
Truyencuoi
Cô thư kí
Một lần, cô thư kí thấy giám đốc quên kéo khóa quân, liền nhắc khéo:
- Thưa ông! Ông có biết rằng trại lính của mình đang mở cửa không?
Giám đốc không hiểu ngay nhưng sau đó, ông ta tình cờ nhìn xuống và thấy khóa quần mình mở toang hoác. Lấy làm thú vị về tính hài hước của cô thư kí, ông giám đốc quyết định trêu cho cô một mẻ. Gọi cô vào phòng, ông hỏi:
- Cô Jones à! Tiện đây, tôi muốn hỏi, khi trại lính của tôi mở cửa, cô có thấy một anh lính đứng nghiêm trong đó không?
Cô thư kí nhanh trí đáp:
- Tất cả những gì tôi thấy là một cựu chiến binh già nua, thương tật đầy mình đang ngồi ủ rũ trên công sự.
Con chim không ngoan (quá tiếu - nên đọc)
Có một anh thanh niên nọ nằm ngủ trưa trên bộ ngựa (giường gỗ) trước hiên nhà. Anh ta nằm dang 2 giò, bị gió thổi tốc quần xà lỏn lên. Một bé gái hàng xóm qua chơi thấy cái đó là lạ nên đánh thức anh ta dậy và hỏi:
- Chú ơi chú cái này là cái gì vậy chú?
Bực mình vì bị phá giấc ngủ anh trả lời cho qua loa:
- Con chim Chào Mào của tao đó.
- Con chim Chào Mào sao chú nhốt nó trong đó vậy chú? Tội nghiệp nó quá àh, cho cháu chơi với nó cho dzui nhen chú!
Đang ngái ngủ, anh thanh niên giọng nhựa nhựa:
- Con nhỏ này nhiều chuyện quá đi, muốn chơi thì chơi đi để tao ngủ đừng kêu tao nữa nhen mậy.
Thế là anh ta ngủ tiếp li bì. Đến khi thức dậy anh ta thấy mình bị băng bó trắng bóc, đang nằm trong nhà thương. Nhìn quanh chỉ thấy có con bé bên cạnh. Anh ta hỏi:
- Chuyện gì xảy ra vậy mậy?
- Không phải tại cháu đâu nha, tại con chim Chào Mào của chú nó không có ngoan. Cháu chỉ chơi với nó mà nó lại phun nước miếng vô mặt cháu. Tức quá cháu mới nhổ lông của nó. Nó cũng phùng mang trợn má gườm cháu nữa. Cháu sợ nó phun nữa nên lấy kéo cắt đầu nó và lấy búa đập nát tổ trứng của nó luôn.
Anh ta nghe xong xỉu luôn.
Ăn quen, bén mùi
Có một ông lão già, đã ngoài bảy mươi nhưng vẫn còn... máu dê.
Một hôm, nắng nực, ông đang nằm nghỉ trưa, chợt có một bà góa trẻ hàng xóm qua xin lửa. Ông ta bèn nghĩ cách "tòm tem", mặc cho chị gọi, ông vẫn chẳng buồn trở dậy, bảo chị kia rằng:
- Lửa ở bếp, cứ lại mà thổi lấy. Chẳng may bếp nguội, thổi mãi không được, chị ấy mới chổng mông, ghé mồm, lấy hơi, phồng má, thổi một cái rõ mạnh.
Không ngờ vãi ngay ra một cái “bủm”. Ông lão giật mình, ngồi nhỏm dậy, nhìn cô ả, rồi thở giọng vòi rằng:
- Thôi! Chị làm bạt mất vía ông Thổ công nhà tôi rồi! Tôi bắt đền chị đấy!
Chị con gái kia thẹn, đỏ mặt chín nhừ, thấy ông lão nói bắt đền, thì sợ quá, mới chắp tay van rằng:
- Tôi lạy ông, tôi trót lỡ, ông tha cho tôi.
- Tha thế nào! Vía ông Thổ công nhà tôi có phải là chuyện chơi đâu? Tôi phải đi trình làng mới được.
Chị đi xuống ngay ông lý với tôi. Nói rồi, liền đứng dậy, ra bộ đi thật. Chị con gái thấy thế, sợ cuống, vội vàng chạy lại nắm áo ông lão mà kêu xin rằng:
- Tôi lạy ông vạn lạy, ông đừng làm thế, mà người ta cười tôi chết!... Ông bảo tôi thế nào, tôi cũng xin vâng...
Ông lão không nghe, cứ làm già; chị kia thì năn nỉ, van lạy mãi. Ông lão mới bảo rằng:
- Thế thì chị phải nằm xuống để tôi thu vía ông Thổ công nhà tôi lại.
Chị con gái túng thế, phải chịu. Thu một hồi lâu, tha cho cô ả về; còn ông cụ thì nhọc lử cò bợ, nằm thẳng cẳng như người chết rồi. Cô ả quen... mui, trưa hôm sau lại dẫn đến nhà ông lão, te tái gọi ông lão mà nói rằng:
- Ông ơi, ông, tôi lại đánh rắm!
Nhưng mà ông lão mệt quá, thở không ra hơi, nằm từ hôm qua, cũng chưa lại hồn. Cho nên lắc đầu mà nói rằng:
- Mày ỉa ra đấy, ông cũng chịu thôi!
Đứa nào vừa vãi...?
Ngày xưa có một bà Huyện đến chơi nhà chị em bạn, có thằng đầy tớ đi theo hầu. Đương ngồi nói chuyện, đông đủ cả mọi người, bà Huyện ta tự nhiên vãi ngay ra một cái rắm.
Thằng đầy tớ đứng hầu ở sau lưng, thấy bà mình đánh rắm, phì cười ra. Nhưng mà lúc bấy giờ các bà ngồi chơi đấy thì đông, mà đầy tớ đứng hầu chung quanh cũng nhiều, cho nên lộn xộn, không biết rõ là rắm ai.
Tuy vậy, bà Huyện cũng ngượng, bẽn lẽn cáo lui ra về, trong bụng căm thằng đầy tớ quá. Muốn chừng như về đến huyện, thì đem băm vằm ngay nó ra được!
Thế nhưng mà đi đường, dần dần bà nguôi cơn giận. Cho nên khi về đến dinh, chỉ gọi nó vào nhà trong, mà chửi mắng nó đáo để một hồi, rằng:
- Đồ ngu! đồ dại! đồ không ra gì! Mầy như người ta thì mầy nhận là của mầy, có được không! Việc gì mầy lại nhe răng ra mà cười, như con đông sơn vậy? Đồ ăn mày ở đâu ấy? Bận này bà tha cho, bận sau mà còn thế nữa, thì bà đánh lột xương ra!
Rồi đuổi nó:
- Bước ngay ra đường kia, nỡm!
Anh nỡm ta sợ mất vía, vội vàng lui ra, xăm xăm chạy một mạch đến nhà kia, nói với đông nhan cả mọi người rằng:
- Thưa các Bà, cái rắm bà con đánh ban nãy, là rắm con đấy!
Tham ăn mắc lừa
Hai anh đi đường với nhau, tối đến, cùng vào ngủ trọ ở hàng cơm. Hàng cơm có bán bánh rán. Anh nọ muốn ăn, nhưng mà lại không muốn mất tiền.
Cho nên mới đợi để anh kia ngủ say, rồi đi mò bánh rán ăn; ăn chán, lấy mật bôi vào râu anh kia. Nhà hàng sáng sớm trở dậy, thấy thiếu bánh, hỏi ai ăn chẳng ai nhận cả. Mới đi khám mồm thì thấy râu anh kia dính be bét những mật.
Nhà hàng bắt đền anh ta phải trả tiền bánh. Anh ta tức quá, biết chắc hẳn là anh nọ xỏ mình. Nhưng mà cũng cứ cắn răng chịu bỏ tiền ra trả.
Đến trưa, anh nọ muốn ăn mít, muốn ăn nhiều, mà lại muốn trả tiền ít mới bảo nhà hàng dọn mít ra, hai người cùng ăn. Anh nọ ăn rõ nhanh, hễ hai hột thì nuốt một và nhả ra một. Ăn xong rồi, bảo nhà hàng cứ đếm hột mà tính tiền: ai nhiều hột thì trả tiền nhiều, ai ít thì trả ít. Thành thế ra nó ăn nhiều, nhưng mà lại mất ít tiền, còn anh kia ăn ít, mà lại phải mất nhiều tiền. Anh ta cũng cứ im lặng, xỉn tiền ra trả phân minh, chẳng nói năng gì cả.
Rồi một chốc, tự nhiên ngồi khóc. Anh nọ lấy làm lạ, mới hỏi làm sao. Anh kia nói rằng:
- Tôi ăn mít, lại nhớ đến người anh em bạn tôi, ngày xưa, cũng vì ăn mít mà chết oan.
- Ô hay! ăn mít, làm sao mà lại chết được?
- Tại anh ta nuốt phải một hột, rồi sau nó mọc cây ở trong bụng, nổ bụng ra mà cũng cứ cắn răng chịu bỏ tiền ra trả.
Anh nọ chột dạ, vội vàng hỏi:
- Thật à? Nuốt hột mít vào trong bụng nó mọc cây lên à?
- Chẳng thật thì sao anh ta lại chết? Hoài của! Giá mà anh ấy bảo tôi trước thì không việc gì đến nỗi chết, tôi có cách chữa, lấy được hột mít ấy ra như không.
Anh nọ sợ quá, phun ngay ra rằng:
- Thôi! thế thì tôi chết! Chẳng nói giấu gì anh, ban nãy tôi ăn mít, trót có nuốt mấy hột. Bây giờ tôi xin anh cứu tôi.
Rồi năn nỉ van lạy anh kia, xin anh ta cứu cho. Anh kia mới bảo phải đưa, mỗi một hột mít lấy được, là một quan tiền thì mới chữa cho. Anh nọ cũng xin vâng. Anh kia mới lấy mùn thớt cho ăn, bao nhiêu hột mít cùng là một thứ ăn vào, mửa ra hết sạch.
Giữ "trinh" cho vợ
Ngày xưa có một anh tính khí lẩn thẩn, hễ vợ đi đâu, cũng đi theo đấy, vợ ngồi đâu cũng ngồi ngay bên cạnh, để giữ gìn cái của vợ, kẻo sợ nó đánh rơi mất.
Người vợ bảo làm sao cũng chẳng nghe, cứ quấn quít, không chịu rời nó ra một bước nào. Vợ tức mình quá, một hôm, mới nhặt một cái mảnh sành, giắt sẵn vào lưng, rồi ra đi chợ.
Anh chồng lẽo đẽo theo sau. Đi đến một cái ao, nó quay lại bảo cu cậu về đi, không về thì nó vất cái ấy xuống ao cho rồi. Cu cậu không về. Nó mới cầm miếng mảnh sành, ném đánh “bõm” một cái xuống ao, mà nói giỗi rằng:
- Bảo mãi cũng chẳng nghe thì để làm gì mà không vất đi cho rảnh!
Nói rồi, ngoay ngoảy đi. Anh nọ tưởng vợ ném cái ấy xuống đấy thật, vội vàng chạy về nhà lấy cái gầu lại tát nước. Tát cạn ao rồi, xắn quần, lội xuống tìm. Tôm cá nhảy chung quanh bên mình vô số, cũng chẳng bắt, cứ hì hục mò tìm cái kia, mãi cũng không thấy. Có một chị đi đến đấy, thấy thế hỏi rằng:
- Bác tìm gì vậy? Sao cá nhiều thế kia, mà không bắt?
- Tôi tìm cái này. Chẳng thiết gì cá!
- Thế thì bác cho tôi xuống bắt ít cá vậy, chẳng có hoài của.
- Ừ, cá đấy, tha hồ xuống mà bắt. Nhưng mà hễ có tìm thấy cái gì, thì phải trả tôi. Chị nọ cũng chẳng biết là cái gì, chỉ cốt thèm bắt mấy con cá, cho nên cứ ừ liều. Rồi vén váy, lội xuống ao, bắt cá.
Ai ngờ chị ta cúi chổng mông, để hở cái gì ra! Anh kia trông thấy, vội vàng chạy lại, nắm lấy cái ấy, mà kêu lên rằng:
- A! a! a! đây rồi! Của tôi đây rồi! Gớm! Mầy để tao tìm mãi từ sớm đến giờ!
Nói rồi, lại trách chị kia rằng:
- Sao chị tệ thế? Chị bắt được, mà chị lại không trả tôi?
Chị nọ kêu giãy nảy:
- Buông ra! Ô hay chửa kìa!
Anh ta không buông, cữ giữ chặt lấy. Chị cãi của chị, anh cãi của anh, đương lôi thôi thì người vợ vừa về đến đấy, thấy thế, vội vàng tốc váy lên, bảo chồng rằng:
- Của nhà ta đây kia mà! Ơ nhầm! Buông bác ấy ra chứ! Anh nọ trông lên, thấy rõ của mình đâu vẫn ở đấy, mới buông chị kia ra, mà nhăn nhở nói rằng:
- Ô hay! Của bác ấy cũng như của ta nhỉ.
Xin đừng thả ra, mà hại chúng tôi
Một ông già có một đứa con gái, người mảnh khảnh, yếu ớt, đem gả cho một anh hàng cơm sức lực khỏe mạnh. Nhà anh này thì chỉ chứa trọ những phường buôn gà buôn vịt.
Lấy nhau được ít lâu, thì người vợ xanh xao gầy mòn. Bố thấy con như vậy, biết chừng. Thương con yếu đuối phải tay đứa phũ phàng. Một hôm, gọi chàng rể lại nhà, cho ăn cơm uống rượu, rồi sẽ bảo nhỏ rằng:
- Này con ạ! Vợ con nó yếu đuối lắm, con nên bơn bớt đi.
Anh rể lỗ mãng, không hiểu là gì, hỏi lại rằng:
- Thưa cha, bớt gì?
- Đáng mười làm năm chứ !
- Mười gì ạ? Năm gì ạ?
- Đáng cả làm nửa chứ!
À! à!... Anh ta bấy giờ mới hiểu, xin vâng, rồi về. Đêm đến vào với vợ, theo lời ông nhạc, chỉ cho vào có một nửa mà thôi. Vợ lấy làm khó chịu, mới hỏi:
- Làm sao hôm nay lại nửa đời, nửa đoạn thế? Chồng nói:
- Ấy ông bảo chỉ làm nửa thôi. Chị kia tức quá:
- Khéo, việc gì đến ông? Cứ làm cả đi, thây kệ ông!
Anh nọ khăng khăng:
- Ông bảo thế, không nghe thế nào được! Chỉ làm một nửa, còn một nửa kia giữ lại.
Chị ta bấy giờ mới điên ruột, rít lên rằng:
- Ông giữ để làm gì? Ông giữ để ông ăn à?
Vốn ông bố, tối hôm ấy đến chơi, thấy tối đèn, chắc là con và rể đã đi ngủ rồi, toan giở ra về, nhưng lại thấy trong buồng có tiếng thì thào, cho nên mới đứng lại nghe. Chợt thấy con mình nói câu đó, tức quá, quát to lên rằng:
- Thì mầy cứ thả cả ra cho nó chết có được không?
Bọn buôn gà vịt đương ngủ, mơ màng nghe thấy ông cụ nói thế, tưởng cụ đòi thả cả gà vịt của mình ra, vội vàng trở dậy, tay giữ lấy miệng lồng, mồm van lạy rằng:
- Lạy cụ, cụ có sơi con nào thì cụ sơi, xin cụ đừng thả cả ra, mà hại chúng tôi.
Khi “thằng nhỏ” đòi tăng lương
Sau mấy năm làm ăn vất vả, “thằng bé” làm mình làm mẩy đòi tăng lương với 10 lý do chính đáng sau:
- Tôi phải làm việc rất mệt.
- Tôi phải làm việc ở độ sâu.
- Tôi phải làm việc ở chỗ nhiệt độ cao.
- Tôi phải làm việc trong môi trường ẩm ướt.
- Tôi phải làm việc bằng cách thúc đầu đi trước.
- Tôi phải làm việc ở những nơi ngột ngạt không thoáng khí.
- Tôi không được nghỉ cuối tuần và ngày lễ.
- Tôi không được trả tiền overtime những khi làm phụ trội.
- Nơi tôi làm việc có nhiều nguy cơ lây bệnh nguy hiểm.
- Đôi khi phải làm việc dưới ảnh hưởng của chất kích thích.
Sau khi xét đơn, "ban giám đốc" không chấp nhận tăng lương cho thằng nhỏ với những lý do sau đây:
- Đương sự không bao giờ làm đủ 1 ca 8 tiếng (thường chỉ... 8 phút).
- Đương sự hay ngủ gục sau mỗi lần làm việc chớp nhoáng.
- Đương sự không làm việc theo vị thế chỉ định mà đôi khi đi trật đường ray.
- Đương sự hay ngưng hoạt động giữa chừng khi công việc chưa hoàn tất.
- Đương sự không tự giác làm việc ngay từ đầu mà cần phải có sự đốc thúc của chủ.
- Đương sự luôn luôn rời nhiệm sở trong tình trạng nhèm nhẹp, ướt át.
- Đương sự không tôn trọng nguyên tắc phòng tai nạn, không thích mặc áo giáp, áo mưa hoặc đi giày.
- Đương sự không thích làm phụ trội, theo yêu cầu của chủ.
- Đương sự không cương nghị, cần phải dùng chất xúc tác.
- Đương sự hay sổ mũi bất tử, đôi khi sổ mũi ngay ngoài nhiệm sở (gọi là khóc ngoài quan ải).
- Đương sự thường hay tới và rời địa điểm công tác mang theo 2 túi đồ rất khả nghi.
Ám hiệu của đôi tình nhân
Bác sĩ có quan hệ yêu đương với một nữ y tá. Không lâu sau đó cô gái báo với bác sĩ rằng cô đã có thai. Vì không muốn vợ biết nên ông ta đành đưa cho cô một ít tiền và bảo cô sang Ý sinh con.
- Nhưng em làm thế nào để báo cho anh biết khi con chào đời? - Nữ y tá hỏi.
- Em chỉ cần gửi cho anh một tấm thiệp và viết từ "mỳ spaghetti" ở mặt sau là được. Anh sẽ lo mọi chi phí cho em.
Không biết phải làm gì khác, nữ y tá đành nhận lấy tiền và bay sang Ý.
Sáu tháng sau, vợ của ông bác sĩ gọi điện đến cơ quan và nói với chồng rằng: "Anh yêu à, anh nhận được tấm bưu thiếp rất lạ lùng từ Châu Âu gửi đến, nhưng mà em chẳng hiểu nghĩa là gì cả.
Anh chồng ôn tồn đáp: "Cưng à, chờ anh về rồi anh sẽ giải thích cho em nhé".
Tối đó ông về nhà và đọc bưu thiếp rồi bất chợt ngã lăn ra sàn nhà do đau tim. Ngay lập tức ông ta được đưa vào phòng cấp cứu.
Bác sĩ trưởng ở lại an ủi người vợ. Bác sĩ hỏi nguyên nhân gì khiến ông ấy bị đau tim như vậy. Và chợt nhớ đến tấm bưu thiếp, bà vợ lấy ra và đọc: "Mỳ spaghetti, mỳ spaghetti, mỳ spaghetti, mỳ spaghetti. Hai với xúc xích và thịt viên còn hai thì không".
Ăn trộm thật thà
Có hai thằng ăn trộm, đêm đến rình một nhà, đợi khi nhà người ta ngủ cả rồi, thằng nọ bảo thằng kia rằng:
- Tao ngồi đây canh, mầy vào lấy đồ. Hễ thấy cái gì nặng thì mầy khuân ra đây cho tao.
Không ngờ gặp phải thằng thật thà quá. Nó vào tìm chẳng thấy cái gì nặng cả, chỉ thấy có cái cối đá là nặng, nó mới huỳ huỵch vần ra, vừa vần, vừa hò “dzô hầy!” rầm cả nhà lên.
Nhà người ta thức dậy, đuổi đánh, hai anh chạy mửa mật ra. Cách được mấy hôm, thằng thật thà, một đêm, lại đi ăn trộm với thằng khác. Rình lúc nhà người ta ngủ cả rồi, thằng ăn trộm kia mới bảo nó rằng:
- Mầy vào, tao ở ngoài này canh. Hễ mầy thấy tiền thì mầy cứ vác ra đây.
Thằng thật thà vào khuân được đến hai mươi quan tiền ra sân, rồi ngồi đếm từng quan một.
Đếm thấy quan nào cũng thiếu mất mươi lăm đồng; nó mới vào đánh thức chủ nhà dậy mà trách rằng:
- Sao mà nhà bác điêu bạc thế? Quan tiền nào cũng để thiếu mươi lăm đồng!...
Người ta choảng cho cu cậu một mẻ bò lê bò càng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro