Mery Popins - P.L.Travers
Thông tin ebook
Tên truyện: Mêry nhiều phép lạ
Nguyên tác: "Mery Popins"
Tác giả: P.L.Travers
Dịch giả: Huy Khánh
Thể loại: Văn học nước ngoài
-----------------------------------------------------
Đánh máy: Tamara
I. GIÓ ĐÔNG
II. NGÀY NGHỈ
III. "HƠI CƯỜI"
IV. ANDRIU, CON CÔ LẮC
V. CON BÒ CÁI ƯA NHẢY MÚA.
VI. NGÀY THỨ BA CHẲNG RA GÌ
VII. BÀ MÁ "CHIM CÂU"
VIII. BÀ CÔRY
IX. TRUYỆN HAI EM BÉ SINH ĐÔI GIÔN VÀ BACBARA
X. ĐÊM TRĂNG RẰM
XI. GIÓ TÂY
I. GIÓ ĐÔNG.
Nếu bạn muốn tìm ngõ Anh Đào, bạn chỉ cần hỏi anh cảnh sát đứng ở ngã tư. Anh ta sẽ kéo lệch cái mũ về một bên, gãi gãi đầu, nghĩ một chút rồi chỉ ngón tay mang găng trắng to xù và nói: "Trước hết, bạn rẽ về tay phải, sau đó về bên trái rồi cứ đi thẳng là đến. Xin chào!"
Và chắc chắn nếu bạn theo đúng lời chỉ dẫn của anh cảnh sát, bạn sẽ tới chính giữa ngõ Anh Đào, một bên là một dãy nhà, bên kia là công viên và ngay ở giữa đường có một hàng cây anh đào đang lay động trước gió.
Nếu bạn đi tìm số nhà 17 – và chắc đúng là như thế vì tập truyện này sẽ kể về những sự kiện về ngôi nhà đó - bạn sẽ tìm thấy ngay thôi. Để mở đầu, phải nói đó là nhỏ nhất trong ngõ. Ngoài ra, đó là ngôi nhà có vẻ tàn tạ nhất và cần phải quét vôi lại. Ông Ben, chủ nhân ngôi nhà, trước kia đã hỏi ý kiến vợ ông là bà thích có một ngôi nhà đẹp đẽ, sạch sẽ, đủ tiện nghi hay là thích có bốn đứa con. Nhưng nếu bà lại thích cả hai thì không được vì ông không đủ khả năng.
Bà Ben sau khi suy nghĩ kỹ đã đi đến một quyết định: bà đã có cô gái đầu lòng là Giên, kế đó là cậu Maicơn và sau nữa là một cặp sinh đôi một trai, một gái, Giôn và Bacbara – đó là những đứa con út. Công việc gia đình đã thu xếp như vậy. Gia đình ông Ben đã dọn đến ở ngôi nhà số 17 cùng một bà già nấu bếp là bà Brin, cô hầu gái Êlen phục vụ các bữa ăn và anh Rôbơcxơn chuyên làm các công việc xén bãi sân cỏ, mài dao, đánh giầy và như ông Ben vẫn hay phàn nàn: " Anh ta chỉ bỏ phí thì giờ và phí tiền của mình".
Ngoài những nhân vật trên dây, tất nhiên còn có cô bảo mẫu Kati, nhưng cô ta sẽ không đáng được nói tới trong truyện này vì trong lúc tôi đang kể đây thì cô ta vừa đi khỏi ngôi nhà số 17.
Bà Ben bảo:
- Cô ta thôi việc mà không xin phép ông, không một lời báo trước ư? Bây giờ tôi làm thế nào đây?
Ông Ben vừa đi giầy vừa đáp:
- Bà đăng báo vào mục giao vặt "Cần người làm" chứ sao! Tôi thì chỉ mong cái anh Rôbơcxơn cũng cứ lẳng lặng bỏ đi cho xong vì lần này nữa, anh ta chỉ đánh xi có một chiếc giầy của tôi, còn chiếc kia bẩn nguyên. Tôi sẽ trông như bị lệch về một bên!
Bà Ben nói:
- Cái đó chẳng có gì là quan trọng cả. Ông vẫn chưa nói xem tôi sẽ phải giải quyết vấn đề cô bảo mẫu Kati như thế nào!
Ông Ben đáp:
- Tôi không biết bà có thể làm gì nữa vì cô ấy đã "biến" mất rồi. Nhưng nếu tôi ở đại vị bà – tôi nói là tôi ấy – tôi sẽ cho đăng trên tờ báo "Tin buổi sáng" rằng các em nhỏ Giên, Maicơn, Giôn và Bacbara (không nói gì tới bà mẹ chúng) hiện đang cần một cô bảo mẫu đẹp người, tốt nết với tiền lương ít nhất, và cần có ngay. Thế rồi tôi sẽ ở nhà đợi các cô đến xin việc nối đuôi nhau xếp hàng ngoài cổng làm tắc nghẽn giao thông khiến tôi bực cả mình. Thôi, bây giờ tôi phải đi đây. Úi chà! Trời lạnh như trên Bắc cực vậy. Gió thổi theo hướng nào vậy?
Ông vừa nói vừa thò đầu ra ngoài cửa sổ và nhìn xuống phía cuối ngõ nơi có ngôi nhà ông đô đốc hải quân Bum ở góc đường. Ngôi nhà ông ta to nhất ngõ này và dân trong ngõ rất tự hào về ngôi nhà đó vì nó xây giống hệt như một con tàu biển. Trong vườn có một cây cột cờ và trên mái nhà có một cái chong chóng chỉ chiều gió, mạ vàng và trông giống như một cái kính thiên văn.
Ông vội thụt ngay dầu vào và kêu lên:
- À, kính thiên văn của ông đô đốc chỉ chiều gió Đông. Tôi cúng nghĩ như vậy. Lạnh thấu xương. Tôi sẽ phải mặc hai cái áo khoác ngoài dây.
Nói xong, ông lơ đãng hôn lên một bên mũi bà vợ, vẫy vẫy tay chào các con rồi đi vào Thành phố.
Thành phố là nơi hàng ngày ông Ben vẫn tới, tất nhiên là trừ những ngày chủ nhật và trừ những ngày Ngân hang đóng cửa. Tới sở, ông ngồi vào một cái ghế lớn ở trước một cái bàn giấy to tướng và bắt đầu làm việc. Ông làm việc suốt cả ngày và đến chiều, ông bỏ tiền lương vào trong cái túi xách nhỏ màu đen và về nhà. Đôi khi ông cho Giên và Maicơn mấy đồng tiền để bỏ ống nhưng hôm nào không có thì ông bảo: "Ngân hàng phá sản rồi" và các con ông biết là hôm ấy ông không có nhiều tiền.
Vậy là ông Ben đã xách cái túi ra khỏi nhà: và bà Ben thì đã vào phòng khách, ngồi suốt cả ngày trong đó, viết bao nhiêu bức thư dài gửi tới các báo nhờ họ kiếm giúp bà mấy cô bảo mẫu mà bà đang đợi. Và ở trong phòng trẻ nhỏ trên gác, Giên và Maicơn đang ngó ra ngoài cửa sổ để xem có ai đi tới không. Chúng cũng rất thích là cô Kati không còn ở đây nữa vì chúng không mến cô. Cô ta đã nhiều tuổi, béo mập và người cô lúc nào cũng sự mùi nước thuốc nấu bằng lúa mạch. Chúng cho rằng bất kỳ cô bảo mẫu nào cũng còn hơn cô Kati, hơn nhiều là đằng khác!
Khi trông ra công viên thấy buổi chiều đã tà, bà Brin và cô Elen đi lên phòng cho chúng ăn bữa tối và tắm rửa cho hai em bé sinh đôi. Ăn xong, Giên và Maicơn ra ngồi bên của sổ đợi ông Ben về và nghe tiếng gió thổi quanh cành anh đào trụi lá ngoài ngõ. Trong ánh chiều mờ mờ, đám cây lay động, bị gió thổi dạt về một phía, uốn cong hẳn xuống như sắp bật cả rễ lên...
Bỗng nhiên Maicơn chỉ tay vào một bóng người vừa đâm sầm vào cổng và kêu lên:
- Bố về kia rồi!
Và cô bé Giên cố nhìn vào khoảng tối sẫm dần. Giên bảo:
- Không phải bố đâu. Ai đấy không biết!
Thế rồi bong người đó thu mình lại, cúi xuống tránh luồng gió, mở then cổng và hai đứa trẻ lúc này đã nhận ra đó là một phụ nữ, một tay giữ mũ đội trên đầu và một tay xách cái túi. Hai đứa trẻ đang chăm chú theo dõi, bỗng có một chuyện lạ lùng xảy tới. Bóng người đó vừa vào tới bên trong cổng thì bị gío thổi bay lên trên không và đưa vào ngay cửa ra vào của ngôi nàh, cả người và túi xách nữa. Khi bong người rơi xuống, cả ngôi nàh rung lên và hai đứa trẻ nghe thấy một tiếng "Ầm!" ghê gớm.
Maicơn bảo:
- Hay quá nhỉ! Từ trước tới nay, em chưa thấy như thế bao giờ!
Giên nói:
- Chúng mình chạy ra xem đấy là ai nhé. Em nắm tay Maicơn lôi đi khỏi chỗ cửa sổ đang đứng, đi qua phòng trẻ em và ra tới hành lang. Đứng ở đó, chúng có thể nhìn rõ những gì đang diễn ra ở gian sảnh trước nhà.
Lúc này, chúng nhìn thấy bà mẹ từ trong phòng khách đi ra, có một người khách đi vào. Giên và Maicơn thấy người phụ nữ mới tới này có mái tóc đen bong láng. Giên nghĩ thầm:
- Giống như một con búp bê Hà Lan làm bằng gỗ ấy.
Cô ta vóc người mảnh mai, bàn chân bàn tay to và có cặp mắt nhỏ màu xanh.
Bà Ben đang nói:
- Rồi cô sẽ thấy các cháu rất ngoan!
Maicơn dung khuỷu tay hích mạnh vào cạnh sừơn Giên một cái.
Bà Ben lại nói tiếp:
- Và chúng nó cũng không quấy đảo gì đâu.
Nhưng nghe giọng bà thì dường như chính bà cúng không tin vào điều bà vừa nói. Hai đứa bé nghe thấy cô khách "khịt khịt" mũi như thể cô cũng không tin là như thế.
Bà Ben lại nói:
- Nào, cô có giấy chứng nhận chứ?
Cô khách đáp:
- Ồ, em đi làm chẳng bao giờ có cái lệ phải có giấy chứng nhận cả!
Bà Ben trố mắt, bảo:
- Tôi nghĩ là thường phải có đấy chứ, tôi muốn nói là tôi thấy người ta vẫn làm như thế mà.
Giên và Maicơn lại nghe thấy giọng nói nghiêm nghị của cô kia:
- Em nghĩ ngày trước mới có kiểu đó, nay không còn kiểu đó nữa, hoàn toàn lạc hậu rồi, thưa bà!
Có một điều mà bà Ben rất e ngại, đó là tỏ ra mình là người lạc hậu. Bà không chịu được nếu bị coi là không hợp thời. Bà vôi đáp:
- Thế thì được lắm, ta sẽ không nhắc tới chuyện đó nữa. Tôi chỉ hỏi là về phía cô, cô có cần đưa giấy tờ ra hay không thôi mà! À, phòng bọn trẻ ở trên gác đấy!
Bà dẫn cô đi vào lối lên thang gác, vừa đi vừa nói luôn miệng. Vì bà còn mải nói nên bà không biết chuyện gì đang diễn ra sau lưng nhưng Giên và Maicơn đứng ở trên gác nhìn xuống thấy rất rõ: cô khách này đang làm một việc rất khác thường.
Cô đi theo bà Ben lên gác nhưng không bước lên các bậc như ta thường đi. Hai tay xách cái túi to, cô cưỡi lên tay vịn cầu thang gác, trượt lên rất nhẹ nhàng và lên tới hiên gác cùng một lúc với bà Ben. Cưỡi lên tay vịn mà đi lên được, Giên và Maicơn thấy chưa có ai làm như thế bao giờ. Tất nhiên cưỡi lên tay vịn mà trượt xuống thì được vì chúng thường làm luôn. Nhưng trượt lên thì chưa bao giờ cả! Chúng tò mò chăm chú nhìn cô khách lạ kì này.
- Thưa bà, thật là gọn gang, ngăn nắp quá! Bà mẹ thở phào nhẹ nhõm. Cô khách lại nói:
- Thật là tốt – Em rất thích. - Vừa nói cô vừa chùi mũi bằng một cái mùi xoa trắng to tướng có sọc đỏ.
Bà Ben chợt trông thấy hai đứa bé:
- Này, các con, đứng làm gì ở đấy thế? Đây là cô Mêry Pôppin, cô bảo mẫu mới của các con đấy! Giên, Maicơn, các con chào cô đi nào! – Bà chỉ vào hai đứa nhỏ nằm trong nôi – Đây là hai cháu sinh đôi!
Cô Mêry nhìn chằm chằm hết đứa này đến đứa kia như thể suy nghĩ xem cô sẽ có yêu mến chúng hay không.
Maicơn cất tiếng hỏi:
- Cô thấy chúng cháu thế nào?
Bà mẹ nói:
- Này, Maicơn, chớ có hư nào!
Cô Mêry tiếp tục nhìn bốn đứa bé như để nghiên cứu. Thế rồi cô khịt mũi một cái thật dài và thật kêu. HÌnh như cô đã quyết định xong, cô nói:
- Vâng, em sẽ nhận trông các cháu.
Về sau, khi kể chuyện lại cho chồng nghe, bà Ben bảo: "Thật cứ như cô ta nhận làm là một điều vinh dự cho mình!"
Ông Ben đang đọc báo, ông nghếch cái mũi lên một chút rồi lại cúi xuống ngay và nói:
- Có lẽ thế thật đấy!
Khi bà Ben đã đi xuống dưới nhà, Giên và Maicơn tới bên cô Mêry. Cô vẫn đứng yên như pho tượng, hai tay đan vào nhau trước bụng.
Giên hỏi:
- Cô tới đây bằng cách nào? Hình như gió thổi cô tới đây phải không cô?
Cô Mêry đáp ngắn gọn:
- Đúng đấy!
Cô bắt đầu tháo khăn quàng cổ và mũ ra rồi khoác chúng lên cái cọc mắc màn. Cô chẳng nói thêm câu gì nữa, tuy cô vẫn luôn khịt mũi, và Giên cũng chẳng hỏi nữa. Nhưng khi cô cúi xuống để mở cái túi xách ra thì Giên và Maicơn đều ngạc nhiên vì thấy trong túi không có gì cả. Giên nói:
- Ô hay, sao trong túi chẳng có cái gì cả?
Cô Mêry đáp:
- À, cháu thấy không có gì ư? – Cô đứng thẳng người lên, có vẻ như vừa bị xúc phạm. – Cháu bảo là trong đó không có gì à?
Nói đoạn, cô lấy ngay ra một cái tạp dề trắng có bột và quàng nó quanh mình. Tiếp đó, cô lấy ra một bánh xà phòng to nhãn hiệu "Mặt trời", một cái bàn chải đánh răng, một gói cặp tóc, một lọ nước hoa, một cái ghế xếp và một hộp kẹo ngậm ho.
Giên và Maicơn trố mắt nhìn.
Maicơn thì thầm:
- Nhưng lúc nãy, em nhìn thấy túi rỗng không mà!
Giên kêu lên "Ô, này!" khi em nhìn thấy cô Mêry lấy ra một cái chai to có dán nhãn "Uống một thìa cà phê trước khi đi ngủ".
Ở cổ chai có cài một cái thìa nhỏ. Cô Mêry rót ra một thìa nước màu đỏ. Mai cơn tò mò hỏi:
- Đấy là thuốc của cô phải không?
Cô Mêry đáp:
- Không phải của cô mà là của cháu đấy!
Cô chìa cái thìa ra. Maicơn trố mắt, nhăn mũi, chối đây đẩy:
- Cháu không uống đâu! Cháu không cần uống thuốc mà!
Nhưng cô Mêry lừ mắt nhìn em và bỗng Maicơn thấy khó mà trái lời cô – Con người cô Mêry có một cái gì kỳ lạ, vừa đáng sợ, vừa hấp dẫn. Cái thìa đã đưa tới gần miệng. Maicơn nín thở, nhắm mắt và hớp lấy. – Ôi, ngon quá! – Maicơn khau khua lưỡi trong miệng. EM nuốt ực và cười khoái trá. Em kêu lên thích thú: - Nước kem dâu đấy, cô cho em uống nữa đi...nữa...nữa...!
Nhưng cô Mêrt, với vẻ mặt vẫn nghiêm nghị như lúc trước, đã đang rót cho Giên một thìa. Thứ nước gì xanh xanh, vàng vàng, long lánh ánh bạc. Giên nếm một chút và thè lưỡi liếm môi, nói:
- À, thuốc bổ có vị chanh quả. – Nhưng khi em thấy cô Mêry cầm cái chai đi tới gần hai em bé sinh đôi thì em vội chạy tới. - Ồ, không đâu! Chúng nó còn bé, uống thứ đó không tốt đâu! Cô đừng cho uống!
Nhưng cô Mêry chẳng để ý tới câu Giên vừa nói, đưa mắt lườm em để cảnh cáo và đưa cái thìa vào miệng bé Giôn – Bé mút mút ngon lành, có vài giọt rớt ra tren cái yếm dãi. Giên và Maicơn nhìn thấy mới biết lần này là một thìa sữa. Thế rồi Bacbara cũng được một thìa, em bé đã uống hết lại cờn liếm thìa hai lần.
Tiếp đó, cô Mêry lại rót ra một thìa nữa và trịnh trọng đưa lên miệng uống. Cô nói:
- Nước "mơ" đấy!
Cô liếm môi rồi đậy nút chai lại.
Giên và Maicơn ngạc nhiên trố mắt nhìn nhưng chúng chẳng còn thì giờ đâu mà ngạc nhiên nữa vì cô Mêry đã đặt cái chai có phép lạ này lên mặt lò sưởi, rồi quay lại bảo:
- Nào, bây giờ, các cháu vào giường ngay lập tức.
Cô bắt đầu cởi bớt quần áo ngoài cho hai chị em. Hai đứa bé nhận thấy mọi khi, cô Kati cởi khuy và các móc cài quần áo cho chúng, rất là vất vả, khó nhọc vậy mà với cô Mêry chỉ một thoáng là xong. Chưa đầy một phút chúng đã nằm yên vị trên giường và dưới ánh đèn dêm lờ mờ, chúng ngó xem cô Mêry lấy nốt các thứ trong cái túi xách ra. Cô lấy ra những bẩy cái áo ngủ bằng len mỏng, bốn cái áo ngủ vải sợi bong, một đôi giầy, một bộ bài đômimô, hai cái mũ bơi và một quyển an bum bưu ảnh. Cuối cùng, là một cái giường gấp, có đầy đủ chăn đệm nhồi lông vịt, cô đặt cái giường đó vào khoảng giữa hai cái nôi của Giôn và Bacbara.
Giên và Maicơn ngồi nhổm lên để xem. Chúng kinh ngạc quá đỗi nên không biết nói như thế nào nữa. Nhưng cả hia chị em đều thấy rằng ở số nàh 17, ngõ Anh Đào này đã có những cái thật lạ lùng và kỳ diệu.
Cô Mêry trùm một cái áo ngủ lên đầu, bắt đầu cởi áo ngoài, như thể đứng trong một cái lều vây. Maicơn rất thích thú về cô bảo mẫu mới này, không thể nhịn được nữa, em gọi cô:
- Cô Mêry ơi, cô ở mãi đây với chúng cháu nhé!
Từ bên trong cái áo ngủ, không có tiếng trả lời, Mai cơn sốt ruột lại gọi tiếp, vẻ lo lắng:
- Cô Mêry ơi, cô cứ ở đây mãi nhé!
Cô Mêry đã thò đầu qua cái áo ngủ. Trông cô như đang cáu. Cô nói doạ:
- Cô còn nghe thấy cháu nói một câu nào nữa, là cô gọi cảnh sát đấy!
Maicơn ngoan ngoãn nói:
- Cháu chỉ nói là chúng cháu mong cô đừng có đi đâu nữa thôi mà.
Em nằm im, cảm thấy như đang đỏ mặt xấu hổ. Cô Mêry chằm chằm nhìn Maicơn rồi nhìn Giên, im lặng. Rồi cô lại khịt mũi.
Cô nói ngắn gọn: "Cô sẽ ở đây cho tới khi nào gió đổi chiều", rồi cô thổi tắt ngọn nến và đi nằm.
Maicơn lẩm bẩm: "Như vậy thì hay quá!" Nửa như tự nói với mình, nửa như nói với chị. Nhưng Giên có nghe thấy đâu! Cô bé còn đang suy nghĩ về mọi cái vừa diễn ra và vẫn còn chưa hết ngạc nhiên...
Thế là cô Mêry Pôpin đã đến ở ngôi nhà số 17 ngõ Anh Đào. Mọi người trong nhà này, tuy đôi khi cũng mong được sống những ngày yên ổn, bình thường như khi cô bảo mẫu Kati còn trông nom công việc nội trợ nhưng cũng đều thấy thích thú có cô Mêry đến ở đây. Ông Ben rất bằng lòng vì cô đã tự đến. Bà Ben cũng hài lòng vì bà có thể khoe với mọi người là cô bảo mẫu của các con bà rất hiện đại, không cần đưa giấy chứng nhận. Bà Brin và cô Êlen cũng vui vì họ có thể ngồi trong bếp uống nước chè đặc suốt ngày, không phải cho lũ trẻ ăn uống. Anh Rôbơxơn cũng thích vì cô Mêry chỉ có một đôi giầy và cô tự đánh lấy giầy.
Nhưng không ai biết đuợc là cô Mêry Pôppin suy nghĩ những gì vì cô chẳng nói chuyện với ai bao giờ...
II. NGÀY NGHỈ
Bà Bennói:
- Vào tuần thứ ba mỗi tháng cô được nghỉ chiều ngày thứ năm, từ hai giờ đến năm giờ.
Cô Mêry bướng bỉnh nhìn bà Ben và nói:
- Thưa bà, các nhà lịch sự khác người ta cho nghỉ vào nàgy thứ năm của tuần thứ hai trong tháng , từ một giờ trưa đến sáu giờ chiều. Bà cũng nên cho em nghỉ như vây, nếu không thì... - Cô Mêry ngừng lời và bà Ben hiểu ngay ý cô. Cô muốn nói là nếu cô không được như ý, cô sẽ thôi việc.
Bà Ben vội đáp: "Được rồi, được rồi mà!", tuy bà mong rằng cô Mêry cũng không biết gì hơn bà về những nhà lịch sự.
Thế là cô Mêry đeo đôi găng tay trắng, cắp cái dù vào nách, không phải vì trời mưa mà vì dù của cô có cái cán rất đẹp nên cô không thể không mang theo. Khi mà cán dù có hình đầu con vẹt thì làm sao có thể để lại ở nhà! Hơn nữa, cô Mêry rất thích làm dáng và hay khoe nữa. Thực thế chắc chắn đó là điều cô quan tâm hơn hết.
Bé Giên đang đứng ở cửa sổ phòng trẻ nhỏ vẫy tay gọi cô:
- Cô ơi, cô đi đâu thế?
Cô Mêry đáp:
-Cháu làm ơn đóng cửa sổ lại! – Và thế là bé Giên vội thụt ngay đầu vào.
Cô Mêry đi qua vườn và mở cổng. Khi đã ra tới ngoài ngõ, cô rảo bước như sợ rằng nếu không đi nhanh thì hết mất cả buổi chiều. Đến góc đường cô rẽ về bên phải rồi đi tiếp về bên trái, gật đầu chào anh cảnh sát. Anh ta nói hôm nay thật đẹp trời và Mêry cảm thấy ngày nghỉ của cô bắt đầu từ lúc đó.
Cô dừng bước bên cạnh một cái xe ôtô, nhìn ngắm, vuốt ve váy áo và cặp chặt cái dù để cho mọi người ai cũng có thể nhìn thấy cái cán, hay nói đúng hơn là con vẹt. Sauk hi đã chuẩn bị xong xuôi, cô đi thẳng tới chỗ anh chàng bán diêm.
Anh chàng bán diêm kiêm những hai nghề. Anh ta không chỉ bán diêm như một người bán diêm bình thường nào đó mà lại còn vẽ tranh trên bờ hè nữa. Tuỳ theo thời tiết mỗi ngày, anh làm việc này việc nọ. Nếu trời mưa thì anh bán diêm vì nếu vẽ tranh trên bờ hè thì nước mưa sẽ xoá sạch mất. Nếu trời nắng, anh ta suốt ngày bò xoài ra vẽ tranh bằng phấn màu và anh ta vẽ rất nhanh, nếu anh đã vẽ hét hè phố bên này thì khi mà bạn chưa đi tới góc phố,anh ta đã vẽ hết nốt bờ hè bên kia.
Ngày hôm đó, trời tạnh ráo nhưng khá lạnh, anh ta đang vẽ. Anh đang vẽ thêm hai quả chuối, một quả táo và một cái đầu của nữ hoàng Êlidabet tiếp nối với một loạt hình vẽ khác, thì cô Mêry rón rén đi tới. Mêry khẽ gọi:
- Này! Anh!
Anh bán diêm đang vẽ them mấy vạch phấn màu nâu lên quả chuối và tô nâu búp tóc trên đầu nữ hoàng Êlidabet.
Cô Mêry đặng hắng như kiểu một bà quý phái. Anh kêu lên: "Mêry!" và nghe giọng nói của anh, bạn có thể thấy cô Mêry là một nhân vật cực quan trọng trong cuộc đời anh.
Mêry nhìn xuống dưới chân và di di mũi giầy trên vỉa hè. Sau đó cô lại còn mỉm cười với cái mũi giầy nhưng chắc mũi giầy cũng hiểu là nụ cười của cô không phải để tặng cho nó. Cô nói:
- Hôm nay tôi được nghỉ, anh Béc ạ! Anh không nhớ ư?
Béc là tên anh bán diêm. Anh trả lời:
- Tất nhiên là nhớ chứ, Mêry! Nhưng...
Anh ngừng lời và buồn bã nhìn vào trong cái mũ của nah. Cái mũ nằm ngửa bên cạnh bức tranh anh vừa vẽ và trong mũ có hai đồng xu. Anh nhặt hai đồng tiền lên và xóc xóc chúng trong lòng bàn tay. Cô Mêry hỏi: "Anh Béc ơi, mới được có ngần ấy thôi à?" nhưng giọng nói vui vẻ của cô lại cho thấy cô chẳng hề thất vọng về chuyện đó. Anh Béc đáp:
- Có vậy thôi! Hôm nay chẳng kiếm được mấy. Cô cho rằng ai cũng sẵn lòng trả tiền để xem tranh tôi vẽ phải không? – Anh vừa nói vừa hất đầu về phía bức vẽ nữ hoàng. Anh thở dài. – Mêry ạ, công việc như vậy đấy! Hôm nay anh sợ sẽ không thể đưa em đi uống trà được.
Mêry nhớ tới những cái bánh ngọt nhân mứt dâu mà hai người vẫn cùng đi ăn những hôm cô được nghỉ và khi cô sắp thở dài thì cô bỗng nhìn thấy vẻ mặt của Béc. Thế là cô liền biến tiếng thở dài thành một nụ cười thật tươi trên hai khoé môi. Cô nói:
- Được thôi, anh Béc ạ! Chẳng có vấn đề gì, em chẳng muốn đi uống trà đâu! Uống trà, ăn bánh ngọt mãi cũng chán rồi, thật đấy! Và khi ta biết cô Mêry thích món bánh ngọt nhân mứt dâu đến thế nào thì ta thấy cô đã thật tế nhị. Anh bán diêm hình như cũng tin như vậy. Anh bán diêm hình như cũng tin như vậy. Anh đưa tay ra nắm chặt bàn tay đeo găng trắng của cô Mêry. Sau đó, đôi bạn đi dọc theo các bức tranh đã vẽ trên hè. Anh bán diêm chỉ vào bức tranh vẽ một quả núi phủ tuyết trắng, trên sườn núi là những con châu chấu đậu trên những đoá hoa hồng to tướng, anh hỏi:
- Này, em chưa được xem một bức vẽ nào như thế này đâu nhỉ!
Lần này, Mêry có thể buông tiếng thở dài mà không sợ làm anh bạn e ngại. Cô nói:
- Ồ, anh Béc, trông thật thích mắt!
Và liền đó, cô cũng nói là đáng lẽ bức tranh này phải được tro trong phòng triển lãm cảu Viện Hàn lâm Hoàng gia, nơi các hoạ sỹ thường mang trưng bày tranh của họ. Công chúng tới xem và sau khi ngắm nhìn rất lâu, người nọ nói với người kia rằng: "Bạn thấy không, thật là độc đáo!"
Tiếp sau bức đó, đôi bạn đi tới trước một bức tranh đẹp hơn nữa. Đây là cảnh đồng quê có cỏ và cây, phía xa là một mảng nhỏ biển xanh và phía sau có vẻ như là thị trấn Mácgêt thì phải.
Mêry kêu lên: "Đẹp thật!" Và cô cúi xuống để xem cho rõ hơn.
- À, anh béc, cái gì vậy?
Lúc này, anh bán diêm đã nắm lấy bàn tay kia của cô và có vẻ đang xúc động. Anh nói:
- Em Mêry! Anh có một ý kiến mới lạ. Ta sẽ đi dạo chơi trong cảnh đồng quê này. Đi ngay bây giờ nhé! Cả hai chúng ta sẽ cùng đi vào bức tranh, nào, em Mêry!
Và anh vẫn cầm cả hai tay cô, kéo cô đi ra khỏi đường phố, bỏ lại sau lưng các hàng rào sắt và các cột đèn, đi vào chính giữa bức tranh. Vụt một cái, cả hai đã ở trong bức hoạ.
Cảnh vật tươi xanh và yên tĩnh quá, cỏ khe khẽ loạt soạt dưới chân. Họ tưởng như không phải là thật nhưng có cả những cành cây xanh rủ xuống vưỡng vào mũ và họ đã phải cúi đầu xuống để tránh. Trước mũi giầy họ là những nhánh hoa nhỏ bé đủ các màu. Hai người nhìn nhau và người này thấy người kia đã khác hẳn. Cô Mêry thấy như anh Béc đang mặc một bộ quần áo mới, áo khoác ngoài màu xanh lá cây, có sọc đỏ, quần len trắng và đẹp nhất là cái mũ rơm mới tinh. Trông anh bảnh bao khác thường, như mới "đánh bong" vậy. Cô cất tiếng khen:
- Chà! Anh Béc, trông anh diện quá!
Béc đứng yên, không nói được câu gì vì miệng anh há hốc và mắt anh trợn tròn nhìn Mêry. Sau đó, anh hít vào một hơi dài và kêu: "Trời!"
Anh chỉ nói một tiếng đó thôi. Nhưng giọng anh có đầy vẻ thích thú và cứ nhìn cô chắm chú đến nỗi cô phải lấy cái gương nhỏ trong túi xách ra để soi xem mình như thế nào.
Cô phát hiện thấy mình cũng đã khác hẳn. Vai cô khoác một cái khăn quàng bằng tơ nhân tạo, vân hoa long lánh, cô cảm thấy buồn buồn phía sau cổ và nhìn trong gương cô thấy một cái lông chim dài cài trên vành mũ. Đôi giày đẹp lúc trước của cô cũng không còn nữa, hiện cô đang đi một đôi giày đẹp hơn, có những khuy cài bằng kim cương lấp lánh. Cô vẫn đi đôi găng trắng và vẫn mang dù. Cô kêu lên:
- Trời ơi! Thực là ngày mình được nghỉ!
Thế là họ vừa ngắm nhìn nhau vừa đi dạo trong khu rừng nhỏ, tới một bãi cỏ tràn đầy ánh nắng. Và kìa, có cả một cái bàn màu xanh trên bày các món trà bánh. Giữa bàn, một chồng bánh ngọt nhân mứt dâu cao đến ngực cô Mêry và cạnh đó, ấm nước trà đang sôi. Hay nhất là còn có hai đĩa ốc luộc và hai cái tram nhỏ để khêu ốc.
Mêry kêu lên:
- Ồ, thật thích mê người! – Khi nào thích thú điều gì, cô thường nói câu đó.
Anh bán diêm cũng kêu:
- Trời! – Đó cũng là câu anh hay nói nhất.
Bỗng có tiếng ai đó: "Xin mời quý bà ngồi vào bàn" Anh và cô quay lại nhìn thấy một người cao lớn mặc áo khoác màu đen, từ trong rừng đi ra, trên cánh tay vắt cái khăn.
Cô Mêry rất ngạc nhiên. Cô ngồi phịch xuống một trong những cái ghế nhỏ màu xanh đặt xung quanh bàn. Anh bán diêm cũng vừa lạ lùng nhìn, vừa ngồi xuống ghế.
Người áo đen giải thích:
- Thưa ông bà, tôi là người phục vụ ở đây.
Mêry nói:
- Ô! Sao trong tranh vẽ tôi không trông thấy bác?
- À, tôi đứng sau cái cây đấy ạ.
Mêry lễ phép mời bác ngồi, bác đáp:
- Thưa bà, người phục vụ không bao giờ ngồi ạ.
Bác đưa một đĩa ốc về phía anh bán diêm:
- Xin mời ông. Kim khêu đây ạ.
Bác lau kim và đưa cho anh bán diêm.
Hai người bắt đầu thưởng thức trà, bánh và người phục vụ đứng bên cạnh xem họ có cần gì nữa không.
Mêry cầm lấy cái bánh trên cùng và thì thầm:
- Thế là chúng ta lại ăn bánh này! Anh bán diêm nói: "Trời!" và cầm lấy hai cái bánh lớn nhất.
Người phục vụ mời: "Xin mời dùng trà!" và cầm bình trà rót cho mỗi người một chén đầy.
Đôi bạn uống xong và còn uống thêm hai chén nữa. Và để lấy may họ ăn hết cả đĩa bánh ngọt. Họ đứng lên, phủi sạch những vụn bánh. Trước khi họ gọi tính tiền, bác phục vụ đã nói:
- Thưa, không phải trả tiền đâu ạ, đây là món quà chiêu đãi. Xin mời ông bà tới giải trí ở vòng đua ngựa ở phía đằng kia. – Bác chỉ tay vào một khe nhỏ giữa hai gốc cây. Cô Mêry và anh Béc nhìn thấy một vòng ngựa gỗ đang quay. Cô Mêry nói:
- Hay nhỉ, trên tranh cso vẽ vòng ngựa này đâu!
Anh bán diêm cũng không còn nhớ nữa, anh bảo:
- À có, ở phía sau đấy mà!
Khi đôi bạn đi tới thì vòng ngựa gỗ vừa ặn từ từ dừng lại. Hai người trèo lên lưng ngựa, cô Mêry cưỡi một con ngựa trắng và anh Béc cưỡi một con ngựa xám. Nhạc lại nổi lên, vòng ngựa gỗ bắt đầu quay và đôi bạn lên đường, đi tới thành phố Yocmao rồi lại quay trở về vì nơi này là nơi họ muốn xem kĩ. Khi đôi bạn về tới nơi thì trời đã gần tối và bán phục vụ đang chờ họ về. Bác lễ phép nói:
- Thưa ông bà, xin thứ lỗi nhưng đã gần bẩy giờ rồi. Ông bà thông cảm cho, đó là nội quy phải thực hiện. Tôi xin phép đưa ông bà tới cổng ra.
Đôi bạn gật đầu. Bác ta phất tấm khăn trải bàn và đi trước, dẫn đường xuyên qua khu rừng. Cô Mêry vịn vào cánh tay Béc, kéo sát cái áo choàng lên mình và nói:
- Anh Béc, bức tranh lần này thật tuyệt diệu!
Anh Béc khiêm tốn đáp:
- À, Mêry ạ, anh cũng đã cố gắng nhiều đó!
Nhưng bạn có thể thấy được thực sự, anh rất phấn khởi về lời khen của cô Mêry.
Đúng lúc đó, bác phục vụ dừng bước bên cạnh một cái cổng lớn màu trắng, trông như được vẽ bằng những nét phấn trắng xoá. Bác bảo:
- Thưa ông bà, đây là cổng ra.
Mêry đáp:
- Xin cảm ơn và xin chào bác.
Cô bắt tay từ biệt bác phục vụ. Bác đáp lễ, cúi chào đến mức đầu bác chạm vào đầu gối và nói:
- Xin kính chào bà!
Bác gật đầu chào Béc còn anh, thì ngoẹo đầu về một bên và nhắm một mắt lại, đó là kiểu chào tạm biệt của anh. Sau đó, cô Mêry bước qua cái cổng màu trắng và anh Béc bước theo cô.
Đôi bạn vừa đi qua cổng thì cái lông chim trên mũ cô Mêry rơi xuống, cái áo khoác bằng lụa tuột khỏi vai cô và các hạt kim cương cũng rơi ra khỏi đôi giày của cô. Bộ trang phục đẹp đẽ của Béc bỗng nhạt hết màu và cái mũ rơm lại trở thành cái mũ cũ nát. Cô Mêry quay lại nhìn anh và cô hiểu ngay điều gì đã xảy ra. Cô đứng trên lề đường đăm đăm nhìn anh hồi lâu rồi đưa mắt nhìn vào khu rừng cây phía sau anh để tìm bác phục vụ. Nhưng giờ đây, họ không thấy bác đâu nữa. Trong bức tranh không còn ai cả. Cũng chẳng có vật gì lay động, cả vòng ngựa gỗ cũng đã biến mất. Chỉ còn đám cây, bãi cỏ đứng lặng yên và mảng biển nhỏ phẳng lặng.
Nhưng cô Mêry và anh Béc nhìn nhau mỉm cười, chắc bạn cũng hiểu là cô và anh đều biết sau đám cây này có những gì...
Khi cô Mêry đi chơi hêta ngày nghỉ về nhà, Giên và Maicơn chạy ra đón cô. Hai đứa bé hỏi cô:
- Cô đi chơi đâu thế?
Cô Mêry đáp:
- Cô tới xứ Thần tiên.
Giên hỏi:
- Thế cô có gặp cô bé Lọ lem không?
Cô Mêry khinh khỉnh đáp:
- Hừ! Cô Lọ lem ấy à? Không đâu!
Maicơn lại hỏi:
- Hay cô có gặp anh Rôbinxon Cờ rudô không?
Cô Mêry gắt lên:
- Rôbin xơn à! Chẳng để ý!
- Vậy sao cô tới đó mà không gặp họ? Nơi cô tới không phải là xứ Thần tiên của chúng cháu đâu!
Cô Mêry khịt mũi một cái rất oai vệ và nói:
- Các cháu cso bíêt không, mỗi người đều có một xứ Thần tiên của riêng mình!
Cô lại khịt mũi một cái nữa rồi đi lên gác để tháo đôi găng tay trắng ra và cất cái dù đi.
III. "HƠI CƯỜI"
Khi cô Mêry cùng Giên và Maicơn vừa từ xe buýt bước xuống, Giên đã vội hỏi:
- Cô ơi, có chắc chắn là ông ấy có nhà hay không hả cô?
Cô Mêry nghe câu hỏi có vẻ bực mình lắm, cô nói:
- Nếu ông bác của cô có việc phải đi đâu thì ông ấy đac chẳng mời các cháu tới uống nước trà với ông!
Bữa nay, cô mặc áo vét màu xanh lơ có khuy bạc, đôi cái mũ cũng màu xanh lơ cho hợp với áo, và khi cô đã trưng diện mũ áo như vậy thì một chuyện lặt vặt nhất đời cũng làm cô phật ý.
Ba cô cháu hôm nay đi thăm ông bác của cô Mêry, ông Uych. Giên và Maicơn chờ đợi chuyến đi này đã từ lâu nên chúng chỉ sợ rằng cuối cùng, khi tới thì ông lại không có nhà.
Maicơn rảo bước bên cô Mêry và hỏi cô:
- Cô ơi, tại sao lại gọi là ông Uých hả cô? Có phải vì ông mang bộ tóc giả, phải không cô?
Cô Mêry đáp:
- Gọi là ông Uých vì tên ông ấy là Uých. Ông ấy không mang tóc giả. Ông ấy hói đầu. Nếu cháu còn hỏi một câu nào nữa, cô sẽ cho đi về nhà cả đấy! – Và cô khịt mũi theo kiểu của cô để tỏ vẻ bực bội.
Giên và Maic ơn nhìn nhau, nhăn mặt, tức là chúng bảo với nhau: "Thôi, chị em ta đừng hỏi gì nữa kẻo sẽ không được đi nữa đâu!"
Đến cửa hàng bán thuốc lá ở góc phố, cô Mêry sửa lại mũ cho ngay ngắn. Cửa hàng này có một cái tủ gương kỳ lạ, khi soi vào bạn sẽ thấy mình hoá thành ba mà không phỉa là một và bạn sẽ cảm thấy như không phải chính mình, mà có bao nhiêu người khác nữa. Nhưng cô Mêry đã thở một hơi dài thích thú khi thấy trong gương có ba cô Mêry, cô nào cũng mặc áo vét xanh lưo khuy bạc, đội mũ xanh lơ hợp với màu áo. Cô cho cảnh đó thật là mỹ miều nên cô ước ao giá có thể có một tá cô Mêry, thậm chí cả ba chục cô Mêry như thế. Càng nhiều hình ảnh cảu Mêry càng hay.
Cô nghiêm nghị nói: "Đi nào!", như thể hai đứa bé đã bắt cô phải chờ chúng. Ba cô cháu rẽ qua góc phố và tới ngôi nhà số 3, phố Rôbơcxơn, kéo chuông. Giên và Maicơn nghe tiếng chuông văng vẳng từ phía xa trong nhà vọng lại và chúng biết chỉ sau một phút nữa, hoặc đến hai phút là cùng, chúng sẽ được ngồi uống trà với ông Uých, mà lần này chúng được gặp lần đầu tiên, Giên thì thầm với Máicơn:
- Chắc là ông ấy có nhà!
Vừa đúng lúc đó, cửa mở và một bà gầy gò, mặt mũi bủng beo xuất hiện.
Maicơn hỏi ngay:
- Ông ấy có nhà không?
Cô Mêry lườm Maicơn một cái và nói:
- Cô xin cháu đây! Cháu hãy để cô nói chuyện nhé!
Bé Giên lễ phép hỏi:
- Bà Uých ơi, bà vẫn được khoẻ chứ?
Bà gầy đáp lại với một giọng còn "mảnh mai" hơn con người bà ta nữa:
- Bà Uých là cái gì? Sao cháu lại dám gọi ta là bà Uých? Không phải đâu nhé, cảm ơn cháu. Ta chỉ là cô Pơcximơn mà thôi và ta rất tự hào về cái tên đó! Hừ, ta đâu phải là bà Uých!
Trông bà ta có vẻ rất bực mình và hai đứa trẻ nghĩ rằng chắc ông Uých là một con người rất kì cục nên cô Pơcximơn này mới cho rằng mình rất may mắn không phải là vợ ông ấy.
Cô Pơcximơn nói:
- Cứ lên thẳng trên gác, cái cửa đầu hành lang là nhà ông ấy đấy!
Nói xong, cô ta vội đi trở vào, vừa đi vừa nói một mình với giọng the thé, bực dọc:
- Hừ, bà Uých à!
Giên và Maicơn theo cô Mêry lên gác. Cô Mêry gõ cửa.
Từ trong nhà, một giọng nói vui vẻ lớn tiếng trả lời:
- Xin mời vào! Xin mời vào! Có lời chào mừng các bạn!
Giên cảm thấy tim mình đập rộn rã. Em đưa mắt ra hiệu cho Maicơn: "Ông ấy có nhà!"
Cô Mêry mở cửa và đẩy hai đứa bé vào trước. Trước mặt ba cô cháu, cảnh tượng trong phòng thật là vui vẻ. Ở cuối phòng, lửa cháy trong lò sưởi và ở giữa phòng đã bày sẵn trên cái bàn lớn bốn cốc, bốn chén đặt trong đĩa, một chồng cao các thứ bánh mỳ, bánh nướng bơ, bánh dừa và một cái bánh gatô nhân mứt nho rất to, trên mặt có hoa lá bằng kem màu hồng.
Một giọng noi ồm ồm vang lên: "A, thật là một bữa liên hoan!" Giên và Maicơn nhìn quanh phòng để tìm xem chủ nhân ở đâu. Chẳng thấy ông đâu cả. Trong phòng hình như không có ai. Thế rồi, hai đứa nhỏ nghe tiếng cô Mêry nói, có vẻ không vừa ý:
- Ồ, bác Anbớc ơi! Lại thế nữa ư? Hôm nay là ngày sinh nhật của bác, có phải không ạ?
Cô vừa nói vừa ngước nhìn lên trần nhà, Giên và Maicơn cũng ngước mắt lên và rất ngạc nhiên khi thấy một ông béo tròn đầu hói đang lơ lửng trên không, chẳng bám víu vào cái gì cả. Thật vậy, trông như ông đang ngồi trên không khí, hai chân bắt chéo và ông đặt tờ báo dang đọc xuống khi thấy mấy cô cháu bước vào.
Ông Uých cúi xuống cười với hai đứa trẻ và gật đầu nói với cô Mêry:
- Bác xin lỗi, có lẽ hôm nay là ngày sinh nhật của bác đấy!
Cô Mêry đành chỉ chậc lưỡi.
Ông Uých lại cúi xuống nhìn Giên và Maicơn, nói:
- Mãi tới đêm qua, mới nhớ ra là nếu gửi bưu thiếp hẹn các cháu một ngày khác thì không kịp. Như vậy thật rắc rối, có phải không? Bác thấy là các cháu có vẻ ngạc nhiên mà!
Quả là như vậy, hai đứa trẻ kinh ngạc, há miệng to tới mức nếu ông Uých bé nhỏ một chút thì có thể rơi tọt vào miệng một trong hai đứa.
Ông Uých lại bình tĩnh nói tiếp:
- Bác nghĩ là nên giải thích cho các cháu. Các cháu đã thấy đấy, bác là người vui tính, lúc nào cũng thích cười đùa. Chắc chẳng cháu nào biết những chuyện gì làm bác thấy buồn cười. Bác có thể thấy gần như chuyện gì, cái gì cũng buồn cười cả!
Nói đoạn, ông Uých bắt đầu bay lên bay xuống, vừa bay vừa cười rung chuyển cả mình mẩy vì ông thấy tính hay đùa của ông cũng thật buồn cười.
Cô Mêry gọi: "Bác Anbớc!" Thế là ông Uých giật mình, thôi không cười nữa. Ông nói:
- À! xin lỗi các cháu yêu quý! Bác đang ở đâu thế này? À, đúng rồi, bác buồn cười vì một chuyện về chính bác đấy, cháu Mêry ạ. Nếu bác nhịn được cười thì bác đã không cười. Chuyện đó là nếu mỗi lần sinh nhật của bác đúng vào ngày thứ sáu thì bác không thể không buồn cười, hoàn toàn không thể nhịn cười được
Giên hỏi:
- Nhưng tại sao lại như thế,thưa ông?
Maicơn cũng hỏi:
- Nhưng tại sao lại như thế, thưa ông?
- Các cháu biết không, đúng vào ngày đặc biệt này mà ông cười sẽ hít hơi cười đầy bụng và không đứng trên mặt đất được nữa. Ngay khi chỉ mỉm cười cũng vậy. Ông chỉ mới nghĩ đến thôi là cũng bay ngay lên như một quả bóng bay và chỉ tới khi nào ông nghĩ tới một chuyện gì nghiêm túc thì mới xuống mặt đất được.
Thế là ông Uých lại bắt đầu cười cục cục như con gà mái nhưng khi nhìn thấy bộ mặt cô Mêry, ông thôi không cười nữa và nói tiếp:
- Tất nhiên, chuyện đó rắc rối nhưng kể cũng hay hay. Ông chắc là các cháu không hề bị như vậy bao giờ, có phải không?
Giên và Maicơn cùnglắc đầu.
- Ông cũng tin như vậy. Có lẽ đó chỉ là một thói quen đặc biệt của ông. Một tối kia ông đi xem xiếc về, ông cười nhiều đến nỗi ngay hôm sau liệu các cháu có tin lời ông nói không? – Ông bay bổng lên suốt mười hai tiếng đồng hồ và đến khi đồng hồ đánh mười hai giờ đêm, ông mới xuống được mặt đất đấy! Tất nhiên khi đó, ông đã bị rơi đánh "bịch" một cái vì hôm đó là thứ bảy và không phảilà sinh nhật cảu ông nữa rồi. Thật là rắc rối, có phải không, mà lại còn tức cười nữa! Và hôm nay lại là ngày thứ sáu, nàgy sinh nhật của ông, hai cháu cùng Mêry đã tới thăm ông. Ôi, lạy chúa, xin chúa đừng bắt con phải cười!
Nhưng, tuy Giên và Maicơn không hề làm trò gì đáng cười mà chỉ ngạc nhiên trố mắt nhìn, ông Uých lại phá lên cười ầm ĩ và ông lại bay lên bay xuống trên không, tờ báo ở tay ông kêu lật phật, cặp kính đeo mắt chỉ còn bám một nửa vào sống mũi.
Trông ông thật buồn cười, giống như một qủa bóng bay to tướng hình người, đôi khi va đầu vào trần nhà, và có lúc lại va vào giá đỡ ống ga và hai đứa trẻ cố giữ lễ phép mà không thể nào nhịn được cười. Chúng bật lên cười và cứ cười mãi. Chúng mím chặt miệng cố giữ cho tiếng cười khỏi bật ra mà không được. Và ngay sau đó chúng lăn ra sàn nhà, cười bò ra, cười lăn cười lộn.
Cô Mêry kêu lên:
- Đúng là kiều đùa dai!
Maicơn lăn gần tới tấm chắn lò sưởi, kêu lên:
- Cháu không nhịn được! Cháu không sao nhịn được. Buồn cười quá, phải không, chị Giên ơi!
Giên không trả lời vì em đang cảm thấy một sự lạ: khi cười em thấy mình cứ nhẹ dần như bị bơm đầy không khí vào trong người. Đó là một cảm giác kì lạ và thú vị, làm cho em lại càng cười nhiều hơn. Rồi bỗng nhiên, em vụt nẩy lên một cái lơ lửng trong không khí. Maicơn kinh ngạc nhìn Giên bay trogn phòng. Đầu Giên khẽ chạm vào trần nhà và em cứ nẩy dọc trần nhà tới chỗ ônh Uých.
Ông Uých cũng có vẻ rất ngạc nhiên, kêu lên:
- Thế nào? Hôm nay cũng là ngày sinh nhật của cháu à?
Giên lắc đầu.
- Không phải ư? Vậy thì cái hơi cười này lây lan từ người này sang người khác được đó! Này, phải chú ý kẻo va vào lò sưởi.
Lúc này đến lượt Maicơn, cậu bé bỗng nhiên bay bổng lên, vừa bay vừa cười sằng sặc và lướt qua đám đồ trang trí bằng sứ bày trên mặt lò sưởi. Em "hạ cánh" xuống đúng trên đầu gối ông Uých rồi nẩy nhẹ lên một cái.
Ông Uých nồng nhiệt bắt tay Maicơn nói:
- Chào cháu, cháu khoẻ chứ? Ông thấy các cháu thực là ngoan đấy. Ông không xuống được thì các cháu đã lên với ông, có phải không?
Thế rồi hai ông cháu ngó nhìn nhau, ngửa đầu ra phía sau và cùng cười ầm ĩ.
Ông Uých vừa dụi mắt vừa nói với Giên:
- Có lẽ các cháu sẽ cho ông là người kém lịch sự nhất đời đấy. Đáng lẽ phải mời các cháu ngồi thì cháu vẫn cứ phải đứng. Ông không mang ghế lên đây cho cháu ngồi được nhưng cháu cứ ngồi ngay trên không khí cũng rất thoải mái, dễ chịu. Ông cũng ngồi như thế đấy!
Giên ngồi thử và thấy hoàn toàn thoải mái. Em bỏ mũ ra đặt xuống bên cạnh và cái mũ cũng cứ lơ lửng như thế, không cần có cái gì đỡ giữ cả.
Ông Uých nói: "Hay lắm", rồi ông quay đầu nhìn xuống cô Mêry bên dưới.
- Này, cháu Mêry, mấy ông cháu đã ngồi trên này, bây giờ còn cô cháu yêu quý của bác nữa. Thế nào đây? Bác rất vui được cháu và hai cháu bé tới thăm bác hôm nay. Nhưng bác trông cháu, cháu Mêry ạ, có vẻ cau có. Có lẽ cháu không tán thành chuyện này phải không?
Ông chỉ vào Giên và Maicơn và nói một cách vội vàng:
- Cháu Mêry thân mến, bác xin lỗi cháu nhé. Nhưng cháu đã biết tính bác rồi mà. Bác cũng phải nói với cháu là bác không ngờ hai bạn nhỏ này lại có thể bị lây cái tính hay cười của bác. Đáng lẽ bác phỉa bảo chúng tới vào ngày khác hoặc cố nghĩ tới một chuyện gì buồn chán hoặc một cái gì...
Cô Mêry trả lời, rất nghiêm trang:
- Thưa bác, cháu xin nói với bác là trong đời cháu, cháu chưa hề thấy một cảnh tượng như thế này. Mà bác đã lớn tuổi rồi...
Maicơn ngắt lời cô:
- Cô Mêry ơi, cô Mêry! Mời cô lên trên này. Cô cứ nghĩ đến một chuyện gì buồn cười là lên được ngay đấy!
Giên cũng chìa tay về phía cô Mêry và gọi:
- Không có cô, chúng cháu thấy nhớ cô lắm! Cô hãy nghĩ một chuyện gì vui vui đi.
Ông Uých thở dài và nói:
- À, Mêry cũng chẳng muốn lên đấy thôi. Nếu cô thích lên đây thì chẳng cần phải cười cũng lên được, cô ấy cũng thừa biết điều đó.
Nói dứt lời, ông bí mật khẽ đưa mắt lẳng lặng nhìn cô Mêry đang ngồi trên tấm đệm trước lò sưởi.
Cô Mêry nói:
- Thôi, cái trò đùa này thật thiếu nghiem túc nhưng vì bác và các cháu bé đều đã ở trên đó và có lẽ chưa thể xuống được dưới này, thì cháu cũng sẽ phải lên thôi.
Nói đoạn, cô khuỳnh hai tay, đặt hai bàn tay vào hai bên sườn. Giên và Maicơn rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cô, mặt vẫn nghiêm nghị, không cười một tí nào, đã bay vụt lên ngồi bên cạnh Giên.
Cô nghiêm nét mặt, nói:
- Đã bao nhiêu lần cô dặn các cháu là khi đi vào trong một căn phòng ấm, phải cởi áo ngoài ra, mà các cháu không nhớ!
Thế là cô cởi khuy áo ngoài của Giên và đặt chiếc áo gọn ghẽ bên cái mũ.
Ông Uých vui vẻ nói:
- Hay lắm! Cháu Mêry! Hay lắm! - Rồi ông cúi xuống, đặt cái kính xuống mặt lò sưởi. – Bây giờ, chúng ta ngồi đây đều dễ chịu cả.
Mêry khịt mũi, đáp:
- Vâng, dễ chịu cũng có kiểu này kiểu kia!
Ông Uých hình như không chú ý đến điều cô vừa nói, ông bảo:
- Bây giờ, chúng ta sẽ uống trà, ăn bánh nhé!
Nhưng vừa nói xong, ông bỗng giật mình nhớ ra, ông nói:
- Trời ơi! Thật đáng buồn! Bác sực nhớ ra là cái bàn trà dưới kia không thể nào bay lên đây được mà chúng ta thì ngồi ở trên này. Vậy làm thế nào bây giờ? Chúng ta ngồi trên này, bàn tiệc ở dưới ấy! Ôi rắc rối! Rắc rối quá! Nhưng, ồ, bác thấy chuyện này hết sức buồn cười!
Thế là ông lấy ngay khăn mùi xoa che mặt và bật lên cười sằng sặc. Giên và Maicơn tuy vẫn tiếc rẻ các món bánh nướng, bánh ngọt, cũng không nhịn được cười vì bệnh cười của ông Uých lan rất mau.
Ông Uých lấy mùi xoa chùi mắt, ông nói:
- Bây giờ chỉ còn có một cách là chúng ta phải nghĩ tới một chuyện gì nghiêm túc. Một chuyện gì buồn chán, thật là buồn. Thế thì chúng ta mới có thể xuống được. Nào, một, hai, ba! Các cáhu phải nhớ! Chuyện thật là buồn!
Mấy bác cháu lấy tay đỡ cằm và suy nghĩ, nghĩ mãi....
Maicơn nghĩ đến trường học, sẽ có một ngày kia, em sẽ phải đi học. Nhưng chính chuyện đó lại làm cho em thấy buồn cười.
Giên thì nghĩ: " Khoảng mười bốn năm nữa mình sẽ thành người lớn!" Nhưng em cũng chẳng tthấy buồn mà lại còn thấy thích thú, vui vui nữa. Em không thể không mỉm cười khi hình dung ra mình đã lớn, mặc váy dài, mang túi xách.
Ông Uých thì vừa suy nghĩ vừa nói:
- Bác nhớ đến bà cô Êmily đáng thương của bác. Bà cụ bị xe tải cán chết. Buồn quá. Thật buồn hết sức! Bà cô Êmily tội nghiệp! Nhưng họ đã cứu được cái dù của bà cụ. Thật kì lạ, phải không?
Và bỗng nhiên, ông chẳng hiểu vì sao nữa, ông nghĩ đến cái dù cảu bà cụ Êmily được bình yên vô sự, ông bật cười, nẩy cả người lên.
Ông hỉ mũi rồi nói:
- Chẳng có kết quả. Bác bỏ cuộc thôi! Và các bạn nhỏ hình như cũng chẳng có vẻ gì là buồn hơn bác. Cháu Mêry, cháu có cách gì không? Chúng ta phải được uống trà, ăn bánh chứ?
Cho đến bây giờ, Giên và Maicơn vẫn không hiểu là như thế nào. Các em chỉ biết có một điều đã thấy rõ: đó là khi ông Uých hỏi cô Mêry có cách gì không thì bỗng thấy các chân bàn lay động. Thế rồi cái bàn tiệc bay lượn trông thật đáng sợ, các thứ cốc chén, đồ sứ va vào nhau kêu lanh canh, bánh từ trong đĩa rơi ra nằm trên khăn trải bàn, cái bàn bay là là trong phòng, lượn vòng theo một đường cong thật đẹp rồi bay lên và dừng lại khi vừa tới chỗ ông Uých ngồi đúng ở đầu bàn.
Ông Uých tự hào mỉm cười với cô Mêry và khen:
- Cháu của bác giỏi quá! Bác biết là cháu sẽ giải quyết được mà. Mêry, cháu giữ lấy cái chân bàn và rót trà ra đi! Và xin mời hai vị khách nhỏ tới ngồi hai bên ông. Đúng như thế đó! – Ông nói – khi thấy bé Maicơn bay lăng xăng trên không và tới ngồi bên phải ông Giên tới ngồi bên trái ông. - Thế là đông đủ mấy bác cháu ngồi hai bên bàn tiệc. Ở bên dưới, không bỏ sót một cái bánh, một miếng đường nào.
Ông Uých rất hài lòng, mỉm cười. Ông bảo với Giên và Maicơn:
- Ông nghĩ thông thường người ta ăn bánh mì với bơ trước, nhưng hôm nay sinh nhật ông, ta sẽ làm ngược lại, theo cách mà xưa nay ông vẫn cho là thuận, tức là ăn bánh gatô trước.
Nói rồi, ông cắt cho mỗi người một miếng to. Ông hỏi Giên:
- Cháu uống trà nữa nhé?
Giên chưa kịp trả lời bỗng có tiếng người gõ cửa dồn dập. Ông Uých đáp:
- Xin mời vào!
Cửa mở, cô Pơcximơn xuất hiện, tay bưng một cái khay, trên khay là một bình nước nóng. Cô nhìn quanh trong phòng và nói:
- Ông Uých ạ, có lẽ ông cần nước nóng hơn đấy nhỉ!
Cô bỗng nhìn lên thấy mọi người đều ngồi quanh bàn, lơ lửng trên không, cô kêu lên:
- Ối, thật chưa bao giờ, chưa bao giờ tôi thấy những chuyện như thế này! Từ bé đến giờ, chưa từng thấy! Ông Uých ơi, tôi cũng biết là ông hơi kì cục một chút. Nhưng tôi đã nhắm mắt bỏ qua vì ông trả tiền thuê nhà rất đều đặn. Nhưng cái kiểu ông mời khách tới ngồi lơ lửng trên không mà uống trà, ăn bánh như thế này thì thưa ông, làm tôi phải kinh ngạc quá đỗi đấy, ông Uých ạ! Đó là việc làm không nghiêm túc, nhất là ở địa vị một nhà quý tộc đã cao tuổi như ông. Tôi không bao giờ làm...
Maicơn nói:
- Cô Pơcximơn ơi, có khi rồi cô cũng sẽ làm như vậy.
Cô Pơcximơn vênh mặt hỏi:
- Sẽ...sẽ cái gì?
Maicơn đáp:
- Sẽ hít phải thứ "hơi cười", cũng như chúng cháu ấy mà!
Cô Pơcxinmơn bướng bỉnh hất đầu về phía sau và đáp:
- Cô tin là không cậu bé ạ. Cô tôn trọng bản thân cô nên không thể bay lơ lửng trên không như một quả bóng cao su đánh bằng một cái vợt. Xin cảm ơn cậu, tôi phải đứng bằng hai chân tôi, nếu không tôi không còn là Emi Pơcximơn nữa. Nhưng trời ơi! Trời ơi! Làm sao thế này? Tôi không bước chân lên được nữa.... Tôi đang bị nhấc bổng lên... Tôi... Ôi! Có ai cứu tôi với!
Khi đó, cô Pơcximơn dù không muốn, cũng đã rời khỏi mặt đất và đang lơ lửng trên không, lăn bên này bên kia như một cái thùng nhỏ, trong tay vẫn bưng cái khay đu đưa. Khi bay tới bên bàn và đặt bình nước nóng lên bàn thì cô đã như đang khóc vì bực mình.
Cô Mêry nói bằng một giọng rất bình tĩnh, lễ phép:
- Xin cảm ơn cô!
Thế rồi cô Pơcximơn quay ra, từ từ rơi xuống, miệng lẩm bẩm: Thật là thiếu nghiêm túc. Mình xưa nay vẫn là một phụ nữ nghiêm chỉnh, đoan trang, mình phải đi khám bác sĩ...
Khi xuống tới mặt đất, cô vội chạy khỏi phòng, vặn vẹo hai bàn tay nắm vào nahu và không hề quay đầu nhìn trở lại phía sau.
Khi cô đã đóng cửa phòng lại, mấy bác cháu nghe tiếng cô rền rĩ:
- Thật thiếu nghiêm túc!
Giên khẽ bảo với Maicơn:
- Cô ấy không đứng được trên hai chân của mình thì không còn là cô Pơcximơn nữa rồi!
Nhưng giờ đây, ông Uých đang nhìn cô Mêry với vẻ mặt vừa như tò mò, thích thí, vừa như quở trách:
- Cháu Mêry, đáng lẽ cháu không nên làm như vậy, cháu ạ. Tấm thân già của cô ấy có lẽ không chịu nổi. Nhưng, trời ơi, trông cô ta bay lượn trên không ngộ nghĩnh quá!
Thế là cả ông Uých và hai đứa trẻ lại bay lên lăn lộn trên không, ôm bụng cười sằng sặc khi hình dung lúc nãy cô Pơcximơn đã bay lượn như thế nào...
Maicơn kêu lên:
- Trời ơi! Đừng làm em cười nữa! Em không chịu nổi, đến vỡ bụng mất!
Giên đặt tay lên ngực, cố nín cười để thở và kêu lên:
- Ối! Ối! Ối!
Ông Uých kéo vạt áo chùi mắt vì không tìm thấy mùi xoa, gào lên:
- Ôi! Trời ơi!...
Bỗng nghe tiếng cô Mêry sang sảng như kèn tơrompet, át hết tiếng mọi người cười nói:
- Đã đến giờ về nhà rồi!
Bỗng nhiên, độp một cái, ông Uých và hai đứa trẻ đều đột ngột rơi xuống nề nhà cùng một lúc.
Ý nghĩ phải về nhà là ý nghĩ buồn rầu nhất trong buổi chiều nay, và đúng lúc ý nghĩ này xuất hiện trong đầu mấy bác cháu thì "hơi cười" thoát ra hết.
Giên và Maicơn thở dài khi nhìn thấy cô Mêry từ từ lượn xuống, tay cầm áo và mũ của Giên.
Ông Uých cũng thở dài, một tiếng thở dài nặng nề kéo dài mãi. Ông bình tĩnh nói:
- Thật đáng tiếc là các cháu phaỉ về nhà. Chưa bao giờ bác có được một buổi chiều vui vẻ như chiều nay. Các cháu có thấy như thế không?
Maicơn chán quá vì phải trở về mặt đất và thấy trong mình đã mất hết "hơi cười", đáp:
- Cháu cũng thấy như vậy!
Hai em lên xe buýt đi về nhà, mỗi em ngồi một bên cô Mêry. Cả hai em yên lặng, mường tượng lại buổi chiều vui vẻ vừa rồi. Thế rồi Maicơn hỏi cô Mêry với giọng buồn ngủ:
- Cô ơi, cú bao nhiêu lâu thì ông bác cô lại làm như thế một lần?
Cô Mêry có vẻ cáu như thể Maicơn đã hỏi một câu xúc phạm đến bản thân cô, cô gắt lên:
- Như thế là như thế nào?
- Vâng thưa cô, là bay lượn lên xuống trên không, vừa bay lượn vừa cười...
Cô Mêry cất cao giọng và có vẻ cáu kỉnh hỏi:
- Ở trên không? Cháu hãy nói cho cô nghe, cháu muốn nói gì nữa?
Giên cố giải thích:
- Maicơn muốn nói là khi ông bác của cô có đầy "hơi cười" trong người, hay bay lên bay xuống đụng vào trần nhà và khi...
Cô Mêry khịt mũi có vẻ bực mình:
- Bay lên bay xuống! Đụng vào trần nhà! Thật là chuyện hão huyền! Có lẽ các cháu sẽ nói với cô là sau đó, ông ấy biến thành một quả bóng bay!
Maicơn cãi:
- Nhưng mắt chúng cháu đã thấy ông ấy bay lượn rồi mà!
- Sao? Bay lượn! Các cháu dám nói vậy à? Cô phải nói cho các cháu biết ông bác cô là một người rất mực thước, thật thà, chăm chỉ làm ăn và các cháu phải biết tôn trọng khi nói tới ông mới ngoan. Và này, đừng có gặm nhấm cái vé xe buýt nữa. Bay lượn! Thật là chuyện hão huyền!
Maicơn và Giên ngồi hai bên cô Mêry liếc mắt nhìn nhau. Chúng không nói gì nữa vì chúng đã biết rằng tốt hơn hết không nên tranh cãi với cô Mêry, dù có điều gì kì dị mức nào cũng vậy.
Nhưng chúng đưa mắt nhìn nhau có ý bảo với nhau. Chúng không nói gì nữa vì chúng đã biết rằng tốt hơn hết không nên tranh cãi với cô Mêry, dù có điều gì kì dị mức nào cũng vậy.
Nhưng chúng đưa mắt nhìn nhau có ý bảo với nhau: "Có đúng như vậy không nhỉ? Về chuyện ông Uých ấy!. Cô Mêry nói đúng hay chúng mình nói đúng?"
Nhưng không có ai trả lời được câu hỏi đó của hai em nhỏ.
Xe buýt chuyển bánh, chạy long sòng sọc, nhẩy lên chồm chồm. Cô Mêry ngồi giữa hai em nhỏ, có vẻ phật ý. Cô ngồi yên lặng và giờ đây hai em nhỏ đã khá mệt, chúng nhích lại sát vào cô, dựa vào hai bên sườn cô và nhắm mắt ngủ, vẫn còn chưa hết thắc mắc.
IV. ANDRIU, CON CÔ LẮC
Bên cạnh nhà ông Ben là nhà cô Lắc.
Trước khi kể câu chuyện này, tôi phải nói cho bạn đọc biết nhà bên cạnh đó là như thế nào. Đó là một ngôi nhà đồ sộ, lớn nhất trong cái ngõ Anh Đào này. Ngay cả đến ông đô đốc Bum cũng phải ghen tị với cô Lắc về ngôi nhà của cô, tuy rằng nhà ông đô đốc cũng có những ống khói lò sưởi làm theo hình dángống khói tàu thuỷ và ở vườn trước nhà ông, có một cột cờ. Mỗi khi ông đi ngang qua ngôi nhà nguy nga của cô lắc thì những người trong ngõ lại nghe thấy ông nói: "Tức thật! Cô ta cần gì phỉa có một ngôi nhà như vậy!"
Lý do khiến cho ông đô đốc phải ghen tị là nhà cô Lắc có những hai cái cổng. Một cổng để cho cô Lắc và bè bạn, họ hàng ra vào, còn cổng kia dành cho các bác hàng thịt, bác đưa bánh mì và bác đưa sữa.
Có một hôm, bác đưa bánh mì vào nhầm cổng dành cho bè bạn, họ hàng, cô Lắc nổi giận đến mức tuyên bố là từ nay cô chẳng lấy bánh mì của bác nữa.
Nhưng cuối cùng, cô cũng tha lỗi cho bác vì trong cả khu này, chỉ có bác là người thợ bánh mì duy nhất làm được những ổ bánh mì dẹt xinh xinh, trên mặt có những đường vằn xoắn cong. Tuy nhiên, từ ngày đó, cô Lắc thực sự không muốn nhìn mặt bác, vì vậy khi mang bánh tới, bác ta phải kéo cái mũ sụp xuống che đôi mắt để cô Lắc tưởng là người khác. Nhưng cô Lắc thì không bao giờ tưởng như thế cả.
Giên và Maicơn luôn luôn biết được là cô Lắc đang ở trong vườn hay đã đi ra ngoài ngõ vì cô ta có rất nhiêug trâm cài tóc, đeo nhiều vòng cổ, hoa tia, đi đến đâu cũng phát tiếng kêu xủng xoẻng như một dàn trống đồng vậy. Và mỗi lần gặp chúng, cô đều chỉ nói có một câu:
"Chúc buổi sáng (hoặc buổi chiều, nếu gặp sau bữa ăn trưa) tốt đẹp và hôm nay ta có khoẻ không?"
Giên và Maicơn nghe câu đó, không hiểu là cô hỏi về chúng hay hỏi về chính cô và Andriu của cô. Vì vậy chúng chỉ trả lời: "Chúc buổi chiều (hoặc buổi sáng, nếu gặp trước bữa ăn trưa) tốt đẹp!"
Suốt cả ngày, dù hai em đang ở đâu. cũng đều nghe tiếng cô Lắc lớn tiếng gọi Andriu và bảo nó những câu đại khái như:
"Andriu, con ở đâu?" hay là:
"Andriu, com phải mặc áo rồi mới ra ngõ được?"
" Andriu, lại đây với mẹ nào?"
Nếu bạn biết, bạn sẽ tưởng Andriu là tên một đứa con trai, Giên cũng cho rằng cô Lắc nghĩ Andriu là cậu con trai nhỏ. Nhưng không phải. Đó là một con chó, một loại chó bé nhỏ, lông xù, trông giống như khăn quàng cổ, khi nào nó bắt đầu sủa mới biết là con chó.
Con chó Andriu có một cuộc sống rất cao sang. Bạn có thể lầm tưởng nó là một ông vua nước Batư trá hình. Nó nằm ngủ trên một cái gối lụa, trong phòng của cô Lắc; mỗi tuần, nó được đi xe hơi đến tiệm làm đầu để tắm nước thơm; bữa ăn nào nó cũng có món kem, và đôi khi cả các món trai ốc biển nữa. Nó có bốn cái áo khoác kẻ sọc, kẻ ô màu khác nhau. Hàng ngày, nó được hưởng bao nhiêu thứ mà đa số mọi người chỉ được hưởng trong ngày sinh nhật. Và đến ngày sinh nhật của nó thì cứ mỗi tuổi cô Lắc thắp hai ngọn nến chứ không phải chỉ có một ngọn.
Kết quả là cả xóm này đều không ai ưa Andriu mà còn ghét nữa. Khi thấy cô Lắc cho con chó Andriu ngồi ở ghế sau trong ôtô để đi tới tiệm làm đầu, mình nó mặc cái áo đẹp nhất, có một cái đệm lông đặt trên đầu gối, thì dân trong ngõ lại có một dịp cười thoải mái.
Có một hôm khi cô Lắc mua cho nó hai đôi giày da xinh xinh để dù nắng hay mưa, nó cũng đi ra công viên được, mọi người trong ngõ đều phải chạy ra cửa xem nó đi qua và lấy tay che miệng cười.
Lần ấy, Maicơn và Giên đứng bên này hàng rào ngăn cách giữa hai nhà. Nhìn thấy con Andriu, Maicơn nói:
- Hừ, con chó đó là đồ ngu đần! – và cười nhạo con chó.
Cô Mêry bảo:
- Nó đâu phải là đồ ngu đần. Con nào là con ấy thôi mà!
Cô Mêry nói rất đúng. Rồi đây, bạn đọc sẽ thấy ngay rằng con chó đó không phải là đồ ngu đần...
Bạn không nên cho là nó không biết tôn trọng cô Lắc, chủ nó. Có đấy! Nó rất mến cô theo một cách rất hiền lành. Nó không thể không có cảm tình với người đã rất quý nó từ khi nó còn là một con cún con, mặc dù cô Lắc hôn nó quá mức. Nhưng có điều chắn chắn là cuộc sống như vậy đã làm cho nó chán ngán. Giá mà nó có một gia sản thì nó sẽ dùng một nửa gia sản đó để đánh đổi lấy một miếng thịt sống đỏ tươi thay cho bữa ăn thường ngày của nó là lườn gà, trứng rán.
Trong thâm tâm, Andriu ao ước được là một con chó bình thường. Mỗi lần nó đi ngang qua tấm giấy chứng nhận phả hệ của nó (treo trong phòng khách của cô Lắc) nó lại cảm thấy run lên vì hổ thẹn. Và nó còn nhiều lần ao ước giá nó không có cha, không có ông hoặc cụ kị gì để cho cô Lắc có thể mang ra làm chuyện rắc rối như vậy.
Vì nó ao ước được là một con chó bình thường nên Andriu hay đánh bạn với các con chó loại đó. Khi gặp dịp thuận tiện, nó chạy ra cổng ngồi đợi các bạn để trao đổi với nhau đôi điều nhận xét thông thường. Nhưng nếu cô Lắc bắt gặp nó ngồi đó thì chắc chắn cô sẽ bảo nó: "Andriu, Andriu, đi vào đi, con! Con phải tránh xa những quân Ả rập đáng sợ đó!"
Và tất nhiên là Andriu phải đi vào trong nhà, nên không, cô Lắc sẽ đi ra bế nó vào, làm cho nó phải xấu hổ. Thế là nó thẹn đỏ cả mặt và nhảy vội qua các bậc cửa để các bạn nó không nghe thấy cô Lắ gọi nó là "cục cưng", "niềm vui", "cục đường xinh xắn" của cô.
Anh bạn đặc biệt nhất của Andriu là một chú chó còn quá bình thường nữa. Đó là một con chó lai, bố mẹ nó là giống chó săn và nó giống bố mẹ nó ở những tính xấu nhất. Khi có đám chó quần nhau ngoài ngõ thì chắc chắn nó có mặt giữa đám chó đó. Nó luôn luôn gây sự với bác bưu tá hoặc anh cảnh sát và không có gì nó thích hơn việc hít ngửi các cống rãnh, cac thùng rác. Nó là đầu đề câu chuyện bàn tán của dân trong ngõ và quá nhiều người đã thích thú nói rằng may nó không phải là con chó của mình.
Nhưng Andriu rất thích nó và luôn mong nó tới. Đôi khi, chúng gặp nhau ở công viên chỉ kịp trao đổi với nhau một cái khịt mũi, nhưng cũng có những dịp may mắn hơn - rất hiếm có – chúng nói chuyện với nhau được khá lâu ở cổng. Qua anh bạn này, Andriu biết được các chuyện linh tinh trong thị trấn và nếu bạn được thấy con chó đó vừa kể vừa cười hô hố như thế nào thì có thể đoán được đó không phải là những lời ca ngợi. Chúng đang nói chuyện với nhau thì bỗng có tiếng cô Lắc từ cửa sổ gọi, thế là con chó kia đứng lên, quay về phía cô Lắc mà thè lưỡi ra, nháy mắt với Andriu và phóng đi, ngoáy cái mông để tỏ thái độ "bất cần".
Tất nhiên là Andriu không được phép đi ra khỏi cổng trừ khi được cô Lắc dắt đi dạo công viên, hoặc đi theo một cô hầu phòng khi cô ta đi sửa móng chân, móng tay.
Vậy mà, bạn hãy tưởng tượng xem Giên và Maicơn ngạc nhiên tới mức nào khi các em thấy chỉ có một mình con Andriu phóng vụt qua trước mặt các em trong công viên, hai tai cụp xuống, đuôi ngỏng lên như thể đang đuổi theo dấu vết một con hổ.
Cô Mêry vội vàng giữ lấy cái xe nôi, để đè phòng nhỡ nó phóng nhanh như vậy có thể va phải và làm lật xe trong đó có hai bé sinh đôi. Khi nó phóng ngang qua, Giên và Maicơn hét lên gọi nó. Maicơn bắt trước giọng the thé của cô Lắc, hỏi nó:
- Này Andriu, áo của con đâu rồi?
Giên quát:
- Andriu, con là đứa bé hư!
Giên là con gái nên giọng nó giống của cô Lắc hơn.
Nhưng con Andriu nhìn hai em với vẻ trịch thượng qồi quay về phía cô Mêry mà sủa ầm ĩ.
Con Andriu sủa liền mấy tiếng: "Gâu! Gâu!"
Cô Mêry nói:
- Để ta xem nào. Ngôi nhà đó là ngôi nhà thứ nhất ở bên tay phải của mày và ngôi nhà thứ hai ở bên tay trái.
Con Andriu lại sủa: "Gâu! Gâu!" nhiều lần dồn dập.
- Không! Không có vườn, chỉ có cái sân sau. Cổng lúc nào cũng mở.
Con Andriu lại sủa nữa.
Cô Mêry đáp:
- Ta không chắc chắn lắm đâu! Nhưng ta cho là như vậy. Thường thường, nó về nhà vào giờ uống trà.
Con Andriu ngoái đầu về phía sau và lại phóng đi. Giên và Maicơn kinh ngạc, mắt trợn to bằng những cái đĩa tách. Hai đứa cùng hỏi:
- Cô ơi, nó nói gì thế?
Cô Mêry đáp:
- Chỉ chạy chơi cho qua ngày mà!
Cô chỉ nói vậy rồi mín chặt miệng như thể không muốn nói thêm lời nào nữa. Cặp sinh đôi, Giôn và Bacbara ngồi trong cái xe nôi cũng đang bi bô.
Maicơn nói:
- Không phải là nó chạy chơi đâu!
Giên cũng nói:
- Nó chẳng chạy chơi như thế bao giờ!
Cô Mêry nghiêm nét mặt, bảo:
- Ừ, thế thì các cháu biết rõ hơn cô, thường là như vậy mà!
Maicơn nói:
- Chắc là nói hỏi cô về ai đó, ở cái nhà nào. Cháu chắc rằng nó sẽ...
Cô Mêry lại khịt mũi và nói:
- Thôi, nếu cháu đã biết thì còn hỏi cô làm gì! Cô không phải là một quyển từ điển.
Giên nói:
- Này, Maicơn, em nói với cô như thế thì chẳng bao giờ cô nói cho biết đâu. Cô Mêry ơi, cô làm ơn cho cháu biết con Andriu nó bảo gì với cô thê!
Cô Mêry hất hất cái đầu về phía MAicơn và nói:
- Cháu cứ hỏi cậu bé này. Cậu ấy là "người biết đủ mọi cái"
- Ồ, không đâu, thưa cô. Cô Mêry ơi, xin cô nói đi
Cô Mêry đáp:
- Ba rưỡi chiều. Giờ uống trà đây!
Nói xong, cô đẩy cái xe nôi đi à mím chặt miệng như thể đóng cửa miệng hầm. Suốt dọc đường về nhà cô không nói một lời nào nữa.
Giên và Maicơn lẽo đẽo bước theo sau.
Giên bảo:
- Tại em đấy! Thế là chịo em mình sẽ chẳng bao giờ biết được!
Maicơn đáp:
- Em không cần – và em đạp chân xuống đường để đẩy cái xe "lết chân" đi nhanh hơn – Em chẳng cần biết làm gì!
Nhưng thật ra, em rất nóng lòng muốn biết. Sau đó không lâu, chưa đến giờ uống trà thì cả hai em nhỏ này và tất cả mọi người đều biết rõ sự việc.
Đúng vào lúc mấy cô cháu sắp đi sang đường để về nàh thì nghe thấy ở nhà bên cạnh có tiếng kêu la ầm ĩ và nhìn thấy một cảnh tượng kì lạ. Hai cô hầu phòng của cô Lắc đang chạy nhớn nhác trong vườn, nhòm ngó vào các bụi cây, ngước nhìn lên các cây cao, như người đi tìm kiếm một vật quý giá nhất đã bị thất lạc. Và còn có cả anh Rôbơcxơn ở nhà số 17 cũng sang, đang cầm cái chổi gạt gạt, chọc chọc trên lối đi trong vườn nhà cô Lắc như để tìm lại của báu bị lấp dưới sỏi. Bản thân cô Lắc cũng đang chạy quanh vườn và gọi to: "Andriu! Andriu! Ôi! Nó bị lạc mất rồi! Tôi sẽ đi báo cảnh sát! Tôi phải tới gặp ông Thủ tướng! Andriu bị lạc rồi! Trời ơi! Trời đất ơi!"
Giên chạy vội qua đường và nói:
- Ôi! Tội nghiệp cho cô Lắc! Giên cũng cảm thấy buồn vì trông cô Lắc có vẻ hoảng hốt quá chừng.
Nhưng Maicơn đã làm cho cô Lắc yên tâm. Đúng lúc Maicơn bước vào cổng nhà số 17, em nhìn ra đầu ngõ và đã thấy...
- Cô Lắc ơi, con Andriu kia kìa. Cô nhìn ra đầu ngõ mà xem, đúng chỗ góc đường trước nhà ông đô đốc Bum ấy!
Cô Lắc nín thở và nhìn theo hướng Maicơn chỉ tay, nói:
- Đâu? Đâu? Chỉ cho cô xem nào!
Đúng rồi, con Andriu đang đi lững thững, bình thản như không để ý gì đến mọi cái trên đời và đi bên cạnh nó, là một con chó lai, nửa là chó săn, nửa là chó tha vật săn về và chỉ có những nét xấu xí nhất của bố mẹ.
Cô Lắc thở phào:
- Ôi! Nhẹ cả người!
Đúng là trút đi được một gánh nặng!
Cô Mêry và mấy đứa trẻ đứng chờ ngoài ngõ, trước cổng nhà cô Lắc, còn cô Lắc cùng hai cô hầu phòngbám vào hàng rào cúi đầu ngó ra. Anh Rôbơcxơn ngừng cày xới con đường sỏi, chống cái cán chổi đứng lên. Tất cả mọi người đều im lặng đợi con Andriu quay về nàh.
Hai con chó ung dung bước tới gần đám người đứng đợi, phấn khởi ve vẩy đuôi, vểnh hai tai dựng đứng, và nếu bạn đọc nhìn vào mắt con Andriu, bạn sẽ hiểu nó muốn nói gì, nó muốn thương lượng một chuyện gì đó.
Cô Lắc nhìn con chó bạn của con Andriu và kêu thét lên:
- Con chó kia thật kinh tởm! Xuỳ! Xuỳ! Cút đi!
Nhưng con chó ấy ngồi ngay bên bờ hè, lấy chân trước gãi tai và há miệng ngáp.
Cô Lắc giận dữ, khua hai tay để đuổi nó:
- Đi đi! Cút đi! Về nhà mày đi! Xuỳ!...
Cô nói tiếp:
- Còn Andriu! Con phải vào trong nhà ngay tức khắc! Con đi ra đường một mình mà lại không mặc áo nữa. Mẹ rất bực mình về con đấy.
Con Andriu uể oải sủa mấy tiếng nhưng vẫn ngồi yên.
Cô Lắc nói:
- Andriu, con muốn gì? Vào trong nhà ngay lập tức!
Con Andriu lại sủa mấy tiếng.
Cô Mêry nói xen vào:
- Nó nói là nó không vào trong nhà đâu!
Cô Lắc quay lại vênh mặt nhìn cô Mêry:
- Sao cô biết nó nói những gì? Tất nhiên rồi nó sẽ đi vào nhà thôi!
Cô Mêry nói:
- Nó không vào nhà đâu, trừ khi có cả bạn nó cùng vào.
Cô Lắc tức giận nói:
- Thật toàn chuyện vớ vẩn! Nó đâu có nói như vậy! Tôi đâu có thể cho một con chó lai to xác như nó bước vào cổng nhà tôi!
Con Andriu sủa ba bốn tiếng.
Cô Mêry nói:
- Nó nói là nó yêu cầu như thế và hơn nữa, nó sẽ bỏ nhà đi, sống cùng bạn nó cho tới khi bạn nó được phép tới sống cùng nó.
Cô Lắc gần như khóc, kêu lên:
- Ôi! Nó nhất định bỏ đi. Tôi nhìn thấy nó đang bỏ đi kia kìa! – Cô lấy mùi xoa bưng miệng khóc thút thít rồi hỉ mũi và nói – Thôi được, Andriu, mẹ bằng lòng đấy. Con... con chó kia, mẹ cho nó ở lại nhà mình. Tất nhiên với điều kiện là chỉ cho nó ngủ trong hầm chứa than.
Con Andriu sủa lên một tiếng.
Cô Mêry giải thích:
- Nó nói là như thế không được! Bạn nó cũng phải có một cái nệm bằng lụa như của nó và cũng ngủ trong phòng cô. Nếu không, nó sẽ xuống ngủ dưới hầm chứa than với bạn nó.
Cô Lắc rền rĩ:
- Andriu con ơi, sao con lại thế? Mẹ không bao giờ đồng ý chuyện đó đâu!
Trông con Andriu như có vẻ sắp bỏ đi, bạn nó cũng vậy. Cô Lắc thét lên:
- Ôi! Con tôi bỏ tôi mà đi! Thôi được Andriu, mẹ sẽ chiều ý con. Sẽ cho nó ngủ trong phòng của mẹ. Nhưng rồi đây, mẹ sẽ chẳng còn như ngày trước nữa, không bao giờ như trước nữa. Con chó tầm thường như thế mà phải cho...
Cô lau nước mắt ròng ròng và tiếp tục:
- Andriu ơi, mẹ không ngờ con lại như thế. Nhưng thôi, mẹ không nói gì nữa, dù trong bụng nghĩ như thế nào. Và... cái con đó, mẹ sẽ gọi tên nó là con "Hoang" con "Lạc".
Nghe cô Lắc nói thế con chó kia trợn mắt nhìn cô và Andriu sủa ầm ĩ.
Cô Mêry noi:
- Chúng nó bảo phải gọi tên con chó đó là "Uynlơbi" và không được gọi bằng tên nào khác, vì tên nó là Uynlơbi.
Cô Lắc bực bội noi:
- Uynlơbi à? Tên gì quái lạ thế! Tậht là quá dở!
Andriu lại sủa nữa, cô Lắc hỏi:
- Nó nói gì vậy?
Cô Mêry nói:
- Nó nói nếu nó quay lại thì cô không được bắt nó mặc áo, hoặc đi tới tiệm làm đầu. Đó là điều nó đã quyết định, không thể thay đổi.
Mấy phút yên lặng trôi qua. Cuối cùng cô Lắc nói:
- Thôi được! Nhưng này Andriu, mẹ bảo trước, nếu con bị cảm thì đừng có oán trách mẹ đấy!
Con Andriu quay đầu về phía con Uynlơbi, có vẻ như muốn nói: "Đi nào!" và hai con sóng đôi cùng nhau bước thong thả trên lối đi vào trong vườn, đuôi ve vẩy như lá cờ và đi theo cô Lắc vào trong nhà.
Khi hai chị em Giên cùng đi lên gác về phòng trẻ em uống trà, Giên noi:
- Em thấy không, nó đâu phải đồ ngu đần!
Maicơn đồng ý:
- Đúng đấy! Nhưng làm sao mà cô Mêry lại biết nó muốn gì nhỉ?
Giên đáp:
- Chị không biết và cô Mêry cũng sẽ chắng bao giờ nói cho chị em ta biết vì sao đâu! Chị chắc chắn là như vậy.
V. CON BÒ CÁI ƯA NHẢY MÚA.
Giên bị đau tai, phải nằm yên trên giường, đầu em bịt cái khăn mùi xoa to, màu sặc sỡ của cô Mêry.
Maicơn muốn biết cảm giác đau tai ra sao, hỏi:
- Nó đau như thế nào hả chị?
Giên đáp:
- Cứ như là súng bắn ở trong đầu ấy!
- Súng đại bác à?
- Không, chỉ kêu tạch tạch như súng đồ chơi thôi.
Maicơn kêu: "A! Hay nhỉ!" và có vẻ như cũng muốn đau tai vì có thể cũng thú vị đấy. Em bảo:
- Em kể cho chị nghe một câu chuyện trong quyển sách kia nhé!
Giên đáp:
- Không, chị không chịu được đâu! – Và đưa tay bưng lấy tai.
Vậy thì em sẽ ra ngồi bên cửa sổ và nói cho chị nghe ngoài đường có những gì nhé!
Giên nói:
- Được, em kể đi!
Thế là cả buổi chiều hôm đó, Maicơn ngồi trên cái ghế bên cửa sổ và kể cho chị nghe mọi chuyện xảy ra ngoài ngõ. Những chuyện Maicơn kể, có chuyện chẳng ra sao nhưng cũng có chuyện rất hay. Em kêu lên:
- Ông đô đốc Bum kia kìa! Ông ấy ra khỏi cổng và đang rảo bước đi ra cuối ngõ. Ông ta đàn đi tới đây đấy! Mũi ông ta vẫn đỏ như mọi ngày và đầu ông đội cái mũ chóp cao. Bây giờ, ông ta đi tới nhà bên cạnh...
Giên hỏi:
- Ông ấy có kêu "tiếc cả cái bụng" không?
- Em không nghe thấy nhưng chắc là có. Kìa, cô hầu phòng thứ hai của cô Lắc đang ở trong vườn. Anh Rôbơcxơn cũng đang ở trong vườn nhà ta, vừa quét lá vừa ngó qua hàng rào cây xanh để nhìn cô kia. Bây giờ anh đang ngồi nghỉ.
Giên bảo:
- Anh ấy bị yếu tim đấy!
- Sao chị biết?
- Anh ấy kể với chị như thế. Anh ấy nói là bác sĩ bảo anh ấy chỉ nên làm việc rất ít thôi. Chị còn nghe thấy ba có bảo nếu anh ấy làm theo lời bác sĩ thì ba sẽ cho anh ấy thôi việc. Ối! Sao mà nó cứ đập thình thich trong đầu. – Giên kêu lên rồi lại lấy hai tay bịt tai.
Maicơn ngó qua cửa sổ, kêu lên:
- Này, này!
Giên nhổm dậy, hỏi:
- Cái gì thế, nói cho chị nghe nào!
Maicơn nhảy chồm chồm trên ghế và nói:
- Thật kì lạ! Ngoài ngoc có một con bò cái!
Giên kêu lên:
- Có con bò cái à? Con bò cái thật sự à?
Mà ngay giữa thành phố! Hay nhỉ! Cô Mêry ơi, có con bò cái đi ngoài ngõ, Maicơn nó bẩo thế!
- Nó đang đi thong thả, đến cổng nhà ai cũng ngó vào và cứ nhìn quanh quẩn như đã đánh mất vật gì.
Giên buồn bã nói:
- Giá mà chị được ra xem nhỉ!
Cô Mêry đến bên cửa sổ. Maicơn lấy tay chỉ xuống dưới đường và nói:
- Cô trông kìa! Một con bò cái.
Buồn cười quá!
Cô Mêry đưa mắt liếc nhanh xuống dưới đường.Cô bỗng ngạc nhiên, giật mình. Cô quay lại bảo hai đứa trẻ:
- Chẳng có gì là buồn cười cả! Cô biết con bò cái ấy. Nó là bạn thân của những con bò của mẹ cô và các cháu nên nói năng lễ phép với nó. – Cô vuốt cái tạp dề cho păhngr và nghiêm nghị nhìn hai chị em Giên.
Maicơn cất tiếng dịu dàng hỏi vì em mong rằng nếu nói năng đặc biệt lễ phép thì sẽ được biết một đôi điều về con bò này:
- Thưa cô, cô biết nó từ lâu phải không ạ?
Cô Mêry đáp:
- Từ trước khi nó tới gặp nhà vua.
Giên cũng lấy giọng, gợi chuyện:
- Thưa cô, nó gặp nhà vua khi nào ạ?
Cô Mêry đăm đăm nhìn vào khoảng không, đôi mắt cô chăm chú hướng vào một cái gì đó mà hai đứa trẻ không nhìn thấy. Chúng nín thở chờ đợi.
Cô Mêry bắt đầu kể bằng giọng nói trầm tư của người kể chuyện:
- Đã lâu lắm rồi... - Cô ngừng lời như thể đang nhớ lại những sự việc đã xảy ra hàng mấy trăm năm về trước. Thế rồi cô lại tiếp tục kể, như trong giấc mơ, mắt vẫn hướng vào khoảng giữa căn phòng nhưng không nhìn vào đâu cả.
Con bò cái ấy tên là Bò Đỏ. Mẹ cô kể lại rằng nó cũng có cương vị quan trọng và giàu có. Con Bò Đỏ sống trong một cánh đồng tươi xanh, đẹp đẽ nhất trong vùng, một cánh đồng đầy những cây mao lương, hoa vàng rực to bằng cái đĩa chén và những cây bồ công anh to hơn cây chổi quét nhà, đứng thành hàng như những người lính.
Mỗi lần Bò Đỏ ngoạm một người lính thì lại có một anh khác mọc ra, mặc quân phục xanh lá cây và đôi mũ lông màu vàng óng. Con Bò Đỏ ấy từ trước đến nay vẫn sống ở đó. Nó nói với mẹ cô rằng nó không nhớ được thời kì trước khi nó chưa tới sống ở đó là như thế nào. Thế giới của nó giới hạn trong các hàng rào cây xanh bao quanh và khoảng trời xanh trên đầu; nó không biết gì bên ngoài thế giới đó còn có những gì.
Con Bò Đỏ có lối sống nghiêm túc, đáng trọng, nó ứng xử như một nhà quý tộc thực sự và hiểu biết mọi điều. Đối với nó, một vật chỉ có thể là màu đen hoặc màu trắng, không thể là màu xám hoặc màu hồng. Con bò này nhận xét kẻ khác hoặc là tốt hoặc là xấu, không có mức trung gian. Các cây bồ công anh thì hoặc là ngọt, hoặc là chua, không có mức vừa vừa, lưng chừng...
Cuộc sống của con Bò Đỏ rất bận rộn. Buổi sang, nó phải dạy con gái là cô Bê Đỏ học; buổi chiều, nó dạy Bê Đỏ các quy tắc ứng xử, nói năng và mọi điều mà một con bê có giáo dục cần phải biết.
Sau đó hai mẹ con ăn bữa chiều: Bò Đỏ dạy Bê Đỏ phân biệt nhánh cỏ nào ngon, nhánh cỏ nào không ngon và ban đêm, khi bê con đã ngủ yên, Bê Đỏ nằm một chỗ, vừa nhai lại vừa trầm ngân suy tư...
Ngày nào cũng đúng in như vậy. Rồi thì một cô Bê Đỏ dần lớn lên, ra đi và lại có một con Bê Đỏ khác thế chỗ... Và tất nhiên con Bò Đỏ cảm thấy như cuộc sống của mình bao giờ cũng là như thế và thực sự, cũng không mong ước gì hơn là cứ như thế mãi cho đến trọn đời.
Nhưng đúng thời điểm mà Bò Đỏ đang suy tưởng, nghiền ngẫm những ý nghĩ đó thì – như sau này Bò Đỏ kể lại với mẹ cô - một sự việc li kì bỗng đã rình rập cuốn hút Bò. Sự việc đó xảy ra trong một đêm kia, khi nhứng ngôi sao trên trời trông như những đoá bồ công anh và mặt trăng giống như một bông cúc vàng lớn đặt giữa những vì sao.
Đêm hôm đó, khi Bê Đỏ đã ngủ yên khá lâu, con Bò Đỏ bỗng đứng dậy và bắt đầu nhảy múa. Bò nhảy múa say sưa, rất uyển chuyển và nhịp nhàng, tuy không có nhạc đệm. Có lúc, bò nhảy điệu pônka, có lúc bò nhảy vũ điệu quay cuồng của dân vùng cao, và có lúc múa một điệu mà bò tự sang tác. Và, sau mỗi tiết mục múa, Bò lại cúi chào và chạm cả đầu vào những bông hoa bồ công anh.
Khi bắt đầu vào điệu múa "Cây sáo trúc của chàng thuỷ thủ" thì Bò Đỏ chợt tự bảo: "Trời ơi! Thật là kì lạ! Từ xưa tới nay, mình vẫn cho rằng nhảy múa là một trò không đứng đắn, nhưng đúng ra không phải như thế, vì chính mình đang nhảy múa. Vì mình là một cô bò gương mẫu cơ mà!"
Thế là Bò Đỏ cứ nhảy múa hoài, và cảm thấy rất thích thú. Tuy nhiên, cuối cùng, Bò thấy mệt và quyết định là nhảy múa như thế đủ rồi, phải đi ngủ thôi
Nhưng Bò vô cùng ngạc nhiên khi thấy không thể ngừng lại được. Khi Bò định nằm xuống bên cạnh con Bê Đỏ thì bốn chân của Bò vẫn cưs gõ đập, múa may và tất nhiên là than mình Bò cũng phải chuyển động theo. Thế là Bò lại nhảy múa vòng quanh khu đồng cỏ, lúc theo điệu này, lúc theo điệu khác, lúc lại nhón bước đi trên đầu ngón chân.
Đôi lúc, Bò thì thầm với giọng nói như một nhà quý tộc: "Trời ơi! Thật là kì dị!" nhưng vẫm không sao dừng lại được.
Trời đã sang mà Bò Đỏ vẫn còn nhảy múa dọc ngang rồi vòng quanh khu đồng cỏ, còn con Bê Đỏ đáng thương, vất vả chạy theo mẹ mà gọi: "Mê...ê! Mê... ê!" Qua đêm thứ hai, Bò Đỏ vẫn nhảy múa, vẫn không dừng lại được và đã cảm thấy lo lắng quá chừng. Sau một tuần lễ nhảy múa không ngừng, gần như là Bò Đỏ đã hết hơi, hết sức. Bò quyết định: " Mình sẽ phải vào chầu Đức Vua để xin ý kiến về sự viêc này!"
Thế là Bò Đỏ hôn từ biệt Bê Đỏ để lên đường, dặn Bê Đỏ ở nhà phải ngoan. Sau đó, Bò nhảy múa qua hết cánh đồng cỏ đi tới hoàng cung để gặp Đức Vua.
Suốt dọc đường, Bò Đỏ vẫn nhảy múa, khi đi qua các bụi cây xanh thì dứt vội vài ba nhánh lá và ai nấy nhìn thấy bò cũng đều trợn tròn mắt, kinh ngạc. Nhưng không ai kinh ngạc bằng chính bản than Bò Đỏ.
Cuối cùng, Bò tới Cung điện nhà vua, nơi Đức Vua đang ngự. Bod dung miệng giật dây chuông và khi cổng đã mở, Bò nhảy múa đi qua cổng, theo con đường lớn trong hoa viên dẫn tới những bậc cửu trùng, trên đó là ngai vàng của Đức Vua.
Đức Vua đang ngự trên ngai vàng, đang bận sạon thảo một bộ luật mới. Quan Thư ký đang ghi những lời Đức Vua truyền phán vào trong một quyển sổ nhỏ màu đỏ, lần lượt từng điều khoản một. Xung quanh là các triều thần và các vị phu nhân xin vào bệ kiến, ai nấy đều mặc trang phục lộng lẫy và đều cùng cất tiếng nói một lúc.
Đức Vua hỏi:
- Ngày hôm nay, ta đã soạn được bao nhiêu điều luật rồi?
Quan Thư ký đếm số điều luật đã ghi trong một quyển sổ nhỏ màu đỏ, sau đó cúi dập đầu và vẫn giữ cẩn thận cái bút lông ngỗng cho khỏi rơi, trình tâu:
- Tâu Đức Vua, được bảy mươi hai điều khoản!
Đức Vua phán:
- Chà! Làm trong một giờ, được như vậy là khá lắm!
Trông Đức Vua có vẻ rất hài long về mình. Đức Vua đứng dậy, sửa lại cái áo lông chồn trắng rất ưa nhìn và oai nghiêm phán bảo:
- Thôi, hôm nay làm đến đó thôi! Hãy truyền mang kiệu tới. Ta phải đi tiệm hớt tóc.
Lúc ấy, Đức Vua mới nhìn thấy con Bò Đỏ đang tới gần. Đức Vua lại ngồi xuống ngai vàng và cầm cây vương trượng.
Khi thấy Bò Đỏ tới sát bệ cửu trung, Đức Vua hỏi:
- Này, cái gì đây thế?
Bò Đỏ trả lời ngắn gọn:
- Tâu Đức Vua, một con bò cái!
Đức Vua phán:
- Ta biết rồi. Ta vẫn nhìn rõ mọi thứ! Nhưng nhà ngươi cầu xin điều gì? Nó nhanh lên! Ta đã hẹn với người thợ cắt tóc là sẽ tới vào lúc mười giờ.Bác ta không thê chờ được quá giờ đó và ta thì nhất thiết phải cắt tóc hôm nay. Này, nhà ngươi đừng có nhảy nhót lung tung như thế nữa! - Đức Vua nổi giận, nói them. – Nhà ngươi làm ta chóng cả mặt!
Tất cả đám triều thần đều đồng thanh hô:
- Chóng cả mặt!
Con Bò Đỏ nhăn nhó tâu.
- Tâu Đức Vua, thần thiếp đã bị khổ sở chính vì chuyện đó! Thần thiếp không thể dừng lại được.
Đức Vua giân dữ phán:
- Không dừng lại được à. Dừng lại ngay! Trẫm truyền lệnh: Dừng lại ngay!
Tất cả đám triều thần lại đồng thanh hô:
- Dừng lại ngay!
Bò Đỏ cố gắng hết sức để dừng lại. Trên mình Bò, các cơ bắp, các dải xương sườn nổi lên cuồn cuộn như những dãy núi ở khắp mọi chỗ. Nhưng không chút hiệu quả! Bò Đỏ vẫn tiếp tục nhảy múa dưới chân bệ cửu trùng.
- Tâu Đức Vua trước đay thần thiếp cũng đã rang sức nhưng không thể được. Thần thiếp đã nhảy máu suốt bảy ngày liền. Thần thiếp không được ngủ. Thần thiếp chỉ được ăn chút ít. Một vài nhánh cỏ gai hoa trắng mà thôi. Vì vậy, thần thiếp tới xin bệ hạ phán bảo.
Đức Vua gạt chiếc vương miện về một bên rồi gãi đầu và phán:
- Hừ! Kì quái thật!
Các triều thần cũng đều gãi đầu và nói:
- Kì quái thật!
Đức Vua lại hỏi:
- Nhà ngươi thấy khi nhảy máu thì trong người thế nào?
Bò Đỏ tâu:
- Tâu Đức Vua, rất thích thú! – Bò Đỏ ngừng lời như đang lựa chon từ ngữ - Thần thiếp còn có cảm giác thực dễ chịu nữa. Như là có một tiếng cười lan toả lâng lâng trong người vậy.
Đức Vua phán: "Kì quái thật!" rồi đưa tay đỡ lấy cằm và chăm chú nhìn Bò Đỏ, ngẫm nghĩ nên làm thế nào để giải quyết được vụ việc này cho thật ổn.
Bỗng nhiên Đức Vua đứng phắt dậy và kêu:
- Trời ơi!
Tất cả đám quần thần đều kêu lên:
- Tâu Đức Vua, có điều gì vậy?
Đức Vua phán:
- Điều gì ư? Các khanh không thấy gì à? - Đứuc Vua đang rất bị kích động, ngài quăng cây vương trượng và phán – Ta thật là ngu đần vì không nhìn thấy ngay từ trước. Và các khanh cũng toàn là đồ ngu đần cả! - Đức Vua giận dữ quay về phía đám triều thần – Các khanh không nhìn thấy có một ngôi sao rơi mắc vào sừng con bò à?
Quần thần bỗng như lúc ấy mới nhìn thấy ngôi sao và đồng thanh hô: "Đúng như vậy!". Và khi càng nhìn, càng thấy ngôi sao sang hơn.
Đức Vua phán:
- Nguyên nhân sự việc là ở đó! Bây giờ các khanh phải gỡ bỏ ngôi sao đó ra thì vị phu nhân này sẽ ngừng nhảy múa và có thể ăn điểm tâm một chút. – (Nói với Bò Đỏ) – Này, Bò Đỏ, ngôi sao đó đã làm nhà cho ngươi phải nhảy múa đấy! Nào các khanh, tiến hành đi!
Đức Vua ra hiệu cho quan Tể tướng. Tể tướng khẩn trương bước tới trước mặt Bò Đỏ và đưa tay ra nắm lấy ngôi sao. Tể tướng không gỡ ra được. Thế là các triều thần khác lần lượt từng vị tới trợ lực, người này ôm vòng lấy bụng người kia cuối cùng thành một dây dài như có một cuộc chơi kéo co đấu sức giữa đám triều thần và ngôi sao.
Bò Đỏ kêu lên:
- Xin quý vị chú ý giữ gìn cái đầu tôi!
Đức Vua hét lên:
- Kéo khoẻ lên nào!
Quần thần ra sức lôi kéo mạnh hơn. Họ cố gắng kéo, mặt mũi đỏ rừ như gấc chin. Họ kéo mãi, lôi mãi đến lúc đã hết cả hơi và đều ngã ngửa ra, người nọ đè lên người kia. Ngôi sao vẫn không nhúc nhích, vẫn dính chặt vào sừng Bò Đỏ.
Đức Vua chặc lưỡi:
- Chà, chà! Nào, quan thư kí đâu, hãy mở tập bách khoa toàn thư ra xem trong đó nói như thế nào về hiện tượng " bò cái có ngôi sao mắc vào sừng".
Quan thư ký quỳ gối, bò tới chui xuống dưới ngai vàng. Quan chui ra, mang theo một cuốn sách to tướng màu xanh lá cây thường xuyên để ở đó để tra cứu khi Đức Vua cần biết về một vấn đề nào đó.
Ông ta mở sách ra, lật trang, tìm:
- Tâu Đức Vua, không có mục đó mà chỉ có truyện "Con Bò cái nhảy qua mặt trăng" mà thôi! Truyện này thì ai cũng biết cả rồi!
Đức Vua xoa xoa cằm suy nghĩ. Ngài bực bội thở dài và nhìn Bò Đỏ và phán:
- Ta cho rằng chỉ có một cách là nhà ngươi cũng thử làm như vậy xem sao!
Bò Đỏ tâu:
- Thử làm như thế nào, tâu Đức Vua?
- Ngươi phải nhảy qua mặt trăng. Có thể sẽ có hiệu quả. Dù sao cũng nên thử xem!
Bò Đỏ có vẻ bị xúc phạm, trừng mắt, kêu lên:
- Thần thiếp mà lại phải nhảy lung tung như vậy sao?
Đức Vua sốt ruột vì còn phải đi tới tiệm hớt tóc, phán:
- Phải, chính nhà ngươi chứ còn ai nữa!
Bò Đỏ tâu:
- Tâu thánh thượng, thần thiếp xin thánh thượng nhớ cho rằng thần thiếp là một con vật đứng đắn, nghiêm túc, từ nhỏ đã được cha mẹ dạy cho biết là một phụ nữ đứng đắn không được nhảy lung tung như vậy!
Đức Vua đứng ngay dậy, cầm cây vương trượng ném vào Bò Đỏ và phán:
- Nhà ngươi tới xin ý kiến ta và ta đã cho ý kiến như thế đó! Nhà ngươi có muốn nhịn đói mãi mãi không? Nhà ngươi muốn mất ngủ cả đời chăng?
Bò Đỏ nghĩ tới vị ngọt lịm của những bông hoa bồ công anh, nghĩ tới thảm cỏ xanh rờn, nằm lên thực êm ái. Bò Đỏ nghĩ tới bốn chân lúc nào cũng dậm dật qua mệt, phải cho nghỉ một chút thì hơn. Bò Đỏ tự bảo với mình: "CŨng cso thể thử, chỉ thử một lần này thôi mà không được để cho ai biết, ngoài Đức Vua".
Bò Đỏ vừa nhảy múa vừa nói to:
- Đức Vua cho là mặt trăng ở độ cao chừng nào?
Đức Vua ngẩng dầu nhìn mặt trăng và nói:
- Ít ra là một dặm, áng chừng như vậy.
Bò Đỏ gật gật đầu vì cũng ước lượng như thế. Nó suy nghĩ hồi lâu rồi tâu:
- Thần thiếp chưa bao giờ nghĩ rằng lại phải đến nông nỗi này, tâu Đức Vua! Phải nhảy – mà là nhảy qua mặt trăng vì chuyện đó! Nhưng thần thiếp cũgn xin thử xem.
Đức Vua thấy như vậy là có thể tới đúng hẹn với bác thợ cắt tóc, vui vẻ phán:
- Hay lắm! Vậy hãy đi theo ta!
Đức Vua, đi tới vườn Thượng uyển, Bò Đỏ và quần thần theo sau.
Khi tới sân cỏ rộng thoáng, Đức Vua phán:
- Bây giờ nhà ngươi hãy nghe đây, khi ta thổi còi thì nhảy nhé!
Đức Vua lấy trong túi áo ra một chiếc còi bằng vàng và khẽ thổi thử xem trong đó có vướng bụi bặm gì không.
Bò Đỏ dậm dật bốn chân và chú ý nghe.
Đức Vua hô:
- Nào! Một! Hai! Ba!
Liền đó, Đức Vua thổi một hồi còi dài.
Bò Đỏ lấy hơi, nhún chân nhảy một cái mạnh kinh khủng và hất tung cả đất phía sau. Bò Đỏ nhìn xuống thấy các gương mặt Đức Vua và quần thần nhỏ dần, nhỏ dần rồi không nhìn thấy nữa. Bò Đỏ thấy mình vút lên cao trong bầu trời, các tinh tú chạy quanh mình như những cái đĩa bằng vàng và lúc này đây, cảm thấy ánh trăng lành lạnh chiếu rọi lên mình. Khi bay vèo qua mặt trăng, Bò Đỏ đã phải nhắm mắt lại, luồng ánh sang chói loà đã ở phía sau và Bò Đỏ cúi đầu hướng về trái đất, cảm thấy ngôi sao trên sừng đã rơi ra, vang ầm cả bầu trời. Bò Đỏ thấy ngôi sao như đã biến mất trong bong đêm vang lừng tiếng nhạc dội lại qua không gian.
Một phút sau, Bò Đỏ đã trở về mặt đất. Bò Đỏ rất ngạc nhiên vì thấy nơi nó rơi xuống không phải là vườn Thượng uyển của Đức Vua mà lại chính là cánh đồng bồ công anh của mình.
Và giờ đây, Bò Đỏ đã thôi nhảy múa. Bốn chân nó đứng vững như những cột bằng đá và nó đi lị ung dung như bất kì một con bò nghiêm túc nào. Bò Đỏ lặng lẽ và thanh thản đi ngang qua cánh đồng hoa, vặt đầu những tên lính mũ vàng, đi tới chỗ con Bê Đỏ.
Bê Đỏ reo lên:
- Mẹ đã về, con mừng qua! Mấy ngày qua, con chỉ có một mình, buồn lắm.
Bò Đỏ hôn con và bắt đầu gặm cỏ. Cả một tuần nay mới được một bữa. Bò Đỏ đã ngốn hết cả mấy trung đoàn (hoa bồ công anh) mới thấy no bụng. Sau bữa ăn, Bò Đỏ đã trở lại với nếp sống đúng như trước kia...
Mới đầu, Bò Đỏ thấy rất vui mừng vì đã quay lại với những thói quen đều đặn, ổn định như xưa, có thể không phải vừa nhảy múa vừa ăn sang và được nằm trên thảm cỏ ngủ cả đêm mà không phải cúi chào mặt trăng cho tới sáng.
Nhưng ít lâu sau, Bò Đỏ cảm thấy bang khuâng và không thoả mãn. Cánh đồng hoa bồ công anh và Bê Đỏ đều bình an vô sự nhưng Bò Đỏ còn thấy thèm muốn một cái gì mà chính Bò Đỏ cũng không biết nữa. Cuối cùng, Bò Đỏ phát hiện ra là nó nhớ tiếc ngôi sao trên sừng ngày nào. Bò đã quen nhảy múa, quen với cảm giác có ngôi sao trên đầu thật thích thú, Bò Đỏ mong ước lại được nhảy vũ khúc " Cây sáo trúc của chàng thuỷ thủ" và lại có một ngôi sao trên sừng...
Bò Đỏ gầy đi, kém ăn, tính tình trở nên hung dữ. Nhiều khi Bò Đỏ vô cớ oà lên khóc. Thế rồi Bò Đỏ tới gặp mẹ cô và hỏi ý kiến mẹ cô.
Mẹ cô bảo: "Trời ơi, cô bạn than mến! Chắc cô cũng biết là trên trời, không chỉ có một ông sao đổi ngôi! Trước kia, ông bà tôi bảo tôi là mỗi đêm, có hàng tỉ ngôi sao rơi, tức là sao đổi ngôi đấy! Nhưng cái ngôi sao đó tất nhiên là rơi ở nhiều chỗ khác nhau. Cả cuộc đời con người, cũng không thể thấy được hai ngôi sao rơi ở cùng một chỗ.
Bò Đỏ đáp, với ánh mắt thiết tha ước vọng:
- Như vậy, thưa bà, ý bà muốn nói là nếu em đi nơi này nơi nọ thì...?
Mẹ cô trả lời:
- Nếu tôi là cô, tôi sẽ đi tìm một ngôi sao.
Bò Đỏ vui vẻ nói:
- Vậy thì em sẽ đi... sẽ đi... thật đấy!
Cô Mêry ngừng kể.
Giên nhanh nhảu nói ngay:
- Cháu chắc là vì vậy mà Bò Đỏ đang đi trong ngõ Anh Đào này đấy!
Cô Mêry hơi giật mình một chút. Trong mắt cô không còn ánh trầm tư và con người cô lại hoạt bát hẳn lên. Cô lớn tiếng la:
- Này, xin cậu đừng trèo lên cửa sổ nũa, xuống ngay! Cô đi bật đèn đây.
Cô bước nhanh ra hành lang, tới chỗ có cái công tắc điện.
Giên thận trọng khẽ bảo Maicơn:
- Em hãy ngó xem con bò còn ở đó không.
Maicơn vội vàng thò đầu ra ngó tìm trong bong chiều dẫn sẫm.
Giên dục:
- Nhanh lên! Cô Mêry về ngay bây giờ đấy! Em có thấy con bò không?
Maicơn vẫn chăm chú nhìn và nói:
- Kh...ô...ông ! Không có gì cả. Nó đi mất rồi!
Giên đang hình dung con Bò Đỏ đi lang thang khắp thế gian tìm một ngôi sao để gắn lên sừng..., em nói:
- Chị hy vọng là nó sẽ tìm thấy!
Maicơn đáp:
- Em cũng thế! – và khi nghe tiếng chân bước của cô Mêry đang quay trờ lại, Maicơn vội vã kéo tấm rèm che cửa xuống.
VI. NGÀY THỨ BACHẲNG RA GÌ
Một buổi sáng kia, Maicơn thức dạy được một lúc, bỗng cảm thấy trong người khang khác, là lạ nhưng em không biết rõ là cái gì.
Em tung chăn, đẩy ra xa và hỏi:
- Cô Mêry ơi, hôm nay là thứ mấy?
Cô Mêry trả lời:
- Hôm nay là thứ ba. Cháu dậy đi và đi tắm nào! Maicơn vẫn nằm yên không động cựa. Em trở mình và kéo chăn lên trùm kín đầu, cái cảm giác khó chịu lại rõ rệt hơn lúc trước.
Cô Mêry lại nhắc với giọng nói mát mẻ, trong trẻo, thường là giọng cảnh cáo: " Này cô bảo cháu làm gì, nào!"
Maicơn không biết mình bị làm sao nữa! Em biết là lúc này em sắp sửa "không ngoan". Em nói chậm rãi, vọng ra từ trong chăn:
- Cháu không dậy đâu!
Cô Mêry giật cái chăn ra khỏi tay Maicơn và cúi xuống nhìn em.
- Cháu không dậy đâu!
Maicơn chờ xem cô sẽ làm những gì nữa và em ngạc nhiên thấy cô lẳng lặng bỏ đi vào buồng tắm và mở vòi nước. Khi cô Mêry đã đi ra, em lấy khăn mặt và thong thả đi vào buồng tắm. Và lần này là lần đầu tiên trong đời, Maicơn tự tắm lấy, hoàn toàn một mình. Em biết như thế là em đã bị cô "ghét" và em cố ý không lau rửa hai tai. Em hỏi vọng ra với giọng cáu kỉnh:
- Cháu có phải xả nước đi không ạ?
Không có tiếng trả lời.
Maicơn nói một mình: "Chà! Mình không cần!" và cái khối nặng chịch trong người em lúc này lại phồng lên, nặng hơn.
Thế là em đi ra, tự mặc lấy quần áo. Em mặc bộ quần áo đẹp nhất mà mọi khi chỉ mặc vào ngày chủ nhật. Sau đó, em đi xuống thang gác, vừa đi vừa đá chân vào các chấn song tay vịn, tuy em biết không nên làm như thế, mọi người sẽ bị thức giấc. Đang đi xuống thì em gặp cô giúp việc Êlen đang xách một bình nước nóng đi lên, em đá cho cái bình tuột khỏi tay cô Êlen. Cô Êlen cúi xuống, vừa lau thấm chỗ nước đổ ra lênh láng, vừa nói:
- Ô hay! Cậu đi đứng thế nào thế! Đây là nước nóng tôi mang lên cho ba cậu cạo mặt đấy!
Maicơn bình tĩnh đáp:
- Tôi cố ý đạp cho nó đổ đấy!
Mặt cô Êlen đang đỏ bỗng trắng bệch ra vì kinh ngạc:
- Cố ý à? Được, cậu cố ý làm như thế, thật là vô lễ. Để tôi mach với má cậu, tôi sẽ...
- Được! Cứ đi mà mach! Maicơn vừa nói vừa chạy xuống thang.
Đúng, đó mới chỉ là bắt đầu. Cả ngày hôm ấy, Maicơn thấy tất cả mọi cái đều không ra thế nào cả: Cái cảm giác nóng nóng bức, nặng nề trong người khiến em làm toàn những trò tinh quái nhất và mỗi khi làm xong một cú, em cảm thấy thích thú khác thường và lại nghĩ ra vài trò mới nữa.
Bà nấu bếp Brin đang làm bánh sữa trong bếp, thấy Maicơn đi tới, bà bảo:
- Này cậu, chưa được vét chậu đâu, đã làm xong đâu mà vét!
Nghe câu đó, Maicơn co cẳng đá mạnh vào ống chân bà Brin đến nỗi bà ta phải buông rơi cái trục cán bột va kêu toáng lên...
Một lát sau, mẹ Maicơn chạy tới, bảo em:
- Tại sao con lại đá vào chân bác ấy? Mẹ xấu hổ vì con đấy! Con phải lại xin lỗi bác bác ngay lập tức! Maicơn! Con hãy nói rằng con rất ân hận vì đã làm như vậy
Maicơn đáp:
- Con chẳng ân hận gì cả! Chân bác ấy mập quá! - Dứt lời, em chạy luôn ra ngoài vườn. Mẹ em và bác Brin không kịp giữ em lại. Ra vườn, Maicơn cố ý đâm sầm vào anh Rôbơcxơn đang ngủ say trên đệm cỏ. Anh Rôbơcxơn nổi cáu, doạ:
- Tôi sẽ mach với ba cậu!
Maicơn đáp:
- Em cũng mach ba là sáng nay, anh chưa đánh giày cho ba em!
Nói xong, Maicơn ngạc nhiên là sao em lại nói thế vì xưa nay hai chị em Maicơn bao giờ cũng bênh anh Rôbơcxơn vì cac em rất mến anh và không muốn anh đi làm cho nhà khác. Nhưng em không nghĩ ngợi lâu la gì vì em còn đang tìm một trò khác, và em đã tìm ra ngay tức thì.
Nhìn qua khe hàng rào, em thấy con chó Andriu của nhà cô Lắc đang thích thú hít hít cái gì đó trên bãi cỏ trước nàh bên ấy và đang chịn ăn những nhánh cỏ non nhất.
Maicơn khẽ gọi nó lại, móc túi áo lấy cho nó một cái bánh quy, và khi nó đang mải nhá cái bánh thì em lấy sợi dây buộc chặt đuôi nó vào cái cọc rào. Sau đó, em bỏ chạy, mặc cho tiếng cô Lắc giận dữ quát tháo vẳng tới bên tai và em cảm thấy người em như sắp nổ tung ra vì cái khối kích động bên trong quá nặng nề.
Cửa phòng làm việc của ba mở toang: Cô Êlen dang quét bụi trên các giá sách. Thế là Maicơn làm ngay một việc xưa nay vẫn bị cấm. Em bước vào phòng, ngồi vào bàn làm việc của ba, cầm cái bút của ba và vẽ nguệch ngoạc lên tờ giấy thấm. Bỗng khuỷu tay em chạm phải cái lọ mực làm mực đổ ộc ra. Thế là bán, ghế, cái bút lông ngỗng và cả bộ quần áo đẹp của em đều đầy vết mực xanh loang lổ. Trông thật là ghê gớm và Maicơn run sợ không biết rồi sẽ ra sao nữa... Nhưng rồi em cũng thấy là "chẳng cần gì" và cũng chẳng áy náy chút nào.
Cô Êlen chợt quay lại, phát hiện ra em, liền mach với mẹ em câu chuyện rắc rối vừa xảy ra. Bà Ben đến phòng làm việc của ông Ben bảo:
- Có lẽ thằng bé bị ốm đấy! Này Maicơn, con phải đi uống nước sirô vả nhé!
- Không, con không ốm đâu. Con còn khoẻ mạnh hơn mẹ đấy!
- Nếu vậy thì chỉ là con hư quá. Con sẽ bị phạt!
Năm phút sau, Maicơn phải đứng quay mặt vào tường và đứng như vậy, trong phòng trẻ nhỏ với bộ quần áo giây mực.
Chị Giên chờ khi cô Mêry không để ý, tới hỏi chuyện Maicơn. Em không buồn trả lời và còn thè lưỡi ra nhạo chị. Giôn và Bácbara bò trên sàn, mỗi đứa túm láy một bên giày của Maicơn và nói bi bô. Maicơn liền hất mạnh chúng ra xa và thích thú nhớ lại các trò hư, ôm khư khư cái tật tinh nghịch đó như một người bạn than và "không cần gì hết".
Buổi chiều, cô Mêry cùgn chị Giên đẩy xe nôi chở các em bé đi dạo ngoài công viên. Maicơn lẽo đẽo theo sau. Em nói to một mình: Mình ngoan mãi, chán rồi!
Cô Mêry ngoảnh lại nhìn em và bảo:
- Em đừng đi la cà như thế!
Nhưng Maicơn vẫn cứ đi vơ vẩn, đá giày vào các hòn gạch ở vỉa hè để làm xước mặt da giày.
Chợt cô Mêry quay lại nhìn thẳng vào em, một tay cô vẫn giữ tay nắm xe nôi, cô nói:
- Sáng nay, khi dậy, cháu bước từ trên giường xuống về phía bên dở phải không?
Maicơn đáp:
- Không đâu ạ. Giường cháu nằm không có bên nào là bên dở!
Cô Mêry nghiêm nghị nói:
- Giường nào cũng có một bên hay, một bên dở.
- Giường của cháu không thể vì nó kê sát tường!
Cô Mêry nói đùa:
- Cũng chẳng có gì là khác. Giường cháu vẫn có một bên mà!
- Vậy cô bảo bước xuống bên tay trái là dở hay bước xuống bên tay phải là dở? Vì sáng hôm nay, cháu bước xuống bên tay phải thì sao lại là dở được?
- Sáng hôm nay, với cháu thì bên nào cũng là dở, cậu "Khùng" ạ!
Maicơn vẫn lí sự:
- Nhưng giường cháu chỉ xuống được có một bên và nếu cháu bước xuống về bên tay phải thì...
Cô Mêry cất giọng đe doạ một kiểu đặc biệt khiến cho Maicơn cảm thấy hơi bực mình:
- Cháu còn nói một lời nào nữa thì cô sẽ...
Cô không nói cô sẽ làm gì nhưng cô bước nhanh hơn.
Giên nói thầm với Maicơn:
- Em hãy bình tĩnh nào!
Maicơn đáp:
- Chị thôi đi! – Nhưng em nói rất khẽ để cô Mêry không nghe thấy.
Cô Mêry không nghe thấy.
Cô Mêry bảo em:
- Nào, "ông con", làm ơn đi lên đi! Đi đằng trước cô! Cô không cho cháu tha thẩn mãi nữa đâu! Cô đẩy Maicơn lên phía trước. Cô tiếp tục nói:
- À, nhìn đằng kia, trên mặt đường có vật gì sáng sáng, em chịu khó chạy lên nhặt lấy mang lạic ho cô xem nào. Có lẽ đó là cái mũ đính ngọc quý của ai đánh rơi.
Maicơn không muốn vâng lời nhưng em không dám cưỡng lại. Em nhìn về phía cô Mêry chỉ tay. À, có vật gì sáng lấp lánh thật! Nhìn từ đằng xa, có vẻ cũng là lạ, hay hay, và những tia sáng kia như đang vẫy gọi em. Em bước tới, đi hơi rề rà một chút, chậm rãi như thể em thực sự không cần biết đó là cái gì.
Tới chỗ đó, em đứng lại, nhặt cái vật sáng lấp lánh lên. Đó là một cái hộp tròn xinh xinh, mặt trên là kính và trên mặt kính có vẽ một mũi tên. Bên trong có một cái đĩa tròn, trên có ghi đầy chữ và khi em lắc lắc cái hộp thì cái đĩa này khẽ quay một tí.
Giên chạy tới, ghé mắt nhìn và hỏi.
- Cái gì đấy hả em?
Tuy Maicơn không hiểu là cái gì nhưng em vẫn trả lời:
- Em không bảo chị đâu!
Cô Mêry đã đẩy xe nôi tới nơi. Giên hỏi cô:
- Cô Mêry ơi, đó là cái gì thế?
Cô Mêry cầm lấy cái hộp trong tay Maicơn.
Maicơn không bằng long, nói:
- Của cháu chứ!
Cô Mêry bảo:
- Không! Của cô đấy! Cô trông thấy nó trước!
- Nhưng cháu nhặt được nó! – Maicơn định giằng lại nhưng thấy cô Mêry lừ mắt, em đành bỏ tay xuống.
Cô Mêry cầm cái hộp, xoay đi xoay lại và dưới ánh mặt trời, cái đĩa có chư bên trong quay loạn xạ.
Giên hỏi:
- Cái hộp này dung để làm gì hả cô?
Cô Mêry đáp:
- Dùng để đi vòng quanh thế giới!
Maicơn nói:
- Hầy! Đâu có! Vòng quanh thế giới phải đi bằng tàu thuỷ hay máy bay. Cháu biết rồi. Đi bằng cái hộp này thế nào được!
- Ờ, thực thế... thực không nào! – Cô Mêry nói với vẻ mặt hay hay của người "biết hơn cậu đấy" – Các cháu hãy nhìn xem nhé!
Cô cầm cái địa bàn, quay về phía lối vào công viên và hô một tiếng: "Bắc!"
Các chữ trên đĩa chạy loang loáng quanh cái mũi tên như nhảy múa đến chóng cả mặt. Bỗng nhiên, trời trở lạnh đáng sợ, gío thổi giá buốt đến nỗi Giên và Maicơn phải nhắm nghiền mắt lại. Khi các em mở mắt ra thì cả khu công viên đã biến đi đâu mất, chẳng còn cái cây nào, cái ghế sơn xanh, con đường trải nhựa cũng chẳng thấy đâu nữa. Thay vào đó, các em thấy quanh mình là nhưng tảng băng lớn màu xanh lơ và dưới chân là lớp tuyết dày đặc, đông cứng...
Giên kinh ngạc và lạnh run rẩy cả người, chạy tới lấy cái nệm xe nôi đắp cho hai em bé sinh đôi. Em kêu lên:
- Ối! Ối! Làm sao lại thế này?
Cô Mêry nhìn Maicơn như có ý nhắc em điều gì. Nhưng cô chưa kịp trả lời thì ngay lúc đó, từ trong cái hang ở một tảng băng, một người Etkimô chui ra, khuôn mặt tròn, da màu nâu, đầu đội mũ lông màu trắng mình mặc một chiếc áo khoác dài bằng lông thú cũng màu trắng. Ông ta cất tiếng:
- Xin chào đón cô Mêry Pôpin và các bạn tới thăm miền Bắc cực! – và kèm theo một nụ cười vui vẻ chào mừng. Dứt lời, ông ta tiến lại gần và lần lượt cọ mũi ông vào mũi từng người, đó là dấu hiệu chào khách. Tiếp đó, một phụ nữ Etkimô từ trong hang đi ra, bế em bé Etkimô ủ trong cái khăn quàng bằng da chó biển. Bà ta nói:
- Ồ! Cô Mêry, thực là một cuộc hội ngộ vui vẻ - nói rồi bà cũng lại cọ mũi với mấy cô cháu. Bà nhìn thấy mấy cô cháu đều mặc quần áo mỏng, bà ngạc nhiên kêu lên:
- Chắc các bạn rét lắm! Tôi sẽ tặng các bạn mấy cái áo lông. Và các bạn yêu quý, xin mời các bạn nếm món xúp nóng nấu với mỡ cá voi nhé!
Cô Mểy nhanh nhẹn đỡ lời:
- Tôi e rằng đoàn chúng tôi không ở lai lâu được. Chúng tôi đang đi vòng quanh thế giới và chỉ ghé thăm các bạn một lát. Dù sao, cũng xin cám ơn các bạn và xin hẹn tới dịp khác.
Tay cô cầm địa bàn, nhẹ nhàng xoay một cái và hô: "Nam!".
Giên và Maicơn cảm thấy cả thế giới cũng quay như cái địa bàn còn các em đứng giữa vòng quay, giống như khi chú phụ trách vòng đua ngựa gỗ, ưu tiên cho các em được vào buồng máy ở giữa, nhìn thấy vòng ngựa gỗ quay quanh mình.
Thế giới quay quanh các em, các em cảm thấy ấm lên dần dần và khi nó quay chậm rồi dừng lại, các em thấy mình đang đứng dưới một cây cọ. Mặt trời chiếu rọi như một cái áo ấm bao trùm các em và dưới chân các em là bãi cát vàng óng.
Dưới gốc cây cọ, có một người đàn ông và một người phụ nữ đang ngồi. Da họ đen bong mầu mận chin, vóc người mập mạp và mặc rất ít quần áo. Nhưng như để thay cho quần áo, họ đeo rất nhiều các thứ hạt. Trên trán họ, phía dưới các vòng đội đầu bằng lông chim, có những hạt đeo lủng lẳng; tai họ cũng đeo hạt; trên mũi cũng gắn một hoặc hai hạt. Cổ họ đeo những chuỗi hạt các màu và dây thắt lựng cũng bện bằng những chuỗi hạt. Một em bé tí xíu da đen không mặc gì cả, ngồi trên đầu gối người phụ nữ. Khi mẹ nó nói chuyện thì nó cười với Giên và Maicơn. Mẹ nó nói:
- Cô Mêry Pôpin ơi, chúng tôi đã biết trước là cô sẽ tơi thăm chúng tôi. Trời ơi, sao mà những đứa trẻ này xanh sao nhợt nhạt như vậy! Cô đưa chúng từ nơi nào về thế? Từ mặt trăng phải không? - Bà ta nhìn hai chị em mà cười ngặt ngẽo, thích thú và đứng dậy định dẫn mấy cô cháu vào túp lều làm bằng lá cọ. – Xin mời vào và mời các bạn cùng ăn bữa trưa với chúng tôi. Gặp các bạn, chúng tôi mừng như thấy ánh mặt trời.
Giên và Maicơn sắp sửa bước theo bà ta thì cô Mêry giữ các em lại. Cô giải thích:
- Thật đáng tiếc, chúng tôi không thể nán lại được. Chúng tôi đi qua đây, ghé thăm các bạn và còn phải đi vòng quanh thế giới.
Nghe vậy, hai người da đen kinh ngạc, vung tay lên trời.
Người đàn ông cọ cọ má vào đầu cây gậy gỗ to tướng đang cầm ở tay, cặp mắt đen của ông ta có vẻ hoài nghi:
- Cô Mêry ơi, xa lắm đấy!
Người phụ nữ kêu lên:
- Vòng quanh thế giới cơ à? Biết bao nhiêu là đường đất! Các bạn sẽ đi mòn hết cả giày đấy! – Bà ta lại cười vang như thể bà coi chuyện đó và mọi chuyện khác trên đời đều là một trò đùa to lớn và thích thú. Trong khi bà ta dang cười, cô Mêry xoay cái địa bàn và hô to một tiếng dõng dạc: "Đông!"
Thế giới lai quay và chỉ sau vài ba giây, lũ trẻ ngạc nhiên không nhìn thấy cây cọ đâu nữa và khi ngừng quay, chúng thấy mình đang ở giữa một đường phố, hai bên có những ngôi nhà nhỏ xíu, hình thù kì lạ. Các ngôi nàh này như là làm bằng giấy, mái nàh cong có treo những cái chuông nhỏ, gió nhẹ thổi qua kêu leng keng nghe rất vui tai. Bên trên các nóc nhà, các cành mận, hạnh đào xoàe toả, trĩu nặng, người mặc quần hoa, áo hoa đang ung dung dạo bước. Thật là một cảnh thanh bình, sung sướng.
Giên nói thầm với Maicơn:
- Có lẽ chúng mình đang ở Trung Quốc! Đúng rồi! Chắc chắn là như thế! – Em nói them vì hai chị em nhìn thấy một ông già đang bước ra từ một ngôi nhà nhỏ bằng giấy đó. Ông già mặc bộ trang phục lạ mắt: áo kimono cứng nhắc bằng gấm màu vàng kim, quần lụa ống túm bằng một cái vòng vàng ở mắt cá chân. Mũi giày của ông cong vút lên rất đẹp; trên đầu có một cái đuôi sam dài gần tới đầu gối và ông có một chum râu dài, xuống tới ngực.
Khi nhìn thấy cô Mêry và bọn trẻ, ông già quý tộc này vái chào, cúi đầu rõ thấp tới mức chạm đất. Giên và Maicơn ngạc nhiên khi thấy cô Mêry cũng vái chào theo kiểu đó, các bông hoa cúc trên mũ cô quet đất. Cô Mêry cứ giữ cái tư thế khác thường đó ngước nhìn hai chị em Giên và cất tiếng gắt:
- Các cháu quên cả chào hỏi rồi à? - Giọng cô có vẻ giận dữ đến nỗi hai chị em thấy là cũng phải vái chào như vậy thì hơn, và hai đứa bé sinh đôi cũng cúi cho trán chạm vào thành xe nôi.
Ông già từ tốn đứng lên và cất tiếng nói:
- Thưa tiểu thư Mêry tôn quý cảu dòng đại gia Pôpin, xin tiểu thư mang ánh sáng đức độ chiếu rọi tới ngôi nhà bần hàn của tôi và xin tiểu thư dẫn bước các vị quý khách này vào trong tệ xá! – Ông ta lại chắp tay vái một lần nữa và đưa tay chỉ vào ngôi nhà.
Giên và Maicơn chưa bao giờ được nghe cách ăn nói kì lạ và hoa mỹ như vậy nên rất ngạc nhiên. Nhưng chúng còn ngạc nhiên hơn nữa khi nghe chính cô Mêry cũng đáp lại lời mời khách với cùng nghhi thức kiểu cách như thế. Cô nói.
- Thưa đại nhân, tiểu nhân rất lấy làm tiếc không được hân hạnh nhận lời mời trang trọng của đại nhân. Con cừu non không muốn rời xa mẹ, con chim non không muốn lìa tổ, quyến luyến như thế nào thì khi chúng tôi phải cáo biệt đại nhân chúng tôi cũng quyến luyến như vậy. Nhưng kính thưa đại nhân vô cùng tôn quý, chúng tôi còn đi chu du khắp thế gian và than ôi, chúng tôi chỉ có thể dừng chân nơi đô thành kì thú này trong khoảnh khắc. Do đó, xin đại nhân cho tiểu nhân được vô phép giã biệt.
Vị quan đại thần này, vì thực sự ông già là một vị quan, cúi đầu chuẩn bị vái chào cung kính một lần nữa thì cô Mêry đã xoay nhanh chiếc địa bàn.
Cô hô dõng dạc: "Tây"
Thế giới lại quay, Giên và Maicơn chónh mặt lừ đừ. Khi mọi cái đã dừng lại, hai em thấy mình đang cùng cô Mêry rảo bước đi qua những cánh rừng thông bao la, tới một khoảng rừng thưa, có nhiều lều trại dựng quanh một đống lửa to đang cháy. Dưới ánh lửa bập bùng, thấp thoáng những người có gương mặt đen sạm, đầu đội còng kết bằng lông chim, mặc áo dài rộng lung thùng và quần bằng da nai có tua. Một người cao lớn hơn cả từ đám người đó bước ra, tiến nhanh về phía cô Mêry và lũ trẻ. Ông ta nói:
- Xin chào cô Mêry Sao Mai!
Ông ta nói xong cúi xuống, đưa trán chạm vào trán cô Mêry. Sau đó ông đi về phía bốn đứa trẻ và cũng chạm trán như thế.
Ông ta nói bằng một giọng trầm trầm, than mật:
- Căn lều của tôi đang chờ đón các bạn. Chúng tôi vừa quay chin một con nai để ăn bữa tối.
Cô Mêry đáp:
- Thưa thủ lĩnh " Mặt trời buổi trưa", chúng tôi chỉ ghé qua đây để có lời chào tạm biệt mà thôi. Chúng tôi đã đi vòng quanh thế giới và nơi đây là nơi chúng tôi tới thăm sau cùng.
Vị thủ lĩnh có cẻ thích thú hỏi:
- Vậy ư? Thưa cô, tôi cũng thường mong ước đựơc đi một chuyến như thế. Nhưng chắc là các bạn có thể lưu lại nơi đây cùng chúng tôi ít lâu, dù chỉ đủ thời gian cho cậu bé này (chỉ tay vào Maicơn) có thể thử sức với đứa cháu chút chit của tôi là thằng "Nhanh như gió"! - Vị thủ lĩnh vỗ hia tay vào nhau à gọi to: - Ý – ô – ê ề! Và trong lều, một chú bé thổ dân Anhđiêng chạy tới. Chú bé tới gần Maicơn, vỗ nhẹ vào vai em, rồi kêu lên:
- Đố bắt được tớ!
Maicơn nghe lời thách thức, không chịu được, em nhảy một cái, đuổi thao và Giên cũng chạy theo. Cả ba đứa trẻ chạy theo nhau, luồn lách trong đám cây, chạy quanh một cây thong cổ thụ là luôn luôn cậu bé "Nhanh như gió" dẫn đầu, vừa cười vừa chạy, hai chị em Giên không túm được. Giên rớt lại phía sau, bỏ cuộc nhưng Maicơn nổi hung, mắm môi mắm lợi vừa đuổi theo nhanh như gió vừa la hét, quyết tâm không chịu thua một chú bé Anhđiêng.
Em cố chạy cho nhanh hơn nữa và hô to:
- Tớ sẽ tóm được cậu!
Cô Mêry bỗng đột ngột hỏi:
- Các cháu làm cái gì thế?
Maicơn quay đầu lại nhìn cô và dừng chân chạy. Sau đó, em lại co cẳng chạy tiếp nhưng lạ quá, không còn thấy tăm hơi cậu "Nhanh như gió" đâu cả. Cả vị thủ lĩnh, những cái lều, đống lửa cũng đã biến đâu mất. Chẳng còn một cây thong nào. Chảng còn cái gì cả, chỉ có cái ghế băng và em nhìn thấy chị Giên, hai em bé sinh đôi và cô Mêry đứng ở giữa công viên.
Cô Mêry bảo:
- Các cháu cứ chạy quanh cái ghế băng này như thể phát điên. Ngày hôm nay, các cháu chơi như thế thôi nhé, thế là đủ rồi! Lại đây!
Maicơn hờn dỗi, dẩu môi ra.
Giên vui sướng nói:
- Đi vòng quanh thế giới và trở về nữa mà chỉ hết một phút! Cái hộp này kì diệu thật!
Maicơn cáu kỉnh nói:
- Cô trả cháu cái địa bàn đi!
Cô Mêry đáp:
- Tôi, xin cháu! Của cô chứ! – Nói xong, cô bỏ cái địa bàn vào túi áo.
Maicơn nhìn cô như thể muốn giết chết cô và thực sự, em cũng cảm thấy như thế. Nhưng em chỉ nhún vai, bứt lên đi trước mọi người, có vẻ nghênh ngang và không nói với ai câu nào nữa.
Khi về đến số nhà 17, đi qua cổng rồi lên gác, em tự nói với mình: "Nhất định sẽ có bữa mình thắng được thằng bé đó!"
Măicn cảm thấy cái khối cháy bỏng vẫn nặng trĩu trong người. Sau chuyện cái địa bàn, hình như cái khối đó còn nặng nề hơn và càng về chiều em càng quấy phá hơn. Khi cô Mêry ngoảnh đi, em cấu véo hai em bé sinh đôi và khi chúng khóc ré lên, em còn vờ vịt dỗ chúng:
- Nào! Các em cưng, các em làm sao thế?
Nhưng cô Mêry không mắc lừa, cô nói có ý đe em:
- Em phải biết là "sinh sự sự sinh" đấy!
Nhưng cái khối nóng bỏng trong người làm cho em không thể nhịn được. Em chỉ nhún vai rồi giật tóc chị Giên. Sau đó, em đi ra bàn ăn và đánh đổ món bánh mỳ ngâm sữa.
Cô Mêry bảo:
- Đến thế là cùng1! Cô chưa từng thấy đứa bé nào cứ cố tình quấy phá như vậy. Từ bé đến giờ cô chưa từng thấy. Thôi này cháu! Vào ngay giường mà nằm ngủ đi, không được nói một câu nào nữa!
Nhưng Maicơn vẫn " chẳng cần".
Em vào phòng ngủ và cởi quần áo ngoài. Không, em "cóc cần". Ừ thì em hư, và nếu người lớn không coi chừng, em sẽ còn hư hơn nữa. Em "cóc cần"! Em ghét tất cả mọi người. Nếu người lớn không cẩn thận, em sẽ bỏ nhà đi theo một đoàn xiếc. Này! Đứt một cái khuy. Càng tốt! Sãng dậy đỡ phải cài nhiều khuy - Lại đứt cái nữa! Càng hay! Trên đời này, chẳng có cái gì làm em pahỉ áy náy. Em sẽ cứ thế đi ngủ, không chải đầu, không đánh răng – và hẳn là không cầu kinh.
Em sắp vào giường nằm.Em đã bước một chân lên giường thì bỗng nhìn thấy cái địa bàn ở trên nóc tủ.
Em từ từ bỏ chân xuống và rón rén đi ngang qua phòng. Em biết mình sẽ làm gì. Em sẽ lấy cái đại bàn xuống, xoay nó để đi vòng quang thế giới. Và rồi cả nhà sẽ không bao giờ tìm thấy em. Như thế, người lớn sẽ biết tay em! Em cố nhấc một cái ghế thật nhẹ, không gây tiếng động và dặt ghế áp vào thành tủ. Em trèo lên ghế, cầm lấy cái đại bàn. Em xoay địa bàn và nói nhanh: "Bắc, Nam, Đông, Tây!" để có thẻ nhỡ có ai vào phòng thì em đã đi thật xa rồi.
Có tiếng động ở sau chiếc ghế làm em giật mình, em len lét quay đầu lại, tưởng sẽ thấy cô Mêry. Nhưng không phải, mà là bốn người khổng lồ đang trừng mắt nhìn em; người Etkimô cầm ngọn giáo, bà da đen cầm cái gậy to tướng của ông chồng, ông quan đại thần cầm thanh gươm lớn, cong vút và người Anhđiêng da đỏ cầm một cái rìu Tômahốc. Họ đã từ bốn góc phòng xông tới, vũ khí giơ cao trên đầu và không còn hiền từ, thân mật như khi gặp hồi chiều nay. Giờ đây học ó vẻ hầm hầm đe doạ, đầy khí thế phục thù. Họ đã gần như ở ngay trên đầu em và những bộ mặt to tướng, giận dữ, gớm ghiếc, đã mỗi lúc một gần hơn. Em cảm thấy hơi thở của họ phà vào mặt em, nóng hổi và trông thấy các vũ khí rung lên trong tay họ.
Em ném cái địa bàn xuống, gaog to: "Cô Mêry, cô Mêry Pôpin, cứu cháu với! Cứu cháu với!" rồi nhắm nghiền hai mắt lại.
Em cảm thấy có ai ủ em vào một cái gì mềm mềm, ấm ấm. Cái gì đấy nhỉ? Cái áo lông của người Etkimô, cái áo choàng của ông quan hay cái áo dài bằng da nai của người Anhđiêng da đỏ, hay các lông chim của người phụ nữ da đen? Họ đã dung cái gì để bọc em mang đi? Ôi, biết thế thì mình ngoan ngoãn có hơn không! Biết thế thì...!
Em rên rỉ: "Cô Mêry ... ơ ơi!" và em cảm thấy có ai bế bổng em lên rồi đặt em xuống một chỗ nào đó còn êm hơn nữa.
- Ồ, cô Mêry thân mến ơi!
Em nghe tiếng cô Mêry bình tĩnh nói:
- Được rồi! Được rồi! Cô không điếc đâu, cháu nói vừa nghe thôi. Cô xin cháu đừng có hét lên!
Em mở một mắt ra. Em chẳng còn thấy dấu vết gì của bốn người khổng lồ từ cái địa bàn chạy ra. Em mở nốt mắt kia để chắc chắn là như thế. Không, chẳng còn chút dấu vết cảu một người nào cả.
Em nhìn quanh phòng. Chẳng có cái gì hết.
Lúc đó, em mới phát hiện ra là cái vật mềm mềm ủ bọc em chính là cái chăn cảu em, và cái vật êm êm em đang nằm lên trên là cái giường của mẹ. Và ồ, hay thật, cái khối nóng bỏng, nặng trĩu trong người em suốt cả ngày hôm nay đã tan biến đi hết. EM cảm thấy trong người thanh thản và sung sướng cứ như là em đang muốn tặng mỗi người thân quen một món quà sinh nhật.
Em lo lắng hỏi cô Mêry:
- Cô ơi, có chuyện gì đấy, cô?
- Cô đã bảo cháu là cái địa bàn ấy là của cô. Cô xin cháu đừng có mó máy vào các thứ của cô.
Cô chỉ nói có thế rồi cúi xuống nhặt chiếc địa bàn bỏ vào túi. Sau đó, cô bắt đầu gấp các quần áo mà khi nãy Maicơn đã quảng xuống dưới sàn.
Maicơn hỏi:
- Cháu có phải gấp quần áo không?
- Không, cám ơn cháu!
Maicơn nhìn thấy cô đi sang phòng bên và khi quay trở lại cô dăth vào tay em một vật gì ấm ấm. Đó là một cốc sữa.
Maicơn nhấm nháp, lấy lưỡi nếm từng giọt nhiều lần cố uống dè cho lâu hết để cô Mêry đứng bên em rõ lâu.
Cô Mêry đứng đó, không nói một lời, cô nhìn cốc sữa cạn dần. Maicơn ngửi thấy mùi cái tạp dề trắng sọt soạt và cái mùi thoang thoảng vị bánh mì nướng thường phảng phất quanh cô, rất dễ chịu. Nhưng dù cố uống dè, em cũng không giữ được cho cốc sữa không bao giờ hết. Em tiếc rả chìa cái cốc không ra cho cô và lách vào giường nằm. EM cảm thấy như chưa bao giờ, em thoải máu trong người như lúc này. EM cũng nghĩ rằng em nằm thế này thật là ấm áp. Em cảm thấy sung sướng và hạnh phúc biết bao!
Nửa tỉnh, nửa mơ, em nói:
- Chuyện này chẳng hay ho gì, cô Mêry ạ. Cả ngày hôm nay cháu đã rất hư và lúc này cháu cảm thấy là cháu rất ngoan.
Cô Mêry chỉ : "Hừ!" một tiếng, đặt cho em nằm ngay ngắn rồi đi ra rửa bát đĩa của bữa ăn tối vừa xong.
VII. BÀ MÁ "CHIM CÂU"
Maicơn nói:
- Có lẽ bà ta không có ở đấy dâu!
Giên đáp:
- Có chư. Bao giờ bà ta cũng ở đó mà!
Hai chị em đang đi lên sườn đồi Lútghết, trên đường tới chỗ ông Ben đang làm việc trong thành phố.
Sáng nay, ông Ben bảo với bà Ben:
- Này bà, nếu hôm nay trời không mưa và bà đồng ý thì bà cho Giên và Maicơn đến sở tôi làm nhé! Hôm nay tôi được mời đi dự buổi tiệc trà có bánh ngọt đặc sản. Mà tôi cũng ít khi được đi dự tiệc tùng.
Và bà Ben đã hứa là sẽ thu xếp chuyện này.
Nhưng suốt cả nàgy, tuy Maicơn và Giên cứ lo lắng thoe dõi bà, hình như bà đã quên hẳn chuyện đó. Bà chỉ nhắc đến một số việc mà bà để tâm tới như trả tiền hoá đơn nhà thợ giặt và mua áo khoác mới cho Maicơn, hoặc đại chỉ của gì Phlôtxi ở đâu, và tại sao cái nàh bà Giăcxơn khốn khổ ấy lại mời bà tới bữa tiệc trà vào ngày thứ năm tuần thứ hai trong tháng, mà bà thì đã biết hôm ấy đúng là ngày ông Ben phải đi chữa răng.
Bỗng nhiên, khi hai chị em cho là bà đã quên hẳn vấn đề tiệc trà của ông Ben thì bà bảo chúng:
- Này các con, đừng có đứng đấy mà nhìn ngó mẹ như thế! Các con mặc quần áo vào và đi vào thành phố dự tiệc trà với ba. Các con quên rồi à?
Đời nào hai chị em lại quên! Vì không những chỉ có chuyện trà bánh mà còn được gặp bà má "Chim câu", và riêng bà má này cũng là món lien hoan thú vị nhất.
Vì vây, hai chị em rất phấn khởi leo lên sườn đồi Lútghết.
Cô Mêry đi giữa hai đứa, cô đội chiếc mũ mới trông rất lịch sự. Cứ một lúc cô lại nhìn vào tủ kính các cửa hàng để xem có còn mũ không và các bông hoa hồng cài trên mũ có biến thành những bông hoa tầm thường – như cúc vạn thọ chẳng hạn – không.
Mỗi lần cô đứng lại để nhìn cho yên tâm, hai chị em lại thở dài nhưng không dám nói gì vì sợ cô lại còn nhìn ngăm lâu hơn nữa và cứ sửa sang cái mũ mãi.
Nhưng cuối cùng, mấy cô cháu đã tới được nhà thờ thánh Pôn đã xây dựng từ lâu lắm do một nhà kiến trúc có tên trùng với tên loài chim hồng tước. Tên ông ta là Ren, nhưng ông không có quan hệ gì với bà Gienny cả. Vì vậy có rất nhiều chim đến làm tổ ở gần nhà thờ của ông Crittophơ Ren, mà nhà thờ này cũng thuộc về Thánh Pôn và vì thế mà bà má "Chim câu" cũng ở đó.
Bỗng Maicơn kêu lên: "Bà má kia kìa" và em thích thú nhảy cẫng lên.
Cô Mêry ngó vào tủ kính một cửa hàng bán các loại thảm, liếc nhìn lần cuối những bông hoa trên mũ.
Giên kêu lên:
- Bà má đang rao hàng! Bà má đang rao hàng! – Em cố không reo nữa vì sợ rằng nếu thích quá người em sẽ bị tách làm hai.
Bà má "Chim câu" đang ở đó và đang rao hàng.
- Xin mời các bạn cho chim ăn, hai xu một túi! Mời các bạn cho chim ăn, hai xu một túi! Mời các bạn cho chim ăn, hai xu một túi. – Bà má cứ nhắc đi nhắc lại cùng một câu đó, bằng một giọng lên bổng xuống trầm nghe như hát.
Bà vừa rao vừa giơ lên những túi bánh mì vụn mời khách qua đường mua.
Bao nhiêu là chim bay quanh bà. Chúng lượn vòng tròn, nhảy trên mặt đất, bổ nhào xuống và bay vụt lên. Cô Mêry thường gọi chúng là "chim sẻ". Cô kiêu hãnh nói rằng đối với cô, các giống chim đều như nhau cả. Nhưng Giên và Maicơn biết rằng những con chim này không phải là chim sẻ mà là bồ câu. Có những con chim câu lông xám hay nhiễu sự và nhiều lời, giống như các bà già, có những con màu nâu tiếng kêu khàn khàn như các ông chú, ông bác, có những con lông màu lục kêu "cục cục, tôi chẳng có tiền" giống các ông bố; và có những con ngờ nghệch, hay sợ, lông màu xanh dịu giống như các bà mẹ. Tuy nhiên, đó là những điều mà Giên và Maicơn hình dung ra trong ý nghĩ. Khi hai em tới gần lũ chim câu bay vòng quanh đầu bà má của chúng và sau đó như muốn trêu chọc bà, chúng đột nhiên bay vụt lên trời và đậu xuống nóc nhà thờ Thánh Pôn, vờ như không quen biết bà.
Đến lượt Maicơn mua một túi bánh mì vụn. Lần trước, chị Giên đã mau một túi. Maicơn bước lại gần bà má và xoè tay đưa bà bốn đồng nửa xu.
Bà má đưa túi bánh mỳ vụn cho em rồi, cầm lấy tiền nhét vào trong vạt áo màu đen rộng thùng thình của bà, miệng rao: " Mời cac bạn cho chim ăn nào!"
Maicơn hỏi bà:
- Tại sao bà không có thứ một xu một túi? Nếu có cháu sẽ mua được những hai túi.
Bà má lại rao "Xin mời các bạn cho chim ăn, hai xu một túi!" và Maicơn hiểu rằng không nên hỏi bà them một câu nào nữa. Giên và Maicơn đã thử hỏi nhiều lần nhưng bà chỉ nói có một câu đó và bà cũng chỉ nói được mỗi một câu đó. Y như con chim cu, dù bà hỏi câu gì cũng chỉ kêu được "cúc cu" thôi.
Hai chị em cùng cô Mêry rắc các mẩu bánh mì vụn trong một vòng tròn trên mặt đất và thế là chim câu từ nóc nhà thờ bay xuống, lúc đầu từng con một và sau đó là từng tốp hai, ba con.
Có một con chim mổ một mẩu bánh vụn rồi lại để rơi xuống đất, cô Mêry khịt mũi và nó là "anh Đêvít khảnh ăn".
Những con chim khác thấy thức ăn, xúm xít lại, vừa chen lấn nhau vừa kêu. Cuối cùng không còn xót lại một mẩu vụn nào vì đối với chim câu thì bỏ lại thức ăn trên đĩa là thiếu lễ độ. Khi chúng thấy rõ rang là bữa ăn đã kết thúc chúng bay lên rào rào, lượn vòng quanh đầu bà má và nhại lời bà rao bằng tiếng riêng của chúng. Có một con đậu vào mũ của bà, coi như một vật trang sức gắn vào vành mũ. Một con khác tưởng lầm cái mũ mới của cô Mêry là một vườn hoa hồng nên đã mổ một bông tha đi.
Cô Mêry kêu lên: "Đồ chim sẻ!" và giơ cái dù lên doạ nó. Con chim câu cáu lắm, bèn bay về phía bà má và để trêu tức cô Mêry, nó cài hoa vào dải băng trên mũ bà má. Cô Mêry giận dữ bảo nó: "Phải băm mày ra làm nhân bánh! Mày đáng phải nhồi trong bánh!". Sau đó, cô gọi Giên và Maicơn.
Cô bảo đến giờ đi rồi và cô từ biệt con chim câu bằng cái lừ mắt giân dữ. Nhưng con chim đó chỉ cười, vẫy cái đuôi và quay lưng về phía cô.
Maicơn chào bà má:
- Tạm biệt bác!
Bà má mỉm cười đáp:
- Xin mời các bạn cho chim ăn!
Giên chào:
- Tạm biệt bác!
Bà má vẫy tay nói:
- Hai xu một túi!
Hai đứa trẻ bước đi, mỗi đứa một bên cô Mêry.
Maicơn hỏi Giên:
- Khi mọi người đã đi cả, như chúng ta đây này, thì những con chim đó sẽ làm những gì nữa?
Em đã biết rất rõ sẽ như thế nào nhưng em vẫn cứ hỏi chị vì câu chuyện này chính là của Giên nghĩ ra.
Thế là Giên sẽ kể cho em nghe và em bổ sung những đoạn mà Giên quên không kể.
Giên bắt đầu kể:
- Đêm đêm, khi mọi người đã đi ngủ...
Maicơn tiếp lời:
- Và sao mọc trên trời...
- Đúng, nhưng cả những đê, không có sao, lũ chim sẽ từ trên nóc nhà thờ bay xuống và chạy khắp nơi trên mặt đất xem có còn mẩu vụn bánh nào không, và dọn sạch cho sáng ngày hôm sau... Khi chúng đã dọn dẹp xong...
- Chị quên mất đoạn tắm rồi!
- À, phải, chúng tắm bẳng cách dung các móng vuốt để chải lông cánh. Sau đó, chúng bay ba vòng quanh đầu bà má rồi đậu xuống.
- Chúng có đậu trên vai bà má không?
- Có, và đậu cả trên mũ của bà má nữa.
- Và cả trên cái làn đựng các túi bánh vụn...
- Phải, và có con còn đậu trên đầu gối bà má. Khi đó, bà má lần lượt vuốt lông đầu từng con cho mượt và dặn chúng phải ngoan ngoãn...
- Bà ấy nói bằng tiếng của loài chim à?
- Phải. Và khi lũ chim đã buồn ngủ, không muốn thức nữa thì bà má xoè vạt áo ra như con gà mái xoè hai cánh và các con chim sẽ tới, chui cả vào dưới vạt áo của bà. Khi con chim cuối cùng đã vào, bà bỏ vạt áo xuống để ủ cho chúng và bà khẽ à ơ ru chúng ngủ cho đến sáng.
Maicơn sung sướng thở phào. Em rất thích câu chuyện đó, nghe kể mãi mà không chán.
Em hỏi chị, lần nào em cũng hỏi như vậy:
- Thật thế hả chị? Có thật không?
Cô Mêry nói: "Không!", cô bao giờ cũng chỉ nói không.
Còn Giên, em thường biết rõ đủ mọi thứ, em trả lời: "Thật đấy mà!"
VIII. BÀ CÔRY
Cô Mêry bảo:
- Cho tôi một kilô xúc xích. Thịt lơn loại một ấy! Làm ơn nhanh tay một chút. Chúng tôi đang vôi!
Ông hàng thịt người béo mập, trên ngực quàng một cái tạp dề rõ to màu trắng, có sọc xanh – Ông cũng tròn trĩnh và đỏ hồng như những khoanh xúc xích ông bán. Ông nhìn ngắm cô Mêry rồi nháy mắt vui vẻ với hai chị em Giên.
Ông bảo cô Mêry:
- Đang vội à? Ừ, nếu vội thì thật đáng tiếc – Giá không vội thì nán lại chuyện gẫu một lát. Cô biết đấy, cánh hàng thịt chúng tôi rất thích có người trò chuyện và chẳng mấy khi được tiếp chuyện một tiểu thư xinh đẹp, duyên dáng như cô...
Ông ta bỗng im bắt vì vừa nhìn thấy vẻ mặt cô Mêry. Nét mặt cô lúc này thực sự đáng sợ - Và ông hàng thịt ước gì dưới chân ông có một cái cửa hầm mở ra để ông tụt xuống. Ông nói, lúc này mặt ông lại đỏ hồng hơn trước:
- À, vâng... Đương nhiên là cô đang vội. Cô lấy một kilo à? Thịt loại một? Đây, xin gửi cô.
Và ông ta vôi vàng đưa cái móc, lấy xuống một xâu dài xúc xích treo vắt ngang quầy hàng. Ông cắt một đoạn chừng hơn nửa mét, khoanh lại như một vòng hoa, gói một lần giấy trắng và một lần giấy nâu nữa. Ông đầy cái gói đó trên mặt bàn thái thịt.
Ông vẫn còn đỏ mặt và đón hỏi: "Thưa cô cần gì nữa không?"
Cô Mêry kiêu kì khịt mũi:
- Hết cái cần rồi!
Cô cầm lấy gói xúc xích,cho xe nôi quay ra và đẩy đi với một bộ điệu mà ông hàng thịt biết ngay rằng ông đã xúc phạm cô. Nhưng cô còn đang vừa đi vừa ngó vào tủ kính để nhìn xem đôi giày mới của cô phản chiếu trong đó như thế nào. Đôi giày này đóng bằng da bê non, có hai khuy cài trông rất lịch sự.
Hai chị em Giên lặng lẽ bước theo cô, đang tự hỏi cô đã mua hết các thứ ghi trong giấy chưa vì nhìn vẻ mặt cô, chúng không dám hỏi.
Cô Mêry có vẻ đang suy nghĩ. Cô nhìn đường phố, nhìn xuôi, nhìn ngược và rồi bỗng cô quyết định điều gì đó, cô gắt lên: "Tới hàng bán cá!" và cô quay xe nôi vào cửa hàng bên cạnh hàng thịt vừa rồi. Cô kể ngay các món hàng cần mua nhưng cô nói rất nhanh, ai nghe quen mới có thể hiểu cô nói những gì:
- Một con cá bơn Đôvơ, một cân rưỡi cá bơn Halibút, nửa cân tôm và một con tôm hùm.
Bác hàng cá, khác hẳn ông hàng thịt, cao mà gầy, gầy tới mức trông như bác ta không có chiều ngang mà chỉ có hai bên thôi. Vẻ mặt bác ta buồn rầu trông tưởng như sắp khóc hay là vừa mới khóc xong. Giên giải thích đó là do một nỗi buồn đã ám ảnh bác ta từ hồi còn nhỏ, còn Maicơn thì nghĩ rằng khi bác ta còn bé tí, mẹ bác chỉ cho bác ăn bánh mì, uống nước lã nên bác không bao giờ quên được chuyện đó.
Bác hàng cá hỏi: "Còn gì nữa không cô?" nhưng nghe giọng bác cũng thấy là bác biết chắc chắn cô chỉ mua có thế thôi.
Cô Mêry đáp:
- Hôm nay thì không!
Bác hàng cá buồn bã lắc đầu và có vẻ không ngạc nhiên chút nào. Bác đã biết cô chỉ mua có vậy.
Bác khẽ khịt mũi, gói các thứ lại, buộc dây và đưa cho cô Mêry.
Bác đưa tay chùi mắt và nhận xét:
- Thời tiết xấu quá! Cô có thấy mùa hè năm nay không như mùa hè những năm trước kia không. Trông cô cũng kém tươi tỉnh, nhưng ai cũng thế cả!
Cô Mêry hất đầu, cáu kỉnh nói:
- Thôi, bác nói bác nghe! – Nói xong cô lao nhanh ra cửa, đẩy cái xe nôi mạnh tay đến nỗi đâm sầm vào một bao trai sò.
Giên và Maicơn thấy cô vừa nhìn xuống đôi giày vừa nói: "Thật dớ dẩn!", chúng hiểu là cô đang nghĩ cô đi đôi giày da bê non hai khuy mà lại không xinh tươi, thật dớ dẩn!
Ra đến hè phố, cô dừng lại, giở tờ giấy ghi các thứ cần mua và gạch xoá các thứ đã mua. Maicơn đứng co một chân lên đùi, rồi lại đổi chân kia..., em bực bội hỏi:
- Cô Mêry ơi, chúng ta không về nhà à cô?
Cô Mêry quay lại, khinh khỉnh nhìn em, nói cộc lốc:
- Cái đó, cũng có thể đấy!
Maicơn khi đã thấy cô gấp tờ giấy lại, nghĩ bụng giá đừng nói như vậy thì hơn.
Cô Mêry nghiêm nghị nói:
- Nếu cháu thích về nhà thì cứ về! Cô còn phải đi mua bánh gừng nữa.
Maicơn xìu mặt xuống. Nếu đừng nói gì cả thì tốt hơn. Em biết món bánh gừng là mục cuối cùng ghi trong tờ giấy.
Cô Mêry chỉ ngón tay về phía ngõ Anh Đào:
- Đây, cháu về lối này! – và sau khi nghĩ lại, cô nói them - Nếu cháu không đi lạc đường.
Maicơn kêu lên:
- Ôi, không đâu, cháu xin cô, cô Mêry. Không cháu có định nói thế đâu, thật đấy – Cháu... ôi, cô Mery, cháu xin cô...
Giên nói:
- Cô đừng để nó đi một mình, cô Mêry ơi, cháu sẽ đẩy xe nôi và cô đưa nó về...
Cô Mêry khịt mũi và hầm hầm bảo Maicơn:
- Nếu hôm nay không phải là ngày thứ sau thì chỉ tỏng một chớp mắt - một chớp thôi là đã ở nhà rồi.
Cô lại đẩy cái xe nôi trong đó có Giôn và Bacbara. Giên và Maicơn biết rằng cô đã bớt giận. Chúng bước đi theo cô và nghĩ không hiểu một chớp là như thế nào. Bỗng Giên nhận thấy mấy cô cháu đã đi nhầm đường. Em nói:
- Cô Mêry ơi, cô bảo mua bánh gừng nhưng đi lối này không phải là lối đến cửa hàng mà chúng ta vẫn hay mua...
Trông vẻ mặt cô Mêry, em thôi không nói nữa. Cô Mêry hỏi:
- Vậy cô đi mua các thứ hay là cháu đi mua nào?
Giên lí nhí đáp:
- Thưa, cô ạ?
Cô Mêry cười nhạt và nói:
- À, thật vậy chăng? Cô nghĩ là đi vòng lối này cũng được!
Cô lấy tay đẩy nhẹ xe nôi cho ngoặt vào một đường rẽ và đứng dừng lại. Giên và Maicơn đứng sững ngay lại phía sau chiếc xe nôi, thấy trước mặt là một cửa hàng kì dị chưa từng thấy bao giờ. Cửa hàng này rất nhỏ hẹp và rất bẩn. Trên các tủ hàng treo long thong những vòng giấy màu đã phai nhạt, và trên các giá có bày những hộp nước ngọt trông như kém phẩm chất, các thỏi kẹo đã để lâu ngày và các xâu táo héo. Giữa các tủ hàng, có một cái cửa ra vào tối om. Cô Mêry đấy chiếc xe nôi đi vào, Giên và Maicơn bước theo sau.
Vào trong cửa hàng, hai chị em trông thấy lờ mờ ở ba phía có quầy hàng, mặt trên có kính. Trong một ngăn, dưới tấm kính, có hàng dãy bánh sừng khô mầu sẫm, mỗi tấm bánh có dính những ngôi sao bằng giấy trang kim và hình như ánh sáng lờ mờ trong cửa hàng là do các ngôi sao đó toả ra. Giên và Maicơn nhìn quanh quẩn để tìm người bán hàng và hai chị em rất ngạc nhiên khi nghe tiếng cô Mêry gọi to:
- Phanny, Anny! Các cô ở đâu thế?
Tiếng cô gọi hình như vang dội lại từ các bức tường tới tai các em.
Cô Mêry vừa gọi xong thì có hai cô gái cao lớn lạ thường xuất hiện sau quầy hàng và bắt tay cô Mêry; Giên và Maicơn chưa từng thấy có ai cao lớn như vậy. Hai cô gái khổng lồ này cúi xuống quầy hàng và hỏi:
- Các cháu có khoẻ không? - tiếng các cô nói cũng to lớn như con người của các cô - rồi các cô bắt tay hai chị em Giên.
- Cô có khoẻ không ạ. Cô ... - Maicơn nói đến đó thì im bặt vì không biết cô nào là Phanny, cô nào là Anny.
Một cô nói:
- Tôi tên là Phanny.Bệnh tê thấp của tôi không đỡ mấy, cảm ơn cháu đã hỏi thăm! – Cô nói bằng một giọng buồn bã, như thể không quen với cách chào hỏi xã giao như vậy.
Giên lễ phép nói với cô kia:
- Thưa cô, hôm nay thật là đẹp trời!
Cô ta bèn giữ chặt bàn tay Giên trong nắm tay to tướng của cô ta lâu có đến một phút.
Cô ta nói cho mọi người biết:
- Tôi là Anny. Và xinh đẹp cũng có đến như thế thôi!
Hai chị em Giên nghĩ bụng hai chị em cô này ăn nói thật kì cục, nhưng các em không có thì giờ ngạc nhiên lâu vì hai cô Phanny và Anny đã vươn những cánh tay dài ngoẵng tới cái xe nôi, và mỗi cô bắt tay một em bé sinh đôi là chúng kinh hãi, khóc thét lên.
"Này, này! Cái gì vậy? Cái gì vậy?" - Một giọng nói nhỏ nhưng the thé vẳng ra từ cuối cửa hàng. Nghe tiếng nói đó, vẻ mặt các cô Phanny và Anny đã đang buồn lại càng rầu rĩ hơn. Hai cô có vẻ sợ hãi và lung túng. Giên và Maicơn thấy chắc rừng hai cô khổng lồ này đều ước ao được nhỏ bé bớt đi, để làm người ta không chú ý.
Cai tiếng nói the thé đó tới gần hơn: "Có ai nói những chuyện gì vậy?" Lúc này, ở bên trong góc quầy kính, chủ nhân tiếng nói đó xuất hiện. Bà ta nhỏ bé như tiếng nói của bà và cũng có vẻ láu táu như thế. Các em nhỏ thấy như bà như già cỗi, già hơn tất cả mọi thứ trên đời; mái tóc bà thưa thớt, hai ống chân như hai que củi, bộ mặt khô héo, nhăn nhúm. Tuy vây, bà chạy về phía các em, nhanh nhẹn à nhí nhản như một thiếu nữ.
- Này, này, hay lắm, tôi xin nói như vậy! Đây là cô Mêry Pôpin và cá cháu bé Giôn và Bacbara chứ gì? Cả Giên và Maicơn nữa à? Thật là một sự ngạc nhiên thú vị đối với tôi! Hay lắm! Tôi xin đảm bảo với các bạn là từ khi ông Critôphơ Côlômbô tìm ra châu Mỹ đến nay, tôi chưa bao giờ ngạc nhiên như thế này, thật đấy!
BÀ cười thích thú, lại bắt tay các em. Chân đi đôi giày nhỏ xíu có chun, bà bước đi như nhảy múa. Bà chạy tới bên cái xe nôi, đu đưa nhẹ nhàng và cong các ngón tay gầy guộc, vặn vẹo vỗ về hai em bé Giônv à Bácbara. Chúng thôi khóc vầ bắt đầu cười.
Bà cười khúc khích và nói: "Thế có phải tốt hơn không?" Sau đó, bà làm một việc thật kì quái: Bà bẻ gãy hai ngón tay của bà, cho Giôn và Bacbara, mỗi đứa một ngón. Và kì quái nhất là hai ngón khác lại mọc ra ngay lập tức, Giên và Maicơn đều nhìn thấy rõ.
Bà bảo với cô Mêry:
- Đường phèn đấy mà! Các cháu ăn không sao đâu!
Cô Mêry cũng lịch sự khác thường, trả lời:
- Bà cho các cháu cái gì cũng đều tốt cả!
Maicơn không nhịn được kêu lên:
- Đáng tiếc quá! Giá mà các ngón tay ấy là các thanh kẹo bạc hà thì hay biết mấy!
Bà Côry, tên cảu bà già, hân hoan đáp: "Ừ! Thỉnh thoảng cũng là kẹo bạc hà và ăn rất ngon. Đôi khi không ngủ được, bà vẫn nhấm nháp đấy! Rất tốt cho tiêu hoá".
Giên chăm chú nhìn các ngón tay của bà Côry và hỏi:
- Lần sau, các ngón tay sẽ hoá ra những gì nữa, thưa bà?
Bà Côry cười:
- A ha! Bà cũng cchẳng biết ngày nào, ngày khác, chúng sẽ hoá thành những cái gì. Cháu yêu quý ạ, bà cũng nói là "bà chỉ cầu may thôi", như lời vua Uyliêm trả lời bà mẹ ông khi mẹ ông khuyên ông không nên mang quân chinh phục nước Anh.
Giên thở dài có vẻ ghen tị:
- Thế thì bà đã già lắm rồi.
Và tự hỏi có bao giờ em nhớ được những điều mà bà Côry còn nhớ?
Bà Côry ngửa cái đầu nhỏ bé, thưa tóc ra phía sau cười khanh khách. Bà nói:
- Già ư? Này, so với bà nội của bà thì bà chỉ như gà con mới nở. Các cháu coi bà là một bà già cũng được thôi. Nhớ lại ngày trước, khi các vị đó tạo ra thế giới này thì bà mới vừa hết tuổi thiếu niên.
Bà bỗng ngừng lời và nhìn chăm chăm vào lũ trẻ. Bà kêu lên:
- Trời ơi, tôi nói chuyện dông dài mãi, quên không phục vụ các bạn. – Bà quay về phía cô Mêry mà bà có vẻ quen thân lắm, bà bảo cô. – Cô muốn mua bánh gừng phải không?
Cô Mêry lễ phép trả lời:
- Thưa bà, vâng!
- Hay lắm! Thế Phanny và Anny đã đưa bánh cho các cháu chưa?
Bà vừa nói vừa nhìn Giên và Maicơn. Giên lắc đầu.
Từ sau quầy hàng, hai giọng nói thì thầm vọng lên. Cô Phanny nói:
- Thưa mẹ, chưa ạ!
Cô Anny run sợ nói khẽ:
- Thưa mẹ, chúng con sắp đưa đấy ạ!
Bà Côry nghe thấy vậy bèn đứng thẳng người lên và quắc mắt nhìn hai cô con gái khổng lồ. Rồi bà nói, với giọng bình tĩnh, nhẹ nhàng nhưng đáng sợ:
- Sắp đưa à? Ừ thật vậy! Thật hay ho quá chừng! Này Anny, mẹ hoi, ai cho phép con đem cho không món bánh gừng của mẹ?
- Thưa mẹ không ạ. Con có cho ai đâu! Con chỉ nghĩ là...
- Con chỉ nghĩ là! Con thật ngoan quá! Nhưng mẹ xin con đừng có nghĩ gì cả! Mọi việc cần nghĩ tới ở đây, mẹ có thể giải quyết được hết.
Bà Côry vẫn nói bằng cái giọng nhẹ nhàng nhưng đáng sợ. Thế rồi bà bỗng phá lên cười khùng khục một hồi, Bà chỉ ngón tya nổi rõ đốt xương vào cô gái mà nói:
- Này các bạn nhìn cô ta đi! Nhìn mà xem! Hèn chưa! Con nít khóc nhè!
Giên và Maicơn quay lai, thấy một giọt nước mắt to tướng lăn trên bộ mặt buồn to bè của cô Anny nhưng chúng không dám nói gì, vì tuy bà Côry thấp bé nhưng chúng cảm thấy chúng như là bé tí tẹo và chúng rất sợ bà.
Nhưng khibà Côry vừa quay đi, Giên nhân cơ hội đó, đưa cho cô Anny cái mùi xoa của em. Giọt nước mắt to tướng thấm ướt đẫm mùi xoa và cô Anny, với ánh mắt cảm ơn, vắt khô khăn rồi mới trả cho Giên.
Tiếng nói the thé của bà Côry lúc này nhằm vào cô gái thứ hai:
- Và này, còn con, Phanny, con cũng nghĩ như Anny phải không? Mẹ hoi con đấy!
Cô Phanny run sợ đáp:
- Thưa mẹ, không ạ!
- Hừ! Thật may cho con đấy! Hãy mở ngăn này ra!
Cô Phanny run rấy đưa bàn tay dò dẫm mở cái ngăn kính.
Bà Côry nói: "Nào, các cháu yêu quý" bằng một giọng khác hẳn. Bà mỉm cười, nhẹ nhàng vẫy Giên và Maicơn đến gần và các em cảm thấy hổ thẹn vì lúc trước cứ cho là bà đáng sợ. Lúc này chúng thấy là bà rất hiền hậu. Bà bảo các em:
- Các cháu lại đây mà lấy bánh, các con cừu non của bà! Mẻ bánh hôm nay làm theo công thưc đặc biệt mà bà đã chép của Anphơ rít đại vương đấy. Nhà vua cũng là một nhà đầu bếp đại tài. Bà vẫn còn nhớ, có lần nhà vua đã để cháy một mẻ bánh. Các cháu lấy bao nhiêu cái?
Giên và Maicơn nhìn cô Mêry. Cô nói:
- Mỗi cháu bốn cái. Thế là mười hai cái - Một tá.
Bà Côry vui vẻ nói:
- Bà sẽ tính theo tá cảu thợ bánh mì, tức là mười ba cái.
Thế là Giên và Maicơn chon mười ba tấm bánh gừng, mỗi tấm có đính một ngôi sao bằng giấy. Hai tay chúng chất đầy những tấm bánh ngon lành màu sẫm. Maicơn không nhịn được, nhấm thử một góc bánh.
Bà Côry khẽ hỏi: "Có ngon không?" và khi em gật đầu thì bà vén áo, đi mấy bước theo điệu vũ của dân vùng cao cho vui.
Bà cất giọng the thé: "Hoan hô! Hoan hô! Tuyệt diệu! Hoan hô!" Sau đó bà trở về tư thế dừng lại và vẻ mặt bà lại nghiêm trang như lúc trước. Bà nói:
- Nhưng các bạn phải nhớ tôi không biếu không mà phải trả tiền đấy! Mỗi cháu phải trả ba xu!
Cô Mêry mở ví tiền, lấy ra ba đồng ba xu. Cô đưa cho Giên và Maicơn mỗi em một đồng.
Bà Côry bảo:
- Nào, các cháu, đính tiền vào áo bà! Tiền nào cũng cho vào đó cả!
Hai em ghé nhìn gần cái áo dài đen của bà , thấy trên áo đính đầy các đồng tiền ba xu, trong như cái áo ngoài hiệu may Côtxtơ có đính các khuy bằng ngọc trai vậy.
Bà Côry xoa tay chờ đợi và nhắc alị:
- Nào! Các cháu! Đính vào! Các cháu sẽ thấy là nó không rơi ra đâu!
Cô Mêry bước lại gần và ép đồng ba xu của cô vào cổ áo bà Côry. Giên và Maicơn ngạc nhiên thấy nó dính chặt.
Thế là các em mang tiền tới dính vào áo bà Côry. Giên đính vào vai bên phải và Maicơn đính vào gấu vạt trước. Các đồng tiền của các em cũng dính chặt vào áo..
Giên nói:
- Thật là kì lạ!
Bà Côry cười khúc khích và nói:
- Cháu yêu ơi, chẳng có gì là lạ! Hoặc nói đúng hơn, cũng khong lạ bằng nhiều cái mà bà biết.
Nói rồi bà nháy mắt mãi với cô Mêry.
Cô Mêry nói:
- Bà Côry ơi, chúng cháu phải về thôi! Ở nhà, còn món bánh trứng cần làm để ăn trưa, chúa phải về để kịp chuẩn bị. Cái bà Brin ấy...
Bà Côry ngắt lời:
- Nấu ăn rất kém phải không?
Cô Mêry khinh khỉnh trả lời:
- Kém ư? Nói thế cũng chưa đúng sự thật!
Bà Côry kêu "À" một tiếng rồi để tay lên sống mũi trông rất khôn ngoan. Tiếp đó, bà nói:
- Hay lắm! Cô Mêry thân mến ạ, cô đến thăm tôi thật là một dịp gặt gỡ vui vẻ và tôi chắc rằng các cháu gái nàh tôi cũng phân khởi như tôi. - Rồi, mai kia cô cùng Giên va Maicơn, cả hai cháu bé nữa, sẽ lại đây nữa nhé!
Bà quay về phía Maicơn và Giên nói tiếp:
- Nào, bây giờ các cháu có mang được bánh về không?
Hai em gật đầu. Bà Côry nhích lại gần các em với vẻ mặt lạ lung, quan tâm dò hỏi. Bà nói, vẻ mặt như trong mơ:
-Bà hỏi các cháu sẽ dung ngôi sao bằng dấy này để làm gì?
Giên đáp:
- Ồ chúng cháu sẽ cất đi! Bao giờ chúng cháu cũng làm như vậy.
Mắt bà Côry lim dim và nét mặt càng có vẻ dò hỏi hơn nữa:
- À, các cháu cất đi à? Thế các chaus cất ở chỗ nào?
Giên đáp:
- Các ngôi sao của cháu, cháu để dưới xấp mùi xoa của cháu ở dưới ngăn kéo trên cùng, bên trái và..
Maicơn đáp:
- Cháu để trong cái hộp giày ở ngăn dưới cùng tủ áo!
Bà Côry trầm ngâm nhắc lại. " Ngăn kéo trên cùng bên trái, hộp giày ở tủ áo", như thể bà muốn nhớ cho kĩ. Thế rồi, bà liếc nhìn cô Mêry và khẽ gật gật đầu. Cô Mêry cũng khẽ gật đầu lại. Hình như hai người đã trao đổi với nhau một điều gì bí mật.
Bà Côry tươi cười, nói:
- Tốt lắm! Các cháu không biết là bà rất vui lòng khi biết các cháu mang những ngôi sao đó cất đi. Bà sẽ nhớ điều đó. Các cháu thấy đấy, bà nhớ đủ mọi cái ngay cả những món mà Ghi-phốc vẫn ăn trong bữa trưa mỗi ngày chủ nhật thứ hai trong tháng. Và bây giờ, tạm biẹt nhé! Các cháu lại đây luôn nhé! ... luôn...luôn, nhé!
Tiếng bà Côry hình như nghe văng vẳng xa dần và lúc này, không hiểu vì sao, Giên và Maicơn thấy mình đang đứng trên vỉa hè, đằng sau cô Mêry, cô đang xem lại tờ giấy ghi các thứ cần mua.
Các em quay đầu lại nhìn về phía sau.
Maicơn ngạc nhiên nói:
- Chị Giên ơi! Sao mà chẳng thấy cửa hàng ấy đâu cả!
Giên cũng nói:
- Chị cũng thấy như vậy!
Các em nói đúng. Cửa hàng không còn ở đó. Nó đã biến mất rồi.
Giên kêu:
- Kỳ quái!
Maicơn nói:
- Lạ lung thật, nhưng thứ bánh gừng này ăn ngon tuyệt!
Và hai em mải mê gặm các tấm bánh gừng thành các hình thù: thằng người, đoá hoa, cái ấm pha chè và các em cũng quên đi câu chuyện kì dị đó.
Tuy vậy, đến đêm, các em lại nhớ tới, khi mà trong nhà đã tắt hết đèn và người lớn tưởng cả hai em đều đã ngủ say.
Maicơn thì thầm gọi:
- Chị Giên ơi! Chị Giên! Em đang nghe như có ai đang đi rón rén lên cầu thang, chị nghe xem nào!
Giên lách người ra khỏi giường vì em cũng nghe tiếng chân bước, em khẽ nói: "Suỵt!"
Cửa bỗng mở, kêu "Cạnh" một cái rồi có ai đó bước vào trong phòng. Đó là cô Mêry Pôpin, mặc áo ngoài, đội mũ như sắp đi đâu.
Cô nhẹ nhàng đi lại trong phòng, nhanh nhẹn và bí mật. Hai chị em khẽ hé mắt, nằm im không động cựa, theo dõi xem cô làm gì.
Thoạt tiên cô đến cái tủ ngăn kéo, mở một ngăn và lát sau, đóng lại. Sau đó cô rón rén đi tới tủ quần áo, mở tủ, cúi xuống bỏ cái gì vào đó (các em không thấy được). Sập một cái, cửa tủ áo đã đóng lại và cô Mêry rảo bước ra khỏi phòng.
Maicơn ngồi nhổm dậy trên giường.
Em nói thầm với Giên:
- Cô ấy làm cái gì thế?
Giên nói:
- Chị đâu biết. Có lẽ cô ấy để quên đôi găng hoặc đôi giày, hoặc là... - Rồi em giật giọng. – Maicơn nghe xem này! – Maicơn lắng tai nghe. Có vẻ như từ dưới vườn thì phải, các em nghe thấy có nhiều giọng nói thì thầm với nhau nghe rất sôi nổi.
Giên nhanh nhẹn nhảy ra khỏi giường và vẫy gọi Maicơn. Hai em đi chân không bò ra cửa sổ và nhìn xuống.
Đằng xa, ngoài ngõ có một bong người bé nhỏ và hai bong người cao lớn cực kì.
Giên thì thầm:
- Bà Côry và hai cô Phanny, Anny đấy!
Và đúng vậy. Đó là một tốp người kì dị. Bà Côry đang nhòm qua các chấn song cổng nhà số 17, cô Phanny vác trên vai to tướng hai cái thang, trong khi đó cô Anny một tay xách cái thùng to trong đó có chất gì như là keo dán và một tay cầm cái chổi quét sơn to đùng.
Từ chỗ các em đứng, nấp sau rèm cửa sổ, Giên và Maicơn có thể nghe rõ họ nói với nhau.
Bà Côry có vẻ bực bội và có vẻ lo lắng, bà nói:
- Cô ấy chậm trễ quá!
Cô Phanny rụt rè cất tiếng nói và đặt lại hai cái thang trên vai cho chắc chắn hơn:
- Có lẽ có đứa bé nào bị ốm nên cô ta không thể...
Cô Anny cáu kỉnh nói tiếp:
- Đến đúng giờ được.
Bà Côry giận dữ nói: "Im đi nào!" và hai chị em Giên nghe rõ bà ta thì thầm câu gì như là "đồ hươu cao cổ to xác ăn hại!" và hai em biết là bà đang nói về hai cô con gái đáng thương của bà.
Bỗng bà Côry kêu: "Hầy!" và nghiêng đầu về một bên để lắng nghe, trông giống như một con chim nhỏ.
Đó là tiếng cánh cửa trước nhà mở ra nhè nhẹ rồi đóng lại ngay, và tiếng chân bước trên lối đi. Bà Côry cười mỉm và đưa tay lên vẫy cô Mêry đang đi ra đón ba mẹ con bà. Cô Mêry mang một cái thúng, trong đó có cái gì đó phát ra một thứ ánh sáng mờ mờ, bí ẩn.
Bà Côry nắm lấy cánh tay cô Mêry và giục:
- Nào, đi nào, chúng ta phải nhanh lên! Chúng ta không có nhiều thì giờ đâu! Cả hai chị kia nữa, nhanh nhẹn lên một chút!
Thế rồi bà cất bước, hai cô Phanny, Anny theo sau cũng cố hết sức bước nhanh nhưng vẫn không kịp. Hai cô nặng nề lẽo đẽo theo bước bà mẹ và cô Mêry, còng cả người vì phải mang các thứ quá nặng.
Giên và Maicơn nhìn thấy bốn người đi về cuối ngõ Anh Đào rồi rẽ về phía bên trái, đi lên đồi. KHi tới đỉnh đồi, nơi không có nhà cửa gì cả mà chỉ có cỏ dại và cỏ ba lá, họ dừng lại.
Cô Anny đặt cái thùng keo dán xuống, cô Phanny bỏ hai cái thang trên vai xuống và dựng cả hai cái đứng thẳng.
Sau đó mỗi cô giữ một cái thang.
Maicơn há hốc mồm kêu:
- Họ làm cái trò quái quỷ gì vậy?
Nhưng Giên không cần trả lời vì Maicơn nhìn thấy tận mắt những gì đang diễn ra.
Sau khi hai cô Phanny và Anny đã giữ chặt những cái thang trông như một đầu tựa xuống đất, một đầu tựa vào nền trời, bà Côry vén áo lên, một tay cầm cái chổi quét sơn và một tay xách thùng keo dán. Sau đó, bà đặt chân lên gióng thang dưới cùng của một cái thang và cô Mêry mang thúng, trèo lên cái thang kia.
Thế rồi Giên và Maicơn được xem một cảnh thật lạ lung hấp dẫn. Khi lên tới ngọn thang, bà Côry nhúng cái chổi quét sơn vào thùng keo và quét chất keo dính đó lên nền trời. Cô Mêry chờ cho bà Cổry quét xong, lấy trong thúng ra một vật gì sáng lấp lánh và dán vào chỗ đã quét keo. Khi cô Mêry bỏ tay ra, cá em thấy là cô đã dính những ngôi sao của các tấm bánh gừng lên trên bầu trời. Mỗi ngôi sao đã dính xong bắt đầu sáng nhấp nháy dữ dội, toả ra những chùm tia sáng long lanh màu vàng kim.
Maicơn nín thở, nói:
- Những ngôi sao của chúng mình đấy! Đó là những ngôi sao của chúng mình – Cô ấy ngỡ là chúng ta đã ngủ rồi và đã vào phòng lấy, mang đi!
Nhưng Giên yên lặng. Em còn mải nhìn bà Côry quét keo lên nền trời, cô Mêry đính các ngôi sao lên và hai cô Phanny, Anny chuyển thang sang chỗ khác và dần dần trên bầu trời đầy những sao.
Cuối cùng, công việc đã xong. Cô Mêry dốc ngược cái thúng để cho bà côry thấy là trong đó không còn sót lại cái gì. Sau đó, họ trèo xuống và lại bắt đầu cuộc diễu hành từ đỉnh đồi xuống chân đồi, cô Phanny vác thang, cô Anny đung đưa cái thùng không. Đến chỗ góc đường rẽ, cô Mêry bắt tay từng người và rảo bước đi vào trong ngõ. Bà Côry nhảy múa giây lát trên đôi chân đi giày có chun và hai tay nhẹ nhàng vén áo, đi biến về hướng khác, theo sau là hai cô con gái khổng lồ bước lạch bạch theo bà.
Cánh cổng vườn kêu lạch cạch. Có tiếng chân bước trên lối đi ra vườn. Cửa ngoài nhà mở ra rồi đóng lại khẽ kêu lịch kịch. Lúc này các em nghe tiếng chân cô Mêry bước lên thang gác, rón rén đi ngang qua phòng trẻ nhỏ và đi vào căn phòng nơi cô ngủ cùng với Giôn và Bacbara.
Khi không nghe tiếng chân cô nữa, Giên và Maicơn nhìn nhau. Sau đó chúng cùng lặng im đi tới mở ngăn kéo phía trên bên trái và nhìn.
Trong ngăn kéo chỉ còn áo một xấp mùi xoa của Giên. Tiếp đó hai em tới tủ quần áo và nhìn vào cái hộp đựng giầy. Trong hộp rỗng không.
Maicơn ngồi trên mép giường va nhìn Giên, em hỏi:
- Thế là thế nào? Sao lại thế nhỉ?
Giên không nói gì. Em ngồi bó gối bên cạnh Maicơn và cứ suy nghĩ mãi. Cuối cùng, em hất mái tóc ra phía sau và vươn vai, đứng lên.
Em nói:
- Chị chỉ muốn biết có một điều là: các ngôi sao có phải là giấy trang kim hay giấy trang kim là những ngôi sao?
Câu hỏi của Giên không có câu trả lời và em cũng không chờ Maicơn trả lời. Em biết rằng chỉ có ai đó hiểu biết hơn Maicơn rất nhiều sẽ có thể nói cho em câu trả lời đúng.
IX. TRUYỆN HAI EM BÉSINH ĐÔI GIÔN VÀ BACBARA
Giên và Maicơn cùng đi dự lien hoan. Các em mặc những bộ quần áo đẹp nhất và có vẻ "đúng như trong tủ kính", cô giúp việc Elen khi nhìn thấy các em đã nói như vậy. Cả buổi chiều, ngôi nhà vắng vẻ, yên tĩnh.
Dưới bếp, bà Brin đang đọc báo, cái kính chễm chệ trên sống mũi. Anh Rôbơcxơn đang ở trong vườn, không làm gì cả. Bà Ben nằm trên chiếc ghế sôpha trong phòng khách, gác chân lên ghế.
Trên gác, trong phòng trẻ nhỏ, cô Mêry đang hong quần áo bên cạnh lò sưởi. Ánh nắng từ bên ngoài tràn qua cửa sổ, chiếu lung linh trên những bức tường trắng, nhảy múa trên hai cái nôi trong đó hai em bé đang nằm.
Giôn kêu to:
- Này, đi chỗ khác đi! Cậu rọi vào đúng mắt tớ!
Ánh nắng đáp:
- À, xin lỗi! Nhưng tớ làm thế nào được! Dù sao, tớ cũng phải đi qua gian phòng này. Lệnh là lệnh, phải thi hành chứ! Hàng ngày tớ phải đi từ phía Đông sang phía Tây và đường tớ đi phải qua căn phòng này! Xin lỗi nhé! Cậu cứ nhắm mắt lại là không thấy tớ.
Chùm tia nắng vươn dài qua căn phòng. Rõ rang là nó muốn đi cho nhanh, để bé Giôn được thoải mái.
Bé gái Bacbara giơ tay đón ánh nắng ấm áp sáng ngời. Em nói:
- Nắng thực dịu, dễ chịu, tớ yêu nắng!
Ánh nắng đồng tình vui vẻ, vuốt ve, hỏi: "Bé có thích tớ không?" như thể muốn được khen.
Bácbara thở phào sung sướng: "Thi...ích quá!"
Bỗng ngoài cửa sổ có tiếng nói lanh lảnh: "Ríu Rít! Ríu rít! Ríu rít! Tôi chưa thấy nơi nào hay ríu rít, líu lo như ở đây! Luc nào cũng có tiếng ai đó chuyện trò!"
Giôn và Bacbara nhìn lên.
Đó là một con sáo, nó làm tổ trên ống khói lò sưởi. Cô Mêry quay lại nói:
- Cô thích nói chuyện mà, còn chim ra sao? Phải, cả ngày và có khi đến nửa đêm nữa, thơ thẩn trên các mái nhà, trên các cây cột điện báo. Chim nói, chim kêu la, chim hót đến kiến trong lỗ phải bò ra. Có khi còn tệ hơn lũ chim sẻ nữa, đó là sự thật.
Con sáo đáp:
- Đúng vậy. Tôi có bao nhiêu công việc phải giải quyết: Tư vấn, thảo luận, tranh cãi, thương lượng, đủ mọi thứ. Và tất nhiên công việc này đòi hỏi phải nói nhiều nhiều một chút... Nhưng cũng sẽ sang thôi...
Giôn kêu lên:
- Sẽ sàng quá nhỉ! – Và em cười ngặt nghẽo.
Con sáo nhẩy lên bậc cửa sổ nói:
- Tôi không nói với cậu, cậu bé ạ! Và còn cậu thì không đấy! Chiều thứ bẩy tuần trước, tôi nghe tiếng cậu suốt mấy giờ liền. Trời ơi, tôi tưởng không bao giờ cậu im. Cậu làm tôi mất ngủ cả đêm.
Giôn đáp:
- Có phỉa tớ chuyện trò gì đâu! Tớ bị đau đấy!
Con sáo hừ một tiếng rồi nhảy lên cái gọng nôi của Bacbara. Nó lần đi dọc cái gọng cho tới phía đầu nôi. Rồi nó nói với giọng êm dịu, ngọt ngào:
- Nào, Bacbara, có để phần cho anh bạn cũ chút gì không?
Bacbara nắm lấy một thanh gỗ ở thành nôi, ngồi dậy. Em vừa chìa ra nắm tay tròn mũm mĩm vừa nói:
- Đây là một nửa cái bánh quy bột hoàng tinh của tớ!
Con sáo sà xuống, lấy mỏ quặp miếng bánh rồi bay ra bậc cửa sổ và bắt đầu rỉa ăn ngấu nghiến.
Cô Mêry nói "Cảm ơn!" có ý chê trách nó nhưng nó còn mải ăn nên không để ý đến lời quở trách của cô.
Cô Mêry nói to hơn một chút:
- Tôi xin cảm ơn!
Con sáo nhìn lên.
- Nào! Làm sao? Thôi xin cô, thôi đi. Tôi không có thì giờ để nói những câu vớ vẩn, rườm rà...
Nói xong, nó chén nốt mẩu bánh quy cuối cùng.
Căn phòng yên tĩnh quá.
Bé Giôn lơ mơ gà gật trong ánh nắng, đưa các ngón chân phải lên miệng và cọ cọ vào chỗ cái răng vừa mới nhú.
Bácbara hoi, với giọng nói dịu dàng vui vẻ, lúc nào cũng như đang cười:
- Tại sao cậu làm mãi như thế mà không chán? Có ai đứng đây xem đâu mà làm?
Giôn thổi một điệu kne bằng các ngón chân và đáp:
- Tớ biết thế nhưng tớ muốn luyện tập. Người lớn thích cái trò này lắm. Cậu không thấy là bác Phlôtxi hôm qua đã cười như điên khi xem tớ làm trò đó à? Cậu không nghe thấy bác ấy gọi tên tớ bằng đủ mọi kiểu: "Cục cưng", "Bé khôn", "Bé tài", "Bé giỏi" à? Thế rồi Giôn hất tung cái chân ra và phá lên cười vì em nghĩ đến bác Phlôtxi.
Bacbara cũng nói hùa theo Giôn:
- Bác ấy cũng thích cái trò của tớ. Tớ kéo hết hai bít tất ra và bác ấy bảo là trông tớ ngon lành quá chỉ muốn cắn một miếng để ăn. Buồn cười không! Khi tớ nói tớ muốn ăn cái gì, là tớ ăn thật. Như bánh quy, bánh xốp và cái núm giường, vân vân... Tớ thấy hình như người lớn nói như thế nhưng không phải thật như thế. Bác ấy thật sự đâu có muốn ăn thịt tơ, phải không?
Giôn bảo:
- Không đâu. Đó chỉ là cách nói chuyện của họ mà thôi. Tớ chắc tớ sẽ không bao giờ hiểu được người lớn. Tớ thấy hình như họ ngớ ngẩn. Ngay cả chị Giên và anh Maicơn đôi khi cũng ngớ ngẩn.
Bacbara kéo đôi tất ra rồi lại đi vào, đồng tình:
- Ừ...
Giôn tiếp tục:
- Chẳng hạn như chúng ta nói một điều đơn giản mà người lớn cũng chẳng hiểu được. Tệ hơn nữa, họ còn chẳng hiểu những vật khác nói những gì – Này nhé, mới sáng hôm thứ hai vừa rồi, tớ nghe thấy chị Giên nói là chị ấy muốn biết gió nó nói thứ tiếng gì.
Bacbara nói:
- Tớ cũng thấy như vậy. Thật đáng kinh ngạc. Mà lúc đấy Maicơn còn nói thế này - cậu có nghe thấy không – Anh ấy nói là con sáo nó nói: "Hu...uýt...h...uýt...!" Anh ấy như không biết, con chim nó có nói thế đâu mà nó nói thứ tiếng mà chúng ta vẫn nói với nhau. Tất nhiên là chúng ta không mong ba và mẹ biết những điều đó, tuy ba và mẹ rất là đáng yêu quý nhưng cũng chẳng biết điều gì đâu. Nhưng còn chị Giên và anh Maicơn thì không biết có...
Cô Mêry Pôpin đang gấp cái áo ngủ của Giên, nói:
- Các anh chị ấy cũng đã có thời kì biết đấy!
Giôn và Bacbara cũng rất ngạc nhiên, đồng thanh hỏi:
- Thật à cô? Cô bảo là chị Giên, anh Maicơn cũng hiểu được con sáo, làn gió...
Cô Mêry đáp:
- Và cả cây cối nói những gì. Họ hiểu cả tiếng nói của ánh nắng và các ngôi sao. Tất nhiên là anh chị ấy hiểu chứ! Nhưng trước kia cơ!
Giôn nhíu trán, cố mà hiểu. Em hỏi:
- Cô ơi, thế sao bây giờ anh chị ấy đã quên hết cả ?
Con sáo đang nhặt những mẩu bánh quy vụn, ngẩng đầu lên nói có vẻ hiểu biết:
- A ha! Các cậu có muốn biết vì sao không"
Cô Mêry giảng giải:
- Vì các anh chị ấy đã lớn rồi. Này, Bácbara, xin cháu đi tất vào ngay lập tức nào!
Giôn nghiêm nghị nhìn cô và nói:
- Lý do đó thật là ngớ ngẩn!
Cô Mêry vừa buộc chặt bít tất của Bacbara vào quanh mắt cá chân, vừa nói:
- Đó là lí do đúng đấy cháu ạ!
Giôn tiếp tục nói:
- À, nếu vây thì chị Giên và anh Maicơn ngớ ngẩn. Cháu thì cháu biết là dù có lớn lên, cháu cũng chẳng quên đâu!
Bacbara vừa vui vẻ mút ngón tay vừa nói:
- Cháu cũng thế!
Cô Mêry nói với giọng qủa quyết:
- Các cháu cũng sẽ quên!
Hai em bé sinh đôi ngồi dậy, nhìn cô.
Con sáo nghếch mắt nhìn hai em và nói:
- Hừ, xin các bạn nhìn hai cô cậu này! Hai cô cậu tưởng mình là những kì quan của thế giới. Là những nhân vật thần kì! Tôi chẳng nghĩ như vậy đâu! Tất nhiên là các cậu rồi cũng sẽ quên, như chị Giên và anh Maicơn ấy!
Hai trẻ sinh đôi nhìn con sáo như thể muốn giết ngay nó đi, kêu lên:
- Chúng tớ không quên!
Con sáo cười chế giễu và nói them:
- Tớ nói là các cậu sẽ quên mà! Tất nhiên, không phải lỗi tại cậu. – Sáo nói them, nhẹ nhàng hơn. – Các cậu sẽ quên vì không thể nào khác được. Chưa có một con người nào nhớ được những gì trước năm một tuổi và nhớ tới những gì từ lúc mới sinh, trừ có một người là cô đây. – Và con sáo quay đầu chỉ về phía cô Mêry.
Giôn hỏi:
- Nhưng tại sao cô ấy nhớ được mà chúng ta thì không?
Con sáo nhăn nhở cười. nhìn hai em, đáp:
- À, cô ấy khác – cô ấy là trường hợp đại ngoại lệ. Không thể nào vượt nổi cô ấy!
Giôn và Bacbara ngồi yên lặng.
Con sáo tiếp tục giair thích:
- Cô ấy là một con người đặc biệt, các cậu thấy không! Tất nhiên không phải nói về hình thức. Con chim nhỏ mới nở được một ngày của tớ còn xinh đẹp hơn cô Mêry...
Cô Mêry nổi giận xông về phía con sáo và quật mạnh cái tạp dề. quát: "Này, đồ hỗn láo!". Nhưng con sáo đã nhảy tránh ra một bên và bay ra cửa sổ, huýt sáo giễu cợt, vượt hẳn ra ngoài tầm tay của cô Mêry.
Con sáo lại cười nhạo và vẫy hai cánh về phía cô Mêry:
- Lần này, cô có thắng tôi chăng?
Cô Mêry khịt mũi...
Ánh nắng chiếu lướt qua phòng, kéo theo vệt nắng màu vàng óng. Bên ngoài, một làn gió nhẹ thổi, khe khẽ thì thầm với những cây anh đào ngoài ngõ.
Giôn bảo:
- Xin hãy nghe gió đang trò chuyện. Em nghiêng đầu về một bên để nghe. – Cô Mêry ơi, có phải cô bảo là khi lớn lên chúng cháu sẽ không thể nghe thấy được nữa, có thật không cô?
Cô Mêry đáp:
- Các cháu sẽ vẫn còn nghe thấy rõ nhưng sẽ không hiểu được nữa.
Nghe nói vậy, Bacbara thút thít khóc. Giôn cũng ứa nước mắt.
Cô Mêry xúc động nói:
- Thôi, cũng chẳng làm thế nào được. Sự đời là như vậy.
Con chim sáo cười nhạo:
- Hãy nhìn xem các cậu này xem! Khóc thế thì chết mất! Ồ, một con sáo còn nằm trong trứng cũng còn biết điều hơn! Nhìn xem này!
Lúc này Giôn và Bacbara đang ở trong nôi khóc thảm thiết, những tiếng nức nở buồn khổ kéo dài...
Bỗng cửa phòng mở ra và bà Ben xuất hiện, bà hỏi:
- Hình như hai đứa bé khóc phỉa không? – Bà chạy tới gần hai trẻ. – Các con yêu, có chuyện gì thế? Ôi, các kho báu, kẹo ngọt, các con chim non xinh yêu, có chuyện gì thế? Cô Mêry ơi, tại sao các cháu khóc mãi thế? Cả buổi chiều nay, các cháu rất ngoan, không khóc một tiếng. Vậy có chuyện gì nào?
Cô Mêry cố ý không nhìn về phía con sáo.
- Thưa bà, có ạ! Thưa bà, không có gì ạ. Tôi cho là chúng đang nứt răng, thưa bà!
Bà Ben tươi cười nói:
- Ồ! Đúng rồi! Có thể là mọc răng đấy!
Bé Giôn trở mình trong nôi và rền rĩ:
- Con chẳng cần có răng nếu vì mọc răng mà sẽ quên các thứ con thích nhất.
Bacbara khóc, úp mặt xuống gối và bảo:
- Con cũng thế.
Bà Ben đi từ cái nôi nọ sang cái nôi kia, dỗ dành:
- Các con yêun, con quý tội nghiệp của mẹ! Khi cái răng hư đốn ấy nó mọc ra rồi thì sẽ khỏi hết, các con ạ!
Giôn gào lên:
- Mẹ không hiểu, con chẳng cần có răng!
Bacbara cũng than thở với cái gối:
- Sẽ chẳng khỏi đâu mà còn quá tệ nữa!
Bà Ben âu yếm nói như hát ru:
- Ừ, ừ... Nào, nào... Mẹ biết mà. Răng nó mọc ra, sẽ khỏi cả thôi, sẽ đâu vào đấy mà!
Có tiếng động nhẹ ở phía sau cửa sổ. Đó là con sáo, nó đang cố nhịn cười. Cô Mêry lườm nó một cái. Nó liền hót nhộn nhạo và tiếp tục ngó nhìn mà không cười cợt chút nào nữa.
Bà Ben đang vỗ về hai đứa trẻ, lần lượt từng đứa, thì thầm dỗ cho chúng nín. Bỗng nhiên, bé Giôn nín hẳn. Em thường rất ngoan, em rất quý mẹ và biết rõ mẹ chăm sóc em như thế nào. Em thấy thương mẹ, mẹ lại nói những cái không đúng nhưng không phải lỗi tại mẹ. Em suy nghĩ thấy rằng mẹ không hiểu là phải. Vì vậy em lại nằm ngửa lên và buồn bã khịt mũi cho hết nước mắt rồi dùng cả hai tay cầm lấy bàn chân phải và lia lia các ngón chân trong miệng.
Mẹ em thích thú khen:
- Khéo chưa này, ồ, khéo chưa này!
Giôn lặp lại cái trò đó và mẹ em rất khoái chí.
Thế rồi Bácbara cũng không chịu kém, không ấp mặt vào gối nữa và ngồi dậy, mắt vẫn còn ngấn lệ, lôi tuột hai cái bít tất ra.
Bà Ben kiêu hãnh nói: "Con bé cực giỏi!" rồi ôm hôn em.
Thế rồi bà nói như hát:
- Đấy, cô Mêry, cô thấy chưa. Các cháu lại rất ngoan rồi. Bao giờ tôi cũng dỗ được cho chúng ngoan. Hay lắm! Hay lắm! Và cái răng sẽ mọc ngay mà!
Cô Mêry thản nhiên đáp: "Thưa bà, vâng!" Rồi mỉm cười với hai đứa bé sinh đôi. Bà Ben đi ra và đóng cửa phòng lại.
Khi bà đã đi khỏi, con sáo phá lên cười sằng sặc. Nó nói:
- Xin thứ lỗi cho tôi và tôi đã cười. Nhưng tôi không thể nhịn được, thật thế! Thật là một màn kịch hay! Một màn kịch hay!
Giôn không để ý đến con sáo. Em ghé mặt vào khe của cái nôi và khẽ nói với Bacbara bằng một giọng nạt nộ:
- Mình sẽ không giống như các trẻ khác. Mình nói với cậu là mình sẽ không như thế. – Em hất hàm chỉ con sáo và cô Mêry, nói tiếp. – Cá vị kia muốn nói gì thì nói, mình sẽ không bao giờ quên, không bao giờ!
Cô Mêry mỉm cười một mình, một nụ cười bí ẩn thể hiện ý "tôi còn hiểu rõ hơn anh"
Bacbara đáp:
- Mình cũng vậy! Không bao giờ!
Con sáo kêu lên:
- Cầu ban phúc cho các lông đuôi của tôi. Hãy nghe các cô cậu kia nói những gì nào! – Làm như các cậu có thể giữ được cho khỏi quên! Này, chỉ sau đây một hoặc hai tháng, cùng lắm là ba tháng, chúng cũng chẳng còn nhớ tên là gì.
Nó lại cười một tràng nữa rồi xoè đôi cánh đốm , bay vụt qua cửa sổ...
Sau bữa đó không bao lâu, cũng như mọi cái răng khác, cái răng này cũng phải khó nhọc lắm mới mọc ra được... Và hai trẻ sinh đôi đã đầy năm.
Sau bữa lien hoan ngày sinh nhật đầu tiên, con sáo đi nghỉ ở Bơcnơmao trở về ngôi nhà số 17, ngõ Anh Đào. Nó vui vẻ kêu lên: "Này, này, này! Tớ lại về đây rồi!" và sà xuống đậu ở bậc cửa sổ, hơi loạng choạng một chút.
Sáo ngoẹo cổ về một bên nhìn cô Mêry bằng đôi mắt sáng long lanh, nhấp nháy tinh nghịch và trâng tráo hỏi:
- Thế nào, cô có khoẻ không?
Cô Mêry hất đầu đáp:
- Chẳng cần mi hỏi thăm!
Con sáo cất tiếng cười:
- Cũng vẫn là cô Mêry trước kia. Cô chẳng thay đổi chút nào! Thế còn cô cậu kia thì thế nào! – Sáo nhìn vào cái nôi của Bacbara.
Sáo lại cất giọng ngọt ngào tán tỉnh:
- Nào, cô Bacbơrina, hôm nay có gì đãi anh bạn cũ không?
Bacbara vừa tiếp tục ăn cái bánh quy và hát ê a: "Bêla...Bêla...Bêla...a!"
Con sáo giật mình vì ngạc nhiên, nhảy nhảy lại gần hơn, nhắc lại rõ ràng hơn:
- Bacbi thân mến, hôm nay có gì đãi anh bạn cũ không?
Bacbara nuốt nốt mẩu bánh cuối cùng, nhìn lên trần nhà và hát khẽ: "Balu...Balú... Balù..."
Con sáo nhìn em chòng chọc rồi bỗng kêu lên một tiếng "Ồ", nhìn cô Mêry như dò hỏi? Ánh mắt của sáo gặp ánh mắt thản nhiên của cô khá lâu.
Thế rồi con sáo bay vụt tới cái nôi của bé Giôn và đậu trên thành nôi. Bé Giôn đang ghì chặt một con cừu bằng bông trong vòng tay.
Con sáo kêu lên, giọng the thé lộ vẻ lo lắng:
- Tên tớ là gì nào? Tên tớ là gì nào?
Bé Giôn đáp: "Ứ ừ!" rồi há miệng, cầm cái chân con cừu cho vào miệng.
Con sáo lắc đầu quay đi. Nó thản nhiên nói với cô Mêry:
- Đấy quên rồi đấy!
Cô Mêry gật đầu.
Con sáo chán ngán nhìn hai đứa trẻ sinh đôi hồi lâi rồi nhún đôi vai lông lốm đốm.
- Ồ! Đấy, tớ biết sẽ là như vậy mà! Bao giờ tôi cũng bảo các cô cậu ấy như thế nhưng chúng không tin.
Con sáo lặng lẽ một lát, nhìn chằm chằm vào hai cái nôi. Thế rồi nó lắc mình rất mạnh.
- Thôi, thôi, tôi phải đi đây! Đi về cái ống khói lò sưởi của tôi. Cần phải làm một đợt quét dọn vào mùa xuân. Tôi sẽ mắc bận đấy! Con sáo bay tới bậc cửa sổ, đậu ở đó và quay đầu nhìn lại. – Tuy vậy, Nếu không cso các em nhỏ này thì cũng buồn quá! Mình bao giờ cũng thích trò chuyện với chúng. Rồi đây mình sẽ nhớ chúng lắm đấy!
Sáo đưa cánh quệt ngang đôi mắt một cái rất mạnh.
Cô Mêry cười nhạo:
- Khóc đấy à?
Con sáo đứng thẳng lên, đáp:
- Khóc ư? Không đâu! Tôi hơi bị cảm trong chuyến bay về đây, có thế thôi. Phải, hơi cảm lanh một chút thôi mà! Không đáng ngại. Sáo bay vút lên đâụ trên cánh cửa sổ, lấy mỏ rỉa lông và vui vẻ kêu lên: "Tạm biệt!" rồi xoè canhs, bay đi...
X. ĐÊM TRĂNG RẰM
Suốt cả ngày, lúc nào cô Mêry cũng vội, mà khi nào vội cô cũng hay cáu gắt.
Giên làm cái gì cũng hỏng, Maicơn lại còn tệ hơn. Cô Mêry gắt cả với hai đứa bé sinh đôi.
Giên và Maicơn cố tránh gặp mặt cô vì chúng hiểu rằng những hôm như thế này tốt hơn hết là đừng nói câu gì với cô, và cũng đừng để cô nói gì với mình. Khi cô Mêry bảo với em là chỉ nhìn thấy em thôi thì bất kì một người nào biết tự trọng cũng khó chịu nổi, Maicơn nói:
- Ước gì em hoá thành người vô hình.
Giên bảo:
- Thôi chúng mình nấp đằng sau chiếc ghế Sôpha thì chẳng ai trông thấy nữa. Chúng mình lấy ống tiền ra đếm xem có bao nhiêu và sau bữa chiều, chắc cô Mêry sẽ bớt nóng nẩy!
Thế là hia em vào chỗ đó ngồi.
Giên đếm và nhẩm tính nhanh:
- Sáu xu và bốn xu, thế là một hào, và nửa xu và ba xu là...
- Bốn xu và ba chinh...và ... chỉ được có thế thôi! – Maicơn thở dài, vun các đồng tiền lại thành một cụm nhỏ.
Cô Mêry ngó qua thành ghế khịt mũi, và nói:
- Thế là cũng đẻ góp vào quỹ cứu trợ người nghèo, tốt rồi!
Maicơn không bằng long, kêu lên:
- Ồ, không! Cháu giữ cho cháu, tiền của cháu để dành.
Cô Mêry dằn giọng:
- Hừ! Để mua máy bay tàu lượn phỉa không?
Maicơn đáp:
- Không, cháu sẽ mua một con voi, một con voi của riêng cháu, như con voi Lidi ở vườn bách thú ấy. Cháu sẽ cho cô cưỡi voi đi dạo – Em nửa như nhìn cô Mêry, nửa như quay đi để xem thái độ của cô như thế nào.
Cô Mêry đáp:
- Hà! Thật là một ý kiến hay!
Nhưng mà các em thấy là cô đã bớt cáu kỉnh hơn lúc trước.
Maicơn trầm ngân nói:
- Cháu nghĩ không hiểu khi mọi người đã ra về hết cả thì trong vườn thú ban đầu sẽ cso những chuyện gì nhỉ?
Cô Mêry gắt:
- NGhĩ ngợi lắm gầy người đấy, cháu ạ!
Maicơn cải chính:
- Cháu có nghĩ ngợi gì đâu, cháu chỉ hỏi thế thoi ạ.
Cô Mêry lúc này đang phủi các vụn bánh ở trên mặt bàn tay đưa nhanh thoăn thoắt gấp hai lúc bình thường. Maicơn hỏi:
- Có những gì, cô có biết không?
Cô Mêry đáp:
- Cháu còn hỏi một câu nữa thì sẽ phải đi ngủ ngay tức khăc đấy!
Cô bắt đầu don dẹp trong phòng trẻ nhỏ, tay năm tay mười, trong cô như chỉ còn là cái mũ và cái tạp dề quay cuồng trong cơn gió xoáy, không rõ hình dáng con người nữa.
Giên bảo:
- Hỏi cô cũng chẳng ích gì. Cô biết đủ mọi cái nhưng chẳng nói ra bao giờ!
Maicơn càu nhàu:
- Biết mà không nói cho ai cả thì biết mà làm gì? – Em cố nói thật khẽ để cô Mêry khôn nghe thấy...
Hai chị em GIên thấy chưa bao giờ các em phải đi ngủ sớm như hôm nay. Cô Mêry đã thổi tắt ngon nến từ rất sớm và vội vã đi ra như thể tất cả các thứ gió trên đời này đều thổi vào sau lưng cô.
Chỉ vài giây sau, hai chị em Giên nghe như có tiếng ai gọi thì thầm ngoài cửa:
- Giên và Maicơn nhanh lên! Mặc them cái gì vào và khẩn trương lên!
Các em nhảy ra khỏi giường, vừa ngạc nhiên vừa sợ.
GIên bảo:
- Này em, có chuyện gì rồi đấy! – Và em mò mẫm tìm quần áo trong bóng tối.
Tiếng nói đã lại giục:
- Mau lên!
Maicơn kêu:
- Trời ơi, em chỉ tìm thấy cái mũ lính thuỷ và một đôi găng! – Em chạy quanh phòng, kéo các ngăn kéo, sờ lần các ngăn tủ.
- Thế cũng được rồi. Đội mũ đi găng vào. Trời không lạnh đâu. Đi noà!
Còn Giên cũng chỉ tìm được cái áo vét bé của Giôn nhưng em cũng cứ xỏ tay vào và mở cửa phòng.Bên ngoài chẳng có ai nhưng các em nghe hình như có người đi xuống cầu thang. Hai em bước theo. Không biết cái gì đó hoặc là ai đó, lúc nào cũng đi đằng trước các em. Các em không trông thấy nhưng có cảm giác rõ rệt là có ai đó dẫn đường cho ccác em và vẫy gọi các em bước theo. Lúc này, các em đã ra đến ngoài ngõ, các em kéo dép lê, kêu lệt xệt trên hè.
Gần tới chỗ rẽ, có tiếng nói vẳng ra, giục: "Nhanh lên!" Nhưng khi đến nơi, các em không trông thấy ai cả. Các em nắm tay nhau chạy, cứ theo tiếng nói mà chạy qua các đường phố, các lối đi, chui qua các cổng vòm, chạy ngang qua công viên và cuối cùng các em hết cả hơi, thở hổn hển.
Tiếng nói bảo:
- Các cháu đến nơi rồi!
Maicơn hỏi: "Đây là đâu?" nhưng không có tiếng trả lời. Giên bước lại gần cái cửa quay, dắt tay Maicơn, em bảo:
- Em nhìn xem. Em không biết đây là chỗ nào à? Vườn thú đấy thôi!
Vầng trăng tròn sáng trên nền trời. Dưới ánh trăng Maicơn đưa tay mân mê chấn song cửa và ngó qua các khe. Đúng rồi! Thế mà không nhận ra vườn thú thì thật ngớ ngẩn! Em hỏi:
- Nhưng làm thế nào vào được! Chúng mình không mang tiền!
Từ phía trong, một giọng nói trầm trầm, thô thiển vọng ra:
- Vào được đấy! Các vị khách đặc biệt thì miễn phí! Mời các ban quay các bánh xe!
Hai chị em đẩy cái cửa quay và chỉ một giây sau đã đi qua.
Giọng nói ồm ồm đó lại vang lên:
- Vé của các bạn đây!
Các em ngước nhìn lên thấy một bác gấu nâu khổng lồ, mặc chiếc áo có những chiếc khuy đồng, đội mũ chop nhọn.
Bác chìa tay đưa cho hai em hai cái vé màu hồng.
Bác Gấu mỉm cười bảo:
- Thường ngày thì như thế nhưng đêm nay các em được tặng vé, không phải mua.
Maicơn đã nhìn gần bác gấu. Em nói:
- Cháu nhớ ra bác rồi. Có lần cháu đã cho bác chai nước cam mà!
Bác gấu đáp:
- Ừ, cháu đã cho bác đấy nhưng cháu đã quên không mở nắp. Cháu biết không, bác phải loay hoay hơn mười ngày mới mở được. Từ nay cháu nên cẩn thận hơn.
Maicơn hỏi:
- Sao bác không ở trong chuồng? Cứ ban đêm bác được ra ngoài à?
- Không đâu! Chỉ được ra ngoài ngày sinh nhật đúng vào đêm trăng rằm! Nhưng xin lỗi các cháu, bác phải ra trực ngoài cổng.
Bác Gấu đi ra, đẩy cần gác cửa, cái cửa quay.
Hai chị em cầm vé đi vào bên trong vườn.
Dưới ánh trăng rằm, các em trông thấy rõ cây cối, hoa lá và các chuồng thú... Maicơn nhận xét:
- Hình như có vẻ đông vui lắm!
Thật vậy, trên các lối đi, các giống thú lăng xăng qua lại, có con đi một mình, có con đi cùng với các con chim. Có hai con sóc đi qua mặt các em, sôi nổi trò chuyện với một con cò cao lênh khênh đang nhón chân với điệu bộ kiểu cách đi ở giữa hai con sói, và Maicơn nghe rõ những tiếng "sinh nhật" và "trăng rằm" mà chúng nói với nhau khi đi ngang qua.
Đằng xa, có ba con lạc đà đi thong dong bên nhau và ngay gần đó, một con chó biển và một con chim kền kền Châu Mỹ đang say sưa trò chuyện. Các em thấy hình như các con thú đó đều bàn cãi về cùng một vấn đề.
Maicơn hỏi: "Không biết là sinh nhật ai đấy nhỉ?" nhưng chị Giên đã đi lên trước, chăm chú ngó nhìn một cảnh tượng kì dị.
Ngay cạnh chuồng voi, một ông già to béo đang bò bốn chân, bò qua bò lại và trên lưng ông có tám con khỉ con ngồi trên hai hàng ghế song song.
Giên kêu lên:
- Ồ, thật là chuyện ngược đời!
Ông già giận dữ lườm em khi em đi ngang qua. Ông khịt mũi nói:
- Ngược đời à? Ta ấy à? Ngược đời! Chắc chắn là không. Thật là xúc phạm quá mức!
Tám con khỉ con cười lên hô hố.
Giên vội xin lỗi ông già và giải thích:
- À, xin bác, cháu có nói bác đâu! Cháu nói chung chung ấy mà! Thường thường thì con người cưỡi trên lưng các con thú, mà bây giờ các con thú lại cưỡi lên lưng con người! Cháu chỉ muốn nói thế thôi.
Nhưng ông già đang thở hổn hển và cứ nói mãi là ông bị xúc phạm, và bò nhanh đi cùng các con khỉ con đang la hét trên lưng.
Giên thấy có đi theo ông nữa cũng vô ích, em bèn dắt tay Maicơn và tiếp tục đi. Bỗng các em giật mình vì có tiếng ai gọi, như ngay ở dưới chân các em:
- Này, hai cậu lại đây! Các cậu lại đây, các cậu hãy nhào xuống nước rồi sẽ được một cái vỏ cam mà các cậu chẳng thiết chút nào!
Giọng nói đó có vẻ bực tức, chua lanh lảnh và khi nhìn xuống các em thấy một con chó biển bé nhỏ đang ở dưới một hồ nước lấp lánh ánh trăng. Nó nheo mắt nhìn các em.
Nó nói:
- Nào, lại đây đi, để các em xem các em sẽ thích cái trò đó tới mức nào!
Maicơn đáp:
- Nhưng... nhưng chúng mình không biết bơi
Chó biển nói:
- Chẳng làm thế nào được! Có ai buồn hỏi tớ có biết bơi hay không đâu. Ờ cái gì thế? Có chuyện gì vây.
Câu vừa rồi là nó hỏi một con chó biển khác vừa ở dưới nước nhô lên và vừa thì thầm vào tai nó. Nó hỏi:
- Ai thế? Nói đi!
Con chó biển kia lại ghé tai nói nhỏ. Giên chợt nghe mấy tiếng: "Khách đặc biệt, các bạn của..." và sau đó không nghe rõ nữa. Con chó biển thứ nhất có vẻ chán ngán nhưng nó nói với hai em với giọng khá lễ phép:
- Ồ, xin lỗi các cậu. Rất hân hạnh được gặp các cậu. Xin lỗi các cậu! – Nói rồi, nó giơ cái vây ra để bắt tay hai em. Bỗng nó kêu lên:
- Này, bác kia, phải chu ý, đi mà không nhìn à?
Có vật gì đâm sầm vào Giên. Em vội quay lại và hơi giật mình khi thấy đó là một con sư tử to đùng. Khi con sư tử trông thấy em, hai mắt nó sáng ngời lên, nó nói:
- Ồ, bác không biết là các em đấy! Đêm nay ở đây đông đúc quá chừng, và bác đang vội đi cho đàn người ăn uống nên chẳng nhìn trước nhìn sau gì cả. Các em đi cùng bác nhé! Các em phải biết là rất hay, không nên bỏ qua!
Giên lễ phép nói:
- Có lẽ bác phải chỉ đường cho chúng cháu!
Giên hơi e ngại con sư tử nhưng nó có vẻ rất hiền. Em nghĩ "Thế là đêm nay, toàn những chuyện ngược đời!"
Con sư tử đưa chan trước cho Giên vịn vào và lấy giọng kiểu cách, nói:
- Hân hạnh quá!
Giên vịn vào sư tử, nhưng để cho an toàn, em giắt tay Maicơn đi bên cạnh em. Maicơn là một em bé béo tròn mập mạp và em nghĩ, dù sao, sư tử cũng vẫn là sư tử...
Khi cùng hai em cất bước đi, sư tử hỏi:
- Cái bờm của bác có đẹp không? Nhân dịp này, bác đã uốn xoăn bờm đấy!
Giên nhìn cái bờm, thấy là đã được xức dầu thơm rất kĩ và chải thành từng búp nhỏ. Em nói:
- Đẹp lắm! Nhưng bác là sư tử mà lại quan tâm đến chuyện đó ư? Cháu nghĩ là...
- Vậy thì sao! Cô tiểu thư thân mến ơi, cô cũng biết đấy, sư tử là vua của các muông thú, phải luôn nghĩ tới cương vị cảu mình. Riêng bản thân bác thì bác đâu có quên! Bác cho rằng dù ở chốn nào, một con sư tử cũng phải giữ được tư thế uy nghi nhất. Như thế này chẳng hạn.
Sư tử đưa chân trước ra với bộ điệu lịch sự chỉ về phía ngôi nhà mãnh thú và mời các em đi vào.
Khi hai chị em nhìn thấy quang cảnh trước mắt, các em phải nín thở. Gian sảnh lớn chật ních những con thú. Một số con đang tì vào thanh sắt dài chắn trước các chuồng, một số con đứng trên ghế đối diện với các chuồng có đủ các loài beo, báo, sói, hổ, hươu, nai, khỉ, nhím, chuột túi, dê rừng, hươu cao cổ và một đàn rất đông các loài chim: những con cú mèo và chim kền kền.
Sư tử kiêu hãnh nói:
- Các em thấy có tuyệt không? Đúng như cảnh rừng xanh thân yêu ngày xưa. Nhưng các em lại đây nào, cần kiếm được chỗ ngồi tốt.
Sư tử dẹp đám đông lấy lối đi, hô lớn: "Dẹp ra nào! Dẹp ra nào!" và kéo hai chị em Giên đi theo mình. Lúc này qua một khoảng trống nhỏ ở giữa sảnh, các em nhìn được vào các chuồng.
Maicơn há hốc miệng kêu:
- Ồ lạ quá! Các chuồng toàn những người là người!
Và đúng như thế!
Trong một chuồng có hai ông trung niên cao lớn đội mũ chópcao, mặc quần kẻ đang tìm kiếm quanh quẩn, lo lắng ngó qua các khe chấn song như đang chờ đợi cái gì.
Trong một chuồng khác, có bao nhiêu là trẻ em lớn bé, từ các em bé tí mặc quần dài đang bò toài, xô đẩy nhau. Các con thú bên ngoài nhìn xem thích thú, và một vài con còn thò chân hay thò đuôi qua các chấn song để làm các em đó cười lên. Một con hươu cao cổ vươn dài cái cổ bên trên đầu các con thú khác và để cho một em bé mặc quần áo lính thuỷ mân mê cái mũi của nó.
Trong một chuồng thứ ba, nhốt ba bà đứng tuổi, mặc áo đi mưa, chân đi giày đế gỗ. Một bà đang đan len còn hai bà kia đứng ngay gần các thanh chắn và cầm cái dù chọc vào các con thú. Một bà thét lên:
- Đồ thú vật hư đốn. Cút đi! Ta muốn uống trà!
Nhiều con thú kêu lên: "Hay đấy nhỉ!" và cười ầm lên chế nhạo bà ta.
Maicơn chỉ tay vào một cái chuồng ở cuối dãy và bảo chị:
- Chị Giên ơi, trông kìa! Có phải là...?
Giên nhìn theo và có vẻ rất ngạc nhiên kêu:
- Ông đô đốc Bum!
Và đúng là ông ta. Ông ta đang lồng lộn chạy đi chạy lại, vừa ho vừa hỉ mũi và hét lên giận dữ.
- Tức cái bụng! Mọi người đứng vào dàn máy bơm đi! Đất liền kia rồi! Kéo dây chão đi nào! Tức cái bụng! – Ông luôn miệng hò hét. Mỗi khi ông đi tới gần các chấn song, một con hổ lại lấy cái gậy chọc vào người ông khiến ông lại chửi thề ầm ĩ.
Giên hỏi con sư tử:
- Vì sao tất cả những người này lại ở đây?
Con sư tử đáp:
- Họ bị lạc, hoặc nói cho đúng hơn là bị rớt lại đằng sau. Họ quá lề mề, khi vườn thú đã đóng cửa mà vẫn còn ở trong đó. Cần phải cho họ vào một nơi nào đó, vì vậy chúng tôi nhốt họ vào đây. Cái anh này rất là nguy hiểm! Cách đây không lâu, chỉ thiếu chút nữa là anh ta giết mất con thú canh giữ anh ta. Các em đừng lại gần hắn! – Nói xong con sư tử chỉ vào đô đốc Bum.
Giên và Maicơn chợt nghe thấy nhiều tiếng quát to:
- Lui cả ra, làm ơn lui ra nào! Đừng có xô đẩy! Làm ơn cho đi nào!
Sư tử nói:
- À, bây giờ họ sắp được ăn đấy! – Sư tử hăng hái xông lên chen vào đám đông. – Các bác canh giữ tới đây rồi!
Bốn con gấu naau đội mũ chóp nhọn đang đẩy những chiế xe nhỏ chở thức ăn dọc hành lang nhỏ ngăn cách các chuồng và đám thú. Khi có một con thú bước vào hành lang, mấy con gấu kêu lên:
- Này, đứng lùi ra!
Sau đó, các bác gẩu mở cái cửa nhỏ của mỗi chuồng và dùng những cái dĩa nhọn đưa thức ăn vào.
Giên và Maicơn nhòm qua cái khe giữa một con báo hoa và một con chó rừng, thấy rất rõ quang cảnh lúc đó. Các bác gấu ném cho các em bé trong chuồng những chai sữa, các em bé lấy tay nắm và giữ chặt. Các em lớn hơn giật lấy những cái bánh xốp và bánh vòng xiên ở đầu cái nĩa ăn ngấu nghiến. Các bà đi giày đế gỗ được nhận những khoanh bánh mỳ mỏng phết bơ để trên đĩa và các món bánh nướng thập cẩm, các ông đội mũ chóp cao được các món sườn cừu và món kem trứng đựng trong cốc. Những ai đã nhận được thức ăn đều mang vào một góc, trải mùi xoa lên đầu gối cái quần kẻ sọc và bắt đầu ăn.
Lúc này, các bác gấu đi dọc đến cuối dãy chuồng, bỗng có tiếng huyên náo ầm ĩ.
- Tức cả ruột! Thế này mà gọi là một bữa ăn à? Có mỗi một khoanh thịt bò bé tẹo và hai cái bắp cải - Thế nào! Không có bánh putding à? Thật là quá tệ! Nào kéo neo lên! Bến đỗ của ta đâu? Bến đỗ mà! Kéo nó lại đây! Dưới phía đằng kia! Bến đỗ của đô đốc ở đâu?
Sư tử nói:
- Đấy, nghe anh ta nói mà xem! Anh ta hoá thành cáu kỉnh. Bác dặn các em đấy: anh ta rất nguy hiểm, anh này này!
Giên và Maicơn không cần hỏi xem ông đô đốc Bum muốn nói những gì. Các em đã quá quen thuộc với cách ăn nói của ông ta.
Khi trong sảnh đã bớt ồn ào, sư tử nói:
- Có lẽ như đã kết thúc. Và có lẽ, xin các em thứ lỗi, bác còn phải đi đằng này nữa. Hẹn gặp lại các em tròn cuộc vui "Vòng tròn lớn". Bác hy vọng như vậy. Bác sẽ tìm gặp các em.
Sư tử dẫn hai em ra cửa, từ bịêt các em và bước đi. Nó vừa đi vừa lúc lắc cái bờm xoăn và cái mình màu vàng thấp thoáng ánh trăng và bóng cây.
Giên gọi với theo:
- A, xin bác làm ơn... - nhưng sư tử đã đi xa, không nghe thấy.
- Mình muốn hỏi bác ấy xem họ có được ra khỏi chuồng bao giờ không. Ôi, những con người tội nghiệp! Ừ, cũng có thể là Giên, Bácbara hoặc là một người nào đó trong số chúng ta bị như vậy. – Giên quay lại nói với Maicơn nhưng không thấy em ở bên mình nữa. Maicơn đã rẽ vào một lối khác. Giên chạy theo thấy em đang nói chuyện với một con chim cánh cụt đang cắp một quyển vở và cánh bên kia cầm một cái bút chì rất to. Khi em đi tới, chim đang gặm cái bút chì và cso vẻ suy nghĩ mê mải.
Giên nghe tiếng Maicơn nói. Hình như để trả lời một câu hỏi.
Chim cánh cụt quay về phía Giên, hỏi:
- Có lẽ cô có thể bảo cho tôi từ nào vần với từ Mêry? Tôi không thể dùng từ "contrary" vì đã có lần dùng rồi và tôi muốn dùng từ thật độc đáo. Nếu cô định bảo tôi dùng từ "fairy" thì cô chẳng cần phải nói. Tôi đã nghĩ đến từ đó nhưng nói như vậy không giống cô Mêry chút nào, tức là không phù hợp.
Maicơn rất nhanh trí nói:
- Thế dùng từ "hairy"? (Có tóc có lông)
Chim cánh cụt nhận xét:
- Hừ! Từ đó không được nên thơ lắm!
Giên bảo:
- Dùng từ "wary" có được không?
Chim cánh cụt có vẻ đang cân nhắc, trả lời:
- Được, nhưng không hay lắm, phải không? Tôi e rằng sẽ pjải bỏ dở. Các bạn ạ, tôi đang viết một bài thơ mừng ngày sinh nhật. Tôi đã cho là nếu mở đầu bằng câu " Ôi Mêry Mêry..." thì rất hay nhưng không nghĩ tiếp được nữa. Chán quá.Các bạn khác đều muốn học được ở tôi một cái gì và tôi không muốn làm cho họ thất vọng. Thôi, thôi, tôi không đứng lâu ở đây với các bạn được, tôi còn phải tiếp tục làm cho xong. – Nói xong, chim cánh cụt rảo bước đi nơi khác, vừa đi vừa cắm cúi trên quyển vở và cắn cắn cái bút chì.
Giên nói:
- Thật khó hiểu, chẳng biết là ngày sinh nhật của ai thế?
Bỗng có tiếng ai nói phía sau, các em quay lại thấy bác gấu nâu đã tặng các em vé ở cổng vườn lúc trước. Bác nói:
- Này, các cháu cũng phải tới để chúc mừng chứ, vì là ngày sinh nhật và còn nhiều mục khác nữa!
Giên đáp:
- Ồ, tất nhiên rồi! – Em nghĩ rằng nên trả lời như vậy là tốt nhất, nhưng em vẫn không biết được là chúc mừng ai.
Bác gấu nâu, mỗi tay quàng vai một em và đưa các em đi theo, Giên và Maicơn cảm thấy bộ lông ấm áp, rậm như bàn chải của bác gấu cọ vào mình và khi bác nói, các em nghe tiếng ù ù trong bụng bác.
Bác gấu nâu nói:
- Đây, đến nơi rồi!
Ba bác cháu dừng chân cạnh một ngôi nhà nhỏ, các cửa sổ có ánh sáng rực rỡ, nếu không phải là đêm trang thì bạn sẽ nghĩ đó là ánh mặt trời. Bác Gấu mở cửa và nhẹ nhàng đẩy hai em nhỏ vào trong nhà. Lúc đầu, ánh đèn làm các em chói mắt nhưng khi đã quen dần, các em nhận ra là đang trong nhà nuôi rắn.
Các chuồng đều mở, Các con rắn đều ra ngoài, một số con lười biếng nằm cuộn tròn thành những khoanh có vẩy, và số con khác đang nhanh nhẹn trườn mình trên mặt đất. Và chính giữa đàn rắn này, cô Mêry Pôpin đang ngồi trên một khúc gỗ lớn. Đúng là đã mang từ trong chuồng ra. Giên và Maicơn không tin vào mắt mình nữa.
Bác gấu nâu trịnh trọng nói:
- Thưa bà, có hai vị khách tới dự sinh nhật. Lũ rắn tò mò quay đầu về phía hai em. Cô Mêry ngồi yên không nhúc nhích. Nhưng khi nhìn thấy Maicơn, cô không ngạc nhiên. Cô cáu kỉnh nói:
- Áo vét của cháu đâu mà không mặc?
Và cô quay vê phía Giên hoi:
- CÒn mũ và găng tay của cháu đâu?
Nhưng chưa em naò kịp trả lời thì ngôi nhà nuôi rắn bỗng có tiếng ồn ào.
Lũ rắn đều rít lên nhè nhẹ: "Xi...ịt! Xi...ịt" cùng ngóc đầu đứng dựng cả lên và vái chào ai đó ở sau lưng Giên và Maicơn. Bác Gấu nâu bỏ mũ ra và cô Mêry cũng thong thả đứng dậy.
Một giọng nói nhỏ nhẹ, rin rít vang lên:
- Chào cô em, cô em yêu quý của ta!
Từ cái chuồng lớn nhất, một con rắn mang bành chậm rãi, nhẹ nhàng, uốn éo trườn ra qua trước mặt lũ rắn và bác gấu nâu đang cúi đầu chào, di về phía cô Mêry. Khi tới nơi, rắn dựng đứng hai thân trước màu vang óng, nhè nhẹ lần lượt hôn hai má cô Mêry.
Rắn nhẹ nhàng rít giọng nói:
- Hà! Hay lắm! Đã lâu lắm ngày sinh nhật cảu cô nương mới lại đúng vào đêm trăng rằm. - Rắn mang bành quay đầu lại nói - Mời các bạn ngồi xuống! – và cũng cúi đầu chào lũ rắn với bộ điệu lịc sự. Lũ rắn lại trườn xuống, cuộn mình lại, chăm chăm nhìn vào con rắn mang bành và cô Mêry.
Rắn mang bành quay về phía Giên và Maicơn, các em cũng hơi rung mình khi thấy bộ mặt của rắn nhỏ tí và rất nhăn nheo. Hai chị em lùi lại một bước vì cặp mắt soi mói của rắn như nhìn như xoáy vào các em. Cặp mắt của rắn nhỏ và dài, trông như buồn ngủ nhưng giữa con ngươi mắt vẫn loé lên một tia sáng tỉnh táo lấp lánh như hạt ngọc. Bằng một giọng nhỏ nhẹ nhưng đáng sợ, rắn tò mò nhìn hai em và hỏi:
- Này, nói cho ta biết, đây là ai vậy?
Bác gấu nâu lung túng nói, như có vẻ sợ hãi:
- Đó là cô Giên Ben và cậu Maicơn Ben tới chầu ngài! Các em là bạn của cô nương.
- À, bạn của cô nương, phải nhiệt liệt đón chào! Các em thân mến, xin mời các em ngồi!
Giên và Maicơn cảm nhận được là đang đứng trước mặt một vị chúa tể, - lúc gặp sư tử các em không có cảm giác này - thấy khó tránh khỏi ánh mắt nghiêm nghị của rắn, các em nhìn quanh quẩn để tìm ghế ngồi. Bác gấu nâu bèn ngồi xổm xuống, và cho mỗi em ngồi lên một bên đầu gối rậm lông.
Giên khẽ nói:
- Rắn ta nói cứ như là một vị chúa tể vậy!
Bác gấu nâu đáp:
- Đúng như vậy đấy! Ngài là chúa tể của thế giới chúng tôi. Ngài trí tuệ và đáng sợ hơn hết mọi giống. - Giọng bác nhỏ nhẹ, đầy vẻ tôn kính.
Rắn mang bành mỉm cười lâu lâu, một nụ cười chậm rãi và bí hiểm rồi quay đầu về phía cô Mêry, cất tiếng rít nhè nhẹ:
- Cô em họ của ta ơi!
Maicơn thì thầm:
- Cô Mêry là em họ cảu rắn thật à?
Bác gấu nâu lấy chân che miệng, khẽ đáp:
- Tính ra là em họ rất gần về đằng mẹ, con dì, con già. Nhưng các em hãy chú ý, Ngài sắp trao món qùa sinh nhật.
Rắn mang bành nhắc lại:
- Cô em họ của ta ơi! Đã lâu nay ngày sinh nhẩt của cô mới lại đúng vào đêm trăng rằm và mới có thể tổ chức chào mừng sự kiện đó như đêm nay. Do đó, ta cũng đã có đủ thì giờ để xem xét vấn đề nên tặng cô món quà gì và ta đã quyết định...- Rắn ngừng lời. Trong ngôi nhà nuôi rắn hoàn toàn im lặng, mọi loài đều nín thở... - Ta quyết định là không có gì bằng tặng cô bộ da ngoài của chính ta!
Cô Mêry lại lên tiếng:
- Thưa đại huynh, thực là đại huynh đã quá chiếu cố...
Nhưng rắn mang bành đã dựng đứng cái mào, ngắt lời:
- Không đâu! Không đâu mà! Cô nương cũng biết là ta lâu lâu lại lột xác một lần và dù them hay bớt đi một cái áo khoác ngoài thì cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với ta, có phải không?
Rắn ngừng lời và nhìn quanh mình.
Tất cả lũ rắn đồng tình trả lời như thể mục hỏi đáp này là một phần trong một nghi lễ quen thuộc.
Rắn mang bành gật đầu, nói:
- Vậy cái gì đối với ta là quý thì đối với cô nương cũng quý. Đó chỉ là một món quà nhỏ, cô nương thân mến ạ, nhưng có thể dùng làm thắt lưng hay đóng một đôi giày, hoặc làm cái băng trên mũ, cô biết đó, đều là những vật có công dụng tốt.
Nói đoạn, rắn mang bành nhè nhẹ đu đưa thân mình qua bên này, bên kia và Giên, Maicơn thấy hình như có những làn sóng nhỏ chạy lan dần từ đuôi lên đầu rắn.
Bỗng rắn mang bành vặn mình như cái mở nút chai, trườn lên bỏ lại bộ da ngoài màu vàng óng nằm trên mặt đất và lúc này rắn đã mang cái áo mới lấp lánh ánh bạc.
Cô Mêry cúi xuống để nhặt bộ da thì rắn ngăn lại:
- Xin hãy đợi ta ghi lời chúc mừng đã! – Và rắn lấy đuôi đưa nhanh trên lớp da vừa lột ra, nhanh nhẹn khoanh lại thành một vòng tròn và chui đầu qua, đưa lên trao tặng cô Mêry với điệu bộ lịch sự. Cô Mêry cầm lấy và cúi đầu cảm tạ.
Cô nói:
-Tiểu muội xin tạ ơn đại huynh...
Cô ngừng lời. Rõ ràng cô rất thích thú vì cô đang vuốt ve bộ da rắn, vuốt xuôi, vuốt ngược và ngắm nghía mãi.
Rắn mang bành nói:
- Cô nương đừng thử vội! - rồi rít lên một tiếng suỵt và vươn cái mào ra như thể dùng mài để nghe. – Ta vừa nghe tín hiệu báo tiết mục "Vòng tròn lớn" sắp bắt đầu chăng?
Ai nấy đều lắng nghe. Có tiếng chuông reo và một giọng nói trầm trầm, ồm ồm vang lên, mỗi lúc một gần.:
- Vòng tròn lớn, vòng tròn lớn! Mọi người tới điểm trung tâm dự tiết mục vòng tròn lớn và bế mạc. Lại mau, lại mau. Chuẩn bị sẵn sàng tham gia vòng tròn lớn!
Rắn mang bành mỉm cười:
- Ta nghĩ thế này: Cô nương phải tới đó, họ đang đợi cô để ngồi vào chính giữa. Thôi tạm biệt cô nương, hẹn gặp lại vào lần sinh nhật sau. - Rắn vươn mình và nhẹ nhàng hôn cô Mêry để từ biệt. Rắn hô to:
- Khẩn trương lên! Tôi sẽ đi cùng hai bạn nhỏ này!
Giên và Maicơn cảm thấy bác gấu nâu đang cựa mình. Hai em đứng lên và cảm thấy dưới chân các em, bao nhiêu giống rắn đang thi nhau trườn nhanh, chúng đang hối hả rời khỏi nhà nuôi rắn. Cô Mêry trịnh trọng cúi đầu chào rắn mang bành và không hề quay lại nhìn hai em. Cô cũng vội vã tới khu vườn hoa xanh tốt rộng bao la ở giữa vườn thú.
Rắn mang bành bảo bác gấu nâu:
- Ngươi có thể đi được rồi đấy! Cho ngươi lui!
Bác gấu nâu cúi đầu chào khép nép, tay cầm mũ, vội chạy tới nơi các loài muông thú đang họp mặt chúc mừng cô Mêry.
Rắn mang bành thân mật bảo Giên và Maicơn:
- Các em sẽ đi cùng với ta nhé!
Và không đợi các em trả lời, rắn lách vào giữa hai em, dùng mào ra hiệu cho mỗi em đi một bên.
Rắn rít lên vì phấn khởi:
- Đã bắt đầu rồi đấy!
Nghe tiếng hò reo từ khu vườn xanh vọng lại, hai em đoán là tiết mục vòng tròn lớn đang được trình diễn. Khi lại gần, các em nghe thấy các muông thú hò reo, hát vang và lúc này trước mặt các em là đủ các giống báo, sư tử, rái cá, lạc đà, gấu, hạc, hươu, nai cùng nhiều giống khác nữa đứng thành vòng tròn vây quanh cô Mêry.
Thế rồi các con thú múa may, lớn tiếng hát bài hát rừng xanh của từng loài, nhảy trên hai chân sau, đi vào, đi ra, nắm tay, nắm cánh nhau như những chàng kị sĩ cầm giáo múa điệu Vòng tròn lớn.
Một giọng hát nhỏ nhưng lanh lảnh vọng lên, át mọi tiếng động:
Ôi! Mêry, Mêry!
Cô – người tôi yêu quý
Bạn thân mến trên đời!
Hai em thâấ con chim cánh cụt đang nhảy múa gần đó, vẫy vấy đôi cánh ngắn và vui vẻ hát. Chim nhìn thấy hai em, cúi đầu chào rắn mang bành và nói:
- Tôi sáng tác đấy! Tất nhiên là không được hay lắm! Rất khó tìm được từ vần với từ Mêry nhưng thôi tạm thế đã.
Nói đoạn, chim nảy lò cò tới đưa cánh cho một con báo hoa vịn vào, cùng đi.
Giên và Maicơn đứng xem các con thú nhảy múa, Rắn mang bành kín đáo và yên lặng đứng giữa hai em. Khi bạn sư tử của các em đang nhảy múa đi qua và cúi xuống nắm lấy cánh một con chim trĩ, Giên muốn phát biểu cảm tưởng, em cất tiếng:
- Thưa Đức vua, - em nghĩ... và ngừng lời, lung túng vì không biết có nên nói ra hay không.
Rắn mang bành bảo:
- Thì em cứ nói đi nào! Em nghĩ thế nào?
- Vâng, em nghĩ rằng các giống sư tử, hổ và các con thú nhỏ...
Rắn mang bành gợi ý cho em:
- Em nghĩ là chúng vẫn là những kẻ thù của nhau, trời sinh ra như vậy, rằng sư tử gặp chim thì nhất định phải ăn thịt, hoặc con hổ phải ăn thịt con nhím, phải không nào?
Giên đỏ mặt, gật đầu.
Rắn mang bành tiếp:
- Em nghĩ như vậy cũng có thể là đúng. Có thể như vậy. Nhưng riêng ngày sinh nhật này thì không như thế! Đêm nay các con thú nhỏ không sợ các con thú lớn và các con lớn bảo vệ con nhỏ. Ngay như ta đây... - Rắn ngừng lời và có vẻ suy nghĩ nhiều... - Nếu đêm nay có gặp một con ngỗng Bacnơcơn thì cũng chẳng muốn ăn thịt - rắn vừa nói vừa thò thụt cái lưỡi xẽ đôi – và cuối cùng ăn thịt hay bị ăn thịt thì cũng như nhau cả mà thôi. Ta suy nghĩ và đã nghiệm thấy có lẽ là như vậy. Mọi loài đều cùng một chấy sinh ra, như chúng ta thì ở rừng, các em thì ở thành phố. Mọi vật đều cùng một chất mà ra, hòn đá dưới chân ta, con chim, con thú, ngôi sao, tất cả đều là một và đều cùng đi tới một kết thúc như nhau. Sau này, các em sẽ không nhớ tới ta nhưng nên nhớ điều đó, các em ạ!
Maicơn sửng sốt hỏi:
- Sao mà cái cây lại là hòn đá? Con chim đâu phải là em! Chị Giên không phải là con hổ!
Rắn mang bành nói giọng rin rít:
- Em nghĩ như vậy à? Em hayx nhìn kìa! - Rắn hất đầu về phía mọi loài đang qua lại trước mặt. Các giống chim, giống thú lúc này đang cùng nhún nhảy quanh cô Mêry còn cô Mêry đang đung đưa người bên này, bên kia. Đám chim muông sát cánh nhau cùng tiến vào, nhịp nhàng như quả lắc đồng hồ. Ngay cả cái thân cây cũng ngả nghiêng nhịp nhàng và trên trời, mặt trăng cũng đang đu đưa như một con tàu trên mặt biển.
Rắn mang bành thì thầm:
- Chim và thú, hòn đá và ngôi sao, chúng ta đều do cùng một chất, tất cả là một... - Nói rồi, rắn nhẹ nhàng rủ cái mào xuống và cũng đu đưa người giữa các em nhỏ.
Giọng nói: "Trẻ em và rắn, ngôi sao và hòn đá - tất cả là một." nhỏ dần. Tiếng hò reo của các con thú đang nhịp nhàng đu đưa cũng văng vẳng như xa dần. Giên và Maicơn cảm thấy như đang được nhẹ nhàng đu đưa hoặc như có ai đu đưa mình vậy.
Một làn ánh sáng dịu mờ chiếu vào mặt hai em.
Một giọng nói the thé: " Cả hai đứa đều đang ngủ và đang nằm mơ!" Đấy là tiếng ai nói, con rắn mang bành hay là mẹ các em đang đẩy các em vào nằm cho ngay ngắn như mỗi đêm mẹ thường đi quanh phòng trẻ nhỏ một lượt?
" Tốt rồi!". Đấy là tiếng bác gấu nâu đang nói ồm ồm hay là ông Ben?
Giên và Maicơn đang lơ mơ đung đưa không biết nữa... không biết...
Giên vừa đang rắc đường vào bát cháo điểm tâm vừa nói:
- Đêm hôm qua, chị nằm mơ thấy một chuyện kì lạ qua! Chị mơ thấy chúng mình tới vườn thú, dự buổi sinh nhật của cô Mêry và trong các chuồng thấy toàn là người còn các con thú đều được ra ngoài cả...
Maicơn cso vẻ rất ngạc nhiên, em nói:
- Ồ, em cũng nằm mơ như thế, cũng đúng như thế.
Giên bảo:
- Em có chắc không? Chúng ta không thể nào mơ thấy giống như nhau! Em có nhớ bác sư tử có cái bờm uốn xoăn và con chó biển nó bảo chúng mình...
-... Nhào xuống nước để được một cái vỏ cam chứ gì! Tất nhiên em nhớ mà! Và những đứa bé bị nhốt trong chuồng, con chim cánh cụt tìm vần thơ và con rắn mang bành...
Giên hùng hồn nói:
- Thế thì không phải là một giấc mơ, có thể là chuyện thật. Mà nếu là chuyện thật... - Em nhìn cô Mêry lúc đấy đang hâm sữa, có vẻ dò hỏi. Em nói – Cô Mêry ơi, cháu và Maicơn có thể nào mơ thấy cùng một giấc mơ không ạ?
Cô Mêry khịt mũi:
- Các cháu toàn chuyện mơ với mộng! Thôi xin các cháu ăn cháo đi, nếu không thì miễn các món bánh mỳ nướng phết bơ đấy.
Nhưng Giên không muốn bỏ dở câu chuyện. Em phải hỏi cho biết:
- Cô Mêry ơi, - em nhìn chằm chằm vào cô – đêm qua cô có tới vườn thú không?
Cô Mêry trợn mắt:
- Tới vườn thú à? Nửa đêm mà đi tới đó? Cô là con người ưa yên tĩnh, ngăn nắp, chỉ biết một điều là đi ngủ sớm, dậy sớm sẽ làm cho người ta giữ được sức khoẻ, giàu có và khôn ngoan.
Giên cố hỏi:
- Nhưng đêm qua cô đi đâu?
Cô Mêry đáp với vẻ kiêu kỳ:
- Cô chẳng cần vườn thú, cảm ơn cháu, ở các phòng trẻ nhỏ cũng đủ các con thú rồi: đười ươi, sơn cẩu... đủ cả. Các cháu đứng lên ngay và thôi đừng có dớ dẩn nữa!
Giên rót sữa vào cốc của em và nói:
- Như vậy, có lẽ đó là một giấc mơ.
Nhưng Maicơn đang há hốc mồm nhìn cô Mêry lúc này đang nướng bánh mì trên lò.
Em khẽ goi:
- Chị Giên ơi! Chị Giên! Trông kìa! – Em chỉ ngón tay và Giên cũng nhìn ngay thấy cái mà Maicơn đang nhìn.
Cô Mêry đang thắt một cái thắt lưng bằng da rắn có cái vẩy màu vàng óng, trên đó có viết một dòng chữ ngoằn nghèo như rắn lội:
" Quà tặng của vườn thú"
XI. GIÓ TÂY.
Hôm nay là ngày đầu tiên của mùa xuân.
Giên và Maicơn biết ngay là như thế, vì chúng nghe thấy ông Ben ngồi trong bồn tắm vừa hát và suốt cả năm, chỉ có một ngày là ông hát như vậy.
Chúng nhớ mãi buổi sáng đặc biệt ấy. Thứ nhất, hôm ấy là lần đầu chúng được đi xuống dưới nhà để ăn sáng, và lí do thứ hai là ông Ben bị mất cái túi xách màu đen. Thế là ngày hôm đó đã bắt đầu bằng hai sự kiện kì lạ. Ông Ben kêu lên: " Cái túi của tôi đâu ấy nhỉ?" và cứ đi tìm quanh tìm quẩn như một chú chó đuổi theo cái đuôi của mình.
Thế là mọi người trong nhà cứ chạy loanh quanh. Cô Êlen và bà Brin đã cố gắng đặc biệt để chạy vòng quanh nhà những hai lần. Cuối cùng, ông Ben đã tìm ra được cái túi ở ngay trong phòng làm việc của ông. Ông cầm lấy, chạy ra phòng ngoài và giơ nó lên cao.
- Này, - ông nói như đang thuyết giáo vậy – cái túi của tôi bao giờ cũng treo ở đúng một chỗ. Đây này! Trên giá mắc ô đấy. – Ông gào lên - Vậy thì ai đã mang nó vào trong phòng làm việc của tôi?
Bà Ben đáp:
- Chính mình chứ ai! Tối qua, mình lấy các giấy tờ nột thuế thu nhập ở cái túi đó ra mà!
Ông Ben chỉ còn biết nói:
- Ờ nhỉ! Ồ, ra thế đấy!
Ông lấy tay xoa mũi thật mạnh và lấy cái áo khoác trên mắc xuống. Ông cầm chiếc áo đi ra cửa trước nhà.
Ông vui vẻ kêu lên:
- Các cây uất kim hương này đã nảy chồi rồi đấy! – Ông đi ra ngoài vườn và hít hít không khí. - Hừ, có gió Tây đấy, chắc vậy! – Ông ngó về phía nhà ông đô đốc Bum thấy cái chong chóng chỉ chiều gió đang đu đưa. Ông nói:
- Trời gió tây. Nắng ấm. Tôi không cần mặc áo khoác.
Nói xong, ông xách túi, đội cái mũ quả dưa lên đầu và đi rảo bước vào thành phố.
Maicơn nắm lấy cánh tay chị và hỏi:
- Chị cso nghe thấy ba nói gì không?
Cô chị gật đầu nói thong thả:
- Có gió tây mà!
Cả hai chị em đều không nói thêm câu nào nữa, nhưng trong bụng mỗi đứa đều nghĩ giá đừng đứng ở đó thì hơn.
Tuy thế, chúng cũng mau quên, và mọi cái cũng vẫn như mọi ngày. Ánh nắng mùa xuân chiếu vào ngôi nhà trông sáng sủa, đẹp đẽ tới mức có thể quên là cần phải quét vôi lại và dán giấy phủ tường mới. Trái lại, chúng đều cho rằng nhà mình đẹp nhất trong cái ngõ Anh Đào này.
Nhưng sau bữa trưa mới bắt đầu có chuyện.
Giên ra vườn đất cùng với anh Rôbơxơn. Cô vừa nghe xong một luống cải củ thì nghe thấy trong buồng trẻ nhỏ có tiếng xôn xao huyên náo, và tiếng bước chân hấp tấp xuống cầu thang. Cậu bá Maicơn xuất hiện, mặt đỏ dừ và thở hồng hộc.
Cậu kêu lên:
- Này chị Giên ơi!
Cậu chìa tay ra, trong tay cậu là cái địa bàn của cô Mêry, Cái đĩa tròn đó đang quay vòng quanh cái kim vì tay bé Maicơn cầm cái địa bàn đang run bần bật.
Giên nhìn em, hỏi:
- Cái địa bàn sao cơ? Maicơn bỗng oà khóc.
- Cô ấy cho em đấy! Cô ấy bảo cho riêng mình em thôi mà. Ờ, có thể có chuyện gì đó! Không biết thế nào? Cô ấy có bao giờ cho em cái gì đâu!
Giên muốn cho em nín, bèn bảo:
" Có lẽ cô ấy muốn chiều em đấy thôi!",nhưng trong bụng cũng lo lo như Maicơn vậy. Em biết rõ là cô Mêry không chiều theo ý trẻ con bao giờ, Và, thực là một điều lạ lung, cả buổi chiều hôm ấy, cô Mêry không hề gắt gỏng một tiếng nào. Thật vậy, cô cũng chẳng nói một lời nào. Cô có vẻ như suy nghĩ ghê lắm và khi chúng hỏi cô câu gì, cô trả lời với một giọng nói thật xa vắng. Cuối cùng Maicơn không chịu được nữa.
- Cô Mêry ơi, cô đừng giận chúng cháu! Cô có vậy bao giờ đâu! Cô đừng giận chúng cháu nhé! Cháu sợ lắm.
Và thực sự, cậu bé thấy trong lòng nặng trĩu khi nghĩ là có chuyện gì đó. Cậu không đoán được là chuyện gì sắp xăy ra tại nhà số 17 ngõ Anh Đào này.
Cô Mêry đáp lại bằng giọng nói có vẻ cáu kỉnh như thường ngày:
- Cứ quấy mãi rồi sẽ rầy ra đấy!
Và Maicơn cảm thấy ngay lập tức là em đã dễ chịu hơn.
Em nói với Giên:
- Có lẽ chúng mình chỉ có cảm giác như vậy thôi. Có thể là em chỉ tưởng tượng ra mọi cái thì đâu vào đấy cả. Có phải không, chị Giên?
Giên thong thả nói: " Có thể". Nhưng em cũng suy nghĩ rất lung, và tim em như thắt lại.
Về chiều, gió thổi mạnh hơn nhiều, thổi vào quanh nhà từng đợt ngắn. Gió ùa vào và rít lên trong ống khói lò sưởi, len lách qua các khe dưới cửa sổ, thổi lật tung bốn góc của tấm thảm trải trong phòng trẻ nhỏ.
Cô Mêry cho các em ăn bữa chiều xong, don rửa, xếp các thứ lại gon gang ngăn nắp. Sau đó, cô quét dọn phòng trẻ nhỏ và dặt cái nồi lên ngăn lò sưởi.
Cô nhìn quanh phòng xem đã gọn ghẽ cả chưa rồi đặt nhẹ bàn tay lên đầu Maicơn và tay kia lên vai Giên.
Cô nói:
- Bây giờ, cô mang giày xuống cho anh Rôbơxơn đánh xi. Các cháu ngồi ngoan đợi cô trở lên nhé!
Cô đi ra và lặng lẽ đóng cửa lại.
Bỗng nhiên khi cô vừa đi ra, hai em nhỏ cảm thấy muốn chạy theo cô nhưng hình như có cái gì giữ lại. Các em ngồi yên, chốnh khuỷu tay lên bàn, đợi cô trở về. Các em đều muốn trấn an lẫn nhau nhưng đều không nói gì cả.
Lúc này, Giên mới nói:
- Chúng mình ngớ ngẩn quá! Mọi thứ đều bình thường.
Nhưng em biết là em nói vậy cho Maicơn yên tâm, còn chính em lại không nghĩ như thế.
Cái đồng hồ trong phòng trẻ nhỏ treo trên lò sưởi kêu tích tắc rất to. Lửa trong lò sưởi bùng lên, nổ lách tách rồi tắt. Hai đứa trẻ vẫn ngồi ở bàn, chờ đợi.
Cuối cùng, Maicơn nhăn nhó nói:
- Cô ấy đi lâu quá nhỉ!
Quanh ngôi nhà gió thổi ù ù, rít lên như để trả lời. Cái đồng hồ vẫn trịnh trọng nhắc lại hai tiếng tích tắc.
Bỗng nhiên sự im lặng bị phá vỡ bởi tiếng cửa trước của ngôi nhà đóng lại với một tiếng "Ầm" vang dội.
Giên đứng phắt dậy, gọi:
- Maicơn!
Maicơn, nét mặt lo lắng, trắng bệch đáp:
- Chị Giên!
Hai chị em lắng tai nghe ngóng rồi chạy vọi tới cửa sổ nhìn ra.
Ở bên dưới, cô Mêry đang đứng ngay bên ngoài cửa. Cô mặc áo rét, đội mũ, một tay xách túi vải, một tay cầm cái dù. Gió thổi ào ào xung quanh cô, lật các vạt áo, thổi lệch mũ về một bên. Nhưng GIên và Maicơn thấy như cô chẳng cần chú ý gì vì cô mỉm cười, hình như cô và gió đã hiểu lẫn nhau.
Cô dừng chân một lát trên bậc cửa và quay lại nhìn cái cửa vào nhà. Thế rồi cô nhanh nhẹn giương chiếc dù, tuy trời không mưa, cô đưa dù lên trên đầu.
Gió gào lên một tiếng dữ dội, luồn vào dưới cái dù, đẩy thốc dù lên như muốn giằng nó ra khỏi tay cô Mêry. Nhưng cô nắm rất chắc và hình như gió cũng muốn cô nắm cho chặt, vì lúc này nó đưa cái dù và cả cô Mêry bay bổng lên. Gió nhẹ nhàng đưa cô qua cổng, chân cô vừa vặn lướt chạm vào cái cổng rồi tiếp tục đưa cô lên cao tới những cành cây anh đào trong ngõ.
Maicơn khóc rền rĩ:
- Chị Giên ơi, cô ấy đi mất rồi!
Giên bảo:
- Nhanh lên, bế hai em bé ra cho chúng nhìn cô Mêry lần cuối!
Lúc này, em không còn nghi ngờ gì nữa, cô Mêry đã đi thực vì gió đã đổi chiều.
Mỗi em bế một em sinh đôi, chạy vội ra cửa sổ.
Lúc này, cô Mêry đã ở trên cao lắm, trên hẳn các ngon cây anh đào và các mái nhà. Cô đang một tay xách túi, một tay giữ dù. Hai em bé sinh đôi bắt đầu khóc thút thít.
Giên và Maicơn lấy tay bên không bế em mở cửa kính và cố gắng lần cuối mong giữ được cô Mêry ở lại.
Chúng gào lên:
- Cô Mêry Pôpin! Cô Mêry Pôpin! Trở về đi, cô ơi!
Nhưng hoặc là cô không nghe thấy hoặc là không để ý tới vì cô vẫn tiếp tục bay lên, lên cao trong khoảnh không đầy mây, đầy gió rít gào. Cuối cùng cô đã bay quá bên kia quả đồi và hai em nhỏ chẳng còn nhìn thấy cô nữa, chỉ nhìn thấy những cây cối đang bị uốn rạp xuống và đang rên rỉ dưới ngọn gió tây hung dữ.
Giên thở dài và quay lại từ phía cửa sổ:
- Cô ấy đã làm đúng như cô ấy đã nói. Cô chỉ ở lại đây cho tới khi gió đổi chiều.
Giên bế bé Giôn đặt vào nôi. Maicơn không nói gì nhưng em bế Bacbara vào rồi đặt vào giường và buồn bã khịt mũi.
Giên bảo:
- Không biết có còn khi nào chúng mình gặp lại cô ấy không?
Bỗng hai em nhỏ nghe thấy tiếng nhiều người nói ở cầu thang.
Bà Ben từ ngoài cửa phòng đang mở, bước vào gọi:
- Các con đâu! Các con đâu! Mẹ rất bực mình. Cô Mêry Pôpin đã bỏ đi rồi!
Giên và Maicơn đáp:
- Vâng, thưa mẹ!
Bà Ben khá ngạc nhiên, hỏi:
- Vậy ra các con biết rồi à? Cô ấy có nói cô ấy đi đâu không?
Hai em nhỏ lắc đầu và bà Ben nói tiếp:
- Thật là quá quắt! Phút ở, phút đi! Không một lời xin lỗi. Mà chỉ nói: "Em đi đây!" Thế là đi liền. Còn có ai ngược đời, vô ý, bất lịch sự đến như vậy không? Sao, cái gì đấy hả, Maicơn? – Bà nổi cáu vì Maicơn đã túm áo bà mà giật giật. – Gì thế con?
Maicơn gào to:
- Cô ấy có nói là cô ấy sẽ trở về không, mẹ? – và lôi kéo gần như làm cho mẹ ngã ra - Mẹ nói đi, cô ấy có bảo thế không?
Bà Ben đáp:
- Maicơn con đừng sấn sổ như thế và bà gỡ tay em ra. - Mẹ không nhớ cô ta có nói gì nữa ngoài câu nói cô ta đi. Cô ta bỏ đi, mẹ chẳng có ai đỡ đần mà cũng chẳng báo trước gì cả!
Giên có vẻ trách mẹ, kêu:
- Ồ! Mẹ ơi!
Maicơn vung nắm tay như muốn thụi bà mẹ, em bảo:
- Mẹ ác thế!
- Này các con, mẹ hổ thẹn về các con, thật đấy! Các con cứ mong cô ấy quay trở về mà cô ấy đã đối xử quá tệ với mẹ, mẹ rất bực!
Giên oà lên khóc.
Maicơn nằm lăn ra sàn, rên rỉ:
- Chỉ có cô Mêry là người con quý nhất trên đời!
- Này các con, thật thế à? Mẹ không hiểu được các con! Mẹ xin các con, các con phải ngoan. Đêm nay sẽ chẳng có ai chăm sóc các con. Mẹ phải đi ăn cơm khách và cô Êlen thì nghỉ việc. Mẹ sẽ phải bảo bà Brin lên trông các con.
Thế rồi bà lơ đãng hôn hai con và đi ra với một nếp hằn lo âu nho nhỏ trên trán.
Một lúc sau, bà Brin hối hả bước vào phòng trẻ nhỏ và chuẩn bị trông các em nhỏ. Bà nói:
- Hà, bác sẽ chẳng như vậy! Cô ta bỏ các cháu tội nghiệp rối tinh lên như thế này đây! Thật là cô ấy có trái tim bằng đá! Cô ấy là người như thế đấy, nếu không đừng gọi tôi là Cơlara Brin nữa. Lúc nào cô ta cũng chỉ biết có riêng mình mà cũng chẳng để lại một cái mùi xoa, hay một cái trâm cài mũ để làm kỉ niệm. Nào cậu Maicơn, xin cậu đứng lên nào! – Bà Brin tiếp tục nói, thở hổn hển. – Bác cũng chẳng hiểu sao nhà này lại chịu đựng được cô ta lâu như vậy mà cô ta thì bộ điệu, kiểu cách quá lắm. Sao mà lắm khuy thế! Cô Giên, đứng yên nào, để tôi cởi quần áo cho nào! Cô ta cũng chẳng có gì là đáng ngắm nhìn. Xét mọi mặt thì rút cục, chẳng có cô ta còn hơn. Này, cô Giên, cái váy ngủ của cô đâu rồi, nào, cái gì ở dưới gối đây?
Bà Brib lấy ra dưới gối một cái gói nhỏ rất xinh xắn.
Giên xúc động run cả người, hỏi: "Cái gì đấy?" và em giằng ngay lấy cái gói trong tay bà Brin. Maicơn lại đứng gần chị, nhìn chị cởi dây và xé lớp giấy bọc màu nâu.
BÀ Brin không đợi xem trong gói có gì, chạy ra với hai em bé sinh đôi.
Lớp giấy bọc cuối cùng đã rơi xuống sàn và Giên đang cầm cái vật đó trong tay. Em thầm thì nói, ngó sát vào vật đó:
- Đây là tấm hình của cô ấy!
Tấm hình của cô Mêry đặt trong một cái khung nhỏ cong lượn và ở bên dưới có dòng chữ: "Mêry Pôpin do Béc vẽ".
Maicơn nói:
- Đây là chú bán diêm vẽ đấy! – Và em cầm lấy để xem cho rõ.
Bỗng Giên thấy có một lá thư dính vào cái khung. Em mở ra đọc:
"Cháu Giên thân mến,
Cô tặng Maicơn cái địa bàn và cô tặng cháu tấm hình này. Au revoir. Mêry Pôpin"
Em đọc to lên, đến mấy chữ cuối , em không hiểu.
Em hỏi:
- Bác Brin ơi. "Au revoir" nghĩa là gì?
Bác Brin đang ở phòng bên, đáp:
- Ô rơ voa à cháu? Có phải có nghĩa là ... để bác xem đã! Bác không giỏi mấy thứ tiếng nước ngoài đó. Hay có nghĩa là "Chúa ban phúc cho bạn". Không, không phải – Cháu Giên thân mến, bác nghĩ là chữ đó muốn nói " Hẹn gặp lại!"
Giên và Maicơn nhìn nhau, mắt long lanh vì vui và vì đã hiểu được. Các em biết cô Mêry muốn nói gì.
Maicơn thở phào nhẹ nhõm. Em láu táu nói:
- Hay lắm! Cô ấy bao giờ cũng làm đúng như lời cô đã nói. – Em ngoảnh mặt đi.
Giên hỏi:
- Em khóc đấy à?
Maicơn ngoẹo đầu và cố mỉm cười với chị:
- Không, chỉ có mắt em nó khóc đấy thôi!
Giên nhẹ nhàng dẫn Maicơn về giường của em và khi Maicơn đã nằm vào giường, em dúi tấm hình của cô Mêry vào tay em một cách vội vàng vì em sợ mình lại tiếc rẻ.
Giên thì thào:
- Em yêu quý, cho em giữ tấm hình này đêm nay nhé! – Rôid em đặt Maicơn nằm cho ngay ngắn, đúng như cô Mêry vẫn thường làm...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro