Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

TTHCM Ve Quyen dan toc co ban

Mục lục

Mục lục 1

Lời nói đầu 2

I. Cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về các quyền dân tộc cơ bản 2

1. Truyền thống yêu nước 2

2. Gia đình và bối cảnh lịch sử 3

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc cơ bản 4

1. Quyền con người - Xuất phát điểm của quyền dân tộc 4

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc thể hiện qua quá trình hoạt động cách mạng của Người 5

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc cơ bản trong quá trình hội nhập 10

1.Tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với nền dân tộc trong bối cảnh hội nhập 10

2. Quyền con người 11

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc thể hiện trong các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa

3.1. Chính trị 12

3.2 Văn hóa, xã hội, tôn giáo 12

3.3 Kinh tế, ngoại giao 13

4.Khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc trong quá trình hội nhập 14

Lời nói đầu.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đển cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa cua dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về vấn đề dân tộc được coi là nền tảng đầu tiên trên con đường tìm đương cứu nước của Người. Không chỉ vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về các quyền dân tộc cơ bản là sự kết tinh những truyền thống lích sử của dân tộc, của nhân loại, nơi để Người cất lên tiếng nói của dân tộc.

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, là một cộng đồng dân cư với bốn đặc trưng thống nhất chặt chẽ , không thể thiếu cũng như không thể tách rời:

 Là cộng đồng về lãnh thổ.

 Là cộng đồng về kinh tế.

 Là cộng đồng về ngôn ngữ.

 Là cộng đồng về văn hóa, tâm lý.

Bốn đặc trưng trên vừa kết nối dân tộc thành một khối, vừa tạo ra động lực để liên kết và phát triển cho mỗi quốc gia.

Kế thừa quan điểm đó, xuất phát từ quyền con người "quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", Hồ Chí Minh đã nâng lên thành quyền dân tộc: hòa bình, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đây cũng chính là những khát vọng lớn nhất của mọi dân tộc trên thế giới.

I. Cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về các quyền dân tộc cơ bản

1) Truyền thống yêu nước

Lịch sử Việt Nam là một lịch sử không ngừng đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước luôn luôn đứng ở hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kì lịch sử Viêt Nam.

Từ thời các vua Hùng dựng nước, nhân dân ta đã lien tục phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược từ phương Bắc, gắn liền với đó là tên tuổi của các anh hung dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà ,đặc biệt là Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra 1 kỉ nguyên độc lập cho dân tộc.

Nhưng các thế lực thù địch từ bên ngoài vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta. Một lần nữa, tinh thần yêu nước của nhân dân ta lại dấy lên mạnh mẽ. Sau chiến thắng chống quân xâm lược Tống (1075- 1077) của nhà Lý, lần đầu tiên, chủ quyền dân tộc được khẳng định rõ ràng:

" Nam quốc sơn hà, Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư..."

( Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt.)

Có thể nói, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc chính là động lực to lớn nhất để nhân dân ta làm nên những chiến thắng oanh liêt đó. Để rồi, khát vọng hòa bình độc lập và chủ quyền lãnh thổ lại được dân tộc ta nêu cao trong "Bình Ngô đại cáo" :

" Xã tắc từ nay vững bền

Giang sơn từ nay đổi mới

...

Muôn thủa nền thái bình vững chắc

Ngàn thu vết nhục nhã sạch lầu."

( Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi )

2) Gia đình và bối cảnh lịch sử

Truyền thống yêu nước sớm thấm nhuần trong con người Hồ Chí Minh bởi Người được sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu n¬ước, gần gũi với nhân dân. Thân phụ của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc - tấm g¬ương lao động cần cù, ý chí kiên c¬ường v¬ợt qua mọi khó khăn, thử thách, đặc biệt là tư tưởng th¬ương dân, chủ tr¬ương lấy dân làm gốc cho mọi cải cách chính trị - xã hội của Cụ đã ảnh hư¬ởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành.Khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, Ngư¬ời đã nâng lên thành tư¬ t¬ưởng cốt lõi về đư¬ờng lối chính trị của mình.

Đặc biệt, ngay từ lúc còn nhỏ Người đã được tiếp xúc và học hỏi những anh hùng nổi tiếng đương thời như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng...

Một trong những tác động không nhỏ nữa giúp hình thành nên tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc đó là bối cảnh lịch sử đương đại.Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX rơi vào tình trạng bị thực dân Pháp đô hộ, mất chủ quyền,đất nước lầm than.Mặc dù đã có rất nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ như: Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Tân Việt... song đều thất bại. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các nước thuộc địa khác trên thế giới.Vậy vấn đề thực sự mà Việt Nam và các dân tộc thuộc địa nói chung gặp phải là gì, và đâu là con đường giải quyết vấn đề đó.?

Đó là điều đã hối thúc chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành - được sinh ra và lớn lên trong một gia đình sĩ phu yêu nước, ở quê hương giàu truyền thống lịch sử, trong một đất nước đã định hình chủ quyền dân tộc lâu đời, đã sớm thấm nhuần những truyền thống quý báu của dân tộc, phải chứng kiến cảnh nước nhà mất tự do, nhân dân bị đọa đày khổ cực, con thuyền cách mạng còn lênh đênh chưa rõ bờ bến phải đi tới - quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

Bến nhà Rồng - nơi Người ra đi tìm đường cứu nước.

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc cơ bản

Kế thừa một cách sáng tạo quan điểm của Mac_Lênin về quyền dân tộc,Hồ Chí Minh không bàn về vấn đề dân tộc nói chung mà tập trung chủ yếu vào vấn đề dân tộc thuộc địa.Đi theo hướng đó, Người đã chỉ ra rằng:"Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa".Quan điểm "Không có gì quý hơn độc lập tự do"xuyên suốt tư tưởng của Người về quyền dân tộc cơ bản.Và Việt Nam-một dân tộc đã có hơn 4000 năm văn hiến- xứng đáng được hưởng quyền độc lập, tự do: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu".

1) Quyền con người - Xuất phát điểm của quyền dân tộc

Nhận thức rõ được mối quan hệ khăng khít giữa quyền dân tộc và quyền con người: Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và độc lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi người dân của đất nước mình, Hồ Chí Minh đã xây dựng một hệ thống quan điểm về quyền dân tộc dựa trên cơ sở là quyền con người. Trong quá trình tìm đường cứu nước,Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp:

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"

(Trích Tuyên ngôn độc lập của Mỹ-1776)

"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"

(Trích Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của CM Pháp-1791)

"Mọi người sinh ra đều có bình đẳng quyền bình đẳng" có thể nhìn nhận từ vị trí của một cá nhân riêng biệt, nhưng cũng có thể và cần phải được nhìn nhận từ vị trí của cả một dân tộc. Và vấn đề rất tự nhiên được đặt ra là: Khi cả một dân tộc không có bình đẳng, độc lập, tự do thì mỗi thành viên hợp thành dân tộc đó cũng không thể có bình đẳng, tự do. Vì vậy, đối với các dân tộc bị áp bức, cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của cả dân tộc và của mỗi cá nhân quyện chặt vào nhau thành cuộc đấu tranh chung. "Một dân tộc nô lệ không thể có con người tự do" - Đó là kết luận lớn mà Hồ Chí Minh đã rút ra từ thực tế đấu tranh không chỉ của riêng mình mà cho cả các dân tộc.

Từ đó, Người đã khái quát và nâng lên thành quyền của các dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

2) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc thể hiện qua quá trình hoạt động cách mạng của Người:

Ngay từ khi chưa được tiếp xúc với chủ nghĩa Mac_Lênin, tư tưởng về quyền được tôn trọng tự do, dân chủ tối thiểu của người dân đã sớm được hình thành trong nhận thức của Hồ Chí Minh:

Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được các nước Đồng minh thắng trận trong Chiến trang thế giới thứ nhất thừa nhận, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Người gửi tới Hội nghị Vécxây (Pháp) bản Yêu sách gồm tám điểm:

.

 Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam .

 Cải cách nền pháp lý Đông Dương, cho người Việt Nam cũng được bảo đảm về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn Toà án đặc biệt, công cụ để khủng bố những người Việt Nam lương thiện nhất.

 Tự do báo chí và tự do tư tưởng.

 Tự do lập hội và tự do hội họp.

 Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài.

 Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh.

 Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.

 Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra, ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ.

Bản Yêu sách chưa đề cập vấn đề độc lập hay tự trị, mà tập trung vào hai nội dung cơ bản:

Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với người Châu Âu. Cụ thể là, phải xóa bỏ các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố, đàn áp bộ phận trung thực nhất trong nhân dân (tức những người yêu nước); phải xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh và thay thế bằng chế độ ra các đạo luật.

Hai là, đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do cư trú...

Bản Yêu sách đó không được bọn đế quốc chấp nhận. Nguyễn Ái Quốc kết luận: "Muốn giải phóng dân tộc, không thể bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài, mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình".

Nhìn lại Bản yêu sách 8 điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị Versailles năm 1919, chúng ta thấy rằng tư tưởng của Bác Hồ về một thể chế tôn trọng những quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho người dân được hình thành từ rất sớm.

Trong quá trình hoà mình vào cuộc đấu tranh sôi nổi của phong trào công nhân và Đảng Xã hội Pháp để tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam, năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã được đọc "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của V.I.Lênin với 5 tư tưởng chiến lược lớn: Một là, quyền tự quyết của các dân tộc bao gồm quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa phải đi đến công nhận, thực hiện quyền độc lập tự chủ chứ không phải chỉ có tự trị văn hoá. Hai là, chỉ rõ trách nhiệm trọng đại của các Đảng Cộng sản ở các nước đế quốc là phải ủng hộ, giúp đỡ một cách tích cực nhất đối với phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Ba là, khẳng định các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc không những có nhiệm vụ giải phóng khỏi ách thống trị của nước ngoài, mà còn phải đấu tranh chống lại các lực lượng phản động ở ngay trong nước mình. Bốn là, đề ra một nhiệm vụ lớn của cách mạng thế giới - sự đoàn kết chặt chẽ giữa phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa bị áp bức với các nước đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công, và cuối cùng: để chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản, đảm bảo cho các dân tộc giành lại được độc lập, thì phải thực hiện sự liên minh, thống nhất của giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Tác phẩm đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm thấy lời giải đáp cho những câu hỏi lớn về vận mệnh dân tộc, soi sáng con đường giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản.

Năm 1930,Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh xác định mục tiêu: "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến", "làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập"

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do, tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

Tháng 5-1941, Người viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy". Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), ra báo Việt Nam độc lập, ban bố Mười chính sách của Việt Minh, khẳng định trong lòng dân: Việt Nam quyết dành tự do độc lập và sẽ quyết giữ lấy quyền lợi ấy:

"Quyết làm cho nước non này,

Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền:

Làm cho con cháu Rồng, Tiên

Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta.

Tháng 8-1945,Hồ Chí Minh đúc kết ý trí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta trong câu nói bất hủ "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Độc lập- thống nhất- chủ quyền- toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một dân tộc.Bởi vậy, sau khi giành được chính quyền, ngày 2-9-1945,Hồ Chí Minh đã long trọng đọc lời "Tuyên ngôn độc lập" khẳng định trước toàn thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy".

Tuyên ngôn Độc lập ra đời vào một thời điểm có ý nghĩa lịch sử đối với toàn thế giới khi cuộc Đại chiến lần thứ Hai kết thúc nên lại mang một giá trị đặc biệt. Nó không còn trong giới hạn của khẳng định về quyền tự chủ của dân tộc ta đối với nước láng giềng phương Bắc, mà còn khẳng định được với toàn thế giới về sự ra đời một nước Việt Nam hiện đại, không chỉ thoát ly khỏi chế độ thuộc địa của thực dân Pháp đã đầu hàng, từ tay chủ nghĩa phát xít Nhật đã bại trận, mà còn mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc,kỉ nguyên độc lập, tự chủ, xây dựng đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Hơn thế nữa, nhà nước này lại là thành quả của "một dân tộc gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay" do vậy mà "dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập". Và trên thực tế nhà nước này đã được ra đời đúng với nguyên lý mà những người lãnh đạo cuộc cách mạng đã xác định ngay từ rất sớm là "đem sức ta giải phóng cho ta".Bản tuyên ngôn độc lập là đỉnh cao cho quyền độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước vào thời gian sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: "Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước". Kháng chiến toàn quốc bùng nổ thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Người ra lời kêu gọi vang dội núi sông: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".

Những năm 60 của thế kỷ XX, khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc hòng khuất phục ý chí độc lập tự do của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời bằng chân lý bất hủ "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"

Đứng trước âm mưu xâm lược,tước đi quyền mà bất kì một dân tộc nào cũng xứng đáng được hưởng-quyền độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ- của đé quốc Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân quyết giữ vững nền độc lập tự chủ bằng bất cứ giá nào: " Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, trang 109)

Và ngay cả trước trước lúc lâm chung, Người vẫn không thôi đau đáu về vấn đề giữu vững nền độc lập non trẻ đang đúng trước nguy cơ xâm lược của đế quốc Mỹ.Trong chúc thư Bác viết: "Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Còn non, còn nước, còn người,

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất."

Thực hiện theo di chúc của Người,nhân dân Việt Nam đã buộc Mỹ phải thừa nhận quyền dân tộc vốn có của mình thông qua hiệp định Pari (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam chứng minh một cách hùng hồn cho tuyên bố của Chủ tịch Hò Chí Minh về quyết tâm bảo vện nền độc lập tự chủ của nước nhà. Theo hiệp định, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như sau:

 Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

 Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước thân Mĩ, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

 Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.

 Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

 Khái quát quá trình đấu tranh của nhân dân ta để từng bước giành các quyền dân tộc cơ bản sau mỗi hiệp định trên.

"Không có gì quý hơn độc lập, tự do" là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Vì vậy, Người không chỉ được tôn vinh là "Anh hùng giải phóng dân tộc" của Việt Nam mà còn được thừa nhận là "Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa thế kỷ XX".

Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng bào là lẽ sống của mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và độc lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi người dân của đất nước mình. Đồng thời, độc lập dân tộc còn là điều kiện để dân tộc Việt Nam được quyền bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới và các dân tộc trong nước ta được chung sống bên nhau một cách bình đẳng, hoà thuận và cùng nhau đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc cơ bản trong quá trình hội nhập

1) Tầm quan trọng của TTHCM đối với nền độc lập dân tộc trong bối cảnh hội nhập

Trong 'Tuyên ngôn độc lập" ngày 2/9/1945,Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước toàn thế nhân loại: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.".Tinh thần đó của dân tộc Việt Nam không chỉ sục sôi trong hai cuộc chiến tranh thần thánh mà còn thấm nhuần trong từng bước phát triển và xây dựng đất nước.Để dành được quyền độc lập tự do, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao xương máu. Muốn biến quyền độc lập tự do ấy thành bất khả xâm phạm không còn cách nào khác là phải xây dựng Việt Nam thành một nước XHCN được coi trọng và có vị thế trên trường quốc tế. Thực tế,dưới sự soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã và đang đi trên con đường đưa đất nước tiến theo xu hướng toàn cầu hóa, củng cố vững chắc hơn nữa quyền dân tộc, tự chủ của mình.

Trong bối cảnh hội nhập,Việt Nam có cơ hội rất lớn để thúc đẩy quá trình phát triển.TTHCM đóng vai trò định hướng cho sự phát triển để Việt Nam hòa nhập cùng cùng xu hướng toàn cầu hóa mà vẫn giữ được chủ quyền và không mất đi bản sắc dân tộc: chúng ta hòa nhập mà không hòa tan.

2.Quyền con người:

Nhận thức rõ được :Quyền con người không chỉ là quyền của cá nhân mà còn là quyền của dân tộc,Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã khẳng đinh: "Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và độc lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi người dân của đất nước mình."

Trong thời kỳ Đổi mới, khái niệm quyền con người được đưa vào Cương lĩnh (1991) của Đảng và Hiến pháp (1992) của Nhà nước. Ngay sau khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc, Nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng ký kết và phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế quan trọng về quyền con người, trong đó có hai công ước bao quát đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con người, đó là, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 và Công ước quốc tế, về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, 1966. Đồng thời đã luật hoá các công ước đó vào hệ thống pháp luật quốc gia.

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, từ 1986 đến nay, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua 58 luật, 43 pháp lệnh, trong đó có những bộ luật lớn trực tiếp bảo đảm các quyền con người như: Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Lao động; Luật Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em... Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2005 là 0,709 xếp thứ 109/177 quốc gia(7). Theo chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) chỉ số HDI của Việt Nam có hai điểm tích cực, đó là thứ hạng hàng năm tăng liên tục; và chỉ số HDI nhìn chung xếp cao hơn chỉ số phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh hội nhập. vấn đề quyền con người càng phải được chú trọng,là mấu chốt để bảo vệ quyền dân tộc của đất nước.

3) TTHCM về quyền dân tộc thể hiện trong các mặt chính trị, kinh tế, xã hội

Một dân tộc độc lập tự do là một dân tộc xây dựng được một nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển,đời sống của người dân được chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần.

3.1..Chính trị:

Một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng một nhà nước kiểu mới - nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân - với Đảng cầm quyền là Đảng cộng sản.(sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước đã được thể chế hóa trong hiến pháp, cụ thể trong điều 4, Hiến pháp 1992).Đi theo con đường đó,Việt Nam đã thiết lập được một nền chính trị ổn định.

Năm 1998, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị về "Quy chế Dân chủ ở cơ sở", mà nội dung cơ bản là "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Các quyền tham gia quản lý của nhân dân đã được thể chế hoá, cụ thể hóa trong các nghị định của Chính phủ. Công tác bầu cử, ứng cử đã được đổi mới theo hướng mở rộng sự lựa chọn cho các cử tri.

Việt Nam cần đứng vững trước mọi âm mưu chống phá của các lực lượng thù địch. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập các hoạt động chống phá nhà nước ngày càng tinh vi,phức tạp,có tổ chức với mạng lưới rộng khắp.

Đơn cử là một vài ví dụ về hoạt động chống phá nhà nước mới được phanh phui gần đây:

- ngày 13/6/2009, luật sư Lê Công Định bị bắt do có những hoạt động chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam.

- ngày 24/7/2009 Võ Kevin Huân bị trục xuất do có hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam

Đứng trước hoàn cảnh đó, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên quan trọng,là nền tảng tư tưởng giúp Việt Nam bảo vệ vững chắc quyền độc lập dân tộc đã có được.

3.2.Văn hóa, xã hội, tôn giáo

Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Theo Người: Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được; có thực mới vực được đạo; xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.Trong đó vấn đề tôn giáo và đoàn kết tôn giáo được Người quan tâm đặc biệt. Người chỉ rõ: "Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng cho mọi người"("Hồ Chí Minh và vấn đề tôn giáo" - Đặng Văn Nghiêm) Người dân được qyền tự do tín ngưỡng tôn giáo song "Các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ theo pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, như mọi tổ chức khác của nhân dân"(Sắc lệnh về tôn giáo số 234).

Trước ngưỡng cửa hội nhập,văn hóa Việt Nam có sự giao thoa với các nền văn hóa hóa khác,đặc biệt là văn hóa phương tây,hoạt động tôn giáo ngày càng phong phú và nhạy cảm.Việt Nam đang đứng trước một thách thức rất lớn: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại mà vẫn giữu được bản sắc văn hóa dân tộc,để tôn giáo tự do phát triển nhưng phải kiểm soát hoạt động để ngăn chặn việc kẻ thù lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để kích động lòng dân.Do đó vấn đề tốn giáo cấn phải được xử lý một cách khéo léo và triệt để để không xâm phạm vào quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đồng thời có thể chặn đứng các âm mưu lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để thực hiện các mưu đó bất chính.

Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, đoàn kết tôn giáo. Song không phải ngẫu nhiên mà 14h ngày 15/8/2008, giáo xứ Thái Hà huy động hàng trăm giáo dân sử dụng phương tiện đẩy đổ 8m tường rào khu đất của Công ty cổ phần May Chiến Thắng. Để vụ việc tương tự không xảy ra, chính quyền cần phải có chính sách và biện pháp hợp lý đối với vấn đề liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo.

3.3.Kinh tế, ngoại giao:

Ngay từ đầu , Hồ Chí Minh đã xác định xây dưng một nền kinh tế mở:" Chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước khác thật thà cộng tác với chúng tôi. Một là để xây dựng lại VN sau lúc bị chiến tranh tàn phá, hai là để điều hòa với kinh tế thế giới và giữ gìn hòa bình" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr. 169) với nhiều thành phần cho con đường phát triển kinh tế đất nước:"Các hãng kỹ nghệ hoặc thương mại ngoại quốc hiện có ở VN vẫn được phép tiếp tục kinh doanh như cũ". (điều 1, sắc lệnh số 41, HCM kí ngày 9/10/1945).Thực hiện theo tư tưởng của Người, trong xu thế hội nhập, kinh tế Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ với dấu mốc lịc sử: ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức là thánh viên thứ 150 của WTO - tổ chức thương mại thế giới, mở ra cơ hội đồng thời cũng là thách thức rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

Về đối ngoại:"Tư tưởng Hồ Chí Minh soi rọi cho ngoại giao Việt Nam thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đảng". (trích lời của Bộ trưởng ngoại giao Nguyên Duy Niên). Người chỉ rõ: "Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, trang 319.)

Trên tinh thần đó,Bộ ngoại giao đã đề ra các nhiệm vụ mà ngoại giao Việt Nam cần phải tiến hành thực hiện khi bước trên con đướng hội nhập:

 Tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, các tổ chức quốc tế và khu vực, các trung tâm chính trị, kinh tế lớn trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau

 Phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

Cụ thể:thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu,thúc đẩy hợp tác lao động quốc tế,tăng cướng phát triển du lịch và huy động sự đóng góp của người Việt cư trú ở nước ngoài.

 Tăng cường hội nhập quốc tế, trước hết về kinh tế, theo tinh thần phát huy tối đa nội lực để có thể tiếp nhận và sử dụng tốt nhất ngoại lực tranh thủ được, nâng cao hiệu quả thiết thực của sự

 Kết hợp ngoại giao song phương với ngoại giao đa phương hợp tác quốc tế. Ngoại giao của Nhà nước với các hoạt động đối ngoại của Đảng, Quốc hội, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội; phát huy hiệu qu to lớn và vai trò quan trọng của các hoạt động đối ngoại của Đảng và ngoại giao nhân dân.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Quốc hội liên tục tiến hành họp sủa đổi, bổ sung và thông qua các dự thảo luật về các lĩnh vực như đầu tư, tài chính, ngân hàng,sở hữu trí tuệ...Qua đó tạo ra hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế Việt Nam .

Thúc đẩy quan hệ ngoại giao, hợp tác song cần phải giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, sự ổn định chính trị - xã hội, bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường sinh thái. Trong thời gian qua vấn đề tranh chấp chủ quyền hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang diễn ra hết sức nóng bỏng. Trước việc Trung Quốc bất chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Chính Phủ Việt nam đã lên tiếng.Việt Nam cần được tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ, Và Việt Nam sẽ làm mọi cách để giữ được hai huyện đảo thuộc về chủ quyền Việt nam.

4) Khẳng định giá trị TTHCM đối với dân tộc trên con đường hội nhập:

Phát triển đất nước về mọi mặt là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ vững chắc độc lập, tự do của dân tộc - quyền thiêng liêng mà mỗi dân tộc khi sinh ra đều xứng đáng được hưởng. Giữ gìn và phát huy sức mạnh dân tộc,sử dụng triệt để quyền dân tộc, Việt Nam đang tiến từng bước vững chắc trên con đường hội nhập.Và nhân tố quyết định định hướng cho sự phát triển của dân tộc việt nam chính là TTHCM. Giá trị của TTHCM đã, đang và sẽ tiếp tục được vận dụng vào thực tiễn đất nước trong tương lai.

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để có thể vận dụng trong thời kì đổi mới, để mở cửa, hợp tác, liên doanh, phát triển kinh tế mà vẫn giữ vững được độc lập, chủ quyền dân tộc, không đi chệch hướng mục tiêu bản chất của CNXH, phải tạo ra được năng lực nội sinh cho sự phát triển bền vững đất nước, cái cốt lõi của năng lực nội sinh đó là những định hướng giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh " không có gì quý hơn độc lập tự do"...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tthcm