Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

TTHCM câu 20,21,22

Câu 20 : Trình bày định nghĩa văn hóa của HCM? Quan điểm của HCM về tính chất và chức năng của văn hóa ?

Trả lời:

(1)  Định nghĩa văn hóa của HCM :

Tháng 8-1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh nêu ra một định nghĩa về văn hóa:

-         Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; văn hóa là động lực giúp con người sinh tồn; văn hóa là mục đích cuộc sống loài người; xây dựng văn hóa dân tộc phải toàn diện, đặt xây dựng "tinh thần độc lập tự cường" lên hàng đầu.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và được nhận thức như sau:

-         Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội.

-         Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.

-         Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa.

-         Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

(2)  Quan điểm về tính chất của nền văn hóa mới

-         Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã quan tâm tới việc xây dựng nền văn hóa mới, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Như vậy, nền văn hóa mới ra đời gắn liền với nước Việt Nam mới

-         Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ mới, đồng thời là nền văn hóa kháng chiến. Nền văn hóa đó có ba tính chất: dân tộc - khoa học - đại chúng.

+ Tính chất dân tộc (hay còn gọi là đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc) là cái "cốt", cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn hóa dân tộc.

+ Tính chất khoa học của nền văn hóa phải thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Tính chất đại chúng của nền văn hóa là phục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng nhân dân, đậm đà tính nhân văn. Đó là nền văn hóa do đại chúng nhân dân xây dựng.

-         Từ Đại hội III (tháng 9-1960), Người có bước phát triển trong tư duy lý luận khi khẳng định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.

+ Nội dung xã hội chủ nghĩa là thể hiện tính tiên tiến, tiến bộ, khoa học, hiện đại, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với trào lưu tiến hóa trong thời đại mới.

+ Tính chất dân tộc của nền văn hóa là biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước.

(3)  Quan điểm về chức năng của văn hóa

-         Chức năng của văn hóa mới rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:

+ Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.

+ Hai là, nâng cao dân trí.

+ Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Câu 21: Trình bày khái quát những quan điểm của HCM về văn hóa giáo dục, văn hóa nghệ thuật, văn hóa đời sống ?

Trả lời:

(1)  Văn hóa giáo dục

-         Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến (kinh viện, xa thực tế, coi sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức...) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát).

-         Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập.

-         Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục:

+ Mục tiêu của văn hóa giáo dục để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằng giáo dục: Dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp cho con người.

+ Cải cách giáo dục bao gồm xây dựng chương trình, nội dung dạy và học hợp lý, phù hợp với các giai đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục phải toàn diện: văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động... Các nội dung đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Học chính trị là học chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cách học phải sáng tạo, không giáo điều. Học để nắm các quan điểm có tính nguyên tắc, phương pháp luận. Học khoa học kỹ thuật để đáp ứng đòi hỏi của thời đại mới, thời đại của cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão.

+ Phương châm, phương pháp giáo dục:

o       Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế; học tập kết hợp với lao động; phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội; thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục; học suốt đời. Coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người.

o       Phương pháp giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục.

o       Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì không có giáo viên thì không có giáo dục.

(2)  Văn hóa văn nghệ

-         Văn nghệ được hiểu là văn học và nghệ thuật, biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh là người khai sinh nền văn nghệ cách mạng và có nhiều cống hiến to lớn, sáng tạo cho nền văn nghệ nước nhà. Sau đây là một số quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ:

+ Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.

+ Phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.

+ Phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại.

(3)  Văn hóa đời sống

-         Xây dựng đời sống văn hóa mới được Hồ Chí Minh chỉ ra ngay sau khi mới giành được chính quyền, rồi nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, tạo động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.

-         Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất.

+ Đạo đức mới: Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng.

+ Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến.

+ Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.

-         Tóm lại, xây dựng văn hóa đời sống chung cho cả xã hội, phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình.

Câu 22: Bằng các quan điểm HCM về văn hóa, hãy chứng minh rằng văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của CNXH ?

Trả lời:

Theo HCM, văn hóa (VH) có vai  trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc.

-         VH có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống XH:

·        VH là 1 lĩnh vực trong đời sống tinh thần, là 1 mặt hợp thành toàn bộ đời sống.

·        HCM đặt VH ngang hàng với chính trị, kinh tế XH. Người nhấn mạnh: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có 4 vấn đề cần chú ý đến, cùng phải coi trọng như nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

·        1 XH muốn phát triển toàn diện, muốn đi lên CNXH không chỉ xây dựng kinh tế chính trị mà còn phải chú trọng phát triển VH.

-         VH khôg thể đứg ngoài kinh tế và chính trị mà nó phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy kinh tế.

·        VH là mục tiêu, động lực của CM.

·        VH là kiến trúc thượng tầng của XH, chính trị và kinh tế là cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và tác động ngược lại cơ sở hạ tầng.

·        Tiến lên CNXH phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là quyết định; để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ con người lại chính là văn hóa.

-         VH là linh hồn, là bản sắc dân tộc, VH có những chức năng quan trọng, như:

·        Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp để làm cơ sở cho những hành vi đẹp, XH đẹp.

·        VH giúp mở rộng hiểu biết và nâng cao dân trí.

·        VH bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.

Mục tiêu của VN là xây dựng XHCN, là XH ntn? Nêu ra 5 đặc trưng của XHCN, ở mấy câu trên nhóe

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: