chứng khoán và phân loại chứng khoán
Chương 2 : Chứng khoán và phân loại chứng khoán
1. Chứng khoán
ØKhái niệm : Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành
ØĐặc điểm cơ bản của chứng khoán :
- Tính thanh khoản : Tính lỏng của tài sản, là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt
- Tính rủi ro : Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động to lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống
- Tính sinh lời : thu nhập đc đảm bảo bằng lợi tức và việc tăng giá của chứng khoán trên thị trường “ Mức rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn “
- Hính thức của chứng khoán : Giấy chứng nhận, bút toán ghi sổ , file dữ liệu….
2. Phân loại chứng khoán
Phân loại theo tính chất
Chứng khoán vốn:
Là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu quyền vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành.
Đại diện cho CK vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
Chứng chỉ quỹ đầu tư
· Khái niệm:
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của NĐT đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng
(Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của NĐT, với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro, trong đó NĐT không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Khi muốn thành lập quỹ, công ty quản lý quỹ phải phát hành chứng chỉ quỹ, NĐT mua chứng chỉ quỹ tức là đã xác nhận sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó)
Bản chất của chứng chỉ quỹ đầu tư :
chứng chỉ quỹ cũng giống như cổ phiếu của một công ty: là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp và đặc biệt được niêm yết trên TTCK để mua bán giữa các NĐT .
Tuy nhiên có 3 điểm khác giữa chứng chỉ quỹ đầu tư và cổ phiếu :
Thứ nhất, cổ phiếu là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể, còn chứng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán, mà ngành nghề hoạt động chính là đầu tư chứng khoán. Thứ hai, nếu người sở hữu
Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay quản lý công ty thì NĐT sở hữu chứng chỉ quỹ không có quyền tương tự, mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định. Thứ ba, khi đầu tư riêng lẻ vào cổ phiếu hay trái phiếu, NĐT chủ yếu phải dựa vào sự đánh giá của mình để ra quyết định đầu tư và theo dõi khoản đầu tư, trong khi nếu mua chứng chỉ quỹ, những điều này sẽ do công ty quản lý quỹ thay mặt NĐT thực hiện
Bởi vì, với ưu điểm của quỹ đầu tư chứng khoán, đa dạng hóa đầu tư - phân tán rủi ro và lại có một đội ngũ quản lý quỹ chuyên nghiệp đứng ra đầu tư thì ít nhất, độ an toàn và lợi nhuận kỳ vọng cũng cao hơn. NĐT sở hữu chứng chỉ quỹ có thể yên tâm làm công việc khác, không cần phải suy tính đầu tư vào chứng khoán nào, rồi đến kỳ lấy lợi nhuận và có thể bán chứng chỉ quỹ này cho các NĐT khác trên thị trường để thu lại tiền mặt. Tuy nhiên, khi sở hữu chứng chỉ quỹ, NĐT đương nhiên sẽ trở thành người đầu tư thụ động, gián tiếp vì không có quyền quyết định đầu tư và mọi rủi ro hay thành công đều phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người quản lý quỹ.
Một số điểm cần lưu ý khi mua chứng chỉ quỹ
- Việc mua chứng chỉ quỹ có nghĩa là NĐT đã uỷ thác cho công ty quản lý quỹ thay mặt NĐT thực hiện quản lý và đầu tư số tiền bằng với số tiền người đầu tư đã mua chứng chỉ quỹ. Nói một cách đơn giản, tổng giá trị chứng chỉ quỹ do một NĐT nắm giữ thể hiện số tiền người đầu tư góp vào quỹ để thực hiện đầu tư theo mục tiêu đầu tư chung quy định trong điều lệ quỹ.
- Cần dành thời gian tìm hiểu về công ty quản lý quỹ, bởi họ sẽ là người quản lý đồng tiền của NĐT. Mặt khác, cần đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến việc phát hành chứng chỉ quỹ như điều lệ quỹ, mục tiêu đầu tư của quỹ, kinh nghiệm công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.
-
Cân nhắc yếu tố chi phí của quỹ đầu tư và tỷ lệ chi phí/thu nhập khi quyết định mua hoặc bán chứng chỉ quỹ trong trường hợp quỹ đã đi vào hoạt động một thời gian hoặc có nhiều quỹ được thành lập.
- Phải biết chấp nhận rủi ro, bởi công ty quản lý quỹ không có nghĩa vụ phải cam kết chắc chắn là hoạt động đầu tư của quỹ sẽ có lãi, mà chỉ có nghĩa vụ thực hiện tốt nhất các hoạt động quản lý chuyên nghiệp của mình và vì lợi ích của NĐT.
- NĐT cần phải lưu ý đến một chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với hoạt động của quỹ đầu tư, đó là giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ. Nó cho phép NĐT đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ nói chung và là cơ sở cho việc xác định giá mua, bán chứng chỉ quỹ trên thị trường.
- Mỗi chứng chỉ quỹ cũng có những ưu, nhược điểm khác nhau tùy theo chính sách kinh doanh của công ty quản lý quỹ.
Chứng khoán nợ:
Là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người sở hữu chứng khoán một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc lẫn lãi trong những khoản thời gian cụ thể.
Đại diện là trái phiếu,tín phiếu.
Đặc trưng cơ bản của trái phiếu:
- Mệnh giá
- Lãi suất cuống phiếu
- Thời gian đáo hạn
· So sánh các đặc điểm khác nhau của trái phiếu và cổ phiếu:
Tiêu chí so sánh
Cổ phiếu
Trái phiếu
Loại chứng khoán
Là chứng khoán vốn vì vậy khi công ty bị phá sản hoặc giải thể thì cổ phiếu đưa lại cho người sở hữu quyền đối với phần tài sản cuối cùng còn lại của công ty.
Là chứng khoán hứa nợ trung và dài hạn của chủ thể phát hành vì thế nếu công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các trái chủ trước,sau đó mới đến các cổ đông.
Chủ thể phát hành
Công ty.
K chỉ có công ty mà còn có chính phủ và chính quyền địa phương.
Tư cách
Người mua cổ phiếu công ty là người mua 1 phần công ty và là người chủ sở hữu công ty.
Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái niệm.
Thu nhập
Thu nhập của cổ phiếu là cổ tức và phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi và là khoản thu cố định k phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát hành
Mức độ rủi ro
Chứa đựng nhiều rủi ro
Có tính ổn định và ít rủi ro hơn cổ phiếu
· đặc trưng của trái phiếu
ØMệnh giá trái phiếu:Là giá tri được ghi trên trái phiếu (được coi là số vốn gốc ) và là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà ng phát hành phải trả.
ØLãi suất danh nghĩa: xác định tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu và là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu.
ØThời hạn trái phiếu : là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày nhà phát hành hoàn trả số vốn lần cuối
Chú ý: ngày mà khoản gốc trái phiếu được thanh toán lần cuối được gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu
ØKỳ trả lãi : là khoảng thời gian ng phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu.
ØGiá phát hành : là giá bán của trái phiếu vào thời điểm phát hành.Có 3 trường hợp : giá phát hành bằng mệnh giá ( ngang giá ) ,giá phát hành dưới mệnh giá và giá phát hành trên mệnh giá.
· Phân loại trái phiếu:
ØPhân loại trái phiếu theo người phát hành:
üTrái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương ( cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) : chính phủ phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngân sách còn chính quyền địa phương nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội của địa phương.
üTrái phiếu doanh nghiệp :các trái phiếu do doanh nghiệp phát hành để tăng thêm vốn vào hoạt động kinh doanh.
üTrái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính :phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn hoạt động.
ØPhân loại trái phiếu theo lợi tức trái phiếu:
üTrái phiếu có lãi suất cố định : là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo 1 tỷ lệ % cố định theo mệnh giá.
üTrái phiếu có lãi suất biến đổi :là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kì là khác nhau
üTrái phiếu có lãi suất bằng 0 :là loại trái phiếu người mua k nhận được lãi nhưng được mua với giá thấp hơn mênh giá và được hoàn trả số tiền bàng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.
Ø Phân loại trái phiếu theo mức đảm bảo thanh khoản:
ü Trái phiếu bảo đảm : là loại trái phiếu mà người phát hành dùng 1 tài sản có giá trị làm vật bảo đảm cho việc phát hành,khi người phát hành mất khả năng thanh toán tiền lãi hoặc trả tiền gốc thì các trái chủ có quyền bán tài sản đó để thu hồi ssoos tiền ng phát hành còn nợ
§ Trái phiếu có tài sản cầm cố : là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố 1 bất động sản để đảm bảo việc thanh toán cho trái chủ.
§ Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ :là loại trái phiếu được đảm bảo bằng việc người phát hành thường là doanh nghiệp đem ký quỹ chứng khoán dễ chuyển nhượng mà doanh nghiệp sở hữu của công ty khác.
üTrái phiếu k đảm bảo : là loại trái phiếu phát hành k có tài sản làm vật bảo hành mà chỉ được bảo đảm bằng chính uy tín của người phát hành
ØPhân loại dựa vào hình thức trái phiếu :
üTrái phiếu vô danh: Là trái phiếu không ghi tên người mua trên trái phiếu và trong sổ sách của người phát hành và người nắm giữ trái phiếu là người được hưởng quyền lợi.
üTrái phiếu ghi danh ( ghi tên ):là loại trái phiếu có ghi tên người đầu tư trên trái phiếu và trong sổ người phát hành.
Chứng khoán phái sinh :
Quyền mua trước
-Quyền mua trước là một quyền lựa chọn mua có thời hạn rất ngắn, có khi chỉ vài tuần. Quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu thường. Quyền cho phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định trong một khoảng thời gian xác định.
-Loại quyền này thường được phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành mới.
-Giá cổ phiếu ghi trên quyền thường là thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu. Giá của quyền tính bằng chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của cổ phần đang lưu hành và giá mua cổ phần mới theo quyền, chia cho số lượng quyền cần có để mua một cổ phần mới.
-Công thức:
M=(P –F) /(N+1)
Trong đó:
- M là giá trị của một quyền,
- P là giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành,
- F là giá thực hiện cổ phiếu mới
- N là số quyền cần có để mua một cổ phiếu mới.
Nếu không muốn thực hiện quyền, cổ đông thường có thể bán quyền trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền có thể lên xuống trong khoảng thời gian chào bán, tuỳ thuộc biến động giá thị trường của cổ phiếu.
Ví dụ: Công ty A chào bán quyền mua cho cổ đông, giá thị trường CP A là 40 USD. Theo quy định quyền mua, cứ ứng với mỗi 5 quyền mua (ứng với 5 CP hiện có) sẽ được mua 1 CP mới với giá 25 USD. Khi đó, để có 5 quyền mua, nhà đầu tư phải mua 5 CP với giá 5 x 40 USD = 200 USD. Với 5 quyền mua vừa có được, nhà đầu tư sẽ mua được 1 CP mới với giá 25 USD. Như vậy, nhà đầu tư có tất cả 6 CP (6 CP này đều không còn quyền mua kèm theo) với tổng số tiền bỏ ra là 225 USD. Như vậy, giá mới của mỗi CP là 225 USD/6 = 37,5 USD. Khi đó, giá 1 quyền mua là (40 USD - 37,5 USD) = 2,5 USD.
Ngày giao dịch CP không có quyền mua kèm theo
Trong ngày giao dịch không có quyền mua, giá CP sẽ rớt xuống một mức giá trị chính bằng giá trị của quyền mua. Tại Việt Nam, nếu tổ chức phát hành có phát hành bổ sung CP mới thì giá CP trên thị trường sẽ được điều chỉnh ngay theo mức giá mới của CP (cổ đông hiện hữu vẫn không bị thiệt vì phần giá trị CP cũ mất đi cũng chính bằng giá trị của quyền mua mà họ đã nhận được trước đó).
Trường hợp có một số CP không còn quyền (do cổ đông nắm giữ CP đó đã tách quyền mua ra để bán riêng trên thị trường) thì số CP này cũng vẫn được giao dịch bình thường trên thị trường, nhưng sau đó khi thực hiện thủ tục thanh toán bù trừ thì bộ phận thanh toán bù trừ chứng khoán sẽ trừ lại của người bán CP đó một khoản tiền đúng bằng giá trị của quyền mua mà họ đã tách ra để bán riêng trên thị trường chứng khoán.
Chứng khế
Chứng khế hay còn gọi là giấy cam kết bán là 1 loại CK dc phát hành cùng với trái phiếu hay cổ phiếu mà người sở hữu nó có quyền được mua 1 số lượng chứng khoán nhất định tại 1 mức giá nhất định trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Giá định trước của chứng khế thường cao hơn giá hiện tại của CP thường và có thể có thời hạn đến vô hạn
Ví dụ: Một công ty A có cổ phiếu thường đang lưu hành với giá 40$/1 cổ phiếu, chứng khế phát hành cho phép người giữ nó mua cổ phiếu của công ty A Với giá là 60$/1 cổ phiếu vào bất kỳ thời điềm nào cho đến này 31/12/2012.
Nếu công ty A đang rất có triển vọng và người ta dự đoán đến năm 2012, giá cổ phiếu của công ty có thể vượt mức 60$ thì chứng khế sẽ rất hấp dẫn. Bởi vậy, người ta thường sử dụng chứng khế đi kèm với trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi để làm cho việc chào bán lần đầu hấp dẫn hơn.
Hợp đồng kì hạn
là một thoả thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó vào một thời điểm định trước trong tương lai. Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày kí kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau
VD:
Giả sử Mr. Sơn muốn mua 10000CP KLS trong vòng 1 năm tới, đồng thời Mr. Trưởng sở hữu 10000CP KLS và anh ta muốn bán trong cùng thời gian đó. Trưởng thoả thuận bán CPcủa Trưởng cho Sơn sau 1 năm nữa với giá là 160 tr, hợp đồng này là một hợp đồng kì hạn.
Vì Sơn là người mua nên Sơn mong muốn giá sẽ tăng trong tương lai, ngược lại, Trưởng muốn giá giảm. Cuối năm, giả sử giá thị trường của lô CP lúc đó là 180tr, trong khi Trưởng có nghĩa vụ phải bán CP cho Sơn với giá 160 tr theo như cam kết trong hợp đồng nên có thể coi như Trưởng đã lỗ 20tr, còn Sơn lãi 20tr(vì Sơn có thể mualô CP của Trưởng với giá 160tr và bán ngay trên thị trường với giá 180tr).
4. Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thoả thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng sẽ mua hoặc bán một hàng hoá nào đó tại một thời hạn xác định trong tương lai theo một mức giá dã định trước. Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi.
Hợp đồng tương lai là những sản phẩm do các sở giao dịch tạo ra. Để tạo ra một hợp đồng tương lai cụ thể, một sở giao dịch phải được sự chấp thuận của CFTC, một cơ quan quản lý nhà nước. Khi đệ trình để được CFTC chấp thuận việc tạo ra một hợp đồng tương lai, sở giao dịch phải chứng minh được rằng hợp đồng này có một mục đích kinh tế. Trong khi có nhiều hợp đồng tương lai được chấp thuận cho giao dịch thì không phải tất cả đều thành công nếu không được sự quan tâm của người đầu tư.
Trước năm 1972, chỉ có các hợp đồng tương lai liên quan tới những nông sản truyền thống như ngũ cốc hay gia súc, thực phẩm nhập khẩu (cà phê, ca cao và đường), hay các hàng công nghiệp, được giao dịch. Chúng được gọi chung là các hợp đồng tương lai hàng hoá.
Các hợp đồng tương lai dựa trên cơ sở một công cụ tài chính hay một chỉ số tài chính được gọi là hợp đồng tương lai tài chính, bao gồm hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu; hợp đồng tương lai lãi suất; hợp đồng tương lai tiền tệ.
Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai
Một hợp đồng tương lai là một thoả thuận pháp lý chắc chắn giữa một người mua (hoặc người bán) và một sở giao dịch có uy tín hoặc trung tâm thanh toán của sở giao dịch đó, tại đó người mua (bán) đồng ý sẽ nhận (hoặc giao) một mặt hàng nào đó tại một mức giá cụ thể vào lúc kết thúc của một thời kỳ được xác định. Mức giá theo đó các bên thoả thuận giao dịch trong tương lai được gọi là giá hợp đồng tương lai. Thời hạn được ấn định theo đó các bên phải tiến hành giao dịch được gọi là thời hạn thanh toán hay thời hạn giao nhận.
Giả sử có một hợp đồng tương lai được giao dịch trên một sở giao dịch và mặt hàng được mua hay bán đó là tài sản XYZ, thời hạn thanh toán là sau đó 3 tháng. Giả sử tiếp rằng ông A mua hợp đồng tương lai này và ông B là người bán, mức giá mà họ đồng ý giao dịch trong tương lai là 1.000.000 VND. Vậy 1.000.000 VND đó là giá hợp đồng tương lai. Tới hạn thanh toán, ông B sẽ giao tài sản XYZ cho ông A; ông A sẽ giao cho ông B 1.000.000 VND là giá của hợp đồng tương lai.
Thoát khỏi một vị thế
Đa số các hợp đồng tương lai tài chính có hạn thanh toán là vào các tháng ba, sáu, chín và mười hai. Điều này có nghĩa là tại một thời điểm xác định trong tháng thanh toán hợp đồng, hợp đồng sẽ ngừng giao dịch. Hợp đồng gần nhất với thời điểm thanh toán được gọi là hợp đồng tương lai gần nhất. Kế đó là hợp đồng tương lai được thanh toán ngay sau hợp đồng gần nhất. Hợp đồng xa thời hạn thanh toán nhất được gọi là hợp đồng tương lai xa nhất.
Một bên của hợp đồng tương lai có hai lựa chọn đối với việc giải toả khỏi một vị thế. Thứ nhất, vị thế có thể được thanh lý trước hạn thanh toán. Để làm điều này, bên tham gia phải mở một vị thế triệt tiêu trong cùng hợp đồng. Đối với người mua hợp đồng tương lai thì diều này có nghĩa là phải bán cùng một lượng hợp đồng tương lai tương tự; còn đối với người bán, nghĩa là phải mua cùng số lượng các hợp đồng tương lai tương tự.
Phương án khác là chờ cho tới hạn thanh toán. Tại thời điểm này bên mua một hợp đồng tương lai sẽ nhận tài sản cơ sở (công cụ tài chính, đồng tiền hay hàng hoá thông thường) với giá đã thoả thuận; bên bán hợp đồng tương lai sẽ thanh lý vị thế bằng việc giao hàng theo giá thoả thuận. Đối với một số hợp đồng tương lai việc thanh toán chỉ thực hiện bằng tiền mặt, và được gọi là các hợp đồng thanh toán bằng tiền mặt.
So sánh giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn và thường được xem là một phương thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh những đặc điểm tương tự như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai có những điểm khác biệt cơ bản sau:
1. Niêm yết trên sở giao dịch: Điểm khác biệt lớn nhất chính là tồn tại một sở giao dịch có tổ chức đối với hợp đồng tương lai, trong khi đối với hợp đồng kỳ hạn thì không. Sở giao dịch hợp đồng tương lai cho phép các nhà giao dịch vô danh dược mua và bán các hợp đồng tương lai mà không phải xác định rõ phía đối tác trong một hợp đồng cụ thể. Sở giao dịch hợp đồng tương lai cũng tập trung vào việc giao dịch các hợp đồng tương lai cụ thể, giúp cho các bên mua và bán có thể tìm được nhau trong một thời gian tương đối ngắn. Ngoài ra, sở giao dịch còn tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn.
2. Tiêu chuẩn hóa: Không giống như các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa. Các hợp đồng kỳ hạn có thể được lập ra cho bất kỳ loại hàng hóa nào, với bất kỳ số lượng và chất lượng như thế nào và đối với thời hạn thanh toán bất kỳ được hai bên tham gia hợp đồng chấp thuận. Trong khi đó, các hợp đồng tương lai niêm yết tại các sở giao dịch quy định một số dạng hàng hóa cụ thể, với một số lượng nhất định đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và tại một thời điểm giao hàng xác đinh.
3. Kiểm soát rủi ro thanh toán: Với việc sử dụng các hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch thay vì dùng các hợp đồng kỳ hạn, hai bên tham gia vào hợp đồng tương lai sẽ kiểm soát được rủi ro thanh toán. Trong các giao dịch hợp đồng tương lai, cả bên mua và bên bán không hề biết ai là "phía đối tác bên kia". Công ty thanh toán bù trừ sẽ thực hiện chức năng trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán sẽ bán hợp đồng tương lai cho công ty thanh toán bù trừ và người mua sẽ mua hợp đồng từ công ty. Việc thực hiện các hợp đồng tương lai sẽ được đảm bảo bằng sự công bằng và uy tín của các sở giao dịch và của các công ty thanh toán bù trừ.
Đối với các hợp đồng kỳ hạn các khoản lỗ và lãi sẽ chỉ được thanh toán khi hợp đồng đến hạn. Đối với các hợp đồng tương lai, những thay đổi về giá trị của các tài khoản của các bên tham gia hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo mức giá thị trường và được ghi nhận. Bên cạnh đó, các hợp đồng tương lai còn có một số yêu cầu ký quỹ nhất định. Như vậy, sự kết hợp giữa việc thanh toán hàng ngày và yêu cầu ký quỹ sẽ giúp công ty thanh toán bù trừ phòng ngừa được rủi ro thanh toán của các hợp đồng tương lai.
4. Tính thanh khoản: Sự tồn tại của công ty thanh toán bù trừ và sự thuận lợi của việc giao dịch qua sở khiến cho tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cao hơn nhiều so với các hợp đồng kỳ hạn.
5. Quyền lựa chọn
5.1. Định nghĩa
Một quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.
Các hàng hóa cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai:
Một hợp đồng quyền lựa chọn bất kỳ đều bao gồm 4 đặc điểm cơ bản sau:
1) Loại quyền (quyền chọn bán hoặc chọn mua)
2) Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo quyền
3) Ngày hết hạn
4) Giá thực hiện
Người bán quyền, trao quyền cho người mua để đổi lấy một khoản tiền được gọi là giá quyền hoặc phí quyền. Mức giá mà tại đó công cụ này có thể được mua hoặc được bán gọi là mức giá thực hiện quyền. Ngày mà sau đó quyền hết giá trị gọi là ngày hết hạn. Một quyền chọn Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào cho đến tận ngày hết hạn và bao gồm cả ngày hết hạn. Một quyền chọn Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày hết hạn.
Như vậy, những mức giá liên quan tới một quyền lựa chọn là:
- Giá thị trường hiện hành của loại hàng hoá cơ sở.
- Giá hàng hoá cơ sở thực hiện theo quyền.
- Giá của bản thân quyền lựa chọn.
Ví dụ: Cổ phiếu phổ thông XYZ đang giao địch với giá 42.000 VND/cổ phần, và người ta dự đoán mức giá này sẽ tăng lên tới 50.000 VND trong vòng 6 tháng tới. Giả sử quyền lựa chọn được niêm yết để giao dịch đối với cổ phiếu XYZ, và bạn có thể mua một quyền chọn “mua XYZ do 40.000”. Quyền này cho phép bạn mua 100 cổ phần XYZ vào bất cứ thời điểm nào trong vòng 6 tháng tới tại mức giá 40.000 VND/cổ phần (4.000.000VND cho 100 cổ phần). Lại giả sử giá của quyền chọn này là 400.000 VND người bán quyền này nhận được 4.000.000 VND, đổi lại, ông ta phải sẵn sàng bán 100 cổ phần XYZ với giá 4.000.000 VND vào bất cứ lúc nào mà bạn chọn để mua, cho tới khi quyền hết hạn. Bạn có thể thông báo với người bán về việc bạn đòi ông ta phải giao cho bạn 100 cổ phần cơ sở để nhận 4.000.000 VND vào bất cứ lúc nào trong vòng 6 tháng đó. Buộc người bán phải tôn trọng những điều khoản của hợp đồng quyền lựa chọn được gọi là thực hiện quyền.
Giả sử bạn mua quyền chọn và giá XYZ tăng lên 50.000 VND/cổ phần trong vòng 6 tháng tới. Bạn có thể thực hiện quyền tại mức giá 40.000 VND/cổ phần và bán ra thị trường để thu lợi nhuận.
Như vậy bạn đã bỏ ra 400.000 VND để mua quyền, nhưng đã thu lại 1.000.000 VND bằng việc mua và bán ngay 100 cổ phần XYZ. .Bạn đã có được món lợi 600.000 VND trên một khoản đầu tư 400.000 VND, với tỷ suất lợi nhuận là 150% trong 6 tháng.
5.2. Các bộ phận cấu thành nên giá quyền
Chi phí mà một người mua quyền bỏ ra trước hết là sự phản ánh giá trị nội tại của quyền cộng thêm bất kỳ khoản phụ trội nào. Mức phụ trội cao hơn giá trị nội tại được gọi là giá trị thời gian.
Giá trị nội tại của quyền
Giá trị nội tại của một quyền chọn là giá trị mà người nắm giữ quyền lựa chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền ngay lập tức. Do người mua quyền không bắt buộc phải thực hiện quyền, và trong thực tế họ sẽ không làm diều đó nếu như không thu được hiệu quả kinh tế nào từ việc thực hiện quyền, nên giá trị nội tại của một quyền thấp nhất sẽ bằng 0.
Đối với một quyền chọn mua, nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá của chứng khoán cơ sở, quyền chọn mua đó được coi là lãi (in the money). Một quyền chọn có mức giá thực hiện ngang bằng với giá hiện hành của chứng khoán cơ sở được coi là hòa vốn(at the money), còn nếu thấp hơn giá hiện hành của chứng khoán thì bị coi là lỗ (out of money). Cả hai loại quyền lỗ và hòa vốn đều có giá trị nội tại bằng 0 bởi vì người thực hiện quyền không thu được lãi.
Đối với quyền chọn bán thì ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lãi nếu giá thực hiện quyền cao hơn giá hiện hành của chứng khoán cơ sở và sẽ bị lỗ nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá thị trường của chứng khoán cơ sở.
Ví dụ: Với cổ phiếu cơ sở có giá 42.500 VND, quyền chọn mua có giá thực hiện là 40.000 VND là ở vào trạng thái "có lãi". Quyền chọn mua có giá thực hiện 45.000 VND sẽ là bị lỗ. Trái lại một quyền chọn bán XYZ 40.000 VND sẽ là có lãi khi cổ phiếu XYZ giao dịch với giá 38.000 VND. Người nắm giữ quyền có thể mua cổ phiếu với giá 38.000 VND trên thị trường và bán nó cho người bán quyền lấy 40.000 VND. Nhưng nếu XYZ có giá là 42.000 VND thì quyền chọn bán này là lỗ vốn. Người có quyền sẽ bị mất tiền nếu mua XYZ trên thị trường và thực hiện quyền bán.
Giá trị thời gian của quyền
Giá từ thời gian của một quyền lựa chọn là khoản trội ra giữa giá của một quyền so với giá trị nội tại của nó.
Giá của quyền chọn mua XYZ 40.000 là 400.000 VND, với giá giao dịch trên thị trường của XYZ là 42.000 VND. Người sở hữu quyền này có thể thu hồi được 200.000 VND bằng cách thực hiện quyền (mua cổ phiếu với giá 4.000.000 VND) và bán ngay ra thị trường với giá 4.200.000 VNĐ. Như thế quyền lựa chọn này có giá trị nội tại là 200.000 VND. Khoản chênh lệch theo thời gian do đó sẽ là 400.000 VND - 200.000 VND = 200.000 VNĐ.
Một quyền chọn bán XYZ 50.000 được bán với giá 200.000 VND, khi XYZ đang giao dịch tại mức giá 52.000 VNĐ. Vì quyền này là lỗ vốn (giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện) nên nó có giá trị nội tại bằng 0. Khoản 200.000 VND được gọi là giá trị phụ trội thuần tuý của quyền chọn.
5.3. Các yêu tố ảnh hưởng đến giá của quyền lựa chọn
Giá hiện hành của chứng khoán nguồn: Đối với một quyền chọn mua, nếu giá hiện hành của chứng khoán nguồn tăng (giảm) thì giá của quyền chọn mua tăng (giảm). Đối với một quyền chọn bán, nếu giá hiện hành của một chứng khoán nguồn giảm (tăng) thì giá của quyến tăng (giảm).
Giá thực hiện: Tất cả các yếu tố khác giữ nguyên, mức giá thực hiện càng cao thì giá của một quyền chọn mua càng thấp. Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại: mức giá thực hiện càng cao thì giá của quyền chọn bán càng.
Thời gian cho đến khi hết hạn: Đối với các quyền chọn Mỹ (cả quyền chọn mua và chọn bán), tất cả các yếu tố khác giữ nguyên, thời gian cho đến khi hết hạn càng dài thì giá của quyền càng cao, vì giá của cổ phiếu nguồn càng có khả năng biến động để cho quyền chọn trở thành có lãi và đem lại lợi nhuận. (Đối với các quyền chọn Châu Âu, ảnh hưởng của thời gian cho đến khi hết hạn phụ thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay chọn bán).
Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro trong suốt thời hạn của quyền. Giữ tất cả các yếu tố khác không đổi, giá của một quyền chọn mua của một trái phiếu sẽ tăng khi lãi suất ngắn hạn phi rủi ro tăng. đối với một quyền chọn bán của trái phiếu thì ngược lại: một sự gia tăng mức lãi suất ngắn hạn phi rủi ro sẽ làm giảm giá của một quyền chọn bán.
Lãi suất coupon: đối với các quyền chọn của các trái phiếu, các coupon sẽ có xu hướng làm giảm giá của quyền chọn mua bởi vì các coupon sẽ làm cho việc nắm giữ trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn so với nắm giữ quyền. Vì vậy các quan chọn mua của (các trái phiếu coupon sẽ bị định giá thấp hơn so với các quyền chọn mua của các trái phiếu không có coupon. Ngược lại, các coupon có xu hướng làm tăng giá của các quyền chọn bán.
Mức dao động dự đoán của các mức lãi suất trong suốt thời hạn của quyền: Nếu mức dao động dự đoán của các mức lãi suất trong suốt thời hạn của quyền tăng, giá của quyền cũng sẽ tăng. Lý do là mức dao động dự đoán càng cao, được đo bằng độ lệch chuẩn hoặc phương sai của các mức lãi suất, thì xác suất giá của chứng khoán nguồn dịch chuyển theo hướng có lợi cho người mua chứng khoán sẽ lại càng cao.
5.4. Chức năng kinh tế của quyền lựa chọn
Quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tư nâng cao được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.
Ví dụ: Trở lại ví dụ ở phần trên, giả sử giá thị trường hiện nay của cổ phiếu XYZ là 42.000 VND/cổ phần, và bạn dự đoán sau nửa năm nữa, giá cổ phiếu XYZ sẽ tăng mạnh, lên tới 50.000 VND. Giả sử các quyền lựa chọn có liên quan đến giao dịch cổ phiếu XYZ được niêm yết, bạn có thể mua một quyền chọn mua cổ phiếu XYZ với giá thực hiện quyền là 40.000VND/cổ phần.
Trong vòng 6 tháng giá cổ phiếu XYZ tăng lên 50.000 VND/cổ phần. Bạn có thể buộc người bán quyền giao 100 cổ phần XYZ cho bạn với giá 40.000 VND/cổ phần, sau đó bán lại chúng trên thị trường với giá 50.000 VND/cổ phần.
Như vậy, trong vòng 6 tháng bạn đã thu được một khoản lợi nhuận đáng kể là 600.000 VND trên khoản đầu tư 400.000 VND, tương đương lợi suất 150%.
Nêu thay vì sử dụng quyền lựa chọn, bạn bỏ ra 4.200.000 VND để mua 100 cổ phần XYZ và chờ khi giá tăng tới 50.000 VND/cổ phần thì bán ra, lợi suất của bạn chỉ là 19%.
Quyền lựa chọn giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro
Chức năng kinh tế quan trọng nhất của quyền lựa chọn là nhằm cung cấp công cụ giảm thiểu rủi ro. Một người đang phải chịu rủi ro từ một sự thay đổi giá bất lợi có thể sử dụng các quyền lựa chọn để loại trừ rủi ro đó. Một quyền chọn mua có thể được xem như là một công cụ đảm bảo một mức giá mua tốt (nếu giá thị trường của chứng khoán cao hơn mức giá thực hiện, quyền sẽ giúp nhà đầu tư mua được chứng khoán tại mức giá thực hiện). Một quyền chọn bán sẽ đảm bảo một mức giá bán tốt (việc thực hiện quyền sẽ giúp cho nhà đầu tư bán chứng khoán ở mức giá thực hiện trong trường hợp giá thị trường của chúng khoán thấp hơn mức giá thực hiện). Như vậy các quyền lựa chọn có thể được xem như một công cụ phòng ngừa những sự thay đổi giá bất lợi.
Ví dụ: Nếu giá cổ phiếu XYZ đang là 42.000 VND/cổ phần, người sở hữu 100 cổ phần XYZ bán một quyền chọn mua XYZ với giá quyền là 400.000 VND.
Nếu giá thị trường của XYZ giảm xuống 38.000 VND, người bán quyền sẽ phòng ngừa được khoản lỗ do giá cổ phiếu sụt bằng khoản phí bán quyền 400.000 VND. Tuy nhiên, nếu giá XYZ tiếp tục giảm xuống dưới mức 37.000 VND/cổ phần thì người bán quyền sẽ bắt dầu phải chịu một khoản lỗ. Như vậy khoản thu 400.000 VND từ việc bán quyền đã tạo ra một sự phòng ngừa các bộ dối với tình trạng sụt giá cổ phiếu. Mặt khác, nếu giá quyền tăng lên, giả sử tới 46.000 VND/cổ phần, người mua quyền sẽ thực hiện quyền được mua và người bán quyền buộc phải giao 100 cổ phiếu với giá thực hiện là 42.000 VND, thay vì 46.000 VND. Vậy, trong khi rào chắn rủi ro cho tài sản của mình, người bán quyền cũng “rào chắn” luôn cả lợi nhuận tiềm năng nữa. Nhược điểm của chiến lược này có thể khắc phục được bằng cách, thay vì bán quyền chọn mua, ông ta có thể mua quyền chọn bán đối với XYZ. Khi đó, nếu giá thị trường của cổ phiếu tăng lên ông ta có thể hưởng toàn bộ lợi nhuận do việc bán tài sản của mình ra thị trường.
ØPhân loại chứng khoán theo khả năng chuyển nhượng
- Chứng khoán vô danh ( không ghi tên ) : loại chứng khoán này chuyển nhượng dễ dàng, ko cần thủ tục xác nhận của công ty hay cơ quan công chứng. Người mua có trách nhiệm chi trả cho người bán theo giá cả đã đc xác định.
- Chứng khoán ghi danh ( ghi tên ) : Loại chứng khoán này đc phép chuyển nhượng nhưng nhưng phải tuân theo những quy định pháp lí cụ thể.
ØPhân loại chứng khoán theo thu nhập :
· Chứng khoán có thu nhập cố định
· Chứng khoán có thu nhập biến đổi
· Chứng khoán hỗn hợp
a, Chứng khoán có thu nhập cố định : là loại chứng khoán có quyền yêu cầu thu nhập cố định ko phụ thuộc vào kết quả hoạt động của nhà phát hành. Nó có thế là chứng khoán vô danh hoặc đích danh., có thể là tín phiếu, trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi. Khi phát hành cần tuân theo những quy định pháp lí cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
- Khi phấn tích chứng khoán có thu nhập cố định để quyết định đầu tư, người ta xét trên 2 khía cạnh là “ khả năng sinh lợi “ và “ thời hạn thanh toán “
· Đặc điểm : rủi ro thấp à sự thay đổi về giá là thấp , tỉ lệ lợi tức quyết định khả năng sinh lời của chứng khoán.
- Lợi tức đc thanh toán theo quý, kỳ hạn nửa năm hoặc 1 năm.
- Mỗi loại chứng khoán cho quy định thời hạn trả lợi tức khác nhau
ØKỳ hạn của ck có thu nhập cố định khác nhau :
- Tín phiếu có kỳ hạn ngắn ( =< 1 năm )
- Trái phiếu trung hạn và dài hạn ( 2 – 30 năm )
- Cổ phiếu ưu đãi là vô thời hạn
ØPhân loại chứng khoán có thu nhập cố định :
- Trái phiếu nhà nước
- Trái phiếu địa phương
- Trái phiếu công ty
- Trái phiếu ngân hàng và tín phiếu quĩ tiết kiệm
- Tín phiếu kho bạc
üTrái phiếu chính phủ : do chính phủ hoặc những ngành đặc biệt như giao thông, bưu điện hay xi măng, điện…. Đc chính phủ ủy quyền phát hành.
· Tác dụng : nhằm bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước hoặc xd những công trình công cộng, hoặc để giải quyết các khó khăn tài chính, là giấy nhận nợ của chính phủ.
üTrái phiếu địa phương : là khoản vay của chính quyền địa phương với các tổ chức cá nhân. Việc phát hành phải có sự quản lí của cơ quan nhà nước, số tiền đc sử dụng để xây bệnh viện, trường học, đường xá….
üTrái phiếu công ty : do các công ty cổ phần hay xí nghiệp lớn phát hành đưa vào thị trường dưới dạng phiếu nợ và đảm bảo bằng thu nhập của công ty
üTrái phiếu ngân hàng và tín phiếu quỹ tiết kiệm : tạo ra nguồ vốn cho chính các tổ chức này hoặc các tổ chức tín dụng có liên quan
üTín phiếu kho bạc : là những chứng khoán có thu nhập cố định có thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm do hệ thống kho bạc nhà nước phát hành. Độ rủi ro thấp, tỉ lệ lợi tức thấp….
b,chứng khoán có thu nhập biến đổi
Cổ phiếu thường đại diện cho loại chứng khoán có thu nhập biến đổi. Thu nhập gọi là cổ tức, nó biến động theo kết quả kinh doanh của công ty., công ty có thể huy động vốn ko thời hạn, ko chịu rủi ro về chi trả lợi tức cố định như cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu., song ko bị pha loãng quyền kiểm soát của các cổ đông.
c, Hình thức hỗn hợp của chứng khoán
Vừa mang tính chất biến đổi vừa mang tính chất cố định, gồm những loại chủ yếu sau :
vTrái phiếu công ty có khả năng chuyển đổi :
vhttp://www.saga.vn/dictview.aspx?id=2626
-Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu công ty theo một tỉ lệ công bố trước và vào một khoảng thời gian xác định trước. Thông thường bao giờ người phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng dành cho người mua quyền quyết định có chuyển đổi sang cổ phiếu hay không. Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền không chuyển sang cổ phiếu nếu tại thời điểm chuyển đổi, công ty làm ăn không tốt.
-Trái phiếu chuyển đổi có thể được coi là sự kết hợp giữa một trái phiếu thường và một quyền chọn mua cổ phiếu. Thông thường, trái phiếu loại này có tỉ suất trái tức tương đối thấp so với các loại trái phiếu khác, song bù lại, nó hứa hẹn đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn từ khả năng mua được cổ phiếu với mức giá ưu đãi trong tương lai. Quyền chọn mua cổ phiếu chính là giá trị gia tăng của loại trái phiếu này, khiến nó trở thành một mặt hàng rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhiều khi, công ty chưa phát hành cổ phiếu, nhưng trái phiếu chuyển đổi của nó đã trở thành một mặt hàng được giới đầu tư săn lùng gắt gao, đặc biệt là trong trường hợp các "bluechip" tương lai. Từ góc độ của công ty phát hành, lợi ích chủ yếu của việc huy động vốn từ trái phiếu chuyển đổi là việc giảm được lãi suất đi vay.
§ đối với công ty phát hành:
vLợi:
o Tạo thêm khả năng huy động vốn của công ty trên thị trường.
o Lãi suất của trái phiếu chuyển đổi thấp hơn trái phiếu thông thường ( công ty huy động vốn cới chi phí thấp )
o Khi các trái chủ thực hiện chuyển đổi cũng có thể tác động cải thiện cơ cấu vốn của công ty tốt hơn
vBất lợi :
o Việc quyết định chuyển đổi làm công ty ở vào thế bị động trong việc tổ chức vốn.
§ đối với người đầu tư :
vLợi :
o được đảm bảo 1 mức lãi cố định khi chưa chuyển đổi trái phiếu và k phải gánh chịu rủi ro của công ty
o khả năng chuyển đổi của trái phiếu tạo cơ hội cho ng đầu tư có thể hưởng lợi nhìu hơn khi giá cổ phiếu công ty phát hành tăng.
vBất lợi :khi chưa chuyển đổi hoặc nếu k có cơ hội chuyển đổi thì chỉ dc hưởng mức lợi tức với 1 lãi suất thấp hơn trái phiếu thông thường.
-Phát hành trái phiếu chuyển đổi là một cách giúp công ty tránh việc nhà đầu tư nhìn nhận các hành động của mình theo chiều hướng tiêu cực. Ví dụ, một công ty đã niêm yết, chọn cách tăng vốn thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu. Thị trường thường nhìn nhận việc này như một tín hiệu cho thấy giá cổ phiếu của công ty đang được định giá quá cao. Để tránh ấn tượng xấu này, công ty sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi mà những người nắm giữ có thể chuyển sang cổ phiếu nếu công ty làm ăn tốt.
--Đối với nhà đầu tư khi nắm giữ TP chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị tiềm ẩn của thị trường vốn. Cụ thể, TP chuyển đổi hấp dẫn nhà đầu tư ở một số đặc điểm:
1. TP chuyển đổi cũng giống TP thường, tức là cũng được thanh toán tiền lãi với một lãi suất cố định và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn. Theo nguyên tắc thì thu nhập từ lãi suất TP thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên CP thường.
2. Người nắm giữ TP chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ CP thường khi công ty phá sản và bị thanh lý.
3. Giá thị trường của TP chuyển đổi sẽ có chiều hướng ổn định hơn giá CP thường trong thời kỳ thị trường sa sút. Giá trị của TP chuyển đổi trên thị trường sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những TP cạnh tranh khác.
4. Vì TP chuyển đổi có thể được chuyển thành CP thường nên giá trị thị trường của chúng sẽ có chiều hướng tăng nếu giá CP tăng.
5. Khi TP chuyển đổi được chuyển đổi sang CP thường thì không được coi là một sự mua bán nên sẽ không phải chịu thuế trong giao dịch chuyển đổi.
Nhiều nhà phê bình thì cho rằng TP chuyển đổi không đưa ra được các mức lãi suất tương ứng với sự thiếu bảo toàn vốn (những TP không có tính chuyển đổi đưa ra các mức lãi suất cao hơn) và có xu hướng kéo giá CP thường xuống bởi vì ảnh hưởng của sự "pha loãng" có thể xảy ra.
--Khi TP có tính chuyển đổi được phát hành mới thì bao giờ giá chuyển đổi cũng luôn cao hơn giá thị trường hiện hành của CP thường, điều này sẽ giúp hạn chế việc nhà đầu tư chuyển đổi TP ngay lập tức. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi hoặc giá chuyển đổi ban đầu là:
1. Giá CP tại thời điểm TP được phát hành.
2. Thu nhập dự tính của tổ chức phát hành và ảnh hưởng của nó trên giá CP.
3. Xu hướng thị trường (TP chuyển đổi sẽ trở nên ưa chuộng đối với các nhà đầu tư trong một thị trường CP đang lên).
4. Thời gian chuyển đổi (thời gian càng dài, tỷ lệ chuyển đổi ban đầu càng ít thích hợp).
Vì TP chuyển đổi có thể làm "pha loãng" vốn nên các cổ đông sẽ có quyền ưu tiên mua TP chuyển đổi được phát hành mới với giá ưu tiên thấp hơn giá trị thị trường của TP đó. Khi TP chuyển đổi mới được phát hành, các cổ đông hiện hữu sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền ưu tiên mua TP này. Người nắm giữ quyền có thể bán lại quyền này nếu họ không sử dụng chúng để mua TP chuyển đổi.
Tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý một điều là, nếu công ty phải ngưng hoạt động bởi những tình huống như sát nhập, hợp nhất hay giải thể thì những người nắm giữ TP chuyển đổi sẽ bị mất đặc quyền chuyển đổi này. đó, TP sẽ được bán nếu TP không chuyển đổi thành CP thường.
Khi nhà đầu tư mua TP có tính chuyển đổi thì phải luôn xem xét hai giá trị đầu tư của TP này, đó là thu nhập của TP và việc chuyển đổi TP thành CP. Giá trị chuyển đổi của TP là tổng giá trị thị trường của CP thường mà TP có thể chuyển đổi được. Đôi khi các công ty đặt ra những điều kiện để khuyến khích sự chuyển đổi của TP, mặc dù điều này được biết đến như là sự chuyển đổi ép buộc nhưng thực tế các nhà đầu tư không thể bị ép buộc để chuyển đổi. Tuy nhiên, nhà phát hành luôn thay đổi các tình huống để khuyến khích sự chuyển đổi hơn. Một trong những phương cách đó là thực hiện mua lại TP.
Công ty có thể mua lại TP tại mức giá và ngày mua được xác định trước (giả định rằng TP chuyển đổi cũng có khả năng mua lại giống như có tính chuyển đổi) và khi các điều kiện thị trường khiến cho các trái chủ nhận thấy sự chuyển đổi TP có thể có lợi nhuận hơn là bán chúng lại cho công ty phát hành tại giá mua lại của công ty thì lúc đó họ sẽ thực hiện việc chuyển đổi thành CP thường.
Ví dụ, một TP chuyển đổi có mệnh giá 1.000 USD có thể được chuyển thành CP thường tại giá 25 USD (tỷ lệ chuyển đổi là 40 đổi 1) và TP này được mua lại ở mức giá 1.050 USD. CP thường trên thị trường hiện đang được giao dịch ở mức giá 30 USD, bằng việc chuyển đổi một TP mà nhà đầu tư có thể trở thành chủ sở hữu 40 CP thường với tổng giá trị là 1.200 USD. Như vậy, trái chủ chuyển đổi chúng thành 40 CP thường rồi bán chúng để có 1.200 USD hơn là bán lại TP chuyển đổi này ở mức giá 1.050 USD.
vTrái phiếu có quyền mua cổ phiếu : ngoài khoản lợi tức cố định đc nhận, nó còn có quyền mua 1 số lượng cổ phiếu nhất định của công ty đang phát hành.
§ đối với nhà phát hành
vLợi:
o Công ty có thêm 1 phương tiện huy động vốn.
o Lãi suất trái phiếu này thấp hơn lãi suất trái phiếu thông thường
vBất lợi :Khi ng đầu tư sử dụng quyền mua thì số vốn thực thu từ chứng bán cổ phiếu cho người đầu tư sẽ ít hơn so với việc phát hành bình thường và có ttheerlamf cho giá cổ phiếu trên thị trường tăng.
§ đối với người đầu tư :
vLợi
o được đảm bảo hưởng 1 khoản lợi tức nhất định về cơ bản k phải gánh chịu rủi ro công ty gặp phải.
o có khả năng lựa chọn để trở thành cổ đông của công ty khi công ty có tiềm năng.
vBất lợi:Chấp nhận hưởng lợi tức trái phiếu với lãi suất thấp
v
VD
Công ty cổ phần FPT dự kiến sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp có kèm với quyền mua cổ phần (chứng quyền) và tổng vốn dự kiến phát hành sẽ không quá 1.800 tỉ đồng.
Trái phiếu có kỳ hạn ba năm và mệnh giá là 1 tỉ đồng. Trái phiếu sẽ có lãi suất dự kiến từ 5% - 7%/năm. Mỗi trái phiếu sẽ được kèm theo không quá 1.500 chứng quyền và mỗi chứng quyền sẽ được mua 10 cổ phiếu FPT với giá tối thiểu là 105% giá bình quân bảy phiên giao dịch liên tiếp trước ngày chào bán trái phiếu (dự kiến là 1-10-09).
Thời hạn mua cổ phần theo chứng quyền là năm thứ ba và thứ tư kể từ ngày phát hành trái phiếu.
vTrái phiếu có thu nhập bổ sung :
v đảm bảo 1 khoản lợi tức cố định nhưng người sở hữu có thể nhận đc 1 khoản thu bổ sung theo sự dao động tăng của cổ tức mà cổ đông đc hưởng hoặc theo lãi suất ngân hàng.
vVD: Cty A phát hành TP thời hạn 5 năm.Lãi suất năm đầu là 14%.các năm tiếp theo tính theo lãi suất bình quân liên ngân hàng + 2% nhưng không thấp hơn 14%
Thực tiễn Việt Nam:
Trước mắt, TTCKVN sẽ có cổ phiếu các công ty được niêm yết, trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu công trình và trái phiếu doanh nghiệp các loại. Ngoài ra, luật lệ cho phép có chứng chỉ quỹ đầu tư
Vietstock) – Sáng 27/12, Hội thảo “Xây dựng và thiết lập thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh tại Việt Nam” do UBCKNN, Sở GDCK TPHCM (HOSE), Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Trung tâm Lưu ký Việt Nam (VSD) tổ chức tại TPHCM, đã thu hút nhiều ý kiến của diễn giả về sự cấp thiết phải xây dựng một thị trường phái sinh tại Việt Nam. Năm 2013 sẽ có thị trường chứng khoán phái sinh
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro