truyen ma
T VietFun Forums VietFun Truyện VietFun Thơ Radio VietFun Video
Mục Lục
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
Tìm Kiếm
Gởi Bài
Truyện Ma (Kinh Dị) » Uất Khí Chưa Tan
Font Size: Tác Giả: Lạc Long
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Phần tin tức bình luận vừa dứt, làn sóng từ đài truyền thanh chuyển ngay sang khúc nhạc hiệu quen thuộc lẫn tiếng nói lồng lộng cuả người xướng ngôn, "Ðây, đài tiếng nói nước Việt Nam Cộng Hòa phát thanh từ thủ đô Sài Gòn trên các làn sóng điện từ... Sau đây là phần nhạc tuyển của buổi trưa hôm nay và bài đầu tiên cuả buổỉ phát thanh, nhân dịp Xuân Nhâm Dần đang về trên khắp nẻo đường quê hương, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu nhạc phẩm " Xuân thì " do Phạm Duy sáng tác với giọng ca của nữ ca sĩ Thái Thanh , xin mời quý thính giả lắng nghe... "
" Tình xuân chớm nở (ớ).. đêm qua... Ngày xuân con én (ứ).. đưa thoi , có người nhớ đến (í).. những lời yêu mến nhau... "
Tôi say mê nghe những bài nhạc được phát thanh từ máy thâu thanh nhỏ để trên cái bàn nước kê sát tường ở phía dưới giường ngủ vốn là một bộ ván gỗ. Nhìn vào chiếc tủ thật lớn đặt cạnh bàn nước có gắn tấm kiếng hột xoài cũng to bằng mặt tủ, tôi thấy như gió xuân đang len lén thấm vào tận đáy lòng, mơ mộng theo từng lời ca của các bài hát mặc dù chương trình buôỉ phát thanh đã xong từ lâu. Bất giác tôi nhớ trực đến anh T. , cũng cháu của dượng Sáu tôi đang ở cùng nhà. Cái anh chàng thâý ghét... ! Ở tận trên lâù mà mâý hôm nay cứ tới khuya đợi cả nhà ngủ hết rồi mò xuống đi lẩn quẩn ngoài mùng người ta một lát hổng nói năng gì hết rồi dọt lên lầu ngủ mất, làm người ta vừa sợ vừa mắc cỡ, kéo mền co người ngủ hổng yên tâm cả đêm. Nằm nướng thêm một hồi, tôi mới vươn vai ngồi dậy, bước tới bàn nước trà cạnh cái tủ kiếng hột xoài, rót một ly thật đầy, uống ực một cái cho trôi đi những xao xuyến bàng hoàng trong lòng nãy giờ rồi quẹo ra cửa xuống bếp để lo cho bữa cơm chiều.
Chỗ ngủ mới của tôi mới dọn từ 2, 3 tuần nay vì cái giường lớn chỗ cũ, tuy kín đáo hơn, nhưng vì phải để đầy các thức ăn sửa soạn cho những ngày Tết sắp đến, nhất là hai chục trái dưa hấu thật to xanh mướt, nên tôi phải dọn qua ngủ đỡ chỗ bộ ván nầy. Bộ ván đã lên nước thật láng lẫm được kê sát vào góc tường ngay dưới khúc quanh của cầu thang lớn đúc gạch bê tông, tay vịn bằng sắt chắc chắn. Từ phía nhà thật rộng đằng trước phải đi qua một cái cửa mới vào chỗ ngủ mới của tôi, qua thêm khung cửa nữa thì bước ra sàn nước lộ thiên đằng sau rồi mới tới căn nhà bếp xây liền kế cận. Chỗ nằm mới nầy cũng là chỗ mọi người đi từ đằng trước ra đằng sau, lên lầu hoặc xuống sau bếp nên cả hai lối ra vào đã bỏ hẳn cánh cửa từ lâu để tiện việc đi lại. Cũng tại vậy nên cái anh chàng T. nầy tối tối mới đi xuống lầu ... rình mò như ăn trộm mà không sợ ai hay, chứ hồi chỗ ngủ cũ kín đáo thì sức mâý ... ! Nhiều đêm cứ vừa xuống nấc cuối của thang lầu sát bên đầu bộ ván của người ta thì đứng đó im lìm nhìn chầm chầm vào mùng một hồi lâu mới chịu đi lên lầu ngủ. Người gì gì... mà đáng ghét quá chừng ! Từ tỉnh lên Sài Gòn hổng lo học thi tú tài cứ lo rình gái, thức khuya hoài sáng dậy học hổng vô rủi bị rớt thì sao.
...
Những ngày càng gần Tết bầu không khí chung quanh càng hớn hở náo nhiệt hơn. Dượng Sáu tôi vốn là một công chức nhà nước nên cả nhà đang sống trong 2 dãy nhà của chính phủ cấp cho, được xây từ thời Pháp thuộc; nghe nói là trước kia khu phố nầy chỉ dành cho người viên chức tây mới được ở đây. Cả 2 dãy đâu lưng nhau; 14 căn trước và đằng sau cũng là 14 căn phố. Căn chúng tôi cư ngụ là căn thứ 11 ở dãy trước, ngay mặt đại lộ Trần Hưng Ðạo giữa thành phố Chợ Lớn đầy người Hoa nên tết đến thì đường phố càng ồn ào tấp nập hơn.
Miền Nam thưở đó đang thanh bình sung túc nên nhà nhà đều ăn Tết thực lớn. Tôi làm việc mỗi ngày không hở tay. Tối đến thì lăn ra ngủ mê mệt như chết nên mấy ngày hôm nay không biết có ai lo "rình rập" gì hay không nữa? Ban ngày đi ra đi vô gặp nhau, tôi thảy cho anh chàng T. 1 phát nháng lửa, thằng chả thì cứ tủm tỉm cười mỉm chi cọp, thâý mà phát ghét! Tôi tức mình nói thầm, " hôm nào bắt tại trận cho quê mặt chơi. Nói là làm liền nên tối đó, mặc dù nhướng con mắt gần hết muốn lên, tôi cũng ráng thức nằm im trong mùng. Lúc đó cả nhà đã im lặng ngủ yên. Bầu không khí càng lúc càng yên tỉnh, trời cũng đã trở nên lành lạnh. Trong ánh sáng lù mù tỏa ra từ cây đèn dâù ở bàn nước phía dưới bộ ván hắt yếu ớt lên phía đầu cầu thang sát ngay đầu nằm, tôi trùm mền co ro nằm im hé mắt ngó lên hàng lan can của thang lầu ở ngay trên nóc mùng. Ðột nhiên lúc tôi liếc ngang thì giật mình vì thâý một bóng người lờ mờ đứng sững ngay đầu cầu thang từ hồi nào nhìn vào trong mùng. Trong lòng hồi hộp nhưng với bản tính lì lợm nên tôi nằm im thinh thít nhìn thẳng ngay người đó. Qua ánh đèn dầu ui ui, tôi thâý hình dáng mờ mờ to lớn đứng im bất động. Tôi mỉm cười trong bụng, từ từ tốc mền ra thật nhanh khoát mùng ló đầu ra thì thấy anh chàng T. quay lưng chạy ngược lên lầu. Tôi bước hẳn xuống đất ngoáy nhìn phía trên lầu. Qua lan can câù thang ngay trên nóc mùng, lạ chưa, tôi thâý bóng ảnh như bay lướt lên rồi tan biến vào khoảng tối ở khúc quẹo của đâù thang phía trên. Tôi lạ lùng khi thấy sự việc như vậy. Ðang ngơ ngác thì chợt một luồng không khí ớn lạnh từ phía trên lan can lầu bao trùm lấy cả người. Cái lạnh rờn rợn kỳ lạ làm tôi phát rùng mình mấy cái. Lạnh quá ! Tôi lật đật nhào vô mùng trùm mền kín mít.
" Không biết cái anh nầy làm cái trò kỳ cục gì vậy. Làm người ta sợ gần chết hà!".
Tôi nằm vừa run vừa rủa thầm rồi ngủ quên hồi nào không biết.
Sáng hôm sau, tôi định lúc gặp mặt anh T. sẽ la cho một trận ... nho nhỏ (Nói rùm beng lên, cả nhà biết tối ảnh cứ hay rình kiểu đó, mắc cỡ chết ) nhưng suốt ngày hôm đó bận rộn mọi chuyện quá, tôi cũng quên khuấy luôn.
Câu chuyện xảy ra tối hôm sau đó, thì mới thật sự là kinh hoàng, làm tôi còn sợ tới bây giờ ...
.......
Tối hôm sau, dọn dẹp mọi chuyện xong xuôi, gần 11 giờ tôi mới đi ngủ. Tuy làm việc cả ngày mệt mỏi nhưng tôi nằm trằn trọc mà vẫn chưa ngủ được. Chiếc đồng hồ treo ở căn phòng phía trước thong thả đánh 12 tiếng vang lên giữa màn đêm tĩnh mịch. Tiếng gõ nhịp đều đặn làm đôi mắt như ríu lại và tôi bắt đầu mơ màng đi vào giấc ngủ. Chợt lúc đó thấp thoáng ở cuối bộ ván trong ánh đèn dầu leo loét tôi thấy bóng một người đàn bà ngồi lặng lẽ ngoài mùng đang chậm rãi may vá gì đó. Tôi nghĩ bụng, "Không biết giờ nầy mà cô Sáu tôi còn làm gì mà may đồ khuya lơ khuya lắc như vậy? ". Bật ngồi dậy, tôi buột miệng:
« Giờ nầy mà cô còn may cái gì ... »
Chưa kịp dứt lời, thì thấy người cô đã lẹ làng đứng nhổm dậy đi thiệt lẹ ra khu sàn nước tối om ở đàng sau. Thấy vậy, tôi cũng không hỏi thêm, chỉ nằm xuống lại quay mặt vô vách cố ngủ vì trời cũng đã quá khuya.
Vài phút sau lúc tôi trở mình nằm ngửa nhìn lên thì ... lạ chưa, có một đôi chân lắc lư tòng ten qua lại phía trên không. Dưới ánh đèn dâù yếu ớt, tôi cố nhướng mắt nhìn kỷ vì tưởng mình hoa mắt. Nhưng không, rõ ràng là có đôi bàn chân duỗi thẳng đong đưa qua lại ngay trên nóc mùng.
Lúc đầu tưởng anh chàng T. chọc ghẹo gì tôi, nhưng ... trời đất quỷ thần ơi ! Nó từ từ hạ xuống đứng sát cạnh bộ ván. Tôi thấy rõ là ngườì đàn bà khi nảy đã đi ra đằng sau nhà bếp mà ... Tôi ngồi bật dậy, lùi lại dựa sát tường, nhìn đăm đăm vào cái bóng đen chập chờn cũng đang trừng trừng nhìn lại. Tự nhiên tôi cảm thâý đôi tay nắm chặt cái mền trước ngực đang run bằn bặt ! Từ từ nó cuối xuống ...
" Úy mèn đất ơi ! ", không hiểu làm sao, nó thò đầu được qua cái mùng đưa khuôn mặt nhợt nhạt đến sát mặt tôi. Cặp mắt chỉ toàn là tròng trắng của nó vừa nhìn trừng trừng vào đôi mắt tôi vừa chờn vờn giơ một sợi dây đong đưa qua lại. Nhìn một hồi lâu rồi nhẹ nhàng tròng sợi dây vào đầu tôi. Chợt tôi nghe một mùi hôi thối từ sợi dây xông lên nồng nặc. Tôi nhớ lúc đó tôi vẫn còn bình tỉnh định mở miệng ra hỏi:
« Bà làm cái gì vậy ... Bà là ai ... »
Nhưng ngay tức khắc lúc đó, thay vì mở miệng để hỏi, tôi chỉ kịp nghe từ cổ họng tôi phát ra một tiếng hét thật to. Trước khi tất cả tối sầm lại, tôi còn thấy rõ sợi dây đang tiếp tục tròng vào trong cổ tôi ...
..........
Ở Chợ Lớn được ba năm thì dượng Sáu tôi phải thuyên chuyển qua quận khác làm việc. Trong ngày cuối lúc cả nhà đi từ giã hàng xóm chung quanh để dọn đi, bà chủ nhà căn 14 ở bìa dãy phố mới ngập ngừng nói cho biết câu chuyện từ mấy chục năm về trước có một bà đầm vì giận tên chồng tây tối ngày cứ lăng nhăng với những người đàn bà khác nên đã thắt cổ tự vận ở cầu thang ngay trong căn số 11. Nghe nói bà ta treo cổ tự tử lúc giữa đêm khuya, tới sáng chồng về mới phát giác ra thì mặt mày người vợ đã tím ngắt và chết cứng từ lâu.
o
Sau nầy sống ở đất khách quê người, tôi vẫn ghẹo anh T.:
« Qua đây, toàn là gái đầm không, anh mà rình mò bậy bạ là chết với em à nghen ! »
Anh T. âu yếm:
« May là không có rình em hồi đó mà còn thất kinh hồn vía! Giờ nầy còn dám rình rập ai nữa. Tối hôm đó đang nằm trằn trọc nghĩ tới cưng, thì anh nghe tiếng em la lớn thật khủng khiếp, anh tông mùng nhảy xuống dưới lầu liền. Lúc tới bộ ván, tốc mùng ra thì thấy em đã xỉu từ đời nào! Thật tình anh có thấy ai ở đó đâu? »
Tôi nắm lấy tay chồng:
« Ai cũng nói không biết mặt mũi người đàn bà tây đó ra sao mà ghen đến nổi tự tử kiểu đó? Nhưng đến bây giờ, em vẫn còn nhớ rõ khuôn mặt tím bầm của bả nhìn trừng trừng vô em lúc đó ... »
Tôi chợt rùng mình nép sát vào chồng, lòng cảm thấy thật ấm áp. Ngoài trời cơn mưa tuyết đầu mùa đang thả rơi không ngớt những bông hoa trắng nõn lên hàng thông đứng chơ vơ dưới ánh đèn đường vàng vọt.
Bầu không gian thật yên lặng, trời hình như đã vào giữa khuya thì phải...
(Nếu có bạn nào về lại Việt Nam, hãy đi vô quận 5 Chợ lớn, từ tửu lầu Đồng Khánh trên đường Trần Hưng Đạo nhìn xéo qua bên kia đường, bạn sẽ nhìn thấy 1 dãy nhà của chính phủ (không biết bây giờ trở thành cơ quan gì). Căn thứ 11 chính là căn nhà mà bà chị họ đã ở hồi xưa).
Cô Gái Áo Xanh
Font Size: Tác Giả: Bồ Tùng Linh
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Chàng trai nọ tên là Vu Cảnh, tự là Tiểu Tống, người Ích Đô, ở nhờ chùa Lễ Tuyên để học. Ban đêm chàng đang giở sách ra đọc, bỗng có một cô gái đứng ngoài song cửa khen:
Vu tướng công siêng học quá!
Vu nghĩ rằng ở chốn núi sâu làm gì có phụ nữ. Chàng còn đang nghi ngại thì cô gái đẩy cửa bước vào, cười bảo:
Tướng công siêng học thật!
Vu sửng sốt đứng dậy, nhìn kỹ thì thấy cô gái mặc áo xanh, váy dài, xinh đẹp khó ai bì. Vu biết không phải là người nhưng vẫn hỏi thăm quê quán, nàng đáp:
Chắc chàng thấy thiếp không phải là kẻ độc ác rồi, việc gì phải hỏi đến nguyên quán cho mệt?
Vu thấy mến cô gái nên... ngủ chung. Cởi chiếc áo ngắn bằng lụa ra, chàng thấy eo lưng nàng nhỏ hơn người bình thường khá nhiều. Trời gần sáng thì nàng đã nhẹ nhàng ra đi. Từ đó đêm nào nàng cũng tới thăm Vu. Đêm nọ, cùng uống rượu và chuyện vãn, cô gái tỏ ra rất sành âm luật. Vu nói:
Giọng nàng nhỏ mượt, nếu hát một bài ắt người nghe mê mẫn.
Cô gái cười:
Không dám đâu!
Vu cố nài, nàng nói:
Thiếp chẳng tiếc gì, nếu chàng thích thì thiếp xin dâng chút tài mọn, nhưng chỉ hát khẽ thôi nhé!
Nói rồi nàng nhịp chân xuống giường và hát khẽ như tiếng ruồi bay, nghe kỹ mới nhận ra được giọng hát uyển chuyển, ấm áp lòng người. Cô gái hát xong, mở cửa nhìn ra bảo:
Đề phòng ngoài song có người.
Nàng đi vòng quanh nhà xem xét rồi trở vào. Vu hỏi:
Sao nàng đa nghi thế?
Nàng cười đáp:
Ngạn ngữ có câu "Ma sống trộm thường sợ người", đấy là tâm sự của thiếp!
Lúc sau đi ngủ, nàng buồn bã không vui, nói:
Không lẽ duyên số chúng ta dừng lại ở đây sao?
Vu vội hỏi, nàng đáp:
Thiếp cảm thấy hồi hộp quá, lộc của thiếp chắc hết rồi.
Vu an ủi:
Hồi hộp trong lòng hay máy mắt là chuyện bình thường, sao vội nói như thế?
Cô gái tạm yên lòng, lên giường cùng nhau ân ái. Đêm tàn, nàng khoác áo bước xuống giường. Nàng cứ bồn chồn vào ra:
Không hiểu sao lòng thiếp tự nhiên hoảng hốt lo sợ, xin chàng tiễn thiếp ra khỏi cửa.
Vu trở dậy, đưa nàng ra cửa. Nàng dặn:
Chàng đứng đây canh cho thiếp. Thiếp đi qua tường rồi hãy vào.
Vu đáp:
Được rồi.
Thấy nàng ngoặt khỏi hàng lang, mất hút bóng nên Vu định quay vào ngủ tiếp thì nghe nàng kêu cứu rất gấp. Vu vội vàng đến nhìn quanh, không thấy đâu, rồi cuối cùng chàng nhận ra tiếng kêu từ mái hiên vọng xuống. Ngẩng đầu nhìn kỹ thì chàng thấy một con nhện khá ta đang chộp bắt một sinh vật nhỏ, tiếng kêu vo ve đau đớn. Vu phá mạng nhện, khều xuống, gỡ bỏ những sợi tơ nhện chằng trói, thì thấy một con ong xanh thoi thóp sắp chết. Vu mang con vật về phòng, đặt lên bàn. Con ong hồi tỉnh, một lát sau mới bò được. Nó leo dần lên nghiêng mực nhúng chân vào rồi leo ra đậu trên tràng kỷ, bò thành chữ "tạ", cuối cùng nó đập cánh mấy lần rồi bay xuyên qua cửa sổ. Từ đó cô gái áo xanh không bao giờ trở lại.
Kết Thúc (END) Bồ Tùng Linh
»\» Người Hóa Cá
Font Size: Tác Giả: Lâm Ngữ Đường
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Thái, người trên bốn mươi, làm một chức sở trưởng sở tại Phủ đường Khiêm Chương ở Tứ Xuyên. Phủ quan là một người họ Chu, đồng liêu với ông ta là hai viên phụ tá Lê và Bạch. Mùa thu năm 758, Thái bị ốm kịch liệt. Chàng bị sốt rét kinh khủng, gia đình chàng tốn công chạy thầy, chạy thuốc cũng đều vô ích. Tới ngày thứ bảy, chàng mê man bất tỉnh, nằm trở như vậy hàng bao nhiêu ngàỵ Bè bạn và gia đình cầm chắc là chàng sẽ chết. Mới đầu, chàng thấy khát và còn nói được đòi nước uống, về sau chàng mê man thiêm thiếp không ăn uống được gì cả. Chàng cứ ngủ li bì cho tới ngày thứ hai mươi thì bổng nhiên chàng ngáp một cái và ngồi dậỵ
Chàng hỏi vợ:
- Ta ngủ được bao lâu rồỉ
- Độ ba tuần.
- Phải, chắc là lâu như vậỵ Nàng đi tìm các bạn đồng liêu của ta, bảo họ rằng ta đã khỏi bệnh rồị Hỏi xem họ có ăn gỏi cá chép và giờ khắc này không. Nếu có ăn, bảo họ phải bỏ bữa ăn ngaỵ Ta có việc muốn bàn với họ. Gọi thằng hầu Chương tới phủ đường. Ta muốn gặp cả nó nữạ
Tên hầu được phái tới phủ đường. Nó thấy quả thật các quan chức đương dùng cơm trưa, và có một đĩa gỏi cá chép nóng hổi, khói lên nghi ngút. Tên hầu đưa thư cho mấy ông đó và mọi người đồng ý đến nhà Thái, họ sung sướng nghe tin bạn đã khỏi bệnh.
Thái hỏi:
- Có phải các bác đã sai thằng hầu Chương mua cá không?
- Có, chúng tôi sai nó.
Thái ngoảnh lại nhìn Chương và hỏi nó:
- Có phải nhà người đã mua cá ở nhà lão chài Triệu Cao, và có phải lão ta từ chối không bán cho nhà ngươi con cá lớn không? Đừng ngắt lời tạ Nhà người thấy con cá chép lớn giấu trong cái thùng nhỏ có phủ bèo, rồi nhà ngươi mua con cá, nhưng nổi giận vì lão chài đã nói dối nên bắt lão đi theọ Khi nhà ngươi đi vào phủ đường, người viên chức thu thuế ngồi ở phía tây, đương đánh cờ. Đúng vậy không? Rồi nhà ngươi đi lên sảnh đường, nhà người trông thấy Chu Phủ quan và Lê Phụ tá đương đánh bài, còn Bạch thì đương ngồi xem, miệng bỏm bẻm nhai lê. Nhà ngươi trình với Bạch về lão chài, rồi Bạch đá cho lão ta một cái lăn chiêng xuống sân. Rồi thì nhà ngươi mang cá xuống bếp, tên đầu bếp Hoàng Triết Lương mổ nó làm bữa trưạ Có phải đúng là sự việc xảy ra như vậy không?
Mọi người hỏi Chương và ai nấy hỏi lại lẫn nhau, và thấy rằng mọi chi tiết đều đúng vậỵ Kinh ngạc quá, họ hỏi Thái làm cách nào mà biết hết được như vậy, và đây là câu chuyện ông ta kể cho các bạn nghe:
Khi tôi bị ốm, tôi sốt nóng kinh khủng, như các bác biết. Không chịu được cơn nóng dữ dội, tôi mê man đi, nhưng cái cảm giác nóng sốt vẫn còn và tôi tự hỏi làm cách nào cho bớt nóng đị Tôi nghĩ đến việc đi dạo chơi trên một bờ sống tuyệt đẹp, rồi cầm một cây trượng và ra đị Vừa ra khỏi thành là tôi đã thấy ngay không khí mát mẻ hơn lên, tôi cảm thấy dễ chịu ngay tức thì. Tôi thấy khí nóng từ các mái nhà bốc lên và tôi thấy khoan khoái đã bỏ xa chúng ở lại phía sau mình. Tôi đi về phía chân đồi, nơi đó Đông Hồ nối liền với sông.
Tới bờ hồ, nghỉ ngơi trên bờ dưới cây dương liễụ Non nước xanh lơ sao mà quyến rũ thế. Một cơn gió nam nhẹ nhàng thổi qua mặt nước làm cho nước gợn lên như vẩy cá, do đó, tôi có thể theo dõi rõ ràng cử động và phương hướng của gió nam trên mặt hồ. Cảnh vật đều im lặng và bình thản. Bổng tôi ao ước được tắm một cáị Tôi quen thói bơi lội như một đứa trẻ con, nhưng từ lâu lắm tôi không tắm ở trong hồ. Tôi cởi bỏ quần áo và nhào xuống nước, tôi thấy cảm giác mê ly khi nước bao bọc và mơn trớn thân mình và chân tay tôị Tôi ngụp lặn ướng nước nhiều lần, thấy khoan khoái vô cùng. Tôi chỉ còn nhớ là lúc đó tôi nghĩ rằng: "Thương thay cho Bạch cho Lê và Chu, và tất cả bè bạn cả ngày chúi mũi trong công đường. Ước gì ta được hóa thành con cá một lát để khỏi lôi thôi vướng víu trát với niêm, với công văn, tài liệụ Ta sẽ khoan khoái chừng nào nếu mà ta hóa thành con cá bơi ngày, bơi đêm với nước, chung quanh ta chỉ thấy nước thôị"
Một con cá bơi tới chân ta lúc đó nói ngay rằng:
- Tôi tưởng điều đó dễ làm lắm. Ông có thể hóa cá suốt đời như tôi đây, nếu ông muốn vậỵ Tôi có thể giúp ông việc đó được chăng?
- Nếu ngươi có lòng tốt như vậy, ta lấy làm cảm kích vô cùng. Tên ta là Thái Vệ, hiện làm trưởng sở ở phủ lỵ. Bảo với đồng loại ngươi rằng ta rất lấy làm hân hạnh được đổi ngôi vị với bất cứ một người nào trong bọn họ. Chỉ cần cho ta được bơi lội và bơi lội mãi thôị
Con cá bỏ đi một lát rồi trở lại với một người đầu như đầu cá, người này cỡi trên một con Oa Oa - các bác biết đó, giống vật có bốn chân, sống dưới nước nhưng có thể trèo cây được, khi người ta bắt nó hay giết nó, nó kêu như tiếng trẻ con khóc vậỵ Người đầu cá này tới với một đoàn tùy tùng độ mười hai con cá cùng một loại, y đọc chiếu chỉ của vua Thủy Tề. Các bác hãy tin tôi đi, chiếu đã được thảo bằng lối văn xuôi diễm lệ, chiếu đó bắt đầu như sau:
"Con người, một sinh vật trên đất có những lề lối khác biệt với thủy tộc. Chừng nào con người còn giữ hình thể của mình, y không thể tiến bộ mau lẹ ở dưới nước được. Trưởng sở Thái Vệ có một tâm hồn cao cả và sâu sắc, đã đi tìm sự thư thái và siêu thoát ở một đời sống Tự dọ Bất mãn và buồn phiền vì những công việc quan, y mơ tưởng đến lạch sông, đáy hồ nước trong xanh mát mẻ, mơ tưởng tới thú tự do và tháng ngày vô tận cùng các trò du hí ở thủy quốc chúng tạ Ước vọng trở thành thần dân thủy tộc của y từ đây được chấp thuận. Y sẽ được làm một con cá chép nâu và được phái tới Đông Hồ làm nơi cư ngụ thường nhật. Than ôi! Đời sống của thủy tộc ở sông và biển có vô vàn sự cám dỗ và cạm bẩỵ Có kẻ đã ngốc nghếch cản phá tàu bè; có kẻ vì thiếu từng trải và không kềm chế nổi lòng mình đã bị mắc bẩy, bị bắt bởi đủ các loại dụng cụ của loài ngườị Không có ở đâu chân lý được rõ ràng bằng dưới nước rằng sự thận trọng là sự bảo đảm tốt nhất cho một đời sống lâu dàị Chúc cho ngươi cư sử khéo léo và đường hoàng, hợp với phong độ cao cả của loài thủy tộc mà ngươi được may mắn làm một thần dân mớị Ngươi hãy làm một con cá khôn ngoan!"
Vừa nghe chiếu chỉ, tôi vừa thấy mình biến đổi thành một con cá, mình tôi được phủ một lớp vẩy đẹp, óng ánh. Sung sướng với sự thay đổi đó, tôi bơi lội ung dung thoải mái, ngoi lên mặt nước rồi lặn xuống tùy theo ý thích với sự cử động nhẹ nhàng của những vây của tôị Tôi ngoi ra sông, tôi thám hiểm tất cả những hang hốc ở bờ và mọi nguồn, mọi suối, nhưng bao giờ tối đến tôi cũng trở về hồ.
Tuy vậy, một ngày kia, tôi bị đói ghê gớm không thể kiếm được thức gì ăn. Tôi nhìn thấy Triệu Cao quăng cần câu xuống và đợi bắt tôị Trông con mồi ngon lành cám dỗ quá, hai mang tôi cứ việc chảy rãi rạ Tôi rõ ràng đó là một vật ghê gớm mà tôi rất sợ không dám đụng vào, nhưng tôi cảm thấy đó chính là thứ tôi cần, và tôi không thể tưởng tượng thứ gì khoái hơn nó được đối với miệng tôị Rồi thì tôi nghĩ tới những lời căn dặn cẩn trọng và tôi bỏ đi, với một sự kiềm chế lớn lao, tôi bơi đi nơi khác.
Nhưng một cái đói kinh khủng vò xé lòng tôi, và tôi không thể chịu đựng được nữạ Tôi tự nhủ lòng: "Mình biết Triệu Cao, và lão ta cũng biết mình. Chắc lão không dám giết mình đâụ Nếu bị bắt, mình sẽ bảo lão mang mình về phủ đường!"
Tôi quay trở lại đớp ngay lấy con mồi, và tôi bị tóm cổ, tất nhiên vậỵ Tôi chống cự và vùng vẫy nhưng Triệu Cao lôi tôi lên, môi dưới tôi đẫm máu, thế là tôi đành chịụ Khi lão ta sắp nâng tôi lên, tôi kêu:
- Triệu Cao, Triệu Cao, nghe ta đây! Ta là Thái Vệ, trưởng sở đây! Nhà ngươi sẽ bị tội về việc này đó!
Triệu Cao không nghe thấy lời nói của tôi, lão luồn một sợi dây gai vào mép tôi và quăng tôi vào một cái thùng có phủ bèọ
Tôi nằm đó chờ đợị Một lát sau, hình như để đáp lại lời cầu khẩn của tôi, Chương từ phủ đường của ta tớị Tôi nghe thấy câu chuyện trong đó Triệu Cao từ chối không bán cho Chương con cá lớn. Vậy mà y cũng nhìn thấy tôi, lôi tôi ra khỏi cái thùng, tôi bị xách tòn ten bởi sợi dây, thật là nguy hiểm.
- Chương, sao mi dám như vậỷ Ta là chủ của mi đâỵ Ta là trưởng sở Thái đây, ta chỉ nhất thời đội lốt cá thôị Lại đây, bái yết ta đi!
Nhưng Chương không nghe lời tôi, hoặc là có nghe thấy mà cố lờ đị Tôi gào to thất thanh lên, vùng vẫy lăn lộn mãi nhưng tất cả đều vô hiệu quả.
Khi tôi vào cổng, tôi thấy các viên chức đang đánh cờ gần cửa lớn, tôi kêu lớn lên gọi họ, nói cho họ biết tôi là aị Tôi lại bị lờ đị Một viên chức trong bọn họ reo lên:
- A ha! Đẹp đẽ biết bao! Nó phải cân tới ba cân rưỡị
Các bạn hãy tưởng tượng xem tôi uất ức như thế nào!
Trong sảnh đường, tôi nhìn thấy các bác, như tôi đã kể lại một khắc trước đâỵ Chương trình với các bác về việc Triệu Cao giấu cá lớn, toan bán nguyên cá nhỏ thế nào, rồi Bạch cáu quá đá một cái thật mạnh vào lão ta, các bác đều khoái trá vì con cá lớn.
- Đem nó vào cho thằng bếp. Bảo nó làm một dĩa gỏi cá chép thật ngon, cho hành, cho nấm, và trộn chút rượu nhé!
Tôi tưởng như là Bạch nói câu đó. Tôi bảo với tất cả các bác:
- Các bạn đồng liêu ơi, đợi một chút đã. Nghe lời tôi đâỵ Thật là cả một sự lầm lẫn. Tôi là Thái đâỵ Các bác phải biết tôi chứ. Các bác không thể giết tôi được. Sao các bác lại tàn ác như vậy được?
Tôi cứ phản đối hoài, cãi hoàị
Tôi thấy cãi cũng vô ích vì các bác đều điếc cả. Tôi nhìn các bác với cặp mắt van lơn cầu khẩn, miệng tôi há ra cầu xin tha thiết:
- Hành, nấm và một chút rượu trộn! Sao cái lũ quỷ quái vô lương tâm này nỡ đối xử với bạn của họ như vậy!
Tôi tự nghĩ thế, nhưng tôi không thể làm gì được cả.
Rồi Chương xách tôi vào bếp. Thằng đầu bếp trợn to mắt ra mà nhìn tôị Mặt nó tươi lên khi nó mài con dao, và đặt tôi lên cái thớt.
- Hoàng Triết Lương! Mi là tên bếp của ta! Chớ có giết ta! Ta xin mi đó!
Hoàng Triết Lương nắm chặt lấy mình tôị Tôi thấy ánh dao sáng loáng sắp bổ xuống đầu tôị Phập, lưỡi dao đã hạ xuống, và vừa lúc đó tôi tỉnh dậỵ
Nghe chuyện đó, bạn bè của Thái rất xúc động và càng kinh dị hơn vì những điều mà chàng nói với họ đều đúng sự thật từng chi tiết một. Có người nói rằng họ nhìn thấy miệng con cá động đậy nhưng không ai nghe thấy một lời nào cả. Từ đó trở đi, Thái hoàn toàn bình phục, và bạn bè của chàng mãi cho tới già không dám ăn thịt cá chép nữa
Kết Thúc (END)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro