Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

truong phai hanh chinh

Max Weber (1864 - 1920): Là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều đóng

góp vào lý thuyết quản trị thông qua việc phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy là

phương thức hợp lý tổ chức một công ty phức tạp. Khái niệm quan liêu bàn giấy được

định nghĩa là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công, phân

nhiệm chính xác, các mục tiêu phân biệt, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự. Cơ sở

tư tưởng của Weber là ý niệm thẩm quyền hợp pháp và hợp lý, ngày nay thuật ngữ

"quan liêu" gợi lên hình ảnh một tổ chức cứng nhắc, lỗi thời, bị chìm ngập trong thủ

tục hành chánh phiền hà và nó hoàn toàn xa lạ với tư tưởng ban đầu của Weber. Thực

chất những đặc tính về chủ nghĩa quan liêu của Weber là:

- Phân công lao động với thẩm quyền và trách nhiệm được quy định rõ và được

hợp pháp hóa như nhiệm vụ chính thức.

- Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mỗi chức vụ nằm dưới một

chức vụ khác cao hơn.

- Nhân sự được tuyển dụng và thăng cấp theo khả năng qua thi cử, huấn luyện

và kinh nghiệm. - Các hành vi hành chánh và các quyết định phải thành văn bản.

- Quản trị phải tách rời sở hữu.

- Các nhà quản trị phải tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ phải công bằng và

được áp dụng thống nhất cho mọi người.

- Henry Fayol (1841 - 1925): Là một nhà quản trị hành chánh người Pháp với

tác phẩm "Quản trị công nghiệp và quản trị tổng quát (Administration industrielle et

général) (1916)". Khác với Taylor, cho rằng năng suất lao động kém là do công nhân

không biết cách làm việc, và không được kích thích kinh tế đầy đủ, Fayol chỉ ra rằng

năng suất lao động của con người làm việc chung trong tập thể tùy thuộc vào sự sắp

xếp tổ chức của nhà quản trị. Việc sắp xếp, tổ chức đó được Fayol gọi là việc quản trị

tổng quát và việc này cũng quan trọng như 5 việc khác trong cơ sở sản xuất kinh

doanh: (1) sản xuất, (2) tiếp thị hay Marketing, (3) tài chính, (4) quản lý tài sản và con

người và (5) kế toán - thống kê.

Để có thể làm tốt việc sắp xếp, tổ chức xí nghiệp Fayol đã đề nghị các nhà quản

trị nên theo 14 nguyên tắc quản trị:

1. Phải phân công lao động.

2. Phải xác định rõ mối quan hệ giữa quyền hành và trách nhiệm.

3. Phải duy trì kỷ luật trong xí nghiệp.

4. Mỗi công nhân chỉ nhận lệnh từ một cấp chỉ huy trực tiếp duy nhất.

5. Các nhà quản trị phải thống nhất ý kiến khi chỉ huy.

6. Quyền lợi chung luôn luôn phải được đặt trên quyền lợi riêng.

7. Quyền lợi kinh tế phải tương xứng với công việc.

8. Quyền quyết định trong xí nghiệp phải tập trung về một mối.

9. Xí nghiệp phải được tổ chức theo cấp bậc từ giám đốc xuống đến công nhân.

10. Sinh hoạt trong xí nghiệp phải có trật tự.

11. Sự đối xử trong xí nghiệp phải công bình.

12. Công việc của mỗi người trong xí nghiệp phải ổn định.

13. Tôn trọng sáng kiến của mọi người.

14. Xí nghiệp phải xây dựng cho được tinh thần tập thể.

Trường phái hành chánh chủ trương rằng, năng suất lao động sẽ cao trong một

tổ chức được sắp đặt hợp lý. Nó đóng góp rất nhiều trong lý luận cũng như thực hành

quản trị, nhiều nguyên tắc quản trị của tư tưởng này vẫn còn áp dụng ngày nay. Các

hình thức tổ chức, các nguyên tắc tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền... đang ứng dụng

phổ biến hiện nay chính là sự đóng góp quan trọng của trường phái quản trị hành

chánh.

Hạn chế của trường phái này là các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức

ổn định, ít thay đổi, quan điểm quản trị cứng rắn, ít chú ý đến con người và xã hội nên

dễ dẫn tới việc xa rời thực tế. Vấn đề quan trọng là phải biết cách vận dụng các nguyên

tắc quản trị cho phù hợp với các yêu cầu thực tế, chứ không phải là từ bỏ các nguyên

tắc đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: