Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ASTISO

QUI TRÌNH SẢN XUẤT ARTICHAUT AN TOÀN TẠI ĐÀ LẠT (CYNANA SCOLYMUS)

Artichaut  là cây dược liệu quý thích hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại thành phố Đà Lạt với thành phần hoạt chất chính là Cynarin được chiết xuất đưa vào chế biến dược liệu dưới dạng cao thô hay thuốc viên. Sản phẩm Artichaut thu hoạch toàn diện, rễ, thân,lá, bông có thể đưa vào chế biến công nghiệp( trà)  hay ăn tươi có giá trị dinh dưỡng cao.

Sản phẩm Artichaut ngày còn được thị trường nội tiêu và xuất khẩu ưa chuộng do đó việc mở rộng qui mô diện tích và tác động kỹ thuật thâm canh theo hướng an toàn để đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng là vấn đề đang được quan tâm.

A.   Điều kiện canh tác:

I. Đất trồng:

Artichaut  thích hợp vơí điều kiện đất thiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%; giữ ẩm và thoát nước tốt.

Am độ đất trong vụ khô trên 80% vì sinh khối cvủa Artichaut rất lớn là lá. Tuy nhiên ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con.

Độ PH thích hợp 6 – 6,5. Đối với điều kiện đất Đà Lạt thì hàng năm phải phải bón vôi để duy trì độ PH ổn định nhất là vùng đất thấp.

II. Khí hậu:

Artichaut thích hợp điều kiện ôn đới, á nhiệt đới trong giai đoạn phát dục ra hoa đòi hỏi niên độ nhiệt độ cao sẽ cho năng suất bông cao.

Cây Artichaut chỉ trỗ hoa khi trồng ở độ cao 1.200m so với mặt biển.

Cây Artichaut rất cần điều kiện ánh sáng dổi dào thì mới đạt năng suất cao và cân đối ổn định về tỹ lệ thân, lá, rể và bông.

B.   Kỹ thuật trồng trọt:

I. Giống: Hiện nay trện thế giới có hai dạng giống chính về Artichaut.

1. Dạng chuyên bông:

Cây thấp, tán nhỏ, mật độ trồng dày, thời gian sinh trưởng ngắn. Mục đích chính là thu hoạch bông có năng suất bông cao và chất lương igon.

2. Dạng chuyên lá:

Cây cao, tán rộng, lá lớn thường chứa hoạt chất Cynarin cao, mật độ trồng thưa, thời gian sinh trưởng dài. Mục đích chính là thu hoạch sản phẩm lá để đưa vào chế biến dược liệu.

3. Dạng trung gian bông và lá:

Chiêù cao và tán cây mức độ trung bình có thể trồng để sử dụng hai mục đích là thu hoạch bông và lá.

Hiện nay tại Đà Lạt nông dân đang trồng 03 giống chính: Có nguồn gốc nhập nội từ Pháp.

-         Giống trồng trước năm 1975( A75).

-         Giống lai trồng từ năm 1980( A80).

-         Giống bông cục trồng từ năm 1985( A85).

Các giống trên thuộc dạng trung gian nhưng hiện nay mục đích nông dân vẫn chú ý nhiều về sản phẩm bông vì giá trị kinh tế cao.

Giống bông cục có năng suất và chất lượng bông tốt không gục sau thời gian thu hoạch, vận chuyển xa tuy nhiên dễ nhiễm bệnh và hệ số nhân giống thấp nên hiện nay phát triển diện tích còn chậm.

Hệ số nhân giống thông thường của nông dân:

Giống

Hệ số nhân giống trung bình

A75

A 80

A 85 

4- 5

3-4

2- 2,5

II. Phương pháp nhân giống Artichaut.

1. Phương pháp trồng bẳng hạt: Phương pháp hữu tính).

Không thông dụng thường chỉ áp dụng trong các cơ quan nghiên cứu để lai tạo giống ban đầu. Tuy nhiên nếu dùng giống F1 tốt thì sẽ có hiệu quả cao.

-         Thời vụ giống hạt từ tháng 2 – 4 hàng năm.

-         Chọn hạt tốt, loại bỏ hạt lép. Ngâm hạt vào bệnh: Zineb, KmnO 4 1%0…. Để sử lý giống trước khi gieo.

-         Gieo hạt vào trong bao nilông quy cách 20 x 10. Đất và phân hữ cơ hoai mục trộn theo tỷ lệ 1 : 3 và super lân.

-         Khi cây con lên bón thúc phân DAP và NPK 16: 16: 8: 13 s.

-         Phun xịt các loại thuốc sâu bệnh thông thường theo định kỳ để phòng trừ dịch hại. Tốt nhất nên sử dụng vườn ươm có mái che.

2. Phương pháp trồng bằng phường pháp cấy mô: ( Phương pháp vô tính).

Phương pháp cấy mô cây sạch bệnh, sinh trưởng mạnh, đồng đều và sản xuất nhanh một số lượng cây giống nhiều nhưng hiện nay chưa được áp dụng phổ biến ở nước ta.

3. Phương pháp nhân giống bằng phương pháp tách cây con từ gốc cây mẹ:

Hiện nay đang được áp dụng thông dụng tại thành phố Đà Lạt, phương pháp này dễ làm nhưng không có biện pháp phục tráng giống và chọn giống theo nguyên tắc 04 tốt thì cây Artichaut dễ bị thoái hoá về năng suất, chất lượng và cây bệnh.

Cây con được tách từ cây mẹ đã được chọn lựa đạt tiêu chuẩn tốt: Cây to, khoẻ, năng suất cao, không sâu bệnh có nhiều rễ, cắt bỏ bớt lá chiều cao còn lại khoảng 20cm đem nhúng cây con từ 3 – 4 phút trong dung dịch thuốc Zines hay Kasuran trước khi đem trồng vao luống ươm. Luống ươm đã được sử lý đất bằng CuS04( 200gam/m2) và Basudin để phòng trừ sâu bệnh nhất là sâu đất, nhớt cắn đọt.

Đất trồng được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và Super lân, vôi bột.

Qui cách luống ươm:

-         Rõ ràng: 1m2 – 1m 3.

-         Trồng: 4 hàng – 5 hàng.

-         Cây  x cây: 15 – 20 cm.

Sau khi trồng phủ cỏ khô để giữ ẩm và tưới nước một ngày hai lần( nếu trời nắng)  để giữ ẩm sau 7 – 10 ngày dở bò lớp che phủ ra. Sau cây hồi sinh cây bén rễ sử dụng: DAP, NPK 16 168 135 để thúc 02 lần.

Có thể sử dụng các loại phân bón lá để phun xịt cây con sinh trưởng tốt. Chú ý không nên sử dụng chế độ bón phân đạm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây con.

Để phòng trừ sâu d\bệnh cho vườn ươm định kỳ 07 ngày/lần xịt các loại thuốc bệnh như: Rovrd, Moncerew, Zineb, Topsin M và các loại thuốc sâu như: Sumicidin, Poletrin, Pegasus….. Khi phát hiện trong vườn ươm có cây con bị chết rủ phải kịp thời nhổ bỏ và sử dụng vôi để tráng lây lan.

III. Thời vụ trồng:

Thời vụ sớm: Tháng 5 – tháng 6.

Thời vụ muộn: Tháng 7 – tháng 8.

Nếu trống Artichaut vì mục đích cung cấp sản phẩm lá điều chế dược liệu thì nên trồng thời vụ sớm và chỉ trồng ở vùng đất cao ráo. Chú ý không nên trồng cây con vào các thời điểm mưa dầm và các chân đất không thoát nước để chết cây con do bệnh thối rễ.

Nếu trồng thời điểm quá muộn thì năgn suất sẽ không cao. Sao khi thu hoạch xong sản phẩm bông, Artichaut sẽ kết vụ vào tháng 3 – tháng 4 năm sau.

IV. Kỹ thuật làm đất, lên luống:

Chọn đất nhẹ đến trung bình( đất Podzolie vàng đỏ) nên chọn đất tốt, thoát nước, giữa ẩm tốt. Nên thực hiện chế độ thâm canh, không nên chọn hai vụ liên tiếp sẽ giảm năng suất và sâu bệnh nhiều. Tốt nhất nên luân canh với các cây họ đậu, rau và hoa.

-         Vệ sinh đồng ruộng thu dọn triệt để tàn dư cây trồng, cỏ dại.

-         Sử lý vôi bột, CuS04, Basudin vào đất.

-         Bón lót phân chuồng hoai mục, phân lân.

-         Lên luống cao 20 – 25 cm tuỳ chân đất cao hay thấp, luống trồng rò rãng: 1m2.

-         Mật độ trồng:

·        Trồng hàng đơn.

·        Cây x cây             = 65 – 70 cm mật độ dày.

= 80 – 90 cm mật độ thưa.

Trước khi trồng nên hướng cây con vào dung dịch thuốc nZines hay Kasurau 1- 2% trong 03 phút. Sau khi trồng xong nếu có điều kiện nên dùng lá dương xỉ che mát hay phủ cỏ quanh gốc cây và tưới nhẹ để giữ ẩm và chống mất nước trong giai đoạn hồi sinh cây con, sau 01 tuần thì dở bỏ luống che đi.

Sau 10 – 15 ngày kiểm tra và dặm cây chết; trồng thời gian đầu để tận dụng đất còn trống và hạn chế cỏ dại nân trồng xen 01 vụ rau ăn lá như cải thảo, xà lách, cải bắp, lơ,… Khi trồng xen kẻ luống được làm hình lưng rùa hơi nghiên về phía hai rãnh để tránh nước đọng vào gây chết cây con Atichaut ở giữa luống.

V. Kỹ thuật chăm bón:

1. Bón phân:

Nhằm để cây Atichaut sinh trưởng và phát dục tốt cân đối và thu hoạch toàn diện các sản phẩm thân bông rễ lá đòi hỏi chế độ phân bón đầy đủ, hợp lý và đúng thời gian.

Để nâng cao chất lượng Atichaut an toàn để ăn tươi hay chế biến đạt tiêu chuẩn, chú ý không nên sử dụng chế độ phân đạm cao, sử dụng phân xác mắm hay các loại phân bón có chứa gốc Clop như KCl( Kali Clorua).

Tác dụng một số nguyên tố dinh dưỡng đến Atichaut.

·        Phân đạm: Giúp cây Atichaut phát triển lá tốt, cây sinh trưởng nhanh. Nhu cầu phân đạm của Atichaut khá lớn nhất là đối với cây có mục đích thu hoạch hlá để chế biến. Tuy nhiên nếu sử dụng quá ngưỡng sẽ dễ phát sinh bệnh cây và ảnh hưởng đến phát dục ra hoa. Nhu cầu đạm cao từ giai đoạn cây con đến phan hoá mần hoa.

·        Phân lân: Giúp cho bộ rễ Atichaut phát triển tốt, cây ra hoa sớm, tăng số nụ hoa, trỗ  hoa sớm và tập trung. Tăng tính chui hạch và chống ngã đổ.

·        Phân kali: Là yếu tố quan trọng quyết định năng suất, trọng lượng thân, bông, rễ nếu bón đầy đũ giúp cho thân rễ to, bông lớn, lá dày tăng khả năng chống chiu bệnh.

·        Canxi: Ngoài tác dụng điều hoà độ chua cho đất. Nếu bón canxi và kali đầy đủ sẽ giúp bông cứng cáp, to giảm gục khi vận chuyển xa.

** Lượng phân bón đề nghị bón 1.000 m2.

Danh mục

Tổng số

Bón lót

Bón thúc

- Phân chuồng

- Urê

- K2S04

- Super lân

- Vôi

8m3

120kg

100kg

200kg

150 – 200 kg

8m3

200kg

150- 200kg

120kg

100kg

Đây là lượng phân chủng bón trong 1.000m2/vụ, tuy nhiên tuỳ theo chân đất xấu hay tốt, mật độ trồng, mục đích thu hoạch sản phẩm chính mà có thể tăng hay giảm trên nguyên tắc cân đối NPK để đảm bảo sinh trưởng và phát dục của cây Atichaut. Có thể sử dụng thêm các loại phân qua lá để cây sinh trưởng phát triển tốt như: Superhume, Superfish và các laọi phân sinh học hữu cơ khác.

2. Chăm sóc:

- Từ tháng 11 đến tháng 12 đã chuyển sang vụ nắng, cây sinh trưởng đây giai đoạn mạnh do đó phải tưới nước nhiều.

- Sử dụng nuồn nước sạch để tưới Atichaut để tránh lây lan nguồn bệnh. Từ tháng 1 đến tháng 3 khi cây đã ra hoa phải tưới nước đầy đủ và lượng nước tưới giảm dần nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoa.

- Sau khi mưa kết thúc một tháng cần tiến hành sữa úp rãnh tạo điều kiện cho đất thông thoáng.

- Trong khâu chăm sóc Atichaut  chỉ xăm xối cạn không được gây đức rễ sẽ dễ làm bệnh cây xâm nhiễm, chỉ nên xăm xối ở giai đoạn cây còn nhỏ.

- Thu hoạch lá định kỳ 7 – 10 ngày/lần, chỉ thu hoạch lá ngã, không thu hoạch lá ngã, không thu hoạch lá đứng, mỗi cây thu hoạch từ 2 – 3lá, nếu thu tỉa nhiều sẽ ảnh hưởng đến quang hợp của cây. Khi thu hoạch kết hợp vời việc tỉa lá già, lá sâu bệnh cho vườm được thông thoáng.

3. Sâu bệnh:

a. Bệnh cây:

* Bệnh đốm nâu, bệnh đốm vàng: Thường xuất hiện trong vụ hè thu khi ẩm độ không khí cao và chế độ dinh dưỡng mất cân đối. Ap dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

-    Chọn giống kháng bệnh, lá dày.

-    Lên luống cao.

-    Trồng mật độ thưa.

-    Thường xuyên tỉa lá bệnh.

-    Bón cân đối NPK nhất là Kali.

-    Xịt luân phiên các loại thuốc, xịt định kỳ ngắn lại khi mưa kéo dài, trồi âm u, ánh sáng yếu. Sử dụng các loại thuốc bệnh như: Score; Macozeb; Kasuran; Topsin M, …

·        Bệnh thối gốc cây con:

Thường xuất hiện ở giai đoạn cây con trong điều kiện ẩm độ đất cao, đất ngập úng nước độ lây lan rất nhanh.

* Biện pháp phòng trừ:

-         Chọn cây con khoẻ.

-         Ngâm cây con vào dung dịch thuốc bệnh từ 3 – 5 phút trước khi trồng.

-         Nhổ bỏ kịp thời các cây con bị bệnh nặng đem tiêu huỷ xa ruộng.

-         Xử lý vôi, CuS04 cho đất trước khi trồng.

-         Vệ sinh đồng ruộng tốt sau mỗi vụ gieo trồng.

-         Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh như Rovral, Monieren, Kumueus, chú ý xịt điều lên cây và đẫm ở gốc cây.

·        Bệnh thối nhủn:

Do vi khuẩn gây ra gây hiện tượng chết  cây lớn khi lá vẫn còn xanh. Cây bệnh có mùi thối cho vi khuẩn tắt công làm hư thối mạnh dẫu.

Biện pháp phòng trừ:

- Thực hiện chế độ luân canh.

- Chọn đất cao ráo, thoát nước, dễ trồng.

- Xử lý đất: Vôi và CuS04 trước khi trồng.

- Chọn cây con từ cây mẹ, khoẻ không nhiễm bệnh.

- Nhổ bỏ ngay cây chết vì bệnh thối nhũn để tránh lây lan.

- Trong quá trình chăm sóc không được làm đứt rễ.

- Sử dụng các loại thuốc bệnh để phun xịt định kỳ  Kasuran, Kocide, Valydacin, topcin M. Nên phun xịt luân phiên các loại thuốc để tăng tác dụng phòng ngừa.

·        Bệnh xoắn lá, lùn cây:

Bệnh này có virus xâm nhiễm con đường lây nhiễm chủ yếu do rầy rép và côn trùng có cánh từ cây bệnh sang cây khoẻ. Cay76 bệnh phát triển còi cọt, xoắn lá, cây lùn và không có khả năng trổ hoa.

Phòng trừ:

- Vệ sinh tốt đồng ruộng và các bụi rậm, cỏ dại quanh vườm.

- Chọn cây con khoẻ để trồng, cây con từ cấy mô, thường sạch bệnh virus.

- Nhổ bỏ cây bệnh đem đốt hay tiêu huỷ xa ruộng.

- Xịt định kỳ 10 ngày/lần các loại thuốc để trị các loại côn trùng chích hút như: Comite, Sherpa, Pegasus, Trebon,…

b. Sâu hại:

·        Sâu đất: ( Sâu xám).

Thường phá hại chủ yếu ở giai đoạn cây con, cắn đọt hoa và thân cây nếu mật độ cao thì tốc độ phá hại rất nhanh.

* Biện pháp phòng trừ:

- Cày đất và phơi cũ kỹ trước khi trồng.

- Sử lý đất bằng Basudin, Oncol, Mocap….

- Phun thuốc trực tiếp vào gốc cây các loại thuốc sâu có thể diệt được sâu tuôi 1, 2 nhưng hiệu quả không cao.

·        Rầy rẹp:

Hút nhựa làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và giảm năng suất bông. Nên có biện pháp phòng trị sớm để không ảnh hưởng đến cây trồng.

Biện pháp phòng trừ:

 - Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng.

- Xịt định kỳ các loại thuốc như: Sherpa, Polytrin, Pegasus, Comite.

·        Sâu ăn lá: ( Sâu khoan, sâu xanh, sâu rọm).

Sâu chỉ gây thiệt hại cho cây Atichaut khi xuất hiện với mật độ cao thường gây hại nặng ở ruộng chăm sóc tốt, lá xum xuê. Trong giai đoạn ra bông sâu có thể đục vào ăn bông gây giảm năng suất hay hư  hại bông.

* Biện pháp phòng trừ:

- Thường xuyên tỉa các lá, bông bị sâu phá hại.

- Phát quang bụi rậm chung quanh vườn.

- Sử dụng các loại thuốc Decid, Pegasus, Sumicidin.  

·        Sâu nhớt:

Cắn đựt trên thân cây con, ăn lá và đọt non thường gây thiệt hại ở giai đoạn cây con nhỏ.

Biện pháp phòng trừ:

- Dùng Mocáp trộng với cám rang để làm bả.

- Dùng các loại thuốc chuyên trị nhớt như: Deadline…

C. Thu hoạch và sơ chế:

: Được thu hoạch định kỳ sau khi trồng 90 ngày. Nếu có điều kiện thì đem rửa sạch và nấu thành cao lá tươi hay đem phơi khô bảo quản tồn trữ.

* Bông: Sau khi bông đã đủ độ lớn có thể thu hoạch vì mục đích ăn tươi hay bào mỏng phơi khô.

Thân cây: Sau khi thu bông thì chặtt luôn thân, thân thu về thì được cắt rõng phơi khô.

Cây con: Sau khi thu xong thân, tiến hành làm sạch cỏ, mỗi gốc chỉ chừa lại 2 – 3 cây con khoẻ, sau đó tách đêm dặm vào vườn ươm.

Rễ cây: Khi thu xong cây con, ta đào rễ khúc và phơi khô.

Các sản phẩm Atichaut sau khi phơi khô, nên được bảo quản trong bao nilông để tránh ẩm mốc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #kny