TTHCM ve xay dung nha nuoc cua dan, do dan, vi dan
VI. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN.
1. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.
a. Nhà nước của dân
- Xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà Nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Quan điểm này của Hồ Chí Minh được thể hiện trong các bản Hiến pháp 1946, 1959
- Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước, có quyền kiểm soát Nhà nước, bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho họ bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
- Muốn bảo đảm được tính chất nhân dân của Nhà nước, phải xác định được và thực hiện được trách nhiệm của cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra. Cử tri và đại biểu cử tri bầu ra phải có mối quan hệ chặt chẽ
- Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ:
Dân là chủ là xác định vị thế của dân.
Dân làm chủ là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Trong Nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ.
Bằng thiết chế dân chủ, Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của dân được đặt ở vị trí tối thượng. Điều đó có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, “cậy thế” với dân, “quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân”
b. Nhà nước do dân
- Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng Nhà nước của mình.
“Việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần”.Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
- Nhân dân có đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lý Nhà nước. Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý là ở chỗ:
+ Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
+ Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ (nay gọi là Chính phủ)
+ Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.
+ Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra).
c. Nhà nước vì dân
Nhà nước vì dân là một nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác.
Mọi đường lối, chính sách đều chỉ dẫn nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của nước. Phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành.
2. Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
a. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài.
- Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức
Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức. Người coi cán bộ nói chung “là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đếu do cán bộ tốt hay kém”. Theo Hồ Chí Minh, đó là yêu cầu đối với những người vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý có hiệu quả
- Những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.
HCM nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.
• Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng
• Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
• Ba là, phải có mối quan hệ mật thiết với nhân dân
• Bốn là, cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.
• Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
b. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.
- Đặc quyền, đặc lợi.
- Tham ô, lãng phí, quan liêu.
- Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.
c. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.
- Hồ Chí Minh yêu cầu: pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề gì. Bên cạnh đó, HCM cũng dùng sức mạnh uy tín của mình để cảm hóa những người có lỗi làm, kéo họ về phía cách mạng, giáo dục những người mắc khuyết điểm để họ tránh phạm pháp.
3. Trong những điều kiện hiện: thời kì đẩy mạnh cnh, hđh gắn liền với phát triễn KT tri thức; thời kì mở cửa, hội nhập quốc tế, cần làm gì để kiện toàn bộ máy hành chính nhầ nước?
a. Nhà nước phải bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi hỏi phải:
+ Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực
+ Quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật và đưa Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống
+ Bảo đảm mọi người được bình đẳng trước pháp luật, xử phạt nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật
+ Chú ý thực hiện các quy tắc dân chủ trong cộng đồng dân cư tùy theo điều kiện từng vùng, miễn là không trái với pháp luật.
b. Kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực này đòi hỏi phải:
+ Đẩy mạnh cải cách nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực và có hiệu quả đối với nhân dân.
+ Kiên quyết khắc phục thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, sa sút về phẩn chất đạo đức cách mạng, năng lực thực hành nhiệm vụ công chức kém cỏi
+ Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc giải quyết các khiếu kiện của công dân theo đúng quy định của pháp luật;
+ Thực hiện chuẩn hóa, sắp xếp lại đội ngũ công chức có đức, có tài, tinh thông chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải được tiến hành thường xuyên, bảo đảm chất lượng.
c. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, đối với Nhà nước
Công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng gắn liền với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Đây là trách nhiệm cực kỳ quan trọng của Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện ở những nội dung sau:
- Lãnh đạo nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước: lãnh đạo bằng đường lối, bằng tổ chức, bằng vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu, bằng công tác kiểm tra.
- Đảng không làm thay công việc quản lý của Nhà nước, Đảng lãnh đạo thống nhât công tác cán bộ trong hệ thống chính trị trên cơ sở bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước theo luật định
Bản chất, tính chất của Nhà nước gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm quyền, do đó sự trong sạch, vững mạnh của Đảng CSVN là yếu tố quyết định cho thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro