ttttttttt
Tượng Đài \"Thương Tiếc\"
Font Size: Tác Giả: Mac Nhien
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Nhân nghe anh Tám Tàng kể về pho tượng Tiếc Thương trong Nghĩa Trang Quân Đội VN Cộng Hoà, tôi cũng xin đóng góp thêm những chuyện tương tự về bức tượng đó.
Những câu chuyện này đã được nhiều người chính mắt thấy tại nghe kể lạị Chung qui đều là những chuyện "huyền bí" nói về một linh hồn uẩn ức trong cái pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là truyện giải trí, bịa đặt, hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói: "môt. bức tượng vô tri vô giác thì làm gì có linh hồn? Sự uẩn ức nào chứ... " Vâng ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của họ Chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng, nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tổ quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương.
Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức cuả người lính chiến đã bị bức tử môt. cách vô tình, hay là sự uẩn ức cuả người dân miền Nam VN bị mất nước vào tay CS. Với bất cứ lý do nào đó, tượng anh lính chiến với đề Tài "Thương Tiếc", có nét mặt trầm buồn ưu tư bao la thăm thẳm, mà lại có vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã dể dàng đi sâu vào lòng ngườị Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy những thổn thức tâm can của những con người khao khác hoà bình. Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như chúng ta ở nơi kiệt tác. Sự đồng tình giao cảm của tâm hồn rất cần thiết cho sự thưởng lãm nghệ Thuật. Lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng "Tiếc Thương" đã hoá thành thần linh chăng?
...Nghĩa Trang Quân Đội toạ Lac trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà và lối vào Thủ Đức mọi người có thể nhìn thấỵ Ngày từ lối vào, sừng sửng bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùị Đó là tác phẩm điêu khắc "TIẾC THƯƠNG" cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thụ
DKG Nguyễn Thanh Thu, cấp bậc Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách nhiệm thực hiện tượng đài kỷ niệm "TIẾC THƯƠNG" cho Nghĩa Trang. Mới đầu nghệ Sĩ Thu tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những "mẫu" Tượng Đài nhưng vẫn chưa hài lòng tác phẩm nào cả.
Tình cờ một hôm, Đại Úy Thu đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn III Nhảy Dù. (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thu cư ngụ trong doanh trại ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (Sau này là Bệnh Viện Vì Dân). Nhưng trưóc khi vô nhà bạn, Thu ghé vào quán giải khát trước cổng, Lúc vào quán Đại Úy Thu chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu La Dẹ Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhaụ Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù vẫn không quên cụng ly bia đối diện và nói:
-Uống đi mày, uống đi mày ...
Tiếng cụng ly, lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh tạ Thoạt đầu, Đại Uý Thu nghĩ là anh này đã say nên không kềm chế được hành động, nhưng nhìn xung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẻ họ đã hiểu tâm sự của anh.
Anh Hạ Sì lại tiếp tục, tay cụng ly, miệng nói:
-Uống đi mày ...
Ông Thu hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ Sĩ điềm tỉnh trả lời:
-Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngàỵ Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn IIỊ Nay ... người bạn thân đã chết ở trận điạ ...
Nói tới đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngàọ Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly, cụng vào ly bên kia và miệng lại nói:
-Uống đi mày ... Có Đại Úy đang uống với tao đâỵ
Sau đó anh nói tiếp:
-Từ ngày bạn tôi mất tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó?...
Người Hạ Sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho Nghệ Sĩ Thu một xúc động tràn ngập, vô bờ. Từ giao cảm thiên thu đó, Nhà Điêu Khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm người mẫu để ông hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm. Bức tượng "TIẾC THƯƠNG" được hoàn thành đầu tiên bằng xi-măng.
Sau đó, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyệt liệt ở Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế giới với người bạn cố tri ngày nàọ Anh Hạ Sĩ sầu vời vợi vỉnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng tạ
Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt cũng đã nhiều lạ lùng kỳ diệu về tình bạn, tình chiến hữu, nhưng bức tượng lại còn những kỳ bí khác nữa, có thể vì những kỳ bí mà bức tượng xi măng đã đổi thành tượng đồng. Sau đó, biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là:
-Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.
-Một viêc. khác xảy ra ở Biên Hòa, số là vào buổi sáng kia một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở Tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ Ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì...
-Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là thường. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ "sao lại có người lính giống anh lính ở tượng đài Tiếc Thương đến như thế?
Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lạị Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài TIẾC THƯƠNG, cụ cho rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hảy còn dính đầy đôi giầy trận.
Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm ... lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa, đổ nhau đi coi tượng đài TIẾC THƯƠNG làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng Nghĩa Trang.
-Nào là những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng Nghĩa Trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt bức tượng TIẾC THƯƠNG đi lại trên Xa Lộ !
Truyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Độị
Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Uý Thường vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghẹ Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:
- Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm saụ Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ Chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng điệu cố hữu của một "Thượng Sĩ" Đại Đội:
-Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơị
Nói xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc chung sự Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài môt. giờ chiềụ Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm quá thức khuyạ Trong giấc ngủ Chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:
-Ai phá nhà tao đó?
Tiếng gỏ Cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậỵ Khi mở Cửa, tôi bật ngữa, thấy bức tượng "TIẾC THƯƠNG" đứng chình ình trước cửa nhà tôi và nói:
-Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối qúa, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ Tôi nhậu với ai?...
Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoàị Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, dần dần tiếng chân xa đi rồi im bặt"
Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp tượng "TIẾC THƯƠNG" ngồi sau xe Jeep của ông:
-Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đở Mõi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe lại đón một Hạ Sĩ xin qúa giang.
Khi anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm môt. tí nào...Tôi quay lại sau , định nhờ anh lính xuống đẩy giùm... thì thấy bức tượng "TIẾC THƯƠNG" đang ngồi phía saụ Tôi chưa phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:
-Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi ...
Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng phía sau cũng biến mất."
Vị Thiếu Tá còn kể một chuyện khác:
-Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, qúa quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay trở lại xem hình dáng người tán tỉnh mình ở sau lưng ra saọ Cô nghe tiếng người lính hỏi:
-Cô có biết tôi là ai không?
Cô gái không ngó lại, vẫn cắm cúi làm việc và trả lời::
-Ông là ai, kệ Ông chứ, mắc mớ gì tôi ...
Bỗng một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phiá sau cô gái và nghe những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thì ôi thôi nguyên bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt cộ Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ Việc ngay ngày hôm đó..."
Chú thích:
Đó là những mẫu chuyện mà tôi đã nghe về bức tượng "Thương Tiếc" ở nghĩa trang quân đội, xin chia sẽ cùng các bạn. Tôi xin cảm ơn Chú ruột tôi ,Chi Lan, đang cộng tác cho tờ báo Viettime Bách Khoa, đã cung cấp cho tôi tài liệu cho chuyện nàỵ
Hết
Kết Thúc (END) Mac Nhien
» Tượng Đài \"Thương Tiếc\"
Những Truyện Ma (Kinh Dị) Khác
» Nhà Xác!
» Người về từ đáy mộ
» Ma Quá Giang
» Mối Tình Âm Dương
» Hồn Ma Của Người Bạn Thân
» Hồn Ma Trong Biệt Thự
» Người đẹp đông phương
» Tiếng Cười Trong Đêm Khuya
» Giết Người Lấy Sọ Luyện \"Thiên Linh Cái\"
» Ma Nhập Vì Cầu Cơ
» Người Bạn Ma
» Ma Không Đầu
» Bí Ẩn Lời Nguyền
» Con Ma Áo Trắng
» Ngôi Nhà Ma Ở Đà Lạt
» Ma Nhập
» Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới
» Ngôi nhà ma ám ở San Diego....!
» Bóng Ma Trên Gác Thượng
» Quỷ ám
» Kẻ Báo Tin Dữ
» Ma Trên Đất Mỹ
» Cô Gái Bằng Kim Loại
Sen Vàng Lãng Đãng
Font Size: Tác Giả: Hoàng Ngọc Liên
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Sương in mặt, tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng như gần, như xạ
(Nguyễn Du)
Sinh hoạt trong trại giam này gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau - cả tù chính trị và tù có án - chung sống, thật đa dạng và cũng lắm điều vụi Khá nhiều hình thức hấp dẫn được trình bày, lôi cuốn một số người hưởng ựng
Đại để có những nhóm: Chiếu Phim, Bói Toán, Cầu Cơ và Truyện Mạ
* Chiếu Phim, - (tên gọi dành cho một xuất kể chuyện, khoảng gần 60 phút),- do một vị đọc nhiều hiểu rộng, nói thao thao bất tuyệt trước một cử toạ vài chục người chính thức tham dự - không kể các thính giả nghe kẹ Sở dĩ quý vị này có biệt danh là "nghe ké", là vì họ không đóng góp gì vào những buổi "chiếu phim", trái với những người tham dự chính thức, phải luân phiên chiêu đãi Người Kể Chuyện: trà ngon, thuốc thơm, kẹo bạnh Quý vị nghe ké cũng chẳng quan tâm gì đến việc mình không có gì đóng góp với anh em, mà vẫn được nằm nghẹ phim! Trong lán trại, mỗi người có chỗ nằm của mịnh Địa điểm kể truyện gần chỗ vị nào nằm, vị đó cứ tự nhiên được nghe miễn phí, nếu không muốn đóng góp phần chiêu đãi như các anh em khạc
Nhóm Chuyện Phim này tuy đông người tham dự nhất, nhưng lại chỉ chăm chú nghe một người nói, nên được coi là một nhóm tổ chức có qui củ, nghiêm túc nhật Năm đó, Song Lộc tiên sinh là Người Kể Truyện hay nhất, được anh em phục sát đật Ông rất hứng thú khi thấy anh em chăm chú nghe và ít khi quan tâm đến chuyện được mời mọc ăn uộng Ông kể rõ ràng, minh bạch, hầu như thuộc lòng nội dung cả chục pho võ hiệp tiểu thuyết Kim Dung, lại đi vào từng chi tiết, cả tên những chiêu thức kiếm thuật, côn, quyện rất khó nhớ, ông cũng đọc ra vanh vạch
** Bói Toán, tuy gọi là một nhóm, nhưng lúc nào cũng chỉ có hai người sinh hoạt: Vị lốc cốc tử và người nhờ coi bọi Nhóm này hầu như khộng phát thanh, vì những lời nói của ông thầy chỉ vừa đủ cho khách hàng lãnh hội mà thội
*** Nhóm Cầu Cơ tổ chức thường vào quá nửa khuya để tránh tai mắt của nhà cầm quyền, ngoài mấy người quen mặt tham dự, phần còn lại đều đã đi vào giấc ngủ, sau một ngày lao động mệt nhọc
**** -n ào nhất là nhóm Truyện Mạ Độc quyền làm diễn giả là một lão tiền bối có hỗn danh là Lão Tạm
Chẳng là lão có đến ba vị phu nhân không chính thức, tức là trên nguyên tắc, dù đã ngoại lục tuần, lão vẫn còn độc thân, chưa cưới vợ lần nạo Lão bị tuyên án mười năm tù về tội buôn lậu hàng quốc cấm qua biên giợi Lúc mới khăn gói quả mướp đến chỗ nằm hiện nay, lão đạ tự khai về câu chuyện ba bà này từng làm lão thất điên bát đạo Dù đã phải cất một căn chòi giữa khoảng đồng không mông quạnh, cách chợ Thốt Nốt thuộc tỉnh Long Xuyên khoảng nửa giờ đi bộ, để khỏi làm phiền lối xóm trong vườn, có căn nhà hương hoả của lão trước đậy Lối xóm của lão thường phải điếc tai về những lời qua lại giữa mấy bà mỗi lúc không hẹn mà gặp nhau trong nhà lạo Cũng thể theo sáng kiến của bà nhỏ nhứt, ngoài việc cất cái chòi biệt lập giữa cánh đồng, lão còn đã phân chia một chương trình "thăm viếng" rành rọt cho mỗi bà, để không ai gặp ai trong căn chòi của lạo Thế mà rồi mấy bà cũng đụng đầu nhau toé lửa, cãi cọ ì xèo, đôi khi còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay làm lão chịu không thậu Thêm vào đó, lại gặp chuyện ma quỷ nên lão phải... di tản qua Căm Pu Chia ít ngạy Lão ham vui, theo mấy ông bạn nhậu lên mãi tận một làng hẻo lánh thuộc quận Chi-Phou, tỉnh Svay-Riệng Tại đây, lão tham tiền, mà cũng ỉ mình rành đường đi nước bước, nhận chuyển một số hàng về ngả Tân Châu, Châu Độc Đó là nguyên nhân đưa lão vô đậy
Lão cho rằng đời lão tàn vì ba bà, nên mới được anh em tặng cho cái hỗn danh: Lão Tam, mặc dù lão thứ tự Không hiểu công lực của lão thâm hậu đến đâu mà đương đầu nổi với cả ba bà, nhưng tài kể chuyện Ma của lão quả thực thần sầu quỷ khộc Chẳng thế mà có đến cả chục đệ tử cúc cung phục vụ lão thực phẩm, thuốc men để được nghe lão kể cho nghe những chuyện ma làm nhiều cậu dựng tóc gạy
Mấy chú nhỏ nghe chuyện lão kể, sợ đến nỗi trời nóng mà phải trùm mền kín mịt Có cậu đêm khuya một mình không dám vô nhà cầu, đành nằm nhịn, chờ sạng
Tối hôm đó, đầu kia căn nhà là truyện phim Tiếu Ngạo Giang Hồ do Song Lộc tiên sinh kể, tới hồi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo là Đông Phương Bất Bại cầm chiếc kim thêu mà sắp đánh bại cựu Giáo Chủ Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung, Hướng Vấn Thiên và Quang Minh Hữu Sứ Thượng Quang Vận
Mọi người đang nín thở theo dõi câu chuyện đến hồi hấp dẫn nhất thì cuối căn nhà, có tiếng kêu thất thanh:
- Ma! Ma!
Mấy ông bạn đang nghe "ké" ngóc đầu dậy:
- Ma ở đâu mà Mả Tào lao không hà!
Người vừa kêu ma một cách sợ hãi đó chính là Lão Tam, diễn giả về những chuyện ma rất rùng rợn
Chiều hôm qua, Lão Tam đang kể câu chuyện Ma mà chính lão được chứng kiến, và cũng là nạn nhân, trong thời gian lão còn cư ngụ trong chòi nói trên, nơi lão dùng làm địa điểm hò hẹn định kỳ với một trong ba người đàn bà đều hâm mộ lạo
Sống trong căn chòi trơ trọi giữa khu đồng ruộng bao la, chung quanh lại nhiều nấm mộ, hầu như lọt vô một nghĩa trang vô chủ, kể ra Lão Tam cũng là người gan dạ
Được hỏi vậy chớ những đêm không có bà nào đến bầu bạn, lão làm gỉ
Lão Tam cười hăng hắc:
- Thì cũng phải nghỉ xả hơi chớ! Ôm hoài cho chết sảo
Rồi lão nói tiếp:
- Bởi vậy mới có chuyện!
Kể đến đây, câu chuyện đang ngon trớn, bỗng nhiên Lão Tam ngưng ngang xương:
- Bữa nay tới phiên đứa nào châm trà, sao im lặng quá vẩy
Một chàng trai, cũng tù hình sự, khoảng ba mươi tuổi, giơ tay:
- Tới phiên con, tía!
Lão hất hàm:
- Trà đẩu
Thanh niên gãi đầu:
- Cho con thiếu kỳ này đi, tịa Lần sau xin bồi dưỡng tía hai xuất trà lá kẹo (tức trà tầu, thuốc lá, bánh kẹo) đàng hoạng
Lão Tam lắc đầu:
- Vậy là bữa nay tạm ngưng ở đậy Đứa nào ghiền kể chuyện hổng chịu nổi thì qua bển nghe "cọp" chuyện Tiếu Ngạo Giang Hồ!
Nói xong, lão nằm xây qua một bên, ngụ
Ngờ đâu, chẳng hiểu Tổ trác thế nào, lão lại nằm mơ thấy ma nên mới la lối om sòm!
Lão lẩm bẩm:
- Lại con mẹ Hai Mì chết bất đắc kỳ tử, hiện về phá nữa!
Bữa nay, đúng giờ hẹn và đến phiên một khổ chủ, đã sẵn sàng trà lá kẹo đàng hoàng, lão mới bắt đầu kể câu chuyện chính lão là nạn nhân, như đã viết trên đây, câu chuyện xảy ra đã lâu mà bây giờ nhớ lại, lão vẫn còn thấy ớn!
Khuya đó, một đêm cuối tháng, tuy mát trời nhưng chẳng hiểu sao lão trằn trọc không ngủ được Lão nhổm dậy, quơ chai rượu tắc kè, rót một chung rồi cầm ra phía ngoài sận Trời tối như mực, xa xa mấy ánh đèn leo lẹt Lão ngồi trên chiếc ghế cây, đặt ly rượu một bên, thỉnh thoảng uống một hợp
Thốt nhiên nhìn về phía con lộ xuống Thốt Nốt, lão nhận ra, ngoài ánh lửa bập bùng của mấy căn nhà bên xóm cây da lớn, phía ngoài còn có một ngọn đèn đong đựa Lão ngạc nhiện Khuya rồi mà còn ai đi đâu cả Mà hình như ngọn đèn di chuyển về phía lạo Hay là bà Chín kiếm lạo Thừa dịp vào thời gian trong chương trình nghĩ ngơi không hẹn với bà nào của lão, bà Chín dám qua mặt hai "tình địch", để lén đến với lão lặm
Ai chớ bà Chín mà xé rào thì lão hoan nghệnh Chẳng phải vì bả trẻ nhứt,mới khoảng trên dưới bốn mươi, mát da mát thịt nhứt, lại có sạp chạp phô trong nhà lồng chợ Thốt Nốt, mà là vì bả rất duyên dáng, lại đa tịnh Bà goá chồng chừng vài năm nay, có độc nhứt một cô con gái rượu - con bé Hai - mà lão đã gặp bữa ghé Thốt Nốt dự đám cưới con người bạn thận Chính ông này đã giới thiệu bà Chín Chạp Phô cho lạo Trên nguyên tắc, dù trọng tuổi, lão vẫn còn là trai... tơ, vì chưa lập gia định Khi gạo đã nấu thành cơm, bà Chín mới hay là lão đang có hai bạ già nhân ngãi, nhưng lỡ rồi, nên bà mới buộc lão phân chia thời gian cho từng bà, để khỏi đụng đầu nhau trong cái tổ quỷ giữa đồng!
Thành ra mỗi tháng, ba tuần lễ đầu đã phân chia cho ba bà, lão chỉ còn rảnh sáu hay bảy ngày, từ hai mươi lăm ta tới ngày mồng một, tuỳ theo tháng đó đủ hay thiếu, dành để dưỡng sực Hôm nay là ngày hai mươi lăm, "ca" chót của bà Chín mới chấm dứt hồi bữa qua, chẳng lẽ bả đã thèm ặn chè liền vẩy Nhưng chẳng hiểu dự đoán của lão trúng hay là vì uống chung rượu nặng, hoa mắt nhìn gà hoạ cuốc, lão thấy người cầm đèn bão tới gần lão, quả nhiên là bà Chịn
Nhưng sao bả bày đặt mặc bộ đồ bà ba lụa màu vàng lợt rộng thùng thình, có mùi hoa lài hương thơm phảng phẩt Lão cười cầm bàn tay lạnh ngắt vì đi trong đêm khuya của bà Chín, lão ân cần kéo người tình vô trong chòi:
- Khuya rồi mà sao em còn tới vẩy Có chuyện gì khổng
Bá Chín cười chúm chím:
- Bộ hổng có chuyện thì không cho em tới phải hổn
Lão lắc đầu:
- Qua hỏi vậy thôi! Nhưng coi chừng hai mụ kia mà hay được thì qua sẽ bị xé xác!
- Vậy nên em mới tới vợi Tư vào khuya nạy Bộ Tư không chịu sảo
Lão giã lả:
- Ai biểu qua không chịu Em tới là qua mừng hụm
Cuộc tình của lão đến thế coi như đầy hoan hị Trời chưa sáng, lão chợt tỉnh ngủ và nhận ra cục cưng không còn nằm bên cạnh lão nựa Lão cho là chuyện thường, vì cả trong những phiên chính thức, bà Chín vẫn thường ra về sớm để tránh dị nghị, nhất là con bé Hai thức dậy mà không thấy má, lại dò hỏi lôi thôi!
Năm đêm liền sau đó, bà Chín tiếp tục chương trình, vẫn đến căn chòi hú hí với lạo Nhưng bả đều tới vào cữ quá nửa khuya, rồi lại ra đi lúc trời chưa sáng, lúc lão còn mệt ngụ Lão đang mơ mơ màng màng thì thấy bóng dáng bà Chín với chiếc áo màu vàng loà xoà, lướt vô nhẹ nhàng không một tiếng động
Trưa ngày thứ sáu, tức ngày mồng một đầu tháng, người tình đầu tiên của lão tới phiên, bước vô căn chòi thì thấy lão nằm một đống, mặt mũi xanh lẹ Bà này hết hồn, đè lão ra cạo giọ Hồi lâu lão mới tỉnh dậy Trong mình lão không còn chút khí lực nạo Bà ta đưa lão tới một ông thầy thuốc tàu ở chợ Long Xuyên coi mạch, hốt thuốc, cả nửa tháng sau lão mới hồi sực
Tuy vậy, lão vẫn chờ đợi, ngày hai mươi mốt ta, lại tới phiên bà Chín đến với lạo Lão vẫn còn ham cái mùi hoa lài thơm ngát mà suốt mấy đêm đã làm lão ghiện Mùi hoa mà, ngay từ ban đầu gá nghĩa, chưa bao giờ lão cảm nhận ở bà Chịn Nhưng càng mong càng mất, mấy ngày sau cũng không thấy tăm hơi bà Chịn Không còn cách nào khác, lão lại mò xuống nhà lồng chợ Thốt Nột
Lão rất ngạc nhiên khi nghe con bé Hai nói:
- Má cháu đi về Ngoại ở Sóc Trăng cả tháng nay vẫn chưa lên!
- Cháu có nhớ là Má đi ngày nào khổng
Nó trả lời ngay:
- Hai mươi lăm tháng trước, cậu Mười cháu lên cho hay là bà Ngoại binhNgạy chiều hôm đó, Má cháu ngồi sau xe hông đa của cậu Mười về Cần Thơ liện Chắc là Bà Ngoại cháu đau nặng nên Má cháu chưa lện
Lão nghe nó nói mà rụng rời cả tay chận Bà Chín đi Cần Thơ ngày hai mươi lăm tháng trước, vậy chớ ai xách cây đèn lồng, khuya đó tới căn chòi của lảo
Lão quên cả dặn con nhỏ, khi Má nó trở về, nói là có Ông Tư kiệm Lão hốt hoảng cắm đầu chạy vệ chọi Đúng là mấy đêm liền, lão đã ăn nằm với ma quỵ Lão nằm vật ra thở dộc Không có bà nào đến với lão trong thời gian nạy Chiều hôm đó, lão trở lại căn nhà trong vượn Thằng Út thấy cậu Tư về cũng không thèm ra đọn Đứa cháu con bà chị này này vốn không ưa lão, nó giận lão đèo bòng quá nhiều bà, bỏ bê nhà cửa ruộng vườn, khiến nó làm việc ứ hơi mà vẫn không xọng
Đêm đó, lão lại trằn trọc không ngủ được Thốt nhiên, đâu đây phảng phất mùi Hoa Lài quen thuộc Lão thấy ớn xương sộng Hay là có một oan hồn nào theo phá lạo Lão sực nhớ ra là đã từng phụ tình một người đàn bà trong xọm Bà này sau đó đã tử nạn trong một vụ chìm xuộng Lão không hay biết gì về tên họ của người đàn bà này, mà người ta thường kêu là Bà Hai Mì, vì bả có gánh mì ngồi bán ngoài chợ lạng
Sáng hôm sau, lão lần ra coi ngôi mộ của người mà lão phụ tịnh Lão trố mắt nhìn tấm bia mộ có ghi rõ ràng họ và tên bà Hai Mì: "Trương Thị Lài" sanh năm Ất Dậu (1945) tạ thế ngày.... v. v...
Toàn thân lão lạnh toạt Mùi Hoa Lại Bóng áo vàng loà xoà lướt tợi Đúng là oan hồn của bả về "báo" cái tội phụ tình của lạo
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến lạo di tản qua Căm Pu Chia để rồi có dịp vô đậy bóc lịch!?
Kết Thúc (END)
Chiếc Bóng
Font Size: Tác Giả: Nguyễn Ngự Bình
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Sơn đến tìm tôi vào một buổi sáng thứ Bẩy. Hắn gọi sớm lắm, lúc tôi vẫn còn lười biếng trên giường ngủ theo thói quen của một ngày cuối tuần. Định cự nự mấy câu nhưng nghe giọng của Sơn thều thào trong điện thoại, tôi biết có chuyện chẳng lành đang xảy ra cho thằng bạn thân ở đầu giây bên kia, nên thôi. Mở cửa cho Sơn bước vào, tôi ngạc nhiên nhìn hắn, và suýt nữa tưởng lầm người nào! Mới gặp Sơn đúng một tuần trước, trong ngày lễ ra trường, áo thụng thênh thang, tươi tắn với tương lai huy hoàng chờ đón sau bốn năm vật lộn cùng đèn sách. Vậy mà trước mặt tôi lúc này, Sơn rũ rượi như tàu lá chuối mùa Đông. Hắn hốc hác, tóc tai bờm sờm, và nhất là áo để ngoài quần, chân đi dép, là điều tôi chưa hề thấy kể từ ngày quen nhau.
Vào đến nơi, Sơn thả người trên giường của tôi như không còn một chút sinh lực nào nữa. Có lẽ hắn phải cố gắng lắm mới lái xe nỗi tới đây. Nhìn Sơn lúc này cũng hiểu hắn vừa trãi qua một việc gì ghê gớm, một cú shock khủng khiếp nên mới ra nông nỗi. Tôi định hỏi ngay, nhưng kịp dằn xuống để Sơn lấy lại bình tĩnh. Tôi chậm rãi châm thuốc. Sơn chìa tay xin:
-Cho tao một điếu.
Lại một điều ngạc nhiên nữa. Trong đám bạn chung trường, Sơn thân với tôi nhất. Điều đáng nói là hai đứa tôi khác nhau hoàn toàn, như hai thái cực. Tôi ngoài giờ học vẫn hay lang thang, cà phê thuốc lá, vui đâu chầu đó... Sơn thì trái lại. Hắn bằng tuổi tôi, nhưng may mắn qua Mỹ sớm hơn với gia đình, từ nhỏ đến lớn vẫn quen sống trong khuôn khổ nên là một thằng con trai gương mẫu, chăm chỉ, và hiền lành. Sơn chưa bao giờ hút thuốc. Vậy mà lúc này Sơn đòi thuốc! Cũng được. Cho hắn sặc mấy cái biết đâu niềm u uất chất chứa bên trong theo khói thuốc tan ra chút nào chăng! Tôi đưa điếu thuốc mới châm cho Sơn. Hắn không hút, chỉ ngẩn ngơ nhìn đốm lửa và làn khói nhẹ bay lên trần nhà, hồn như để tận phương nào. Không kiên nhẫn được nữa, tôi hỏi:
- Chuyện gì?
Sơn chậm chạp ngồi dậy, hỏi lại:
- Bình ạ, mày theo đạo gì?
Tự nhiên hắn hỏi tôi một câu hỏi có vẻ không ăn nhập gì với tình thế trước mắt.
-Đúng ra thì đạo Phật. Nhưng nhà tao chỉ thờ cúng ông bà.
Sơn sáng mắt lên:
-À, thờ cúng ông bà nghĩa là mày tin khi người chết vẫn còn có linh hồn, và linh hồn người chết có thể trở lại trần gian?
Tôi gật đầu:
- Lý thuyết thì như vậy, nhưng mà tao nghĩ việc thờ cúng ông bà là để con cháu nhớ ơn tổ tiên vậy thôi chứ chưa chắc ông bà có về mà hưởng.
-Tao biết bên đạo Phật của mày có thuyết Luân Hồi gì đó. Thuyết đó là sao nhỉ?
Ô hay, Sơn bỗng dưng đi vào triết lý tôn giáo cao xa! Trông hắn có vẻ thành khẩn lắm, nhìn tôi chòng chọc chờ đợi câu trả lời.
- Ờ thì.... đại khái con người sống có nhiều kiếp. Đời sống hiện tại chỉ là một trong nhiều kiếp đó. Nếu kiếp này mày làm điều lành thì kiếp sau sẽ được hưởng phúc; hoặc nếu bây giò mày gặp những điều không may thì đó cũng là hậu quả của kiếp trước làm điều xấu. Thí dụ như kiếp này mày là nhà giàu nhưng sống keo kiệt ích kỷ, không giúp đỡ người nghèo khó chung quanh, thì lúc chết đi có thể bị đầu thai sang kiếp sau làm ăn mày nghèo khổ, đói không ai cho chẳng hạn.
Sơn gật gù:
-Té ra là vậy. Có điều trước khi đi đầu thai làm kiếp khác, người chết sẽ đi đâu?
-Đạo Phật tao dạy rằng nếu khéo tu nhân tích đức sẽ lên cõi Niết Bàn với Đức Phật. Còn không sẽ xuống Âm Phủ - Vậy trường hợp nào linh hồn cứ vất vưởng ở trần gian, không lên Niết Bàn cũng không xuống Âm Phủ?
- À, đó là trường hợp những người chết oan uổng, hay bất đắc kỳ tử. Linh hồn chưa dứt nợ trần nên cứ luyến tiếc ở lại, lang thang vất vưởng.
- Tức là....ma?
- Ừ.
- Vậy mày tin có ma?
- Nói thì nói vậy chứ tao chả có tin ma quỷ gì ráo trọi.... Còn mày? Tôi hỏi lại.
Sơn gật đầu lia lịa.
-Tin chứ. Trăm phần trăm.
-Thật sao? Mày có đạo mà.
-Thì cũng giống như mày đạo Phật mà không tin có ma vậy. Với lại....tao đã gặp ma từ mấy tháng nay, sao mà không tin cho được.
-Mày gặp ma?
Tôi suýt bật cười, nhưng kịp thời ngưng lại. Tính Sơn ít khi nói giỡn, và nhất là tình trạng thê thảm của hắn bây giờ lại càng không có lý do gì để đùa.
Sơn ôm đầu thiểu nảo:
-Đúng vậy.
Tôi chợt hiểu. Thì ra nảy giờ Sơn hỏi chuyện dông dài chỉ để chứng minh trên đời này thực sự có ma. Hắn sợ tôi không tin hắn đã gặp ma. Sơn nói tiếp:
-Đó là lý do tao tới đây gặp mày. Nói ra thì chắc không ai tin, nhưng tao chỉ có mày để chia xẻ. Để tao kể mày nghe chuyện này. Tin hay không tùy mày.
Và Sơn kể....
* Cũng mới đây thôi, khoảng ba tháng trước, một buổi tối cả nhà đều đi vắng, chỉ mình tôi ở nhà ngồi ôn bài cho Midterm ngày hôm sau. Khóa cuối cùng mà trượt một lớp là chậm ngày ra trường đến sáu tháng, nên dù nhức đầu đến đâu cũng ráng gạo. Không hiểu tại sao hôm đó tôi cứ hồi hộp lo ra. Mấy con số quay cuồng trên trang giấy. Càng suy nghĩ càng bí lối. Tôi bèn nảy ra ý định mở máy nhạc thật lớn để mong xóa bỏ những lý luận sai bét trong đầu(?). Giữa lúc tôi đang cố tĩnh dưỡng đầu óc với tiếng nhạc, bỗng nhiên có tiếng nói:
-Anh nghe nhạc lớn quá.
Tôi tưởng Thu, em gái tôi. Nhưng khi quay lại thì không phải. Môt người con gái lạ mặt, cũng trạc tuổi em tôi , đang đứng ở cửa mĩm cười. Nàng nói:
-Xin lỗi, Yến gõ cửa mà anh không nghe. Có Thu ở nhà không anh?
Tôi lại tắt máy nhạc, và nhớ ra Thu đã mượn xe đi đâu từ hồi chiều nên trả lời:
-Thu đi vắng rồi. Nó không phone cho cô sao?
Cô gái lắc đầu:
-Không, Yến chỉ nhân tiện đi ngang đây nên ghé lại định mượn Thu cái note hôm kia bệnh không vào lớp. Thôi để mai Yến gặp Thu trong trường cũng được. Xin lỗi làm phiền anh.
-Không sao. Tôi là Sơn. Cô, à...Yến muốn nhắn gì lại cho Thu không?
-Không cần lắm. Chào anh Sơn.
Nói xong, nàng đi thật mau ra ngoài, đột ngột cũng như lúc nàng đến. Tôi bỗng thấy cảm giác lân lân kỳ dị đối với người con gái lạ mặt tự xưng là bạn của em gái mình. Cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi đến nỗi tôi quên mất thắc mắc làm sao nàng vào được trong nhà, và đi đến tận phòng của tôi?.
Sau hai ngày dồn hết tinh thần để thi cử, tôi gặp Thu và hỏi thăm về Yến. Nó ngạc nhiên nói không có bạn gái nào tên là Yến cả làm tôi chưng hững, nghi ngờ hỏi lại:
-Hay mày định dành một bất ngờ cho tao chăng?
Thu phì cười:
-Còn khuya ông ơi. Tui đâu có tốt dữ vậy. Lần trước ông làm tui quê quá, đâu dám thử lần nữa.
Nghe nó nói tôi mới thực sự tin, và thất vọng đi ra. Số là trước đây không lâu, có lẽ thấy ông anh cứ miệt mài với đèn sách nên thiếu vắng một bóng hồng trang điểm. Một hôm Thu nói với tôi:
-Thứ Bẩy này anh theo em tới party nhà con Thanh đi. Em giới thiệu con bạn mới quen. Nó mới ở tiểu bang khác tới, chưa có kép đâu.
Kết quả sau đêm party, em gái tôi cự một tràng dài:
-Trời ơi, anh thiệt là....cù lần quá mức. Linda nó qua đây từ nhỏ nói tiếng Việt không rành thì xài tiếng Anh, có sao đâu? Bày đặt mô-ran con người ta này nọ. Xí, ai mà chịu nỗi cái tính gàn của anh.
Từ đó , tôi biết rằng Thu sẽ không bao giờ bày lại màn giới thiệu nào nữa.
Vậy Yến là ai? Từ phương nào đến? Tôi cứ băn khoăn suy nghĩ vẫn vơ về người con gái đã gặp trong vài phút ngắn ngủi. Linh cảm cho tôi biết rằng, người tôi mong đợi từ lâu đã đến. Nhưng nàng là ai? ở đâu?
Tôi vẫn ôm mối thắc mắc đó trong lòng, và lén đến tất cả các lớp Thu em tôi học với hy vọng mong manh tìm gặp lại Yến. Tất cả đều vô ích. Nàng như bóng chim tăm cá. Tôi không thể làm được việc gì khác khi đầu óc cứ bị những dấu chấm hỏi không câu trả lời.
Giữa lúc tôi đang thất vọng, và tự an ủi sự gặp gỡ tuần trước chỉ là ảo giác mơ hồ, thì...Yến tìm đến.
Cũng giống như lần trước, tôi đangở bàn học lo mấy cái homework, bỗng nghe tiếng: Hello!
Tôi giật mình quay lại, suýt nữa bật kêu thành tiếng. Chao ôi, có phải tôi đang mơ? Yến đang đứng trước cửa, tươi cười vẫy tay chào. Tôi đứng phắt dậy, tay đụng vào mé bàn đau điếng. Rõ ràng là sự thực mà, nào phải là ảo ảnh mơ hồ gì đâu? Tim tôi đập mạnh, ấp úng hỏi:
-Yến, có phải Yến đó không?
Nàng vẫn giữ nguyên nụ cười, lễ phép:
-Dạ. Anh Sơn vẫn khỏe chứ?
-Yến vào chơi đi. Thu đi vắng , nhưng có lẽ sắp về.
Vừa nói xong, tôi thấy mình lạc đề, may sao Yến không để ý thái độ lúng túng của tôi. Nàng tiến đến bàn học của tôi và ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh. Tôi bắt đầu yên tâm bình tĩnh trở lại vì Yến có vẻ không ra đi vội vả như lần trước. Tôi nói:
-Tôi có hỏi Thu, nhưng nó nói... -Không có cô bạn nào tên Yến cả. Nàng tiếp lời.
Tôi gật đầu:
-À ha, con nhỏ xạo quá.
Yến hơi cúi đầu, chân lí nhí trên mặt đất.
-Không phải Thu xạo, mà là...Yến xạo đó.
Tôi ngạc nhiên:
-Yến không phải bạn của Thu thật sao?
-Không phải. Anh Sơn có trách Yến không?
-Đâu có sao. Vấn đề là Yến trở lại.
Nàng ngẩng mặt hỏi tiếp:
-Nhưng anh có thắc mắc là tại sao Yến đến đây, và lại nhận là bạn của Thu không?
-Có...sơ sơ. Tôi thành thật. Nhưng nếu Yến không muốn nói thì tôi cũng không hỏi.
Nàng bỗng trở nên nghiêm trang nói:
-Yến muốn kể cho anh Sơn nghe một câu chuyện.
Tôi im lặng, chờ nghe câu chuyện của người con gái bí mật đối diện.
Yến trầm ngâm giây lát và bắt đầu:
-Trước khi ba má anh mua căn nhà này, thì đây là nhà của Yến.
-À. Tôi khẽ thốt.
-Và căn phòng anh đang ở đây cũng là phòng của Yến.
Tôi lại "à" thêm một tiếng nữa -Từ khi anh dọn về đây, sự sắp xếp cũng không thay đổi gì mấy. Đây cũng là chỗ để bàn học ngày xưa của Yến. Kia là chiếc giường. Chỉ khác có chỗ anh để dàn máy, ngày trước Yến để cái piano ở đó. Tuần trước đến đây Yến định nói nhưng thấy anh bận học thi nên thôi. Yến muốn cám ơn anh Sơn đã nuôi con Jennie giùm Yến.
-Con Jennie?
Và tôi chợt hiểu.
Thực ra, khi mới dọn vào căn phòng này, cảm giác đầu tiên cho tôi thấy chủ nhân trước ở đây hẳn là phái nữ. Dù căn phòng đã được dọn sạch sẽ, vẫn như có mùi hương còn thoang thoảng chung quanh. Phía bên kia cửa sổ là vườn sau,có vài cụm hoa mọc sát tường, chỉ có con gái mới trồng hoa bên cạnh cửa phòng như vậy. Tôi nghĩ. Điều đặc biệt là một con chim Hoàng Yến không hiểu từ đâu bay đến đậu trên khung cửa sổ hót líu lo. Thu em tôi thích lắm, kiếm một cái lồng thật đẹp và dụ nó về phòng mình mà không được. Tôi lấy chiếc lồng, tháo bỏ cánh cửa, treo bên ngoài cửa sổ. Lạ thay, con chim nhỏ ban ngày ca hót rộn rã khắp vườn, tối đến tự động bay vô lồng ngủ ngon lành. Thỉnh thoảng lại bay khắp phòng ca hót như là một nơi quen thuộc của nó vậy. Cả nhà tôi đều cho là điều kỳ lạ , và chọc tôi có số.... nuôi chim.
-Té ra con chim , con Jennie trước kia ở đây với Yến , hèn gì nó cứ quen ở đây. Có phải Yến muốn lấy con chim lại? Mà lúc dọn nhà đi sao Yến không mang nó theo luôn?
-Yến không thể.
-Chỗ ở của Yến họ cấm nuôi chim ư?
Nàng lắc đầu, giọng trầm hẳn xuống.
-Không phải. Mà là nơi Yến đến , con Jennie không thể đến.
Tôi ngạc nhiên:
-Tại sao?
Yến cúi đầu xuống, hình như nàng bật khóc. Đôi vai rung rung làm tôi bối rối, không biết mình đã nói gì chạm đến tâm sự nàng.
Yên lặng một lúc, Yến ngẩng mặt, mắt hơi đỏ, hỏi:
-Anh Sơn biết tại sao ba má Yến bán nhà này không?
-Không. Tôi trả lời -Sau khi em bệnh mất , ba má Yến buồn quá nên bán nhà dọn đi nơi khác.
Tôi tưởng như mình nghe lầm nên hỏi lại:
-Yến nói gì?
-Sau khi em mất, ba má em bán nhà này và dọn đi.
Lần này tôi nghe rõ ràng từng chữ một "Sau khi em mất..." Nghĩa là nàng.... đã chết. Vậy ai đang ngồi nói chuyện cùng tôi đây? Tôi nhìn Yến. Nàng vẫn nghiêm trang và lặng lẽ, không chút gì tỏ vẻ đùa giỡn.
-Anh không hiểu Yến nói gì. Tôi thảng thốt.
-Yến nói bây giờ Yến không phải là người. Yến chỉ còn lại là một linh hồn, một chiếc bóng.
Tôi bắt đầu bực mình.
-Yến thực sự là ai? Tôi không thích lối nói đùa đó đâu.
Bỗng nhiên tôi thấy Yến mờ dần, mờ dần, rồi tắt hẳn. Thoáng chốc, nàng lại xuất hiện ở cửa, biến mất. Tôi lại thấy Yến trước mặt, bên trái, bên phải, khắp mọi nơi. Và cuối cùng trở về chiếc ghế trong tư thế cũ.
-Anh đã tin Yến chưa?
Nàng buồn bã hỏi. Dĩ nhiên tôi đã tin. Chúa ơi, người tôi mong đợi, tìm kiếm mấy ngày qua chỉ là một chiếc bóng, một hồn ma bóng quế. Tim tôi như ngừng đập, tri giác hoàn toàn mất hết. Yến nhìn hồi lâu thấy tôi không phản ứng, bèn đứng dậy đi về phía cửa, và tan biến...
Chiếc Bóng
Font Size: Tác Giả: Nguyễn Ngự Bình
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Sơn ngừng kể, mặt buồn rủ ruợi. Tôi biết Sơn nói thật. Hắn ít khi đặt chuyện, và chắc chắn không thể dựng một câu chuyện như vậy. Không lẽ có ma thực ư?
Tôi thắc mắc:
-Mấy tháng nay tao thấy mày vẫn bình thường cơ mà, đâu có gì là....bị ma quỷ ám ảnh đâu?
-Dĩ nhiên không ai biết chuyện này. Tao giấu hết, ngay cả gia đình tao nữa. Mày là thằng đầu tiên tao kể đó.
-Vậy rồi sau hôm đó, Yến có trở lại không?
Sơn lẫm nhẫm gật đầu.
-Có, để tao kể tiếp. Trọn ngày hôm sau, tôi không dám vào phòng của mình đến nửa bước. Ở lì tại phòng khách mở TV từ đài này sang đài khác mà hồn cứ bị ám ảnh câu chuyện xảy ra tối qua. Nói ra thì chắc chắn không ai tin, không chừng lại tưởng tôi viết tiểu thuyết!
Đến tối, tất cả mọi người đều vào phòng, riêng mình tôi vẫn đóng đô trên chiếc sa lông giữa nhà, không tài nào dỗ được giấc ngủ. Hình ảnh của Yến chập chờn trong đầu. Tôi thấy như Yến đang ngồi trước mặt thì thầm "Yến chỉ còn là một linh hồn, một cái bóng...". Có ai hiểu cho tôi không? Người tôi mong đợi, tìm kiếm, khi gặp thì chỉ là một hồn ma. Tôi sợ nàng, nhưng cũng nhớ nàng.
Trằn trọc trên ghế mãi, bỗng dưng tôi có ý định đánh bạo trở về phòng. Yến có thể hiện ra trong phòng tôi thì cũng có thể xuất hiện mọi nơi. Lánh ở đây chỉ vô ích, không chừng nàng thấy thái độ sợ sệt của tôi tối qua nên bỏ đi luôn cũng nên. Ý nghĩ này làm tôi xốn xang. Nỗi sợ hãi lắng xuống, niềm nhớ càng tăng lên. Tôi cương quyết đứng dậy đi vào phòng.
Mọi vật vẫn quen thuộc như mọi ngày. Trên bàn học, chiếc đèn vẫn cháy sáng từ hôm qua đến nay. Ngoài cửa sổ, con chim Jennie đang rũ cánh yên ngủ trong lồng.
Có lẽ Yến sẽ đi luôn không trở lại nữa. Tôi chán nản gieo mình xuống giường tự xỉ vả mình là một thằng hèn nhát. Nằm nghĩ mông lung hồi lâu, tôi tỉnh hẳn người nghe tiếng chim hót líu lo phía cửa sổ. Một cảm giác bén nhạy cho biết Yến đang ở đâu đây. Tôi không thấy nhưng con Jennie có thể nhìn thấy và cất tiếng chào chủ nhân. Tất cả mọi sợ hãi ban đầu mất hết, tôi ngồi vùng dậy, khẽ gọi rối rít:
-Yến ! Yến !.
Không hiểu tôi gọi đến lần thứ mấy thì quả nhiên Yến hiện ra. Nàng đang tựa cửa sổ, vẫy tay đùa cùng con chim nhỏ. Tôi mừng rỡ suýt nữa kêu thành tiếng. Nàng là ma, là mị, là quỹ...đều không thành vấn đề nữa. Trước mặt tôi chỉ là một người con gái linh động, dễ thương, môt mẫu người tôi từng vẽ vời trong trí óc nay đã tìm thấy.
Tôi đi về phía Yến , nói:
-Yến , anh xin lỗi nghe.
Nàng quay lại, hơi mĩm cười:
-Anh Sơn không sợ Yến nữa sao?
-Không .
Tôi hùng dũng đáp và tiến lại gần hơn. Khoảng cách thu ngắn lại vừa đủ tầm tay, tôi càng nảy mối nghi ngờ mãnh liệt. Có phải trước mặt tôi chỉ là cái bóng? Không thể được. Tôi thấy Yến như bao người khác, từng đường nét, mái tóc, song mũi... Nàng là cái bóng hay là người thực sự? Tôi vùng tay về phía trước. Yến lập tức biến mất. Tôi nghe tiếng nàng sau lưng:
-Em ở đây.
Tôi quay lại, ngượng ngùng hỏi:
-Yến vẫn còn giận anh sao?
Nàng lắc đầu:
-Em đâu có giận anh. Nhưng... Tôi bỗng sực nhớ, và cỡi chiếc Thánh Giá trên ngực bỏ vào túi quần hỏi lại:
-Hay là cái này làm Yến sợ?
Nàng bật cười:
-Em có phải "Dracula" đâu mà sợ Thánh Giá -Dracula? Bộ có thật saơ?
-Anh thấy trên TV hoài mà.
-Đó là TV. Anh muốn nói...ngoài đời, ở thế giới bên kia.
-Điều đó em không thể nói được . Nhưng em không phải Dracula.
-Yến là Dracula anh cũng không sợ.
-Thật không?
-Thật chứ.
Tôi và nàng cùng bật cười. Tự nhiên, cả Yến lẫn tôi như đã quen nhau từ lâu lắm, nói chuyện không dứt lời. Đối diện tôi rõ ràng là một thực thể. Tôi nghe tiếng nàng bên tai, cảm thấy hương nàng trên mặt. Vậy mà mấy lần đưa tay về phía trước mong tìm thấy một sự khác biệt, chỉ thấy một khoảng không vô nghĩa. Yến không biến đi như lần trước, chỉ nhìn tôi buồn bã như muốn nói: " Anh vẫn chưa tin sao? Em chỉ là cái bóng !" Khi trời gần sáng, Yến ngỏ lời từ giả. Tôi tò mò hỏi:
-Yến có bao giò hiện ra gặp ba má không ?
-Không được, luật cấm mà. Yến chỉ có thể trở về trong giấc mộng của ba má thôi.
- Anh làm cách nào để gặp lại Yến ?
Nàng trả lời trong khi bóng mờ dần:
-Em lúc nào cũng ở cạnh anh và sẽ gặp anh hoài. Nhưng nhớ đừng kể cho ai chuyện của em nghe, kể cả ba má anh và Thu. Nếu không em sẽ không thể gặp lại
Chiếc Bóng
Font Size: Tác Giả: Nguyễn Ngự Bình
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Sơn ngừng lại, châm một điếu thuốc khác, cũng chỉ để nhìn đốm lửa và làn khói tan, mơ màng.
-Kể từ hôm đó, ngày nào Yến cũng hiện ra gặp tao. Nàng xuất hiện bất cứ ở đâu có tao, ngay cả ban ngày, trong lớp học, sở làm v..v... Đương nhiên là không ai thấy ngoại trừ tao. Bình ạ, nàng là người con gái mà trước kia tao hằng vẽ vời, mơ mộng. Tao yêu nàng say đắm dù nàng chỉ là một cái bóng không thực. Mấy tháng qua mày cũng thấy, tao vui vẻ yêu đời một cách cuồng nhiệt dù đang thi cử mệt bở hơi để ra trường. Tình yêu tụi tao thật thánh thiện như hai đứa trẻ. Không một ai trên cõi đời này biết rằng tao có hai cái bóng , một của tao, và một của Yến .
Mặt trời đang lên cao, rọi vào khung cửa in bóng Sơn trên tường. Hắn làm tôi nghi ngại. Hai cái bóng . Một cái tôi đang thấy, của Sơn, trên tường. Còn cái bóng thứ hai? Có phải Yến cũng đang có mặt trong phòng này? Ý nghĩ này làm tôi run giọng:
-Như vậy Yến ....
Sơn hiểu ý xua tay nói:
-Yến không có ở đây đâu. Nếu có, tao đã không kể chuyện này cho mày.
Câu trấn an của Sơn làm tôi yên tâm, nhưng vẫn nghi ngờ đảo mắt nhìn khắp phòng làm Sơn gắt lên:
- Đã bảo Yến không có ở đây sao mày vẫn sợ? Mày vốn không tin có ma và không sợ ma cơ mà.
Đúng vậy. Tôi không tin có ma, nhưng trước khi Sơn đến đây mà thôi. Tôi hỏi:
-Sao mày kể chuyện này cho tao? Yến dặn mày đừng nói với ai cả mà?
Sơn trở lại nét buồn bã :
-Không thành vấn đề nữa, vì nàng ....đã đi rồi.
Tôi ngạc nhiên:
-Yến đã đi ? Đi đâu? Hồi nào?
-Mới tối qua.
* Tức là chỉ ba ngày sau hôm làm lễ ra trường. Tôi ra tiệm lấy xấp hình chụp hôm làm lễ. cuối cùng rồi cái nợ cầm thư cũng trả xong. Nhìn lại mình đi hia đôi mũ, khăn áo khệnh khạng mà bỗng dưng buồn thấm thía. Một ngày quan trọng đáng nhớ trong đời dĩ nhiên phải có sự tham dự của tất cả người thân. Mỗi người đến cùng tôi chụp vài "pô" làm kỹ niệm. Cả những thằng bạn vốn không thân thiết gì lắm trong trường cũng vui vẻ tới bắt tay chia mừng. Dĩ nhiên Yến cũng có mặt hôm đó, nhưng đâu ai biết. Mỗi hình tôi chụp đều có Yến bên cạnh. Vậy mà giờ đây, Yến đâu? Tôi thở dài sườn sượt. Đâu ai chụp được hình một bóng ma!
Coi thật lẹ được một nửa, tôi chán nản ném cọc hình trên bàn và định gọi Yến . Tôi bỗng chú ý thấy một chấm đỏ ửng hiện trên tấm hình nằm trên cùng. Cầm lên thì nó biến mất và chỉ xuất hiện trở lại khi tôi để đúng vị trí phản chiếu ánh sáng từ ngọn đèn: Yến ! Tôi mừng rỡ suýt nữa thét to lên. Đây là tấm hình chụp lúc tôi sắp hàng chuẩn bị lên khán đài. Cái áo thun màu đỏ của Yến nổi bật giữa hàng áo đen rộng thùng thình như con chim lửa giữa đàn quạ. Tôi vội vàng kiểm soát lại mấy tấm kia, để dưới mọi góc độ, nhưng không thấy gì khác lạ, chỉ một tấm duy nhất này mà thôi.
Tôi gọi rổi rít:
-Yến ơi, em ra đây mau.
Không nhắc đến lần thứ hai, Yến đã xuất hiện ở cửa trong sự ngỡ ngàng của tôi. Từ ngày quen nhau, tôi chưa bao giờ thấy nàng rực rỡ hơn lúc này. Nàng đứng đó, mĩm cười, hơi nghiêng mình làm duyên:
-How do you think?
-You're pretty. Em định "diện" đi đâu?
-Bí mật.
Yến ra dấu trong một điệu bộ khôi hài.
Nhớ lại tấm hình, tôi đưa ra nói:
-Em nhìn cái này xem có gì lạ?
-Tấm này chụp mấy ngày trước có gì lạ?
Tôi đưa tấm hình vào sát ánh đèn và điều chỉnh cho đến khi hình Yến hiện lên trên mặt giấy.
-Thấy gì chưa?
Tôi hỏi và chờ một lát không thấy trả lời bèn quay lại.
Yến đang lộ vẻ hoảng sợ đến tột độ. Chỉ mấy giây trước nàng mới cuời nói như đóa hoa hàm tiếu, bây giờ mặt bỗng nên tái xanh, tay run rẫy, lắp bắp.
-Tại sao? Tại sao như vậy được?
Thái độ của Yến làm tôi hoảng lây.
-Yến, em sao rồi...?
Tôi ngưng ngang câu nói vì một cảm giác kỳ lạ chạy từ đôi tay. Bấy lâu nay, tôi đã quen với sự vô thể của Yến . Nàng chỉ như một chiếc bóng trong gương, thấy đó mà không thể đụng tới. Nhưng bây giờ, trong lúc hốt hoảng nắm tay nàng để trấn an, tôi thấy rõ ràng mình đang chạm vào một ...vật thể. Phải, một làn da mịn màng nằm trong tay tôi. Không tin ở xúc giác mình, tôi di chuyển theo cánh tay Yến , qua bờ vai khẻ run, tới gò má ươn ướt. Hoàn toàn là sự thật. Ôi, có phải Chúa Giê-Su đã chứng thực tình yêu của tôi nên choYến mang lại thể xác mà nàng đã lìa bỏ khi nằm xuống.
Tôi xúc động, ngỡ ngàng hỏi:
-Yến ơi em đã thành lại người rồi! Chúa cho em sống lại rồi phải không ?
Nàng ngả vào tôi , bật khóc thút thít.
-Anh Sơn, ôm em đi, mau lên kẻo không kịp nữa.
Tôi đón lấy trọn vẹn tấm thân nồng ấm của Yến , ôm chặt. Người yêu tôi đây, thực sự trong vòng tay. Một cảm giác kỳ diệu lần đầu tiên được ôm trọn người yêu vào lòng làm tôi ngây ngất.
-Anh ơi, em sắp phải xa anh rồi. Hu...Hu.....!
Tiếng khóc của Yến đưa tôi về thực tế, bàng hoàng hỏi:
-Tại sao?
-Nếu em bị máy ảnh chụp được hình như vậy, nghĩa là em không còn linh ứng nữa. Em sắp phải đi hóa kiếp rồi.
-Anh không hiểu. Ai bắt em đi?
-Dĩ nhiên anh không hiểu. Đâu có linh hồn nào ở lại trần gian vĩnh viễn. Sẽ có thời hạn về một thế giới khác. Em biết có ngày hôm nay, nhưng không ngờ nó lại đến quá sớm. Em tưởng... Đang nói bỗng Yến nhìn ra phía cửa sổ, mặt lộ vẻ sợ hãi cực điểm. Cùng lúc đó, con chim Jennie nãy giờ vẫn im lặng, bỗng nhảy nhót thật dữ dội trong lồng. Nó hót lên những tiếng kêu thảm thiết tôi chưa hề nghe qua.
Yến ôm chặt lấy tôi thét lên hãi hùng.
-Không, không! Con không đi, con chưa muốn đi! Giữ em lại anh Sơn ơi, hu ..hu...!
Yến đã thấy gì? Có ai nữa đang ở trong phòng tôi ? Những người từ thế giới bên kia đến đây bắt Yến của tôi đi.
Tôi chỉ biết ôm Yến với tất cả sức mạnh của mình. Chúa Giê-Su ơi! Mẹ Maria, Quan Thế Âm Bồ Tát! Các Ngài đã tạo ra vũ trụ và đem tình thương đến cho nhân loại. Xin hãy thương xót chúng con. Các Ngài đã cho Yến và con gặp nhau khi quá muộn màng nhưng cũng đủ cho con những tháng ngày hạnh phúc. Đừng chia lìa chúng con tội nghiệp. Xin hãy để Yến ở lại, dù nàng vĩnh viễn chỉ là cái bóng mong manh!...
Tôi đã cầu xin tất cả những gì có thể cầu xin. Đã chống cự với tất cả bản năng của mình. Nhưng vô ích. Vòng tay Yến lỏng dần, và tay tôi cũng từ từ đi vào khoảng không như đang ôm phải mớ tơ trời...
Không gian như lắng đọng. Dư hương của Yến vẫn còn đâu đây. Tôi nghe như có tiếng khóc tuyệt vọng của Yến từ cõi xa xăm nào đó văng vẵng vọng lại.
* Sơn gục đầu vào gối khóc nức nở.
Tôi đứng yên không dám thở mạnh. Nếu người kể không phải là Sơn, và hắn đang tấm tức như đứa trẻ bị tước mất món đồ chơi quý giá, có lẽ tôi chỉ cho là câu chuyện Liêu Trai Chí Dị tân thời. Ngày nay thiên hạ đang hăng hái đi vào thế kỷ 21, vậy mà tại cái xứ Hiêp Chủng Quốc tân tiến này bỗng xảy ra câu chuyện huyền hoặc không thua chi mấy chuyện cổ tích Tàu từ cả chục thế kỷ trước.!!
Chiều hôm sau, Sơn lại rủ tôi cùng đi. Hắn đã hỏi dò và biết được nơi Yến yên nghỉ. Nghĩa trang nằm cách xa thành phố khoảng nửa giờ lái xe. Sơn mua thật nhiều hoa và cả giấy vàng mã mang theo. Loay hoay tìm kiếm một hồi, hai đứa chúng tôi dừng lại trước một ngôi mộ. Sơn quỵ xuống mặt đất khi thấy trên tấm bia đề: Trần thị Phương Yến._ Sinh năm 19... _tại VietNam. Mất năm 19... _tại Hoa Kỳ. Trên dòng chữ là bức ảnh bán thân của một cô gái xinh xắn, tóc xỏa ngang vai.
Nước mắt Sơn đầm đìa. Hắn móc túi lấy ra một tấm hình, nói:
-Mày coi.... mày coi... Sơn không nói thành lời được nữa. Tay hắn run rẩy cầm tấm hình đưa ra. Đây chắc là tấm hình có Yến trong đó. Tôi bỗng cảm thấy ớn lạnh, nhưng óc tò mò mãnh liệt không đè nén nỗi, tiến đến định xem cho rõ. Tôi chưa kịp đụng tới ,chợt một tiếng kêu thảnh thót vang lên. Một vật thể nhỏ màu vàng xẹt ngang tay Sơn, bay lên, mang theo tấm hình.
Sơn la lên:
-Jennie! Yến ! Yến !
Hắn vùng đứng dậy chạy theo con chim nhỏ.
Sự việc xảy ra quá đột ngột tôi không kịp phản ứng. Khi định thần lại thì Sơn đã chạy một quảng khá xa. Trước mặt Sơn là đốm nhỏ của con chim Hoàng Yến . Lập tức tôi cũng vội vã chạy theo. Như có một sức mạnh vô hình đẩy phía sau, Sơn chạy thật mau. Khoảng cách tôi và hắn xa dần, mặc cho tôi gọi cách mấy cũng không ngoái cổ nhìn lại. Chạy thêm một đoạn nữa, Sơn khuất hẳn sau những ngôi mộ trùng điệp.Tôi đành đứng lại, thở hồng hộc, và cố gọi "Sơn ơi ...ơi....ơi.....!!" Không có tiếng trả lời, chỉ có tiếng tôi hòa trong gió chiều dặt dìu vọng lại. Nghĩa trang âm u. Hàng ngàn cây Thánh Giá của hàng mộ nối tiếp nhau như chuyển động, cùng nhau nhảy múa vũ điệu ma quái.
Tôi vùng bỏ chạy về phía cổng nghĩa trang !
Kết Thúc (END)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro