Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

con nha ngheo

Xóm Đập Ông Canh nằm dựa bên Gò Công qua Mỹ Tho, ngang qua ngã ba tẻ vô Ụ Giữa, bây giờ nhà chen rất đông đảo, cây đua mọc sum suê. Cái nhà việc cũ sùm sụp của làng hồi trước đã đổ bao giờ mà cất lại một toà nhà mới, nền cao khoảng khoát, nóc phơi đỏ lòm. Vài cái nhà lá tum hùm, cửa xịt xạc, vách tả tơi, hồi trước ở rải rác chung quanh đó cũng điêu tàn bao giờ mà nhường chỗ lại cho hơn chục cái nhà khác, tuy cũng lợp bằng lá dừa, song cột kê táng, vách đóng be, coi rất đẹp đẽ thơ thới.

    Cảnh cũ đổi mới, nhà ít thêm đông, nhưng mà mấy chuyện nào trong xóm từ xưa đến nay thì mấy ông già cũng còn nhớ hết. Có khi ăn đám giỗ, người ta thử hỏi ông Tám Tiền, ông câu Hữu vậy chớ nhà việc mới cất hồi nào, ông thôn Tà mất bao giờ, chú chệt Chà về đó mấy năm rồi, thì hai ông trả lời liền, không do dự mà cũng không sai lầm. Có một chuyện hai ổng không chịu nói, là chuyện Cai tuần Bưởi.

    Một lần nọ, người trong xóm, nhân trăng rầm tháng giêng tỏ rạng, tựu lại sân ông câu Hữu coi đạp lúa. Mỗi người đều nhắc chuyện xưa lại nghe chơi. Có người hỏi tại sao Cai tuần Bưởi lại bán nhà mà đi, thì ông câu Hữu nhíu mặt, chau mày, nín thinh một hồi lâu rồi nói rằng: “Các chú đừng có hỏi. Việc đó nói ra chắc sinh xào xáo trong xóm. Các chú không muốn ở yên chỗ này hay sao, nên hỏi tới chuyện Cai tuần Bưởi?”.

    Ai nấy nghe nói như vậy thì sợ, nên ngó nhau rồi nói lãng sang chuyện khác, mà từ đó về sau cũng hết dám hỏi tới chuyện Cai Tuần Bưởi nữa.

    Nói chuyện Cai tuần Bưởi thì phải bị nạn gì mà người ta sợ đến thế?

    Mình không phải ở xóm Đập Ông Canh mà sợ. Vậy để mình thuật Cai tuần Bưởi cho mỗi người nghe một chút.

    Cách chừng hai mươi mấy năm trước, trong xóm Đập Ông Canh, ở phía sau nhà việc, có một cái nhà ba căn, cột bằng cây bần, nóc lợp lá xẻ, cửa cặp lá chầm, vách gài bằng tre, trước sân một bên vắt một đống rơm, một bên trồng một cây me, sau kè chuối lá xiêm xơ rơ mấy bụi, mía sanh diệu lố xố mấy dòng. Cái nhà đó là nhà Cai tuần Bưởi.

    Cai tuần Bưởi sinh trưởng ở xóm nầy, từ hồi cha cho đến bây giờ cũng ở trên đất này là đất của ông Cai Hiếu. Ông ta là con của ông trùm Lại, cha mẹ khuất hết, anh em chỉ có ba người mà thôi. Anh ta là lớn, năm nay đã được ba mươi hai tuổi rồi, có vợ là Thị Tố, gốc ở trên làng Bình Phú Tây. Thằng em kế đó tên Cam, năm nay được hai mươi lăm tuổi, hồi trước nó ở đợ đánh xe ngựa cho Hai Thu ở trong Ụ Giữa , ngựa sanh chứng lật xe gãy bánh, chủ đánh chửi nó nên nó giận, bỏ trốn đi mất mấy năm nay, không lai vãng về Đập Ông Canh, mà cũng không ai gặp nó nơi nào hết. Còn đứa em út là gái, tên nó là Lựu, năm nay nó mới được mười tám tuổi, tuy con nhà nghèo ăn mặc lam lũ, song nết na đằm thắm, đi đứng dịu dàng, ăn nói có duyên, mặt mày sáng sủa, nó ở với anh nó thuở nay.

    Cai tuần Bưởi làm bạn với Thị Tố đã tám năm rồi, sinh được năm đứa con, ba trai hai gái. Thuở nay anh ta mướn hai dây ruộng của bà Cai Hiếu mà làm, mỗi năm phải đong lúa mướn ba trăm giạ, năm nào lúa trúng thì té ra chừng một trăm giạ đủ nuôi vợ nuôi con và em, năm nào lúa thất, đong lúa ruộng rồi không còn dư hột nào, thì phải lo làm mướn đặng lấy tiền độ nhật.

    Mùa mới rồi, lúa cấy xong, lúa vừa mới bén, kế bị trời hạn, nắng cháy đọt, nước nóng gốc, lúa nở không được. Cai Tuần Bưởi đi thăm ruộng về, mặt mày buồn hiu, ngồi khoanh tay thở dài mà than rằng: “Trời muốn giết con nhà nghèo”. Chẳng hiểu trời sợ con nhà nghèo chết, hay là sợ chủ điền góp lúa không đặng, mà Cai tuần Bưởi than như vậy. Rồi cách vài bữa trời mưa một đám thật lớn trong cánh đồng Đập Ông Canh. Lúa nhờ mưa mát mẻ nên đâm đọt bén lại, nhưng vì bị hạn đã mất sức rồi, bởi vậy chừng trổ bông vắn vắn mà hột lại thưa thớt nữa. Thương cho Cai tuần Bưởi khi đến gặt , thì số lúa bó coi không thất bao nhiêu mà đến chừng đạp rồi, lường lúa hột thì chỉ có ba trăm hai chục giạ. Số lúa ruộng mướn của chủ điền bề nào cũng phải đong cho đủ ba trăm giạ. Thế thì cực nhọc trót một năm trường dang nắng cấm cà, dầm mưa nhổ mạ chỉ còn lời có hai mươi giạ mà thôi ! Mà trong đó còn phải đong lúa mướn trâu, còn phải trả tiền công cấy thì dư nổi gì.

    Đong lúa ruộng rồi, Cai tuần Bưởi nhắm thế nguy cấp, nếu ngồi khoanh tay mà than dài, thì chắc vợ con không khỏi chết đói, bởi vậy anh ta gói một cái quần ngắn, một áo cụt và một cái khăn tắm, rồi cặp nách tuốt vô Ụ Giữa , xin với ông Năm Vi, là lái lúa, mà ở bạn chèo ghe.

    Qua năm này trời mưa xuống, ruộng rổi nước, Cai tuần Bưởi mới trở về, trong lưng có dư đuợc vài chục đồng bạc, đủ làm vốn mà cày cấy nữa, nên lăng xăng mua gióng mạ, mướn trâu đi cày, thấy vợ con vui mừng thì anh ta cũng vui, coi bộ đã quên những sự cực khổ mới qua rồi, mà cũng không sợ cái buồn rầu tới nữa.

    Năm nay thuận mùa, lúa cấy mới nữa tháng mà coi mòi tốt lắm. Cai Tuần Bưởi hớn hở trong lòng nên một bữa từ hồi ăn cơm chiều cho tới lúc đỏ đèn, đi ra đi vô cứ nói: “Vái trời mưa thuận gió may như vậy hoài cho tôi, thì tới mùa ruộng mình không mất 500 giạ lúa”.

    Con Lựu bưng một chong đèn để trên bộ ván giữa rồi vô buồng mà dỗ cháu ngũ. Cai tuần Bưởi nằm trên võng lát giăng phía đầu song trên mà đưa cọt kẹt. Thị Tố thì nằm trên chõng tre lót phía đầu song dưới mà cho thằng con nhỏ bú. Con mèo mướp chui dưới bàn thờ phía trong mà kiếm chuột kêu tiếng ngao ngao, con chó vàng đứng tại cửa giữa nhà vảnh tai ngó ra chân nghe giọt mưa rỉ rả.

    Cai tuần Bưởi nằm không một hồi, chắc là trong bụng anh ta buồn, nên cất tiếng ngâm thơ Lục Vân Tiên mà giải muộn. Sắp nhỏ nhờ nghe giống ngoài giọt mưa đổ rỉ rả, trong tiếng ngâm thơ ê a bổng trầm, nên êm tai ngủ hết thảy. Thị Tố đấp mền bỏ mùng cho đứa nhỏ rồi, chị mới đi sập cửa mà gài lại.

    Cai tuần Bưởi thấy vợ đã rảnh, anh ta ngừng ngâm thơ, bước lại ngồi dựa chông đèn vấn thuốc mà hút. Thị Tố muốn nói chuyện với chồng, nên lại đứng cà rà một bên, mà rồi không nói, lại bước vô bàn thờ bưng khay trầu đem ra, cũng để gần cái chông đèn, rồi têm trầu mà ăn, Cai tuần Bưởi hút thuốc rê, phần bị trời mưa thuốc ướt, phần bị thuốc phèn chậm lửa, nên kê vô đèn đốt hoài mà thuốc không chịu cháy.

    Thị Tố nhai trầu nhóc nhách, với tay lấy gói thuốc của chồng mở ra rứt một miếng mà xỉa, rồi ngó chồng cười mơn mà hỏi:

    - Mình đi ghe về xưa rày, mình có hay giống gì không?

    - Không, có hay giống gì đâu?

    Thị Tố cười, ngoái tay xỉa thuốc một hồi nữa, rồi mới hỏi lớn tiếng rằng:

    - Vậy chớ mình không thấy cậu Hai khác hơn mọi lần hay sao?

    - Cậu Hai nào?

    - Cậu Hai con bà Cai chớ cậu Hai nào?

    - Ờ. Tưởng mình nói cậu Hai nào chớ, ai mà dè đâu. Cậu Hai thì cũng vậy chớ khác giống gì?

    - Xưa rày mình gặp cậu, vậy chứ cậu có nói gì hay không?

    - Không, có nói giống gì đâu!

    Thị Tố chau mày, ngồi nín thinh, coi bộ lo ra. Cai tuần Bưởi bơ bơ, cặp điếu thuốc mà hút, ngặt vì thuốc tắt nữa, nên phải kê vô đèn mà đốt lại. Thị Tố suy nghĩ một hồi rồi ngồi xích lại một bên chồng mà nói rằng:

    - Vậy mà cậu hứa chắc với tôi để cậu nói với mình.

    - Nói giống gì?. Từ hôm tôi về tới nay đã gần bốn tháng rồi, tôi gặp cậu hoài, tôi thấy cậu có nói giống gì đâu. Cậu muốn nói chuyện gì đó?

    - Cậu muốn nói chuyện con Lựu.

    - Chuyện con Lựu là chuyện gì?Cậu muốn nó ở hay sao?

    - Không, ở éo gì đâu!... Vậy chớ mình không hay giống gì hết hay sao?

    - Thiệt đa. Không hay giống gì hết.

    - Hôm tháng giêng mình đi ghe, ở nhà cậu Hai tới chèo chẹo hoài, chịu không nổi. Đôi ba bữa cậu xuống một bữa. Mà hễ cậu xuống thì cậu sai tôi đi đầu này đầu kia, rồi cậu ở nhà chọc ghẹo giởn hớt với con Lựu. Con nhỏ phần thì nó khờ, phần nó sợ cậu, nên nó có dám nói gì đâu. Ban đầu tôi không hay, ai dè cậu như vậy mà đi muốn con Lựu. Đến chừng tôi hay mới hỏi nó, nó mới nói thiệt. Bữa sau cậu xuống thì tôi mới cằn nhằn trách cậu. Tôi nói làm như vậy nhà tôi về đây nó rầy la tôi, mà mợ Hai đây mợ hay chắc là mợ cũng cào nhà tôi xuống sông nữa. Cậu nói không sao mà sợ, để mình cậu sẽ nói với mình, còn mợ Hai một ngày chí tối lục đục trong nhà hoài, có đi đâu mà hay. Cậu mua một cái áo xuyến, một quần lãnh, một chiếc đồng, một đôi bông nhận hột cho con Lựu. Cậu lại cho nó mấy chục bạc nữa.

    Cai tuần Bưởi nghe nói tới đó, anh ta quăng điếu thuốc xuống đất rồi hỏi rằng:

    - Con Lựu có chịu hay không?

    - Không chịu sao được. Cậu bám sát quá mà.

    - Còn mình đó chi.

    - Tôi dám cãi hay sao?Tôi tưởng dầu có mình ở nhà cũng không làm sao được.

    Cai tuần Bưởi đứng dậy đi lại võng nằm gác tay lên trán không nói chi nữa hết. Đứa nhỏ nằm trong mùng khóc óe lên. Thị Tố lật đật vô cho con bú.

    Ngoài sân trời mưa đã dứt hột, mặt trăng vẹt mây mà rọi lờ mờ, giò nam thổi lao rao, đánh mấy tàu lá dừa phía đầu song nghe lạch xạch. Trong vách nghe chuột xạ kêu lít chít, ngoài hào ểnh ương rống uênh oang. Tính đương buồn, mà gặp cảnh cũng buồn. Bởi vậy Cai tuần Bưởi nằm nín khe mà trong ruột như dao cắt.

    Thị Tố dỗ con ngũ lại rồi, chị ta chui ra thấy chồng nằm buồn hiu, mới men lại ngồi chồm hổm nơi đầu võng mà nói rằng:

    - Thôi, việc đã lỡ rồi, mình buồn làm chi. Mình nghèo mà cậu Hai thương nó cũng là một cái may. Miễn là cậu Hai thương nó hoài, thì thân nó cũng không đến nỗ cực khổ.

    - Cậu là bậc giàu sang, cậu chơi qua đường rồi cậu bỏ, chớ phải cậu đem nó về làm bé làm mọn gì đó hay sao.

    - Bỏ sao được. Bỏ là hồi mới kia, chớ nó có thai có nghén rồi mà bỏ nỗi gì.

    Cai tuần Bưởi vùng ngồi dậy ngó vợ trân trân mà hỏi rằng:

    - Con Lựu có chửa rồi hay sao?

    - Chớ sao. Nó có chửa đã hơn sáu tháng rồi.

    - Trời ơi !

    - Vậy chớ mình không thấy cái bụng của nó đó sao?

    - Tôi có dè đâu... Cha mẹ sinh ba anh em, có mình nó là gái. Vì nhà nghèo tôi không sắm ăn sắm mặc tử tế như con người ta được, nhưng tôi thương nó nhiều lắm. Tôi thấy thằng Cu thiệt thà giỏi giắn nên tôi thương, nên tôi tính để chừng gặt hái xong rồi tôi gã nó cho thằng Cu đặng nó có đôi bạn lamé ăn với người ta. Cậu Hai làm như vậy thì còn gì mà kể !...

    - Tại cậu Hai, chớ phải tại nó hay sao. Tôi tưởng dầu mà mình gã nó cho thằng Cu đi nữa, nếu cậu Hai muốn, , thằng Cu cũng không biết làm sao cho được, chẳng luận là mình.

    - Con nhà nghèo thiệt là dở quá ! Thôi thì phận số nó như vậy, tôi cũng không biết làm sao được. Tôi lo có một nổi là lo mợ Hai hay đây nó mang khốn.

    - Không. Cậu Hai bảo biết chuyện đó rồi.

    - Đàn bà chừng họ ghen thì rầy rà to chuyện lắm.

    - To chuyện thì to chuyện, chớ có phép nào dám giết người ta hay sao. Nói cùng mà nghe, dầu mợ hai hay muốn làm dữ, thì có cậu Hai đó.

    - Biết cậu Hai có xử êm được hay không?

    - Sao lại không được. Cậu thương con Lựu lắm mà.

    - Thương sao mà tôi về mấy tháng nay tôi không thấy cậu Hai léo xuống đây.

    - Cậu sợ thấy mặt mình, cậu ngỡ ngàng, nên cậu tránh. Bề nào chừng con nọ đẻ rồi, cậu cũng phải ra mặt chớ. Hôm tháng trước tôi có than với cậu. Tôn nói nhà mình nghèo, không biết chừng đây con nhỏ đẻ rồi làm sao. Cậu nói để chừng đó cậu sẽ cho nó tiền để nó ăn nó đẻ.

    - Không biết lối xóm có hay chuyện này hay không?

    - Sao lại không hay. Thiên hạ họ đều hay hết, song họ không dám nói chớ.

    - Nếu thiên hạ hay thì mợ Hai hay còn gì?

    - Mợ Hai chưa hay đâu. Có ai học với mợ đâu mà hay.

    Hai vợ chồng đương nói chuyện nho nhỏ với nhau, bỗng con chó vàng nằm dựa cửa hực hực hai ba tiếng, rồi chun lỗ chạy ra sân đứng sủa om sòm.

    Thị Tố bước lại vạch kẹt cửa mà dòm thì thấy có một người bận quần đen áo trắng đương xâm xâm đi vô sân. Chị ta hỏi:

    - Ai đi đó?

    Người ấy đáp rằng:

    - Tôi.

    - Tôi là ai?

    - Tôi là Cu.

    Thị Tố day lại ngó chồng. Cai tuần Bưởi bước lại vừa mở cửa vừa hỏi rằng:

    - Cu mày đi đâu chừng này mậy?

    Ở ngoài Cu đáp rằng:

    - Có anh Cai tuần ở nhà đó không?

    - Có. Hỏi chi vậy?

    - Anh đó phải không anh Hai?

    - Ừ.

    - Mở cửa cho tôi vô chơi với, anh Hai.

    Cai tuần Bưởi mở cửa rồi, thì Cu dở lên mà chui vô.

    Thằng Cu là trai ở xóm trên, mặt đen, môi dầy, hàm răng thưa, chân mày rậm, vóc trung trung, mà bộ tướng coi mạnh dạn lắm. Nó mồ côi cha mẹ mà cũng không có anh em chi hết. Năm nay nó được 23 tuổi rồi. Mẹ nó mất hồi nó được 20 tuổi. Từ bấy đến nay nó ở bạn cầm cày cho ông Cả Trí. Nó làm thiệt là siêng năng xốc vác, mà ông Cả Tri mướn nó một năm có bốn chục đồng bạc. Có nhiều người muốn mướn nó một năm năm chục đồng, mà nó không chịu ở, nó nói rằng nhờ ông Cả cho nó mượn tiền mà chôn mẹ được mồ yên mả đẹp, không lẽ bây giờ nó ham tiền rồi bỏ ông Cả đi ở chủ khác.

    Thằn Cu vô rồi ngó Cai tuần Bưởi miệng cười ngỏn ngoẻn. Thị Tố hỏi nó rằng:

    - Có chuyện chi mà em xuống tối dữ vậy?

    Nó cúi mặt xuống, một tay vịn cây cột, một tay gãi đầu mà đáp rằng:

    - Xuống chơi chớ có chuyện chi đâu.

    - Trời mưa ướt át mà đi chơi xa dữ hôn!

    Thằng Cu nín thinh, không nói nữa, mà bộ nó bỡ ngỡ lắm. Cai tuần Bưởi ngồi lại bộ ván, bưng cái đèn để xê vô một chút rồi nói rằng:

    - Ngồi đó chơi em.

    Thằng Cu nói:

    - Để đó cho tôi, anh Hai - rồi nó ngồi ghé nơi góc ván, mà cũng nín khe, không nói chi hết. Thị Tố thấy vậy mới bỏ đi lại võng nằm đưa cút kít.

    Cai tuần Bưởi mở gói thuốc ra và xé giấy vấn thuốc và nói rằng:

    - Hút thuốc đây em.

    - Dạ, tôi không biết hút thuốc.

    - Ruộng ông Cả cấy rồi hết hay chưa?

    - Còn vài đây nữa, mai mốt đây cũng cấy.

    - Luá coi mòi tốt hay không?

    - Tốt.

    - Ruộng nhà giàu lúa tốt luôn luôn, bởi vậy họ giàu thêm hoài.

    - Tôi thấy lúa của anh năm nay cũng tốt lắm mà.

    - Phải. Lúa năm nay khá. Năm ngoái bị thất một mùa rồi, nếu năm nay thất nữa thì chết còn gì.

    Hai người nói tới đó thì hết chuyện, nên ngồi lặng thinh nữa. Thị Tố bèn hỏi thằng Cu rằng:

    - Em đã lớn rồi sao em chưa tính cưới vợ, em Cu? Cưới vợ rồi cất nhà cất cửa lo làm ăn với người ta, chớ ở đợ già đời hay sao?

    Thằng Cu cười và cúi mặt mà nói rằng:

    - Năm nay tôi cũng cưới đa. Nếu anh Hai chị Hai thương tôi, gả cô Tư Lựu cho tôi thì tôi cưới.

    Thị Tố vừa nghe nói, vùng ngồi dậy mà đáp rằng:

    - Úy! Sao được!

    Thằng Cu chưng hửng, sắc mặt mới tươi cười hồi nãy, bây giờ hóa ra buồn rũ. Nó nín thinh một hồi rồi nói nho nhỏ rằng:

    - Nếu tôi cưới cô Tư Lựu không được thì thôi, tôi không thèm cưới vợ nữa.

    Thị Tố cười mà nói rằng:

    - Tưởng đâu có mình con Lựu là con gái hay sao?

    - Con gái của họ thiếu gì, mà điều tôi thương có một mình cô Tư thôi.

    - Thương sao từ hồi nào bây giờ không nói?

    - Chị Hai nghĩ đó coi, muốn cưới vợ thì phải có tiền, chớ không tiền mà cưới vợ nỗi gì. Phận tôi nghèo tôi không có nhà cửa chi hết. Phần thì lúc bà già tôi qua đời rồi, tôi thiếu nợ người tới bốn năm chục đồng bạc. Tôi muốn cô Lựu mấy năm nay rồi, ngặt vì không có tiền, nên tôi không dám nói ra. Đã biết, nếu tôi xin lãnh bạc trước của chủ tôi đặng cưới vợ, rồi sau tôi ở đợ trừ cũng được. Mắc tôi nghe họ nói cái nợ cưới vợ già đời trả không nổi, bởi vậy tôi sợ quá, tôi không dám làm bướng. Chẳng giấu chi anh Hai chị Hai, số nợ tôi chôn cất bà già tôi trước , tôi ở mà trữ đã dứt rồi. Bây giờ tôi còn gởI nơi chủ tôi được sáu chục đồng bạc. Bạc đó tôi không dám lãnh mà xài , là vì tôi tính để dành cưới vợ. Chuyến trước tôi xuống chơi, tôi muốn nói, mà rồi nghĩ năm nay tôi đúng tuổi bắt thăm đi lính, nếu tôi cưới vợ, rủi tôi bắt nhằm số một, số hai, quan trên chấm tôi đi lính làm sao. Hôm qua bắt thăm tôi. Tôi bắt nhằm số bảy hai. Cậu thôn nói tôi khỏi bị điền lính. Tôi mừng quá, nên tôi mới xuống đây. Tôi nói thiệt với anh Hai chị Hai, phận của tôi bây giờ là vậy đó. Tôi không có thiếu nợ ai hết. Vậy xin anh Hai chị Hai liệu coi có gả cô Tư Lựu cho tôi được, thì tôi mang ơn lắm.

    Cai tuần Bưởi ngồi nghe thằng Cu nói chuyện mà sắc mặt buồn xo. Chừng nó nói dứt rồi anh ta cũng không trả lời, cứ chau mày chong mắt ngó sững ngọn đèn. Thị Tố biết chồng rối trí không trả lời thằng Cu được, nên rước mà đáp rằng:

    - Vợ chồng qua thấy tính em ăn ở thật thà chắc chắn là thương em lắm, mà còn gả con Lựu cho em chắc là không được.

    - Sao vậy chị Hai? Chị chê tôi nghèo hèn phải không?

    - Không phải tại vợ chồng qua. Vậy chớ, như em thấy, vợ chồng qua giàu có sang trọng gì hay sao mà chê em nghèo hèn.

    - Nếu vậy thì cô Tư Lựu chê tôi chớ gì!

    Thằng Cu than mấy tiếng rồi nó đau đớn trong lòng quá, không biết sao mà nói nữa được, nên ngồi cúi mặt mà nước mắt rưng rưng, Cai tuần Bưởi thấy càng thêm buồn nên ngồi day mặt qua phía bóng tối, không dám ngó mặt thằng Cu nữa. Ba người ngồi im lìm một hồi rất lâu, rồi thằng Cu mới nói rằng:

    - Tôi không cưới được cô Tư Lựu thì tôi không thèm cưới con ai hết, mà chắc là cũng bỏ xứ này tôi đi, còn ở đây nữa mà làm gì. Xin anh Hai chị Hai làm ơn nói giùm lại với cô Tư Lựu không biết duyên nợ trời khiến làm sao mà tôi thương cô lung lắm. Mấy năm nay tuy tôi không nói ra, nhưng mà trong bụng tôi cứ tính làm vợ chồng với cô hoài. Nếu cô không ưng tôi thì tôi buồn rầu lắm, chắc chịu không nổi. Tôi mồ côi mồ cút, ở đợ ở đần, song tôi biết làm ăn, chớ không phải ham cờ bạc rượu trà như họ. Hễ tôi cưới cô rồi, như cô muốn ở tư ở riêng, thì tôi lo cất nhà cất cửa cho cô ở, cô muốn thế nào mà tôi có thể làm vừa lòng được tôi cũng chịu hết. Đạo vợ chồng miễn là thương nhau thì thôi, dầu nghèo hột muối cắn làm hai cũng vui, giàu có làm giống gì. Nếu anh Hai chị Hai thương tôi, nói giùm, thì chắc cô hết chê tôi nữa.

    Cai tuần Bưởi day lại mà nói rằng:

    - Không phải con Lựu nó chê em nghèo mà không ưng đâu.

    - Vậy chớ tại sao?

    - Qua thương em lắm. Vợ chồng qua mới nói chuyện với nhau hồi nãy đây, qua cũng có nói muốn gả nó cho em. Qua mà gả không được, là vì có chuyện riêng, khó nói cho em nghe lắm.

    - Việc gì? Anh Hai đừng ngại chi hết, anh nói đại ra đi. Hay là có chỗ nào tử tế hơn tôi họ nói rồi chớ gì?

    - Không phải. Nếu mà qua gả nó được thì qua gả cho em liền. Để rồi em coi, qua không gả cho ai hết đâu.

    - Anh nói cái gì nghe lạ lắm vậy? Tại sao mà anh gả không được?

    Cai tuần Bưởi ngồi ngẫm nghĩ một chút rồi bước lại gần thằng Cu mà nói nho nhỏ rằng:

    - Qua không giấu em làm chi. Qua mắc đi ghe mấy tháng, cậu Hai Nghĩa ở nhà tới ve vãn nó, nó dại nên lấy cậu đã có chửa rồi.

    Thằng Cu nghe mấy lời dường như sét đánh bên tai, nên vùng la "trời đất ơi" và đứng dậy ngó Cai tuần Bưởi trân trân. Hai người ngó nhau không ai nói được tiếng chi hết. Thằng Cu chắc lưỡi lắc đầu nước mắt chảy ròng ròng, bước ra dở cửa mà đi về, quên từ giã vợ chồng Cai tuần Bưởi.

    Cai tuần Bưởi thấy vậy bèn kêu mà dặn với rằng: "Chuyện đó qua nói cho một mình em biết mà thôi; em đừng có nói bậy bạ cho thiên hạ hay, nghe không em Cu ".

    Không biết thằng Cu có nghe mấy lời dặn đó hay không mà nó đi tuốt , không nghe nó trả lời trả tiếng chi hết.

    Qua tháng mười một, mấy đám ruộng cấy lúa đã chín rồi nên phơi màu vàng vàng, còn mấy đám ruộng cấy lúa mùa thì lúa vừa mới trổ đều, nên màu coi xám xám.

    Mùa này nhờ trời mưa thuận gió hòa làm lúa sớm lúa mùa đều trúng hết thẩy, bởi vậy con nhà làm ruộng ở miệt Đập Ông Canh ai cũng hớn hở vui mừng.

    Cai tuần Bưởi làm lúa mùa, nên bông lúa vừa mới ngậm sữa, mà đã thấy mòi nặng hột lắm. Một buổi sớm mai, anh ta đi thăm ruộng, ra tới đó đứng trên bờ mà ngó mông. Anh ta thấy lúa vung chùng dài bông sai hột, thì trong lòng khấp khởi, thầm tính nếu trời nhểu phước đừng có gió chướng sớm thì mùa này chắc có 500 giạ lúa trong nhà. Số lúa ấy phải đong lúa ruộng 300 giạ, và đong lúa trâu lúa vay 50 giạ, thì bề nào cũng còn dư 150 giạ. Thôi, năm nay mình khỏi đi chèo ghe mướn rồi. Mà anh ta tính tới sự đong lúa ruộng thì nhớ tới con bà chủ điền là cậu Hai Nghĩa. Tại sao cậu nói thương con Lựu mà mấy thángnay không thấy cậu ghé thăm nó, mà lần nào gặp mình cậu cũng không nói tới chuyện đó? Cậu tính sao đây? Chừng con Lựu nó đẻ mới làm sao?

    Anh ta coi lúa mới vun đó , mà nhớ tới việc của em lại buồn ủ rũ ngay. Anh ta chau mày xịu mặt, quày quả bỏ về. Vô tới đầu xóm gặp chú câu Hữu vác cây dù trên vai đương lơn tơn đi ra. Câu Hữu hỏi: "Mày đi đâu về đó vậy Cai tuần?" Anh ta nói "đi chơi" rồi đi tuốt, không đứng lại mà nói dằng dai như mọi lần trước.

    Cai tuần Bưởi về tới sân thì thấy trong nhà chộn rộn, không biết có việc chi, nên lật đật đi riết vô. Lúc bước vô cửa thì Thị Tố ở trong buồng chạy ra nói rằng: "Con Lựu chuyển bụng. Mình vừa bước ra đó thì nó đau bụng liền. Tôi mượn thằng cu Tý nó đi rước mụ. Bà mụ coi mới rồi, bà nói nội giờ tỵ này nó sổ".

    Cai tuần Bưởi biến sắc. Anh ta lột khăn bịt đầu xuống mà lau mồ hôi mặt rồi leo lên võng mà nằm. Mấy đứa con chạy lu bu chung quanh đứa nắm tay, đứa ôm chân, đứa nằm sấp trên bụng, đua nhau nói đỏ đẻ bên tay, mà anh nằm im như khúc gỗ, không thèm rờ tới đứa nào hết.

    Trong buồng con Lựu rên tiếng nhỏ nhỏ. Bà mụ với Thị Tố lăng xăng chạy ra chạy vô một hồi rồi nghe tiếng con nít khóc oa oa. Cai tuần Bưởi biết đã sổ lồng rồi, nên bớt lo, mới ngồi dậy vấn thuốc mà hút.

    Thị Tố bước ra cười ngỏn ngoẻn và nói rằng:

    - Nó sổ rồi, con trai. Thằng nhỏ trộng đến, tóc đen trạy. Tôi muốn mình chạy lên noí cho cậu Hai hay đặng cậu mừng, được không?

    Cai tuần Bưởi liền đứng dậy mà nói rằng:

    - Để tôi đi.

    - Nè, mà mình lên đó phải có ý nghe không? Đợi chừng nào cậu Hai ngồi một mình thì sẽ nói nhỏ với cậu, chớ có người ta thì đừng có nói đa.

    - Tôi biết mà.

    - Mình nhớ hỏi cậu coi muốn đặt tên gì, và mời cậu có rảnh xuống chơi đặng thấy con của cậu luôn thể.

    Cai tuần Bưởi lấy cây dù cặp nách rồi bước ra cửa mà đi. Hai đứa con lớn chạy theo hỏi: "Cha đi đâu đó cha?" Anh ta nạt chúng nó trở lại, rồi anh ta giương cây dù lên che mà đi.

    Cũng dựa bên lộ dây thép đi Mỹ Tho, mà nằm bên phía tay trái khỏi xóm Đập Ôgn Canh chừng một ngàn rưỡi thước, có một cái xóm đông, đếm lớn nhỏ hết thảy được gần một trăm nóc. Xóm đó người ta kêu là "Xóm Ông Cai" là vì ông già của cậu Hai Nghĩa là ông Cai Tổng Hiếu, hồi sinh tiền nhà ở trong xóm đó mà bây giờ ông đã qua đời rồi, song vợ con cũng còn ở trong xóm đó.

    Cái nhà ngói lớn, chung quanh có một vuông tre bao kín mít, phía ngoài lộ có xây gạch làm một cái cửa ngõ chắc chắn, hai bên mé cửa ấy có trồng hai cây điệp Tây, hễ qua đầu mùa mưa thì trổ bông đỏ lòm , nhà ấy là nhà của ông Cai Hiếu.

    Ông Cai mất đã mấy năm rồi, bây giờ bà Cai ở nhà với vợ chồng cậu Hai Nghĩa, còn con gái của bà, là cô Ba Nhân, đã có chồng nên về ở theo bên chồng trong chợ Giồng Ông Huê.

    Cậu Hai Nghĩa năm nay cậu được chừng 27 hoặc 28 tuổi. Vợ của cậu, là mợ Hai Hưởng, vốn là con gái của ông Huyện Hàm Phong ở trên Chợ Gạo. Mợ Hai cao lớn người, nước da như màu bánh ếch ngọt, mặt lang ben ăn lốm đốm, miệng rộng, mắt lớn. Nếu lấy nhan sắc mà luận thì mợ thiệt là khó coi, nhưng vì mợ là con nhà giàu sang, nên quyền thế với tiền tài che mắt bít miệng thiên hạ hết thảy, bởi vậy chẳng những cậu Hai Nghĩa mà thôi, mà hết thẩy những người biết mợ ai cũng quên cái nhan sắc xấu đó hết.

    Vợ chồng cậu Hai Nghĩa ở với nhau đã được bảy tám năm rồi mà mới sinh được có một đứa con gái mà thôi. Gia tài của ông Cai để lại, tuy bà Cai còn hưởng huê lợi chớ chưa chia cho hai con, song sự cho mướn ruộng thì bà Cai giao cho cậu Hai coi; cậu Hai cho ai mướn bà không cần biết tới, miễn là tới mùa góp số lúa ruộng đủ cho bà thì thôi.

    Cai tuần Bưởi là tá điền của bà Cai thuở nay, anh ta tới lui nhà bà thường; nhưng mà bữa nay mắc ôm ấp trong lòng một việc kín mà lại quan hệ nữa, bởi vậy, khi anh ta sập dù bước vô cửa ngõ thì trong ngực hồi hộp, cặp mắt láo liêng. Anh ta đi vòng vô cửa nhà sau, còn đương đi lựng khựng dựa tấm vách sát tường đầu song nhà bếp, bỗng đâu môt. bầy chó năm sáu con tuôn ra, con đứng xa mà sủa, con xốc lại mà táp. Cai tuần Bưởi sợ hãi nên miệng la chó om sòm, còn tay thì cầm cây dù mà quơ lia lịa. Có môt. con chó mực thiệt là dữ, nhảy lại táp cây dù mà tri nhằng nhằng. May lúc ấy có thằng Phùng, là bạn của cậu Hai, nó chạy ra kịp, vác cây rượt bầy chó tản lạc hết. Cai tuần Bưởi mới khỏi bị cắn, song cây dù vải trắng bị rách một lỗ lớn bằng cái dĩa.

    Cai tuần Bưởi đi theo thằng Phùng mà vô nhà sau, dòm thấy bà Cai đang ngồi tại bộ ván trên nhà cầu, thì lật đật dựng cây dù dựa cánh cửa rồi cóm róm đi lên, đi còn xa lắc mà lột khăn cầm trong tay, chứ không dám bịt đầu nữa. Lên tới nhà cầu, anh ta lại đứng ngay trước mặt bà Cai rồi khum lưng xá bà ba xá.

    Bà Cai Hiếu đã trên năm mươi tuổi, tóc mới bạc hoa râm, da mặt dùn chút đỉnh, hình vóc ốm yếu, mà mặt mày ôn hòa. bà đương ngồi têm trầu mà ăn, bỗng thấy Cai tuần Bưởi xá bà thì bà ngước mắt lên mà hỏi rằng:

    - Mày là thằng Bưởi phải hay không?

    - Dạ, bẩm bà, phải.

    - Đi đâu đó?

    - Dạ, tôi lên xóm có chuyện, nên ghé thăm bà với cậu Hai mợ Hai.

    - Lúa mày năm nay khá không?

    - Dạ, bẩm bà khá.

    - Nè, năm nay đong lúa ruộng phải giê cho thiệt sạch chớ đừng có làm dơ như năm ngoái nữa đa. Tao nghe mợ Hai mày nói hồi năm ngoái mày đong lúa dơ cảy.

    - Dạ, bẩm bà, lúa ruộng tôi đâu dám làm dơ.

    - Ừ, phải liệu lấy, nếu mày dễ ngươi, tao biểu nó lấy ruộng lại mà cho người khác mướn, rồi không có cơm ăn thì chịu đa.

    Cai tuần Bưởi làm ăn lo lắng hết sức, đến nỗi thất mùa mà cũng không dám để thiếu lúa ruộng. Bà chủ điền đã không biết thương, mà lại còn hăm he như vậy, thì lấy làm đau đớn vô cùng. Cái chữ bần nó làm cho con người ta hết dám khôn! Cai tuần Bưởi không phải là không biết phiền, nhưng nghĩ vì nhà nghèo mà phiền nhà giàu thì hại cho mình chớ không hại gì đến người ta, bởi vậy anh ta cắn răng ngậm miệng không dám trả treo tiếng chi hết.

    Bà Cai thấy anh đứng chần ngần đó hoài mà không nói việc chi nữa nên bà biểu rằng:

    - Thôi, có về thì về, còn như muốn ở chơi thì ra sau mà chơi với bầy trẻ.

    Cai tuần Bưởi xá bà rồi thủng thẳng trở xuống nhà sau. Anh ta thấy Phùng đương ngồi chùi lau cái yên ngựa, bèn ngồi cạnh bên đó mà coi một hồi rồi hỏi nhỏ rằng:

    - Cậu Hai đi đâu vắng vậy em?

    Thằng Phùng ngước lên ngó Cai tuần Bưởi rồi cười ngạo mà đáp rằng:

    - Cậu Hai với mợ Hai ngủ trên nhà chớ đi đâu!

    - Ngủ hay sao?

    - Ăn cơm rồi cậu Hai nghỉ trưa, chớ phải như anh vậy sao mà mang đầu đi tối ngày.

    - Mình nghèo thì mình phải chịu cực khổ, còn người ta giàu thì người ta phải hưởng sung sướng chớ sao!

    Cai tuần Bưởi tính thầm trong bụng để ở dần dà chơi đợi cậu Hai thức dậy rồi sẽ lập thế mà nói. Anh ta mới kiếm chuyện mà hỏi thằng Phùng rằng:

    - Em ở với cậu Hai một năm bao nhiêu vậy, Phùng?

    - Hỏi chi vậy? Bộ cậu Hai muốn đem anh vô thế chỗ tôi hay sao mà anh hỏi thăm?

    - Nói bậy mày! Tao mắc ruộgn nương ai ở đâu được.

    - Ờ, phải a, có lẽ đâu đi ở kỳ vậy. Nè, anh Cai tuầ, tôi hỏi anh thiệt nghe: cậu Hai xuống làm giống gì dưới xóm anh mà chầu xưa tôi thấy cậu đi hoài xuống dưới anh?

    - Ai mà biết đâu nà.

    - Khéo giấu dữ hôn. Tôi hỏi thử chơi vậy chớ, anh tưởng tôi không hay đa há?

    - Tháng giêng, tháng hai tao mắc đi ghe, rồi mấy tháng nay tao về tao mắc việc ruộng, tao có biết chuyện gì đâu mà giấu.

    - Đừng có làm bộ! Tôi nói cho anh biết anh phải coi chừng, chớ nếu mợ Hai hay đây, đố anh khỏi chết.

    - Chuyện gì mà chết, mậy?

    - Ừ, thì để rồi anh coi.

    Cai tuần Bưởi nghe thằng Phùng hăm như vậy thì sợ mà lại lo nên ngồi nín khe không dám cãi nữa.

    Thằng Phùng chùi yên ngựa rồi đem ra sân phơi nắng. Cai tuần Bưởi muốn đi theo nó mà ra sân rồi đi vòng ra phía trước chờ cậu Hai thức dậy đặng nói chuyện, ngặt vì mới ló ra cửa, thấy bầy chó nằm lểnh nghểnh, nên lấp ló mà không dám đi. Anh ta xẩn bẩn nội nhà sau cho đến xế, cậu Hai với mợ Hai mới thức dậy. Cậu Hai xuống rửa mặt, Cai tuần Bưởi lột khăn mà xá. Cậu Hai hỏi rằng:

    - Đi đâu đó?

    - Dạ, tôi lên thăm bà với cậu mợ.

    - Lúa chín hay chưa?

    - Thưa chưa, tôi làm lúa mùa nên mới ngậm sữa.

    Cậu Hai không hỏi nữa, bỏ đi rửa mặt, gỡ đầu rồi kêu thằng Phùng mà biểu thắng ngựa đặng cậu cỡi đi chợ Giồng. Cậu đi lên nhà trên, Cai tuần Bưởi làm gan đi theo. Nào dè lên nhà trên cậu Hai thay áo dài, bịt khăn đen, mang giày tây; mà làm việc gì cũng có mợ Hai ở một bên, nên chỉ đứng xớ ró xó cửa mà ngó, không dám nói chi hết. Còn cậu Hai thì vừa thay đồ vừa nói chuyện với vợ, vừa giỡn với con, coi bộ cậu không kể có Cai tuần Bưởi chút nào hết.

    Cai tuần Bưởi liều thế ở đây khó nói chuyện được, lại nhớ hồi nãy cậu Hai biểu thắng ngựa đặgn cậu đi chợ Giồng, anh ta mới tính ra đường đón cậu mà nói có lẽ tiện hơn. Anh ta nghĩ như vậy, nên bước lại xá cậu Hai mợ Hai rồi xuống nhà cầu xá bà Cai mà về. Anh ta ra tới lộ rồi đi lộn lên ngã chợ Giồng để đón cậu Hai. Anh ta đi thủng thẳng, đi ít bước thì đứng lại ngó chừng, đi được hai khoản dây thép thì thấy cậu Hai cỡi ngựa trong cửa ngỏ chạy ra, cậu ngồi trên con ngựa kim, đầu đội nón lông đen, yên lại hẳn hòi, coi tướng mạo khôi ngô lắm.

    Cai tuần Bưởi đứng một bên đường đợi ngựa chạy gần tới mới đưa cây dù mà cản và nói rằng:

    - Cậu Hai đứng lại đặng nói chuyện riêng một chút.

    - Muốn nói chuyện gì sao hồi nãy ở trong nhà lại không nói?

    - Thưa cậu, con em tôi nó đẻ rồi, mới đẻ hồi trưa này đây, nên tôi lật đật lên cho cậu hay.

    - Ủa! Em chú đẻ thì nó đẻ, chú thưa với tôi làm gì?

    Cai tuần Bưởi từ hồi ở nhà bước chân ra đi, trong trí chắc hễ cậu Hai nghe tin con Lựu đẻ thì cậu mừng lắm, bởi vậy bây giờ nghe cậu Hai trả lời vô tình như thế, thì chưng hửng, đứng ngó cậu trân trân, không biết nói sao nữa. Cậu Hai chau mày nói tiếp rằng:

    - Đi về đi. Khéo chộn rộn không!

    Cậu nói dứt rồi cậu thúc ngựa đi thẳng. Cai tuần Bưởi ứa nước mắt đi thất thểu lộn về nhà thầm tức , thầm tủi trong lòng, quên hết thế sự, đến nỗi trời nắng chang chang mà cũng quên che dù.

    Tình nghĩa của nhà giàu sang là vậy đó hay sao?

    Cái tiếng nói "thương" của họ chẳng phải nghĩa nó là trọng hậu, yêu mến, nâng đỡ, bảo bọc. Cái "thương" của họ chỉ là bóc lột, là lợi dụng, là vui chơi, dầu ai tan nhà nát cửa mặc ai, dầu ai khổ thân lao lực mặc ai, dầu ai ô danh thất tiết mặc ai. Họ gạt đặng lấy hết điền thổ của người ta mà trả giá không đầy phân nửa, cũng gọi là "thương". Họ bắt người ta làm cháy da, xém thịt, phỏng trán trót năm, sinh lợi ba phần họ lấy hết hai, cũng gọi là "thương". Họ đưa ra một am' thâu về hai, cũng gọi là "thương". Họ sai khiến người ta dầm mưa giãi nắng để cho họ ở nhà ăn no ngủ ấm, cũng gọi là "thương".

    Bây giờ họ muốn thỏa mãn tình dục thấp hèn của họ rồi làm cho con gái người t mang nhơ nuốt nhục trọn đời, mà họ cũng mở miệng gọi là "thương" nữa, thiệt là quá lắm rồi!

    Cai tuần Bưởi vừa đi vừa suy nghĩ như vậy thì trong lòng lạnh ngắt, ngoài mặt lộ bất bình. Khi anh ta bước vô cửa thì Thị Tố chận lại, miệng cười ngỏn ngoẻn mà hỏi rằng:

    - Sao? Mình cho cậu Hai hay rồi cậu Hai nói làm sao?

    Cai tuần Bưởi chau mày, quăng cây dù lên trên ván mà nói quạu rằng:

    - Có nói giống gì đâu!

    - Ủa! Sao vậy?

    - Cậu ngủ đợi hòng chết cha, chừng cậu thức dậy thì có mợ ở nhà nên tôi không nói được. Thấy cậu sửa soạn đi chợ, mới ra đón ngoài lộ mà nói cho cậu hay. Cậu nói nó đẻ thì đẻ, chớ nói với cậu làm gì, rồi cậu đi tuốt!...

    - Hứ! Cái gì mà kỳ vậy kìa! Nói vậy cậu gạt mà lấy nó bây giờ nó có con cậu bỏ nó hay sao?

    - Cậu lấy nó tôi có bắt được hồi nào đâu, nên tôi dám cãi.

    - Mình bắt không được, chớ tôi có thấy. Cậu có nói với tôi rằng cậu thương nó lắm, cậu sẽ làm cho nó sung sướng trọn đời, khi nó có thai, nó nói cho cậu hay, thì cậu nói không hại gì, hễ đẻ thì cậu cho tiền mà ăn, rồi sau cậu cho đủ tiền mà nuôi con. Sao bây giờ cậu lại làm lảng như vậy?... Mình nói tôi nghe tôi giận quá. Họ muốn như vậy để tôi đặt tên thằng nhỏ là "thằng Hiếu" rồi tôi kêu tên nó tôi chửi tối ngày cho họ biết chừng.

    - Thôi, thôi, đừng có nhiều chuyện, mình muốn họ bỏ tù tôi há?

    - Bỏ tù cái gì?

    - Thôi, con Lựu nó dại thì nó chịu. Mình nghèo mà ăn thua với người ta sao cho lại họ. Thuở nay ai dám lấy trứng mà chọi vô đá bao giờ.

    - Nếu vậy người ta gạt mình nhịn hay sao?

    - Chớ không nhịn rồi làm gì họ được?

    - Tức quá! Để tôi nuôi con Lựu cho nó cứng cáp, rồi tôi biểu nó bồng nhào trong nhà họ cho coi.

    - Tới nói bậy thì người ta bắt người đóng trăng chớ.

    - Thà chết làm máu chớ ai chịu nhịn cho được mà.

    - Nếu nói bậy người ta giận, người ta lấy ruộng lại mình cũng đủ chết rồi. Thôi, cái số phận con Lựu nó phải vậy thì thôi; ai xấu để trời đất biết, mình nói ra làm gì cho sinh chuyện.

    - Tức quá mà! Ví dầu họ không thương con Lựu nữa thì thôi, còn máu thịt của họ đó, họ cũng không thương nữa hay sao?

    - Họ thương hay không tương tự ý họ, mình ép họ việc đó sao được. Thôi bỏ đi; đi nấu cơm ăn, nói nữa mà làm gì.

    Thị Tố ngoe nguẩy bỏ đi xuốgn nah' sau am' miệng nói lẩm bẩm những tiếng gì nghe không rõ. Còn Cai tuần Bưởi lấy cây dù đem lại móc trên khuông vách lá, vừa đi vừa nói rằng: "Đi không ích gì, mà l.ai còn bị chó cắn cây dù rách hết".

    Lúa của Cai tuần Bưởi chín rấp Tết. Qua lối hai mươi tháng anh ta lặng giặng như xoay. Phần thì lúa cả đồng đều chín rộ nên kém công gặt, phần em đẻ còn non ngày, vợ mắc con bồng con đeo không giúp đỡ được, bởi vậy sớm may chí tối phải ở ngoài ruộng hoài.

    Con Lựu mới đẻ một tháng mấy bữa, tuy anh không la rầy chi hết, còn chị dâu thì lo lửa củi hẳn hòi, nhưng mà nó hay sự cậu Hai Nghĩa bạc tình, không ngó ngàng đếm xỉa gì tới thân mẹ con nó, thì nó phiền muộn trong lòng, ăn ngủ không được, cứ nhìn con mà khóc hoài. Nó khóc riết rồi cặp mắt sưng vù, mà măt. với bàn tay bàn chân cũng sưng nữa.

    Thằng nhỏ thì Cai tuần Bưởi đặt tên nó là thằng "Hai" chứ không dám nghe lời vợ mà đặt tên "Hiếu". Hôm trước Cai tuần Bưởi giận nên tỏ ý muốn đem nó cho mấy bà phước. Con Lựu nghe như vậy thì khóc sướt mướt mà nói rằng:

    - Ai ở quấy thì trời phật ghi cho họ. Con tôi tôi banh da xẻ thịt đẻ nó ra, tôi rời nó sao đaònh!

    Thị Tố lại nói tiếp rằng:

    - Con kiếm không có mà nuôi, con đâu mà đem cho họ. Thây nó, để cho nó chịu khó nó nuôi đặng như không ai nhìn nó thì mình chửa dòng thằng cha nó mình chơi.

    Cai tuần Bưởi nghe em, nghe vợ nói như vậy thì cười rồi bỏ đi lo việc ruộng nương, không nói tới việc đó nữa.

    Bữa hai mươi ba tháng chạp, Cai tuần Bưởi đi coi gặt. Con Lựu bồng con ra ngoài tại cái chõng đầu song phía dưới mà cho nó bú. Thằng nhỏ nút ít cái rồi nhả vú ra mà ngủ. Mụ bà dạy nó một lát chích miệng như cười, một lát nhíu mày như khóc, con Lựu mặt mày sưng vù, nó ngồi nhìn con mà giọt lụy tràn trề.

    Thị Tố ở nhà sau bước lên thấy vậy bèn hỏi rằng:

    - Đẻ còn non ngày, đừng có khóc. Tại mày khóc nên mới sưng mặt đỏ da.

    Con Lựu lấy khăn lau nước mắt mà nói rằng:

    - Không biết tại sao hễ em ngó tới thằng nhỏ thì bắt chảy nước mắt.

    - Bộ mày thương nhớ thằng cha nó chớ gì. Phải hôn?

    - Em tủi phận em, chớ em không có thương nhớ ai hết.

    - Hổm nay tao giận quá, tao nói để tao lên kiếm cậu Hai tao hỏi cậu tại sao mà cậu bỏ mẹ con mày. Anh Hai mày cứ theo cản hoài.

    - Hỏi mà làm giống gì, chị Hai.

    - Tao hỏi nếu cậu nói lôi thôi, tao nhiếc cậu cho cậu biết chừng.

    - Người ta không nghĩ tới thì thôi, nhiếc mắng mà làm gì. Tại em dại nên em chịu, em không dám trách ai hết.

    - Ông thầy Hoàng ổng nói cái bịnh thủng của mày đó phải uống một tễ thuốc mới hết được. Ổng biểu anh Hai mày phải đưa trước 10 đồng bạc cho ổng đi bổ thuốc, chừng ổng làm xong thì đưa thêm 10 đồng nữa rồi lấy thuốc. Trong nhà bây giờ không có một đồng, làm sao mà có đủ 10 đồng đưa cho ổng. Lúa còn đương gặt, chưa đạp được, làm sao mà bán. Mà đây còn phải lo ăn Tết nữa. Khổ lắm!

    - Thôi, uống thuốc men mà làm chi, chị Hai.

    - Đau mà không uống thuốc sao được. Không uống thì chết còn gì.

    - Em tưởng chết còn tốt hơn là sống!

    - Khéo nói bậy! Chuyện gì mà chết?

    - Cái thân em sống càng thêm tủi, thêm xấu chớ sống làm chi, chị Hai. Em biết xưa rày anh Hai, chị Hai hổ thẹn với chòm xóm lung lắm. Em nghĩ vì em mà anh chị phải mang nhục thì em buồn rầu không biết chừng nào, bởi vậy em muốn chết phức cho rồi, đặng hết nhọc lòng anh chị nữa.

    Thị Tố nghe mấy lời than phiền như vậy thì động lòng, bỏ đi lại bộ ván giữa ngồi vừa ăn trầu vừa ngẫm nghĩ một chút rồi ôn tồn nói rằng:

    - Mày buồn cũng phải đó chứ. Làm thân con gái am' chửa oan đẻ lạnh thì tốt bao giờ. Nhưng mà tao nghĩ chớ chi mày đi làm đĩ lấy trai gì rồi chửa đẻ là xấu, cái này mình là tá điền của cậu Hai, mình cũng như là tôi tớ của cậu, cậu biểu sống thì sống, cậu biểu chết thì chết, cậu tói nhà cậu ám sát, mình làm sao mà dám cự lại với cậu. Tao tưởng trong làng này dầu cậu muốn ai đi nữa họ cũng phải chịu, chẳng luận là mày. Mày hư đây là tại cậu Hai hãm hiếp, chớ phải tự ý mày muốn hư hay sao mà sợ xấu.

    - Nếu người ta ỷ quyền ỷ thế mà hãm hiếp, mình nghèo hèn nên không dám chống cự, thì mình phải liều thân giữ cho vẹn danh tiết của mình, chớ sao mình thuận tùng để người ta lấy cho đến có chửa rồi mình nói người ta hãm hiếp? Không được, cái lỗi của em lớn lắm, không thể nào em đổ cho ai được đâu.

    - Nếu mày nói mày có lỗi, thì tao đây cũng có lỗi nữa. Anh Hai mày mắc đi ghe, để mày ở nhà với tao. Tao là chị mày, tao thấy cậu Hai làm trái mà tao không cự với cậu, thì tao quấy lắm.

    - Phải, hai chị em mình quấy hết. Em dại dột em không biết liều mình, chị lớn khôn mà chị không dám chống cự, nên em với chị đều quấy hết.

    - Trời ơi! Cự làm sao cho được! Chớ chi thằng nào bậy bạ nó tới đây nó chọc ghẹo mày thì tao bửa đầu nó chớ thèm cự à. Cái này là cậu Hai là con của bà Cai mà tao nói sao được. Đã vậy mà còn hồi ban đầu cậu nói tử tế lắm. Cậu nói cậu thấy tính nết của mày cậu thương, cậu nói mợ Hai đẻ có một đứa con gái mà thôi, nên cậu muốn kiếm con trai đặng nối dòng, cậu cho tiền bạc, áo quần, vòng bông; cậu hứa làm cho mày sung sướng trọn đời. Cậu nói nghe phải lắm, ai mà dè cậu chơi cho có chửa rồi cậu bỏ.

    - Phải. Hồi đó cậu nói ai nghe cũng phải mê. Mà tại em dại em mê nên bây giờ em mới ăn năn đây. Bây giờ có một mình chị với em nên em tỏ thiệt cho chị biết. Hổm nay em muốn tự vận mà chết cho rồi, ngặt vì em thấy thằng con của em sao em thương thương quá, nên em còn nuối lại đây.

    - Mày cứ nói chết hoài. Nói tầm bậy tầm bạ, không nên.

    Thị Tố ngồi lặgn thinh mà suy nghĩ một hồi nữa rồi vùng đứng dậy nói rằng:

    - Nè, anh Hai mày mắc coi gặt, bữa nay nó đem cơm theo nó ăn đặng nó ở luôn ngoài ruộng đến chiều nó mới về. Thôi, mày ở nhà coi chừng sắp nhỏ, để tao lén tao lên cho giáp mặt với cậu Hai coi cậu Hai nói làm sao.

    Con Lựu đáp rằng:

    - Đi làm chi chị Hai.

    - Để lên coi ý cậu làm sao mà. Có lẽ nào cậu là người tử tế mà ở bạc tình như vậy. Không biết chừng hôm trước anh Hai mày nói bậy sao đó nên cậu giận chớ gì. Để tao lên coi như cậu không xuống thì cậu cũng phải cho tiền đặng mày uống thuốc chớ.

    - Em không thèm tiền bạc của họ đâu.

    - Khéo nói dại không! Chuyện gì mà không thèm kia.

    Thị Tố vói rút lấy cái khăn vải rằn xanh trên nóc mùng mà vắt vai rồi bước ra cửa mà đi. Đứa con lớn của chị ta, đương đưa đứa nhỏ xíu ngủ trên võng, nó ngó thấy chị ta ra đi nó kêu má om sòm, mà chị ta đi tuốt, không thèm nói chi hết.

    Thị Tố lên tới nhà bà Cai lối chín giờ sớm mai. Chị ta bước vô nhà bếp thì thấy bạn bè lăng xăng, đứa lo nấu nướng, đứa lau chén dĩa. Chị ta hỏi thăm mới hay là bà Cai với mợ Hai đi chợ Giuồng Ông Huê mua đồ đặng sáng mai cúng tảo mộ , còn cậu Hai thì ở trên nhà trên, đương coi biểu trẻ chùi lư đặng ăn Tết. Vì chị ta quyết chí gặp cho được cậu Hai nên chị ta đứng xẩn bẩn một lát rồi lò mò đi tuốt lên nhà trên.

    Thằng Phùng với một người nữa Thị Tố không biết tên, đương ngồi chàng hảng ngoài hàng tư mà chùi chơn đèn thau, còn cậu Hai Nghĩa thì ngồi tại bộ ghế trường kỷ ở trong đương lọ mọ biên chép giống gì đó không biết. Cậu Hai ngồi day lưng phía dưới nhà cầu nên Thị Tố đi lên cậu không hay. Chừng Thị Tố đi tới một bên lưng, chị ta kêu "Cậu Hai" cậu mới giật mình xây lại. Cậu thấy Thị Tố thì chưng hửng rồi cậu chau mày trợn mắt hỏi:

    - Đi đâu đó?

    Thị Tố cười và đáp rằng:

    - Tôi lên kiếm cậu!

    - Kiếm làm gì?

    - Kiếm đặng hỏi coi con nhỏ đẻ đã đầy tháng rồi sao không thấy cậu xuống chơi.

    - Nhiều chuyện quá! Xuống làm gì?

    - Cậu xuống coi, nó đẻ thằng nhỏ ngộ quá, giống cậu thất kinh vậy.

    - Ê! Bày đặt chuyện nà!

    - Tôi nói thiệt a. Ai bày đặt làm chi. Cậu không tin, cậu xuống đó cậu coi.

    - Ai mà biết đâu mà. Giống hay là không giống thây kệ nó chứ.

    - Ủa! Cậu nói sao vậy? Trong ý cậu muốn chối, cậu nói không phải là con của cậu hay sao?

    - Chị này thiệt là nhiều chuyện. Đi về đi, ta không biết, mà cứ theo nói hoài. Đi về đi.

    - Về thì thủng thẳng rồi sẽ về chớ. Mỗi lần cậu xuống nhà tôi thì cậu tử tế quá, sao bây giờ tôi lên nhà cậu lại xô đuổi tôi? Ở chi vậy cậu Hai. Hồi nào cậu muốn nó, cậu nói lấy được, rồi bây giờ cậu lại hủy bạc nó như vậy. Đã biết chị em tôi nghèo hèn, nhưng mà ngày trước không phải tôi thấy cậu giàu nên tôi ép uổng cậu hay là con em tôi nó thấy cậu lịch sự nó tới ve vãn cậu, cậu ỷ quyền chủ điền, chủ đất, cậu ỷ thế con ông này bà kia, cậu tới ám sát mà lấy nó. Chị em tôi nghèo hèn không dám chống cự với cậu, lẽ thì cậu nghĩ lại cậu thương thân phận con Lựu lắm mới phải, chớ sao tại cậu mà nó có chửa nó đẻ, rồi bây giờ cậu bỏ cậu làm lảng như Vậy. Hôm trước nhà tôi lên nói cho cậu hay, cậu trả lời sao đó không biết, mà nó về hổm nay nó hờn cậu lung lắm. Tôi nói không lẽ cậu là người sang trọng mà cậu ở đoản quá như vậy. Dầu con Lựu nó có quấy với cậu chỗ nào thì cậu giận nó, chớ thằng nhỏ đẻ ra đó là máu thịt của cậu, nó có lỗi gì mà cậu giận luôn tới nó, nên cậu không thèm xuống. Cậu nghĩ lại đó coi lời tôi nói đó phải hay là bậy.

    Cậu Hai Nghĩa ngồi chống tay lên trán, nín mà nghe, vừa động lòng, vừa hổ thẹn, nên không biết lấy lời chi mà đuổi Thị Tố nữa. Mà nếu để Thị Tố cà rà ở đây, rủi vợ mà mẹ đi chợ về gặp sợ sinh nghi càng khó hơn nữa. Cậu bối rối không biết liệu làm sao cho xong. Cậu tính hồi nãy mình làm quạu mà đuổi thì Thị Tố khkông chịu về, thôi để bây giờ mình dùng lời êm ái gạt chị ta đặng chị ta đi phứt cho rảnh. Cậu nghĩ nư vậy nên nói dịu ngọt rằng:

    - Thôi, chị về đi , để thủng thẳng rồi tôi sẽ tính.

    Mấy lời nói ấy thiệt là có ý tứ. Câu nói cho Thị Tố yên lòng mà về, mà cậu không có buộc cậu vào việc gì hết. Cậu nói thủng thẳng hay là cậu nhìn con, hay là cậu nuôi con Lựu , Thị Tố thiệt thà không hiểu thấu chỗ xảo của cậu, nghe cậu nói êm mấy lời thì tưởng là cậu xiêu lòng rồi, chắc cậu sẽ chiếu cố mẹ con con Lựu, bởi vậy chị ta mừng mới nói nhỏ rằng:

    - Từ hôm nó đẻ đến nay nó trông cậu khóc cặp mắt sưng chù vù. Một đêm chí sáng nó ôm con ngồi khóc hoài nên sinh bệnh thủng nữa. Cậu xuống mà coi tay chưn mình mẩy nó sưng híp. Ông thầy Hoằng ổng biểu đưa hai chục đồng bạc đặng ổng làm một tễ thuốc cho nó uống, mà nó có tiền đâu mà đưa ra. Cậu làm ơn đưa cho ít chục đồng đặng nó uống thuốc cậu Hai. (49) Không phải cậu Hai Nghĩa tiếc gì vài chục đồng bạc, nhưng vì một là cậu sợ cho tiền rồi con mẹ nọ bắt bén đến xin hoài, hai là cậu sợ nói dần lân mợ Hai về gặp sinh chuyện, bởi vậy cậu cùng quằng nạt rằng:

    - Chị này nói nhây quá. Ta biểu về đi mà! Tiền bạc đâu am' cho. Không cho gì hết. Đi ra cho mau.

    Thị Tố gốc ở trên Bình Phú Tây, thuộc về tổng khác, nên hồi nhỏ không có ở dưới quyền ông Cai Hiếu. Từ khi có chồng về dưới này, tuy là chồng làm tá điền nhà cậu Hai, nhưng mà chị ta chẳng hề lui tới cúi lòn ai mà cầu việc gì. Đã vậy mà mấy tháng trước cậu Hai tới lui với con Lựu thườn ghay nói pha lửng mơn trớn với chị ta, bởi vậy chị ta lờn mặt không kiêng nể cậu cho mấy. Bây giờ chị ta nghe cậu nạt nộ xô đuổi nặng lời thì chị ta nổi giận nên cũng trợn mắt mà ngó cậu và nói rằng:

    - Tôi nói tử tế quá mà cậu nạt nộ cái gì. Nó đau nên tôi xin tiền cho nó uống thuốc, chớ phải tôi xin về đặng vợ chồng tôi ăn hay sao. Cậu không tin thì hỏi ông thầy Hoằng mà coi. Cậu không muốn cho, cậu nói như vậy chớ sao cậu lại không có tiền.

    Cậu Hai Nghĩa đương bối rối trong trí. Mà Thị Tố trả treo lằng nhằng làm cho cậu càng bối rối hơn nữa, nên cậu giận cậu vùng đứng lên kêu thằng Phùng mà biểu rằng:

    - Phùng, mày đuổi con mẹ chết vầm này nó ra ngoài coi nà, để nó đứng nói hoài đó hay sao. - Cậu nói dứt lời liền bỏ đi vô buồng.

    Thằng Phùng chạy vô hai bàn tay còn đánh dầu chùi lư dơ bẩn; nó chụp nắm tay Thị Tố mà kéo ra cửa. Thị Tố giận, mặt mày tái lét, muốn làm dữ coi xấu ai cho biết, nhưng mà chị ta nghĩ lại mình nói cậu Hai lấy con Lựu mà không có bằng cớ gì, mình nóng nói bậy người ta bắt lỗi mình được. Đã vậy mà mình tới nhà người ta làm rầy, mình mắc lý nữa. Chị ta xét như vậy nên dằng lòng líu ríu đi ra. Thằng Phùn gthấy chị ta không chống cự chi hết thì cười mà nói rằng:

    - Chị này gan thật, chị muốn chết hay sao nên dám léo tới đây nói lằng nhằng gì đó hử? Đi về cho mau. Láng cháng ở đó, cậu Hai giận đây, đố khỏi.

    Thị Tố day trợn mắt ngó thằng Phùng mà nói láp dáp rằng:

    - Tao chớ phải ai hay sao. Tao sợ là sợ người phải kia , chớ người như vậy tao dễ sợ đâu. Giàu thì giàu chớ có phép nào mà giết người được hay sao?

    Thằng Phùng ngó theo mà nạt rằng:

    - Còn nói gì nữa đó? Đi đi, ở láng cháng đó ta xít chó cắn đa, nói cho mà biết.

    Thị Tố vừa nghe vừa phiền, ra ngoài lộ rồi mà còn ấm ức trong lòng nên đi về không được. Chị ta ngồi bẹp dựa lề đường, hai cánh tay chống trên hai đầu gối mà ngó mông.

    Ai xui khiến cho thành một cái vần hội trớ trêu nghĩ thiệt là kỳ. Thị Tố vừa mới ngồi xuống đó thì xe của bà Cai Hiếu với mợ Hai Hường đi chợ cũng về tới đó. Thằng nhỏ đánh xe gò cương ngựa đứng lại rồi nhảy xuống mà dắt xe quẹo vô cửa ngõ. Thị Tố ngó thấy bà Cai với mợ Hai, chị ta lật đật đứng dậy mà xá. Nãy giờ chị ta giận cậu Hai, thiệt trong trí chị ta muốn rửa hờn lắm, nhưng mà chưa biết phải dùng cách nào mà làm cho đã cái nư giận được. Bây giờ chị ta thấy mặt mợ Hai Hường, thình lình trong trí phát một chước rất độc; chị ta vừa nhớ tới thì quyết thi hành liền, không thèm suy xét coi cái chước ấy hại cậu Hai mà có can phạm chi đến chị ta hoặc con Lựu hay không.

    Xe của bà Hai với mợ Hai thủng thẳng quanh vô cửa ngõ, thì Thị Tố thủng thẳng đi theo ở đằng sau. Xe vô tới sân ngừng lại, bà Cai leo xuống rồi xâm xâm đi vô nhà. Mợ Hai bận áo lót, choàng khăn trắng, đi giày nhung, mắc thúng đồ cản trở mợ xuống không được nên phải đợi thằng đánh xe bưng trống chỗ rồi mợ mới leo xuống.

    Khi mợ Hai xuống xe rồi, mợ thấy Thị Tố đứng xớ rớ trước mặt mợ, mợ không biết là ai nên hỏi rằng:

    - Thím này là ai. Đi đâu vậy?

    - Tôi là vợ Cai tuần Bưởi, ở dưới Đập Ông Canh.

    - Vậy hay sao! Thím lên có chuyện gì?

    - Thưa, tôi có một việc riêng, nên lên thưa cho mợ hay.

    - Việc gì đó?

    - Thưa mợ, tôi có một con em chồng năm nay mới mười bảy mười tám tuổi. Hôm tháng giêng tháng hai chồng tôi mắc đi ghe, hai chị em tôi ở nhà một mình. Cậu Hai xuống ve vãn con em chồng tôi hoài. Chị em tôi sợ mợ hay mà mang khốn, nên năn nỉ cậu hết sức mà cậu không nghe, cậu cứ ám sát lấy con nhỏ cho có chửa. Nó mới đẻ một đứa con trai. Tôi sợ trước sau gì đây mợ cũng hay, nên tôi mới phải lên thưa thiệt với mợ. Xin mợ tha lỗi cho con em chồng tôi, kẻo tội nghiệp nó. Tại cậu Hai, chớ thiệt nó đâu dám trèo leo như vậy.

    Mợ Hai Hưởng đi xe bị nắng gió mợ mệt, mà mợ nghe Thị Tố nói cái việc sập nhà sập cửa như vậy nữa, thì mợ giận run, ngực nhảy thình thịch, mắt đổ hào quang. Mợ chụp tay nắm kéo Thị Tố vô nhà, vừa đi vừa nói om sòm rằng:

    - Đồ khốn nạn quá. Thím nói sao đâu thím vô đây nói lại cho má tôi nghe một chút. Đi đi, cho mau.

    Bà Cai đi về chưa kịp thay áo, bà khát nước nên ngồi tạm nơi bộ ván nhà cầu rót nước mà uống. Thình lình mợ Hai Hưởng kéo Thị Tố ào vô. Bà Cai không hiểu chuyện gì, nên bà bưng chén nước mà ngó sững.

    Mợ Hai nói om sòm rằng:

    - Má xử sao đó thì xử đi. Ở nhà tôi nó làm xấu hổ, nó lấy em Cai tuần Bưởi có con rồi.

    Bà Cai chau mày mà nói rằng:

    - Ai bày đặt chuyện nói kỳ cục vậy?

    - Chuyện đã quả như vậy chớ có ai mà bày đặt. Má hỏi vợ Cai tuần Bưởi đây nó nói cho má nghe. Đồ khốn nạn thiệt mà. Phùng a, cậu Hai mày đâu? Mời cậu Hai mày xuống đây... Đi lấy thứ tá điền tá thổ lịch sự dữ!... Má hỏi vợ Cai tuần Bưởi, hỏi đặng thím nói cho mà nghe.

    Mợ Hai xô Thị Tố ra đứng trước măt. bà Cai, Thị Tố không dè cái chước mọn của mình nó kết quả dữ dội đến thế, bởi vậy chị ta phát sợ, nên đứng run lập cập.

    Bà Cai ngó Thị Tố một cách nghiêm nghị mà hỏi rằng:

    - Mày bày chuyện mày nói giống gì cho sinh rầy rà trong nhà tao vậy hử? Mày muốn chết hay sao?

    Thị Tố nghe bà hăm thì sợ, nên đứng trân trân, không dám nói. Mợ Hai ở đằng sau cứ xô đẩY biểu nói hoài, túng thế Thị Tố mới nói rằng:

    - Bẩm bà, cậu Hai ép uổng mà lấy con em chồng tôi nó có chửa đẻ một đứa con trai. Tôi sợ mợ Hai hay được mợ giận vợ chồng tôi, nên tôi lên tỏ thiệt trước với mợ Hai chớ tôi có dám nói tiếng gì đâu.

    Thị Tố vừa nói dứt lời thì mợ Hai Hưởng nhảy tới chỉ trỏ mà nói rằng:

    - Đó, má nghe rõ ràng hay chưa? Má còn nói người ta bày đặt nữa thôi , hử?

    Bà Cai nạt rằng:

    - Ê! Chuyện gì cũng thủng thẳng mà nói, la om sòm, như vậy tốt lắm hay sao? Em của nó lấy ai ở đâu có con rồi nó thấy mình giàu có, nó nói xán xả như vậy, rồi cũng tin nữa sao?

    Bà day qua điểm mặt Thị Tố mà nói rằng:

    - Còn con này để rồi mày coi tao. Thằng Hai tao nó lấy em chồng mày, mày có bắt được nó hay không mà mày nói. Đồ khốn kiếp! Mày tới đây kiếm chuyện nói xấu cho cậu Hai mày, mày để tao làm mày ở tù rục xương cho mày coi. Bầy trẻ, có đứa nào đó, bây chạy kêu thằng Hương quản lại đây tao biểu cho mau. Đi, biểu đi... thứ đồ ăn mày mà nó cũng biết lập mưu cao dữ chớ! Nó tưởng đâu mình ngu dại lắm, nên nó bày chuyện mà nói cho mình sợ xấu mà cho nó tiền. bây dọa ai kia, chớ sao bây dám cả gan mà dọa tới tao.

    Lời của bà Cai cắt nghĩa tuy hữu lý nhưng mà không đủ đuổi cơn ghen ở trong trí của mợ Hai Hưởng được, bởi vậy mợ ngồi tại góc ván, mặt còn đỏ phừng phừng, ngực còn nhảy đụi đụi. Thị Tố nghe biểu kêu Hương quản rồi lại nghe hăm he nữa, thì chị ta sợ quá, không biết rồi đây việc sẽ trở ra thế nào. Chị ta đứng ngẫm nghĩ một hồi rồi vùng xuống và lạy bà Cai vừa khóc vừa nói rằng:

    - Bẩm bà, tôi có dám nói xấu cậu Hai chút nào đâu. Cậu Hai làm vậy tôi sợ mợ Hai hay rồi vợ chồng tôi mang khốn, nên tôi phải lên tiếng trước. Xin bà thương, phận tôi là tôi tớ của bà, sống thác cũng nhờ bà tôi đâu dám bày mưu bày kế gì.

    Bà Cai không thèm trả lời, bà thấy Hương quản Kim bước vô, bà chỉ Thị Tố mà bà nói với Hương quản rằng:

    - Con khốn nạn này nó tới đây kiếm chuyện nói xấu cho mất thể diện tao với thằng Hai tao. Hương quản, mày phải bắt đem xuống nhà việc đóng trăng nó đặng tra tấn rồi giải Toà cho nó ở tù cho tao.

    Hương quản Kim "dạ" rồi bước lại kéo xốc Thị Tố đi liền, không cho nói tiếng chi nữa hết. Thị Tố bị bắt lấy làm ức, nên đi dọc đường chị ta khóc mà kêu trời hoài. Khi xuống gần tới nhà việc may gặp thằng Cu vác cây đòn xóc trên vai ở phía dưới lơn tơn đi lên. Thằng Cu thấy Thị Tố đi với Hương quản mà cặp mắt đỏ chạch, không biết việc gì, nên hỏi Thị Tố rằng:

    - Chị đi đâu vậy chị Hai?

    - Qua khi không mà bà Cai biểu ông Hương quản bắt qua, đem xuống nhà việc đóng trăng qua. Em làm ơn chạy vô trong ruộng mà nói giùm cho anh Hai em hay một chút.

    Thằng Cu chưng hửng không kịp hỏi tiếng chi nữa hết, nó đi tẻ vô ruộng mà kêu Cai tuần Bưởi.

    Hương quản dắt Thị Tố xuống nhà việc rồi kêu thường xuyên đem đóng trăng liền.

    Lối 11 giờ trưa, trời nắng như đổ lửa, phần thì lặng trang không có một chút gió, phần thì ruộng đã cạn hết nước rồi, bởi vậy người đi đường nóng nực vô cùng, còn nói chi những kẻ gặt hay là cộ lúa, họ lấy làm khổ sở.

    Cai tuần Bưởi đầu đội nón lá cối, áo cộc, bên dưới bận quần ngắn, áo quần hồi trước màu đen mà bị trải nắng dầm mưa lâu ngày rồi, nên bây giờ nó trổ vàng hoách nên không biết màu gì mà nói. Anh ta coi bộ hăng hái, đương lui cui gặt dưới ruộng với ba người nữa. Thằng Cu vác đòn xóc chạy lúp xúp theo bờ con, chừng vô tới đám ruộng Cai tuần Bưởi thì kêu mà nói rằng:

    - Anh Cai tuần ơi, chị Hai ở nhà làm giống gì không biết mà bà Cai biểu lằng bắt đem chỉ xuống nhà việc rồi. Chỉ biểu tôi chạy vô cho anh hay. Anh về coi chuyện gì vậy.

    Cai tuần Bưởi gặt gần, được một tay lúa, bỗng nghe thằng Cu kêu mà nói như vậy thì bủn rủn tay chưng, lật đật đưa tay lúa cho người đứng gặt bên đó, rồi máng vòng hái lên vai mà đi riết lên bơ '. Khi đi gần tới chỗ thằng Cu đứng thì anh ta hỏi rằng:

    - Tại sao mà làng bắt?

    - Tôi có biết đâu. Tôi đi gánh lúa về, tôi gặp Hương quản dắt chỉ ở đâu trên xóm ông Cai đi xuống nhà việc. Chỉ mượn tôi chạy vô cho anh hay. Chỉ nói chỉ khi không mà bà Cai biểu Hương quản đem chỉ xuống nhà việc đóng trăng. Tôi nghe như vậy lật đật chạy vô đây, không kịp hỏi cho cặn kẽ. Anh về nhà việc mà hỏi thử coi.

    - Khổ quá! Lúa rấp Tết, người ta lo gần chết mà còn làm cho thêm chuyện nữa.

    - Không biết chừng tại người ta chớ không phải tại chỉ.

    - Sao mà tại người ta? Nếu mà mình cứ ở trong nhà, mình đừng có nói tới ai hết, thì ai mà bắt mình được.

    - Anh khéo nói! Mình nghèo họ muốn bắt đóng trăng chừng nào họ bắt, mình dám làm giống gì đâu mà họ sợ.

    - Không. Tao biết ý con vợ tao nó hung lắm; hổm nay nó hầm hầm hoài. Tao chắc ở nhà nó mưu sự với con Lựu sao đó, rồi nó đi nói bậy bạ, nên chúng bắt nó đây chứ gì.

    Hai người vừa đi vừa bàn với nhau cho tới nhà việc. Cai tuần Bưởi bước vô, thấy Hương quản Kim đang ngồi tại bàn viết, lật đật để vòng hái với cái nón lá xuống đất , rồi lột khăn mà xá. Thằng Cu không dám vô, nó dựng cây đòn xóc dựa vách tường rồi sẽ lén đi vòng ra phía sau đặng lóng nghge coi việc gì.

    Hương quản ngồi viết một hồi rồi ngước mắt ngó lên , thấy Cai tuần Bưởi thì nói rằng:

    - Mày muốn chết. Sao mày xui vợ mày đi làm chuyện như vậy hư?

    Cai tuần Bưởi vừa gãi đầu vừa nói rằng:

    - Bẩm thầy, tôi mắc đi gặt, tôi có biết chuyện gì đâu.

    - Khéo chối dữ không! Có lý nào mà mày không biết. Mày bày đặt cho vợ mày làm như vậy đó chết lây tới mày nữa, chớ phải chơi sao.

    - Bẩm thầy, vợ tôi nó làm chuyện gì đâu, xin thầy làm ơn nói cho tôi biết, chớ thiệt tôi không hay chuyện gì hết.

    - Nó cả gan, dám lên nhà bà Cai nó mắng nhiếc bà với cậu Hai, nên bà biểu tao bắt giải Tòa cho nó ở tù chớ chuyện gì.

    - Trời ôi! Con này quá trời rồi! Nó muốn giết tôi mà! Ý hị! Hết sức nói!

    Hương quản biểu Cai tuần Bưởi đứng xê ra ngoài, rồi kêu thường xuyên dạy mở trăng, dắt Thị Tố lên. Cai tuần Bưởi vừa thấy mặt vợ thì than rằng:

    - Mình quá quắt rồi! Mình báo hại tôi chi vậy hử?

    Thị Tố chau mày đáp rằng:

    - Họ muốn nói sao họ nóio, chớ tôi có làm giống gì đâu mà báo mình.

    Cai tuần Bưởi nạt rằng:

    - Không làm giống gì, mà sao người ta bắt đóng trăng.

    - Để thủng thẳng rồi tôi đọc câu chuyện cho mình nghe, mình làm ơn chạy về bồng thằng nhỏ lại đây đặng tôi cho nó bú, kẻo nó khát sữa.

    Cai tuần Bưởi bước ra cửa gặp thằng Cu, nó biểu anh ta ở đó, để nó chạy lại nhà nó bồng giùm thằng nhỏ cho. Anh ta trở vô thì nghe Hương quản hỏi Thị Tố rằng:

    - Chuyện sao đâu mày khai rõ ràng cho tao nghe coi, phải khai cho thiệt, chớ khai gian tao biểu bầy trẻ vả miệng chết.

    - Bẩm thầy Hương quản, hồi tháng giêng tháng hai chồng tôi đi khỏi.

    - Tao không hỏi mày chuyện hồi tháng giêng tháng hai làm gì. Tao hỏi chuyện bây giờ đây, chuyện hồi sớm mai này, chuyện trên nhà bà Cai đó.

    - bẩm thầy, thầy cũng biết chồng tôi có một đứa em gái tên con Lựu...

    - Tao không cần biết con Lựu con Lê nào hết. Đừng có nói dông dài. Tao hỏi mày vậy chớ sao mày dám đến nhà bà Cai mày nói xúc phạm đến bà với cậu Hai. Mày trả lời nội bao nhiêu đó mà thôi.

    - Bẩm thầy, chuyện có đầu rồi mới có kết. Thầy biểu tôi khai tắt ngang vậy, tôi khai sao được.

    - Tao không muốn nghe khúc đầu. Tao cấm, không cho mày khai khúc đó.

    - Bẩm thầy, thầy dạy tôi khai cho thiệt, mà thầy cản thủ cản vĩ tôi còn gì mà khai.

    Hương quản chống tay lên trán ngồi ngẫm nghĩ một hồi rồi ngó quanh quất trong nhà việc, thấy Cai tuần Bưởi đứng xớ rớ dựa cửa, còn tên thường xuyên thì khoanh tay đứng dựa vách tường phía sau.Anh ta đuổi hết hai người đi ra phía ngoài, và dặn thườn xuyên phải coi chừng mà cản, đừng cho ai vô, để anh ta tra tội.

    Cai tuần Bưởi với thường xuyên đi ra rồi Hương quản mới dạy Thị Tố lại đứng gần một bên mà nói raằng:

    - Bây giờ mày muốn khai cho đủ đầu đuôi mày khai đi, song mày phải khai nhỏ đủ mình tao nghe thôi, lại khúc đầu khai vắn tắt không được khai dài.

    - bẩm thầy, hồi mùa khô chồng tôi đi ghe mướn. Tôi ở nhà với em chồng tôi là con Lựu. Cậu Hai tới chơi, cậu thấy con Lựu cậu muốn nên cậu ám sát. Tôi sợ mợ Hai khó lòng, tôi năn nỉ hết sức mà cậu cũng không nghe, cậu lấy con nhỏ cho tới có chửa...

    - mày đặt chuyện bậy bạ! Nó lấy ai đâu có chửa, sao mày dám nói xán xả cho cậu Hai?

    - Bẩm thiệt chớ. Nội xóm ai cũng đều biết chuyện đó hết ; thầy không tin thầy hỏi họ mà coi.

    - Thôi, sao nữa thì khai đi.

    - Hồi tháng 11, con Lựu nó đẻ. Chúng tôi chạy lên cho cậu Hai hay. Hơn một tháng nay cậu không xuống thăm, mà cậu cũng không nói chi hết. Tôi định chắc mợ Hai hay rồi, nên cậu không dám tới lui nữa. Phận vợ chồng tôi là tá điền của cậu Hai mợ Hai. Nếu chuyện này bể ra thì không dễ gì! Tôi sợ quá nên hồi sớm mai này tôi lên thú thiệt mà xin lỗi với bà và mợ Hai. Không biết tại sao bà giận bà rầy tôi quá, rồi bà biểu thầy bắt tôi chớ tôi có dám nói giống gì đâu.

    Hương quản ngồi suy nghĩ một hồi rồi trợn mắt ngó Thị Tố mà nói rất nghiêm nghị:

    - mày dại lắm mày ở tù chết. Mày phải biết danh giá của bà Cai với cậu Hai mợ Hai không nhỏ. Ví dầu cậu Hai có khuấy chơi, cậu trai gái với em chồng mày đi nữa việc đó cũng không đủ bằng cớ gì. Mày nói nội xóm Đập Ông Canh này ai cũng đều biết hết. Hết thảy cả xóm Đập Ông Canh này ai cũng là tá điền tá thổ của cậu Hai hết thảy, ai mà dám chứng cho mày. Mày nói chứng là ai đâu, mày nói thử cho tao coi. Tao dám chắc nội trong làng này dầu mày mướn một ngàn đồng bạc cũng không ai dám chịu làm chứng cho mày nữa. Mày ngu quá. Sao mày dám tới nhà người ta mày nói chuyện xấu cho người ta như vậy. Chuyện này mày làm mất danh giá người ta, mày có tội nặng lắm, chớ phải chơi hay sao. Bây giờ bà Cai dạy tao phải làm tờ bẩm mà giải nộp mày, tao không biết làm sao mà giải cứu mày nổi. Mà không biết chừng thằng Cai tuần cũng bị chớ không phải mình mày đâu. Đừng có lấp lửng.

    Hương quản nói dứt lời liền đứng dậy bước ra kêu thường xuyên biểu đem Thị Tố đóng trăng lại.

    Thằng Cu bồng thằng nhỏ lại đã lâu rồi, nhưng vì bị Hương quản cấm, nên vô không được. Thằng nhỏ khát sữa la khóc om sòm; Cai tuần Bưởi bồng dỗ hết sức mà nó cũng không chịu nín.

    Hương quản thấy vậy mới biểu Bưởi bồng con vô giao cho vợ. Thị Tố bồng con theo thường xuyên xuống nhà sau ngồi trăng, vì Hương quản hăm dọa nên mặt coi có sắc sợ.

    Thị Tố đi rồi Hương quản bèn kêu Cai tuần Bưởi lại đứng gần mà nói rằng:

    - Này em Cai tuần, con vợ em dại quá. Việc cậu Hai trai gái với con Lựu, qua cũng hay chớ không phải không, nhưng mà bây giờ mình có bằng cớ gì đâu mà nói được. Con vợ em khờ quá, nó không biết luật, nó lên nói bậy nói bạ, bà Cai với mợ Hai giận nên biểu qua phải làm cho vợ chồng em ở tù hết thảy. Qua thấy em út thiệt thà qua thương, mà bây giờ biết làm sao. Nếu qua binh vực em, thì qua ngồi chức chánh Hương quản này sao yên. Qua ở trong lòng bàn tay bà Cai, qua đâu dám trái ý bà. Vậy em tínhlàm sao bây giờ?

    Cai tuần Bưởi ứa nước mắt mà nói bệu bạo rằng:

    - Xin thầy thương giùm vợ chồng em, thầy châm chế cho em nhờ, chớ em biết nói làm sao được.

    Hương quản làm mặt buồn, đứng suy nghĩ một hồi làm bộ thở ra mà nói rằng:

    - Qua tính như vậy có lẽ được. Em bưng trầu rượu lên lạy bà Cai với mợ Hai mà chịu lỗi. Em nói vợ em dại dột nói bậy nói bạ nên em xin bà với cậu mợ tha lỗi cho nó. Đem đi liền bây giờ đi, rồi chiều tối qua về qua òn ỉ nói giùm cho.

    Cai tuần Bưởi vâng lời quày quả ra về. Thằng Cu mắc lọ mọ ở dưới nhà trú mà hỏi thăm Thị Tố ; chừng nó trở ra thấy mất Cai tuần Bưởi, nó mới xách đòn xóc tuốt lại nhà kiếm. Nó bước vô cửa, thấy sắp con Cai tuần Bưởi đứa nào đứa nấy mặt mày lem luốc đương ngồi dụm nhau lại chơi dưới đất, còn Tư Lựu thì bồng con ngồi trên chõng mà khóc. Nó vùng hỏi trống rằng:

    - Anh Cai tuần có về đằng này không? Ảnh đâu mất rồi?

    Con Lựu ngó ra, cặp mắt ướt rượt mà đáp rằng:

    - Anh Hai tồi về rồi mới đi đó. Ảnh nói để ảnh lên lạy bà Cai mà chịu lỗi cho chỉ.

    Thằng Cu đứng một hồi mà nói rằng:

    - Người ta không thương, người ta làm như vậy, mà còn lạy giống gì. Thôi, tôi về làm công chuyện tối rảnh tôi sẽ xuống thăm.

    Trong lúc làng bắt đóng trăng Thị Tố mà tra hỏi làm cho Cai tuần Bưởi, thằng Cu, con Lựu đều lo sợ buồn rầu hết thảy, thì trên nhà bà Cai cũng không vui vẻ êm ái gì. Khi Hương quản dẫn Thị Tố ra khỏi cửa rồi, thì mợ Haituốt lên nhà trên mà kiếm cậu. Mợ kiếm cùng trong buồng ngoài trước, mà không thấy, bèn hỏi thằng Phùng rằng:

    - Cậu Hai mày đâu, hử?

    Thằng Phùng nói cậu ra ngoài vườn. Mợ Hai tuốt ra, cậu đứng dưới gốc cây khế, đương vác mặt ngó lên trên ngọn, đường như ếm khế chín mà hái, mợ vùng kêu mà nói om sòm rằng:

    - Vô đây đồ khốn nạn! Tuồng mặt như vậy mà đi lấy em tá điền, tốt dữ! Sao không vô mà chào chị dâu của vợ, lại trốn ở ngoài này.

    Cậu Hai xịu mặt nói rằng:

    - Ào ào giống gì vậy!

    Tuy cậu Hai nói giọng cự nự, song cậu ríu ríu đi vô. Mợ Hai bị cục máu ghen nung nấu trong ngực, mợ dằn không được, bởi vậy cậu vừa bước xuống thềm nhà thì mợ Hai ở sau nhảY tới đấm trên lưng cậu thụi thụi, làm cho thằng Phùng với mấy người chùi lư thất kinh, lật đật đứng dậy vỡ tan.

    Vì có trước mặt mấy đứa đó cậu Hai mắc cỡ, nên cậu day lại nói rằng:

    - Con quỷ này làm giống gì vậy? Muốn tao đánh bể đầu hay sao?

    Mợ xốc tới, lúi đầu vào ngực cậu mà la lớn:

    - Ddầu đây, đầu đây, có giỏi thì đánh đi. Đứa nào nói phách mà không dám đánh thì tao coi như con chó. Ờ ờ! Cái tuồng mặt lấy bậy, không biết xấu mà còn nói lớn lối nữa!

    Ai cũng tưởng mấy lời thách đố ấy sẽ làm cho cậu Hai phải thị oai trừng trị ác phụ , nào dè cậu hứ một cái, lẩm bẩm nói "đàn bà khốn nạn", rồi bỏ đi vô nhà, chẳng hiểu cậu sợ hay là cậu kinh bỉ. Cậu nhịn không được, mới nói trả lại vài tiếng, thì mợ chạy a lại, nắm áo cậu mà xé rồi nhào lộn mà làm nhân mạng. Tôi tớ trong nhà kinh hồn khiếp vía, đứa kiếm chỗ ẩn mặt, đứa ngó nhau lắc đầu, không một đứa nào dám lại gần mà can gián.

    Bà Cai ở dưới nhà cầu, nghe nổi giặc trên nhà trên, bà thủng thẳng đi lên; bà thấy dâu con đương cấu xé nhau, bà bước lại gỡ tay mợ Hai mà nói rằng:

    - Buông ra con, Hai. Việc gì cũng thủng thẳng mà nói, con đừng có làm như vậy, bầy trẻ trong nhà nó chê cười.

    Tuy mợ Hai buông áo cậu ra, nhưng mợ nói ong óng rằng:

    - Ối! Nông nỗi này mà còn biết gì là xấu hổ nữa! Quân nó ăn ở mọi rợ như vậy đó má không thấy hay sao, hử?

    Bà Cai chau mày mà đáp rằng:

    - Đồ khốn nạn nó muốn cho xào xáo trong nhà mình, nên tới kiếm chuyện mà nói, chớ biết có thiệt như vậy hay không. Để thủng thẳng còn hỏi lại đã chớ.

    - Không có làm sao người ta dám nói. Má còn binh hay sao?

    - Không phải má binh. Má biểu con để cho má đi hỏi lại, nếu thiệt có như vậy thì má sẽ rầy nó chớ.

    Đứa con gái của cậu Hai Nghĩa đã được ba tuổi rồi, nãy giờ nó chơi ở phía sau hè, bây giờ con nhỏ giữ dắt nó ra trước nó thấy cha mẹ nó rầy rà quá thì nó sợ, nên la khóc om sòm. Mợ Hai bước lại bồng con, nhưng mợ cũng cứ ong óng hoài, hễ bà Cai nói thì mợ vặc một văc. hai với bà, mà hễ bà thôi thì mợ mắng nhiếc cậu Hai không chừa chỗ nào hết.

    Cậu Hai không thèm đối đáp với vợ nữa, cậu nghinh mặt rồi bỏ đi vô buồng trên phía cháu trên mà nằm. Bà Cai can hết lời mà dâu không chịu nín, bà giận bỏ trở xuống nhà cầu mà ăn trầu. Mợ Hai ôm con trong lòng cứ ngồi nói hoài, cậu lặng thinh mà mợ không chịu nín, cơm dọn rồi mà mợ không thèm ăn. Mợ nói mấy giờ đồng hồ, mà nghe chẳng có tiếng chi khác hơn là những tiếng "Tuồng mặt lấy tá điền.... Em rể Cai tuần Bưởi... Quân mọi rợ.... Đồ khốn kiếp... Đội quần mà đi... Cấm không cho xuống Đập Ông Canh...."

    Cai tuần Bưởi lên chịu lỗi, anh ta bước vô sân còn nghe mợ Hai nói ong óng trong nhà.

    Anh ta sợ khiếp vía, nhưng mà phải làm gan đi vô đại. Bà Cai vừa thấy mặt anh ta, thì bà ta hét vang rân. Bà mắng rằng:

    - Đồ phản, còn tới làm chi nữa đó! Thuở nay nhờ ai có cơm mà ăn, có chỗ mà ở, rồi bây giờ trở mặt dám đặt điều nói xấu nói hổ cho tao, hử. Quây bây là quân trâu chó, đi ra cho mau, bằng không tao biểu bầy trẻ vác cây nó đập bây giờ.

    Bà mắng bà chửi, còn Cai tuần Bưởi thì cứ khóc lóc hoài. Bà mắng mệt, mà nghỉ, anh ta mới đánh bạo nói rằng:

    - Bẩm bà, xin bà thương giùm thân phận bọt bèo. Vợ con nó dại, nên nói bậy nói bạ, xin bà miễn chấp nó. Nếu bà không thương, bà bỏ tù nó, thì khổ cho con lắm. Lúa của con găt. còn ê hề, sắp nhỏ của con liu nhiu líu nhít, con biết làm sao được. Trăm lạy bà thương cho.

    Bà Cai nạt lớn:

    - Thây kệ chúng bây. Vợ chồng bây cả gan, dám xúc phạm đến danh giá nhà tao để rồi bây coi. Tao ch? quăng ra vài trăm bạc, tao làm cho chúng bây ở tù hết cho bây mở mắt bây ra.

    Cai tuần Bưởi khóc lóc năn nỉ chừng nào thì bà Cai mắng chửi rầy la chừng nấy. Anh ta thấy năn nỉ với bà không được mới tính lên nhà trên kiếm cậu Hai mợ Hai mà chịu lỗi. Anh ta lên đó không thấy cậu Hai, chỉ thấy mợ Hai đương ngồi nói om sòm mà thôi. Anh ta áp lại mà lạy.

    Mợ Hai vừa thấy anh ta thì mợ la rằng:

    - Ủa! Chào anh vợ của cậu Hai Nghĩa. Tới nhà sao không lên ván giữa mà ngồi , làm giống gì mà quỳ lạy đó vậy. Bầy trẻ đâu, sao không kêu cậu Hai ra tiếp rước anh vợ.

    Thà bà Cai mắng chửi còn ít sợ, chớ mợ Hai nói gay gắt thiệt khó chịu không biết chừng nào. Con nhà nghèo khổ mà kể chi là vinh nhục thấp cao, bởi vậy Cai tuần Bưởi cứ khum lưng mà lạy, không dám chối cãi một tiếng nào hết. Thiệt tội nghiệp cho cái thân Cai tuần Bưởi. Anh ta năn nỉ mà chịu lỗi cho vợ, anh ta nói nhiều lời nghe thảm thiếc; tiếc thay cho mợ Hai không thèm ghé tai vào một lời nào hết, mợ cứ ngồi nói xeo nạy với chồng.

    Cai tuần Bưởi lạy mỏi gối, nói hết lời mà coi bộ không ai đoái thương chút nào hết. Anh ta cóm róm đi xuống nhà bếp, gặp thằng Phùng nó nói:

    - Đi về đi. Bà với mợ Hai đương giận mà anh nói thế nào được. Để mai mốt bớt giận rồi sẽ lên.

    Cai tuần Bưởi nghe lời bèn lẻn ra cửa sau mà về, thầm tính để xuống nhà việc cậy Hương quản Kim nói giúp giùm.

    Đi về dọc đường, may gặp Hương quản ở dưới nhà việc đi về nhà. Cai tuần Bưởi thuật chuyện mình xin lỗi lại cho Hương quản nghe và cậy Hươngquản làm ơn ghé nói giùm. Hương quản gật đầu nói rằng:

    - Thôi, em về đi. Để qua nói giùm coi được hay không.

    Hương quản Kim nghe nói trong nhà bà Cai còn đương lộn xộn, anh ta không dám ghé cứ đi thẳng về nhà. Đến tối dọ nghe đã êm rồi anh ta mới mò lại. Khi bước vô cửa, anh ta hỏi thằng Phùng vậy chớ cậu Hai ở đâu. Thằng Phùng cười và nói nho nhỏ rằng:

    - Mợ Hai em rầy quá, cậu Hai chịu không nổi nên bắt ngựa cỡi đi mất từ hồi xế đến bây giờ, không biết vô cô Ba trong chợ Giồng hay là lên nhà ông trên chợ Gạo. Chú còn đóng trăng vợ Cai tuần Bưởi hay không? Bà mới biểu tôi dọn dẹp rồi đi lại đằng chú dặn chú phải làm gắt đừng cho chỉ về ăn cơm uống nước gì hết.

    Hương quản trề môi đáp rằng:

    - Về sao được mậy. Bà dạy đóng trăng nó, ai mà dám thả?

    Anh ta nói rồi bèn đi thẳng vô nhà cầu.

    Bà Cai đương nằm trên ván gác tay ngang qua trán như là ngủ, còn mợ Hai thì bồng con nằm trên võng giăng gần đó. bà Cai thấy Hương quản vô bà không ngồi dậy, duy lấy tay mà hỏi:

    - Mày làm tờ bẩm mà giải con đó hay chưa?

    - Bẩm bà, tôi mới lấy khai nó, chớ chưa làm tờ bẩm.

    - Ủa! Còn chờ giống gì nữa?

    - Bẩm bà, không gấp gì. Tôi nói để tôi bẩmlại với bà rồi sẽ làm tờ bẩm.

    - Mày muốn bẩm giống gì đó?

    - Bẩm bà, con vợ thằng Cai tuần Bưởi khốn nạn lắm. Tôi biểu nó làm khai mà nó cứ khai cậu Hai trai gái với em chồng nó hoài. Từ hồi trưa, đến giờ tôi đánh vả nó sưng mặt mà nó cũng cứ nói vậy mãi. Tôi giận đóng trăng hai chân, tôi bỏ nó nằm dưới.

    Mợ Hai lồm cồm ngồi dậy nói rằng:

    - Thì lấy em chồng nó, nó khai lấy em chồng nó chớ sao. Tôi không có giận con vợ thằng Bưởi. Tôi giận ở nhà tôi với con em thằng Bưởi lắm. Hương quản có bắt em thằng Bưởi mà đóng trăng lại hay không?

    Hương quản nghe hỏi vậy thì chưng hửng nên đứng lơ láo không biết sao mà trả lời. Bà Cai ngồi dậy nói rằng:

    - Con đó có nói giống gì đâu mà đóng trăng nó.

    - Nó là quân ăn mày, sao nó cả gan dám lấy chồng tôi. Để tôi xuống tôi xé trứng nó cho nó coi.

    Bà Cai hết nói nữa được. Hương quản bước ra cửa nhả bã trầu rồi trở vô hỏi bà Cai:

    - Bẩm bà, hồi trưa tôi gặp thằng Cai tuần Bưởi ở trên này đi về, nó nói lên lạy bà với cậu Hai mợ Hai mà xin lỗi cho vợ nó, không biết có thiệt như vậy hay không?

    - Có. Nó lên nó lạy nó khóc đây. Tao chửi nát nước rồi nó trốn về mất.

    - Bẩm bà, vợ chồng nó bà muốn giết chừng nào lại không được. Con vợ nó nói bậy bạ, bỏ tù cũng là đáng lắm. Ngặt vì tôi thấy cái thân phận thằng Cai tuần Bưởi tội nghiệp quá. Nó gặt nửa chừng lúa còn ê hề. Còn trong nhà con lít nhít cả bầy. Nếu làm cho vợ nó ngồi tù, thì tội nghiệp cho nó. Xin bà với mợ Hai rộng lượng bao dung cho nó một lần cho nó nhờ.

    - Mày binh nó hay sao, quân đó mà còn thương nỗi gì?

    - Bẩm bà, không phải tôi binh.

    - Không phải binh sao mày xin lỗi cho nó?

    - Bẩm bà, tôi nghĩ giải nó cũng khó lắm. Hễ giải thì vợ thằng Bưởi ở tù rồi. Ngặt vì tôi sợ nó lên trên Tòa nó nói bậy nói bạ hoài, mang tai tiếng cho cậu Hai thêm nữa.

    Mợ Hai vọt miệng đáp:

    - Thây kệ, giải nó đi, đặng đến giữa mặt quan nó khai cho mang xấu chơi. Sợ giống gì. Làm như vậy một lần cho tởn đến già.

    - Thưa mợ, mợ nói vậy sao phải. Có việc gì thà là ở trong nhà mà xử, chớ có lẽ đâu lại cho thiên hạ biết làm chi.

    - Việc đã rùm beng rồi, còn giấu ai nữa chớ.

    - Có chi đâu mà rùm beng. Hồi trưa tôi tra khảo nó thì tôi đóng cửa nhà việc lại, tôi có cho ai nghe đâu. Xin bà với mợ Hai cho phép tôi phạt trăng nó ít bữa tại nhà việc mà răn nó rồi tha nó. Làm như vậy cũng đủ khiếp vía nó rồi, mà cậu Hai cũng khỏi mang tiếng chi hết.

    Bà Cai thấm ý, ngồi suy nghĩ một hồi rồi mới nói rằng:

    - Đồ khốn nạn, nó nói bậy nói bạ, tao muốn cho nó ở tù đặng nó biết chừng. Mà thằng Hương quản , mày nói như vậy, thôi tao cũng dung cho nó một lần. Nếu nó còn dại nữa rồi tao sẽ giết nó, chừng đó hết than trời trách đất.

    Mợ Hai cùng quằng nói rằng:

    - Má tha chớ tôi không tha. Mà như có tha cho con vợ thằng Bưởi thì phải bỏ tù con em nó cho tôi.

    - Thôi con. Mình bỏ tù vợ thằng Bưởi thì được rồi, mà con nó ở nhà liu chiu lít chít tội nghiệp. Còn con em thằng Bưởi nó có nói giống gì đâu. Chừng nào nó nói giống gì thì nó sẽ biết tay má.

    - Tôi giận con đó lắm. Tôi muốn thấy tuồng mặt con đó coi nó ra làm sao.

    - Thôi, con. Má xin con viêc. đó, nếu con rầy rà hoài thì xấu chồng con, chớ không ích gì.

    - Thôi, má đuổi thằng Bưởi phải dỡ nhà đi liền bây giờ đi, đừng cho nó ở trong điền trong đất nhà mình nữa.

    - Phải, để nó đong lúa ruộng rồi sẽ hay. Má biết, con không cần lo việc ấy. Thứ đồ như vậy mà còn cho mướn ruộng và cho ở trong đất làm chi nữa.

    Hương quản Kim thấy bà Cai với mợ Hai đã nhận lời mình xin rồi thì mừng nên lật đật từ mà về, sáng bữa sau xuống nhà việc kêu Cai tuần Bưởi lại mà rằng:

    - Vợ chồng bây làm thất côgn tao quá! Hồi hôm tao năn nỉ hết sức bà mới chịu tha tù cho vợ mày. Bà dạy tao phải phạt trăng nó 8 bữa tại nhà việc cho nó khiếp sợ, sau đừng có ngu như vậy nữa. Thôi mày phải lên mà lạy bà với mợ mà cám ơn đi.

    Người ta hiếp đáp mà Cai tuần Bưởi không hiểu, tưởng người ta làm ơn, nên cúi đầu lại Hương quản rồi lật đật đi lên nhà bà Cai mà lạy nữa.

    Thằng Cu tối rảnh xuống nhà việc thăm Thị Tố , Thị Tố buồn nên nói hết công chuyện cho nó nghe. Nó hay con Lựu đau mà không tiền uống thuốc, nó về hỏi chủ lãnh 20 đồng bạc rồi lén đưa cho thầy Hoằng làm một tễ thuốc cho con Lựu.

    Đến 30 Tết, Hương quản Kim mới tha Thị Tố về. Thầy Hoằng đem tễ thuốc lại mà đưa. Thị Tố chưng hửng, hỏi thầy Hoằng rằng:

    - Ai đưa bạc cho thầy làm đây?

    - Thằng Cu chớ ai. Nó đưa bữa hổm, nó nói bạc của thím mượn nó đem giùm lại cho tôi. Sao thím hỏi kỳ vậy?

    Thị Tố hiểu rồi, nên gật đầu nói rằng:

    - Phải a, tôi biểu nó mà tôi quên chớ.

    Qua rằm tháng giêng, Cai tuần Bưởi đạp lúa xong rồi, mới mướn xe bò xe 300 giạ lên đong lúa cho bà Cai. Vì anh ta có tịch, sợ bà Cai hoăc. mợ Hai ghét rồi bắt chặt bắt lỏng, bởi vậy anh ta giê lúa thật sạch, không dám để một hột lúa lép. Tuy vậy mà lúc đong lúa cũng không khỏi bị mợ Hai mắng nhiếc tưng bừng. Đong được phân nữa rồi, mợ Hai làm gắt buộc phải gánh ra sân mà ghê lại, làm cho Cai tuần Bưởi phải thất công hết một ngày, phải mướn một người phụ mà giê, rồi lại phải về gánh lên 5 giạ nữa mới đủ đong.

    Cai tuần Bưởi bị mắng nhiếc không dám cự, bị bó buộc không dám phiền, ấy là anh ta nghĩ mình ráng chịu đấm ăn xôi, chớ nếu nói đi nói lại, người ta không cho mướn ruộng nữa, rồi làm sao mà nuôi con, nuôi vợ. Ddã nhịn nhục hết sức, mà cũng không khỏi mang hại, nghĩ cái nghèo nó dở không biết chừng nào, chớ chi mà anh ta giàu, ai nói oan ức anh ta cự lai thì chẳng những là không có họa gì mà thôi, mà người ta còn kính sợ mình nữa...

    Khi đong lúa đủ rồi, Cai tuần Bưởi lên nhà trên thưa với chủ điền mà về. Cậu Hai Nghĩa bèn nói rằng:

    - Này, năm nay tao lấy ruộng lại mà cho người khác làm, tao không cho mày mướn nữa. Tao nói trước cho mày biết đặng có đi hỏi ruộng của chủ khác mà mướn lần đi.

    Cai tuần Bưởi đứng ngẩn ngơ, không biết làm sao mà nói cho được. Mợ Hai lại nói tiếp:

    - Mày cũng phải dỡ nhà đi kiếm chỗ đất khác cất mà ở, tao không cho ở trong đất tao nữa. Nội trong tháng giêng này phải đi đa, nếu còn ở đó tao sai bầy trẻ xuống cào nhà quăng xuống vũng nói cho mà biết.

    Cai tuần Bưởi ngó bà Cai rưng rưng nước mă"t, trong ý trông coi bà có thương con nhà nghèo mà can dâu dứt con hay không, nào dè bà ngồi tự nhiên, không thèm ngó anh ta mà cũng không thèm nói tiếng chi hết. Anh ta thấy vậy mới nói rằng:

    - Thưa cậu mợ, xin cậu mợ thương tôi, chớ lấy ruộng lại rồi tôi làm sao.

    Mợ Hai nạt rằng:

    - mày làm sao thây kệ mày chớ ! Tao nói rồi a, nội tháng giêng này phải ra cho khỏi đất tao; nếu cãi lời rồi coi.

    Cậu Hai bỏ đi vô buồng không thèm nói nữa.

    Tuy Cai tuần Bưởi thiệt thà, nhưng mà anh ta cũng hiểu tại cớ nào mà người ta đuổi mình và lấy ruộng lại, anh ta nghĩ dầu năn nỉ đến mấy cũng vô ích, bởI vậy anh ta xá bà và mợ về liền. Khi về đến nhà, Thị Tố thấy sắc mặt anh không vui thì hỏi:

    - Thêm 5 giạ nữa đó mà đong cũng chưa đủ hay sao? Thôi, biểu họ xuống gánh hết lúa của mình về trển cho vừa lòng họ.

    - Đong đủ rồi, mà người ta lấy ruộng lại, không cho mình làm nữa.

    - Ủa, mình có thiếu lúa ruộng đâu mà lấy ruộng lại.

    - Họ đã lấy ruộng lại, mà họ còn đuổi phải dỡ nhà mà đi liền nữa chớ!

    Thị Tố nghe nói nổi giận, ngồi lặng thinh một hồi rồi lầm bầm nói rằng:

    - Quân ác thiệt! vậy mà trời đất cho họ giàu có làm chi không biết!

    Cai tuần Bưởi xịu mặt nói rằng:

    - Tại mình hết thẩy! Mình làm lắm chuyện nên bây giờ mới ra nông nổi này đó.

    - Phải, tại tôi thiệt. Mà tại họ nói như giống gì đâu, biểu tôi nín sao được.

    - Một câu nhịn là chín câu lành. Phận mình nghèo, ăn thua với người ta sao nổi mà sinh sự. Đó, bây giờ người ta đuổi, mình biết đi đâu mà ở nè?

    - Ôi! Thiếu gì chỗ ở mà lo, cần gì phải bái quỵ thứ đồ như vậy.

    - Chỗ nào đâu mình thử chỉ coi? Dỡ nhà mà đi dễ lắm sao? Mà đi ở chỗ khác rồi ruộng đâu mà làm?

    - Mấy nguời họ không ở trong đất, không làm ruộng của bà Cai, họ chết đói hết hay sao? Mà bà Cai đuổi mình hay là ai đuổi đó?

    - Cậu Hai, mợ Hai.

    - Cậu Hai cũng đuổi nữa hay sao?

    - Chớ sao?

    - Khốn nạn quá! Mắc thờ bà mà quên hết nhân nghĩa! Tôi muốn lên tôi xài nó một lần nữa, coi nó giỏi nó làm giống gì tôi nó làm đi.

    - Thôi, thôi, đừng có nhiều chuyện nữa, mình muốn giết tôi đa há? Đã một lần rồi mà chưa tởn hay sao? Ddể cho tôi kiếm đất tôi hỏi đặng có đi ở chỗ khác chơ" đừng có sanh chuyện mà báo hại tôi.

    - Mình sợ họ quá, thiệt tức tôi không biết chừng nào.

    - Họ giàu, mình nghèo, không sợ sao được, nói nghe kỳ không kìa!

    - Tưởng họ giàu mà họ giúp đỡ mình đồng nào đó hay sao, mà sợ. Họ giàu họ lấy em mình cho có con rồi họ bỏ, mình giận mình nói, họ oán họ lấy ruộng lại, đuổi mình phải dỡ nhà mà đi, giàu như vậy mà sợ cái gì.

    - Thôi, tôi xin mình đừng có nhắc tới chuyện đó nữa. Tại mình dại mình để em mình cho người ta lấy thì chịu, mình trách người ta nỗi gì... Tôi thấy đất của cậu Thôn Tá có cái nền nhà cũ của thằng Thình còn bỏ trống. Thôi để mai tôi qua tôi hỏi đặng dỡ nha 'cất về đó mà ở cho êm, rồi thủng thẳng kiếm ruộng người khác mướn mà làm. Nhịn thua phứt cho rồi công chuyện ấy đi là hơn.

    Thị Tố cùng quằng bỏ đi xuống nhà dưới nấu cơm, không thèm nói nữa.

    Sáng hôm sau, Cai tuần Bưởi qua nhà Thôn Tá năn nỉ hỏi cái nền nhà của thằng Thình mà ở. Thôn Tá khá có mấy mẫu đất hương hỏa của ông bà để lại, nên làm đủ ăn. Anh ta nghe Cai tuần Bưởi năn nỉ thì thương, nên chịu cho ở trên cái nền nhà cũ bỏ trống đó.

    Cai tuần Bưởi làm ruộng mùa này, đong lúa và trả vặt vạnh rồi còn dư được một thiên rưỡi lúa, anh ta mới bán lúa ấy, rồi mướn hai người phụ triệt nhà đặt đem qua cất bên Thôn Tá. Nhà trên dỡ rồi thì Thôn Tá cho kêu qua mà nói:

    - Này, em Cai tuần, việc này khó quá em ơi!

    - Việc chi mà khó, cậu Thôn.

    - Hôm trước em hỏi cái nền nhà đặng em cất nhà em ở. Qua thấy em thiệt thà qua thương, nên qua nhận lời. Bữa nay bà Cai kêu qua lên bà rầy lung quá. Bà hỏi vậy chớ muốn cự địch với bà hay sao mà bà giận bà đuổi em, qua lại dám chứa em trong đất. Qua nói qua không hay chuyện gì hết, qua có một cái nền nhà bỏ trống, em tới em hỏi nên qua cho, chớ qua không dám cự did.ch với bà. Bà nạt qua, bà nói: "Mày giỏi mày chứa thằng Bưởi, rồi mày biết tay tao". Em nghe đó mà coi, chuyện bà Cai giận hờn em làm sao qua có biết đâu, qua thấy em qua thương nên qua hứa để cái nền nhà cho em ở, mà bây giờ bà nói như vậy thì khó cho qua qúa. Em liệu làm sao?

    - Thưa cậu, xin cậu thương giùm tôi, chớ tôi có biết liệu làm sao bây giờ.

    - Không phải là qua không thương em, nếu qua không thương thì hôm trước em hỏi qua có cho đâu. Ngặt vì bà Cai nói như vậy đó, hễ cho em đất thì bà nói qua binh em, bà ghét qua rồi qua làm sao mà ở cho yên được. Thôi, qua khuyên em kiếm đất khác hỏi mà ở thì tiện hơn.

    - Tôi dỡ nhà lỡ rồi, bây giờ hỏi đất ai cho kịp. Lại biết hỏi được hay không.

    - Thiệt đó chút! Nếu qua cho em ở mà bà giận bà rầy qua, thì trong làng này có ai mà dám chứa em. Thiệt là tội nghiệp cho em quá! Biết làm sao bây giờ!

    Cai tuần Bưởi ngồi rưng rưng nước mắt, không biết liệu sao cho được. Thôn Tá thấy vậy thì động lòng, nhưng vì cái quyền thế nó mạnh hơn cái thương nhà nghèo, bởi vậy anh ta chắc lưỡi cau mày, song không dám biểu Cai tuần Bưởi "Cứ về đất qua mà ở, ai giỏi làm gì thì làm đi" , mà lại khuyên Cai tuần Bưởi "thôi, đi kiếm chỗ khác mà lánh thân cho xong, chớ cự với bà Cai không dễ gì đâu".

    Cai tuần Bưởi về nhà tỏ lại sự ấy cho vợ và em nghe. Con Lựu khóc lóc nói:

    - Vì em mà anh Hai chị Hai bị người ta giận dữ, mắng nhiếc, đuổi xô, em nghĩ thiệt em muốn chết phức cho rồi.

    Thị Tố phủi đít đứng dậy nói rằng:

    - Hứ! Chuyện gì mà phải chết kia! Sống mà coi họ giàu cho đời, sống mà coi họ ỷ được như vậy luôn luôn hay không chớ! Không cần gì hết, ở đây không được thì lên trên Bình Phú Tây mà ở, họ giỏi họ theo lên đó họ đuổi được nữa, tôi mới sợ. Miếng đất của thằng Rạng cũng rộng, nó ở phía trước, còn phía sau nó trồng chuối bậy bạ, không thâu về huê lợi nhiều cho lắm. Mình lên đó mình hỏi nó rồi về trển cất nhà mà ở.

    Cai tuần Bưởi ngồi ngẫm nghĩ một lát rồi thở ra mà nói rằng:

    - Hỏi thì chắc nó cho rồi, ngăt. vì về trển mà ở rồi ruộng đâu mà làm?

    - Vậy chớ mình ở đây rồi ruộng nương đâu mà làm?

    - Không biết chừng cậu Hai mợ Hai nói vậy, chớ lẽ nào lấy ruộng lại thiệt sao?

    - Cũng còn cậu Hai mợ Hai nữa! Người ta đã đuổi rồi ma cũng chưa biết thân! Tôi biểu mình nghe lời tôi, lên hỏi đất thằng Rạng đi, đừng thèm uật lỵ ai nữa hết, lên trển ở rồi mượn thằng Rạng nó mướn đất cho mà làm. Thứ làm mọi cho họ, chỗ nào lại không được mà lo kia.

    - Nó là em út, mà bây giờ mình nguy, mình về nương tựa với nó coi kỳ quá, vì vậy nên tôi không muốn.

    - À ạ! Mình sợ về theo quê vợ người ta chê cười, phải không? Dữ không! Họ giàu lớn xộn, mà họ còn chui đầu bợ đỡ mà nhờ bên vợ đó sao. Mình nghèo ai cười mà sợ. Huống chi thằng Rạng giàu có gì đâu, còn mình về trển rồi mình lo làm ăn, chớ mình xin của nó mà ăn hay sao mà họ cười?

    Cai tuần Bưởi cùng thế rồi, nên cực chẳng đã phải nghe lời vợ mà đi lên Bình Phú Tây.

    Thằng Ba Rạng là em của Thị Tố , năm nay nó được hai tám tuổi, cưới vợ từ lâu mà chưa có con. Nó có hai chị em mà thôi. Khi cha mẹ chết có để cho nó được hai thiên lúa với ba con trâu. Nó kế nghiệp của cha mà làm hai dãy ruộng Chánh bái Tam, nhờ trúng mùa hai ba năm nên nó mua được một vuông thổ trạch hơn năm mươi sào, mà ở gần ngã ba tẻ ra chợ Dinh.

    Cai tuần Bưởi lên tỏ thiệt đầu đuôi chuyện mình lại cho vợ chồng Ba Rạng nghe. Ba Rạng tinh ý cứng cỏi cũng như chị, bởI vậy nghe anh rể bị người ta hiếp đáp thì lấy làm bất bình nên nói rằng:

    - Đồ bất nhân bất nghĩa như vậy mà anh nhịn nó được, thiệt tôi tức quá. Anh vê 'coi ai mua nhà thì anh bán phứt đi, rồi lên đây ở với tôi. Nhà tôi rộng, anh ở đậu rồi thủng thẳng mua cây lá cất mà ở riêng. Miếng đất tôi còn trống đó, anh muốn cất chỗ nào cũng được. Ai có giỏi muốn nói tiếng gì thì lên đây nói thử cho tôi nghe.

    Ba Rạng cầm anh rể ở chơi tới ăn cơm chiều rồi mới về. Trời chạng vạng tối, Cai tuần Bưởi mới về tới Đập Ông Canh. Khi bước vô nhà, thì thấy thằng Cu đương ngồi nói chuyện với Thị Tố , còn con Lựu thì đương nằm trên võng mà dỗ con. Anh ta thuật lại những lời của Ba Rạng lại cho vợ nghe. Thị Tố nói rằng:

    - Đó, mình còn cãi với tôi nữa thôi hử? Có phải thằng Rạng nó cũng nói như vậy hay không. Tôi nói về trển mà ở thì tiện hơn hết mà. Thôi, sáng mai mình đi hỏi bà con trong xóm, coi ai chịu mua cây lá mình bán phứt đi. Về trển rồi mình mua cây lá khác cất nhà mới mà ở, chớ bây giờ chở những đồ này không dễ gì đâu.

    Cai tuần Bưởi thở ra mà đáp rằng:

    - bây giờ bán có mấy đồng tiền, rồi về trển mua đồ mới thì mắ cquá.

    - Mấy đồng cũng bán.

    - Sợ họ không mua.

    - Như họ không mua thì chất lửa mà đốt, rồi chở đồ đi không cần gì.

    - Đốt đâu mà uổng vậy. Khéo nói bậy! Thôi! Để mai tôi kiếm họ tôi bán thử coi... Còn mình nói hôm tháng chạp thằng Cu nó có cho mượng 20 đồng bạc đặng làm tễ thuốc cho con Lựu uống. Bữa nay có nó xuống đây, thôi mình thối bạc lại cho nó, chớ để mình đi về trển rồi trở xuống mà trả thì thất công, mà để lâu em út nó phiền.

    Thằng Cu đứng dậy nói rằng:

    - Để đó anh Hai. Tôi xuống thăm anh, chớ có phải tôi đi đòi tiền bạc gì hay sao.

    - Hồi túng em út cho mượn. Bây giờ bán lúa rồi thì trả chớ để cù nhầy sao cho phải. May quá, nhờ có em cho mượn bạc mới có thuốc cho con Lựu uống, bữa nay nó mới mạnh đó đa.

    - Tôi không hay bà Cai đuổi anh. Tôi xuống thình lình, tôi thấy nhà trên đã dỡ tan tành, tôi hỏi chị Hai chỉ nói tôi mới hay. Lúc này anh đương nguy, anh để số bạc đó mà dùng. Không hại gì đâu, chừng nào anh khá rồi anh sẽ trả, bây giờ tôi cũng gởi cho chủ tôi, chớ tôi có cần dùng làm việc gì đâu.

    - Em nói như vậy qua rất cám ơn. Qua mới bán một thiên rưỡi lúa được 90 đồng bạc, qua có tiền, nên qua muốn trả dứt cho rồi, đặng đi cho k hỏi dính dấp chỗ nào hết.

    - người ta kia, chớ tôi với anh mà anh ái ngại nỗi gì. Anh trả cho tôi thì tôi phiền lắm. Thôi, anh cất giùm đó cho tôi, chừng nào tôi cần dùng, tôi sẽ lên tôi lấy.

    - Trời ơi! Bây giờ qua có sẵn tiền, qua trả, em không chịu lấy, qua biết làm sao?

    - Tôi nói không hại gì mà, anh đừng e ngại. Chừng nào anh giàu rồi anh sẽ trả.

    Thị Tố thấy thằng Cu thiệt tình thì chị ta cũng tiếp với nó khuyên chồng thôi để cất 20 đồng bạc đó giùm nó, chừng nào nó cần dùng nó hỏi rồi sẽ trả.

    Thằng Cu không nói chuyện chi lạ, nhưng mà nó chà lết ở chơi cho đến trống nhà việc canh ba rồi nó mới chịu về.

    Qua ngày sau, Cai tuần Bưởi đi cùng xóm mà hỏi, song không có một người nào chịu mua nhà của anh hết. Anh ta tới nhà nào coi ý người ta cũng thương mến, nhưng chẳng hề có người nào dám mở miệng trách bà Cai hoặc vợ chồng cậu Hai Nghĩa. Anh ta buồn thảm, về than với vợ rồi mướn xe bò thủng thẳng chở đồ đạc cây lá mà đem hết lên làng Bình Phú Tây.

    Thị Tố dắt sắp nhỏ với mẹ con con Lựu đã đi trước rồi, Cai tuần Bưởi đợi xe chơ/ hết đồ đạc sẽ đi sau. Cái xe chuyến chót, Cai tuần Bưởi đi theo. Khi ra khỏi xóm anh ta gặp thằng Cu thì nói rằng:

    - Thôi, em ở dưới này mạnh giỏi, nhé.

    - Tôi nghe nói bữa nay anh đi, nên tôi xin phép chủ tôi đặng đưa anh lên trển cho biết chỗ anh ở, sau có nhớ thì lên thăm anh chơi.

    Cai tuần Bưởi cảm động quá, song anh ta không nói chi hết cứ ngó xuống đất mà đi. Thằng Cu đi theo nó cũng lặng thinh không biết chuyện chi mà nói. Cai tuần Bưởi đi một khúc xa rồi, anh ta đứng lại ngó về xóm Đập Ông Canh, hai hàng nước mắt rưng rưng mà nói: "Sinh đẻ tại đó, từ nhỏ chí lớn tại đó, mồ mả cha mẹ cũng còn ở tại đó; thế mà phải thắt ruột bỏ đi như vầy thì thiệt đứt ruột bầm gan".

    Thằng Cu nghe lời than như vậy thì xúc động trong lòng, song nó không biết lấy tiếng chi mà khuyên giải, nên lặng thinh một hồi rồi lại nói: "Phận mình nghèo hèn thì phải chịu vậy, chớ biết làm sao bây giờ! Anhd di mà có vợ con em út, tôi ở nhà trơ trọi một mình, nghĩ thiệt buồn chớ anh!"

    Cai tuần Bưởi không muốn ở chung chạ, nên chở đồ về Bình Phú Tây rồi mướn người làm phụ mà cất nhà liền.Trong mười bữa đã thấy một căn nhà lá ba gian ở phía sau nhà của Ba Rạng, day cửa ra ruộng.

    Ba Rạng muốn kiếm mướn dùm vài dây ruộng cho anh rể làm, ngặt vì hỏi trễ, ruộng chỗ nào người ta cũng cho mướn rồi hết, nên anh ta mướn không được.Anh ta sợ anh rể buồn, mới tính nhín để bớt một dây ruộng của mình làm xưa nay đó cho anh rể làm.Cai tuần Bưởi không muốn em út vì mình mà phải thiệt hại trong sự làm ăn, nên anh ta không chịu, nói rằng như lỡ mùa rồi thì đi đâu làm mướn đỡ một năm, chờ mùa tới rồi sẽ tính.

    Cai tuần Bưởi dọn dẹp nhà cửa cho vợ con ở yên rồi, mới tuốt vô chợ Giồng Ông Huê kiếm chỗ ở mướn chèo ghe lúa. Ông Ba Thơ là người chuyên nghề mua lúa xay ra gạo rồi chở lên Chợ Lớn mà bán.Nhà ông có hai ghe cui để chở lúa gạo.Vì Cai tuần Bưởi đã đi ghe cho lái ở Ụ Giữa, bởi vậy tài công của Ba Thơ biết mặt, nên anh ta vô xin ở đi ghe thì người ta mướn liền.

    Cai tuần Bưởi đi ghe lãnh tiền từng chuyến, chớ không phải lãnh tháng.Mỗi chuyến chừng bốn bữa, lãnh được một đồng hai cắc.Chuyến nào cũng vậy, hễ ghe về tới lãnh tiền rồi thì tuốt về Bình Phú Tây mà thăm nhà và đưa tiền cho vợ.

    Anh ta đi được bốn năm chuyến rồi.Có một lần nọ, lối giữa tháng ba, ghe gạo lên tới xóm củi mới ba giờ chiều, chủ ghe đi chịu giá xong rồi, song tào khậu biểu sáng bữa sau mới cân gạo.Buổi chiều ấy bạn ở không, nên ăn cơm rồi Cai tuần Bưởi mới đi với hai người bạn qua Chợ Lớn chơi.

    Qua cầu Chà Và rồi dắt nhau lại coi xe lửa.Nhà quê ra chợ thấy cái gì cũng ngó hết thảy, ngó xe kéo, ngó xe mui, ngó chệt gánh hàng, ngó đủ thứ.Coi xe lửa đã rồi, ba người mới đi lần lên đường Quảng Tống Cái.

    Lúc ấy trong Nam chưa có xe hơi nhiều như bây giờ, mà có cái nào thì chỉ chạy Sài Gòn- Chợ Lớn chớ dưới mấy tỉnh không có đường, nên không chạy được.Cai tuần Bưởi với hai người bạn kia thuở nay chưa thấy xe hơi làm sao, mà cũng chưa ai nghe nói tới vật ấy.Ba người đi trên đường Quãng Tống Cái, thình lình thấy cái xe hơi đậu dựa lề, trên có người trai đương hút thuốc.Ba người chưa biết xe gì mà hình dáng coi kỳ cục quá nên xúm lại đứng chung quanh mà coi, rồi cãi lẫy với nhau, người thì nói chừng muốn chạy thì người ta sẽ bắt kế ngựa vô, kẻ lại nói có lẽ người ta chạy bằng máy, chớ có chỗ nào đâu bắt ngựa cho được.

    Ba người trầm trồ cải cộ với nhau một hồi rồi Cai tuần Bưởi bước lại hỏi người trên xe rằng:

    - Chú nè, không biết xe gì mà kỳ cục vậy chú hả?Làm sao mà chạy?

    Người ngồi trên xe day lại ngó trân trân, rồi mở cửa xe hơi leo xuống vừa nói rằng:

    - Ủa ! Anh Hai ! Anh đi đâu trên này?

    Cai tuần Bưởi chưng hửng đứng nhìn người ấy rồi cũng nói:

    - Ủa ! Cam ! Cha chả ! Mấy năm nay mầy làm giống gì ở đâu? Mà biệt tăm biệt tích vậy hử?

    Thiệt người này là Ba Cam, em ruột của Cai tuần Bưởi.Ba Cam mặc bộ đồ tây kaki, đầu đội kết đen, chân đi giày cao su trắng.Anh ta lấy kết cầm trong tay cười ngỏn nghẻn mà đáp:

    - Mấy năm nay tôi ở trên này chớ đâu.Tôi cầm bánh xe hơi cho ông thầy kiện Tô Lê ngoài Sài Gòn.Anh đi đâu lên trên này?

    - Ờ, tao đi ghe gạo.

    - Ghe gạo của ai?

    - Của Ba Thơ trong chợ Giồng.

    - Anh chèo ghe mướn hay sao?Sao anh không làm ruộng nữa?

    - Ôi ! Thôi, đừng có hỏi.Ruộng đâu mà làm ! Bà Cai bả giận tao, bả lấy ruộng lại rồi bả còn đuổi không cho ở trong đất.Tao giở nhà về trên Bình Phú Tây từ hôm tháng giêng tới nay.

    - Anh về theo bên chị Hai phải không?

    - Ừ, tao cất nhà ở chỗ nhà thằng Ba Rạng.

    - Ngang ngã ba ra chợ Dinh đó phải không?

    - Phải đa.

    - Năm nay anh được mấy đứa con vậy anh Hai?

    - Năm đứa.

    - Dữ không ! Hồi tôi trốn đi thì anh có một đứa, với chị Hai đương có chửa, mà bây giờ anh tới năm đứa lận.Còn con Lựu năm nay chắc nó lớn đại, anh gã nó lấy chồng hay chưa?

    Cai tuần Bưởi nghe hỏi tới câu đó thì ú ớ không biết sao mà trả lời, nên nói bướng một tiếng “chưa” nhỏ nhỏ , rồi day lại ngó hai người bạn đi theo đó mà nói rằng:

    - Thằng này em ruột tôi.

    Ba Cam thò trong túi móc ra một gói thuốc lá, rồi đưa cho mỗi người một điếu và hỏi rằng:

    - Anh năm nay khá không anh Hai?

    - Khá giống gì !Phải khá thì tao khỏi đi ghe.Mùa rồi dư được một thiên mấy lúa, kế bị dời nhà dời cửa tốn hao lung quá, còn khá giống gì được.Mấy năm nay mầy đi vậy mà có kiếm vợ con gì hay chưa?

    - Chưa.Tôi không thèm cưới vợ.Có vợ có con cực lắm. Ở một mình làm có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít cho sướng thân.

    - Sao mầy lọt lên trên nầy vậy, tao cứ tưởng đâu mầy còn ở dưới Gò Công chớ.

    - Hồi tôi mới đi thì tôi xuống Gò Công.Tôi ở được chừng một tháng rồi tôi tuốt lên Chợ Lớn.Ban đầu tôi ở giữ ngựa cho họ.Sao tôi nghe ông thầy kiện, là ông chủ tôi làm bây giờ đó, ông nuôi ngựa đua ông cần mướn một đứa săn sóc ngựa.Tôi xin ở, hồi năm ngoái ổng muốn sắm xe hơi, ổng cho tôi xuống hãng xe cầm bánh.Tôi học ba thánh thành thuộc rồi, ổng mới mua xe đặng tôi đi cho ổng.

    - Té ra cái này kêu là xe hơi hay sao?

    - Phải.Xe hơi.

    - Bất nhân dữ hôn ! Không có ngựa, không có gì hết, rồi làm sao mà chạy được?

    - Có máy chứ.Cái đầu máy nè.

    - Ba Cam vừa nói vừa mở ca- bô lên đặng bày dàn máy cho anh coi.Cai tuần Bưởi ngoắc hai người kia lại mà nói rằng:

    - Đó thấy chưa?Hồi nãy tôi nói có máy mà hai người cứ cãi hoài... Ủa !Mà cũng kỳ chứ ! Máy ở phía sau nó đẩy xe chạy mới phải , chớ để trước đầu rồi làm sao há?

    Ba Cam cười mà nói:

    - Để đâu chạy lại không được, ăn thua tại ạp- la- cam, với đíp- răn- xên, làm cho rút mấy bánh phải lăn, chớ phải là đẩy đâu.

    - Đâu mày cắt nghĩa tao nghe thử coi.

    - Anh không thạo máy móc, cắt nghĩa anh hiểu sao nổi.

    - Ậy, mày nói tao nghe thử coi.

    - Đây nè, hễ mình quay một cái thì điền khí trong ma- nhê- tô đây đó xẹt qua bu- ri.Dầu xăng bên này phà qua, gặp điển khí nó nổ, làm cho bốn bít tông ở trong phải trồi lên sụt xuống.Hễ mình đạp ga cho xăng nhiều thì xe chạy mau còn mình thôi đạp , thì tắt máy.Mấy anh hiểu chưa?

    - Hiểu, hiểu rồi, mà điều không biết tại làm sao cái máy ở phía trước mà cai xe chạy được.

    - Trời ơi, vậy mà anh nói biết chớ.Thôi chỉ cho anh coi chơi một chút vậy thôi.Việc máy móc khó lắm, anh hiểu không nổi đâu.Anh lên đây rồi chừng nào về?Tôi muốn dắt anh ra ngoài chỗ tôi quá.

    - Thôi, để khi khác.Tao đi chơi một lát rồi xuống ghe nghĩ đặng sáng mai cất gạo lên cho sớm.Tối tao phải canh ghe với người ta., bỏ đi chơi sao được.Hễ mai cất gạo lên rồi thì lui ghe liền.

    Ba Cam bỏ cái ca- bô xuống mà gài lại.Lúc ấy có một người Tây và một người khách trú ở trong tiệm bước ra.Ba Cam nói:

    - “Ông chủ tôi ra kìa”.Bưởi với hai người kia lật đật dang ra.Ba Cam móc túi lấy hai đồng bạc mà đưa cho Bưởi và nói rằng: “Thôi anh về mạnh giỏi anh Hai. Đây, anh lấy vài đồng bạc đây mà mua bánh đem về cho sắp nhỏ.Không biết chừng ít ngày nữa tôi xin phép về thăm.Anh nói giùm tôi gởi lời thăm chị Hai và con Lựu nhớ nha anh”.

    Ông thầy kiện nắm cánh cửa muốn bước lên xe, kế ổng thấy Ba Cam nói lăng líu với Bưởi thì, ổng ngừng lại ổng ngó rồi ổng nói tiếng tây giống gì đó với Ba Cam không biết.Ba Cam cũng nói tiếng tây với ổng, rồi ổng ngó Bưởi ổng cười và lên xe mà ngồi với người khách trú.Ba Cam quay vài cái , máy kêu rồ rồ, rồi cái xe rút chạy , bóp kèn nghe te te, người đi đường bèn vẹt ra hai bên lề để tránh.Cai tuần Bưởi với hai người trân trân ngó sững, coi bộ như người trên cung trăng rớt xuống?

    Cai tuần Bưởi đi chuyến ghe đó về thuật chuyện gặp Ba Cam cho vợ nghe và khoe mình được thấy chiếc xe hơi là một thứ xe lạ lùng thuở nay ở miệt Nam chưa có, Thị Tố hỏi:

    - Mình gặp nó mà mình có hỏi thăm coi năm nay nó làm ăn có khá hay không?

    - Cha chả ! Tôi quên hỏi.Gặp nhau mắc nói chuyện này chuyện kia lăng xăng, ai nhớ cho hết được.Mà coi bộ nó khá lắm.Có đi giày, bận đồ Tây, coi tử tế lắm.Nó nói tiếng Tây cũng sõi nữa.

    - Chà ! Biết nói tiếng Tây nữa?

    - Nó trâm với ông thầy Kiện nghe khoái quá.Nó nói bữa nào nó về thăm.Không biết nó nói thật hay nói dóc.

    - Trời ơi ! Nó tưởng mình còn ở dưới Đập Ông Canh, nó về đó rồi biết đâu mà kiếm.

    - Tôi có nói mà.Tôi có chỉ chỗ mình ở.Nó nói biết.Bây giờ nó hẳn hòi lắm , chớ không phải như hồi nó còn nhỏ vậy đâu. Để nó về đây rồi mình coi...Nó có hỏi thăm con Lựu nữa.Nó hỏi tôi vậy chớ gã con Lựu lấy chồng hay chưa, tôi ngẩn ngơ không biết sao mà nói.

    Con Lựu lúc này đã thiệt mạnh, da mặt ửng đỏ, gò má vun vun, chớ không phải mét mét như hồi sinh dậy nữa.Nó nghe anh Hai nó nói anh ba nó hỏi thăm nó có chồng hay chưa , thì nó buồn tủi phận nó, nên nó hỏi rằng:

    - Anh có thuật chuyện nhà cho anh Ba nghe hay không?

    - Không.Gặp nó có một chút mà nói giống gì được. Đã vậy lại mắc có hai người bạn đi chơi với tao họ đứng bên đó, làm sao mà nói.

    - Hồi tôi còn nhỏ ảnh thương tôi lung lắm.Nếu ảnh về ảnh thấy tôi có con đố khỏi ảnh rầy tôi chết.Anh thấy bộ ảnh còn hung hăng, ham gây gỗ như hồi trước hay không anh Hai.

    - Không mà.Bây giờ nó tề chỉnh ăn nói êm ả, dễ thương lắm mà.

    - Nếu vậy thì bỏ xứ mà đi cũng có chỗ hữu ích chớ !

    - Ích giống gì. Ở dưới này nó ở đợ, lên trể nó cũng ở đợ vậy chớ gì đó mà hữu ích.

    - Mà lên trển ảnh sung sướng hơn.

    - Phải. Ở trển coi bộ ảnh sung sướng hơn ở dưới này, mà xét cho kỹ thì cũng là ở đợ hết.

    Con Lựu cười rồi bồng con đi dỗ ngủ, không cải nữa.

    Một buổi chiều, ăn cơm rồi, Thị Tố thấy trời thanh bạch mới đem năm đứa con, đứa bồng đứa dắt, đi ra lộ mà chơi để mẹ con con Lựu ở nhà coi nhà.Chị ta đương ngồi mé lộ mà ngó mông, thấy một chiếc xe hai bánh ở dưới Gò Công bỗng chạy lên, trên xe có một người bận đồ trắng ngồi với thằng đánh xe.Chừng xe chạy gần tới chị ta coi rõ mới biết người mặc đồ trắng đó là đồ Tây.Chị ta lật đật kéo sắp nhỏ leo lên lề.Lúc ấy xe chạy tới, người ngồi trên xe la lớn rằng:

    - Chị Hai.Ngừng lại, ngừng lại.Nhà đâu chị Hai?

    Thị Tố chưng hửng nhìn lại kỹ càng mới biết người ấy là Ba Cam.Chị ta mừng quýnh vừa muốn kêu tên tộc mà xưng hô như hồi trước, rồi sực nhớ lại chồng nói Ba Cam bây giờ hẳn hòi lắm, lại thấy cách ăn mặc hẳn hòi, nên trở giọng mà la rằng:

    - Ủa ! Chú Ba ! Nhà tôi đây nè.Chú mới về phải không?

    Ba Cam nhảy xuống xe, chị em mừng rỡ lăng líu một hồi rồ Ba Cam trả tiền xe , ôm gói đồ mà đi vô nhà. Đi tới cửa Ba Rạng, Thị Tố kêu em ruột mà cho hay có em chồng về.Ba Rạng chạy ra chào mừng rồi dắt nhau đi xuống hết nhà Cai tuần Bưởi.

    Con Lựu đương lui hui trong nhà, nghe tiếng nói chộn rộn lật đật bồng con bước ra, ngó thấy Ba Cam thì mừng hơn thẹn nên la lên hai tiếng “anh Ba”rồi đứng chần ngần , hai hàng nước mắt chảy ròng ròng.Ba Cam thấy Lựu bồng con, mà tưởng là con của Bưởi nên không để ý mà hỏi.Anh ta bước vô nhà , không thấy Bưởi bèn hỏi rằng:

    - Anh Hai đi đâu?

    Thị Tố đáp ngay:

    - Đi ghe mấy tháng nay, có ở nhà đâu.

    - Tháng này mà ảnh còn đi ghe hay sao?Vậy mà tôi tưởng ảnh có ở nhà nên tôi xin phép về chơi.

    - Ghe lui hôm kia.Mai mốt thì về a.Chú xin phép về chơi mấy bữa?

    - Ông chủ tôi đi Cấp hứng gió. Ổng đi tàu, để xe ở nhà nên tôi xin phép về chơi.

    - Ờ được mà.Nếu chú ở chơi lâu thì chắc là cha bầy trẻ về kịp.Dữ quá ! Chú đi năm năm hay sáu năm mới về đa.

    - Sáu năm.

    - Ờ ! Hồi đó chú đi tôi mới có mình con Sen phải không?

    - Phải.Con Sen năm nay được bao lớn đâu?Chị kêu hết mấy cháu ra đây cho tôi coi thử.

    Thị Tố liền kêu con Sen , thằng Chà, con Nữ, thằng Mùi ra đứng sắp hàng, còn thằng Thân thì chị bồng trên cánh tay.Ba Cam bước lại vỗ đầu Sen mà nói rằng:

    - Con Sen đây phải không?Năm nay nó trộng đến.Hồi tôi trốn thì nó mới biết đi lẩm bẩm.

    Anh ta thò tay vô túi móc bạc cắc ra mà phát cho mỗi đứa một cắc.Con Sen , thằng Chà, con Mùi cứ xoè bàn tay ra mà lấy, duy con Nữ nó thấy lạ nó sợ, nên đứng nép bên mình mẹ nó, nó thụt tay hoài.Thằng Thân cũng sợ, nên nó ôm chặt lấy mẹ nó mà day mặt chỗ khác.

    Ba Cam cười và hỏi:

    - Chị có năm đứa đây còn con Lựu bồng con ai kia nữa?

    Con Lựu cúi mặt xuống.Thị Tố rước mà đáp rằng:

    - Con của nó chứ con ai.

    - Hứ ! Nó có con rồi hay sao?Vậy mà hôm trước anh Hai nói chưa có chồng?

    - Chồng nó là chồng mồng, chớ chồng gì.

    - Sao vậy?

    - Ối, chuyện dài lắm, để thủng thẳng rồi tôi kể vắn tắt cho chú nghe. Ở trển về tới dưới này chắc là chú đói bụng, để tôi nấu cơm cho chú ăn.

    - Đừng, chị Hai.Tôi ăn rối.Tàu về tới Gò Công tôi đói, tôi ghé tiệm Cao Lầu ních no rồi mới mướn xe về đây.Tôi có mua hai gói bánh đây nữa, để tôi lấy cho mấy cháu ăn.

    - Mấy năm nay chú đi lên trển làm ăn, vậy mà khá không chú Ba?

    - Cũng không khá gì.Tôi làm thì có tiền nhiều.Mà ở đất Sài Gòn là chỗ ăn xài, nên làm ra bao nhiêu cũng tuốt lơ hết.

    - Nghe anh Hai nói chú coi máy thứ xe gì đó lạ lùng lắm, phải không?

    - Phải, tôi làm xốp phơ xe hơi.

    - À, xe hơi.Tôi thuở nay chưa thấy xe đó.

    - Chú coi máy rồi chú ăn tiền làm sao?

    - Chủ tôi cho tôi một tháng bốn chục.

    - Bốn chục gì?

    - Bốn chục đồng chứ bốn chục gì.

    - Dữ không ! Chú làm một tháng bằng người dưới này làm một năm lận sao !

    - Ông thầy Kiện chủ tôi đó tử tế lắm. Áo quần , giày nón ổng mua cho tôi hết thảy. Ông hứa đầu năm Tây ổng cho tôi ăn lương mỗi tháng năm đồng.Tôi xin phép về nhà đây ổng cho tôi 20 chục bạc.

    Thị Tố nghe nói thì trố mắt nhìn, la lên rằng:

    - Trời ơi !Chú sướng quá chừng. Đi ra mà được như vậy thì đòi giống gì nữa.Vậy mà hôm trước đây cha sắp nhỏ nó khinh khi chú chớ.

    Ba Cam cười mà vội hỏi:

    - Anh khinh khi cái gì?

    - Hôm trước ảnh về thuật chuyện gặp chú.Anh nói chú coi xe hơi, ăn mặc coi tử tế.Con Lựu nó mừng, nó nói chú bỏ xứ mà đi, may được sung sướng như vậy, thì đi có ích hơn là ở nhà.Cha sắp nhỏ nó rầy , hỏi có ích gì đâu , ở dưới này chú cũng ở đợ chớ giỏi gì.

    - Ối ! Anh đó hơi nào mà nói với ảnh.Năm tối cứ lục đục ở xứ Gò Công, mà rồi chê thiên hạ hết thẩy.Hễ nghe nói ai hơn ảnh thì ảnh ghét , rồi kiếm chuyện hại người ta.Anh giỏi có cái tài đó hoài, đến năm nay mà chưa chịu bỏ chớ.

    Thị Tố với Ba Rạng cười rồi bỏ nói qua chuyện khác.Mắc nói chuyện rộn ràng, trời tối mà không hay.Con Lựu đốt đèn đem để trên ghế, còn Ba Cam thì thay đồ tây ra, rồi bận quần lãnh đen, áo bà ba trắng nằm nghỉ.Sắp nhỏ đứa khóc đứa la om sòm làm con Lựu phải phụ với chị dâu mà dỗ chúng nó ngủ mới êm được.

    Ba Cam nằm chơi với Ba Rạng trên ván, chừng thấy Thị Tố rảnh rỗi bước ra ăn trầu, anh ta mới hỏi:

    - Hồi chiều chị nói chuyện chồng con Lựu sao đó, đâu chị nói coi thử coi, chị Hai.

    Thị Tố ngồi dựa gốc ván rồi thì thầm kể lại đầu đuôi câu chuyện cậu Hai Nghĩa ỷ thế chủ điền hiếp dọa lấy con Lựu làm sao , chừng con Lựu đẻ cho cậu hay, cậu nói làm sao, con Lựu đau xin tiền cậu, cậu nạt nộ làm sao, giận nói với mợ, mợ ghen làm sao, bà Cai sợ xấu nên biểu làng bắt làm sao, chừng đóng lúa ruộng rồi vợ chồng cậu Hai xua đuổi làm sao, qua hỏi đất Thôn Tá mà ở, Bà Cai rầy Thôn Tá làm sao, chị ta thuật rõ ràng không sót một mẩy nào hết.

    Ba Cam nghe rồi chau mày hỏi:

    - Quân ăn ở mọi rợ như vậy đó, mà anh Hai không dám nói tiếng gì hết hay sao?

    - Trời ơi ! Bộ chú tưởng đâu dễ lắm hay sao?Tôi nóng giận tôi làm cho nó mang tiếng một chút thôi mà nó làm dữ quá.Tôi tưởng đâu nó làm tôi ở tù rồi chớ, cha sắp nhỏ lạy gần sói trán mà nó cũng không chịu tha.May nhờ Hương Quản năn nỉ xin dùm, nên nó tha giải Toà, mà nó bắt đóng trăng tôi hết bảy bữa.

    - Tôi nghe nói sao tôi giận quá, tôi phải trừng trị nó mới được.

    Ba Rạng xen vô nói:

    - Tôi không hay việc gì hết.Chừng bà Cai đuổi phải dở nhà đi, ảnh lên thuật chuyện cho tôi nghe, thì tôi nổi xung.Giàu có rồi họ ỷ thế, họ hiếp đáp người ta quá.Hễ mình cự thì mình ngồi tù, túng thế phải chịu thua.Mà nín thì nó tức muốn chết.Khá, xưa rày về trên này ở, thì tụi nó không dám kiếm chuyện gì nữa.Chớ phải mà anh ở dưới, chắc nó hại anh rồi.

    Ba Cam trợn mắt nói:

    - Hại sao được ! Nó giàu sang thây kệ nó chớ.Anh Hai tôi ảnh nhịn, chớ tôi nhịn không được rồi.

    Thị Tố nói rằng:

    - Chuyện này tôi hiểu hết.Cậu Hai Nghĩa thương con Lựu chớ không phải không.Ngặt vì mợ Hai ghen, mợ rầy quá, nên cậu Hai không dám nhìn con.Bà Cai sợ dâu con rầy rà xấu hổ nên bà lấy ruộng lại rồi đuổi vợ chồng tôi đi cho biệt tích.Chuyện vậy đó, chớ không có chi lạ.

    Ba Rạng nói:

    - Nếu sợ vợ thì ai biểu làm như vậy mà chi?

    Ba Cam ngồi suy nghĩ một hồi rồi nói rằng:

    - Thằng Nghĩa này, tôi phải dạy nó một bài học ở đời mới được.Chị nói bữa nào anh Hai về, chị Hai?

    - Chắc là chiều mốt về tới.

    - Để ảnh về tôi cự ảnh coi coi. Ảnh lôi thôi quá ! Ở đời mình hiền quá, họ khinh mình chớ.

    - Cha sắp nhỏ nó thiệt thà lắm.Chầu xưa tôi nói chơi;tôi nói tôi biểu con Lựu bồng con lên níu cậu Nghĩa coi cậu làm sao.Cha sắp nhỏ rầy la tôi dữ quá.

    Ba Cam nằm vắt tay qua trán, mắt nhắm lim dim.Ba Rạng thấy canh đã khuya rồi nên đi về mà ngũ.

    Sáng bữa sau, Thị Tố giao sắp nhỏ ở nhà cho con Lựu coi đặng chị ta đi chợ Giồng Ông Huê, trước là mua cá thịt đãi khách, sau nữa ghé nhắn cho chồng hay, đặng hễ ghe về tới bến thì xin phép về nhà liền.

    Ba Cam đi đường mỏi mệt nên ngủ trưa một chút.Chừng anh ta thức dậy, thấy con Lựu lăng xăng với xấp nhỏ, anh ta ngồi ngó ra một hồi rồi kêu mà nói:

    - Lựu, đâu mày bồng con mày lại đây coi.Con trai hay con gái đó? Được mấy tháng?

    Con Lựu thủng thẳng bồng con đi lại chỗ Ba Cam ngồi, vừa đi vừa nói nhỏ nhỏ:

    - Con trai, bữa nay gần sáu tháng.

    Ba Cam sờ đầu thằng nhỏ rồi nắm chân nó mà nói rằng:

    - Thằng nhỏ sổ sữa đến. Đặt tên gì?

    - Thằng Hai Ba Cam chau mày lặng thinh một hồi rồi nói:

    - Thôi con mày đẻ thì mày nuôi, cần gì phải cầu ai.Mày nuôi nó, không biết chừng ngày sau mày nhờ nó được.Hồi hôm tao nghe chị Hai nói chuyện thiệt tao buồn quá.Trong ba anh em có mình mày là gái, nên tao thương mày lung lắm.Ngày tao bước chân ra đi, tao tưởng anh Hai ở nhà nuôi mày khôn lớn rồi kiếm người thiệt thà mà định đôi bạn cho mày.Tao không dè ảnh để mày tàn tệ như vậy.Thiệt tao phiền ảnh quá, đã biết họ giàu họ có danh giá, mình nghèo mình cũng có danh giá vậy chớ. Để mất danh giá rồi ai coi mình ra gì nữa đâu.Một đêm hồi hôm tao tức quá ngủ không được.Tao chắc phải mà tao ở nhà hồi đó, thì thằng làm mất danh giá mày đó nó không khỏi tay tao...

    Ba Cam nói tới đó thì ứa nước mắt, mặt lại lộ sắc giận dữ.Con Lựu đứng cúi mặt khóc nức nở không nói một tiếng gì hết.Cách một hồi lâu, Ba Cam thở dài và hỏi một cách rất dịu ngọt:

    - Em còn thương thằng đó nữa không?

    - Em có thương hồi nào đâu mà anh hỏi còn hay hết.

    - Nếu em không thương mà sao có con?

    - Nó ỷ quyền thế hảm hiếp em chị Hai với anh Hai còn sợ, em làm sao mà dám nói.

    - Em biết nó thương em hay không?

    - Quân đó mà thương ai.

    - Không biết chừng nó thương em thiệt chớ, mà mắc vợ nó rầy rà, nó sợ nên nó không dám gần em nữa.

    - Không có đâu.Dầu mà nó không có vợ đi nữa, nó lại đem em về làm vợ hay sao?Em biết nó chơi qua đường, chớ không tình nghĩa chi hết.Em biết trong làng có nhiều con gái cũng bị nó hãm hiếp như em vậy.May cho mấy đứa kia không có chửa nên thiên hạ không hay.

    - Nói vậy nó là con quỷ, trời sanh ra đặng phá danh giá con gái hay sao?

    - Vậy đa.

    - Hứ ! Đồ khốn nạn quá ! Qua phải trừ nó mới được.

    - Thôi anh Ba.Anh giận nó mà làm gì.Nó làm quấy thì có trời đất hại nó, mình thù oán thì mang tội thêm có ích gì.Tại phận em vô duyên bạc phước thì em đành chịu, em phiền em, chớ em không dám trách ai hết.Nằm đêm em cứ vái trời phật phù hộ cho thằng Hai mạnh giỏi, khiến cho nó thương yêu thân em, đặng chừng nó khôn lớn nó làm mà nuôi em là đủ rồi, em không mong ước việc chi khác.

    - Hồi hôm chị Hai nói em đẻ em đau, tiền đâu em uống thuốc nên mạnh đó?

    - Lúc đó anh Hai túng quá. Ông thầy Hoằng biểu đưa 20 mươi đồng bạc đặng ổng làm một tễ thuốc cho em uống.Anh Hai không có tiền, may nhờ có anh Cu ảnh cho mượn tiền nên em mới có thuốc mà uống.

    - Anh Cu nào?

    - Bạn của ông Cả Tri trên xóm trên ấy.

    - Người ta cho mình mượn rồi tiền đâu em trả.Em trả hay chưa?

    - Chưa, hôm dọn nhà về trên này, anh Hai muốn trả, mà anh Cu không chịu lấy , nên còn thiều đó.

    - Thôi để qua cho tiền đặng trả cho người ta.

    Ba Cam ở tại nhà Cai tuần Bưởi hai ngày, khi thì qua nhà Ba Rạng nói chuyện chơi, khi thì trửng giỡn với sắp cháu, coi bộ thì là vui mừng mà cái vui mừng ấy, có xen cái buồn rầu, nên sắc mặt không được tươi tắn như hồi mới về vậy.

    Đến đêm thứ ba, Cai tuần Bưởi mới về, anh em gặp nhau mừng mừng rỡ rỡ hỏi việc này, nhắc việc nọ, tiếng nói nghe không dứt.Ba Rạng cũng hiệp lại đó nữa đặng đàm đạo chơi. Đến khuya anh ta kêu vợ bắt con gà mái ôm qua rồi phụ với Thị Tố và con Lựu làm gà nấu cháo ăn với nhau.

    Trong lúc ăn cháo, Ba Cam giở chuyện con Lựu ra mà trách anh ở nhà sao không biết giữ danh giá cho em, người ta hãm hiếp em, sao không biết giận lại còn đi quỳ lạy người ta.Vợ chồng Ba Rạng với Thị Tố đều cho lời Cam trách đó là phải, bởi vậy Cai tuần Bưởi bối rối nói ấp úng:

    - Mình ng...h... èo thì phải nhịn người ta chớ biết làm sao.Năm trước tao thấy thằng Cu thiệt thà mềm mỏng tao thương, tao muốn gã con Lựu cho nó.Ngặt vì nó nói nó cnò mắc nợ, nó chưa dám cưới vợ.Kế tao đi ghe, ở nhà cậu Hai cậu làm như vậy, tao có hay gì đâu.Chừng tao hay thì bụng đã thè lè rồi.Tao nghĩ làm dữ thì chúng lấy ruộng lại rồi cụt tay còn gì.Chuyện đã lỡ rồi, thôi thì chèo xuôi cho nó mát mái.Ai dè chị Hai mày nó lộn xộn nên mới sanh chuyện tùm lum đó chớ.

    Ba Cam cười gằn mà đáp:

    - Người ta làm nhục mình đến thế, mà anh nói nghe êm ru.Thiệt tôi tức lắm- anh ta móc bóp lấy ra 40 mươi đồng bạc mà đưa cho Cai tuần Bưởi và nói rằng:

    - Đây, 40 mươi dồng bạc đây.Anh cầm lấy 20 mươi đồng trả tiền con Lựu uống thuốc, còn lại 20 thì tôi cho con Lựu 10 đồng, sắp nhỏ của anh 10 đồng đặng nó sắm quần áo nó bận.- anh ta day qua nói với con Lựu –Em Lựu , anh Hai dở lắm, ảnh không dám binh vực em.Tuy vậy mà em đừng lo.Từ nay trở đi có qua.Qua thề có mặt đèn làm chứng qua sẽ bảo vệ thân em đến cùng, qua quyết cách tìm cách rửa nhục cho em, rồi qua về trển qua liệu thế đem em lên Sài Gòn ở với qua.

    Thị Tố, con Lựu với vợ chồng Ba Rạng nghe mấy lời cứng cỏi và nhân đạo ấy thảy đều cảm động.Cai tuần Bưởi biết mình không trọn đạo làm anh, nên ngồi nín thinh, không nói chi hết.Qua ngày sau, Ba Cam thức dậy sớm, thay đồ tây, rồi nói với Bưởi rằng mình đi chợ Giồng chơi, không biết chừng chiều mới về.Chừng đi qua cửa Ba Rạng.Rạng kêu hỏi đi đâu.Cam bước vô hỏi rằng:

    - Tôi đi xuống nhà bà Cai Hiếu kiếm thằng Nghĩa, đặng xài cho nó biết chừng.Tôi giấu anh Hai tôi.Vậy anh đừng có cho ảnh hay nhé.Có nó ở nhà đâu mà đi.Tôi mới thấy nó cởi ngựa chạy trên lộ dây thép đây.Nó đi vô chợ Giồng chắc?

    - Nó cưỡi ngựa gì?

    - Ngựa kim. Đi đâu cũng thấy cưỡi con ngựa đó hoài.

    - Bận áo gì?

    - Hồi nãy tôi thấy bận quần trắng, áo dài đen, đội nón lông đen.

    Ba Cam đứng ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:

    - Để tôi đi theo vô chợ Giồng tôi kiếm nó.

    Rạng cản không cho đi, nói rồi vô đó rồi biết nó ở nhà nào mà kiếm, chi bằng ở nhà chơi một chút đợi trưa trưa rồi ra ngồi ở dựa lộ đón thì chắc gặp nó về.Cam nghe lời hữu lý, bèn vô nhà Rạng ngồi chơi đến gần chín giờ mới từ giả mà đi.

    Khi Ba Cam ra gần tới lộ dây thép thì thấy phía chợ Giồng có một người bận quần trắng áo đen, đội nón đen, cỡi ngựa kim chạy ra.Anh ta chắc là cậu Hai Nghĩa, cho nên đứng chần ngần giữa lộ mà chờ.Lúc ấy là lúc thiên hạ đi chợ về, nên tốp năm người, tốp ba người gánh gánh đi xay xảy trên lộ.Còn dưới ruộng thì phía tay mặt người ta nhỗ mạ nói chuyện om sòm, phía tay trái một người đương đánh trục dọn đất cấy thả ví inh ỏi.

    Con ngựa kim chạy gần tới.Ba Cam đứng giữa lộ giăng tay mà cản đường.Người ngồi trên lưng ngựa không biết có việc chi, lại thấy người cản đường bận đồ tây, nên lật đật gò ngựa đứng lại.Ba Cam nói:

    - Cậu Hai, cậu mạnh giỏi cậu Hai? –Anh ta vừa nói vừa xốc lại nắm dây cương.

    Cậu Hai Nghĩa không biết là ai nên chưng hửng , ngó Ba Cam trân trân.Ba Cam cười và hỏi:

    - Cậu quên tôi hay sao?Mời cậu xuống ngựa cho tôi nói chuyện một chút.

    - Chú là ai?

    - Cậu quên tôi thiệt, hay là cậu làm bộ?

    - Tôi quên thiệt chớ.

    - Cậu leo xuống rồi tôi sẽ nói.

    Cậu Hai Nghĩa leo xuống ngựa mà coi bô ái ngại lắm.CHừng cậu đứng xuống đất rồi, Ba Cam mới nói rằng:

    - Tôi đi lâu quá nên cậu quên cũng phải.Rất đỗi mà người ta mới ăn nằm với cậu đó mà cậu còn quên thay , huống chi tôi đi hơn sáu năm , cậu nhớ sao được.

    - Chú nói những gì vậy?Tôi quên thì tôi nói tôi quên chớ.CHú ở đâu chú nói tôi mới biết chớ.

    - Tôi là thằng Cam...em Cai tuần Bưởi...anh Ba của con Lựu đây, cậu nhớ chưa?

    Cậu Hai Nghĩa nghe mấy lời ấy thì biến sắc, cậu đứng nghẩn ngơ một chút rồi cậu hỏi rằng:

    - Chú đón tôi nói chuyện gì vậy?

    - Tôi muốn nói chuyện gì vậy thì cậu hiểu trước rồi mà?Cậu hỏi chi vậy?

    - Thiệt chớ.Tôi có hiểu chuyện gì đâu.

    - Tôi muốn mời cậu ghé nhà anh Hai tôi kia, đặng tôi nói chuyện riêng một chút.

    - Chú muốn nói chuyện gì thì đi xuống nhà tôi mà nói, chớ trưa rồi, tôi phải về có việc gấp, ghé sao tiện.

    - CHuyện tôi muốn nói với cậu đây, phải nói trước mặt con Lựu mới được, vì vậu nên tiô mới mời cậu ghé.

    - Không được.Ghé đâu vậy cho được.Thôi chú để tôi về.

    - Khoan ! Về sao được.

    Cậu Hai muốn lên ngựa, Ba Cam một tay nắm dây cương, một tay nắm cậu.Cậu bèn nió rằng:

    - Chú muốn nói việc gì , thôi thì chú nói phứt đi, đặng tôi còn về chớ.

    - Việc này mà tôi nói giữa đường sá, coi cũng kỳ.

    - Có hại gì đâu?

    - Cậu muốn như vậy cũng tạm được...Hai anh em tôi nghèo may có được một chút em gái nên thương nó lung lắm.Anh em tôi cũng biết xét bổn phận, nên có dám trèo leo bao giờ, vì cậu thấy con Lựu cậu thương, cậu quên đi cái phận hèn hạ của nó, thiệt anh em tôi cám ơn cậu lắm.Bởi vậy tôi ở xa chẳng nói làm chi , anh Hai chị Hai tôi ở nhà, thấy cậu tới lui với con Lựu, hay cậu chiếu cố đến nó, thì không dám nói chi hết, cậu ăn nằm với nó có một đứa con rồi.Vậy tôi xin cậu hãy xử nghĩa cho vuông tròn, cậu tính dùm coi phải làm sao, chớ cậu để như vầy con Lựu mang tiếng xấu còn thằng nhỏ không có cha, nghĩ cũng tôi nghiệp cho nó quá !

    Cậu Hai Nghĩa bối rối , không biết trả lời thế nào cho xuôi.Cậu đứng ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:

    - Chú này nói nghe lạ quá...tôi đâu biết chuyện ấy?

    - Hứ ! Cậu lấy em tôi có chửa, rồi bây giờ cậu nói như vậy nghe sao được.

    - Tôi lấy em chú hồi nào?Chú có bắt được hay không mà chú dám đặt điều ra như vậy?

    - Đừng, cậu không nên nói như vậy.Cậu phải xét trong lương tâm của cậu.Cậu là con nhà sang trọng , cậu vì tình dục mà làm cho một đứa con gái phải mất trinh thất tiết, cậu không ăn năn chút nào hay sao?Mà thôi , ví dầu cậu không muốn trọng danh giá một đứa con gái hèn hạ, cậu vui chơi thỏa lòng rồi cậu bỏ nó cũng như quăng cái tàn thuốc đi nữa , còn đứa con nhỏ kia là máu thịt của cậu, cậu cũng không biết thương nữa sao? Đừng , tôi khuyên cậu chớ nói như vậy.Phải, cậu lấy em tôi , thiệt tôi không có bằng cớ gì hết.Tôi mắc đi làm ăn xa xứ, tôi có ở nhà đâu mà bắt cậu được.Anh Hai tôi ở nhà mà ảnh thiệt thà quá, ảnh sợ cái quyền thế của cậu, nên bây giờ cậu mới nói như vậy, chớ nếu tôi ở nhà thì khó cho cậu nói phách được, mà tôi e sợ cậu không còn hồn mà nói phách.Cậu phải tính làm sao, chớ đừng có chối như vậy, bậy lắm.

    - Tính giống gì?

    - Cậu là người sang trọng, cậu khôn ngoan hơn tôi, cậu tính thế nào cho phải là thôi, sao cậu trở lại cậu hỏi tôi?

    - Chú muốn tôi cho em chú tiền phải không?

    - Không có phải như vậy đâu cậu ! Cậu quen cái thói nhà giàu, hễ làm việc chi bậy thì quăng tiền bạc ra mà trám miệng thiên hạ, nên cậu tưởng ai cũng ham đồng tiền của cậu hết hay sao?Cậu tưởng như vậy thì cậu lầm lắm.Anh em tôi nghèo, nhưng mà anh em tôi ham nhân nghĩa , trọng danh giá, chớ không phải mê đồng tiền dơ dáy như họ vậy đâu.

    - Chớ chú muốn gì bây giờ?

    - Tôi muốn cậu liệu rửa nhục cho em tôi và làm cho thằng con nó có cha như thiên hạ chớ không muốn chuyện chi hết.

    - Tôi có làm nhục em chú đâu mà bây giờ chú bắt đền tôi, chú nói kỳ quá !

    - Thiệt bây giờ cậu chối , cậu nói cậu không có lấy nó có con đó hay sao?

    - Nó lấy thiên hạ cho có con rồi bây giờ chú biểu tôi chịu, chịu đâu mà kỳ vậy nà.

    - Nghĩa ! Nãy giờ ta lấy lời phải tao nói cho mày nghe.Mày đã không biết ăn năn về cái tội của mày mà mày lại còn kiếm chuyện mà nói nhục thêm cho em tao nữa.Nó lấy thiên hạ là ai đâu mày kể cho tao nghe thử coi.Mày thiệt là đứa khốn nạn, đã không có lương tâm mà cũng không biết nhân nghĩa chi hết.Tao phải trị mày một lần đặng mày chừa thói phá hư danh giá của con nhà nghèo...

    Ba Cam vừa nói dứt lời liền rút con dao trong lưng ra rồi hất rớt cái nón lông và chém trên mặt cậu Hai Nghĩa hai dao, đá thêm một đá, cậu té nhào xuống ruộng.

    Cậu Hai Nghĩa la làng chói lói...Mấy người nhổ mạ với người đánh trục, thấy hai đàng nói chuyện dan ca nãy giờ, không để ý đến, chừng nghe la làng mới áp nhau lại.Ba Rạng ngồi trước dắt nhau chạy ra.

    Mấy người chạy tới, người thì ôm Ba Cam giựt dao, người thì đỡ cậu Hai Nghĩa mà đem lên lộ.Ba Cam thấy người ta sợ mình chém cậu Hai Nghĩa nữa nên lo đề phòng, thì anh ta đưa con dao vừa cười vừa nói:

    - Tôi có thèm giết thằng này đâu mà mấy người sợ.Tôi muốn ghi trên mặt nó vài cái thẹo cho thiên hạ hễ ngó thấy thì nhớ nó là đứa chuyên đi phá danh giá của con nhà nghèo.Nếu tôi muốn giết nó thì nó chết nãy giờ rồi, mấy người tiếp cứu sao cho kịp.

    Cậu Hai Nghĩa bị một vết trên trán chạy xéo qua mí con mắt bên tả, lác hết phân nữa chân mày và một vết tại chỗ gò má bên hữu làm chè hẻ một đường từ mép tai xuống tới miệng.Cậu đứng có hai người vịnh hai bên, mà cậu vẫn rung lập cập, quần áo ướt loi ngoi, đầu cổ dính bùn đất, mặt máu chảy đỏ lòm.Cậu nghe mấy lời Ba Cam nói nhục cậu trước mặt thiên hạ thì cậu lấy làm hổ thẹn song cậu không dám ngó Ba Cam, mà cũng không dám nói tiếng chi hết.

    Lúc ấy Cai tuần Bưởi với Ba Rạng chạy tới, Cai tuần Bưởi thấy quang cảnh như vậy thì chắc lưởi lắc đầu nói với em rằng:

    - Mày làm giống gì vậy Cam? Ở tù chết còn gì !

    - Anh cứ sợ ở tù hoài ! Đồ khốn nạn nó làm nhục em mình, anh nhát nên em không động đến nó.Nay tôi ra tay rửa nhục cho con Lựu, anh còn rầy tôi nữa hay sao?

    - Sanh chuyện mà làm gì ! Ai ăn ở bất nhân thì trời đất hại họ, mày làm dữ thì mày ở tù, chớ có ích gì đâu.

    - Đợi trời đất hại, biết chừng nào mới có.Thà tôi làm phứt một cái cho nó tởn.Toà có đày đi nữa tôi cũng cam tâm.

    - Mày nói hơi liều mạng hoài !

    - Không phải liều mạng.Quân giàu có mà ăn ở mọi rợ quá, làm hiền với nó sao được kia.

    Trong đám chạy lại tiếp cứu đó có một chức việc của làng là anh Phó lý Tạo, ảnh sai một tên dân chạy đi báo với Hương quản, rồi ảnh dắt cậu Hai Nghĩa với Ba Cam về nhà việc làng Bình Phú Tây ở gần đó, cậu Hai Nghĩa mướn một người cưởi ngựa của cậu xuống nhà cậu mà cho bà Cai với mợ Hai hay.

    Bà Cai với mợ Hai Hưởng nghe tin cậu Hai bị người ta chém nặng lắm thì kinh khủng lật đật hối thằng Phùng thắng xe đặng lên Bình Phú Tây, không kịp hỏi cho rỏ ràng coi người chém đó tên gì và tại làm sao mà chém.

    Khi ba với mợ bước vô nhà việc thì Hương quản đương ngồi chồm hổm tại bộ ván phía tay trái mà tra hỏi Ba cam.Bà Thấy cậu Hai Nghĩa nằm co trên bộ ván phía mặt, quần áo ướt bàu nhàu, mặt mày máu đỏ lòm thì bà chạy a lại mà la rằng:

    - Cha chả chết con tôi rồi, còn gì đâu !

    Mợ Hai cũng chạy lại, rồi leo lên ván ôm cậu Hai, mà đỡ xốc ngồi dậy.Bà với mợ thấy mặt cậu có mấy vết dao chém chè hẻ, thì la khóc om sòm làm cho Hương Quản không hỏi Ba Cam được.Còn Cai tuần Bưởi, Ba Rạng với những người đến coi chơi ai cũng day lại mà ngó.

    Bà Cai hỏi rằng:

    - Thằng nào cả gan dám chém con tao đây ! Vậy chớ làng xã ở đâu, có bắt nó chưa, hử?

    Hương quản đứng dậy đáp:

    - Thưa bà, làng người ta đã bắt nó rồi đây.Xin bà đừng rầy rà để cho tôi tra hỏi nó.

    Bà Cai ngó Ba Cam và hỏi rằng:

    - Thằng đó phải không?

    - Thưa phải.

    - Chú làm chức gì?

    - Tôi làm Hương quản.

    - Sao chú bắt phạm nhân chú không đóng gông nó lại, chú để nó đứng thong thả đó vậy hử?

    - Làng tôi có gông đâu mà đóng.Thuở nay tội gì cũng đóng trăng, chớ đâu có tới đóng gông.Mà tôi đương tra hỏi, đóng trăng sao được.

    Bà Cai xốc xốc đi lại rồi xỉa vào mặt Ba Cam mà hỏi:

    - Mày là quân ở đâu mà mày dám chém con tao hả?

    - Bà không được phép xỉ tôi.

    - Tao xỉ rồi mày làm sao?Tao đánh dù trên đầu mày bây giờ.

    - Bà đánh thử coi.Có chứng ông Hương quản đa nghe.Bà muốn sanh sự , chớ không phải tôi đa.Tôi có tội thì quan phạt tôi, chớ hễ bà Cai động đến tôi thì tôi không nhịn.

    HƯơng quản sợ sinh chuyện thêm nữa, nên đứng trước mặt bà Cai và mời bà ngồi.Ba Cam nói:

    - Bà đừng quen thói ăn hiếp tá điền, rồi bà tưởng ai cũng sợ bà hết.Tôi có mướn ruộng đấtvay lúa vay tiền gì của bà đâu mà tôi sợ bà, nên bà ăn hiếp tôi.

    Bà Cai không biết Ba Cam, lại thấy bộ cứng cỏi quá, chớ không phải như đám dân ngu trong làng, bởi vậy bà giận mà bà không dám làm dữ nữa, riu ríu đi lại bộ ván giữa mà ngồi.Mợ Hai ngồi ôm chồng, mợ nghe Ba Cam nói trả treo với bà Cai thì mợ tức giận nên mợ la lớn:

    - Bây giờ Hương quản để cho quân khốn nạn đó sỉ nhục má tôi hay sao nè !

    Bà Cai khoát tay nói rằng:

    - Thây kệ nó. Để tao thí ít ngàn bạc, rồi coi nó có sợ tao hay không mà.

    Hương quản đưa tay khuyên đừng cãi cọ nữa để bình tĩnh cho anh ta lấy lời khai đặng giải cho kịp giờ.Anh ta ngồi lại và hỏi Ba Cam:

    - Hồi nãy chú khai rồi kế lộn xộn nên tôi quên hết. Đâu, chuyện sao đâu chú khai thiệt cho tôi nghe đặng tôi đặt tờ bẩm cho rành rẽ.

    Chuyện như vậy đó, chớ có chi nữa đâu.Cậu Hai Nghĩa ỷ giàu có, ỷ quyền thế cậu hãm hiếp em gái tôi là con Lựu cho tới con nọ có chửa.Chừng nó đẻ, anh Hai với chị Hai tôi là vợ chồng Cai tuần Bưởi lên cho cậu hay.Cậu làm lơ mà cậu còn sợ vợ, nên bắt chị Hai tôi đóng trăng, nói sao chị Hai tôi dám nói xấu cậu.Cậu còn lấy ruộng lại không cho anh Hai tôi mướn nữa và đuổi phải dỡ nhà mà đi.Anh Hai tôi hỏi đất chỗ khác mà ở, cậu kêu người ta mà hăm dọa, làm cho không ai dám chứa, anh Hai tôi dám bỏ làng mà đi?Tôi về nghe sự độc ác, sự dã man tôi bất bình, nên hồi sớm mai này tôi đón cậu mà nói phải trái cho cậu nghe.Cậu là con nhà quan, con nhà giàu có, tôi tưởng cậu biết điều, té ra tôi coi cậu là một thằng không có một chút lương tâm gì ráo, cậu làm quấy mà không biết ăn năn, cậu sinh ra là để phá danh giá của con gái nhà nghèo, chớ không tình nghĩa chi hết.Tôi thâý vậy nên tôi phải trừng trị cậu một lần cho cậu chừa thói hèn mạt, khốn nạn của cậu đi, đặng con gái nhà nghèo khỏi bị hư danh thất tiết nữa.Tôi ghi lên mặt cậu vài vết thương để cậu nhớ mà bỏ tật xấu, và cho thiên hạ biết mà tránh xa cậu.

    - Chú có ý muốn chém cho cậu hai chết hay không?

    - Không.

    - Chú không có ý ấy, vậy tại sao chú ra chận đường người ta, và chú có đem dao theo nữa?

    - Chém chết làm chi cho uổng.Hãy để cho cậu sống đặng cậu làm gương cho con trai nhà giàu khác nếu họ có tánh như cậu thì họ thấy vậy mà họ sợ mà chừa thói xấu đó cho con nhà nghèo nhờ chớ.

    - Chú còn khai điều gì nữa hay không?

    - Hết rồi.

    Bà Cai với mợ Hai nghe Ba Cam khai như vậy thì ngó nhau chưng hửng.Mợ Hai buông cậu Hai ra rồi ngồi khoanh tay mà thở dài.Bà Cai nói rằng:

    - Té ra thằng này là em Cai tuần Bưởi mà.

    Hương quản đáp:

    - Thưa phải, nó là em thằng Bưởi.

    - Nếu vậy tôi đuổi thằng Bưởi, rồi anh em nó âm mưu với nhau mà chém con tôi đây chứ gì.Hương quản có bắt thằng Bưởi hay không?

    - Thưa bà, thằng Bưởi có tội gì đâu mà bắt.Hồi chém cậu Hai thì có mình thằng Cam, chớ anh nó không có ở đấy.Mấy người chứng đều khai như vậy hết thảy, tôi bắt thằng Bưởi sao được.

    - Dầu nó không chém , nó cũng xúi, vậy thì nó cũng đồng tội với em nó chớ.

    - Xin lỗi bà, cái đó là bà nghi mà thôi, mà tình nghi thì không phải bằng cớ.

    - Không biết.Hương quản làm sao công bình đó thì làm.Tôi nói trước cho mà biết, việc này tôi không nhịn đa.Tôi phải giết chết hết cả nhà cả lũ nó tôi mới nghe.

    - Thưa bà, nếu bà thấy tôi làm chỗ nào không công bình thì bà cứ thưa tôi đi , chớ bà hăm tôi như vậy thì tội nghiệp tôi lắm !

    - Chú nói chú làm công bình sao tôi biểu chú bắt thằng Bưởi mà chú không chịu bắt?

    - Nó có tội gì đâu mà bắt?

    - Tự ý chú.Nó có tội hay là không tội để lên quan rồi sẽ biết.Chú làm tới chức Hương quản tôi đâu dám cải lịnh chú.

    - Thưa bà, bà nói gay gắt làm chi...

    - Thôi tôi không cải với chú nữa mà.Bây giờ tôi xin chở bịnh đi nhà thương chú cho hay không?

    - Phải để tôi lấy khai rồi mới giải đi một lượt chớ.

    - Chờ chú giải, bịnh người ta chết còn gì?

    - Thưa , tôi giải một buổi hầu chiều nay.Cậu Hai làm khai đi, đặng tôi coi tôi đặt tờ bẩm.

    Bà Cai bước lại bàn tính nho nhỏ việc gì với cậu Hai đó không biết rồi bà xách dù ra xe mà về.Mợ mượn một người viết khai dùm cho cậu Hai.

    Ba Cam kêu Ba Rạng mượn viết dùm một bức thư gởi ông thầy kiện Tô Lê là chủ anh, mà thuật mọi việc xảy ra cho ổng nghe.Anh ta đạn đề bao thơ như sau:

    “Mông - xừ Tô Lê, trạng sư ở đường Kinh Lấp, số nhà 112 –Sài Gòn” Trong lúc cậu Hai Nghĩa làm khai, và Ba Rạng viết thơ, thì con Lựu một tay bồng con, một tay bưng một quản nhỏ đựng cơm cá đem ra cho Ba Cam ăn.

    Ba Cam ngồi ăn cơm, con Lựu bồng con đứng một bên, mặt mày buồn xo. Cậu Hai Nghĩa day mặt chỗ khác, tuồng như không biết mẹ con con Lựu. Ba Cam thấy vậy bèn cười gằn và nói:

    - Qua đã rửa nhục cho em được rồi. Từ rày sắp lên nó mang tiếng xấu chớ em hết xấu nữa. Dầu qua ở tù em cũng đừng buồn. Qua đã rửa nhục cho em mà qua ở tù thì qua vui lòng lắm, không hại chi đâu mà sợ.

    Con Lựu lấy vạt áo mà lau nước mắt.

    Mợ Hai Hưởng ngồi ngó mẹ con con Lựu lườm lườm, trong bụng mợ những muốn phanh thây xẻ thịt chúng nó hết, ngặt vì mợ nghĩ làng lạ nếu làm rầy thì mình có lỗi, mà lại thêm xấu cho chồng, chớ không có ích gì, bởi vậy mợ dằn lòng nhịn thua mà coi bộ mợ tức giận lung lắm.

    Đến trưa, xe của cậu Hai trở lên, nhưng không có bà Cai.

    Hương quản góp tờ khai và làm tờ bẩm xong rồi mới kêu xe mà đi giải. Cậu Hai và mợ Hai đi xe nhà. Hương quản còng Ba Cam lại rồi dắt ra đi chung xe với mình. Cai tuần Bưởi với Ba Rạng cũng mướn một xe mà đi theo coi việc hiền dữ thế nào?

    Xuống tới chợ Gò Công đã 3 giờ chiều rồi. Cai tuần Bưởi với Ba Rạng ghé nhà dây thép mua cò gửi cái thư cho ông Thầy Kiện giùm cho Ba Cam, rồi mới dắt nhau qua Tòa Bố.

    Bà Cai đi hồi nào mà hkông biết, mà vô tới cửa Tòa Bố tih' đã thấy bà đứng chực sẵn ở đó rồi. Bà bước lại nói nho nhỏ với cậu Hai chuyện chi không biết, mà bà chỉ trỏ Cai tuần Bưởi hoài. Ba Cam tuy bị còng, song sắc mặt như thường chẳng hề lộ một vẻ lo sợ chi hết.

    Đến giờ quan Chánh Bố cho hầu, chú cai hầu mới ra cửa kêu lớn:

    - Ai hầu quan lớn thì vô.

    Hương quản Bình Phú Tây rút tờ bẩm trong tay rồi dắt Ba Cam với cậu Hai Nghĩa vô.

    Thầy thông ngôn rước lấy tờ bẩm, mắt thì coi miệng thì dịch lại cho quan lớn nghe. Quan lớn bước ra xem thương tích cậu Hai Nghĩa, rồi trăm tiếng Tây với thầy thông ngôn và cầm con dao mà coi. Thầy thông ngôn hỏi cậu Hai Nghĩa vậy chớ ai chém cậu. Cậu chỉ Ba Cam. Thầy lại hỏi vậy cậu có nghe ai xúi Ba Cam chém cậu hay không. Cậu nói cậu nghe Cai tuần Bưởi xúi.

    Thầy thông ngôn nói lại cho quan lớn một hồi rồi thầy day ra rầy Hương quản om sòm; thầy nói Hương quản làm việc không công bình, ăn tiền rồi binh vực bọn du côn, sao không chịu bắt tên Bưởi. Hương quản chưng hửng, rón rén bẩm rằng:

    - Bẩm thầy, tên Bưởi có tội gì mà bắt?

    - Nó xúi em nó chém người ta, sao chú lại nói không có tội?

    - Bẩm, hồi trên làng cậu Hai Nghĩa không có khai như vậy: xin thầy đọc lá khai của cậu lại mà coi.

    - Ê! Chú ngu lắm. Còn nói gì nữa mà! Chú muốn mất chức hay sao?

    - Bẩm thầy, thầy mắng tôi oan quá. Tên Cam chém rồi tên Bưởi mới chạy ra, chứng đều khai như vậy mà tôi bắt nó sao được.

    - Nín! Nghe nói có tên Bưởi đi theo đó phải không?

    - Bẩm có nó đứng ngoài kia.

    - Cai đòi tên Bưởi vô hầu quan lớn.

    Cai hầu chạy ra kêu tên Bưởi mà dắt vô. Cai tuần Bưởi khoanh tay đứng trước mặt quan lớn, coi bộ sợ sệt lắm. Thầy thông ngôn nói với quan lớn một hồi rồi day ra nói với tên Bưởi rằng:

    - Quan Lớn hỏi mày vậy chớ sao mày dám xúi em mày chém người tai?

    - Bẩm quan Lớn, tôi đâu có xúi. Em tôi nó nói với tôi nó đi chợ chơi. Ra đường nó gặp cậu Hai Nghĩa, hai đàng cãi lẫy với nhau sao đó, rồi chém. Tôi có hay đâu. Chừng tôi hay, tôi chạy ra, thấy như vậy, tôi rầy nó dữ quá, quan Lớn đòi chứng hỏi mà coi.

    - Quan Lớn nói anh em mày là du côn, quan Lớn bỏ tù hết thảy. Cai dắt hai thằng này đem xuống khám cho mau. Còn cậu Hai Nghĩa ra ngoài chờ một chút, đặgn tôi viết giấy cho quan Lớn ký tên rồi cầm qua nhà thương cho thầy khám bệnh.

    Cai hầu dắt Ba Cam với Cai tuần Bưởi ra cửa đặng đi xuống khám. Ba Cam thấy Ba Rạng thì nói rằng:

    - Nó lo tiền mà làm hại luôn anh Hai tôi nữa. Không có sao mà sợ. Anh làm ơn viết tiếp một bức thơ nữa rồi gởi liền cho Thầy Kiện chủ tôi hay. Bề nào cũng phải giải qua Tòa Mỹ Tho, ông chủ tôi không bỏ tôi đâu.

    Ba Rạng đứng ngẩn ngơ chưa kịp hỏi chi hết, thì họ đã dẫn Bưởi với Cam vô khám.

    Anh ta ra chợ mua một tờ giấy, rồi mượn viết mực mà viết một bức thơ nữa đặng nói cho ông Thầy kiện Tô Lê hay rằng Ba Cam đã bị giam và người ta vu cáo nên tên Bưởi là anh, cũng bị giam luôn nữa. Anh ta đề bao cũng như bức thư trước, mua cò mà gởi rồi mới lên xe trở về Bình Tây.

    Lối đỏ đèn Ba Rạng mới về tới nhà. Anh ta đi thẳng lại nhà Cai tuần Bưởi mà thông tin cho chị hay trước. Khi anh ta bước vô, thì thấy thằng Cu đương ngồi nói chuyện với Thị Tố và con Lựu. Thị Tố vừa ngó thấy Ba Rạng thì hỏi rằng:

    - Hương quản giải xuống quan Lớn xử sao đó? Còn anh Hai mày đâu?

    Ba Rạng lắc đầu đáp rằng:

    - Không xong. Quan Lớn giam chú Ba Cam , mà giam luôn anh Hai nữa.

    Ai nấy nghe nói đều chưng hửng. Thị Tố vùng đứng dậy hỏi rằng:

    - Anh Hai mày tội gì mà bị giam?

    - Tôi có biết đâu. Hồi sớm mai tôi nghe bà Cai nói với Hương quản ngoài nhà việc, tôi nghi lắm.

    - Nói giống gì?

    - Bà nói để bả thí ít ngàn đồng bạc, bả giết chết hết thảy. Chắc tại như vậy nên anh Hai bị giam chứ gì.

    - Trời ơi, quân độc ác như vậy đó, nó có tiền nó muốn hại ai cũng được hết thảy, trời có thấy hay không, hử trời!

    - Chuyện gì cũng để thủng thẳng rồi sẽ tính, chớ chị la om sòm chi vậy?

    - Ức người ta lắm, nín sao cho được.

    - Chị đừng có nóng , để tôi nói cho chị nghe. Việc này bề nào cũng phải giải lên Tòa, chớ dưới này mà bỏ tù ai được. Không lẽ lên Tòa mà bà Cai còn hại anh Hai với chú Ba Cam được nữa. Thôi mình đừng chộn rộn, đợi giải lên Tòa coi Tòa xử làm sao rồi sẽ hay. Chú Ba Cam có nói ông chủ của chú làm Thầy kiện, ông thương chú lắm, chú chắc ổng không bỏ chú đâu. Tôi đã có gởi cho ổng hai bức thơ rồi. Nếu ổng binh chú Ba thì mười bà Cai mình cũng không lo, chẳng luận là một mình bả.

    Ai nấy nghe Ba Rạng nói thì vững bụng được một chút, duy có con Lựu vừa khóc vừa nói rằng:

    - Vì cái thân tôi, mà hai anh tôi đều phải bị hại, tôi nghĩ thiệt tôi muốn chết phứt cho rồi.

    Thằng Cu chau mày nói rằng:

    - Tôi chắc anh Hai với anh Ba vì cô mà bị hại đó, hai ảnh không có buồn đâu. Nếu tôi mà được bị hại chung với hai ảnh, tôi chắc cũng không buồn. Tôi nói thiệt a, ý cô Tư muốn sao cứ nói đi, tôi làm liền cho cô coi. Tánh tôi hiền lắm, thuở nay không khi nào tôi biết gây gổ với ai. Mà nãy giờ tôi nghe nói chuyện sao tôi nổi đóa quá.

    Con Lựu khóc thút thít và đáp:

    - Anh Ba tôi nghe nói anh cho mượn hai mươi đồng bạc đặng tôi uống thuốc. Ảnh có cho tôi số bạc ấy đặng trả cho anh. Bây giờ anh Hai với anh Ba tôi bị chuyện, vậy anh làm ơn để cho tôi mượn số tiền ấy đặng lo cho anh Hai tôi, rồi thủng thẳng sau tôi sẽ trả được không?

    - Được, được mà. Cô không trả cũng được, tôi không đòi đâu. Mà bây giờ lo làm sao đây?

    - Chuyện đó tôi cậy anh Ba tính giùm, chớ tôi với chị Hai tôi có biết đâu.

    Ba Rạng nói:

    - Lo giống gì được mà lo. Người ta giàu có bạc muôn, mình có một hai chục đồng bạc, mình cự với người ta sao nổi. Mình đem tiền ra mà lo, chẳng khác nào như mình quẳng xuống sông, có ích gì. Để mai tôi xuống Gò Công tôi hỏi dọ coi chừng nào họ giải Tòa. Hễ họ giải thì tôi đi theo lên Mỹ Tho coi Tòa phân làm sao rồi tôi sẽ liệu. Tôi chắc anh Hai vô tội, nên khôgn hại gì đâu, còn chú Ba Cam thì có ông Thầy Kiện, có lẽ ổng cũng đỡ vớt chú chớ.

    Thằng Cu vụt nói:

    - Bữa nào họ giải anh Hai đi Mỹ Tho tôi cũng đi nữa.

    Thị Tố nói rằng:

    - Mày mắc ở cho ông Cả, mày đi sao được?

    - Tôi nói với chủ tôi cho tôi nghỉ ít bữa đặng tôi đi, sao lại đi không được. Sáng mai anh Ba đi hỏi thăm đi. Anh nghe chắc bữa nào giải, anh cho tôi hay, rồi hai anh em mình đi.

    - Hai anh em bây giờ ráng lo giùm một chút, chớ tao mắc sắp nhỏ, tao có nói đi đâu được. Bây liệu làm sao được đó bây làm, đừng có để nó bỏ tù luôn tới anh Hai bây thì tức lắm.

    Ba Rạng trợn mắt:

    - Cái thứ đó có tiền mà độc ác, hễ giận ai thì quăng tiền ra mà hại người ta có giỏi gì. Người như vậy dầu giàu sang cho mấy tôi cũng không phục. Như chú Ba Cam vậy đó đúng đa. Dám nói dám làm. Chú chém nó mà chú nói nghe sướng. Làm như vậy tụi nó mới ghê, hết dám ăn hiếp con nhà nghèo nữa. - Ba Rạng nói dứt lời bèn đi về nhà mà nghỉ.

    Thình lình trời xán một đám mưa thiệt lớn. Thằng Cu nghe tin Ba Cam chém cậu Hai Nghĩa, tính lên thăm một chút rồi về, tá ra trời mưa. Thị Tố cầm ở lại ngủ rồi khuya sẽ về. Nó nằm tại bộ ván giữa nói chuyện chơi với Thị Tố, còn con Lựu thì dỗ con dưới võng. Nó nói chuyện này rồi bắt qua chuyện nọ, mà chuyện nào nói cũng thiệt thà, lời nào nghe cũng trung hậu. Thị Tố than cái thân của con Lựu với nó. Nó lóng tai nghe rồi thở ra mà nói:

    - Lỗi tại tôi. Chớ chi tôi nghe lời anh Hai, tôi cưới phứt cô Tư hồi năm kia, thì cô khỏi có chuyện gì hết.

    Con Lựu nghe nói như vậy thì gác tay qua trán day mặt vô vách, nằm nín khe.

    Đến khuya Ba Rạng thức dậy sửa soạn đi Gò Công, thấy Thị Tố có đốt đèn, bèn xuống nói cho chị hay rồi sẽ đi. Thằng Cu cũng đương sửa soạn đi về Đập Ông Canh nên hiệp với Ba Rạng đi cho vui. Thị Tố lấy 20 đồng bạc đud*a cho em. Ba Rạng không chịu lấy, nói rằng để đi dọ hỏi coi chuyện trở ra sao rồi sẽ tính. Thị Tố biểu lấy ít đồng bạc mà đi xe. Anh ta cũng lắc đầu mà đáp rằng:

    - Thôi, đi bộ được mà. Đi xe làm chi cho tốn kém.

    Chiều lại Ba Rạng trở về ghé Đập Ông Canh mà cho thằng Cu hay rằng mình nghe đến mốt sẽ giải Cai tuần Bưởi với Ba Cam lên Tòa. Thằng Cu nói:

    - Chiều mai tôi sẽ lên rồi đi Mỹ Tho với anh.

    Thiệt quả chiều bữa sau thằng Cu lên, mình mặc một cái áo vải trắng mới với một chiếc quần vải đen cũng mới, nên coi bộ sạch sẽ hơn ngày thường. Nó ở ngủ tại nhà Ba Rạng. Đến canh ba vợ Ba Rạng dậy đặng nấu cơm cho hai người ăn rồi dắt nhau đi bộ lên Chợ Gạo, tính qua đó rồi sẽ mướn xe đi Mỹ Tho cho rẻ tiền.

    Việc Cai tuần Bưởi với Ba Cam giải lên Tòa, quan Biện lý xét Cai tuần Bưởi nên thả về; còn Ba Cam chém cậu Hai Nghĩa, có giấy quan thầy thuốc chứng rằng người bịnh phải nằm nhà thương ít nữa 15 ngày mới lành mấy vếy thương ấy được, nên quan Biện lý làm giấy giam phạm nhân, đợi chừng nào cậu Hai Nghĩa lành mạnh rồi sẽ đòi mà xử.

    Vì khi vô Tòa, Ba Rạng với thằng Cu đã có gặp và có nói chuyện với hai anh em Cai tuần Bưởi rồi, nên khi Tòa dạy giam Ba Cam, thì Ba Rạng viết một bức thơ nữa mà gởi cho ông Thầy kiện Tô Lê rồi mới dắt nhau trở về Bình Phú Tây.

    Thị Tố với con Lựi nghe Cai tuần Bưởi được Tòa tha thì mừng, song nghe nói Ba Cam còn bị giam thì trong lòng chưa yên. Cai tuần Bưởi nói rằng:

    - Không sao mà sợ, thằng Cam nó biểu đừng lo, ông Thầy Kiện cần dùng nó lắm. Nếu nó ở tù thì ai cầm bánh xe hơi cho ổNg đi. Nó nói bề nào ổng cũng phải binh nó. Nó chắc hễ ổng đi hứng gió về thì ổng xuống Mỹ Tho ổng xin cho nó ra.

    Thằng Cu ở chơi với Cai tuần Bưởi một đêm rồi sáng bữa sau nó mới về. Cách chừng 10 bữa, Cai tuần Bưởi tiếp được một bức thơ của Ba Cam gởi mà nói rằng anh ta bị Tòa giam hết 3 ngày rồi có ông Thầy Kiện xuống lãnh, nên Tòa thả ra, song Tòa dặn hễ chừng nào có trát đòi thì phải đi hầu. Cách vài mươi ngày nữa, Cai tuần Bưởi lại tiếp được một phong thơ thứ hai của Ba Cam nói rằng Tòa xử rồi, Tòa phạt anh ta một tháng tù treo và 25 quan tiền vạ. Tuy anh ta bị án, song án treo nên khỏi ở tù; lại bữa xử có ông Thầy Kiện xuống cãi lẽ, ổng cãi mà ông bày hết cửchỉ đê tiện của cậu Hai Nghĩa ra Tòa nghe làm cho thiên hạ cười cậu Hai Nghĩa với bà Cai hiếu gục mặt hổ thẹn hết sức.

    Trong thơ Ba Cam lại có gạch mà nói riêng với con Lựu mấy câu: "Còn em Lựu, bữa qua về thăm em, qua có hứa với em hai điều: một là rửa nhục cho em, hai là sẽ bảo bọc em. Điều thứ nhứt qua đã làm rồi; tuy qua bị án, nhưng thằng Nghĩa nó mang mấy vét nhục trên mặt nó trọn đời, không thể nào nó chùi cho tiêu được. Còn điều thứ nhì, để thủng thẳng qua tính, chừng nào qua tính xong rồi qua sẽ cho em hay".

    Mấy lời của Ba Cam nói thiệt là trúng. Cậu Hai Nghĩa tuy đã lành mạnh rồi, bà Cai Hiếu tốn hao không biết bao nhiêu, song trên mặt của cậu hết khôi ngô nữa, và trong lòng cậu hổ thầm hoài, bởi vậy từ rầy cậu cứ lục thục ở trong nhà, không muốn đi đâu nữa hết. 

Một buổi chiều, trời mưa mới dứt hột, nên trong rào cây cỏ còn loi ngoi, trước sân nước còn ứa đọng thành vũng . Mấy đám ruộng nào lúa cấy đã bén rồi thì phơi màu xanh lét, còn mấy đám ruộng mới cấy vài bữa, thì màu còn vàng khè .

    Trong bưng ễnh ương nối nhau mà khóc tiếng nghe uềnh oang . Sau hè nhái nhỏ đua nhau mà la tiếng nghe lét chét .

    Thị Tố với con Lựu nấu cơm xong rồi bèn dọn để trên một cái chõng tre . Cai tuần Bưởi kêu sắp nhỏ áp lại ngồi chung quanh mâm cơm . Con Lựu bưng nồi cơm để trước mặt mà bới cho mỗi người một chén . Trong mâm cây chỉ có hai món ăn mà thôi, một chén muối sả với một dĩa cá lóc chừng ba bốn khứa, mà là cá Cai tuần Bưởi câu được hồi trưa, chớ không phải cá mua ngoài chợ nên mỗi khứa lớn chừng bằng ngón chân . Mây đứa nhỏ chen đũa mà gắp cá, còn ba người lớn thì húp nước, hoặc quẹt muối sả, mà người nào ăn coi cũng ngon lắm .

    Thị Tố bưng chén cơm mà và, cơm còn nóng nên khói lên nghi ngút . Chị ta vừa muốn thò đũa quẹt muối mà rồi chị ta thụt tay và ngó chồng mà nói rằng:

    - Hồi xế tôi đi xóm Chòi về, đi tới cửa Hương thân Chiểu bị mắc mưa nên tôi ghé nhà tôi đụt . Cậu Hương thân nói chuyện nghe tức cười quá .

    - Cậu nói gì mà tức cười ?

    - Cậu nói với tôi, cậu muốn cưới con Lựu .

    - Cậu lớn quá, gả như vậy coi sao được .

    - Không lớn gì . Cậu năm nay giỏi chừng bốn lăm bốn bảy gì đó chớ bao lớn .

    - Còn giống gì nữa! Bốn lăm bốn bảy đó đẻ con Lựu không được hay sao ?

    - Nói như mình vậy thì thôi! Vậy chớ mình không nghe người ta nói bảy mươi có của cũng vừa mười lăm hay sao ?

    - Nói bậy nà!

    - Nói thiệt chớ nói bậy . Cậu Hương thân than với tôi rằng vợ cậu mất mấy tháng nay, không ai coi sóc trong nhà, nên cậu bê bối lung lắm . Phần thì sắp con nhỏ lúc nhúc, phần thì ruộng làm mê mê, cậu cực quá chịu không nổi . Cậu nói nếu vợ chồng mình chịu gả thì cậu cưới một trăm đồng bạc rồi thì mùa tới mình muốn làm ruộng thì cậu nhịn lại một hai dây cho mình làm .

    Cai tuần Bưởi nín khe không cãi với vợ nữa . Chừng anh ta ăn cơm rồi, anh ta vừa bước chân xuống đất vừa hỏi con Lựu:

    - Em ưng Hương thân Chiểu hay không em Lựu ?

    Con Lựu ngó anh mà đáp:

    - Thân em còn lấy chồng làm chi nữa mà anh hỏi .

    - Ủa, sao vậy ?

    - Ai thèm nữa mà em mong lấy chồng .

    - Hương thân Chiểu chịu cưới đó .

    - Theo những lời chị Hai nói hồi nãy đó, thì Hương thân Chiểu muốn mua em về mà làm tôi mọi, chớ có phải cưới vợ đâu .

    - Em nói nghe kỳ cục quá! Hễ người ta cưới em, thì em phải lo coi sóc việc nhà cho người ta chớ . Ai mà cưới vợ để ở không coi chơi bao giờ .

    - Phải . Em cũng biết đạo làm vợ là lo giúp đỡ chồng những việc trogn nhà . Nhưng mà vợ chồng phải có cái tình thì ở với nhau mới được . Cái cách chú Hương thân Chiểu nói đó thì chú không có tình chi hết . Chú cưới vợ là kiếm người giữ con, nấu cơm, coi nhà cho chú mà thôi . Lấy chồng như vậy thì vui vẻ gì đó mà ham .

    - Tình là cái gì kia . Vậy chớ qua với chị Hai em đây có tình gì đâu, mà vợ chồng qua cũng vui vẻ với nhau vậy đó sao .

    - Sao lại không có tình . Mà dầu anh với chị Hai k hông có tình thì cũng có nghĩa, chớ Hương thân Chiểu không tình mà cũng không nghĩa thì em ưng nỗi gì . Không được đâu anh Hai; em đã ngán đời rồi . Cậu Hai Nghĩa giàu lớn, cậu bỏ tiền mua vui . CHú Hương thân giàu nhỏ, chú xuất tiền mua mại . Thiệt thói đời là vâỵ em nghĩ em giận lắm .

    - Nói như vậy thôi, có lấy chồng được đâu .

    - Em nói thiệt với anh Hai chị Hai, nếu em phải lấy chồng, em chỉ ưng anh Cu mà thôi, chớ em không ưng ai khác .

    - Sao vậy ?

    - Em coi anh Cu có tình mà lại có nghĩa nữa . Tuy ảnh nghèo, ảnh đi ở đày tớ cho người ta, mà ảnh hơn cậu Hai Nghĩa, hơn Hương thân Chiểu thập bội .

    - Hồi trước nó muốn cưới em . Qua cũng thương nó lắm . Ngặt mắc chuyện lộn xộn đó, bây giờ biết nó chịu cưới hay không ?

    - Em noí chuyện đời cho anh nghe mà thôi, chớ không phải em muốn cho anh Cu cưới em đâu . Nếu bây giờ ảnh nói em mà cưới thì em xấu hổ thầm với ảnh lắm .

    Cai tuần Bưởi thở ra rồi bỏ đi xuống nhà Ba Rạng mà chơi, không nói chuyện nữa .

    Cách vài bữa sau, thằng Cu lơn tơn lên thăm vợ chồng Cai tuần Bưởi . Nó lên tới Bình Phú Tây thì trời đã chạng vạng tối rồi . Nó ghé nhà Ba Rạng trước, rồi mới rủ Ba Rạng đi với nó mà qua nhà Cai tuần Bưởi .

    Mấy người nói chuyện chơi với nhau một hồi, rồi Cai tuần Bưởi vùng nói:

    - Hương thân Chiểu muốn cưới con Lựu, con nọ không ưng, mà bữa nay ảnh gặp tôi ảnh còn nói nữa chứ .

    Thằng Cu nghe nói biến sắc; nó liếc mắt ngó con Lựu rồi hỏi Cai tuần Bưởi:

    - Hương thân Chiểu ở đâu ?

    - Ở dưới xóm Chòi .

    - Giàu hay nghèo ?

    - Nhà có ăn, nghe nói ảnh có ruộng chút đỉnh đủ làm .

    - Người ta nói, mà anh gả hôn ?

    - Gả chỗ đó được lắm, ngặt vì con Lựu chê lớn tuổI, nó không ưng, qua biết làm sao mà gả .

    Thằng Cu ngồi lặng thinh hồi lâu rồi nói:

    - Giàu mà làm giống gì . Giàu cho bằng cậu Hai Nghĩa hay sao, mà cậu Hai Nghĩa lại ra giống gì đó .

    Thị Tố xen vô nói:

    - Con Lựu nó đã mang tiếng mang tăm, mà nó lại có một đứa con nữa . Bây giờ có mấy người chết vợ hoặc để vợ, họ mới nói chớ cont rai mới lớn lên ai mà cưới .

    Thằng Cu chau mày mà đáp:

    - Sao lại không cưới ... Tôi nói thiệt với anh Hai chị Hai, nếu cô Tư ưng tôi thì tôi cưới liền .

    - Nó có con rồi mà em cưới giống gì ?

    - Con của cổ là con của tôi . Người ta bỏ tôi nuôi . Thằng nhỏ không có cha, tôi lãnh tôi làm cha .

    - Sao từ hồi đó tới bây giờ em không nói ?

    - Tôi có nói một lần, chị Hai quên hay sao ? Tại anh Hai chị Hai không nói được, vì cậu Hai Nghĩa đã ăn ở với cô Tư có nghén rồi bỏ; tôi xét phận tôi với cậu Hai Nghĩa thì tôi thấp quá, bởi vậy tôi không dám nói nữa . Từ hồi đó đến giờ tôi thề không cưới vợ . Có cưới thì cưới cô Tư mà không được thì thôi .

    Ba Rạng mới quen thằng Cu, mà thấy tính tình nó trung hậu cũng thương, nên nghe nói mấy lời thiệt thà mà hữau tình ấy thì cười ngất, rồi kêu con Lựu mà hỏi rằng:

    - Sao em Tư ? Chú Cu nói vậy đó em nghĩ sao ? Nội đây đều bà con hết thảy em đừng mắc cỡ gì hết . Em ưng hay không, em nói phứt một câu ?

    Con Lựu ngó xuống đất mà đáp rằng:

    - Hôm trước em đã có nói với anh Hai em một lần rồi; nếu em phải lấy chồng thì em chỉ ưng một mình anh Cu thôi, chớ em không ưng ai hết . Ngặt vì anh Cu là một người phải, còn em là một người đàn bà hư, nếu em làm vợ của ảnh thì hổ thẹn quá .

    Ba Rạng cười mà nói:

    - Em nói một chút mà qua hiểu nhiều lắm . Mấy lời em nói đó thiệt là đúng đắng . Mà mấy lời chú Cu nói hồi nãy cũng đúng lắm nữa . Thiệt thiên hạ cho em là gái hư, mà em biết xét phận em như vậy thì gái nên cũng khó sánh . Còn chú Cu, tuy chú nghèo nàn, song đối với em mà chú có tấm tình như vậy, qua coi chú hơn người giàu sang xa lắm . Thôi để qua đứng làm ông Tơ bà Nguyện cho đôi bên . Em ưng đi, đừng ái ngại chi nữa . Qua dám chắc vợ chồng như hai em đây trời không nỡ để nghèo khổ đâu, mà dầu có nghèo đi nữa, cũng thuận hòa vui vẻ, hơn vợ chồng họ nhiều lắm .

    Con Lựu nghe mấy lời cảm động nên chảy nước mắt, lật đật đứng dậy mà đi vô buồng .

    Vợ chồng Cai tuần Bưởi hiểu ý em đã chịu rồi, nên biểu Cu vê1 bữa nào rảnh rang trở lên sẽ tính việc cưới .

    Chiều bữa sau, Cu lót cót lên nữa . Nó nói nó gởi cho chủ nó về trước về sau được 80 đồng bạc . Con Lựu nhất định không nhận tiền bạc chi hết; chỉ xin 20 đồng bạc đặng đưa cho chị Hai nó đi mua đồ nấu cúng cha mẹ nó một bữa mà thôi . Trước bữa cưới, nó gói mà đưa hết cho Thị Tố những áo quần, vòng, bông của cậu Hai Nghĩa đưa nó hồi trước mà nói rằng:

    - Những đồ này là đồ làm cho thân em nhơ nhuốc . Em thấy nó càng thêm hổ thẹn . Vậy em cho chị, chị muốn bán hay là bỏ tự ý chị .

    Đám cưới xong rồi, Cai tuần Bưởi cậy Ba Rạng viết giùm một bức thơ gởi nói cho Ba Cam hay . Anh ta khuyên thằng Cu đừng ở với Cả Tri nữa, về ở chung với mình, đặng mùa tới anh em kiếm ruộng mướn mà làm với nhau . Cu nghe lời về ở Bình Phú Tây với anh vợ .

    Dầu không nói, ai cũng biết chắc vợ chồng thằng Cu vui vẻ hòa thuận với nhau hơn vợ chồng khác hết thảy . Cu phỉ nguyện nên quên hết việc trước của vợ; còn Lựu yên thân song ngó chồng cũng còn chút hổ thẹn . Cu bồng thằng Hai mà hun hít nựng nịu tối ngày; Lựu thấy vậy lại càng thêm kính trọng .

    Qua tháng tám, lúa sớm gần đứng cái, lúa mùa đã nở bụi, ngó ra đồng tứ phía đều xanh rì . Một buổi sớm mai, Thị Tố đi chợ, Cai tuần Bưởi vác cần câu vô bưng mà câu rê . Con Lựu lục đục sau bếp nấu cơm . Thằng Cu bồng con ghẻ ngồi dựa cửa mà coi con mèo rình chụp con rắn mối .

    Bỗng đâu có một người đàn bà trạc chừng 22 hoặc 23 tuổi, nước da trắng, gương mặt tròn, mình mặc áo lụa trắng, quần lãnh đen, đầu đội khăn màu bông hường, chân mang giày thêu nhung đỏ, thủng thẳng đi vô sân của Ba Rạng, sau lưng lại có một đứa con gái chừng 15, 16 tuổi, mặc quần áo vải đen đi theo . Thằng Cu thấy người đàn bà ấy hỏi vợ Ba Rạng việc gì không biết, mà vợ Ba Rạng chỉ ngay nhà Cai tuần Bưởi rồi người đàn bà xăm xăm đi lại . Khi người ấy vô gần tới cửa, Cu dòm kỹ thì nghi là cô Ba Nhân con gái bà Cai Hiếu . Nó nghĩ mà thôi, chớ không dám chắc, bởi vì hồi trước nó gặp cô Ba vài lần, mà mấy năm nay cô có chồng, về ở theo bên chồng trong chợ Giồng Ông Huê nó không gặp nữa . Tuy vậy mà nó không bồng thằng Hai đứng dậy, cúi đầu chào khách .

    - Phải nhà Cai tuần Bưởi ở đây hay không ?

    - Thưa phải .

    - Có vợ chồng Cai tuần Bưởi ở nhà hay không ?

    - Thưa, không . Chị Hai tôi đi chợ, còn anh Hai tôi đi câu .

    - Chú là giống gì của Cai tuần Bưởi .

    - Tôi là em rể . Thưa cô ở đâu lại, hỏi anh Hai chị Hai tôi có việc chi hay sao ?

    Người khách không trả lời mà ngó thằng Cu trân trân rồi ngó thằng nhỏ bồng trong tay đó . Thằng Cu bèn nói rằng:

    - Mời cô bước vô nhà . Chị Hai tôi đi chợ cũng gần về a .

    Người khách liền đi xốc vô nhà, rồi vén áo ngồi chỗ bộ ván giữa . Sắp con của Cai tuần Bưởi thấy có người lạ, không dám giỡn nữa, nên ôm gốc cây cột nhà ngó . Con Lựu đương nấu cơm sau bếp vạt áo trước vắt ngang lưng, cũng lơn tơn chạy lên coi ai cho biết . Người khách ngó Lựu rồi hỏi Cu rằng:

    - Vợ chú đó phải không ?

    - Thưa, phải .

    - Tên gì ?

    - Thưa, tên Lựu .

    Người khách nhìn Lựu trân trân, Lựu thấy vậy bèn bước tới chào, và hỏi rằng:

    - Thưa, cô ở đâu lạ, có việc chi hỏi tôi ?

    - Tôi ở trong chợ Giồng . Nghe nói em có một đứa con trai, em muốn kiếm người nào không con, em cho họ nuôi mà làm con nuôi, nên tôi ra đây coi thằng nhỏ ra làm sao rồi tôi xin về tôi nuôi .

    - Thưa, không . Con tôi thì tôi nuôi, chớ tôi có tính cho ai đâu .

    - Thằng nhỏ đâu nào ? Được bao lớn ?

    Thằng Cu bồng con bước lại một bước, miệng chúm chím cười và đáp:

    - Con tôi đây . Thưa cô, xin lỗi cô, không biết cô có phải là cô Ba , con của bà Cai ở dưới Vĩnh Thạnh hay không ?

    Người khách thấy người ta đã biết nên không cần giấu giếm nữa, nên cười mà hỏi rằng:

    - Sao chú biết tôi ?

    - Thưa, trước đây tôi có thấy cô Ba một lần .

    Con Lựu chưng hửng, nên đứng nhìn cô Ba Nhân, coi nét mặt kém vui . Cô Ba Nhân vói tay bồng thằng Hai rồi ngó Lựu mà hỏi:

    - Thằng nhỏ được mấy tháng rồi đây ?

    - Gần 10 tháng .

    - Bộ nó cứng cỏi, dễ thương quá chứ . Đặt tên là gì ?

    - Tên Hai .

    - Tội nghiệp quá, mới bây lớn mà bận áo xấu quá . Sao không may quần yếm cho em bận ?

    - Tôi nghèo, sắm được cái áo đó là may . Tiền đâu có dư mà vẽ tiền quần lồng quần yếm .

    - Thôi, cho tôi đặng tôi nuôi . Tôi thấy thằng nhỏ tôi thương quá . Tôi không có con . Tôi nuôi nó, tôi may quần áo lụa cho nó bận, chừng nó lớn tôi cho nó đi học . Coi bộ hai vợ chồng nghèo quá, có con cực khổ, để nuôi làm giống gì .

    Thằng Cu nghe mấy lời ấy, trong bụng nó phiền nên cười gằn và đáp:

    - Thưa cô, cô nói như vậy thì tội nghiệp cho con nhà nghèo lắm . Nhà giàu thương con, nhà nghèo cũng biết thương con vậy chứ . Ai nỡ cắt thịt mà trao người khác được . Vợ chồng tôi nghèo thì nuôi con theo phận nghèo . Cái tình thương con là quý, chớ giàu nghèo có nghĩa gì đâu .

    - Nghe nói thằng nhỏ này không phải là con của chú, mà chú cản trở nỗi gì ?

    - Thưa, con gì cũng vậy, hễ đặt là con thì tự nhiên mình thương . Mà thằng Hai đây tôi thương nó không biết chừng hơn con ruột của tôi nữa, bởi vì cha nó không nhìn, tôi ra nhìn thế, nên tôi phải thương nó bằng hai .

    - Thôi, chú đừng có nhiều chuyện . Tôi nói phứt một câu: để thằng nhỏ cho tôi nuôi, tôi cho hai vợ chồng một trăm đồng bạc làm vốn mà làm ăn .

    - Nhân nghĩa mới quý, chớ một trăm đồng bạc có phải là quý đâu .

    Nãy giờ con Lựu đứng lóng tai nghe chồng đối đáp với cô Ba Nhân, chừng nó nghe cô Ba Nhân nói cho một trăm đồng bạc mà bắt thằng bé thì nó giận nên nói rằng:

    - Tôi nghèo, song tôi cũng có danh giá như ai vậy . Nghèo gì ham tiền bạc lại bán con mà ăn . Cô đừng có nói tiếng đó tôi phiền lắm .

    Cô Ba Nhân không dè vợ chồng thằng Cu biết điều đến thế, bởi vậy cô mới bị Cu, rồi bị luôn Lựu nữa, cô bợ ngợ, không kiếm được lời chi khác mà nói, túng thế cô nói:

    - Tôi không có con, tôi thấy thằng nhỏ tôi thương quá, cho tôi nuôi đi mà .

    Cu ngó vợ và lắc đầu, Lựu cười và nói:

    - Tôi đẻ nó nên tôi thương, chớ cô với nó có nghĩa gì đâu mà cô thương .

    Cô Ba Nhân ngó Lựu vừa cười vừa đáp rằng:

    - Cô cháu sao lại không có nghĩa .

    Lựu mắc cỡ, nên xây lưng đi vô bếp .

    Cô Ba Nhân biết thế không dễ gì mà nói được, nên cô nựng nịu thằng Hai rồi cô trả nó cho Cu đặng về . Cô đứng dậy rồi cô kêu Lựu ra mà từ giã . Lựu bước ra, cô nói:

    - Anh Hai tôi bị chỉ nên ảnh mới hóa ra người quấy . Tôi không chịu như vậy . Tôi xin hai vợ chồng để cháu cho tôi nuôi, muốn hai ba trăm tôi cũng cho . Vợ chồng suy nghĩ lại đi, rồi vô trả lời cho tôi biết .

    Cu lắc đầu đáp rằng:

    - Mấy ngàn, mấy muôn tôi cũng không ham, chẳng luận mấy trăm .

    Cô Ba Nhân ra về một hồi lâu, rồi vợ chồng Cai tuần Bưởi mới về tới . Lúc ăn cơm, Cu thỏ thẻ thuật lại việc cô Ba Nhân tới xin chuộc thằng Hai lại cho vợ chồng Bưởi nghe .

    Hôm sau vợ chồng Cai tuần Bưởi nhận được thơ của Ba Cam . Mọi người mừng rỡ xúm xít đọc:

    Em xin tỏ với anh một việc . Ông Thầy Kiện mới khẩn một sở đất 800 mẫu tại làng Vĩnh Mỹ thuộc về hạt Bạc Liêu .

    Ông đương qui dân làm ruộng đặng đem xuống lo mà khai phá . Ổng sắm trâu bò nhà cửa lúc thóc sẵn hết thảy, tá điền xuống đó mướn bao nhiêu thì người ta đo cho mà làm, tới mùa trả lúa ruộng rồi còn dư bao nhiêu thì mình lấy .

    Xứ Gò Công mình ruộng đất hẹp hòi quá, mước mắc quá nên làm không có lời . Em muốn anh chị với hai vợ chồng con Lựu dắt nhau đi hết xuống Bạc Liêu mà làm ruộng của ông Thầy Kiện, hoặc may có khá được . Hôm em về, em có hứa với con Lựu rằng em sẽ lo bảo bọc cho nó . Bây giờ nó có chồng, nó ở chung chạ với anh nữa coi thể bất tiện . Em đã có mướn một căn phố rồi, em muốn vợ chồng nó lên ở với em , thằng Cu thì em kiếm sở cho nó làm, còn con Lựu thì nó nấu cơm cho em ăn . Như vợ chồng nó muốn đi làm ruộng Bạc Liêu thì em sẽ giúp cho chúng nó đi .

    Được thơ này, dầu anh chị không chịu bỏ xứ mà đi Bạc Liêu đi nữa, thì cũng biểu vợ chồng con Lựu phải lên ở với em . Em trông lắm . Nhất định bữa nào đi thì phải gởi thơ trước cho em biết đặng em vô chợ Lớn đón tàu em rước . Xin anh Hai nói giùm em kính lời thăm vợ chồng anh Ba Rạng . "

    Ba Cam Sớp - phơ của ông Thầy Kiện Tô Lê N112 đường Kinh Lấp Sài Gòn Cai tuần Bưởi đương trông ruộng làm, nên được thơ này thì có ý muốn đi Bạc Liêu, ngặt vì Thị Tố than sự con đông, đến xứ lạ không biết khó dễ thế nào, làm cho anh ta dụ dự không quyết định . Tuy vậy mà anh ta đốc vợ chồng Cu đi, anh ta biểu đi trước thử coi việc ra làm sao rồi anh ta sẽ theo sau .

    Vợ chồng Cu bàn tính với nhau, nghĩ ở đây làm ăn khó khá được, lại thêm cô Ba Nhân vặn trú về sự thằng con hoài, bởi vậy nhất định lên Sài Gòn mà hỏi đọ cho chắc rồi liệu nếu đi Bạc Liêu thì đi, bằng không nên đi thì ở Sài Gòn kiếm công việc mà làm .

    Cu cậy Ba Rạng viết thơ gởi giùm trước cho Ba Cam, rồi đến ngày hẹn vợ chồng anh từ giã anh chị xóm giềng và bồng con mang gói mà lên đường . 

Cái kiếp con người rõ ràng là kiếp khổ não, còn cái thú giàu sang chưa ắt là thú thanh cao . Vì cớ nào trên mặt đất này người ta lại tranh nhau đeo đuổi mùi phú quý, làm chi để đến nỗi nhơ nhuốc cũng chịu, ác nghiệt cũng làm, cực khổ buồn rầu, đắng cay khóc lóc .

    Chịu làm chi vậy ? Làm mà chi vậy ? Buồn nỗi gì ? Khóc cớ chi ?

    Phù sanh nhất mộng, giàu sang ích gì ? Mà nghèo hèn lại hại gì ? Vậy chớ mình tự tĩnh tự giáo, lần gỡ mà bỏ cho hết những lục căn, lục trần, đặng tiêu diêu cực lạc, thơ thới xác phàm, há chẳng quý hơn là mê mẩn đắm chìm trong vòng tham danh chuốc lợi, mà phải nhuốc nhơ , phải phiền não, phải khóc than hay sao ?

    Nực cười cho con người chưa hiểu như vậy, không chăm lo những việc rất đáng lo, cứ ham muốn những điều không nên muốn, rồi phải xung đột nhau, ganh ghét nhau, hiếp đáp nhau, xu phụ nhau, làm cho địa cầu thành địa ngục, vắng vẻ tiếng thương yêu, dồi dào sóng tranh cạnh, rỉ rả giọng than khóc, phảng phất khí thù hiềm .

    Vì loài người sanh ra đặng hại nhau, ghét nhau, hiếp nhau, hùa nhau, nên trong một đời người kể xiết bao những nỗi ưu phiền, trong vòng hoàn cảnh chất chứa biết bao điều tồi tệ .

    Mà một đời người nghĩ cũng là lâu . Một khoảng 25 năm thắm thoát chẳng mấy lúc, mà cũng đủ gây lắm cuộc dinh hư, tiêu trưởng, bĩ thới, vinh khổ, nhiều kẻ nghèo hèn trở lại giàu sang, nhiều nhà giàu sang hóat ra bần tiện, càng trông thấy càng thêm chán ngán .

    Chẳng kể chuyện của ai làm chi cho thêm chộn rộn, để nói tiếp chuyện thằng Cu với con Lựu ra đây nghe chơi .

    Cách đây 25 năm trước, thằng Cu là một đứa đày tớ chỉ có cái tình nặng trịu với cái tánh thật thà mà thôi, chớ không có trí, tài, ruộng đất chi hết . Cách 25 năm trước, con Lựu là một đứa gái hư, song biết xét mình mà ăn năm, không thèm phiền trách ai hết . Cu vì tình mà không kể trăng tàn hoa rụng, Lựu vì nghĩa nên ưng chịu gởi phận trao thân, đôid dàng đều đem cái nghèo mà hùn hiệp với nhau, nhưng ngày người ta kêu Cu là ông Hương sư, người ta gọi vợ là bà Hương sư, vợ chồng có vài chục mẫu ruộng, có năm sáu con trâu, có nhà kê táng, có lúa đầy bồ, nhứt là có một đứa con sẽ làm Kinh lý, nên ngoảnh lại con đường đã qua rồi thì có chỗ ngậm ngùi, mà cũng có chỗ thơ thới .

    Số là khi Ba Cam viết thơ khuyên anh em đi hết xuống Bạc Liêu mà làm ruộng của ông thầy Kiện, dầu không khứng đi thì vợ chồng Cu cũng phải lên Sài Gòn đặng anh ta bảo bọc, kiếm sở cho mà làm , Cai tuần Bưởi dục dặc không chịu đi duy để cho vợ chồng Cu đi mà thôi .

    Cu với Lựu lên tới Sài Gòn, đùm đậu ở nhà Ba Cam ít ngày . Ba Cam nghe Bưởi không chịu đi, nên không nỡ xúi vợ chồng Cu đi Bạc Liêu . Anh ta bèn tính kiếm sở cho Cu làm . Anh ta òn ỉ xin ông Thầy Kiện cho Cu ở canh gác quét rửa nhà giấy . Ông THầy Kiện Tô Lê vì thương Ba Cam nên ông nhận lời xin hứa cho Cu ăn lương mỗI tháng 8 đồng bạc .

    Cu sinh trưởng trong chốn thôn quê, hồi nhỏ cỡi trâu hay, đến lớn cầm cày giỏi, từng quen nhổ mạ, gặt lúa, tát nước, đắp bờ, chớ không quen cầm chổi quét nhà, chậm giẻ lau gạch . Mới một bữa đầu, anh ta quét bụi ở trên mấy bàn giấy, anh ta vô ý đụng đồ bình mực, làm cho giấy tờ lấm lem, mấy thầy quở trách om sòm . Qua bữa sau, anh ta lau nhà, thấy có ai tờ giấy bay nằm trên trạch tưởng giấy lộn, nên vò mà bỏ, té ra hai tờ giấy ấy là hai lá đơn của người ta mới nạp cho ông Thầy Kiện; ổng kiếm hết sức mà không được, chừng tra hỏi ra mối thì ổng bứt đầu bứt cổ la hét vang rân .

    Ông Thầy Kiện bèn kêu Ba Cam mà nói rằng:

    Cu không thể nào giúp việc tại nhà giấy được, nên khuyên hãy kiếm việc khác cho Cu .

    Ba Cam muốn cho vợ chồng Cu ở gần đặng hủ hỉ cho vui, mới cậy anh em đem Cu làm trong hãng nước đá . Chẳng hiểu Cu làm thế nào, mà mỗi buổI chiều về nhà coi bộ không mấy vui; làm được một tuần lễ, Cu mới nói với Ba Cam:

    - Không được anh Ba . Em muốn nương tựa theo anh, đặng vợ chồng em êm ấm . Mà em coi dèo khó lắm . Từ nhỏ chí lớn em quen nghề làm ruộng, làm như trên này em không làm được . Em ở ngoài đồng giãi nắng dầm mưa thuở nay quen rồi, bây giờ làm trong tù túng chật hẹp bịt hơi gió, em chịu không nổI . Em muốn xin với anh Ba cho em trở về đồng đặng kiếm ruộng mướn mà làm .

    Ba Cam nghe nói như vậy thì tức cười và đáp:

    - Làm ruộng ở xứ mình là làm mọi chủ điền chớ ham làm chi . Nếu em muốn làm ruộng, thôi thì đi xuống Bạc Liêu mà làm ruộng cho ông Thầy Kiện, lúa đã rẻ, mà ruộng trún bằng hai ruộng dưới mình; may nhờ trời em trúng chừng ít mùa thì em khá ngay . Em muốn đi thì qua nói với ông Thầy Kiện rồi ổng đưa tiền cho em đi .

    Cu bàn tính với vợ rồi chịu đi Bạc Liêu . Ông Thầy Kiện cho 20 đồng bạc làm tiền lộ phí và viết một phong thơ mà cầm xuống cho người coi điền của ông . Ba Cam đưa vợ chồng Cu xuống tàu lại dặn rằng:

    - Hai em xuống Bạc Liêu ráng lo làm ăn, đừng có trở về Gò Cong . Chừng nào giàu có rồi sẽ về, chớ nghèo về họ khi dễ, không nên về làm chi .

    Lựu lau nước mắt đáp:

    - Em ra đi đây là vì em muốn tránh xứ Gò Công . Em còn về nữa làm chi mà anh Ba phải dặn .

    Vợ chồng Cu xuống làng Vĩnh Mỹ, cất chòi ở yên nơi rồi thì tới mùa gặt . Xứ Bạc Liêu ruộng thì nhiều, mà nhân côgn thì ít, bởi vậy người ta mướn công găt. rồi thì vốn liếng có tới bạc trăm, lại trong nhà có được vài chục giạ lúa . Qua mùa sau anh ta được lãnh một trăm công ruộng của ông Thầy Kiện . Mùa ấy may gặp phong vũ điều hòa, lúa trúng hơn các năm trước hết thảy . Anh ta làm một trăm công mà chừng gặt đạp rồi số lúa đong được tới 1,200 giạ . Vì an ta không có vay bạc vay lul a chủ điền, lại lúa ruộng đong mỗi công có một giạ, nên trả lúa mướn trâu cày, mướn công mạ, mướn công gặt rồi thì anh ta còn dư hơn 800 giạ .

    Cu lấy làm toại chí, lật đật mướn người viết giùm thơ mà gởi cho hai anh vợ hay . Trong bức thơ gởi cho Cai tuần Bưởi thì Cu khoe khoang ruộng đất Bạc Liêu tôt mà cho mướn rẻ, xứ Bạc Liêu thiệt dễ làm ăn, rồi nài nỉ xin Cai tuần Bưởi thế nào cũng phải đem vợ con xuống đặng làm ruộng của ông Thầy Kiện . Bưởi hay Cu làm mới có một mùa mà dư hơn 8 thiên lúa, thì không còn do dự nữa nên dắt vợ con đi hết xuống Vĩnh Mỹ . Năm đầu Cu giúp vốn cho Bưởi làm, nên Bưởi khỏi vay . Tới mùa gặt Bưởi dư được vài thiên lúa, Cu cũng té thêm ít thiên nữa . Anh em tuy ở riêng, song giúp đỡ nhau từ chút cũng như ở chung một nhà .

    Bưởi vì đông con nên làm thì khá, song khó giàu như người ta được .

    Còn Cu thì nuôi có mình thằng Hai thôi, chớ Lựu không có đẻ nữa; lại vợ chồng tiện tặn, không se sua, không lãng phí, bởi vậy làm được mười năm thì Cu sắm được một sở ruộng hơn 200 công, rồi cày cấy ruộng nhà, khỏi mướn đất của ông Thầy Kiện nữa . Làng thấy Cu có của mới cử làm Hương chức, ban đầu làm chức nhỏ, lần lần thăng lên chức Hương sư . Tuy vợ chồng Cu không bao giờ vịn cái sự mình làm nên đó mà kiêu hãnh, song lúc nào rảnh rang ngồi nói chuyện chơi với Cai tuần Bưởi, hoăc. Thị Tố , hễ nhắc tới cái địa vị bần tiện ngày xưa, thì cũng hớn hở thầm trong lòng chút đỉnh .

    Ai khi trước đây làm đầy tớ rồi bây giờ làm Hương chức chủ điền, lại không vui . Ai khi trước bị chúng khinh khi hiếp đápr ồi bây giờ được kẻ thưa người dạ, lại không khoái . Cu với Lựu cũng vui, cũng khoái lắm chứ, nhưng mà cái vui độc nhất của Cu là vui thấy thằng Hai trìu mến, kính trọng mình cũng như con người ta trìu mến, thương yêu, kính trọng cha ruột nó vậy; còn cái vui nhất của Lựu là vui thấy chồng thương con, con thương chồng, cha con thương nhau chẳng chút nghi kỵ nhau hết .

    Cái tình cha con trìu mến nhau đây nghĩ cũng là một lẽ thường, chớ chẳng phải việc chi lạ . Mối tình ấy đã gây ra từ khi thằng Hai còn ẳm ngửa; thằng nọ một ngày một lớn, thì dây thân ái cũng một ngày một thắt chặt thêm, tình phụ tu8? càng tăng mặn nồng thêm .

    Khi thằng Hai chưa biết nói, hễ Lựu mắc công việc trong bếp, thì Cu bồng nó đi chơi, Cu dỗ cho nó ngủ . Cu tắm rửa cho nó, Cu đút cơm nó ăn . Chừng nó học nói thì cái tiếng nói đầu của nó là tiếng kêu Cu bằng "cha" . Cái tiếng "cha" ấy làm cho Cu cảm động vui vẻ vô cùng . Bởi vậy cái tiếng của Cu kêu nó bằng "con" càng thêm mặn mòi, càng thêm thâm túy .

    Chừng thằng Hai được sáu bảy tuổi thì cha con chẳng rời nhau; bữa nào Cu đi ruộng về trễ thì thằng Hai ngồi dựa cửa ngóng trông; Cu đi làm mệt mà hễ về thấy mặt con, nghe con thỏ thẻ, thì hớn hở trong lòng, bao nhiêu nhọc cmệt đều tiêu tan hết .

    Trong làng Vĩnh Mỹ, trừ vợ chồng Cai tuần Bưởi ra, thì chẳng ai biết Cu với thằng Hai là cha con ghẻ; mà vợ chồng Bưởi với vợ chồng Cu, vì danh giá của thân tộc, nên cũng chẳng hề tỏ việc nhà cho ai biết mà chi .

    Chừng thằng Hai đúng tuổi đi học thì Cu trong nhà khá lắm rồi, nên làng đã cử làm Hương thân . Cu thấy con sáng láng mới bàn tính với vợ rồi đem con lên chợ Bạc Liêu, gởi nó ở ăn cơm quán nhà thầy giáo đặng nó đi học . Thằng Hai siêng năng mẫn đạt, nên học trường tỉnh tới 15 tuổi thì ngồi nhất lớp . Lúc ấy quan Đốc buộc thằng Hai phải nộp khai sanh để cuối năm đi thi . Cu nhân dịp ấy mới đi thăm hỏi mấy thầy giáo, rồi làm đơn vô Tòa mà xin lập khai sanh cho con . Tòa lên án nhận thực thằng Hai là Võ Văn Hai con của Võ Văn Cu và Lê Thị Lựu .

    Từ nay thằng Hai đã có cha theo phép rồi . Từ nay chú Cu cũng có con trúng luật rồi . Bưởi với Lựu thấy thái độ của Cu như vậy càng thêm kính phục, nên thầm dặn nhau đừng cho t hằng Hai biết cội rễ nó làm gì .

    Cuối năm ấy thằng Hai thi đậu, vào học trường Trung đẳng Mỹ Tho . Cu thấy con học phát thì càng phấn chí, nên nhứt định cho con học đến cùng, không sợ tốn hao, không kể phân cách .

    Ở đời nếu bước đường mà được may mắn luôn luôn, thì còn biết ai là người bền lòng, ai là người mỏng chí . Từ khi Cu với Lựu kết tóc cùng nhau cho tới đây, thì vợ chồng gặp dịp may luôn luôn, gia đạo thuận hòa làm ăn phát đạt, ruộng thường trúng, con học nên . Đến năm nay mới gặp một viêc. rủi, Ba Cam đau nên xin phép ông Thầy Kiện xuống Vĩnh Mỹ trước thăm anh em, sau ở uống thuốc . Anh ta xuống ở tại nhà Cu chưa mấy ngày, kế bệnh trở nặng, phải bỏ mình . Vợ chồng Cu lo chôn cất tử tế, không để cho Bưởi tốn một đồng .

    Cuộc tống táng Ba Cam vừa xong, kế hay tin thằng Hai ở trường đau nặng . Cu lật lật lên Mỹ Tho rước con đem về chạy thầy chạy thuốc . Trong ba tháng trời có nhiều lúc thằng Hai thấy sự chết trước mặt . Lựu vì tình mẫu tử nên buồn thảm lo sợ đã đành, cảm thương cho phận Cu, vì nghĩa minh linh chớ không phải vì máu thịt, mà anh ta chạy thần chơn không bén đất, nuôi bệnh đêm không nhắm mắt . Có bữa anh ra ngó vợ vừa khóc vừa nói: "Nếu thằng Hai có bề nào, thì tôi cũng chết , chớ tôi không sống được" . Lựu nghe chồng nói như vậy lại càng kính mến hơn nữa .

    Ông trời cũng có nhơn, ông không nỡ hại người có tình có nghĩa . Thằng Hai tuy đau nhiều, nhưng qua ba tháng sau, thì bệnh cũng thuyên giảm lần, vợ chồng Cu mới hết lo sợ nữa .

    Thằng Hai bị cái trận đau ấy làm cho việc học phải trở ngại nên đến 22 tuổi mới thi đậu đíp - lôm . Khi ấy Lựu muốn cho con làm thầy giáo hoặc thầy Thông, rồi cưới vợ làm ăn như thiên hạ . Thằng Hai cười mà nói:

    - Cưới vợ làm chi mà gấp vậy má . Con muốn xin cha cho con ra Hà Nội học thêm ít năm nữa . Con muốn học nghề Kinh lý, ăn lương lớn, chừng ấy cưới vợ mới có đủ tiền mà nuôi nó chớ .

    Cu ở miệt Vĩnh Mỹ, vẫn thấy người ta tranh điền thổ, lấp ranh rấp, người ta kính trọng quan Kinh lý là dường nào; bởi vậy nghe con tính học đặng làm quan Kinh lý thì mê, bèn hiệp với con mà phản đối ý kiến của vợ rồi cho con đi Hà Nội mà học nữa .

    Thằng Hai học được ba năm rồi . Năm nay nó thi, hễ đậu thì nhà nước sẽ cấp bằng Kinh lý . Lúc này Cu đương làm Hương sư trong làng, có ruộng đất, có trâu nghé, có nhà cửa đàng hoàng . Bưởi tuy không giàu bằng Cu, không có dự việc làng như Cu, song trong nhà cũng có dư được dăm bảy thiên lúa . Vợ chồng Cu cũng như vợ chồng Bưởi, cứ van vái cho thằng Hai thi đậu đặng trong thân tộc có một người làm quan cho cha mẹ bà con đẹp mặt nở mày với thiên hạ . Cái hy vọng này tuy không coa, song là cái hy vọng chung của bậc thường dân, mà coi lại nhiều người học thức cũng còn tưởng phải làm quan mới vẻ vang, mới sang trọng . Cu với Lựu mơ ước như vậy nghĩ chẳng có lạ gì .

    Bữa rằm tháng sáu là ngày giỗ cơm cho Ba Cam . Vì Ba Cam không có vợ con, lại ngày trước chết tại nhà Hương sư Cu, nên vợ chồng Hương sư Cu xin với Bưởi để luôn bàn thờ tại nhà mà thờ .

    Cúng bữa đầu, Hương sư Cu không có mời làng xóm, duy có nội nhà với vợ chồng Bưởi mà thôi . Chừng cúng quảy xong rồi, bèn dọn một mâm ở nhà sau cho sắp con ăn với mấy đứa trong nhà, còn vợ chồng Cu với vợ chồng Bưởi thì ngồi một mâm ở nhà trên .

    Uống rượu được vài ly, Hương sư Cu mới nói rằng:

    - Ngày nay vợ chồng tôi có cơm mà ăn đây, thiệt tôi nhờ anh Ba lung lắm, nếu không có ảnh bày biểu, mình lục đục dưới Bình Phú Tây hoài, thì làm sao mình được như vậy .

    Bưởi cười và nói rằng:

    Tôi muốn khi nào tôi với dượng về Gò Công chơi một chuyến . Mình đi đã hai mươi mấy năm rồi mà không về lần nào hết, tôi nhớ bà con ở dưới quá .

    - Nhiều khi tôi cũng muốn đi về Gò Công trước thăm mồ mả, sau thăm anh em chơi . Mà lần nào nhà tôi nó cũng bàn ra hoài; lại tôi nhớ lời anh Ba dặn đừng có về xứ Gò Công làm chi, nên rồi thôi tôi không đi .

    - Bây giờ mình làm ăn khá rồi, mình về chơi, ai dám khinh khi mà sợ . Thôi để chừng gặt hái rồi, hai anh em mình đi .

    - Về dưới có chỗ đâu mà chơi .

    - Mình ở nhà Cậu Ba Rạng được mà .

    - Tôi muốn về phía dưới Đập Ông Canh .

    - Ở trên đó rồi xuống dưới Đập Ông Canh chơi được mà .

    Thị Tố vọt miệng nói:

    - Dượng Tư có xuống Đập Ông Canh thì xuống, chớ ở nhà tôi còn xuống đó nữa mà làm gì .

    Bưởi nghe vợ nói như vậy thì hỏi:

    - Sao mình lại không muốn tôi xuống Đập Ông Canh ?

    - Cái chỗ không phải, mình còn léo tới đó làm chi ?

    - Mình khéo nói dữ không! Người không phải, chớ chỗ nào không phải . Mà ai quấy thì có người, chớ không phải nội miền Đập Ông Canh đều quấy hết . Ai ở xấu với mình, thì họ mắc cỡ, mình có ở xấu với ai đâu mà ngại, nên không dám tới đó .

    Bà Hương sư nãy giờ ngồi lặng thinh mà ăn, chừng nghe anh với chị cãi tới đó thì cằn nhằn:

    - Thôi anh Hai . Anh nhắc tới chuyện cũ làm gì ...

    Thình lình ngoài sân có tên trùm bước vô lột khăn xá Hương sư và trao một miếng giấy xanh và thưa rằng:

    - Thưa có một dây thép của ông; nên cậu xã biểu tôi cầm lại cho ông .

    Vợ chồng Cu biến sắc, Hương sư Cu vừa mở dây thép vừa nói:

    - Chắc là dây thép của thằng nhỏ ở ngoài nó đánh về . Cha chả, không biết nó thi đậu hay không đây .

    Cu với Bưởi đều dốt hết thảy . Bà Hương sư nóng nảy muốn biết coi dây thép nói chuyện gì, bèn kêu một đứa con của Bưởi mà sai cầm dây thép lại mượn thầy giáo coi giùm . Thằng nhỏ đi một hồi rồi hào hển chạy về nói:

    - Thầy giáo nói chú Hai thi đậu .

    Cả nhà đều mừng rỡ, xúm nhau nói nói cười cươi om sòm . Hương sư Cu vuốt râu nói:

    - Con tôi nó được làm ông Kinh lý rồi, thôi tôi không còn lo việc gì nữa hết . Má nó thấy không ? Tôi biết con tôi học được lắm mà . Vậy năm trước tôi chịu cho nó đi học thêm nữa, cứ theo cằn nhằn tôi hoài .

    Bà Hương sư ngồi cười, mà vì mấy lời ấy làm cho bà cảm động quá nên bà ứa nước mắt .

    Thị Tố ngó quanh quất, thấy sắp con của chị ta với mấy đứa ở đều rút xuống nhà dưới hết, chị ta lẩm bẩm nói:

    - Đồ cái thằng Nghĩa thiệt không ra giống gì hết . Có con mà bỏ rơi bỏ rớt, dượng Hương sư dưởng lãnh dưỡng nuôi, bây giờ nó làm tới ông nọ ông kia, tôi không biết chừng thằng Nghĩa nó hay có mắc cỡ hay không .

    Hai Bưởi day mặt chỗ khác mà đáp:

    - Hứ! Thằng đó mà biết mắc cỡ giống gì . Mà mình nhắc chuyện xưa làm chi kìa . Thằng Hai là con của dượng Hương sư, chớ nó co biết thằng Nghĩa thằng Nghéo nào đâu .

    - Bây giờ nó nên rồi, tôi muốn nói thiệt cho nó biết, đặng nó về Gò Công nó bẹo mẹ con con mẹ Tổng Hiếu chơi .

    - Đừng có nói bậy . Thuở nay mình giấu, thôi thì giấu luôn, chớ nói ra làm gì . Tôi nghĩ lại tôi phục lòng dạ của dượng Hương sư lắm . Làm người như dượng đó mới thiệt là đúng đắn . Không phải là con dượng, mà vì dượng thương cô Tư nó rồi dượng coi con của cô cũng như con của dượng . Hồi nhỏ dượng bồng bế tưng tiu nó, chừng khôn lớn dượng nuôi nó ăn học đến nơi đến chốn, cha ruột cũng không bằng . Thằng Hai ăn học giỏi; tôi tưởng ngày sau nó biết cội rễ của nó, thì nó càng trọng dượng Hương sư nhiều hơn nữa .

    Hương sư nghe Hai Bưởi khen mình, thì chúm chím cười và đáp rằng:

    - Con nào cũng là con, hễ mình kêu nó bằng con thì mình phải thương yêu nuôi dưỡng nó hết lòng . Hễ nó gọi mình bằng cha thì mình phải ăn ở cho xứng phận làm cha . Huống chi thằng Hai nó có cha, mà cha nó không thèm nhìn nó . Anh Hai với chị Hai còn nhớ hay không ? Cái ngày tôi nói mà cưới má nó, tôi nói rằng: "Con của vợ tôi là con của tôi . Người ta bỏ, tôi lãnh mà nuôi . Thằng Hai không có cha, tôi lãnh làm cha" . Tôi hứa với má nó thì tôi phải làm . Ngày nay tôi đã trọn phận sự của tôi . Tôi đã đến giữa Tòa nhìn nó là con . Tôi đã nuôi nó ăn học, học thành người tử tế . Như nó biết xét, thương tôi thì xét, bằng nó không nghĩ, nó đủ lông đủ cánh rồi nó bay bổng, nó không thương tôi nữa thì tôi cũng không phiền, miễn là tôi xét trong lương tâm, tôi không có chỗ nào ăn năn, với tôi ngó má nó không hổ thẹn, bao nhiêu đó cũng đủ cho tôi vui rồi .

    Một người vợ như bà Hương sư mà nghe chồng nói như vậy thì không thể nào cầm giọt lẹ được . Bà Hương sư lấy khăn lau nước mắt mà đáp:

    - Đã biết con tôi nó thuộc dòng bạc bẽo . Nhưng tôi nuôi nó từ nhỏ chí lớn, tôi dạy dỗ từng chút, tôi tập tánh tình nó giống theo tôi, nên toi chắc không khi nào nó vong ân bội nghĩa như họ vậy đâu . Làm cha như mình, con nào mà bạc cho được . Nếu nó bạc thì là yêu quỷ, chớ nó phải là người nữa đâu . Mà thôi, chuyện xưa mình nhắc lại làm gì . Tôi thường nói với mình, mẹ con tôi ở dưới bùn, cái người xô xuống đó theo lẽ họ phải vớt lên mà tắm rửa . Họ không làm như vậy, họ xô rồi họ bỏ đi tuốt . Trong lúc mẹ con tôi chơi vơi, mình ghét mẹ con tôi mới phải, song mình không giận, không ghét, mình lại đưa tay ra mà kéo mẹ con tôi lên rồi mình tắm gội ngày nay được sạch sẽ . Cái ơn của mình đời đời kiếp kiếp không bao giờ tôi quên được, mà tôi chắc con tôi nó giống tôi, chẳng khi nào nó quên đâu . Trót hai mươi lăm năm nay, con tôi nó biết có mình mình đây là cha nó, chớ nó có biết cha nào nữa . Ngày nay con mình nó nhờ mình mà học đã thành tài, tôi xin mình yên lòng thương nó cũng như xưa nay vậy, đừng nên nghi ngại điều chi mà tội nghiệp cho con .

    - Không . Tôi thương con lắm, tôi có nghi ngại điều chi đâu . Nhưng mà có một việc xưa rày nó làm cho tôi bối rối hoài, hễ tôi nhớ tới thì tôi ngủ không được . Bữa nay sẵn có anh Hai chị Hai đây mà lại thằng Hai thi đậu nữa, vậy tôi tưởng cũng nên tỏ việc ấy ra trước là anh Hai chị Hai, sau nữa cho má nó rõ .

    Hương sư Cu nói tới đó rồi lấy gói thuốc ra mà vấn, diện mạo rất nghiêm nghị, ai dòm thấy cũng biết anh ta muốn nói một việc gì trọng hệ lắm . Vợ chồng Bưởi và bà Hương sư ngồi ngó nhau, trong lòng không yên, Hương sư Cu đốt thuốc mà hút một hơi rồi mới nói rằng:

    - Má nó cũng vậy mà anh Hai chị Hai cũng vậy, chắc là cũng biết tôi thương thằng Hai lắm chớ chẳng không . Tuy nó không phải máu thịt của tôi, nhưng mà tôi nuôi nó từ nhỏ tới lớn tôi tưởng nó là con ruột của tôi, chớ không có nhớ là con ghẻ chút nào . Trót hai mươi mấy năm nay, tôi làm vùi đầu vùi tóc, tôi tiện tặn chắt lót từ đồng, bổn tâm tôi là muốn có tiền dư, trước là nuôi con ăn học với người ta, sau chừng vợ chồng trăm tuổi già, để lại cho con chút đỉnh cho nó khỏi nghèo nàn cực khổ . Năm nay con thi ra trường, nó sẽ làm ông này bà kia, nằm đêm tôi nghĩ lại sự tôi thương con, tôi tính lăng xăng cho nó thuở nay thì được về phần tôi, mà quấy về phần con lắm . Anh chị với má nó nghĩ lại đó mà coi, thằng Hai có cha, mình đều biết hết thảy . Cha nó sang trọng giàu có . Lúc nó còn nhỏ tôi giấu mà nuôi nó, chẳng có lỗi gì . Bây giờ nó khôn lớn rồi, nếu tôi giấu nữa đằ.ng giành làm chia, tôi làm vậy té ra tôi đoạn tình phụ tử của nó, tôi nghĩ quấy với nó lắm . Bởi vậy mấy tháng nay tôi buồn hết sức, không biết có nên tỏ thiệt với con hay không . Nếu tỏ thiệt tôi sợ tình cha con yêu mến nhau thuở nay đó nó phải phai nhạt chút đỉnh rồi không được vui như cũ nữa . Còn nếu không tỏ thì quấy với con lắm, mà lại ngày sau nó biết cội rễ của nó, thì nó còn coi tôi ra gì . Nay con thi đậu, thôi tôi tính chừng nào nó về đây, tôi kể hết công chuyện ngày xưa lại cho nó hiểu; thà là nó bớt thương tôi, chớ tôi không muốn để cho nó trách tôi .

    Bà Hương sư hiểu rõ ý chồng rồi thì biến sắc, vùng đứng dậy nói:

    - Mình tính như vậy sao được . Mình không thương con nữa hay sao, nên mình tính gây mối buồn rầu cho con ? Cha nó là mình đó, chớ tôi không biết cha nào hết .

    - Tôi cũng cha, mà cha ghẻ, sao bằng cha ruột được!

    - Mình nói mấy tiếng ấy, thiệt cũng như mình cầm dao cắt ruột tôi .

    - Không . Má nó đừng có buồn . Việc tôi tính đó phải lắm . Tôi không muốn cho con ngày sau nó có chỗ trách tôi được, chớ không phải tôi có ý muốn làm buồn cho má nó đâu .

    - Tôi cũng biết mình không có ý muốn làm buồn cho tôi . Nhưng mà chuyện xưa đã phai mờ hẳn rồi, bây giờ mình bày ra thì tôi vui sao được .

    - Con đã nên người . Mình không được phép giấu cội rễ với nó nữa . Nếu mình không cho nó biết cha ruột nó, tức thì mình đã dắt con mình vào đường bất nghĩai .

    - Cha ruột nó nên thân gì đó mà nói cho nó biết .

    - Dầu nên thân hay là không nên thân, cũng là cha ruột của nó . Cha nó quấy là quấy với người khác, nó là con, có lẽ nào nó hờn cha nó .

    - Cha nó bỏ nó, không thèm nhìn nó, không nuôi dưỡng nó, cha nó ở như vậy không quấy với nó hay sao ?

    - Dầu có quấy với nó đi nữa, nó cũng không phép trách . Huống chi cái quấy của cha nó thì anh Ba đã rửa sạch hết rồi . Bây giờ má nó không nên trách nữa . Nếu má nó còn ghi mãi trong lòng, thì hơi hẹp hòi đôi chút .

    - Người làm nhơ nhuốc danh giá của tôi, làm sao tôi quên được . Dầu tôi giảm thù oán chăng nữa, tôi cũng không thể không khi được . Bây giờ biểu con tôi phải kêu người ấy bằng cha, thì tôi chịu sao nổi ?

    - Mình đừng cố chấp thái quá như vậy không nên . Cái lỗi của người ta làm ngày trước, có lẽ người ta đã ăn năn lâu rồi .

    - Người như vậy có bao giờ biết ăn năn .

    - Mình bỏ xứ hai mươi mấy năm nay, mình có gần gũi hoặc có gặp mặt người ta lần nào nữa đâu mà dám đoán bụng người ta được . Má nó nhớ lại mà coi, ngày tôi cưới má nó rồi, cô Ba Nhân tìm tới nhà mà bồng ẵm thằng Hai rồi cô xin chuộc nó . Tôi chắc hồi đó cậu Hai Nghĩa đã ăn năn rồi, song cậu ngỡ ngàng không tới được nên cậu cậy cô Ba Nhân tới đó đa . Hồi đó thằng Hai còn nhỏ, mình không chịu cho thì phải . Bây giờ nó đã lớn, nếu mình còn giấu nữa thì mình quấy lắm . Mình phải nói thiệt rồi để cho con thong thả nó liệu định . Nếu nó không chịu nhìn cha ruột nó thì thôi, còn như nó bỏ tôi mà trở về cội rễ tự ý nó, má nó cũng đừng cản .

    Bà Hương sư ngồi nơi góc ván rồi bà lấy vạt áo che mặt vừa khóc vừa nói:

    - Sự nhơ nhuốc của tôi hai mươi mấy năm nay đã che đậy yên rồi . Bây giờ còn dở ra làm chi . Nếu mình thuật cái hư của tôi cho con biết thì nó còn coi tôi ra gì nữa . Tôi nói thiệt nếú con tôi mà hiểu thấu thói hư của tôi hồi trước, thì tôi phải chết chớ tôi không thể nào dám ngó mặt nó nữa . Mình nghĩ lại mà coi, con mình nó đã có ăn học, chớ không phải là đứa ngu dốt . Bây giờ nó đã làm nên ông này ông kia rồi, mình chỉ cội rễ của nó cho nó biê"t, tức thì mình thuật cái hư của tôi cho nó nghe . Ví dầu nó nghĩ tình mẹ con, nó không nỡ xua đuổi tôi, song nó kêu tôi bằng "má " có lẽ nó cũng ngại miệng nó lắm chứ . Xin mình thương giùm phận tôi .

    Hương su Cu nghe vợ dẫn lý thuyết ấy mà cản, anh ta bối rối, nửa vì lương tâm mình, nửa vì danh giá của vợ, nên anh ta ngồi cúi mặt, tay gãi vế, tay gãi đầu không biết liệu làm sao được .

    Cai tuần Bưởi với Thị Tố nãy giờ ngồi lặng thinh mà nghe vợ chồng Hương sư cãi lẽ với nhau, tuy không hiểu thấu đáo ý tứ cao thượng ẩn trong những lời cãi ấy, song cũng biết Cu nói phải, mà Lựu nói cũng không có chỗ nào trái, bởi vậy chừng thấy Cu chịu thua, không có lời mà đáp nữa, bèn phụ với Lựu mà khuyên Cu bỏ dẹp chuyện cũ, đặng cho trong nhà yên ổn, vợ chồng hoa thảo, cha c on vui vầy như xưa . Hương sư Cu xiêu lòng, nhưng anh ta ngồi thở ra mà than:

    - Nếu vì cái hiếu nghĩa của con thì phải phạm danh giá của vợ . Thôi nín lặng là hơn, chớ biết làm sao bây giờ . Cái bụng của tôi, tôi xin phú cho trời đất hiểu .

    Bà Hương sư đáp:

    - Tôi đội ơn mình lắm . Xin mình đừng tưởng cái bụng của mình không ai biết . Tôi biết lắm; mà tôi nghĩ một mình tôi biết cũng đủ rồi .

    Hương sư nghe mấy lời tri kỷ thì thỏa chí, nên mắt ngó vợ, miệng chúm chím cười .

    Cách chừng một tháng Võ Văn Hai về tới, thưa cho cha mẹ hay rằng quan trên đã cấp bằng cho mình làm chức Kinh lý thuộc ngạch Nam Kỳ và cho phép về thăm nhà vài bữa rồi lên Sài Gòn làm việc .

    Vợ chồng Hương sư Cu vui mừng kể không xiết . Vợ chồng Cai tuần Bưởi với sắp con cũng chạy lại mừng quan Kinh lý thi đậu . Bà Hương sư thỏ thẻ nói với chồng:

    - Hôm bữa con gần thi, tôi có vái đất nước ông bà một con heo . Nay con thi đậu nó đã về tới nơi, thôi để làm heo trả lễ cho rồi .

    Ông Hương sư gật gật lia lịa mà đáp rằng:

    - Vậy chứ sao . Hễ vái thì phải cúng cho rồi để mắc nợ làm chi .

    Bà Hương sư liền biểu bạn bắt beo làm thịt, còn Hương sư thì sai trùm đi mời Hương chức trong làng . Đến chiều khách tới đủ mặt . Trong nhà cười nó som sòm, dưới bếp nấu nướng rần rật . Hương chức thì ngợi khen quan Kinh lý, còn bạn bè mừng rỡ cho chủ nhà . Cúng rồi ăn uống đến khuya khách mới từ, ai về nhà nấy .

    Vợ chồng Hương sư Cu nằm trên ván mà nghỉ . Ông Kinh lý Hai ngồi chơi tại bàn ăn đó . Bà Hương sư hỏi thăm cách thi của con một hồi rồi bà nói:

    - Cha mẹ lo cho con ăn học . Ngày nay con học được thành tài, thiệt cha mẹ vui mừng lắm . Tuy vậy mà cha mẹ còn lo một chút nữa, là lo kiếm vợ cho con .

    Ông Hương sư vùng ngồi dậy nói:

    - Má con cần gì phải lo việc đó . Con mình làm ông Kinh lý thiếu gì chỗ tử tế họ nài họ gả con mà lo . Tôi sợ e rồi đây họ giành họ giả, con mình bối rối không biết ưng chỗ nào chớ . Con mình nó lớn rồi, má nó đừng tính lộn xộn, để cho nó lư>a, hễ nó đành chỗ nào mình cưới chỗ ấy cho nó .

    Ông Kinh lý ngồi cúi mặt xuống bàn mà nói:

    - Cha nói vậy cũng phải . Nhưng mà áo mặc không qua khỏi đầu được . Việc vợ chồng là hệ trọng, con phải để cho cha mẹ định chớ lẽ nào con dám tự quyền . Đã biết bây giờ con làm tới chức Kinh lý, song nếu không có cha má thì con làm sao lãnh chức Kinh lý được . Con học xong rồi, tự nhiên con phải cưới vợ . Vậy cha má coi chỗ nào phải thì con ưng . Dầu cha má cưới con nhà ai đi nữa, con cũng không dám cãi .

    Ông Hương sư nghe con noí mấy lời lễ nghĩa như vậy thì ông cảm động hết sức . Ông ngồi lặng thinh mà nghĩ thầm rằng có con như vầy dại gì đem con giao cho người khác . Huống chi mình làm cha nó mình đủ giấy tờ hẳn hòi, ai mà cãi được . Ví dầu ngày sau tình cờ mà nó biết cội rễ của nó đi nữa, thì mình nói họ bày đặt nói xấu cho mẹ nó . Mình nói thì tự nhiên nó phải tin hơn . Nó là đứa biết lẽ phải, mà nó lại thương mình, lẽ nào nó nghe người mà bạc mình đặng hậu họ . Ông ta nghĩ như vậy rồi ngó vợ, nhớ mấy lời nói hôm trước ông khen vợ nói phải, nên nhứt định giấu bặt, không thuật cho con biết chuyện xưa làm chi .

    Ông Kinh lý ở nhà chơi hai bữa rồi từ giã cha mẹ bà con đặng lên Sài Gòn làm việc .

    Vợ chồng ông Hương sư đêm nào cũng bàn tính với nhau, không biết con nhà ai xứng đáng đặng nói mà cưới cho ông Kinh lý . Cách vài tuần lễ, ông Hương sư được thơ của con gởi về mà thưa cho ông hay rằng, quan trên đã bổ xuống tỉnh Gò Công mà đo ruộng đất làng Vĩnh Lợi với Vĩnh Hựu . Vợ chồng Hương sư Cu nghe tin ấy thì biến sắc, lật đật sai đứa nhỏ đi mời Cai tuần Bưởi đặng nói cho anh ta hay .

    Cai tuần Bưởi nghe tin Kinh lý Hai đổi về Gò Công thì cười mà nói:

    - Nó về Gò Công, thì mình xuống thăm nó rồi luôn dịp mình thăm bà con chơi . Vợ chồng dượng lo cái gì ? Thế khi vợ chồng sợ nó về đó rồi bể chuyện phải không ? Có ai biết nó đâu mà dượng sợ bể chuyện . Dượng quên hay sao ? Hồi dượng lập khai sanh cho nó thì dượng khai nó đẻ tại Vĩnh Mỹ, nó là con của dượng, nó có dè chuyện gì đâu mà hỏi thăm, nên dượng sợ bể . Vợ chồng dượng đừng có sợ . Nó được đổi về xứ mình thì tốt lắm chớ .

    Vợ chồng Cu nghe lời khuyên giải như vậy mới yên tâm .

    Chúng ta bỏ xứ Đập Ông Canh đi theo Cu với Lựu thấm thoát đã 25 năm rồi . Bây giờ chúng ta trở về đó mà xem thử coi nhân vật có đổi dời hay không .

    Không có đổi dời chi lắm . Ruộng cũng cứ cấy lúa, tá điền cũng dầm mưa dang nắng trót năm, đến mùa gặt đong lúa ruộng cho chủ điền rồi, mỗi nhà còn dư được ít chục giạ, thì hớn hở vui mừng khoe khoang trúng mùa . Theo mấy xóm thì nhà cửa ở đông hơn trước, cây cối cũng lớn hơn, nhưng nhân dân cũng vẫn giành nhau làm việc làng, dẫu phải tốn hao, chịu lòn không nện, miễn được họ kê "chú phó thôn" hay là "cậu tri bộ" cho đẹp mặt nở mày thì thôi . Đường lộ cũng còn thẳng băng qua mấy xóm, song bây giờ bỏ đá đỏ mà trải đá trắng cho dân nghèo đi bộ vấp đau chân, còn nhà giàu chạy xe hơi khỏi lầy khỏi sụp . Ông chủ nhà cũng chưa chịu nói chuyện tươi cười với sắp đày tớ, người cho vay tiền, không luận đưa bạc ra hồi tháng nào, cũng cứ buộc ngoài giêng hễ 10 đồng phải trả 12 hoặc 13 .

    Nhân vật dòm chung thì thiệt không thấy dời đổi, nhưng mà gia đạo của bà Cai tổng Hiếu coi lại thì không giống như hồi xưa . Bà Cai tổng Hiếu chết đã mười mấy năm rồi, tá điền tới lui khỏi phải hầu hạ bà, mà ai ra lãnh chức Hương quản cũng khỏi bị bà sai k hiến nữa . Cậu Hai Nghĩa năm nay đã trên 50 tuổi rồi, mái tóc đã bạc hoa râm, da mặt đã dùn chút đỉnh, nhưng tai hại nhất là hai vết dao của Ba Cam chém ngày trước vẫn rành rành trước mặt, nên bây giờ cậu làm Hội đồng địa hạt, mà những người không ưa cậu, họ không chịu kêu cậu "Hội đồng Nghĩa"; họ lại kêu là "Hội đồng Thẹo" đặng ngạo cậu chơi .

    Mợ Hai Hưởng đã gần già rồi, răng đã rụng hết ba bốn cái, mà nước da của mợ coi cũng chưa chịu mởn, giọng nói của mợ nghe cũng chưa được êm, mợ cũng xổn xảng với chồng, cũng còn gắt gao với tá điền tá thổ như hồi trước .

    Vợ chồng Hội đồng Nghĩa ở với nhau thuở nay sanh có ba người con mà thôi . Người con gái đầu lòng là cô Hai Diệu, hồi thầy lẹo tẹo với Tư Lựu thì cô mới biết đi . Khi Cu dắt Lựu mà đi rồi, thì Hội đồng Nghĩa mới sanh thêm hai người con nữa: một người con trai tên Tý và một người con gái út tên là Thục .

    Cô Hai Diệu khi được 18 tuổi, thì cha mẹ gả cho con ông chủ Khoán ở trong Long Hựu . Cô về nhà chồng ở được ba năm, kế cha chồng chết, chồng mê say bài bạc phá tan sự nghiệp . Vợ chồng Hội đồng Nghĩa thấy rể xài phá đã suy sụp rồi, sợ nó phá lây tới gia tài của con mình, nên lật đật bắt cô Diệu về . Cô Hai Diệu ở với chồng được một đứa con rồi, mà cô cũng đành dứt đạo cang thường bỏ nhà chồng mà trở về cha mẹ . Trong mấy năm nay chồng cô lâu lâu cũng có ra thăm vợ con một lần, nhưng mà lần nào chồng tới thì cô lợt lạt, chẳng khác nào như cô đối với một người ở lối xóm tới chơi vậy .

    Cậu Ba Tý đã chết hồi năm ngoái rồi, chớ chi cậu còn thì năm nay cậu được 20 tuổi . Khi cậu còn nhỏ thì vợ chồng thầy Hội đồng Nghĩa tưng tiu cậu như vàng như ngọc, tuy là cưng cậu, nhưng muốn cho cậu nên, bởi vậy phải dằn lòng phân rẽ đem xuống chợ Gò Công mà gởi cho cậu ở đi học , cậu đi học thì cậu xài phá tốn hao nhiều, nhưng mà cậu mò riết rồi cũng lên tới lớp nhất và cũng đi thi với chúng bạn . Cậu đi thi hai lần mới lấy được cái bằng sơ đẳng . Tuy vậy mà cha mẹ mừng rỡ hết sức làm heo tạ ơn đất nước, gấm ghé muốn chọ chỗ giàu có mà cầu hôn . Chẳng hiểu là tại người ta chê mà không gả, hay là tại cậu Ba Tý chưa gặp được duyên, mà cậu đi coi vợ ba bốn chỗ chẳng chỗ nào xong xuôi ý, thầy Hội đồng Nghĩa giận mới đem con lên Sài Gòn mà cho học thêm, chưa được một năm thì cậu mang bệnh mà chết, làm cho thầy Hội đồng mất người kế nghiệp, thầy rầu rĩ trăm phần, mà bà Hội đồng còn theo rầy rà, bà nói tại chồng bày chuyện cho học thêm nên con bà mới chết .

    Còn cô út là cô Tư Thục năm nay cô được 17 tuổi rồi, đã có hai ba chỗ cậy mai cậy mối nói mà xin coi . Cô giống mẹ nên nước da cô không trắng, hình vóc cô to xương, song gương mặt coi cũng hữu duyên, nhất là cô được cặp mắt thiệt là lanh, không hiểu trong sách tướng họ đoán tốt xấu thế nào, chớ con mắt ấy hễ trai thấy thì ưa lắm .

    Một buổi sớmmai, trời thanh bạch . Trước sân cỏ cây tươi tắn, lại thêm bầy chim se sẻ bay lên đáp xuống mà kiếm ăn, trong nhà dọn dẹpt rang hoàng, lại thêm các cửa đều mở hết, nên ở ngoài dòm vô coi rực rỡ . Ấy là nhà của thầy Hội đồng Nghĩa sửa soạn kỵ cơm cho ông Cai tổng Hiếu .

    Hương chủ Khanh ở trong chợ Giồng Ông Huê là em rể của thầy Hội đồng Nghĩa, nhớ ngày kỵ cơm của nhạc phụ, nên thắng xe hai bánh đi với vợ là cô Ba Nhân, mà ra nhà anh .

    Cô Tư Thục thấy cô với dượng ngừng xe trước sân, thì lật đật chạy ra mừng rỡ . Vợ chồng thầy Hội đồng với cô Hai Diệu cũng ra đứng dựa cửa mà chào mừng .

    Bà Hương chủ Khanh năm nay đã 47 tuổi, nhưng vì bà không có chửa đẻ lần nào, nên bà còn được mạnh mẽ, ăn nói nhậm lẹ, đi đứng gọn gàng, da mặt chưa dùn, mái tóc chưa bạc . Bà tánh tình bải buôi vui vẻ, bởi vậy vừa bước vô cửa rồi bà chào hỏi mấy người tá điền tá thổ đến dọn giỗ; bà nói lăng xăng không dứt tiếng . Bà hối cô Tư Thục sai trẻ ở ra xa bưng cam bưởi cau trầu vô; bà kêu thằng đánh xe mà dạy phải coi cho ngựa ăn uống tử tế . Mấy người đàn bà đến dọn giỗ, ai nghe tiếng bà chủ nói rân trên nhà trên thì cũng đều hớn hở vui mừng .

    Bà chủ đi lại đứng trước mỗi bàn thờ mà coi chưng dọn, rồi bà đi vòng xuống nhà dưới mà coi đàn bà nấu nướng, gặp mỗi người bà đều có một câu chuyện mà nói, bà không bỏ sót một người nào, bởi vậy bà lại gần ai cũng vui, chừng bà đi ai cũng ngó .

    Bà trở lên nhà cầu, thấy ông chủ với hai vợ chồng thầy Hội đồng đương ngồi noí chuyện bà bèn bước lại ván và têm trầu mà hỏi rằng:

    - Bữa hổm ở nhà tôi đi Gò Công có về nói gặp anh đi đóng bách phần đất . Anh mua sở ruộng nào đó vậy anh Hai ?

    Thầy Hội đồng Nghĩa đưa tay lên vừa gãi thẹo trên mặt vừa đáp:

    - Mua đất của Chánh Bái Huân bên Ụ Giữa .

    - Anh mua mấy mẫu, giá bao nhiêu đó ?

    - Ổng thiếu có ba ngàn đồng, mà 4 năm nay ổng trả lời hoài, trả vốn không nổi . Năm nay, ổng theo năn nỉ mua giùm cho ổng, cực chẳng đã phải mua, chớ mắc quá . Không đầy 15 mẫu mà mua tới 8 ngàn .

    - Theo giá lúa bây giờ, thì ruộng đó còn rẻ, chớ có mắc đâu . mà tuy nói 8 ngàn, chớ 4 năm nay anh cho vay ăn lời đã hai ngàn rưỡi hoặc ba ngàn rồi, tức thì anh mua ruộng đó có 5 ngàn hay 5 ngàn rưỡi gì đó chớ gì .

    - Tính như vậy sao được ? Cho vay là cho vay, còn mua ruộng là mua ruộng chớ . San qua sớt lại như vậy sao cho phải .

    - Vậy chớ an cho vay 3 ngàn đồng đó, mấy năm nay anh không có ăn lời hay sao ?

    - Sao lại không ăn lời ?

    - Thì anh ăn lời luôn 4 năm, tức thì anh đã lấy vốn của anh rồi . Bây giờ anh mua ruộng đó, anh trừ hết 3 ngàn cũng như anh mua có 5 ngàn chớ gì .

    - Cô tính kỳ quá! Cô nói như vậy té ra tôi muốn đoạt của ông Bái Huân hay sao ? Tại ông năn nỉ quá, chớ tôi có thèm mua đâu . Từ ngày thằng Tý chết tới giờ, tôi hết muốn mua ruộng mua đất thêm nữa . Mua thêm mà làm gì! Tôi còn có 2 đứa con gái, mua cho nhiều đặng ngày sau người dưng họ ăn, chớ ích gì đâu .

    Hương chủ Khanh nghe nói như vậy thì cười mà đáp:

    - Anh nói như vậy sao cho phải . Con trai hay con gái cũng vậy , con nào cũng là con chớ . Anh được hai đứa con gái anh có phước biết chừng nào . Vậy chớ vợ chồng tôi tròi trọi không có một chút con nào hết đây thì sao .

    - Thà là không con như dượng vậy cho xong, chớ có thứ con gái làm giống gì . Đó con Diệu đó . Hễ vợ chồng tôi chết rồi, chia ruộng cho nó, chồng nó đánh bài thua chừng một năm là tiêu hết chớ gì . Còn con Thục, chừng nó có chồng đây chắc cũng vậy nữa .

    Bà Hội đồng nãy giờ ngồi lặng thinh, chừng bà nghe chồng phiền con, bà mới nói:

    - Hứ! Khéo nói dữ không! Con Thục rồi sao ? Tại mình gả con Diệu, mình lựa thứ đồ gì ở đâu, nên nó mới vậy, sao mình lại đổ thừa cho con ?

    - Còn lựa sao nữa ? Anh chủ Khóan là người giàu có lớn, ảnh giàu còn hơn mình nữa . Gả con thì lựa như vậy, chớ biết lựa làm sao . Thấy thằng con ảnh nó nhỏ nhẹ dễ thương, mình tưởng nó tử tến nên mới gả; ai dè đâu ảnh khuất rồi, nó sanh tâm phá của . Sao hồi đó mình không cản, rồi bây giờ mình lại nói tại tôi ?

    - Tôi là đàn bà cản mình sao được .

    - Sao lại không được ? Chẳng bằng mình thấy anh sui giàu mà có một đứa con, mình muốn cho con Diệu ăn gia tài đó, nên mình xúi thêm đặng cho tôi gả .

    Bà chủ Khanh nghe hai vợ chồng thầy Hội đồng cãi với nhau thì bà cười ngất và can rằng:

    - Thôi, việc đã lỡ rồi, bây giờ ông đổ cho bà, bà đổ cho ông làm chi . Không biết chừng tại mạng số con Diệu phải cực, nên ông trời mới khiến như vậy . Mà việc này anh Hai chị Hai đều có lỗi hết thảy . Gả con ta phải lựa nhân nghiã, chớ sao lại lựa giàu có ? Nhân nghĩa mới bền, chớ ruộng đất có bền ở đâu . Anh Chủ Khoán giàu, mà không biết chừng tại ảnh ăn ở bất nhân, nên trời mới khiến cho con ảnh phá tan sự nghiệp ảnh . Tôi tức tôi không có con, chớ nếu trời cho tôi có con tôi gả, tôi lựa hẳn hòi lắm .

    Bà Hội đồng cười và hỏi:

    - Cô lựa cách nào ? Đâu cô nói cho tôi nghe thử coi .

    - Trước hết mình phải chọn thằng rể cho có học thức, bởi vì đời nay nếu không có học thua sút người ta lắm . Mà có học thức song cũng phải có nhân nghĩa mới được, bởi vì học thức mà không nhân nghĩa thì tự nhiên phải ác . Chọn được hai điều đó rồi, phải xem hình vóc thằng rể cho mạnh dạn bởi vì mình gả con cho đứa bạc nhược thì trọn đời phải nuôi bịnh hoài, mà nó sanh con bằng ngón tay út tay cái còn khổ hơn nữa . Đó, chọn rể phải chọn như vậy, không cần giàu nghèo, không cần sang hèn, nghèo hèn mà nó ở phải thì quý gấp trăm giàu sang mà ở quấy ở hư .

    - Cô nói nghe phải lắm . Thiệt tôi gả con Diệu, vợ chồng tôi cũng có vụng tính một chút . Thôi, còn con Thục đó, tôi giao cho cô lựa cô gả giùm cho tôi .

    - Ý chị muốn gả cho nó hạng người nào ?

    - Cô lựa chỗ nào phải, hễ cô ưng ý thì tôi xuôi lòng .

    - Không . Lựa chỗ phải thì đã đành, nhưng mà chỗ cũng phải theo thế, nhà giàu cũng có cái phải, mà làm quan cũng có cái phải . Vậy chớ con nhà giàu với người làm việc quan, chị muốn lựa chỗ nào ?

    - Ý thôi! Tôi thất kinh con nhà giàu rồi . Tôi muốn gả con Thục cho mấy thằng đặng nó tưng tiu khỏe thân nó .

    Thầy Hội đồng trợn mắt nói rằng:

    - Cha chả! Muốn mang họa đa há! Gả cho con nhà giàu, dầu nó phá của, thì nó có của cho nó phá, chớ gả cho mấy thầy, họ không có của sẵn, họ mới phá gia tài của mình cho mà coi .

    Bà Hội đồng nguýt chồng mà đáp:

    - Mình không giỏi gì đó mà cãi . Mình gả con Diệu rồi; tới phiên con Thục, tôi không cho mình xía vô nữa đâu mà nói! - Bà nói dứt lời liền đứng dậy bỏ đi xuống nhà dưới .

    Thầy Hội đồng Nghĩa thường bị vợ mắng quen rồi, nên thầy không biết mắc cỡ, thầy ngó Hương chủ Khanh mà nói:

    - Nói nghe chơi vậy thôi, chớ gả chỗ nào cũng được, tôi không cần gì . Từ ngày thằng Tý chết rồi . Tôi rũ liệt tay chân, hết kể việc gì nữa . Có được một chút con trai mừng hết sức, tính để gia tài cho nó đặng ngày sau nó nối nghiệp mà cúng bái ông bà . Nó chận nó chết đi; còn thứ con gái là người dưng mà nghĩa gì .

    Bà chủ Khanh nghe anh than như vậy, thì bà ngó chừng chị dâu, thấy chị đứng dưới bếp, bà bèn nói nho nhỏ rằng:

    - Thằng Tý nó chết đó, không biết chừng lỗi tại anh .

    Thầy Hội đồng day lại hỏi:

    - Sao mà tại tôi ?

    - Hồi trước anh có được một đứa con trai mà anh không biết thương nó, anh bỏ nó thân sơ thất sở, ông trời ổng giận, ổng không cho anh có con trai nữa chớ sao .

    Thầy Hội đồng chau mày lặng thinh một hồi rồi mới đáp:

    - Chuyện chơi qua đường làm sao chắc là con của mình được ?

    - Từ hồi đó cho đến bây giờ anh có thấy nó lần nào hay không ?

    - Không .

    - Tôi có thấy hồi nhỏ . Nó giống hịt anh, cũng như khuôn đúc vậy .

    - Cô khéo bày đặt chuyện .

    - Nói thiệt chớ ai thèm bày đặt chuyện làm chi . Chớ chi hồi dod anh nhìn nó, anh đem về anh nuôi, bây giờ có con trai như người ta, nó coi sóc việc nhà cho anh, sau nó phụng sự ông bà, nghĩ coi có phải tiện hay không ?

    - Nhìn bất tử vậy sao được . Có chắc là con của mình đâu mà nhìn . Mà nhìn rồi má bày trẻ nó sanh giặc chịu sao nổi .

    - Sanh giặc cái gì ? Anh nhìn con mà thôi, ai biểu anh nhìn mẹ làm chi mà sanh giặc . Tôi tức quá, tôi biểu ông Chủ tôi ổng cưới vợ bé đặng nó đẻ con tôi nuôi mà ổng không chịu . Nếu ổng có con như vậy thì tôi rước về tôi nuôi liền .

    Hương chủ Khanh nghe vợ nói như vậy thì ông vuốt râu mà nói:

    - Vợ bé vợ mọn làm gì ? Trời cho mình có con thì nuôi, bằng không cho thì thôi . Có con rồi nó hư thì càng khổ cho mình, chớ có ích đâu .

    Bà Chủ ngó chồng mà đáp:

    - Có con sao lại không ích ? Nói kỳ dữ không! Tròi trọi như mình đây, ngày sau vợ chồng chết rồi chó nó bươi mả chớ có ai đâu mà rẫy .

    - Rẫy cũng vậy mà không rẫy cũng vậy . Hễ chết rồi thì thôi .

    Thầy Hội đồng suy nghĩ thế nào không biết, mà vợ chồng Hương chủ đương cãi nhau như vậy, thầy lại xen vô hỏi bà Chủ:

    - Cô có biết mấy năm nay tụi nó đi đâu hay không ?

    - Tụi nào ?

    - Tụi Cai tuần Bưởi .

    - Ờ ợ! Đi đâu mất hai ba mươi năm nay . Tôi có hỏi thăm làm chi đâu mà biết . Anh muốn tìm hay sao ? Nếu anh muốn để tôi hỏi thăm cho .

    - Thôi thôi . Hỏi cho biết chơi vậy chớ tìm làm giống gì . Tụi nó mọi rợ, du côn quá!

    Thầy Hội đồng mới nói tới đó, kế bà Hội đồng dưới bếp đi lên . Thầy lật đật bỏ chuyện đó mà bắt qua nói chuyện mùa màng ít câu, rồi mời em rể lên nhà trên chơi .

    Đến trưa, chồng của cô Hai Diệu là cậu Thôn Kỉnh ra tới . Cậu đi một cái xe hơi nhỏ hai chỗ ngồi; cậu bịt khăn đen, bận áo dài, do cậu cầm tay bánh mà đi, chớ không có sốp - phơ . Cậu chạy thẳng vô sân, kiếm bóng mát mà đậu, rồi xốc bâu áo, sửa khăn đen, thủng thẳng đi vô nhà . Duy có vợ chồng Hương chủ Khanh mừng rỡ hỏi thăm mà thôi, còn vợ chồng thầy Hội đồng Nghĩa không thèm hỏi, thậm chí cô Hai Diệu cũng làm lơ, bồng con đi bét xuống nhà dưới . Tá điền thấy tình chủ nhà đối với rể, họ phải hùa theo ý đó, nên họ chào hỏi lơ là cầm chừng mà thôi .

    Thôn Kỉnh gặp cảnh khó khăn dường ấy, nhưng vì cậu nghĩ cậu có tội xài phí, song cậu xài là xài tiền của cậu; chớ cậu không xin cha mẹ chợ đồng nào, bởi vậy cậu không ái ngại chi hết, cứ đàng hoàng tỉnh táo như thường . Cậu kéo ghế mà ngồi, rồi lấy thuóc ra đốt hút .

    Bà Hội đồng ngồi dưới nhà cầu với bà Chủ, bà dòm lên thấy rể thì bà ghét lắm, nên bà nói với bà Chủ:

    - Thứ đồ khốn nạn! Hết ruộng hết đất rồi còn không lo, cũng cứ chưng xe hoài! Nếu con Thục mà nó có chồng cũng như con Diệu vậy nữa, chắc là tôi hết kể sự nghiệp này rồi .

    - Không việc gì chị phải lo . Chị để tôi kiếm chỗ gả con Thục cho chị coi .

    - Ừ, cô làm ơn cô lựa giùm thử coi, chớ để ổng ở nhà đây ổng lựa thứ đồ phá của nữa rồi mang khốn .

    - Chị để đó mặc tôi liệu .

    Vợ chồng Hương chủ Khanh ở tới chiều bữa sau, mãn đám giỗ rồi mới về . Thôn Kỉnh cũng ở, nhưng mà cậu lên bồng con được ít lần, chớ không nói chuyện với vợ được tiếng nào hết . 

Hội tề làng Vĩnh Lợi đương nhóm . Hương chức lớn nhỏ đều có đủ mặt ở trong nhà tiệc .

    Thôn trưởng Viên đọc cho Hội tề nghe một lá trát của quan Chánh bố dạy làng dọn dẹp nhà việc cho quan Kinh lý Võ Văn Hai ở mà đo điền thổ trong làng, phải cấp dân cho quan Kinh lý dùng và phải mướn xe hoặc ghe cho quan Kinh lý đi đo đất . Hương chủ Khanh nghe đọc trát rồi kêu Hương bộ Chậm và Hương thân Cao mà hỏi coi có truyền rao cho các điền chủ cắm trụ đá theo ranh, y như lệnh của quan Chánh bố dạy hôm tháng trước hay không . Hương bộ và Hương thân đều nói đã có truyền rao đầy đủ các ấp và điền chủ cũng đã phân ranh rồi hết .

    Hương cả Chí tuổi gần bảy mươi, ông ngồi trên bộ ván giữa và ngoáy trầu nói rằng:

    - Làm quan họ tới làng khó lòng lắm . Thằng Thôn, mày phải lo sắp đặt tử tế, đừng để lôi thôi người ta chạy tờ rồi làng bị quở hết thảy đa .

    Thôn Viên đứng dậy đáp:

    - Bẩm Cả, tôi sắt đặt rồi hết . Nhà việc mình rộng . Quan Kinh lý ở ngủ cái phòng bên này đây, còn làm việc thì làm tại căn giữa này được . Có một điều khó liệu là nhà khói của làng, đương dỡ làm lại, chỗ đâu nấu ăn cho quan Kinh lý ?

    - À, cái đó khó dữ hả . Bây giờ tính sao ?

    - Bẩm Cả, để chừng quan Kinh lý lên tới, tôi tỏ việc đó cho ngài hiểu, coi ngài định lẽ nào . Như ngài buộc phải có nhà bếp, mình phải mướn đỡ một căn phố chớ biết làm sao .

    - Có phố trống hay không ?

    - Bẩm có, dãy phố lá của chú Nữ ngang nhà việc đây, tôi thấy còn một căn trống .

    - Vậy thì được . Mày có nghe bữa nào quan Kinh lý lên làng mình hay không ?

    - Bẩm không . Mà trát quan lớn gởi lên đã bốn năm bữa rồi . Vậy chẳng nay thì mai quan Kinh lý sẽ lên chớ không lâu đâu .

    Hương chủ Khanh xen vô nói:

    - Bữa nào ổng lên tới, em phải cho trùm mời Hương chức nhóm mừng ổng chớ đừng để lôi thôi, ổng hờn, rồi ổng kiếm chuyện vạch với quan lớn mà khó cho làng .

    Hương chủ nói vừa dứt lời, bỗng thấy hai cái xe ngựa ngừng ngang trước cửa nhà việc, cái trước có một người ngồi mà thôi , người ấy còn trẻ tuổi, mặc âu phục, tướng mạo đàng hoàng, mặt mày sáng rỡ, còn xe sau có hai người bận áo bành tô vàng ngồi có chở đồ đạc kềnh càng, lại có những cây sơn khúc đỏ khúc trắng .

    Thôn trưởng Viên ngó ra và nói:

    - Chắc quan Kinh lý lên tới .

    Hương chức nghe nói như vậy thì lao nhao, lố nhố, có người chạy ra đón . Người mặc âu phục ngồi trước đó, thủng thẳng leo xuống xe rồi xăm xăm đi vô nhà việc . Khi người bước vô tới cửa trong, thấy Hương chức đông đầy, bèn đứng lại, dở nón cầm trong tay và nói:

    - Tôi là Kinh lý, có lịnh quan trên phái tôi đến đặng đo điền thổ trong làng . Phải mấy ông là Hương chức trong làng đây hay không ?

    Hương chủ, Thôn trưởng, và ít người Hương chức khác đồng bước ra chào quan Kinh lý và mời người vào . Ông Cả cũng đứng dậy lụm cụm bước lại xá quan Kinh lý và nói:

    - Tôi chào quan Kinh lý, làng có được trát của quan Chánh bố, nên bữa nay nhóm mà sắt đặt chỗ cho ông ở . Hương chức mới bàn tính, kế ông đến, thiệt là may quá .

    Quan Kinh lý không biết người đó là ai, song thấy già cả, thì ông cúi đầu đáp lễ rồi hỏi:

    - Bác làm chức chi trong làng ?

    Ông Cả gật đầu vừa cười vừa đáp:

    - Tôi làm Hương cả .

    - Té ra bác là ông Cả . Mời bác ngồi . Tôi lên tình cờ mà gặp làng nhóm, thiệt may lắm . Xin bác làm ơn cho tôi biết coi mấy ông đây ông nào làm chức chi . Thôn trưởng là ông nào đâu ? Còn hai ông nào làm phái viên theo tôi mà chỉ ranh đất ?

    Hương chủ bèn bước ra tiến dẫn mỗi vị Hương chức cho quan Kinh lý biết . Quan Kinh lý bèn hỏi hai vị phái viên, là Hương bộ với Hương thân, vậy chớ có truyền rao cho điền chủ theo như lịnh dạy hay không . Hai vị Hương chức ấy trả lời rằng mình đã làm xong rồi hết . Quan Kinh lý gật đầu và cậy hai người biểu dân trong nhà việc ra xe vác đồ đạc đem vô .

    Thôn trưởng Viên dắt quan Kinh lý đi coi cái phòng đã dọn đồ cho người ở . Quan Kinh lý lấy làm đẹp ý, nên khi trở ra người nói rằng:

    - Tôi cám ơn các ông dã sẵn lòng sắp đặt cho tôi ở yên mà làm việc . Tôi ở nội cái phòng nhỏ đó thì đủ rồi . Đêm nào tôi làm việc giấy thì tôi dùng cái bàn lớn này được .

    - Làng tôi được trát quan lớn thì lo các việc xong rồi hết, duy còn có một viêc. làng tôi lấy làm bối rối, không biết làm sao được .

    - Việc chi ? Ông cứ nói ngay ra đi mà, cần gì phải ái ngại .

    Hương chủ liền nói:

    - Chỗ ông ở thì làng tôi dọn rồi, ngặt vì cái nhà khói của làng, thợ đương cất lại, có lẽ vài tháng nữa mới rồi, nên làng tôi không biết la 'm sao có chỗ cho bồi bếp của ông nấu nướng .

    - Ối! Việc đó không quan hệ chi lắm . Tôi không có bồi bếp chi hết . Chắc là tôi phải kiếm chỗ mà ăn cơm quán, chớ tôi không nấu ăn đâu mà làng lo .

    - Ông không tính đem bà Kinh lý lên đây hay sao ?

    - Chưa có bà Kinh lý . Nếu ông muốn biết ai làm bà Kinh lý, ông chỉ giùm, thì có lẽ mới được .

    Quan Kinh lý nói pha lửng chơi rồi ông cười ngất . Hương chủ nghe lời nói có duyên ông cũng tức cười . Các Hương chức khác thấy quan Kinh lý vui vẻ ai cũng mừng thầm trong bụng .

    Trong lúc hai vị phái viên lo coi dọn đồ mà đem vô phòng, thì mấy ông Hương chức khác theo làm quen với quan Kinh lý, kẻ nói chuyện này, người hỏi chuyện nọ, có người lại đem sự người ta toan mưu lấn ranh đất của mình thuật liền cho quan Kinh lý nghe . Tuy vậy mà quan Kinh lý cũng vui lòng đối đáp lại với mỗi người, cũng chịu khó mà nghe mỗi người tỏ việc ruộng đất của họ .

    Trong Hương chức Hội tề duy có một mình Hương chủ Khanh nhà ở gần nhà việc hơn hết, vì nhà ông gần chợ Giồng Ông Huê, thuộc mé kinh bên kia, hễ qua cầu đi trở xuống trường học đi chừng một trăm thước thì tới .

    Hương chủ nghĩ nhà mình ở như vậy, mà lại thấy quan Kinh lý không kiêu căng, bởi vậy ở nhà việc nói chuyện chơi tới 3 giờ chiều, rồi ông thưa với quan Kinh lý:

    - Thưa ông, tuy ông mới tới, công việc sắp đặt chưa yên, song tôi xin phép mà thỉnh ông qua nhà dùng bữa cơm chiều với tôi, đặng trước là ông biết nhà tôi, sau nói chuyện chơi .

    - Nếu ông Chủ không mời thì tôi cũng phải xin với mấy ông đây cho tôi ăn cơm chiều nay, bằng không thì tôi có chỗ đâu mà ăn . Ông Chủ ở gần hay xa! Cha chả! Nếu ở tới bốn năm ngàn thước chắc là ăn rồi trở lại đây tôi đói nữa .

    - Thưa không . Nhà tôi ở bên đầu cầu đây .

    - Nếu gần tôi xin vâng . Còn như ở xa thì tôi xin để khi khác .

    - Thưa, gần . Tôi ở cách đây chừng vài trăm bước .

    - Được lắm, được lắm . Vậy thì ông Chủ chờ tôi rửa mặt thay đồ rồi tôi đi với . Tôi đi xe từ dưới Gò Công lên đây quần áo lấm hết, dơ quá . Tôi cậy anh Thôn làm ơn hỏi giùm chung quanh đây coi có ai sẵn lòng chịu nấu cơm quán cho tôi và hai người đi với tôi ăn . Không hại gì, họ tính giá bao nhiêu mỗi tháng họ cứ nói ngay đi . Như có ai chịu, xin biểu họ tối nay lại nhà việc mà nói cho giáp mặt . Kiếm giùm chút nghe anh Thôn . Tôi cám ơn anh lắm .

    Quan Kinh lý vừa nói vừa đi vô phòng . Thôn Viên dạ rân, vừa ngó mấy người khác mà cười chúm chím .

    Cách một hồi, quan Kinh lý ở trong phòng bước ra, trên bận một cái áo nỉ xám, dưới bận cái quần tích so; chân mang đôi giày vàng, tay ôm một cái nón trắng, đầu chải láng mướt, cổ thắt nơ đen, diện mạo coi vui vẻ mà ôn hoà, tướng đi coi thảnh thơi mà hùng tráng . Ông kêu hai người đi với ông, là người của nhà nước để ông dùng trong cuộc đo đất, mà dặn:

    - Hai anh em dọn dẹp đồ đạc rồi ra chợ ăn cơm đi, nghe không . Để tôi qua nhà ông Chủ tôi thăm một chút, tối tôi về thì sẽ tính việc mướn người nấu cơm cho hai anh em ăn .

    Ông nói rồi ông day lại ngó Hương chủ mà cười và nói rằng:

    - Các việc đều yên rồi hết . Bây giờ ông Chủ muốn dắt tôi đi chừng nào cũng được .

    Hương chủ Khanh lật đật đứng dậy cáo từ Hương chức hội về mà dắt quan Kinh lý về nhà . Quan Kinh lý cúi đầu chào Hương chức rất có duyên và nói :

    - Để thủng thẳng rồi tôi sẽ đến nhà thăm mấy ông hết thảy . Có lẽ tôi ở đây tới 5, 7 tháng hoặc một năm, bởi vậy trước hay sau gì rồi tôi cũng sẽ biết nhà mấy ông .

    Ông nói vừa dứt lời thì xây lưng đi theo Hương chủ . Hương chức ngó theo rồi xúm nhau trầm trồ khen quan Kinh lý làm lớn mà không kiêu căng, không xấc xược .

    Hương chủ Khanh dắt quan Kinh lý đi ngang qua chợ đặng có quẹo xuống đầu cầu . Lúc ấy đã gần 4 giờ chiều nên trong nhà lồng không ai bán vật chi hết, chỉ có sắp con nít đánh đáo la hét vang rân, còn hai bên phố cũng không ai ra vô mua đồ, chỉ có mấy cô xẩm lai mắt ngó hữu tình, mặt như hoa nở, ngồi chơi trước tiệm, nói nói cười cười, dường như đem nhan sắc mà khoe cùng người qua lại . Quan Kinh lý đi ngang, con nít đương giỡn đều nín cười mà ngó, mấy cô xẩm lai đều liếc mắt mà dòm, cái ngó kia không quan hệ gì, chớ cái dòm này e hiểm nghèo lắm .

    Quan Kinh lý vừa đi vừa nói chuyện, nên tới nhà Hương chủ mà không hay . Chừng Hương chủ dắt vô cửa ngõ, quan Kinh lý ngước mặt dòm thấy một tòa nhà rộng lớn , nhưng vì cất theo kiểu xưa nên mái nhà thấp xủng, trong nhà tối mò . Cái sân ở trước nhà cũng rộng lớn nhưng chủ nhà không trồng bông hoa chi hết, duy phía ngoài có ít cây bưởi mà bị đất chai nên nhành lá xơ rơ . Hai bên có mấy cây ổi xen lộn với mấy cây mãng cầu ta, ổi thì có trái nhiều, còn mãng cầu thì không nhằm mùa, nên không bông trái . Dọc theo mái nhà có sắp chừng một chục chậu kiểng cây nào gốc cũng bằng bắp tay, nhưng vì nhánh bị uốn, lá bị tỉa tối ngày nên coi như cây còi không ai vun phân tưới nước .

    Hương chủ Khanh với quan Kinh lý bước lên thềm . Thằng Bộn là đứa ở của Hương chủ, thấy khách lạ mà y phục đoan trang nó không biết là ai, song cũng chắp tay mà xá, Hương chủ hỏi nó rằng:

    - Có mợ mày ở nhà hay không ?

    - Thưa, có .

    - Vô thưa cho mợ mày hay rằng có quan Kinh lý tới thăm . Đi cho mau .

    Hương chủ mời quan Kinh lý ngồi tại bộ ghế giữa phía ngoài cửa . Bộ ghế không trúng kiểu nào hết, nên không biết tên chi mà kêu . Chính giữa có một cái bàn tròn, cốt bằng cẩm lai mặt bằng cẩm thạch, chung quanh thành cẩn ốc xà cừ . Vòng theo cái bàn ấy thì để 4 cái ghế tô - nê, ghế tuy tốt, song không phải một điệu với cái bàn . Phía trong bộ ghế ấy thì có lót một bộ ván gõ thiệt dày thiệt lớn . Phía trong nữa dọn ba vòng tủ thờ, cái tủ giữa cẩn ốc xà cừ, hai cái tủ hai bên đóng trơn lu, chớ không có cẩn, nhưng mà cái tủ nào cũng thiệt khéo và trên mỗi cái tủ đều để một bộ lư cũng thiệt tốt . Hai căn hai bên để mỗi căn một cái bàn dài đóng bằng cây trắc, mỗi bàn có một chục ghế tô - nê nhỏ sắp theo . Hai bên chái lại có lót hai bộ ván gõ dựa cửa sổ .

    Quan Kinh lý ngồi ngó cùng trong nhà thì biết nhà giàu, song ông chủ nhà không thạo theo cách đời nay . Hương chủ lăng xăng mở tủ lấy thuốc mời khách hút, hối thằng Bộn nấu nước bỏ trà mới đặng khách uống . Ông thấy bà Chủ ở trong bước ra, ông bèn nói rằng:

    - Quan Kinh lý lại đo đất làng mình đây . Ông mới lên tới hồi trưa .

    Bà Chủ bước lại chắp tay cúi đầu nói:

    - Tôi chào quan Kinh lý .

    Quan Kinh lý liền đứng dậy đáp lễ mà cười:

    - Tôi chào bà Chủ . Tôi mới lên tới, ông không nói cho bà hay trước, mà ông mời tôi qua nhà ăn cơm . Tôi làm khách thình lình, chắc là bà không được vui lòng . Vậy tôi xin bà miễn lỗi .

    Bà Chủ cười và đáp:

    - Quan Kinh lý đến nhà tôi, ấy là làm rỡ ràng cho tôi . Tôi mừng lắm, chớ có lẽ nào tôi không vui lòng . Nếu ông Chủ tôi ổng không mời quan Kinh lý thì chắc tôi phiền ổng lắm .

    - Tôi mới tới làng có mấy giờ đồng hồ, mà ở bên nhà việc Hương chức tiếp tôi rất tử tế, rồi qua đây được nghe mấy lời yêu mến của bà nữa, thì tôi lấy làm cảm tình vô cùng .

    - Bẩm quan Kinh lý, ở làng này Hương chức nhỏ lớn đều biết lễ nghĩa lắm . Huống chi quan Kinh lý là một viên chức của Nhà nước, quan Kinh lý đến làng, có ai mà dám không tử tế .

    - Bà nói như vậy, tôi xin lỗi mà trả lời: Nếu Hương chức trong làng, vì cái chức Kinh lý mà tiếp tôi tư tế, chắc là tôi không vui .

    - Bẩm quan Kinh lý, tôi nói ví dụ mà nghe, chớ không phải tôi nói tại quan Kinh lý làm chức lớn, nên họ mới tử tế .

    - Vậy mới phải, chớ nếu thấy chức lớn thì trọng, rồi người làm lớn mà tánh tình không ra gì hết, mình cũng sợ mà trọng họ nữa sao ?

    - Quan Kinh lý nói phải lắm . Mời quan Kinh lý ngồi uống nước, cho phép tôi vô lễ ra sau dạy bầy trẻ sửa soạn dọn cơm cho quan Kinh lý dùng .

    - Tôi xin bà cứ tự nhiên .

    Bà Chủ đi vô trong . Ông Chủ với quan Kinh lý ngồi uống nước mà nói chuyện đo đất . Đúng bốn giờ rưỡi tan học, học trò sắp hàng đi về ngang cửa ngõ nói chuyện om sòm . Có một trò trạc chừng 11 hoặc 12 tuổi , mình mặc quần áo trắng, đầu đội nón nỉ đen, một tay ôm cặp sách một tay xách bình mực quẹo vô sân rồi chạy lăng xăng mà vô nhà . Chừng nó bước tới cửa, thấy có khách lạ, thì đứng khựng lại mà ngó . Hương chủ dòm thấy bèn kêu mà nói: "Tôn, con lại xá quan Kinh lý đây con" .

    Trò nhỏ bước lại dở nón cúi đầu mà xá . Quan Kinh lý rờ đầu nó và hỏi Hương chủ rằng:

    - Con của ông đây phải không ?

    - Thưa, nó là cháu . Vợ chồng tôi không có con . Đàn bà của tôi nó buồn, tôi thấy vậy tôi mới xin bớt một đứa con của thằng em tôi, đặng nuôi làm con nuôi .

    - Té ra hai ông bà giàu có như vậy mà không có con ?

    - Thưa, không .

    - Không hại gì . Không con thì nuôi cháu . Con cháu cũng vậy, miễn là nó nên thì được nhờ . Ông ráng cho nó học . Đời này phải có học mới khỏi bị người ta hiếp đáp lường gạt mà lại có học mới biết đường phải làm mà theo, đường quấy mà tránh .

    Thằng Tôi thấy hai đàng nói chuyện, nó mới lẻn đi cất sách rồi chạy tuốt ra phía sau .

    Sắp ở trong nhà dọn cái bàn trắc bên phía tay mặt đặng đãi cơm khách . Bà chủ ra vô chỉ biểu cho chúng nó trải nắp đặt bàn . Chừng cơm dọn xong rồi, bà mới bước lại nói nhỏ với chồng và mời khách dùng cơm .

    Quan Kinh lý đi theo Hương chủ lại bàn, dòm thấy chén đũa có hai người ăn mà thôi thì đứng ngó bà Chủ mà nói:

    - Tôi mời bà Chủ ăn cơm luôn thể chớ .

    - Mời quan Kinh lý dùng cơm với ông Chủ tôi . Tôi chưa đói, để tối rồi sẽ ăn .

    - Không được . Nếu bà không ngồi thì tôi không dám ăn . Xin bà coi tôi như em cháu, chớ đừng kể khách khứa chi hết . Hễ bà không chịu ăn, thì tôi nghĩ bà hờn tôi tới làm rộn, tôi ăn sao ngon . Xin bà ngồi lại, kêu cháu ra đây nữa, ăn như ngày thường ở trong nhà vậy tôi mới chịu .

    Bà Chủ không kiếm lời từ chối được nữa nên bà phải biểu trẻ vô lấy thêm hai cái chén, hai đôi đũa, rồi bà ngồi một bên Hương chủ và biểu thằng Tôn ngồi một bên quan Kinh lý mà ăn cơm .

    Quan Kinh lý noí chuyện vui vẻ lắm, theo hỏi thằng Tôn tính đi học đặng ngày sau làm nghề gì, như lớn trời cho giàu thì phải làm sao còn như trời bắt nghèo thì mới làm sao . Thằng nhỏ sợ sệt trả lời không nhằm đạo nghĩa, làm cho quan Kinh lý cười ngất rồi dùng dịp ấy mà dạy cho nó một bài học làm người .

    Bà Chủ thấy quan Kinh lý còn nhỏ tuổi mà bộ tịch vui vẻ nói năng đàng hoàng thì bà cứ tấm tắc khen thầm hoài . Vì chồng bà ít nói chuyện với khách, nên bà hỏi rằng:

    - Bẩm quan Kinh lý tính chừng nào mới rước bà Kinh lý lại đây ?

    Quan Kinh lý nghe hỏi thì cười mà đáp:

    - Hồi trưa ông Chủ có hỏi tôi câu đó . Bây giờ bà cũng hỏi tôi câu đó nữa . Hồi trưa tôi trả lời pha lửng chơi với ông Chủ rằng: "Tôi chưa biết ai mà cho người ta kêu là bà Kinh lý . Có lẽ phải cậy ông Chủ chỉ giùm mới được ." Bây giờ bà hỏi tôi nữa, thì tôi cũng trả lời như vậy nữa .

    - Té ra quan Kinh lý chưa định đôi bạn nơi nào hay sao .

    - Thưa chưa . Tôi thi đậu mới ra trường vài tháng nay, tôi không có ngày giờ mà tính cưới vợ .

    - Xin lỗi quan Kinh lý, không biết năm nay quan Kinh lý được bao nhiêu tuổi ?

    - Tôi được 25 tuổi .

    - Ông cụ với bà cụ còn song toàn hay không ?

    - Cha với má tôi còn mạnh giỏi hết .

    - Không biết Quan Kinh lý gốc ở đâu ?

    - Tôi gôc gác sanh đẻ tại Bạc Liêu, cha với má tôi đều o *? dưới hết . Để tôi ở yên rồi tôi sẽ gởi thơ mời cha với má tôi lên trên này chơi một chuyến cho biết xứ Gò Công .

    - Quan Kinh lý có anh em đông hay không ?

    - Không . Cha với má tôi sanh được có một mình tôi .

    - Ông cụ bà cụ thiệt là nhân đức lắm mới được vậy . Sanh có một người con mà cho học rồi làm quan như vầy, nghĩ có phước biết chừng nào . Có le! năm nay ông cụ bà cụ lớn tuổi rồi chớ ?

    - Thưa, không có, cha tôi năm nay gần 50, còn má tôi mới bốn mươi mấy .

    - Còn trẻ dữ há! Vậy thì có phước lắm . Tôi chắc lúc này ông cụ bà cụ đương kiếm nơi định đôi bạn cho quan Kinh lý, đêm ngày lo hoài .

    - Bà nói phải . Từ khi tôi ra trường đến nay, cha má tôi lo việc đó lắm .

    - Theo quan Kinh lý muốn kiếm vợ như thế nào ? Muốn kiếm ở đồng hay ở tỉnh .

    - Kiếm vợ thì lụa đức hạnh tánh tình chớ cần gì lựa chỗ ở . Miễn là người biết phải thì thôi, ở tỉnh hay ở đồng cũng không hại gì .

    - Quan Kinh lý nói phải lắm, song con gái ở đồng nó chơn chất thiệt thà, sợ không có đứa nào xứng đáng làm bà Kinh lý chớ .

    - Tôi cũng ở đồng vậy . Tôi cưới vợ thì tôi chủ ý kiếm người nội trợ hiền, chớ không phải kiếm người làm bà Kinh lý . Nếu ai muốn làm bà Kinh lý, nên ưng tôi, thì chắc là tôi không dám cưới .

    Quan Kinh lý nói chuyện hơi phang ngang, nhưng lời nào nghe cũng bao hàm đạo nghĩa . Từ nhỏ chí lớn bà Chủ Khanh chưa từng nói chuyện với người nào đúng đắn như vậy, bởi vậy bà càng nghe càng kính phục thầm trong lòng . Bà hỏi thăm ông Chủ, bà mới hay quan Kinh lý ở tại nhà việc của làng và đương kiếm chỗ ăn cơm quán . Bà khuyên quan Kinh lý mỗi bữa qua nhà bà mà ăn cơm, chẳng nên ăn cơm quán . Quan Kinh lý tạ ơn bà và nói: "Nếu tôi được ăn cơm bên này thì chắc là tôi phải mập . Ngặt vì mai đây tôi khởi công làm việc . Tôi đi đo đất bữa về sớm bữa về tối không có giờ nhất định . Tôi không dám làm hai ông bà mỗi bữa phải nhọc lòng chờ đợi . Nếu hai ông bà thương tôi thì bữa nào tôi rỗi rảnh, cho phép tôi qua đặng nói chuyện chơi thì tốt" .

    Bà Chủ gật đầu đáp:

    - Nếu quan Kinh lý muốn ăn bên nhà việc đặng cho tiện, tôi không dám ép, song bữa nào quan Kinh lý muốn qua nhà tôi ăn cơm thì vợ chồng tôi sẵn lòng tiếp rước luôn luôn . Quan Kinh lý đừng ngại chi hết .

    Quan Kinh lý ăn cơm rồi ở chơi cho đến tối mới từ giã mà về . Hương chủ Khanh đi theo mà đưa tới cửa nhà việc rồi mới trở lại .

Vợ chồng Hương chủ Khanh từ khi quen biết Kinh lý Hai, thì cứ trầm trồ khen ngợi hoài. Vì Hai vợ chồng có tiền mà kiến thức hẹp hòi, nên không thấu đáo tài đức của ông Kinh lý được, bởi vậy khen đây là người tuổi trẻ, mà chức to, khen mỗi tháng lãnh lương nhiều, khen nói chuyện vui vẻ bặt thiệp, khen không kiêu căng xấc xược, khen được thiên hạ kêu bằng “ông”. Tuy bà Chủ không tỏ ý cho chồng biết, song bà đã địng trong trí, để bà lập thế làm mai gả cháu bà là cô Tư Thục cho quan Kinh lý.

    Cách ít bữa, bà Hội Đồng Nghĩa đi chợ, luôn dịp ghé thăm hai vợ chồng Hương Chủ. Bà chủ tánh ý mau mắn, nên Bà Hội Đồng vừa tới thì bà nói liền:

    - Nè chị Hai, tôi có một chuyện ngộ lắm. Tôi tính ra nhà nói với chị kế chị vô đây, may quá, tôi khỏi đi .

    - Chuyện gì mà ngộ?

    - Có quan Kinh lý mới lại mấy bữa rày, ở đo đất trong làng.

    - Quan Kinh lý lại đo đất mà ngộ giống gì?Tôi có mười mấy mẫu ruộng trong này, ổng không lại đo sao?

    - Ậy! chị nóng quá, để tôi nói cho chị nghe mà. Ông quan Kinh lý này ngộ quá, mới 25 tuổi, lịch sự, ăn nói hoà nhã, dễ thương lắm mà chưa có vợ. Tôi muốn làm mai cho ổng cưới con Thục chơi. Con Thục đụng chỗ này nó có phước lắm chớ không phải như con Diệu đâu. Hễ chồng cưới rồi thì người ta kêu nó là “bà Kinh lý”liền.

    - Cô nói ông Kinh lý mới lại mấy bữa rày sao cô biết tuổi ổng, sao cô lại biết ổng chưa có vợ ?

    - Ậy, ông qua ăn cơm bên này, tôi hỏi ổng nên tôi mới biết chớ. Ổng ưa ông Chủ của tôi lắm. Tôi với ông Chủ hỏi thăm ổng có vợ hay chưa, thì ổng cười ngất, rồi ổng cậy tôi với ông Chủ có biết chỗ nào thì làm mai giùm cho ổng. May quá ! Hôm trước chị nói muốn gả con Thục cho người làm việc quan nó tưng tiu khỏe thân nó, chớ chị không muốn gả cho con nhà giàu mà dốt nát như chồng con Diệu vậy nữa. Chỗ này đúng rồi, người ta làm quan không phải như hạng thầy thông, thầy ký hay là thầy giáo vậy đâu. Người ta làm “Ông” kia, chị coi sang trọng là dường nào chớ không phải lơ mơ.

    Bà Hội đón với tay lấy trầu mà ăn, tuy bà lặng thinh mà trí bà suy nghĩ lung lắm. Chẳng biết bà suy nghĩ thế nào, mà cách hồi lâu, bà lại hỏi bà Chủ:

    - Ông Kinh lý đó giàu không?

    - Trời ơi ! Chị hỏi kỳ quá, mới quen với ổng, ai mà biết gia đạo của ổng được. Ông nói vậy thì hay vậy, ai mà dám hỏi ổng giàu hay nghèo. Mà chị đã nhứt định gả con Thục cho nhà việc quan, không cần giàu nghèo, thì chị còn hỏi việc đó làm chi?

    - Không. Hỏi cho biết vậy chớ. Nếu người làm quan mà cha mẹ giàu thì càng quý hơn nữa.

    - Tôi đã nói ngươì ta làm “Ông Kinh lý” hễ gả con mình về đó thì con mình làm “Bà Kinh lý” không quý hay sao, mà chị còn muốn giàu nữa. Gia tài của chị lớn sộn, chị có hai đứa con gái. Nếu chị muốn cho chồng con Thục sang mà lại giàu nữa, thì hễ cưới rồi chị sớt gia tài cho nó thì nó giàu chớ gì.

    - Sợ thứ rễ sang mà nghèo, nó theo nó khẻ tiền mình hoài mà khở cho mình chớ.

    - Chị đừng lo. Ông Kinh lý này hẳn hòi lắm, chớ không phải như cái hạng rễ mà chị nói vậy đâu. Ông có nói với ông Chủ tôi, ổng ăn lương mỗi tháng đến một trăm hai; đi đo ổng lãnh thêm tiền gì đó không biết, mà cộng chung hết thảy hai trăm lận. Chị nghĩ coi, người ta làm quan ăn lương như vậy, người ta đương thèm bòn của vợ đa.

    - Ổng mới tới mà ổng cậy cô dượng Chủ làm mai cho ổng cưới vợ, cái cách hốc tốc đó làm cho nghi ổng điếm đàng chớ.

    - Không có đâu. Ổng nói pha lửng mà ngộ lắm, chớ không phải ổng môi miếng nên sợ ổng điếm đàng. Tức quá, tôi nói hễ chị thấy mặt ổng, chị nghe ổng nói chuyện thì chị thương liền. Chị về nói chuyện lại cho anh Hai nghe, rồi như muốn đi coi mặt ổng, thì anh hcị vô đây, tôi mời ổng qua nhà cho mà coi.

    - Nói chuyện với ông nhà tôi mà làm giống gì. Ổng gả con Diệu không nên thân, tôi phát ghét. Bây giờ tới phiên con Thục tôi có cho ổng xiá miệng vô nữa đâu.

    - Gả con lấy chồng, là định cuộc trăm năm cho con. Việc đó không phải là việc nhỏ. Vợ chồng không phải hiệp nhau mà bàn tính, chớ chị tự chuyện chị không kể đến ảnh sao phải.

    Bà Hội Đồng ngồi suy nghĩ rồi bà đứng dậy cáo từ và nói:

    - Trưa rồi. Tôi kiếu cô, để tôi về kẻo nắng. Để tôi về tôi tính lại ít bữa rồi tôi sẽ nói cho cô hay.

    Bà Chủ đáp:

    - Chị tính đi. Tính rồi chị trả lời cho mau mau, nghe. Nè, tôi nói thiệt, dầu mà anh với chị không chịu gã, tôi cũng bắt con Thục về trong này tôi gã liền. Chỗ xứng đáng lắm mà, mình làm dày làm mỏng, rồi người ta đi nói vợ chỗ khác uổng lắm chớ.

    Không biết bà Hội Đồng về nhà bà có bàn tính với chồng hay không, mà cách năm ngày sau, bà đi chợ với cô Tư Thục, bà ghé nhà Hương chủ Khanh nữa. Cô Tư Thục bận áo tím, quần hàng Bom bay trắng, chân đi giày nhung xanh, tay che dù màu trứng gà, tai đeo hột xoàn, cổ đeo dây chuyền ba sợi.

    Bà Chủ vừa thấy chị dâu với cháu đi vô tới sân, thì lật đật bước ra thềm tiếp rước. Chủ khách dắt nhau đi vô nhà, ông Hương chủ chưa kịp chào hỏi, thì bà chủ liền nhanh nhẩu hỏi bà Hội Đồng trước:

    - Sao?Chị tính được hay không?

    Bà Hội Đồng liếc mắt ngó con, rồi bà cười và gật đầu.

    Bà Chủ hiểu ý nên hớn hở, lật đật mời chị dâu đi thẳng vào trong. Hai bà ngồi tại bộ ván phía trong, còn cô Tư Thục thì cô để cây dù dựa bên đó rồi cô đi luôn xuống nhà bếp.

    Vừa mới ngồi yên, bà Chủ hỏi:

    - Chị muốn tôi mới ổng qua đây, đặng ổng thấy con Thục hay sao?

    - Cô gấp quá ! Ai cho coi dâu kỳ cục vậy .

    - Vậy chớ chị muốn làm sao?

    - Tôi về tôi nói lại với cha bầy trẻ, rồi vợ chồng tôi có ý dọa con Thục. Coi bộ con nhỏ nó chịu.

    - Cầu lấy chớ. Còn đợi giống gì nữa mà không chịu.

    - Hôm nay cô có nói hơi hơi với ổng hay chưa ?

    - Chưa. Hổm nay ổng không có qua bên này. Mà chị chưa trả lời ai dám nói vội vàng như vậy được. Để coi anh Hai với chị Hai tính lẽ nào rồi tôi sẽ nói chớ.

    - Ừ được a. Cô khoan nói đã. Để cho vợ chồng tôi coi mắt ổng, rồi cô sẽ nói. Bây giờ cô tính làm sao cho hai vợ chồng tôi gặp mặt ổng nè.

    - Có khó gì. Chị muốn gặp ổng ngày nào cũng được. Chị muốn bữa nào chị nói đi. Tôi nói với ông Chủ mời ổng qua ăn cơm thì gặp chị chớ gì.

    - Nếu vậy thì được. Bữa nay là 20 tháng 8 rồi phải không? Thôi, cô nói với dượng Chủ mời ổng bữa 24 ta đi. Bữa đó hai vợ chồng tôi vô.

    - Bữa 24 mà sớm hay chiều?

    - Sớm mai chớ chiều mưa gió tôi về cực lắm.

    - Sớm mai không được. Tôi nghe nói buổi sớm mai ổng mắc đi đo đất, bữa nào ổng cũng về trưa lắm. Để mời buổi chiều tiện hơn.

    - Thôi thì chiều .

    - Để tôi kêu phức ông Chủ vô đây đặng tính với ổng cho ăn chắc.

    Bà Chủ bèn sai trẻ ở ra trước mời ông Chủ vô trong rồi bà nói:

    - Tôi thấy quan Kinh lý tử tế quá nên tôi tính làm mai đặng ông cưới con Thục . Tôi nói thì anh Hai với chị Hai cũng chịu rồi, song hai ông bà muốn thấy mặt quan Kinh lý coi người ta làm sao rồi sẽ cho tôi làm mai. Vậy ông mời giùm ông Kinh lý buổi chiều 24 ổng qua nhà mình ăn cơm đặng cho anh Hai với chị Hai thấy mặt ổng một chút.

    Hương Chủ Khanh vừa vuốt râu cười mà nói:

    - Được. Gả con Thục cho quan Kinh lý thì xứng đáng lắm. Sợ ổng không chịu chớ nều ổng chịu thì mình cầu mà gả. Để mai tôi qua nhà việc thăm ổng chơi rồi tôi mời ổng. Chị Hai về thưa giùm lại với ảnh chiều 24 vô đây. Tôi mời chắc ổng đi chớ không có ngăn trở chi đâu.

    Bà Hội Đồng ngồi chơi một lát rồi bà kêu cô Tư Thục lên từ giả vợ chồng Hương chủ Khanh mà về .

    Chiều lại Hương chủ Khanh đi qua nhà việc thăm quan Kinh lý và mời ông chiều 24 qua nhà ăn cơm. Quan Kinh lý được lời mời thì ông cười mà đáp:

    - Hổm nay tôi bận việc, không qua thăm ông Chủ bà Chủ được, thiệt tôi có lỗi nhiều lắm. Nay ông mời ăn cơm nữa, nều tôi từ thì cái lỗi càng thêm nặng. Phải không ông Chủ?Vậy tôi xin vâng. Ông sẳn lòng chịu cơm, có lẽ nào tôi lại không sẵn lòng chịu thất công cái miệng. Xin ông làm ơn nói lại với bà Chủ bữa 24 tôi uống thuốc xổ, rồi tôi để bụng trống qua ăn đồ ngon của bà Chủ, đặng làm vui lòng bà.

    Hương chủ không thạo nói chơi, nên khi nghe mấy lời pha lửng hữu duyên ấy, thì ông cứ ngồi ngây ra mà cười chớ không biết kiếm lời chi đối lại.

    Bữa 24 vừa xế qua, thì xe của Hội Đồng Nghĩa đã vô tới. Hai vợ chồng thâý Hội Đồng vô cũng dắt cô Thục theo nữa. Thầy Hội Đồng bịt khăn đen, bận áo lót, đi giày tây, tiếc vì cái mặt có thẹo, chớ không, coi đàng hoàng lắm. Bà Hội Đồng cũng bận áo lót đi giày thêu. Còn cô Tư Thục, bữa nay cô bận áo hàng Thượng Hải màu trứng gà mà bông thêu nổ màu tím nhạt, cườm tay mặt cô đeo ba chiếc cà rá. Tuy nước da cô không trắng, nhưng nhờ cô trang điểm, nhất là nhờ cặp mắt của cô long lanh gợn sóng, nên không ai dám cho cô là gái thiếu sắc.

    Bà Chủ yêu quan Kinh lý lắm, hổm nay bà cứ tiếc rằng bữa ổng mới lại tới, ổng qua ăn cơm thình lình, bà không có giờ mà dọn một bữa ăn cho xứng đáng . Bữa nay bà muốn chuộc cái tội sơ sài hôm nọ, nên hồi sớm mai bổn thân bà đi chợ mua thịt, cá tôm, cua đủ hết, thịt thì ba chia ra cái kho, cái hầm, cái xắt phay, cá thì tính để một con đặng chưng, và để một con nấu chua, tôm càng thì bà kho tàu, tôm đất bà lăn bột mà chiên, tôm bạc thì bà luộc mà trộn gỏi, cua thì bà làm chả rồi bà xắt miếng nho nhỏ đặng gấp cho vừa đủ. Đồ ăn thì bộn rồi, mà bà còn làm thêm một con vịt mà tiềm và thêm một con gà đặng nấu cà- ri.

    Bà có mượn vài chị đàn bà ở trong đất lại phụ nấu nướng, nên hai vợ chồng và con thầy Hội Đồng vô tới thì công việc nhà bếp đã sắp đặt gần xong. Hương Chủ Khanh lấy áo dài bận cho đủ lễ. Còn bà Chủ gỡ đầu, rửa mặt rồi thay áo lụa trắng đặng coi cho sạch sẽ . Bà Chủ ngắm cô Tư Thục rồi nói:

    - Con nhỏ bới tóc vụng quá. Đem qua đây cô bới lại giùm cho- Bà ngồi bới tóc cho cháu vừa xong thì nghe ở phía trước quan Kinh lý đã qua tới.

    Quan Kinh lý vừa bước lên thềm và nói lớn:

    - Ông mời tôi ăn cơm nên chiều nay nghỉ làm việc, chớ đi đo đất mệt rồi ăn không được nhiều ông bà phiền.

    Ông thấy thầy Hội Đồng Nghĩa, ông không biết là ai, song ông cũng cuối đầu chào. Thâỳ Hội Đồng lật đật đáp lễ, còn Hương Chủ Khanh thì nói rằng:

    - Anh Hội Đồng đây là anh ruột của nhà tôi. Anh ở ngoài làng Vĩnh Thạnh.

    Quan Kinh lý cúi đầu thi lễ một lần nữa và ngó thầy Hội Đồng và nói:

    - Tôi được biết ông, tôi lầy làm vinh hạnh lắm. Ông làm Hội Đồng được mấy khóa rồi?

    - Tôi mới làm được khóa này.

    - Làng Vĩnh Thạnh giáp ranh với làng này không biết chừng tôi đo Vĩnh Lợi, Vĩnh Hữu rồi quan trên sẽ dạy tôi đo Vĩnh Thạnh nữa, chừng ấy tôi sẽ tới lui với ông chơi.

    - Nhà tôi ở phía ngoài lộ dây thép, cách chừng năm sáu ngàn thước, bao giờ ông ra chơi cũng được. Vậy mời ông bữa nào có rảnh đi với dượng Chủ ra nhà tôi chơi.

    - Cám ơn ông. Tôi không dám hứa chắc, nhưng có lẽ tôi sẽ đi.

    Bà Chủ với bà Hội Đồng ở trong bước ra chào quan Kinh lý còn cô Tư Thục đứng nép dựa cửa buồng mà dòm. Quan Kinh lý đứng dậy đáp lễ. Bà Chủ tiến dẫn bà Hội Đồng cho Quan Kinh lý biết. Quan Kinh lý vừa cười vừa nói:

    - Ông Chủ mời tôi ăn cơm mà không nói có khách khác . Tôi tưởng qua ăn cơm nói chuyện chơi cũng như hôm trước tôi không thay đồ, làm bận đồ xám, còn sơ- mi cổ lật, coi dơ dáy và vô lễ quá. Xin hai ông bà miễn chấp.

    Bà Chủ cũng cười và đáp :

    - Bẩm quan Kinh lý, xin quan Kinh lý đừng ngại. Đây là anh với chị tôi, chớ có khách nào lạ đâu. Quan Kinh lý ăn bận như vậy mới thiệt tình.

    - Bà thương tôi nên bà rộng dung, thiệt tôi cảm ơn lắm. Tôi chắc bữa nay trong nhà có việc chi đây mà ông Chủ giấu tôi.

    - Bẩm, không. Có việc chi đâu. Vợ chồng tôi muốn mời quan Kinh lý ăn cơm chơi. May hồi xế này anh Hai chị Hai tôi đi chợ, ảnh chỉ ghé thăm, vợ chồng tôi cầm ở lại đặng dnùg cơm với quan Kinh lý cho vui.

    - Nếu vậy thì may cho tôi lắm, ăn cơm mà còn được làm quen với ông Hội Đồng và bà Hội Đồng thêm nữa.

    Bà Chủ cười rồi dắt bà Hội Đồng lại bộ ván dựa cửa sổ ngồi ăn trầu. Quan Kinh lý ngồi tại bộ ghế giữa, nói chuyện với hai ông cười om. Hai bà ngồi bên này nói chuyện xầm xì mà bà Hội Đồng ngó quan Kinh lý không nháy mắt.

    Mấy người ở trong nhà sửa soạn bàn ghế rồi bưng đồ ăn lên mà sắp. Hương Chủ để thầy Hội nói chuyện với quan Kinh lý, còn ông đi mở tủ lấy rượu đem ra cho khách uống khai vị. Quan Kinh lý thấy rượu thì nói:

    - Tôi xin chịu lổi, tôi không uống rượu. Hai ông dùng đi, thuở nay tôi không biết uống, tôi uống nước mà thôi.

    Hương Chủ nói:

    - Quan Kinh lý không uống nhiều thì uống ít, phải uống một chút đặng đói bụng mà dùng cơm chớ.

    - Đồ của bà Chủ coi nấu, hễ thấy thì là muốn ăn rồi, có cần gì phải uống rượu mới khai vị.

    Bà Hội Đồng nghe nói như vậy thì ngó bà Chủ mà cười, coi bộ đắc ý lắm.

    Thầy Hội Đồng lấy một cái ly để ngay trước mặt quan Kinh lý rồi bưng chai nước sô- đa vừa rót vừa nói:

    - Ông không uống rượu, thôi ông uống nước được mà .

    Quan Kinh lý bưng ly đưa lên thấy rót được phân nửa rồi bèn nói:

    - Cám ơn ông. Tôi làm nhọc lòng ông quá. Vậy tôi vâng lời uống một chút. Song tôi nói trước cho ông biết, nều từ rày sắp lên, mấy cô họ chê tôi có tật rượu trà thì tôi đổ thừa tại ông đa.

    Mấy ông mấy bà nghe nói như vậy thì thảy đều cười ngất.

    Rượu uống xong rồi thì cơm dọn cũng đã xong. Vợ chồng Hương Chủ mời khách ngồi bàn. Quan Kinh lý bước lại thấy đồ dọn đầy bàn thì ngó bà Chủ và nói:

    - Cha chả ! Bữa nay bà muốn cho tôi ăn nứt bụng hay sao, nên bà cho tôi ăn đồ nhiều quá như vậy?

    - Bẩm quan Kinh lý, đồ thường chớ có chi đâu.

    - Tôi biết rồi. Hai ông bà gạt tôi. Trong nhà có việc chi đây.

    - Bẩm, không. . . Mời quan Kinh lý ngồi.

    Năm người ngồi lại, quan Kinh lý ngồi giữa hai ông cặp hai bên, còn phía bên đây hai bà. Quan Kinh lý vừa ngồi vừa nói:

    - Trong nhà cò ai nữa, xin mời hết ra đây ăn cho vui. Tôi cũng như bà con chớ phải xa lạ hay sao mà sợ.

    Bà Chủ đáp:

    - Bẩm, không còn ai nữa.

    Hồi nãy tôi thấy có ai trong kia nữa mà?

    - Bẩm, con cháu tôi. Con của anh Hai chị Hai tôi đây.

    - Mời cổ ra ăn luôn thể .

    - Nó mắc cỡ, nó không chịu ngồi. Thôi để nó ăn ở trong với thằng nhỏ tôi.

    - Bà con mà mắc cỡ giống gì. Nãy giờ tôi quên trò nhỏ đó nữa chớ .

    Bà Chủ với bà Hội Đồng đều chúm chím cười . Ăn được vài miếng, bà Hội Đồng bèn nói:

    - Thâỳ Hội Đồng của tôi có đứng bộ một sở ruộng trong làng này . Vậy quan Kinh lý có đo tới xin làm ơn giữ ranh rấp giùm cho đủ số sào mẫubởi vì vợ chồng tôi ở xa, nên chủ ruộng kế cận họ xúi tá điền lấn ranh hoài.

    - Xin bà đừng lo. Với ai thì không được lấn lướt ai hết đâu.

    - Bẩm quan Kinh lý, hkông biết quan Kinh lý gốc ở đâu?

    - Thưa, tôi là người Bạc Liêu. Cha Mẹ tôi ở làng Vĩnh Mỹ.

    - Tôi nghe nói ở Bạc Liêu ruộng đất tốt , nên họ giàu lắm.

    - Thưa, giàu là người ta kia, chớ tôi không có giàu. Cha mẹ tôi có ít chục mẫu đất đủ làm ăn mà thôi.

    - Có ít chục mẫu đất, còn giống gì nữa. Ở đây được vậy thì giàu rồi.

    - Thưa, ở xứ này ruộng đất hẹp, nên ai có ít chục mẫu thì gọi là giàu. Ở dưới tôi, ruộng đất rộng, lại có mấy ngàn mẫu đất mới dám khoe là giàu được.

    - Bẩm quan Kinh lý, ông ở nhà có làm chức gì hay không?

    - Ông thân tôi làm làng, làm Hương sư.

    - Tôi nghe cô Chủ nói quan Kinh lý có một mình chớ không có anh em chi hết. Quan Kinh lý làm việc đổi đi xa, chắc ông bà ở nhà buồn lắm.

    - Buồn thì chắc rồi. Nhưng ở đời phải lo làm ăn, chớ biết làm sao bây giờ. Cha với má tôi còn mạnh, chừng nào già yếu rồi thì tôi phải về mà nuôi dưỡng. Để tôi ở lâu rồi tôi sẽ gởi thơ mời cha với má tôi lên trên này chơi ít ngày.

    - Lúc này ruộng cấy xong hết rồi. Chắc là ông bà rảnh rang. Tôi tưởng quan Kinh lý muốn ông bà lên chơi thì mời trong lúc này có lẽ tiện hơn.

    - Bà nói phải lắm. Để bữa nào rồi tôi viết thơ.

    - Tôi mời quan Kinh lý bữ nào rảnh ra nhà tôi cho biết nhà.

    - Cám ơn ông bà. Ông Hội Đồng hồi nãy có mời tôi rồi. Tôi không dám từ, mà không dám hứa chắc . Để tôi liệu coi nếu có bữa nào có rảnh thì tôi rủ ông Chủ đi với tôi.

    - Bữa nào quan Kinh lý có đi thì phải cho vợ chồng tôi hay trước được chớ. Nếu không hẹn trước vợ chồng tôi đi khỏi rồi làm sao.

    - Lúc này tôi đi chơi chưa được. Xin để thủng thẳng ít bữa rồi sẽ hay.

    Ăn cơm rồi thì mặt trời đã chen lặn. Hai bà dắt nhau vô trong mà ăn trầu. Bà Chủ hỏi chị:

    - Sao?Chị coi được không?

    - Được lắm.

    - Tôi nói người dễ thương lắm mà.

    - Cũng là con nhà có tiền chớ. Ông già có ít chục mẫu ruộng còn gì nữa. Làm Hương sư đó, như vậy cũng khá mà.

    - Bây giờ, chị tính sao đây?

    - Gả thì gả chớ sao?

    - Thôi , để mai mốt tôi nói với ổng nghe không?

    - Ông chưa thấy con Thục, biết ổng chịu hay không mà nói.

    - Thì tôi nói, rồi như ổng đành thì ổng ra nhà, chị sẽ cho coi chớ.

    - Ổng coi rồi ổgn chê, thì mình làm sao?

    - Giống gì mà chê, tôi liệu được mà.

    - Ổng chê mình mắc cỡ lắm chớ. Tôi muốn cô đừng nói gì hết. Cô với dượng rủ ổng ra nhà chơi . Tôi cho con Thục ra vô như thường, dọn ăn uống cho ổng thâý chán chường. Chừng về, cô dọ ý ổng, chịu thì cô làm mai.

    - Phải. Chị tính như vậy hay lắm . Thôi để ít bữa tôi biểu ông Chủ mời ổng. Hễ ổng hứa đi bữa nào thì tôi cho chị hay trước đặng chị sắm sửa đồ ăn.

    - Phải cho tôi hay trước vài ba bữa đặng tôi dạy con Thục cho nó biết cách thức, để nó dại nó mắc cỡ rồi nó co đầu rút cổ mà hư việc chứ.

    Chị em sắp đặt xong rồi, bà Hội Đồng bước ra kêu chồng cáo từ mà về kẻo trời tối. Bắt kế xe rồi, vợ chồng thâỳ Hội Đồng từ giả quan Kinh lý và chủ nhà đặng về. Quan Kinh lý đưa ra xe, vợ chồng Hương Chủ cũng đi theo. Ra tới sân, quan Kinh lý thấy cô Tư Thục ngồi trên xe mà day mặt chỗ khác. Ông chưng hửng, lại ở đằng xa chớ không dám bước tới nữa. Vợ chồng thâỳ Hội Đồng mời ổng ra nhà một lần nữa rồi mới lên xe mà đi. Quan Kinh lý cũng từ giã chủ nhà mà về luôn.

Đêm ấy bà Chủ thỏ thẻ tỏ cho chồng hay rằng bà Hội đồng đã bằng lòng gả cô Tư Thục cho quan Kinh lý và cậy chồng mời giùm quan Kinh lý bữa chủ nhật đi ra Vĩnh Thạnh chơi đặng cho ổng thấy cô Tư Thục .

    Hương chủ Khanh tử tế thật thà, thuở nay ăn ở ông hay làm vừa lòng mọi người, nhứt là ở trong nhà, tuy ông không bầy biểu việc chi, nhưng mà trừ ra sự cưới vợ bé ông nhất định không chịu nghe lời, còn có việc khác, xúi làm việc chi ông cũng làm hết thảy . Ông nghe bà biểu mời quan Kinh lý ra nhà thầy Hội đồng thì ông gật đầu nói:

    - Mời thì mời . Mời ổng ra đặng ổng coi con Thục phải không ?

    - Ý chị Hai muốn cho hai đàng thấy nhau chán chường .

    - Vậy thì phải nói trước cho ổng biết chớ .

    - Ậy, đừng có nói . Mời thì nói mời đi chơi mà thôi . Để ổng thấy con Thục rồi mình sẽ nói ...

    - Coi vợ cái gì mà kỳ cục vậy ?

    - Ậy, thì ông cứ nghe lời tôi mà .

    - Không nói trước cho ổng hiểu, ổng có dè chuyện gì đâu mà ổng ngó con Thục ?

    - Ông đừng có cãi mà . Ông cứ mời giùm đi, còn viêc. gì khác ông để mặc tôi .

    - À, thôi, tôi mời thì tôi mời đi chơi, bà tính sao đó tự bà, tôi không biết đa ... Nè, mà vợ chồng mình không có con mình đứng làm mai dong coi kỳ quá . Thuở nay làm mai phải lựa người có con cháu đông mới được chứ .

    - Nó là cháu, mình kiếm đôi bạn cho nó, chớ làm mai dong giống gì không biết . Ông nhiều chuyện quá .

    - Cháu mình cũng phải cầu kiết cho nó chớ . Mình đừng làm mai, rủi sau vợ chồng nó không có con, nó đổ thừa tại mình cho bà coi .

    - Có con hay là không có, ấy là tại số mạng chớ nào phải người làm mai hay sao ? Vậy chớ vịt gà mấy ai làm mai, mà cũng đẻ bầy này qua bầy kia đó sao ?

    - Vợ chồng mình không có hên, mà nếu bà muốn làm mai thì tự ý bà, tôi không cãi .

    - Thây kệ tôi . Ông cứ mời đừng có nói việc gì cho quan Kinh lý biết hết . Hễ ông định ngày nào thì tôi sẽ cho ngoài nhà hay .

    Chiều bữa sau ăn cơm rồi . Hương chủ Khanh đi qua nhà việc tính lại chơi với quan Kinh lý . Ông gặp quan Kinh lý đương ngồi nói chuyện với hai vị phái viên là Hương bộ và Hương thân . Quan Kinh lý vừa ngó ra thấy Hương chủ thì la lớn lên:

    - À, ông Chủ, may dữ không! Vô đây ông Chủ, vô mà xử giùm vụ này một chút .

    Hương chủ bước vô, không biết quan Kinh lý muốn nói chuyện gì nên coi ái ngại, quan Kinh lý kéo ghế mời Hương chủ ngồi rồi nói:

    - Hồi chiều hôm qua tôi ở bên nhà ông tôi về, tôi gặp ông Hương bộ, ngồi chờ tôi đây . Hương bộ nói với tôi rằng bà Hương bộ Bảy bị Trần Văn Hùng lấn ranh đất bả, nên bả cậy Hương bộ nói với tôi giúp giùm cho bả, bả đền ơn cho tôi 200 đồng bạc . Hương bộ nói rồi liền móc túi đưa cho tôi hai tấm giấy 100 . Tôi lấy tôi cất rồi tôi dặn Hương bộ sáng bữa nay phải đòi Hương bộ Bảy lạid dây cho tôi nói chuyện . Hồi sớm mai này Hương bộ dắt bà gaì lại . Tôi trả 200 đồng cho bả và tôi nói cho bà biết rằng vụ người ta gaình đất của bả đó thì bả có lý lắm, không cần gì phải lo tiền . Không ai mà lấy một tấc đất nào của bả đâu mà sợ . Bà già về rồi từ hồi sớm đến giờ, Hương bộ cứ theo làm phiềntôi, ổng nói bà Hương bộ Bảy giàu có lớn, bả đền ơn cho tôi sao tôi không lấy . Nếu bả có lý thì tôi lấy tiền có hại gì đâu mà sợ . Tôi cắt nghĩa về lương tâm, về liêm sĩ, nói thế nào ổng cũng không chịu hiểu, ổng chỉ tiếc 200 đồng bạc, cứ nói lấy tiền của nhà giàu mà có hại gì hoài . Ông làm Chủ, ông phải xử tội ông Hương bộ, chớ nếu ông dung thứ thì hại trong làng lắm .

    Hương chủ cười mà đáp:

    - Cái tục của ta phần đông đều vậy đó . Hễ có việc thì đem tiền đút lót, quấy cũng lo, phải cũng lo . Không tốn tiền thì không yên trong bụng . Ông phải làm sao cho mấy ông quan đừng thèm lấy tiền thì hay hơn chớ biểu dân đừng lo tiền sao được . Họ có phải như ông vậy đâu; dầu mình phải cho mấy đi nữa hễ không tiền thì họ làm khó khăn lắm . Còn chú Hương bộ chú làm làng mà đem mối dem manh như vậy thì chú quấy thiệt . Song cái đó cũng là phong tục của mình xưa nay . Nếu làm tội Hương bộ thì phải làm tội cả ngàn cả muôn Hương bộ khác mới công bình .

    Quan Kinh lý rùn vai lắc đầu mà nói:

    - Phong tục gì khốn nạn quá vậy! Phải làm sao, chớ để vậy thì dân trong nước mỗi người là một tên bợm bãi, ai cũng lo lường gạt nhau, còn ai mà lo tân hóa .

    Hương chủ đáp:

    - Vậy chớ sao! Đời tiền bạc .

    Quan Kinh lý ngồi lặng thinh một hồi rồi nói:

    - Thôi chuyện đó bỏ đi, có chuyện này ngộ, để tôi thuật lại cho ông Chủ nghe chơi . Làng cử hai ông Phái viên đặng phụ sự với tôi, mà hai ổng không hiệp ý nhau . Hồi nãy ông Hương thân nói có cô nào ở chợ đây không biết coi bộ cô muốn tôi, nên hễ tôi đi đo về thì cô cứ đi qua đi lại trước nhà việc mà bẹo tôi . Tôi không chắc tôi có duyên đến nỗi con gái hễ thấy mặt tôi thì thương tôi liền . Tôi chưa kịp cãi Hương thân thì Hương bộ lại vọt miệng nói: "Ối connhỏ đó mà kể gì! Quan Kinh lý là bậc sang trọng, lẽ nào đi lấy thứ con nhà nghèo hay sao mà nói . Quan Kinh lý có muốn vợ, để tôi làm mai cho con bà Cả cựu đây mới đúng chớ . Bà Cả đứng bộ hơn một trăm mẫu điền, mà bà có một người con trai với một người con gái đó . Bà nhiều tiền lắm, hễ rớ vô đó thì no" . Hương thân cãi lại, nói con bà Cả xấu, còn cô nào ngoài chợ đây lịch sự . Tôi nghe hai ông cãi lẽ tôi bật cười .

    Hương bộ không đợi cho quan Kinh lý nói dứt lời, ông chận ngang mà nói:

    - Bẩm ông, chuyện 200 đồng bạc, tuy tôi khuyên ông lấy tôi không quấy gì, song ông nói tôi có lỗi thôi tôi chịu có lỗi, tôi không dám nói nữa . Còn cái chuyện này, nếu ông cho quấy nữa thì ức tôi lắm . Ông với ông Chủ nghĩ coi, con bà Cả cựu người ta giàu có, còn con chú Thêm là Thằng bán bánh in, nghĩa lý gì mà nói chuyện .

    - Hương thân nói con bà Cả xấu lắm .

    - Ối! Đời này có tiếng giàu thì xấu cũng tốt, còn không tiền dầu tốt cũng xấu . Xấu hay tốt mà làm giống gì . Vợ xấy là vợ của mình, còn vợ lịch sự là vợ của thiên hạ .

    Hương thân không nhịn được, nên đứng dậy cãi:

    - Nói như anh vậy, miễn là có tiền thì thôi, đui hay cùi gì cũng được hay sao ?

    - Con bà Cả đui hay cùi gì đó hay sao ?

    - Không có đui, không cùi, song con bà Cả đen đúa, kịch cợm coi không xứng với quan Kinh lý .

    - Con gái nhà quê thì là vậy chớ sao . Về quan Kinh lý rồi sẳn tiền ổng dọn dẹp dồi phấn, ướp dầu thơm rồi đây coi ngon lắm chớ .

    Quan Kinh lý ngó ông Chủ mà cười ngất . Ông can hai đàng rằng:

    - Tôi xin hai ông đừng có cãi với nhau nữa . Tôi đương kiếm vợ, mà nghe hai ông luận cách chọn vợ thì tôi chán quá . Theo ông Hương thân thì kiếm vợ phải chọn người có sắc, không cần giàu nghèo . Theo ông Hương bộ thì kiếm vợ phải chọn người có tiền không cần xấu tốt . Hai ông nói đều không hợp ý tôi chút nào . Kiếm vợ ta phải lựa người có đức chớ lựa có tiền hay là có sắc, mà làm chi, phải không ông Chủ ?

    Hương chủ gật đầu khen phải, Hương bộ với Hương thân hết cãi, kiếm chỗ mà ngồi, coi bộ xẻn lẻn .

    Hương chủ thấy êm rồi, ông mới tỏ lời mời quan Kinh lý chúa nhựt đi với ông ra Vĩnh Thạnh chơi .

    Quan Kinh lý cười và hỏi:

    - Ra nhà ông Hội đồng phải không ?

    - Bẩm phải .

    - Hai ông bà theo mời tôi hoài . Nếu từ thì tôi có lỗi . Mà nếu đi thì ai làm việc ?

    - Bữa chúa nhựt ông nghỉ đi chơi mà hại gì .

    - Ngày thường tôi đo, chúa nhựt tôi phải làm bản đồ chớ .

    - Việc nhà nước cần gì phải lo cho mệt . Chừng nào rồi lại không được .

    - Nói như ông vậy sao phải . Tuy tôi ăn lương nhà nước, song tiền đó là tiền của dân . Làm quan mà cầm câu đặng chờ ngày lãnh lương thì có tội với dân chớ .

    - Làm quan ít ai nói như ông vậy lắm .

    - Làm quan phải giữ cho tròn phận sự chớ .

    - Giữ phận sự thì ngày thường làm việc hẳn hòi còn chúa nhựt là ngày nhà nước cho mình nghỉ thì chơi cho giải lao chớ .

    - Ông muốn tôi ra nhà Hội đồng lắm sao ?

    - Hai vợ chồng ảnh mới biết ông, mà coi bộ ưa lắm . Hôm qua đã mời rồi, mà hồi sớm mai này còn sai người vô biểu tôi mời giùm nữa .

    - Đi bằng cái gì ?

    - Đi xe ngựa . Đi chừng nửa giờ thì tới . Có năm sáu ngàn thươ"c .

    - Đi giờ nào ? Sớm mai đi một lát rồi về được không ?

    - Được . Ra chơi một lát ăn cơm rồi về .

    - Ăn cơm nữa hay sao ? Mời ra chơi cho biêt nhà, chớ có mời ăn cơm đâu .

    - Cách Việt Nam thì là vậy đó đa . Tới chơi nghĩa là ăn cơm .

    - Ông Hội đồng có con gái, tới chơi rồi chà lết ăn cơm coi kỳ quá .

    - Có hại gì .

    - Thôi, đi thì đi .

    - Sớm mai chúa nhựt ông sửa soạn rồi chừng 7 giờ tôi đem xe lại đây rước ông .

    - Được .

    Hương chủ Khanh mời được thì mừng, nên lật đật về cho vợ hay . Sáng bữa sau bà Chủ sai người nhà ra Vĩnh Thạnh nói cho anh chị hay trước rằng bữa chúa nhựt, chừng bảy giờ rưỡi sáng, sẽ có quan Kinh lý ra tới .

    Trưa thứ bảy, bà Chủ nói với chồng rồi bà đi trước ra ngoài nhà đặng sắp đặt cuộc tiếp khách giùm cho anh chị .

    Bà ra tới thì thấy nhà cửa trong ngoài quét tước dọn dẹp sạch sẽ, còn vợ chồng Hội đồng thì vui vẻ khác thường . Bà chưa có dịp mà nói với anh sự bà tính gả cô Tư Thục cho quan Kinh lý, bởi vậy gặp thầy Hội đồng bà nói ngay:

    - Anh Hai, tôi tính làm mai đặng gả con Thục cho quan Kinh lý đa . Chị Hai chịu rồi . Còn anh Hai chịu hay không ?

    - Sao lại không chịu ?

    Bà Hội đồng nói tiếp:

    - Được rể như vậy dầu nó xài hết nhà cửa tôi, tôi cũng không tiếc, chớ thứ đồ ngu nó phá của thiệt tức quá .

    Bà Chủ cười mà nói:

    - Người đáng lắm mà, không ham tiền mà cũng không mê gái . Hôm trước ông Chủ đi qua nhà việc ổng về ổng trầm trồ khen hoài . Ông nói con gái chợ Giồng muốn quan Kinh lý, nên áp theo ve vãn, mà ổng không thèm đứa nào hết . Bà Hương bộ Bảy đem lo cho ổng đến 200 đồng bạc mà ổng không thèm ăn, ổng kêu ổng trả lại . Còn nhỏ tuổi mà tánh tình như vậy đó . Tôi nói con Thục đụng ổng nó có phước lắm mà .

    Bà Hội đồng ngồi ngẫm nghĩ rồi nói rằng:

    - Không thèm gái thì phải, chớ người ta đem tiền lo lót, sợ giống gì mà không ăn .

    - Người ta thanh liêm nên người ta không thèm ăn, chớ sợ giống gì, chị .

    - Chắc hôm trước ổng nói giấu mình . Thế khi cha mẹ ổng giàu lắm nên ổng không thèm hối lộ chớ gì .

    - Không biết chừng đâu . Dưới Bạc Liêu họ giàu thất kinh . Không lẽ ổng khoe với mình cha mẹ ổng giàu phải không chị Hai!

    - Tôi nghi lắm . Nếu ổng làm quan mà cha mẹ giàu nữa, thì đúng biết chừng nào .

    - Mình nhứt định rồi, thế nào cũng gả, đừng nói gì nữa hết . Mà chị có sắp đồ ăn đặng mai dọn cơm hay không ? Người ta ra sớm đa .

    - Cá thịt kho sẵn hết rồi . Khuya sẽ biểu bầy trẻ làm gà làm vịt .

    - Chị này hà tiện quá! Ta làm một con heo mà đã coi cho xôm .

    - Làm heo rồi ai ăn cho hết . Có mời ai đâu .

    - Để tối nay tôi dặn con Thục đặng nó báo quan Kinh lý chơi .

    Nãy giờ thầy Hội đồng ngồi lặng thinh mà nghe hai bà nói chuyện . Bây giờ mới xen vô mà nói:

    - Tính lăng xăng ổng rồi ổng không ưng con Thục đây ngã ngửa hết .

    Bà Hội đồng chau mày đáp:

    - Khéo nói vô duyên . Sao mà không ưng ?

    - Ta noi thí dụ mà nghe vậy chớ .

    - Thí cái giống gì . Hễ mở miệng ra thì nói lời xui xẻo hoài .

    - Thôi, thôi . Tôi không nói nữa đâu . Tôi xui nên tôi gả con Diệu mới vậy đó . Bây giờ ai làm sao thì làm .

    Thầy Hội đồng đứng dậy mà đi ra sân để cho hai bà bàn tính thong thả .

    Tối lại bà Hội đồng biểu sắp trẻ ở trong nhà đi ngủ hết, đặng khuya thức dậy sớm mà nấu nướng . Bà Chủ kêu cô Tư Thục mà nói rằng:

    - Này con, cha với má tính gả con cho quan Kinh lý là người ăn cơm nhà cô hôm trước đó . Người ta sang trọng tử tế lắm, chớ không phải như người thường vậy đâu . Sáng mai quan Kinh lý ra đây chơi, con ra chào hỏi ổng, bưng nước, dọn cơm như thường , đừng có mắc cỡ gì hết . Người ta ngó thì ngó, con đừng sợ . Muốn làm bà Kinh lý thì phải dạn dĩ mới được . Con đừng có ngó người ta quá mà cách lịch sự . Nếu con muốn ngó thì con liếc mà thôi . Cô coi cặp mắt con đó hễ liếc thì quan Kinh lý chịu không nổi . Sáng mai cô biểu con làm sao thì con cứ làm theo y lời cô . Chừng khách ngồi ăn cơm thì con ra đó coi ăn . Nhớ nghe không, đừng nhút nhát rồi ổng cười mình nhà quê .

    Cô Tư Thục đứng nghe dặn mà miệng chúm chím cười hoài coi bộ không mắc cỡ chút nào hết .

    Sáng ngày thầy Hội đồng thì coi cho trẻ quét nhà lau ghế, bà Hội đồng thì coi chừng chị bếp nấu ăn, còn bà Chủ Khanh với cô Hai Diệu, cô Tư Thục đều ra đứng trên thềm mà tiếp khách .

    Bữa nay quan Kinh lý bận môt. bồ đồ tít so mới, áo sơ - mi luạ rằn, nơ rằn, giày vàng . Ông nhảy xuống xe gọn gàng, rồi bước lên thềm dở nón chào mỗi người . Chừng quan Kinh lý chào tới hai cô thì bà Chủ Khanh nói:

    - Hai đứa nhỏ này là con của anh Hội đồng . Ảnh với chỉ có hai đứa đó, không có con trai .

    Quan Kinh lý ngó ngay cô Tư Thục, miệng ông chúm chím cười, cô cũng liếc lại rồi cô bước lùi lại sau .

    Chủ khách dắt nhau vô nhà mời ngồi lăng xăng . Quan Kinh lý ngó cùng trong nhà rồi nói với thầy Hội đồng:

    - Nhà ông tốt và rộng quá mà không có con trai, thiệt là uổng . Phải trời sinh tôi làm con trai ông, chắc là tôi sung sướng lắm .

    - Tôi có một đứa con trai, nuôi nó tới 19 tuổi nó lăn đùng ra chết . Nó mới chết hồi năm ngoái .

    - Rủi dữ hôn! Mà ông còn khá hơn ông Chủ . Ông còn có hai người con gái , ông Chủ không có chút nào hết .

    - Thứ con gái có cũng như không . Con lớn tôi gả lấy chồng rồi, thằng chồng nó chơi bời bài bạc, nó nói không được nó giận nó về đó . Còn con nhỏ, họ đi nói mấy chỗ rồi, mà má nó cưng nó lắm, dục dặc chưa chịu gả .

    Cô Tư Thục bưng nước ra rồi đứng rót cho mỗi người một tách . Cô đứng ngang mặt quan Kinh lý, mà ông không dám ngó, ông liếc hai tay cô rót nước mà thôi .

    Bà Chủ bước lại mời uống nước và bà nói:

    - Quan Kinh lý ra chơi thiệt anh chị Hai tôi mừng lắm . Hai ông bà gặp quan Kinh lý có môt. lần mà về khen hoài, nên cậy ông Chủ làm sao cũng phải mời cho được quan Kinh lý ra nhà chơi một chuyến .

    Quan Kinh lý đáp:

    - Tôi thấy ông Hội đồng bà Hội đồng có tình mời tôi hoài, nếu không đi thì tôi có lỗi, bởi vậy tôi phải ráng chớ thiệt công việc của tôi nhiều lắm . Tôi ham đi chơi lắm; nếu tôi rảnh thì ở đâu tôi lại không đi .

    Khách ngồi nói chuyện, cô Tư Thục ra vô như thường . Cô đi đứng tề chỉnh, không nhút nhát chút nào hết . Đến 10 giờ, dọn cơm ăn thì cô đứng coi ăn, cô sớt đồ ăn, cô rót rượu chát, tay gọn gàng, bộ nhanh nhẹ . Cô rót rượu cho quan Kinh lý thì ông lấy tay đậy ly và cười, ngó cô mà nói:

    - Thưa cô, tôi khôgn biết uống rượu . Xin cô cho tôi môt. ly nước lạnh, tôi cảm ơn lắm .

    Cô cũng cười mà đáp:

    - Nếu ông không dùng rượu thôi để tôi lấy nước suối - Cô nói rồi thì liền mở tủ lấy một chai nước suối mà khui và đem lại rót cho quan Kinh lý một ly . Quan Kinh lý cám ơn, cô cười ngòn ngoẻn .

    Ăn cơm rồi, trời mưa một đám thiệt lớn làm quan Kinh lý phải ở chơi cho tới 3 giờ chiều mới về được . Bà Chủ theo xe mà về một lượt . Khi xe chạy đươc. một khúc đường, thình lình quan Kinh lý hỏi:

    - Ông Hội đồng làm sao mà ông có thẹo dữ vậy ông Chủ ? Hổm nay tôi tính để hỏi ông mà tôi quên hoài .

    Hương chủ Khanh bị hỏi thình lình ông chưa trả lời, thì bà Chủ hớt mà nói:

    - Hồi trước ảnh bị té xe đó đa . Tưởng ảnh chết rồi chớ . Đi thứ xe ngựa thiệt hiểm nghèo quá .

    Hương chủ ngó vợ rồi chúm chím cười .

    Tánh bà Chủ Khanh mau mắn nhậm lẹ, đi về dọc đường bà đã muốn trổ mặt làm mai, ngặt vì xe bánh sắt khua rầy tai, lại bà ngồi cách quan Kinh lý , nên bà không nói được . Về đến nhà rồi thì bà liền khuyên chồng phải liệu thế nào mời quan Kinh lý qua đặng cho bà nói chuyện . Không phải Hương chủ trái ý với vợ, nhưng vì ông mời nhiều lần quá, bây giờ ông ái ngại, nên dục dặc đến ba bốn bữa mà ông chưa chịu đi .

    Thình lình một buổi tối, quan Kinh lý rảnh việc lại thấy trời thanh bạch, ông bận đồ mát đi lên cầu đứng hứng mát rồi ông đi luôn xuống thăm vợ chồng Hương chủ . Bà Chủ hết sức mừng rỡ lật đật hối bầy trẻ đốt đèn măng - sông, chế nước trà mới .

    Quan Kinh lý chưa nói chuyện với ông Chủ được mấy câu thì bà Chủ đã hỏi rằng:

    - Bẩm quan Kinh lý, ông nhắm coi nhà của anh Hội đồng mà ông ra chơi bữa hổm đó được hay không ?

    - Được là sao ? Nhà cửa rộng rãi đồ đạc đẹp lắm, coi được chớ sao lại không được .

    - Không . Tôi muốn hỏi chuyện kia kìa .

    - Ý bà muốn hỏi chuyện chi ?

    - Ông nghĩ vợ chồng ảnh thế nào ?

    - Hai ông bà là người giàu có, tuy ở đồng ở ruộng, song tiếp khách tử tế lắm .

    - Còn con gái nhỏ của ảnh, ông nghĩ thế nào ?

    - Tôi đâu dám nghĩ đến sự đó . Có lẽ nào đến nhà người ta tiếp đãi trọng hậu rồi về dị nghị con gái người ta .

    - Có hại chi đâu . Theo ý quan Kinh lý thì con nhỏ đó coi được hay không ?

    - Cô dạn dĩ, không trắng mà gương mặt coi đẹp, nhất là cặp con mắt cô lanh lắm .

    - Quan Kinh lý coi thiệt là kỹ .

    - Tôi ở chơi gần một ngày, cô ra vô qua lại trước mặt tôi hoài, tự nhiên tôi phải ngó thấy, chớ có phải là tôi chú ý cô đâu .

    - Tôi muốn làm mai nó cho quan Kinh lý quá; không biết quan Kinh lý chịu hay không ?

    - Bà hỏi câu đó tôi không dám trả lời .

    - Sao vậy ?

    - Bởi vì việc đó quan hệ, tôi trả lời bất tử vậy sao được .

    - Hôm quan Kinh lý mới đến, quan Kinh lý có biểu vợ chồng tôi coi có chỗ nào tử tế thì chỉ giùm đặng quan Kinh lý cưới vợ . Tôi nghĩ tôi có một đứa cháu đó, tuy nó quê mùa thiệt thà, nhan sắc coi vừa được chớ không ngộ cho lắm, song nó là con nhà giàu có tử tế, có lẽ làm bà Kinh lý cũng xứng đáng . Bẩm quan Kinh lý bữa nay tôi xin tỏ thiệt với quan Kinh lý, vợ chồng tôi muốn cho quan Kinh lý thấy con nhỏ đó, nên vợ chồng tôi tọc mạch nói với anh Hai chị Hai tôi mời quan Kinh lý ra nhà chơi đó .

    - Trời ơi! Vậy mà ông Chủ không thèm nói trước cho tôi biết chớ! Ông này thiệt là bất nhân!

    Hương chủ Khanh cười hì hì và đáp:

    - Nói trước làm chi, để tự nhiên cho ông coi chớ . Nói cho ông biết trước, rồi ông mắc cỡ, ông ngó chán chường đâu .

    Quan Kinh lý ngồi lặng thinh suy nghĩ .

    Bà Chủ ngồi ăn trầu, bà xỉa thuốc sống ngoài rạch mà nói:

    - Cách đi coi vợ phải làm như vậy đó, chàng rể coi mới kỹ lưỡng được . Tôi thấy họ coi vợ làm sao mà con dâu ở trong buồng nó xẹt ra như tên bắn, nó xá vài cái rồi xây lưng đi vô liền . Có nhiều chàng rể vô ý thấy cái mặt không kịp, thấy có cái lưng mà thôi .

    Quan Kinh lý chau mày thở ra mà nói:

    - Hai ông bà báo hại cho tôi mang lỗi nhiều quá!

    Hương chủ cười và hỏi:

    - Có lỗi chỗ nào đâu ?

    - Lỗi với cha má tôi nhiều lắm .

    - Sao vậy ?

    - Chẳng giấu hai ông bà làm chi, cha mẹ tôi bây giờ có trâu có ruộng, chớ hồi tôi còn nhỏ thì trong nhà không mấy gì khá cho lắm . Tuy vậy mà cha mẹ tôi sanh một mình tôi, quyết chí cho tôi ăn học đến nơi đến chốn, đặng ngày sau tôi trở nên người phải nối nghiệp tổ tông . Tôi đi học mười mấy năm trường, cha mẹ tôi tốn hao với tôi không biết bao nhiêu mà kể, lớp bánh hàng, lớp quần áo, lớp sách vở, lớp thuốc men . Nay tôi học đã nên rồi, nghĩ lại công ơn cha mẹ tôi lớn không biết chừng nào mà noí . Hôm bữa tôi thi đậu rồi về thăm nhà thì cha mẹ tôi tính việc cưới vợ cho tôi . Và việc hệ chồng là việc hệ trọng, đạo làm con phải để cho cha mẹ định cho vui lòng cha mẹ, bởi vậy tôi có thưa với cha mẹ tôi, muốn định nơi nào tôi cũng bằng lòng hết thảy , chớ tôi không dám tự chuyên . Hôm nay tôi không có thưa cho cha mẹ tôi hay, mà tôi đi coi vợ, là sái lễ nghĩa quá . Việc này thiệt tôi ăn năn không biết chừng nào cho hết .

    - Ông giữ theo xưa quá . Phải, việc cưới vợ cho mình thì phải để cho cha mẹ đứng cưới . Mà mình chọn lựa vừa con mắt mình rồi mình thưa cho cha mẹ hay, đặng cha mẹ đi nói mà cưới cho mình, làm như vậy có lỗi gì đâu .

    - Sao lại không lỗi ? Chớ chi tôi gặp ngoài đường, hay là tình cờ tôi tới nhà chơi mà ngó thấy, thì chẳng nói làm chi . Ngặt vì ông Hội đồng bày ra một cái lễ hẳn hòi, nghĩ lại thiệt rõ ràng là lễ coi vợ . Tôi làm con mà coi vợ trước cha mẹ, thiệt tôi quấy nhiều lắm . Tôi trách ông Chủ bà Chủ, tại hai ông bà mà tôi mang lỗi với cha mẹ tôi . Chớ chi hai ông bà nói trước cho tôi biết, đặng tôi thưa cho cha mẹ tôi hay, như cha mẹ tôi bằng lòng thì dắt tôi đi coi, làm như vậy mới trúng lễ nghĩa .

    Ông Chủ không cãi được nữa . Bà Chủ bèn thay chồng mà trả lời:

    - Quan Kinh lý nói như vậy thì phải lắm . Nhưng theo ý tôi thì việc này cũng chẳng hại gì . Bây giờ quan Kinh lý gởi thơ cho ông bà dưới nhà mà thưa rằng quan Kinh lý nghe một chỗ tử tế người ta muốn gả con cho quan Kinh lý nên mời ông bà lên coi . Ông bà lên đây rồi tôi dắt đi coi, quan Kinh lý thấy thêm một lần nữa, thì càng rõ ràng hơn, chớ có hại chi đâu .

    - Có lý nào mà tôi dám nói dối với cha mẹ tôi . Làm con mà giả dối với cha mẹ như vậy sao cho phải .

    - Nếu quan Kinh lý có ngại thì thưa thiệt rằng quan Kinh lý đi chơi, ngó thấy con nhỏ đó rồi, quan Kinh lý ưng bụng, nên mời ông bà lên coi, tôi tưởng cũng không có lỗi gì .

    - Tôi trách hai ông bà lắm .

    - Quan Kinh lý trách thì vợ chồng tôi phải chịu . Nhưng mà lời trách này oan cho vợ chồng tôi lắm . Xin quan Kinh lý nhớ lại coi ngày quan Kinh lý mới đổi lại, vợ chồng tôi hỏi thăm thì quan Kinh lý nói chưa có vợ và cậy vợ chồng tôi chỉ giùm . Tại quan Kinh lý nói như vậy nên vợ chồng tôi mới dám làm mai chớ .

    - Tôi xin chỉ giùm, thì bà chỉ, chớ sao dắt tôi đi coi, mà không nói trước cho tôi biê"t . Tôi phiền là phiền chỗ đó . Nếu nói trước thì tôi thưa cho cha mẹ tôi hay, như cha mẹ tôi không lên được, và cho pép tôi đi coi thì tôi mới dám .

    - Thôi, bây giờ tôi hỏi thiệt quan Kinh lý, vậy chớ quan Kinh lý coi con cháu tôi đó được hay không ?

    - Bà hỏi câu đó khó cho tôi trả lời quá . Được hay không được tự ý cha mẹ tôi chớ tôi đâu dám nói .

    - Không . Đã biết việc cưới vợ thì để cho cha mẹ định, nhưng mà quan Kinh lý nói thử nghe chơi, coi quan Kinh lý có chê chỗ nào hay không chớ .

    Quan Kinh lý ngồi suy nghì một hồi mới đáp rằng:

    - Tôi thấy là thấy tướng mạo mà thôi chớ tôi có biết tánh tình thế nào đâu mà dám chê hay khen .

    - Tướng mạo nó đó coi được không ?

    - Theo tướng thì tôi không chỗ nào chê được, nhưng mà cưới vợ cần phải chọn lựa tánh tình, chớ tướng mạo không can hệ gì cho lắm .

    - Con cháu tôi nó thiệt thà lắm . Con nhà giàu có, mà nó không kiêu hãnh, nó không hỗn láo với ai hết, bởi vậy tá điền tá thổ ai cũng yêu mến . Nó cũng không chịu a dua như con người ta, cha mẹ sắm cho vật gì thì sắm, nó không đòi vật gì hết . Tôi là cô nó không lẽ tôi thêu dệt nhiều lời . Chừng quan Kinh lý cưới nó rồi, thì sẽ thấy mấy lời tôi nói đó có quả thiệt như vậy hay là lời chuốt ngót .

    Quan Kinh lý nghe nói mấy lời thì ông chúm chím cười hoài . Bà Chủ muốn buộc cho mau nên bà lại nói rằng:

    - Hai vợ chồng anh Hội đồng của tôi khó lắm, kén rể thất kinh . Mấy chỗ đi nói rồi, chỗ nào cũng xứng đáng quá chớ, mà ảnh chỉ không chịu gả . Không biết trời khiến hay sao mà ảnh chỉ thấy quan Kinh lý lại đem lòng thương . Tôi dọ ý rồi, hễ quan Kinh lý nói thì ảnh gả liền . Còn con nhỏ hễ tôi hỏi nó thì nó cười rồi nó bỏ đi . Cách con gái hễ nó làm như vậy đó nghĩa là nó ưng rồi .

    Tánh quan Kinh lý ưa nói pha lửng, nhưng mà đến việc hôn nhân, là viêc. quan hệ, ông lại dè dặt, cứ ngồi mà cười, không tỏ một lời nào cho vợ chồng Hương chủ Khanh biết ông chịu hay là không chịu . Ông bắt nói qua chuyện khác rồi thừa dịp đứng dậy cáo từ mà về, làm bà Chủ sợ ông chê cháu mình, nên trong lòng bà không an .

    Sáng bữa sau bà Hội đồng vô thăm bà Chủ, tuy nói đi thăm, chớ kỳ thiệt là bà muốn dọ coi quan Kinh lý thấy con của bà rồi ông về ông có tỏ ý chịu hay không . Bà Chủ vừa gặp chị, thì bà nói:

    - Ông Kinh lý vui vẻ, mà ý ổng kín đáo lắm đa chị, chớ không phải như người ta vậy đâu . Hổm nay ông Chủ dọ hết sức, tôi cũng có hỏi ổng nữa, mà ổng không chịu nói coi ổng đành con Thục hay không . Để thủng thẳng đợi ít ngày nữa coi .

    Bà Hội đồng nghe nói như vậy thì bà ngồi buồn xo . Người có tiền mà kiến thức hẹp hòi, tưởng ai dòm thấy nhà mình là tốt, ai nghe nói ruộng mình nhiều, cũng đều mê hết thảy, bởi vậy hễ nghe ai không ái mộ cái tiếng "giàu" của mình thì trong bụng không vui . Bà Hội đồng Nghĩa thuộc hạng người ấy . Từ bữa bà tính gả cô Thục cho quan Kinh lý Hai thì bà chắc mẩm rằng hễ quen Kinh lý thấy nhà cửa bà, thấy con gái của bà, thì quan Kinh lý mê mẩn rồi năn nỉ cầu khẩn mà xin cưới, chớ chẳng đợi bà Chủ làm mai . Hôm nay bà hay bà Chủ đã xuống làm mai mà quan Kinh lý dục dặc, bà không hiểu tâm tánh quan Kinh lý, nên bà suy nghĩ một hồi, rồi chau mày mà nói:

    - Thứ đồ làm khách! Cha chả đụng con nhỏ tôi cũng như chuột rớt trong hủ nếp, khéo làm bộ .

    Bà Chủ cười và đáp:

    - Ấy, chị đừng có nóng mà hư việc . Ông không có chê con Thục, ổng khen tướng mạo nó chớ . Song người hoc. giỏi người ta dè dặt biết không ? Ổng nói nghe cũng phải, ổng nói việc cưới vợ là viêc. quan hệ, để ổng thưa lại cho cha mẹ ổng hay coi cha mẹ ổng định lẽ nào, rồi sẽ hay . Vậy để chờ ít ngày coi, chớ gả con mà chị gấp quá vậy sao được, nhứt là muốn con mình làm bà "Kinh lý " thì phải chậm chậm mà tính chớ .

    - Nói chuyện mà nghe vậy thôi, chớ có gấp chi đâu .

    - Ờ, để chậm chậm một chút rồi tôi tính . Chị để đó tôi lo cho, bề nào tôi gả con Thục cũng được mà . Tôi thấy tánh ý quan Kinh lý sao tôi thương quá .

    - Hai vợ chồng tôi cũng thương nên mới chịu gả, chớ phải mê chức Kinh lý đó hay sao . Hổm nay tôi tính hễ chồng cưới con Thục rồi tôi mua một chiêc xe hơi tôi cho vợ chồng nó đi chơi . Vợ chồng con Thục đi xe hơi mới xứng đáng, chớ thằng Kỉnh mà nó đi xe hơi, thiệt tôi thấy ghét quá .

    - Cha chả! Quan Kinh lý cưới con Thục rồi chị dám mua xe hơi cho lận sao ?

    - Sao lại không dám . Hai ba ngàn đồng bạc chớ bao nhiêu .

    - Ý, họ nói tới bốn năm ngàn chớ .

    - Mua xe lớn làm chi . Mua xe nho nhỏ, đủ hai vợ chồng nó đi thì thôi, tốn chừng hai ba ngàn chớ bao nhiêu .

    - Chị này cưng rể lớn đa . Ruộng của anh và của chị đứng bộ tính chung hết thảy được bao nhiêu vậy chị ?

    - Ổng có tính thử một lần, ổng nói được hai trăm tám mươi mấy mẫu đó tôi không nhớ chắc .

    - Nếu vậy thì ngày sau hai thằng rể của chị chia ra mỗi đứa cũng hơn 140 mẫu .

    - Ý! Thằng Kỉnh ai mà chia cho nó .

    - Nó cũng là rể, chị không chia sao được .

    - Ruộng đất của vợ chồng tôi, vợ chồng tôi muốn cho ai thì cho, không muốn cho thì thôi, ai mà cãi được, cô .

    - Chị nói như vậy, con Diệu nó làm giặc chớ . Con cũng đồng con mà nó là con lớn nữa, chị cất phần ăn của nó sao được .

    - Chia cho nó đặng chồng nó bán mà đánh me, chớ chia làm gì . Tôi mới tính với ổng hồi hôm, tôi nhứt định ngày sau tôi cho con Diệu chút đỉnh đủ nuôi con nó mà thôi, còn bao nhiêu tôi cho hết vợ chồng con Thục .

    - Nếu vậy hễ quan Kinh lý cưới con Thục thì ổng no lắm .

    - Vậy chớ cô không biết tánh ý tôi hay sao ? Hễ tôi thương ai thì người đó ăn ngập mặt, còn hễ tôi ghét ai thì người đó phải mạt .

    - Nếu ông Kinh lý biết như vậy chắc là ổng ưa lắm .

    - Tôi nghe ổng dục dặc sao tôi phát ghét . Chắc là ổng không dè vợ chồng tôi giàu, ổng không dè con Thục sẽ hưởng một cái gia tài lớn, nên ổng mới làm bộ như vậy chớ gì .

    - Chị nói phải lắm . Tôi làm mai mà tôi quên nói chuyện đó cho ổng biết . Để bữa nào ổng có qua chơi rồi tôi sẽ nói . Còn con Thục, chị có dọ ý coi nó ưng hay không ?

    - Con nhỏ thì nó ưng rồi, cần gì phải dọ . Nó khoe với con chị nó, nó nói nó lấy chồng làm quan rồi đây nó được đi xứ này xứ kia nó chơi, chớ không phải lục đục ở nhà như con chị nó vậy . Hồi hôm này con Diệu mét với tôi, nó nói con Thục lo thêu khăn đặng cho chồng nó .

    - Nếu vậy thì ưng rồi . Thôi chị để đó mặc tôi .

    Bà Hội đồng nói chuyện chơi đến trưa bà mới về .

    Ông Kinh lý Hai từ nhỏ chí lớn mắc lo ăn học, ông cố tâm học cho thành danh mà thôi, chớ ông không tính cưới vợ . Ngày ông thi đậu rồi về thăm nhà, cha mẹ nói tới chuyện cưới vợ thì ông mới để ý đến . Tuy ông để ý, ông gặp ai ông cũng pha lửng cậy làm mai giùm, nhưng trong trí ông chưa nhứt định coi người vợ phải thế nào . Tình cờ bà chủ Khanh tỏ sự bà muốn làm mai cô Tư Thục, là người ông đã thấy chán chường trót hai phần ngày thì ông lấy làm bối rối, ông vừa sợ lỗi với cha mẹ, vừa lo nỗi duyên phận trăm năm . Sợ lỗi với cha mẹ, thì ông nói với vợ chồng Hương chủ Khanhd dược, chớ còn lo nỗi duyên phận trăm năm thì không thể nói ra, bởi vậy cho nên hôm nọ ông cứ ngồi mà cười hoài, không nỡ từ chối mà cũng không dám ưng chịu .

    Ông về bên nhà việc đêm ấy ông ngủ không được, cứ suy tới tính lui hoài . Đi coi vợ mà không chờ lịnh mẹ cha, tuy là lỗi song cái lỗi ấy không phải không có chỗ đổ được . Cái điều khó tính hơn hết là không biết có nên nói mà cưới cô Tư Thục hay không .

    Nhà thầy Hội đồng Nghĩa là nhà giàu có danh giá, vợ chồng thầy Hội đồng Nghĩa coi bộ là người tử tế thiệt thà . Cô Tư Thục tuy là gái ở đồng, nhưng mà bề nhan sắc dễ coi, cách tiếp khách cũng được . Bề ngoài là vậy đó, còn bề trong ra thế nào ? Vợ chồng thầy Hội đồng tiếp khách thiệt là hậu, vậy mà đối với kẻ bề dưới ở trong làng hàng xóm hai ông bà có lấy lòng nhân huệ mà thương xót nhà nghèo hay không ? Cô Tư Thục nhan sắc thiệt là đẹp, vậy mà tánh tình có đẹp như nhan sắc đó không ? Cái nhà ấy có đáng cho mình vào làm con rể, cô ấy có đáng cho mình kết tóc trăm năm không ?

    Ông Kinh lý Hai suy nghĩ như vậy hoài, vừa muốn chịu rồi lại nghỉ, không biết liệu lẽ nào cho phải . Ông bàng hoàng không quyết định, mà hễ nằm nhắm mắt thì ông thấy hình dạng cô Tư Thục trước mặt hoài . Trót ngày sau đi đo đất ông cũng nhớ chuyện cô Tư Thục mà về ăn cơm ông cũng nhớ chuyện cô Tư Thục, lại hễ nhớ cô Tư Thục thì trong lòng ông khoan khoái dường như ông trông cho có dịp gặp mặt trao lời với cô chơi . Sợi dây ái tình đã vương vấn trong lòng ông rồi mà ông không dè, mấy bữa đầu tuy là khoan khoái mà ông còn vui cười, lần lần rồi sự khoan khoái ấy nó pha lộn sự buồn bực, làm cho ông lửng đửng lờ đờ, nằm ngồi không yên .

    Một buổi chiều, ông lấy làm khó chịu trong lòng, ông muốn có người nói chuyện cô Tư Thục cho ông nghe chơi, nên ông lấy nón mà đội, rồi mon men đi qua nhà Hương chủ Khanh .

    Vợ chồng Hương chủ thấy ông Kinh lý thì mừng rỡ cũng như mấy bữa trước . Bà Chủ có tánh mau mắn, nên ông Kinh lý vừa ngồi thì bà nói:

    - Hổm nay quan Kinh lý suy nghĩ rồi hay chưa ? Tôi chắc quan Kinh lý đã viết thơi về dưới nhà rồi .

    Quan Kinh lý mỉm cười và đáp:

    - Xin bà để chậm chậm một chút .

    - Còn dục dặc giống gì mãi không biết . Gởi thơ thưa cho ông bà dưới nhà hay rồi lên đặng tính phứt cho rồi . Tôi dám bảo kết với quan Kinh lý, cháu tôi nó có hư chỗ nào tôi chịu hết thảy . Nếu cháu tôi nó không xứng đáng, vợ chồng tôi đâu dám làm mai .

    Quan Kinh lý ngồi cười .

    Bà Chủ thiệt là lanh, bà thấy bộ của ông thì bà biết ông đã đành rồi . Bà nhơn cơ hội ấy bà cứ đốc riết tới; bà đem mà thuật cho ông nghe những chuyện bà Hội đồng tính mua xe hơi cho vợ chồng ông đi chơi và chuyện bà Hội đồng nhất định phần ăn của rể lớn để giao hết cho rể nhỏ . Luôn dịp bà lại học sự cô Tư Thục đương thêu khăn mà cho chồng mới .

    Quan Kinh lý đã cảm tình cô Tư Thục rồi, nay ông hay vợ chồng ông Hội đồng yêu mến trọng hậu ông, mà cô Tư Thục lại cũng đoái hoài đến ông nữa , thì ông lấy làm đắc ý . Ông đi thăm vợ chồng Hương chủ Khanh chuyến này về ông hớn hở trong lòng, ông không dụ dự như hổm nay vậy nữa, bởi vậy sáng bữa sau ông thức dậy sớm, ông viết một bức thơ mà tỏ tâm sự cho cha mẹ hay . Ông niêm thơ và sai người đi gởi rồi, ông mới rảnh trí mà đi đo đất .

    Lúa cấy xong rồi hết . Vợ chồng Hương sư Cu rảnh rang nên bàn tính với nhau bữa nào mướn một cái xe lô - ca - xông rồi mời vợ chồng Bưởi về Gò Công thăm Kinh lý Hai và Ba Rạng chơi một chuyến . Mới tính bữa trước, kế bữa sau tiếp được thơ của quan Kinh lý . Hương sư không biết chữ, nên sai đứa ở, ra đường đón học sanh đi học về mà mượn học trò vô nhà đọc thơ giùm . Học trò mở phong thơ ra mà đọc như vầy: "Con trọng kính gởi lời về thăm cha với má, sau thăm cậu Hai mợ Hai và mấy anh mấy chị hết thảy được mạnh . Con ở trên này làm việc bình an như thường .

    Trong mấy bức thơ trước, con đã có thưa cha với má hiểu cách ăn ở của con trên này . Tuy con ở tại nhà việc của làng mà con ăn cơm tháng của người ta nấu, song thân con cũng sung sướng thong thả chẳng có sự chi nhọc lòng, vậy xin cha với má đừng lo cho con!

    Hôm nay con viết thơ này gởi cho cha với má là vì con có một việc riêng cần phải tỏ cho cha má hay . Số là từ ngày con lên ở tại làng Vĩnh Lợi, con có quen với vợ chồng Hương chủ Khanh . Hai vợ chồng đều trọng mà lại thương con lung lắm . Bà chủ Khanh là con của ông Cai tổng Hiếu mà vợ chồng ông Cai tổng khuất đã lâu rồi, bây giờ bà còn người anh cả, là thầy Hội đồng Nghĩa có hai người con gái, người lớn đã có chồng rồi, còn người nhỏ mới 17 tuổi chưa có chồng .

    Bà chủ Khanh thấy con chưa vợ nên bà muốn làm mai cháu của bà, là cô 17 tuổi đó cho con . Con thưa thiệt với cha má, con đã ngó thấy cô nọ rồi, còn vợ chồng thầy Hội đồng Nghĩa muốn gả con đến nỗi chưa có gì mà đã tỏ ý hễ con cưới vợ rồi thì mua xe hơi cho con và ngày sau sẽ để sự nghiệp lại cho con chớ không chia cho người rể lớn . Không phải con nghĩ nghe nói xe hơi hay là gia tài đó mà ham, bởi vì nhân nghĩa mới đáng quý chớ đồ đó thteo con thì khôgn quý gì . Nhưng mà con nghĩ vợ chồng thầy Hội đồng Nghĩa là người giàu có tử tế, còn người con gái ấy con coi cũng xứng với con, bởi vậy con tưởng nếu con cưới vợ chỗ này, thì không lẽ con đến nỗi vô phước .

    Tuy vậy mà áo mặc sao qua khỏi đầu , bề nào con cũng chờ lịnh cha với má . Con xin cha má nghĩ coi như được thì con mời cha má lên trên này ở chơi ít bữa đặng định cuộc tóc tơ cho con, còn như cha má không bằng lòng thì cũng xin trả lời cho con biết .

    Con suy nghĩ cẩn thận rồi con mới viết bức thơ này, nếu con còn có điều chi lầm lỗi thì con xin cha má dung thứ .

    Sau chót con kính dưng cha má bốn chữ: Khương, ninh, phước, thọ .

    Nghe đọc dứt bức thơ rồi vợ chồng Hương sư Cu nhìn nhau trân trân, không biết sao mà nói được . Hương sư ngẫm nghĩ một hồi rồi gãi đầu mà nói:

    - Vợ chồng mình vui vẻ hơn 20 năm rồi, bây giờ trót biểu mình chịu buồn rầu thì mình phải chịu chớ chạy đâu cho khỏi . Mình tính giấu nhẹm việc xưa, mà trời biểu phải đem ra, thì mình phải vưng chớ cãi sao được .

    Bà Hương sư lau nước mắt rồi sai một đứa ở chạy đi mời Cai tuần Bưởi . Cai tuần Bưởi nghe em mời gấp thì lật đật đi liền . Thị Tố muốn biết coi việc gì cũng đội khăn đi theo chồng .

    Hương sư thấy anh với chị bước vô cửa thì lắc đầu nói:

    - Việc nhà tôi rối lắm, anh Hai chị Hai ôi!

    - Tại sao mà rối ?

    - Tôi mới đươc. thơ của thằng Hai nó gởi về nó nói vợ chồng cậu Hai Nghĩa muốn gả con cho nó . Nó thấy con gái của cậu Hai Nghĩa nó cũng đành rồi, nên nó xin vợ chồng tôi lên coi rồi nói mà cưới cho nó .

    - Ủa! Nếu vậy thì ngộ lắm chớ, có gì đâu mà rối . Hồi nào họ hủy bạc nó, bây giờ mình cho nó lộn vào nhà họ chơi .

    - Nói như anh vậy sao được!

    - Sao lại không được ? Con của dượng làm tới chức Kinh lý, chớ phải tầm thường sao . Còn dượng làm tới chức Hương sư rồi, nay mai đây dượng sẽ lên Chủ . Cả hai vợ chồng dượng đứng làm sui với vợ chồng cậu Hai Nghĩa lại không xứng đáng hay sao ? Làm sui như vầy mới ngộ chớ, chịu đi, đừng dục dặc chi hết . Dượng nghe lời tôi đi mà .

    Thị Tố nghe chồng nói vậy, chị ta liền tiếp theo mà xúi:

    - Ờ, nhà tôi nói đó phải lắm đa, dượng Tư . Người ta muốn gả, mình sợ nỗi gì mà không dám cưới . Không biết cậu Hai Nghĩa con đông hay không ?

    Hương sư đáp:

    - Trong thờ thằng Hai có nói cậu có hai đứa con gái mà thôi, con lớn có chồng rồi, bây giờ cậu muốn gả con nhỏ .

    - Được lắm! Ngày trước cậu thấy mẹ con thằng Hai nghèo, cậu không nhìn nhận thằng Hai là con . Bây giờ mình phải cho nó vô đó đặng hưởng gia tài của cậu chớ . Gia tài đó là gia sản của nó, dại gì mà để người khác hưởng cho uổng .

    - Chị cứ lo về phía tiền bạc hoài . Người phải mới quý, chớ tiền bạc mà quý gì đó, chị Hai . Phải mà vợ chồng tôi ham tiền bạc, hồi trước vợ chồng tôi lấy tiền rồi giao thằng Hai cho cô Ba Nhân , thì bây giờ vợ chồng tôi làm sao có con sang trọng làm tới chức Kinh lý đó .

    - Dượng nói kỳ quá, tiền bạc sao lại không ham . Mà trong việc này mình ham tiền bạc, mình có quấy đâu . Dượng nghĩ kỹ mà coi theo thói thường cậu Hai Nghĩa phải nhìn thăng Hai rồi cậu chia cho nó một phần ăn . Cậu không thèm nhìn, nghĩa là cậu muốn cất phần ăn của nó . Bây giờ trời khiến cậu muốn gả con cho nó, nghĩa là trời biểu cậu phải trả phần ăn cho nó chớ gì . Dượng chịu là dượng vâng theo ý trời mà đòi phần ăn cho con dượng, có tham lam chi đâu mà dượng ngại .

    - Vợ chồng tôi tuy không giàu, song cũng có chút đỉnh để cho con . Đã vậy mà con tôi nó làm quan rồi, bề nào nó cũng không đến nỗi đói rách . Nó có cần gia tài của ai làm chi .

    - Dượng nói như vậy cũng phải . Nhưng ý tôi muốn thằng Hai cưới con cậu Hai Nghĩa đă.ngngười biết chuyện cũ họ cười cậu chơi . Hồi trước cậu không chịu nhìn nó là con , bây giờ nó cũng kêu cậu bằng cha được vậy . Dượng với cô Tư nghe lời vợ chồng tôi mà chịu đi .

    Hương sư Cu dòm thấy vợ ngồi mặt mày buồn xo, thì nói:

    - Việc này khó lắm, thôi để thủng thẳng rồi sẽ tính .

    Vợ chồng Cai tuần Bưởi về rồi, Hương sư Cu mới hỏi vợ:

    - Con nó gửi thơ nói như vậy, má nó liệu lẽ nào ? Sao nãy giờ ngồi lặng thinh, không nói chi hết ?

    - Tôi biết nói sao bây giờ . Mình liệu thế nào phải thì thôi . Nhưng mà tôi xin mình đừng có nghe lời anh Hai, chị Hai lắm không được . Mình nghe hơi ảnh chỉ nói hồi nãy đó thì mình biết ảnh ham danh vọng còn chỉ chuộng gia tài, chớ không kể phải quấy chi hết .

    - Tôi biết lắm chớ sao lại không biết . Nãy giờ tôi suy nghĩ gần bể trí khôn . Nếu mình để cho thằng Hai nó cưới con của cậu Hai Nghĩa thì mình làm cho anh em một cha mà lấy nhau; tội ác đó to lắm, ngày sau thằng Hai nó biết được nó còn coi tôi với mình ra giống gì nữa . Mà nếu mình ngăn cản, không cho nó cưới, nó hỏi tại duyên cớ nào mà mình cản, thì mình nói làm sao . Nếu nói thiệt thì còn gì là tình con thương yêu cha, còn gì sự con kính trọng mẹ . Ý hị! Vợ chồng mình có tội lỗi gìi sao trời khiến cho gia đạo phải rắc rối như vầy không biết! Mình mong có một lòng thương con mà coi dèo trời không cho mình thương!

    Ông nói dứt lời rồi ông ngồi khoanh tay thở ra . Bà lau nước mắt mà nói:

    - Thà là tôi chịu hổ thẹn với cion, chớ tôi không nỡ để cho con phạm tội loạn luân đâu .

    Ông gật đầu nói:

    - Má nó nghĩ như vậy là phải lắm . Tôi cũng vậy; thà là tôi mất con, chớ muốn con còn mà phải để cho nó lấy em nó như vậy sao được . Mà vợ chồng mình ở nhà bàn tính lăng xăng mệt bụng vô ích . Con mình nó có hiếu lắm . Má nó nhớ lại coi, cách mấy tháng trước mình biểu nó coi chỗ nào được thì mình nói mà cưới cho nó . Nó không chịu, nó nói hễ mình bằng lòng chỗ nào thì nó chịu chỗ nấy, nó để quyền ấy cho mình chớ nó không dám lựa chọn . Vậy tôi nói với má nó phải lên Gò Công trước thăm con, sao kiếm thế mà bắt bẻ con của cậu Hai Nghĩa . Không biết chừng mình cản nó được khỏi nói thiệt việc xưa cho nó biết .

    - Bề nào mình cũng phải lên mà nói cho giáp mặt, chớ gửi thơ không tiện . Nhưng mà tôi đi khó lắm, tôi muốn mình đi một mình .

    - Phải đi cho đủ vợ chồng chớ .

    - Không phải tôi sợ thất công . Tôi không muốn đi là vì tôi sợ lên đó dần lân, rủi bể chuyện rồi tôi hổ thẹn với con quá, tôi chịu không nổi .

    - Má nó nói như vậy, thì tôi phải đi một mình chớ biết làm sao .

    - Sáng mai mình mướn một chiếc xe hơi mà đi . Đi vài ba bữa mình về, tốn hao chừng năm bảy chục hoặc một trăm, chớ bao nhiêu đó mà hà tiện .

    Hương sư Cu nghe lời vợ, chiều lại lên chợ Hòa Bình mướn một cái xe hơi lô - ca - xông . Chủ xe chịu đi mỗi ngày tính 12 đồng, tiền mua dầu, xăng, nhớt, về phần người mướn chịu . GIá cả định xong rồi mới hẹn nhau sáng bữa sau xuống Vĩnh Mỹ mà rước .

    Vợ chồng Cai tuần Bưởi hay Hương sư Cu mướn xe hơi đi lên Gò Công, thì đòi đi theo, đặng về thăm quê quán, vợ chồng Hương sư Cu không lẽ dám ngăn trở, nên phải cho đi, song cứ theo căn dặn lên gặp Kinh lý Hai thì phải giấu, chớ đừng thổ lộ chuyện xưa . Thị Tố gật đầu đáp:

    - Vợ chồng tôi nói chuyện nghe chơi vậy thôi . Việc nhà của dượng tính thế nào tự ý dượng, ai xía vô làm chi .

    Sáng bữa sau xe hơi đem xuống nhà, Hương sư Cu từ giã vợ rồi lên xe mà đi với vợ chồng Cai tuần Bưởi . Thị Tố được về quê quán mà thăm em lại về bằng xe hơi thì chị ta đắc ý lắm, bởi vậy đi dọc đường chị và nói chuyện không dứt tiếng; chị ta chê bà Hương sư nhút nhát không dám về mà đứng làm sui đặng lấy gia tài lại cho Kinh lý Hai . Ông Hương sư phải giải lợi hại về luân lý, tình nghĩa cho vợ chồng Bưởi nghe . Bưởi hiểu nên không dám đốc làm việc quấy nữa; còn Thị Tố tuy cũng không hiểu, nhưng không biết chị ta cố oán vợ chồng cậu Hai Nghĩa hay là chị ta muốn cho Kinh lý Hai hưởng gia tài của bà Cai Hiếu mà chị ta không chịu nghe, cứ nói Kinh lý Hai phải cưới con gái của cậu Hai Nghĩa mới hiệp ý trời .

    Vì trên xe đã có bàn soạn trước rồi, và Hương sư Cu nghĩ ở nhà việc khó nói chuyện riêng được, nên xe lên tới ngã ba vô chợ Giồng Ông Huê thì Hương sư Cu biểu sốp - phơ quẹo vô chợ đặng rước Kinh lý Hai rồi sẽ trở ra nhà Ba Rạng mà trù liệu .

    Xe vô nhà việc Vĩnh Lợi thì đã 4 giờ chiều . Bữa ấy ông Kinh lý Hai có hẹn ăn cơm bên nhà Hương chủ Khanh nên đi đo đất về tắm rửa thay áo đổi quần sửa soạn mà đi . Thình lình ông nghe xe hơi ngừng ngoài cửa, ông dòm ra ngó thấy cha với cậu mợ thì lật đật chạy ra mừng . Ông mời hai người vô nhà việc, mừng rỡ lăng xăng và hỏi cha:

    - Sao má không lên chơi vậy cha ?

    - Má con ể mình nên không đi được .

    - Má đau sao ? Đau nhiều hay ít ?

    - Nhức đầu sổ mũi chút đỉnh, vài bữa thì hết, không sao đâu .

    - Cha có được thơ của con hay không ?

    - Có . Cha được thơ của con hôm qua, nên cha mướn xe đi đây .

    - Con ở nhà việc lôi thôi quá . Để con biểu bầy trẻ sửa soạn mua đồ đặng dọn cơm cho cha với cậu mợ ăn .

    - Không . Cha không ăn cơm đâu . Cha đi thẳng vô đây là vô đặng rước con ra ngoài làng Bình Phú Tây chơi . Để ra ngoải rồi sẽ ăn cơm.

    - Ra nhà ai ? Cha có quen với ai ở đó hay sao ?

    Thị Tố cười và rước mà đáp:

    - Mợ có người em ruột ở ngoải .

    - Vậy hay sao ? Trời ơi Sao mà từ hồi nào cho tới bây giờ mợ không nói cho cháu biết .

    - Thằng em của mợ có nghèo, nên nói cho cháu biết làm chi .

    - Bà con mà nghèo giàu lại sao .

    - Thôi cháu sửa soạn đặng đi . Ra đó biểu nó làm gà làm vịt dọn cơm ăn . Ra ngoải chơi, chớ ở đây nói chuyện giống gì được .

    - Chiều nay ông Chủ trong làng mời cháu ăn cơm . Cháu có hẹn lỡ rồi; vậy để cháu viết ba chữ mà từ rồi cháu đi mới được .

    Ông Kinh lý vô phòng lấy giấy viết ít chữ rồi sai một tên dân canh nhà việc cầm qua nhà mà đưa cho Hương chủ . Việc ấy xong rồi ông mới đội nón lên xe đi với cha và cậu mợ ra làng Bình Phú Tây .

    Ba Rạng có một miếng đất, lại vợ chồng biết chuyện và lo củi đục làm ăn nên bề gia tư tuy chưa được "tiếng giàu" , song cũng đã được tiếng "có ăn" . Nhà cũng còn ở tại chỗ cũ, cũng lợp lá, nhưng mà cất bằng cột giông kê tán, cửa ván, vách bổ kho, trong nhà có tủ áo, có ván gỗ hẳn hòi, coi thảnh thơi hơn xưa nhiều lắm . Ba Rạng biết chữ Quốc Ngữ khá, nên làng có cử làm Hương chức, ban đầu làm Chánh lục bộ lần lần rồi lên tới chức Hương giáo . Tuy năm nay đã nghỉ, không can dự đến việc làng nữa, song người trong làng cũng còn do chức cũ mà kêu là Hương giáo Rạng hoài .

    Xe hơi ra tới Bình Phú Tây, vừa mới ngừng, thì Thị Tố bươn bả chạy vô nhà . Vợ chồng Hương giáo Rạng thấy chị thì mừng rỡ hết sức, lật đật bước ra sân mà tiếp khách . Vợ Hương giáo Rạng ứa nước mắt mà nói:

    - Dữ quá! Đi hơn 20 năm mới về thăm! Sắp nhỏ ở dưới mạnh giỏi hết hả ? Sao cô Tư không về chơi vậy chị Hai ?

    Hương giáo Rạng thấy Kinh lý Hai y phục đoan trang không biết là ai, nên ngó Cai tuần Bưởi mà hỏi:

    - Thầy đây là ai ?

    - Con của con Tư đó đa .

    - Té ra mông - xừ Hai đây sao ? Dữ hôn! Bây giờ tới bây lớn lận ?

    - Nó đi học, bây giờ nó làm quan Kinh lý . Nó ở trong chợ Giồng nó đo đất xưa rày .

    - Vậy hay sao ? Phải . Tôi nghe có quan Kinh lý xuống ở trong chợ Giồng đo đât mà tôi có dè mông - xừ Hai đâu . Bất nhân quá! Sao anh không gởi thơ cho tôi hay ?

    Cai tuần Bưởi nheo mắt lắc đầu mà không chịu trả lời, rồi bà con dắt nhau vô nhà . Thị Tố về được quê quán thì trong lòng khấp khởi, nói nói cười cười không ngớt, kêu ba đứa cháu ra mà coi đứa nào được bao lớn, hỏi thăm những người trong làng, trong xóm coi người nào mất người nào còn, hỏi Hương giáo Rạng còn làm làng hay không, rồi lại khoe việc làm ăn của mình và của vợ chồng Hương sư Cu ở dưới Vĩnh Mỹ .

    Vợ chồng Hương giáo Rạng nghe bà con đi xa đều khá hết thì trong lòng mừng không kể xiết nên cứ theo hỏi viêc. này tóm thuật việc kia hoài . Cai tuần Bưởi phải chận mà hỏi:

    - Này mợ Ba, tụi này chưa ăn cơm đa . Mợ phải biểu bầy trẻ nấu cơm ăn, rồi có sức sẽ nói chuyện .

    Vợ chồng Hương giáo Rạng cười ngất rồi bỏ chạy xuống nhà dưới hối con bắt nước làm vịt nhóm lửa nấu cơm . Thị Tố đi thteo xuống nhà dưới nói chuyện om sòm, mỗi người đều có sắc vui, duy Hương sư Cu có hơi lo ra và Kinh lý Hai hơi bợ ngợ .

    Lúc ấy mặt trời đã khuất dạng . Cai tuần Bưởi ra đứng trước cửa rồi kêu Hương sư vừa chỉ vừa nói:

    - Dượng Tư, hồi trước nhà tôi cât chỗ đó phải không dượng ?

    Hương sư Cu gật đầu mà thôi, chớ không nói chi hết .

    Hương giáo Rạng hỏi Bưởi:

    - Chú Ba Cam bây giờ chú còn ở trên Sài Gòn hay không, anh Hai ?

    - Nó chết lâu rồi .

    - Ủa, bao giờ vậy mà tôi không hay chớ .

    - Mấy bức thơ gởi cho cậu, tôi không có nói chuyện đó hay sao ?

    - Không .

    - Nếu vậy thì tại tôi quên .

    - Tôi ưa chú Ba Cam quá . Chú xử sự thiệt là đúng . Mấy vết dao của chú từ hồi đó cho tới năm nay mà thẹo cũng còn hoài .

    Hương sư liếc mắt khoát tay . Hương giáo Rạng hiểu ý nên ngó Kinh lý Hai rồi nói bắt qua chuyện khác .

    Qua 8 giờ mới dọn cơm cho khách ăn . Bữa cơm duy có thịt vịt luộc nấu cháo với thịt gà, thứ xào mặn, thứ nấu ca - ri chớ chẳng có vật chi quý , nhưng mà phần thì đói bụng, phần thì gặp nhau vui mừng nên khách ăn coi ngon lắm .

    Cơm nước xong rồi, Hương sư Cu nói với Hương giáo Rạng:

    - Tôi về đây trước thăm anh chị, sau nói chuyện riêng với con tôi một chút .

    - Được, được . Dượng muốn nói chuyện với quan Kinh lý thì cứ nói đi . Nhà tôi cũng như nhà dượng, đừng ngại chi hết .

    Hương sư chau mày mà nói với con:

    - Này con, cha được thơ con hôm qua, cha sợ con trông nên cha lật đật mướn xe lên đây . Chuyện con nói đó cha với má con liệu không được . Cưới vợ xa xôi quá không tiện . Cha với má con đã có lựa con thầy Ban Biện dưới Cà Mau cho con rồi, đợi có dịp con về, cha dă"t con đi coi cho giáp mặt, hễ con đành, thì cha nói mà cưới liền .

    Kinh lý Hai ngó sững cha, thấy cha vừa nói vừa day mặt chỗ khác, lại coi bộ buồn lắm, thì ông ngẩn ngơ ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:

    - Con đã có thưa với cha má, việc cưới vợ cho con, cha má định nơi nào con cũng chịu hết, con không dám cãi . Cha chê trên này xa cha tính để cưới dưới Cà Mau cho gần, cái đó cũng phải . Nhưng mà theo ý con nghĩ đời nay dưới sông thì tàu bè, trên bờ thì xe hơi xe lửa, không có chỗ nào mà xa hết . Chỗ này coi bộ người ta thương con lung lắm, mà con nhắm cô nọ cũng xứng với con, t.ai vậy đó nên con mới gởi thơ cho cha và má .

    - Không được đâu con . Con phải nghe lời cha mẹ .

    - Thưa cha, con đâu dám cãi, cha với má biểu chết con cũng vâng lời nữa . Nhưng mà con không hiểu tại sao cha với má chưa biết nhà, chưa thấy mặt người ta, mà cha với má lại nói không được .

    - Cha với má con muốn con cưới con thầy Bang Biện ở dưới Cà Mau cho gần, chớ có tại sao đâu .

    - Dầu cưới con ai cũng vậy, hễ cưới rồi thì dắt con đi, chớ có ở nhà đâu mà cha với má lựa gần chê xa .

    - Ý má của con muốn làm sui ở dưới mình cho dễ .

    - Ở trên này người ta cũng dễ lắm . Họ nói hễ cha với má đành thì họ cho cưới một lễ, không đòi lễ vật chi hết .

    - Tại sao mà con muốn cưới vợ chỗ đó dữ vậy ?

    - Con xin thưa thiệt với cha vì con thấy tánh tình vợ chồng thầy Hộid dồng con mến, mà con thấy cô nọ con cũng thương lỡ rồi .

    Hương sư nghe mấy lời ấy chẳng khác nào sét đánh bên tay . Ông giựt mình, ông la "ý " , ông ngó con trân trân, mặt ông biến sắc, nước mắt chảy rưng rưng . Kinh lý thấy bộ cha như vậy thì lo sợ, nên đứng dậy thưa rằng:

    - Thưa cha, con không dè việc on làm đó mà đến nỗi phiền lòng cha . Vậy con cúi xin cha tha lỗi cho con .

    Hương sư Cu lắc đầu, day mặt vô trong, không nói chi hết .

    Kinh lý Hai lấy làm ái ngại không biết liệu lẽ nào, nên bước trái ra ngoài sây chắp tay sau lưng đi lên đi xuống mà suy nghĩ .

    Thị Tố ngồi nghe cha con Hương sư nói chuyện nãy giờ chị ta ngứa họng lắm, ngặt vì Hương sư đã có dặn trước nên chị ta không dám hở môi . Bây giờ chị ta thấy Kinh lý Hai bước ra ngoài sân, lén kêu Kinh lý mà nói nhỏ:

    - Cha cháu bày đặt chuyện, chớ không có con Bang Biện nào hết . Cháu cứ đòi riết tự nhiên cha má cháu phải cưới chỗ này cho cháu . Mợ biết vợ chồng thầy Hội đồng Nghĩa nhiều lắm, người ta giàu có xứng đáng quá, còn chê nỗi gì ?

    Kinh lý Hai đương buồn, đương tức, mà nghe mấy lời của Thị Tố thì lấy làm kỳ . Tại sao cha mẹ mình không chịu mà mợ dâu mình lại đốc vô ? Tại sao cha mình lại dối mình sự con Bang Biện làm chi vậy ? Ông suy nghĩ hết sức mà tìm không ra nổi . Ông trở vô nhà, thấy cha ngồi buồn hiu, thì lấy làm bưc. bội trong trí chịu không được, nên rón rén thưa cha:

    - Thưa cha, xưa rày con tưởng cưới vợ đặng làm cho vui lòng cha mẹ, chớ con không dè cưới vợ mà phải làm cha mẹ buồn như vậy . Nếu cha mẹ không muốn thì thôi, con cưới chỗ khác . Thà là con chịu buồn, chớ con không nỡ để cha mẹ vì con mà buồn . Nhưng mà con nghĩ chắc tại duyên cớ chi đây nên cha với má mới không chịu nói mà cưới con gái của thầy Hội đồng Nghĩa cho con . Con đã nên người rồi, nếu có chuyện chi, xin cha tỏ thiệt cho con hiểu . Nãy giờ con thấy cha buồn, thì con buồn lắm . Nếu cha giấu con thì cha buồn hoài, rồi con làm sao mà vui được .

    Hương sư Cu chau mày đáp:

    - Nếu cha có sự chi mà muốn giấu con , ấy là vì cha thương con , chớ thiệt cha không có ý chi khác .

    - Cha nói như vậy thì càng thêm giục lòng con phải năn nỉ mà xin cha tỏ thiệt sự che giấu con đó cho con biê"t .

    Hương sư Cu bổn tâm đã muốn tỏ thiệt cội rễ của con cho nó biêt từ ngày con thi đậu , nhưng vì ông sợ phạm danh giá của vợ nên ông phải nín khe . Hôm nay gặp cảnh rất rắc rối, mà con lại theo năn nỉ hoài, ông lấy làm khó liệu . Một đàng là danh giá của vợ, một đàng là cốt nhục của con, ông không biết bên nào là nặng . Ông đương bối rối, ông sực nhớ lời vợ nói:

    - Thà tôi chịu hổ thẹn với con, chớ tôi không nỡ để cho con phạm tội loạn luân .

    Ông bèn ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi đáp:

    - Sự cha giấu con đó nó can hệ đến danh giá nhiều người, nên cha không có phép nói .

    - Con xin cha cho con biết coi người nào có phép nói, đặng con tìm đến mà hỏi, chớ để như vầy con chịu không được .

    - Má con mới có phép nói .

    - Má con ở dưới nha,' con làm sao đi về dưới nhà mà hỏi cho được bây giờ . Cậu Hai đây cũng như mẹ . Vậy cậu biết việc gì xin cậu làm phước nói giùm lại cho cháu hiểu .

    Thiệt Cai tuần Bưởi muốn cho cháu cưới con Hội đồng Nghĩa đặng rửa hờn chơi chớ không có ý muốn phanh phui chuyện cũ, nhưng vì anh ta thấy cháu buồn bực năn nỉ quá, anh ta cầm lòng không được, nên nói:

    - Chuyện xưa nếu nói ra thì cháu thêm buồn, chớ nói làm giống gì .

    - Cháu đã lớn rồi, dầu buồn dầu vui cũng không hại gì . Buồn mà hiểu chuyện, chớ buồn mà không hiểu thì chịu sao nổi .

    - Đã hai mươi năm nay cha mẹ cháu giấu cháu . Bây giờ cháu muốn biết, thôi để cậu nói phứt cho cháu nghe .

    Cai tuần Bưởi bèn ngồi thuật hết đầu đuôi việc trước lại cho Kinh lý Hai nghe . Anh ta bắt đầu kể chuyện Hai Nghĩa ỷ quyền áp bức lấy Lựu cho đến đẻ Kinh lý Hai rồi bỏ không thèm nhìn, mà lại còn để cha mẹ với vợ hún hiếp bắt Thị Tố đóng trăng lấy ruộng lại và đuổi Bưởi phải dỡ nhà mà đi . Ba Cam rửa nhụ ccho em phải bị bắt giải Tòa . Cu là con nhà nghèo, mồ côi cha mẹ ra thân ở đợ mà có lương tâm, thấy Lựu đẻ mà đau thì giúp tiền mua thuốc, nghe Cam bị bắt thì ráng sức chung lo, đến sau vì tình nặng nghĩa đầy, không kể tiếng thị phi, xướng ra xin cưới Lựu làm vợ, chịu nhìn Hai làm con, cho Lựu khỏi tiếng hư, cho Hai có người nuôi dưỡng .

    Cai tuần Bưởi thuật thiệt là kỹ nhưng mà có sơ sót chút nào thì Thị Tố xen vô mà nhắc, rồi chỉ rõ ràng mấy chỗ đê tiện của Nghĩa và mấy chỗ tử tế của Cu cho Kinh lý Hai nghe .

    Kinh lý Hai nghe rõ chuyện xưa rồi thì ngồi trơ trơ như người không hồn không trí, cứ chống tay trên trán mà gục mặt xuống đất, chớ không nói một tiếng chi hết . Trong nhà lặng trang, ai cũng có ý chờ coi Kinh lý Hai biết gốc gác rồi chàng liệu lẽ nào . Hương sư đợi không được; ông bèn nói rằng:

    - Tuy cha dốt nát, song cha cũng biết phải quấy chớ chẳng không . Ngày cha nói mà cưới má con thì má con vì con nên ái ngại . Cha có hứa: con không có cha, thì cha thế làm cha . Trót hai mươi năm trường cha giấu mà nuôi con, một là vì cha thương con, hai vì cha sợ má con buồn, nên cha không dám nói cho con biết . Ngày con thi đậu, cha nghĩ nếu giấu nữa thì cha quấy, nên cha tính tỏ căn nguyên của con cho con biết . Má con khóc lóc nói rằng nếu con biết việc xưa thì chắc con hết kính trọng má con nữa . Cha vì tình mẫu tử của con, nên cha phải nghe lời mà nín luôn . Cha không dè trời không muốn cho nhà mình được thảnh thơi yên ổn nữa, nên mới khiến cho có cái chuyện hôn nhân như vậy . Cha được thơ con thì cha với má con hết hồn hết vía không biết liệu lẽ nào . Nếu nói thiệt cho con biết thì bối rối đạo nhà, còn nếu a ý theo con thì mang tội đại ác là khiến cho con phải loạn luân . Má con không lên đây là tại sợ hổ mặt với con chớ không có ốm chi hết . Tại con năn nỉ hỏi hoài, cực chẳng đã cha phải nói thiệt cho con biết, chớ cha cũng hiểu hễ con biết rõ chuyện xưa thì chắc con bớt kính trọng má con mà cũng bớt thương cha như xưa rày nữa, cha có muốn nói làm chi đâu .

    Kinh lý Hai ngước mắt lên, nước mắt chảy chan hòa, chàng ngó Hương sư Cu mà nói:

    - Thưa cha, con biết được căn nguyên của con rồi thì con càng thương má, kính cha bằng mười hồi trước nữa . Người như cha má mà con không thương yêu kính trọng thì con có phải là loài người đâu . Chẳng nói tới công sanh thành của má, công dưỡng dục của cha làm chi, nội một sự cha má cản hôn nhân của con đây thì cũng đủ cho con thương yêu kính trọng đời đời kiếp kiếp .

    Hương sư Cu động lòng nên ngồi rấm rứt . Kinh lý Hai cũng òa khóc theo . Hương giáo Rạng nãy giờ không dám can dự đến việc nhà của người ta, chừng thấy cha con cảm tình như vậy, thì mới dám xen vô mà nói:

    - Người ở như dượng Hương sư thiệt là đáng kính phục lắm . Nếu không có dượng thì mông - xừ Hai làm sao mà được làm quan Kinh lý .

    Kinh lý Hai sợ ngồi lâu nữa chẳng khỏi nghe người ta bình phẩm tới cử chỉ của cha đẻ mình, nên đứng dậy nói:

    - Trời đã khuya khoắt . Con xin cha trở về chợ Giồng nghỉ với con . Con không dám mời cậu Hai mợ Hai, là vì con ở tạm nơi nhà việc nên không có giường hoặc ván xứng đáng mà tiếp khách . Mà cậu Hai mợ Hai lâu ngày mới gặp cậu Hương giáo, có lẽ muốn ở ngoài này nói chuyện nên con không dám mời .

    Hương sư Cu muốn để cho con thong thả trí mà suy nghĩ việc riêng nên ông nói để cho ông ngủ ngoài này đặng đàm đạo chơi với Hương giáo Rạng . Ông kêu sốp - phơ mà biểu đưa Kinh lý Hai về Vĩnh Lợi; ông hứa ở chơi vài bữa và ông dặn chiều mai sửa soạn đặng ông vô rước đi xuống chợ Gò Công chơi .

    Hương chủ Khanh tiếp được thơ của Kinh lý Hai xin lỗi không qua ăn cơm được, vì có cha ở dưới Bạc Liêu lên, nên phải đi ra Bình Phú Tây với cha . Ôgn kêu bà mà nói lại cho bà hay . Bà Chủ nghe nói thì mừng . Bà kêu chú dân canh đem thơ mà hỏi thì chú nói chú thấy khách đi xe hơi, một người đàn bà với hai người đàn ông . Bà lại hỏi vậy chớ có nghe ra Bình Phú Tây mà ra nhà ai hay không . Chú dân canh lắc đầu thưa không biết, rồi xá ông Chủ bà Chủ mà về .

    Bà chủ Khanh ngồi suy nghĩ một hồi rồi nói:

    - Kỳ dữ hôn! Ở Bạc Liêu mà quen ai ngoài Bình Phú Tây kia! Mình không hay thì thôi, chớ mình hay người ta lên mà mình không mời người ta qua nhà sao cho phải . Lên có đàn ông đàn bà đủ, chắc là người ta chịu rồi, nên lên đặng coi con Thục . Để sớm mai tôi đi với ông qua nhà việc mà mời hết qua đây, chơ" để ở bên nhà việc rồi cơm nước đâu mà ăn .

    Hương chủ gật đầu . Bà thấy chồng hiệp ý với bà thì bà cười và nói tiếp:

    - Ông già của quan Kinh lý có xe hơi đó thấy không . Tôi nói dưới Bạc Liêu họ giàu lắm, chớ không phải như trên mình đâu .

    Hai vợ chồng đều mừng, khách cáo từ không ăn cơm mà không phiền .

    Sáng bữa sau vợ chồng Hương chủ Khanh sửa soạn rồi lối chừng 7 giờ 30 dắt nhau qua nhà việc . Trọn đêm ấy Kinh lý Hai nằm không nhắm mắt, cứ trăn trở mà suy xét việc đời hoài . Tuy vậy mà sáng ông lại thức dậy sớm nữa, rửa mặt thay đồ cũng như thường ngày . Phần thì mệt, phần thì buồn nên ông nhất định nghỉ đi đo đất một bữa .

    Hai vợ chồng Hương chủ bước vô nhà việc không thấy ai hết, duy có một mình quan Kinh lý ngồi dựa bàn, chống tay lên trán, mặt buồn hiu . Quan Kinh lý lật đật đứng dậy chào hỏi nhắc ghế mời ngồi, coi bộ không được vui vẻ như trước .

    Bà Chủ vừa ngồi xong thì bà hỏi:

    - Nghe nói có ông bà dưới nhà lên, nên vợ chồng tôi lật đật qua thăm rồi mời qua nhà tôi nghỉ cho tiện . Ông bà đi đâu mà không thấy ở đây ?

    - Thưa không có má tôi lên . Cha tôi với cậu Hai mợ Hai tôi lên mà thôi . Cha tôi dắt đi ra ngoài Bình Phú Tây .

    - Ra nhà ai đó vậy quan Kinh lý ?

    - Thưa, nhà của Hương giáo Rạng .

    - Hương giáo Rạng ở xóm nào kia ?

    Quan Kinh lý mắc đi kêu người ta đem nước đãi khách . Hương chủ rước mà trả lời với vợ:

    - Hương giáo Rạng ở gần ngã ba chợ Dinh, xóm phía bên tay trái đó .

    Bà Chủ ngồi ngẫm nghĩ, chừng thấy quan Kinh lý trở lại, bà bèn hỏi tiếp:

    - Ổng ở dưới nhà lên, vậy mà quan Kinh lý có thưa việc đó lại cho ổng hay rồi chưa ?

    - Thưa có . Tôi thưa rồi .

    - Ổng định thế nào ? Ông có tính bữa nào đi ra nhà anh Hội đồng chơi đặng thấy con nhỏ hay kông ?

    - Thưa, không được . Cha tôi không chịu .

    - Ủa! Sao vậy ?

    - Thưa, cha tôi nói má tôi có hứa làm sui với thầy Bang Biện phía dưới Cà Mau rồi .

    - Bất nhân dữ không! Làm lở dở công chuyện hết . Cha chả! Mấy làng gần đây họ đã hay hết trọi rồi, nếu mà việc không thành, anh Hai chị Hai tôi mang tiếng biết chừng nào, mà vợ chồng tôi cũng mắc cỡ với họ nữa . Báo hại quá!

    - Hai ông bà có lòng thương tôi, thật tôi mang ơn nhiều lắm . Nhưng mà việc không thành là tại trời, chớ không phải tại tôi . Vậy xin hai ông bà thứ lỗi giùm cho .

    Hương chủ nói:

    - Vậy mới thấy căn duyên thiệt là trời định . Có người đến gần ngày cưới, mà không phải căn duyên, rồi ông trời khiến xa, tự nhiên phải xa nhau .

    Quan Kinh lý cười gượng mà đáp:

    - Ông Chủ nói nghe phải lắm . Không biết chừng ông trời khiến xa như vậy đó mà ổng cũng thương hại cả hai đàng .

    Bà Chủ ngồi buồn xo . Cách một hồi lâu bà thở ra mà than:

    - Cha chả! Con nhỏ nó hay đây chắc là nó rầu lắm . Bộ nó thương quan Kinh lý quá, biết nói làm sao với nó bây giờ .

    Bà Chủ ngẫm nghĩ thế nào không biết mà bà lại hỏi quan Kinh lý:

    - Vậy chớ quan Kinh lý thưa với ông mà xin hồi ở dưới rồi cưới trên này không đươc .hay sao ?

    - Sao cho được ?

    - Quan Kinh lý nói quan Kinh lý đã thương lỡ con nhỏ này rồi, sao lại không được ?

    - Tôi đâu dám như vậy . Làm con cái phải để cho cha mẹ định đôi bạn cho chớ . Hồi ban sơ tôi đã có tỏ sự ấy với bà; vậy bà quên hay sao ?

    Bà Chủ không biết dùng kế nào ép cho được nữa, bà cứ ngồi đó hoài không về . Bà hỏi chuyện dông dài một hồi rồi bà nói:

    - Thôi, dầu việc thành hay là không thành cũng vậy, bề nào tôi cũng mời ông thân của quan Kinh lý với ông cậu bà mợ đến nhà tôi chơi cho biết, chừng nào ổng trở vô đây ?

    - Thưa, cha tôi không có nói . Tôi sợ không vô nữa .

    Gần 10 giờ, hai vợ chồng Hương chủ mới từ mà về .

    Bà Chủ gả cháu không được, bà ngồi không yên . Đến trưa bà xúi ông ra nhà Hương giáo Rạng làm quen với khách Bạc Liêu rồi mời vô nhà chơi . Ổng là người ít lời, ông không dám đảm nhận công việc khó khăn như vậy nên ông không chịu đi, bà cùng thế, bà không thèm kể lễ nghĩa chi nữa, nên bà kêu một cỗ xe ngựa bà đi với một con nhỏ ở .

    Xe chạy tới ngã ba ra chợ Dinh, bà Chủ thấy có một cái xe hơi đậu dựa mé lộ, bà biết là xe hơi của khách Bạc Liêu . Bà ngừng xe dựa bên đường xe hơi mà hỏi thăm sốp - phơ, rồi bà leo xuống mà đi thẳng vô nhà Hương giáo Rạng .

    Buổi sớm mai Hương sư Cu với vợ chồng Cai tuần Bưởi đi xuống Đập Ông Canh mà thăm mấy người quen cũ và viếng mồ mả ông bà cha mẹ . Về ăn cơm rồi, Thị Tố đội khăn đi dạo xóm chơi . Cai tuần Bưởi nằm trên võng dưới nhà dưới mà ngủ . Hương sư Cu với Hương giáo Rạng thì nằm ngang trên bộ ván giữa mà bàn luận chuyện đời . Hai người thấy bà Chủ Khanh sập dù bước vào cửa, không biết là ai nên lồm cồm ngồi dậy tiếp chào mà bộ coi bợ ngợ lắm .

    Bà Chủ hỏi:

    - Không biết phải nhà ông Hương giáo Rạng ở đây hay không ?

    Hương giáo Rạng gật đầu đáp rằng:

    - Thưa phải . Nhà tôi, xin lỗi mà, không biết bà ở đâu lại ?

    Bà Chủ vừa cười vừa nói:

    - Tôi là vợ Hương chủ Khanh ở trong chợ Giồng . Tôi nghe quan Kinh lý nói có ông thân của ngài ở dưới Bạc Liêu lên, nên tôi kiếm đặng thăm cho biết phải ông hay không ?

    Hương sư Cu nghe xưng là vợ Hương chủ Khanh, ông ngó kỹ lại thiệt quả là cô Ba Nhân, bây giờ tuy lớn tuổi hơn trước, xong gương mặt coi cũng không khác cho lắm . Ông liền cúi đầu đáp:

    - Thưa, phải . Tôi là cha của Kinh lý Hai . Té ra cô là cô Ba, con của bà Cai mà . Vì tôi bỏ xứ đi hai mươi mấy năm rồi, tôi không có dịp gặp cô nữa nên gặp thình lình quá tôi quên, vậy xin cô tha lỗi, mời cô Ba ngồi .

    Bà Chủ chưng hửng, không biết cha của quan Kinh lý ở Bạc Liêu mà sao lại biết mình . Bà đứng nhìn ông trân trân rồi hỏi:

    - Ông biết tôi hay sao ?

    - Thưa, tôi biết lắm . Cô cũng biết tôi nữa chớ, tại lâu quá nên cô quên .

    - Ông nói kỳ dữ hôn!

    - Thưa, tôi nói thiệt chớ . Hồi nhỏ tôi ở dưới Đập Ông Canh chớ đâu, chừng tôi cưới vợ rồi tôi mới về chỗ này đây . Cô nhớ lại coi, cách hai mươi năm về trước, cô có ghé tại nhà này mà hỏi thăm vợ chồng tôi . Hồi đó tôi ở cái nhà lá nhỏ phía sau đây . Kinh lý Hai mới được chín mười tháng . Tôi bồng nó tôi ngồi trước cửa, cô bước vô hỏi rồi cô bồng nó; cô hỏi vợ chồng tôi đặng xin làm con nuôi, vợ chồng tôi không chịu cho, cô quên hay sao ?

    - Húy! Té ra quan Kinh lý là con của ...

    - Thưa, con của tôi . Hồi đó cô biểu vợ chồng tôi để cho cô nuôi, cô sẽ cho vợ chồng tôi hai ba trăm đồng bạc gì đó, vợ chồng tôi không chịu . Cô nhớ không ?

    - Té ra quan Kinh lý là con của ... Lựu hay sao ?

    - Thưa, phải . Con của Tư Lựu, ở dưới Đập Ông Canh, cháu kêu Cai tuần Bưởi bằng cậu ruột .

    Bà chủ Khanh biến sắc, bà ngồi sề nơi góc ván tay mặt, ngó ra ngoài sân, thấy bộ bà thì biết bà bối rối trong trí lung lắm . Hương sư Cu cắc cớ hỏi:

    - Tôi về đây mới nghe nói bà Cai đã mất rồi . Bà mất hồi nào vậy cô Ba ?

    - Má tôi mất đã lâu rồi .

    - Còn cậu Hai mợ Hai mạnh giỏi, cô Ba há ?

    - Mạnh .

    - Dữ quá! Tôi đi gần 25 năm mới trở về đây . Tôi nghe trong bà con ai còn mạnh giỏi, tôi mừng hết sức .

    Bà chủ Khanh liệu thế ngồi lâu người ta hỏi dần lân càng thêm thẹn thùa chớ không ích gì, nên bà đứng dậy cáo từ mà về . Hương sư Cu thấy bà bợ ngợ thì tội nghiệp không dám cầm bà ở chơi mà cũng không nỡ nói tiếng chi nữa hết .

    Bà Chủ khi ra đi hăng hái bao nhiêu, thì bây giờ trở về bà cũng ngơ ngẩn bấy nhiêu . Khi mới về tới nhà, bà nói dối với chồng: ông thân của quan Kinh lý mắc đi chơi dưới chợ Gò Công, nên bà không gặp được . Nhưng mà tối lại, bà tỏ thiệt gôc tính của Kinh lý Hai cho chồng biết, rồi bà hỏi chồng vậy chớ có nên nói rõ lai lịch ấy cho vợ chồng thầy Hội đồng Nghĩa hiểu, hay là giấụ Hương chủ Khanh là người vô sự, không muốn lo tính việc chi hết mà ông nghe rõ đầu đuôi rồi ông chau mày nói:

    - Việc này khó lắm, chớ không phải chơi đâu . Tưởng là ai kia, té ra ông Kinh lý với con Thục là anh em một cha mà cưới gả sao được . Hồi trước tôi nói với bà hay không hả ? Tôi nói vợ chồng mình không có con, làm mai không có được . Bà cãi tôi, bây giờ bà thấy chưa ? Còn bà tính nói thiệt anh Hai, chị Hai, cái đó không dễ đâu . Tánh chị Hai khó lòng lắm . Bà nói lậu ra cho chỉ biết đây chỉ làm giặc với ảnh cho mà coi . Bà phải kiếm chuyện nói cha mẹ ông Kinh lý đã nói vợ lỡ dưới Bạc Liêu cho ổng rồi . Như anh Hai có chất vấn lắm, thì nói thiệt cho một mình ảnh biết mà thôi, chớ đừng cho chị Hai với con Thục hiểu .

    Bà Chủ khen chồng nói phải, nên bà tính bà sẽ làm theo ý chồng .

    Chiều bữa đó Hương sư Cu đem xe vô chợ Giồng rước Kinh lý Hai đi Gò Công chơi với Hương giáo Rạng và Cai tuần Bưởi . Đêm ấy Kinh lý Hai ở ngủ nhà Hương giáo Rạng rồi sáng bữa sau Hương sư Cu với vợ chồng Bưởi trở về Bạc Liêu . Tánh Hương sư kỹ lưỡng, ông không muốn khêu cái buồn của con nên ông chẳng nhắc chuyện cũ nữa, mà ông cũng không chịu thuật chuyện bà Chủ Khanh ra Bình Phú Tây kiếm ông lại cho quan Kinh lý Hai nghe . Ông đưa Kinh lý Hai vô chợ Giồng rồi ông từ giã mà về . Kinh lý Hai nói:

    - Cha với cậu mợ về dưới mạnh giỏi . Con kính gởi lời về thăm má con . Xin cha làm ơn nói giùm với má con đừng có buồn . Ngày nay con rõ được gốc tích của con rồi, con càng kính mến cha và thương yêu má gấp bội phần hồi trước . Thôi, cha về để lâu lâu con sẽ xin phép về thăm cha má .

    Sốp - phơ mở máy cho xe chạy . Kinh lý Hai đứng ngó theo, hai hàng nước mắt chảy rưng rưng . Từ ấy Kinh lý Hai ban ngày lo làm việc, ban đêm nằm coi sách, không thèm đi chơi với ai nữa hết .

    Bà Hội đồng muốn có rể làm quan Kinh lý quá, nên bà bôn chôn vô chợ Giồng hoài . Hôm trước bà nghe bà Chủ nói quan Kinh lý đã gởi thơ về Bạc Liêu rồi, nên bữa nay bà dắt con Thục vô có ý lóng nghe coi chai mẹ quan Kinh lý trả lời hay chưa . Bà đã có tánh thị đời, mà bà lại không thạo cách giao thiệp, bởi vậy bữa nay bà Chủ tiếp rước không được vui vẻ như mỗi lần trước, nhưng bà không hiểU,vừa mới ngồi thì bà nói ngay:

    - Cô có nghe ông già bà già của quan Kinh lý trả lời hay chưa vậy cô Ba ?

    Bà Chủ giả không nghe, kêu trẻ lấy trầu chế nước cho khỏi trả lời câu ấy . Bà Hội đồng nói chuyện sơ sịa ít lời rồi cũng hỏi qua sự đó nữa . Bà Chủ không thể không trả lời nữa được nên bà nói:

    - Dưới Bạc Liêu họ có lên .

    - Có lên hay sao ? Cô có mời họ bữa nào ra ngoài nhà hay không ? Lên đủ hai ông bà hả ?

    - Không có . Lên có một mình cha của quan Kinh lý .

    - Bộ đường xa quá bả đi không được chớ gì . Cô tính bữa nào mời ổng ra nhà ?

    - Ổng về mất rồi mà mời giống gì .

    - Ủa! Sao vậy ?

    - Ổng lên nói với quan Kinh lý rằng ổng đã nói con Bang Biện nào ở dưới Cà Mau cho quan Kinh lý rồi ...

    - Hứ! Bậy dữ không ?

    Bà Hội đồng sững sờ không nói tiếng chi nữa được . Lúc ấy cô Tư Thục đương đứng gần đó, cô nghe rõ mấy lời của bà Chủ mới nói, thì cô cũng ngơ ngẩn bàng hoàng, nên đứng ngó bà Chủ trân trân .

    Bà Chủ liếc thấy chị có sắc giận, cháu có sắc buồn, thì bà giả vui mà nói:

    - Mình thương ổng, mà cha mẹ ổng không hay, nên nói vợ khác cho ổng thì thôi, có cần gì đâu . Thiếu gì chỗ khác còn tử tế hơn nữa . Con Thục, cháu đừng lo, gả cho quan Kinh lý không được, thôi để gả cho Trường Tiền, cho thầy thuốc, không biết chừng gả cho Huyện Phủ nữa đa! Đời này có tiền lo gì ế chồng .

    Cô Tư Thục không trả lời, lại ngoe nguẩy bỏ đi lại cái cửa hông, đứng dựa cu8?a mà ngó mông ra vườn .

    Bà Hội đồng vừa rọc rầu mà têm vừa nói rằng:

    - Không phải mình sợ con mình ế chồng . Mình gả con bằng mười nữa, chớ vậy mà sang gì đó hay sao . Nhưng họ làm như vậy bỉ mặt mình quá, nếu họ hkông đành, thôi thì bữa cô khởi chuyện làm mai đó họ nói phứt chuyện đó đi, chớ sao lại gạt người ta rồi bây giờ kiếm chuyện mà hồi .

    Bà Chủ đáp:

    - Không phải tại quan Kinh lý đâu, chị Hai . Tại ông già bà già của ổng chớ .

    - Nếu ổng thương con Thục, ổng không chịu chỗ nào hết, thì cha mẹ ổng ép ổng sao được . Vợ chồng tôi thấy người tánh nết dễ thương, nên mới chịu gả, chớ phải ham giàu ham sang gì đó hay sao mà họ làm núng . Thiên hạ đời nay thấy dễ ghét quá . Chắc là người ta nghe Bang Biện nào ở dưới đó giàu lắm người ta mê, nên người ta bỏ con Thục đó chớ gì ?

    - Đó là tại cha mẹ, chớ ổng có thấy ai đâu nên mình dám chắc ổng ham giàu .

    - Thứ đồ dại nên mới chê con Thục . Tưởng đâu con Thục lôi thôi a . Phải, tôi có ít trăm mẫu điền, chớ tôi không có nhiều như họ ở dưới miệt Cà Mau . Mà ruộng tôi năm sáu trăm đồng một mẫu, chớ phải ruộng đồ bỏ như họo vậy đâu . Họ chê con Thục để họ cưới vợ khác coi bực nào .

    - Ối ! Mà gả con cháu đi xa quá, tôi nghĩ lại thiệt tôi cũng ngán . Ổng chê dó mình cũng cầu . Mình ít con ít cháu, thôi để kiếm chỗ nào gần gần mà gả , đặng đi thăm nom cho dễ .

    Bà Hội đồng nói ít lời mà xả hơi giận, rồi bà từ mà về . Cô Tư Thục đội khăn theo mẹ mà bước lên xe, cặp mắt cô đỏ chạch

Xem Tiếp Chương 7

Xem Tiếp Chương 7 (Kết Thúc)

Con gái đến tuổi lấy chồng, vì mắc cỡ nên không dám nói ra chớ nằm đêm một mình trong phòng, tai nghe tiếng dế ngâm nga, mắt ngó ngọn đèn leo lét, thường hay nghĩ ngợi duyên phận, nhắm nhía tiền trình, tưởng tượng trong trí người bạn chung thân của mình, thầm tính hễ có chồng rồi mình phải ăn ở với chồng cách nào, mình phải dọn dẹp trong nhà làm sao, sắp đặt gia cảnh gia đình tương lai vừa đầm ấm, vừa vui vẻ, không có một gia đình nào sánh kịp .

    Cô Tư Thục là con gái nhà giàu, lại được cha mẹ cưng, nên cô ăn no rồi đi chơi, chớ không làm một việc chi hết . Hơn một năm nay trong nhà cha mẹ hay bàn tính về việc gả cô lấy chồng, mà lại mai mối tới nói dóng giùm cho vài chỗ rồi nữa . Cái vấn đề "lấy chồng" đã len dần vào trong trí cô, nhưng mà lúc ban đầu nó còn lu mờ, chớ chưa tỏ rõ cho lắm . Đến chừng cô đi với cha mẹ vô nhà Hương chủ Khanh cô lén trong cửa buồng coi Kinh lý Hai ăn cơm, nghe Kinh lý Hai nói chuyện, rồi chừng về nhà lại nghe cha mẹ bàn soạn gả cô cho Kinh lý Hai, bà khen Kinh lý Hai vui vẻ dễ thương, ông khen Kinh lý Hai nhỏ tuổi mà chí lớn, thì sự "lấy chồng" nó hóa ra tỏ rõ trong trí cô; cô thấy người chồng mặc âu phục bộ tươ"ng gọn gàng, nói chuyện lanh lợi mà lại được người ta kêu là "quan Kinh lý " . Cô nghĩ cô sẽ được người ta kêu "bà Kinh lý " , còn chị H ai của cô thì người ta kêu là "thím Thôn" thì cô mỉm cười, trong lòng hớn hở vô cùng .

    Cách ít ngày cô lại thấy cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, cô lại nghe cha mẹ nói quan Kinh lý Hai sẽ ra ăn cơm chơi . Cô mừng thầm trong lòng, mừng Kinh lý Hai sẽ biết nhà, cô mừng vì sẽ được thấy Kinh lý Hai nữa . Cô đương mong cho mau tới ngày rước khách, bỗng đâu bà chủ Khanh ra, bà nói lăng xăng, bà dặn cặn kẽ, làm cho cô chắc rằng chẳng bao lâu nữa cô sẽ trở nên "bà Kinh lý ", bởi vậy chừng quan Kinh lý đến nhà, cô mừng rỡ, chớ cô không nhút nhát bợ ngợ chi hết . Từ trước đến giờ, cô chỉ tưởng tượng trong trí đến sự lấy chồng mà thôi . Tại quan Kinh lý đến nhà, cô bưng nước mời uống, cô sớt đồ ăn, cô đứng gần một bên, cô ngó tận trong mặt, cô thấy chồng tỏ rõ, lòng trở nên khoan khoái bồi hồi . Ngọn lửa ái tình nhen nhúm trong lòng cô kể từ ngày ấy, cô trông đến ngày đám cưới cho mau, cô tính biểu chồng mướn nhà mà ở, chớ đừng có ở nhà việc, ai nhắc tới chuyện chồng cưới thì cô vui mừng lắm, chớ cô không mắc cỡ .

    Cô đương say sưa về sự lấy chồng, cô đương ái mộ quan Kinh lý, cô đương sửa soạn mà về nhà chồng, cô đương toan tính chỗ ăn chỗ ở thình lình cô lóng tai nghe bà Chủ nói với bà Hội đồng rằng cha mẹ ông Kinh lý Hai đã nói vợ khác cho ổng rồi . Cô vừa nghe tin khốn nạn ấy, ruột gan cô lạnh ngắt, cặp mắt cô chói lòa, lỗ tai cô lùng bùng, tay chân cô bủn rủn . Còn gì là chồng! Những sự mơ ước, các điều toan tính, cái tin ấy làm tan như bọt, tiêu như khói! Cô ráng bước lại đứng dựa cửa hông mà ngó ra vườn, cô không thấy vật chi hết, cô không nghe chuyện chi nữa, cô không khóc mà nước mắt tự nhiên chảy ròng ròng, bởi vậy chừng mẹ kêu biểu về, cô lau nước mắt mà lên xe, song cặp mắt còn đỏ chạch .

    Đi về dọc đường, bà Hội đồng thì giận thầm, cô Tư Thục tủi duyên, bởi vậy hai mẹ con ngồi trên xe lặng thinh, mỗi người ngó một bên, không nói chuyện với nhau một tiếng chi hết .

    Xe vô tới sân, cô Tư Thục leo xuống rồi đi riết vô buồng mà nằm . Bà Hội đồng quen tánh ó ré, hễ có việc chi không vừa ý bà thì bà không dằn được, bởi vậy bước vô nhà vừa thấy mặt chồng, thì bà quăng cây dù trên ván một cái xạch rồi bà nói ong óng:

    - Thứ đồ khốn nạn! Ai mà màng gì nó hay sao nên nó làm phách . Để rồi ta gả con Thục coi có bằng mười nó hay không mà .

    Ông chồng không hiểu chuyện gì, thấy vợ tỏ sắc giận, nghe vợ nói xẵng, thì ông hỏi rằng:

    - Chuyện gì vậy ?

    - Chuyện Kinh lý đó chớ chuyện gì .

    - Kinh lý làm sao ?

    - Nó ra nhà, mình đã nó ăn no say, nó thấy con mình nó muốn nên nó tính cậy nói đặng nó cưới . Mình chịu nên biểu nó gởi thơ mời cha mẹ nó lên đây . Thằng cha nó lên nói sao với nó không biết, mà bây giờ nó nói cha mẹ nó đã nói vợ dưới Cà Mau cho nó rồi, nên nó hồi con Thục . Coi có phải là đồ khốn nạn quá hay không, hử ?

    - Người ta chê con mình thì thôi, la om sòm làm chi vậy . Tại cha mẹ người ta đã nói vợ lỡ cho người ta rồi, bây giờ biết làm sao .

    - Thời hồi đó nó đừng có nói bướng! Ai xúi giục hay sao nên nói lăng xăng làm thiên hạ hay hết, rồi bây giờ lại nói như vậy .

    - Lăng xăng lại tại mình, chớ ổng có nói giống gì đâu . Ổng nói để ổng thưa lại cho cha mẹ hay; như cha mẹ bằng lòng thì ổng cậy cô Ba nó nói . Tại mình bôn chôn quá, bây giờ mình trách ổng nỗi gì .

    - Khéo nói dữ không! Tôi không thèm nói chuyện với mình nữa đâu . Tôi biết mà, m'inh thấy tôi muốn gả con Thục cho ông này ông kia tử tế, mình ghét lắm . Mình muốn để mình gả cho quân bài bạc rượu trà như chồng con Diệu đó mình mới vừa lòng .

    - Khéo nói bậy không! Gả cho ai thì gả, tôi có cản trở bao giờ . Gả không được, bây giờ trở lại rầy tôi hay sao ?

    Bà Hội dồng ngoe nguẩy bỏ đi xuống nhà dưới, không thèm nói chuyện nữa . Thầy Hội đồng ngó theo vợ, không hiểu tại cớ nào mà vợ gả con không được, lại trở oán mình .

    Cô Tư Thục nằm trong mùng, nước mắt tuôn đầm đìa, lòng không còn muốn, trí không còn tính việc chi nữa hết . Số phận gì mà vô duyên đến thế, mới chắc có chồng đó, bây giờ lại hóa ra không, mình thương người, mà người lại nỡ phụ mình . Thôi cái kiếp vô duyên bạc phận này mà còn tiếc làm ig', thà là chết cho yên tấm thâm, cho khỏi sầu não chớ sống mà thấy người mình thương đi cưới vợ khác còn thân mình lửng đửng lờ đờ, nói ra không phiền trách cũng không được, thế thì sống làm sao cho kham!

    Từ nhỏ chí lớn cô Tư Thục chưa biết rầu việc chi hết, mà cô lại mới nếm mùi ái tình lần này là lần đầu, bởi sự đau đớn nó quặn trong lòng cô, sự bối rối nó vướng trong não cô, cô chịu không nổi . Cô bần thần dã dượi, bữa chiều đó cô không ăn cơm . Đêm ấy cô nằm nhớ Kinh lý Hai hoài, cô nhớ gương mặt, cô nhớ tướng đi, cô nhớ giọng cười, cô nhớ tiếng nói . Cô nhớ rồi cô thương, cô thương rồi cô giận, cô giận rồi cô tiếc, cô nhớ quanh nhớ quẩn rồi nhớ tới Kinh lý Hai cưới vợ khác, cô nghẹn trong cổ, cô tức trong ngực, cô ôm gối mà khóc sáng đêm .

    Người ta nóiI: "rầu chết", quả thiệt có như vậy . Cô Tư Thục không có bệnh chi hết, mà cô rầu có một đêm đó, rồi sáng ngày cô dậy không nổi, chẳng khác nào như người đau . Cô cứ nằm liệt trong mùng hoài, chị hỏi cô không thèm nói, cha mẹ kêu cô cũng không thèm ra .

    Cô Hai Diệu là người chỉ biết ham tiền, chớ không biết nhân tình thế thái . Bà Hội đồng là người thô tục biết nói ồn ào xổn xảng, chớ không biết dịu ngọt vỗ về . Thầy Hội đồng là người bơ thờ biết ve gái, chớ không hiểu ái tình tâm lý . Cô Tư Thục rủi sanh trong gia đình như vậy đó, bởi vậy cô đau về phần trí mà không có một người nào biết rõ chứng bịnh của cô . Mẹ với chị thấy cô nằm trong mùng hoài, đã không biết cô thất chí uất tình, nên không có nói một lời chi để khuyên dứt, mà lại theo rầy rà biểu phải ráng ăn cơm, ăn cháo, rồi lại cứ mắng nhiếc Kinh lý Hai, làm như tuồng nhắc nhở đặng cho cô Tư Thục buồn thêm nữa .

    Cô Tư Thục tuy vóc lớn, nhưng mà cô bỏ ăn bỏ ngủ trong mấy ngày thì ốm teo như tàu lá, người xóp ve, đi ngã tới . Thầy Hội đồng rước thầy thuôc chẩn mạch đặng hốt thuốc cho con uống . Thầy thuốc tuần mạch, coi sắc diện, rồi lắc đầu nói cô Tư Thục có đủ chứng bịnh, mà nhất là có cái tâm bịnh khó điều trị được lắm . Chừng ấy vợ chồng thầy Hội đồng mới lo sợ, xúm năn nỉ với thầy ráng cứu giùm con mình . Thầy thuốc thiệt cũng điều trị hết lòng, nhưng bịnh càng ngày coi càng liệt, chớ không thấy thuyên giảm . Vợ chồng thầy Hội đồng bàn với nhau rằng thầy thuốc nói con mình bị tâm bịnh, chắc là tại Kinh lý Hai nói nó rồi hồi nên nó phiền mà phát đau . Nay bịnh nó thập tử nhất sinh, vậy nên vô mượn bà Chủ cho Kinh lý Hai hay đặng ổng liệu coi như ổng chịu ra thăm nó một chút rồi tính cuộc hôn nhơn, họa may nó có vui lòng mà hết bịnh .

    Bà Hội đồng cho cái kế đó là hay nhứt đã cứu con bà được, bà lại cũng còn gả con bà được nữa, bởi vậy bà hối chồng thắng xe mà đi cho mau . Thầy Hội đồng vô tới nhà Hương chủ Khanh đã trưa rồi . Hương chủ Khanh ăn cơm rồi mới đi qua nhà việc mà nhóm hội tề, có mình bà Chủ ở nhà thôi .

    Bà Chủ ra chào anh, mời anh ngồi và hỏi:

    - Anh vô có việc chi mà đi trưa nắng dữ vậy ?

    - Con Thục đau nhiều, sợ không xong .

    - Úy! Nó đau sao đó ? Đau từ hôm nào tới bữa nay ?

    - Bữa hổm nó đi với má nó vô trong này rồi về nó đau liền . Nó nằm liệt hổm nay, có dậy được đâu .

    - Bất nhơn dữ không ? Sao anh không hốt thuốc cho nó uống ?

    - Có chớ . Uống thuốc hổm nay bộn rồi mà thuốc uống cũng như không, bịnh coi càng thêm nặng . Bữa nay thầy thuốc chạy, ổng nói có tâm bịnh, nên cứu không nổi .

    - Tâm bịnh là bịnh gì ?

    - Tôi chắc Kinh lý Hai gạt rồi không chịu cưới nó nên nó phiền mà đau đó chớ gì, bởi vậy má nó biểu tôi vô nói cho cô nó hay, rồi cậy cô nó nói giùm lại với quan Kinh lý, xin ổng nghĩ tình mà thương con Thục . Bây giờ ổng chịu cưới nó có lẽ nó mới mạnh được .

    Bà Chủ nghe rõ duyên cớ, bà biến sắc không biết nói sao cho được . Thầy Hội đồng nói tiếp:

    - Cô nó làm ơn giùm cho cháu . Có cái phương đó thì cứu nó được, chớ không còn phương nào khác nữa hết .

    Bà Chủ lại đứng gần anh mà nói:

    - Không được đâu .

    - Sao vậy ? Nếu ông Kinh lý không chịu đi thì ổng ác lă"m . Ổng báo hại cho con nhỏ đau như vậy, mà ổng không nghĩ lại, thì ổng giết nó chớ gì .

    - Anh biết Kinh lý đó là con ai hay không, mà anh biểu tôi ép cưới con Thục ?

    - Con ai dưới Bạc Liêu, ai biết đâu mà .

    - Con của anh chớ, không phải là con của ai hết .

    - Cô nó nói cái gì kỳ quá vậy ?

    - Con của con Lựu hồi trước ở dưới Đập Ông Canh đó đa . Con Lựu là em của Cai tuần Bưởi, anh nhớ hay chưa ?

    Thầy Hội đồng nghe nói thì biến sắc, ngồi ngó bà Chủ trân trân, không hiểu tại sao mà sanh chuyện kỳ quái như vậy . Thầy ngẫm nghĩ một hồi, rồi hỏi rằng:

    - Tại sao mà cô biết ? Kinh lý Hai nói hay là ai ?

    - Không . Kinh lý Hai không có nói mà hổm nay ổng cũng không có qua bên này nữa nên tôi chưa dọ được coi ổng biết hay không .

    - Vậy chớ ai nói ?

    - Hương sư Cu nói .

    - Hương sư Cu nào ?

    - Thằng Cu hồi trước nó ở đợ với ông Cả Tri đó . Chừng Cai tuần Bưởi đem con Lựu về ở trên Bình Phú Tây, nó mới nói mà cưới con Lựu . Hồi đó tôi hay anh có con mà anh bỏ rơi bỏ rớt, tôi mới tìm tới nhà tôi xin tôi nuôi . Tôi chịu cho tới hai ba trăm đồng bạc mà vợ chồng Cu cũng không bằng lòng cho tôi bắt . Sau vợ chồng nó dắt xuống Bạc Liêu làm ruộng, ra công nuôi con cho ăn học, nên bây giờ mới được như vậy đó .

    - Không biết chừng con của nó, rồi nó kiếm chuyện nói gạt mình chơi .

    - Nói gạt chi vậy ? Chừng nó nói rồi tôi mới nhớ lại . Hồi tôi ra xin tôi nuôi đó, tôi có hỏi thằng nhỏ đặt tên gì . Vợ chồng nó nói đặt tên Hai . Mà anh không thấy gương mặt của Kinh lý giống gương mặt anh hay sao .

    - Cô gặp Hương sư Cu hồi nào ?

    - Kinh lý gởi thơ về nhà, Hương sư Cu tuốt lên đây . Cha con nói với nhau làm sao không biết, mà Kinh lý không chịu nói con Thục . Tôi giận tôi hỏi thăm rồi tôi tuốt ra Bình Phú Tây mà kiếm đặng hỏi coi tại sao chê con Thục . Tôi gặp tại nhà Hương giáo Rạng là em vợ của Cai tuần Bưởi . Tôi chưa nói kịp thì đằng kia họ xì ra . Tôi ngẩn ngơ ... Hổm nay tôi suy nghĩ, tôi khen thầm . Nếu họ cố oán, họ không thèm nói ra, họ để cho hai đứa nhỏ ở với nhau, thì khốn nạn cho mình biết chừng nào mà kể .

    Thầy Hội đồng nghe rõ rồi thì thầy đổ mồ hôi hột . Không biết trong lúc ấy thầy rầu về bịnh con trầm trệ, hay là thầy hổ vì thói quấy ngày xưa, mà thầy ngồi im lìm một hồi lâu rồi thầy thở ra vừa đứng dậy từ bà Chủ Khanh mà về . Bà Chủ nghe cháu đau nặng bà cũng nóng nảy trong lòng, nên bà xin đi theo xe ra mà thăm cháu .

    Xe của hội Đồng Nghĩa về tới Bình Phú Tây, tại chỗ thầy bị Ba Cam đón ngựa mà chém hồi trước, thì gặp người nhà cỡi ngựa chạy vô . Hai đàng ngừng lại, rồi người nhà nói rằng cô Tư Thục đã tắt hơi nên bà Hội đồng sai đi báo tin . Thầy Hội đồng với bà Chủ đều khóc hết thảy và hối thằng đánh xe giục ngựa chạy cho mau .

    Bà Chủ khóc một hồi rồi nói:

    - Tại anh ở ác lắm, nên bây giờ mới khiến có chuyện như vậy . Chớ chi hồi trước anh nhìn con của Lựu thì bây giờ anh có con trai phụng sự ông bà, mà con Thục lại cũng khỏi chết nữa . Thôi, gia tài của anh thằng Thôn Kỉnh nó sẽ phá hết, còn giống gì mà kể .

    Thầy Hội đồng Nghĩa vừa khóc vừa đáp:

    - Không biết bây giờ tôi nhìn, Kinh lý Hai chịu hay không ?

    - Bây giờ người ta như vậy, tôi sợ người ta không thèm chớ .

    - Cô nói giùm thử coi .

    - Anh nhìn, mà biết chị Hai chỉ chịu hay không ?

    - Chịu hay là không chịu cũng mặc kệ, không cần gì . Tại con quỷ đó nên bây giờ trong nhà mới bị khốn nạn như vầy đa .

    Xe về tới, thầy Hội đồng với bà Chủ chạy a vô buồng, tốc khăn đậy mặt cô Tư Thục , rồi anh em đứng khóc rấm rứt . Bà Hội đồng khóc đã nhiều rồi, mà bà cũng tiếp khóc thêm nữa, song bà khóc mà bà mắng nhiếc Kinh lý Hai, bà kêu trời kêu đất, bà nói Kinh lý Hai giết chết con bà .

    Chiều lại Hương chủ Khanh ra tới, vợ chồng ở luôn 4 bữa cho đến tống táng cô Tư Thục xong rồi cô mới về . Tối lại bà Chủ sai đứa ở qua nhà việc mời quan Kinh lý qua nhà cho bà nói chuyện . Ông Chủ nghe sai đi mời quan Kinh lý thì nói:

    - Hổm tôi đi nhóm thì không có quan Kinh lý ở bển, hai người phái viên nói ổng xin phép đi Sài Gòn . Khôgn biết bữa nay ổng về hay chưa .

    Cách một hồi đứa ở chạy về thưa rằng quan Kinh lý đi Sài Gòn hổm nay chưa về .

    Bà Chủ Khanh tánh bải buôi vui vẻ mà từ hôm bà gặp Hương sư Cu đến nay, nhứt là từ hôm cô Tư Thục chết, thì bà dàu dàu, ăn cơm rồi bà cứ nằm gác tay qua trán, nhắm mắt lim dim, bà không đi đâu hết . Bà toan tính trong trí hoài, không biết phải nói thế nào cho Kinh lý chịu để cho anh mình nhìn làm con mà phụng sự ông bà .

    Một buổi chiều, lối 4 giờ, Hương chủ Khanh mắc lum khum cắt lá, uốn nhánh mấy cây kiểng ngoài sân còn bà Chủ thì xẩn bẩn coi cho trẻ ở nấu cơm trong bếp . Kinh lý Hai bước vô sânrồi xâm xâm đi lại chỗ Hương chủ sửa kiểng, quan Kinh lý đi giày cao su, nên Hương chủ không hay . Chừng lại một bên, quan Kinh lý cất tiếng hỏi:

    - Ông làm gì đó ông Chủ ?

    Hương chủ giật mình day lại, thấy ông Kinh lý thì mừng quýnh, lật đật mời vô nhà rồi kêu trẻ mà biểu bưng trà lấy thuốc .

    Bà Chủ nghe nói có quan Kinh lý, thì bà vội vã bước lên chào, lần này trong lòng bà rất bợ ngợ mà quan Kinh lý sắc mặt coi cũng không vui vẻ chút nào . Chủ khách đều ái ngại, nên ngồi lặng thinh một hồi rồi bà Chủ mới nói:

    - Con Thục là con của anh Hội đồng chết rồi, có lẽ quan Kinh lý chưa hay ?

    Kinh lý Hai chưng hửng, ông hỏi:

    - Chết hồi nào . Đau bịnh chi vậy ?

    - Nó chết sáu bảy bữa rày . Đau sơ sài, không có chi nặng, mà rồi nó chết!

    - Tôi mắc đi Sài Gòn trọn một tuần nay . Tôi mới về trưa hôm qua . Bất nhơn dữ quá! Tôi có hay đâu .

    - Anh Hội đồng ảnh rầu lắm .

    Câu chuyện nói có bao nhiêu rồi dứt, làm chủ khách ngồi nín khe nữa . Không biết Hương chủ Khanh nghĩ thế nào, mà ông ngồi một hồi rồi ông nói rằng:

    - Ở đời ai có phần số nấy . Chết nhỏ cũng chết; mà chết già cũng chết; chết thì hết cực, rầu giống gì .

    Bà Chủ đương rộn trong trí, nên bà không cãi với chồng . Mà Kinh lý Hai đương lo ra, nên ông cũng không nghe rõ mấy lời của Hương chủ luận . Ông liệu không có chuyện chi nữa để nói, ông bèn đứng dậy lấy nón cầm trong tay rồi nói:

    - Có giấy quan trên rút tôi về Sài Gòn mà làm việc . Bữa nay tôi qua đây là qua mà từ giã ông Chủ bà Chủ đặng sáng mai tôi đi . Ông Chủ bà Chủ ở lại mạnh giỏi . Bữa nào có ông Hội đồng vô, xin bà Chủ làm ơn nói giùm tôi kính lời tạ ơn ông bà có lòng chiếu cố đến tôi .

    Vợ chồng Hương chủ Khanh nghe mấy lời thì sửng sốt . Hương chủ hỏi:

    - Tại sao mới đổi ông xuống rồi lại rút ông đi ? Tại ông xin hay là tại quan trên định ?

    Kinh lý Hai do dự một chút rồi mới đáp:

    - Tại quan trên định .

    - Ông nói như vậy, chớ tôi chắc tại ông xin đi . Ông đối với Hương chức trong làng tử tế quá, ai cũng yêu mến ông. Ông đi đây ai cũng tiếc .

    - Tôi cũng tiếc lắm; ngặt vì quan trên định như vậy, mình cãi sao được . Quan Kinh lý mới đã xuống rồi . Ông cũng tử tế lắm . Để bữa nào ông Chủ qua nhà việc thì sẽ gặp ông . Tôi về ở đỡ trên Sài Gòn ít ngày rồi tôi đi Bạc Liêu . Quan trên đã hứa cho tôi về đó đặng gần cha mẹ .

    Bà Chủ ứa nước mắt mà nói:

    - Quan Kinh lý đi thình lình quá, thiệt không ai dè chút nào hết . Cha chả! Anh Hội đồng ảnh hay đây, ảnh rầu thêm nữa . Xin lỗi với quan Kinh lý cho tôi hỏi: anh Hội đồng ảnh nói ảnh thấy quan Kinh lý ảnh thương cũng như thương con ruột ảnh vậy . Hôm con Thục mất rồi, ảnh có nói với tôi ảnh muốn nhìn quan Kinh lý làm con nuôi đặng ảnh để gia tài lại cho quan Kinh lý hưởng . Quan Kinh lý nghĩ coi ảnh thương quan Kinh lý là dường nào .

    - Xin bà làm ơn tỏ giùm lại với ông Hội đồng; ổng thương thì tôi rất cám ơn ổng lắm . Nhưng mà ổng tính vậy sao được . Tôi có cha mẹ, dầu cha mẹ tôi nghèo hèy mấy đi nữa, có lẽ nào tôi nỡ bỏ mà đi làm con người khác . Còn gia tài, tôi là người dưng mà tôi đòi ăn nỗi gì, có lẽ nào tôi vô liêm sĩ đến đỗi bỏ cha, bỏ mẹ mà giựt gia tài của con cháu người ta mà ăn hay sao ?

    - Ông ngồi, ông ngồi nán lại đây đặng nói chuyện chơi . Mai ông đi, thôi vợ chồng tôi mời ông ở ăn cơm chiều với vợ chồng tôi một bữa nữa rồi sẽ đi .

    - Cám ơn bà, xin bà cho phép tôi từ . Vì có quan Kinh lý mới nên không lẽ tôi ở bên này ăn cơm mà bỏ ông .

    - Nội đây có một mình vợ chồng tôi với ông . Vậy tôi tỏ thiệt với ông, hôm trước tôi ra nhà Hương giáo Rạng, tôi có gặp ông già của ông, tôi đãhiểu tại sao mà ông già của ông không chịu làm sui với anh Hội đồng . Bây giờ tôi xin ông cũng lấy lòng thành thiệt mà nói cho tôi biết coi ông có hiểu cội rễ của ông hay chưa ?

    Kinh lý Hai ngước mắt ngó ngay bà Chủ, tuy sắc buồn hiu, song miệng chúm chím cười và đáp:

    - Bà hỏi thiệt khó cho tôi trả lời quá . Bà hỏi chi vậy ?

    - Ậy, tôi muốn biết một chút . Quan Kinh lý trả lời rồi tôi sẽ nói chuyện cho mà nghe .

    - Tôi không hiểu chi hết, mà tôi cũng xin bà đừng noí chuyện chi nữa hết . Tôi xin từ ông bà, tôi đi về .

    - Khoan đã . Xin quan Kinh lý ngồi nán lại cho tôi nói vài lời . Anh Hội đồng ảnh cũng biết rồi, ảnh nghĩ lại ...

    - Xin bà tỏ giùm lại vớ ông Hội đồng rằng tôi kính ông như cha tôi vậy, ngặt vì tôi thương má tôi, tôi trọng cha tôi lắm, nên tôi không muốn nghe, không muốn hiểu chuyện gì hết . Nếu trách thì tôi cam chịu, nhưng mà tôi chắc không có lỗi trong việc này . Gần nhau thì càng thêm hổ thẹn chớ không ích gì . Thôi, tôi xin kiếu ông bà, tôi đi về .

    Kinh lý Hai cúi đầu mà chào rồi vội vã bước ra cửa .

    Bà Chủ ngó theo mà hai hàng nước mắt rưng rưng . Chừng Kinh lý Hai ra khỏi cửa ngõ rồi, bà lau nước mắt mà nói:

    - Anh đó ảnh ở bậy quá . Bây giờ nói làm sao được ?

Kết Thúc (END)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tyeu