truyen co tich
Cây tre trăm đốt
Ngày xưa có anh trai làng hiền lành, khỏe mạnh đi cày thuê cho một người nhà giàu. Kẻ giàu có này hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho." Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà lão nhà giàu đã có mọi thứ của cải bèn trở mặt, đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì hắn mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội cưới con gái của chủ, anh trai làng bèn lên rừng quyết tâm tìm cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bụt hiện lên giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra. Về nhà, anh cho ông bố vị hôn thê của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, lão nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu nhà Bụt của Phật pháp vô biên hút lão dính luôn vào cây tre. Khi lão đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát bố vợ mình. Cuối cùng, hai người sống với nhau hạnh phúc. Và ông bố vợ mới hiểu rể của mình đâu chỉ có tài cày ruộng.
Công và quạ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công và Quạ là một truyện cổ tích Việt Nam, được hướng dẫn giảng dạy trong sách giáo khoa lớp Một. Câu chuyện giải thích vì sao Công có bộ lông rực rỡ còn lông Quạ thì rất xấu xí. Tác phẩm còn có giá trị như một câu chuyện ngụ ngôn. Truyện có nhiều dị bản khác nhau.
[sửa] Dị bản 1
Ngày xưa Công với Quạ là hai con vật có bộ lông xấu xí nhưng chơi rất thân với nhau và cùng sống trong một khu rừng nọ. Một hôm Quạ bảo Công rằng:
- Bạn nhìn xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như con phượng hoàng trông anh ấy kiêu hãnh biết bao, đến nỗi người ta thường khen: "Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích". Còn như chim hạc thì hình dạng, chân, tóc nó thanh tao biết bao, để cho người ta phải nói: "Hạc đứng chầu vua nghìn năm tóc bạc, tuổi rùa càng xinh". Còn như anh em ta đây thì than ôi! thân hình thật không còn giống nào xấu bằng nữa!
Công nói: - Phận xấu đành vậy, chớ biết làm sao bây giờ?
Quạ nghĩ một lúc rồi bàn rằng: - Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai chúng ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không nhé?
Công bằng lòng.
Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho Công trước: cái đuôi Công trở nên lóng lánh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khác rất nhiều.
Đến lượt Công ngồi tô điểm, vẽ vời cho Quạ thì chợt nghe tiếng ríu rít, biết bao nhiêu chim con ở phía đông bay lại. Quạ liền hỏi:
- Các bạn đi đâu mà kéo đàn, kéo lũ như thế?
Đàn chim nói: - Chúng tôi nghe đồn ở dưới phương nam có thật nhiều gạo, nhiều gà và rất nhiều đồ ăn ngon khác... Chúng tôi rủ nhau đi kiếm ăn đây. Anh làm gì đấy... Hay ta cùng đi một thể?
Quạ nghe nói, trong lòng háo hức muốn đi theo đàn chim kia ngay lập tức. Quạ mới nói với Công rằng:
- Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời, thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, hay sẵn cả đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt.
Công thấy Quạ bảo thế, chìu ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình Quạ. Thành bao nhiêu lông cánh của Quạ toàn một màu đen như mực.
Quạ bay đi kiếm ăn không còn nghĩ gì đến xấu với đẹp nữa. Nhưng đến lúc ăn no trở về, quạ thấy con cò trắng muốt bay qua trông thấy nó mà cười, Quạ tức lắm bèn ngắm lại mình thì ôi thôi... Quạ thấy mình đen thui thủi, thiệt xấu xí, thẹn quá bèn bay đi trốn.
Từ đó, Công mang trên mình bộ lông rực rỡ, đẹp đẽ, còn Quạ thì ít ai còn nhìn thấy, trừ những nơi hoang dã vắng vẻ và tiếng kêu của Quạ cũng trở nên nặng nề, khó nghe.
[sửa] Dị bản 2
Ngày xưa, Quạ và Công chơi rất thân với nhau, gắn bó như chân với tay. Một phần vì ở cạnh nhau, phần khác, Quạ và Công giống nhau như đúc với bộ lông đen xì, lúc nào cũng như mới rúc từ bùn lên, vì đúng là chúng đang sống ở khu Đầm Lầy thật. Nhìn vào Quạ: bé nhỏ, đối lập với cái mỏ lúc nào cũng ngoác ra, Công thì càng tệ hơn: cái đầu bé tí chẳng cân xứng với người, một cái cổ dài khẳng khiu thật khó coi. Nhưng cả hai đều tự thấy chẳng có gì phải xấu hổ cả, cứ sống tốt và gắn bó với nhau là đủ, hàng ngày cả hai đi kiếm thức ăn và chia sẻ cho nhau.
Vào một năm mất mùa, thức ăn chẳng có, Quạ và Công phải đi tìm một vùng đất mới. Cả hai động viên nhau bay ngày này qua tháng khác để sang vùng Đồng Xanh, nổi tiếng với không gian trong lành, thức ăn thì vô tận. Rồi cũng đến nơi, Quạ và Công vui mừng lắm, ào ngay xuống những ruộng ngô. Bất chợt, một đàn chim lạ xuất hiện, hung hăng bảo vệ hoa màu. Cả hai chợt nhớ ra, chủ vùng đất này là những con chim nổi tiếng khó tính, chúng căm ghét những thứ dơ bẩn, xấu xí lọt vào vùng đất của mình, bởi bản thân chúng là những con chim trắng muốt, đẹp vô cùng. Nhìn lại mình, không còn cách nào khác, cả hai lủi thủi lánh tạm ra xa.
Nghĩ ngợi, nhìn sang cánh đồng hoa đầy màu sắc, Quạ mừng rỡ vì đã có một cách để lọt vào Đồng Xanh. Những cánh hoa được ngắt nhỏ, vò nát, vắt ra những thứ nước màu rất đẹp: xanh, đỏ, làm, vàng, tím thật bắt mắt. Quạ như thế nhưng rất khéo tay, bắt Công đứng yên, tỉ mẫn vẽ những hoa văn lên cánh, lên thân và cả cái đầu bé tí. Một lúc sau, đến Công cũng không thể nhận ra mình được nữa, một bộ lông đẹp vô cùng với những hoa văn sắc màu rực rỡ. Bỗng những tiếng kêu vàng lên, từ xa, đàn chim chủ đất đã phát hiện ra, đang bay đến rất hung hăng. Công cuống cuồng thế nào, đổ ngay thứ nước màu đen lên mình Quạ. Đàn chim đã đến rất gần, sợ quá, cả hai vội cất cánh định bay đi. Nhưng chim đầu đàn bỗng cất tiếng gọi. Lạ thật. Hóa ra, với bộ lông mới, Công đã lấy được cảm tình của đàn chim, ngay sau đó được mời vào sống trong vùng đất này.
Còn Quạ, cứ mải miết bay với nỗi sợ, đến khi quay lại chẳng thấy bạn đâu, đành tiếp tục bay đi tìm một vùng đất khác. Thương bạn lắm, nhưng chẳng còn cách nào, Công ngậm ngùi ở lại vùng Đồng Xanh, ngày ngày nhớ về người bạn Quạ, mong rằng một ngày Quạ cũng có một bộ lông đẹp như mình, sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
QUAN ÁN XỬ KIỆN
Tấm vải là của ai?
Có hai người đàn bà lên công đường cùng với một tấm vải để thưa kiện. Ai cũng khăng khăng nhận đây là tấm vải của mình và tố cáo người kia giả mạo, vu khống. Thật khó phân xử vì không có người làm chứng sự việc, và mỗi người trong họ đều đưa ra những bằng chứng rất có lí để biện minh cho mình. Cuối cùng, quan cho cắt tấm vải ra làm hai, chia mỗi người một nửa. Một bà ôm mặt khóc nức nở. Quan liền cho bắt bà còn lại vì "chỉ có người chủ thực sự của tấm vải mới xót của mà khóc." Tra khảo bà còn lại thì bà phải nhận tội.
[sửa] Con gà và ổ trứng
Một hôm, trong làng nọ, có một người đàn bà bị mất một con gà mái cùng ổ trứng. Vì xót của với lại không tìm ra thủ phạm nên bà chửi rủa huyên náo trong làng nhằm vào kẻ đã đánh cắp suốt hai ngày liền làm mọi người hết sức khó chịu. Bà ta vẫn cứ chửi mặc cho quan khuyên nên im đi. Quan ra lệnh cho tất cả mọi người trong làng, mỗi người phải tát vào má bà ta một cái thật đau để răn đe. Mọi người thương tình cảnh của bà ta nên ai cũng tát một cái nhẹ cho có lệ. Duy chỉ có một tên tát một cái rất mạnh. Quan thấy thế cho bắt lại. Tra khảo mãi thì hắn nhận là mình đã lấy cắp gà và trứng của bà ta, và vì căm ghét bà ta đã chửi rủa ba đời nhà mình nên mới làm thế.
[sửa] Hai sợi bấc
Một người đàn ông bán giấy bị cướp hết giấy và đánh chết. Để tìm ra thủ phạm, quan cho người giả dạng đi thu mua giấy số lượng lớn với giá rất cao để về làm sổ sách. Vì hám lợi, hai tên cướp mới đem số giấy cướp được đến bán và liền bị bắt. Về việc cướp giấy, hai tên đều nhận tội, riêng việc giết người bán giấy, cả hai đều chối và đổ tội cho đứa còn lại. Để xử đúng người, đúng tội, quan giải cả hai đến một ngôi chùa được tiếng linh thiêng, cho mỗi đứa ngậm một sợi bấc bằng nhau và nói: "ai là hung thủ thì sợi bấc trong miệng sẽ tự dài ra sau 99 tiếng gõ mõ." Sau thời gian ấy, đem so hai sợi bấc thì thấy sợi dài, sợi ngắn. Quan ra lệnh bắt tên mà ngậm sợi bấc ngắn vì hắn sợ lộ tội lỗi nên mới cắn cho ngắn bớt sợi bấc.
TRƯƠNG CHI
Trương Chi là tên một chàng ngư phủ trong câu chuyện dân gian cùng tên, tương truyền có giọng hát rất hay, đem lòng yêu say đắm nàng Mỵ Nương con gái một quan tể tướng.
Mị Nương là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại thần thời xưa. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ chính là quan phủ nên lúc nào cũng tỏ vẻ buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để nàng ra đó hàng ngày cho đỡ ngột ngạt mà sinh bệnh nặng.
Nàng vẫn thường ra căn nhà đó thêu thùa, đọc sách nhưng nàng thích nhất là một giọng hát bí ẩn. Giọng hát ấy tuyệt hay, lúc bổng khi trầm làm nàng Mị Nương say mê. Tiếng hát ấy là của Trương Chi-một anh thanh niên ở làng chài ven sông. Trương Chi có một giọng hát hay như vậy nhưng tướng mạo thì lại vô cùng xấu xí. Mị Nương thì không biết tướng mạo của người ca sĩ, nhưng nàng lại yêu say đắm giọng hát ấy, nàng không thể không nghe nó dù chỉ là một ngày thôi.
Bỗng có một thời gian tiếng hát không còn xuất hiện trên con sông kia nữa, và nàng Mị Nương do quá thương nhớ tiếng hát mà sinh bệnh. Đã rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời đến mà vẫn không tìm ra nguyên nhân căn bệnh nên họ không dám kê đơn thuốc. Bệnh tình của nàng ngày một nặng thêm.
Một hôm, vô tình cha nàng biết được chuyện về tiếng hát của anh thanh niên tên Trương Chi chính là nguyên nhân của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mị Nương. Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì lệnh chỉ được hát từ ngoài sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Và cứ chiều chiều, chàng lại cất tiếng hát, Mị Nương nghe thấy tiếng hát quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng như uống thuốc tiên. Rồi nàng khỏi bệnh và xin cha cho mời người hát ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha nàng đành cho gọi chàng Trương Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo của chàng vô cùng xấu xí, toát lên vẻ nghèo hèn, đói khổ. Nàng bảo Trương Chi đi ra, và từ đó mất luôn tình cảm đối với giọng hát của chàng.
Trương Chi thì khi về nhà lòng luôn nhớ đến Mị Nương, chàng đem lòng yêu Mị Nương. Một hôm chàng tìm đến căn nhà nhỏ của Mị Nương và thổ lộ nỗi lòng mình với nàng. Nhưng, nàng từ chối. Trương Chi quá thất vọng liền ra bến sông tự vẫn. Những người bạn cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu, to bằng quả cam, trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng.
Một lần tình cờ, cha Mị Nương đi ra bến sông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu liền mua về rồi sai thợ ngọc làm thành chiếc chén uống trà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mị Nương đòi cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng người xưa và tiếng hát văng vẳng đâu đây. Bất giác, hai dòng lệ tuôn rơi trên má nàng, và khi nước mắt rớt vào lòng chén, chiếc chén vỡ tan...
Chử Đồng Tử
Tương truyền Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Chử Xá (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (có bản viết là Chử Vi Vân. Theo "Việt sử Giai Thọai" của Nguyễn Khắc Thuần - NXB Giáo dục). Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.
Thời ấy vua Hùng Vương thứ ba có cô con gái tên là Tiên Dung đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Nàng biết ý nên cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Buôn bán tấp nập, phồn thịnh, ai cũng kính thờ Tiên Dung-Chử Đồng Tử làm chúa (Theo "Việt sử Giai Thọai" của Nguyễn Khắc Thuần-NXB Giáo dục). Một hôm có người bày cho cách ra ngòai buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên (có bản ghi là Quỳnh Vi - tham khảo "Việt sử Giai thọai" Chuyện kể Chử Đồng Tử) Đây là tên một ngọn núi chỉ có trong thần thọai), Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một đạo sĩ tên Phật Quang. Chử Đồng Tử bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông.
Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dân hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng.
Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Quân nhà vua đến, mọi người xin ra chống cự nhưng Tiên Dung chỉ cười và từ chối không kháng cự cha mình. Trời tối, quân nhà vua đóng ở bãi Tự Nhiên cách đó một con sông. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn.
Nhân dân cho đó là điều linh dị bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, và gọi đầm đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm), bãi cát đó là Bãi Tự Nhiên hoặc Bãi Màn Trù và chợ đó là chợ Hà Thị.
Thánh Gióng
Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác (truyền thuyết ghi là giặc Ân) tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Trong trận chiến với nhà Ân Thánh Gióng cùng chiến đấu với Thánh Hùng Linh Công, cả hai cùng hợp binh lại đánh một trận quyết định ở chân núi An Vũ Ninh Sơn. Hùng Linh Công là cháu ruột Vua Hùng, một danh tướng thuộc đời Hùng Vương thứ sáu (1718 - 1631 TCN), ông được vua trao cho kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cùng với Thánh Gióng đánh tan giặc Ân. Ông được vua Hùng giao cho cai quản xứ Kinh Bắc, ông cũng có công trừ hổ để giữ cuộc sống an bình cho dân. Ông sinh ra và mất trên đất Hiệp Hòa, Bắc Giang và được thờ ở Đền IA khoảng 3700 năm nay. Trong "Trường thiên đối liên" (mỗi vế đối có 71 chữ Hán) còn lưu lại ở Đến IA có câu nêu công đức của hai Thánh
... Diệt quốc cừu, điện quốc cơ, trùng tiêu quốc xí
Đương ư sóc phong liệt tướng
Thành sở vị: giang nam nhất nhân, giang bắc nhất nhân,
dịch nghĩa:
... Diệt giặc nước, xây móng nền, dựng cờ tổ quốc
Cùng trang liệt tiếng Sóc Sơn
Thành truyền thuyết: phía Nam sông Tướng giỏi, phía Bắc sông Người tài
(tức là phía Nam sông Cầu có tướng giỏi là Thánh Gióng, phía Bắc sông Cầu có người tài là Hùng Linh Công).
Cô bé Lọ Lem
Ngày xửa ngày xưa, có nàng Lọ Lem sống hạnh phúc bên cha mẹ yêu quý. Nhưng đến một ngày kia mẹ mất, cha Lọ Lem tái giá với bà Tremaine, một người phụ nữ độc ác có hai đứa con gái đáng ghét tên là Drizella và Anastasia. Khi cha qua đời, bà mẹ kế coi nàng như kẻ toi tớ trong nhà, bắt nàng làm việc quần quật cả ngày. Lọ Lem đành chấp nhận số phận, làm việc chăm chỉ và rất nghe lời dì ghẻ.
Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến một ngày Nhà Vua quyết định đã đến lúc con trai ông phải tìm một người vợ để sinh cho ông những đứa cháu đáng yêu. Vì thế ông mở một buổi dạ vũ và mời toàn thể các thiếu nữ chưa chồng tới dự để Hoàng Tử có thể chọn được cô gái ưng ý nhất. Lọ Lem muốn tới buổi khiêu vũ đó.co co mot cai ao that dep nhung ba me ghe khong muon cho co di nen da bao co lay ao do ma may cho 2 dua con ba 2 cai ao that dep. co rat buon nhung khong dam cai loi me nen da ngam ngui lam theo, khi co lam xong mot cai thi bong dung co thay rat met moi va thiep di, nhung do mot phep la nao do thi co duoc nhung chu chim cung voi lu chuot nhat giup co lam xong cai ao thu 2. khi da lam xong thi con meo cua ba me ghe vao pha phach chay theo bat nhung chu chuot nhat thi da lam hu nhung bo do ma co vua may xong, ba me ghe thay nhung canh tuong do nen rat buc len va la lo lem rat nhieu mac cho lo lem giai thich ra sao. cuoi cung thi ba bat lo lem phai giu sach giuong, lao sach nha,lam tat ca cong viec va chuan bi bua toi cho 3 nguoi do. khi co mot chiec xe ngua toi thi ba nguoi ho di den buoi le trong khi lo lem o nha lam tat ca cong viec rat met nhoc. khi da lam xong tat ca cac cong viec thi cung la luc buoi tiec sap bat dau. lo lem rat buon va ngoi canh ben bo song khoc mot minh. May sao một Bà Tiên hiện lên tặng cho nàng một bộ váy đẹp tuyệt, một cỗ xe lộng lẫy, những chú tuấn mã khỏe mạnh...
Lọ Lem có thể đi dự dạ vũ nhưng phải trở về trước 12 giờ đêm, thời khắc tất cả phép màu biến mất. Hoàng Tử nhanh chóng bị nàng hớp hồn, họ khiêu vũ say sưa. Đức vua đáng kính thì mừng rỡ, mọi người thì tò mò về cô gái xinh đẹp lạ mặt. ba me con ho thi cu nghi giong mot nguoi nao do nhung khong the nho ra duoc, ba me con rat tuc khi hoang tu cu khieu vu voi co gai ay ma khong mang toi 2 nguoi con cua ba ta. con 2 nguoi ho thi cu khieu vu. Nhưng kim đồng hồ điểm 12 tiếng, đã đến lúc Lọ Lem phải trở về. Trong lúc luống cuống từ biệt Hoàng Tử, Lọ Lem đánh rơi một chiếc giày thủy tinh. Để tìm lại người con gái trong mơ, Hoàng Tử muốn tất cả các cô gái trẻ được phép ướm thử giày, nếu vừa thì sẽ trở thành vợ chàng. Mặc dù bị dì ghẻ và hai em ngăn cản, cuối cùng Lọ Lem cũng xuất hiện với chiếc giày thủy tinh thứ hai. Câu chuyện kết thúc có hậu như bao cổ tích khác, Hoàng Tử và Công Chúa Lọ Lem cưới nhau, và họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn
Ngày xửa ngày xưa, vào một ngày nọ, một hoàng hậu mải mê nhìn cảnh tuyết rơi tuyệt đẹp ngoài cửa sổ khi đan len. Vì quá say sưa ngắm nhìn, bà vô ý để que đan đam vào ngón tay và một giọt máu nhỏ xuống những bông tuyết đọng lại trên bậu cửa. Nhịn giọt máu đào trên nền tuyết trắng, bà tự nhủ: "Ước gì mình có một đứa con gái có da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen như mun". Chẳng lâu sau, ước mơ của bà thành hiện thực. Hoàng hậu sinh hạ được một công chúa và đặt tên là Bạch Tuyết. Cũng không may, hoàng hậu qua đời ngay khi Bạch Tuyết chào đời.
Chẳng bao lâu sau, đức vua cưới vợ mới cũng rất xinh đẹp nhưng rất phù phiếm và có nhiều quyền năng siêu nhiên. Hoàng hậu mới có một chiếc gương thần và hàng ngày đều hỏi gương thần: "Gương kia ngự ở trên tường, Thế gian ai đẹp được dường như ta?". Gương thần luôn trả lời "Muôn thưa hoàng hậu, bà là người đẹp nhất. Nhưng một ngày kia, khi Bạch Tuyết tròn 17tuổi, khi hoàng hậu hỏi gương lại đựoc gương trả lời : "Xưa kia bà đẹp nhất trần, ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn"
Hoàng hậu nổi lòng ghen tức và ra lệnh cho một lính ngữ lâm mang Bạch Tuyết vào rừng để giết và mang tim về làm chứng. Người lính ngự lâm tốt bụng không đành lòng giết Bạch Tuyết bèn tha cho nàng và giết một con hươu non để lấy tim mang về cho Hoàng hậu.
Bạch Tuyết lang thang đi mãi trong rừng tới khi đến được một túp lều nhỏ của 7 chú lùn. Nàng nghỉ lại đây và được 7 chú lùn cưu mang. Hoàng Hậu lại được một phen hoảng hồn và tức giận khi hỏi gương thần và được gương thần trả lời: "Xưa kia bà đẹp nhất trần, giờ đây Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn, Nhà nàng ở cách núi non, tại nhà của bảy chú lùn xa xa"
Hoàng hậu đã cải trang ba lần và tới nhà bảy chủ lùn để giết Bạch Tuyết. Lần đầu tiên, bà đóng giả làm người bán hàng rong và bán áo nhiều màu sắc, tới khi Bạch tuyết mặc thử, bà rút chặt dây làm Bạch tuyết ngất xỉu. Tưởng Bạch Tuyết đã chết, hoàng hậu bỏ đi. Các chú lùn về thấy Bạch Tuyết ngất bèn tháo dây nịt và Bạch Tuyết tỉnh lại. Lần tiếp theo, Hoàng hậu đóng giả thành một bà già bán nữ trang. Khi gặp Bạch tuyết, bà chải tóc cho Bạch Tuyết bằng một chiếc lược tẩm độc. Bạch Tuyết lại ngất xỉu nhưng sau đó lại được bảy chú lùn cứu sống. Lần cuối cùng, Hoàng hậu thâm độc tẩm thuốc độc vào một nửa quả táo và cải trang thành một bà nông dân. Khi Bạch Tuyết ngần ngại, hoàng hậu đã cắt nửa quả táo màu trắng phần không độc và ăn. Bạch Tuyết tin và ăn nửa đỏ còn lại, trúng độc và ngã lăn ra đất. Bảy chú lùn lần này không thể cứu được nữa và họ làm một cỗ quan tài bằng thủy tinh trong suốt và đặt Bạch Tuyết vào trong.
Thời gian trôi qua, một hoàng tử đi ngang qua và thấy Bạch Tuyết trong cô quan tài thủy tinh. Hoàng tử ngây ngất trước sắc đẹp của Bạch Tuyết và nảy sinh tình cảm với nàng. Hoàng tử xin lại thi hài Bạch Tuyết và mang về cung điện. Trên đường đi, một người hầu khiêng quan tài bị vấp ngã và làm quan tài rơi xuống đất. Miếng táo độc văng ra khỏi miệng Bạch tuyết và nàng tỉnh lại. Hoàng tử vui mừng vội cầu hôn nàng và tuyên bố tổ chức lễ cưới.
Hoàng hậu tưởng rằng Bạch Tuyết đã chết lại hỏi lại gương thần "Gương kia ngự ở trên tường, thế gian ai đẹp được dường như ta?" và lần này gương thần trả lời "Xưa kia bà đẹp nhất trần, Nay hoàng hậu mới muôn phần đẹp hơn"
Không biết hoàng hậu mới chính là Bạch Tuyết, Hoàng hậu tới dự lễ cưới và bà thực sự hoảng sợ khi nhận ra đó chính là Bạch Tuyết.
Bà hoàng hậu bị trừng phạt vì những điều không phải với bạch tuyết. Một đôi giày bằng sắt nung đỏ được đưa ra. Bà bị ép phải đi đôi giày này và nhảy cho tới khi chết.
Alice Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên
Nghe chị đọc truyện, Alice cảm thấy thật mệt mỏi. Mới nhắm mắt lại, cô bé đã thấy một chú thỏ trắng hối hả chạy ngang qua vừa nhìn vào đồng hồ bỏ túi vừa lầm bầm một mình. Alice nghĩ bụng, thật là kì lạ - một chú thỏ nói chuyện với chiếc đồng hồ bỏ túi! Thế là cô bé chạy theo sau thỏ tắng vào trong cái hang thỏ bên dưới một gốc cây to.
Và cô bé rơi xuống, dường như rơi xuống tận tâm Trái Đất vậy. Nhưng khi Alice rớt bịch xuống, Thỏ Trắng cũng vừa biến mất sau một cấnh cửa nhỏ xíu nên cô không thể nào chui qua lọt được.
Alice uống nước trong cái chai trên bàn và người cô bé thu lại nhỏ xíu. Nhưng giờ thì Alice lại không sao với tới chìa khoá để mở cửa được!
Cuối cùng Alice cũng nghĩ ra cách ngồi trên một cái chai để đi qua cánh cửa. Cứ thế cô bé trôi vào vương quốc thần tiên trên vùng biển huyền bí.
Trên bờ biển của xứ sở thần tiên, Alice nhập vào một cuộc đua. Kì lạ là cuộc đua không có bắt đầu cũng không có kết thúc - mà cứ chạy vòng quanh hoài.
Alice đi khắp xứ sở thần tiên tìm kiếm Thỏ Trắng. Cô bé gặp hai anh chàng vui nhộn tên là Dum và Di. Cả hai không biết Thỏ Trắng cả, nhưng lại kể cho Alice nghe một câu chuyện tuyệt vời về một con hải mã và người thợ mộc đi dạo dọc bờ biển.
Alice lịch sự lắng nghe rồi lại vội vàng đi tiếp. Và cuối cùng, ở một ngôi nhà nhỏ xinh xắn trong rừng, cô bé cũng gặp được Thỏ Trắng. Thỏ Trắng nhờ Alice vào trong nhà của chú để tìm giúp chú đôi bao tay. Nhưng cô bé chẳng thấy bao tay đâu mà chỉ thấy một số bánh quy có dán nhãn: hãy lấy một cái. Thế là cô làm theo.
Vừa ăn xong bánh, Alice rùng rùng lớn phổng lên như ngôi nhà! Thỏ Trắng và bạn chú là Dodo nghĩ cô bé là một con quái vật khủng khiếp. Alice nhón lấy một củ cà rốt trong vườn nhà thỏ ăn, thế là cô bé thu mình nhỏ lại - nhỏ đến nỗi cô bé lạc ngay vào trong rừng cỏ.
Nhưng chỉ một lát sau Alice nhận ra mình đang ở trong một khu vườn thật sống động có những bông hoa biết nói, những con bướm có hình miếng bánh mì và cả những con ngựa bập bênh biết bay nữa. Alice thấy khu vườn thật dễ chịu. Nhưng hoa lá trong vườn lại cho rằng Alice chỉ là một cọng cỏ dại, thế là chúng không cho nàng ở lại.
Kế đến, Alice gặp một con sâu bướm huênh hoang. Nó bảo rằng nếu cô bé muốn thay đổi vóc dáng cho thật to lớn thì hãy ăn cây nấm mà nó đang ngồi đây.
Alice thử nếm một bên thân nấm và vọt cao hơn cả những ngọn cây khiến cho chim chóc hoảng sợ. Nhưng khi cô bé cắn bên kia một cái, ngay lập tức cô bé trở lại vóc dáng bình thường.
"Giờ thì mình sẽ đi đường nào đây?", Alice tự hỏi. Mấy tấm biển chỉ đường chỉ loạn xạ các hướng nên chẳng giúp cô bé được gì cả.
"Nếu muốn tìm Thỏ Trắng, hãy đi hỏi lão bán mũ điên" một con mèo lúc nào cũng nhăn nhở cười toét miệng trên một thân cây nói vọng xuống. "Ông ta sống ở dưới đó đó."
Alice tìm thấy người bán mũ điên và thỏ rừng đang dùng tiệc. Cô cũng tham dự một lúc. Sau buổi tiệc vô vị đó, Alice muốn trở về nhà nhưng chẳng có sinh vật lạ lùng nào biết đường cả.
Alice lang thang vào khu vườn của Hoàng hậu. Lính gác vườn không thể giúp cô vì đều đang bận rộn sơn phết những bông hồng màu đỏ vì họ trồng nhầm hoa hồng màu trắng mà Hoàng hậu lại không thích hoa hồng trắng nên có thể ba người lính sẽ chết. Rồi đám diễu hành của hoàng gia đi qua. Alice nhận ra Thỏ Trắng chính là người thổi kèn trumpet cho Hoàng hậu Q cơ.
Nữ hoàng hỏi Alice có muốn chơi croquet không. Nhưng Alice không thích những nét mặt của quân bài. "Tống cổ con bé đi cho ta!", Hoàng hậu thét lên.
Alice bỏ chạy, đội quân bài rượt theo sau. Cô bé chạy qua những lối đi lộn xộn trong vương quốc thần tiên rồi trở lại bờ sông.
Khi tỉnh khỏi giấc mơ về xứ sở thần tiên lạ lùng, Alice nói, "Trở lại chỗ mọi thứ là chính mình thì thích thật".
NGƯỜI ĐẸP NGỦ TRONG RỪNG
Ngày xửa ngày xưa tại một vương quốc xa xôi, sau bao ngày tháng mong chờ, hoàng hậu nhân từ cuối cùng đã sinh hạ được một nàng công chúa xinh xắn đặt tên là Aurora. Quá đỗi vui mừng trước sinh linh bé nhỏ mới chào đời, nhà vua và hoàng hậu mở một buổi tiệc tưng bừng và mời ba bà tiên đỡ đầu ban phép lành cho nàng công chúa nhỏ. Các bà tiên đến dự tiệc ban tặng những quà tặng tuyệt vời như những lời chúc công chúa xinh đẹp, hát hay...
Bỗng nhiên mụ phù thủy Maleficent xuất hiện với nỗi tức giận vì đã không được mời đến. Mụ tức tối cho rằng nhà vua và hoàng hậu đã xem thường mụ. Vì thế Maleficent ra một lời nguyền độc ác: năm 16 tuổi, công chúa sẽ bị mũi nhọn của một con thoi đâm vào ngón tay và sẽ vĩnh viễn chìm vào giấc ngủ không bao giờ thức tỉnh nữa, nếu không có một nụ hôn của tình yêu đích thực đánh thức nàng.
Lo lắng cho con gái yêu trước lời nguyền độc địa của mụ Maleficent, nhà vua nhờ ba bà tiên đỡ đầu đưa nàng công chúa nhỏ vào rừng nuôi dưỡng. Ba bà tiên đã phải giả dạng dân thường để bảo vệ công chúa, đồng thời hạn chế không dùng phép thuật để tránh sự trả thù của mụ Maleficent.
Cứ như thế, nàng công chúa nhỏ Aurora lớn lên một cách hồn nhiên giữa núi rừng và trong tình thương yêu săn sóc của ba bà tiên. Nàng không biết mình là một công chúa mà vẫn giản dị như các cô thôn nữ.
16 năm đã trôi qua một cách bình yên. Nàng công chúa càng lớn càng có một sắc đẹp mặn mà. Như bao người con gái tuổi trăng rằm, công chúa thầm mơ tình yêu của một hoàng tử đẹp trai, tài giỏi và một cuộc sống hạnh phúc như bao lứa đôi trên thế gian.
Đúng vào sinh nhật lần thứ 16, do sơ suất của ba bà tiên, tung tích của nàng công chúa dễ thương đã bị lộ. Lời nguyền độc địa của mụ Maleficent đã hiệu nghiệm, trong một phút sơ sẩy, nàng công chúa bị mũi nhọn của một con thoi đâm vào ngón tay. Ngay lập tức, nàng rơi vào giấc ngủ triền miên. Ba bà tiên đặt nàng lên giường và hóa phép cho cả vương quốc cũng chìm vào giấc ngủ dài.
Một ngày nọ có một chàng hoàng tử dũng cảm tên là Phillip xuất hiện. Không ngại hiểm nguy, chàng tiến vào khu rừng đầy gai góc nơi công chúa bất hạnh đang say ngủ. Chàng anh dũng chiến đấu với mụ Maleficent độc ác. Cùng sự giúp đỡ của ba bà tiên, cuối cùng chàng đã giành chiến thắng.
Hoàng tử Phillip tìm đến nơi công chúa đang thiếp ngủ và đặt lên môi nàng một nụ hôn dịu dàng. Lời nguyền của mụ Maleficent đã được hóa giải, cả vương quốc tỉnh giấc tưng bừng ăn mừng lễ cưới của hoàng tử và công chúa. Họ sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro