Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Truyện ngụ ngôn hay nhất

   
        Truyện ngụ ngôn hay nhất

  1_BỌ NGỰA BẮT VE SẦU, CHIM SẺ RÌNH SAU LƯNG

Thời Xuân Thu, Ngô Vương là một vị vua vô cùng ngang ngược, các vị đại thần đều khó mà thuyết phục được ông.
Một lần, Ngô Vương chuẩn bị tấn công nước Sở, nói rằng nếu ai can gián thì sẽ giết chết người đó. Các vị đại thần biết được tin này đều rất lo lắng, bởi nếu nước Ngô đem quân đi đánh giặc nước khác thì chính nước Ngô có thể bị một nước khác mạnh hơn tấn công. Thế nhưng, không vị đại thần nào dám can ngăn Ngô Vương.
Trong số các vị đại thần, có một người tính tình chính trực. Trở về nhà, ông vẫn lo lắng không yên về chuyện này, nhưng không biết phải can ngăn vua như thế nào. Ông sốt ruột đi đi lại lại trong hoa viên. Bỗng nhiên, ông nhìn thấy một con bọ ngựa đang rình bắt một con ve sầu, đằng sau bọ ngựa có một con chim sẻ đang nhìn chằm chằm vào nó. Nhìn cảnh ấy, ông liền nghĩ ra một cách để khuyên can vua.
Sáng sớm hôm sau, vị đại thần đến ngự hoa viên. Khi Ngô Vương đi tới, ông giả vờ không trông thấy, trong tay cầm một cái súng bắn chim, nhìn chăm chú vào một cái cây. Ngô Vương rất tức giận, hỏi:
- Mới sáng ra khanh đã đến đây làm gì? Tại sao nhìn thấy bản vương mà không quỳ?
Vị đại thần làm ra vẻ vừa nhìn thấy nhà vua, vội vàng nói:
- Vừa rồi thần mải nhìn con ve sầu và bọ ngựa trên cây nên không biết bệ hạ đến. Xin bệ hạ thứ tội.
Ngô Vương tha tội vô lễ cho ông ta, tò mò hỏi:
- Con ve sầu bà bọ ngựa trên cái cây này có gì đáng để xem vậy/
Vị đại thần đáp:
- Thần nhìn thấy một con ve sầu đang uống sương, không đề phòng một con bọ ngựa đang cong mình chuẩn bị tấn công nó. Nhưng con bọ ngựa không ngờ rằng có một chú chim sẻ cũng đang rình bắt mình, còn con chim sẻ lại không biết rằng trong tay thần đang cầm súng bắn chim định bắn nó.
Ngô Vương nghe xong, ngẫm nghĩ rồi cười:
- Ta đã hiểu ý của khanh rồi.
Cuối cùng, Ngô Vương quyết định không tấn công nước Sở nữa.

Lời bàn:
Nếu chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không tính đến cái hoạ ẩn nấp phía sau thì sẽ khiến mình rơi vào cái thế hiểm nguy.


      2_Câu chuyện thứ 2: ĐÔNG THI

Thời Xuân Thu, ở nước Việt có một cô gái vô cùng xinh đẹp tên là Tây Thi. Nàng được người đời sau coi là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ đại. Người ta thường tả sắc đẹp của nàng khiến cho chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn. Trong mắt mọi người, từng động tác cử chỉ bình thường của nàng cũng đều uyển chuyển, đẹp đẽ đáng yêu.
Tây Thi bị bệnh đau ngực, cứ mỗi lần phát bệnh, nàng đều lấy tay ôm ngực, cau mày nhăn mặt. Dù vậy, trong mắt mọi người, ngay cả dáng vẻ ấy của nàng cũng đẹp não nùng, khiến cho người ta thêm yêu mến.
Ở thôn bên cạnh có một cô gái xấu xí tên là Đông Thi, luôn tìm mọi cách trang điểm để trở nên xinh đẹp. Một hôm, Đông Thi gặp Tây Thi trên đường, thấy Tây Thi lấy tay ôm ngực, cau mày nhăn mặt, trông vô cùng xinh đẹp. Đông Thi nghĩ, người ta ca ngợi Tây Thi xinh đẹp, hoá ra là vì dáng vẻ của cô ta khi nhăn mặt, nếu làm như thế nhất định mình cũng sẽ trở nên xinh đẹp. Thế là Đông Thi bắt trước Tây Thi, tay ôm ngực, cau mày nhăn mặt, diễu qua diễu lại trong thôn. Điệu làm bộ làm tịch ấy khiến cho cô ta vốn đã xấu xí lại càng trở nên khó coi hơn, mọi người trông thấy đều phải vội vàng đóng cửa lại.

Lời bàn:
Muốn được trở nên xinh đẹp không có gì là sai. Đông Thi đã sai ở chỗ không hiểu thế nào là đẹp. Không phải thấy người khác đẹp, cứ bắt chước theo là có thể trở nên xinh đẹp. Biết là chính mình, tự nhiên như mình vốn có thì đã đẹp lên một phần rồi.


     3_Câu chuyện thứ 3: LỪA VÀ HỔ

Thời xưa, ở vùng Quý Châu không có Lừa. Có một người hay làm việc tốt đã chở một con lừa đến đây bằng thuyền. Sau đó, ông ta mới phát hiện ra rằng ở đây hầu như không có việc gì cần đến lừa. Thế là ông ta đành thả lừa vào rừng.
Một hôm, có một con Hổ đi dạo ở trong rừng. Từ xa, Hổ đã trông thấy Lừa. Lần đầu tiên nhìn thấy một con vật cao lớn như vậy, Hổ nghĩ Lừa chắc hẳn phải là một kẻ có bản lĩnh cao cường. Mặc dù bản thân là "Vua rừng xanh", nhưng Hổ vẫn không dám coi thường Lừa. Thế là Hổ nấp một chỗ và bí mật quan sát. Khi nó nhận thấy Lừa không phải là mối đe doạ quá lớn đối với mình, nó liền chầm chậm tiến tới, muốn kết bạn với Lừa. Lừa thấy có một kẻ to gan lớn mật xuất hiện trên lãnh thổ của mình, liền kêu lên một tiếng. Từ tiếng kêu mà suy thì Lừa rõ phải là một kẻ hùng mạnh. Hổ bị một phen khiếp đảm, tưởng Lừa định tấn công mình, sợ hãi chạy trốn. Nhưng Hổ chạy đi rồi mới nhận ra rằng Lừa không hề đuổi theo, mà vẫn nhởn nhơ gặm cỏ ở chỗ cũ. Sau nhiều lần quan sát, Hổ phát hiện ra Lừa không hề có bản lĩnh gì đặc biệt, và nó cũng không còn sợ tiếng kêu của Lừa nữa.
Hổ càng ngày càng tiếp cận Lừa gần hơn. Khi Lừa đang ăn cỏ, nó chạy tới chạm nhẹ vào Lừa, hoặc khi Lừa đi dạo thì Hổ cố ý đi qua va vào Lừa.
Hổ liên tục thử thách sự kiên nhẫn của Lừa. Lừa vô cùng tức giận, lần nào cũng giơ móng guốc đá Hổ.
Dần dần, Hổ biết rằng bản lĩnh lớn nhất của Lừa chỉ là móng guốc để đá đối phương. Nó mừng rỡ phi vọt lên xông vào Lừa, gầm lên một tiếng và cắn chết Lừa.

Lời bàn:
Phải biết tin tưởng vào khả năng của mình, dám đấu tranh và giỏi đấu tranh thì không gì là không thể chiến thắng.


     _Câu chuyện thứ 4: MUA XƯƠNG NGỰA

Ngày xưa, có một ông vua rất thích ngựa thiên lý. Vua đã phái người đi khắp nơi để tìm kiếm, nhưng suốt 3 năm trôi qua mà vẫn không tìm được một con ngựa thiên lý nào.
Một vị đại thần tự nguyện đứng ra đảm nhiệm việc này. Ông ta tâu với vua:
- Tâu bệ hạ, bệ hạ chỉ cần giao cho thần một nghìn hai trăm lượng vàng, thần sẽ mua về cho bệ hạ một con ngựa thiên lý.
Nhà vua rất vui mừng, giao cho ông ta một nghìn hai trăm lượng vàng. Vị đại thần đi khắp nơi, hỏi thăm nhiều người, cuối cùng cũng có tin về một con ngựa thiên lý. Nhưng khi vị đại thần tìm được đến nơi thì con ngựa đã chết. Vị đại thần nghĩ, giờ mà quay về tay không thì biết ăn nói làm sao. Thế là ông ta bèn bỏ ra 500 lượng vàng để mua xương của con ngựa chết. Trở về hoàng cung, vị đại thần tâu với nhà vua rằng ông ta đã mua được ngựa thiên lý. Nhà vua rất đỗi vui mừng, sai dắt ngựa ra cho vua xem.
Vị đại thần mở một chiếc bao lấy xương ngựa ra dâng lên vua. Nhà vua nổi giận, bảo:
- Cái trẫm cần là một con ngựa sống cậy được ngàn dặm một ngày. Khanh lại mang về một đống xương ngựa vô dụng. Khanh định đùa giỡn với trẫm sao?
Vị đại thần bình tĩnh nói:
- Nếu người ta biết bệ hạ dám bỏ 500 lượng vàng ra để mua xương của một con ngựa thiên lý đã chết, thì lo gì không có người mang ngựa thiên lý đến dâng cho bệ hạ.
Nhà vua không tin lắm, nhưng cũng không trách tội vị đại thần nữa. Tin đó được truyền đi, người ta đều tin đức vua là một người yêu ngựa thiên lý thật sự. Chẳng bao lâu sau, nhà vua đã được dâng tặng những con ngựa thiên lý tốt nhất.

Lời bàn:
Làm bất kỳ điều gì cũng không nên chỉ nói miệng, mà phải thể hiện thành ý và có hành động cụ thể, như thế mới được người khác tin tưởng và nể phục.


     _Câu chuyện thứ 5: NGƯỜI CHA VÀ BÓ TÊN

Có một người cha trước khi chết gọi ba người con trai đến bên giường, đưa cho họ một bó tên và bảo:
- Các con hãy thử bẻ bó tên này xem ai có thể bẻ gãy được.
Người con cả gắng hết sức nhưng không thể bẻ nổi bó tên. Người con thứ cũng bẻ, nhưng vô ích. Người con út lấy hết sức bình sinh để bẻ, bó tên vẫn không bị gãy một chiếc nào.
Người cha cầm lấy bó tên và tháo ra, rồi bẻ từng chiếc một, không cần mất sức cũng bẻ gãy hết rồi ôn tồn nói với các con:
- Đó chính là sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu các con biết đoàn kết với nhau thì không ai có thể đánh bại được các con. Hãy hứa với cha rằng, ba con sẽ chung sống hoà thuận và đoàn kết, thương yêu nhau sau khi cha nhắm mắt xuôi tay. Nói xong, người cha trút hơi thở cuối cùng.
Người cha chết đi để lại cho các con rất nhiều tài sản, nhưng lại không nói phải phân chia như thế nào. Ba anh em đền tranh lấy phần hơn, không ai chịu nhường ai. Thế rồi, họ dứt khoát chia riêng rẽ mỗi người một gian nhà và không qua lại với nhau nữa, quên hẳn lời cha dặn trước khi qua đời.
Không lâu sau, có một chủ nợ đến nhà, đòi 3 anh em phải trả món nợ mà cha họ đã vay trước đây. Ba anh em đùn đẩy nhau, không ai chịu trả nợ cho cha. Chủ nợ kiện 3 người lên quan. Quan phủ bắt 3 anh em mỗi người phải bỏ ra một phần đủ để trả món nợ. Họ vẫn ngoan cố không chịu. Quan phủ liền tịch thu tải sản của họ. Tới lúc ấy, họ mới nhớ tới lời dặn dò của cha, nhưng hối hận thì đã muộn mất rồi.

Lời bàn:
Có câu "Một cây làm chẳng lên non", khi gặp khó khăn, nếu đoàn kết một lòng thì nhất định sẽ vượt qua. "Nếu tôi phải chết. Tôi muốn có người trả tiền cho cái chết của tôi!"


     _Câu chuyện thứ sáu: CHUỘT NHÀ VÀ CHUỘT ĐỒNG

Chuột nhà và Chuột đồng là bạn thân của nhau. Chuột đồng sống ở nông thôn, ngày ngày ra đồng ăn thóc, cuộc sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chuột nhà sống trong một hốc tường của một gia đình giàu có ở thành phố. Khi chủ nhà đi vắng, Chuột nhà chạy ra trộm thức ăn: nào là đỗ, thóc, pho mát, mật ong... Cuộc sống của Chuột nhà cực kỳ sung túc.
Một hôm, Chuột đồng mời Chuột nhà đến chơi. Chuột nhà diện lễ phục về chốn đồng quê dự tiệc. Chuột đồng mang đại mạch và thóc mà mình dự trữ được ra đãi khách. Chuột nhà vừa ăn đại mạch và thóc vừa bảo Chuột đồng:
- Bạn thân mến ơi, bạn sống như một con kiến tầm thường vậy. Còn chỗ tôi thì có bao nhiêu là thứ ngon. Bạn hãy lên thành phố hưởng thụ với tôi.
Thế là Chuột đồng theo Chuột nhà lên thành phố sinh sống. Trong bếp nhà chủ của Chuột nhà, Chuột đồng thấy có đõ, thóc, lại còn có cả pho mát, mật ong... Nó thèm đến nỗi nước miếng cứ chảy ra ròng ròng. Không ngờ Chuột nhà lại có lắm cái ăn như vậy, nó rất ngưỡng mộ Chuột nhà.
Khi chúng đang chuẩn bị đánh chén thì có tiếng người mở cửa bếp. Chuột nhà nhát gan, nghe thấy tiếng động liền ba chân bốn cẳng chui tọt vào hang. Khi xung quanh yên tĩnh trở lại nó mới dám chui ra. Vừa định cầm miếng pho mát lên thì lại có người mở cửa bếp. Chuột nhà lại vội vàng trốn vào hang.
Lúc này, Chuột đồng đói đến mức bụng kêu òng ọc. Nó run run nói với Chuột nhà:
- Tạm biệt bạn thân mến! Bạn cứ việc hưởng thụ những thứ ngon lành này đi, còn tôi không muốn cứ phải nơm nớp lo sợ như thế nữa. Tôi sẽ quay về ăn thóc, sống một cuộc sống bình thường và yên ổn.

Lời bàn:
Một cuộc sống giản dị nhưng vui vẻ, hạnh phúc còn hơn là sung túc, ăn ngon mặc đẹp nhưng luôn phải lo lắng, sợ hãi.


     _Câu chuyện thứ bảy: CÁO BỊ RƠI XUỐNG GIẾNG

Có một con Cáo không may bị rơi xuống giếng. Nó cố gắng mãi để trèo lên mà không làm sao lên được. Cuối cùng đành phải ở lại dưới giếng.
Một lúc sau, có một con Dê khát nước ra giếng uống nước. Nhìn thấy Cáo ở dưới giếng, Dê cất tiếng hỏi:
- Anh Cáo thân mến, xin hỏi nước ở dưới giếng có vị ra sao vậy?
Cáo gặp được Dê thì mừng thầm trong bụng. Nó nghĩ: "Cuối cùng cơ hội thoát chết của ta cũng đã đến rồi".
Thế là Cáo vừa liếm môi vừa làm ra vẻ, nói:
- À, bác hỏi đúng người rồi đấy. Tôi vừa mới uống nước ở dưới giếng này xong, vị ngon miễn chê. Đây là đúng là nguồn nước ngon nhất thế gian đấy. Bác đừng do dự, mau xuống đây uống đi. Bác sẽ thấy ngay là tôi nói không sai tí nào.
Nghe Cáo nói, Dê lại càng cảm thấy khát hơn, còn đâu nghĩ được là Cáo có thể lừa mình? Dê háo hức nhảy xuống giếng. Sau khi uống nước xong, Dê mới nhận ra rằng để trèo lên miệng giếng không phải là chuyện dễ. Nó liền bàn với Cáo để tìm cách thoát khỏi giếng.
Cáo nghĩ ngợi một hồi rồi bảo Dê:
- Tôi nghĩ ra cách này. Bác gác hai chân trước lên thành giếng, rồi dựng sừng lên, tôi sẽ trèo lên lưng bác để nhảy lên trước rồi sẽ kéo bác lên sau, thế là cả hai chúng ta đều thoát.
Dê bằng lòng làm theo lời Cáo. Cáo trèo lên lưng Dê rồi lấy sức bật nhảy lên miệng giếng. Nó thoát được rồi liền bỏ mặc Dê lại. Dê vô cùng tức giận, mắng Cáo là kẻ không biết giữ lời hứa. Cáo bảo Dê:
- Này, ông bạn, nếu đấu óc ông đủ thông minh thì ông đã chẳng nhảy xuống đó.

Lời bàn:
Khi làm việc, không nên hành động bột phát mà phải nghĩ tới hậu quả sau này, suy tính trước xem tiếp theo phải làm gì, chứ không nên làm tới đâu nghĩ tới đó.


    _Câu chuyện thứ tám: CON HƯƠU TRONG CHUỒNG BÒ

Có một con Hươu đang dạo chơi trong rừng, không cẩn thận lạc vào một thôn làng đông người sinh sống. Một con chó săn phát hiện ra, liền sủa dữ dội "Gâu, gâu gâu!" và xông về phía Hươu. Hươu sợ hãi quay đầu bỏ chạy. Trong lúc cuống quýt, nó chạy vào sân nhà một người nông dân. Không còn chỗ nào có thể nương náu được, Hươu đành phải cầu xin đàn bò trong chuồng:
- Các bạn ơi, xin hãy cứu tôi! Xin cho tôi được trốn vào giữa các anh.
Một con bò tốt bụng bảo:
- Ôi, anh bạn thật không may! Sao anh lại chạy vào đây chốn? Trốn ở đây thì khác gì tự chui đầu vào rọ?
Hươu đáp:
- Chỉ cần các anh cho tôi trốn ở đây, tôi sẽ có cơ may chạy thoát.
Lát sau, tiếng sủa của chó săn xa dần, nhưng Hươu lại chưa chịu bỏ đi.
Buổi chiều muộn, người chăn gia súc đi cho gia súc ăn, nhưng không phát hiện ra Hươu. Khi quản gia và người hầu đi qua chuồng bò cũng không để ý thấy có con Hươu trong đó. Hươu mừng rỡ nghĩ mình cuối cùng cũng được an toàn, liền quay sang đàn bò tỏ lòng cảm ơn. Một con bò nhắc nhở nó:
- Anh còn không đi mau. Dù bọn tôi có muốn che chở cho anh thì cũng có lúc không làm gì được. Vẫn còn một người nữa sẽ đi qua chuồng bò. Ông ta là một người rất cẩn thận. Nếu ông ta không phát hiện ra anh thì anh mới thực sự được an toàn.
Đúng lúc người đó bước vào chuồng bò. Ông ta vừa phàn nàn rằng thức ăn cho bò không được tốt, vừa đi vào vựa cỏ, lớn tiếng nói:
- Làm ăn kiểu gì mà chỉ có mỗi một nhúm cỏ thế này. Cỏ rải trong chuồng cũng mỏng. Đến cả mấy cái mạng nhện cũng không quét sạch.
Người chủ đi qua đi lại trong chuồng bò kiểm tra từng thứ một. Bỗng ông ta phát hiện ra có hai chiếc sừng Hươu lộ ra trên cỏ, liền gọi người đến bắt và làm thịt Hươu.

Lời bàn:
Chớ nên tham một phút thoải mái mà quên đi nguy hiểm liền kề.


     _Câu chuyện thứ chín: THỎ THAY RĂNG

Trong một khu rừng nọ có một chú Thỏ rất nhát gan. Cứ nhìn thấy bóng dáng của Cáo là Thỏ vội quay đầu bỏ chạy. Có cách gì giúp mình không sợ Cáo nữa không? Suy nghĩ mãi, cuối cùng Thỏ nghĩ ra một cách rất hay, ấy là thay một bộ răng trông thật hung dữ. Nó tìm đến bác sĩ Hạc, bảo:
- Bác sĩ Hạc yêu quý, bác chuyên chữa răng cho mọi người, xin bác thay cho cháu một hàm răng mới.
Bác sĩ Hạc ngạc nhiên:
- Sao thế? Răng của cháu vẫn còn rất tốt mà.
- Tuy răng của cháu không bị hỏng, nhưng mà nó quá nhỏ. Bác lắp cho cháu một hàm răng giống như của Sư tử ấy.
- Nhưng cháu muốn có hàm răng giống như của Sư tử để làm gì vậy?
- Cháu không muốn cứ nhìn thấy Cáo là phải chạy trốn nữa. Nếu mà làm cho Cáo phải chạy khi nhìn thấy cháu thì hay biết mấy.
Bác sĩ Hạc rất thông cảm cho hoàn cảnh của Thỏ, liền thay cho nó một hàm răng giống như của Sư tử. Thỏ soi gương, sung sướng thốt lên:
- Tuyệt quá, giờ mình sẽ đi tìm Cáo!
Thỏ vào rừng, xông xáo khắp nơi tìm Cáo. Lúc sau, Cáo từ bụi cây bước ra, tiến về phía Thỏ. Trong thấy Cáo từ xa, Thỏ sợ quá co giò chạy biến. Nó chạy đến nhà bác sĩ Hạc, lắp bắp:
- Bác... bác... sĩ ơi! Xin bác thay cho cháu hàm răng khác.
- Sao thế? Hàm răng này không tốt à?
- Không, không phải ạ! Hàm răng này vẫn nhỏ quá. Bác có hàm răng nào to hơn không ạ?
- Dù có thay hàm răng to hơn thì cũng chẳng có tác dụng gì đâu, cháu sẽ vẫn sợ Cáo thôi. Thỏ con này, cháu nên thay tim ấy, bỏ trái tim Thỏ đi và thay bằng trái tim Sư tử thì mới được.

Lời bàn:
Vẻ bề ngoài không thể làm thay đổi được bản chất bên trong. Bản tính của mỗi người là rất khó thay đổi.


     _Hôm qua mình không online, hôm nay mình chép đền 4 câu chuyện để các bố mẹ, các con đọc cho đã!

Câu chuyện thứ 10: DIỀU HÂU VÀ CÚ MÈO

Diều Hâu và Cú Mèo lúc nào cúng gây sự với nhau, không con nào chịu nhịn con nào. Một hôm, chúng quyết định sẽ không gây sự với nhau nữa, mà sẽ thân thiện với nhau, từ kẻ thù trở thành bạn tốt và hứa sẽ không ăn thịt con cái của nhau. Diều hâu lấy danh dự là vua của các loài chim ra cam đoan, còn Cú mèo thì đảm bảo bằng chính tính mạng của mình.
- Anh có biết mặt các con tôi không? - Cú mèo hỏi.
- Tôi không biết.
- Thế thì không ổn. - Cú mèo lo lắng nói. - Tôi lo rằng nếu anh gặp chúng mà lại không biết đó là con tôi thì nhất định anh sẽ ăn thịt chúng.
- Vậy chị tả hình dáng chúng cho tôi biết đi. Nếu không chỉ cần cho tôi xem mặt chúng, tôi đảm bảo sẽ không làm hại chúng.
- Các con tôi trông rất đáng yêu và vô cùng xinh đẹp. Anh mà gặp chúng thì chắc chắn sẽ nhận ra ngay. Anh hãy nhớ đấy nhé, nếu không các con tôi gặp nguy hiểm mất.
Buổi chiều muộn, Cú mèo bay đi tìm thức ăn cho con. Diều hâu bay đến một hang núi và nhìn thấy mấy con vật trông rất kỳ quái và xấu xí. Diều hâu nghĩ: "Con của chị bạn Cú mèo vô cùng xinh đẹp nên chắc những con này không phải con của chị ấy. Mình sẽ dùng chúng làm bữa tối". Thế là Diều hâu có một bữa tối ngon lành.
Khi Cú mèo trở về tổ, nhìn thấy đàn con của mình giờ chỉ còn lại mấy cái móng, nó đau lòng muốn ngất đi. Biết được chính Diều hâu đã ăn thịt các con mình, nó mắng Diều hâu là quân trộm cướp độc ác. Lúc ấy, một con Cú mèo khuyên giải nó:
- Cũng tại chị khoa trương với Diều hâu rằng các con chị vô cùng xinh đẹp. Diều hâu đâu có nghĩ đó là các con chị.

Lời bàn:
Mỗi người đều phải nhận biết đúng về bản thân, vừa phải nhìn thấy ưu điểm, vừa phải nhìn thấy rõ những hạn chế và khuyết điểm của mình.


     _Câu chuyện thứ 11: NHÀ VUA VÀ CON VẸT

Nhà vua và hoàng tử mỗi người nuôi một con Vẹt. Hai con Vẹt ấy cũng là hai cha con. Nhà vua rất yêu quý con Vẹt cha, hoàng tử thì yêu con Vẹt con hơn. Ngoài ra, hoàng tử còn nuôi một con Chim sẻ cực kỳ đẹp đẽ và Chim sẻ cũng mang lại cho chàng nhiều niềm vui.
Một lần, Vẹt con và Chim sẻ tranh nhau ăn thịt quay nên cãi nhau. Kết cục, Chim sẻ bị Vẹt con mổ cho suýt chết. Chim sẻ rụt đầu, cụp cánh lại, trông rất thảm thương. Hoàng tử vô cùng tức giận, ra lệnh giết chết Vẹt con.
Vẹt cha biết tin, vô cùng đau lòng. Nó phẫn nộ xông vào hoàng tử và mổ mù mắt chàng. Vệt cha sợ nhà vua tìm mình báo thù liền bay đến một cây thông và trốn trên ngọn cây.
Nhà vua muốn lừa Vẹt cha quay về, bèn đi đến dưới gốc cây thông và nói với nó:
- Vẹt yêu quý, hãy trở về với ta đi!
- Không, tôi không thể trở về được. - Vẹt cha kiên quyết nói.
- Vẹt hãy trở về với ta, chúng ra sẽ lại sống như trước kia. - Nhà vua nhẹ nhàng thuyết phục.
- Nếu tôi trở về, bệ hạ sẽ giết tôi!
- Chúng ra là bạn, sao ta lại giết người?
- Bởi vì bệ hạ muốn báo thù cho con.
- Ta đảm bảo sẽ không lại hại ngươi. Bởi vì hoàng tử đã sai, nó không nên giết chết con ngươi.
- Bệ hạ, làm sao để tôi tin ngài được?
- Ngươi hãy bay vào lồng đi! Ta đảm bảo với ngươi.
Vẹt tin lời vua, vỗ cánh bay vào lồng. Nhà vua tóm lấy chú Vẹt, hằn học nói:
- Chúng ta là bạn, lẽ ra ngươi không nên mổ mù mắt con trai ta. Ngươi sẽ bị trừng phạt.

Lời bàn:
Dù là bạn bè nhưng cũng không được dễ dàng tin mọi lời người khác nói. Đôi khi, bạn bè lại chính là kẻ thù đáng sợ nhất.


     _Câu chuyện thứ 12: NGƯỜI TIỀU PHU VÀ THẦN HERMES

Một hôm, người tiều phu ra bờ sông chặt củi. Bỗng anh ta bị tuột tay, làm chiếc rìu rơi tõm xuống sông. Nước sông chảy xiết nên chiếc rìu bị cuốn đi.
Người tiều phu ngồi trên bờ khóc. Tiếng khóc của anh ta làm kinh động đến thần Hermes, vị thần của những người chăn thú trong rừng. Thần Hermes hiện ra, hỏi:
- Sao ngươi lại thảm thiết thương tâm như thế?
Người tiều phu đáp:
- Thưa thần tôn kính, chiếc rìu của con bị rơi xuống sông mất rồi.
Thần Hermes bước xuống sông, một lát sau trở lên, tay cầm một chiết rìu bằng vàng, đưa cho người tiều phu, hỏi:
- Đây có phải là chiếc rìu của nhà người không?
Người tiều phu nhìn chiếc rìu đáp:
- Không phải ạ, chiếc rìu của con khác cơ.
Thần Hermes lại lặn xuống và trở lên với một chiếc rìu bằng bạc trong tay. Ngài hỏi người tiều phu:
- Chiếc rìu này có phải của ngươi không?
Người tiều phu đáp:
- Cũng không phải ạ.
Thần Hermes lại lặn xuống một lần nữa, và vớt lên chiếc rìu bằng sắt của người tiều phu. Người tiều phu nhìn thấy chiết rìu của mình thì mừng rỡ nói:
- Đội ơn thần, đầy mới đúng là chiếc rìu của con!
Thần Hermes thấy người tiều phu tính tình thật thà chất phác, liền tặng cho anh ta chiếc rìu vàng và rìu bạc.
Người tiều phu đem ba chiếc rìu về nhà và đem chuyện kể cho bà con trong thôn. Có một người nghe xong chuyện, bèn quyết định đi thử vận may. Anh ta đi ra bờ sông và ném rìu của mình xuống nước để dòng nước xiết cuốn đi. Rồi anh ta ngồi bên bờ sông khóc lóc ầm ĩ.
Nghe thấy tiếng khóc, thần Hermes đến trước mặt anh ta hỏi:
- Sao ngươi lại khóc?
- Thưa thần! - Anh ta đáp. - Chiếc rìu của con bị rơi xuống sông mất rồi ạ. Xin người giúp con vớt nó lên.
Thần Hermes vớt lên một chiếc rìu vàng, hỏi đó có phải là của anh ta không. Anh ta mừng rỡ đáp:
- Vâng, đúng là chiếc rìu của con đấy ạ!
Thần Hermes nghe vậy, không những không thưởng cho anh ta chiếc rìu bằng vàng đó, mà ngay cả chiếc rìu sắt của anh ta ngài cũng không vớt cho nữa.

Lời bàn:
Thật thà là một đức tính tốt. Một người thật thà sẽ được người khác tin tưởng và tôn trọng.


     Câu chuyện 13: CÔ GÁI VẮT SỮA

Ở trang trại nọ có một cô gái vắt sữa nhan sắc bình thường. Công việc hàng ngày của cô là cho bò sữa ăn và vắt sữa cho chúng. Thế nên quần áo cô lúc nào cũng dính đầy sữa, đầu tóc mặt mũi nhem nhuốc. Cô gái vắt sữa rất thích mơ mộng đến lúc mình trở nên xinh đẹp.
Một hôm, sau khi vắt sữa xong, cô đội bình sữa trên đầu và đi về trang trại. Đi được một đoạn là cô lại bắt đầu mơ mộng:"Đến bao giờ mình mới được mặc những bộ váy mới nhỉ? Năm sau? Hay là năm sau nữa? Không, mình không muốn phải đợi quá lâu. Mình đã nói chuyện này với mẹ nhiều lần rồi, nhưng mẹ chẳng chịu để tâm. Đúng rồi, sao mình không xin mẹ bình sữa này nhỉ? Mình có thể dùng tiền bán bình sữa này để mua 300 quả trứng gà. Trừ đi những quả bị ung thì ít nhất cũng nở được 250 con gà con. Mình sẽ vỗ béo chúng, đến mùa thu chúng sẽ thành những con gà trống và gà mái béo tốt, khi nào giá gà lên cao nhất, mình sẽ đem ra chợ bán. Tới lúc đó, mình sẽ kiếm được rất nhiều tiền, đủ để mua một bộ váy mới thật đẹp. Mình sẽ mặc chiếc váy đó trong đêm hội Giáng sinh. Các chàng trai trẻ sẽ tranh nhau cầu hôn mình, còn mình sẽ lắc đầu từ chối bọn họ..."
Tưởng tượng đến đây, cô gái vắt sữa lắc đầu một cái. Thế là bình sữa trên đầu rơi xuống, sữa đổ ra lênh láng trên mặt đất, những mơ tưởng đẹp đẽ của cô cũng tan theo.

Lời bàn:
Dù cho mơ ước có đẹp đến đâu thì cũng không thể bỗng dưng biến thành hiện thực được. Muốn biến ước mơ thành hiện thực thì phải tích cực hành động.


     _Câu chuyện 14: LỢN ĐI CHỢ

Ông chủ lùa một con Lợn béo, một con Dê và một con Cừu lên xe ngựa mang ra chợ. Người trong thôn thấy vậy liền hỏi:
- Ông định mang chúng ra chợ bán à?
Ông ta đáp:
- Không, tôi không định bán chúng. Tôi chỉ đem chúng đi cho chúng biết đây biết đó thôi.
Ông chủ còn nói với người trong thôn rằng, ở chợ có gánh xiếc rong biểu diễn ảo thuật. Thế nhưng Lợn ỉn không tin những gì ông chủ nói. Nó nghĩ, ngày tận số của nó đã đến.
Trên đường đi, Lợn ỉn kêu gào như thể có một trăm người đồ tể đang đuổi theo đòi giết nó. Tiếng gào thét của nó làm cho người ta không chịu nổi. Còn Dê và Cừu thì lại rất bình thản, đối với chúng, việc này chẳng có gì phải lấy làm lạ, cũng không thể nào là tai hoạ sắp giáng xuống đầu. Chúng không thể hiểu nổi tại sao Lợn lại phải ra sức kêu cứu như thế.
Ông chủ cau mày, bảo Lợn ỉn:
- Mày không ngồi im một lúc được à? Làm ồn khiến bọn ta ong hết cả đầu. Mày thử nhìn con Dê hiền lành mà xem, ít nhất thì nó cũng biết yên lặng nghỉ ngơi. Rồi trông Cừu mà xem, nó thật biết nghe lời, mày đã nghe thấy nó kêu tiếng nào chưa?
- Chúng đều là lũ ngốc, còn tôi không thế. - Lợn ỉn lập tức đáp lại. - Nếu chúng biết rằng chúng sắp gặp tai hoạ thì chúng chắc chắn còn kêu to hơn tôi. Cho dù là một kẻ hiền lành thế nào cũng sẽ ra sức kêu cứu, thậm chí còn kêu rách cả họng ấy chứ. Không đúng thế thì tôi cứ là thành món ăn trên bàn ngay. Ôi, gia đình thân yêu của tôi.
Nói xong, Lợn lại tiếp tục gào lên kêu cứu.

Lời bàn:
Khi tai hoạ tới, sợ hãi và than thân trách phận cũng không thể thay đổi được thực tế. Cách tốt nhất là cố gắng thay đổi vận mệnh của mình ngay từ đầu.


     _Câu chuyện 15: TÊN TRỘM VÀ BÀ MẸ

Có một đứa trẻ từ nhỏ đã thích ăn trộm. Một hôm, nó đi học về, trong cặp có thêm một chiếc bảng học sinh. Mẹ nó hỏi:
- Sao con lại có tới hai chiếc bảng?
Đứa con đáp:
- Một cái là của bạn cùng lớp với con. Con đã lén lấy cho vào cặp đấy.
Bà mẹ vui mừng nói:
- Con của mẹ thật thông minh. Hai cái bảng chắc chắn là tốt hơn một cái rồi.
Ít lâu sau, đứa con lại mang về một cái áo da, trị giá 50 quan tiền. Đứa con đưa chiếc áo da cho mẹ, mẹ nó khen:
- Con trai của mẹ thật là giỏi, biết hiếu thảo với mẹ. Ra mẹ thơm một cái nào.
Đứa con trai ngày một lớn lên, càng ngày càng lấy trộm những thứ có giá trị hơn. Hôm nay ăn trộm bò, ngày mai ăn trộm ngựa, ngày hôm sau trộm vàng bạc châu báu. Bà mẹ luôn luôn khen ngợi con, trong nhà thiếu thứ gì, liền bảo với con trai để nó đi trộm về.
Có một lần, đứa con ăn trộm đồ bị người ta bắt quả tang, giải lên quan phủ. Vì hắn trộm quá nhiều thứ nên bị phạt tội chết. Tên trộm bị trói hai tay ra sau lưng, giải ra pháp trường. Mẹ hắn đi theo sau, khóc lóc thảm thiết. Tại pháp trường, tên trộm xin quan cho hắn được nói với mẹ vài lời. Khi bà mẹ bước tới gần, hắn liền cắn mạnh vào tai mẹ. Mẹ hắn đau quá kêu toáng lên, lớn tiếng mắng con:
- Mày thật là đồ bất hiếu, tự mình phạm tội chết còn chưa đủ hay sao mà còn muốn làm mẹ thành tật à?
Đứa con giận dữ nói với mẹ hắn:
- Lần đầu tiên tôi ăn trộm cái bảng về, nếu bà đánh tôi một trận và dạy bảo tôi thì tôi không đến nỗi như ngày hôm nay và đã không bị xử tội chết.

Lời bàn:
Khi làm điều sai trái, dù là cái sai rất nhỏ, thì cũng phải kịp thời sửa chữa. Nếu không, cứ để nó lớn dần lên thành cái sai nghiêm trọng thì có thể khiến mình phải hối hận cả đời.

     _Câu chuyện 16: LỪA ĐỘI LỐT SƯ TỬ

Có một con Lừa luôn tự cho mình là thông minh. Nó ao ước làm được một chuyện kinh thiên động địa. Một hôm, Lừa đi qua nhà người thợ săn, trông thấy một bộ da Sư tử, nó tưởng là Sư tử thật, sợ quá co giò chạy. Nhưng chạy được vài bước nó thấy là lạ, sao Sư tử lại khôing đuổi theo nhỉ? Lừa quay đầu nhìn lại, hóa ra chỉ là một bộ da Sư tử. Thế là nó lẻn vào sân nhà người thợ săn và lấy trộm.
Lừa khoác bộ da Sư tử lên mình rồi khệnh khạng đi ra bãi cỏ. Bọn Bò, Cừu nhìn thấy hoảng sợ bỏ chạy thục mạng. Những con Lừa khác nhìn thấy cũng tưởng là Sư tử nên đều sợ hãi co giò chạy trốn. Lừa thích chí reo lên:
- Ha ha, để xem từ giờ còn ai dám coi thường mình nữa!
Nó quyết định đội lốt Sư tử đi vào rừng để thể hiện uy phong với các con vật khác. Nó nấp sau một thân cây to, chỉ thò đầu ra. Một con Hổ lững thững đi lại phía nó, mang dáng vẻ của chúa rừng xanh. Trông thấy Hổ, Lừa cũng có đôi chút sợ hãi, nhưng nó nghĩ, mình đang khoác bộ da của Sư tử, lẽ nào còn phải sợ nó sao?
Hổ chợt nhìn thấy một cái đầu "Sư tử' nấp sau cái cây, sợ lảng đi chỗ khác. Lừa thấy vậy vô cùng đắc ý, đến cả Hổ cũng sợ mình, nói gì đến những con vật khác.
Có một con Cáo cũng muốn kết bạn với Sư tử nên đi kiếm Sư tử khắp nơi. Một hôm, Lừa khoác bộ da Sư tử ngồi trong một bụi cây. Cáo nhìn thấy liền chạy đến nói to:
- Sư tử đại vương, chúng ta kết bạn với nhau nhé!
Lừa biết Cáo là một kẻ xảo quyệt, liền đứng lên hù dọa Cáo và gầm lên một tiếng. Cáo nghe thấy, nói:
- Hóa ra là anh Lừa. Nếu không nghe tiếng kêu của anh, tôi cũng sợ thật đấy. Nhưng giờ thì chẳng ai còn sợ anh nữa đâu.

Lời bàn:
Nâng cao bản thân bằng cách mượn danh người khác là một cách làm dại dột. Muốn nâng cao uy danh của mình, trước tiên phải có thực tài, sau nữa là phải biết tôn trọng người khác.


     _Câu chuyện thứ 17: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Truyện này hồi bé đọc nhiều lần lắm rồi. Tuy nhiên Hằng Lã vẫn chép cho đủ bộ )

Có 2 vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ sống trong một túp lều bên bờ biển. Ngày ngày, ông lão ra biển thả lưới đánh bắt cá.
Một hôm, ông lão quăng nhiều mẻ lưới mà không bắt được gì. Đến mẻ lưới cuối cùng, ông bắt được một con cá vàng nhỏ xíu. Cá vàng khẩn thiết cầu xin ông lão đánh cá, nếu ông thả nó về biển thì nó sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của ông. Ông lão đánh cá vui vẻ thả Cá vàng về biển mà không đòi hỏi gì.
Khi ông lão đánh cá trở về nhà thì thấy vợ đang giặt quần áo trong chiếc chậu gỗ đã vỡ một miếng. Ông kể cho bà vợ nghe chuyện đánh được con Cá vàng. Bà vợ nghe xong, nói:
- Sao ông không đòi nó cho một cái chậu gỗ mới?
Ngày hôm sau, ông lão đánh cá đi ra biển gọi Cá vàng, Cá vàng ngoi lên mặt nước. Ông lão bảo cá:
- Cá vàng ơi, mụ vợ ta bắt ta phải xin một chiếc chậu gỗ mới.
Cá vàng nhận lời, bảo ông lão cứ yên tâm trở về. Khi ông lão về đến nhà thì thấy nhà đã có một chiếc chậu mới. Bà vợ lại bảo:
- Ông nên đòi thêm một ngôi nhà thật đẹp nữa.
Ngày hôm sau, ông lão đánh cá lại đi ra biển, bảo Cá:
- Cá vàng ơi, bà vợ ta lại muốn có một ngôi nhà mới.
Cá vàng nhận lời. Ông lão đánh cá trở về nhà, bà vợ ông lại đòi hỏi:
- Ông hãy đi bảo con Cá vàng rằng, tôi muốn được làm nữ hoàng.
Ông lão lại đi ra biển một lần nữa, gọi Cá vàng và bảo:
- Cá vàng ơi, bà vợ ta không để cho ta yên. Bà ta muốn được sống trong cung điện.
Cá vàng lại một lần nữa đáp ứng đòi hỏi của bà vợ.
Khi ông lão về đến nhà thì bà vợ đã lên làm nữ hoàng, nhưng bà ta vẫn chưa thoả mãn:
- Ông hãy đi bảo con Cá vàng rằng, tôi muốn làm long vương dưới biển kia, và hàng ngày Cá vàng sẽ phải nghe tôi sai bảo.
Ông lão đánh cá đi ra biển lần thứ 4 để tìm Cá vàng. Cá vàng ngoi lên mặt nước, nghe lời của ông lão đánh cá, nó không nói gì, quẫy đuôi một cái rồi biến mất vào đại dương sâu thẳm.
Ông lão đánh cá trở về nhà, thấy cung điện nguy nga đã biến mất. Trước căn lều cỏ, bà vợ ông đang giặt quần áo bằng chiếc chậu vỡ.

Lời bàn:
Không biết điểm dừng, tham muốn vô độ rồi sẽ dẫn đến những kết cục không tốt đẹp.


     _Câu chuyện 18: CHA VÀ CON GÁI

Người cha nọ có 2 cô con gái. Ông vô cùng yêu quý 2 cô con gái của mình, luôn cầu xin ông trời cho các cô con gái sống hạnh phúc. Hai cô con gái ngày càng lớn khôn đến tuổi lấy chồng. Có một anh chàng nông dân trồng rau đến cầu hôn cô chị, hứa với người cha rằng:
- Cháu nhất định sẽ đem lại cho cô ấy một cuộc sống hạnh phúc, bởi vì rau cháu trồng không chỉ đủ ăn mà còn bán được rất nhiều tiền. Người cha đồng ý gả cô con con gái cho anh ta. Ít lâu sau, có một người thợ làm gốm đến cầu hôn cô em. Anh ta cũng đảm bảo với người cha:
- Cháu nhất định sẽ làm cho cho cô ấy một cuộc sống hạnh phúc, bởi vì gốm do cháu làm rất đẹp, người trong thành ai cũng muốn mua đồ gốm của cháu, năm nào cháu cũng kiếm được rất nhiều tiền. Người cha bằng lòng gả cô con gái thứ hai cho anh ta. Một thời gian sau, người cha đến nhà người nông dân trồng rau để thăm con gái lớn. Ông hỏi con:
- Con gái, cuộc sống của con có tốt đẹp không?
Cô con gái lớn thưa:
- Thưa cha, cuộc sống của chúng con đều tốt đẹp cả, chỉ mong sao ông trời cho thêm mưa để đủ nước tưới cho rau.
Người cha nghe vậy liền cầu xin ông trời cho thêm mưa.
Rồi ông đến nhà người thợ gốm để thăm cô con gái út. Ông hỏi:
- Con gái, cuộc sống của con có tốt đẹp không?
Cô con gái út thưa:
- Thưa cha, cuộc sống của chúng con rất đủ đầy, chỉ mong ông trời cho thêm nắng để đồ gốm chóng khô.
Người cha bối rối nói với con gái út:
- Con mong trời nắng, còn chị con mong trời mưa. Cha không biết phải cầu xin ông trời thế nào đây?

Lời bàn:
Người ta không thể mong tất cả mọi thứ đều hoàn hảo và cũng rất khó được cả đôi. Chỉ cần cố gắng nỗ lực hết sức mình, rồi những điều tốt đẹp sẽ đến.


     _Câu chuyện thứ 19: RÙA HỌC BAY

Trong lùm cỏ, một chú Rùa đang ra sức tập bay. Một chú chim Sẻ bay ngang qua thấy thế liền hỏi:
- Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế?
Rùa thở dài đáp:
- Tôi đang tập bay đấy, chim Sẻ ạ.
- Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong cuộc thi chạy với Thỏ đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà.
- Thôi thôi, chú em đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ không ngủ quên giữa cuôc nữa nên đã dễ dàng thắng tôi. Lần này, khi tập bay được tôi sẽ quyết đấu một trận nữa với Thỏ.
Chim Sẻ cười:
- Nhưng mà anh đâu có cánh!
- Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ. - Rùa vẫn không lay chuyển.
Chim Sẻ bỏ đi rồi, Rùa đi kiếm về rất nhiều lông chim, may cho mình một đôi cánh tuyệt đẹp. Nó ra sức tập luyện, nhưng đã mấy ngày trôi qua mà vẫn không có gì tiến triển. Nó nghĩ:"Thế này không ổn. Mình phải đi mời thầy về dạy mới được".
Ngày hôm sau, Rùa lên đường đi tìm thầy dạy bay. Ròng rã mấy ngày, nó đi đến một vách núi cheo leo hy vọng sẽ tìm được thầy. Một hôm, Rùa đi tới một vách đã, đột nhiên có một đôi cánh lớn liệng qua. Rùa ta vô cùng ngưỡng mộ, nghĩ bụng: "Đây chính là người thầy mà mình đang kiếm tìm".
Rùa liền hét to:
- Anh Chim ưng ơi, xin hãy dạy em biết bay nhé!
Chim ưng ân cần nhắc nhở Rùa:
- Em Rùa à, em và anh không giống nhau, em không có cánh, làm sao mà bay được?
Rùa cầm ra đôi cánh tự làm, liên tục xin:
- Anh xem, em có cánh rồi đây này, xin anh hãy nhận em làm đồ đệ đi.
Chim ưng đành phải chấp nhận lời thỉnh cầu của Rùa. Rùa tự lắp thêm đôi cánh, Chim ưng nhấc bổng Rùa lên, đang bay trên không trung thì bỏ Rùa ra. Rùa ta giống như diều đứt dây, rơi vập xuống một tảng đá to, khiến cho mai Rùa bị vỡ rạn.

Lời bàn:
Thay vì mù quáng học theo những điều mà mình ngưỡng mộ từ người khác mà không phù hợp với khả năng của bản thân mình. Bạn hãy phát huy hết sở trường và ưu thế của mình, tự đi trên con đường riêng của mình.


     _Câu chuyện thứ 20: NGƯỜI XÉN LÔNG CỪU

Bố mẹ của Molis để lại cho cậu rất nhiều của cải: một lâu đài đẹp đẽ, ruộng đất phì nhiêu, hàng nghìn con cừu và mấy trăm cửa tiệm. Số tài sản này đủ để cho cậu hưởng thụ nhiều đời.
Nhưng Molis không thích sống trong lâu đài nữa. Hàng ngày, cậu đi ngao du thiên hạ, sống một cuộc sống hoan lạc, phung phí rất nhiều tiền của, nhưng số tiền này đối với cậu chẳng thấm tháp vào đâu. Molis đã giao du với rất nhiều bạn bè bên ngoài, có người là con bạc, có kẻ nghiện r***, có người thì lưu bạt tứ phương... Tất cả những người này đều tìm mọi cách để moi tiền của Molis.
Sau đó, Molis được một người bạn là con bạc dẫn đến sòng bạc. Không đầy một năm, Molis đã thua sạch toàn bộ tài sản của mình, bất hạnh hơn cả là, tất cả những người "bạn tốt" của cậu trước đây đều đã lần lượt rời xa cậu. Molis không biết là mình sẽ phải làm gì để tiếp tục sống.
Bác cắt tóc tốt bụng sau khi biết được những điều không may mà Molis gặp phải đã bằng lòng truyền lại nghề cắt tóc cho cậu. Molis học được một thời gian, vừa hiểu được một chút về nghề cắt tóc đã bỏ ra ngoài mở một tiệm riêng. Tay nghề non nớt của anh khiến cho những người đến tiệm cắt tóc phải chịu bao đau đớn. Nhưng vì mọi người muốn giúp cậu lành nghề nên đều cắn răng chịu đựng, không hé răng nói một lời nào. Riêng bọn trẻ con thì nhất quyết không để Molis động đến tóc của mình. Điều đó khiến Molis rất buồn, cậu bèn lặng lẽ bỏ đi. Cậu đến một trại gia súc trù phú. Ở đây mỗi năm đều phải xén lông cừu một lần. Molis cho rằng xén lông cừu và cắt tóc cũng na ná như nhau nên quyết định sẽ vào nông trại giúp xén lông cừu. Xén lông cừu và cắt tóc là hai công việc hoàn toàn khác nhau, cho dù Molis làm việc rất cẩn thận, nhưng vẫn thường xuyên làm chảy máu da cừu, thậm chí còn cắt cả vào thịt.
Có một con Cừu nói với Molis một cách mai mỉa rằng:
- Nếu anh muốn xén lông cừu thì hãy để phần da lại, còn nếu anh muốn ăn thịt thì hãy giết chúng tôi đi, đừng có hành hạ chúng tôi như thế này!

Lời bàn:
Phải biết chọn bàn mà chơi, chơi với bạn xấu không chỉ mình sẽ nhiễm hoặc những thói hư tật xấu từ họ mà còn có thể khiến cho cuộc sống của mình thành một thảm kịch.


    _Câu chuyện 21: NGƯỜI CHĂN CỪU VÀ QUẠ

Người chăn cừu nuôi cả nghìn con cừu trong nông trường, ông ta và các con đều sống ở đó. Người chăn cừu có hai người hàng xóm, Chim Ưng và Quạ. Chim ưng làm tổ trên vách đá, suốt ngày nhìn chằm chằm vào đàn cừu. Còn Quạ thì làm tổ trên một cái cây nhỏ trên núi. Mỗi khi khát nước, Quạ đều bay xuống nông trường uống nước của cừu. Người chăn cừu cứ như vậy bình an sống cùng hai người hàng xóm.

Một ngày nọ, một tiếng vang lớn xé rách bầu trời, Chim ưng từ trên vách núi xà xuống cắp mất một con cừu. Quạ ta thấy vậy, vô cùng ngưỡng mộ Chim ưng, vì Quạ nghe nói mùi vị thịt cừu vô cùng hấp dẫn, rất muốn học Chim ưng bắt lấy một con cừu để thoả mãn cơn thèm.

Sau khi người chăn cừu rời khỏi nông trường, Quạ nhìn qua ngó lại kiếm tìm cơ hội, vỗ vỗ cánh, cũng kêu lên một tiếng tỏ vẻ hung dữ, xà xuống lưng một con cừu, cố sức cắp con cừu đi. Nhưng lông cừu thì vừa dày vừa nhiều, đã dính chặt móng vuốt của Quạ, Quạ càng cố công rút ra thì càng bị dính chặt vào lông cừu. Quạ cố sức đập cánh để bay lên nhưng không thể bay lên được. Quạ bị mắc kẹt rất lâu ở đó, cho đến tận khi người chăn cừu quay lại. Nhìn thấy Quạ đập cánh liên hồi trên lưng một con cừu, ông ta liền chạy đến tóm lấy và vặt hết lông cánh của Quạ. Đến chiều tối, người chăn cừu mang Quạ về nhà cho các con chơi. Từ trước đến nay chưa từng thấy một con quạ nào mà lông cánh lại trụi thùi lụi thế kia, nên lũ con hỏi bố:
- Bố ơi, đây là quạ gì thế ạ?
Ông bố đáp:
- Đây là quạ đen, một loài quạ rất bình thường, nhưng lại cứ nghĩ mình là chim ưng.

Lời bàn:
Trước khi làm bất cứ việc gì, đều phải biết lượng sức mình và dựa vào thực lực của mình, mù quáng làm những chuyện ngốc nghếch, chắc chắn sẽ làm trò cười cho người khác.


     _Câu chuyện 22: CON CÁO VÀ CHÙM NHO

Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.

Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.

Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:
- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.

Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

Lời bàn:
Một số người khi không có được thứ gì đó liền nói thứ đó không ra gì cả. Thực tế thì chỉ là vì khả năng của mình có giới hạn không thể có được nhưng đành lấy cớ, tự dối lòng mình để tự biện minh.


    Câu chuyện thứ 23: NGƯỜI ĐI BUÔN VÀ CON LỪA

Người lái buôn phải thường xuyên vào thành để mua đồ, và chất lên vai Lừa để trở về nhà. Con Lừa của người lái buôn nghĩ rằng mình rất thông minh, lúc nào cũng thích động não, nghĩ mọi cách để có thể khiến cho đồ mình phải chở càng nhẹ càng tốt.
Một lần, người lái buôn mua một tải muối. Ông ta buộc tải thật chặt, chất lên lưng Lừa, rồi đi đằng sau thúc Lừa đi nhanh. Đi được một lúc, người lái buôn và Lừa đi đến một con sông nhỏ, người lái buôn thúc Lừa lội xuống nước. Lừa không cẩn thận đã bị trượt chân, ngã xuống nước. Nước sông đã ngấm vào miệng tải muối khiến cho muối bị tan ra rất nhiều.
Khi Lừa ta đứng dậy thì phát hiện ra tải muối mà mình chở đã nhẹ hơn rất nhiều, trong lòng cảm thấy thích chí lắm. Có được kinh nghiệm lần này, mỗi lần qua sông, Lừa ta đều giả vờ trượt chân ngã để cho bớt một ít đồ trên lưng xuống sông. Người lái buôn biết vậy, định bụng sẽ phạt Lừa. Người lái buôn vào trong thành mua một tải bông, và chất lên lưng Lừa. Lại một lần nữa đi qua con sông nhỏ, nhìn thấy sông, Lừa ta vui mừng thầm reo lên, không ngần ngừ bước xuống sông. Khi đến giữa sông, Lừa ta lại giả vờ trượt chân ngã. Lừa sung sướng nghĩ: "Khi mà mình đứng lên chắc chắn đồ trên lưng mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều đây".
Nhưng khi Lừa ta vừa mới đứng dậy, đột nhiên thấy đồ trên lưng mình nặng hơn trước rất nhiều. Thì ra, tải bông sau khi hút nước đã trở nên nặng hơn trước rất nhiều. Lừa ta không ngờ trên lưng tải bông nặng như vậy, đành cúi đầu ngậm ngùi đi tiếp không dám than vãn gì.

Lời bàn:
Khi làm bất cứ chuyện gì, không thể cứ cứng nhắc áp dụng mãi những kinh nghiệm đã có mà cần phải xem tình hình thức tế như thế nào, tuỳ cơ ứng biến, chọn cách làm cho phù hợp.


     _Câu chuyện 24: LÃO HÀ TIỆN

Ngày xửa ngày xưa, có một lão hà tiện yêu tiền hơn yêu cuộc sống của mình. Ông ta có một đữa con mười tuổi và rất nhiều nô bộc trong nhà. Lão hà tiện thấy của mình cứ ra ra vào vào, trong lòng rất lo lắng. Hắn nghĩ, nếu nô bộc lấy cắp đồ đạc của mình mà mình không biết thì rõ ràng là đã mất quá nhiều!
Lão hà tiện liền đuổi việc tất cả nô bộc trong nhà, bán cả nhà, đổi toàn bộ tài sản của mình thành vàng và chôn xuống đất. Hắn và đứa con trai ở trong hai căn phòng nhỏ, sống cuộc sống bình thường như những người khác. Không lâu sau đó, lão hà tiện lại có nỗi khổ khác, lão e rằng tiền vàng mà mình chôn dưới đất sẽ bị ai đó phát hiện ra. Thế là ngày nào lão cũng đào tiền vàng lêu kiểm tra, chỉ khi tận mắt nhìn thấy những đồng tiền vàng óng lão mới yên tâm.
Hành động kỳ quặc ccó của lão hà tiện khiến mọi người chú ý, đặc biệt là người chăn cừu hàng xóm. Có một hôm, lão hà tiện lại đến chỗ giấu vàng, đảo mắt nhìn quanh thấy không có ai mới dám nhẹ nhàng đào hòm tiền vàng lên, đếm đi đếm lại, sau đó lại chôn vào chỗ cũ, yên tâm về nhà. Người chăn cừu nấp đằng sau một cái cây đã nhìn thấy tất cả. Thế là anh liền đến chỗ lão hà tiện chôn hòm tiền vàng, đào lên và mang chia cho những người nghèo trong làng.
Ngày hôm sau, lão hà tiện lại đến chỗ chôn tiền vàng kiểm tra, khi phát hiện ra tiền vàng không còn nữa, liền ôm mặt khóc rưng rức. Có người thấy vẻ đau khổ của lão hà tiện liền hỏi nguyên do và an ủi:
- Ông đừng buồn nữa, tiền vàng tuy là của ông, nhưng từ trước đến nay ông chưa dùng gì đến nó, như vậy còn có ý nghĩa gì nữa? Bây giờ tuy không còn tiền nữa, nhưng nếu tiền có thể phát huy được tác dụng của nó, thì ông cũng nên cảm thấy vui mừng thay nó chứ, phải không?

Lời bàn:
Tiền dù có nhiều đến mấy nhưng không phát huy được tác dụng của nó thì cũng chỉ giống như đống sắt vụn mà thôi.


     _Câu chuyện thứ 25: HAI CHA CON NGƯỜI XAY BỘT VÀ CON LỪA

Một hôm, hai cha con người xay bột dắt một con lừa vào thành. Trên đường đi, họ gặp một toán con gái. Một cô nói:
- Hai cha con nhà này thật là ngu xuẩn, có là mà không biết cưỡi, cứ thế mà đi bộ.
Người cha nghe thấy thế liền bảo con cưỡi lên lưng lừa.
Một lát sau, họ gặp mấy cụ già, một cụ nói:
- Bọn thanh niên bây giờ không biết kính trọng người già gì cả, thằng con lười biếng thì ngồi chễm chệ trên lưng lừa, còn ông bố già cả phải cuốc bộ. Thằng nhóc lười biếng kia, sao không xuống để cho cha mày cưỡi.
Thế là người cha bảo con xuống để mình ngồi lên.
Chưa đi được bao xa, họ lại gặp một nhóm phụ nữ và trẻ em. Mấy người đó liền lớn tiếng mắng:
- Ông thật là một lão già vô dụng, sao ông có thể ung dung cưỡi trên lưng lừa, bắt con trẻ chạy theo thở không ra hơi thế kia?
Người cha hiền lành liền bảo con trai cùng cưỡi lên lưng lừa.
Đi được một lát, có người nhìn thấy tò mò hỏi:
- Này ông bạn, con lừa này có phải của ông không?
- Đúng vậy. - Người xay bột nói.
Người lạ tiếp lời:
- Anh xem, lừa đã mệt đến thế kia rồi, hai người cùng khiêng nó, chắc còn nhanh hơn là cưỡi nó đấy!
Người xay bột nói:
- Vậy sẽ nghe theo lời anh vậy.
Người xay bột và đứa con cùng xuống, lấy dây thừng buộc chân lừa lại, sau đó dùng cây gậy dài khiêng nó đi. Lúc đi qua một cây cầu, rất nhiều người quay lại nhìn, chế giễu cả hai cha con nhà xay bột. Những lời nhạo báng cùng những hành động kỳ quặc này khiến con lừa rất không hài lòng, liền giãy tung dây thừng, ngã xuống sông.

Lời bàn:
Khi làm bất cứ việc gì, không nên chỉ nghe ý kiến của người khác, cần phải có chủ kiến của mình, suy nghĩ chín chắn để có được cách làm đúng đắn.


     _Câu chuyện thứ 26: HƯƠU KHÔNG CÓ TIM

Sư tử bị bệnh, không thể đi ra ngoài để kiếm thức ăn. Thế là liền nói với Cáo:
- Từ trước đến nay, mày luôn theo tao, giờ tao không thể ra ngoài được, mày đi bắt Hươu về đi, tao muốn ăn nội tâm của nó, uống máu nó, nghe nói như vậy thì rất tốt cho sức khoẻ.
Cáo ta vào rừng, và nhìn thấy một con Hươu. Cáo chạy lại chào hỏi Hươu và nói với Hươu rằng:
- Tôi báo cho anh một tin tốt lành nhé! Anh biết gì không, Chúa sơn lâm Sư tử là bạn của tôi, hắn ta bị bệnh, sắp chết rồi, và hắn đang suy nghĩ không biết nên chọn ai kế thừa chức Chúa sơn lâm. Sư tử cho rằng, Lợn rừng thì chỉ là lũ đần độn ngu ngốc, Gấu thì lười biếng vô dụng, Báo thì tàn bạo hung dữ, Hổ thì tự cao tự đại, chỉ có anh là thích hợp để làm Chúa sơn lâm. Tôi nói tin mừng này cho anh trước tiên, nếu anh tin tưởng tôi thì hãy nhanh chân đi thăm Sư tử đi, nhất định anh sẽ trở thành Chúa sơn lâm.
Hươu không chút nghi ngờ lời của Cáo, sung sướng đi theo vào trong hang núi. Vừa vào đến hang núi, Hươu tội nghiệp đột nhiên bị Sư tử nhảy ra vồ, kéo đứt cả tai. Hươu sợ quá chạy thục mạng vào rừng. Sư tử buồn lắm, nhất quyết đòi Cáo phải nghĩ cách. Thế là Cáo lần theo vết chân của Hươu, còn hỏi người chăn thả súc vật có nhìn thấy một con Hươu tai chảy máu hay không. Anh ta liền nói ờ ngay cánh rừng trước mặt thôi.
Cáo lại đến trước mặt Hươu. Hươu nhìn thấy Cáo thì tức nổ đom đóm mắt, quát lớn:
- Đồ tồi, lại định diễn trò gì nữa đây, tao sẽ không bao giờ mắc mưu mày nữa đâu.
Cáo hỏi:
- Anh lại làm sao thế, anh bạn của tôi. Anh toàn nghi ngờ bạn tốt như thế này hay sao? Sư tử tóm tai anh, chỉ là muốn thông báo với anh rằng anh đã được làm Chúa sơn lâm. Anh lại nhát như thỏ đế ấy, chạy biến đi mất. Bây giờ, Sư tử đang giận anh lắm, và chắc chắn sẽ trao chức Chúa sơn lâm cho Chó sói.
- Tôi nghĩ rằng cả khu rừng này chắc sẽ không ai đồng ý. Chó sói tuyệt nhiên không xứng danh Chúa sơn lâm! Nhanh nhanh lên, có thể bây giờ vẫn còn kịp đấy! Tôi thề với anh, chắc chắn Sư tử sẽ không bao giờ hại anh đâu.
Hươu con, lại một lần nữa nhẹ dạ cả tin. Cuối cùng thì Hươu cũng bị Sư tử tóm gọn, và ăn uống một bữa no nê. Cáo đứng bên cạnh theo dõi, khi tim của Hươu rơi xuống, liền mang giấu đi, coi như đây là công sức mình đáng được hưởng. Sau khi Sư tử ăn uống no nê, vẫn cố tìm tim của Hươu. Cáo đứng từ phía xa nói:
- Hươu không có tim đâu, ông đừng mất công tìm nữa. Nó đã hai lần đến đây rồi, đã dẫn xác đến tận miệng ông rồi, làm sao mà còn tim nữa.

Lời bàn:
Khi đã bị lừa một lần rồi thì phải biết rút kinh nghiệm, để tránh phạm sai lầm một lần nữa.


    _Câu chuyện thứ 27: MUỖI VÀ SƯ TỬ

Một con Muỗi rất muốn trở thành Chúa sơn lâm, bèn nghĩ: “Trong khu rừng này Sư tử là Chúa sơn lâm, như vậy chắc hẳn là người mạnh nhất. Nếu mình có thể đánh bại nó, thế thì mình có thể đường đường chính chính làm Chúa sơn lâm rồi”.
Muỗi nhất định sẽ tuyên chiến với Sư tử. Muỗi bay đến bên Sư tử, và nói:
- Chúa sơn lâm, trong khu rừng này chỉ có tôi là không sợ anh. Không tin anh thử thì biết ngay.
Muỗi cứ bay vo ve trước mặt Sư tử. Về cơ bản, Sư tử chẳng bao giờ thèm để mắt đến loài muỗi nhỏ bé này, chỉ là tiện chân khua mấy cái.
Muỗi lại hỏi:
- Lẽ nào anh không dám chấp nhận lời thách đấu của tôi? Nếu anh còn muốn làm Chúa sơn lâm thì hãy nhận lời thách đấu đi. Anh dùng móng vuốt vồ tôi hay là dùng răng để cắn tôi?
Muỗi lại vo ve, xông thẳng vào Sư tử, đốt vào xung quanh mũi của Sư tử, những chỗ mà không có lông. Sư tử vô cùng tức giận, nói:
- Con muỗi ranh này, dám coi thường ta hả? Thế thì ta sẽ đọ sức với mi.
Nói xong, Sư tử che mũi đi. Muỗi bay tới bay lui, Sư tử dùng móng vuốt cào nát hết cả mặt và mũi mà vẫn không tóm được Muỗi. Chán quá, Sư tử ta đành bỏ đi.
Sau khi Muỗi thắng Sư tử, luôn hát vang bài ca thắng lợi và khúc ca thắng lợi đi khắp mọi nơi. Muỗi vừa bay vừa hét:
- Ta đã thắng Sư tử, ta đã trở thành Chúa sơn lâm, ta là người mạnh nhất.
Muỗi vô cùng sung sướng bay qua bay lại. Đột nhiên, Muỗi bị dính chặt vào mạng nhện, trước khi bị Nhện ăn, Muỗi mới than thở rằng:
- Ta đã thắng kẻ mạnh nhất là Sư tử, nhưng lại bị một con nhện bé tí tẹo tiêu diệt.

Lời bàn:
Trên thế giới này, không có kẻ nào là mạnh tuyệt đối, và cũng không có kẻ yếu hoàn toàn. Những kẻ vô cùng mạnh cũng có nhược điểm của mình, và những kẻ yếu cũng có bản lĩnh riêng của mình. Kẻ mạnh và kẻ yếu, trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, có thể hoán đổi vị trí cho nhau.


     _Câu chuyện thứ 28: CHÓ NHÀ VÀ CHÓ SÓI

Dưới ánh trăng, Sói đói mèm đánh hơi khắp nơi để tìm đồ ăn, rồi nó cũng gặp một con Chó nhà trông rất oai vệ. Sói nói:
- Này anh bạn, nhìn anh cơ bắp chắc khoẻ thế này, chắc đã được ăn những đồ rất ngon phải không? Còn tôi, tại sao lại phải sống một cách thiếu thốn thế này?
Chó nhà đắc chí nói:
- Nếu anh muốn sống cuộc sống thượng lưu như tôi thì hãy đi theo tôi nhé. Tôi đảm bảo anh sẽ có được cuộc sống sung túc.
- Nếu được như vậy thì tốt quá!
Sói vồn vã hỏi:
- Tóm lại là sống cuộc sống như thế nào?
Chó nhà cao giọng nói:
- Thực ra cũng không có gì, chỉ là trông nhà cho chủ, đừng để cho kẻ trộm lẻn vào nhà là được.
- Thì ra là vậy, không thành vấn đề.
Sói tiếp lời:
- Khi còn sống trong rừng, hàng ngày đều phải tránh mưa tránh gió, tôi đã nếm đủ rồi. Nếu mà có thể nằm sảng khoái trên một cái giường, không lo đói, thì làm gì tôi cũng làm.
- Vậy thì được, đi theo tôi. – Chó nhà nói với Sói.
Trên đường đi, Sói đột nhiên nhìn thấy vết sẹo rất to trên lưng Chó nhà, vô cùng ngạc nhiên, nên ân cần hỏi:
- Chỗ này bị làm sao vậy?
- Không sao cả, chỉ là một vết thương nhỏ thôi mà, cũng có thể là vết chai của xích cổ. – Chó nhà nói cho qua chuyện.
- Xích cổ á? – Sói kinh ngạc. - Lẽ nào anh muốn nói, thực ra anh không có tự do?
- Không đúng. – Chó nhà nói.
- Ban ngày, có lúc chủ nhà xích tôi lại thật, nhưng tôi đảm bảo với anh rằng, buổi tối tôi được tự do hoàn toàn. Hơn nữa, họ đều rất thích tôi. Chủ nhà phần cơm cho tôi, nô bộc trong nhà cũng cho tôi đồ ăn thừa.
- Tạm biệt, anh bạn của tôi. – Sói nói, - Anh cứ tiếp tục hưởng thụ cuộc sống hoàn mỹ của anh đi. Còn tôi, vì tự do thì dù có phải chịu đói, tôi cũng không muốn buộc cái xích sắt cuộc sống an nhàn vào cổ mình đâu.

Lời bàn:
Nếu chỉ vì có được cuộc sống an nhàn trong chốc lát mà phải từ bỏ tự do thì thật không đáng.


    _Câu chuyện thứ 29: CẬU BÉ VÀ BỨC TRANH SƯ TỬ

Ngày xửa ngày xưa, có một người thợ săn cùng đứa con trai độc nhất sống ở ven một khu rừng đẹp. Người thợ săn vô cùng thương yêu con mình nên luôn lo lắng thú hoang sẽ hại cậu bé.
Vào một đêm nọ, khi người thợ săn mơ thấy đứa con trai yêu quý của mình bị Sư tử cắp đi, và chết một cách thảm thương dưới móng vuốt của Sư tử. Sau khi tỉnh dậy, người thợ săn vô cùng sợ hãi. Ông sợ rằng giấc mơ sẽ thành sự thật, nhưng liệu có cách nào để con trai ông được an toàn đây? Cuối cùng, ông cũng nghĩ ra được một cách hay, rằng sẽ làm cho con một căn phòng ở trên không trung.Như vậy, thú dữ không có cách nào có thể hại được cậu bé nữa.
Người thợ săn vào rừng đốn những cây gỗ to nhất, làm một căn phòng thật đẹp cho con trên không trung rồi nhốt con mình trên đó. Bốn bức tường của căn phòng có vẽ đầy đủ các loại thú. Khi vừa bước vào phòng, con trai người thợ săn vô cùng thích thú, vì từ nhỏ đến giờ cậu chưa bao giờ nhìn thấy nhiều con vật đến vậy. Nhưng nhìn mãi rồi cũng chán, những con vật trên tường không thể nhúc nhích và cũng chẳng có ai có thể chơi cùng cậu.
Một lần, cậu bé đứng trước bức tranh vẽ Sư tử, và nói với Sư tử:
-Con thú đáng ghét này, vì mày và cơn ác mộng của bố tao mà tao mới bị nhốt ở đây. Cứ bị giam giống như là tù nhân, không có chút tự do nào.
Nói tới nói lui, cậu bé cuối cùng dùng hết sức đấm vào bức tường có vẽ hình Sư tử. Một cái dằm trên tường đã đâm vào ngón tay trỏ, sau đó ngón tay bị nhiễm trùng, cậu bé sốt cao liên miên và cuối cùng đã không qua khỏi.

Lời bàn:
Cha mẹ không thể làm cái ô che cho con cả đời. Từ nhỏ trẻ cần phải biết tự lập, tự cường thì sau này lớn lên mới có đủ dũng khí để đối mặt với cuộc sống.


     _Câu chuyện thứ 30: VƯƠNG QUỐC KHỈ

Có hai người nọ rất thích đi du lịch, một người chỉ nói thật còn một kẻ toàn nói dối.
Một lần, họ cùng nhau đi du lịch đến vương quốc Khỉ. Một toán Khỉ đã tóm được hai người, định sẽ giam bọn này ở chỗ Vương hầu. Vương hầu nghĩ, từ miệng hai tên này nói ra, chắc chắn sẽ biết được mình là một vị vua như thế nào.
Cung điện của Vương hầu, ngọc ngà châu báu, uy nghiêm tráng lệ. Triều thần chia thành 2 hàng đứng ở 2 bên cung điện. Ở giữa là vị trí cao quý, bên trên có treo đầy da thú quý hiếm, và đây chính là ngai vàng của Vương hầu.
Vương hầu ra lệnh cho dẫn 2 tên này đến cung điện, rồi hỏi:
- Này, trong con mắt loài người các ngươi, ta là một vị vua như thế nào?
Kẻ thích nói dối liền đáp:
- Thưa bệ hạ, trong con mắt của tôi, ông là một vị vua vô cùng uy quyền, có tư cách giống hệt như quốc vương vĩ đại của loài người.
- Thế còn những người bên cạnh thì sao?
Kẻ thích nói dối lại tiếp tục tâng bốc:
- Họ đều là những nhân tài của ngài, họ đều có thể làm đại sứ hoặc tướng quân.
Hầu vương và các thuộc hạ của ông nghe thấy vậy vô cùng đắc ý, và đem tặng cho tên khoác lác rất nhiều ngọc ngà châu báu.
Hầu vương tiếp tục hỏi người còn lại:
- Thế anh thấy ta là một vị vua như thế nào? Và những đại thần này của ta nữa?
Anh chàng thật thà nói thẳng:
- Tuy ngài là vua, nhưng trong con mắt của loài người, ngài chẳng qua chỉ là một con Khỉ, và các đại thần của ngài cũng vậy.
Sau khi nghe thấy những lời nói thẳng như vậy, Vương hầu vô cùng tức giận, và quyết định trừng phạt anh thật nặng.

Lời bàn:
Sự thật thường mất lòng. Nhưng cần phân biệt lời nói thật và những lời nói dối nhằm phỉnh nịnh.


   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #vinh