Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

TRÒ CHUYỆN LÂM SÀNG VỚI TRẺ CÓ KHÓ KHĂN TÂM LÝ

TRÒ CHUYỆN LÂM SÀNG VỚI TRẺ CÓ KHÓ KHĂN TÂM LÝ

Trò chuyện lâm sàng với trẻ có khó khăn tâm lý là một công việc đòi hỏi tính kỹ thuật, tính nghệ thuật và một tấm lòng tôn trọng vô điều kiện. Làm thế nào để cuộc trò chuyện hiệu quả, hãy thử tìm hiểu qua một ca trị liệu lâm sàng thực tế.

Nguyễn Văn G, 15 tuổi, học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông dân lập ĐTH Hà Nội, đã gặp chúng tôi vào tháng 01 năm 2002, tại phòng Tư vấn Tâm lý - Giáo dục của Nhà trường, theo sự giới thiệu và yêu cầu của cô giáo chủ nhiệm để được giúp đỡ về mặt tâm lý. G đã bị lớp, nhà trường kỷ luật và chuyển đến lớp mới bởi G luôn luôn mất trật tự trong lớp và dính vào ma tuý.

Những khó khăn trong buổi gặp gỡ đầu tiên.

G luôn luôn giữ thế phòng vệ, trong ánh mắt của cậu biểu hiện một thái độ thù địch. Cậu tránh không nhìn thẳng tôi,tỏ ra rất căng thẳng, luôn luôn xoay cây bút trong tay. G có khuôn mặt tròn, da mặt xạm, tóc đen. Chiều cao trungbình, không béo, không gầy. Sau khi nghe chúng tôi nói lý do của cuộc nói chuyện. G im lặng, không nói gì, vẫn giữmột khoảng cách để phòng vệ, không tỏ thái độ sẵn sàng trao đổi. Khi chúng tôi hỏi mong muốn của cậu trong buổi nói chuyện hôm nay, G trả lời "Em chẳng mong muốnđiều gì". Cậu nói mà không nhìn chúng tôi. Im lặng một phút, chúng tôi nói với cậu ấy rằng "Các thầy cô giáo vàbố mẹ của em rất lo cho tình trạng của em". Sau một lúc im lặng G nói "Chẳng ai hiểu em cả, mọi người chỉ than vãn, chì chiết em, hãy kệ em, để em tự giải quyết vấn đề của mình, em không dùng ma tuý". Nói đến đây G dừng lại và quay mặt đi chỗ khác, để giấu đi sự bối rối của mình. Im lặng một lúc cậu xin dừng buổi nói chuyện tại đây. Chúng tôi nói với G rằng "Chúng ta tạm không nói đến ma tuý và việc kỷ luật của em nữa, chúng tôi chỉ muốn giúp em hiểu vấn đề gì đang xảy ra với em và em có muốn tìm ra một giải pháp tháo gỡ vẫn đề rắc rối của mình không?". "Hôm nay, nếu em không muốn nói chuyện thì chúng ta sẽ dừng lại, chúng ta sẽ nói chuyện về vấnđề này vào hôm khác". G đã đồng ý và hẹn hôm sau sẽ quay trở lại.

Chẳng phải lúc nào người lớn cũng dễ dàng trò chuyện với trẻ, nhất là với những trẻ đang phải chịu đựng những nỗi khổ tâm, dằn vặt trong lòng, chịu đựng những mâu thuẫn, những xung đột, những nỗi đau trong tâm trí. Đốivới những trẻ này, việc trao đổi, trò chuyện với các em là cực kỳ khó khăn. Các em thường im lặng, né tránh câutrả lời, không muốn chia sẻ, giãi bày những khó khăn, những đau đớn trong lòng mà mình đang phải chịu đựng. Có những em lại trả lời một cách vòng vo, che giấu cảmxúc của mình... làm cho việc trò chuyện, trao đổi với trẻ trở nên bế tắc, đứt đoạn, hai bên không đi đến sự thônghiểu lẫn nhau. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự bế tắc trong việc trò chuyện với trẻ. Phải chăng do trẻ có vấn đềthính giác ? Phải chăng do cách trò chuyện của người lớn ? Hay là trong trò chuyện với người lớn trẻ luôn luôn cómột cơ chế phòng vệ tự nhiên.

Trước một em bé luôn luôn im lặng, không có phản ứng gì trước những câu hỏi, thì giả thuyết em bé có khuyết tật về thính giác cần được đặt ra và yêu cầu gia đình đưa trẻ đi khám y khoa. Việc này, tránh được những chẩn đoán sai lầm, sớm có những biện pháp trợ giúp trẻ.

Việc trẻ có cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cởi mở trong cuộc trò chuyện hay không là tuỳ thuộc vào cách trò chuyện của người lớn. Thường thì, trong trò chuyện với trẻ, người lớn thường nói quá nhiều, nói hết phần của trẻ, hay phê phán, đánh giá những suy nghĩ, những hành vi, quan điểm của trẻ, không tỏ thái độ tin tưởng vào niềm tinvà lối sống của trẻ. Trẻ không có điều kiện bộc lộ những suy nghĩ, những cảm xúc của mình, làm chúng ức chế. Từ đó, trẻ cho rằng người mình đang nói chuyện khônghiểu gì về vấn đề của mình. Trẻ không cảm nhận được sự thông cảm từ phía người nói chuyện cùng, trong trường hợp này trẻ thường có phản ứng chống đối lại người nói chuyện cùng.

Trong trò chuyện với trẻ, làm chủ cảm xúc là một yếu tố quan trọng. Sự bối rối, khó chịu hoặc xúc động, không biết đáp ứng như thế nào trước nỗi đau khổ của trẻ, né tránh nỗi đau khổ của trẻ. Sợ rằng mình sẽ làm cho tìnhtrạng của trẻ tệ hơn, vô tình đã ngăn cản trẻ dừng nói, dừng biểu lộ những suy nghĩ, những khó khăn của mình. Chúng ta thường gặp những câu "Đừng khóc nữa", "Thôi đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa"..vv. Trong tình huống này hãy an ủi và từ từ khuyến khích trẻ tiếp tục trò chuyện. Hãy cho trẻ thấy rằng việc trẻ thổ lộ những khó khăn, đaukhổ với mình là hợp tình, hợp lý, cần phải chấp nhận, không được né tránh khi trẻ tâm sự. Tránh không để cho trẻ rơi vào tình trạng bị bỏ rơi với nỗi đau của mình.

Trẻ im lặng hay trả lời câu hỏi như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào việc người lớn đặt câu hỏi. Câu hỏi được đặt đúng cách, phản ánh đúng nỗi băn khoăn, trăn trở của trẻ sẽ khuyến khích trẻ nói chuyện, giãi bày tâm sự, trẻ cảm thấy thoải mái, và bộc lộ một cách tự do, cởi mở. Có thể xếp câu hỏi thành ba loại:

+ Câu hỏi khép: câu hỏi này thường thì chỉ nhận được câu trả lời "Có" hay "Không" hoặc một lời đáp đơn giản. Câu hỏi khép thường là những câu hỏi như "Cháu mấytuổi rồi ?", "Nhà cháu ở đâu ?", "Em đang học lớp mấy ?", "Cháu có mấy anh chị em ?". Đôi khi, chúng ta phải dùng những câu hỏi kiểu này, bởi nó khuyến khích được trẻ nói năng cởi mở, vì chỉ có duy nhất một câu trả lời, nhưng sau khi trẻ đáp "Cháu 6 tuổi ạ", cuộc trò chuyện dừng lại, cần phải đặt câu hỏi tiếp theo.

+ Câu hỏi dẫn dắt: loại câu hỏi này gợi sẵn lời đáp như "Mọi chuyện đều tốt đẹp rồi phải không ?", "Em đồng ý chứ ?", "Em thích sống ở đây lắm phải không?". Những câu hỏi kiểu này hầu hết đã gợi sẵn câu trả lời "Có" hay là "Không". Thực tế cho thấy, hầu hết trẻ đều khó có thể trả lời là "Không" cho những câu trả lời kiểu này. Các em đáp là "Có" trong khi trong lòng chẳng đồng ý chút nào. Trẻ cảm thấy người đặt câu hỏi không muốn nghe các em bày tỏ tâm trạng u ám, hay lo lắng của mình. Loại câu hỏinày được gọi là câu hỏi dẫn dắt vì chúng dẫn dắt trẻ đưa ra câu trả lời ấn định.

+ Câu hỏi mở và góp ý: câu hỏi loại này khuyến khích trẻ bộc lộ ý nghĩ và tâm trạng của mình. Ví dụ những câu hỏi mở như "Rồi sau đó chuyện gì xảy ra ?", "Em kể về gia đình em chứ ", "Em cảm thấy việc đó như thế nào ?'',"Lúc đó em làm thế nào ?"... Nhờ những câu hỏi mở như thế này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm được về đời sống của trẻ, tâm trạng của trẻ và điều gì là quan trọng nhất đối với trẻ lúc này. Thực tiễn cho thấy, phải kết hợp câu hỏi khép với câu hỏi mở: câu hỏi khép để tìm hiểu các dữkiện và câu hỏi mở để khuyến khích trẻ nói năng tự do, cởi mở.

Có rất nhiều trẻ khó khăn khi diễn tả cảm xúc bằng lời. Các em chưa bao giờ được khuyến khích tự nói về mìnhvà không có đủ lời để diễn tả tâm trạng của mình. Vốn từ của các em rất ít. Do các em phải nghỉ học sớm. Đặc biệt có những em không biết chữ thì khả năng giao tiếp của các em là rất hạn chế. Các em thường im lặng, không biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nào cho đúng.

Có những trẻ, sau những biến cố bi thương, thường khó diễn tả tâm trạng bằng lời. Trẻ sợ bị choáng ngợp bởi chính những tâm trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng ấy. Có những tâm trạng đau thương đến nỗi trẻ không muốn nghĩ đến nữa, chúng đã biến thành vô tri, vô giác trong lòng trẻ. Trẻ không tìm thấy ngôn từ thích hợpđể diễn tả tâm trạng đau khổ của mình. Không ít trẻ có mặc cảm tội lỗi, tự trách mình. Các em thường hổ thẹn vì những gì đã xảy ra đối với mình. Chẳng hạn như những trường hợp các em bị cưỡng dâm, bị làm nhục. Có em lại tự trách mình bởi đã không bảo vệ được cho gia đình, vì mình mà gia đình phải buồn phiền đau khổ.

Đối với trẻ rơi vào hoặc sống trong hoàn cảnh khó khăn (học sinh cá biệt, vô kỷ luật, trẻ em đường phố, trẻ emphạm pháp), các em có đủ lý do để hoài nghi, ngờ vực về mục đích của cuộc trò chuyện. Sự thiếu tin tưởng trongtrò chuyện của trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn, xuất phát từ một trong những quan niệm của trẻ cho rằng người lớn không hiểu và không chấp nhận những khó khăn của chúng và có nói chuyện cũng chẳng thay đổi được gì. Nhưng có những trẻ sợ bị trừng phạt hoặc bịcưỡng bức (trẻ đường phố) đã không giám đả động gì đến tình trạng khó khăn của mình. Các em thay vì từ chối trò chuyện, có thể sẽ bịa đặt ra những câu trả lời để mau chóng kết thúc câu chuyện. Có em lại chuyển hướng chính của cuộc trò chuyện bằng cách nói khoác về những tội ác kinh khủng, những hành vi bạo lực dữ dội mà chúng đã thực hiện. Có những trẻ lại cố gắng nói ra những điều"hay", những điều mà trẻ cho rằng người lớn muốn nghe, muốn biết. Biết đâu, trẻ lại được hưởng lợi lộc gì đó. Từ đó, trẻ cố gắng trả lời, nói để lấy lòng người lớn. Xu hướng này, cũng sẽ dẫn cuộc trò chuyện đến sự bế tắc.

Cần phải vượt qua những trở ngại làm cho cuộc trò chuyện từ chỗ bế tắc đến thông hiễu lẫn nhau, bằng cách tìm hiểu và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau. Việc này có thể mất một thời gian lâu dài. Nhưng việc này phải được bắt đầu ngay từ buổi làm việc đầu tiên với trẻ. Cần phải giải thích thật đơn giản mục đích của cuộc nói chuyện với trẻ và cần phải giới thiệu chúng ta là ai, tên là gì và tại sao lại phải gặp trẻ. Dù hai người đã biết rõ về nhau, việc giới thiệu này cũng giúp giải thích cho trẻ lý do của cuộcnói chuyện đặc biệt này. Trong buổi làm việc đầu tiên, trẻ biết được mình đang nói chuyện với ai, người đó có liên quan gì đến vấn đề của mình. Mục đích của việc giới thiệu này là tạo nên ở trẻ một sự an tâm, một sự tintưởng trong lòng, tạo nên một sự hy vọng trong việc giải quyết vấn đề mà mình đang gặp phải. Điều đó sẽ thúc đẩy trẻ tích cực trao đổi, trò chuyện, bộc lộ bản thân.

Thực tiễn còn cho thấy rằng trẻ có thể im lặng trong khi nói chuyện với chúng ta, nhưng trẻ vẫn bộc lộ tâm trạngcủa mình dù chúng không nói bằng lời mà qua những hành vi, cử chỉ, qua việc vui chơi, liên lạc với người khác. Có rất nhiều hình thức diễn tả cho phép trẻ bộc lộ tâm trạng của mình một cách yên tâm, thoải mái. Đồng thời trẻ được giải trí vui vẻ và cảm thấy hãnh diện về những thành tích của mình. Điều hết sức quan trọng là phải đưa ra những cách thức khác nhau để trẻ bộc bạch tâm sựcủa mình. Có thể là gần gũi thân mật với trẻ, trò chơi, truyện kể, những hoạt động mang tính diễn tả như vẽ tranh, ca vũ nhạc, kịch tuồng, múa rối...

+ Sự vỗ về và chú ý, bày tỏ sự quan tâm là rất cần thiết tạo nên sự thân mật với trẻ.

+ Dùng chuyện kể: những chuyện kể về những nhân vật đã khắc phục những khó khăn trong cuộc sống của nhân vật giúp trẻ liên tưởng đến chính mình, soi dọi vào những khó khăn của chính mình. Khích lệ trẻ suy nghĩ, bộc lộ và giải quyết những khó khăn trong lòng.

+ Vẽ tranh cũng là một hình thức hiệu quả giúp trẻ nhỏ biểu hiện tâm trạng. Qua tranh vẽ trẻ truyền đạt những những kinh nghiệm và những tâm trạng khó nói ra bằnglời. Khi trẻ vẽ xong, chúng ta có thể yêu cầu trẻ nói về bức vẽ ấy. Đó có thể là phương tiện mở đường cho việc trao đổi, trò chuyện bằng lời.

+ Trò chơi sắm vai cũng là một hoạt động đem lại hiểu quả không nhỏ. Trẻ có thể đóng một vai kể về những kinh nghiệm thực sự của trẻ và thử nghiệm các kiểu diễn xuất khác nhau cho một vai. Khi kết thúc có thể trao đổi với trẻ xem trẻ cảm thấy thế nào về vai mình đóng, về vở kịchmà mình tham gia.

+ Viết: đối với những trẻ biết viết, để cho các em viết ra những gì các em đã trải qua là phương pháp rất hữu ích để các em diễn đạt tâm trạng.

Trong tất cả các hoạt động nói trên, hãy để trẻ tự do diễn tả theo ý thích. Không phê bình kỹ thuật biểu hiện hoặc chất lượng biểu hiện của trẻ vì làm như thế là ngăn cản trẻ diễn đạt tự do, thoải mát tâm trạng, suy nghĩ của mình.

Việc trò chuyện với trẻ sở dĩ gặp trở ngại có thể là vì người lớn chưa đáp ứng thích đáng đối với trẻ: chưa xây dựng được bầu không khí tin tưởng, khích lệ trẻ, chưa đặt được những câu hỏi phù hợp gây trở ngại cho những nỗ lực trao đổi, trò chuyện của trẻ.Ý muốn trao đổi, trò chuyện của trẻ có thể bị ngăn cản bởi những tâm trạng khác nhau như buồn sầu, không tin tưởng, tức giận hoặc mặc cảm tội lỗi. Nếu trẻ có vẻ như không nói thật, hãy cố gắng tìm hiểu tại sao, hãy chấp nhận việc nói dối như một cách để trẻ diễn tả những tâm trạng nào đó.

Chúng ta có thể phá vỡ những sự bế tắc trong trao đổi, trò chuyện với trẻ bằng cách đem đến cho trẻ những phương tiện diễn tả khác và bằng cách xử sự nhẫn nại.

Ths. Nguyễn Bá Đạt

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: