu xuất
thân từ tầng lớp trí thức tiểu tư sản nên cái tôi cá nhân rất cao với lối
sống ích kỉ nhưng ông đã vượt qua được rào cản giai cấp để hòa mình
vào cái ta chung của cộng đồng. Mỗi một tác phẩm của ông là một sự kiện
cách mạng được ghi dấu đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
"Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong"
Mỗi một nhà thơ cách mạng cũng phải là một người chiến sĩ trên mặt
trận văn hóa tư tưởng và Tố Hữu ngay từ khi mới vào mặt trận ấy đã
dành được vị trí vững chắc xứng đáng là "Một viên ngọc trong nền văn học Việt Nam".
"Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông
thường chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng".
"Từ ấy" là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, là
tuyên ngôn về lí tưởng cách mạng, là tiếng hát trong trẻo của người thanh
niên ở năm những năm mười tám đôi mươi sung sướng, hạnh phúc khi
được giác ngộ bởi ánh sáng của Đảng cùng với những nhận thức và sự vận
động mới mẻ trong tình cảm của người chiến sĩ cộng sản.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro