TTHCM7
Câu 7 : Hãy trình bày TTHCM về một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ. Nêu nhưng nội dung cơ bản trong việc vận dụng TTHCM để xây dựng nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới ?
I.TTHCM về nhà nước
1.Nguồn gốc hình thành TTHCM về nhà nước :
a. HCM đã nghiên cứu những kinh nghiệm xây dựng nhà nước trong lịch sử dân tộc VN và các loại hình nhà nước trên thế giới.
-Nhà nước trong lịch sử dân tộc VN
+Nhà nước sơ khai : Văn Lang, Âu Lạc => chưa có phân hóa giai cấp=> đoàn kết dân tộc.
+Nhà nước phong kiến.
+Nhà nước Xô Viết
-Nhà nước trên TG : nhà nước Tam Dân, nhà nước Xô Viết.
b. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin về nhà nước.
- Là vấn đề chính quyền nhà nước, là vấn đề cơ bản của mọi cuộc CM.
- Đặc điểm của nhà nước vô sản
+Nhà nước của nhân dân lao động
+Nhà nước có 2 chức năng : tổ chưc xây dựng (chủ yếu), trấn áp bạo lực.
+Thống nhất giữa dân tộc và quốc tế +Nhà nước chịu sự lãnh đạo của ĐCS.
c.Anggen định nghĩa nhà nước : ‘ nhà nước là cơ quan trấn áp của GC này với giai cấp khác’.
2. Những nội dung cơ bản của TTHCM về nhà nước
a.TTHCM về một nhà nước của dân do dân và vì dân
*Căn cứ vào :
-Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc CM là vấn đề giành chính quyền thì vấn đề cơ bản của chính quyền là chính quyền đó thuộc về ai và phục vụ cho ai.
-1927 trong tác phẩm ‘Đường cách mệnh’ người chỉ rõ ‘chúng ta đã hi sinh để làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi nghĩa là là làm sao mà cách mệnh rồi thì quyên phải được giao cho dân chúng số nhiều chớ để trong tay một bọn ít người thế mới khỏi hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc’
*TTHCM về nhà nước của dân do dân và vì dân
-Nhà nước của dân
+Quan điểm nhất quán của HCM là xác lập tất cả mọi quyên lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.
+ Hiến pháp 1946 nêu rõ : tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân VN, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo ; những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết.
+Nhân dân lao động làm chủ nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
+Bằng thiết chế quân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực xã hội. Quyền lực của nhân dân đặc ở vị trí tối thượng.
-Nhà nước do dân : nhà nước do dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước do dân giúp đỡ, đống thuế để nhà nước chi tiêu hoạt động, nhà nước do dân phê bình , kiến nghị vì vậy HCM yêu cầu nhà nước phải dựa vào dân, liên hệ chặc chẽ với dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân.
-Nhà nước vì dân :
+Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác.
+Trên tình thần đó HCM nhấn mạnh : mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân ; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắn tránh.
b. TTHCM về sự thống nhất giữa bản chất với GCCN với tính nhân dân và tính dan tộc trong nhà nước.
*Về bản chất GCCN của nhà nước VN dân chủ cộng hòa
-Một là :nhà nước do ĐCS lãnh đạo
+ĐCSVN lãnh đạo nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất GCCN.
+Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương thức thích hợp.
-Hai là : bản chất GC của nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng XHCN của sự phát triển của đất nước.
-Ba là :bản chất GCCN của nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ
*Về sự thống nhất giữa bản chất GCCN với tính nhân dân và tính dân tộc trong nhà nước
-Nhà nước ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ rất nhiều thế hệ người VN từ quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc.
-Tính thống nhất của nó còn thể hiện ở chỗ nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản.
-Trong thực tế, nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc, xây dựng một nhà nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập,dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.
II.TTHCM về một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
1.Để xây dựng một nha nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết phải là một nhà nước hợp pháp và hợp hiến.
-Chỉ sau một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập(2/9/1945), trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thơi, HCM đã đề nghị tổ chức tổng tuyển cử càng sớm càng tốt.17/9 thông qua thể lệ bầu cử.20/9 thành lập ban soạn thảo hiến pháp.
-Cuộc tổng tuyển cử được tiến hành thắng lợi 6/1/1946 với chế độ phổ thông đầu phiếu và lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc VN cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam châu Á, tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt Nam nữ, giàu nghèo, dân tộc,đảng phái, tôn giáo,…đều đi bỏ phiếu bầu những đại biểu của mình vào trong quốc hội.
-2/3/1946 , Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy cà các chức vụ chính thức của nhà nươc.HCM được bầu làm Chủ Tịch Chính phủ liên hiệp đầu tiên.
2.Quản lý nhà nước bằng pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống
-Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật,trong đó quan trọng nhất là hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước.Không thể có dân chủ ngoài pháp luật.Pháp luật là bà đỡ của dân chủ.Mọi quyền dân chủ phải được thể chế bằng pháp luật.
-1919 HCM đã đề cập vấn đề ‘thần linh pháp quyền’ trong đời sống XH hiện đại. Có Hiến pháp và pháp luật nhưng không đưa vào trong cuộc sống thì XH sẽ bị rối loạn. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương , phép nước, tức là đi liền với thực thi Hiến pháp và pháp luật.
-HCM chú trọng tới vấn đề nâng cao dân trí, phát huy tính tích cực của nhân dân, làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong việc tham gia công việc của chính quyền các cấp.
3.Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ đức đủ tài, có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật thành thạo các nhiệm vụ hành chính.
-Một là, tuyệt đối trung thành với CM.
-Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ
-Ba là, phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
-Bốn là, cán bộ công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, ‘thắng không kiêu, bại không nản’.
-Năm là, phải có chí tiến thủ tiến bộ mãi.
-Sáu là, phải có văn hóa chính trị
III.Những nội dung cơ bản trong việc vận dụng TTHCM để xây dựng nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn CM mới.
1.Nhà nước đảm bảo quyền làm chủ thật sự cho nhân dân : Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, ngoài vấn đề thực thi nghiêm chỉnh pháp luật, còn cần chú ý tới thực hiện những quy tắc dân chủ trong các cộng đồng dân cư, tùy theo điều kiện từng vùng, miễn là quy tắc đó không trái với những quy định của pháp luật.
2.Kiện toàn bộ máy nhà nước : phải đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng dân chủ, trong sạch vững mạnh, phục vụ đắc lực và có hiệu quả đối với nhân dân. Kiên quyết khắc phục quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực,một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức sa sút phẩm chất đạo đức CM, năng lực thực hành nhiệm vụ công chức kém cỏi.
3.Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.
-Nhà nước thể hiện những nội dung như : lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò quản lý của nhà nước.
-Đảng không làm thay công việc quản lý của nhà nước.Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong hệ thống chính trị trên cơ sở đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng của nhà nước theo luật định.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro