Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

TRUYỆN SỐ 11: NGÔI MỘ PHONG THỦY

Những ngày cuối năm, khi cái se lạnh của mùa đông vẫn còn vương trên từng ngọn cỏ, tôi có dịp cùng gia đình về Phan Thiết, thành phố ven biển nổi tiếng với những bãi cát trắng trải dài và khí hậu ấm áp quanh năm. Chuyến đi lần này không chỉ là dịp tảo mộ ông bà tổ tiên do ông cậu lớn tổ chức, mà còn là cơ hội để gia đình sum vầy, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm cũ.

Mộ của ông bà cố tôi nằm trong một khuôn viên nghĩa trang lâu năm. Khi mọi người đang quét dọn, cắt cỏ dại xung quanh, mẹ nhờ tôi đi xách nước để các cậu, các dì rửa mộ cho ông bà. Trên đường trở về với hai thùng nước nặng trĩu, tôi chợt dừng chân khi nhìn thấy một ngôi mộ nằm lẻ loi giữa cồn cát trắng xóa. Không có cây cối, không bia đá rõ ràng, chỉ có một tấm đá nhỏ bạc màu, phủ đầy rêu xanh và cát bụi, trông như đã bị bỏ quên từ lâu. Khung cảnh ấy lặng lẽ, cô quạnh đến kỳ lạ, khiến lòng tôi dấy lên một cảm giác khó tả – vừa tò mò, vừa rờn rợn.

Tối hôm đó, cả nhà quây quần bên mâm cơm, tiếng cười nói rôm rả xua tan cái lạnh của gió biển. Nhớ đến ngôi mộ kỳ lạ hồi sáng, tôi bất giác lên tiếng:

- "À, các cô, các bác, hồi sáng lúc đi xách nước, con thấy một ngôi mộ kỳ lắm!".

Tôi mô tả lại hình dáng ngôi mộ cho mọi người cùng nghe. Nghe xong, ông Tư – một người cậu bên ngoại của tôi, bỗng dừng đôi đũa trong tay, rồi nhìn tôi, ánh mắt trầm ngâm, pha chút nghiêm trọng, ông nói:

- "Cháu thấy ngôi mộ đó à?! Có lại gần không?!".

Tôi ngạc nhiên nói:

- "Dạ không! Có chuyện gì sao ạ?!".

- "Vậy thì tốt! Đừng tò mò hay lại gần ngôi mộ đó, không tốt đâu!".

Cả bàn cơm bỗng im lặng, chỉ còn tiếng gió biển rít qua ô cửa. Khi tôi định hỏi thêm, mẹ mỉm cười, phá tan bầu không khí căng thẳng:

- "Cậu Tư kể cháu nó nghe đi, nó là tác giả viết truyện ma đó. Biết đâu câu chuyện của cậu, lại giúp cháu nó có cảm hứng!".

Ông Tư nghe vậy chỉ cười nhẹ, nhưng ánh mắt vẫn ánh lên vẻ đăm chiêu khó giấu. Sau một khoảng lặng, ông đặt đôi đũa xuống, chậm rãi nhấp một ngụm trà, rồi bắt đầu kể. Lời kể của ông mang theo một hơi lạnh lạ kỳ, tựa như cơn gió từ cồn cát xa xôi thổi tới, từng câu từng chữ đều trĩu nặng như chứa đựng cả một bí mật bị chôn giấu.

Tôi lặng người lắng nghe câu chuyện – câu chuyện về một gia đình giàu có, nhưng chính vì lòng tham không đáy và những ảo tưởng mù quáng về phong thủy mà họ phải gánh chịu một kết cục bi thảm.

Và bây giờ, tôi xin mời bạn cùng bước vào câu chuyện ấy, câu chuyện mang tên "Ngôi Mộ Phong Thuỷ"...

Vào những năm thập niên 80 về trước, cũng tại vùng đất Phan Thiết này, không ai mà không biết đến gia đình họ Lê. Nổi danh không chỉ bởi khối tài sản khổng lồ, mà còn bởi quyền lực vượt trội, gia đình này từ lâu đã giữ vai trò như một "nền kinh tế chủ" của cả vùng. Truyền thống làm muối biển và sản xuất mắm cá xuất khẩu đã đưa tên tuổi của dòng họ vượt ra ngoài biên giới, trở thành biểu tượng cho sự giàu có và thịnh vượng. Không chỉ dừng lại ở đó, họ Lê còn sở hữu một xưởng đóng tàu lớn nhất vùng, với hàng trăm người làm công, và có mối quan hệ thân thiết với các quan chức địa phương, để hậu thuẫn vững chắc cho công việc làm ăn của họ.

Đứng đầu gia đình là cụ cả Lê – một nhân vật khiến cả vùng vừa kính trọng, vừa sợ hãi. Không ai dám gọi thẳng tên ông, bởi lẽ cái uy quyền của cụ cả Lê không chỉ đến từ tài sản mà còn từ tính cách độc đoán, đa nghi, và gia trưởng. Cụ có thú vui chơi phong thủy, coi đó là "chìa khóa" cho sự giàu sang và là tấm khiên bảo vệ vững chắc cho danh vọng của dòng họ Lê.

Tuy nhiên, trong bóng dáng quyền lực ấy, lại có những mảng màu đối lập. Đó là người vợ của cụ cả - bà cả Lê. Bà là người phụ nữ nhân từ, luôn âm thầm giúp đỡ những người nghèo khổ trong vùng, khi những người ăn kẻ ở trong nhà gặp nạn, bà sẵn sàng lén lấy tiền giúp đỡ, sự nhân hậu của bà được mọi người kính yêu và vô cùng tôn trọng.

Cụ cả có ba người con, hai trai, một gái, lớn nhất là cậu cả Lê Hà, cậu là người được cụ cả yêu quý nhất. Cũng bởi tính cách của cậu thừa hưởng gần như trọn vẹn từ cha:, toan tính, giả tạo và luôn biết cách làm vừa lòng cụ cả, hơn nữa cậu còn luôn khôn khéo trong những bữa tiệc tiếp đãi quan chức, khiến cụ cả càng tự hào về người thừa kế của mình.

Người con thứ hai là cậu Lê Giang, trái ngược hoàn toàn với người anh đa mưu, độc đoán, cậu hai lại hiền lành, nhút nhát, và đặc biệt cậu rất thương mẹ và luôn ủng hộ mẹ mình, nên cậu hai thường xuyên trở thành nơi trút giận của cụ cả, bởi lẽ ông không thể hiện được "uy quyền" mà cụ mong muốn.

Cô út Lê Hằng thì lại là một câu chuyện khác. Được nuông chiều từ bé, cô trở nên kiêu kỳ, ham chơi, và sống theo lối gió chiều nào xoay chiều đó. Sự nổi loạn của cô là mối lo ngại âm ỉ trong lòng bà cả, nhưng cụ cả thì dường như không buồn để tâm, vì với cụ, con gái chỉ là "phận mười hai bến nước", chẳng thể làm nên trò trống gì. Mỗi khi bà cả nhắc đến việc phải giáo dục cô út Hằng một cách nghiêm khắc, thì cụ cả chỉ cười khẩy:

- "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Cái con đó, rồi cũng chỉ là người nhà khác thôi, chẳng làm được gì cho dòng họ Lê này!".

Những lời nói ấy không chỉ khiến bà cả chạnh lòng, mà còn để lại một nỗi buồn sâu thẳm trong lòng cô út Lê Hằng. Cô biết rõ, trong mắt cha mình, cô mãi mãi chỉ là một cái bóng mờ, không bao giờ được coi trọng như hai người anh trai. Cho nên cô càng ngang tàng hơn, cốt chỉ để làm cụ Cả để ý, nhưng cô đâu biết rằng, tính cách đó của cô, dần dần trở thành cái gai trong mắt cụ cả.

Những bữa tiệc tại nhà họ Lê là nơi quy tụ của các quan chức cấp cao. Rượu vang chảy như suối, tiếng cười nói vang vọng trong không khí xa hoa, nhưng đằng sau đó là những bí mật mà không phải ai cũng dám hé môi. Những mối làm ăn, những lời hứa hẹn, và đôi khi, những việc làm thất đức – tất cả đều được quyết định qua những buổi tiệc như thế.

Ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy", khi nhiều người cùng thế hệ chỉ còn tìm vui bên điếu thuốc lào hay bàn cờ tướng, thì cụ cả Lê lại đắm mình trong một thú vui đặc biệt – sưu tầm những vật phẩm phong thuỷ kỳ lạ. Căn biệt phủ rộng hơn 1000m² của cụ, là cả một kho báu trưng bày các món đồ phong thuỷ mà cụ xem như bùa hộ mệnh. Từ bức tượng đá chạm khắc tinh xảo, chiếc chuông đồng cổ, đến những lá bùa trấn trạch do các thầy phong thuỷ giới thiệu, tất cả đều được cụ cẩn thận sưu tầm và bày biện.

Không ít lần, cụ mời các thầy phong thuỷ nổi danh từ khắp nơi về để chỉnh trang nhà cửa, đặt để các món đồ theo vị trí "đắc địa" mà họ phán. Mỗi người một ý, mỗi thầy chỉ một hướng, nhưng cụ đều răm rắp tin theo. Tiền công mà các thầy nhận được từ cụ cả luôn hậu hĩnh, đủ để họ ca ngợi cụ là một "đại gia phong thuỷ" trong vùng. Tuy nhiên, cụ cũng chẳng phải người dễ bị qua mặt – nếu phát hiện kẻ nào chỉ phán bừa, phán bậy để trục lợi, hậu quả dành cho họ sẽ vô cùng thảm khốc.

Dân làng không biết, các thầy phong thuỷ kia thực sự có tài hay chỉ là người ăn may, nhưng một điều không thể phủ nhận: cụ cả Lê càng già, gia đình họ Lê càng giàu.

Một buổi chiều nọ, cụ cả Lê đang đi kiểm tra xưởng đóng tàu lớn nhất của gia đình – niềm tự hào mà cụ luôn xem như báu vật. Xưởng tàu nhộn nhịp tiếng búa đập, tiếng gỗ cưa, hòa lẫn mùi hăng hắc của sơn và dầu máy. Cụ chống gậy, đủng đỉnh đi từng bước chậm chạp, quan sát cách công nhân làm việc, lâu lâu cụ đưa gậy chỉ chổ này, mắng chỗ kia làm đám thợ sợ chết khiếp, không ai dám cãi một lời. Bỗng ngoài cổng xưởng, có một chàng trai trẻ lạ mặt xuất hiện.

Anh ta trông chừng hơn 20 tuổi, dáng người cao gầy, nổi bật với chiều cao gần 1m8 – một dáng vóc hiếm gặp vào đầu thập niên 80. Khoác lên mình bộ vest trắng chỉn chu, đầu đội mũ rộng vành, tay xách một chiếc vali sắt, chàng thanh niên khiến người ta vừa tò mò, vừa dè dặt. Một người thợ tưởng là khách đến xem tàu liền mời anh vào, nhưng thay vì nhìn ngắm kỹ lưỡng, chàng thanh niên chỉ dạo một vòng quanh xưởng, ánh mắt như đang quan sát điều gì đó rất đặc biệt. Rồi đột nhiên, anh ta lên tiếng, giọng nói bình thản:

- "Tối nay, xưởng tàu này có điềm gặp hỏa hoạn!".

Câu nói ấy như một cú sét giữa trời quang. Đám thợ trong xưởng lập tức dừng tay, nhiều người tỏ vẻ khó chịu ra mặt. Một vài người thậm chí quát lên:

- "Thằng ôn con này, cậu ăn nói xà lơ gì thế hả?! Xưởng này hoạt động bao nhiêu năm nay, chưa từng xảy ra chuyện hỏa hoạn!".

- "Này, đừng có thối mồm nhá! Anh em đâu, lôi cổ thằng này lên đồn đi!" - Một người thợ lớn tuổi hơn quát.

Không khí căng thẳng dâng cao, vài người nghe tiếng quát của lão thợ già, liền hùa vào bắt chàng thanh niên đưa lên đồn công an vì tội gây rối. Đúng lúc ấy, cụ cả Lê xuất hiện. Cụ chậm rãi, chống gậy đi tới, mắt nhìn lướt qua chàng thanh niên một lượt, rồi trầm giọng hỏi:

- "Thanh niên kia, cậu là ai?! Dựa vào đâu mà dám phán mấy lời xằng bậy như vậy?! Có biết hậu quả khi dám nói như thế không?!".

Chàng thanh niên mỉm cười, không chút sợ hãi, chậm rãi nói:

- Toàn bộ xưởng tàu của ông đều làm bằng gỗ, thuộc hành Mộc. Trong xưởng lại treo tổng cộng 43 chiếc đèn dầu lớn – mà đèn chính là biểu tượng của hành Hỏa, con số 43 cũng thuộc hành Hỏa, nghĩa là Đại Hỏa. Theo ngũ hành, Mộc sinh Hỏa, nên càng dễ kích thích lửa bùng lên, nhất là trong mùa hanh khô, khi gió biển thổi mạnh. Nếu đèn rớt xuống, cháy là chuyện không thể tránh khỏi. Nhưng may mắn cho ông, trong xưởng có một giàn cây sanh nhỏ – cây này thuộc hành Thủy, mà Thủy khắc Hỏa, nên vẫn còn có thể hóa giải phần nào!".

Cụ cả Lê nghe xong thì cười phá lên, quát:

- "Giải thích nghe cũng lọt tai lắm, nhưng lão già này đâu phải dễ dắt mũi, chúng mày đâu, gông cổ nó lại cho ông! Đêm nay mà không cháy, thì mai lôi nó lên đồn!"

Lệnh cụ cả vừa ban ra, cả đám thợ hùa nhau vào bắt trói chàng thanh niên lại, nhưng kỳ lạ là người thanh niên này không hề chống cự, bình thản ngồi trong một góc phòng đợi.

Đêm ấy, khi mọi người đã về nghỉ, một cơn gió lớn bất ngờ thổi qua khu vực xưởng. Những chiếc đèn dầu treo gần mái hiên chao đảo dữ dội. Không may, có một chiếc đèn đã cũ, đứt dây rớt xuống, vỡ tan tành, dầu bên trong văng ra, gặp phải một vũng dầu máy rơi vãi dưới nền làm lửa bùng lên dữ dội, nuốt trọn những tấm gỗ khô gần đó. Ngọn lửa lan nhanh, tiếng nổ lép bép vang vọng khắp xưởng làm những thợ gác đêm đang ngủ thì giật mình thức dậy, vội vã chạy tới kiểm tra. Thấy lửa bốc cao đỏ rực, nhuộm cả góc trời, họ hốt hoảng gọi nhau lấy nước và cát để dập lửa.

Thế nhưng, nhờ giàn cây sanh mà chàng thanh niên nhắc tới, được treo quanh gần khu vực phát cháy, đã giúp làm giảm nhiệt và ngăn lửa lan sang các khu vực khác. Sau gần một giờ cứu lửa khẩn cấp, ngọn lửa mới được khống chế hoàn toàn.

Sáng hôm sau, cụ cả Lê nghe đám thợ báo cáo về vụ hỏa hoạn, lòng kinh hãi xen lẫn sững sờ. Những lời của chàng thanh niên hôm trước như vẫn vang vọng trong đầu cụ, khiến cụ không khỏi rùng mình. Không chần chừ, cụ cả Lê ra lệnh thả anh ta ngay lập tức và đưa đến nhà lớn để gặp.

Khi chàng thanh niên được đám thợ tàu dẫn đến, dáng vẻ vẫn điềm tĩnh như chưa hề có chuyện gì xảy ra, cụ cả Lê không đợi thêm giây phút nào, vội chạy lại nắm lấy tay anh, giọng đầy khẩn khoản:

- "Cậu thật là bậc thầy! Xin cậu bỏ qua cho lão già này... Đừng chấp nhặt cái tính nóng nảy của tôi!"

Cậu cả Lê Hà, đứng bên cạnh, cũng vội lên tiếng, lời lẽ khẩn thiết thay cho cha mình:

- "Xin cậu lượng thứ cho cha tôi! Do ông đã gặp phải nhiều kẻ lừa đảo, ăn nói tầm bậy, nên đâm ra cảnh giác mà nghi ngờ cậu!".

Chàng thanh niên chỉ khẽ mỉm cười, gật đầu, ánh mắt thâm sâu khó đoán, khiến cả hai cha con cụ cả Lê càng thêm kính nể. Sự bình thản của anh như một lời khẳng định: "Tài năng của ta, là một điều không cần đến bất kỳ lời nói hoa mỹ nào để chứng minh".

Cụ cả Lê khẩn khoản mời chàng thanh niên ngồi vào chiếc bàn gỗ nghìn năm tuổi mà cụ phải đặt của thương lái Trung Quốc mới có được. Rồi cụ tự tay rót chén trà thơm, đặt lên bàn trước mặt vị khách trẻ tuổi. Cụ nói:

- "Mời thầy dùng tý trà lài sen thơm!"

Chàng thanh niên cười nhẹ, thản nhiên cầm ly trà, hớp một ngụm rồi nói:

- "Tôi tên là Cường, chỉ là một người xem phong thủy, không dám nhận thầy bà gì cả!".

Cụ cả Lê hơi khựng lại, từ trước đến giờ, những người đến gặp cụ đều tự xưng là "Thầy", vỗ ngực nói rằng, đã từng học phong thủy từ các bậc danh sư bên Trung Quốc hay Thái Lan, hoặc ít nhất cũng khoe mình được truyền nghề từ những dòng họ nổi tiếng. Nhưng chàng thanh niên này lại khiêm tốn đến lạ, chỉ nói đơn giản rằng mình là "người xem phong thủy".

Dẫu bên ngoài cụ tỏ ra cảm phục tài năng, nhưng khi nghe chàng thanh niên tên Cường kia giới thiệu, thì tính đa nghi vốn có của cụ lại nổi lên, khiến cụ không khỏi thầm đặt câu hỏi: "Quái lạ! Cái thằng nhóc này, có khi nào là ăn may khi đoán trúng vụ cháy hôm qua không?!".

Như đọc được suy nghĩ của cụ, chàng thanh niên tên Cường khẽ mỉm cười, đứng dậy, bước một vòng quanh phòng khách, ánh mắt lướt qua từng góc nhà rồi thong thả ngồi xuống, cất giọng trầm tĩnh:

- "Nhà cụ bài trí rất đẹp, nhưng tiếc là có một vài điểm chưa hợp phong thủy!".

Cụ cả nhướng mày, trong lòng thoáng chút khó chịu, nhưng vẫn giữ im lặng lắng nghe. Chàng thanh niên tiếp lời:

- "Này nhé! Cụ treo gương bát quái ở hướng Đông Bắc, hướng này không hợp với mệnh của cụ. Thay vì chỉ chặn sát khí, thì nó vô tình chặn luôn dòng khí tốt trong nhà, khiến cụ dễ gặp chuyện bất an trong đường công danh!"

Rồi chỉ tay về phía tủ thờ lớn, anh ta cười nói:

"Còn nữa, cụ để một bức tượng đồng trấn trạch gần ngay tủ thờ, cốt để trấn lại điều không hay trong gia đạo, nhưng lại không biết, đã có ai làm vị trí của nó lệch về phía Tây Nam hết 15 độ, đây là hướng khắc khẩu với mạng của chủ nhà, tạo ra sự xung đột trong gia đình, vợ chồng không hòa thuận! Chồng làm thì vợ trách, vợ làm thì chồng nghi ngờ!".

Những lời nhận xét nhẹ nhàng nhưng sắc bén như mũi kim chạm đúng yếu nguyệt. Cụ cả choáng váng không nói nên lời, cả đời cụ tự hào rằng mình bài trí phong thủy vô cùng vững chắc, nhưng giờ đây khi nghe chàng thanh niên tên Cường lý giải, cụ cả như cây giữa trời bão, cứng đờ hết cả người.

Khi cụ còn đang sững sờ, chàng thanh niên ngồi bắt chân lên, giọng điềm đạm tiếp tục:

- "Cậu cả Lê Hà đây, tháng trước đi buôn muối, chẳng may gặp phải cướp. Nhưng cậu còn sống để trở về, có biết là vì sao không? Là nhờ sợi dây chuyền vàng mà mẹ cậu đã tặng."

Cậu cả Lê Hà đang đứng gần đó bỗng cứng đờ, mặt tái xanh như tàu lá chuối. Lời nói của chàng thanh niên như một nhát dao xuyên thẳng vào ký ức mà cậu đã cố giấu kín...

Hôm đó, cậu nhận lệnh cha đi buôn muối xuống Sài Thành, dẫn theo cả một đoàn người. Đường xa, vất vả, nhưng cũng thể so được với thảm cảnh chờ sẵn phía trước.

Khi đoàn vừa đến đoạn đường vắng giữa rừng, lũ cướp xuất hiện như những bóng ma, lao ra chặn đường. Chúng đông, hung hãn, và không để bất kỳ ai kịp trở tay. Tiếng la hét, tiếng dao kiếm vang lên trong bóng tối, máu chảy nhuộm đỏ cả mặt đất, cậu cả Lê, trong lúc hỗn loạn, chỉ kịp rút con dao nhỏ bên mình để tự vệ. Nhưng rồi một tên cướp to lớn lao đến, tay vung dao đâm thẳng về phía cậu, lưỡi dao sáng loáng tưởng chừng đã cắm sâu vào ngực, nhưng không hiểu vì sao, cậu chỉ cảm thấy một lực va chạm mạnh mẽ nơi lồng ngực.

Cậu đưa tay sờ lên, và giật mình nhận ra lưỡi dao đã đâm trúng mặt dây chuyền vàng mà mẹ cậu tặng trước khi cậu lên đường. Mặt dây chuyền nứt vỡ, nhưng chính nó đã chặn lại nhát dao chí mạng. Không dám nghĩ ngợi lâu, cậu cả Lê lập tức ngã xuống, giả chết giữa đám thi thể.

Cả đêm hôm đó, cậu nằm im không nhúc nhích, mặc cho máu và tiếng thở hổn hển của lũ cướp xung quanh. Khi trời sáng, lũ cướp bỏ đi, để lại một cảnh tượng kinh hoàng. Cậu cả lết mình đứng dậy, nhìn quanh chỉ thấy những người đồng hành đã bỏ mạng. Mắt cậu cay xè, nhưng không còn cách nào khác, đành phải lần đường trở về gia đình, mang theo sự sống sót như một điều kỳ diệu.

Giờ đây, khi nghe chàng thanh niên Cường nhắc lại từng chi tiết, cậu cả Lê như không thể đứng vững, vội quỳ thụp xuống, miệng lắp bắp:

"Cậu... Cậu! Con lạy Cậu! Cậu nói đúng quá! Lần đó, nếu không phải con dao của lũ cướp đâm trúng mặt dây chuyền, thì giờ con đã không còn mạng để đứng đây nữa!".

Cụ cả Lê nhìn con trai cả của mình – người cả đời chẳng biết sợ ai, giờ lại quỳ gối, run rẩy trước những lời chàng thanh niên nói. Đầu óc cụ như quay cuồng, nhưng ngay sau đó, một ý nghĩ lóe lên, khiến cụ mừng thầm trong bụng: "Trời đã thật sự đưa người này đến để giúp ta!".

Cụ cố gắng lấy lại phong thái uy nghi, bật cười vui vẻ, rồi chậm rãi lên tiếng:

- "Không biết cậu Cường đây sắp tới có bận việc gì không?!".

Chàng thanh niên nghe hỏi thì khẽ cười, đáp lời với vẻ điềm tĩnh:

- "Thưa cụ, tôi chỉ là kẻ bộ hành, đi đến đâu thì có duyên xem phong thủy cho người ở đó, chẳng có kế hoạch gì cụ thể!".

Nghe vậy, cụ cả càng mừng rỡ, đôi mắt ánh lên niềm hy vọng:

- "Thế thì cũng thật trùng hợp. Lão và cậu xem ra cũng có duyên lớn. Không biết cậu có thể bớt chút thời gian ở lại đây vài hôm, xem qua phong thủy trong nhà lão được không? Thú thật, dạo gần đây, nhà lão thực sự gặp phải nhiều việc không hay!".

Cậu cả Lê Hà đứng cạnh, nghe cha mình nói, liền nhanh chóng tiếp lời, giọng lễ phép:

- "Thưa cậu, mong cậu đừng từ chối. Gia đình con xin gửi cậu thù lao đầy đủ, chỉ mong cậu giúp nhà con vượt qua những khó khăn này!".

Cường mỉm cười nhẹ nhàng, không hề tỏ ra khó chịu trước những lời nài nỉ. Anh gật đầu đồng ý, chấp nhận ở lại, dành thời gian để giúp gia đình cụ cả Lê cải thiện phong thủy trong nhà.

Từ việc điều chỉnh những điểm chưa hợp lý trong bố cục, đến việc đưa ra lời khuyên sâu sắc, chàng thanh niên nhanh chóng khiến cả nhà phải ngạc nhiên. Như việc anh khuyên cụ cả chuyển gương bát quái từ hướng Đông Bắc sang hướng Đông Nam, vì hướng này hợp với cụ cả, sẽ giúp gia đình tăng vượng khí và hóa giải những xung khắc tiềm ẩn. Tủ thờ lớn được di dời nhẹ sang một góc khác, kết hợp với việc đặt thêm một chiếc bình sứ trắng, biểu tượng của hành Kim, để tăng sự ổn định và thu hút tài lộc. Trước cổng nhà, Cường cho đặt một đôi kỳ lân nhỏ, như một lá chắn bảo vệ gia tộc khỏi tà khí.

Với sự am hiểu phong thủy của mình, Cường không chỉ điều chỉnh lại bố cục trong nhà, mà còn trao cho ba người con của cụ những vật phẩm phong thủy đặc biệt, giúp họ cải thiện vận mệnh.

Đầu tiên là cậu hai Lê Giang, Cường tặng cậu ta một chiếc vòng tay bằng đá thạch anh trắng, Cường nhấn mạnh:

- "Đường học hành của cậu hai bị nghẽn khí, vì thiếu đi khí danh vọng. Chiếc vòng này sẽ giúp cậu khai thông trí tuệ, mở khí danh vọng!".

Quả nhiên, từ khi đeo chiếc vòng, cậu hai Giang, học đâu nhớ đó, làu làu lịch sử, kinh hỷ hơn là cậu nhận được tin trúng tuyển vào một trường đại học danh giá ở Sài Gòn. Trước đó, cả gia đình vô cùng lo lắng vì kết quả thi cử bị chậm trễ, nhưng giờ đây, niềm vui bất ngờ tràn ngập cả nhà. Cụ cả Lê không giấu nổi niềm tự hào, vuốt bộ râu trắng bạc, cụ cười bảo:

- "Nhờ có cậu Cường mà nhà này đã có người đỗ đạt cao! Thằng Giang đúng là có quý nhân phù trợ!".

Cô út Lê Hằng thì được Cường tặng một chiếc trâm cài đầu, làm từ gỗ đàn hương, nhỏ gọn nhưng đầy tinh tế. Anh mỉm cười, nói:

- "Thứ này sẽ giúp cô kiềm chế tính nóng nảy và mang lại sự hài hòa trong tâm hồn và suy nghĩ!".

Lúc đầu cô út khá kênh kiệu, không thèm đeo cái trâm cài phong thủy, nhưng dưới sức ép của cụ cả, cô út đành phải nghe theo. Chẳng ngờ rằng từ ngày đeo chiếc trâm đó, cô út Hằng bỗng thay đổi hoàn toàn. Từ một cô gái ngang tàng, kiêu kỳ, cô trở nên thùy mị, nết na, luôn phụ mẹ làm việc nhà. Bà cả vui mừng khôn xiết, mỗi lần nhìn con gái, bà đều không giấu được những giọt mắt hạnh phúc:

- "Ơn giời! Nhờ cái trâm cài của cậu Cường, mà con gái tôi đã tu tâm, dưỡng tính rồi!".

Đối với cậu cả Lê Hà, người con mà cụ cả kỳ vọng nhất, Cường tặng một đồng xu cổ bằng đồng, trên đồng xu được khắc những ký hiệu phong thủy đặc biệt. Anh nói:

- "Cậu giữ kỹ đồng xu này, nó sẽ giúp cậu khai vận tài lộc, đưa ra quyết định đúng đắn trong làm ăn!".

Cậu cả Lê Hà từng chứng kiến tài năng của Cường nên không dám nghi ngờ, lập tức làm ngay một sợi dây bằng vàng, rồi xỏ đồng xu vào, đeo lên cổ. Từ ngày có đồng xu đó, cậu cả Lê Hà liên tiếp gặp may mắn, như trong một đợt đấu giá đất tại thị xã, cậu trúng liền hai mảnh đất vàng với vị trí đắc địa mà ai cũng thèm muốn với giá cực thấp. Không chỉ vậy, những mối quan hệ trong giới quan chức của cậu ngày càng rộng mở, cậu còn được đề cử cho chức chủ tịch xã sắp tới, làm cả nhà vô cùng hãnh diện.

Không chỉ ba người con, mà ngay cả cụ cả Lê cũng thấy rằng, công việc làm ăn của mình suôn sẻ một cách bất ngờ. Những phi vụ lớn nhỏ, từ trong nước đến ngoài nước, đều trôi chảy không chút trở ngại, những sự may mắn từ gia đạo đến công việc làm ăn, khiến cụ cả ngày càng tin rằng gia đình mình thực sự có quý nhân phù trợ, và quý nhân đó không ai khác chính là Cường.

Mỗi lời nói của Cường bây giờ là một mệnh lệnh, mà cụ cả không bao giờ dám cãi lại. Không những thế, cụ còn ra một nghiêm lệnh với tất cả mọi người trong nhà, từ con cái đến kẻ ăn người ở:

- "Từ nay, tất cả mọi người trong nhà này, bất kể lớn nhỏ, phải gọi Cường là "cậu Cường". Ông cấm tất cả chúng mày gọi trống không hay thiếu lễ độ với cậu. Ai trái lời thì đừng trách ông!".

Cả nhà đều cúi đầu vâng dạ. Không ai dám trái ý cụ cả, và cho dù cụ không dặn thì cũng chẳng ai dám có ý nghĩ khinh thường cậu Cường, vì giờ đây Cường không đơn thuần là một vị khách nữa, mà đã trở thành người đức cao vọng trọng được cả gia đình họ Lê hết lòng tôn kính.

Từ ngày chàng thanh niên Cường đặt chân vào nhà, gia đình cụ cả Lê liên tiếp đón nhận những thay đổi kỳ diệu. Thế nhưng, trong lòng cụ cả vẫn canh cánh một chuyện, đó là cải tạo lại mộ phần tổ tiên.

Từ lâu, cụ cả Lê đã ấp ủ một ý định lớn lao, – cải táng mộ phần tổ tiên sang một vị trí phong thủy tốt hơn. Trong tâm trí cụ, đây không chỉ là một cách để bày tỏ lòng hiếu kính, mà còn là cơ hội để củng cố sự thịnh vượng, giữ vững vị thế giàu có và quyền lực của gia tộc họ Lê trên đất Phan Thiết.

Cụ không tiếc tiền của, sai người lùng sục khắp nơi để tìm những thầy địa lý giỏi, nhưng nhiều tháng trôi qua vẫn chẳng thu được kết quả. Những người được giới thiệu đến, kẻ thì kiến thức nửa vời, kẻ lại chỉ là hạng lừa đảo, khiến cụ không khỏi thất vọng.

Một ngày nọ, giữa cái nắng gay gắt của mùa khô miền Nam Trung Bộ, một người đàn ông lạ mặt xuất hiện trước cổng nhà cụ. Người này tuổi đã trung niên, khoác bộ áo dài nâu đã bạc màu vì bụi đường, dáng vẻ cương nghị và toát lên nét thâm trầm. Chưa đợi cụ cả hỏi, người đàn ông đã chắp tay cúi chào và nói:

- "Thưa cụ, tôi nghe nói cụ đang tìm đất tốt. Tôi từ miền Bắc xa xôi lặn lội vào đây, mong được giúp cụ tìm một mảnh đất "long mạch" hoàn hảo!".

Cụ cả như người chết đuối vớ được phao, không giấu được niềm vui sướng. Cụ lập tức mời vị thầy địa lý vào nhà, đón tiếp vô cùng hậu hĩnh.

Sau nhiều ngày khảo sát, ông thầy ấy dẫn cụ đến một cồn cát lớn ven biển, nơi ông khẳng định là vùng đất hiếm có. Đứng trên cồn cát rộng mênh mông, cụ cả không khỏi sững sờ trước vẻ đẹp kỳ lạ của nó. Cồn cát trải dài ngút tầm mắt, xung quanh không một bóng cây, chỉ có tiếng sóng biển xa xa vọng lại, mang theo hơi thở mặn mòi của đại dương.

Ông thầy địa lý đứng giữa cồn cát, đưa tay chỉ về phía trước và nói với giọng chắc nịch:

- "Thưa cụ, tôi khẳng định đây là vùng đất tụ khí trời đất, được gọi là thiên bảo long mạch, hội tụ đủ năng lượng từ đất và biển, nếu đặt mộ tổ tiên ở đây, gia tộc cụ sẽ đời đời phú quý."

Lời nói ấy như một tia sáng chiếu rọi, thắp lên hy vọng lớn lao trong lòng cụ cả. Cụ không chỉ trả công ông thầy địa lý một cách hậu hĩnh, mà còn dành cho ông những lời cảm tạ đầy trọng thị. Sau khi ông thầy rời đi, cụ cả lập tức ra lệnh chọn ngày giờ tốt, chuẩn bị lễ vật thật chu đáo cho sự kiện quan trọng nhất đời mình – lễ cải táng mộ tổ tiên.

Thế nhưng, niềm vui ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Ngay khi gia đình cụ bắt đầu những công đoạn đầu tiên, những hiện tượng kỳ lạ và đáng sợ bắt đầu xảy ra...

Lần thứ nhất đó là lúc cụ cả Lê thuê một nhóm thợ đào mộ để chuẩn bị khai quật. Khi chiếc xẻng đầu tiên vừa chạm vào lớp đất, thì có một người thợ bỗng hét lớn, buông rơi dụng cụ, mặt tái mét như vừa nhìn thấy điều gì kinh khủng. Anh ta run rẩy, giọng nói đứt quãng:

- "Này, hình như... tôi vừa thấy có bàn tay ngoi lên khỏi mặt đất...!"

Những người còn lại trong nhóm bán tín bán nghi, một số cười khẩy, cho rằng anh ta nhát gan nhìn nhầm. Thế là cả nhóm tiếp tục đào, nhưng chỉ được một lúc một người thợ khác bỗng biến sắc. Anh lảo đảo ngã ngồi xuống đất, chỉ tay vào hố, giọng lạc đi:

"Trời ơi! Đúng là có một bàn tay... đen sì, vừa ló ra khỏi đất!".

Một người thợ khác, tiến tới để kiểm chứng, vừa bước đến gần, bỗng cảm thấy chân mình như bị ai đó giữ chặt. Anh hoảng loạn vùng vẫy, nhưng càng giãy, lực kéo càng mạnh. Tiếng anh gào lên thất thanh:

"Cứu tôi! Có cái gì đó bám vào chân tôi!".

Cả nhóm hoảng loạn, không ai dám đến gần hố đất nữa. Một vài người ngó vào, nhưng chỉ thấy đất cát bình thường, không có bất cứ dấu hiệu nào lạ. Tuy vậy, bầu không khí lạnh lẽo và cảm giác nặng nề bao trùm khiến tất cả đều rùng mình. Người thợ già nhất, vội chạy về báo với cụ cả:

- "Thưa cụ, chuyện này kỳ lạ quá. Tôi làm nghề bao năm, chưa từng thấy chuyện gì kỳ quái như vậy. Xin phép cụ cho chúng tôi không làm nữa, chúng tui hãi lắm rồi"

Dù cụ cả quát tháo, cố gắng trấn an và thúc giục họ làm tiếp, nhưng không ai dám động vào hố đất nữa. Nhóm thợ vội thu dọn đồ đạc, bỏ về, để lại cụ cả đứng giữa nhà, lòng đầy tức giận.

Cho rằng mình đã quên cúng kiến, xin phép ông bà, nên lần thứ hai, cụ cả chọn ngày lành tháng tốt, chuẩn bị đầy đủ đồ cúng và lễ vật. Nhưng ngay trước lúc dọn đồ cúng làm lễ bốc mộ, một trận bão lớn bất ngờ ập đến. Gió mạnh cuốn phăng toàn bộ bàn thờ và dụng cụ, để lại cồn cát trống trơn như chưa từng có ai chuẩn bị ở đó.

Đêm nọ, cụ cả Lê thắp một nén hương trên bàn thờ trong nhà, cụ lâm râm khấn xin ông bà tổ tiên cho phép dời mộ để tốt hơn cho gia đình, thì ngay trong đêm đó, gia đình cụ gặp nhiều chuyện đáng sợ. Đầu tiên là tiếng đập cửa inh ỏi vào giữa đêm khuya; hai ba lần, người làm trong nhà chạy ra, mở cửa, nhưng lần nào bên ngoài chỉ là khoảng không đen đặc, không một bóng người.

Cô út Hằng đang đêm khuya thì buồn tiểu, bèn thơ thẩn ra ngoài đi vệ sinh, thì cô giật mình té ngửa, khi nhìn thấy hai cái bóng trắng mờ nhạt đứng trước cửa. Đôi mắt đỏ ngầu của chúng nhìn chằm chằm vào cô, khiến cô hét lên hoảng loạn, rồi ngất lịm ngay tại chỗ.

Bà cả Lê, người vốn hiền hậu, lại rất tin tưởng vào tâm linh, kể lại rằng bà mơ thấy ông bà tổ tiên hiện về, chỉ thẳng mặt bà, gương mặt đầy giận dữ, giọng nói vang vọng:

- "Không được quật mộ tao! Không được quật mộ tao!".

Những sự kiện ấy kéo dài suốt hơn hai tháng liền, khiến nhiều người trong gia đình khuyên cụ cả từ bỏ ý định. Nhưng cụ cả bỏ ngoài tai tất cả. Cụ bảo:

"Làm quái gì có chuyện, tổ tiên không muốn con cháu mình thịnh vượng? Mảnh đất tốt như vậy, không dùng thì thật uổng phí!"

Nhưng dù cụ cả Lê có muốn đến mấy, thì sau những sự kiện kinh hoàng xảy ra, không còn ai dám nhận lời giúp cụ cải táng phần mộ tổ tiên nữa. Việc cải táng đành phải gác lại, để lại trong lòng cụ cả sự hậm hực và thất vọng không nguôi. Tuy vậy, cụ vẫn tin rằng sẽ có ngày mình thực hiện được tâm nguyện lớn lao này, và hôm nay, ông trời đã giúp cụ, khi cho cụ gặp cậu Cường, và chàng thanh niên này chính là quý nhân giúp cụ hoàn thành mong ước to lớn nhất trong cuộc đời mình.

Một buổi sáng đẹp trời, ánh nắng vàng nhạt phủ khắp khu biệt phủ rộng lớn, cụ cả Lê cho gọi Cường vào thư phòng. Sau vài lời trò chuyện mở đầu, cụ cả đi thẳng vào vấn đề.

- "Thưa cậu Cường, lão già này có một việc trọng đại muốn nhờ đến cậu. Bấy lâu nay, lão vẫn luôn mong muốn, có thể cải táng mộ tổ tiên sang một mảnh đất tốt hơn, để tổ tiên có thể vì thế mà hiển linh, phù trợ cho con cháu sau này. Nhưng vì một vài lý do, chuyện này mãi vẫn chưa thành!".

Cường nghe thế thì hỏi:

- "Thế cụ chưa tìm được mảnh đất nào sao?!".

Ánh mắt cụ cả thoáng lên nét lo lắng, cụ ngả người ra ghế nói:

- "Thưa cậu, thực ra thì lão đã tìm được một nơi được cho là có long mạch, nhưng cậu biết đó, cuộc sống này thật giả lẫn lộn, không biết miếng đất đó có thực sự là tốt không, nên lão muốn nhờ cậu đi xem qua mảnh đất đó. Nếu thực sự là đất tốt, mong cậu giúp lão thực hiện tâm nguyện này!".

Cường không nói nhiều, chỉ gật đầu đồng ý. Thế là sau bữa sáng, cụ cả cùng Cường lên xe ngựa, hướng về phía cồn cát lớn ven biển.

Đứng trước mảnh đất, ánh mắt Cường thoáng sáng lên. Anh cảm nhận rõ ràng luồng khí tĩnh lặng bao trùm khu vực này, – đây là dấu hiệu của một nơi vốn hội tụ năng lượng tự nhiên. Đất dưới chân anh rắn chắc, cao ráo, không ngấm nước, quả thực là một mảnh đất tốt hiếm có. Nhưng quan sát kỹ hơn, Cường cảm giác hơi bất an len lỏi trong lòng.

Mảnh đất lớn, nhưng hoàn toàn trơ trụi, không một bóng cây, không hề có dấu hiệu của sự sống. Những mảnh đất tốt, hội tụ khí trời đất, thường có cây xanh tươi tốt hoặc ít nhất cũng phát ra luồng khí thịnh, nhưng ở đây, tất cả đều im lìm, hoang vu như bị che phủ bởi một bức màn u ám vô hình.

Sau một hồi im lặng quan sát, Cường quay sang, chậm rãi nói với cụ cả:

- "Thưa cụ, đây quả thực là mảnh đất tốt, nhưng có điều gì đó không đúng cho lắm. Thường đất tốt phải mang lại cảm giác tươi sáng, tràn đầy sinh khí, nhưng mảnh đất này lại không như vậy, cụ có chắc muốn thực hiện việc cải táng không?!".

Cụ cả Lê cười lớn, vỗ vai Cường:

"Cậu chỉ cần chắc với lão, đây là đất tốt là được, còn lại cậu không cần lo. Lão sẽ cho người chuẩn bị đầy đủ nghi lễ, lão đã quyết việc này nhất định phải làm cho được!".

Cường nghe thế thì không đáp, nét mặt trầm tư, đảo mắt nhìn lại mảnh đất kia, miệng lẩm nhẩm: "Không nhìn lầm được, mảnh đất này sao có nhiều "thứ" đó như vậy...?!".

Tối hôm đó, trở về biệt phủ, ngồi trong căn phòng khang trang mà cụ cả chuẩn bị riêng cho mình, Cường cẩn thận lôi cái vali sắt quen thuộc ra, anh nhẹ nhàng mở khóa, chiếc vali từ từ mở ra, để lộ vài cuốn sách phong thủy cũ kỹ và nhiều món đồ kỳ lạ. Cường cầm lấy quyển đầu tiên, cẩn thận lật từng trang, cố tìm những điều bất thường anh cảm nhận được từ mảnh đất sáng nay.

Trong lúc anh đang chăm chú đọc, bỗng tiếng gõ cửa vang lên, Cường bình thản đứng dậy, bước ra mở cửa thì nhận ra đó là bà cả và cô út Hằng, cô út Hằng lễ phép thưa:

- "Thưa cậu, tối rồi còn làm phiền cậu, nhưng quả thực hai mẹ con tôi rất cần gặp để nói chuyện với cậu!".

- "Vâng! Mời bà, mời cô vào trong, chúng ta cùng nói chuyện!".

Cả hai theo Cường bước vào trong, rồi ngồi xuống bộ ghế sofa sang trọng, Cường bình thản rót 2 ly nước mời bà cả và cô út Hằng, không thể kìm chế được nữa, bà cả nói:

- "Cậu Cường ạ! Tôi biết, sáng nay chồng tôi cho mời cậu đến để giúp ông ấy cải táng mộ phần. Nói ra, sợ cậu hiểu lầm, nhưng tôi xin cậu, xin cậu đừng làm việc đó. Nhà chúng tôi... không chịu nổi thêm những chuyện kinh hoàng nữa đâu!".

Cường không hiểu, bèn hỏi:

- "Thưa bà, tôi không hiểu lắm, bà và cô đây có thể nói rõ hơn không?!"

Bà cả nuốt khan, ánh mắt đượm buồn khi nhớ lại những giấc mơ ám ảnh mà bà từng trải qua, giọng bà từ từ cất lên, kể lại việc tổ tiên hiện về trong bóng tối mịt mờ, gương mặt nghiêm nghị nhưng đầy giận dữ, họ chỉ thẳng vào bà mà quở trách, cấm không được quật mộ tổ tiên, cô út Hằng cũng tiếp lời mẹ mình, cô rùng mình, ớn lạnh sống lưng, khi nhớ lại khoảnh khắc cô thấy hai cái bóng trắng mờ đứng lặng lẽ ngay trước cửa trong đêm khuya yên ắng.

Cường ngồi lặng im, đôi mắt chăm chú quan sát từng biểu hiện của bà cả và cô út. Những lời kể của họ đầy cảm xúc, như khắc họa rõ nét nỗi sợ hãi sâu thẳm mà họ phải chịu đựng. Căn phòng bỗng chốc trở nên im lặng lạ thường, chỉ còn tiếng gió ngoài vườn khẽ rít qua khung cửa sổ, như thể đồng tình với những điều vừa được kể.

Bà cả lúc này ánh mắt khẩn khoản, nhìn Cường đượm buồn:

- "Thưa cậu, mỗi lần ông nhà tôi định cải táng mộ tổ tiên, thì y như rằng nhà chúng tôi lại gặp những chuyện đáng sợ. Tôi xin cậu, hãy cản ông nhà tôi lại. Tôi sợ rằng... nếu chọc giận tổ tiên, gia đình tôi sẽ không gánh nổi hậu quả đâu."

Trước lời cầu xin đầy khẩn thiết của bà cả và cô út Hằng, Cường không thể thờ ơ. Anh trầm ngâm hồi lâu, ánh mắt sắc sảo dường như đang suy tính điều gì. Cuối cùng, anh khẽ gật đầu, hứa sẽ cố gắng khuyên can cụ cả. Nhưng để làm được điều này, Cường hiểu rằng mình cần phải xem xét lại mọi khía cạnh của vấn đề.

Đêm đó, dưới ánh đèn dầu leo lét, Cường cẩn thận lật từng trang sách phong thủy cổ trong chiếc vali sắt quen thuộc của mình. Những dòng chữ mờ nhòe trên trang giấy vàng úa dần hé lộ một sự thật đáng kinh ngạc: Long Mạch, cũng như mọi thứ trên đời, có thể mang lại điều tốt lành nhưng cũng có thể tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường nếu bị sử dụng sai cách. Long Mạch chỉ phát huy sức mạnh tích cực khi được đặt đúng những vật phong thủy hợp lý và khai thác đúng hướng. Nhưng nếu có tà vật, hoặc thứ không sạch sẽ được chôn vào, dòng năng lượng trong đất sẽ bị đảo lộn, biến mảnh đất tốt thành nơi giam giữ tà khí, mang theo vận xui rủi, tai ương, thậm chí là đại họa.

Mờ sáng hôm sau, khi cả gia đình cụ cả Lê còn chìm trong giấc ngủ, Cường đã âm thầm quay lại mảnh đất mà cụ cả gọi là "long mạch" để tìm hiểu. Dưới ánh sáng nhạt nhòa của buổi bình minh, anh cẩn thận soi đèn, từng bước quan sát kỹ lưỡng từng góc cạnh của cồn cát. Cường cảm nhận rất rõ, không khí nơi đây quá nặng nề, âm u đến mức khó chịu, khác hẳn với dòng khí thịnh vượng, thường thấy ở một mảnh đất long mạch thật sự.

Sau một hồi đắn đo, Cường quyết định đào sâu xuống lớp đất khô cằn để tìm kiếm manh mối. Nhưng những gì anh phát hiện khiến anh sững người: tại bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của khu đất, có bốn bộ xương trắng được chôn theo thế thẳng đứng. Những bộ xương này không phải chôn theo cách thông thường mà như bị ép phải đứng thẳng, tạo thành một thế trận đầy u ám và đáng sợ.

Lật lại những kiến thức phong thủy trong đầu, Cường nhận ra ngay đây là điềm hung hại cực lớn. Chính những bộ xương này đã phá vỡ dòng chảy tự nhiên của Long Mạch, biến nơi vốn hội tụ khí trời đất thành "đất âm hồn", một mảnh đất chỉ mang lại tai họa và bất hạnh.

Cường lập tức trở về, kể lại những phát hiện kinh hoàng này cho cụ cả Lê. Anh cố gắng giải thích cặn kẽ, từ việc đây không phải là đất Long Mạch thật sự, đến sự hiện diện của tà vật ở bốn hướng, khiến mảnh đất trở nên rất nguy hiểm. Nhưng cụ cả gạt phăng đi mọi lời cảnh báo. Cụ lớn tiếng, giọng đầy vẻ khó chịu:

- "Cậu nói thế là để thoái thác trách nhiệm, phải không? Mảnh đất này là Long Mạch, tổ tiên nhà ta xứng đáng được an nghỉ ở nơi tốt nhất! Đây là tâm nguyện cả đời ta, ta nhất quyết phải làm. Cậu chỉ cần giúp ta bốc mộ, mọi hậu quả lão già này gánh hết!".

Cường im lặng, ánh mắt thoáng trầm ngâm. Trong khoảnh khắc ấy, anh nhìn rõ trong ánh mắt của cụ cả không phải là lòng kính trọng tổ tiên mà là một thứ khác – một tham vọng được toan tính từ trong quá khứ. Cường không nói gì thêm, lẳng lặng đi ra ngoài, anh tự nhẫm:

"Quái lạ! Sao cái lão già này lại nhất quyết làm việc này? Rốt cuộc, mảnh đất này có ý nghĩa gì đối với lão ta?!".

Trong lòng cảm thấy bực bội, Cường rảo bước ra khỏi cổng, bước xuống con đường nhỏ dẫn ra chợ lớn của thị xã. Ánh mắt anh dừng lại ở một quán cà phê nhỏ nằm nép mình bên gốc cây bàng già.

Quán cà phê không lớn, chỉ là một gian nhà cấp 4 mái ngói cũ, tường quét vôi trắng đã loang lổ theo năm tháng. Trước cửa, vài bộ bàn ghế gỗ thấp được sắp xếp gọn gàng, bên cạnh là chiếc xe đạp cũ dựng sát mép tường. Không gian bên trong quán khá tối, nhưng lại toát lên vẻ ấm cúng, với vài chiếc quạt máy quay chầm chậm trên trần và những bức ảnh cũ treo dọc theo vách.

Cường bước vào, gọi một ly cà phê sữa đá, rồi chọn ngồi ở chiếc bàn ngoài sân, sát gần cây bàng già, có vài tia sáng nhẹ nhàng hắt xuống từ tán lá. Mùi thơm đậm đà của cà phê pha phin lan tỏa trong không gian, phần nào giúp anh dịu lại cơn giận. Đưa ly cà phê lên nhấp một ngụm, anh cảm nhận vị đắng nơi đầu lưỡi, hòa quyện với chút ngọt của sữa đặc, như một sự an ủi giữa những suy nghĩ hỗn độn.

Đúng lúc ấy, tiếng gọi của ai đó vang lên:

"Ủa! Cậu Cường...?!".

Anh ngẩng đầu lên, nhận ra cô út Hằng đang đứng ở cửa quán, trên tay là một giỏ đầy rau và thịt tươi. Dưới ánh nắng dịu nhẹ của buổi sớm, dáng vẻ cô út toát lên nét duyên dáng rất riêng của một tiểu thư thời ấy. Chiếc áo bà ba lụa màu xanh nhạt khẽ bay nhẹ trong làn gió, tôn lên làn da trắng hồng cùng gương mặt thanh tú, làm nổi bật đôi mắt long lanh đượm vẻ dịu dàng. Mái tóc đen dài thả tự nhiên, điểm xuyết bởi chiếc trâm cài phong thủy mà Cường từng tặng, như một lá bùa hộ mệnh đầy tinh tế. Ánh sáng buổi sớm khẽ lấp lánh trên chiếc trâm, tạo nên một nét đẹp vừa giản dị, vừa cuốn hút, khiến cô nổi bật hẳn giữa không gian mộc mạc của quán cà phê.

Cô út Hằng mỉm cười, rồi bước tới. Cô hỏi:

- "Sao cậu lại ở đây?! Mà... trông cậu có vẻ buồn...?!".

Cường khẽ gật đầu thay lời chào, đặt ly cà phê xuống, kéo ghế rồi đáp:

- "Vâng, chào cô út! Mời cô ngồi...!

Vốn đã thầm mến Cường từ khi anh giúp cô thay đổi tích cực nhiều trong cuộc sống, cô út Hằng không ngần ngại, vui vẻ ngồi xuống. Cường nhìn ly cà phê trước mặt, chậm rãi nói:

- "Tôi vừa phát hiện nhiều chuyện đáng sợ trên khu đất tốt, nên khuyên cụ cả đừng cải táng mộ tổ tiên. Tiếc là cụ không nghe, lại còn mắng tôi một trận!".

Nghe vậy, nét mặt cô Hằng thoáng chút thương cảm. Cô kéo ghế lại gần hơn, giọng đầy cảm thông:

- "Tôi thay mặt cha mình, xin lỗi cậu! Cha tôi vốn là người cố chấp, đã muốn làm gì thì chẳng ai cản nổi!".

Cường nhăn mặt, quay sang nhìn cô út, hỏi với vẻ khó hiểu:

- "Tôi thấy lạ, tại sao ông ấy cứ quyết phải cải táng mộ tổ tiên?!"

Cô út Hằng, mặt thoáng buồn, cô nói:

- "Cậu không biết đâu! Thực sự thì, cha tôi không làm việc này vì kính hiếu tổ tiên hay vì gia đình gì cả...!".

Cường cau mày, ánh mắt đầy nghi ngờ:

- "Sao cơ! Ông ấy có mục đích khác à...?!".

Hằng gật đầu, im lặng vài giây, ánh mắt cô nhìn xa xăm như đang nhớ lại điều gì đó. Cuối cùng, cô cất lời, kể lại câu chuyện về một âm mưu, một nguyện vọng to lớn mà ông cụ đã nung nấu từ rất lâu...

...Vào một ngày đầu xuân năm mới, cụ cả Lê cùng gia đình đến ngôi chùa lớn trong vùng, để làm lễ cầu an giống bao nhiêu người khác. Chùa đông người, ai nấy đều diện áo dài, nón lá, nét mặt rạng rỡ với hy vọng năm mới bình an, may mắn. Sau khi thắp hương và làm lễ, cụ cả để bà cả cùng ba đứa con gặp các sư thầy để chúc tết. Còn cụ thì thong thả bước ra cổng chùa, ánh mắt nhìn xung quanh quang cảnh ngày đầu xuân trên chùa, bỗng ánh mắt cụ dừng lại trước một cái bàn tre nhỏ của một người đàn ông già nua, bên cạnh là bảng gỗ ghi dòng chữ: "Xem quẻ đầu năm – Phong thủy, tài lộc".

Ông thầy bói với bộ râu dài bạc phơ, khoác bộ áo dài sẫm màu, tay phe phẩy chiếc quạt nan, ánh mắt tinh tường như có thể nhìn thấu tâm can người khác. Ban đầu, cụ cả chỉ định đi ngang qua, nhưng lão thầy bất chợt cất tiếng rao:

- "Xem quẻ đầu năm đi cụ! Đảm bảo con không làm cụ thất vọng!".

Cụ cả chắp tay sau lưng, ánh mắt nửa khinh khỉnh nửa tò mò nhìn lão thầy. Sau một thoáng suy nghĩ, cụ thủng thẳng bước tới, ngồi xuống chiếc chiếu cũ kỹ trước mặt lão. Cụ cười nhạt, giọng nửa đùa nửa thật:

"Mày biết ông đang nghĩ gì hay sao... mà dám bảo sẽ không làm ông thất vọng? Nói điêu, ông cho người đánh mềm xương đấy!".

Lão thầy bói không hề e sợ, trái lại lão khẽ mỉm cười, nét mặt ung dung như không bận tâm lời đe dọa của cụ cả. Tay lão chậm rãi rút ra bộ bài Tam Cúc cũ kỹ, từng lá bài đã nhuốm màu thời gian. Lão xào bài, động tác điệu nghệ và dứt khoát, rồi đặt bộ bài xuống chiếu, nói:

"Cụ không tin thì cứ thử. Con mời cụ bốc ba lá bài. Xem con có nói đúng tâm tư trong lòng cụ không?!".

Cụ cả nhếch mép cười, ánh mắt thoáng nét thách thức, rồi đặt tay lên bộ bài, chậm rãi rút ba lá rồi đặt ngửa lên bàn. Lão thầy bói liếc nhìn, tay vuốt râu, ánh mắt sắc bén dừng lại trên từng lá bài vừa được lật là:, Tướng, Sĩ, và Tốt đen.

Lão khẽ gật đầu, giọng trầm mặc:

- "Chà chà! Tướng, người đứng đầu, nắm quyền lực trong tay, nói một tiếng, ai cũng phải nghe. Sĩ là người trợ giúp, kẻ luôn cần để đạt được điều Tướng muốn. Nhưng lá Tốt đen này...! lá này cho thấy trong tâm cụ đang có một nỗi bất an, một ý định lớn lao, nhưng cũng đầy mạo hiểm."

Nghe đến đây, cụ cả hơi nhíu mày, đôi mắt lóe lên vẻ nghi ngờ. Nhưng cụ vẫn giữ vẻ điềm tĩnh, giọng nói lạnh lùng:

- "Là ý gì...! Mày nói rõ ông xem...!".

Lão thầy bói ung dung phe phẩy chiếc quạt nan, rồi tiếp tục chỉ tay vào lá Tốt đen, lão nói:

- "Thư cụ, cụ giàu, nhưng chưa đủ. Phải chăng, cụ đang tìm cách để gia tộc họ Lê không chỉ giàu có mà còn trường tồn, đời đời con cháu được hưởng phúc?".

Cụ cả thoáng giật mình, nhưng nhanh chóng lấy lại phong thái, cụ cười nhạt:

- "Mày giỏi đấy, nói gần như đúng ý ông! Nếu vậy, mày nói xem ông phải làm sao?!".

Lão thầy bói mỉm cười, giọng chắc nịch:

"Thưa cụ, điều này đơn giản thôi, cụ hãy cải táng mộ phần tổ tiên vào nơi có long mạch. Đất tốt, khí trời hội tụ, sẽ giúp tổ tiên phù hộ cho gia tộc đời đời hưng thịnh!"

Cụ cả nghe thế thì hỏi dồn:

- "Đất Long mạch à! Nó ở đâu...?!".

Lão thầy cười bảo:

- "Chuyện này con không biết, cụ cứ tìm mấy ông thầy địa lý phong thủy, họ sẽ tìm cho cụ!".

Lời nói của lão thầy bói như gieo vào lòng cụ cả một hạt mầm tham vọng. Cụ cả đứng dây, thò tay vào túi áo rồi rút ra tờ bạc 100 đồng, cụ bỏ vào cái dĩa rồi cười bảo:

- "Thằng này ăn nói được đấy! Đây, tiền công của mày!".

Thế là từ đó, cụ cả bắt đầu công cuộc tìm kiếm vùng đất có Long Mạch, mong muốn cải táng mộ phần tổ tiên vào vùng đất tốt, để có thể giúp cụ thăng tiến trong công danh và địa vị xã hội...

Lời kể của cô út Hằng như một dòng suối chảy dài, từng chi tiết hé lộ tham vọng không đáy của cụ cả Lê. Những quyết định táo bạo, bất chấp lời cảnh báo và những dấu hiệu kỳ lạ, tất cả đều dẫn dắt đến một sự thật lạnh lùng: cụ không làm vì tổ tiên hay gia đình, mà chỉ vì lòng tham và tham vọng cá nhân.

Cô út Hằng khẽ thở dài, ánh mắt đầy vẻ trăn trở:

- "Cậu thấy đấy, cha tôi từ lâu đã nung nấu ý định này. Ông không chịu nghe ai khuyên can, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không để ý đến hậu quả...!".

Cường trầm ngâm, tay vô thức xoay xoay chiếc tách cà phê đã nguội lạnh. Trong đầu anh vang vọng những lời kể của cô út, như từng mảnh ghép ghê rợn của một bức tranh lớn hơn đang dần hiện ra.

Chìm vào suy tư, như đang suy nghĩ gì đó, rồi ánh mắt Cường trở nên sắc lạnh. Anh nói:

- "Thì ra là vậy, tôi hiểu rồi! Xem ra tôi cần phải kết thúc chuyện này thôi...".

Cô út Hằng nghe thế thì mừng lắm:

- "Xin cậu! Xin cậu tìm cách ngăn cha tôi, nếu không tôi sợ, cả gia đình này phải bỏ mạng vì lòng tham của ông ấy...!"

Cường gật đầu, không nói gì, ánh mắt xa xăm, ngoài đường, ánh nắng buổi sáng vẫn dịu dàng chiếu rọi, nhưng dường như trong không gian ấy, một cơn bão ngầm đang dần hình thành.

Đêm đó, trong căn phòng đơn sơ được cụ cả Lê sắp xếp cho mình, Cường ngồi lặng lẽ bên chiếc vali sắt quen thuộc. Ánh đèn dầu leo lét phản chiếu trên khuôn mặt anh, hiện lên vẻ trầm tư, Cường hiểu rõ, với người như cụ cả, mọi lời khuyên can đều trở nên vô nghĩa. Càng cấm đoán, cụ càng quyết tâm thực hiện bằng được. Cường khẽ thở dài, mở vali sắt, lấy ra những vật dụng phong thủy mà chỉ mình anh biết rõ công dụng, rồi khép vali lại với ánh mắt đầy kiên định.

Sáng hôm sau, Cường đến gặp cụ cả Lê tại gian chính của ngôi biệt thự. Cụ cả Lê lúc này đang ngồi ăn sáng với bà cả và cô út Hằng. Vừa thấy anh, cụ cả vội buông đũa, bước ra, nét mặt đầy hy vọng. Trái ngược với sự vui mừng của cụ, bà cả và cô út Hằng vẫn ngồi ăn, nhưng ánh mắt cả hai lộ rõ vẻ bất an. Cụ cả cười bảo:

- "Cậu Cường đi đâu sớm thế! Vào ăn sáng chung với nhà lão!".

Cường bình thản nói:

- "Thưa cụ, không cần đâu ạ. Tôi đến để thưa với cụ là, nếu cụ đã quyết tâm cải táng mộ phần, tôi sẽ giúp cụ. Nhưng tôi nói trước và xin cụ nhớ cho, mọi hậu quả về sau, cụ tự chịu trách nhiệm!".

Nghe vậy, cụ cả Lê bật cười lớn, vỗ vai Cường:

"Được, được. Lão già này chịu mọi trách nhiệm. Mộ tổ tiên lão được vào ở mảnh đất tốt ấy, thì ma quỷ nào cũng không làm gì được lão già ta đâu!".

Cường nhìn ông với ánh mắt nghiêm nghị, rồi chậm rãi nói:

- Vậy thì vào ngày mai, vào giờ Ngọ, đây là lúc âm khí thấp nhất, mọi thứ sẽ thuận lợi để tiến hành!".

Cụ cả tự mãn, cười lên ha hả, rồi rời đi để chuẩn bị cho lễ bốc mộ ngày mai. Cường không nói thêm lời nào, chỉ liếc nhìn bà cả và cô út Hằng. Bà cả thở dài thất vọng, ánh mắt đầy vẻ cam chịu. Còn cô út Hằng, đôi mắt đỏ hoe, ngập tràn sự thất vọng lẫn đau đớn. Cô không thể tin được rằng Cường lại quyết định giúp cha mình.

Tối hôm đó, khi cả nhà đã chìm trong giấc ngủ, ánh trăng rọi xuống vườn qua những tán cây, tạo thành những vệt sáng lung linh trên nền đất. Cường lặng lẽ đứng dưới tán cây ở góc vườn như đang đợi ai đó, tay anh cầm một chiếc hộp nhỏ bằng gỗ được khắc chạm tinh xảo. Từ đằng sau, một giọng nói nhẹ nhàng vang lên làm Cường quay lại:

- "Đêm khuya rồi, cậu còn hẹn tôi ra làm gì!"

Thì ra Cường có hẹn với cô út Hằng. Cô út dù lòng còn giận, nhưng vì tình cảm thầm kín dành cho Cường, nên cô vẫn đến. Cường quay lại, ánh mắt thoáng chút dịu dàng nhưng vẫn giữ vẻ lạnh lùng thường thấy. Anh mở hộp, bên trong là hai mặt dây chuyền lấp lánh dưới ánh trăng, nhưng hình dáng của chúng khiến cô út không khỏi rùng mình.

Một mặt dây chuyền khắc hình một vị thần với gương mặt dữ tợn, tay nắm chặt thanh kiếm, đôi mắt sắc lạnh như đang nhìn thấu mọi thứ. Mặt còn lại chạm trổ một đôi mắt to, u ám, nhìn vào như hút cạn linh hồn người đối diện.

Cường nói với giọng dứt khoát:

- "Hãy giữ lấy hai mặt dây chuyền này, một cho cô, một cho bà cả. Và nhớ, không bao giờ được tháo ra!".

Cô út Hằng tròn mắt nhìn anh, vẻ giận dỗi vẫn chưa nguôi:

- "Cậu đã chọn giúp cha tôi, giờ lại giúp tôi và mẹ? Tôi thực sự không hiểu cậu đang muốn gì?!".

Cường nhìn cô út, rồi giọng nói trầm trầm:

- "Cha cô là người rất cố chấp, và với những kẻ cố chấp, ngăn cản không phải là cách. Phải để họ tự chứng kiến hậu quả thảm khốc của mình, thì họ mới hiểu được. Nhưng cô với bà cả thì khác, hai người vô tội, và tôi không muốn người vô tội dính vào những sự việc này!".

Nói xong, Cường quay người bước đi, để lại cô út Hằng đứng đó, lòng đầy hoang mang và cảm xúc khó tả. Dưới ánh trăng, dáng anh dần khuất xa, mang theo bóng tối bí ẩn và những dự cảm chẳng lành.

Sáng hôm sau, Cường bắt tay vào công việc bốc mộ tổ tiên nhà họ Lê với sự bình tĩnh và nghiêm túc thường thấy. Vào buổi sáng, trước khi mặt trời lên, anh đã đứng tại gian chính của ngôi biệt thự, cẩn thận dặn dò cụ cả Lê và những người tham gia chuẩn bị, anh nói với giọng chậm rãi:

- "Đúng giờ Ngọ, khi mặt trời đang dần lên đỉnh đầu, âm khí sẽ yếu nhất, mọi thứ sẽ thuận lợi để tiến hành!" .

Đoạn quay sang cụ cả, anh hỏi:

Những lễ vật mà tôi dặn là gạo muối, hương nhang, rượu trắng và một mâm cỗ tươm tất để dâng lên tổ tiên, cụ cần chuẩn bị thật chỉn chu, không được phép qua loa!".

Cụ cả Lê gật gù, vẻ mặt đầy hào hứng. Cụ yêu cầu cả gia đình phải chuẩn bị theo đúng lời chỉ dẫn của Cường. Với đội thợ tham gia bốc mộ, Cường cẩn thận chọn những người khỏe mạnh, gan dạ nhất trong vùng, rồi trao cho họ mỗi người một dây tỏi đặc biệt, yêu cầu họ đeo vào cổ trong suốt 90 ngày, khi tham gia bốc mộ, tất cả phải giữ thái độ nghiêm túc, không đùa giỡn hay nói lời bất kính.

Đúng giờ Ngọ, dưới ánh nắng gay gắt, đoàn người bắt đầu tiến ra khu mộ cũ. Trên tay mỗi người đều cầm theo vật dụng cần thiết, từ cuốc xẻng đến các vật lễ, không ai nói với ai câu nào, Cường đi đầu hàng, tiếp theo là gia đình cụ cả Lê. Không khí trong lành, gió biển thổi nhè nhẹ qua những tán cây, tạo nên một khung cảnh yên bình đến kỳ lạ.

Khi đến khu mộ tổ tiên của dòng họ Lê, Cường ra hiệu đoàn người đứng chờ, còn anh cẩn thận đi quanh 2 ngôi mộ cũ. Anh cắm 4 cây đèn cây trắng xung quanh mộ, rồi ra phía trước, thắp nén nhang đầu tiên và khấn:

- "Hôm nay là ngày lành tháng tốt, con cháu họ Lê xin phép được cải táng mộ phần tổ tiên. Nếu có điều gì bất kính, xin tổ tiên lượng thứ, để mọi việc suôn sẻ!".

Sau khi khấn xong, Cường cúi xuống mở chiếc vali sắt quen thuộc, cẩn thận lấy ra một chiếc mặt nạ trắng. Chiếc mặt nạ được làm từ chất liệu kỳ lạ, sáng bóng dưới ánh mặt trời. Nó có hình thù vô cùng đáng sợ: gương mặt cười lạnh lẽo, miệng há rộng, để lộ hai chiếc răng nanh dài chỉa ngược lên trên, đôi mắt trống rỗng như muốn hút cạn hồn người đối diện. Phía trên chiếc mặt nạ, hai chiếc sừng cong vút uốn lượn, tạo nên một dáng vẻ đầy ma quái. Toàn bộ chiếc mặt nạ mang đến cảm giác lạnh lẽo, u tối, như một vật thể bước ra từ cõi vô hình.

Khi Cường từ từ đeo chiếc mặt nạ lên, một cơn gió rét bất ngờ nổi lên, thổi qua khu mộ, làm cát bụi tung mù mịt. Đoàn người tham gia bốc mộ đứng sững lại, cảm nhận rõ ràng cái lạnh thấm sâu vào da thịt, khiến ai nấy rùng mình, sống lưng như bị một bàn tay vô hình kéo dọc.

Cường chấp tay sau lưng, đứng im lặng trong vài giây, dáng người cao lớn, gương mặt giờ đây bị che khuất hoàn toàn bởi chiếc mặt nạ quái dị. Anh khẽ ho nhẹ một tiếng, âm thanh vang lên trầm thấp nhưng đầy uy lực. Như thể đó là tín hiệu, cơn gió kỳ lạ lập tức lặng dần, không gian trở lại yên tĩnh đến mức cả tiếng lá cây xào xạc cũng không còn nghe thấy.

Cường quay lại, ánh mắt sau lớp mặt nạ quét qua từng người trong đoàn, rồi anh chỉ tay về phía phần mộ, ra hiệu:

- "Bắt đầu đi!".

Dưới sự chỉ dẫn của Cường, đoàn thợ bắt tay vào công việc. Lạ lùng thay, những chuyện kỳ quái thường xảy ra trong các lần trước giờ đây hoàn toàn biến mất. Từng lớp đất được đào lên, mọi thao tác đều diễn ra trơn tru một cách kỳ lạ. Đến khi quan tài được đưa lên khỏi mặt đất, Cường liền bước tới, rút ra một cái bình hồ lô, nhẹ nhàng đổ nước lên toàn bộ quan tài. Cả đoàn đều cảm nhận được một sự bình yên khó tả, như thể tất cả những điều ma quái đều được kiểm soát bởi một sức mạnh vô hình.

Sau khi rửa sạch hai quan tài cũ, Cường ra lệnh đội tang lễ khiên 2 chiếc quan tài lên vai, chiếc mặt nạ trắng trên gương mặt anh như một biểu tượng quyền uy, khiến không ai dám lên tiếng, răm rắp tuân theo mọi chỉ dẫn của anh, lòng không khỏi sợ hãi.

Đoàn người theo lệnh của Cường, chầm chậm đưa hài cốt tiến về mảnh đất "long mạch" mới mà cụ cả Lê đã chọn. Cường đi đầu đoàn người, bước đi vô cùng bình tĩnh nhưng đầy uy quyền. Chiếc mặt nạ trắng trên gương mặt với nụ cười lạnh lẽo, đôi mắt trống rỗng và hai chiếc sừng uốn cong ma quái, như mang theo sức mạnh vô hình áp chế mọi thế lực cõi âm xung quanh. Cứ thế, đoàn người lặng lẽ cúi đầu bước theo sau Cường, không ai dám thốt lên một lời.

Khi đến mảnh đất "long mạch" đã được chuẩn bị, Cường dừng lại, giơ tay ra hiệu cho cả đoàn tạm ngưng. Đứng trước huyệt mộ mới, anh cẩn thận châm một nén nhang, vái lạy rồi khấn bái:

"Hôm nay là ngày lành tháng tốt, con cháu họ Lê xin phép đưa tổ tiên về an nghỉ tại mảnh đất này. Cúi xin tổ tiên minh chứng cho...!"

Vừa dứt lời, một cơn gió lạnh bất ngờ thổi qua, mang theo tiếng gào thét, oán giận của rất nhiều người, khiến cả đoàn người cải táng mộ rùng mình. Nhưng điều kỳ lạ là Cường chỉ cần ngước nhìn, thì luồng gió ấy, liền lập tức tan biến hoàn toàn. Chiếc mặt nạ trắng dường như tỏa ra uy lực, khiến các thế lực cõi âm không dám mạo phạm.

Cường quay đầu lại, ánh mắt ẩn sau lớp mặt nạ quét qua từng người, anh không cần nói thêm lời nào, giơ tay ra hiệu, thì lập tức cả đoàn thợ lao vào làm việc. Những chiếc xẻng bắt đầu đào đất, âm thanh vang lên đều đặn, nhưng tuyệt nhiên không một sự cố nào xảy ra.

Từ lúc đào đất đến lúc hạ huyệt, không khí vẫn yên bình lạ thường. Những người thợ làm việc trong im lặng tuyệt đối, lòng bàn tay lấm lem đất cát, nhưng họ vẫn không dám nghỉ. Sau hơn hai giờ làm việc liên tục, hai ngôi mộ được đặt ngay ngắn trong huyệt, ai cũng thở phào nhẹ nhõm vì công việc hoàn tất mà không hề có bất kỳ trở ngại nào như những lần trước đây.

Lúc này, cụ cả Lê bước tới, gương mặt rạng rỡ, ánh mắt tràn ngập niềm vui sướng. Cụ nắm chặt lấy tay Cường, giọng nói chứa đầy sự cảm kích:

- "Đa tạ cậu Cường! Nhờ cậu mà ngôi mộ tổ tiên của gia đình lão đã được an vị trên mảnh đất Long Mạch. Ơn của cậu đối với gia tộc họ Lê này lớn lắm. Lão biết lấy gì để cảm ơn cậu đây?".

Cường không vội đáp. Anh thong thả đưa tay lên, từ từ tháo chiếc mặt nạ trắng xuống, để lộ gương mặt trầm tĩnh nhưng không giấu được chút u ám thoáng qua trong ánh mắt. Anh nhìn cụ cả, giọng nói bình thản nhưng đầy ẩn ý:

- "Không cần cám ơn tôi. Chỉ cần cụ nhớ, nếu sau này có chuyện gì xảy ra... cụ hãy tự gánh lấy hậu quả!".

Rồi như không để cụ cả trả lời thêm, Cường quay lưng, lặng lẽ thu dọn đồ đạc, cẩn thận xếp từng món vào chiếc vali sắt quen thuộc. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, anh cúi chào cụ cả và gia đình:

- "Nhiệm vụ của tôi đã xong, chào gia đình, tôi phải đi đây!".

Cô út Hằng từ nãy đến giờ, đứng lặng ở một góc, nghe vậy liền vội chạy lại, giọng thỏ thẻ đầy lo lắng:

- "Cậu định đi đâu? Cậu đi rồi... em và mẹ biết tính sao?!".

Cường dừng lại, quay sang nhìn cô. Trong đôi mắt anh, có một nét dịu dàng hiếm hoi lóe lên, giọng anh nhẹ nhàng:

- "Tôi cũng chưa biết mình sẽ đi đâu. Có lẽ, tôi sẽ lên cao nguyên Lâm Viên một thời gian. Còn em và bà cả, hãy làm đúng lời tôi dặn, chắc chắn sẽ được bình an vô sự!".

Nói xong, Cường gật đầu khẽ chào cô út, rồi quay lưng bước đi, dáng người cao lớn khuất dần trong ánh nắng nhạt của buổi chiều. Cô út Hằng đứng đó, nhìn theo bóng anh xa dần, lòng ngập tràn một nỗi bồi hồi khó tả. Một cảm giác xao xuyến lẫn lo âu len lỏi trong tim, như một dòng nước âm thầm chảy mãi không dứt.

Ba ngày sau khi Cường rời khỏi nhà họ Lê...

Lúc này cụ cả Lê đã cho người xây một ngôi nhà mồ thật khang trang ngay tại mảnh đất "long mạch." Ngôi nhà mồ mang kiến trúc đặc trưng của vùng biển Phan Thiết: những bức tường dày được quét vôi trắng, mái ngói đỏ tươi nổi bật giữa cồn cát mênh mông. Xung quanh, những cây trụ chạm trổ hình rồng phượng uốn lượn, phía trước có hai bức tượng sư tử đá ngồi canh giữ. Nhưng đáng chú ý nhất là bên trong ngôi nhà mồ, cụ cả cho xây dựng một bàn thờ lớn, đặt giữa gian chính, phía trên treo một bức hoành phi sơn son thếp vàng với dòng chữ: "Lê Gia Phụng Tổ."

Ngày khánh thành, cụ cả tổ chức một buổi cúng bái long trọng, mời đủ loại quan khách đến chứng kiến. Ai nấy đều trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp uy nghi, sang trọng của ngôi nhà mồ. Cụ cả đứng giữa đám đông, gương mặt ngời ngời tự mãn, và cụ tin chắc rằng tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình.

Thế nhưng niềm vui ấy không kéo dài lâu... Những sự việc kinh dị bắt đầu xuất hiện từ đây...

...Kể từ ngày ngôi nhà mồ được xây dựng khang trang trên mảnh đất "Long Mạch," bầu không khí tại biệt thự nhà họ Lê bắt đầu thay đổi một cách kỳ lạ. Ban đầu, chỉ là những cơn gió thổi qua khe cửa giữa đêm khuya, mang theo âm thanh xào xạc tựa như tiếng người rì rầm. Nhưng không lâu sau đó, những sự việc kinh hoàng dần dần xuất hiện, ám ảnh từng thành viên trong gia đình cụ cả.

Cậu cả Lê Hà là người đầu tiên gặp chuyện. Một đêm trăng mờ, sau buổi nhậu say với đám bạn, cậu loạng choạng trở về trên con đường đất dẫn về nhà. Gió biển thổi qua lạnh buốt, nhưng trong cơn men, cậu chẳng buồn để ý. Đang đi, cậu bỗng thấy một bóng người đứng chắn ngay giữa đường. Ban đầu, cậu tưởng đó là người làng, liền cất giọng lè nhè:

"Thằng nào đó?! Tránh ra! Bố khỉ, dám cản đường ông à!".

Nhưng bóng trắng không hề nhúc nhích. Cậu Hà bực bội, bước nhanh lại gần, miệng lẩm bẩm chửi thề, định xem thử thằng nào dám cả gan cản đường mình. Dù đôi mắt đã nhòe đi vì hơi rượu, nhưng khi đến gần hơn, cậu khựng lại. Trước mặt cậu không phải người! Đó là một thân hình trắng toát, không đầu, cơ thể gầy gò, ốm yếu như một bộ xương di động.

Một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng, cậu hét lên kinh hoàng, quay đầu bỏ chạy. Nhưng kỳ lạ thay, dù cố gắng đến mấy, cậu cứ chạy vòng quanh những bụi cây rậm rạp ven đường, như thể bị một bàn tay vô hình dẫn dắt. Hơi rượu trong người giờ đã bay sạch, chỉ còn lại nỗi sợ hãi chiếm trọn tâm trí.

Cuối cùng, sức cùng lực kiệt, cậu Hà trượt chân ngã xuống một ao làng. Nước lạnh buốt bao trùm lấy cơ thể, làm cậu nghẹt thở. Cậu vùng vẫy trong vô vọng, đôi tay quờ quạng trên mặt nước, nhưng cảm giác như có thứ gì đó níu lấy chân mình, kéo cậu chìm xuống. Giữa cơn tuyệt vọng, cậu Hà kêu lên những tiếng kêu cứu yếu ớt. May mắn thay, đêm đó, một người đàn ông đi mò cua đêm, nghe thấy tiếng kêu cứu. Ông vội vã chạy đến, nhảy xuống ao, kéo cậu Hà lên bờ. Cậu nằm dài trên đất, toàn thân ướt sũng, khuôn mặt tái mét không còn chút sức sống, về nhà, cậu Hà lên cơn sốt cao suốt một tuần. Trong những cơn mê man, cậu luôn lẩm bẩm những tiếng yếu ớt:

"Ma... có... ma..."

Nhưng đó chỉ là bắt đầu câu chuyện, người canh giữ nhà mồ, lão Mèo, vốn là người gan dạ, cũng không thoát khỏi sự kinh hoàng, khiếp đảm hồn vía. Có một đêm, đang ngồi thiêu thiêu, phì phèo điếu thuốc, ông nghe thấy những tiếng động lạ từ phía nhà mồ, im lặng lắng nghe, lão nghe rõ từng tiếng bước chân lạo xạo trên cát, tiếng cạch cửa vang lên từng hồi. Vội vớ lấy cây đèn dầu, lão ta rón rén tiến cái nhà mồ u tối kia. Lén đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ nhỏ, lão ta tá hỏa khi thấy một bóng trắng, đang cúi lạy trước bàn thờ. Bụng bảo dạ rằng mình bị quáng gà, lão lấy hết can đảm, tung cửa lao vào, nhưng bên trong, chỉ là căn phòng trống rỗng, chỉ có ánh đèn dầu bập bùng trên cái bia đá lạnh tanh, không khí im lìm đến nghẹt thở.

Tìm khắp nơi cũng không thấy ai, lão chắc bụng quay ra, thì bỗng cảm thấy một sức mạnh vô hình đẩy ngã mình xuống đất, ông ta vội vùng dậy như người vừa rình bắt được kẻ trộm, nhưng nhìn quanh, thì vẫn là quang cảnh khu nhà mồ im ỉm, không một tiếng động. Lão Mèo nhăn mặt, nghĩ bụng "Không lẽ có ma" thì bỗng từ đâu, một tiếng cười khanh khách vang lên ngay bên tai, làm lão hoảng hồn, la thét lên rồi, bỏ chạy thục mạng ra ngoài.

Sáng hôm sau, người ta tìm thấy lão Mèo nằm bất tỉnh dưới gốc cây, mặt tái nhợt, đôi mắt trợn trừng, như vừa nhìn thấy một thứ gì đó kinh hoàng.

Trong căn nhà lớn của cụ cả, những người làm trong nhà cũng không thoát được nỗi kinh dị. Ban đêm, nồi niêu xoong chảo trong bếp tự nhiên rơi loảng xoảng xuống sàn, đồ đạc bị xáo trộn như có bàn tay vô hình nào đó cố ý quấy phá. Có chị người làm, trong lúc lau dọn, thì lỡ trượt chân ngã vào lu nước lớn. Cứ hễ chị ta vừa chui đầu ra khỏi miệng lu, thì y như rằng có bàn tay lạnh buốt nhấn mình xuống lại. Nếu không nhờ người khác phát hiện và kéo ra kịp thời, chị chắc chắn đã mất mạng vì kiệt sức.

Những câu chuyện kinh dị liên tiếp xảy ra khiến bầu không khí trong gia đình nhà họ Lê trở nên căng thẳng tột độ. Nhiều người trong nhà, từ người làm đến cả người canh nhà mồ, đều bị quấy phá đến mức hoảng sợ. Họ lần lượt tìm đến cụ cả Lê, khẩn thiết xin cụ cho người đi tìm cậu Cường trở lại để trấn trạch, nếu không thì chẳng ai dám ở lại biệt thự thêm một ngày nào nữa.

Tuy nhiên, cụ cả Lê chỉ cười nhạt, xua tay gạt phăng mọi lời cầu xin. Với cụ, tất cả những chuyện đó đều là nhảm nhí, bịa đặt. Cụ tin rằng, với ngôi mộ tổ tiên được đặt trên mảnh đất "long mạch," không gì có thể làm hại đến gia tộc họ Lê. Nhưng bà cả thì khác. Nghe xong những lời kể lại, bà chỉ im lặng thở dài. Sau một hồi suy nghĩ, bà cả nhẹ nhàng bảo:

- "Chúng mày cứ lên phòng thờ đi. Mỗi đứa thắp một cây nhang, rồi khấn ông bà tha tội. Chúng mày chỉ là kẻ ăn người ở, không có liên quan gì đến quyết định của ông ấy!".

Người làm trong nhà nghe lời bà cả, rối rít kéo nhau lên phòng thờ. Mỗi người cầm một cây nhang, tay run run, miệng thì thầm khấn vái trước bàn thờ tổ tiên. Ánh lửa nhang lập lòe như ánh mắt của những người đã khuất đang dõi theo. Sau buổi cầu khấn đó, không ai trong số họ còn gặp chuyện gì đáng sợ nữa.

Nhưng những sự việc kinh hoàng không vì thế mà dừng lại. Người tiếp theo bị ám chính là cụ cả Lê – người luôn xem thường những lời cảnh báo, và có lẽ, cũng là kẻ đáng phải nhận quả báo nhất trong câu chuyện này.

Một đêm nọ, khi cụ cả đang chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, bỗng có tiếng bước chân lạo xạo vang lên ngoài sân. Âm thanh ấy nghe rất rõ, từng bước nặng nề như có ai đó cố tình dẫm mạnh trên nền đất. Nghĩ rằng có trộm, cụ rón rén ngồi dậy, ánh mắt sắc lạnh nhìn qua khe cửa sổ. Nhưng ngoài sân, chỉ là một khoảng không tối đen, yên ắng đến đáng ngờ. Cụ chau mày, nghĩ rằng mình đã nghe nhầm, nên lẩm bẩm vài câu rồi trở lại giường.

Nhưng khi vừa đặt lưng nằm xuống, cụ lại nghe thấy một âm thanh khác, lần này là tiếng đập cửa dồn dập. Tiếng đập mạnh đến mức như thể có người dùng cả nắm đấm để đấm thẳng vào cửa, vang vọng khắp căn nhà. Cụ cả ngồi bật dậy, gân cổ quát lớn:

- "Thằng Cò đâu! Ra coi đứa nào chán sống, mà dám đập cửa nhà ông giờ này!".

Tiếng quát khiến cả căn nhà rùng mình. Anh Cò, người hầu thân tín, vội vàng chạy lên, nét mặt ngái ngủ nhưng ánh mắt đầy lo lắng:

- "Thưa cụ, ngoài kia làm gì có ai ạ. Con cũng đâu nghe thấy tiếng đập cửa...?!".

Lời nói của anh Cò khiến cụ cả rợn người. Rõ ràng tiếng đập cửa ầm ầm, dồn dập như vậy, nhưng tại sao chỉ có mình cụ nghe thấy? Không biết phải giải thích ra sao, cụ đành bảo anh Cò trải chiếu nằm ngủ dưới đất trong phòng mình. Kể từ đó, đêm ấy yên ổn, không còn hiện tượng gì kỳ lạ.

Nhưng, nỗi sợ ấy chỉ tạm lắng xuống. Vài ngày sau, vào một đêm trăng lạnh, khi cụ cả đang chuẩn bị lên giường, cụ bất chợt giật mình. Chiếc chăn trên giường bỗng nhô cao, giống như có ai đó đang nằm bên dưới. Cụ cau mày, bước nhanh tới, giật mạnh tấm chăn, miệng lẩm bẩm:

- "Đứa nào dám đùa trên đầu thái tuế thế này?!".

Nhưng khi tấm chăn được kéo xuống, cụ cả đứng sững người, rồi thét lên một tiếng kinh hoàng. Dưới lớp chăn là một cái xác khô đét, gương mặt trơ xương, đôi mắt trũng sâu nhưng như đang nhìn thẳng vào cụ. Cái xác nằm bất động, miệng há hốc, tựa như muốn nói điều gì đó. Cụ ngã nhào xuống đất, toàn thân run rẩy không kiểm soát, miệng lắp bắp gọi người:

"Có... có ma! Chúng mày đâu... Chúng mày đâu cả rồi...!".

Tiếng la của cụ làm cả đám gia nhân hoảng hốt chạy vào. Họ vội đỡ cụ cả dậy, cố trấn an ông. Theo lệnh cụ, họ lật tung từng ngóc ngách trong phòng, nhưng không tìm thấy bất cứ thứ gì. Cụ cả ngồi trên chiếc ghế gỗ, tay run lẩy bẩy, ánh mắt đờ đẫn, như vẫn còn nhìn thấy cái xác đáng sợ kia trong tâm trí.

Chưa dừng lại ở đó, vào một đêm khuya, đúng 3 giờ sáng, cụ bị đánh thức bởi tiếng gọi:

"...Lê...Thằng phá gia chi tử... Thằng bất hiếu...!".

Cụ giật mình tỉnh dậy, mở mắt nhìn quanh, thì ở góc phòng, một bóng đen từ từ hiện ra. Đôi mắt đỏ rực, gương mặt nhăn nhúm như quỷ dữ, tay cầm một con dao bầu. Bóng đen lao nhanh tới, đâm cụ túi bụi khiến cụ đau đớn hét lớn, nhưng khi tỉnh lại, cụ nhận ra đó chỉ là một cơn ác mộng. Thế nhưng, mùi máu tanh vẫn còn vương lại trong không khí, khiến cụ lạnh toát sống lưng.

Thế nhưng, giữa những chuỗi sự kiện kinh hoàng ấy, chỉ có bà cả và cô út Hằng là không hề bị quấy phá. Từ ngày cụ cả quyết định cải táng mộ tổ tiên, bà cả giận cụ, dọn sang phòng cô út ngủ. Hai mẹ con họ nhớ lời Cường dặn, lúc nào cũng đeo trên người mặt dây chuyền kỳ lạ nên được bảo vệ khỏi mọi tà khí xung quanh.

Nhà họ Lê, từ niềm tự hào về mảnh đất "long mạch," giờ đây chỉ còn lại sự kinh hoàng phủ trùm lên từng người.

Sau những sự kiện kinh dị liên tiếp xảy ra, cụ cả Lê ngày càng tiều tụy, ánh mắt trũng sâu, gương mặt hốc hác, nhưng cụ vẫn cố chấp không tin những điều vừa qua là sự trừng phạt của tổ tiên. Những người trong nhà thường nghe cụ lẩm bẩm:

- "Tại sao lại như vậy? Rõ ràng đất này là đất tốt mà...?!".

Đêm ấy, một cơn bão lớn bất ngờ ập đến, mang theo những trận gió rít gào tựa tiếng thét oán hận vang vọng khắp không gian. Biệt thự nhà họ Lê chìm trong tiếng mưa rơi lộp độp trên mái ngói và những tia chớp xé toạc bầu trời đen kịt. Bỗng, một tiếng sét lớn vang lên, chấn động cả vùng, làm rung chuyển không gian tĩnh mịch. Sau tiếng sét ấy, ánh sáng từ các ngọn đèn điện trong nhà phụt tắt, bóng tối lập tức bao trùm khắp biệt thự và cả khu vực lân cận.

Trong khung cảnh u ám đó, người làm trong nhà họ Lê vội vã chạy đi thắp những chiếc đèn dầu để xua tan bóng tối. Ánh sáng yếu ớt từ ngọn lửa đèn hắt lên những bức tường cao, tạo nên những bóng hình lờ mờ chập chờn, nhảy múa theo từng đợt gió lùa. Cả căn nhà trở nên lạnh lẽo và ngột ngạt, không gian như nặng trĩu một nỗi bất an vô hình.

Đêm càng về khuya, trận bão càng mạnh hơn và không hề có dấu hiệu dừng lại, lúc này Mọi người trong nhà đã yên giấc, chỉ còn lại cụ cả ngồi trong phòng thờ tổ tiên. Trước mặt cụ là bàn thờ lớn, ánh đèn dầu chập chờn chiếu lên những bát hương và di ảnh tổ tiên. Cụ cầm chén rượu trong tay, nhấp từng ngụm nhỏ, cố trấn tĩnh trước những nỗi sợ vô hình bủa vây tâm trí.

Đột nhiên, từ ngoài sân vang lên tiếng bước chân. Ban đầu chỉ là những tiếng động nhỏ rời rạc, nhưng dần dần, âm thanh trở nên rõ ràng hơn, đều đặn như có người đang đi qua đi lại. Cụ cả nhíu mày, đặt chén rượu xuống, với lấy chiếc đèn dầu trên bàn, tay run run tiến tới cửa sổ. Qua màn mưa mịt mù, cụ căng mắt nhìn ra ngoài, nhưng chỉ thấy bóng tối vô tận. Mưa rơi xối xả xuống sân, từng giọt lớn bắn lên mái hiên. Cụ đứng đó một lúc, rồi vừa quay lại bàn thờ, thì bất chợt, một cơn gió lạnh buốt thốc thẳng vào phòng. Ngọn lửa đèn dầu tắt ngấm, căn phòng chìm vào bóng tối mịt mùng.

Cụ cả loạng choạng đứng dậy, tay run run lần tìm que diêm để thắp sáng. Ánh sáng yếu ớt từ ngọn nến vừa bùng lên, soi rọi căn phòng, cụ bất giác giật mình khi nhìn thấy lư hương trên bàn thờ đã bị gió quật đổ, tro tàn vương vãi khắp nơi. Cụ vội vàng lấy chổi, cúi xuống quét dọn đống tro. Nhưng giữa lúc bàn tay đang lùa chổi qua lại, cụ khựng lại. Một vật gì đó màu trắng nhô ra từ đống tro, trông giống như một khúc xương bàn tay người. Cụ cả hít sâu, cầm chiếc đèn dầu đến gần, ánh sáng lờ mờ chiếu rõ hơn vào vật kỳ lạ. Đôi mắt cụ mở lớn, hơi thở trở nên gấp gáp khi nhìn thấy rõ: đó là một khúc xương bàn tay cháy xém, trên bề mặt còn lấm tấm vết cháy đen, tỏa ra một mùi khét lẹt khó chịu.

Cụ cả hoảng hốt, đôi chân như nhũn ra. Miệng cụ há lớn, định hét lên gọi người, nhưng trước khi cụ kịp cất tiếng, khúc xương ấy bỗng dưng biến mất, như thể chưa từng tồn tại.

Chưa kịp định thần thì ngoài sân bỗng có tiếng khóc nỉ non vọng lại. Tiếng khóc ban đầu nhỏ như tiếng gió, nhưng dần dần trở nên rõ ràng, ai oán như của một người phụ nữ. Cụ căng thẳng bước tới cửa sổ lần nữa. Lần này, giữa màn mưa tối tăm, một ánh sáng xanh lập lòe hiện ra ở phía xa, lúc ẩn lúc hiện, như đang gọi mời cụ bước tới.

Không kìm được cơn giận, cụ quơ lấy cây ba tong bằng gỗ mun dựng ở góc nhà, với tay cầm theo chiếc đèn dầu. Mặc kệ cơn mưa như trút nước, cụ lao ra ngoài, hét lớn:

"Mẹ kiếp! Là đứa nào giở trò?! Ra đây! Tao không sợ chúng mày!".

Ánh sáng xanh như đang trêu ngươi cụ, lúc thì hiện ở góc sân, lúc lại lập lòe sau những tán cây. Tiếng cười khúc khích đầy ma mị vang vọng trong không gian, khiến cụ càng thêm điên tiết. Cơn mưa đêm lạnh buốt xối xả thấm ướt toàn thân, nhưng cụ không bận tâm. Tay cầm chắc cây ba tong, cụ vừa bước theo ánh sáng xanh, vừa quơ ba tong túi bụi, miệng chửi thề.

Ánh sáng xanh càng lúc càng xa, dẫn dụ cụ bước đi không ngừng, xuyên qua những con đường đầy bùn đất. Cuối cùng, khi đôi chân đã mỏi nhừ, cụ phát hiện mình đã đứng trước khu nhà mồ. Như một người điên dại, cụ đạp tung cửa nhà mồ, rồi lao vào trong, quơ ba tong khắp nơi, miệng gào thét:

- "Ra đây! Tao không sợ chúng mày! Hù tao hả?!".

...Sáng hôm sau, một người dân đi ngang qua khu nhà mồ tá hỏa khi phát hiện cửa nhà mồ mở toang. Bên trong, cụ cả nằm gục trên bàn thờ, cơ thể lạnh ngắt, gương mặt trắng bệch, đôi mắt mở trừng trừng. Bàn thờ tổ tiên trong nhà mồ bị xáo trộn, lư hương đổ nát, trái cây vương vãi khắp nơi.

Bác sĩ pháp y kiểm tra và kết luận rằng, cụ cả chết do viêm phổi cấp tính vì dầm mưa quá lâu, cộng với sức khỏe suy kiệt. Người dân bu đông, vây kín cả khu nhà mồ, ai cũng lắc đầu ngỡ ngàng và cùng chung một câu hỏi: "Tại sao cụ cả lại ra nhà mồ giữa cơn bão, để rồi mất mạng như thế?!".

Chỉ duy nhất có bà cả và cô út Hằng hiểu rằng, cái chết của cụ cả chính là cái giá phải trả cho lòng tham và sự bất kính đối với tổ tiên.

...Sau cái chết của cụ cả Lê, cả gia đình chìm trong tang tóc và sự hoang mang. Nhưng đó chưa phải là dấu chấm hết cho dòng bi kịch này. Cậu cả Lê Hà, sau lần bị ma dắt xuống ao, sức khỏe ngày càng sa sút. Dù đã mời nhiều thầy thuốc khắp nơi về chữa trị, nhưng cậu vẫn không qua khỏi. Chỉ vài tháng sau ngày cụ cả mất, cậu cả Hà cũng qua đời, để lại một bầu không khí tang thương phủ kín căn biệt thự.

Những người làm trong nhà dần dần bỏ đi, không ai dám ở lại nơi đầy chết chóc và nhiều chuyện ma quỷ này. Căn biệt thự dòng họ rộng lớn ngày nào, sầm uất tiếng người, giờ đây trở nên lạnh lẽo và hoang vu.

Sau tất cả, bà cả Lê quyết định bán đi căn biệt thự, cùng toàn bộ tài sản còn lại, chia tiền làm hai phần, một phần cho cậu hai Lê Giang – người con trai duy nhất còn lại trong gia đình, tiếp tục học tập ở Sài Gòn. Bà mong cậu tiếp tục cuộc sống mới, xa rời vùng đất đã đem lại quá nhiều bất hạnh cho gia đình của mình.

Còn về bà cả và cô út Hằng, không ai biết họ đi đâu. Có người nói, cô út Hằng đã cùng mẹ rời về miền Trung, sống ẩn dật tại một ngôi chùa nhỏ, ngày ngày lặng lẽ bên tiếng kinh kệ, mong phần nào trả bớt tội nghiệt của chồng và con trả cả. Cũng có người kể rằng, cô út Hằng đã lên đường đến cao nguyên Lâm Viên, nơi cô hy vọng tìm thấy được tình yêu duy nhất của đời mình.

Ngôi biệt thự nhà họ Lê, sau nhiều năm bỏ hoang, dần bị thiên nhiên nuốt chửng. Những câu chuyện về nó, về ngôi mộ phong thủy, về sự ám ảnh của những linh hồn không được yên nghỉ, vẫn được người dân vùng Phan Thiết thì thầm kể lại, như một lời nhắc nhở: lòng tham và sự bất kính đối với tổ tiên thì chỉ dẫn đến bi kịch mà thôi...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro