Tình Dục Học Đường [C1]
Dù là mùa hè nhưng thời tiết ở vùng trung du vẫn mát mẻ hơn ở đồng bằng. Nhận quyết định xong, tạm biệt mọi người tôi lên xe rồi về miền quê hẻo lánh để làm. Ra trường và đi làm đã được 8 năm rồi.
Bước xuống xe, vào khu nhà tập thể mà xây cho giáo viên sinh hoạt thì có bác bảo vệ đứng ở đó rồi. Vừa thấy tôi thì bác đã hồn hậu bảo:
– Chú mới nhận công tác trên này hả? Hôm nay ông hiệu trưởng có thông báo cho nhà trường và tôi biết.
Tôi mỉm cười mà gật đầu:
– Vâng ạ, cháu công tác dưới thành phố cũng lâu, mà thấy trên này các trường còn thiếu giáo viên quá nên cháu xin lên đây đấy ạ.
– Được như chú, tôi cũng mừng, không phải giáo viên nào cũng bỏ thành thị mà lên đây dạy chữ cho đâu.
Tôi cười mà đi cùng bác bảo vệ qua cánh cổng sắt được sơn xanh đã rỉ một số chỗ. Tiếng cót két của miếng bản lề vang lên cũng làm tôi hơi rùng mình một chút. Qua phòng bảo vệ thì bác khẽ quay lại mà bảo tôi:
– Chú vào đây uống với tôi chén nước chè, rồi tôi chỉ cho chú cái phòng. Tôi cũng đã quét dọn rồi, chú chỉ việc ở thôi, thiếu gì thì mai ra chợ huyện, cách đây cũng cỡ tầm năm sáu cây đấy, mai là phiên nên cũng có hàng.
– Vâng cháu cảm ơn bác nhiều.
Dưới ánh đèn đỏ quạnh của cái bóng đèn vàng hắt ra. Tôi có dịp quan sát kỹ bác bảo vệ. Bác cũng tầm ngoài năm mươi rồi, mái tóc đã muối tiêu sợi đen sợi bạc, đặc biệt là có bộ ria mép khá là cầu kỳ. Khuôn mặt với ánh mắt thì toán lên một vẻ gì đó mộc mạc rất tin người. Bác rót chén nước chè tàu rồi cầm qua chỗ tôi rồi bảo:
– Chú uống tạm miếng nước, chắc đường xá xa xôi đi cũng mệt mỏi lắm hả?
– Cháu cũng không mệt lắm đâu ạ, tại đi đường xa cũng quen rồi. Cháu giới thiệu cháu là Sơn, chắc là bác cũng được thầy hiệu trưởng nói rồi ạ?
– Bác biết rồi, còn bác là Học, bảo vệ của trường này, bác làm bảo vệ ở đây cũng được năm sáu năm rồi.
Tôi xoa xoa chén nước chè cho ấm lòng bàn tay, rồi đưa lên miệng làm một ngụm Nó không có vị gắt như ở thành phố mà có vị thơm nồng nồng khá tả. Nhấp ngụm nước xong thì tôi cũng hỏi bác:
– Học sinh trường này thế nào ạ?
– Học sinh trường này, đa phần là con nông dân cả ấy mà, có một vài đứa là hộ khá giả thôi, còn đa phần là vậy. Nhìn chung thì chúng nó cũng ngoan ngoãn. Lành như đất ấy mà, cũng không nghịch ngợm lắm đâu.
Tôi gật đầu dạ một tiếng thì bác Học lại nói tiếp:
– Năm vừa rồi cũng có nhiều đứa đỗ đại học lắm đấy. Tụi học sinh bây giờ cũng thông minh.
Tôi cười mà nói lại:
– Thì tuổi trẻ mà bác, tuổi này phải học thì mới tiến bộ được.
Nói chuyện một lúc thì bác Học đưa cho tôi chùm chìa khóa để tôi vào phòng của mình. Căn phòng của tôi là thứ hai tính từ đầu hồi vào. Nó cũng không được rộng lắm. Chỉ khoảng mười lăm mét vuông mà thôi.
Bốn bức tường màu xanh nhạt trông cũ kỹ lắm rồi. Nền đá hoa cũng ố bụi rồi chứ không còn đẹp nữa. Bước những bước nhẹ nhàng tạo thành những tiếng cộp cộp vang kẽ. Để cái túi đồ, tôi tiến lại mở cái tủ một buồng phía góc nhà. Nó cũ nhưng cũng chắc chắn lắm.
Bên cạnh cái giường cũng đã có cái chăn màn gấp gọn gàng rồi. Đồ còn mới tính, tôi đoán chắc là mọi người mua cho tôi. Cất túi đồ vào trong tủ rồi lấy ít quà mà tôi đã chuẩn bị sẵn đi ra ngoài sang phòng bên cạnh thì đã thấy hai người phụ nữ đang ngồi gấp quần áo và soạn giáo án.
Vừa nhìn thấy tôi thì hai người phụ nữ cũng cười mà bảo:
– Chào anh! Anh là giáo viên mới chuyển về đây dạy à?
– Vâng! Mình mới vừa xuống đây xong vừa cất đồ, có chút quà mang sang đây biếu đồng nghiệp.
Thấy túi quà trên tay tôi thì cô gái mà đang soạn giáo án cũng đứng dậy, khỏi cái bàn kê sát cửa sổ mà đi ra mời tôi vào:
– Mời anh vào phòng chơi!
Tôi bước vào, để gói quà lên bàn rồi cũng ngồi xuống. Cô gái gấp quần áo thì cũng để ra một chỗ rồi rót cho tôi cốc nước và ngồi tâm sự. Giọng nói trong trẻo vang lên làm tôi có phần thấy thích thú.
– Em tên là Nga, còn đây là Ngọc, bọn em ở tổ xã hội, em dạy văn còn Ngọc thì dạy địa.
– Anh tên là Tuấn, xung phong lên đây dạy. Mà anh cùng tổ với bạn em đấy, anh cũng dạy môn văn.
– Vậy à! Thế thì tốt quá rồi, vì ở đây giáo viên dạy văn cũng thiếu lắm anh ạ. Có anh thì bọn em cũng đỡ phần vất vả.
Tôi gật đầu thì cô gái tên Ngọc cũng nói:
– Ở đây cuộc sống cũng kham khổ lắm chứ không được như trên thành phố đâu anh ạ. Khó khăn lắm đấy!
– Anh biết chứ! Vì anh xin xuống mà.
Vừa tâm sự thì tôi vừa ngắm hai cô giáo đồng nghiệp cùng với tôi. Nga thì trông khá là xinh xắn với cái mũi cao. Nước ra thì không trắng nhưng có một vẻ khá là khỏe khoắn, đặc biệt là nụ cười rất duyên cùng chiếc răng khểnh. Còn Ngọc thì trông nền nã hơn với mái tóc dài và khuôn mặt trái xoan. Cứ chăm chú mà nói chuyện rồi cũng nghe những lời nói chuyện khá là độc đáo.
Khá muộn thì tôi cũng ra phòng bảo vệ mà nói chuyện với bác Học. Bác Học thấy tôi thì cười bảo:
– Sao đã làm quen với hai cô giáo đấy rồi à?
– Vâng thì cũng cạnh phòng cháu mà, thế mấy phòng kia không có người nào ở hả bác?
– Không có cháu ạ, mới đầu thi cũng có người nhưng sau đó thì giáo viên cũng ra ngoài ở hết rồi chứ không còn ở đây nữa. Giờ chỉ còn hai cô giáo đó thôi, giáo viên trẻ mà tâm huyết lắm đấy.
– Thì người trẻ mới hăng hái mà. Cháu có cây thuốc với gói chè và gói kẹo biếu bác uống nước.
Tôi đưa bác gói quà rồi cùng vào trong phòng tâm sự đến khuya thì mới về phòng đi ngủ. Tiếng dế cùng tiếng nhái bén kêu oàm oạp ngoài xa cũng làm tôi hơi khó ngủ một chút. Những ngày mai rồi không biết sẽ ra sao.
Sáng hôm sau thì tôi lên phòng hội đồng họp thầy hiệu trưởng cũng giới thiệu tôi luôn, và tôi dĩ nhiên làm tổ trưởng bộ môn. Họp hành xong thì tôi nhận bảng phân tiết học rồi nghiên cứu kỹ giáo án.
Buổi chiều hôm đó thì Nga qua nhà tôi bảo:
– Anh Tuấn qua nhà em ăn cơm nhé! Hôm nay chúng em làm cơm đãi anh đấy.
Tôi mỉm cười mà bảo:
– Vậy à? Xem cơm ở trên này có ngon lành bằng cơm dưới xuôi không?
– Làm sao mà ngon được. Nhưng cũng không đến nỗi khó ăn đâu anh ạ.
Tôi sang thì đã có một đĩa chim nướng, một thứ lá gì khá lạ rồi cùng một bát canh măng rừng, và mấy con cá mương rán.
Mùi thức ăn tỏa ra làm cho tôi thích lắm. Vì nó thơm vô cùng. Tôi nhìn vào mâm cơm rồi bảo:
– Sao mà hai cô giáo kiếm đâu được những món này vậy?
– Những món này dễ kiếm mà anh, ra chợ huyện là có mà, người dân trên đây cũng bắt nhiều mà ăn, toàn những món ăn đạm bạc mà.
Tôi cười rồi cùng vào. Ngọc cũng chạy ra mà mời bác Học vào ăn cơm. Bác Học cũng mang theo chai rượu vào mà nói:
– Hôm nay có nhiều món ngon thế nhỉ, kiểu này thì phải làm vài chén rồi. Ngồi xuống đi cháu.
Tôi cùng bác Học và hai cô giáo viên cùng tổ nhâm nhi, nói chuyện cà kê mãi. Đến chiều thì tôi về phòng, chuẩn bị mấy thứ để tối có thể nấu cơm thì Nga đã mang đồ sang cho tôi rồi bảo:
– Em sắm cho anh rồi đây này! Trả tiền em nhé!
Tôi cũng hơi ngỡ ngàng thì Nga cười bảo:
– Đừng có ngại nhé. Ra chợ thế này thì phụ nữ chúng em hơn anh. Hôm nào mà bận quá thì qua nhà em, mấy anh em ăn cho vui.
Tôi mỉm cười cảm ơn rồi đưa ví trả tiền cho Nga. Vừa nói chuyện tôi vừa ngắm. Hai cái bầu vú trong cái áo sơ mi màu trắng cũng phập phồng theo những câu nói nhẹ nhàng làm tôi thấy thích thích. Trước ở dưới thành phố thì tôi cũng ăn chơi nhiều lắm rồi, mặc dù tôi là giáo viên.
Nói chuyện một lúc thì Nga về phòng, tôi cũng vào sắp xếp đồ rồi đi mua thêm mấy thứ nữa. Buổi tối nấu cơm xong, đang soạn giáo án thì Ngọc cũng ra chỗ tôi rồi mỉm cười mà hỏi:
– Xem anh tổ trưởng bộ môn làm giáo án thế nào.
– Thì cũng như em thôi mà.
Ngọc xõa mái tóc dài, tiến gần cái bàn làm việc của tôi, rồi cũng khẽ mà bảo:
– Chắc anh Tuấn dưới kia có người yêu rồi hả?
– Anh chưa có, bận học rồi ra trường dạy nên cũng chưa có yêu ai, mà em xinh gái thế này chắc là cũng phải có nhiều anh để ý, trường mình nhiều giáo viên nam thế mà.
– Em xấu gái làm gì có ai mà thích đâu, em với Nga thuộc dạng cá sấu chúa rồi. Kiểu này ế rồi!
– Ế làm sao được, nhiều người muốn mà không được đấy.
Tôi với Ngọc nói chuyện bâng quơ với nhau một lúc rồi Ngọc cũng khẽ mà bảo tôi:
– Em thích đọc mấy cuốn truyện của văn học Mỹ, thấy nó tinh nghịch và hay ho lắm anh ạ!
Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng mỉm cười mà nói:
– Anh cũng thế rất thích văn học Mỹ, nhất là mấy tác phẩm viết cho trẻ thơ của Mark Twain, đọc khá là thú vị.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro