Anh hai
Ước mơ và tương lai của anh như bị trói chặt bởi những khiếm khuyết trên cơ thể, nhưng anh đã, đang và sẽ cố gắng từng ngày để vượt qua rào cản đó.
~Thư~
Anh đã làm được rồi phải không anh? Anh đã làm được rồi!
Nói để người khác hiểu mình là một đặc quyền của mỗi chúng ta vậy nên đừng bỏ phí nó nhé, em gái của anh ạ!
~Quân~
Anh hai đã nói với tôi như thế. Khi đó anh hai buồn lắm. Câu nói đó là câu nói mà dù cho có xảy ra chuyện gì, tôi cũng không thể quên.
Anh hai tôi- Nguyễn Minh Quân, là một người hiền lành, dịu dàng, rất tốt bụng, giàu lòng nhân đạo và khá ưa nhìn. Anh lớn hơn tôi hai tuổi. Anh sinh ra rất khỏe mạnh và bụ bẫm, mẹ tôi thường kể ngày bé anh là một đứa trẻ hoạt bát, nghịch ngợm và vô cùng háu ăn. Ba mẹ tôi rất yêu thương, chiều chuộng hai anh em và chúng tôi cũng rất hòa thuận, yêu thương nhau.Anh hai là một người thông minh, con ngoan trò giỏi trong mắt các thầy cô, từ hồi lớp 1, chưa bao giờ anh xếp thứ hai trong lớp và cũng chưa bao giờ anh tụt khỏi top 5 của trường. Anh trái ngược với tôi, anh hiền bao nhiêu thì tôi quậy bấy nhiêu, anh ngoan ngoãn bao nhiêu thì tôi bướng bỉnh bấy nhiêu,anh chăm chỉ bao nhiêu thì tôi lười nhác bấy nhiêu, anh học rất giỏi còn tôi thì nhàng nhàng... Cho dù vậy gia đình chúng tôi cũng rất hòa thuận thương yêu nhau, bố mẹ tôi chưa bao giờ vì anh giỏi, tôi không bằng anh mà ghét tôi hay thiên vị anh cả, bố mẹ còn nói: "Tuổi trẻ phải tự do bay nhảy như con thì mới vui, chứ cứ đâm đầu vào học như Quân thì còn gì là tuổi trẻ nữa chứ! Quân à, con càng ngày càng giống mấy ông cụ già lọm khọm rồi đó!" Những lúc như vậy, bố mẹ tôi cười một cách thoải mái, tôi thì cười như nắc nẻ khi nghe anh bị trêu, còn anh, anh chỉ cười trừ rồi không nói gì cả. Nhưng tôi biết đó chỉ là đùa vui thôi, tôi tuy tiếng là học nhàng nhàng nhưng đại khái thì cũng vẫn luôn xếp trong top 10 của lớp (từ trên xuống nhá, không phải từ dưới lên đâu). Chứ tôi biết rằng nếu tôi thử tụt ra khỏi top 10 của lớp xem, bố mẹ tôi không róc xương tôi ra mới là lạ.
Cuộc sống của chúng tôi cứ trôi qua bình yên và hạnh phúc như thế, cho đến một ngày, tai họa đột ngột giáng xuống đầu gia đình tôi. Hôm đó là một ngày mùa đông giá lạnh, anh hai khi ấy học lớp 8, hôm đó là vừa thi học kì xong, lớp anh đang có tiết thể dục còn lớp tôi là tiết tự học. Theo thói quen, tôi nhìn ra phía chiếc cửa sổ bên tay phải mình để dõi theo cái bóng người cao gầy của anh hai trên sân trường, lớp tôi ở ngay tầng một nên tôi mới có thói quen đó. Hôm nay vì trời lạnh nên thầy thể dục không bắt phải tập nhiều, thầy chỉ kêu tập một vài động tác khởi động và chạy một vòng quanh sân trường, coi như vận động một chút và cho ấm người thôi. Đang chạy bỗng anh tôi tẽ ngã và không đứng dậy được nữa. Mọi người chạy lại chỗ anh xem xét, tôi cũng rất tò mò, mãi một lúc sau vẫn không thấy anh đứng dậy, tôi chợt linh cảm về một điều không lành. Dự cảm đó thôi thúc tôi, và rồi mặc kệ là đang trong giờ học, tôi phóng ra khỏi lớp, chạy lại chỗ anh hai. Ra đến nơi, tôi bàng hoàng, hoảng hốt khi nhìn thấy anh. Anh nằm co quắp trên đất, gương mặt tái nhợt, thiếu sức sống, đôi lông mày nhăn lại đầy đau đớn, từ tai, mắt và mũi anh, một dòng máu đỏ tươi chảy ra. Tôi hoảng sợ, chân run run, không đứng vững. Tôi cứ đơ ra đấy cho đến khi mọi người hô hoán gọi xe cứu thương cho anh thì tôi mới bừng tỉnh. Tay chân luống cuống, tôi chẳng biết làm gì, chỉ có thể chạy theo anh mà không dám ôm sợ làm anh bị chậm trễ khiến tình hình thêm nguy kịch.
—————
Cuối cùng, đèn phòng cấp cứu cũng tắt, vị bác sĩ già nua, khuôn mặt khắc khổ tràn đầy vẻ mệt mỏi bước ra. Ông ta muốn nói chuyện riêng với bố mẹ tôi thế là ba người họ đi vào phòng hội chẩn. Một lát sau, ba mẹ tôi quay trở ra. Mặt ba trắng bệch, sa sầm, thểu não, đôi vai ba run run như thể ba đang phải gánh chịu diều gì khủng khiếp lắm. Nhìn ba, tôi đoán rằng có lẽ ba đang phải kiềm chế lắm để không bật khóc. Còn mẹ tôi đứng bên cạnh, bà gục đầu và lòng ba tôi mà khóc hết nước mắt, cơ thể mẹ yếu ớt run rẩy được ba gắt gao ôm chặt lấy tưởng như chỉ cần ba buông lỏng thì mẹ sẽ khuỵu xuống ngay lập tức. Nhìn biểu hiện của ba mẹ, nỗi bất an trong long tôi ngày một dâng lên, tôi mấp mấy môi, cất giọng hỏi:
Anh hai thế nào rồi ba mẹ? – thanh âm run run mà yếu ớt vang lên tưởng như sẽ biến mất luôn cùng hơi thở trong cái không gian hỗn độn, ồn ào này.
Nhưng có vẻ ba tôi đã nghe thấy, ông ngước đôi mắt, u ám lên nhìn tôi. Trong đôi mắt đó, tôi cảm nhận được một cảm giác đau khổ, bất lực, mất mát, tan vỡ, một sự đau đớn đến tột cùng của ba. Tôi như chìm vào trong đôi mắt đó, mọi cảm xúc của ba như truyền hết vào tôi khiến bờ vai tôi run nhè nhẹ, chân đứng không vững, tôi lắc đầu nguầy nguậy như đang cố trốn tránh một nỗi sợ vô hình nào đó đang cố trùm lên tôi.
Thư này, con phải thật bình tĩnh...
Tiếng ba vang lên kéo tôi ra khỏi sự sợ hãi đó. Tôi ngẩng phắt lên nhìn ba, ra sức lắc đầu, miệng lẩm bẩm, nước mắt tôi không biết đã tràn ra khỏi khóe mi từ khi nào
Không đi ba, ba nói anh hai không làm sao đi ba, không đi ba...
Tôi nhìn ba như thể ông là chiếc phao cứu sinh cuối cùng. Nước mắt rơi lã chã trên khuôn mặt, những tiếng nấc nghẹn chặn ngang cổ họng khiến tiếng nói của tôi dần mất hút. Mẹ tôi lao đến ôm chặt lấy tôi, bà càng khóc to hơn, mếu máo. Bà cố lấy tay lau những giọt nước mắt trên mặt tôi như muốn tẩy sạch chúng. Nhưng không thể. Bà bất lực gục xuống vai tôi mà khóc. Tôi đưa tay lên xoa nhẹ lưng mẹ, đôi mắt vẫn gắt gao nhìn ba, chưa hề dời đi một chút nào. Ba tôi bây giờ cũng không kìm được nước mắt, một giọt lệ trong veo lăn dài trên má ông. Ông bước tới bên tôi và mẹ, vỗ vỗ nhẹ vào lưng bà để an ủi, ông cất giọng trầm khàn, không giấu nổi sự run rẩy
Con gái, con phải thật bình tĩnh nhé... Minh Quân nó bị mù rồi...
Tôi nghe như sét đánh bên tai, đầu tôi ong ong, nhất thời không có phản ứng. Một lát sau, tôi bừng tỉnh, đứng bật dậy, hất cả mẹ đang tựa vào vai tôi ra khiến bà loạng choạng xuýt ngã, may mà ba tôi đỡ được. Nhưng đấy không phải là điều mà bây giờ tôi quan tâm, cái chính là...
Ba nói gì cơ ạ? – tôi gần như hét thẳng vào mặt ba, cơn choáng váng khiến tôi không kiềm chế được hành động của mình.Thư, con phải bình tĩnh – ba tôi đưa tay lên vỗ vai tôi, một mặt để trấn an, một mặt để nhắc tôi ngồi xuống, một tay ba vẫn đỡ lấy mẹ đang nước mắt lưng tròng, bà nhẹ nhàng kéo tôi ngồi xuống, vỗ về tôi – Đôi mắt của Quân,... không còn có thể nhìn thấy được nữa, đôi chân của nó... từ giờ cũng không còn đi được nữa.
Cái gì? Ba nói vậy là sao? Anh hai sẽ phải sống quãng đời còn lại trong bóng tối và sự gò bó về không gian sao? Chuyện này còn hơn cả ác mộng đối với anh ấy ý chứ! Còn hơn cả ác mộng đối với cả gia đình tôi ý chứ! Tôi thẫn thờ, không nói câu gì cả, để mặc cho những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt tái nhợt. Bất chợt tôi vùng ra, chạy vào phòng bệnh với anh hai, tôi cứ ôm anh như vậy, không chịu dời, dù mọi người xung quanh đã hết lời khuyên nhủ cùng đe dọa. Cả nhà chúng tôi ở lại trong bệnh viện với anh đến sáng hôm sau. Ba mẹ đã hủy hết tất cả lịch làm việc trong một tuần sau đó, họ muốn ở nhà với anh hai.
Suốt hai ngày sau, tôi không dời phòng bệnh của anh hai nửa bước. Dù mọi người có nói gì, dù ba mẹ đã hết lời thuyết phục, tôi cũng không chịu về đi học, mọi sinh hoạt của tôi gói gọn trong phòng bệnh của anh. Anh hai vẫn chưa tỉnh.
Anh hai, sao anh chưa tỉnh? Bác sĩ đã nói anh sẽ không sao kia mà. Bác sĩ nói anh sẽ tỉnh lại nhanh thôi kia mà. Vậy mà tại sao đến giờ anh vẫn lười biếng chưa chịu mở mắt vậy chứ?... Anh hai à, anh tỉnh lại đi, em hứa em sẽ ngoan mà, sẽ học giỏi, sẽ ngừng quậy phá, sẽ không lén lấy đồ của anh để nghịch nữa... chỉ cần anh tỉnh lại thôi, anh hai à! Mấy ngày qua em đã hối hận đủ rồi, về đi anh... Em đã giành hết phần thời gian cả ngày để nhớ vể những kỉ niệm của an hem mình, của cả gia đình chúng ta. Anh có còn nhớ lần đi du lịch năm ngoái, nhà mình tới Hội An không? Hồi đó, em rất mải chơi, lại thích leo trèo, nghịch ngợm nên đã trèo lên thành cầu ngồi vắt vẻo để rồi trượt chân ngã xuống. Khi ấy, chính anh đã lao ra đỡ em, nhưng lại ngã xuống cùng em, cùng em uống no nước ở con sông đó. Đến khi lên bờ, người bị cảm lạnh lại là anh. Năm kia chúng ta đi Nha Trang... Ngày đó gia đình ta nghỉ ở Cát Bà... Hồi ấy, mình đi chơi ở Thiên Cầm... Theo dòng kỉ niệm, nước mắt tôi không biết đã rơi tự khi nào. Sao dạo này tôi mít ướt thế nhỉ ? Mới đó lại khóc rồi.
Hôm nay, tôi vẫn không chịu về, đôi mắt mệt mỏi, sưng húp lên vì khóc chỉ dán vào anh hai như muốn ghi lại từng cử động nhỏ nhất của con người yếu ớt đang nằm im lìm trên giường kia. Tôi cứ ngồi thừ ra ngắm anh như vậy. Đôi mắt tràn ngập đau thương, những giọt nước mắt dường như đã khô cạn trong mấy ngày qua. Bất chợt, ngón tay anh khẽ động..., mi mắt khẽ run run... Đôi mắt anh từ từ mở ra- đôi mắt không còn thấy được ánh sáng, không còn nhìn được cuộc đời tươi đẹp. Khỏi phải nói tôi đã vui mừng đến như thế nào. Hạnh phúc ập đến quá nhanh khiến tôi nhất thời không nói được gì, chỉ đứng ngây ra đó, bụm miệng khóc. Mãi tới khi anh hai run run mấp máy môi như muốn nói gì đó nhưng lại không thể phát ra thành tiếng, tao quơ quào xung quanh tìm kiếm. Hành động đó của anh như đánh thức tôi. Tôi lao vào ôm chầm lấy anh.
ANH HAI! – cảm xúc như vỡ òa, tiếng thét mang theo sự run rẩy khó kiềm chế và vài tiếng nấc nghèn nhẹn.
Tôi ôm chặt lấy anh. Cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ hòa lẫn trong tôi lại theo dòng nước mắt trào ra ướt đẫm khuôn mặt. Tôi cứ khóc, ôm chặt lấy anh, ra sức dụi dụi vào lòng anh. Có lẽ do quá xúc động, tôi đã không thấy được đôi lông mày của anh nhíu chặt lại, đôi một mím chặt ngăn tiếng kêu đau do lưng bị va đập mạnh, cũng không thấy được hình ảnh anh dù mệt mỏi vẫn gắng gượng đưa tay lên xoa đầu cô em gái bé bỏng. Điều duy nhất tôi cảm nhận được là tình yêu thương vô bờ bên của anh dành cho tôi.
Nghe tiếng hét của tôi, ba mẹ tôi vội vã chạy vào. Cảnh tượng trong phòng khiến họ không khỏi xúc động. Họ bước nhanh tới bên cạnh giường. Ba tôi đến bên, nhẹ nhàng kéo tôi đang đè lên người anh còn mẹ thì ôm lấy anh, hỏi han đủ điều. Cả gia đình chúng tôi lại quây quần bên nhau như trước đây, khi chưa hề có đau khổ và mất mát. Nhưng những nụ cười không thể ngự trên môi được lâu...
Ba, mẹ, Thư, đây là đâu? Sao ở đây tối thế? Sao mọi người không bật đèn lên? Con đi bật nhé? – nói rồi anh toan xuống giường nhưng mọi người vội ngăn anh lại.Sao thế ba mẹ? – anh hỏi nhưng không anh trả lời, cả căn phòng chìm vào im lặng.
Ba mẹ tôi trao nhau những ánh mắt phức tạp, họ ngập ngừng nửa muốn nói nửa không. Còn tôi, tôi không nói gì cả, chỉ lo lắng nhìn anh, đôi mắt long lanh như muốn khóc. Làm sao anh hai có thể chiu được cú sốc này chứ? Tương lai của anh rộng mở thế cơ mà, tại sao chứ? Tại sao người nằm đó bây giờ lại là anh mà không phải tôi chứ? Anh học giỏi như vậy, chơi thể thao cũng giỏi, lại thích chơi đàn, vẽ tranh. Anh là một học trò giỏi, một người con ngoan, một anh trai tốt. Anh chưa làm gì nên tội mà tại sao ông trời lại nỡ lấy đi của anh nhiều như vậy chứ? Tại sao? Tại sao? ... Anh đã rất yêu tôi, làm rất nhiều điều cho tôi. Vậy mà tôi chẳng làm được gì cho anh cả. Sao tôi lại vô dụng thế này? Tại sao người ngã xuống khi đó không phải tôi? Tại sao anh lại bảo vệ tôi? Những câu hỏi cứ dồn dập tấn công tâm trí tôi. Cảm giác bất lực, thất vọng cùng tuyệt vọng bao trùm lấy tôi, kéo tôi xuống đáy vực sâu tăm tối.
Bỗng nhiên một cái lay vai nhẹ làm tôi bừng tỉnh, ba tôi ra hiệu cho tôi theo ông ra ngoài để mẹ và anh nói chuyện. Từ bên ngoài phòng bệnh, tôi có thể thấy được sự hoảng loạn cùng đau khổ của anh. Anh điên cuồng quơ quào khắp xung quanh khiến mẹ phải khó khăn lắm mới giứ được anh lại, tránh cho anh khỏi bị thương. Sau đó, anh ngồi yên, thất thần, hay tay ôm lấy đầu. Từ hai hốc mắt, những giọt lệ long lanh trong suốt chảy xuống, rớt xuống ra giường, vỡ tan rồi biến mất không dấu vết như chính tương lai của anh vậy. Nhìn sang mẹ, tôi thấy mẹ như già hơn, những nếp nhăn đã nhanh chóng xuất hiện trên gương mặt mẹ, mái tóc đen nhánh nay đã xuất hiện nhiều sợi bạc, đôi mắt mẹ nhìn anh đầy bi thương, chua xót. Chắc bà đau lắm, đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra, yêu thương, bảo vệ, chăm sóc từng ấy năm trời, nay lại phải chịu nghịch cảnh mà mình không giúp gì được. Thân là mẹ mà lại phải bất lực nhìn con trai một mình chịu đau khổ như vậy thì còn gì chua xót bằng. Quay lại nhìn ba, tôi chợt thấy chỉ sau vài ngày mà ba đã như già thêm mấy tuổi, khuôn mặt khắc khổ càng hằn sâu thêm những nếp nhăn, mái tóc hoa râm nay quá nửa mái đầu là tóc bạc. Ba nhìn anh đầy yêu thương cùng tin tưởng, một hi vọng nhỏ nhoi lóe lên trong ánh mắt. Có lẽ ba tin rằng anh có thể vượt qua nỗi đau này. Phải vậy không anh? Anh mạnh mẽ lắm mà.
Vài ngày sau, gia đình chúng tôi vẫn thường xuyên tới thăm anh và phân công nhau thay phiên ở lại chăm sóc anh, tôi cũng đã về đi học. Anh bây giờ tâm tình đã tạm ổn, anh không còn ngồi khóc cả ngày hay đập phá, không chịu uống thuốc nữa, anh ngày càng giống với anh của ngày xưa- một người anh hiền dịu, luôn luôn yêu thương tôi.
Hôm nay tôi được về sớm, từ trường học, tôi chạy thẳng về bệnh viện thăm anh. Anh vẫn phải ở lại đây theo dõi. Bác sĩ chẩn đoán rằng anh vì va đập mạnh ở đầu và phần cột sống, thắt lưng làm cho các dây thần kinh bị tắc nghẽn, tê liệt khiến cho các bộ phận không thực hiện được chức năng của mình. Cụ thể là đôi mắt anh bị mù vĩnh viễn, đôi chân mềm nhũn, vô lực, không thể cử động được và có khả năng bị teo cơ. Phần eo do cột sống bị va đập mạnh cùng bị đè nặng lâu dẫn đến chấn thương và mất kiểm soát từ vùng thắt lưng trở xuống. Ngay cả lưng và đầu anh cũng rất yếu, không thể chịu được chấn động mạnh. Hơn nữa, những ngày thời tiết lạnh, ẩm ướt hay do hoạt động quá mệt mỏi, anh có thể bị đau mỏi, nhức xương, đau đầu, nặng hơn là bị co giật. Bác sĩ có kê cho anh đơn thuốc giảm đau nhưng ông ấy dặn anh đừng uống nhiều vì có thể bị phụ thuộc vào thuốc.
Bước dọc theo hành lang bệnh viện đầy mùi thuốc sát trùng đặc trưng, tôi đến được căn phòng cuối cùng dãy nhà A – phòng của anh hai. Đứng bên ngoài nhìn vào phòng bệnh, tôi thấy anh hai đang nửa nằm nửa ngồi trên giường, hướng mặt ra ngoài cửa sổ thả hồn theo từng cơn gió đang khẽ đùa nghịch mái tóc anh. Có lẽ anh đang "ngắm" một cái gì đó. Nhẹ nhàng đẩy cửa phòng, tôi rón rén bước vào, tính hù anh một trận nhưng chưa kịp làm gì thì anh đã lên tiếng trước.
Thư đấy hả? Lại đây ngồi đi. – anh nói rồi từ từ quay người lại, cười hiền với tôi. Một nụ cười yếu ớt, mong manh, dễ vỡ.
Nhìn anh bây giờ thật thương quá. Nước da tái nhợt thiếu sức sống, đôi mắt lúc nào cũng đen láy nhưng vô hồn, tĩnh lặng, đôi môi trắng bệch, khô nẻ. Cả người anh toát lên vẻ mong manh, trong suốt, dễ vỡ như thủy tinh khiến ai nhìn vào cũng chỉ muốn được bảo vệ, tránh cho anh khỏi hết mọi đau khổ thôi vậy.
Uầy, sao anh tinh thế? Chả đùa được gì cả. Chán ơi là chán ý! – tôi chu mỏ, kéo dài giọng, làm nũng với anh.Cái con bé này – anh lắc nhẹ đầu, vươn tay ra xoa đầu tôi, nụ cười vẫn lưu lại trên khóe môi từ nãy giờ.Anh hai, anh nói cho em biết đi, làm sao anh phát hiện ra em hay vậy? – tôi nũng nịu hỏi, vẻ mặt như con cún con đang đợi chủ nhân cho đồ ăn vậy. Đúng là tôi thật sự rất tò mò, làm sao anh hai phát hiện hay vậy chứ?
Nghe thôi hỏi, anh hai bỗng yên lặng, thất thần một lúc. Sự im lặng của anh khiến tôi lo sợ, tôi đã hỏi chuyện không nên hỏi sao? Liệu anh hai có vì câu hỏi của tôi mà thay đổi không? Tôi sợ con người của anh mấy ngày trước lắm, thật u buồn và dữ tợn. Nỗi lo lắng vô hình khiến tôi bất giác co người lại, bàn tay chần chừ đưa lên muốn khều anh rồi lại thôi. Mãi đến lúc tôi tưởng anh sẽ im lặng mãi thì anh mới cất tiếng nói:
Em có biết không... khi đôi mắt của con người ta không nhìn được, đôi tai họ trở nên quý giá vô ngần. – anh hơi ngừng lại, đôi mắt đen đặc trống rỗng dõi về phía xa xa, giờ thì tôi đã hiểu vì sao khi nãy anh im lặng. Chắc anh buồn lắm. Một cảm giác tội lỗi dấy lên trong lòng tôi. – Đến bây giờ, khi anh là một người mù anh mới hiểu đôi tai ấy quý giá đến mức nào. Đôi tai ấy là bộ phận chính cung cấp thông tin cho anh về thế giới xung quanh, giúp anh cảm nhận được mọi vật xung quanh mình sống động như thế nào, giúp anh cảm nhận được mọi người xung quanh còn tồn tại cùng anh. Anh không thể tưởng tượng được người vừa mù vừa điếc thì thế giới của họ sẽ tịch mịch và cô đơn đến như thế nào. Có lẽ... nó giống như chỉ có mình mình tồn tại trên thế giới này vậy. Anh sợ cảm giác đó lắm và anh không muốn rơi vào hoàn cảnh đó chút nào cả. – nói đến đây, anh như một chú mèo nhỏ cô đơn, sợ hãi co mình lại, khẽ run rẩy, anh hơn nhích người về phía tôi như cần một chút hơi ấm của người bên cạnh giúp xua tan đi nỗi cô đơn đang bao vây lấy anh. Và tôi, tôi cũng vòng tay ra ông lấy anh, sưởi ấm cho anh, xua đi nỗi cô đơn đang trực trào dâng.Anh hai, đừng sợ, đừng sợ, có em đây rồi. – giọng tôi dường như cũng run rẩy theo nỗi sợ hãi trong lòng anh hai và trong lòng chính tôi. Tôi ôm anh hai vào lòng, gắt gao ôm chặt lấy. Tôi sợ rằng nếu tôi lơi lỏng dù chỉ một chút, anh hai sẽ bị cuốn vào khoảng trống cô đơn sâu hun hút, không thể níu kéo lại được.
Anh hai run rẩy trong lòng tôi một hồi, hai trái tim bé nhỏ đã sớm khắc những vết thương cố gắng sưởi ấm lẫn nhau. Chúng tôi cứ im lặng như vậy, tự cho nhau một không gian riêng để suy nghĩ. Tôi nghĩ về anh, về tôi, về sự thật tôi đang giấu anh, rằng em gái anh từ khi anh gặp biến cố đã không còn như xưa nữa. Từ một con người vui vẻ hoạt bát, tôi trở thành một kẻ lầm lì, trầm lặng, ít nói, cộc cằn. Tôi tránh nói chuyện với các bạn trong lớp, cũng không tham gia các hoạt động tập thể. Vì một lí do: tôi không muốn nghe hay nói về chuyện của anh hai nữa, hễ có tôi là thể nào chủ đề ấy cũng được đào xới lên. Vậy nên, tôi tránh để có mặt mình trong các cuộc buôn dưa lê như thế. Tôi không muốn mọi người nhìn anh với một đôi mắt khác, đôi mắt không-dành-cho-người-bình-thường và nói về anh bằng giọng điệu thương hại hay thậm chí là coi thường.
Mải suy nghĩ, tôi không để ý rằng nước mắt tôi đã rơi tự bao giờ. Từng giọt nước mắt trong veo lăn xuống thấm ướt vai áo anh. Có vẻ như anh bị cảm giác ươn ướt nơi vai áo đánh thức, anh hơi ngẩng đầu lên, nghèn nghẹn hỏi:
Em khóc sao? Anh xin lỗi, anh xin lỗi. Đừng khóc nữa, em gái của anh, đừng khóc nữa. Là anh sai, anh không tốt. Xin lỗi. Anh không nên nói như vậy. Anh xin lỗi. – anh luôn miệng xin lỗi, luống cuống đưa tay lên lau nước mắt cho tôi. Tôi giữ tay anh lại, đặt nó chạm vào má mình để anh an tâm và cũng để anh cảm nhận được là tôi đang cười.Em không sao. Anh đừng nói vậy. Là do em thôi. – tôi bật cười tươi khi thấy mặt anh hơi ngây ra. Hiếm lắm mới thấy được bộ mắt đần thối này của anh hai đó. Thấy tôi cười, anh cũng cười theo. Nụ cười như tỏa ra ánh nắng khiến không gian xung quanh chúng tôi sáng bừng lên, ấm áp tình yêu thương.
Lúc này, tôi chợt thấy yêu và thương anh hai vô hạn. Mặc kệ người khác nói gì, trong mắt tôi, anh hai vẫn là nhất. Anh đã từng có tất cả, nay không lý do mà mất hết nhưng anh vẫn không u sầu, mất hi vọng với cuộc sống. Anh vẫn lạc quan, vẫn mỉm cười và cố gắng sống tốt từng ngày. Mặc dù tôi biết đâu đó trong anh có một mảnh hồn đang khóc.
—————-
Vì anh hai tôi không đi học bình thường được nữa nên tôi quyết tâm học thật giỏi để làm cha mẹ tự hào. Và nối tiếp anh, tôi luôn đứng trong top 5 của cả lớp và trường. Nhưng đi kèm với thành tích học tập cao chót vót của tôi thì sổ liên lạc và học bạ cũng dần kín đặc với những tội như gây gổ, đánh nhau... Rồi cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ. Cuối cùng tin đó cũng đến tai anh hai. Tôi còn nhớ khi đó anh đã nói:
"Nói để người khác hiểu mình là một đặc quyền của mỗi chúng ta. Vậy nên đừng bỏ phí nó nhé, em gái của anh ạ. Cha mẹ sinh ra chúng ta có đủ tai, mắt, mũi, mồm, chân, tay, biết suy nghĩ, biết nói năng sao cho thành lời. Cha mẹ đã sinh ra chúng ta là một còn người hoàn toàn bình thường, không bị khuyết tật gì. Cớ sao phải tự biến mình thành người câm thế em? Nắm đấm không phải lúc nào cũng có thể giải quyết được sự việc. Hơn nữa, tuy nhất thời nó có thể giải quyết được nhưng sau đó thì sao? Khi người ta quay lại tìm em trả thù, người họ đông hơn, chuẩn bị kĩ lưỡng hơn. Lúc đó, em có chắc là em vẫn thắng? Vả lại, đánh nhau sẽ khiến em bị thương, không nặng thì nhẹ. Nhẹ thì không sao, chỉ là em có đau một chút và có đấu tích khiến người khác nhìn vào thấy xót. Còn nếu em bị thương nặng. Khi đó, ai sẽ là người thay anh chăm sóc cha mẹ đây? Anh đã thế này rồi, không phải em muốn cha mẹ lại phải lo thêm cả cho em nữa chứ?
Thư này, em phải nghe anh: sau này tuyệt đối đừng đánh nhau cũng đừng dây dưa xích mích tới những chuyện cần phải dùng bạo lực để giải quyết nữa. Hứa với anh nhé?
Nếu là trước đây, anh sẽ không bắt ép em. Nhưng bây giờ, anh không giúp gì được cho cha mẹ, trở thành gánh nặng của họ rồi. Anh không muốn cả em cũng thế. Họ mệt mỏi lắm rồi. Vậy nên, hứa với anh đi nhé!"
Đoạn cuối, anh thấp giọng, nửa như cầu xin. Khi đó, anh hai buồn lắm, dù anh đã cố che giấu nhưng tôi vẫn có thể thấy được một giọt nước mắt trong suốt từ khóe mắt anh chảy xuống. Và tôi cũng khóc. Lời nói của anh như thức tỉnh tôi. Tôi tự thề với chính mình: sau này sẽ không bao giờ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề nữa.
—————-
Dù không đi học ở lớp nhưng anh hai vẫn rất ham học hỏi, anh đã tự học đọc bằng chữ nổi và muốn tiếp tục chương trình học của mình. Biết được điều đó, ba mẹ tôi đã thuê người về dạy học cho anh.
Thời gian thấm thoắt trôi đi, đến một ngày, anh vô tình gặp một cô gái, cô gái đó tên Nguyệt Cát. Chị nhỏ hơn anh một tuổi, rất xinh đẹp. Chị là tiểu thư của một gia đình thương nhân giàu có. Anh làm quen với chị trong một buổi giao lưu thảo luận về sách. Hai người khá thân thiết, họ rất hay đi dạo ở công viên gần nhà tôi, anh ngồi xe lăn còn chị đẩy anh đi. Những lúc như vậy, không khí xung quanh họ thật đầm ấm khiến người khác không khỏi ghen tị. Rồi không biết từ bao giờ, anh đem lòng yêu chị. Ban đầu, anh hơi tự ti, không dám nói với chị mà chỉ để trong lòng. Nhưng tình cảm là thứ mà con người ta không thể điều khiểu được. Cảm xúc anh cố gắng chôn giấu không chịu yên phận. Nó bùng lên và chiếm lấy tâm tư của anh. Nó khiến anh u sầu, trầm mặc lại hay thở ngắn than dài. Và rồi không kiềm chế nó lại được nữa, anh tỏ tình.
Hôm ấy, trời thu trong xanh, trên nền trời không một gợn mây, anh ngồi chờ chị hơn một triếng đồng hồ ngoài công viên. Trong lúc anh đang ngồi chờ chị, tôi vô tình đi qua và cảm thấy kì lạ là sao hôm nay chị Cát đến muộn thế. Rồi, một nỗi bất an không tên dấy lên trong tôi, tôi quyết định theo dõi họ. Chị đến muộn với lí do có việc đột xuất. Anh nghe chị nói vậy cũng không có ý kiến gì. Hai người lại cùng nhau đi dạo. Họ nói với nhau những thong tin, những mẩu chuyện phiếm về thế giới xung quanh. Mọi việc tưởng như vẫn bình ổn như trước. Nhưng tôi có để ý thấy chị hôm nay không được chú tâm vào lời anh hai đang nói cho lắm. Chị có vẻ lạnh nhạt với anh dù trên khóe môi chị vẫn lấp ló nụ cười hạnh phúc. Tôi chợt có dự cảm không lành. Họ đi cùng nhau ra tới hồ. Tại đây họ dừng lại một chốc. Bỗng mặt anh hai đần dần đỏ ửng lên. Tôi đoán anh chuẩn bị tỏ tình. Trong lòng thầm thét gọi anh, muốn xông ra ngăn anh lại để tránh cho anh bị tổn thương nhưng không hiểu sao đôi chân tôi không nghe lời, cứ đứng im tại đó. Phải mất một lúc để chuẩn bị tinh thần, anh hai mới ngượng ngùng mở miệng, lắp bắp:
Nguyệt Cát... anh... thích em... thích em từ lần đầu tiên chúng ta gặp nhau... Em, hãy làm bạn gái anh nhé?Xin lỗi nhưng em đã có bạn trai rồi. – chị trả lời bằng giọng lạnh lùng, không chút cảm xúc. Sau đó chị bỏ về, không một lời, bỏ mặc anh ngồi ngơ ra đó.
Anh hai ngồi một lúc lâu không có phản ứng. Điều đó khiến tôi cảm thấy vô cùng lo lắng. Không kìm được, tôi bước tới chỗ anh. Đặt tay lên vai anh, tôi thoáng thấy có giọt nước từ khóe mắt anh rơi xuống.
Cho anh về nhà. – không kịp để tôi kịp hỏi han gì cả, anh hai nói luôn rồi quay mặt đi không tiếp chuyện. Tôi biết là anh đã bị tổn thương nhiều lắm.
Anh hai khi đó suy sụp vô cùng, anh đã nằm liệt giường gần một tuần. Trong thời gian chăm sóc anh, tôi thường tự trách mình lúc đó không ra can anh, cũng trách chị Cát sao lại vô tình thế.
Tình cờ, tôi gặp được bạn trai chị. Anh ta rất đẹp trai, dáng người cao to, vạm vỡ, khỏe mạnh, con nhà quyền quý, trái ngược hẳn với dáng vẻ gầy yếu của anh hai tôi. Tôi đã hiểu lí do tại sao chị không chọn anh. Quả là so với người con trai ấy, anh tôi không thể sánh bằng và thậm chí là thua thảm hại. Tôi không muốn nói chuyện này với anh hai nhưng không hiểu tại sao anh lại biết được, anh không nói gì.
Vài ngày sau, anh đến nhà tìm chị anh hỏi xem chị có thể cho anh một cơ hội nữa được không. Lúc đó, tôi cũng bám theo anh. Từ chỗ đứng của mình, tôi có thể thấy được sự ngạc nhiên trong mắt chị. Cũng phải, tôi còn thấy lạ nữa mà. Anh tôi cố chấp đến vậy sao? Và khi đó, chị đã phũ phàng trả lời: "Bao giờ anh có thể tự đi được bằng chính sức mình thì hãy đến tìm tôi. Còn không, đừng để anh xuất hiện trước mặt tôi nữa."
Khi rình rập ở bên ngoài và nghe được câu nói này, tôi đã rất tức giận. Sao chị ta có thể tàn nhẫn vậy chứ? Tình bạn trước kia của hai người đâu rồi? Chẳng nhẽ tấm lòng chân thành của anh trai tôi không khiến chị cảm động chút nào sao?
Nhưng tới khi bình tâm nghĩ lại, tôi cũng thông cảm được cho chị một chút. Bởi lẽ, đụng đến tình yêu là đã đụng đến khía cạnh khác của con người. Hoặc giả, chị chỉ muốn anh hai thôi nuôi mộng để khỏi thất vọng nữa.
Sau khi từ nhà chị Cát về, anh buồn lắm, anh khóa cửa nhốt mình trong phòng suốt ba ngày trời, không ăn không uống gì cả khiến bố mẹ tôi lo lắng không thôi. Họ liên tục đập của, lựa lời khuyên nhủ anh. Đến ngày thứ tư, anh bước ra khỏi phòng, anh lại ăn uống, sinh hoạt, cười nói như chưa hế có chuyện gì xảy ra cả. Dù hơi thắc mắc về biểu hiện đấy nhưng tôi cũng không hỏi gì cả.
Hơn một tháng sau, vào một buổi sáng sớm, khi cả gia đình tôi còn đang say ngủ, vì có việc cần nên tôi lên gác ba để tìm một quyển sách. Lên gần đến nơi, tôi hơi giật mình bởi tiếng động phát ra bên trong phòng chứa đồ, nghe có vẻ rất nặng nề. Rón rén bước lên, đưa mắt nhìn qua khe cửa, tôi ngỡ ngàng khi thấy anh đang chật vật "tập đi" từng bước một bằng nạng. Đôi tay gầy nhỏ, giơ xương, nổi lên những đường gân xanh trên nước da tái nhợt do tì vào nạng, cố gắng chống đỡ cơ thể. Anh khẽ run lên khiến cơ thể chao đảo, phải mất một lúc mới lấy lại được thăng bằng. Từng giọt mồ hôi rịn ra thấm đẫm tóc anh, phủ một tầng nước mỏng lên vầng trán cao thông minh. Đôi môi anh mím chặt kiên cường. Đôi mắt ánh lên sự quyết tâm không thể dập tắt. Đôi vai gầy so lên cùng cánh tay khẳng khiu bị anh dồn hết tất cả sức lực để chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Đi được vài bước, anh dừng lại thở dốc. Nhìn anh, tôi thấy thương anh vô hạn, chắc anh đang cố gắng thực hiện điều kiện mà chị Cát đưa ra.
Chị ấy không hề biết rằng bây giờ anh cực kì yếu. Theo thời gian, dù bố mẹ và cả tôi đã cố gắng bồi bổ và chăm sóc anh rất kĩ lưỡng nhưng cơ thể anh không những không thích nghi được hay khỏe lên mà ngược lại, nó còn suy yếu đi rất nhiều. Anh bây giờ chỉ có thể cầm hoặc nâng những vật nhẹ, vì vậy việc "tập đi" này là vô cùng khó đối với anh. Vậy mà anh không quản khó khăn, đau đớn để làm việc này. Điều đó chứng tỏ rằng anh yêu chị ấy rất nhiều. Hi vọng chị sẽ nhận ra tình cảm của anh và đáp lại. Đang tập, anh bỗng "bước" hụt và loạng choạng suýt ngã. Thấy vậy, tôi vội bước đến và đỡ lấy anh, anh ngạc nhiên, ngước lên nhìn tôi rồi lại như giật mình chuyện gì đó vội cúi xuống.
Anh đang tập đi sao? – tôi hỏi, giọng điệu bất cần, phảng phất sự quan tâm, lo lắng và cả trách móc
Anh hơi ngẩng đầu lên nhìn tôi, đôi mắt lung túng, lo sợ, xấu hổ như một đứa trẻ bị bắt quả tang làm việc gì có lỗi nhưng trong đôi mắt đen láy, trong veo đó lại ẩn chứa tia thắc mắc. Suy nghĩ một hồi, anh nhẹ giọng trả lời:
Ừ. – thanh âm yếu ớt, vô lực vang lên, chắc anh mệt mỏi lắm.
Nghĩ vậy, tôi bế anh lên, đặt anh ngồi vào chiếc xe lăn ở góc phòng và chỉnh tư thế ngồi sao cho thoải mái nhất. Anh bây giờ nhẹ quá, còn không nặng bằng một đứa trẻ cấp 2 nữa.
Anh tập gì thì tập, em không ngăn cản nhưng phải biết tự lượng sức mình đấy. Đừng có để xảy ra chuyện như lúc nãy nữa. – tôi lên giọng cảnh cáo anh, lời nói có hơi cộc cằn thô lỗ.
Tôi không biết tại sao tôi lại cư xử như vậy, chỉ biết rằng khi đỡ lấy anh, nhìn gương mặt ướt đẫm mồ hôi, đôi môi trắng bệch, thiếu sức sống, gương mặt tái nhợt, tưởng chừng như có thể tan vỡ bất cứ lúc nào. Rồi nghe thanh âm yếu ớt đó vang lên, cả người anh mỏng manh như thủy tinh vậy. Rồi khi bế anh, cảm nhận được anh đã gầy đến như thế nào. Tất cả những cảm nhận đó khiến một cảm giác khó chịu không tên dâng lên trong tôi.
Những ngày sau anh vẫn bí mật tập luyện như vậy, tôi biết nhưng không nói với bố mẹ, chỉ chăm sóc bồi bổ anh nhiều hơn mà thôi. Còn anh, tuy không thích bị ép ăn nhiều như thế nhưng nếu là tôi thì chắc chắn anh sẽ không từ chối.
Thực sự, tính cách tôi đã thay đổi rất nhiều. Tôi trầm lặng, ít nói. Tôi bất cần và lạnh nhạt với mọi thứ xung quanh, có lẽ là trừ anh. Vậy nên, thật dễ hiểu nếu tôi không giúp anh, khuyên can anh hay đi nói chuyện này với ba mẹ. Tôi cảm thấy mấy việc đó không phải việc của tôi và tôi cũng không nên làm. "Làm như thế có thể giết chết ước mơ của anh", tôi nghĩ vậy. Nếu anh muốn chiếm được tình cảm của chị Cát, anh phải cố gắng thôi.
Đến một ngày, anh mang theo nụ cười tươi như ánh nắng mùa xuân, nhờ tôi chở anh đến nhà chị Nguyệt Cát. Tôi đồng ý. Trên xe, tôi quay sang hỏi anh đã thực sự chuẩn bị kĩ càng chưa, anh nghiêng đầu, khẽ cười trả lời là rồi. Tôi nhìn anh, khẽ lắc đầu, anh tự tin quá. Anh không thấy chuyện tập đi chỉ là cái cớ để chị ấy đuổi anh sao? Như vậy thì dù anh có đi được đi chăng nữa chị ấy cũng không chấp nhận anh đâu. Dù biết lần này anh chắc chắn sẽ đau, sẽ tổn thương nhưng tôi vẫn đưa anh đi vì đây là quyết định của anh. Anh không thể sống mãi trong sự bảo bọc của bố mẹ và tôi được, đã đến lúc anh phải tự giương đôi cánh lên và bay đi rồi.
Quả đúng như tôi dự đoán, chị từ chối anh, quát thẳng vào mặt anh rằng anh là kẻ mặt dày, không biết ngượng rồi đẩy ngã anh, quay lưng bỏ đi. Tôi thấy hành động của chị có hơi quá nhưng cũng không lao ra cãi nhau với chị ấy. Đây là việc của anh và chính anh mới là người giải quyết được nó. Tôi không muốn làm kẻ nhiều chuyện.
Sau chuyện đó anh đúng là có buồn, có suy sụp nặng nề, mất một tháng trời anh nhốt mình trong phòng và chỉ gặp mình tôi. Trong những ngày này, tôi hay ngồi nghe anh nói chuyện. Anh nói về việc mình đã yêu chị Cát thế nào, tình cảm của mình trong mỗi giai đoạn và mỗi lần gặp mặt ra sao... anh còn nói cả lí do vì sao mình cố chấp như vậy nữa. Bỗng một hôm, anh hỏi tôi rằng tại sao lúc đưa anh đi tôi không ngăn anh, không nói cho anh biết trước hậu quả.
Lỡ anh biết trước được sẽ quay lại, quyết định không đi nữa. Không gặp mặt, không tổn thương. Như vậy, chẳng phải đỡ khổ cho em và ba mẹ sao?- anh nói
Tôi cười cười, không trả lời luôn mà hỏi lại:
Nếu như em nói cho anh biết trước anh có chịu quay về nhà, không đến tìm chị Cát nữa không?
Anh im lặng suy nghĩ một lúc rồi ngẩng lên, khóe miệng ẩn giầu nụ cười, khẽ lắc đầu.
Đấy. Anh cũng sẽ không chịu nghe đâu mà. Em là em gái anh, sao lại không hiểu anh chứ. Vả lại, cũng đến lúc anh phải có những quyết định cho riêng mình rồi đúng không? Em và ba mẹ đâu thể mãi theo anh được. Còn nữa, em tin rằng anh trai em sẽ tự giải quyết được thôi. Phải không nào? – tôi nói với nụ cười tươi rói đọng trên môi. Đã rất lâu rồi, tôi không nói cười thoải mái và nhiều như vậy.
Sau cuộc nói chuyện đó, anh lại đứng dậy, tiếp tục bám theo chị, mặc cho có bị chửi là mặt dày hay bị cự tuyệt. Kể cả khi bạn trai chị phản bội lại chị, anh vẫn bên cạnh an ủi chị, lau nước mắt cho chị, cố gắng xoa dịu nỗi đau của chị. Tôi biết những lúc đó anh đau lắm. Một người con trai phải lau những giọt nước mắt, phải xoa dịu nỗi đau của người con gái mình yêu vì một người con trai khác. Nói không đau thì há chẳng phải lừa mình dối người sao?
Vào một buổi tối không trăng không mây, anh đã tâm sự với tôi những điều này. Anh kể về nỗi đau khi thấy chị buồn vì bị lừa dối, đan xen trong đó là hi vọng, là khát khao chị sẽ quay đầu lại nhìn mình. Rồi những khi trái tim thắt lại khi thấy chị tựa đầu vào vai mình khóc, miệng lẩm bẩm gọi tên người con trai khác. Những lúc đó, mỗi lần tiếng "Lâm", từng tiếng nấc nghẹn phát ra từ cổ họng chị hay những giọt nước mắt nóng hổi thấm vào vai áo anh đều như những nhát dao đâm vào tim anh, rớm máu. Anh đau nhưng anh vẫn cố gắng, vẫn hi vọng. Anh trai tôi kiên cường lắm mà.
Và cuối cùng, lòng kiên trì và tình cảm của anh đã được đền đáp, chị yêu anh và đồng ý lấy anh. Hôm đám cưới, tôi thấy anh vui lắm, anh cười suốt. Chúc mừng anh, ước mơ của anh đã đạt được rồi!
——–
Các bạn thấy đấy, nếu không có lòng kiên trì, vị tha cùng tình yêu sâu đậm thì anh trai tôi đã không có được hạnh phúc như ngày hôm nay. Nêu không có chúng, có lẽ anh tôi sẽ mãi là một kẻ tàn tật thất bại, không có tương lai, không thể và không có tư cách có được thứ tình cảm thiêng liêng ấy – tình yêu. Có lẽ cái tôi tự hào nhất ở anh chính là tinh thần vượt khó, sự lạc quan, yêu đời và niềm tin mãnh liệt – niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
——–
Ước mơ và tương lai của anh như bị trói chặt bởi những khiếm khuyết trên cơ thể, nhưng anh đã, đang và sẽ cố gắng từng ngày để vượt qua rào cản đó.
——–
Có lẽ câu truyện anh hai làm thế nào để nuôi vợ và con sẽ được tôi kể cho các bạn vào một dịp khác. Đó sẽ là thành quả của việc đang và sẽ cố gắng phá bỏ rào cản từng ngày của anh hai.
——–
Nhưng phải chăng là tôi đã vui mừng quá sớm? Thì ra, con quỷ số mệnh vẫn chưa chịu buông tha cho anh tôi...
Lễ cưới của anh diễn ra thật êm đềm, mọi thứ đều tốt đẹp. Câu nói quen thuộc lại vang lên. Ai cũng hồi hộp đón chờ giây phút thiêng liêng này, nhất là anh hai.
Minh Quân, con có đồng ý cưới Nguyệt Cát làm vợ, nguyện ý cùng cô ấy chia sẻ mọi điều, dù ốm đau bệnh tật hay khỏe mạnh, dù giàu có hay nghèo khổ hay không?Con đồng ý – anh hai trả lời một cách dứt khoát, cả khuôn mặt anh toát lên nét rạng ngời, tràn trề hi vọng.Còn Nguyệt Cát, con có đồng ý cưới Minh Quân làm chồng, nguyện ý cùng anh ấy chia sẻ mọi điều, dù ốm đau bệnh tật hay khỏe mạnh, dù giàu có hay nghèo khổ hay không?
Chị hơi ngập ngừng một chút, điều này làm tất cả mọi người chờ mong còn anh hai và tôi thì có phần lo lắng, bất an.
Con đồng...
Chị chưa kịp nói hết câu thì anh hai bồng gục xuống, ngất lịm đi. Tất cả mọi người đều bàng hoàng rồi ai nấy đều lo lắng chạy đến bên anh hai, trừ tôi. Tôi vẫn đứng đó, đờ đẫn. Tôi không biết phải làm gì cả. đầu óc tôi bay giờ trống rỗng. Mãi cho tới khi có người vô tình va vào người, tôi mới sực tỉnh, luống cuống. Một lát sau, tiếng kêu "ò...í...e" vang lên ngày một gần. Ai đó đã gọi xe cấp cứu. Và anh hai được đưa lên xe cấp cứu vào bệnh viện trong trạng thái hỗn loạn của buổi lễ cưới còn dang dở.
Tôi vội vã chạy theo anh hai. Trên đường đi, tôi để ý thấy mội vài người nhìn tôi bằng ánh mắt kì quặc, xen lẫn coi thường và xót thương. Có lẽ họ nghĩ rằng tôi đã ở bên anh hai lâu như vậy, là em gái của anh, vậy mà trong trường hợp này lại không giúp được gì. Nhưng sự thực không phải vậy, với chuyện này, tuy tôi không bàng hoàng, ngỡ ngàng nhưng tôi lại có phần không tin được. Tình trạng này của anh hai, tôi đã sớm biết từ trước, chỉ là không muốn tin, không muốn tin rằng số phận lại tàn nhẫn như thế, không muốn tin rằng anh hai sẽ phải rời xa mình. Tôi đã biết trước nhưng tôi khong nói. Có lẽ tôi sợ. Tôi sợ rằng nếu mình nói ra, điều đó sẽ thành sự thật. Nhưng giấu giếm chẳng giúp chứng tôi thoát khỏi bàn tay của số phận, anh hai vẫn rơi vào trạng thái "đó".
Trước cửa phòng cấp cứu vẫn còn sáng đèn, bố mẹ tôi đang lo lắng đứng ngồi không yên, mẹ tôi dường như đã rất suy sụp. Bên cạnh bố mẹ, chị Cát đã khóc hết nước mắt. bộ váy cưới chưa kịp thay ra đã nhàu nhĩ và lấm lem vết bẩn. Nhìn ai cũng tiều tụy hơn hẳn. Nỗi đau này phải chăng là quá lớn đối với họ?
Lát sau, một vị bác sĩ già bước ra khỏi phòng cấp cưu, khuôn mặt ông hiện rõ vẻ thất vọng và áy náy. Ông cất gọng:
Xin lỗi các vị, dù chúng tôi đã cố hết sức nhưng...KHÔNG...
Lời vị bác sĩ bị ngắt quãng bởi tiếng hét của chị Cát, chị kêu lên một tiếng đầy tuyệt vọng rồi ngất lịm. Các bác sĩ vội vàng cấp cứu cho chị.
————
Trong phòng bệnh trắng toát nồng nặc mùi thuốc sát trùng, không khí yên lặng đến đáng sợ. Có một bệnh nhân đang nằm im lìm trên giường bệnh, đôi mắt nhắm nghiền, hơi thở nhẹ nhàng như có như không. Bên cạnh giường, một thiếu nữ đang ngồi trầm ngâm suy tư, hàng lông mày cau lại, đôi mắt hiện rõ vẻ lờ đờ, mệt mỏi. Bỗng, người trên giường có dấu hiệu chuyển mình, hàng mi khẽ rung động rồi mở ra, để lộ một đôi mắt đen láy.
Chị Cát cuối cùng cũng đã tỉnh. Tôi thở phào nhẹ nhõm, đôi lông mày cùng giãn ra chút ít. Chị nhìn tôi một cách đầy hi vọng như thể tôi là cái phao cứu sinh của chị khi đang bị trôi nổi trên biển vậy. Bằng chất giọng khàn khàn, chị yếu ớt hỏi:
Anh Quân đâu rồi em? Anh ấy đâu rồi?
Tôi nhìn chị, chị gầy quá. Chỉ qua một đêm, chị từ một người phụ nữ vô cùng hạnh phúc đã trở thành người đau buồn nhất thế gian. Tôi im lặng, tôi không biết nói ra như thế nào. Tôi không thể tưởng tượng nổi, rồi đây chị sẽ phản ứng thể nào, sẽ sống ra sao, sẽ đối mặt bằng cách nào. Tôi thầm oán trách ông trời, tại sao lại tàn nhẫn như thế? Bọn họ mãi mới đến được với nhau. Vậy mà, anh tôi còn chưa kịp hưởng một phút là chồng đã sắp phải rời xa dương thế còn chị Cát, chưa được bước chân vào nhà chồng đã sắp thành góa phụ. Bọn họ đâu có lỗi gì cơ chứ? Im lặng một hồi, tôi rốt cục cũng phải thông báo cho chị, cổ họng tôi bỗng khô rát.
Anh hai... đã rơi vào đời sống thực vật... suốt đời. Gia đình em đang chuận bị rút máy thở.Không. Không thể nào – chị Cát lắc đầu, khuôn mặt chị trắng bệch, nước mắt lăn dài trên hai gò má.Đừng khóc – tôi không đành lòng đưa tay ra lau nước mắt cho chị. Đâu là lần đầu tiên tôi có hành động quan tâm tới người khác, ngoài anh hai và bố mẹ tôi, đến cỡ này. Hơn sững lại một chút nhưng tôi nhanh chóng định thần, nói với chị Cát còn đang ngẩn ngơ – Anh hai sẽ không muốn thấy cảnh này đâu
Câu nói của tôi khiến chị òa lên khóc nức nở. Chị cố gắng nói trong tiếng khóc
Đừng mà... cha mẹ và em không thể làm vậy... anh ấy... sẽ sống... sẽ tỉnh lại mà.
Tôi không nói gì cả. Đây là tình yêu sao? Mù quáng tin vào một điều không thể trở thành sự thật. Anh hai đã không còn có thể tỉnh lại nữa rồi mà. Chị biết không.
Sau đấy tôi nói với chị rằng hôn lễ vẫn chưa xong, gia đình chúng tôi chấp nhận để chị tìm người mới, chị không phải là con dâu nhà họ Nguyễn này nữa, để không lỡ dở đời chị. Nhưng chị không nhận, một mực nói rằng mình đã là con dâu nhà này rồi, chị sẽ không đi đâu cả. Chị sẽ ở lại bên cạnh anh hai, chăm sóc anh, căm sóc cha mẹ, làm tròn trách nhiệm của một người con dâu, một người vợ. Hơn nữa, chị còn cầu xin cha mẹ tôi không rút máy thở của anh hai. Đời sống thực vật ũng được nhưng ít nất đó vẫn là hi vọng về tương lai cho hai người. biết đâu một ngày nào đó anh hai sẽ tỉnh lại.
Và thế là cả gia đình cũng như bệnh viện ấy đã quen cái cảnh một người phụ nữ sáng sớm nào cũng vào thăm chồng mình, nói chuyện với anh ta một lúc rồi mới đi làm. Chiều về cô lại vào với anh ta và ở đến tối mới về.
Nhưng sau khoảng nửa năm thì niềm vui đã ghé thăm gia đình tôi. Chị hạ sinh đứa con của người chị yêu – anh hai tôi – lúc này chị mới thú thật với gia đình rằng chị và anh hai đã có con trước khi cưới. Lúc đó, tôi thầm cảm ơn ông trời đã trao cho chúng tôi niềm hạnh phúc nhỏ bé này. Cảm ơn cú sốc đám cưới năm đó đã không cướp đứa trẻ khỏi chị.
Sau hai tháng nằm viện nhỉ ngơi chăm con, chị lại ngày ngày bế bé Minh Dương vào thăm anh, nói chuyện, chia sẻ với anh về sự lớn khôn của con trai hai người. Thời gian trôi qua, Dương đã lớn, nó rất quấn quýt với bố, đến nỗi nó không chịu đi mầm non để ở với bố. gia đình chúng tôi cũng đành để vậy, vì chúng tôi biết, thời gia của anh không còn nhiều.
Nhưng bất chấp cố gắng của chị, của con trai anh, của gia đình chúng tôi, anh hai đã qua đời khi bé Dương được 4 tuổi, sau hơn năm năm nằm viện. Anh hưởng dương 30 tuổi.
Đám tang anh, mọi người trong nhà, họ hàng gần xa, bạn bè thời còn đi học của anh, chị Cát và tôi đến đầy đủ. Không khí nhuốm màu tang thương, tuyệt vọng. Chị Cát khóc ngất, bé Dương khóc nức ở, gào thét đòi trả lại ba cho nó. Nhưng ba nó đã đi rồi, làm sao có thể trả lại được cơ chứ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro