Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

truyensolieu

Câu 1:Phân tích vai trò và chức năng của tầng Data link trong mô hình OSI ? Hãy giới thiệu một vài giao thức có chức năng điều khiển truy nhập đường truyền.1

Câu 2 : Phân tích vai trò và chức năng của tầng Physical trong mô hình OSI ? Hãy giới thiệu 3 phương pháp mã hóa các bít thành tín hiệu trên đường dây, lấy ví dụ minh họa.1

Câu 3: Phân tích vai trò và chức năng của tầng Physical trong mô hình OSI ? Hãy lấy ví dụ minh họa cho chức năng đồng bộ hóa các bít.3

Câu 5 : Câu hỏi: Hãy phân tích hai chế độ truyền phát node – to – node và truyền phát end – to – end ở tầng Network  trong mô hình OSI ?. 4

Câu 6  Câu hỏi: Hãy phân tích hai chế độ truyền phát end – to – end ở tầng Network và transport  trong mô hình OSI ?  5

Câu 7 :Hãy trình bày phương pháp kiểm tra lỗi theo khối - Longituinal redundancy check (LRC) thông qua ví dụ cụ thể.5

Câu 8 : Hãy trình bày một số môi trường truyền dẫn cơ bản, cơ chế truyền tín hiệu và trường hợp ứng dụng của các môi trường này.6

Câu 10 :Hãy trình bày phương pháp điều chế tương tự - tương tự AM, nêu ra các quy định do FCC đưa ra về băng tần của các trạm phát sóng AM.7

Câu 11:Hãy trình bày phương pháp điều chế tương tự - tương tự FM, nêu ra các quy định do FCC đưa ra về băng tần của các trạm phát sóng FM.8

Câu 12 : Hãy cho biết những nguyên nhân nào làm biến dạng tín hiệu, phân tích chi tiết sự tác động do giới hạn băng thông đường truyền.9

Câu 14: : Hãy trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa truyền đồng bộ thiên hướng ký tự và truyền đồng bộ thiên hướng bít.10

Câu 15: Hãy so sánh hai phương pháp mã đường dây Manchester và Manchester vi sai, lấy ví dụ minh họa cho từng trường hợp ?. 12

Câu 19: Phương pháp điều chế xung biên độ PAM (Pulse Amplitude Modulation)Bước đầu tiên của chuyển đổi tương tự sang số  được gọi là PAM. PAM sử dụng một kỹ thuật được gọi là lấy và giữ mẫu. Tại một thời điểm cho trước, mức độ tín hiệu được đọc, sau đó được giữ trong thời gian ngắn. Giá trị lấy mẫu xảy ra một cách tức thời ở dạng sóng thực tế,  nhưng được  tổng hợp qua một  thời điểm khá nhỏ những có  thể định lượng được trong kết quả của PAM.16

Câu 20:  PAM... 17

Câu 26:Hãy trình bày giao thức hướng ký tự - Binary Synchronuos Control (BSC): nêu rõ cấu trúc các dạng frame, cơ chế truyền hai chế độ select và poll, có thể lấy ví dụ minh hoạ.18

Câu 27:20

Câu 1:Phân tích vai trò và chức năng của tầng Data link trong mô hình OSI ? Hãy giới thiệu một vài giao thức có chức năng điều khiển truy nhập đường truyền.1

Câu 2 : Phân tích vai trò và chức năng của tầng Physical trong mô hình OSI ? Hãy giới thiệu 3 phương pháp mã hóa các bít thành tín hiệu trên đường dây, lấy ví dụ minh họa.1

Câu 3: Phân tích vai trò và chức năng của tầng Physical trong mô hình OSI ? Hãy lấy ví dụ minh họa cho chức năng đồng bộ hóa các bít.3

Câu 5 : Câu hỏi: Hãy phân tích hai chế độ truyền phát node – to – node và truyền phát end – to – end ở tầng Network  trong mô hình OSI ?. 4

Câu 6  Câu hỏi: Hãy phân tích hai chế độ truyền phát end – to – end ở tầng Network và transport  trong mô hình OSI ?  5

Câu 7 :Hãy trình bày phương pháp kiểm tra lỗi theo khối - Longituinal redundancy check (LRC) thông qua ví dụ cụ thể.5

Câu 8 : Hãy trình bày một số môi trường truyền dẫn cơ bản, cơ chế truyền tín hiệu và trường hợp ứng dụng của các môi trường này.6

Câu 10 :Hãy trình bày phương pháp điều chế tương tự - tương tự AM, nêu ra các quy định do FCC đưa ra về băng tần của các trạm phát sóng AM.7

Câu 11:Hãy trình bày phương pháp điều chế tương tự - tương tự FM, nêu ra các quy định do FCC đưa ra về băng tần của các trạm phát sóng FM.8

Câu 12 : Hãy cho biết những nguyên nhân nào làm biến dạng tín hiệu, phân tích chi tiết sự tác động do giới hạn băng thông đường truyền.9

Câu 14: : Hãy trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa truyền đồng bộ thiên hướng ký tự và truyền đồng bộ thiên hướng bít.10

Câu 15: Hãy so sánh hai phương pháp mã đường dây Manchester và Manchester vi sai, lấy ví dụ minh họa cho từng trường hợp ?. 12

Câu 19: Phương pháp điều chế xung biên độ PAM (Pulse Amplitude Modulation)Bước đầu tiên của chuyển đổi tương tự sang số  được gọi là PAM. PAM sử dụng một kỹ thuật được gọi là lấy và giữ mẫu. Tại một thời điểm cho trước, mức độ tín hiệu được đọc, sau đó được giữ trong thời gian ngắn. Giá trị lấy mẫu xảy ra một cách tức thời ở dạng sóng thực tế,  nhưng được  tổng hợp qua một  thời điểm khá nhỏ những có  thể định lượng được trong kết quả của PAM.16

Câu 20:  PAM... 17

Câu 26:Hãy trình bày giao thức hướng ký tự - Binary Synchronuos Control (BSC): nêu rõ cấu trúc các dạng frame, cơ chế truyền hai chế độ select và poll, có thể lấy ví dụ minh hoạ.18

Câu 27:20

Câu 1:Phân tích vai trò và chức năng của tầng Data link trong mô hình OSI ? Hãy giới thiệu một vài giao thức có chức năng điều khiển truy nhập đường truyền.

Tầngliên kết dữ liệu đảm bảo việc truyền dòng bit của tầng vật lý được tin cậy và nó chịu trách nhiệm cho việc truyền phát node - to –node. Nó xử lí các lỗi của dữ liệu nhận được từ tầng vật lý để đảm bảo dữ liệu không có lỗi khi lên các tầng trên. Tầng liên kết dữ liệu có những chức năng sau:

Đóng khung dữ liệu: Tầng liên kết dữ liệu chia dòng bit nhận được từ tầng mạng thành các đơn vị dữ liệu có thể quản lí đượcđược gọi là frames.

Địa chỉ vật lý: nếu các frames được phân phối tới các hệ thống khác trên một mạng, tầng Data link thêm phần header vào frames để xác định địa chỉ vật lí của nơi gửi và nhận frame đó.

Điều khiển luồng: điều khiển luồng để ngăn cản hiện tượng tràn dữ liệu ở trạm nhận.

Kiểm soát lỗi:Kiểm soát lỗi thường được thực hiện bằng cách thêm phần trailer vào cuối mỗi frames để phát hiện và truyền lại các frames bị mất hoặc bị lỗi, ngăn cản việc lặp lại của các frames.

Điều khiển truy cập: Khi 2 hoặc nhiều thiết bị cùng kết nối vào một đường truyền, giao thức tầng liên kết dữ liệu được sử dụng để xác định thiết bị nào có quyền điều khiển đường truyền ở một thời điểm nào đó.

*/ Một số giao thức có chức năng điều khiển truy nhập đường truyền như : HDLC; ADCCP dành cho các mạng điểm-tới-điểm hoặc mạng chuyển mạch gói (packet-switched networks) và giao thức Aloha cho các mạng cục bộ (có thể có sai hoặc sửa đổi)

Câu 2 : Phân tích vai trò và chức năng của tầng Physical trong mô hình OSI ? Hãy giới thiệu 3 phương pháp mã hóa các bít thành tín hiệu trên đường dây, lấy ví dụ minh họa.

Tầng vật lí phối hợp các chức năng cần thiết để truyềndòng bit qua môi trường vật lí. Nó giải quyết các đặc tả kĩ thuật của giao diện cũng như môi trường truyền.Nó cũng định ra các thủ tụcvà chức năngmà thiết bị vật lý và giao diện phải thục hiện để cho quá trình truyền được diễn ra.

Tầng vật lý đảm bảo các chức năng sau:

Đặc tính vật lý của giao diện và môi trường: Tầng vật lý xác định các đặc tính của giao diện giữacácthiết bị và môi trường truyền(cable hoặc wifi...)

Biểu diễn của các bit: dữ liệu tầng vật lýbao gồm1 dòng bit. Để truyền đi được, các bit này phải được mã hoá thành các tín hiệu (tín hiệu điện từ hoặc tín hiệu quang). Tầng vật lý xác định các kiểu mã hoá (các bit 0 và 1 được chuyển thành tín hiệu như thế nào).

Tốc độ dữ liệu : Tốc độ truyền - số bit được truyền đi trong 1 giây cũng được định nghĩa bởi tầng vật lý. Nói cách khách tầng vật lý định nghĩa khoảng tồn tại của 1 bit, và bao lâu chúng được truyền đi.

Sự đồng bộ hoá của các bit: Thiết bị truyền và thiết bị nhận phải đồng bộ hoá ở cấp độ bit. Nói cách khác đồng hồ truyền và đồng hồ nhận phải được đồng bộ hoá.

Cấu hình đường: Tầng vật lý đảm bảo việc kết nối của các thiết bị tới môi trường. Trong cấu hình điểm- điểm hai thiết bị được kết nối thông qua một đường kết nối riêng. Trong cấu hình nhiều điểm, một đường kết nối được dùng chung bởi nhiều thiết bị.

Topo vật lý: Topo tầng vật lý định nghĩa cách mà các thiết bị kết nối mạng. Các thiết bị có thể được kết nối sử dụng topo “trộn”, topo sao, topo ring hay topo pass.

Chế độ truyền: Tầng vật lý cũng định nghĩa hướng truyền giữa hai thiết bị có các kiểu truyền sau: simplẽ, half-duplex, full duplex. Trong chế độ simplex, chỉ có một thiết bị có thể truyền, thiết bị còn lại chỉ có thể nhận, trong chế độ half-duplex, cả hai thiết bị truyền và nhận nhưng không đồng thời. Trong chế độ full duplex, cả hai thiết bị có thể truyền vầ nhận đồng thời.

*/ 3 Phương pháp mã hóa bit thành tín hiệu trên đường dây

Manchester, NRZ,AIM(câu 15,16,17)

Câu 3: Phân tích vai trò và chức năng của tầng Physical trong mô hình OSI ? Hãy lấy ví dụ minh họa cho chức năng đồng bộ hóa các bít.

*/ Phân phân tích giống câu 2.

*/ Ví dụ minh họa chức năng đồng bộ hóa các bit

Khi một tín hiệu là bất biến, bên nhận không thể xác định điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi bit. Do đó gây ra vấn đề về đồng bộ hóa trong mã hóa đơn cực có thể xảy ra bất cứ khi nào dòng dữ liệu bao gồm một chuỗi dài không ngắt các bít 0 và 1. Lược đồ mã hóa số sử dụng những thay đổi của mức điện áp để xác định những thay đổi trong kiểu bit. Sự thay đổi của một tín hiệu cũng xác định một bit vừa kết thúc và một bit mới bắt đầu. Tuy nhiên trong mã hóa tín hiệu đơn cực, một chuỗi của một loại bit bao gồm 7 bit 1 xảy ra bằng với mức điện áp không đổi khi đó một điện áp dương liên tục kéo dài 7 lần cho một bít 1. Do đó, tại bất kỳ thời điểm nào không có sự thay đổi điện áp nào để xác định điểm bắt đầu của bit tiếp theo trong chuỗi bit, khi đó bên nhận phải phụ thuộc vào một thiết bị đếm giờ. Giả sử chúng ta cần có tốc độ bit là 1000 bps, nều bên nhận phát hiện thấy một điện áp dương kéo dài quá 0.005 giây, nó đọc một bit 1 mỗi trong từng 0.001 giây hay 5 bit/

Không may thay, thiếu đồng bộ giữa các đồng hồ giữa bên nhận và bên gửi làm sai lệch thời gian của tín hiệu, ví dụ, năm bit 1 có thể được lấy trong 0.0006 giây điều đó dẫn đến một bit bổ sung được đọc bởi bên nhận. Bit bổ sung đó trong dòng dữ liệu là nguyên nhân gây lỗi sau khi nó được giải mã. Một giải pháp được phát triển để kiểm soát đồng bộ hóa truyền phát theo phương pháp đơn cực là sử dụng một đường độc lập, song song chứa một xung đồng hồ và cho phép bên nhận đồng bộ lại bộ đếm giờ của nó đối với tín hiệu đó. Nhưng gấp đôi số đường sử dụng cho truyền dẫn cũng dẫn đến tăng chi phí và do đó không mang lại hiệu quả kinh tế.

Câu 4 : Trong mô hình OSI đề cập đến mấy loại địa chỉ, chúng đảm nhiệm chức năng gì ?

- Địa chỉ vật lý : hay còn gọi là địa chỉ MAC, được cung cấp bởi tầng MAC là tầng con của tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI. Đây là một con số được cấp một cách phân biệt cho từng bo mạch mạng, cho phép chuyển giao các gói dữ liệu tới đích trong một mạng con, nghĩa là mạng vật lý không có các thiết bị định tuyến

Các địa chỉ MAC có chiều dài 6bytes, thường bao gồm 3 loại: Unicast: Bit I/G là bit có trọng số lớn nhất trong octet có trọng số lớn nhất được gán bằng 0. Broadcast: Là một địa chỉ tượng trưng cho tất cả các thiết bị trong mạng LAN segment ở một thờI điểm. Địa chỉ này có dạng 0xFFFF.FFFF.FFFF. Multicast: Bit I/G(Individual/Group (I/G) bit) được gán bằng 1.

- Địa chỉ logic: địa chỉ vật lý được cài đặt ở tầng dữ liệu giải quyết vấn đề đánh địa chỉ cục bộ. Nếu gói dữ liệu được truyền đến tầng mạng chúng ta cần thêm một hệ thống địa chỉ để phân biệt hệ thống nguồn và hệ thống đích. Tầng mạng thêm vào phân header của gói tin nhận được từ tầng trên nó. Trong phần header đó có địa chỉ của trạm phát và trạm nhận. Địa chỉ mới gọi là địa chỉ logic

- Địa chỉ cổng : hay còn gọi là địa chỉ điểm dịch vụ. Đây là địa chỉ được sử dụng ở tầng thứ 4 (giao vận) của mô hình OSI. Địa chỉ này được nằm ở header của tầng giao vận, có tác dụng đánh địa chỉ các thực thể khác nhau tại cùng một địa điểm nhờ đó Tầng mạng chuyển mỗi gói tin tới đúng máy đích, tầng giao vận chuyển đúng thông điệp tới máy tính đó.

Câu 5 : Câu hỏi: Hãy phân tích hai chế độ truyền phát node – to – node và truyền phát end – to – end ở tầng Networktrong mô hình OSI ?

Về căn bản, tầng mạng chịu tránh nhiệm phân phát các gói dữ liệu từ đầu này sang đầu kia (end-to-end, từ nguồn đến đích), trong khi tầng liên kết dữ liệu lại chịu trách nhiệm phân phát gói dữ liệu từ nút này sang nút khác (node-to-node, giữa hai nút mạng trung gian có đường liên kết (link) trực tiếp).

So sánh giữa 2 phương pháp truyền

*/ Node to node

- Các Frame giữa 2 trạm trên cùng một mạng

- Không cần tầng mạng chỉ cần tầng vật lý vầ tầng liên kết dữ liệu

- Chỉ cần có địa chỉ vật lý (trong Frame có địa chỉ vật lý máy phát và máy thu)

*/ End to end

- Các Frame giữa 2 trạm có thể cùng một mạng hoặc khác mạng

- Các thiết bị phải có tầng mạng

- Cần 2 địa chỉ là vật lý và địa chỉ logic hay địa chỉ mạng (là địa chỉ router gần nhất)

Câu 6 Câu hỏi: Hãy phân tích hai chế độ truyền phát end – to – end ở tầng Network và transporttrong mô hình OSI ?

*/ End to end ở tầng Network

- Chịu phân phát các trách nhiệm gói dữ liệu từ đầu này sang đầu kia (end to end, từ nguồn đến đích)

- Gói dữ liệu truyền đi cần 2 địa chỉ là vật lý và địa chỉ logic hay địa chỉ mạng (là địa chỉ router gần nhất)

*/ End to end ở tầng Transport

- Chịu trách nhiệm truyền phát đầu cuối end to end của toàn bộ thông điệp. Tầng transport đảm bảo toàn bộ thông điệp được truyền đilà toàn vẹn và đúng thứ tự

- Trong thông điệp truyền đi, mỗi gói dữ liệu cần 3 địa chỉ là vật lý, logic hay(địa chỉ mạng) và địa chỉ cổng(hay địa chỉ điểm dịch vụ)

Câu 7 :Hãy trình bày phương pháp kiểm tra lỗi theo khối - Longituinal redundancy check (LRC) thông qua ví dụ cụ thể.

Trong kỹ thuật LRC, một khối các bit được tổ chức trong một bảng (các hàng và các cột). Ví dụ, thay vì gửi một khối 32 bit, tổ chức chúng thành một bảng tạo bởi 4 hàng và 8 cột. Sau đó tính toán bit chẵn lẻ cho từng cột và tạo ra một hàng mới 8 bit, các hàng đó là các bit kiểm tra tính chẵn lẻ cho toàn khối. Chú ý là bit chẵn lẻ đầu tiên trong hàng thứ 5 được tính dựa vào tất cả các bit đầu tiên. Bit chẵn lẻ thứ 2 được tính toán dựa trên tất cả các bit thứ 2 …..

Sau đó có thể đính kèm 8 bit chẵn lẻ vào dữ liệu gốc và gửi chúng tới bên nhận

Trong kỹ thuật kiểm tra LRC, một khối được chia thành các hàng và một hàng các bit dư thừa được thêm vào toàn khối

Câu 8 : Hãy trình bày một số môi trường truyền dẫn cơ bản, cơ chế truyền tín hiệu và trường hợp ứng dụng của các môi trường này.

Môi trường truyền dẫn là con đường vật lý kết nối giữa các thiết bị phát và thiết bị thu. Những đặc tính và chất lượng của dữ liệu truyền được quyết định bởi tính chất tín hiệu và môi trường truyền. Môi trường truyền dẫn có 2 cơ chế truyền tín hiệu là truyền định hướng và truyền không định hướng cả 2 cơ chế đều dùng sóng điện từ.

*/ Truyền định hướng(có dây dẫn) : truyền theo con đường vật lý như :

- Cáp song hành : Sử dụng sóng điện từ

Ứng dụng : kết nối DCE khi truyền dữ liệu qua mạng PSTN

- Cáp xoắn đôi : Sử dụng sóng điện từ

Ứng dụng : loại mạng 10BaseT theo chuẩn Ethernet

- Cáp đồng trục : Sử dụng sóng điện từ

Ứng dụng : loại mạng 10Base2, 10Base5 theo chuẩn Ethernet

- Cáp quang : Tín hiệu truyền dẫn là sóng ánh sáng theo nguyên tắc chớp (bit 1) và tắt (bit 0)

Ứng dụng : ở các mạng trục

*/ Truyền không định hướng (không dây dẫn) : sóng không theo vật dẫn nào, ví dụ như truyền lan qua không khí, nước biển ….

- Sóng vi ba : Sử dụng sóng điện từ giải tần GHz để truyền thông tin trên mặt đất

Ứng dụng : thường dùng để truyền tin giữa các nút mạng

- Sóng vệ tinh : Sử dụng sóng điện từ ở giải tần GHz để truyền thông tin (4/6 Ghz hoặc 12/14 Ghz)

Ứng dụng : thường dùng để truyền thông tin giữa các nút mạng quốc gia

Câu 10 :Hãy trình bày phương pháp điều chế tương tự - tương tự AM, nêu ra các quy định do FCC đưa ra về băng tần của các trạm phát sóng AM.

Bài làm:

+ Khái niệm: Là phương pháp mà biên độ sóng mang được thay đổi theo tín hiệu điều chế (tin tức), tần số và góc pha sóng mang không đổi.

- Tín hiệu điều chế (tin tức) trở thành hình bao của sóng mang.

·Tín hiệu AM có biên độ thay đổi theo tín hiệu tin tức.

+ Băng thông của tín hiệu AM: BWAM = 2 Fi max= 2 BWi

Với Fi max: là tần số cực đại của tin tức.

BWi (BWm): là băng thông của tin tức.

+ Chuẩn AM trong truyền thanh:

Băng thông của tín hiệu thoại thường là 5 KHz.

Băng thông cực đại của 1 kênh AM là 10 KHz.

FCC (Federal Communication Commission- Tiểu ban thông tin liên bang-chuẩn Mỹ) mỗi đài AM có băng thông là 10 KHz.

+ Các đài AM phát các tần số sóng mang từ 530 kHz đến 1700 KHz (540 kHz đến 1600 KHz). Các tần số phát này phải cách với ít nhất là 10 KHz (một băng thông AM) nhằm tránh giao thoa.

Câu 11:Hãy trình bày phương pháp điều chế tương tự - tương tự FM, nêu ra các quy định do FCC đưa ra về băng tần của các trạm phát sóng FM.

Bài làm:

+ Khái niệm: Là quá trình mà tần số sóng mang biến thiên theo biên độ tín hiệu tin tức, biên độ và pha của sóng mang không đổi.

+ Băng thông tín hiệu FM:BWt = BWFM = 2 (Fi max+ ∆fm ) = 10. BWi

Với :Fi max là tần số cực đại của tin tức.

∆fm : là độ di tần cực đại.

BWi = BWm : là Băng thông của tin tức.

Băng thông của tín hiệu âm thanh khi phát theo chế độ stereo thường là 15 KHz.

Mỗi đài phát FM cần một băng thông tối thiểu là 150 KHz.

+ Chuẩn FM trong truyền thanh:

Cơ quan FCC cho phép băng thông mỗi kênh FM 200 KHz (0,2 MHz)

Dải tần từ 88 MHz đến 108 MHz,

Các đài phải được phân cách ít nhất 200 KHz để tránh trùng sóng mang.

Tầm từ 88 MHzđến 108 MHz có khoảng 100 kênh FM, có thể phát cùng lúc 50 kênh.

Câu 12 : Hãy cho biết những nguyên nhân nào làm biến dạng tín hiệu, phân tích chi tiết sự tác động do giới hạn băng thông đường truyền.

*/ Có 4 nguyên nhân làm biến dạng tín hiệu đó là :

- Suy hao (Attenuation) : là việc suy giảm năng lượng của tín hiệu

- Băng thông bị giới hạn (Limitted Bandwidch)

- Méo do trễ (Delay distortion) : do việc biến đổi vận tốc truyền tín hiệu qua môi trường hữu tuyến (có dây dẫn) khi tần số của tín hiệu thay đổi

- Tạp âm hay Nhiễu (Noise) : là các tín hiệu bị sửa đồi do môi trường truyền và các tín hiệu không mong muốn từ bên ngoài tác động vào

*/ Phân tích chi tiết sự tác động do giới hạn băng thông đường truyền

Mỗi môi trường truyền dẫn đều có một giới hạn băng thông. Khi một tín hiệu hính sin có tần số lớn hơn giới hạn này sẽ không truyền qua được kenh do suy hao là rất lớn

Một tín hiệu có chu kì bất kì có thể phân tích thành chuỗi Fourier. Tín hiệu nhi phân là tổ hợp vô hạn các thành phần hình sin tần số bậc lẻ : bậc 1 (f0), bậc 3 (3f0), bậc 5 (5f0), bậc 7 (7f0), ….

Các thành phần hình sin này có biên độ giảm dần khi tần số tăng. Một kênh truyền có băng thông bị hạn chế (từ 0 đến fl Hz) sẽ ngăn cản các thành phần có tần số cao hơn fl.)

Băng thông càng hẹp, tức là fl càng thấp thì các thành phần bị ngăn cản càng nhiều và tín hiệu thu được càng khác với tín hiệu truyền đi

Câu 14: : Hãy trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa truyền đồng bộ thiên hướng ký tự và truyền đồng bộ thiên hướng bít.

*/ Giống nhau :

Có chung phương pháp đồng bộ bit

- Đồng bộ bit bằng mã hoá đường truyền và khôi phục clock

- Đồng bộ bằng DPLL

- Ghép giữa mã hoá đường truyền và DPLL

*/ Khác nhau :

- Truyền đồng bộ hướng ký tự :

+ Dữ liệu là ký tự

+ Dùng các ký tự đặc biệt để đóng khung dữ liệu truyền

+ Sử dụng DLE

Dữ liệu trước và sau khi chèn thêm DLE

+ Hiệu suất thấp do dùng DLE

- Truyền đồng bộ hướng bit

+ Dữ liệu truyền là nhị phân

+ Dùng cờ (flag) để đóng khung dữ liệu truyền

+ Có 3 phương pháp để đồng bộ khung :

Sử dụng cờ đầu khung và cuối khung (01111110)

Sử dụng cờ đầu khung và độ dài khung (Length)

Sử dụng các bit vi phạm (JK0JK000, JK1JK111)

Cờ đầu và cuối khung

Cờ đầu và độ dài khung

Câu 15: Hãy so sánh hai phương pháp mã đường dây Manchester và Manchester vi sai, lấy ví dụ minh họa cho từng trường hợp ?

Bài làm:

1.Giống nhau:

Hai mã Manchester và Manchester vi sai có cùng tính chất : mỗi bit được đặc trưng bởi hai pha điện thế (Biphase) nên luôn có sự thay đổi mức điện thế ở từng bit do đó tạo điều kiện cho máy thu phục hồi xung đồng hồ để tạo đồng bộ. Do có khả năng tự thực hiện đồng bộ nên loại mã này có tên Self Clocking Codes. Do mỗi bit được mã bởi 2 pha điện thế nên vận tốc điều chế (Modulation rate) của loại mã này tăng gấp đôi so với các loại mã khác, cụ thể , giả sử thời gian của 1 bit là T thì vận tốc điều chế tối đa (ứng với chuỗi xung 1 hoặc 0 liên tiếp) là 2/T.

2.Khác nhau:

- Manchester

Bit ‘0’à Nửa chu kỳ đầu của bit là điện áp + và nửa chu kỳ còn lại là điện áp -

Bit ‘1’à Nửa chu kỳ đầu của bit là điện áp - và nửa chu kỳ còn lại là điện áp +

- Manchester vi sai

üGặp bit ‘0’ sẽ đảo cực điện áp trước đó.

üGặp bit ‘1’ sẽ giữ nguyên cực điện áp trước đó.

üLuôn luôn có sự thay đổi điện áp tại giữa chu kỳ bit.

3.Ví dụ:

+ Ví dụ: Cho chuỗi 01001110, hãy biểu diễn chuỗi bit này dưới dạng mã Manchester và Manchester vi sai. Giả sử ban đầu điện áp dương.

Câu 16: So sánh 2 phương pháp mã đường dây B8ZS và HDB3

Giống nhau:

Đều là 2 dạng của AMI có chứa các vi phạm luật đảo bit giữa các bit 0 liền nhau.( sửa đổi mẫu nguồn trong trường hợp đa luân phiên các bit 0.)

(AMI - Alternate Mark Inversion:Ở vị trí số 0, các điện áp 0 biểu diễn bit nhị phân 0. Các bit nhị phân 1 được biểu diễn bằng các điện áp âm và dương luân phiên nhau)

Khác nhau:

- B8ZS bipolar 8-zero substitution: là mã AMI có thêm tính chấtchuỗi 8 bit 0 liên tục được thay bởi một chuỗi 8 bit có cả bit 0 và 1 với 2 mã vi phạm luật đảo bit 1(chỉ thực hiện thay đổi khi gặp 8 bit 0, 7 bit 0 thì vẫn bình thường) – sử dụng ở Bắc Mĩ

HDB3 High-Density Bipolar 3: là mã AMI có thêm tính chất: chuỗi 4 bit 0 liên tục được thay bởi một chuỗi 4 bít theo qui tắc sau:(làm việc với 4 bit 0)-Sử dụng ở Nhật và Châu Âu

Ví dụ

Câu 17: So sánh 2 mã đường dây NRZ và RZ:

Giống nhau: Sử dụng 2 mức điện áp âm và dương để mã hóa (có thể trong 1 bít gồm 2 thành phần điện áp) để triệt tiêu thành phần 1 chiều và không phải đồng bộ thời gian.

Nonreturn to zero (NRZ): Trong kỹ thuật mã hóa NRZ, mức điện áp tín hiệu luôn ởtrạng thái dương hoặc âm. Có 2 loại phổ biến

-NRZ-L: mức điện áp tín hiệu phụ thuộc vào kiểu bit no biểu diễn. Một điện áp dương thường có nghĩa bit đó là 0 và điện áp âm có nghĩa bit đó là 1 hoặc ngược lại; do đó mức độ điện áp của tín hiệu phụ thuộc vào trạng thái bit.

ØKhi có 1 dãy bít 1(0) thì không có sự thay đổi điện áp.

ØGiảm dòng 1 chiều so với phương pháp đơn cực

-NRZ-I: dùng sự thay đổi điện áp âm à dương (ngược lại) để mã hóa bít 1, sự không thay đổi điệp áp cho bít 0.

ØXử lý được dãy bít 1.

ØĐiện áp vẫn không thay đổi khi gặp dãy bít 0.

ØGiảm dòng 1 chiều so với phương pháp đơn cực

Return to zero (RZ)

nRZ: dùng 3 mức điện áp dương, 0, âm để mã hóa.

ØMã hóa bít 0: ½ thời gian là mức âm, ½ còn là mức 0.

ØVới bít 1: ½ thời gian là mức dương, ½ còn lại là mức không.

ØTrong thời gian biểu diễn 1 bít có sự thay đổi điện áp. ác khoảng chuyển dịch giữa cho phép sự đồng bộ hóa

ØNhược điểm chính của kỹ thuật mã hóa RZ Là nó đòi hỏi càn phải có hai sự thay đổi tín hiệu để mã hóa 1 bit và do đó sẽ chiếm dụng nhiều băng tần hơn

Câu 19:

Phương pháp điều chế xung biên độ PAM (Pulse Amplitude Modulation)Bước đầu tiên của chuyển đổi tương tự sang sốđược gọi là PAM. PAM sử dụng một kỹ thuật được gọi là lấy và giữ mẫu. Tại một thời điểm cho trước, mức độ tín hiệu được đọc, sau đó được giữ trong thời gian ngắn. Giá trị lấy mẫu xảy ra một cách tức thời ở dạng sóng thực tế,nhưng đượctổng hợp qua mộtthời điểm khá nhỏ những cóthể định lượng được trong kết quả của PAM.

Tần số lấy mẫu phải bằng 2 lần tần số cao nhất của tín hiệu để có thể đảm bảo phục hồi chính xác dữ liệu ở máy thu. Trường hợp tần số lấy mẫu nhỏ hơn 2 lần tần số max dẫn đến sự biến dạng tần số ở máy thu: fs <2 fm

Câu 20:

PCM thực sự được tạo thành bởi 4 quá trình riêng biệt là PAM, lượng tử hóa, mã hóa nhị phân và mã hóa số sang số. thể hiện toàn bộ quá trình dưới dạng đồ thị

Tín hiệu tương tự qua điềm chế PAM.

Lượng tử hóa: Đo giá trị tại các điểm lấy mẫu

Mã hóa nhị phân: Mỗi giá trị được dịch thành dãy 7 bit nhị phân tương ứng. Bit thứ 8 xác định dấu.

Mã nhị phân được chuyển sang dạng tín hiệu số nhờ các phép mã hóa đường dây.

Câu 26:Hãy trình bày giao thức hướng ký tự - Binary Synchronuos Control (BSC): nêu rõ cấu trúc các dạng frame, cơ chế truyền hai chế độ select và poll, có thể lấy ví dụ minh hoạ.

BSC (Binary Synchronous Communication): đây là giao thức định hướng ký tự hoạt động ở chế độ bán song song (haft-duplex) và điều khiển truyền tin

ENQ

Yêu cầu trả lời từ một trạm xa

ACK

Thông báo đã nhận thông tin

NAK

Thông báo không nhận được thông tin

STX

Kết thúc phần Header và bắt đầu phần dữ liệu

ETX

Kết thúc phần dữ liệu

ETB

Kết thúc đoạn tin

SOH

Bắt đầu phần Header của bản tin

EOT

Kết thúc quá trình truyền tin và giải phóng liên kết

DLE

Thay đổi ý nghĩa của các ký tự điều khiển truyền tin khác

SYN

Ký tự đồng bộ bản tin để duy trì đồng bộ giữa hai bên

Khuôn dạng bản tin:

Trong đó:

SYN

SYN

SOH

Header

STX

DATA

ETX/ETB

BCC

BCC: kiểm tra khối đơn là 8bit, kiểm tra parity theo chiều dọc cho các ký tự thuộc vùng Text, hoặc 16bit kiểm tra lỗi theo phương pháp CRC-16

Header: bao gồm địa chỉ nơi nhận, số gói tin, điều khiển, biên nhận ACK.

Câu 27:

Câu hỏi: Trình bày cấu trúc chi tiết frame thông tin của giao thức liên kết số liệu mức cao HDLC ? Cho một frame dạng thông thường (FCS là 16 bit, các thành phần còn lại 8 bít trừ phần thông tin) 011111100010100101110101001111101001111101000111 010010111101111110. Đây là loại frame gì ? chỉ rõ các thành phần trong frame, N(S) = ? N(R) = ?

Cấu trúc chi tiết frame thông tin dạng thông thường của HDLC (FCS 16 bit)

Frame thông tin (imformation frame) hình 2

a)

Các frame chỉ khác nhau phần Control (8bit) chia làm 4 phần như hình trên:

+phần 1: gồm 1 bít đầu tiên (bit để nhận dạng) đánh giá trị 0

+phần 2: N(S):(3bit) số thứ tự frame đang gửi

+phần 3: p/f: bit quét/kết

+phần 4: (3 bit) N(R): số thứ tự frame muốn nhận đc

Frame chỉ có 1 dạng ko như fame lệnh và frame không đánh số đc chia làm nhiều dạng

b) frame= 011111100010100101110101001111101001111101000111 010010111101111110. Đây là loại frame gì ? chỉ rõ các thành phần trong frame, N(S) = ? N(R) = ?

để xác định frame trên là frame gì thì ta quan tâm tới 8bit phần Control, nghĩa là bít thứ 17-24 trong dãy tính từ trái sang phải.

+ Xét bít đầu tiên(của phần control) thấy = 0 => frame thông tin (Iframe)

Các phần trong frame:

1.Phần flag gồm 8 bit đầu và 8 bit cuối để xd đầu cuối của frame.

2.Phần Add địa chỉ máy đích: 8 bit tiếp theo (từ 9-16) để đánh địa chỉ máy đích.

3.Phần Control: bit đầu tiên = 0 để nhận dạng

N(S) :3 bit tiếp theo = 111=7 –đang gửi frame thứ 7

p/f: 1 bit = 0

N(R): 3 bít sau=101=5 muốn nhận frame thứ 5

4.Phần FCS: gồm 16 bit (trước flag cuối): để kiểm tra lỗi frame. Kiểm tra như thế nào thì thuộc pp CRC, phần này ko phải địa phận của e nên ko dám chem.

5.Còn lại là phần data: chỉ lưu ý trong phần data có pp chèn bit 0 để trong suốt dl. Vậy chẻn ntn?

Quy tắc chèn: Cứ thấy 5 bit 1 liên tiếp là chèn thêm 1 số 0

VD: 011111110... chuyển thành: 0111110110...

011111011... chuyển thành: 0111110011.... dù sau 5 bít 1 đã có bit 0 nhưng vẫn chèn thêm vào (theo quy tắc)

Như thế khi thầy hỏi dãy bit gốc thì cứ bot bit 0 nào sau 5 bit 1 liên tiếp đi sẽ đc dãy bit gốc.

Câu 28: Trình bày chi tiết cấu trúc frame loại S và frame loại U ở dạng chuẩn, frame S và U có bao nhiêu loại ? là những loại nào, đảm nhiệm chức năng gì ? Lấy ví dụ về quá trình tạo liên kết và hủy liên kết của giao thức HDLC

I.Cấu trúc frame loại S: để kiểm soát lỗi và điều khiển luồng.

1.Flag: 8 bit đầu và 8 bit cuối để xd đầu cuối frame

2.Address : 8bit để đánh địa chỉ chạm thứ cấp

3.Control: 8 bit

a.2 bit đầu = 1 0 là 2 bit nhận dạng frame S

b.2 bit tiếp theo: để xác định loại frame S

i.RR: đã sẵn sàng nhận frame

ii.RNR: chưa sẵn sang nhận frame

iii.REJ: từ chối yêu cầu, đề nghị gửi lại all các frame trước đó, truyền lại 1 nhóm (go back N)

iv.SREJ: từ chối yêu cầu, đề nghị gửi lại frame lỗi trước đó, truyền lại có chọn lựa.

c.P/F: 1 bit. Gồm 2 trạng thái

i.Là bit P nếu frame truyền đi là frame lệnh (frame truyền từ máy sơ cấp sang máy thứ cấp)

ii.Là bit F nếu frame truyền đi là frame đáp ứng (frame truyền từ máy thứ cấp sang máy sơ cấp)

Khi frame lệnh có P/F đc sét =1 thì máy thu phải báo nhận cho frame này bằng cách gửi 1 frame đáp ứng có P/F đc sét =1

d.N(R): 3 bit để xác định số thứ tự frame muốn nhận đc.

4.FCS: 16bit để kiểm soát lỗi frame

5.Data: các bit còn lại để chứa dữ liệu.

II.Cấu trúc frame U: để quản lý liên kết

1.Các phần 1,2,4,5 giống frame S

2.Controll: 8bit

a.2bit đầu = 11 bit nhận dạng frame U

b.Bit 3,4,7,8 của phần control để xác định loại frame U

i.Set Asynchronous Response Mode (SARM): chế độ đáp ứng bất đồng bộ.

ii.Set Asynchronous Response Mode Extended(SARME): chế độ đáp ứng bất đồng bộ mở rộng.

iii.Set Normal Response Mode (SNRM): chế độ đáp ứng thông thường.

iv.Set Normal Response Mode Extended (SNRM): chế độ đáp ứng thông thường mở rộng.

v.Set Asynchronous Balanced Mode(SABM): chế độ đáp ứng cân bằng bất đồng bộ.

vi.Set Asynchronous Balanced Mode Extended(SABME): chế độ đáp ứng cân bằng bất đồng bộ mở rộng.

vii.Reset (RSET): thiết lập lại kết nối

viii.Frame Reject (FRMR): frame từ chối

ix.Disconnect Mode (DM): chế độ ngắt kết nối.

x.UA: chất nhận yêu cầu

III.Ví dụ:

Cách tạo và hủy kết nối.

Hình a:

Thiết lập kết nối:

A --->B : SABME- chế độ cân bằng bất đồng bộ mở rộng

B----> A: UA- chấp nhập kết nối

Ngắt kết nối:

A--->B: DISC- muốn ngắt kết nối

B---> A: UA- chấp nhận ngắt kết nối

Câu 32:

Với đa thức sinh:

- Không chia hết cho x+1. Điều này đảm bảo tất cả các lỗi đa bit có số lẻ các bit bị lỗi được phát hiện

- Không chia hết cho x. Điều này đảm bảo tất cả các lỗi đa bit có độ dài tương đương bậc của đa thức được phát hiện

Khả năng phát hiện lỗi của CRC:

- CRC có thể phát hiện được tất cả các lỗi có một số lẻ bit bị lỗi

- CRC có thể phát hiện được tất cả các lỗi đa bit có độ dài nhỏ hơn hoặc bằng bậc của đa thức.

- CRC có thể phát hiện được các lỗi đa bit có độ dài lớn hơn bậc của đa thức với xác suất cao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro