tthoa my 1
Vấn đề 1: Định nghĩa và hệ thống tư tưởng HCM
v Định nghĩa:
+ Tư tưởng HCM được hình thành từ rất sớm, qua nhiều giai đoạn phát triển gắn với hoạt động thực tiễn của Đảng ta. Đến nay chúng ta mới có nhận thức tương đối đầy đủ, đúng đắn về tư tưởng HCM.+ Đến ĐH VII, Đảng khẳng định: Lấy CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Đến ĐH IX, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa tư tưởng HCM: “Tư tưởng HCM là 1 hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng VN, là kết quả của sự vận dụng và sáng tạo CN Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp dân tộc với sức mạnh thời đại …”
v Hệ thống tư tưởng HCM (9 ND):1. Tư tưởng về GPDT và GP con người2. Tư tưởng về ĐLDT gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại3. Tư tưởng về sức mạnh của ND, của khối đại đoàn kết dân tộc4. Tư tưởng về quyền làm chủ của ND, XD Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân5. Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, XD LLVTND6. Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, ko ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ND7. Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư8. Tư tưởng về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau9. Tư tưởng về XD Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ Đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừ a là người đầy tớ trung thành của ND
Vấn đề 2: Quan điểm của HCM về vấn đề dân tộc
+ Đầu thế kỷ XIX, cách mạng GPDT đã trở thành 1 bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, Lênin mới có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành hệ thống lý luận. Mác-Ăngghen-Lênin đã nêu lên những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp nhưng thực tiễn cách mạng châu ÂU lúc đó, các ông tập trung chủ yếu vấn đề giai cấp.+ Lịch sử cho thấy CN Mác và HCM khi giải quyết vấn đề dân tộc đều xuất phát từ điều kiện cụ thể. Nếu Mác bàn về đấu tranh chống CNTB thì Lênin bàn về đấu tranh chống CNĐQ, HCM lại bàn về đáu tranh chống CN thực dân.+ Xuất phát từ thực tiễn VN, HCM khẳng định: Mâu thuẫn chủ yếu ở các nước thuộc địa là sự đối kháng giữa các dân tộc với bọn đế quốc thực dân. Đó là mâu thuẫn ko điều hòa được.ð Cuối cùng, HCM kết luận: Thực chất của vấn đề dân tộc ở các nước thuộc địa là đáu tranh chống CN thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành ĐLDT, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập Nhà nước dân tộc độc lập.
Vấn đề 3: ĐLDT là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
ĐLDT là nguyện vọng của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi. Đó là tất cả những điều tôi muốn, đó là tất cả những điều tôi hiểu.”
v Cơ sở thực hiện những quyền nêu trên:+ HCM tìm hiểu và nghiên cứu rất kỹ quyền con người được nêu lên trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp. Từ đó khái quát và nâng lên thàng quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền hưởng tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.”+ Năm 1919, vận dụng nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết đã được Đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới I nêu ra, thay mặt những người yêu nước, HCM gửi tới Hội nghị Vecxay bản yêu sách gồm 8 điều đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân VN. Bản yêu sách chưa đề cập đến vấn đề độc lập hay tự trị mà tập trung vào 2 nội dung:- Đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như người châu Âu. Cụ thể: xóa bỏ tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố, xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh thay bằng đạo luật.- Đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho ND như tự do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội, tự do công chúng …Bản yêu sách đó ko được chấp nhận, Nguyễn Ái Quóc kết luận: “Muốn GPDT, ko thể trông chờ vào nước ngoài mà phải dựa vào sức mình là chính.”
v ND của ĐLDT:+ Đảm bào cho các dân tộc có quyền được sống trong hòa bình, ĐLDT, bình đẳng, hạnh phúc+ ĐLDT gắn liền với sự thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ+ ĐLDT gắn với quyền dân tộc tự quyết+ ĐLDT gắn liền với ấm no, hạnh phúc cho ND vì dân ko được hưởng ấm no hạnh phúc thì độc lập ko có ý nghĩa
v Biện pháp thực hiện:+ Năm 1930, HCM soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng+ Năm 1941, HCM khẳng định: “ĐLDT là quyền thiêng liêng, nếu kẻ nào xâm phạm thì phải kiên quyết chống lại. Hễ còn 1 tên xâm lược nào trên đất nước ta thì ta phải chiến đấu quét sạch nó đi.”+ Năm 1945, HCM thay mặt Chính phủ lân thời đọc Tuyên ngôn độc lập, khẳng định trước toàn thế giới: “Nước VN có quyền hưởng tự do độc lập, toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.”+ Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, HCM đã ra lời kêu gọi: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định ko chịu mất nước, nhất định ko chịu làm nô lệ.” Cuối cùng, Bác nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do!”ð Kết luận: ĐLDT là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa, đó cũng là mục tiêu cuối cùng và là sức mạnh tạo nên chiến thắng vang dội của dân tộc VN suốt thế kỷ XX.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro