Chương 3
– Ở dưới sông. Chỗ nó chơi với cái đám thằng Sinh ấy.
Chị lần này òa ra khóc. Chị suýt chửi Hưng vì lời anh vừa nói khác nào quở cho con bé. Rồi Hưng tường thuật lại giấc mơ tối qua. Anh xin được đi cùng chị Phượng tìm bé Su. Vì bản thân không thể nào đứng nơi khẳng định bạn gái mình đã chết này thêm một giây phút nào nữa.
Chỗ anh thường bảo không nên chọc vào một người mẹ mất con. Bởi có những hậu quả xảy ra mình sẽ không gánh được. Đầu tiên là về nghiệp báo. Nếu không tin nghiệp báo, thì bạn nên tin vào việc người mẹ ấy có thể khiến những điều tồi tệ đến với bạn. Chị Phượng giờ đây đã trở thành một người không nên chọc giận.
Su nằm sâu ở dưới đáy sông, quần em mắc vào một một cành cây. May sao lúc tìm gặp nước ròng, con sông cạn hơn thường ngày rất nhiều nên công cuộc đưa em lên bờ không quá khó khăn. Chị Phượng mắt mũi đều đỏ chét, gào khóc thê thảm đến suýt tắc thở. Cả nhóm người thì bế bé Su, người thì đỡ chị Phượng đi về nhà của chị.
Riêng Hưng, anh đứng lại ở bờ sông, ngắm nghía chỗ vớt xác của Su một hồi lâu vẫn không hết nỗi bàng hoàng. Đầu tiên là vì một sinh mạng nữa đã ra đi, hai là vì sự hiếu kỳ về giấc mơ của mình hôm qua. Không lẽ anh có thể thấy ma thật? Hay chỉ là do sự trùng hợp mà thôi? Trực giác nói rằng con Su đang đứng gần anh lắm, rồi cơn gió nhẹ thổi qua, mọi thứ dường như chỉ là ảo giác.
Khi đến nhà chị Phượng. Người ta giúp chị cạo gió. Đặt bé Su lên cái li quăng. Nhìn dáo dác nhà chị Phương, không thấy chị đâu cả. Chắc chị vẫn đang ở nơi nào đó và được săn sóc bởi những người khác. Ánh mắt Hưng rơi xuống chồng chị, người đang phơi trần nằm ngủ trên võng, trông vô cùng nhức mắt. Gã Hoàng là một tay bợm nhậu, say xỉn thì đập đồ, phá nhà phá cả vợ con. Chị Phượng đã ly hôn ly thân đủ cả. Nhưng gã xách dao đến nhà chị bắt chị về với gã, nếu không sẽ giết cả nhà chị. Vì lo cho gia đình, chị về ở với gã không giấy tờ hay danh phận. Người nhà cũng bỏ gã, hàng xóm cũng bỏ gã. Hầu nhết người ở đây bây giờ chỉ xót chị Phượng nên mới ở lại, chứ chỉ có gã Hoàng, Hưng cũng để cho gã chết mục xương.
Thằng Phát - người đi theo Hưng và chị Phượng suốt buổi sáng - thấy gã Hoàng cũng chướng mắt như Hưng. Nó vỗ bành bạch vào má gã, gọi:
– Con ông chết rồi kìa. Dậy phụ vợ lo đám tiệc.
Gã Hoàng lẩm bẩm gì đó không nghe rõ. Nhìn từ góc nhìn của Hưng trông như thế gã đang nhai lưỡi của mình chứ không phải là nói chuyện. Rồi gã lại quay mặt sang hướng khác, tiếp tục ngủ li bì. Hưng với Phát phát chán với gã ta, nhưng cũng không làm gì quá trớn. Gọi gã dậy chỉ sợ gã phá tung cái đám ma của bé Su thôi.
Lát sau người ta về hết cả. Còn Hưng và cô Tâm ở lại để phụ việc. Cô Tâm thì phụ chuẩn bị bên trong nhà. Hưng thì canh xác bé Su, đảm bảo không có con mèo nào nhảy qua người cô bé. Bắt đầu từ tối hôm qua, không hiểu vì sao anh có một sự rợn người khi nghe nói về mấy con vật. Như thể chỉ cần xoay lưng, chúng sẽ nhe nanh nhảy phập vào người anh cắn xé liên hoàn. Khi gã Hoàng tỉnh thì chị Phượng cũng vừa lấy lại tinh thần mà đi ra chặt bèm bẹp gì đó trong bếp. Hưng chưa từng tham gia chuẩn bị một đám ma bao giờ nên hơi bối rối mà thẩn thờ. Thậm chí anh đang bối rối về tâm trạng mình, về cách mà xác Khánh được bọc lại và chuẩn bị đem đi chôn cất. Nghe nói, ba mẹ Khánh coi ngày nên ngày mai mới chôn. Xác của cô ấy đang lạnh lẽo nằm trong quan tài hẳn y hệt như bé Su bây giờ vậy đó.
Một lúc sau khi tỉnh, Hoàng mới lấy lại tâm trí mà lệ nhệ hỏi chuyện, chị Phượng lạnh lùng đáp:
– Con Su nó chết rồi. Ở khúc sông hôm qua ông tìm đó. Sao ông bảo không thấy nó?
Hoàng đi lại, nhìn thật lâu vào xác con mình. Đôi mắt gã đờ đẫn, cơ thể gầy gò như một bộ xương, trông còn kinh tởm hơn xác chết. Qua khoảng vài phút đồng hồ, Hưng không cảm nhận rõ hắn đang nghĩ gì, cũng tò mò tự hỏi gã có xót thương cho con gái mình không? Nhìn cái chết của con gái có làm gã thay đổi mà đối xử tốt hơn cho chính mình và chị Phượng không? Nhưng Hưng không lấy được thông tin nào từ sự im lặng của gã, anh chỉ biết kiềm nén cú đấm của mình khi gã gào lên:
– Có vậy thôi mà cũng lải nhải! Không đứa này thì có đứa khác. Láo nháo tao đéo ngủ được.
– Tôi hỏi ông, hôm qua tôi kêu ông đi gọi nó về. Ông có gọi không? Rồi lúc kêu ông đi kiếm, ông có đi kiếm không?
– Hôm qua sỉn chết mẹ biết đéo gì.
– Mày giết con tao.
Chị Phượng lẩm bẩm trong nhà bếp. Gã Hoàng đi ra ngoài sân ưỡn ẹo mình mẩy, làm bộ không nghe thấy. Đáng lẽ Hưng phải biết trước chuyện xảy ra lúc đấy. Phải nhớ lại câu dặn dò của người xưa, phải đi trốn tránh đâu đó. Nhưng anh vẫn ngồi trên li quăng để canh xác bé Su. Chị Phượng lướt ngang anh, con dao trong tay nhuốm máu. Chị cắt cổ của Hưng. Dì Tâm hét lên. Rồi chị Phượng hét lên:
– Mày trả con tao lại đây! Mày trả con tao đây.
Tiếp đến, trong lúc Hưng gục xuống sàn, chỉ còn lại hình ảnh chị Phượng lờ mờ chặt phầm phập lên người chồng mình. Ông ta gào lên oai oái được một đoạn rồi im nghỉm. Thịt da văng ra theo máu. Đến khi chồng chị chỉ còn lại một đống ngổn ngang. Khi hàng xóm tụ họp cách chị một khoảng để xì xầm, chị moi tim gã Hoàng ra, vừa nhai nuốt vừa lặp đi lặp lại câu nói:
– Cầm thú thì có tim để làm gì? Cầm thú thì có tim để làm gì? Cầm thú thì có tim để làm gì?
Bóng dáng chị khuất hẳn đằng sau một bóng đen tiến đến chỗ anh. Người ta cuối cùng cũng chú ý tới chàng trai bị cắt cổ nằm trong nhà. Bác Trọng vừa đỡ anh, vừa nói:
– Chắc nó sợ thằng Hưng ngăn nó lại nên nó cắt cổ thằng Hưng.
– May mà nó cắt không sâu.
– Nó lướt ngang qua. Nó đưa lưỡi dao vào thằng Hưng. Dao bén ngót, xoẹt một cái mạnh hơn là chết tươi rồi.
Tiếng nói ấy mờ dần theo hình ảnh của chị Phượng. Người ta vẫn không dám động vào một người mẹ vừa mất con. Chỉ nhao nháo xung quanh khuyên chị bỏ dao xuống.
Khi Hưng tỉnh lại trong bệnh viện, cổ đã được băng bó cẩn thận, thì anh mới biết chị Phượng cũng mất rồi. Mẹ kể rằng sau khi ăn tim gã Hoàng, chị khóc lên ghê lắm rồi chị vung dao, cắt cổ chính mình. Vì là cố tình tự tử nên vết cắt sâu hơn của Hưng, chết trước khi đưa vào viện. Anh nghe xong, lòng ngổn ngang suy nghĩ. Chị Phượng vì một phút bồng bột đã tự đưa đời mình vào địa ngục. Mất tất cả chỉ trong một ngày.
Những ngày tiếp theo, Hưng chỉ đi làm rồi trở về nhà, trong im lặng. Anh không đến chợ gốc Đa, hay đi chơi xa với đám bạn. Không biết vì sao mỗi giây mỗi phút anh đều cảm thấy có đôi mắt nào đó đang dõi theo anh từ xa. Anh mong đó chỉ là ảo giác. Nhưng vẫn không khỏi sợ hãi vì biết có một con quỷ đang lẩn trốn quanh đây. Rồi không biết trùng hợp hay là cố ý mà trong tháng tiếp theo người ở chỗ anh chết ngày một nhiều hơn. Đến một lúc nào đó hàng xóm quanh nhà đều đóng cửa lúc năm giờ chiều và cái chợ gốc Đa dần trở nên thưa thớt. Hưng hôm ấy vì nghe lời mẹ nên phải đánh liều ra chợ mua cho mẹ con cá lóc. Chị Thảo vừa với tay vào thùng lấy con cá vừa hỏi thăm chuyện của Khánh:
– Con Khánh chết rồi. Còn mày định cứ ù lì hoài vậy à? Sống vui vẻ lên coi!
Hưng gật gật đầu, cố gắng đè ép lại cơn nóng giận. Anh không biết tập tính bầy đàn giúp con người những gì. Chỉ biết hậu quả của tính bầy đàn là người ta nghĩ mình có thể quyết định cuộc đời của người khác. Gớm ghiếc không thể tả được!
Đang nóng giận là thế. Nhưng khi thấy con chó trắng, Hưng rụt người lại. Cái chết của Khánh như trở về trong mắt anh. Chị Thảo thấy Hưng đứng đực mặt ra đó nhìn con chó, chị quăng một cục đá vào con chó và mắng:
– Đi đi, nay tao không có cá cho mày đâu. Bán ế muốn chết, cho mày rồi tao lỗ mạt kiếp!
Hưng cản không kịp. Anh thề anh không hề muốn chị Thảo kiếm chuyện với con chó đó ngay lúc trời gần về chiều thế này. Nhất là khi anh đứng đây, nếu có xảy ra chuyện gì anh sẽ là nghi phạm đầu tiên.
May sao, con chó chỉ nhe răng gầm gừ với chị vài tiếng rồi chạy mất hút. Chị Thảo cũng chuẩn bị về. Hưng lo lắng cho chị và bảo:
– Tối rồi, anh Linh không rước chị à?
– Ông ấy dám chừng đi ruộng chưa về nữa ấy chứ! Mày về trước đi. Mấy cái này chị làm quen rồi, qua lại cái là xong.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro