Tội quá đi thôi, mùa hoa đào chưa kịp nở...
Năm ấy, tại làng Tre, người dân vùng này gặp nạn đậu mùa, hàng chục người vì căn bệnh lạ tai ác đó mà phải chịu cảnh chết dần chết mòn trong đau đớn, giày vò. Ngay từ đầu số phận đã định sẵn rằng họ phải nằm lại tại đây, thoi thóp chờ chết qua từng ngày. Những người trong làng còn khỏe mạnh đa phần đều kéo nhau đi phiêu tán khắp nơi, số ít còn sót lại là người già, kẻ bệnh. May thay, trong số ít hiếm hoi những người ở lại đó, có vài chục người vì thương mảnh đất gắn bó với mình lâu năm mà cố gắng ngày nào hay ngày nấy trụ lại với rừng tre bát ngát, với đất mẹ bao la.
Cũng tại làng Tre, ở xóm Liêu, trong một con ngõ nhỏ, có gia đình nhà nông nghèo nọ, hai vợ chồng họ ở với nhau được mươi năm. Khi nạn đậu mùa vừa chớm xuất hiện, người vợ lúc này đang bụng mang dạ chửa trong mình hai sinh linh bé nhỏ. Còn người chồng thì lại phải tất bật lo toan chuyện tiền nông, gắng làm sao để gia đình gã thoát khỏi cơn hoạn nạn này. Cứ ngỡ bấy nhiêu đó thôi đã đủ khổ, đủ khó, nhưng ta nói ông trời xưa nay có bao giờ chịu lắng nghe tiếng khóc than của người phàm trần đâu. Bởi thế mà vợ chồng bọn họ phải gồng gánh thêm một đứa con thơ ngây dại bị cả xóm ghẻ lạnh.
Vì nó bị điên.
Ngày này qua, ngày khác đến, cuối cùng cũng tới cái ngày mà người vợ hạ sinh. Nhưng do trong nhà điều kiện thiếu thốn đủ thứ, ở giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, thị đã mạo hiểm sinh non hai đứa trẻ. Khi đã chắc chắn hai đứa con của mình đang nằm an toàn trên tay bà đỡ, thị mới an tâm trút hơi thở sau cùng và ra đi với nụ cười mãn nguyện trên đôi môi nhợt nhạt. Người chồng kia sau cái chết của vợ mình, gã vì quá đau buồn và tự trách bản thân mà sa ngã vào rượu chè đàn đúm, lâu dần gã trở thành con ma men nổi tiếng ở làng Tre.
Vốn là một người nhà nông nghèo chăm chỉ, siêng năng, kể từ khi gã nghiện cái thứ đốn mạt kia thì nhà nghèo lại thêm nghèo. Song, đàn con thơ mồ côi mẹ lại bị bỏ mặc không ai coi ngó. Hàng xóm láng giềng vì chuyện đó mà sớm sinh ra nhiều ác cảm, có người thương hại, có kẻ ghét bỏ. Mãi cho tới tận mấy năm sau, khi lũ trẻ đã lớn, khi chúng đã đủ nhận thức để hiểu ra rằng nhà mình khốn khó tới cỡ nào, thì lúc đó cuộc đời của chúng đã bước sang trang.
Vào một năm, trong nhà vì túng quẫn mà gã bèn đem cái Mơ đến tận xóm Triềng bán cho một đôi vợ chồng trẻ hiếm muộn ở đó. Bẵng cho đến năm năm sau, dù đã đem cái Mơ bán đứt cho người, thì cái số nghèo nó vẫn mãi luẩn quẩn bám víu lấy gia đình gã. Khi đó cái Đào chừng độ mười bốn tuổi, cái tuổi đã vô tình khiến cuộc sống của Đào bị xáo trộn hoàn toàn.
Trong một lần gã ngồi vô thức nhìn thấy cái Đào đang sửa soạn chải tóc trước tấm gương đồng cũ kĩ - di vật duy nhất mà mẹ nó để lại. Gã nhìn chằm chằm vào đứa con gái nhỏ của mình, bất chợt gã thấy cái Đào nó đẹp lắm. Đẹp thì cũng có nhiều vẻ, mà vẻ đẹp của Đào người ta hay gọi là trời ban. Đôi mắt nó to tròn long lanh, nhìn thôi cũng ngỡ là nó sắp khóc đến nơi, đôi môi lại được cái có màu đo đỏ hồng hồng hệt mẹ nó ngày trước. Gã không biết diễn tả thế nào cho đúng nhưng mà gã biết, cái nhan sắc đó nhìn đi nhìn lại chỉ khiến người ta yêu thêm.
Lúc này gã bỗng nhớ tới người vợ quá cố mệnh khổ của mình, gã nhớ và thương em nhiều lắm. Nếu như ngày đó mà gã có tiền, thì bây giờ gã đã không mất em, cũng không chật vật như vậy. Gã ngồi thẫn thờ nghĩ ngợi điều gì đó một lúc thật lâu trên chiếc giường tre cũ kĩ, rồi cuối cùng cũng quyết định đi ra ngoài một chuyến. Khi ra tới cửa, bước chân chợt khựng lại, gã quay qua gọi cái Đào theo, còn không quên lớn tiếng dặn dò thằng Thanh - đứa con trai điên khùng của gã đang ngồi thừ một góc ngẩn ngơ.
- Đào, mày đi theo tao có việc. Còn thằng Thanh thì ở yên trong nhà đó, đừng có mà chạy đi phá làng phá xóm rồi rước thêm nhục cho tao.
Cái Đào vừa nghe cha gọi liền vội buộc lại tóc, cẩn thận cất gương lược vào tủ, nó nhanh chóng đi theo sau bước chân của gã, ra ngoài. Đứa trẻ ngây thơ ấy mãi không biết được rằng, người mà nó xem là cha bao lâu nay đang có ý định đem nó làm thứ đồ chơi bán cho đám nhà giàu trong xóm mua vui để lấy tiền sống qua ngày.
- Aaa... muốn đi chơi, muốn đi chơi. Không muốn ở nhà, không muốn ở nhà đâu, đi chơi vui hơn. - Tiếng la thất thanh cùng với một loạt câu nói lặp đi lặp lại của thằng Thanh làm cho cha nó đứng sững người ngoài cửa. Thanh bị điên, đã không còn là chuyện ngày một ngày hai, cũng chẳng phải chuyện hiếu kì trong xóm nữa, nhưng hành động bất thình lình này của nó luôn khiến cho người khác có cảm giác bất an.
- Mày lại lên cơn gì nữa hả thằng kia? Đừng có mà làm mình làm mẩy với tao. Nội chuyện mày đi quấy rầy bà ba là đã đủ làm tao mất mặt rồi, ở đó mà chơi với vui.
- Bà ba? Không phải, không phải đâu, đó là cô Huệ, cô Huệ đẹp lắm đó, đẹp lắm luôn.
- Im ngay cái thằng trời đánh này, coi chừng cái miệng của mày đó.
- Tía ơi, hay là để con ở nhà chơi với hai nha? Công chuyện để sau được không tía?
- Mày nói chuyện vớ vẩn thế hả con? Kệ mẹ nó đi, mày theo tao, cho nó ở nhà muốn làm gì thì làm.
Gã dắt đứa con gái nhỏ của mình ra khỏi con ngõ, men theo con đường đất gồ ghề đi đến vài con ngõ khác để tới một ngôi nhà gỗ to lớn, trông có vẻ là nhà có của ăn của để. Khi thấy cha mình nghiễm nhiên đi vào trong ngôi nhà kia, cái Đào rụt rè vội nắm lấy tay áo cha, hòng níu giữ gã lại, gã nhíu mày hung hăng dằn ra, giọng điệu bực bội nói:
- Mày đứng yên đây cho tao.
- Dạ.
Gã quay người bước qua cổng, đi nhanh qua cái sân rộng lớn phía trước mặt. Vào được trong nhà, gã khép nép cúi người đi đến tấm phản, chỗ một lão già đang chễm chệ ngồi hút điếu cày. Gã cười hì hì chỉnh tề lại chiếc áo bà ba màu nâu sẫm đầy chắp vá của mình, gương mặt hiện rõ vẻ nịnh hót, điệu cười gian xảo. Lão già kia vừa hút thuốc vừa liếc mắt nhìn gã, điệu bộ tỏ vẻ ông lớn hỏi:
- Thằng Cơm đấy à? Mày đến đây làm gì? Nhà mày còn thiếu tiền tao đấy, không cho vay nữa, khi nào trả hết số tiền kia đi rồi hẳn vác mặt tới đây.
- Hì hì, bẩm ông, con không phải tới vay tiền, chẳng qua con có đứa con gái vừa mới lớn, ông chẳng hay có muốn...
Lão già nghe đến đây, con ngươi sáng bừng, lão ngưng ngay việc hút thuốc, ngồi dậy chỉnh trang lại quần áo cho thẳng thớm. Lão ậm ừ vài tiếng rồi nói:
- Sao lại không muốn, mai tao sẽ dẫn mấy lão khác tới nhà mày. Chỗ tiền kia... tao cho mày tất.
- Bẩm, ông không muốn xem trước sao ạ?
- Không cần, không cần. Làm cho tao với mấy lão khác thoải mái thì tao cho thêm tiền.
- Dạ, con cảm ơn ông.
Gã cúi gập người chào lão già kia rồi quay lưng bước đi, tới được cổng ngoài, gã nắm lấy tay của cái Đào dắt nó đi đến một sập quần áo ở chợ trời. Tiện tay mua cho nó một bộ quần áo mới. Con bé ngây thơ vẫn không biết chuyện gì, lòng cứ khăng khăng vui mừng khi có áo mới để mặc.
Sang ngày hôm sau, lão già hôm qua dẫn thêm vài ba lão già khác đến nhà gã. Gã vui mừng đón mời bọn họ vào nhà rồi nhanh chóng dắt thằng Thanh đi ra đồng, để lại cái Đào ở đó xoay xở một mình với mấy lão già kia.
Một đứa trẻ mới lớn vẫn chưa trải sự đời lại phải chống chọi với mấy lão già đáng tuổi ông mình để hòng giữ lấy cái gọi là trong trắng của người con gái, cái Đào bật khóc nức nở trong bất lực. Sau ngày hôm đó, bọn họ rời đi, Đào ngồi trên giường gỗ sắp mục trong buồng, trên người không một mảnh vải che thân, con bé khóc, khóc rất nhiều. Nó đau, đau phần thân dưới, chiếc áo tứ thân cha nó mới mua hôm qua giờ đã rách tan. Nó tiếc, tiếc của, tiếc tình thương của cha nó.
Khoảng một lúc sau, gã và thằng con trai đi trở lại vào nhà. Gã hiểu rõ, sự việc diễn ra ngày hôm nay, ngày sau sẽ không thể quay đầu, mặc dù lương tâm gã có nhói lên một hồi cảm xúc nhưng gã không mảy may để ý mà quẳng ra sau đầu. Cái mà gã cần bây giờ là tiền để sống, gã tuyệt vọng lắm rồi, gã không cần gia đình hạnh phúc gì đó nữa. Vốn dĩ kẻ nghèo mãi mãi không được lựa chọn, mãi mãi. Gã bước tới chỗ cái Đào, gương mặt bày vẻ đáng sợ, giọng nói gã trầm lại:
- Sau này, mày sẽ phục vụ mấy lão già kia để kiếm tiền cho tao và anh mày sống. Biết chưa? - Nói xong gã quăng cho cái Đào một chiếc áo mới rồi chầm chậm đi ra khỏi buồng và biến mất tăm khỏi ngôi nhà nhỏ xơ xác.
Chuyện đồi bại này cứ tiếp diễn mãi đến năm cái Đào mười sáu tuổi, cái tuổi trăng tròn đẹp nhất của người con gái. Bây giờ nó không còn là cái Đào nữa mà là một thiếu nữ tên Đào, người trong xóm cũng không còn ai gọi nó là cái Đào nữa mà thay vào đó họ gọi nó là thị Đào. Một thiếu nữ vốn dĩ nên có được một tuổi xuân thật đẹp đẽ, mà giờ đây, nó lại phải sống trong cơn ác mộng không tên.
Ba năm nay, nhờ thị phục vụ tốt đám lão già kia mà cha anh được sống trong sung túc. Thị thấy, cuộc đời này bất công lắm, thị tự hỏi, tại sao bọn họ có thêm mà thị lại mất đi, mất đi nhiều thứ như vậy, thị đau, đau quá nhiều, cả tâm hồn lẫn thể xác.
Sự khát khao có được tự do quá mãnh liệt, lý trí thôi thúc thị phải làm điều gì đó để giải thoát cho chính nó, cũng như cho chính mình. Thị không biết phải làm sao nữa, thị đờ đẫn như kẻ khờ để mặc cho thứ suy nghĩ vặn vẹo kia điều khiển mình, chắc thị cũng muốn như vậy nên mới tự nguyện như thế. Lần này thị đánh cược, cược cuộc đời của mình. Ngày hôm đó, thị khoác trên người chiếc áo mới đẹp đẽ. Thủ sẵn trong người con dao găm vừa mua được lúc sáng ở ngoài chợ.
Khi mấy lão già kia đến gần, thị nhanh tay rút dao ra đâm tới tấp vào từng người một cho đến khi không còn một ai động đậy nữa. Sau sự cuồng loạn đó, thị nhận ra bản thân đã giết người, tay thị dính đầy máu tươi đỏ thẫm của những lão già kia, thị có chút hoảng nhưng sự mù quáng đã trói chặt lý trí của thị. Thị nhanh chóng chạy ra bếp lấy một con dao bản to đi vào lại buồng xuống tay chặt đầu từng lão già một, vì không còn nhiều thời gian, thị giấu những cái đầu kia xuống dưới gầm giường, còn mấy cái xác... thị nghĩ ngợi một hồi bèn lôi hết ra đằng sau nhà. Thị biết, giết người sẽ phải đền mạng nên thị không muốn mất công tiêu hủy thi thể làm gì. Hành động hôm nay có lẽ không giúp thị có được cái tự do mà thị hằng khao khát, nhưng nếu không làm vậy thì cuộc sống sau này sẽ không khá hơn. Cuộc đời thị, ngã rẽ nào cũng là đường cùng ngõ cụt rồi, cược hay không cũng vậy, hết rồi.
Xong việc, thị nhanh chóng rửa đi đôi bàn tay nhuốm máu, nước và máu hòa lẫn vào nhau trôi thấm xuống kẽ đất. Thị nhìn mà sững sờ nhưng hoàn cảnh bây giờ không cho thị tiếp tục suy nghĩ, thị vội sửa sang lại quần áo, bỏ lại hai con dao còn vướng máu trên giường rồi trèo cửa sổ trốn ra ngoài. Ra được qua cửa sổ, thị trông thấy anh trai đang ngồi một góc ở xa xa kia nhìn chằm chằm mình. Thị đứng đó trơ mắt nhìn lại anh, thị nghĩ có phải anh đã nhìn thấy thị vừa làm gì không? Cơ thể thị run rẩy, thị... thị muốn chạy, muốn trốn khỏi nơi này.
Trong vô thức, thị chạy lại vào nhà lục lại mấy tấm vải trắng còn sót sau ngày tang của mẹ, thị buộc chúng lại thành một sợi dây dài rồi treo lên cây tạo thành sợi thòng lọng. Tay thị cầm một tấm vải trắng khác nhẹ nhàng đi đến chỗ anh mình, thị nhìn anh, anh giãy giụa kịch liệt trong vô vọng như muốn thoát khỏi tấm vải. Thị lẳng lặng nhìn cử chỉ của anh đang dần yếu đi, phải, anh sắp ngạt chết rồi.
Làm hàng loạt chuyện mà không ai nghĩ một cô gái bé nhỏ sẽ làm, thị lẳng lặng rời đi. Chỉ vài mấy ngày sau thôi, người dân trong xóm Liêu tình cờ thấy xác của một cô gái trẻ chết trên sông Hồi, xác chết trông vẫn còn mới, nó bị vướng vào một nhành cây dại ven bờ sông. Tìm ra thì mới biết đó là thị Đào. Những người hôm đó trông thấy xác em vẫn không thể nào quên được nụ cười trọn vẹn trên đôi môi tái nhợt ấy. Một nụ cười như được giải thoát, đau, đau đến chạnh lòng...
- Một mùa hoa nữa lại tàn trên mảnh đất làng Tre.
- Không nghe người ta nói à, làng Tre là mồ chôn của những loài hoa. Hoa đào cũng vậy. Đẹp cỡ nào cũng tàn!
Người ta thương thay cho số phận người phụ nữ...
Nhưng lại quên mất em - nàng thiếu nữ tội nghiệp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro