Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 20: Ván bài cuối cùng (2)

Nam Bắc nhìn anh cúp điện thoại.

Qua trực giác, Nam Bắc cảm thấy dù có xảy ra chuyện gì, Trình Mục Dương cũng không nói cho cô biết.

Quản gia của Chu gia đã thông báo sẽ ăn cơm Tây, Nam Bắc cúi đầu nhìn bộ quần áo đang mặc của mình chỉ có thể dùng khi đi biển, cảm thấy không được thích hợp, vì tôn trọng chủ nhân nên cô thay một bộ đồ lịch sự hơn. Trình Mục Dương tự mình tháo băng gạc trên tay, Nam Bắc giúp anh thay thuốc lần nữa, anh lấy ra một cái bao tay màu trắng mang vào.

"Rất..." Nam Bắc nhìn tay anh, "Ừ, nhìn rất được."

"Đây là sự tôn trọng đối với chủ nhân," Trình Mục Dương nói, "Mặc kệ là vì nguyên nhân gì, vết thương này, cùng với cái chết của người phụ nữ kia cũng có liên quan, nên kiêng dè một chút vẫn tốt hơn."

"Anh thật sự không biết nguyên nhân sao?"

"Đoán được một ít," Anh đưa cho cô một giả thuyết, "Cô ta có lẽ chính là một quả bom hẹn giờ, được người khác đặt bên cạnh Chu Sinh, chỉ cần đến thời điểm, sẽ cho cô ta thực thi nhiệm vụ. Chẳng hạn như giết chết anh."

Nam Bắc nhớ tới đêm khuya đó ở hồ Vạn Đảo.

Trình Mục Dương cầm một khẩu súng trường tự mình bắn trả, sau đó nói với cô.

Anh nói: Em xem, Trình Mục Dương dẫn theo nhiều người như vậy nhưng lúc nào cũng đề phòng, người bên cạnh hẳn là có vấn đề phải không? Có lẽ sẽ có cơ hội dồn vào chỗ chết?"

Khi đó cô không đếm xỉa đến, còn cười nhạo anh vênh váo tự đắc.

Trình Mục Dương đi đến cạnh bàn, cầm lấy 《tin tức tân báo 》của Nga ngày hôm qua, tùy tiện dùng tay trái lật xem. Nam Bắc nhìn đồng hồ, còn 10 phút: "Anh là cháu thứ tư của ông Trình, có rất nhiều anh em phải không?"

Trình Mục Dương ừ một tiếng, đọc một chuyên mục rất tường tận.

"Vậy anh làm sao thắng những người đó, trở thành người thừa kế?"

"Tò mò sao?" Anh cười, ngẩng đầu.

"Tò mò."

"Bọn anh đều bắt đầu từ việc buôn bán vũ khí," Trình Mục Dương giải thích ngắn gọn cho cô, "Anh nhớ rõ, vụ làm ăn đầu tiên của anh là ở Lebanon, chỉ có năm trăm ngàn đô la Mỹ. Lúc ấy, anh thấy rất dễ dàng, nhưng sau này lại không may, đụng phải xung đột trong phạm vi nhỏ giữa Israel và Lebanon, thiếu chút nữa mất mạng, nhưng trong cái họa có cái may, buôn bán lời gấp bốn lần."

Anh nói vô cùng đơn giản.

Tựa như đang kể về lần đầu tiên anh xuất ngoại, thấp thỏm không yên sợ rằng không thể hòa nhập với văn hóa của đất nước khác.

Nam Bắc ồ một tiếng: "Làm sao kiếm được nhiều như vậy?"

"Nâng giá cả ào ào," anh nói, "Vũ khí lúc chiến tranh, đương nhiên luôn có giá tốt."

"Cho nên, các anh sẽ xem ai làm ăn giỏi nhất sao?"

"Không sai," anh nói, "Dù sao, đây chính là con đường kiếm sống từ xưa đến giờ của gia tộc."

"Trình Mục Vân kia đâu?"

"Trình Mục Vân?" Trình Mục Dương nghĩ nghĩ, "Anh ấy cũng không tệ."

Nơi ăn cơm là một căn phòng kín.

Hai người dừng lại ở cửa, bỗng nhiên được yêu cầu bỏ lại tất cả vũ khí trên người , Nam Bắc có chút bất ngờ, Trình Mục Dương thì rất phối hợp, từ trên người lấy ra hai khẩu súng lục đưa cho người quản gia đang khom lưng mỉm cười.

Tuy rằng là ăn cơm Tây, đi qua hành làng có thể thấy những bức tranh tranh thêu, đều là thư pháp viết tay.

Nam Bắc đọc hai câu, cảm thấy không quen thuộc.

"Đây là thơ của thời đại nào?" Cô thật tò mò.

Quản gia đi trước hai người khoảng hai ba bước liền dừng lại: "Đây là do đại thiếu gia của chúng tôi sưu tầm được, là Ngô ca."

Nam Bắc ồ một tiếng sau đó không hé răng hỏi nữa.

"Có phải không hiểu Ngô ca là gì không?" Trình Mục Dương khẽ hỏi cô.

Cô thầm nói: "Hoàn toàn không hiểu."

Người của Chu gia, tuyệt đối đều là người mang theo hơi thở văn hóa của hơn ngàn năm. Nam Bắc đi theo ông Thẩm đã lâu, miễn cưỡng có thể biết một chút về ca kịch, cờ vây. Nhưng những điều thâm sâu bên trong thì hoàn toàn không hiểu được.

Trình Mục Dương bỗng nhiên cười đến vô cùng chế nhạo: "Đơn giản một chút mà nói, cũng không khác Kinh Thi (1) mấy, có nguồn gốc từ ca dao Giang Nam."

Cô nhìn anh: "Anh làm sao mà biết được?"

"Ông ngoại anh đặc biệt thích sưu tầm những thứ kỳ quái đó, trong nhà có tranh phù thế gói (2) xuân đồ thời kỳ Edo (3) ở Nhật Bản, trước kia anh nhìn thấy bức tranh bị lệch, ông ngoại liền nói cho anh biết xuất xứ. Kỳ thật khái niệm trong tranh là dựa vào thơ Ngô ca Trung Quốc."

Hai người đi đến cuối hành lang.

"Túc tích bất sơ đầu, ti phát bị lưỡng kiên, uyển thân lang tất thượng, hà xử bất khả liên, (4)" Trình Mục Dương chỉ vào một bức tranh gấm Tô Châu, "Câu này được dùng nhiều nhất trong tranh phù thế gói xuân đồ."

Nam Bắc liếc Trình Mục Dương một cái: "Ông chủ Trình thật sự là học sâu hiểu rộng."

Anh lắc đầu: "Chỉ cần là đàn ông thấy được thì sẽ có hứng thú."

Nam Bắc thấy kỳ lạ: "Có liên quan đến nam nữ sao?"

"Phù thế gói xuân đồ này là tranh khiêu dâm nổi tiếng thời Edo," Trình Mục Dương ôm vai cô, khẽ nói, "Ví dụ như mấy câu vừa rồi, chỉ việc chúng ta vừa mới làm."

Nam Bắc nghe anh nói thì cười rộ lên, vẫn không tin được.

Trình Mục Dương vô cùng đứng đắn nhìn cô: "Anh không lừa em, Ngô ca phần lớn đều là dâm từ."

Khi hai người nói chuyện, có một chàng trai trẻ đi tới. Tuổi không lớn lắm, nhiều nhất khoảng chừng hai mươi, ánh mắt phong độ của người trí thức, khuôn mặt bình thường không đến nỗi khó coi, nhưng nhìn qua thì sẽ dễ quên.

Chàng trai có lẽ nghe được lời nói cuối cùng của Trình Mục Dương, không nhanh không chậm cười nói: "Năm đó Ngô ca bị thất lạc trong dân gian, nhưng nhờ Thái Nguyên Bồi (5), Lỗ Tấn (6) cùng những người khác kêu gọi các văn nhân thu thập lại hay nói đúng hơn là giới văn học của chín mươi năm trước tốt hơn nhiều so với hiện tại."

Nam Bắc buồn cười nhìn Trình Mục Dương.

Tốt lắm, đã bị chủ nhân nghe thấy, xem anh bây giờ phải làm sao.

Trình Mục Dương vẻ mặt chợt lãnh đạm, vươn tay: "Trình Mục Dương."

"Chu Sinh Thần," Chàng trai trẻ cũng vươn tay, thấy bao tay của Trình Mục Dương thì dừng một chút: "Ông chủ Trình bị thương sao?"

"Chỉ là vết thương nhẹ tối hôm qua, không có gì nghiêm trọng."

Hai người bắt tay, rất nhanh lại tách ra.

Bọn họ đến tầng cao nhất của du thuyền, một nửa không gian là ngoài trời. Đi bên cạnh Chu Sinh là Uyển Nương, khách mời không ít, nữ chủ nhân vẫn luôn mỉm cười uyển chuyển chào hỏi xã giao với mọi người. Mặc kệ là bị ép buộc hay là tự nguyện, trên chiếc thuyền này không thể thiếu được một khuôn mặt để xã giao, không cần giữ bầu không khí cổ xưa. Đều là những đồ trang sức làm tăng thêm hình dáng sang trọng.

Lúc Trình Mục Dương trở về lấy rượu, Nam Bắc đang nhìn Thẩm Gia Minh nói chuyện với một người đàn ông người Hồng Kông.

"Rất lo lắng sao?" Trình Mục Dương đem sâm banh đưa cho cô.

Cô tiếp nhận: "Lo lắng gì?"

"Lo lắng việc thắng thua đêm nay?"

"Không có," Nam Bắc cười một cái, "Hai người các anh, có được hầm mỏ này thì xem như dệt hoa trên gấm, không có thì cũng chẳng tổn thất gì. Nhiều nhất chỉ là mất mặt mũi thôi."

Trình Mục Dương uống một ngụm rượu nhỏ, cau mày.

"Không quen?"

Anh ừ một tiếng.

Đứng trong chốc lát, thức ăn bắt đầu được dọn lên bàn. Chỉ có một số ít trong bọn họ được quản gia Chu gia mời vào lều để che nắng. Trình Mục Dương vừa xốc lên tấm màn màu trắng, thì có một bóng dáng nhỏ nhắn bổ nhào về phía anh. Trình Mục Dương tưởng đứa nhỏ sắp ngã xuống, không nghĩ tới khi đưa tay đỡ thì chạm vào một vật bóng loáng sắc lạnh.

Vải dệt bị cắt, anh nắm lấy tay của cậu bé.

Cùng lúc đó, quản gia đứng sau tấm màn cũng rút súng ra.

Trên tầng này, chỉ có người của Chu gia là có súng. Nam Bắc chau mày, nhìn người kia liếc mắt một cái.

Trình Mục Dương ngồi chồm hổm xuống, lưỡi dao liền nằm ngay cổ họng anh.

"Muốn giết anh sao?" Anh mỉm cười nhẹ, một tay nắm lấy tay cậu bé, kéo con dao lên phía trước ngay tại cổ họng mình, "Rất muốn?"

Lúc anh nói chuyện, vô cùng bình tĩnh, thậm chí có chút áp lực.

"Tôi muốn giết anh." Cậu bé có vung tay thế nào thì vẫn bị anh nắm lấy.

Đứa trẻ có đôi mắt rất giống mẹ. Nam Bắc không nghĩ tới, Chu Sinh lại có thể để đứa bé nhỏ thế này biết hết mọi việc. Ngoài dự kiến của cô chính là, đứa bé này mới bốn năm tuổi lại có sự hận thù kinh người đến không ngờ.

Hoặc là sinh ra trong loại gia đình thế này, vốn đã trưởng thành sớm.

Trình Mục Dương vỗ vỗ đỉnh đầu của cậu bé: "Tại sao?"

"Anh giết mẹ tôi."

"Ai nói với em?"

Cậu bé nhếch môi, mặt có chút trắng bệch.

Nam Bắc cũng xoay người ngồi xuống, nhẹ nhàng đè lại bả vai của Trình Mục Dương, khẽ nói: "Được rồi, nó vẫn là con nít."

"Bây giờ em không giết được anh," Trình Mục Dương nhìn ánh mắt cậu bé, nhẹ giọng nói bên tai nó, mặc kệ có để lại bóng ma tàn nhẫn trong lòng cậu bé hay không, "Chờ em trưởng thành, đến Nga tìm anh. Nhớ rõ tên anh không?"

Cậu bé rất kiên cường nói: "Trình Mục Dương."

"Tốt." Trình Mục Dương cười rộ lên, ánh mắt vẫn lạnh như băng.

Trong khi Nam Bắc nói với Trình Mục Dương, Chu Sinh Thần cùng cha và mẹ anh đang hòa nhã đi đến, mọi người kinh ngạc khi nhìn thấy hoàn cảnh này: Trình Mục Dương ngồi chồm hổm nắm tay cậu bé, đặt con dao ngay tại yết hầu anh. Mà quản gia mang theo vài người, đều dùng súng chĩa vào Nam Bắc và Trình Mục Dương.

Gió rất lớn, tấm màn thổi bay phấp phới.

Trình Mục Dương ung dung buông cậu bé ra, những người phía sau dường như sợ việc trở nên nghiêm trọng, lưỡi dao vẫn đưa về phía Trình Mục Dương, nhưng cậu bé không hề thực hiện được ý đồ của mình.

"Chu Sinh Nhân," Cha đứa trẻ mở miệng gọi thẳng tên, "Con đang làm cái gì vậy?"

Cậu bé vẫn đứng ngây ngốc, nhưng tầm mắt tự giác chuyển từ người Trình Mục Dương qua người cha nó. Không nói lời nào, cũng không buông dao. Uyển Nương cúi người, cười rất dịu dàng: "Đến đây, tiểu Nhân, mẹ ở đây."

Cậu bé hình như rất sợ bà ta.

Cũng bởi vì sợ hãi nên rất nghe lời đi qua.

Chẳng qua trước khi đến bên bà ta, lại tựa lên người Chu Sinh Thần. Chu Sinh Thần cười cười, xoay người ôm cậu bé: "Đã lâu không gặp, tiểu Nhân của chúng ta đã có thể dùng dao rồi." Cậu bé chôn mặt trên vai anh ta, cắn chặt môi, không hé răng.

"Thật vô cùng xin lỗi," Chu Sinh Thần ôm em trai mình nhìn Trình Mục Dương, "Ông chủ Trình, vừa rồi anh xuyên tạc Ngô ca mà tôi sưu tầm, bây giờ em trai tôi lấy dao đùa với anh, hai chúng ta hòa, thế nào?"

Trình Mục Dương thật không để ý: "Trò đùa của con nít, không nên xem quá nghiêm túc."

Chu Sinh Thần gật đầu, nói với quản gia: "Chu Tuần, gọi người trông nom tiểu thiếu gia đến đây."

Quản gia lập tức khom người, yên lặng thu khẩu súng: "Dạ."

Vừa mới bước đi hai bước, anh ta bị Trình Mục Dương dùng tay đè lại vai cố định một chỗ.

"Khoan đã." Trình Mục Dương tay vỗ nhẹ vào người anh ta.

Giây tiếp theo, Trình Mục Dương đánh một quyền vào mặt người đàn ông trung niên, mạnh mẽ không lưu tình. Lúc thời điểm chạm vào da thịt, Nam Bắc rất rõ ràng nghe được tiếng gãy xương. Cô day thái dương, nhìn Trình Mục Dương bởi vì cảm xúc gần như biến hai mắt thành màu đen thẵm, miệng mím chặt, có chút tàn nhẫn.

Mọi việc diễn ra gần trong gang tấc.

Những người đang đứng xem đều bất động. Quản gia kia muốn chạy trốn, Trình Mục Dương nhanh chóng áp sát. Lại thêm một quyền mạnh mẽ đánh tới, người nọ kêu thét một tiếng, lảo đảo ngã về phía sau, trở mình tới gần chiếc ghế.

Cậu bé ghé mặt vào vai Chu Sinh Thần, toàn thân run rẩy kịch liệt.

Đứa trẻ đương nhiên nghe rõ âm thanh lúc người kia bị đánh, nghĩ lại vừa rồi đối diện với Trình Mục Dương.

Tấm màn nhanh chóng yên tĩnh.

Tĩnh lặng đến đáng sợ.

Đây là lần đầu tiên Nam Bắc thấy Trình Mục Dương ra tay, dùng phương thức nguyên thủy nhất của người đàn ông, dã man đến kinh người.

Người quản gia rõ ràng đã muốn ngất đi, Trình Mục Dương đứng thẳng dậy, bỗng nhiên trở nên tức giận, như con báo mất đi con mồi để đùa giỡn. Ánh mắt anh khiến cho người ta không dám nhìn thẳng.

Một khắc trước vẫn là bạo lực không ngừng, giờ phút này, lại bỗng nhiên bởi vì không có thách thức nên buông tha con mồi.

Anh tháo bao tay dính máu xuống: "Thật có lỗi, có một số việc phải tuân theo quy tắc."

-----

(1) Kinh Thi: là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Các bài thơ trong Kinh Thi được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, gồm 311 bài thơ. Kinh Thi chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Từ lĩnh vực dân gian, âm nhạc được chuyển sang lĩnh vực thành văn rồi thành kinh tịch, Kinh Thi đã trải qua quá trình sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn công phu

(2) Ukiyo- e (浮世絵: Phù Thế Gói) "những bức tranh của thế giới nổi" là một loại tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản được ra đời trong khoảng thế kỷ từ 17 đến 20, trong đó mô tả những chủ đề về phong cảnh, những câu chuyện trong lịch sử, về các nhà hát hay các khu vui chơi giải trí.

Phong cách nghệ thuật này nổi lên tại trung tâm nghệ thuật Edo (Tokyo) trong nửa sau của thế kỷ 17, bắt nguồn từ các tác phẩm đơn sắc của Hishikawa Moronobu vào khoảng thập niên 1670. Lúc đầu, chỉ có loại mực Ấn Độ được sử dụng, sau đó một vài tác phẩm in được vẽ màu bằng bút lông, nhưng đến thế kỷ 18 Suzuki Harunobu phát triển kỹ thuật sử dụng đa sắc để cho ra đời nishiki-e. Ukiyo-e là loại mặt hàng có giá cả bình dân bởi chúng được sản xuất với số lượng lớn. Các tác phẩm Ukiyo-e chủ yếu nhắm vào những người dân ở thành thị. Những chủ đề ban đầu của Ukiyo-e là về cuộc sống nơi đô thị, đặc biệt là những hoạt động và những khung cảnh từ các khu giải trí. Những cô gái mại dâm xinh đẹp, những võ sĩ Sumo hay những diễn viên nổi tiếng cũng thường được mô tả khi đang tham gia vào các hoạt động giải trí. Sau này, chủ đề phong cảnh trở nên nổi tiếng. Những chủ đề về chính trị và những cá nhân ở trên tầng lớp thấp nhất của xã hội (gái mại dâm, đô vật và diễn viên) không còn được chấp nhận trong những tác phẩm in nữa và hiếm khi xuất hiện. Tình dục không phải là chủ đề được chấp nhận nhưng vẫn xuất hiện trong các tác phẩm. Một vài nghệ sĩ và nhà in vẫn bị phạt vì sản xuất những tác phẩm mang tính gợi dục shunga.

(3) Thời kỳ Edo, còn gọi là thời kỳ Tokugawa, là một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản từ năm 1603 đến năm 1868. Thời kỳ này đánh dấu bằng sự thống trị của Edo hay Mạc phủ Tokugawa, chính thức thành lập năm 1603 bởi Chinh di Đại Tướng quân Edo đầu tiên Tokugawa Ieyasu. Thời kỳ chấm dứt với cuộc Minh Trị Duy Tân, sự phục hồi của Đế quyền và Tướng quân thứ 15 và cuối cùng Tokugawa Yoshinobu thoái vị. Thời kỳ Edo cũng được coi là mở đầu cho thời kỳ cận đại ở Nhật Bản.

(4) Bài hát của nàng Tử Dạ kỳ 03 (Người dịch: Nguyễn Thị Bích Hải)

Đêm xưa quên chẳng búi đầu,
Đôi bờ vai phủ kín màu tóc xanh.
Thân mềm lả xuống gối anh,
Chỗ nào mà chẳng đượm tình đôi ta.

Trong "Nhạc phủ thi tập" có 42 bài "Tử Dạ ca", thuộc chương "Ngô ca". Thiên "Nhạc chí" sách "Đường thư" chép rằng: "Tử Dạ ca" thuộc Tấn khúc. Đời Tấn có người con gái tên là Tử Dạ sáng tác ra khúc này, lời ca rất đau khổ.

(5) Thái Nguyên Bồi: nhà cách mạng dân chủ, nhà giáo dục, nhà tư tưởng Trung Quốc, ủng hộ phái Duy tân. Sau chính biến Mậu Tuất, làm giám đốc "Trung Tây học đường, đề xướng dân quyền, tuyên truyền cho các hoạt động cách mạng chống Mãn Thanh.

(6) Lỗ Tấn: là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được giới nghiên cứu văn chương coi là người đặt nền móng cho văn chương hiện đại Trung Quốc và là bậc thầy của thể loại truyện ngắn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là AQ chính truyện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro