truyen ngan Hemingway
TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HEMINGWAY
CHƯƠNG I
Ai cũng say. Cả khẩu đội pháo lần đi trong đêm mà say. Chúng tôi đi đến Champagne. Viên trung úy vừa cưỡi ngựa đi ra phía cánh đồng vừa nói một mình: " Tôi nói thật là tôi say rồi, ông bạn già của tôi ơi. Ồ, tôi xỉn quá." Suốt đêm chúng tôi lần dọc theo con đường trong bóng tối và viên sĩ quan văn phòng tiểu đoàn cứ cưỡi ngựa đi bên cạnh chiếc xe hậu cần của tôi mà lải nhải: "Anh phải tắt đi. Nguy hiểm. Nó sẽ bị phát hiện đó" Chúng tôi đã cách mặt trận năm mươi cây số nhưng viên sĩ quan vãn lo lắng về chuyện lửa củi trong ngăn bếp của tôi. Cứ lần dọc con đường mà đi theo kiểu ấy đúng là buồn cười thật.
Đó là thời tôi làm hỏa đầu quân.
CHƯƠNG 2
Đấu sĩ thứ nhất đề cái sừng bò đâm ngang tay kiếm của mình và đám đông la hét tống anh ra. Đấu sĩ thứ hai trượt chân, và con bò húc vào bụng anh và anh một tay nắm cứng treo người lên sừng bò còn tay kia ghì chặt chơi vào bụng, rồi con bò hất sầm anh vảo hàng rào chắn và cái sừng thòi ra thế là anh nằm trong cát, rồi đứng dậy như người say mèm và cố sức đánh những người khiêng anh ra mà la hét cố đòi cho được cây gương, nhưng rồi anh ngất xỉu. Gã đấu sĩ trẻ xuất hiện và phải giết năm con bò bởi vì bạn không thể có nhiều hơn ba đấu sĩ, và đến con bò cuối cùng thì hắn mệt lử đến không cầm nổi lưỡi gươm. Hắn không nhấc cánh tay lên được. Hắn cố gắng năm lần còn đám đông thì lặng đi bởi vì đó là một mãnh thú mà hắn cùng bò đều dũng mãnh như nhau rồi cuối cũng hắn đâm được.
Hắn ngồi xuống cát mà nôn mửa và người ta khoác cái áo choàng lăn người hắn trong khi đám đông la hét và ném các thứ xuống trường đấu.
CHƯƠNG 3
Những thánh đường Hồi giáo bị kẹt trong mưa bên ngoài Andrianople ngang qua những vùng đất lầy lội. Xe cộ bị kẹt hàng ba mươi dặm dài theo con đường Karagatch. Trâu bò hì hục kéo xe băng qua bùn. Vô chung vô thủy. Xe cứ chất đầy mọi thứ họ có được. ông già và bả lão, ướt đẫm người, vừa bước dần tới vừa giữ cho xe di chuyển. Lúc đoàn người gần tới chỗ cây cầu thì Maritza trở vàng. Xe cộ kẹt cứng trên cầu cứng những con lạc đà nhấp nhổm suốt hàng dài. Kỵ binh Hy Lạp dồn đoàn người ngựa về phía trước. Đàn bà và trẻ con ngồi trên xe, thu người lại với đủ thứ chăn nệm, gương lược, máy may, các gói bọc lỉnh kỉnh. Có một người phụ nữ mang bầu cùng đứa con gái nhỏ ốm riết cái mền trên người mà khóc. Sợ đến phát khiếp khi phải nhìn cảnh ấy. Trời mưa suốt con đường di tản.
CHƯƠNG 4
Chúng tôi đang ở trong khu vườn tại Mons.
Chàng Buckley bước vào sau cuộc tuần tra ngang sông.Tên Đức đầu tiên tôi nhìn thấy trèo lăn trên bức tường rào. Chúng tôi chờ đến khi hắn đặt được một chân lên rồi mới bắn. Hắn mang bao nhiêu là thứ trên người và ngạc nhiên đến chết khiếp rồi rơi xuống khu vườn. Thế rồi hơn ba tên nữa trèo lên xa mãi cuối bờ tường. Chúng tôi bắn bọn chúng. Tất thẩy bọn chúng đều rơi theo cùng một kiểu.
CHƯƠNG 5
Đó là một ngày nóng khủng khiếp. Chúng tôi đã dựng chắc một chướng ngại vật tuyệt đối hoàn hảo ngang cây cầu. Nó đúng là vô giá. Một tấm lưới sắt đúc lớn đã cũ của mặt trước một căn nhà. Quá nặng không nhấc lên nổi và anh có thể bắn xuyên qua được còn bọn chúng thì phải leo qua. Điều đó đúng là tuyệt vời. Bọn chúng cố leo lên còn chúng tôi thì bắn hạ chúng từ khoảng cách gần 40 mét. Bọn chúng xông tới chỗ chướng ngại vật còn bọn sĩ quan hiện ra trơ trọi và tấn công. Đó là một chướng ngại vật tuyệt đối hoàn hảo. Các sĩ quan chi huy của bọn chúng thật giỏi. Chúng tôi choáng váng kinh khủng khi nghe cánh quân mạn sườn tan rã, và chúng tôi phải tháo lui.
CHƯƠNG 6
Họ bắn sáu bộ trưởng chính phủ lúc sáu giờ rưởi vào buổi sáng tựa sát bờ tường bệnh viện. Có những vũng nước trên khoảng sân bên trong tường. Có những chiếc lá khô đẫm nước trên mặt đá lát của khoảng sân. Trời mưa dữ dội. Mọi cánh cửa chớp của bệnh viện đều được đóng đinh chặt. Một vị bộ trưởng bị sốt thương hàn. Hai người lính kè ông xuống lầu rồi bước vào trong mưa. Họ cố giữ ông đứng lên tựa vào bức tường nhưng ông ngồi ụp xuống vũng nước đọng. Năm ngươi kia đứng chết lặng tựa sát vào tường. Cuối cùng viên sĩ quan bảo lính có cố ép viên bộ trưởng đứng lên cùng chúng ích gì. Khi họ bắn loạt đạn đầu thì viên bộ trưởng đang ngồi bệt trong nước đầu gục lên hai đầu gối.
CHƯƠNG 7
Nick ngồi tựa vào bờ tường nhà thờ nơi người ta kéo anh đến để tránh khẩu súng máy đang nhả đạn trên đường. Cả hai chân thòi ra một cách bất tiện. Anh bị thương ở xương sống. Khuôn mặt anh đẫm mồ hôi và bẩn thỉu. Mặt trời rọi lên mặt anh. Ngày rất nóng. Rinaldi, lưng to, quân trang quân dụng vải xòa ra, nằm úp mặt tựa sát bờ tường. Nick nhìn thẳng tới trước rạng rỡ. Bờ tường màu hồng của ngôi nhà đối diện đã sụp từ mái nhà xuống, và một khung giường sắt bị treo tòn ten quay ra phía đường. Hai người Áo chết nằm trong ngổn ngang gạch đá chỗ bóng ngăn của ngôi nhà. Trên phía đường là một người chết khác. Các thứ đang được chuyền vào thành phố. Tình hình đang tốt ra. Bây giờ những người khiêng băng ca có thể đi ngang dọc tùy thích. Nick quay đầu và nhìn xuống Rinaldi. "Sentse Rinaldi, Senta. Anh và tôi chúng ta đang làm một cuộc hoà bình riêng lẻ. Rinaldi vẫn nằm trong nắng, thở khó khăn. " Chúng mình không phải là những người yêu nước." Nick quay đầu đi, cười đẫm mồ hôi. Rinaldi là một thính giả chán ngắt.
CHƯƠNG 8
Trong khi trận oanh tạc đánh giao thông hào nát ra từng mảnh tại Fossalta, hắn nằm bẹp dí người đẫm mồ hôi và cầu nguyện, "Ôi Jesus Christ xin ngài mang con ra khỏi chốn này. Jesus lòng lành, xin làm ơn mang con ra. Christ, xin làm ơn, làm ơn, làm ơn, Christ. Nếu ngài chỉ cần cứu con khỏi bị giết con sẽ làm bất cứ điều gì ngài bảo. Con tin tưởng nơi ngài và con sẽ nói với tất cả mọi người để họ tìm vào thế giới mà ngài là đấng duy nhất làm chủ. Xin làm ơn, làm ơn, Jesus lòng lành." Cuộc bắn phá chuyển lên mọi phía trên phòng tuyến. Chúng tôi đến làm việc nơi giao thông hào và vào buổi sáng mặt trời lên còn ngày thì nóng và oi nồng và chói lọi và tĩnh lặng. Đêm sau trở lại Mestre hắn chẳng nói gì với người con gái cùng hắn đi lên lầu tại Villa Rossa về Jesus. Và hắn chẳng bao giờ nói với bất cứ ai.
CHƯƠNG 9
Lúc 2 giờ sáng hai gã Hungary đi vào tiệm thuốc lá ở góc đường Số 15 và Đại Lộ. Drevitts và Boyle lái chiếc xe Ford chạy ngược lên từ trạm cảnh sát đường Số l5. Những người Hungary đang lùi chiếc xe ngựa ra khơi con hẻm. Boyle bắn một phát vào chỗ ngồi trên chiếc xe ngựa và một phát xuyên qua thùng xe. Drevitts hoảng sợ khi gã nhận thấy cả hai đều chết. Quỷ tha ma bắt mày Jimmy, gã nói, mày không nên làm chuyện đó. Như vậy là sắp sửa bị một lô một lốc phiền toái.
- Chúng là bọn lừa đảo phải không nào? Boyle nói. Chúng là bọn Nam u phải không nào? Thằng trời đánh nào lại đi gây rắc rối làm gì ?
- Lần này thì được rồi, Drevitts nói, nhưng làm sao mày biết họ là bọn Nam âu khi mày bắn.
- Bọn Nam u mà, Boyle nói, cách một dặm đường tao cũng có thể nói được bọn chúng là Nam u.
CHƯƠNG 10
Một buổi chiều nóng ở Milan họ đưa anh lên trên mái nhà và anh có thể nhìn ra xa bên trên thành phố những con chim én nâu sậm màu ống khói bay trên bầu trời. Một lát sau trời tối và ánh đèn pha hiện ra. Những người khác đi xuống và mang theo chai lọ. Anh và Ag có thể nghe tiếng họ bên dưới phía ban công. Ag ngồi trên giường. Nàng tươi mát trong đêm oi nồng.
Ag còn trực đêm trong ba tháng. Người ta vui vẽ để nàng trực. Khi họ mổ cho anh nàng chuẩn bị cho anh bàn mổ và họ cười đùa về chuyện bè bạn hoặc chuyện thụt rửa vết thương. Anh bị đánh thuốc mê cứ phải cố giữ chặt lấy lòng mình nhờ thế anh sẽ không bép xép chuyện gì cả trong suốt thời gian mê man lớ ngớ. Sau khi anh đi nàng anh thường cứ đo thân nhiệt cho nên Ag chẳng thể rời khỏi giường. Chỉ có một vài bệnh nhân và bọn họ đều biết chuyện đó. Tất cả bọn họ đều thích Ag. Lúc đi tới đi lui trên mấy hành lang anh thường nghĩ tới Ag nơi giường nằm của anh.
Trước lúc anh trở lại mặt trận họ đi vào nhà thờ Duomo và cầu nguyện. Trời chập choạng tối và tĩnh lặng, có mấy người nữa đang cầu nguyện. Họ muốn làm đám cưới nhưng không đủ thời gian để rao hôn trong nhà thờ, và cả hai đều không có khai sanh. Họ cảm thấy như thế đã cưới nhau rồi nhưng họ muốn mọi người biết và thừa nhận chuyện cưới xin của họ để họ không thể mất nhau.
Ag viết cho anh nhiều thư nhưng anh chẳng nhận được cho đến sau khi đình chiến. Mười lăm bức bó thành một bó và anh sắp chúng theo thứ tự thời gian rồi đọc một mạch. Tất cả các bức thư đều viết về bệnh viện, về chuyện nàng đã yêu anh nhiều đến thế nào và chuyện nàng không thể sống nổi nếu thiếu anh và đêm khủng khiếp biết chừng nào khi không có anh bên cạnh.
Sau đình chiến họ nhất trí là anh nên trở về nhằm tìm việc làm để họ có thể cưới nhau. Ag không muốn quay về cho đến khi anh đã có việc làm ổn định và có thể đến New York để gặp nàng. Anh không uống rượu và không muốn gặp bạn bè hay bất cứ ai trong liên bang là điều dễ hiểu. Chỉ tìm được việc và cưới vợ. Trên chuyến tàu lửa từ Padova đến Milan họ cãi nhau về chuyện nàng không sẳn lòng trở về nhà ngay. Khi họ phải nói lời chia tay trong nhà ga ở Padova họ hôn tạm biệt nhưng lại không ngừng cãi cọ. Họ cảm thấy buồn khi phải nói lời chia tay như thế. Anh về Mỹ trên con tàu từ Genoa. Ag trở lại Torre di Mosta để mở bệnh viện. Nơi đó cứ mưa và hiu quạnh rồi có một tiểu đoàn arditi đóng quân trong thành phố. Sống trong cái thành phố mưa, bùn vào mùa đông, viên thiếu tá tiểu đoàn trưởng ve vãn Ag, mà nàng thì trước đó chưa hề biết gì về người Ý, rồi cuối cùng viết thư gởi về Liên bang bảo rằng chuyện của họ chỉ là chuyện của hai cô cậu trẻ con. Nàng xin lổi, và nàng biết anh có thể không hiểu được nhưng rồi hôm nào đó lại có thể tha thứ cho nàng, và biết ơn nàng, rồi hoàn toàn bất ngờ khi nàng hi vọng rằng mình sẽ làm đám cưới vào mùa xuân. Nàng mãi mãi yêu anh, nhưng bây giờ nàng nhận ra rằng đó chỉ là tình yêu của hai cô cậu trẻ con. Nàng mong rằng anh sẽ có một sự nghiệp lớn, và hoàn toàn tin tưởng anh. Nàng biết mọi việc rồi sẽ tốt đẹp.
Viên thiếu tá không cưới nàng vào mùa xuân hay bất cứ thời gian nào khác. Ag chẳng nhận được một câu trả lời nào cho bức thư nàng gởi đến Chicago viết về chuyện này. Một thời gian ngắn sau anh mắc bệnh giang mai do một cô nàng bán hàng tại Hội Chợ trong khi anh đi taxi ngang qua công viên Lincoln.
CHƯƠNG 11
Vào năm 1919 hắn đi du lịch trên xe lửa ở Ý, mang theo một vuông vải dầu do trung ương đảng cấp được viết bằng bút chì không tẩy được cho biết đây là một đồng chí đã từng chịu đau khổ nhiều dưới tay bọn trắng ở Budapest và kêu gọi các đồng chí giúp đỡ bằng bất cứ cách nào. Hắn sử dụng cái vuông vải ấy thay cho vé tàu, hắn nhút nhát và còn quá trẻ và nhân viên đường sắt cứ thế đưa hắn từ hết nhóm này đến nhóm khác. Hắn không có tiền, và người ta cho hắn ăn đằng sau quầy hàng trong nhà ăn ở ga. Hắn rất mê nước Ý, đó là một xứ sở tuyệt vời. Tất cả mọi người đều tử tế. Hắn đã đến nhiều thành phố, đi đã lắm và xem nhiều tranh. Giotto, Masaccio, và Piero della Francesca thì hắn mua những phiên bản rồi đem gói lại trong tờ báo Avanti. Mantegna thì hắn không thích. Hắn trình diện ở Bologlla, và tôi đưa hắn đi với tôi lên Romaglla nơi đây tôi cần đến thăm một người. Chúng tôi cùng có một chuyến đi thú vị. Bấy giờ là đầu tháng chín và vùng quê tươi đẹp. Hắn là một gã Magyar, một thanh niên rất đẹp trai và quá nhút nhát. Những người Horthy đã làm một vài điều xấu với hắn. Hắn nói sơ sài về chuyện đó. Mặc dù ở Italy, hắn hoàn toàn tin vào cuộc cách mạng thế giới.
- Nhưng ở Ý phong trào diễn biến thế nào? Hắn hỏi.
- Rất tệ, tôi nói.
- Nhưng rồi sẽ tốt hơn, hắn nói. Nơi đây người ta có mọi thứ đây là một xứ sở mà mọi người đều chắc chắn về nó. Đó sẽ là khởi điểm của mọi thứ.
Tại Bologna hắn tạm biệt chúng tôi để tiếp tục đáp tàu đến Milano và sau đó là Aosta để đi bộ ngang qua đèo vào Thụy Sĩ. Tôi nói với hắn về những bức tranh của Manteglla ở Milano. Không hắn nói rất bẽn lẽn. Hắn không thích Manteglla. Tôi ghi cho hắn nơi ăn uống ở Milano và địa chỉ của những người đồng chí. Hắn cảm ơn tôi rất nhiều, nhưng tâm trí hắn thì đã hướng cả vào việc đi bộ vượt đèo. Hắn rất nôn nóng đi bộ vượt đèo trong khi thời tiết còn tốt. Tin cuối cùng tôi nghe được về hắn là người Thụy Sĩ đã nhốt hắn vào nhà lao gần Sion.
CHƯƠNG 12
Họ đập- đập mạnh lên đôi chân con ngựa trắng và nó tự hất đầu gối lên. Người kị sĩ cầm thương xoay thẳng cái bàn đạp rồi kéo và nhấc mạnh mình lên yên ngựa. Phần bụng ngựa treo thõng xuống thành một bó màu xanh và lắc lui lắc tới khi bắt đầu phi nước kiệu, những gã phụ đấu (monos) lấy roi quất phía sau chân chú chàng. Chú chàng uể oải phi nước kiệu dọc theo bờ tường quanh trường đấu. Chú ta đứng cứng ngắt lại và một trong những gã phụ đấu nắm bộ dây cương rồi dẫn chú chàng bước về phía trước. Người kị sĩ cầm cương đá vào đinh thúc ngửa nghiêng vế phía trước và phóng cây giáo vào con bò. Máu phun đều đều từ giữa hai chân trước con ngựa. Nó loang choạng thảng thốt. Con bò chần chừ không tấn công.
CHƯƠNG l3
Đám đông la hét suốt và ném các mẩu bánh mì xuống trường đấu rồi là những tấm đệm và các bịch rượu bằng da, tiếp tục huýt sáo và hò reo ầm ĩ. Cuối cùng con bò cũng quá mệt do bị quá nhiều cú đâm và gập đầu gối lại rồi nằm quị xuống và rồi một đấu sĩ phụ (cuadril1a) nghiêng người bên trên cổ con bò và đâm cú lê an ủi ( puntil1o). Đám đông ào tới hàng rào chắn và vây lấy đấu sĩ chuyên nghiệp (torero) rồi hai người túm lấy anh mà giữ chặt rồi ai đó cắt phăng búm tóc của anh đi mà vung vẫy rồi một gã thanh niên tóm lấy nó mà chạy biến mất. Về sau tôi gặp lại anh tại tiệm cà phê. Anh lùn tè mặt nâu sẫm và say quắc nói rằng rốt cuộc trước đây cũng xảy ra y như vậy. Thực sự tôi không phải là đấu sĩ cừ.
CHƯƠNG l4
Nếu nó xảy ra ngay sát sàn sạt trước mặt anh, anh có thể nhìn thấy Villalta gầm gừ với con bò và nguyền rủa nó, và lúc con bò tấn công anh liền ngoặt ra phía sau chắc nịch như một cây sồi khi gió dập, hai chân anh siết chặt vào nhau, tấm vải đỏ kéo lê còn lưỡi kiếm nà theo thành một đường cong phía sau. Đoạn anh nguyền rủa con bò, nhứ nhứ tấm vải đỏ trước mũi nó, rồi oằn người ra sau tránh cú húc hai chân anh vẫn trụ vững, tấm vải đỏ oằn đi và mỗi lần như thế đám đông lại la hét.
Khi anh bắt đầu dứt điểm thì tất cả trong cùng một cú ào tới. Con bò nhìn thẳng vào anh, căm hận. Trong cùng một đợt chuyển động anh rút kiếm khỏi những nếp gấp của tấm vải đỏ và quan sát đoạn gọi con bò, Toro! Toro! rồi con bò tấn công và villata tấn công và ngay chớp mắt ấy cả hai thành một. Villalta nhập thành một với con bò và thế là xong. Vinalta đứng thẳng còn chuôi kiếm đỏ ló ra lờ mờ giữa hai vai con bò. Villalta tay vẫy đám đông còn con bò rống lên đầy máu, nhìn xoáy vào Villalta rồi chân từ từ sụm xuống.
CHƯƠNG 15
Tôi nghe tiếng trống đi dần xuống phố thế rồi là sáo là kèn. Và họ tiến vòng qua góc đường, tất cả đều nhảy. Con đường đầy bọn họ. Maera nhìn thấy hắn và rồi tôi nhìn thấy hắn. Khi họ dừng nhạc khom người thì hắn cũng theo họ gặp người sát đường và khi họ bắt đầu chơi trở lại thì hắn nhảy lên và cũng lướt múa dưới đường. Hắn say mười mươi rồi.
- Anh xuống đi theo sau hắn, Maera nói, hắn ghét tôi.
Thế là tôi đi xuống và đuổi kịp họ và tóm lấy hắn mà nói lúc hắn khom người xuống chờ nhạc hòng thoát khỏi tay tôi. Nhanh lên nào Luis. Vì Chúa anh còn lũ bò chiều nay nữa. Hắn không thèm nghe tôi, hắn đang căng tai lắng nghe tiếng nhạc mà nhảy.
Tôi nói: Đừng có khùng quá Luis. Hãy trở lại khách sạn đi.
Rồi nhạc lại trổ lên rồi hắn nhảy lên rồi ngoáy người thoát khỏi tay tôi rồi bắt đầu múa. Tôi tóm lấy tay hắn và hắn kéo thoát ra và nói. Ồ, để tao yên. Mày chẳng phải bố tao.
Tôi trở về khách sạn còn Maera thì đứng ngoài ban công nhìn ra xem tôi có đưa được hắn về không. Anh đi vào khi nhìn thấy tôi rồi đi xuống cầu thang mà kinh hãi.
- Ồ, tôi nói, rốt cuộc hắn chỉ và một gã Mễ Tây Cơ dốt nát man rợ.
- Vâng, Maera nói, rồi ai sẽ giết nhưng con bò của hắn sau khi hắn bị hất tung.
- Tôi cho là chúng ta, tôi nói.
- Vâng, chúng ta, Maera nói. Chúng ta giết bò của những tên man rợ, và bò của những thằng say, và bò của nhưng gã nhảy riau riau. Vâng. Chúng ta sẽ giết chúng. Chúng ta sẽ giết chúng được thôi. Vâng. Vâng. Vâng.
CHƯƠNG 16
Maera vẫn nằm, đầu kê trên hai tay, mặt vùi vào cát. Anh cảm thấy ấm áp và nhớp nháp từ chỗ vết thương máu chảy. Mỗi lần anh cám thấy cái sừng trờ tới. Đôi khi con bò chỉ dùng đầu húc vào anh. Có lần cái sừng lia một đường xuyên vào anh và anh cảm thấy nó chùi vào trong cát. Ai đó đã kéo đuôi con bò. Bọn họ đang nguyền rủa và đong đưa cái áo khoác ngắn trước mặt nó. Thế là con bò bỏ đi. Một vài người đã đỡ Maera dậy rồi bắt đầu mang anh chạy về phía hàng rào xuyên qua cổng thoát ra lối hành lang vòng dưới khán đài lớn mà tới phòng y tế. Họ đặt Maera xuống cái giường nhỏ rồi một người đi gọi bác sĩ. Vị bác sĩ chạy từ bãi quây súc vật nơi ông đang khâu vết thương cho những con ngựa của các ky sĩ tới. Ông phải dừng lại mà rửa tay. Có một tiếng thét to vang lên nơi khán đài phía trên đầu. Maera muốn nói một điều gì đó và thấy rằng mình không thể nói nổi. Maera cảm thấy mọi vật lớn ra và lớn ra và rồi lại nhỏ đi và nhỏ đi. Đoạn lại lớn ra và lớn ra và lớn ra và rối nhỏ và nhỏ đi. Thế rồi mọi vật bắt đầu chạy nhanh hơn và nhanh hơn như khi người ta tăng tốc độ của phim. Rồi anh chết.
CHƯƠNG 17
Bọn chúng treo Sam Cardinella lúc sáu giờ sáng trong hành lang của một nhà tù tỉnh. Hành lang thì dài và hẹp, hai bên là hai dãy xà lim. Xà lim nào cũng chật người. Tù nhân bị mang vào đó treo cổ. Năm người đàn ông bị kết án treo cổ thì ở trong năm cái xà lim đầu hồi. Ba trong số những người đàn ông bị treo cổ là người da đen. Họ rất khiếp đảm. Một trong hai người đàn ông da trắng thì ngồi trên chiếc giường hẹp lấy hai tay ôm đầu. Người kia thì nằm bẹp trên giường vời cái mền trùm kín đầu.
Bọn chúng đi qua một cái cửa âm trong tường mà bước lên giá treo cổ. Có chừng sáu, bảy người kể cả hai linh mục. Bọn chúng vác sam Cardinella. Khoảng từ bốn giờ sáng ông ta đã như thế rồi.
Trong khi bọn chúng cột hai chân ông lại thì hai gã cai ngục kéo thẳng ông ra còn hai vị linh mục thì thì thầm với ông. Hãy là người, con của ta." một vị linh mục nói. Khi bọn đội mũ lưỡi trai đến rà lại cái thần hồn của ông thì Sam Cardinella hết điều khiển nổi các bắp cơ thắt.
Những gã cai ngục đang giữ người ông bèn thả ra. Cả hai đều kinh hãi. Này Wil1, lấy cái ghế chứ?", một gã cai ngục hỏi. "Có một cái thì tốt hơn, một gã đàn ông đội mũ quả đưa nói.
Khi tất cả bọn chúng bước quay lên giàn giáo đằng sau cái cửa sập rất nặng, làm bằng gỗ sồi và thép lắc lư trên bộ bạc đạn thì Sam Cardinella vẫn đang ngồi ở đó bị dây thừng cột chặt quanh cổ, vị linh mục trẻ hơn vừa quì bên chiếc ghế vừa giữ thẳng cây thánh giá. Vị linh mục nhảy lùi lên trên giàn giáo ngay trước khi cái cửa sập sập xuống.
CHƯƠNG 18
Nhà vua đang làm vườn. Ông hình như rất vui khi gặp tôi. Chúng tôi đi dạo trong vườn. Đây là hoàng hậu, ông nói. Bà đang tỉa một bụi hồng. Ồ chào anh, bà nói. Chúng tôi ngồi xuống cái bàn dưới một gốc cây to và nhà vua sai mang whisky và soda đến. Dẫu sao thì chúng ta cũng có rượu ngon, ông nói. Hội đồng cách mạng, ông cho tôi biết, không cho phép ông ra khỏi khu đất quanh cung điện. Tôi tin Plastiras là một người đàn ông rất tốt, ông nói, nhưng khó khủng khiếp. Dù vậy tôi vẫn nghĩ rằng ông ta bắn bọn ấy là đúng. Giá Kerensky mà bắn vài gã thì nhiều chuyện đã hoàn toàn khác rồi. Dĩ nhiên điều vĩ đại trong chuyện này là chính mình không bị bắn.
Đúng là rất vui vẻ. Chúng tôi nói chuyện hồi lâu. Giống như mọi người Hy Lạp, ông muốn đến Mỹ.
SỰ PHÁN XỬ CỦA MANITOU
Dick Haywood gài cổ áo khoác len dày đến tận mang tai, kéo cái súng trường treo chỗ gạc nai bên trên lò sưởi trong lán xuống và mang đôi găng tay da dày vào. "Này Pierre tao sẽ đi theo con đường đó đến LoanRiver", hắn nói. "Quỉ tha ma bắt, nhưng trời lạnh quá". Hắn liếc nhìn chiếc hàn thử biểu. "Bốn mươi hai độ dưới không! Nào tạm biệt Pierre. Pierre chỉ lẩm bẩm trong miệng khi đang uốn éo trong đôi giày trượt tuyết. Dick đã bước những bước dài lắc lư ra đi qua lớp tuyết mỏng trong đôi giày trượt tuyết của một người trên vùng đất cằn cỗi.
Ở chỗ cửa lán Pierle đứng nhìn theo lúc Dick đang bước lắc lư. Hắn cười một cách độc ác với chính mình. Kẻ cắp cho rằng việc đổ lỗi sẽ dễ chịu hơn khi hắn khập khiễng một chân ngoài trời như con thỏ Wah-boy. Chắc hắn ăn cắp tiền của mình chứ còn gì nữa . Pierre đóng sầm cánh cửa nặng ì, ném một ít củi vào lò sưởi và bò vào lán.
Khi Dick Haywood đi , hắn nói với chính mình như nói với những kẻ đi vào "nơi u tịch". Mình không biết sao Pierre hay kêu ca chỉ vì hắn mất tiền? Mình cá là hắn chỉ để bậy đâu đó thôi. Tất cả những điều hắn làm bây giờ 1à lầm bầm như một con heo cáu kỉnh và thỉnh thoảng mình lại thấy hắn nhìn mình với vẻ giảo quyệt từ phía sau lưng. Nếu hắn nghĩ mình lấy tiền của hắn sao hắn không nói thẳng ra với mình đi! Vì sao, hắn thường vui vẻ cười đùa lắm mà; Ở Missaibanal khi mình và hắn đồng ý trở thành bạn đồng hành của nhau rồi khi bị kẹt ở khu Ungava, mình đã nghĩ hắn là một người bạn đồng hành tốt vui vẻ nhưng cả tuần rồi đến giờ hắn cũng chưa nói với mình ngoại trừ lẩm bẩm hoặc chửi thề bằng thứ tiếng Cree đó.
Đó là một ngày trời lạnh, nhưng là cái lạnh khô, cái lạnh làm cho khỏe khoắn của vùng đất phía bắc và Dick khoái cái không khí khô se đó. Hắn là một đứa đi giày trượt tuyết giỏi và hắn đi năm dặm đầu tiên của con đường đá ba-dan thật nhanh, nhưng dù thế nào đi nữa hắn cũng cảm thấy có cái gì đó đang theo hắn và hắn liếc quanh nhiều lần mà lần nào cũng chỉ để thất vọng. Mình đoán chỉ có Kootzie-ootzie thôi . Hắn lầm thầm với chính mình, bởi vì miền bắc khi nào người ta không hiểu về một điều gì thì họ đổ thừa cho một vị tiểu ác thần của thượng đế. Thình lình Dick đi vào chỗ trống cây vân sam, chân hắn bị giật mạnh lên trời cao. Khi đầu hắn tránh được cú đập do va vào lớp tuyết hắn cảm thấy mình bị treo lơ lửng trong không trung bằng một sợi dây thừng cột vào một thân cây vân sam uốn cong tạo ra một lực đàn hồi của một cái bẫy dùng để bắt thỏ - Những ngón tay trần của hắn chạm vào lớp tuyết và khi hắn vùng vẫy thì sợi thừng ở chân hắn càng lúc càng siết chặt, hắn thấy được cái mà trước đó hắn chỉ mới cảm thấy là đi theo hắn. Ngoài bìa rừng một đàn sói gầy guộc màu trắng toát, đói meo, từ từ rảo bước rồi ngồi xổm xuống quay thành vòng quanh hắn.
Phía sau trong lán, nằm trên sạp, Pierre đã bị những tiếng gầm gừ trên đầu đánh thức, hắn từ từ đưa mắt nhìn lên rui nhà, hắn thấy một con sóc màu đỏ đang lăng xăng gặm chiếc bóp da bị đánh mất của hắn. Hắn nghĩ đến cái bẫy hắn làm cho Dick, và từ trên sạp, hắn bật dậy,vớ lấy cái súng, cởi áo khoác và găng tay chạy như điên theo con đường mòn.
Chạy một hồi, hụt hơi., mồm há hốc, nghẹn lai, hắn tình cờ gặp một lùm vân sam. Hai con quạ thôi không mổ vào cái gì đó méo mó, cái gì đó đã từng là Dick Haywood, rồi chúng uể oải vỗ cánh bay vào một cây vân sam kế đó. Trên mặt tuyết vấy máu là dấu vết của My-in-gau , con sói xám.
Khi bước về phía trước, Pierre cảm thấy cái cán tay lách cách của chiếc bẫy gấu mà Dick đã đến để thăm chừng nằm sát dưới chân hắn. Hắn ngã chúi và khi nằm trên mặt tuyết hắn nói " Đó là sự phán xử của Manitou. Mình sẽ cứu con sói nguy hiểm My-in-gau.
Rồi hắn vớ lấy khẩu súng.
CHUYỆN MÀU SẮC
- Cái gì, mày chưa bao giờ nghe kể chuyện về trận đánh đầu tiên của Joe Gang à? Lão già Bom Amstrong vừa nói vừa kéo giật chiếc găng.
- Nào, con trai, thằng nhóc mà tao vừa dạy cho một bài học đó làm tao nhớ đến tên Thuỵ Điển, kẻ đã làm đổ vỡ cái kế hoạch hoàn hảo mà tụi tao đã gần thành công...
Giờ thì chuyện đó đã xưa rích rồi; nhưng nó sao tao kể y vậy.
Ngược về khoảng năm 1902, tao đang làm quản lý cho một anh chàng võ sĩ hạng nhẹ tên là Montana Dan Mogan. Cái gã Dan này là một trong những anh chàng táo bạo, sống thanh bần, và chỉ biết có chơi thôi, nhưng không kể những trò chơi dùng chân đá, cú đá chân phải thì mạnh như một con la còn cú đá chân trái thì yếu xìu. Tao khá thân mật với con người đó và tụi tao thường đi nhặt những đồng xu khác nhau mà đánh với những thằng ranh bên ngoài cái câu lạc bộ Olympic cũ xì đó.
Dan đang trở thành một tay đấm có tầm cỡ, và bằng cách dùng cú đấm tay phải mạnh bạo, làm áp đảo đối phương, hắn đã hoàn toàn tạo được tiếng tăm. Vậy là tao đã tìm ra được một anh chàng tương xứng với Jim O Rourke, con ngựa già thử nghiệm. Thằng bé có thể đánh sái quai hàm và Jim ngất đi mười giây là chuyện khỏe thôi. Vì thế một ngày kia Pete Mc Carthy đến, hắn nói có một tay chơi nghiệp dư muốn tham gia và muốn tao ký với hắn cho Dan đấu hai mươi hiệp ở Verllon. Joe Gang, Pete nói đó là tên của tay đấu nghiệp dư kia, mà tới lúc đó tao chưa bao giờ nghe nói đến.
Tao nghĩ thật lạ lùng khi Pete đến với một hợp đồng, trong đó có điều khoản là được bồi thường năm trăm đô nếu đối phương không thượng đài. Nhưng tụi tao tính thượng đài được nên tao ký.
Nào, tụi tao không tập luyện nhiều cho trận đấu, mà còn hai ngày nữa thì trận đấu diễn ra, Dan đến chỗ tao và nói: Bob, nhìn bàn tay này này.
Hắn chìa nắm đấm tay phải ra, và ngay trên cổ tay là một cục như một cái trứng chim câu.
- Chúa ơi, Dan sao mày bị cái đó vậy?
- Cái túi hỏng lòi ra khi tôi thoi vào, còn tôi thì bị đấm ngay vào người.
Tao kêu ré lên.
Nào, giờ thì mày đã làm ra cớ sự như vậy đó, có năm trăm thằng bằng sắt trong khoản bồi thường ( 500 đô-la ) và tao đã ký hết mọi thứ vì tao tin mày sẽ thắng nốc-au.
Tôi không thể nào tránh được, cái túi không được buộc đúng, dù sao tôi cũng sẽ đánh.
- Đúng vậy, mày sẽ đánh bằng tay trái, mà mày đánh tay trái thì không làm nên trò trống gì cả.
Bob Dan nói, Tôi có một kế hoạch. Ông biết cái chuông ở cái câu lạc bộ Olympic đó nó kêu như thế nào rồi chứ gì? Tận trên sân khấu với tấm vải màn buông xuống phía sau? Nào ở hiệp một, trước khi bọn chúng phát hiện ra cái chân chèo tệ hại của tôi, tôi sẽ tống khói vào cái màn (ông biết Joe là một tên rất chuộng màu sắc), rồi ông bảo ai phía sau màn lấy cái gậy nện vào đầu hắn.
Này lẽ ra tao đã nổi cơn tam bành rồi. Đó là một sự đổ vấy quá ấu trĩ mà. Mầy biết đó chỉ là vì chúng tao không thể thua. Việc ấy diễn ra nhanh quá không ai phát hiện được. Rồi tụi tao lấy lại bình tĩnh và bỏ đi. Thế là tao đi ra ngoài cầm cái đồng hồ, đặt thêm hai mươi đô nữa cho thằng Dan thắng nốc-au. Rồi tụi tao đi Vernon thuê một tên Thụy Điển to khỏe để làm cái trò tếu táo đó.
Ngày thì đấu lai sáng sủa và quang đăng, như các nhà văn có tinh thần thượng võ thường nói, trời chỉ có sương thôi.Tao cho tên Thụy Điển to con ấy ngồi phía sau bức màn cũ kỹ đang buông xuống, sau những hàng dây thừng. Mầy thấy đó, cứ mỗi xu đặt cho Dan, tao sẽ được trọn sáu trăm xu và một món tiền bồi thường năm trăm. Một cặp võ sĩ hạng xoàng đang quần nhau vòng sơ khảo, rồi chuông reng báo hiệu màn của tụi tao.
Tao cột găng cho Dan, cho hắn một cây kẹo cao su và chúc hắn mọi điều tốt lành. Hắn leo qua hàng dây thừng bước vào trong vòng đấu. Tên Joe Gang này, giờ hắn là vô địch, hắn có một bọn ủng hộ khá đông trong số các băng nhóm tội phạm Oakland, và tụi tao không có lo lắng nào đáng kể khi thấy tiền bạc được bảo vệ. Joe thì da đen, mày biết đó, và tên Thụy Điển phía sau cảnh đó được chỉ dẫn: "Ngay khi tên da trắng đẩy lùi thằng da đen vào bức màn, mày hãy lấy gậy nện vào đầu thằng da đen.
Nào, kẻng vang lên và Dan tống khói về chỗ dây thừng theo lời chỉ dẫn.
Phía sau tấm màn không có gì cả! Tao ra hiệu như điên cuồng cho tên Thụy Điển đang nhìn ra ngoài xuyên qua đám người.
Rồi Joe Gang tấn Dan vào hàng dây thừng. Rầm, rồi một tiếng rắc và Dan rơi bịch như một con bò bị trúng lao.
Chúa ơi tên Thụy Điển đã đánh sai người rồi? Tất cả tiền bạc của tụi tao thế là đi toong. Tao leo lên võ đài chộp lấy Dan và nắm chân hắn kéo vào phòng thay đồ. Trọng tài không cần đếm tới mươi, cho ông ta đếm tới ba trăm luôn.
Ở đó đã có tên Thụy Điển. Tao rọi đèn vào người hắn: Thằng khốn nạn, mày phải chịu lỗi cho cái ngu đần hạng bét của mày. Mầy là bằng chứng cho sự cẩu thả của thượng đế. Mắc chứng gì mà mày đánh vào đầu thằng da trắng thay vì thằng da đen?
- Thưa ông Amstrong, hắn nói, ông không nên nói với tôi như thế. Tôi bị loạn sắc!
SEPI JINGAN
- Velvet s thì như ớt đỏ; "P.A." thì như râu bắp. Cho tôi một gói "peerless . Billy Tabeshaw dài đòn, chắc nịch, da màu đồng, mặt thịt và là người Objiway thầy một đồng 25 cent Canada vào quầy một cửa hàng nhỏ của khu vực các khu rừng phía bắc và đứng chờ người bán hàng lấy tiền lẻ cho hắn từ trong ngăn kéo bên dưới của quầy bán đồ lặt vặt.
- Ê, đồ ăn cướp, người thư ký thét lên, trở lại đây đi? Tất cả chúng tôi đều liếc nhìn một con chó giống esquimo to lớn, như một con sói, biến qua cánh cửa với một dây xúc xích lắc lư như một con rắn phía sau.
- Quỉ tha ma bắt đồ chết tiệt! Bill mày có mang theo xúc xích mà!
- Đừng rủa con chó chứ. Thịt tao chịu cho. Tôi phải trả bao nhiêu đây?
- Hai chín cent thôi Bill. Đây là ba cân xúc xích với giá mười cent một cân nhưng tôi đã ăn hết một cái rồi.
- Đây là ba mươi cent. Đi mà mua cho anh một cái bưu ảnh. Trên gương mặt da màu của Bill nở ra một nụ cười toe toét giơ mấy cái răng trắng hếu. Hắn kẹp gói thuốc dưới cánh tay và uể oải đi ra khỏi cửa hiệu và tôi lẽo đẽo theo hắn trong cái ánh sáng mát dịu của buổi tối mùa hè.
Ở đầu hiên nhà rộng rãi ba chiếc tẩu thuốc đỏ rực trong màn đêm
- Í, Bill nói, họ hút thuốc "stag . Nó có mùi giống trái mơ khô - Tớ thì "Peerllss".
Bill không phải là người da đỏ của tờ tạp chí nổi tiếng. Hắn không bao giờ nói "ugh .Tôi chưa nghe hắn càu nhàu hoặc nói về người cha da trắng vĩ đại ở Washington bao giờ. Mối quan tâm lớn nhất của hắn là các nhãn hiệu thuốc lá và con chó bự Sepi Jingan của hắn.
Chúng tôi thả bộ xuống con lộ. Đi được một đoạn đường, xuyên qua chỗ bóng tối tụ lại, chúng tôi thấy lờ mờ một khuôn mặt - một làn khói bay đến chỗ mũi Bill - Chúa ơi thằng đó hút "Giant"! Không , đó 1à Honest Scrap - Giống như ống nhựa cháy vậy - Tớ thì "Peerless".
Vầng trăng tròn vành vạnh hiện ra trên đồi về hướng đông. Bên phần chúng tôi là bờ sông cỏ mọc. Mình ngồi xuống đây đi Bill nói: Có bao giờ tớ kể cho cậu nghe về Sepi Jingan chưa?
- Tớ thích nghe cậu kể lắm. Tôi đáp.
- Cậu còn nhớ Paul Black Bird không ?
- Anh chàng mới vào mà say hôm 4 tháng bảy vừa rồi và ngủ ở chỗ các đường tàu Pere Marquette phải không?
- Đúng. Hắn là một thổ dân tồi. Trên vùng thượng của bán đảo hắn không thể say được. Hắn đã từng uống suốt cả ngày - uống đủ thứ. Nhưng hắn không say.Thế rồi hắn hóa khùng lên vì hắn không say được.
Paul đang bắt cá bằng xiên (bắt một cách bất hợp pháp) trên hồ Witch ngược về phía thượng nguồn, còn John Brandar đi rà soát khắp nơi để thộp cổ hắn. John lúc nào cũng làm những công việc như vậy một mình; vì thế ngày hôm sau, khi chưa thấy nó về, vợ nó bảo tớ đi tìm nó. Tớ tìm được nó ngay thôi. Nó nằm sõng soài ở cuối nơi chờ hàng, mặt úp xuống đất và một cây lao đâm xuyên qua lưng hắn.
Một sự bàn tán xôn xao nổ ra và ông cảnh sát trưởng săn lùng Paul khắp nơi; Nhưng chưa bao giờ một người da trắng có thể tìm ra một anh thổ dân trên mảnh đất riêng của thổ dân cả. Nhưng với tớ thì khác. Cậu thấy đó John Brandar là em họ tớ. Tớ dắt con Sepi, lúc đó chỉ là một con chó con lần theo dấu
vết của hắn (Lúc đó cách đây hai năm). Chúng tớ theo dấu hắn đến Soo thì mất dấu, bắt lại dấu vết của hắn tại Garden River ở Ontario; theo hắn dọc bờ biển bắc đến Michipicoten; và rồi hắn ngược lên Missainabie và ngược khá xa đến Moose Factory. Lúc nào tụi tớ cũng ở phía sau hắn mà không bao giờ bắt kịp hắn. Hắn rẽ ngoặt trở lại bằng lối Abittibi và cuối cùng hắn nghĩ hắn đã bỏ rơi được tụi tớ nên hắn từ Mackinaw xuống cái xứ này đó.
Dầu tụi tớ theo dấu hắn nhưng đã mất đầu mối và chạm mặt ở đây chỉ là tình cờ. Tụi tớ không biết hắn ở đây nhưng hắn phát hiện ra tụi tớ.
Ngày 4 tháng bảy vừa qua tụi tớ đang đi ngang mấy con đường P.M. với Sepi thì một cái gì đó chạm vào một bên đầu của tớ và mọi vật đều tối hù lại.
Khi tớ tỉnh lại Paul Black đang đứng chỗ tớ với một cái xiên và cười nhăn nhở.
- Nào, hắn cười, Mày đã bắt kịp tao, mày có vui khi gặp tao không?
Có chỗ hắn đã phạm sai lầm. Khi đó lẽ ra hắn phải giết tớ và mọi chuyện sẽ ổn cho hắn. Hắn đã giết nếu hắn không uống hoặc không say nhưng hắn đã uống vả đâm ra lú lẫn.
Hắn lấy cái xiên khiêu khích tớ và nhạo báng tớ.
- Con chó mày đâu, thằng chó? Mầy và nó đã theo tao, tao sẽ giết cả hai và kéo mày lên đường ray.
Lúc nào tớ cũng tự hỏi Sepi đâu rồi. Cuối cùng tớ cũng thấy nó, nó đang trườn trên mặt đất vế phía Black Bird . Nó trườn gần hơn rồi gần hơn nữa. Tớ cầu nguyện cho Paul đừng thấy nó.
Paul ngồi xuống chỗ đó, nguyền rủa và dùng cái xiên dài châm vào người tớ. Sepi trườn gần hơn, rồi gần hơn nữa.Trong khi nhìn Paul, tờ dõi theo con chó bằng đuôi mắt.
Đột nhiên Sepi nhảy chồm lên như một tiếng sét loà. Nó chộp một bên đầu hắn, hai cái hàm dài như chó sói chụp lấy cổ họng hắn.
Đó là một công việc gọn đẹp và ngoạn mục. Công ty trách nhiệm hữu hạn Pere Marquette Resort đã xóa sạch các dấu vết. Vì thế cậu thấy đó khi cậu nói Paul Black Bird say và nằm ở đường ray Pere Marquette là không đúng hoàn toàn đâu. Thằng thổ dân đó nó không say. Nó chỉ lú lẫn vì uống thôi.
Đó là tại sao cậu và tớ ngồi đây, ngắm trăng và món nợ của tớ đã trả xong và tại sao tớ để Sepi ăn xúc xích ở tiệm của Hauley.
- Ngộ nhỉ?
- Mày nghe lời tao vứt cái Tuxedo đó đi - Chỉ có "peerless mới là thuốc lá thôi.
- Nào Sepi.
PAULINE SNOW
Pauline Snow là cô gái đẹp duy nhất mà chúng tôi có được ở ngoài vịnh. Cô như một đóa huệ phục sinh, mềm mại xinh xắn vươn lên trên một đống phân. Khi cha mẹ mất cô đến với gia đình Blodgetts. Khi ấy Art Simons thường lui tới thăm viếng gia đình Blodgetts vào những buổi tối.
Art không thể đi đến phần lớn các nơi trong vịnh được, nhưng lão Blodgett thì muốn hắn đến thăm. Lão Blodgett nói anh chàng làm cho những nơi anh chàng đến sáng hẳn lên. Có thể Art đi ra chuồng ngựa với lão Blodgett khi lão đang làm mấy việc lặt vặt và vừa kể chuyện cho lão nghe vừa nhìn quanh xem thử có ai nghe lén không. Lão Blodgett đi vào, mặt lão đỏ như cái bị thịt dưới cổ một con gà tây, lão cười, rồi vỗ vào lưng Art. Rồi lại cười, cười mãi, mặt lão lại đỏ hơn lên.
Art bắt đầu dẫn Paullne đi dạo sau bữa tối. Thoạt tiên cô sợ Art, sợ những ngón tay dùi cui thô kệch và cái cách lúc nào cũng chạm vào người cô khi nói chuyện của hắn và cô không muốn đi. Nhưng lão Blodgett đã chế giễu cô.
- Art là một anh chàng bình thường duy nhất ở cái vịnh này, lão nói và vỗ vào vai Art. Nào vui vẻ lên Paullne.
Đôi mắt to của Paullne lộ vẻ sợ hãi - nhưng cô cũng đi với hắn dài dài theo con lộ lúc trời nhá nhem tối. Có một đường sáng đỏ còn sót lại dọc theo các ngọn đồi hướng về phía Charlevoix, và Pauline nói với Art: - Anh có thấy nó đẹp kinh khủng không Art ?
- Chúng ta không đến đây để nói về hoàng hôn đâu nhóc ạ! Art nói và hắn choàng tay qua người cô.
Một thời gian sau, có vài người hàng xóm phàn nàn, và người ta gởi Paullne vào trường cải tạo ở Coldwater. Art cũng đi xa một thời gian và sau đó trở về cưới một trong những cô con gái nhà Jenkins.
ED PAIGE
Một lần Stanley Ketchell đến BoyneCity, phát giận vì một xô biểu diễn lố bịch. Anh ta sẽ được hưởng một số tiền nếu hạ đo ván bất cứ kẻ nào trong vòng sáu hiệp . Khi ấy mọi người đang rất lộn xộn, và Ed Paige cùng với một nhớn con trai từ trại số hai của White đến xem biểu diễn. Tới cảnh chính khi ông bầu của Ketchell đề nghị, Ed liền thượng đài.
Đó là một trận đấu không khoan nhượng và nhiều người cho rằng Ed đã thắng Ketchell. Dù sao Ed cũng nhận được số tiền một trăm đô la vì đã trong mức giới hạn và không làm gì quá từ lúc đó. Bây giờ Ed chỉ suy nghĩ về lúc đánh với Stanley Ketchell. Suốt một thời gian, người ta thường chỉ ra những sai sót của Ed, nhưng bây giờ hầu như người ta đã quên đi mọi thứ rồi và khá ít người nói họ không bao giờ tin rằng Ed đã thật sự làm như vậy.
BOB WHITE
Bob White được biệt phái đi kiểm tra một đơn vị bệnh viện ở cơ sở. Khoảng ba ngày trước khi đình chiến anh ta đến Pháp. Khi về nhà Bob kể với gia đình Odd Fellow nhiều chuyện về chiến tranh vào cái đêm đầu tiên ngủ trong lán.
Bob có một cây thánh giá bằng sắt mà anh ta nói anh ta đã lấy được thây ma một sĩ quan Đức. Lùi về phía sau tiền tuyến ngay trên những giao thông hào cái ồn ào còn tệ hơn nữa. Bob không thích người Pháp. Một số người Pháp dùng gia súc để cày và răng của tất cả các cô gái Pháp đều đen thui. Và người Pháp cũng không thích các cô gái của chúng ta. Bob ở chỗ một gia đình Pháp tốt nhất, và anh ta cũng nên biết điều đó. Theo Bob, trong chiến tranh, lính Pháp không bao giờ đánh trận. Họ là những lão già và lúc nào cũng làm việc ngoài lộ. Bọn thủy quân lục chiến thực sự cũng không đánh trận nào. Bob nói. Hắn đã gặp nhiều lính thủy quân lục chiến, tất cả bọn họ đều là quân cảnh ở bến tàu và ở Paris.
Những người ở bên ngoài vịnh không nghĩ nhiều về nước Pháp và bọn thủy quân lục chiến, vì lẽ đó, giờ đây những tin tức Bob mang về là hoàn toàn trực tiếp.
BOB WHITE
Bob White được biệt phái đi kiểm tra một đơn vị bệnh viện ở cơ sở. Khoảng ba ngày trước khi đình chiến anh ta đến Pháp. Khi về nhà Bob kể với gia đình Odd Fellow nhiều chuyện về chiến tranh vào cái đêm đầu tiên ngủ trong lán.
Bob có một cây thánh giá bằng sắt mà anh ta nói anh ta đã lấy được thây ma một sĩ quan Đức. Lùi về phía sau tiền tuyến ngay trên những giao thông hào cái ồn ào còn tệ hơn nữa. Bob không thích người Pháp. Một số người Pháp dùng gia súc để cày và răng của tất cả các cô gái Pháp đều đen thui. Và người Pháp cũng không thích các cô gái của chúng ta. Bob ở chỗ một gia đình Pháp tốt nhất, và anh ta cũng nên biết điều đó. Theo Bob, trong chiến tranh, lính Pháp không bao giờ đánh trận. Họ là những lão già và lúc nào cũng làm việc ngoài lộ. Bọn thủy quân lục chiến thực sự cũng không đánh trận nào. Bob nói. Hắn đã gặp nhiều lính thủy quân lục chiến, tất cả bọn họ đều là quân cảnh ở bến tàu và ở Paris.
Những người ở bên ngoài vịnh không nghĩ nhiều về nước Pháp và bọn thủy quân lục chiến, vì lẽ đó, giờ đây những tin tức Bob mang về là hoàn toàn trực tiếp.
LÃO HURD VÀ BÀ HURD
Lão già Hurd có một khuôn mặt có vẻ không đứng đắn. Lão không có ria, cằm lão thuộc loại cằm lẹm và mắt lão đỏ ngầu, có khoan và ngấn nước, còn hai cánh mũi lúc nào cũng đỏ và sần sùi. Căn chòi của lão nằm trong một thung lũng, trên con lộ bốn mươi, bên dưới và đằng sau chỗ chúng tôi. Bạn có thể nghe lão Hurd hò hét mấy con ngựa khi lão kéo chúng đi. Lão là một lão già loắt choắt. Lão thường lên chỗ chúng tôi để lấy chỗ cám chúng tôi chừa lại về cho heo bằng một cái can lớn dùng đựng cácbuya. Khi lão tìm thấy trong cám cái gì đó mà lão nghĩ rằng những con heo không thích thì bạn có thể nghe lão lầm bầm chửi chúng tôi lẩn cám.
Lão là một gã đàn ông đi nhà thờ cầu nguyện đều đặn. Chưa ai thấy lão cười bao giờ nhưng đôi khi chúng ta có thể nghe lào hát một bài hát như thế này:
Tôn giáo làm tôi hạnh phúc
Tôn giáo làm tôi hạnh phúc
Tôn giáo làm tôi hạnh phúc
Tôi đang đi trên con đường của tôi
Bà Hurd là một phụ nữ to con với một khuôn mặt đầy đặn, dễ thương , giản dị. Bà trẻ hơn lão Hurd hai mươi tuổi. Bấy giờ bà khoảng bốn mươi. Khi bà lên mười tám, cha bà mất để lại cho bà cơ sở Amacker cũ kỹ. Bà cố gắng điều hành cơ sở nhưng bà không có khả năng. Bà không có đủ tiền để đến Grand - Rapids, và vào những ngày ấy không có những người chuyên đi làm việc vào mùa hè như bây giờ. Có lần bà nói với mẹ tôi:
- Lúc đó tôi cũng là một cô gái rất dễ coi.
Hurd thường đến cơ sở Amacker cũ kỹ mỗi tối, nhưng không nói một lời nào cả, chỉ lặng lẽ nhìn cái đống bừa bộn mà bà đã xả ra khi cố điều hành nơi này. Lão chẳng ngỏ ý giúp bà chẻ củi hoặc làm bất cứ việc gì. Lão chỉ đứng nhìn bà đang bày bừa ra một cách vô vọng. Đứng đó một lát, lão nói:
- Sarah, tốt hơn là em lấy tôi đi.
Sau đó một thời gian bà lấy lão, và bà nói với mẹ tôi:
- Lúc ấy mà trông lão cũng giống như bây giờ thì thật là khủng khiếp.
BILLY GILBERT
Billy Gilbert là một thổ dân Ojibway, sống ở gần hồ Su san. Vợ Billy là một trong những cô gái đẹp nhất ở vùng thượng nguồn Michigan. Họ có hai con bụ bẫm, da nâu tên là Beulah và Prudence. Trước đây cả hai vợ chồng Billy đều đã tới Mount Pleasant để học, và Billy là một nông dân giỏi. Khoảng năm 1915 không ai hiểu tại sao Billy lên tận miệt Soo để đăng lính vào Black Watch.
Hè này Billy trở về nhà. Hắn có hai mảnh ruy băng may dính vào áo, bên trên ngực và ba gạch quân hàm bằng chỉ vàng trên vai áo trái. Không ai ở khu vịnh biết rằng ruy băng tượng trưng cho huân chương chiến công (M.M.: Medal of merit) và huân chương tặng thưởng vì hạnh kiểm xuất sắc quân đội M.: Military Distinguisheđ Conđuct Međal), tất cả bọn đàn ông trở về đều có mang ruy băng, vài người có tới ba, bốn cái, bạn có thể mua ruy băng ở các doanh trại nơi bạn giải ngũ. Nhưng tất cả mọi người đều buồn cười vì cái váy của hắn.
Nhìn một thằng thổ dân mặc váy kìa? . Nhưng kẻ rỗi hơi vụt la lên khi hắn dừng đoàn quân lai và đốt một điếu thuốc chắc có ai đó đã nói ồ nhìn cô ta kìa, cô ta hút thuốc! . Chuyện đó thì cười khỏe thôi. Đó không phải là kiểu trở về nhà mà Billy đã hình dung.
Hắn đi bộ ngược con lộ dẫn đến hố Susan và tìm thấy căn chòi của hắn trống trơn. Cửa ra vào khóa và khu vườn của hắn là lớp đất cỏ mọc, có thứ cỏ băng trong khu vườn mới trồng của hắn, thứ cỏ đốn ngã mọi cây non mà thỏ cũng không thèm gặm, Billy quay xuống con lộ đến nhà một người hàng xóm.
- Bà Gilbert ư? - người đàn ông đứng chỗ ngưỡng cửa vừa nói, vừa nhìn cái váy của Billy một cách chế giễu. - Cô ta đã bỏ đi với con trai của Simon Green rồi. Cô ta bán chỗ đó cho G... ở Charlevoix. Năm nay người ta không canh tác. Ê, anh bạn là Billy hả? Họ đang sống đâu đó dưới tiểu bang. Người hàng xóm đứng chỗ ngưỡng cửa đang cầm một cái đèn.
Billy quay ngoắt đi, vượt qua đoàn quân, đi khệnh khạng những bước dài của người dân vùng cao xuống con lộ trong buổi trời nhá nhem. Chiếc mũ vểnh qua một bên, đầu gối của hắn lắc lư dưới chiếc váy. Khi họ khệnh khạng đi xuống con đường Bapaume- Cambrai. Gương mặt hắn lạnh tanh hơn bao giờ hết, nhưng mắt hắn tựa như một con đường dài hun hút dẫn vào đêm đen. Rồi hắn bắt đầu huýt sáo. Và điệu hát hắn huýt sáo là đây:
Đó là một con đường dài đi đến Tipperary,
Đó là con đường dài phải đi.
BA PHÁT SÚNG
Nick đang cởi quần áo trong lều. Hắn nhìn thấy bóng cha và chú George bị lửa ném lên vách tấm bạt. Hắn cảm thấy thật bức bối và xấu hổ, cố cởi đồ thật nhanh, xếp lại gọn gàng. Hắn xấu hổ vì việc cởi quần áo nhắc hắn nhớ đến việc hôm trước. Suýt ngày hôm nay hắn cố tống khứ chuyện đó đi.
Sau bữa cơm chiều, cha và chú hắn xách đèn bão chèo vượt qua hồ đi câu. Trước khi đẩy xuồng ra xa, người cha bảo nếu có điều gì khẩn cấp xảy đến trong khi họ vắng mặt thì bắn ba phát súng trường và họ sẽ quay về ngay. Nick từ bờ hồ đi ngang qua rừng cây trở về lều. Hắn nghe được tiếng mái chèo trong đêm. Cha hắn thì chèo, chú hắn thì ngồi đằng đuôi thuyền mà nhắp câu. Ông, tay cầm cần, đã ngồi chễm chệ chỗ đó rồi khi cha hắn đẩy thuyền ra. Nick lắng nghe họ vượt qua hồ cho đến khi hắn không còn nghe được tiếng chèo nữa.
Đi bộ trở về ngang qua rừng cây, Nick bắt đầu sợ. Cứ ban đêm là hắn sợ rừng cây. Hắn mờ vạt lều rồi cởi quần áo rồi nằm im lìm giữa mấy cái mền trong tối. Bên ngoài lửa cháy đến bệ than đá Nick nằm yên và cố gắng dỗ giấc ngủ. Đây đó chẳng một tiếng động. Nick cảm thấy giá hắn mà nghe được một tiếng cáo gừ, một tiếng cú kêu hoặc một tiếng gì đó thì chắc là hắn an tâm. Bấy giờ hắn sợ điều gì thì chưa rõ. Nhưng hắn rất sợ. Rồi đột nhiên hắn sợ chết. Vài tuần trước đây lúc hắn ở nhà, trong nhà thờ người ta hát bài thánh ca: "Rồi một hôm nào đó sợi dây bạc sẽ đứt rời . Trong khi người ta đang hát, hắn cảm nhận rằng rồi hôm nào đó hắn phải chết. Điều đó khiến hắn buồn khôn tả. Đó là lần đầu tiên hắn hiểu ra là có lúc rồi chính hắn cũng sẽ chết.
Đêm ấy hắn ngồi ngoài tiền sảnh dưới ánh đèn đêm ra sức đọc Robinson Crusoe để đừng nghĩ đến cái sự thật một hôm nào đó sợi dây bạc phải đứt. Chị vú em tìm thấy hắn và dọa mach cha hắn nếu hắn không chịu đi ngủ. Hắn vào giường và ngay khi chị vú em trở về phòng là hắn trở ra ngoài đọc dưới ánh đèn tiên sảnh cho tới sáng.
Đêm hôm qua, trong lều hắn đã sống lại nỗi sợ hãi ấy. Ngoài ban đêm ra hắn chẳng lúc nào sợ cả. Đầu tiên đó là một nhận thức hơn là một nỗi sợ hãi. Nhưng nó lai luôn luôn trên bờ rìa của nỗi sợ hãi và thoắt một cái ngay lúc khởi động nó đã hóa thành nỗi sợ hãi. Đúng lúc bắt đầu thực sự kinh hoàng, hắn nắm lấy khẩu súng trường và chọc nòng súng ra phía trước và bắn ba phát. Khẩu súng giật dữ đội. Hắn nghe tiếng đạn xẹt ra tuồn vào rừng cây. Ngay lúc hắn bắn mấy phát đạn bay đi thì sự tình hóa ổn cả.
Hắn nằm xuống và chờ cha hắn trở lại và thiếp ngủ trước lúc cha và chú hắn tắt ngọn đèn bão ở phía bên kia bờ hồ.
- Thằng nhóc chết tiệt. - Chú Geogle nói khi họ trở về. - Anh bảo hắn gọi chúng ta về chuyện gì? Chắc cu cậu hoảng cái gì đó rồi.
Chú George là người ham đi câu và là em trai kế của cha hắn.
- Ồ,, thôi. Hắn còn nhỏ quá, - cha hắn nói.
- Đó không phải là lý do để mang nó vào rừng với chúng ta.
- Anh biết nó là đứa nhát gan kinh khủng, - cha hắn nói, nhưng lúc ở tuổi đó, chúng ta cũng thỏ đế vậy.
- Em không chịu nổi, - George nói. - Hắn 1à thằng nói láo khiếp đảm.
- Ồ thôi, quên chuyện đó đi. Dẫu sao chú cũng được câu thoải mái rồi.
Họ đi vào lều và chú George rọi đèn pin lên mắt Nick.
- Cái gì vậy hả, bé Nick? - cha hắn nói. Nick ngồi lên giường:
- Nghe như con thú lai cáo với sói cứ lảng vảng quanh lều, - Nick nói. - Nó hơi giống một con cáo nhưng lại giống sói hơn. - Hắn học được cụm từ "lai giống" của ông chú. ngày hôm đó.
- Chắc là hắn nghe tiếng cú mèo rồi, - chú George nói.
Buổi sáng cha hắn thấy hai cây dầu lớn nghiêng cọ vào nhau trước gió.
- Con có nghĩ chính 1à đây không, Nick? - cha hắn hỏi.
- Có lẽ, - Nick nói. Hắn không muốn nghĩ tới nữa.
- Con không nên sợ rừng, Nick ạ. Chẳng có gì làm con tổn thương đâu.
- Chớp cũng không sao? - Nick hỏi.
- Không! Cả chớp cũng không. Nếu có going bão thì chạy ra giữa trời. Hoặc núp dưới cây giẻ gai. Người ta chẳng bao giờ bị đánh.
- Chẳng bao giờ à? - Nick hỏi.
- Ba chưa bao giờ nghe nói có người nào, - cha hắn nói.
- Ồ, giẻ gai mà như vậy thì con vui thiệt, - Nick nói.
Bây giờ hắn lại cởi đồ trong lêu. Hắn biết có hai cái bóng in trên vách dù hắn chẳng nhìn. Rồi hắn nghe chiếc xuồng bị kéo lên bãi và hai cái bóng biến mất. Hắn nghe cha hắn nói chuyện với ai đó.
Rồi cha hắn la lên: Mặc quần áo vào, Nick.
Hắn cố mặc thật nhanh. Cha hắn vào và lục tìm trong mấy chiếc túi rút.
- Mặc áo khoác vào, Nick, - cha hắn nói, giọng lãng đãng.
NHỮNG NGUỜI DA ĐỎ ĐÃ ĐI RỒI
Con đường đi Petosky chạy thẳng lên đồi từ nông trại của Grandpa Bacon. Nông trại của lão ở cuối đường. Dẫu vậy cứ như thể là con đường bắt đầu từ nông trại của lão chạy tới Petoskey, dọc theo bờ rìa rừng lên ngọn đồi dài, dựng đứng và cát phủ, để biến mất dạng trong cánh rừng nơi con dốc dài của những cánh đồng kiềm mình lại mà tựa vào rừng cây.
Sau khi con đường đi vào trong rừng trời mát và cát dưới chân chắc lại nhờ hơi ẩm. Con đường lên rồi xuống đồi xuyên qua cánh rừng hai bên đầy nhưng bụi dâu và cây dẻ gai non được cắt tỉa định kì để chúng khỏi che khuất lối đi. Mùa hạ những người da đỏ nhặt dâu rừng dọc theo đường rồi mang xuống nhà lều mà bán, xếp vào những cái xô, dâu hoang đỏ từng chùm oằn nặng, phủ kín bằng lá quất giữ mát, dâu rừng đen muộn, chắc nịch và sáng tươi, hàng xô đầy. Người da đỏ mang chúng đi xuyên qua rừng đến chỗ nhà lều bên bờ hồ. Bạn chẳng bao giờ nghe thấy bước chân họ đến nhưng có họ đứng đó bên cửa bếp với những xô thiếc đầy dâu. Thỉnh thoảng Nick, trong khi nằm võng đọc sách, ngửi thấy những người da đỏ đi qua cổng vượt ngang đống gỗ và vòng quanh nhà. Người da đỏ đều có cùng một mùi. Đó là cái mùi ngòn ngọt người da đỏ nào cũng có. Anh ngửi được cái mùi ấy lần đầu tiên khi Grandpa Bacon cho người da đỏ thuê căn chòi sát doi đất và sau khi họ dọn đi anh bước vào lều và tất cả toát ra cái mùi ngòn ngọt đó.
Sau đó Grand Bacon chẳng thể nào cho người da trắng thuê căn lều đó được và chẳng người da đỏ nào thuê nó nữa bởi vì gã da đỏ sống ở đó đã đi vào Petoskey để uống say sưa vào ngày quốc khánh và, trong lúc quay về, đã nằm dài ra ngủ trên đường ray xe lửa đi Pere Marquette và bị chuyến tàu nửa đêm cán chết. Gã là một người da đỏ cao lêu khêu, đã làm cho Nick cây chèo bằng gỗ tần bì. Gã sống một mình trong lều và uống thuốc giảm đau rồi một mình trong đêm đi xuyên qua rừng. Nhiều người da đỏ cũng có cái kiểu ấy.
Chẳng có người da đỏ nào thành đạt. Trước đây có những người da đỏ già sở hữu những nông trại và khai thác chúng rồi già đi và mập ra cùng quá nhiều lủ con rồi cháu. Những người da đỏ như Simon Green sống ở nhánh sông Hortons và đã từng có một nông trại lớn. Thế nhưng Simon Green chết, và con cái lão đã bán nông trại đi để chia tiền mà ra riêng đâu đó.
Nick còn nhớ Simon Green ngồi trong chiếc ghế trước cái lò rèn ở vmh Hortons mà toát mồ hôi dưới nắng trong khi những con ngựa của lão được đóng móng. Nick thì lục thuổng đất bùn ầm lạnh dưới mái hiên nhà kho tìm trùn đã lấy mấy ngón tay bới sâu vào đất và đã nghe được tiếng chan chát gấp gáp của sắt bị búa đập. Anh rây đất bùn vào lon đựng trùn rồi lấp lại chỗ đất đã bị bới lên, dùng xẻng san bằng ra. Bên ngoài kia dưới nắng Simon Green ngồi trong ghế.
- Chào Nick, - lão nói khi Nick đi ra.
- Chào ông Green.
- Đi câu à?
- Vâng.
- Một ngày khá nóng đấy, - Simon mỉm cười. - Hãy nói với ba cậu là chúng tôi sẽ có hàng lố chim mùa thu này.
Nick tiếp tục đi ngang qua miếng đất đằng sau lò rèn mà bước vào nhà lấy cây cần câu và giỏ đựng cá. Trên đường trở lại nhánh sông, Simon Green cho xe độc mã đi dọc theo đường làng. Nick vừa đi vào khu rẫy và Simon không nhìn thấy anh. Đó là lần cuối cùng anh nhìn thấy Simon Green. Mùa đông đó lão chết rồi mùa hè năm sau nông trại của lão bị bán đi. Ngoài cái nông trại lão chẳng để lại gì. Tất thảy mọi thứ trên đời đều dồn cả vào cái nông trại. Một người con trai của lão muốn tiếp tục làm nông nhưng những đứa con khác làm áp lực với hắn rồi cái nông trại bị bán đi. Chuyện bán buôn tiền chẳng được một nửa cái số tiền mà người ta tưởng.
Gã con trai của Green là Eddy muốn tiếp tục làm nông, đã mua một miếng đất quá đằng sau suối Spring. Hai đứa con khác mua một tiệm bi da lỗ ở Pellston. Họ hết tiền rồi bán xới luôn. Đó là con đường người Da Đỏ ra đi.
VƯỢT SÔNG MISSISSIPI
Chuyến tàu lửa thành phố Kansas dừng lại chỗ nhánh rẽ ngay phía đông dòng Mississipi và Nick đưa mắt nhìn ra con đường ngập sâu trong bụi đất. Chẳng thấy gì ngoài con đường và cây lá xám xịt. Một chiếc xe ngựa tròng trành ngang qua chỗ đất lún, gã xà ích ngồi ủ rủ trên cái ghế lò xo cứ nảy xóc và buông dây cương thõng trên lưng ngựa.
Nick nhìn chiếc xe ngựa và cứ tự hỏi nó đang đi đâu, liệu có phải gã xà ích sống gần dòng mississipi và đã từng đi câu cá rồi chăng.
Chiếc xe ngựa tròng trành khuất dạng trên đường và Nick nghĩ đến trận đấu tranh vô địch hàng năm đang diễn ra ở New York. Anh nghĩ đến cú đánh Home run (chạy ghi điểm) của Happy Felsch trong ván đấu hắn đã nhìn chằm chằm đội White Sox Park, Slim Solee lướt xa tới đằng trước, gối gần chạm đất và điểm chấm trắng của quả bóng trên đường bay vút về phía hàng rào xanh chỗ giữa sân, Felsch đầu cúi thấp, bứt nhanh tới khoảng vuông trắng dày đặc chỗ vị trí đánh đầu tiên và rồi tiếng hò reo vui mừng từ phía khán giả bùnglên khi trái bóng bay tới chỗ ngồi ngoài trời của nhóm cổ động viên quá khích.
Khi chuyến xe lửa lên đường và hàng cây bụi bặm và con đường nâu sẫm bắt đầu lùi lại, người bán báo bước lảo đảo xuống dãy ghế ngồi.
- Có tin tức đặc biệt về trận tranh vô địch chú?
- White Sox thắng trận chung kết, - gã đổ tể tin tức vừa trả lời vừa chuyển người dọc lối đi giữa hai hàng ghế theo kiểu lắc lư của một thủy thủ. Câu trả lời của gã phả vào Nick một niềm ấm áp thú vị. White Sox đã đánh bại chúng. Đó là một cảm giác hả hê. Nick mở tờ bưu điện Tối Thứ Bảy và bắt đầu đọc, thỉnh thoảng nhìn ra cửa sổ ngắm dòng Mississipi.Vượt Mississipi đúng là một sự kiện lớn anh đã từng nhiều năm mơ tưởng đến, và anh muốn tận hưởng từng giây phút một.
Cảnh trí cứ như tuôn qua theo dòng chảy của đường sá, cột điện thoại, lác đác cửa nhà và những cánh đồng tuyền một màu nâu sẫm. Nick đã chờ đợi những mũi đất dốc đứng của bờ sông Mississipi nhưng cuối cùng, sau một nhánh sông dài như bất tận tràn xuôi bên ngoài cửa sổ, anh có thể nhìn thấy đầu tàu lượn vòng trên chiếc cầu dài bên trên đoạn sông dàn rộng ra ngầu đục. Những ngọn đồi lẻ loi, phiền muộn nằm phía bờ xa giờ Nick đã có thể nhìn thấy và phía bờ gần là bãi sông lấy lội. Con sông hình như chuyển động xuôi dòng liên lỉ, không phải tuôn chảy mà di chuyển như một cái hồ đặc quánh đang chuyển động hơi cuộn xoáy chỗ những trụ cầu nhô ra. Mark Tomvà Lasalla dính cục vào nhau trong tâm trí Nick khi anh nhìn lên thảo nguyên nâu tuyền của dòng sông chảy lặng lờ. Dẫu thế nào thì ta cũng đã nhìn thấy Mississipi rồi, anh nghĩ về mình một cách hạnh phúc.
NGÀY CƯỚI
Anh bị chóng mặt và đang rửa chân trong chậu sau khi đã đi bộ lên đồi. Căn Phòng thì nóng còn Dutch và Luman cả hai đang đứng lớ ngớ và trông có vẻ bức bối. Nick lôi một bộ đồ lót tinh tươm, đôi tất lụa sạch với dài băng mới, một chiếc sơ mi cổ cao ra khỏi hộc bàn lám việc rồi đặt cả lên trên bàn. Anh đứng trước gương mà thắt cà vạt lại. Dutch và Luman nhắc anh trang hoàng phòng trước các trận quyền và các trận bóng đá. Anh thưởng thức nỗi bồn chồn của họ. Anh tự hỏi nếu cái cách này thì liệu anh có sắp bị treo cổ không. Có thể. Anh chẳng bao giờ nhận thức được điều gì cho đến khi nó xảy ra. Dutch ra ngoài tìm cái đồ khui rồi đi vào và mở chai.
- Làm một ngụm ra trò vào,Dutch.
- Thua ông thôi, Stein.
- Không! Quỉ tha ma bắt. Cứ uống đi.
Dutch tu một hơi dài. Nick phát giận chuyện uống ừng ực. Xét cho cùng thì đó là chai whiskey duy nhất. Dutch đưa chai sang anh. Anh chuyền cho Luman. Luman tu một ngụm nhưng không dài bằng Dutch.
- Tốt, Stein, ông bạn già. - Gã chuyển chai cho Nick.
Nick uống hai hớp. Anh thích whiskey. Nick kéo quần lên. Anh chẳng nghĩ gì cả. Horny Bill, Art Meyer và Ghee đang trang hoàng trên gác. Họ cần chất cay. Chúa ạ, tại sao chẳng có hơn một chai rượu.
Sau khi đám cưới tàn họ lên chiếc xe Ford của John Kotesky lái tới cái hồ trên đồi. Nick trả John Kotesky năm đô la và Kotesky giúp anh mang túi xách xuống tận cái xuồng nhỏ. Cả hai bắt tay Kotesky và rồi chiếc xe Ford của gã quay ngược lại con đường mòn. Họ nghe được tiếng xe một chặp lâu. Nick không tìm thấy đôi mái chèo nơi ba anh giấu cho anh chỗ mấy cây mận đằng sau ngôi nhà trữ nước đá còn Helen thì ngồi chờ anh dưới xuồng. Cuối cùng anh tìm được và vác xuống bờ hồ. Thật là một chuyến du thuyền đăng đẳng ngang qua hồ trong tối. Đêm thì nóng và tẻ nhạt. Chẳng ai nói chuyện nhiều. Một hai người đã làm hỏng đám cưới. Khi họ gần đến bờ Nick chèo cật lực và lướt chiếc xuồng tới bờ cát. Anh kéo xuồng lên và Helen bước xuống. Nick hôn nàng. Nàng hôn lại anh một cách dữ dội theo kiểu anh đã dạy nàng hơi mở miệng để hai cái lưỡi vờn nhau. Họ ôm chặt nhau và rồi đi lên nhà lều. Đêm thì tối và sâu. Nick mở cửa rồi quay lại chỗ con xuồng lấy mấy cái túi xách: Anh thắp đèn lên và họ cùng nhìn lướt qua căn nhà.
CON MÈO TRONG MƯA
Chỉ có hai người Mỹ dừng ở khách sạn. Họ không biết ai cả nên họ cứ đi tới đi lui trong cái phòng phía trên cầu thang. Phòng của họ ở tầng hai hướng mặt ra phía biển, đối diện với công viên và đài tưởng niệm chiến tranh. Trong công viên có những cây cọ cao và những chiếc ghế dài màu xanh. Một chàng họa sĩ với cái giá vẽ vẫn thường xuyên đến đó vào những hôm thời tiết tốt. Các họa sĩ thích những cành cọ vươn lên và những sắc màu lấp lánh của các khách sạn hướng mặt về phía vườn cây và biển. Những người Ý từ những con đường diệu vợi đến chiêm ngưỡng đài tưởng niệm chiến tranh. Nó được làm bằng đồng và lấp loang trong mưa. Trời đang mưa. Từ phía trên những cây cọ mưa rơi rơi. Nước đọng trong các vũng trên những lối đi trải sỏi. Sóng biển vỡ thành một đường dài trong mưa rồi ập xuống lướt vào bờ trượt dài lên cát và lại ập vỡ thành một đường dài như thế trong mưa. Những chiếc xe hơi rời khỏi công viên bên cạnh đài kỷ niệm. Bên kia quảng trường nơi cửa quán cà phê một người bồi đứng nhìn ra cái quảng trường vắng ngắt.
Cô vợ người Mỹ đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Bên ngoài phía dưới vuông cửa sổ phòng họ một con mèo đang thu mình dưới một trong những cái bàn xanh màu lá cây đang bị mưa dột. Con mèo đang cố xoay xở cuộn chặt lại để mưa khỏi giọt lên mình.
Em đi xuống và bắt chú mèo con đây, - cô vợ người Mỹ nói.
- Để anh bắt cho, - từ phía giường nằm người chồng đề nghị.
- Không, em sẽ làm. Chú mèo khốn khổ ngoài kia đang nằm dưới cái bàn cố giữ cho khỏi bị ướt.
Người chồng tiếp tục đọc, nằm tựa lên hai chiếc gối ở phía cuối giường.
- Đừng để bị ướt, - anh nói.
Người vợ đi xuống cầu thang và ông chủ khách sạn đứng dậy rồi cúi chào cô khi cô đi ngang qua văn phòng. Bàn làm việc của ông đặt phía cuối văn phòng. Ông là một người đàn ông lớn tuổi và rất cao.
Il piove, - người vợ nói. Cô thích ông chủ khách sạn.
- Si, si, Sigllora, brutto tempo. Thời tiết rất xấu.
Ông đứng đằng sau bàn làm việc tít phía cuối căn phòng mờ tối. Người vợ thích ông ta. Cô thích cái cách cực kỳ nghiêm trang khi ông tiếp nhận bất kỳ lời than phiên nào. Cô thích vẻ đường hoàng của ông. Cô thích cái cách mà ông muốn phục vụ cô. Cô thích cái cách ông cảm nhận về chuyện mình là một ông chủ khách sạn. Cô thích gương mặt nghiêm túc, đứng tuổi và đôi tay to bè của ông.
Chìm trong cảm giác thích ông, cô mở cửa và nhìn ra ngoài. Trời mưa nặng hạt hơn. Một người đàn ông mặc áo khoác cao su đang băng qua quảng trường trống hoác đến quán cà phê. Con mèo loanh quanh đâu đó bên phía tay phải. Có lẽ cô có thể đi dọc dưới mái hiên. Lúc cô còn đứng nơi ngưỡng cửa thì một cái dù mở ra phía sau cô. Đó là cô hầu phòng phục vụ căn phòng của họ.
- Bà chớ để bị ướt, - cô ta cười, nói bằng tiếng Ý. Dĩ nhiên người chủ khách sạn sai cô ta đến.
Có người hầu phòng giữ chiếc dù bên trên, cô bước dọc lối sỏi cho đến khi cô đứng dưới vuông cửa sổ phòng mình. Cái bàn còn đó, được mưa dội ánh xanh lên, nhưng con mèo thì đã bỏ đi.
Bỗng chốc cô thất vọng. Người hầu phòng ngước nhìn cô.
- Ha perduto qualque cosa, Signora?
- Có một con mèo, - cô gái Mỹ nói.
- Một con mèo à?
- Si il gatto.
- Một con mèo à? - người hầu phòng bật cười. - Một con mèo trong mưa à?
- Vâng, - cô nói, - dưới cái bàn. - Đoạn, - Ôi, tôi thích nó lắm. Tôi muốn có một con mèo con.
Khi cô nói bằng tiếng Anh gương mặt người hầu phòng trông căng thẳng.
- Đi Signora, - cô hầu phòng nói. - Chúng ta phải đi vào. Bà sẽ bị ướt mất.
- Tôi cũng nghĩ vậy, - cô gái Mỹ nói.
Họ quay lại đi dọc theo lối sỏi và bước qua cửa. Người hầu phòng dừng lại bên ngoài để sập dù xuống. Lúc cô gái Mỹ đi ngang qua văn phòng, từ bàn làm việc của mình người chủ khách sạn cúi đầu chào. Trong lòng mình, cô gái cảm thấy một điều gì đó vô cùng vi tế và rạo rực. Người chủ khách sạn đã .khiến cô cảm nhận mình vừa như quá nhỏ bé lại vừa như thật là quan trọng. Cô sống trong một cảm giác thoáng nhanh về sự hiện tốn cực kỳ ý nghĩa . Cô tiếp tục bước lên cầu thang. Cô mở cửa phòng. George vẫn còn nằm đọc trên giường.
- Em bắt được con mèo không? - anh đặt sách xuống hỏi.
- Nó đi rồi.
- Lạ nhỉ, nó đi đâu được, - anh vừa nói vừa rời mắt khỏi trang sách.
Cô ngồi xuống giường.
- Em muốn có nó lắm, - cô nói. - Em không biết tại sao mình lại muốn có nó quá chừng. Em muốn có chú mèo khốn khổ đó. Làm một chú mèo khốn khổ đẫm ướt trong mưa thì chẳng có một chút gì là vui.
George lại đọc.
Cô bỏ đến ngồi trước tấm gương soi nơi bàn trang điểm ngắm mình với chiếc gương nhỏ có tay cầm. Cô ngắm khuôn mặt nhìn nghiêng của mình, thoạt đầu là bên này sau đó là bên kia. Đoạn cô ngắm phía sau gáy và cổ.
- Em để tóc dài anh thấy có hay không? - cô vừa hỏi vừa ngắm khuôn mặt nhìn nghiêng của mình lần nữa.
George ngước nhìn cái gáy cô tóc cắt ngắn như gáy của một cậu con trai.
- Anh thích kiểu tóc này.
- Em phát ngán lên với nó, - cô nói. - Em đã quá nản vì trông cứ như một gã con trai.
George trở mình trên giường. Anh nhìn cô không rời từ lúc cô bắt đầu nói.
- Em trông xinh lắm, - anh nói.
Cô đặt chiếc gương xuống bàn trang điểm rồi đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Trời đang tối dần.
- Em muốn chải tóc mình ngược ra phía sau cho chặt và mượt rồi bới thành búi to có thể sờ thấy, - cô nói. - Em muốn có một con mèo con ngồi trong lòng mình kêu gừ gừ mỗi khi em vuốt ve.
- Vậy hả? - George nói từ phía giường.
-Và em muốn ngồi ăn tại một cái bàn với bộ đồ ăn bằng bạc của mình và em muốn thắp nến.
Và em muốn thời tiết mùa xuân và em muốn chải tóc trước gương và em muốn một con mèo nhỏ và em muốn một vài bộ đồ mới.
- Thôi đừng nói nữa mà tìm cái gì đó đọc đi, - George nói.
Anh lại đọc.
Vợ anh đang nhận ra ngoài vuông cửa sổ. Giờ trời đã tối mịt còn mưa thì vẫn rơi trên những hàng lá cọ.
- Dẫu sao đi nữa thì em vẫn muốn một con mèo, - cô nói, - Em muốn có một con mèo. Em bây giờ muốn có một con mèo. Nếu em không thể có mái tóc dài hoặc một điều gì đó vui thì em có thể có một con mèo.
George không thèm nghe. Anh đang đọc sách. Vợ anh nhìn ra ngoài cửa sổ nơi ánh đèn đã sáng lên trong công viên. Có ai đó gõ cửa.
- Mời vào, - George nói. Anh ngước mắt khỏi quyển sách.
Cô hầu phòng đứng trước bậu cửa. Cô ôm con mèo lớn lông màu nâu đốm vàng cứ nép sát và đong đưa trong lòng cô.
- Xin lỗi, - cô ta nói, - ông chủ sai tôi đem con mèo đây lên cho quý bà.
CHUYỆN PHÙ PHIẾM
Thế rồi anh ăn một quả cam và từ từ nhả hạt. Ngoài trời tuyết đang chuyển thành cơn mưa. Trong nhà, lò sưởi điện dường như không còn tỏa chút hơi nóng nào. Anh rời bàn viết, đến ngồi bên trên bệ lò sưởi. Thật là một cảm giác ấm áp, dễ chịu? Cuộc đời rồi đơn giản cũng chỉ là thế này đây.
Anh lấy một quả cam nữa. Nơi Paris xa xôi kia, Mascart đã đấm ngã Danny Frush ngay ở hiệp thứ hai. Còn tại Mesopotamia, tuyết rơi dày bảy mét. Tận bên kia địa cầu, nơi nước Úc xa xôi đội critket của Anh đang cố giữ khung thành. Lại còn cả cái câu chuyện tình lãng mạn, phiêu lưu nữa kia.
Những người hâm mộ văn chương nghệ thuật vẫn xuất hiện trên tờ Diễn Đàn anh đang đọc. Đó là những người nâng đỡ các vị quân tử, bạn hữu của những bậc tài năng khốn khổ. Những truyện ngắn đoạt giải - liệu trong tương lai các tác giả kia có viết nên những tác phẩm bestseller.
Có lẽ quí vị sẽ thích những câu chuyện Mỹ đơn giản mà xúc động đó, những câu chuyện của các mảnh đời thực nơi một nông trại thoáng đãng, tại một chung cư đông người, chật chội, hoặc trong một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, được kể bằng cái giọng hài hước và ý vị, bất tận.
Mình phải đọc mấy cái truyện đó, anh nghĩ.
Và anh tiếp tục đọc. Con cái của con chúng ta - làm gì đây cho chúng nhỉ? Tương lai chúng sẽ ra sao? Hẳn nhiều giải pháp sẽ được đưa ra nhằm tìm kiếm đủ không gian cho nhân loại tồn tại dưới ánh mặt trời. Người ta sẽ đạt được bằng chiến tranh hay bằng những giải pháp hòa bình?
Hay là tất thảy chúng ta chuyển cả đến Canada?
Niềm xác tín sâu sắc nhất của chúng ta - liệu khoa học có làm lung lay đi? Nên văn minh của chúng ta - nó có làm ảnh hưởng đến trật tự của vạn vật đã tồn tại bền vững bao đời nay?
Và trong khi đó, tại những cánh rừng mưa ở Yucatan xa xôi, âm thanh nhưng chiếc rìu của các tay thợ sơn tràng đẵn gỗ bạch đàn không ngớt vang lên.
Chúng ta cần những con người lớn xác - hay cần những người trí thức uyên thâm ? Hãy nghĩ về Joyce. Nghĩ về tổng thống Coolidge. Ngôi sao nào sinh viên đại học chúng ta tôn làm thần tượng? Có Jack Briton. Có tiến sĩ Hanry Van Dyke. Chúng ta có thể dung hòa được không lý tưởng của hai người ? Hãy nghĩ về trường hợp Young Stribling.
Và bằng cách nào để con gái chúng ta làm cuộc thăm dò lối nẻo? Nancy Hawthorne phải tự mình thực hiện cuộc kiếm tìm lối đi chốn đến giữa biển đời. Can đảm và nhạy cảm, cô đương đầu với những gian nan của các cô gái lứa tuổi mười tám.
Đây là một cuốn sách tuyệt vời.
Bạn có phải là một cô gái mười tám tuổi ? Chẳng hạn như trường hợp Joan of Arc. Chẳng hạn như Bernard Shaw. Chẳng hạn như Betsy Ross.
Hãy tưởng tượng những vấn đề này vào 1925. Liệu có một trang suồng sã nào giữa dòng lịch sử Thanh giáo không? Liệu nàng Pocahontas có là con người hai mặt ? Và nàng có cảm thức về chiều thứ tư của không gian chăng?
Còn hội họa và thi ca hiện đại có là nghệ thuật? Có và không. Ví dụ Picasso.
Những con người phiêu lãng có các nguyên tắc sống nào không? Bạn hãy thả hồn mình phiêu lãng.
Đâu đâu cũng có những câu chuyện tình lãng mạn. Các nhà văn của tờ Diễn Đàn, bàn về điểm này, đã có được cái hài hước, hóm hỉnh và thông thái. Nhưng họ không cố ỏ ra mình là một người hiểu biết và chẳng bao giờ rườm lời, chán ngắt.
Hãy sống hết mình cho cuộc đời đầy ắp những suy tư và mở lòng ra đón những tư tưởng mới, ngây ngất với những câu chuyện lãng mạn đầy các biến cố lạ thường. Anh đặt cuốn sách xuống.
Và trong khi đó, nằm liệt trên giường với ống cao su đút vào phổi trong căn phòng tăm tối tại nhà mình ở Triana, Manuel Garcia Maera bị chứng viêm phổi quật ngã. Tất cả các tờ báo ở Andalucia đều ưu tiên đăng những sự kiện đặc biệt về cái chết được báo trước sẽ đến với anh trong vài ngày nữa. Người ta mua những tấm hình chụp cả người anh để giữ làm kỷ niệm và cố nhìn các bản in mà ghi tạc hình anh vào ký ức. Đám võ sĩ đấu bò rất buồn khi anh qua đời bởi trên trưòng đấu, anh thường xuyên thực hiện những động tác mà họ ít khi làm được. Tất thảy bọn họ sẽ lê bước dưới trời mưa, theo sau quan tài anh rồi một trăm bốn mươi bảy đấu sĩ đưa anh đến nghĩa trang, nơi họ mai táng anh bên cạnh ngôi mộ Joselito. Sau tang lễ, mọi người ngồi tránh mưa trong tiệm cà phê, rồi rất nhiều tấm hình màu của Maera được đưa bán, họ mua, cuộn lại, hờ hững đút vào túi.
MỘT CUỘC THẨM VẤN ĐƠN GIẢN
Ngoài trời tuyết rơi thành đống ngập bục cửa sổ. Ánh nắng xuyên qua cửa sổ, chiếu lên tấm bản đồ treo trên vách gỗ thông của căn lều. Mặt trời đã lên cao, ánh nắng rọi lên đỉnh tuyết. Một con hào chạy dọc theo sườn để trống của căn lều, trời mỗi ngày một sáng, ánh nắng rọi trên vách, dội hơi nóng vào lớp tuyết và tỏa rộng ra con mương. Đó là giai đoạn cuối tháng ba. Ngài thiếu tá ngồi bên chiếc bàn kê sát vách. Viên sĩ quan phụ tá ngồi bên chiếc bàn khác.
Hai hình tròn màu trắng quanh đôi mắt ngài thiếu tá là dấu vết của hai tròng chiếc kính bảo vệ cho khuôn mặt của ông khỏi ánh phản quang dội lên từ lớp tuyết. Phần còn lại của khuôn mặt ông rám nắng, đen sạm và bắt đầu chuyển sang màu nâu vàng. Mũi ông sưng tấy, nơi bị sưng rộp lên chai bên cánh mũi da bong ra. Ông vừa xem xét đám giấy tờ vừa chấm mấy ngón tay của bàn tay trái vào đĩa dầu và thoa lên khắp mặt. Với hai đầu ngón tay, ông nhẹ nhàng sờ lên mặt. Ông thận trọng chấm hai ngón tay khô ráo trên mép đĩa - nơi chỉ có một lớp dầu mỏng. Sau đó, ông thoa lên trán, má và khéo léo chạm khẽ khàng lên mũi. Khi mọi việc đã xong ông đứng dậy, cầm đĩa dầu đi vào phòng ngủ là một gian phòng nhỏ của căn lều.
- Tôi phải chợp mắt một lúc. Ông nói với người sĩ quan phụ tá. Trong quân đội đó, sĩ quan phụ tá không phải là sĩ quan đặc nhiệm. Anh cũng nghỉ được rồi đấy. Viên thiếu tá khuyên sĩ quan dưới quyền
- Vâng thưa thiếu tá, viên sĩ quan phụ tá trả lời.
Anh ngả lưng vào chiếc ghế và ngáp. Anh lấy trong túi áo khoác của mình quyển sách được bọc cẩn thận, mở ra đọc tiếp một đoạn. Rối anh đặt xuống bàn và châm tẩu thuốc. Anh chúi người xuống bàn để đọc và rít thuốc thật sâu. Sau đó, anh gập sách lại và đút vào túi. Viên sĩ quan này làm công việc giấy tờ đã lâu Anh chẳng còn cảm xúc nào để đọc cho đến hết. Bên ngoài, mặt trời đã khuất sau dãy núi, và chỉ một chút ánh sang yếu ớt hắt lên vách lều. Một người lính đi vào, tay cầm vài khúc gỗ thông dài ngắn khác nhau và đút vào lò.
- Nhẹ tay thôi Pinin, viên sĩ quan phụ tá nói với người lính. Thiếu tá đang ngủ đấy.
Pinin là cần vụ của thiếu tá. Cậu có khuôn mặt của chú bé có nước da ngăm đen. Cậu xếp lại cái lò sưởi rồi cẩn thận cho thêm củi thông vào. Sau đó cậu đóng cửa và trở vào phía sau căn lều. Viên sĩ quan cũng trở lại với đám giấy tờ của anh ta.
- Tonani, viên thiếu tá gọi.
- Thưa ngài, có việc gì ạ?
- Gọi Pinin vào đây cho tôi.
- Pinin! viên sĩ quan phụ tá gọi. Pinin bước vào phòng.Thiếu tá cần gặp chú đấy, viên sĩ quan phụ tá nói với Pinin.
Pinin rảo bước qua gian chính của căn lều và đi về phía cửa buồng thiếu tá. Cậu gõ trên cánh cửa đã hé mở.
- Thưa thiếu tá?
- Vào đi, viên sĩ quan phụ tá nghe tiếng thiếu tá nói, vào rồi đóng cửa lại.
Trong phòng, thiếu tá nằm trên giường. Thiếu tá tựa đầu lên chiếc ba lô má ông đã dồn đầy quần áo vào để làm gối. Khuôn mặt ông như chảy dài ra, đen sạm nhưng ông nhìn Pinin với vẻ hài lòng. ông đặt hai tay lên đống chăn.
- Cậu mười chín tuổi phải không? Ông hỏi.
- Vâng, thưa thiếu tá.
- Chú mày đã từng yêu bao giờ chưa?
- Thiếu tá nói sao, thưa thiếu tá?
- Tình yêu ấy mà - với một cô gái?
- Em đã từng với vài cô.
- Ta không hỏi chú mày chuyện đó. Ta hỏi là chú mày đã từng yêu thương một cô gái nào chưa?
- Dạ có, thưa thiếu tá.
- Hiện nay chú mày đang yêu cô gái ấy phải không? Tại sao chú mày không viết thư cho cô ấy. Ta đã đọc tất cả những lá thư của chú mày.
- Dạ, em yêu cô ấy, Pinin trả lời. Nhưng em không viết thư cho cô ấy.
- Chú mày có dám chắc không?
- Dạ, chắc chắn.
- Tonani, thiếu tá vẫn giữ nguyên giọng, anh có nghe tôi nói không?
Ở phòng bên không có tiếng trả lời.
- Anh ta không nghe được đâu, thiếu tá nói. Chú mày có hoàn toàn chắc chắn rằng mình yêu cô gái ấy không?
- Dạ, em chắc chắn như vậy.
- Và, thiếu tá nhìn lướt qua Pinin, chú mày đã không hủ hóa đó chứ ?
- Thưa thiếu tá, em không hiểu ý ngài, hủ hoá nghĩa là gì ạ?
- Thôi được, thiếu tá nói. Chú mày đừng có mà láu cá như thế. Pinin nhìn xuống nền nhà. Viên thiếu tá nhìn khuôn mặt màu nâu của cậu, nhìn từ chân đến đầu rối dừng lại ở đôi tay của Pinin. Thiếu tá thôi mỉm cười và tiếp tục nói. Chú mày thật sự không muốn..., thiếu tá ngừng một lát. Pinin vẫn nhìn xuống nền nhà. Thế rằng cái dục vọng mãnh liệt thực sự của chú mày không phải 1à... Pinin vẫn nhìn xuống nền nhà.
Thiếu tá dựa đầu vào ba lô và mỉm cười. Ông cảm thấy vô cùng thanh thản: cuộc sống trong quân ngũ quả là quá phức tạp. Chú mày thế mà tuyệt vời, ông nói. Chú mày rất tuyệt vời, Pinin. Nhưng đừng có mà làm cao và hãy coi chừng cần thận kẻo có kẻ phỗng tay trên chú mày đấy.
Pinin vẫn đứng bên giường của thiếu tá.
- Đừng sợ, thiếu tá nói. Hai tay ông khoanh lại trên đống chăn. Ta sẽ không động chạm đến chú mày đâu. Chú mày có thể trở lại trung đội của mình nếu chú mày muốn. Nhưng chú mày cứ ở đây phục vụ ta thì tốt hơn. Chú mày sẽ ít rủi ro chết chóc hơn.
- Thiếu tá có muốn sai bảo gì em không, thưa thiếu tá?
- Không. Thiếu tá trả lời. Hãy cứ tiếp tục cái công việc mà chú mày đang làm. Chú mày có đi ra thì cứ để cửa mở.
Pinin đi ra cửa vẫn để ngỏ. Viên sĩ quan phụ tá nhìn Pinin loạng choạng đi qua gian giữa để ra ngoài. Pinin đỏ bừng mặt bước chân cậu vụng về hơn so với khi cậu mang củi cho vào lò sưởi. Viên sĩ quan phụ tá nhìn theo cậu và mĩm cười. Pinin mang thêm mấy thanh củi nữa để cho vào lò. Viên thiếu tá vẫn nằm trên giường, ông nhìn chiếc mũ sắt bọc vải và chiếc kính tuyết của mình treo trên một cái đinh đóng trên vách lắng nghe tiếng bước chân của người cần vụ đi qua gian phòng. Quái quỉ thật, ông nghĩ, không biết hắn có nói dối mình không đây.
TRÊN BẾN TÀU Ở SMYRNA
Điều lạ lùng là, ông ta nói, cái cách họ gào thét đêm đêm vào lúc nửa khuya. Tôi không biết tại sao họ gào thét vào lúc ấy. Chúng tôi trong bến cảng còn bọn họ thì trên cầu tàu và nửa khuya họ bắt đầu gào thét. Chúng tôi thường quay đèn pha về phía họ để vỗ về. Và chuyện ấy luôn luôn hiệu nghiệm. Chúng tôi quét đèn pha lên người họ tới lui hai ba lần và họ ngừng gào thét. Một dạo khi tôi làm sĩ quan chỉ huy trên bến tàu một sĩ quan Thổ đến gặp tôi trong cơn giận điên cuồng vì một thủy thủ của chúng tôi lăng mạ y. Thế là tôi hứa sẽ chuyển chàng trai kia lên tàu mà phạt ra trò. Tôi yêu cầu chỉ kẻ lăng nhục. Thế là hắn chỉ một cậu xạ thủ cực kỳ hiền lành. Rồi,thông qua người thông dịch, bảo với tôi rằng cậu trai kia đã nhiều lấn sỉ nhục hắn nặng nề. Tôi không thể nào hình dung nổi làm thế nào người xạ thủ kia biết đủ tiếng Thổ mà chửi bới.Tôi gọi cầu ta vào và bảo: - Có lần nào nói chuyện với một sĩ quan người Thổ chưa?
- Thưa ngài, em chưa hề nói chuyện với bất kỳ người sĩ quan Thổ nào cả.
- Tôi hoàn toàn tin điều đó, - tôi nói,- nhưng tốt nhất suốt ngày cậu cứ ở lì trên tàu, đừng có mà đặt chân lên bờ.
Rồi tôi nói với viên sĩ quan Thổ rằng gã trai kia sẽ bị nhốt trên tàu và sẽ bị phạt nặng. Ồ, cực kỳ nghiêm khắc. Hắn tỏ ra khoái trá. Bạn bè vĩ đại là chúng tôi mà.
Điều tệ hại nhất hắn nói, là các thiếu phụ với những hài nhi đã chết. Anh chẳng thể nào buộc họ buông xác đứa con ra. Họ ôm khư khư xác con suốt sáu ngày. Chẳng chịu buông. Anh chẳng làm gì được. Cuối cùng đành phải lùa họ đi. Bấy giờ có một bà lão, đúng là một trường đặc biệt nhất. Tôi đã kể chuyện này cho một ông bác sĩ nhưng ông ta lại cho rằng tôi bịa. Chúng tôi phải lùa họ ra khỏi cầu tàu, phải dọn sạch các xác chết mà bà lão này thì lại đang nằm trên cái thứ như là ổ rơm. Họ nói, "Thưa ngài, ngài ngó qua bà lão một chút chứ?" Thế là tôi nhìn qua ngay khi bà lão chết và hóa cứng đờ. Hai chân co lên còn bà gập người ngang chỗ thắt lưng và toàn than cứng ngắt. Đúng là như thể bà đã chết từ đêm qua. Bà đã chết thật rồi và hoàn toàn cứng khừ. Tôi đã kể với một gã thầy thuốc nhưng lão lại bảo chẳng thể nào có chuyện đó.
Bọn họ ở cả ngoài cầu tàu và cảnh tượng thật chẳng náo động gì hoặc là có chuyện đại loại như thế bởi vì bọn họ chẳng biết gì về người Thổ cả. Họ chẳng biết lão Thổ già rồi sẽ làm gì. Anh còn nhớ khi chúng ra lệnh cho ta không được vào để dọn xác đi nữa không. Sáng hôm ấy khi chúng ta quay vào tôi cứ ngài ngại. Lão có hẳn một đám pháo binh đủ sức thổi chúng ta bật khỏi mặt nước. Chúng ta sắp sửa tiến vào, chạy bám sát cầu tàu, vượt, lên phía trước mà buông neo và rồi nã pháo vào khu Thổ trong thị trấn. Bọn chúng mà quét ta bật tung khỏi mặt nước thì chúng ta cũng sẽ bắn nát thị trấn. Rốt cuộc bọn chúng chỉ bắn một vài loạt vu vơ khi chúng ta tiền vào. Kemal lên bờ và bãi chức viên chỉ huy Thổ. Vì lạm dụng quyền hành hoặc một việc tương tự như thế. Lão có hơi tự phụ. Tưởng là đã xảy ra chuyện lộn xộn chết người.
Hẳn là anh còn nhớ cái bến cảng. Có cơ man nào là những thứ xinh xắn trôi quanh đó. Đó là lần duy nhất trong đời tôi có được cho nên cứ mơ thấy đủ điều. Anh đừng bận long với những thiếu phụ mang bầu như là anh đã từng quan tâm đến những sản phụ ôm những hài nhi đã chết.
Bọn họ đều ổn cả. Thật lạ lùng là rất ít người phải bỏ mình. Anh chỉ cần đắp điếm cho họ vài thứ lỉnh kỉnh rồi để họ tự liệu. Họ luôn luôn tìm được những xó xỉnh tăm tối nhất để sinh con. Chẳng ai trong bọn họ để tâm đến điều gì khi đã rời bỏ cầu tàu.
Người Hy Lạp cũng là những gã tử tế. Khi tản cư tất thảy những con vật thồ họ có mà chẳng thể nào đưa theo được, họ bèn đập gãy đôi chân trước của chúng rồi xô vùi xuống vũng nước cạn. Tất thảy những con la với hai chân trước bị gãy nát chúi người vào vũng nước nông choèn. Thật là một chuyện làm lạ đời. Lời tôi quả quyết đúng là một chuyện làm cực kỳ lạ đời.
MỘT BẠN ĐỌC VIẾT
Nàng ngồi bên bàn, trong phòng ngủ, tờ báo mở trước mặt và không nhìn những bông tuyết tan khi chúng chạm xuống mái nhà bên ngoài của sổ. Nàng viết lá thư này, một mạch, không dừng tay hay tẩy xóa.
Roanoke, Virginia
Mồng sáu tháng hai 1933
Thưa bác sĩ
Tôi muốn ông cho một lời khuyên - tôi phải quyết định một việc mà không dám xin ý kiến của bố mẹ. Hơn nũa, do không còn biết phái tin nào ai và cũng không cần phải tiếp xúc mà vẫn có thể thoái mái tâm sự lên tôi viết thư gửi ông. Chuyện là thế này - năm 1929 tôi kết hôn với một quân nhân Hoa Kỳ, trong năm ấy, chồng tôi được điều sang làm việc tại Thượng Hái, Trung Quốc - anh ấy đã ớ lại đó ba năm rồi quay lại nhà mẹ anh ấy ở Helena, Arkanas bởi vài tháng trước đây, chồng tôi đã giải ngũ. Anh ấy có viết thư cho tôi - tôi đến và tôi biết anh mắc phái một căn bệnh truyền nhiễm rồi khi tôi hỏi, anh báo rằng đang điều trị nhưng bây giờ tôi không thục sự nhớ rõ tên bệnh gì, chỉ nhớ phát âm như thể siflus". Ông có biết bệnh đó không Xin hãy cho biết liệu tôi có việc gì không nếu lại chung sống với chồng, kể từ lúc anh ấy từ Trung Quốc quay về, tôi đã không gần gũi. Anh ấy quá quyết với tôi là sau đợt điều trị, anh sẽ khỏi. Ông có nghĩ như vậy không? Tôi thường nghe ba tôi bảo nếu mắc phải bệnh đó thì bệnh nhân phải chết. Tôi tin ba mà cũng rất tin chồng. Hãy làm ơn, làm ơn bảo tôi phải làm gì. Tôi sinh một bé gái trong lúc anh ấy đang ớ Trung Quốc.
Tôi chân thành cám ơn ông và tuyệt đối nghe theo lời khuyên của ông.Tôi là...
Và kí tên nàng
Hẳn ông bác sĩ sẽ chỉ cho mình cách xử sự đúng đắn, nàng thầm nhủ. Ông ta rất có thể khuyên mình. Tấm hình của ông đăng trên báo trông cứ như là ông hiểu hết mọi chuyện. Trông ông rất thông minh. Hằng ngày, ông khuyên bảo mọi người. Hẳn ông ấy hiểu mình muốn hành động đúng. Dẫu sao, thời gian đã quá lâu rồi. Đó chưa phải là khoảng thời gian dài. Và căn bệnh đã kéo dài. Lạy Chúa, lâu quá. Mình biết anh phải chấp hành lệnh điều động, nhưng mình không hiểu anh ấy làm việc đó mà làm gì. Ôi, lạy Chúa, giá như anh đừng đến đấy. Mình chẳng bận tâm nguyên do anh mắc bệnh. Nhưng mình cứ ước giá mà Chúa giữ cho anh khởi bệnh tật. Mình chẳng biết phải xử sự sao đây. Ước gì Chúa giúp anh không mắc bệnh. Mình chẳng hiểu tại sao anh lại mang bệnh.
ÔNG LÃO BÊN CẦU
Một ông lão đeo đôi kính gọng thép với áo quần đầy bụi ngồi bên vệ đường. Một chiếc cầu nổi bắc qua sông và xe chở hàng, xe tải, và đàn ông, đàn bà và trẻ con đang vượt qua. Mấy chiếc xe lửa chở hang lắc lư trườn lên bờ dốc khi qua khỏi cầu có binh lính bắt tay vào căm xe phụ đẩy hộ. Những chiếc xe tải chuyển bánh rồi rít ken két thoát chạy lăn phía trước. Những người nông dân lê chân trong bụi đất ngập đến mắt cá. Nhưng ông lão vẫn ngồi đấy, không nhúc nhích. Lão quá mệt mỏi, không thể nào đi tiếp.
Nhiệm vụ của tôi là băng qua cầu, trinh sát tình hình đầu cầu bên kia và do thám bước tiến của quân địch. Tôi hoàn thành công tác rồi quay về. Bấy giờ chỉ còn vài chiếc xe ngựa và một ít người đi bộ, nhưng ông lão ở đó, vẫn nguyên đó.
- Bác từ đâu đến? - tôi hỏi lão.
- Lão từ San Carlos, - lão đáp và mỉm cười.
Đó là làng quê của lão và vì thế lão cảm thấy vui khi nhắc đến tên quê và lão mỉm cười.
- Lão chăn loài vật, - ông lão giải thích.
- Ờ - tôi nói, mà chưa hiểu gì mấy.
- Ừ - lão nói, - Lão ở lại, anh biết không, là để chăn loài vật. Lão là người cuối cùng rời làng San Carlos.
Trông ông lão chẳng có vẻ gì là người chăn cừu hoặc nuôi gia súc và tôi nhìn bộ đồ đen lem luốt với khuôn mặt xám bẩn bụi đường cùng đôi kính gọng thép của lão mà nói:
- Chúng thuộc loại nào?
- Nhiều loại, lão trả lời, và lắc đầu. - Lão đành phải để chúng lại.
Tôi canh chừng chiếc cầu và miền đồng bằng châu thổ Ebro trông hệt như cảnh ở châu Phi và tự hỏi chẳng biết còn bao lâu nữa đây chúng tôi mới nhìn thấy quân thù và mải miết lắng tai nghe ngóng những tiếng động đầu tiên báo hiệu sự cố đầy huyền bí được gọi là giáp mặt, và ông lão vẫn ngồi đó.
- Chúng là những loại nào? tôi hỏi.
- Có ba loại cả thảy, - ông lão giải thích, - Có hai con dê và một con mèo và có cả bốn cặp bồ câu.
- Và bác đã phải bỏ chúng lại? - tôi hỏi.
- Ừ. Bởi vì pháo. Ông đại úy bảo lão phải đi bởi vì pháo mà.
- Còn bác không có gia đình à? - tôi vừa hỏi vừa nhìn xem phía bên kia cầu nơi một vài chiếc xe ngựa cuối cùng đang vội vã xuống dốc bến.
- Ừ. - Lão đáp, - chỉ là sống với mấy con vật mà lão đã kể. Giống mèo thì dĩ nhiên ổn thôi. Con mèo thì có thể tự xoay xở lấy. Nhưng lão không biết điều gì sẽ xảy ra với những con khác.
- Bác theo phái nào? - tôi hỏi.
- Lão thì không có chính kiến, - lão đáp. - Lão đã bảy mươi sáu rồi. Lão đã đi được mười hai cây số rồi và bây giờ lo nghĩ mình có thể không đi nổi nữa.
- Chỗ này chẳng an toàn gì mà dừng chân, - tôi nói. - Nếu bác còn ráng được thì hãy còn mấy chiếc xe tải trên chỗ con đường rẽ vế hướng Tortosa.
- Lão chờ một lát nữa, - lão nói, - và rồi lão sẽ đi. Những chiếc xe tải đi đâu?
- Đến Barcelona, - tôi nói lão.
- Lão không biết ai ở mạn đó, - lão nói, - nhưng cảm ơn anh rất nhiều. Một lần nữa cảm ơn anh rất nhiều.
Lão lơ đãng và mệt mỏi nhìn tôi, rồi nói như chia sẻ nỗi lo với người khác: - Lão đoán chắc con mèo thì sẽ ổn thôi. Chẳng cần phải lo cho nó. Nhưng còn những con khác. Anh nghĩ gì về những con khác?
- Có sao đâu, chúng rồi cũng sẽ ổn thôi.
- Anh nghĩ như vậy sao?
- Sao lại không, - tôi vừa nói vừa nhìn sang bờ bên kia, nơi ấy bây giờ chẳng còn một chiếc xe nào nữa.
- Nhưng chúng sẽ làm gì dưới tầm đạn pháo khi mà người ta bảo lão phải rời đi cũng vì pháo kích?
- Bác có mở cửa chuồng bồ câu ra không, - tôi hỏi.
- Có.
- Thì chúng sẽ bay đi.
- Ừ, chắc là chúng sẽ bay. Nhưng còn những con khác. Tốt hơn là đừng nghĩ đến những con khác, - lão nói.
- Nếu bác lại sức rồi thì cháu đi đây, - tôi giục. - Bác đứng dậy và cố đi ngay đi.
- Cảm ơn, - lão nói và co chân gượng đứng dậy, lảo đảo và rồi lại ngồi bệt xuống giữa bụi bặm.
- Lão chỉ chăn loài vật, - lão buồn bã nói, nhưng là không còn nói với tôi:
- Lão chỉ chăn loài vật.
Không còn gì làm lão lay chuyển. Hôm ấy là ngày Chủ nhật Phục sinh. Quân phát xít đang tiến về Ebro. Đó là một ngày dự báo thời tiết u ám trời thấp vì thế máy bay của chúng không cất cánh. Sự kiện ấy cùng với việc giống mèo biết cách tự lo liệu được là điều thật sự may mắn mà ông lão có thể trước nay chưa từng có.
CHÚ BÒ THỦY CHUNG
Ngày ấy có một chú bò, tên chú không phải là Ferdinand và chú ta chẳng quan tâm đến bất cứ thứ gì ngoại trừ những bông hoa. Chú thích đánh nhau. Dẫu đã từng so tài với hết thảy những con bò cùng tuổi hay đủ mọi lứa tuổi khác nhau nhưng chú bao giờ cũng là vô địch.
Sừng của chú cứng như loài gỗ quí và nhọn tựa lông nhím. Sau mỗi trận đấu, gốc sừng thường ê ẩm nhưng chú chẳng bận tâm. Cơ trên cổ chú dồn lại thành cục u lớn mà người Tây Ban Nha gọi là morillo. Khối morillo ấy gồ lên như một ngọn đồi nhỏ mỗi khi chú chuẩn bị giao đấu. Chú luôn sẵn sàng chiến đấu, lông, da chú đen bóng, mắt chú phát ra những tia sáng của lòng dũng cảm.
Cái vẻ bề ngoài ấy toát lên nét hiếu chiến và thái độ cao thượng trong cuộc đấu tựa như phong cách của một người lúc ăn, lúc đọc hoặc là đi lễ nhà thờ. Mỗi độ lâm trận, chú đánh hết mình. Những con bò khác không sợ chú vì chúng cùng có một dòng máu kiêu hùng và ý chí bất khuất.
Nhưng chúng chẳng thích khiêu chiến bởi lẽ chúng chẳng muốn đánh nhau với chú.
Chú không tự kiêu và cũng chẳng độc ác, nhưng chú mê đánh nhau như người ta thích hát, thích làm vua hay làm tổng thống. Chú chẳng hề có tham vọng gì trong giao đấu. Đánh nhau, với chú chỉ là bổn phận, nghĩa vụ và niềm hứng khởi.
Chú giao đấu trên vùng đất sỏi, gồ ghê, trong rừng bần và trên cả cánh đồng cỏ ngọt ngào cạnh dòng sông. Chú chạy mười lăm dặm mỗi ngày, suốt từ bờ sông lên đến những vùng đất xấu. Chú đánh nhau với bất cứ con bò nào nhìn chú. Nhưng chú chẳng bao giờ nổi giận.
Thật không chính xác lắm khi nói như vậy bởi lẽ cơn giận của chú chỉ âm ỷ trong lòng. Nhưng chú chẳng rõ nguồn cơn vì không có thời gian suy xét. Chú rất cao thượng và say sưa chiến trận.
Rồi chuyện gì xảy ra? Nếu bất cứ ai sở hữu một con vật như thế thì họ đều biết ngay chú là con vật vô giá nhưng lại rất lo lắng bởi phải tốn quá nhiều tiền để bồi thường chiến phí do chú gây ra. Những con bò bình thường, trị giá hơn cả ngàn đô la nhưng sau khi đánh nhau với chú thì giá của chúng chỉ còn hai trăm đôla và có khi lại còn thấp hơn.
Thế nên ông chủ của chú, một con người tốt bụng, quyết định giữ chú ta lại để gây giống, thay vì đưa chú đến trường đấu làm vật hi sinh. Từ đó, chú thành nhà truyền giống.
Nhưng chú là con bò kỳ lạ. Ngay khi được thả vào đồng cỏ cùng đàn bò cái, chú đã bị một cô nàng trẻ, đẹp, cân đối, cơ thể tròn lẳn, sáng sủa và đáng yêu hơn tất cả các con bò cái nào khác hớp mất hồn vía. Thế là chú chẳng còn mê chuyện đánh nhau, và chú yêu nàng đến nỗi chẳng đoái hoài gì đến một nàng nào khác. Chú chỉ muốn ở bên cạnh nàng, những cô ả khác chẳng có ý nghĩa gì đối với chú.
Vì cái chuyện này mà người chủ đã bán chú cùng năm con bò đực khác cho trường đấu. Cuối cùng, chú đành phải xung trận dù rằng con tim chú đang khắc khoải yêu đương. Bới chú lâm trận rất kiêu hùng cho nên tất thảy người xem đều vô cùng ngưỡng mộ. Thế nhưng chính kẻ giết chú lại là người thán phục chú nhất. Cuối trận đấu, tấm áo choàng của người giết chú - được gọi là đấu sĩ - thì sũng nước, còn miệng anh ta thì khô khốc.
- Con bò cừ thật, - đấu sĩ nói trong khi trao thanh kiếm cho người phụ đấu. Thanh kiếm ấy bị vấy máu đến tận chuôi và máu của trái tim chú bò kiêu hùng chưa hề một lần gặp hiểm nguy trong bất kỳ tình huống nào đang từ lưỡi kiếm rỏ xuống. Xác chú được bốn con ngựa kéo ra khỏi trường đấu.
- Phải rồi, đó là con bò bị Marques ở Villamajor loạl ra khỏi trại giống vì nó quá thủy chung, gã giữ kiếm hiểu chuyện nói.
Hẳn là tất thảy chúng ta cũng nên chung thủy, đấu sĩ nói.
Thuvien-ebook.com
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro