trn truyen nhiem2
1. Khi điều trị nhiễm leptospira, nếu bệnh nhân dị ứng Penicillin nên thay bằng:
A. Amoxillin
B. Offloxacin
C. Cephalexin
@D. Doxycyclin
E. Metronidazol
2. Tiền sử sẩy thai nạo phá thai liên quan đền bệnh lý nào trong hội chứng vàng da nhiễm khuẩn. ?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Trong hội chứng vàng da nhiễm khuẩn xét nghiệm có giá trị nhất để đánh giá chức năng tế bào gan là:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4. Ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết, triệu chứng vàng da thương do:
- . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5. Thiếu máu cấp nặng thường gặp trong bệnh lý nào của hội chứng vàng da nhiễm khuẩn?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
6. Trong bệnh Leptospira bênh nhân thường sốt 2 pha, pha sau nặng hơn pha trước
A. Đúng
@B. Sai
7. Xét nghiệm có giá trị cao trong chẩn đoán viêm gan siêu vi là Bilirubine
A. Đúng
@B. Sai
8. Ở bệnh nhân sốt rét đái Hemoglobine có suy thận cấp, thuốc kháng sốt rét được ưu tiên lựa chọn là Chloroquine
A. Đúng
@B. Sai
BỆNH THƯƠNG HÀN
1. Người ta gọi bệnh thương hàn là bệnh nhiễm khuẩn-nhiễm độc vì
A. bệnh diễn tiến có chu kỳ.
B. có vi khuẩn gây bệnh trong phân.
@C. nhiễm vi khuẩn và độc tố vi khuẩn gây bệnh.
D. bệnh gây sốt kéo dài.
E. bệnh có tỷ lệ tử vong cao
2. Ở nước ta, bệnh thương hàn lưu hành nặng ở
@A. vùng đồng bằng sông Cửu long.
B. toàn bộ các tỉnh duyên hải miền Trung.
C. toàn bộ các tỉnh miền Bắc.
D. các tỉnh Tây nguyên.
E. các tỉnh cực Nam Trung bộ.
3. Ở nước ta, năm 1995 tỷ lệ mắc bệnh thương hàn xảy ra thấp nhất ở
A. miền Nam.
B. miền Bắc.
@C. Tây nguyên
D. cực Nam Trung bộ.
E. miền Trung
4. Hiện nay, bệnh thương hàn xảy ra ở các nước phát triển,
A. dưới dạng dịch lưu hành địa phương.
B. dưới dạng bệnh dịch nhỏ.
C. có tỷ lệ hiện mắc bệnh chừng 0,5%.
D. có tỷ lệ mới mắc chừng 5%.
@E. có bệnh là do du lịch vào các nước chậm phát triển.
5. Trong dịch tễ học bệnh thương hàn, người mang mầm bệnh gặp
A. tỷ lệ nữ trên nam là 1/4.
B. tỷ lệ nữ trên nam là 0,4.
C. 65% là người trên 20 tuổi.
D. 75% là người trên 30 tuổi.
@E. 85% là người trên 50 tuổi.
6. Bệnh thương hàn lây nhiễm chủ yếu là
A. Do tiếp xúc chất thải của bệnh nhân.
B. Thông qua ăn rau.
C. Do ruồi là côn trùng truyền bệnh.
@D. nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
E. Do tiếp xúc đồ dùng của bệnh nhân.
7. Người nào sau đây có nguy cơ mắc bệnh thương hàn nhất, người
A. có tiền sử sỏi mật.
B. có tiền sử sỏi tiết niệu.
@C. được cắt 1/2 dạ dày cách đây 1 năm.
D. đang mắc chứng viêm thực quản.
E. đang nhiễm sán lá gan.
8. Thức ăn nào sau đây dễ nhiễm tác nhân gây bệnh thương hàn:
@A. Sò hến.
B. Rau.
C. Trứng.
D. Thịt.
E. Sửa.
9. Yếu tố nào sau đây làm cho bệnh thương hàn lây lan nhanh chóng nhất trong cộng đồng.
A. Người mắc chứng viêm dạ dày mãn tính.
@B. Nguồn nước sinh hoạt của cư dân nhiễm khuẩn nặng.
C. Tập quán ăn uống của một số dân cư lạc hậu.
D. Tập quán sinh hoạt, vệ sinh kém của một số dân cư.
E. Môi trường ô nhiễm nặng.
10. Vi khuẩn thương hàn có đặc tính sau, ngọai trừ.
A. Là một trực khuẩn.
@B. Vi khuẩn nội bào bắt buộc.
C. Sống lâu ở môi trường bên ngoài.
D. Ái khí và kỵ khí tuỳ nghi.
E. Có thể sống lâu trong mật.
11. Kháng nguyên nào sau đây của vi khuẩn thương hàn có bản chất là lipopolysaccharide
A. H
B. Vi
@C. O
D. Dublin
E. Choleresuis.
12. Vi khuẩn thương hàn – phó thương hàn gây bệnh được là nhờ có kháng nguyên:
A. H
B. O
@C. Vi
D. Dublin
E. Choleresuis
13. Một bệnh nhân nhiễm 102 Salmonella typhi có khả năng mắc bệnh cao khi
A. viêm ruột non mãn tính.
B. viêm đường mật mãn tính.
@C. viêm thực quản mãn tính.
D. có tiền sử cắt 2/3 dạ dày.
E. ăn rau sống trong bửa ăn đó.
14. Giai đoạn ủ bệnh của bệnh thương hàn xuất hiện tương ứng với giai đoạn vi khuẩn
A. gây bệnh bắt đầu xâm nhập qua thành ruột.
B. bắt đầu gây đáp ứng viêm toàn thân.
@C. sống trong đại thực bào.
D. từ đại thực bào giải phóng vào máu.
E. giải phóng độc tố của chúng.
15. Sốt, hạ bạch cầu trong bệnh thương hàn là do tác dụng
A. trực tiếp của nội độc tố.
@B. gián tiếp của nội độc tố.
C. trực tiếp của kháng nguyên.
D. gián tiếp của các cytokin.
E. gián tiếp của phức hợp miễn dịch.
16. Thương tổn trong bệnh thương hàn thường gặp là
@A. viêm mảng peyer.
B. dạ dày chảy máu khu trú.
C. viêm gan ứ mật.
D. viêm cơ tim.
E. viêm cầu thận.
17. Trong bệnh thương hàn, triệu chứng phổ biến ở thời kỳ khởi phát là
A. kéo dài trung bình 2 tuần.
@B. sốt thấp rồi tăng dần lên.
C. thân nhiệt sáng cao hơn chiều 1/2 độ C.
D. xuất hiện phân lỏng sớm.
E. nhiệt mạch phân ly.
18. Trong lâm sàng bệnh thương hàn, triệu chứng nào sau đây hiếm gặp nhất.
A. Óc ách hố chậu phải.
B. Mệt mỏi toàn thân.
@C. Loét họng Duguet.
D. Dấu hiệu phát ban.
E. Rối loạn tiêu hoá.
19. Đặc điểm nào sau đây không thuộc loại ban bèo tấm (tache rosés) trong bệnh thương hàn.
A. Ban mất đi khi ấn nhẹ.
B. Số lượng dưới 30 nốt ban.
@C. Giới hạn ở vùng bụng trên rốn dưới vú
D. Ban có thể xuất hiện toàn thân.
E. Ban gần giống nốt muỗi đốt.
20. Đặc điểm nào sau đây không thuộc loét họng Duguet.
A. Là dấu hiệu đặc thù của bệnh trên lâm sàng.
B. Loét trụ trước của màn hầu.
C. Bệnh nhân không cảm thấy đau khi có loét.
D. Loét Duguet có tính đối xứng.
@E. Loét Duguet kèm theo sưng hạch.
21. Trong bệnh thương hàn dấu hiệu có giá trị định hướng viêm cơ tim:
A. Nhịp tim nhanh.
B. Mạch nhanh.
@C. Tiếng tim ngựa phi.
D. tiếng tim mờ.
E. Bệnh nhân nói sảng.
22. Tính chất lâm sàng hay gặp trong bệnh thương hàn là:
A. Sốt cao đột ngột.
@B. Sốt cao nguyên.
C. Lưỡi trắng bẩn.
D. Chán ăn.
E. Ăn vào khó tiêu.
23. Bệnh cảnh nào sau đây không thuộc thể khởi phát bất thường của bệnh thương hàn:
A. Sốt 39-400C ngay từ đầu + nhức đầu.
B. Sốt rét run + xuất huyết tiêu hoá.
@C. Sốt tăng dần 1 tuần + nhức đầu.
D. Sốt thất thường + viêm phế quản.
E. Sốt + viêm phế quản + viêm đường mật.
24. Đối tượng nào sau đây mắc bệnh thương hàn thường có bệnh cảnh dễ nhận diện hơn cả:
A. Phụ nữ có thai.
B. Người lớn tuổi.
@C. Thanh niên.
D. Trẻ em.
E. Trẻ con.
25. Diễn biến tự nhiên của bệnh thương hàn
@A. có thể khỏi nhưng kéo dài.
B. khỏi nhanh không di chứng.
C. nhất định tử vong.
D. bệnh nhất định tái phát.
E. nhất định có xuất huyết tiêu hoá.
26. Trong phạm vi của một nước, tỷ lệ tử vong bệnh thương hàn cao xảy ra ở nhóm
A. các nước phát triển.
B. các nước chậm phát triển.
@C. kinh tế - xã hội thấp
D. các nước vùng nhiệt đới.
E. các nước vùng ôn đới.
27. Một bệnh nhân thương hàn có đáp ứng miễn dịch tốt nhất, khi
A. bệnh nhân được điều trị sớm.
B. bệnh nhân được điều trị muộn.
C. bệnh nhân có biến chứng.
D. bệnh cảnh lâm sàng điển hình.
@E. đáp ứng miễn dịch cơ thể tốt.
28. Trong biến chứng của bệnh thương hàn, dấu hiệu gợi ý xuất huyết tiêu hoá nhất là:
A. Người mệt lã.
B. Mạch nhanh.
C. Huyết áp hạ.
@D. Niêm mạc mắt nhợt.
E. Đau bụng lâm râm.
29. Một bệnh nhân thương hàn nghi có thủng ruột, để chẩn đoán nên chọn xét nghiệm nào sau đây:
A. Công thức máu.
B. Hematocrit.
@C. Chụp X quang bụng.
D. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.
E. Điện giải đồ máu.
30. Biến chứng hay gặp nhất trong bệnh thương hàn là:
A. Viêm ruột thừa.
B. Viêm phúc mạc.
C. Viêm túi mật.
@D. Xuất huyết tiêu hoá.
E. Xuất huyết dạ dày.
31. Các tiền triệu sau đều có thể gặp trong thủng ruột thương hàn, nhưng dấu ưu tiên nhất là
A. bụng chướng nhẹ.
B. đau bụng lâm râm.
@C. xuất huyết tiêu hoá nhiều.
D. mạch nhanh.
E. người mệt mỏi.
32. Các biến chứng tim mạch trong bệnh thương hàn hay gặp theo ưu tiên là
@A. viêm cơ tim.
B. truỵ tim mạch.
C. viêm nội tâm mạc.
D. viêm màng ngoài tim.
E. viêm động mạch chi dưới.
33. Viêm não trong thương hàn nặng nhất khi xảy ra ở
A. thân não.
B. thành não thất.
C. nhân xám trung ương.
D. vùng trán bên.
@E. trục thần kinh.
34. Trong biến chứng hiếm gặp thì biến chứng nào sau đây hay gặp hơn cả:
@A. Viêm phế quản.
B. Viêm phế quản phổi.
C. Viêm xương khớp.
D. Viêm đa cơ.
E. Viêm thần kinh thị giác.
35. Các dấu hiệu nào sau đây có giá trị định hướng chẩn đoán thương hàn nhất ở thời kỳ khởi phát: Sốt
@A. tăng dần + táo bón rồi đi lỏng.
B. đột ngột + bạch cầu máu không tăng.
C. tăng dần + khám lâm sàng không có dấu hiệu gì.
D. đột ngột + bệnh nhân ở vùng bệnh lưu hành.
E. đột ngột + nhức đầu nhiều.
36. Nhóm dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây cho phép nghĩ nhiều đến viêm túi mật thương hàn: Sốt tăng dần
A. 3 ngày + ngày thứ 4 có gan to-đau + mắt-da vàng.
B. 4 ngày + ngày thứ 5 có gan to-đau + mắt-da không vàng.
C. 10 ngày + ngày thứ 12 có gan to-đau + mắt-da vàng.
D. 10 ngày + ngày thứ 13 mắt-da vàng + gan không lớn.
@E. 10 ngày + ngày thứ 12 điểm đau khu trú hạ sườn phải khi ấn + gan không lớn.
37. Trong biến chứng bệnh thương hàn, dấu hiệu sau đây cho phép nghĩ nhiều đến não viêm:
A. Bệnh nhân kêu mệt, đái dầm đã 3 ngày nay.
B. Bệnh nhân tỉnh táo, đái són nhiều lần đã 3 ngày.
@C. Bệnh nhân nói sảng, cầu bàng quang (+).
D. Đột ngột huyết áp hạ, bệnh nhân lơ mơ.
E. Đang sốt đột ngột hạ nhiệt độ, vã mồ hôi nhiều.
38. Để chẩn đoán bệnh thương hàn xét nghiệm nào sau đây có giá trị nhất:
A. Cấy máu vào tuần thứ nhất.
B. Cấy phân vào tuần thứ hai.
C. Phản ứng Widal vào tuần thứ hai.
D. Cấy dịch mật vào tuần thứ nhất.
@E. Cấy tuỷ xương tuần thứ hai.
39. Về phản ứng Widal trong bệnh thương hàn, vấn đề sau đây là đúng:
A. Kháng thể O v à H xuất hiện sớm-tồn tại lâu.
B. Nồng độ kháng thể O = 1/50 và H = 1/100 là có giá trị chẩn đoán.
C. Kháng thể H xuất hiện sớm, O muộn tồn tại lâu.
D. Cấy phân (+) thì phản ứng Widal cũng (+).
@E. Có thể (+) trong một số trường hợp không mắc thương hàn.
40. Dấu hiệu sau đây có thể gặp trong bệnh sốt rét mà không gặp trong bệnh thương hàn:
A. Gan sưng to-đau.
B. Lách sưng-đau.
@C. Lách to-chắc.
D. Gan không sưng-đau.
E. Thiếu máu cấp.
41. Dấu hiệu sau đây có thể gặp trong bệnh sốt mò mà không gặp trong bệnh thương hàn:
A. Phát ban.
@B. Xung huyết kết mạc.
C. Viêm cơ tim.
D. Viêm phế quản.
E. Chán ăn, phân lỏng.
42. Để đạt hiệu quả điều trị bệnh thương hàn cao, thầy thuốc dựa vào đặc điểm sau để chọn kháng sinh:
A. Thuốc có nồng độ đỉnh rất sớm trong máu.
B. Thời gian bán huỷ của thuốc dài.
@C. Thuốc ngấm vào nội bào tốt.
D. Đạt nồng độ cao ở trong mật.
E. Thải ra trong mật dạng nguyên thuỷ hoàn toàn.
43. Với thể bệnh thương hàn không biến chứng, các kháng sinh mới có thể cắt sốt sớm nhất là:
A. 1 ngày.
B. 2 ngày.
@C. 3 ngày.
D. 4 ngày.
E. 5 ngày.
44. Khi vi khuẩn thương hàn đề kháng axít nalidixic, nếu điều trị fluoroquinolone thì thời gian cắt sốt:
A. Thường kéo dài.
B. Trung bình là 3 ngày.
C. Trung bình là 5 ngày.
@D. Trung bình là 7 ngày.
E. Không thể xác định được.
45. Do tính chất sau đây mà người ta không dùng tetracyclin để điều trị bệnh thương hàn:
A. Thuốc tác dụng kém với vi khuẩn thương hàn trong ống nghiệm.
@B. Thấy không hiệu quả trên lâm sàng.
C. Do thuốc đọng lại ở xương và đặc biệt là răng.
D. Đa số các chủng vi khuẩn thương hàn đề kháng thuốc.
E. Thuốc đạt nồng độ thấp ở trong máu.
46. Nhóm thuốc nào sau đây không dùng điều trị thương hàn ở phụ nữ có thai và trẻ < 15 tuổi:
@A. Fluoroquinolone.
B. Cephalosporin thế hệ 2.
C. Cephalosporin thế hệ 3.
D. Thiamphenicole.
E. Amoxicilline.
47. Để phòng ngừa bệnh nhân thương hàn trở thành người lành mang mầm bệnh, người ta khuyên:
A. Nên điều trị đủ liều thuốc bằng thuốc cổ điển hoặc thuốc mới.
B. Nên điều trị bằng các thuốc cổ điển kết hợp với corticoid.
@C. Nên điều trị một thuốc mới với tổng liều 2 tuần.
D. Nên điều trị phối hợp 2 thuốc mới đủ 10 ngày.
E. Nên phối hợp điều trị 2 thuốc mới với tổng liều 2 tuần.
48. Trường hợp thương hàn có biến chứng sau nên dùng thêm corticoide, ngoại trừ:
A. Não viêm.
B. Viêm cơ tim.
C. Truỵ tim mạch.
@D. Thủng ruột.
E. Viêm tĩnh mạch chi dưới.
49. Để phòng ngừa bệnh thương hàn trực tiếp mỗi cá nhân nên:
A. Thực hiện vệ sinh môi trường đều đặn.
B. Có biện pháp bảo vệ cá nhân tốt.
@C. Thực hiện ăn chín uống chín triệt để.
D. Vệ sinh cá nhân hàng ngày tốt.
E. Xử dụng nguồn nước sạch.
50. Biện pháp sau có thể phòng chống dịch thương hàn chủ động ở cộng đồng khi chưa có bệnh, ngoại trừ:
A. Tăng cường giám sát ổ dịch cũ ở vùng có nguy cơ cao.
@B. Tổ chức đội điều trị hổ trợ cho nơi có bệnh nhân.
C. Tăng cường giáo dục cộng đồng về phòng ngừa bệnh.
D. Cộng đồng tham gia tích cực phong trào chống dịch.
E. Kiểm tra vệ sinh thực phẩm thường xuyên.
51. Bệnh thương hàn còn là vấn đề sức khoẻ của nhân dân các nước đang phát triển.
@A. Đúng
B. Sai
52. Một người trung niên bị viêm đại tràng mãn tính là một trong những yếu tố thuận lợi mắc bệnh thương hàn.
A. Đúng
@B. Sai
53. Triệu chứng định hướng để chẩn đoán lâm sàng sớm của bệnh thương hàn: sốt + táo bón 5-7 ngày rồi đi ngoài phân lỏng 1-2 lần / ngày.
@A. Đúng
B. Sai
54. Một bệnh nhân trung niên với sốt 12 ngày + dấu hiệu và triệu chứng thủng ruột, được tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh thương hàn.
@A. Đúng
B. Sai
55. Một bệnh nhân đã dùng kháng sinh hiệu quả để điều trị bệnh thương hàn 7 ngày, ngày thứ 9 cấy tuỷ (+) với Salmonella typhi. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết.
@A. Đúng
B. Sai
56. Kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone không chỉ định cho phụ nữ có thai.
@A. Đúng
B. Sai
BỆNH SỐT MÒ
1. Tính chất sau của tác nhân gây bệnh sốt mò giống virus:
@A. Cấu tạo thành bằng lipopolysaccharide
B. Ký sinh nội bào bắt buộc trong nhân, hoặc bào tương tế bào đích.
C. Có cấu trúc vỏ và bào tương.
D. Nhân cấu trúc DNA hoặc RNA.
E. Có khả năng sao chép và nhân lên trong tế bào đích.
2. Đặc điểm sau không thuộc vi khuẩn gây bệnh sốt mò:
@A. Có thể tồn tại được ở môi trường ngoại bào.
B. Cấu tạo thành tương tự các vi khuẩn gram âm.
C. Thành vi khuẩn có thành phần aminoacid.
D. Lệ thuộc vào gian chất carbohydrate của tế bào vật chủ.
E. Nhạy cảm với một số kháng sinh.
3. Tác nhân gây bệnh sốt mò phát triển tốt ở điều kiện khí hậu sau, ngoại trừ:
A. Nhiệt môi trường tối ưu 270c-280c.
B. Lượng mưa > 1300 mm.
C. Môi trường nhiều bụi rậm.
@D. Nhiệt độ tối ưu 170c-180c.
E. Độ ẩm môi trường > 85%.
4. Khám lâm sàng bệnh nhân mắc sốt mò đôi khi phát hiện sưng hạch với đặc điểm sau:
A. Hạch đau nhiều khi ấn.
B. Có khả năng hoá mủ.
@C. Hạch sưng gần khu vực có nốt loét.
D. Hạch đau tự nhiến.
E. Hạch đỏ tấy nhiều.
5. Đặc điểm sau thuộc về nốt loét điển hình do ấu trùng mò đốt:
A. Xung quanh nốt loét là một vòng đỏ lan toả rộng > 2 cm.
@B. Nếu lột vảy của vết loét cho thấy đáy sạch.
C. Có mủ nhiều khi lột vảy của vết loét.
D. Đa số trường hợp ngứa nhiều-đau làm bệnh nhân khó chịu.
E. Dấu hiệu mà đa số bệnh nhân phát hiện khai cho thầy thuốc.
6. Dấu hiệu hô hấp sau không do tác nhân gây bệnh của bệnh sốt mò gây ra:
@A. Ho khạc đàm xanh.
B. Biểu hiện viêm phế quản nhẹ.
C. Thở nhanh nhưng không nghe ran phế nang.
D. Bệnh nhân ho khạc có khi có ít máu bầm dính đờm.
E. Triệu chứng suy hô hấp có thể xảy ra.
7. Nơi thương tổn đầu tiên trong bệnh sốt mò là:
A. Thận.
B. Não.
C. Tim.
D. Phổi.
@E. Nội mạc mạch máu
8. Bệnh sốt mò có yếu tố sau, ngoại trừ:
A. Có thể gây tăng thấm mao mạch.
@B. Mắc bệnh có miễn dịch bền.
C. Có thể gây truỵ tim mạch.
D. Hình thái sốt cao dạng cao nguyên.
E. Hay có biến chứng viêm cơ tim.
9. Tính chất sau đây không thuộc dấu phát ban của bệnh sốt mò:
A. Khởi đầu ở mặt rồi lan ra thân.
B. Ban có chấm xuất huyết gặp ở thể bệnh nặng.
@C. Loại ban dát sẩn đa số biến thành mọng nước.
D. Ban chỉ xuất hiện một đợt.
E. Đôi khi có nội ban ở màn hầu-họng.
10. Nghi ngờ nhiều đến biến chứng viêm não lan toả ở bệnh nhân sốt mò khi có biểu hiện:
A. Biểu hiện sốt cao kèm nhức đầu.
B. Nhức đầu nhiều kèm theo mất ngủ.
C. Sốt cao kèm sợ ánh sáng.
@D. Sốt cao kèm trì trệ tinh thần, vật vả-mê sảng.
E. Sốt cao kèm mạch nhanh.
11. Biến chứng sau đây hay gây tử vong trong bệnh sốt mò, ngoại trừ:
A. Truỵ tim mạch.
B. Viêm cơ tim.
C. Viêm não-màng não.
D. Bội nhiễm phổi.
@E. Viêm thận.
12. Nước nào sau đây có tỷ lệ tử vong do bệnh sốt mò thấp nhất:
A. Nhật bản.
B. Mã lai.
C. Indonesia.
@D. Việt nam.
E. Đài loan.
13. Lúc thăm khám bệnh nhân lần đầu dấu hiệu nào sau đây gợi ý nhất để định hướng chẩn đoán sốt mò:
A. Sốt đột ngột-liên tục.
B. Xung huyết kết mạc-da.
@C. Vết loét có vảy đen.
D. Phát ban toàn thân.
E. Viêm cơ tim.
14. Yếu tố nào sau đây cần khai thác để hổ trợ thêm cho định hướng chẩn đoán bệnh sốt mò:
A. Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang gián tiếp.
B. Miễn dịch gián tiếp peroxydase.
C. Phản ứng Weil-Félix.
@D. Khai thác về dịch tễ.
E. Phân lập vi khuẩn.
15. Nguyên tắc điều trị sau đây cần được áp dụng cho một bệnh nhân nghi sốt mò vào viện sớm: Điều trị
A. kéo dài khi có sưng hạch.
B. hạ nhiệt để hạn chế biến chứng.
C. hổ trợ để giảm biến chứng.
D. bằng sulfonamide khi xác định sốt mò.
@E. đặc hiệu càng sớm càng tốt.
16. Thuốc nào sau đây không có tác dụng trên tác nhân gây bệnh sốt mò.
A. Azithromycine.
B. Doxycycline.
C. Tetracycline.
@D. Fluoroquinolone.
E. Chlorocide.
17. Bệnh sốt mò kèm các dấu hiệu - triệu chứng sau có thể đáp ứng nhanh với điều trị:
@A. Chỉ có sốt, xung huyết kết mạc-da đã 3 ngày.
B. Sốt, hồng ban xuất hiện > 1 tuần.
C. Sốt, hồng ban, có đám xuất huyết ở da.
D. Sốt, xung huyết da-kết mạc đã 10 ngày.
E. Sốt, sưng hạch toàn thân đã 10 ngày.
18. Biện pháp dự phòng bệnh sốt mò sau đây tỏ ra ít tốn kém mà hiệu quả nhất tại nơi ở gần các bụi rậm:
A. Diệt chuột bằng các biện pháp.
B. Phun hoá chất diệt côn trùng.
@C. Phát quang-phơi-đốt quanh nhà thường xuyên.
D. Nhà ở kiểu nhà sàn của người dân tộc.
E. Tẩm hoá chất vào áo quần lao động.
19. Biện pháp dự phòng bệnh sốt mò tốt nhất ở nơi lao động:
A. Tắm ngay sau lao động.
B. Lau sạch người sau lao động.
C. Không nên bỏ quần áo trên bụi rậm.
@D. Quần áo dài tay cột chặt ống.
E. Mang ủng khi làm việc.
20. Biện pháp sau đây có thể là tốt để phòng bệnh sốt mò ở một cá nhân sau lao động tại vùng có bệnh lưu hành:
A. Chủng ngừa vắc xin chết.
B. Dùng vắc xin kết hợp kháng sinh.
@C. Uống tetracycline 1. 5 gram/tuần x 4 tuần.
D. Phát hiện bệnh sớm để điều trị.
E. Nhân viên y tế phải nghĩ đến bệnh sốt mò.
21. Một bệnh nhân sốt + một vết loét có vảy đen ở bẹn + sưng hạch vệ tinh nên nghĩ ngay đến bệnh sốt mò.
@A. Đúng
B. Sai
22. Bệnh nhân sốt mò có sưng hạch toàn thân, thì nhất định có sưng hạch mạc treo.
A. Đúng
@B. Sai
23. Bệnh nhân sốt mò thường bị viêm cơ tim hơn là bệnh nhân thương hàn.
@A. Đúng
B. Sai
24. Trong bệnh sốt mò bạch cầu máu thường tăng với tỷ lệ đa nhân trung tính cao hơn bình thường.
A. Đúng
@B. Sai
BỆNH DỊCH HẠCH
1. Trong bệnh dịch hạch thể hạch, xét nghiệm nào sau đây có gía trị nhất để chẩn đoán sớm:
A. Cấy máu
B. Soi phết máu ngoại vi
C. Phản ứng huyết thanh
D. Công thức bạch cầu
@E. Soi dịch hút hạch .
2. Thời kỳ nung bệnh của dịch hạch thể phổi tiên phát thường là:
A. Trên 1 tuần
@B. Vài giờ
C. 1 - 5 ngày.
D. 24 - 36 giờ
E. Trên 10 ngày
3. Trong dịch hạch thể hạch, vị trí hạch viêm thường gặp là:
A. Cổ + bẹn .
B. Nách + bẹn .
@C. Bẹn.
D. Khuỷu + nách
E. Tùy vị trí bọ chét đốt .
4. Trong lâm sàng của dịch hạch câu nào sau đây không phù hợp:
A. Bệnh khởi phát đột ngột với mệt mỏi, khó chịu, nhức đầu, sốt ,có khi rét run.
@B. Bệnh khởi phát đột ngột sưng hạch mà thường là hach bẹn.
C. Có khi bệnh khởi phát bằng triệu chứng nhiễm độc, vật vã.
D. Có thể viêm hạch ở bất kỳ nơi nào của hệ thông bạch huyết ngoại biên.
E. Hạch thường viêm tấy rất đau khó xác định ranh giới.
5. Nếu không điều trị, bệnh dịch hạch thường diễn biến như sau:
A. Hạch thường hóa mủ, tự vở .
B. Bệnh thường tự khỏi sau > 1tháng với sẹo co rúm.
@C. Bệnh thường tiến triển đến các thể nặng.
D. Hạch nhỏ dần, hết sốt sau 1 tuần .
E. Hạch hoại tử lan rộng
6. Đặc điểm lâm sàng của dịch hạch thể phổi:
A. Bệnh khởi đột ngột với đau ngực,ho dử dội, khó thở .
@B. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt rất cao kèm rét run, nhức đầu mệt mỏi.
C. Bệnh nhân thường ho khan.
D. Khám phổi thường nghe nhiều râles.
E. Các triệu chứng thực thể thường rầm rộ.
7. Đặc điểm của hạch viêm trong dịch hạch là:
A. Sưng và đỏ nhiều, ít đau.
@B. Đau xuất hiện sớm trước khi sưng
C. Hạch di động
D. Có giới hạn rỏ
E. Nếu không điều trị hạch sẽ vỡ mủ và để lại sẹo nhỏ
8. Cấy máu có thể (+) ở thể lâm sàng nào sau đây của bệnh dịch hạch, ngoại trừ:
A. Thể nhiễm trùng huyết tiên phát .
B. Thể nhiễm trùng huyết thứ phát.
C. Thể phổi.
D. Thể hạch.
@E. Thể sưng hạch đơn thuần
9. Biện pháp phòng bệnh dịch hạch triệt để nhất là:
@A. Tiêu diệt loại gậm nhấm mắc bệnh
B. Diệt chuột + Diệt bọ chét
C. Chủng ngừa
D. Diệt chuôt + Diệt bọ chét + Chủng ngừa
E. Diệt chuột + Diệt bọ chét + Cách ly bệnh nhân
10. Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch có độc tố nào sau đây:
A Nội độc tố chịu nhiệt , không hòa tan
@B. Ngoaị độc tố không chịu nhiệt , hòa tan và nội độc tố chịu nhiệt , không hòa tan
C Ngoaị độc tố không chịu nhiệt, không hòa tan
D. Nội độc tố không chịu nhiệt, hòa tan
E. Nội độc tố chịu nhiệt, hòa tan
11. Hiện nay, nghề nào sau đây ít có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch
A. Người làm rừng
B. Thợ săn
C. Kiểm lâm
@D. Nông dân
E. Khai thác gổ
12. Vật chủ chính của bệnh dịch hạch là:
A Chuột đồng
B. Người bệnh
@C. Động vật gậm nhấm hoang dại
D. Bọ chét
E. Chuột nhaì
13. Côn trùng trung gian truyền bệnh dịch hạch là:
@A. Tất cả các loại bọ chét
B. Xenopsylla Cheopis
C. Đọng vật gậm nhấm hoang dại
D. Ruồi hút máu
E. Chuột
14. Chẩn đoán sớm dịch hạch dựa vào:
@A. Dịch tễ + Sốt + đau vùng hạch
B. Dịch tễ + Sốt + sưng hạch
C. Dịch tễ + sưng hạch
D. Dịch tễ + sưng hạch + tìm thấy vi khuẩn Yersinia Pestis
E. Soi dịch hút hạch có vi khuẩn
15. Kháng sinh đặc hiệu trong điều trị dịch hạch là:
A. Streptomycine, Tetracyclin, Ampicillin
@B. Cloramphenicol, Cotrimoxazol, Tetracyclin
C. Cotrimoxazol, Tetracyclin, Penicillin
D. Tetracyclin, Ampicillin, Cloramphenicol
E. Cephalexin, Cloramphenicol, Streptomycine
16. Nguyên tắc điều trị dịch hạch là:
@A. Dùng kháng sinh sớm ngay từ khi nghi ngờ
B. Dùng kháng sinh ngay sau khi chẩn đoán dương tính
C. Cần chuyển ngay lên tuyến trên để có đủ phương tiện câp cứu
D. Cần cách ly bệnh nhân tại nhà để tránh bệnh lan truyền
E. Cần phối hợp nhiều kháng sinh ngay từ đầu
17. Trong điều trị dịch hạch:
A. Cần phối hợp kháng sinh sớm
@B. Ở thể nhẹ chỉ cần dùng một kháng sinh đường uống
C. Ở thể trung bình cần phối hợp 2 kháng sinh đường uống
D. Ở thể trung bình cần phối hợp 3 kháng sinh
E. Ở thể năng cần phối hợp 3 kháng sinh đường tỉnh mạch
18. Chẩn đoán xác đinh dịch hach thể hạch dựa vào:
A. Dịch tễ + Lâm sàng
B. Lâm sàng + Công thức máu + soi dịch chọc hút hạch
@C. Dịch tễ + Lâm sàng + Soi cấy dịch chọc hút hạch
D. Soi dịch chọc hút hach
E. Dịch tễ + Lâm sàng + cấy máu
19. Trong phòng bệnh dịch hạch, đối tượng nào sau đây không cần uống thuốc phòng:
A. Người tiếp xúc với bệnh nhân
B Sống chung nhà với bệnh nhân
C. Sống trong nhà có chuột chết nhiều nghi ngờ dịch hạch
@D. Toàn dân vùng có dịch
E. Vợ (chồng) bệnh nhân
20. Những người làm nghề có tiếp xúc với các loại gậm nhấm, động vật hoang dại có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch cao.
@A. Đúng
B. Sai
21. Trong dịch hạch thể nhiễm trùng huyết, bệnh nhân thường sưng hạch toàn thân.
A. Đúng
@B. Sai
22. Trong bệnh dịch hạch, khi có xét nghiệm soi phết máu ngoại vi (+), có thể chẩn đoán thể lâm sàng là: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Khi vào phòng bệnh nhân dịch hạch phải mang áo choàng, deo găng tay, khẩu trang. . . , sát trùng mũi bằng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . các kháng sinh được sử dụng để dự phòng cho người tiếp xúc với bệnh nhân dịch hạch là:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
23. Khi có bệnh dịch hạch bùng phát, cần chủng ngừa vaccin cho tất cả những người cư trú trong ổ dịch
A. Đúng
@B. Sai
BỆH LỴ TRỰC KHUẨN
1. Type Shigella gây bệnh nặng nhất là:
@A. Shigella dysenteriae 1
B. Shigella dysenteriae 10
C. Shigella flexnerie 2
D. Shigella boydii 2
E. Shigella sonnei 1
2. Shigella dysenteriae có các độc tố sau:
A. Nội độc tố và ngoại độc tố ruột
B. Nội độc tố và ngoại độc tố thần kinh
@C. Nội độc tố và ngoại độc tố
D. Chỉ có nội độc tố
E. Chỉ có ngoại độc tố
3. Trong lỵ trực khuẩn, nguồn lây chủ yếu là:
A. Người bệnh ở giai đoạn ủ bệnh.
B. Người lành mang trùng
C. Người bệnh ở giai đoạn hồi phục
@D. Người bệnh ở giai đoạn toàn phát
E. Người bệnh ở giai đoạn lui bệnh
4. Cơ chế bảo vệ quan trọng của cơ thể khi bị lỵ trực khuẩn là:
A. Acid dạ dày và mật
B. Đáp ứng miễn dịch thể dịch
C. Đáp ứng miễn dịch tế bào
@D. Sự tăng nhu động ruột.
E. Sự rối loạn vi khuẩn chí ở ruột
5. Phòng bệnh lỵ trực khuẩn, biện pháp nào sau đây là đơn giản, ít tốn kém, dể được cộng đồng chấp nhận và hữa hiệu:
A. Xây hố xí hợp vệ sinh
@B. Rửa tay sạch bằng xà phòng
C. Sử dụng nguồn nước sạch
D. Không ăn thức ăn để nguội
E. Không ăn các loại rau sống
6. Trong thể lỵ trực khuẩn kéo dài người bệnh có khả năng thải vi khuẩn trong bao lâu:
A. 1 tuần
B. 2 tuần
C. 1 tháng
D. 1 năm
@E. > 1 năm
7. Thể lỵ trực khuẩn kéo dài có đặc điểm sau:
A. Thường do Shigella flexnerie
B. Dễ gây biến chứng nhiễm trùng huyết
@C. Hay gặp ở người già và trẻ suy sinh dưỡng
D. Ít gây suy dinh dưỡng vì tổn thương ở đại tràng
E. Hiếm khi trở thành người lành mang trùng
8. Trong lỵ trực khuẩn, phản ứng huyết thanh có giá trị để:
A. Chẩn đóan bệnh
B. Tiên lượng bệnh
C. Theo dõi đáp ứng miễn dịch
@D. Chẩn đóan hồi cưú khi cần thiết
E. Theo dõi diển biến của bệnh
9. Biến chứng nặng và thường gặp trong lỵ trực khuẩn thể kéo dài là:
A. Thủng đại tràng
B. Rối lọan vi khuẩn chí
C. Họai tử ruột
@D. Suy dinh dưỡng
E. Xuất huyết tiêu hóa
10. Trong lỵ trực khuẩn, ở người mạnh khoẻ, nếu không điều trị:
A. Bệnh nhân sẽ trở thành người lành mang trùng
B. Bệnh sẽ chuyển thành thể lỵ kéo dài
C. Bệnh sẽ chuyển sang thể tối cấp
@D. Bệnh có thể tự khỏi
E. Bệnh sẽ tái phát nhiều lần
11. Lỵ trực khuẩn là một bệnh:
A. Nhiễm trùng chỉ khu trú ở đại tràng
B. Tiêu chảy có máu nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
C. Nhiễm trùng toàn thân , có tổn thương khu trú ở ruột.
D. Nhiễm trùng đường tiêu hóa không gây dịch
@E. Là một bệnh nhiễm trùng cấp tính của ruột do trực khuẩn Shigella .
12. Triệu chứng thần kinh hay gặp trong lỵ trực khuẩn thể ỉa chảy là:
A. Hội chứng màng não
@B. Co giật
C. Liệt khu trú
D. Hôn mê
E. Sự biến lọan não tủy
13. Triệu chứng lâm sàng nào đây không gặp ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn:
A. Sốt cao, co giật, lơ mơ
B. Ỉa chảy, phân có máu, tiểu lắt nhắt
C. Cổ cứng, phản ứng màng não
@D. Đi cầu ra máu, xuất huyết trên da
E. Vàng da, thiếu máu, suy thận
14. Vi khuẩn Shigella không có đặc điểm nào sau đây:
A. Thuộc họ Enterobacteriacea, nhánh Escherichia
@B. Tiết ra nội độc tố có thể gây sốc
C. Có thể mắc bệnh khi nhiễm 10-100 vi khuẩn
D. Có thể sống trong sửa khỏang 1 tháng
E. Thường gây các vét lóet cạn, lan tỏa tòan bộ niêm mac đại tràng
15. Ở người già, điều trị muộn, bệnh lỵ trực khuẩn thường diễn biến:
A. Khỏi trong vòng một tuần
@B. kéo dài, bênh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng
C. Chuyển sang thể nặng
D. Mất nước nhiều và dẫn đến suy tuần hoàn
E. Dễ xuất hiện các biến chứng như thủng ruột, hoại tử ruột. . .
16. Ở người trẻ khoẻ, bệnh lỵ trực khuẩn thường diễn biến:
@A. Bệnh nhân khỏi trong vòng một tuần
B. Kéo dài, bênh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng
C. Sang thể nặng
D. Mất nước nhiều và dẫn đến suy tuần hoàn
E. Dễ xuất hiện các biến chứng như thủng ruột, hoại tử ruột. . .
17. Dịch lỵ trực khuẩn thường xảy ra ở:
@A. Nơi đông dân
B. Nông thôn
C. Dân cư trú trên sông
D. Vùng núi
E. Vùng biển
18. Các nguyên nhân sau đây có thể gây hội chứng nhiễm trùng+hội chứng lỵ, ngoại trừ:
A. Campylobacter Jejuni
B. EHEC
@C. Entamoeba histolytica
D. Yersinia enterocolitica
E. Clostridium diffcile
19. Kháng sinh nào sau đây kém hiệu quả khi điều trị lỵ trực khuẩn:
A. Ciprofloxacine
B. Ofloxacine
@C. Norfloxacine
D. Ceftriaxone
E. Cefotaxime
20. Kháng sinh nào sau đây ít được chọn lựa để điều trị lỵ trực khuẩn:
A. Ciprofloxacine
B. Ofloxacine
C. Acid nalidixic
@D. Ceftriaxone
E. Gentamycine
21. Số lượng vi khuẩn Shigella đủ để gây bệnh ở người lớn mạnh khỏe là:
A. 1 - 10 vi khuẩn
@B. 10 - 100 vi khuẩn
C. 100 - 1. 000 vi khuẩn
D. 1. 000 - 10. 000 vi khuẩn
E. 10. 000 - 100. 000 vi khuẩn
22. Trường hợp bệnh nhân đau bụng nhiều, mót rặn nhiều, đe dọa sa trực tràng có thể xử dụng thuốc nào sau đây:
@A. Diazepam
B. Buscopan
C. Sparmaverin
D. Gardenal
E. Không nên dùng các thuốc nêu trên
23. Hội chứng huyết tán uré máu cao / Lỵ trực khuẩn không có các đặc điểm sau đây:
A. Thường do S. dysenteria typ 1
B. Xuất hiện vào ngày cuối của tuần thứ 1 khi hội chứng lỵ bắt đầu ổn định.
C. Có liên quan đến vai trò của độc tố shigatoxine
D. Công thức bạch cầu có thể có hình ảnh giả bạch cầu cấp
@E. Thường gặp ở người lớn
24. Cơ chế chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn là:
A. Chán ăn khi bị bệnh
B. Giảm hấp thu chất dinh dưỡng
C. Nhu cầu cơ thể làm lành vết lóet
@D. Mất đạm qua tổn thương
E. Sốt cao
25. Lỵ trực khuẩn có thể gây các biến chứng tại ruột sau, ngoại trừ:
A. Hoại tử ruột
B. Xuất huyết
C. Thủng đại tràng gây viêm phúc mạc
D. Rối loạn vi khuẩn chí
@E. Lồng ruột
26. Xét nghiệm cấy phân ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn Shigella từ phân tươi thấp
B. Kết quả (+) đạt được trong 24 h sau khi có triệu chứng lâm sàng
@C. Tỷ lệ (+) cao nhất là trong ngày đầu của bệnh
D. Kết quả (+) có thể kéo dài vài tuần nếu không điều trị kháng sinh.
E. Kết quả (+) có thể kéo dài nhiều tháng ở trẻ suy dinh dưỡng
27. Trong thể lâm sàng của lỵ trực khuẩn, thể lỵ kéo dài có các đặc điểm sau, ngoại trừ
A. Bệnh kéo dài trên 2 tuần
B. Thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng hay người già suy kiệt
C. Do S. dysenteria type 1
D. Có thể gây phản ứng giả bạch cầu cấp , nhiễm trùng máu
@E. Có thể gây nhiễm trùng huyết do Shigella
28. Về sinh lý bệnh của lỵ trực khuẩn, câu nào sau đây không đúng:
A. Tổn thương lúc đầu khu trú ở đại tràng Sigma sau đó lan lên phần trên của đại tràng
B. Trong trường hợp nặng viêm lan tỏa đến đoạn cuối của hồi tràng
C. Tiêu chảy do rối loạn hấp thu nước và điện giải
@D. Tiêu chảy do rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng
E. Tiêu chảy do ngoại độc tố ruột
29. Về nguyên tắc điều trị lỵ trực khuẩn cần chọn kháng sinh đúng nhất là:
A Đường tiêm
B. Theo kinh nghiệm
C. Theo kháng sinh đồ
D. Rẻ tiền
@E. Bằng đường uống, thải qua đường tiêu hoá
30. Nên chọn chế độ ăn nào sau đây cho bệnh nhân lỵ trực khuẩn giai đoạn toàn phát:
@A. Cháo thit, cá, nước hoa quả
B. Cơm thịt, cá, rau quả
C. Cháo cà rốt, trứng, sửa
D. Cháo thit, trứng, rau quả
E. Nước thịt, trứng, sửa
31. Ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn, cần chọn loại nước nào sau đây:
@A. Nước thịt
B. Nước cháo
C. Nước đường
D. Nước hoa quả
E. Nước cà rốt
32. Ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn suy kiêt nặng, nên chọn loại dịch chuyền nào sau:
A. Ringer lactat
@B. Moriamin
C. Morihepamin
D. Plasma tươi
E. Máu toàn phần
33. Trong điều trị lỵ trực khuẩn, thuốc giảm đau có các tác hại sau, ngoại trừ:
A. Làm chậm thải vi khuẩn
@B. Dễ gây sa trực tràng
C. Kéo dài thời gian bệnh
D. Làm bệnh nặng thêm
E. Gây liệt ruột, chướng bụng
34. Để phòng bệnh lỵ trực khuẩn ở nước ta hiện nay, biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất:
A. Chủng ngừa vắc- xin chứa vi khuẩn chết
B. Chủng ngừa vắc- xin chứa vi khuẩn sống giảm độc lực
C. uống thuốc phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh
@D. Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống
E. Xây hố xí hợp vệ sinh
35. Trong yếu tố tiên lượng nặng của lỵ trực khuẩn, câu nào sau đây không phù hợp:
A. Trẻ sơ sinh, người già suy kiêt
B. Vãng khuẩn huyết
@C. Đau bụng nhiều
D. Hạ thân nhiệt
E. Suy thận
36. Lâm sàng của lỵ trực khuẩn, câu nào sau đây đúng:
A. Thời kỳ ủ bệnh 2 - 7 ngày
B. Bệnh khởi đột ngột với đau bụng quặn từng cơn kèm đi cầu phân nhầy máu
@C. Ở thời kỳ toàn phát bệnh nhân thường sốt cao hơn thời kỳ khởi phát
D. Triệu chứng mót rặn bao giờ cũng có
E. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao
37. Chẩn đoán xác định lỵ trực khuẩn dựa vào:
A. Lâm sàng + dịch tễ
B. Lâm sàng + công thức máu
C. Cấy phân + dịch tễ
@D. Lâm sàng + cấy phân
E. Huyết thanh chẩn đoán
38. Chẩn đoán phân biệt lỵ trực khuẩn và hội chứng lỵ do các vi khuẩn khác chủ yếu dựa vào các dấu hiệu sau, ngoại trừ:
A. Tần suất mắc bệnh
B. Cấy phân
C. Tính chất phân
D. Dấu hiệu mót rặn
@E. Triệu chứng đau bụng
39. Để phòng chống sự lây lan của bệnh lỵ trực khuẩn tại các cơ sở y tế cần thực hiện các biện pháp sau, ngoại trừ:
A. Cung cấp đủ nước và xà phòng rửa tay
B. Rửa ty sạch bằng xà phòng trước và sau khi khám bệnh
C. Không được phân những nhân viên phục vụ bệnh nhân lỵ vào việc nấu ăn
@D. Không đổ phân bệnh nhân vào nhà vệ sinh chung
E. Thường xuyên giặt giũ, tẩy uế áo quần cho bệnh nhân
40. Về việc dùng kháng sinh để phòng bệnh lỵ trực khuẩn, câu nào sau đây không đúng:
A. Không có kết quả
B. Làm tăng tỷ lệ kháng thuốc
C. Làm cho việc điều tra bệnh trở nên khó khăn
@D. Làm giảm tỷ lệ mắc bệnh
E. Không có chỉ định
41. Trong phòng bệnh cá nhân lỵ trực khuẩn, biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất:
A. Xữ lý tốt nước thải và nước uống
B. Xây dựng hố xí hợp vệ sinh
C. Phát hiện và điều trị người lành mang trùng
@D. Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống
E. Giáo dục nhân dân các biện pháp phòng bệnh
42. Trong vệ sinh ăn uống và vệ sinh thực phẩm, để phòng lỵ trực khuẩn, câu nào sau đây không đúng:
@A. Không ăn các thức ăn tươi
B. Đun nấu thức ăn cho đến khi chín
C. Ăn thức ăn khi còn nóng
D. Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn uống và sau đại tiểu tiện
E. Không để ruồi bâu vào thức ăn
43. Shigella là một loại trực khuẩn gram(-), di động, thuộc họ Enterobacteriaceae
A. Đúng
@B. Sai
44. Ở các nước đang phát triển, có thể xảy ra các vụ dịch lỵ trực khuẩn lớn với tỷ lệ tử vong có nơi lên đến 15 %
A. Đúng
@B. Sai
45. Nếu không điều trị, ở người mạnh khoẻ, khi bị lỵ trực khuẩn có thể thải vi khuẩn trong thời gian: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ngày
46. Người mạnh khoẻ khi bị lỵ trực khuẩn bệnh có thể tự khỏi, kháng sinh có vai trò rút ngắn thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . và thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
47. Không nên cho bệnh nhân bị lỵ trực khuẩn ăn nhiều chất đạm vì tổn thương ở ruột gây giảm hấp thu chất dinh dưỡng
A Đúng
@B. Sai
48. biện pháp hữu hiệu và ít tốn kém để phòng chống lây nhiễm của lỵ trực khuẩn được khuyến khích đến từng gia đình là. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
49. Để phòng chống lỵ trực khuẩn không được ăn các thức ăn chưa được nấu chín
A Đúng
@B. Sai
50. Hiện nay vaccin phòng bệnh lỵ trực khuẩn chứa vi khuẩn sống giảm độc lực đã được ứng dụng có kết quả ở nhiều nước trên thế giới
A Đúng
@B. Sai
BỆNH NHIỄM NÃO MÔ CẦU
1. Nhiễm não mô cầu là bệnh:
A. của trẻ em
B. của người lớn.
@C. Của bất cứ lứa tuổi nào
D. Tất cả mọi người trừ người già.
E. Chỉ gặp ở xứ nhiệt đới
2. Não mô cầu không gây bệnh nào sau đây:
A. Nhiễm trùng huyết
B. Viêm màng não mủ
C. Viêm phổi
D. Chảy máu thượng thận
@E. Viêm não
3. Nhiễm trùng huyết não mô cầu:
A. Luôn luôn là bệnh tối cấp, nguy hiểm
@B. Có thể tối cấp, nhưng cũng có thể mạn tính.
C. Sau đợt nhiễm trùng huyết thường gây viêm màng não mủ.
D. Là hậu quả của viêm màng não mủ không điều trị.
E. Là một bệnh phổ biến ở nước ta
4. Dấu hiệu nào sau đây không là tiên lượng nặng của nhiễm trùng huyết não mô cầu:
A. Các ban xuất huyết tụ lại thành mảng lớn một cách nhanh chóng.
B. Huyết áp hạ
C. Không có viêm màng não mủ kèm theo, nhất là ở trẻ em.
@D. Có viêm khớp kèm theo
E. Thiếu hệ bổ thể
5. Chúng ta có thể tìm được não mô cầu trong bối cảnh nhiễm trùng huyết khi:
A. Cấy máu
B. Cấy bệnh phẩm ở những mảng họai tử ở ban xuất huyết.
C. Dịch não tủy nếu có viêm màng não đi kèm
@D. Bất cứ dịch nào của cơ thể
E. Trong dịch khớp nếu có viêm khớp kèm theo
6. Viêm màng não mủ do não mô cầu có thể phân biệt được với các vi khuẫn khác nhờ vào:
A. Diễn biến của não mô cầu nhanh hơn rất nhiều so với các VK khác.
B. Bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch não tủy rất nhiều so với các vi khuẫn khác.
C. Đường dịch não tủy rất giảm, thậm chí chỉ còn vết,
D. Luôn luôn có nhiễm trùng huyết và viêm màng não mủ đồng thời.
@E. Không thể phân biệt được với các vi khuẫn khác.
7. Viêm màng não mủ do não mô cầu có thể dẫn đến biến chứng:
@A. Tổn thương các dây thần kinh sọ não như dây VIII, dây II.
B. Não úng thủy.
C. Dày dính màng não
D. Dãn não thất
E. Liệt vận động trung ương.
8. Câu nào sau đây không đúng trong nguyên tắc điều trị nhiễm trùng huyết do não mô cầu là:
A. Điều trị ngay tức khắc không chờ kết quả xét nghiệm.
B. Trước khi cho kháng sinh, phải lấy bệnh phẩm xét nghiệm tìm vi khuẫn.
C. Phải dùng ngay liều cao đường tĩnh mạch kháng sinh
@D. Dùng ngay Penicilline G liều cao vì là thuốc đặc hiệu cho não mô cầu
E. Trong khi chờ kháng sinh đồ, phải dùng kháng sinh phổ rộng và theo phán đoán của thầy thuốc, chưa có nguy cơ kháng thuốc của não mô cầu
9. Kháng sinh xử dụng sớm trong viêm màng não mủ khi chưa có xét nghiệm vi khuẫn là:
A. Penicilline G vì có thể điều trị tốt não mô cầu, phế cầu là những vi khuẫn thường gây viêm màng não mủ nhất.
@B. Cephalosporine thế hệ 3.
C. Chloramphenicol TM vì thuốc nầy thấm qua hàng rào máu não rất tốt.
D. Phối hợp Penicilline G TM với Gentamycine TB
E. Phải chờ kháng sinh đồ.
10. Khi xẩy ra dịch não mô cầu, những người có nguy cơ cao có thể đề phòng bằng các thuốc:
@A. Rifampicin
B. Amoxicilline.
C. Peniciliine G
D. Cephalexin
E. Erythromycine.
11. Câu nào sau đây không đúng: Ngoài bệnh cảnh nhiễm trùng huyết và viêm màng não mủ, não mô cầu có thể gây bệnh
A. ở khớp
B. ở da
C. thượng thận
@D. Ở thận
E. Ở bất cứ cơ quan nào.
12. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu có thể:
A. Kéo dài hàng tháng.
B. Có thể kèm theo viêm màng não mủ
C. Có thể gây chảy máu thượng thận
D. Có thể kèm viêm phổi
@E. Kèm viêm thận, bể thận
13. Não mô cầu có thể gây các bệnh cảnh sau, ngoại trừ:
A. Viêm phổi
B. Viêm khớp
C. Viêm màng trong tim
D. Viêm màng não mủ
@E. Viêm đa rễ thần kinh
14. Một bệnh nhân bị viêm màng não do não mô cầu (cấy NNT +). Kháng sinh đồ nhạy cảm Gentamycine, Ceftriaxon, Cefotaxime. Đã dùng Cephlosporin thế hệ 3 tĩnh mạch trước khi có kết quả. Bệnh nhân rất nghèo, trẻ, tiền sử không có bệnh gì. Thái độ xử trí đúng nhất là:
A. Dùng Gentamycine vì rẻ tiền mà vẫn diệt được vi khuẫn.
B. Có thể dùng gentamycine nếu kiểm tra chức năng thận bệnh nhân bình thường.
@C. Vẫn phải dùng tiếp Cepholosporin thế hệ 3.
D. Phối hợp cả hai kháng sinh: gentamycine và một cephlosporin thế hệ 3.
E. Có thể chọn một trong ba cách B, C, D.
15. Cơ địa nào sau đây dễ mắc bệnh do não mô cầu:
A. Suy dinh dưỡng.
B. Nghiện rượu
@C. Thiếu bổ thể bẩm sinh
D. Ðang mắc một bệnh mạn tính khác
E. Tuổi già.
16. Vi khuẫn não mô cầu thường khu trú ở:
@A. ở mũi hầu
B. Trong đàm dãi.
C. Trên da.
D. Trong dịch não tuỷ
E. Chỉ ở trong máu.
17. Viêm màng não mủ do não mô cầu có thể có di chứng:
@A. Tổn thương dây thần kinh số VIII
B. Dày vách não thất
C. Rối loạn trí nhớ về sau.
D. Viêm đa rễ thần kinh
E. Không có di chứng gì.
18. Trong bệnh cảnh nhiễm não mô cầu, tử vong nhanh thường do:
A. Nhiễm trùng huyết kèm viêm màng não mủ.
B. Nhiễm trùng huyết cấp không có viêm màng não mủ
C. Viêm màng não mủ
@D. Hội chứng Waterhouse-Friderichsen.
E. Do biến chứng viêm não sau viêm màng não mủ.
19. Ở Việt Nam hiện nay khi có người nhiễm não mô cầu, phòng bệnh cho người khác bằng cách:
A. Tiêm vắc xanh phòng não mô cầu.
@B. Dùng thuốc.
C. Cách ly người mang vi khuẫn
D. Không phòng vì não mô cầu không lây
E. Dùng khẩu trang.
20. Thuốc nào sau đây được khuyên dùng cho phụ nữ có thai để phòng nhiễm não mô cầu:
A. Rifampicin
B. Bactrim
C. Orfloxacin
@D. Ceftriaxone
E. Penicilline V
21. Trong nhiễm não mô cầu thể tối cấp, bệnh nhân vừa nhiễm trùng huyết vừa có biểu hiện viêm màng não.
A. Đúng
@B. Sai
22. Tử vong trong nhiễm não mô cầu thể tối cấp chủ yếu là do xuất huyết dưới da quá nhiều gây sốc giảm thể tích với sốc nhiễm trùng đồng thời.
A. Đúng
@B. Sai.
23. Nhiễm não mô cầu có thể gây viêm khớp:
@A. Đúng
B. Sai
24. Khi phát hiện một trường hợp nhiễm não mô cầu, cần cách ly ngay người bệnh để tránh lây lan cho những người chung quanh.
A. Đúng
@B. Sai
BỆNH UỐN VÁN
1. Bệnh uốn ván là một bệnh:
A. thường gây ra các vụ dịch lớn .
@B. chỉ xuất hiện từng trường hợp lẻ tẻ.
C. hiện nay gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh.
D. thường gặp ở vùng dịch tễ uốn ván.
E. có miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh.
2. Tỷ lệ tử vong cao nhất trong bệnh uốn ván gặp ở:
@A. thể uốn ván toàn thân.
B. uốn ván thể đầu có kèm liệt mặt.
C. uốn ván chi.
D. uốn ván cục bộ.
E. uốn ván kèm bội nhiễm vết thương.
3. Điều kiện không thuận lợi để bào tử uốn ván chuyển sang dạng vi khuẩn hoạt động là:
A. vết thương được khâu kín và băng bó kỹ.
B. vết thương bị viêm nhiễm, hoại tử.
@C. vết thương được cắt lọc, sát trùng bằng Oxy già.
D. còn mảnh xương chết trong vết thương.
E. vết thương bị áp-xe hoá.
4. Đặc điểm co giật của bệnh uốn ván là:
A. trước khi co giật bệnh nhân thường sốt rất cao.
B. sau khi co giật, bệnh nhân thường hôn mê sâu .
@C. cơn co giật xuất hiện tự nhiên hoặc do bị kích thích.
D. cơn co giật hoàn toàn không gây biến chứng gì nguy hiểm.
E. cơn co giật luôn kèm theo rối loạn thần kinh thực vật.
5. Giai đoạn toàn phát của bệnh uốn ván kéo dài bởi vì:
A. bệnh nhân bị co cứng cơ toàn thân.
B. uốn ván là một bệnh rất nặng.
C. vết thương không được xử lý tốt.
@D. độc tố Tetanospasmin gắn vào thần kinh rất bền.
E. có biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật kèm theo.
6. Dấu hiệu thực thể xuất hiện sớm nhất trong giai đoạn khởi phát của bệnh uốn ván là:
A. khó nói.
B. khó nuốt.
@C. đau mỏi hàm.
D. khó thở.
E. miệng không há to được.
7. Biến chứng thường gặp nhất trong bệnh uốn ván là:
A. tai biến huyết thanh.
@B. suy hô hấp cấp.
C. ngộ độc các thuốc an thần.
D. nhiễm trùng huyết.
E. thuyên tắc động mạch phổi.
8. Yếu tố nào sau đây không được dùng để đánh giá tiên lượng của bệnh uốn ván:
A. thời gian ủ bệnh .
B. tần số cơn co giật.
C. các dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật.
@D. tiền sử đã mắc bệnh uốn ván.
E. tuổi của bệnh nhân và các bệnh mạn tính kèm theo.
9. Liều dùng tối thiểu của SAT xử dụng cho bệnh nhân uốn ván là:
A. 5000 đơn vị.
@B. 10000 đơn vị.
C. 15000 đơn vị.
D. 20000 đơn vị.
E. 30000 đơn vị.
10. Kháng sinh nào không được sử dụng để diệt vi khuẩn uốn ván:
A. Erythromycin.
@B. Ofloxacin.
C. Penicilline.
D. Metronidazol.
E. Bactrim
11. Liều tối đa của Diazepam dùng để điều trị bệnh uốn ván là:
A. 4 mg/kg/ngày.
B. 5 mg/kg/ngày
C. 6 mg/kg/ngày
@D. 7 mg/kg/ngày
E. 8 mg/kg/ngày
12. Khi bị thương, nếu người bị nạn chưa có miễn dịch đối với bệnh uốn ván, ta phải:
A. Sát trùng vết thương, khâu lại và băng kín.
B. Tiêm SAT và HTIG ngay trong 24 giờ đầu.
@C. Tiêm SAT hoặc HTIG, đồng thời tiêm Anatoxin.
D. Tiêm SAT trong 24 giờ đầu, ngày sau tiêm Anatoxin.
E. Tiêm Anatoxin ngay lập tức.
13. Biện pháp tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc bệnh uốn ván là:
A. triển khai rộng rãi chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi.
@B. tiêm phòng uốn ván cho toàn dân.
C. tiêm phòng uốn ván cho tất cả phụ nữ có thai.
D. nâng cao kiến thức phòng bệnh cho nhân dân.
E. cải thiện chất lượng các nhà hộ sinh ở tuyến xã, tuyến huyện.
14. Bào tử uốn ván được tìm thấy nhiều nhất ở:
A. Trong đất giàu chất hữu cơ và vô cơ.
B. Trong lớp nông của đất giàu chất vô cơ ở vùng khí hậu nóng và ẩm.
@C. Trong lớp nông của đất giàu chất hữu cơ ở vùng khí hậu nóng và ẩm.
D. Trong phân súc vật như heo, gà, vịt. . .
E. Trên bề mặt của đinh, kẽm gai.
15. Tỷ lệ tử vong của uốn ván sơ sinh khoảng:
A. 85-90%.
@B. 70-80%
C. 50-60%
D. 30-40%
E. 10-20%
16. Sự co cứng cơ toàn thân của bệnh uốn ván là hậu quả của:
A. Tác động của GABA và Glycin.
B. Sự ức chế mạnh mẽ luồng thần kinh từ trung ương đến ngoại vi.
C. Do độc tố uốn ván tác động lên hệ TK giao cảm.
D. Do hệ TK vận động bị kích thích.
@E. Do mất sự ức chế của thần kinh vận động từ trung ương đến ngoại vi.
17. Globulin miễn dịch uốn ván từ người ( HTIG ) có những ưu điểm sau ngoại trừ:
A. Không gây sốc phản vệ và bệnh huyết thanh.
B. Liều dùng thấp nhưng vẫn có hiệu quả tốt.
C. Thời gian bảo vệ dài
@D. Trung hoà được những độc tố đã gắn vào dây thần kinh.
E. Có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
18. Độc tố Tetanospasmin có tính chất
A. Là một loại nội độc tố
B. Dễ dàng thấm qua được hàng rào mạch máu não
@C. Gắn vào dây thần kinh rất bền
D. Có thể trực tiếp xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương
E. Không có tác động lên hệ TK giao cảm.
19. Hội chứng cường giao cảm do độc tố uốn ván gây nên bao gồm:
A. Tăng tần số co giật
@B. Sốt cao, vã nhiều mồ hôi, tăng tiết đờm dãi
C. Hôn mê kèm sốt cao
D. Loạn nhịp tim
E. Co cứng toàn thân
20. Thể uốn ván cục bộ là hậu quả của nguyên nhân sau:
A. Số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể ít.
B. Số lượng độc tố Tetanospasmin ít.
C. Bệnh nhân có tình trạng miễn dịch mạnh mẽ.
@D. Bệnh nhân có miễn dịch không đầy đủ
E. Thời gian ủ bệnh quá dài.
21. Đặc điểm lâm sàng phổ biến của thể toàn thân trong bệnh uốn ván là:
A. Cứng hàm và co giật khi bị kích thích.
@B. Tăng trương lực cơ toàn thân và có thể có các cơn co giật.
C. Co cứng cơ toàn thân kèm liệt mặt.
D. Co cứng cơ toàn thân kèm rối loạn thần kinh thực vật.
E. Tăng trương lực cơ toàn thân kèm suy hô hấp.
22. Cấu trúc của Tetanospasmin bao gồm:
A. 1 chuỗi nặng (150kDt) và 1 chuỗi nhẹ (50kDt).
B. 1 chuỗi nặng (150kDt) và 1 chuỗi nhẹ (100kDt).
C. 1 chuỗi nặng (100kDt) và 1 chuỗi nhẹ (25kDt).
@D. 1 chuỗi nặng (100kDt) và 1 chuỗi nhẹ (50kDt).
E. 1 chuỗi nặng (150kDt) và 1 chuỗi nhẹ (125kDt).
23. Đặc điểm của trực khuẩn uốn ván:
@A. Không có khả năng gây phản ứng viêm
B. Sản xuất nội độc tố Tetanospasmin và Hemolysin
C. Tồn tại rất bền vững trong cơ thể người.
D. Dạng vi khuẩn hoạt động có khả năng tạo miễn dịch mạnh mẽ
E. Là một loại vi khuẩn kỵ khí, Gr(-).
24. Tỷ lệ mắc bệnh uốn ván ở nước ta:
A. Trong những năm qua đã giảm đi rõ rệt.
B. Trong những năm qua đang có xu hướng tăng lên
@C. Chỉ có uốn ván rốn là giảm rõ rệt.
D. Ở nông thôn tăng cao hơn ở thành thị.
E. Không thay đổi trong những năm qua.
25. Sau khi đã mắc bệnh uốn ván, người khỏi bệnh vẫn phải chủng ngừa như người chưa mắc bệnh vì:
A. Độc tố Tetanospasmin còn sót lại có thể gây tái phát.
B. Lần nhiễm sau sẽ nặng hơn lần nhiễm đầu tiên.
C. Chủng ngừa lần sau sẽ có tác dụng bảo vệ lâu hơn.
@D. Độc tố Tetanospasmin không đủ kích thích cơ thể tạo miễn dịch lâu dài sau khi khỏi bệnh.
E. Người đã khỏi bệnh rất dễ mắc bệnh lần thứ hai.
26. Cơn co giật trong bệnh uốn ván:
@A. Có thể xuất hiện tự nhiên hoặc khi bị kích thích.
B. Chỉ xuất hiện ở bệnh nhân lớn tuổi
C. Có thể gây suy tuần hoàn.
D. Có thể làm gãy xương sống.
E. Có thể tự biến mất sau 1-2 tuần.
27. Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho thể uốn ván cục bộ:
A. Có thể tiến triển đến thể toàn thân
B. Phần lớn trường hợp có tiên lượng nhẹ.
C. Thường khu trú ở vị trí tương ứng với nơi xâm nhập của vi khuẩn uốn ván.
D. Chỉ có biểu hiện co cứng ở một số cơ
@E. Thường kèm theo các rối loạn TK thực vật.
28. Trong bệnh uốn ván các biến chứng có thể xảy ra do nằm lâu là:
A. Tai biến huyết thanh.
B. Ngộ độc các thuốc dãn cơ.
@C. Thuyên tắc động mạch phổi, xẹp phổi
D. Hẹp khí quản, tràn khí dưới da.
E. Ngừng tim đột ngột.
29. Các tai biến do điều trị có thể gặp là:
A. Gãy xương, rách cơ.
@B. Nhiễm trùng, tràn khí trung thất do mở khí quản.
C. Ngừng tim đột ngột.
D. Suy hô hấp cấp
E. Thuyên tắc động mạch phổi, xẹp phổi.
30. Cách xử lý vết thương đúng để phòng ngừa uốn ván là:
A. Băng kín để khỏi nhiễm trùng.
@B. Lấy sạch các dị vật, cắt bỏ các mô hoại tử.
C. Rửa sạch bằng nước ấm.
D. Rắc bột kháng sinh vào vết thương.
E. Không làm gì cả, đưa đến bệnh viện tuyến trên.
31. Thời gian độc tố uốn ván gắn vào dây thần kinh trung bình khoảng:
A. 1-2 tuần.
B. 2-3 tuần
@C. 4-6 tuần
D. 7-9 tuần.
E. 10-12 tuần
32. Yếu tố nào sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất đối với tiên lượng của bệnh uốn ván:
A. Tần số cơn co giật.
B. Có rối loạn TK thực vật.
C. Tuổi của bệnh nhân.
@D. Chất lượng điều trị.
E. Thời gian ủ bệnh.
33. Chẩn đoán bệnh uốn ván dựa vào:
@A. Dấu hiệu cứng hàm và tăng trương lực cơ toàn thân.
B. Có cơn co giật.
C. Phát hiện có vết thương.
D. Có yếu tố dịch tễ.
E. Có kết quả cấy máu và cấy nước tiểu dương tính.
34. Chẩn đoán uốn ván thể đầu dựa vào:
@A. Vết thương ở vùng mặt, cổ và liệt một số dây TK sọ não.
B. Có biểu hiện cứng hàm, cứng lưng, cứng bụng .
C. Có cơn co giật toàn thân.
D. Loại trừ thể uốn ván toàn thân.
E. Cấy dịch não tuỷ dương tính.
35. Triệu chứng cứng hàm trong uốn ván cần chẩn đoán phân biệt với:.
A. Liệt dây V, dây VII.
B. Bênh quai bị.
@C. Viêm khớp thái dương-hàm.
D. Ngộ độc strychnin.
E. Cơn tetani.
36. Cơn co giật toàn thân trong uốn ván không cần chẩn đoán phân biệt với:
A. Viêm màng não hoặc viêm não.
B. Ngộ độc strychnin.
C. Cơn tetani do calci hoặc magne máu thấp.
D. Động kinh.
@E. Rối loạn điện giải.
37. Thuốc được chọn lựa đầu tiên để điều trị tăng huyết áp trong bệnh uốn ván là:
A. Nifedipine.
B. Propranolol.
@C. Labetalol.
D. Atenolol.
E. Metoprolol.
38. Trong bệnh uốn ván, các biện pháp vật lý trị liệu (tập và xoa bóp các cơ đề phòng cứng cơ và khớp) có thể được áp dụng ở giai đoạn:
A. Giai đoạn khởi bệnh.
@B. Giai đoạn hồi phục.
C. Giai đoạn hết co giật.
D. Giữa các cơn co giật.
E. Sau khi bệnh nhân xuất viện.
39. Độc tố chủ yếu gây nên các triệu chứng của bệnh uốn ván là:
A. Hemolysin.
B. Streptolysin.
C. Tetani.
@D. Tetanospasmin.
E. Streptokinase.
40. Uốn ván cục bộ là hậu quả của:
A. Vết thương quá nhỏ.
B. Lượng độc tố uốn ván ít.
C. Bệnh nhân có miễn dịch mạnh mẽ.
@D. Bệnh nhân đã có miễn dịch một phần với Tetanospasmin.
E. Bệnh nhân có sức đề kháng cao.
41. Trong thời kỳ toàn phát của bệnh uốn ván, bệnh nhân thường tăng phản xạ quá mức.
@A. Đúng
B. Sai
42. Xuất hiện các dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật là yếu tố tiên lượng nặng của bệnh uốn ván.
@A. Đúng
B. Sai
43. Cơn co giật trong bệnh uốn ván có thể xuất hiện khi hoàn toàn không có các yếu tố kích thích.
@A. Đúng
B. Sai
44. Tỷ lệ tai biến huyết thanh do dùng SAT ngựa trong điều trị bệnh uốn ván rất cao.
A. Đúng
@B. Sai
45. Các xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh uốn ván.
A. Đúng
@B. Sai
46. Các triệu chứng nặng của bệnh uốn ván là do hai độc tố hemolysin và tetanospasmin gây ra.
A. Đúng
@B. Sai
47. Cơn co giật trong bệnh uốn ván cần được chẩn đoán phân biệt với hysteria, ngộ độc strychnin, cơn tetani…
@A. Đúng
B. Sai
48. Globulin miễn dịch uốn ván của người (HTIG) có liều dùng thấp hơn và thời gian tác dụng dài hơn so với SAT.
@A. Đúng
B. Sai
49. Có thể dùng thuốc chống đông để phòng thuyên tắc mạch ở những bệnh nhân uốn ván điều trị dài ngày.
@A. Đúng
B. Sai
50. Phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván 3 lần trước khi sinh.
A. Đúng
@B. Sai
BỆNH NHIỄM LEPTOSPIRA
1. Những người làm nghề sau ít có nguy cơ mắc bệnh do Leptospira:
A. Công nhân vệ sinh cống rãnh
@B. Công nhân dầu khí
C. Nông dân
D. Công nhân mỏ than
E. Bác sĩ thú y
2. Đặc điểm dịch tễ phù hợp với chẩn đoán bệnh do Leptospira:
A. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân
B. Gặp ở nam ít hơn ở nữ
C. Lứa tuổi hay mắc là trẻ em và người già
D. Có tính chất là một bệnh nghề nghiệp.
@E. Bệnh nhiễm Leptospira gặp chủ yếu ở người.
3. Các cơ quan thường bị tổn thương nhiều nhất trong bệnh Leptospira là:
A. Gan, thận, màng não
B. Màng não , thận, cơ
C. Gan, tim, thận
@D. Gan , thận, cơ
E. Cơ, gan, não thất
4. Đặc điểm đau cơ trong bệnh Leptospira là:
A. Chủ yếu là đau cơ lưng, cơ bụng, tứ chi
@B. Chủ yếu là đau các cơ lưng, cơ vùng đùi, cẳng chân
C. Xoa bóp cơ làm giảm đau.
D. Đau cơ càng tăng thì tiên lượng của bệnh càng xấu.
E. Trình tự đau cơ từ trên xuống dưới.
5. Dấu hiệu suy thận cấp trong bệnh Leptospira:
A. Thường xảy ra vào tuần thứ 1
B. Nguyên nhân là do viêm cầu thận cấp
C. Thường khởi đầu đột ngột với vô niệu rồi đi vào hôn mê.
D. Có thể hồi phục hoàn toàn nếu chạy thận nhân tạo sớm.
@E. Luôn luôn kèm theo xuất huyết.
6. Những biểu hiện sau là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh Leptospira ngoại trừ:
A. Hội chứng ARDS
B. Suy thận cấp kéo dài
C. Xuất huyết nhiều nơi kèm giảm tiểu cầu
@D. Liệt các cơ hô hấp
E. Suy gan nặng
7. Kháng sinh trong điều trị bệnh Leptospira:
A. Không cần thiết vì bệnh có thể tự khỏi.
@B. Chỉ có hiệu lực khi dùng ngay khi phát bệnh.
C. Chỉ có hiệu lực khi dùng trong vòng 5 ngày kể từ khi phát bệnh.
D. Có hiệu quả cao ở giai đoạn miễn dịch.
E. Hiệu quả xuất hiện chậm, từ tuần thứ hai.
8. Dấu hiệu lâm sàng gợi ý một trường hợp bệnh Leptospira:
A. Mắt xung huyết, đau cơ, vàng da
B. Sốt cao, nôn vọt, cứng cổ
C. Sốt cao, đau bụng quặn, đi cầu phân lỏng nhiều lần.
D. Mắt xung huyết, chảy máu cam, Lacet(+)
@E. Co cứng cơ, co giật
9. Kháng sinh nào không dùng để điều trị bệnh Leptospira:
A. Penicillin
B. Amoxicillin
@C. Cephalexin
D. Tetracyclin
E. Doxycyclin
10. Các biện pháp dự phòng nào sau đây không phù hợp để phòng bệnh Leptospira:
A. Diệt chuột và các loài gậm nhấm khác
@B. Tiêm Globulin miễn dịch cho các đối tượng có nguy cơ cao
C. Xử dụng găng tay, ủng bảo hộ khi làm việc trong môi trường có nhiều xoắn khuẩn
D. Tiêm phòng vắc-xin
E. Tránh tắm, xử dụng nước tại các nơi nghi ngờ đã bị bệnh Leptospira.
11. Hậu quả của sự tổn thương màng các tế bào nội mô của mao mạch trong bệnh Leptospira là:
A. Thoát dịch và tắc các mao mạch
B. Tăng huyết áp và viêm mao mạch.
C. Viêm mao mạch và thoát dịch.
D. Viêm tắc các mao mạch và giảm tưới máu các cơ quan.
@E. Viêm mao mạch, thoát dịch và xuất huyết.
12. Những người làm các nghề nào sau đây dễ bị mắc bệnh Leptospira:
@A. Công nhân vệ sinh, cán bộ thú y
B. Công nhân dầu khí, thợ lặn
C. Công nhân bưu điện, điện lực
D. Học sinh, sinh viên ở nội trú
E. Những người làm việc trong môi trường thiếu không khí
13. Thuốc được chọn để điều trị những trường hợp bệnh Leptospira nặng là:
A. Nhóm quinolone.
B. Vancomycine
C. Erythromycin
D. Penicilline G.
@E. Bactrim.
14. Biểu hiện thường gặp ở pha miễn dịch trong bệnh Leptospira là:
A. Viêm gan, viêm thận
B. Viêm não
C. Viêm màng não, viêm võng mạc
D. Suy hô hấp cấp
@E. Suy thận cấp, suy gan.
15. Thời gian điều trị kháng sinh ở bệnh nhân Leptospira là:
A. 5 ngày
@B. 7 ngày
C. 9 ngày
D. 12 ngày
E. 15 ngày
16. Hội chứng Weil bao gồm:
@A. Vàng da, suy hô hấp
B. Suy thận cấp, hoại tử cơ
C. Ban xuất huyết toàn thân, hôn mê
D. ARDS, suy gan cấp
E. Vàng da, suy thận, xuất huyết
17. Người ta chỉ mắc bệnh Leptospira khi:
A. Tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm Leptospira.
@B. Đi đến vùng dịch tễ của bệnh nhiễm Leptospira.
C. Ăn phải thức ăn có chứa Leptospira.
D. Hít phải không khí có lẫn Leptospira.
E. Tiếp xúc với đất, nước có xoắn khuẩn thải ra từ nước tiểu động vật.
18. Để đề phòng bệnh Leptospira, những người làm việc trong môi trường có nhiều xoắn khuẩn nên:
A. được tiêm immunglobulin miễn dịch
B. được khám sức khoẻ định kỳ
C. mang kính bảo vệ mắt
@D. mang găng tay, ủng bảo hộ
E. dùng Doxycyclin, liều duy nhất mỗi tuần
19. Cấy nước tiểu để chẩn đoán bệnh Leptospira:
A. Không có gía trị chẩn đoán
@B. Chỉ có thể dương tính sau tuần đầu tiên của bệnh.
C. Chỉ có thể dương tính vào tuần đầu tiên của bệnh
D. Chỉ có thể dương tính sau tuần thứ ba của bệnh
E. Không có giá trị nếu thực hiện sau một tháng.
20. Tiêm vắc-xin để phòng bệnh Leptospira
@A. Chỉ có hiệu quả sau lần tiêm thứ 3
B. Chỉ có hiệu quả sau lần tiêm thứ 5
C. Mỗi lần tiêm cách nhau 5 tuần
D. Cho thấy hiệu quả phòng bệnh còn rất thấp
E. Đã được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả ở Việt Nam.
21. Nhiễm xoắn khuẩn leptospira là một bệnh nghề nghiệp, liên quan đến những công việc dầm nước, đất ẩm hoặc tiếp xúc với gia súc.
@A. Đúng
B. Sai
22. Hội chứng Weil bao gồm vàng da, suy thận, xuất huyết và có tỷ lệ tử vong cao.
@A. Đúng
B. Sai
23. Cấy máu để tìm xoắn khuẩn leptospira chỉ nên thực hiện trong tuần đầu tiên của bệnh.
@A. Đúng
B. Sai
24. Khi bệnh nhiễm leptospira đã chuyển sang pha 2, điều trị kháng sinh thường không có hiệu quả.
@A. Đúng
B. Sai
25. Liều Doxycyclin dự phòng bệnh nhiễm leptospira là 200 mg, uống 2 lần mỗi tuần.
A. Đúng
@B. Sai
BỆNH DỊCH TẢ
1. Ở nước ta bệnh tả thường xảy ra cao điểm vào các khoảng thời gian:
A. Xuân -Hè
B. He
C. Hè-Thu
@D. Tháng 5 - 8
E. Tháng 3 - 8
2. Cách lây truyền chủ yếu trong bệnh tả là
A. Từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc trực tiếp
@B. Gián tiếp qua nguồn nước
C. Thức ăn không nấu chín
D. Ruồi, nhặng
E. Gián, kiến
3. Bệnh tả lan tràn chủ yếu do
@A. Nguồn nước bị ô nhiễm
B. Thức ăn bị ruồi nhặng
C. Thức ăn bị dán
D. Hố xí không hợp vệ sinh
E. Không vệ sinh trước khi ăn và sau khi đi tiêu
4. Nguồn bệnh chủ yếu của bệnh dịch tả là
A. Phân và chất nôn
B. Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn
C. Nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn
@D. Người bệnh và người lành mang vi khuẩn
E. Không vệ sinh trong ăn uống
5. Các yếu tố nguy cơ để dịch tả bùng phát ngoại trừ
A. Trời nắng nóng
B. Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn
C. Nơi dân cư đông đúc
D. Điều kiện vệ sinh kém
@E. Độ ẩm môi trường cao
6. Vi khuẩn tả gây bệnh được khi
A. Chỉ cần ăn phải thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả
@B. Thức ăn phải có ít nhất 106 vi khuẩn
C. Thức ăn bị nhiễm ngoài vi khuẩn tả còn phải có một số tạp khuẩn khác phối hợp
D. Ngoài vi khuẩn tả còn phải có độc tố tả trong thức ăn
E. Thức ăn nhiễm vi khuẩn tả phải trung hoà được acid dịch vị
7. Thức ăn nào có thể xem như an toàn ít có nguy cơ nhiễm vi khuẩn tả
A. Nước đá
B. Rau sống
@C. Mứt
D. Trái cây
E. Nước giải khát
8. Vi khuẩn tả có thể dễ dàng vượt qua hàng rào dịch vị khi
A. pH dịch vị thấp
@B. Ăn một lượng lớn thức ăn để trung hòa bớt acid dịch vị
C. Bụng đói
D. Thức ăn nóng
E. Uống nhiều nước
9. Độc tố vi khuẩn tả có tác dụng
A. Bong tế bào niêm mạc ruột non
B. Tăng tiết nước vào trong lòng ruột non
@C. Tăng thải Na+, Cl-, HCO3 -
D. Tăng tái hấp thu nước ở ruột già
E. Xâm nhập vào tế bào niêm mạc ruột
10. Miễn dịch trong bệnh tả
@A. Không bền
B. Bền vững
C. Cần phải được tái nhiễm nhiều lần
D. Hiệu quả cao sau khi chủng ngừa
E. Xuất hiện muộn sau khi chủng ngừa
11. Nơi thích hợp nhất cho vi khuẩn Tả sinh sản và phát triển:
A. Ruột non
B. Tá tràng
@C. Ruột non và tá tràng
D. Ruột non và ruột già
E. Ruột già và tá tràng
12. Tả là một bệnh cảnh:
A. Nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân
@B. Nhiễm trùng, nhiễm độc cấp đường tiêu hoá
C. Nhiễm trùng đường tiêu hoá cấp
D. Nhiễm độc cấp dường tiêu hoá
E. Viêm dạ dày ruột cấp
13. Phân tả có lổn nhổn những hạt trắng như hạt gạo do
A. Độc tố vi khuẩn
B. Xác bạch cầu đa nhân trung tính bị thoái hoá
C. Niêm mạc ruột bị bong ra
@D. Chất nhầy được tiết ra từ các tế bào chế tiết ở thành ruột
E. Một phần thức ăn chưa tiêu hoá hết
14. Phần B của độc tố tả có nhiệm vụ
@A. Gắn dính vào thụ thể GM1 trên té bào niêm mạc ruột non
B. Xâm nhập vào trong tế bào niêm mạc ruột non
C. Làm gia tăng ATP
D. Làm hư biến lớp vi nhung mao của niêm mạc ruột
E. Tăng bài xuất nước
15. Phần A của độc tố tả có tác dụng
A. Hoạt hóa phần B của độc tố tả
B. Hoạt hóa ATP
@C. Hoạt hóa Adenylcyclaza
D. Gắn vào thụ thể GM1
E. Ngăn cản tái hấp thu nước và điện giải
16. Lâm sàng bệnh tả không tìm thấy hình ảnh nào:
A. Nôn mữa - đi cầu xối xã - rối loạn nước điện giải
@B. Nôn mữa - đi cầu xối xã - sốt - choáng kiệt nước
C. Nôn mữa - đi cầu xối xã - tiểu ít - chuột rút
D. Nôn mữa - đi cầu xối xã phân toàn nước trắng đục mùi tanh - kiệt nước nhanh
E. Nôn mữa - đi cầu xối xã phân toàn nước lẫn các hạt trắng đục - tiểu ít - choáng kiệt nước
17. Bệnh Tả gây mất nước:
A. Nhược trương
@B. Đẳng trương
C. Ưu trương
D. Nội bào
E. Ngoại bào
18. Choáng trong tả chủ yếu là:
A. Chóang nội độc tố
B. Rối loạn điện giải
@C. Suy tuần hoàn cấp do nôn và tiêu chảy mất nước
D. Nhiễm trùng gram (-)
E. Suy thận cấp- nhiễm toan chuyển hóa
19. Lâm sàng tả khô xảy ra chủ yếu ở đối tượng:
A. Trẻ bú mẹ
B. Trẻ vừa cai sửa
C Người già
D. Phụ nữ có thai
@E. Trẻ suy dinh dưỡng và người già bị giun sán
20. Lâm sàng bệnh dịch tả, mất nước độ II khi trọng lượng cơ thể giảm
A. < 5%
B. > 5%
@C. 6-9%
D. 10%
E. >10%
21. Trong bệnh tả mất nước trong lòng mạch biểu hiện trên lâm sàng bằng
A. Da khô, casper (+)
B. Mắt trũng
C. Khát nước
@D. Mạch nhanh
E. Nói thều thào
22. Triệu chứng nôn xuất hiện sớm trong bệnh tả do
A. Ăn quá nhiều thức ăn
B. Vi khuẩn phát triển ở dạ dày do pH dịch vị trở nên kiềm tính
C. Tăng nhu động ruột
D. Toan huyết
@E. Độc tố tả tác động lên bộ phận cảm thụ ở dạ dày, ruột
23. Phân tả có đặc tính nào sau đây
@A. Gần như đẳng trương so với huyết tương
B. Phân tả người lớn mất nhiều K+ hơn so với trẻ em
C. Phân tả trẻ em mất nhiều HCO3- hơn so với người lớn
D. pH thấp
E. Tính nhược trương
24. Trong bệnh tả, khi trên lâm sàng có biểu hiện da khô, mắt trũng, dấu casper (+) thì mất nước ở
A. Da
B. Tổ chức dưới da
C. Trong lòng mạch
@D. Khoảng kẽ
E. Nội bào
25. Điều nào sau đây không phải là tính chất của phân tả
A. Toàn nước
B. Kiềm
C. Mùi tanh
D. Không nhầy máu
@E. Nhuộm Gram phát hiện có vi khuẩn tả
26. Ở người mắc bệnh tả, vi khuẩn gây bệnh hiện diện ở:
A. Máu
B. Tại dạ dày
@C. Phân và chất nôn
D. Nước tiểu
E. Túi mật
27. Xét nghiệm cần tiến hành ngay trước bệnh nhân nghi ngờ tả:
A. Công thức máu
B. Độ quánh của máu
C. Tốc độ lắng máu
@D. Soi tươi phân
E. Cấy phân
28. Điều nào sau đay không phù hợp trong xét nghiệm máu bệnh nhân tả
A. Số lượng hồng cầu tăng do cô đặc máu
@B. Số lượng bạch cầu tăng do nhiễm khuẩn
C. Hct tăng
D. Tỷ trọng huyết tương tăng
E. Dự trữ kiềm giảm
29. Soi tươi phân tả dưới kính hiển vi cho thấy
A. Vi khuẩn di động dạng ruồi bay
B. Hồng cầu đừng từng đám
C. Xác bạch cầu bị thoái hóa
D. tễ tào niêm mạc ruột
@E Không thấy gì
30. Cấy phân tả cho kết quả sau
A. 1 giờ
B. 12 giờ
@C. 24 giờ
D. 2 ngày
E. 3 ngày
31. Dung dịch cần thiết được xem là phù hợp nhất trong điều trị tả là:
A. Bicarbonate Natriclorua 1. 4% phối hợp NatriClorua 0. 9%
B. NatriClorua 0. 9% phối hợp với Ringer Latate
C. Ringer Latate phối hợp với Glucose 5%
D. Ringer Latate phối hợp với Manitol
@E. Ringer Latate và dung dịch ORS uống
32. Trước một bệnh nhân tả mất nước độ II, lượng dịch cần bù ngay là
A. < 50ml/kg
B. 50 - 60ml/kg
@C. 60 - 80 ml/kg
D. 80 - 100ml/kg
E. 100 - 110ml/kg
33. Kháng sinh và liều lượng ưu tiên được chọn điều trị Tả là:
A. Ofloxacine 400mg/ngày x 3 ngày
B. Ofloxacine 400mg/ngày uống x 5ngày
C. Ampiciline 1000mg/ngày x 3 ngày
D. Tetracycilline 2g/ngày x 5 ngày
@E. Tetracycilline 2g/ngày x 3 ngày
34. Các tai biên cần chú ý trong khi điều trị tả ngoại trừ
A. Co giật do chuyền nhiều nước quá
@B. Bí tiểu
C. Choáng dịch chuyền
D. Giảm K+ gây liệt ruột và ngừng tim
E. Suy tim trái hoặc OAP do truyền với tốc độ quá nhanh hoặc thừa nước
35. Thành phần dung dịch nào sau đây là tối ưu nên được lựa chọn trong điều trị tả
@A. Dacca (5,4,1)
B. Glucoza 5%
C. Cloruanatri 0,9%
D. Ringer lactate
E. ORS
36. Với bệnh tả, nếu được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu kết quả cấy phân(-) sau
A. 2 giờ
B. 12 giờ
C. 24 giờ
D. 36 giờ
@E. 48 giờ
37. Hiện nay bệnh tả được dự phòng chủ yếu bằng:
@A. Ăn chín uống sôi
B. Phát hiện sớm những bệnh nhân tả để điều trị kịp thời
C. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiêu
D. Hóa dự phòng tập thể khi có dịch xảy ra
E. Vệ sinh phân, nước, rác
38. Trong các biện pháp sau đây, điều nào là thiết yếu trong việc phòng chống bệnh tả
A. Giám sát tả khi có dịch xảy ra
B. Cách li bệnh nhân để điều trị
@C. Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng
D. Sử dụng nguồn nước sạch
E. An toàn thực phẩm
39. Để biện pháp hóa dự phòng trong bệnh tả có hiệu quả tối đa nên thực hiện khi
A. Trong cộng đồng có xảy ra dịch
B. Ngay sau khi ăn thức ăn nghi ngờ bị nhiễm bệnh
C. Thường xuyên uống kháng sinh trước khi ăn
@D. Có trường hợp đầu tiên trong gia đình mắc bệnh
E. Không có chỉ định hóa dự phòng
40. Thuốc đề nghị sử dụng trong hóa dự phòng là
A. Olxacine
B. Bactrim
@C. Doxycycline
D. Ampiciline
E. Clorocide
41. Nguyên tắc điều trị bệnh tả là khẩn trương bồi phụ ……………. ,…………. và sử dụng kháng sinh đặc hiệu
42. Vào đến dạ dày, vi khuẩn tả nhanh chóng vượt qua hàng rào dịch vị đến sinh sản và phát triển ở …………. . và……….
43. Trong phòng chống bệnh tả, điều thiết yếu là ………………cho cộng đồng.
44. Mất nước trong bệnh tả là mất nước ………
45. Phân tả thường có nồng độ K+, Na+, HCO3 – cao hơn so với huyết tương.
A. Đúng
@B. Sai
46. Trong điều trị bệnh tả, khi truyền dịch mà huyết áp không cải thiện thì sử dụng ngay các thuốc vận mạch như dopamin, isupren.
A. Đúng
@B. Sai
47. Trong điều trị bệnh tả, có thể dùng Aspirrin, Indomethacine, Clopromazin…để giảm bái xuất nước qua cơ chế giảm AMP vòng.
@A. Đúng
B. Sai
48. Bệnh tả khi được điều trị với thuốc kháng sinh đặc hiệu hầu hết kiểm tra phân (-) sau 48 giờ.
@A. Đúng
B. Sai
49. Xét nghiệm công thức máu trong bệnh tả cho thấy bạch cấu tăng cao phản ảnh hội chứng nhiễm trùng khá rõ.
A. Đúng
@B. Sai
50. Miễn dịch trong bệnh tả tương đối bền vững.
A. Đúng
@B. Sai
BỆNH NHIỄM TỤ CẦU
1. Trên cơ thể người, tụ cầu định cư thường xuyên ở:
A. Phổi - Màng phổi
B. Màng trong tim
@C. Da, niêm mạc
D. Hậu môn- sinh dục
E. Hầu họng
2. Bệnh cảnh do tụ cầu gây nên ở người hay gặp nhất là:
A. Tụ cầu phổi - Màng phổi
B. Viêm nội tâm mạc
C. Nhiễm trùng huyết
D. Viêm cơ do tụ cầu
@E. Chốc lỡ, nhọt ở da
3. Hậu bối là ổ nhiễm trùng da do tụ cầu gặp ở
A. Vùng tầng sinh môn
B. Bẹn
C. Nách
@D. Vai
E. Gáy
4. Một thể tối cấp do nhiễm tụ cầu là:
A. Viêm màng trong tim do tụ cầu
B. Tụ cầu phổi, màng phổi
C. Nhiễm mủ huyết do tụ cầu
@D. Tụ cầu ác tính ở mặt
E. Nhiễm mủ huyết kinh niên với các ổ áp xe nội tạng
5. Nhiễm trùng huyết do tụ cầu tần suất cao ở trường hợp nào sau đây
A. Đặt sonde tiểu dai ngày
B. Đặt Catherter dài ngày
C. Đặt nội khí quản dài ngày
D. Khai khí quản đặt canun dài ngày
@E. Nặn nhọt ở da sớm
6. Các triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm dạ dày ruột cấp do tụ cầu
@A. Xuất hiện sớm sau khi ăn lâm sàng nôn, đau bụng, ỉa chảy
B. Xuất hiện sớm sau khi ăn, lâm sàng với sốt nôn tiêu chảy
C. Xuất hiện sớm sau khi ăn, lâm sàng, đi cầu xối xã, phân lõng vàng tanh
D. Xuất hiện sau 12 giờ sau khi ăn, lâm sàng sốt đau bụng tiêu chảy
E. Xuất hiện sau 12 giờ sau khi ăn, lâm sàng nhiễm trùng, nhiễm độc cấp với tiêu chảy, nôn mữa, kiệt nước
7. Chẩn đoán xác định nhiễm trùng huyết do tụ cầu khi
A. Cấy máu (+)
B. Cấy máu và cấy mủ ở thương tổn (+)
@C. Cấy máu (+) nhiều lần
D. Khi cấy máu (-) thì phải kết hợp với các triệu chứng lâm sàng khác như sốt cao, rét run, có ổ di bệnh nhiều cơ quan phũ tạng
E. Cấy máu (+) vẫn chưa xác định được nhiễm trùng huyết do tụ cầu vì tụ cầu có thể vây bẩn từ môi trường xung quanh
8. Vị trí hay bị tấn công nhất trong viêm nội tâm mạc do tụ cầu là
@A. Valve 2 lá và valve động mạch chủ
B. Valve 2 lá và valve động mạch phổi
C. Valve 3 lá và valve động mạch chủ
D. Valve 3 lá và valve động mạch phổi
E. Tất cả các vị trí
9. Đặc điểm lâm sàng nào sau đây không phù hợp với nhuễm trùng, nhiễm độc thức ăn do tụ cầu
A. Thời gian ủ bệnh ngắn khoảng 1-6 giờ
B. Bệnh nhân nôn nhiều, đau bụng và ỉa chảy
@C. Trong phân có lẫn máu tươi
D. Phân lỏng thối
E. Bệnh khỏi nhanh chóng sau 12 giờ
10. Bệnh cảnh nào được xem là một biến chứng nặng của nhiễm trùng huyết do tụ cầu
@A. Viêm nội tâm mạc
B. Viêm phổi
C. Viêm gan
D. Viêm xương tủy xương
E. Viêm não
11. Bệnh lý phổi do tụ cầu thường gặp ở trẻ nhỏ là
A. Viêm phổi
B. Viêm phế quản
C. Phế quản- phế viêm
@D. Tụ cầu phổi màng phổi
E. Tràn mủ màng phổi
12. Tụ cầu gây nên bệnh cảnh lâm sàng nào ở tổ chức thần kinh
A. Xuất huyết não
@B. Viêm màng não mủ
C. Viêm não
D. Viêm tủy
E. U não
13. Điều trị nhọt tụ cầu ở da thông thường
A. Sát trùng vùng da có thương tổn và làm vệ sinh
@B. Làm sạch vết thương vùng da có thương tổn, nếu có nguy cơ tái đi tái lại nên dùng kháng sinh họ Cephalosporin thế hệ 1
C. Phải điều trị triệt để tránh biến chứng với Gentamycin + Peniciline
D. Cách ly và làm vệ sinh vùng thương tổn
E. Tụ cầu da ít gây nguy hiểm cho bản thân
14. Kháng sinh được chọ lựa trong điều trị viêm nội tâm mạc do tụ cầu là
A. Penicillin G
B. Gentamycin
C. Cefazolin
D. Fosfomycin
@E. Vancomycin
15. Thời gian điều trị viêm nội tâm mạc do tụ cầu là
A. 1 - 2 tuần
B. 2 - 4 tuần
C. 4 - 6 tuần
@D. 6 - 8 tuần
E. 1 - 2 tháng
16. Thời gian điều trị tụ cầu phổi - màng phổi là
A. 1 - 2 tuần
B. 2 - 4 tuần
@C. 4 - 6 tuần
D. 6 - 8 tuần
E. 1 - 2 tháng
17. Điều nào không phù hợp để dự phòng nhiễm tụ cầu từ da:
A. Dùng thuốc sát trùng để điều trị nhiễm trùng da tại chổ
B. Kiểm tra người mang mầm bệnh ở các nhân viên làm kỹ nghệ thực phẩm
C. Tôn trọng qui chế vô trùng khi có phẩu thuật
D. Không nặn nhọt ở da sớm
@E. Dùng kháng sinh dự phòng
18. Phòng nhiễm tụ cầu cần phải
@A. Bảo vệ hàng rào da và niêm mạc tránh thương tổn
B. Giữ gìn vệ sinh thân thể
C. Tránh côn trùng đốt
D. Môi trường chung quanh khô ráo sạch sẽ
E. Ăn chín uống sôi
19. Biện pháp đề phòng nhiễm trùng huyết do tụ cầu ngoại trừ
A. Xử lý đúng các ổ nhiễm trùng ở ngoài da
B. Không sử dụng kháng sinh bừa bãi làm xuất hiện chủng vi khuẩn kháng thuốc
C. Tuyệt đối vô trùng trong các thủ thuật
@D. Giáo dục cho cộng đồng có thói quen vệ sinh trong sinh hoạt
E. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể
20. Để tránh tụ cầu kháng thuốc cần phải
A. Dùng kháng sinh luân chuyển
B. Dùng ngay kháng sinh mạnh từ đầu
C. Phối hợp kháng sinh trong điều trị
D. Phối hợp kháng sinh và khán viêm
@E. Tất cả yếu tố trên
21. Tụ cầu vàng thường định cư ở da và niêm mạc kí chủ
@A. Đúng
B. Sai
22. Nội độc tố của tụ cầu sản xuất ra làm rối loạn nhiều chức năng quan trọng
A. Đúng
@B. Sai
23. Chẩn đoán một trường hợp nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu khi cấy máu (+)
A. Đúng
@B. Sai
24. Vãng khuẩn huyết do tụ cầu có thể bắt nguồn từ bất kỳ……………………….
25. Người lành mang tụ cầu không gây………………………………
BỆNH NHIỄM VIRUS DENGUE
1. Trên thế giới, bệnh nhiễm virus dengue chủ yếu xảy ra ở
A. tất cả các nước trên thế giới.
B. các nước miền bán nhiệt đới.
C. các nước miền ôn đới, nhiệt đới.
D. các nước ôn đới, bán nhiệt đới.
@E. các nước nhiệt đới, bán nhiệt đới.
2. Lý do sau làm bệnh nhiễm virus dengue ảnh hưởng đến lớn đến xã hội, ngoại trừ:
@A. bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao.
B. tác động đến đời sống kinh tế - xã hội.
C. hàng năm bệnh có tỷ lệ mắc cao.
D. bệnh ảnh hưởng lớn đến ngân sách quốc gia.
E. bệnh có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt-sản xuất
3. Ở nước ta, bệnh do nhiễm virus dengue có mặt ở, ngoại trừ
A. khu vực đồng bằng sông Cữu long.
B. các tỉnh ven biển miền Trung.
C. các tỉnh miền Bắc.
D. các tỉnh Tây nguyên.
@E. các tỉnh có khí hậu lạnh.
4. Trong vùng dịch sốt dengue xuất huyết lưu hành, đối tượng sau đây dễ mắc bệnh nhất, ngoại trừ:
A. Trẻ em
B. Thiếu niên.
C. Thanh niên.
D. Trung niên.
@E. Người cao tuổi.
5. Nếu như trong cộng đồng có mầm bệnh, vectơ, yếu tố nào sau đây có thể góp phần cho dịch sốt dengue xuất huyết dễ xảy ra, ngoại trừ:
A. Mật độ dân cư cao.
B. Môi trường sống có nhiều vật đọng nước.
C. Mật độ muỗi truyền bệnh cao.
@D. Nhiệt độ môi trường 140c.
E. Cùng lúc có gió mùa tồn tại.
6. Điểm nào sau đây không thuộc về virus dengue:
A. Thuộc họ Flaviviridae.
B. Thuộc nhóm Arbovirus.
@C. Miễn dịch không bền.
D. Có miễn dịch chéo từng phần.
E. Có tới 4 type huyết thanh.
7. Lý do nào sau đây gây khó khăn trong việc sản xuất vắc xin để chủng ngừa virus dengue:
A. Do virus dengue không có kháng nguyên vỏ.
@B. Do miễn dịch chéo từng phần tạm thời trong 4 type
C. Vì không thể nuôi cấy virus dengue.
D. Vì virus đột biến rất nhanh.
E. Do virus không có vỏ.
8. Vật chủ chủ yếu của virus dengue là:
@A. Người.
B. Loài khỉ.
C. Lợn.
D. Muỗi Aedes egypti.
E. Muỗi Aedes albopictus
9. Tác nhân lây truyền bệnh nhiễm virus dengue sống ở nhiệt tối ưu là:
A. 50c – 90c.
B. 100c - 140c.
C. 150c – 190c.
@D. 200c – 290c.
E. 300c – 350c.
10. Trong một khu vực cộng đồng có mật độ muỗi truyền bệnh cao trên mức báo động, nhưng dịch sốt xuất huyết dengue đã không xảy ra, điều này có thể do:
A. Cộng đồng đó có miễn dịch tốt với bệnh.
B. Nhân dân có phong trào phòng bệnh tốt.
C. Tác nhân gây bệnh không có mặt trong cộng đồng.
D. Tất cả mọi người đã mắc bệnh 1 lần trước đây.
E. Nhờ mọi người ngủ đêm đều nằm màn.
11. Đặc điểm sau thuộc về virus dengue gây sốt xuất huyết, ngoại trừ:
A. Virus tồn tại ở vật chủ tạm thời.
B. Muỗi nhiễm virus có khả năng truyền bệnh khi đốt người.
C. Virus lưu hành trong máu ngay sau khi muỗi đốt.
D. Virus phát triển & nhân lên ở cơ thể muỗi.
@E. Muỗi sẽ truyền bệnh sau khi hút máu người 1 ngày.
12. Về muỗi truyền bệnh sốt dengue xuất huyết, đặc điểm sau là đúng, ngoại trừ:
A. Sống gần gũi cộng đồng người.
B. Đẻ trứng trong nước trong.
C. Hoạt động hút máu chủ yếu ban ngày.
@D. Nhiệt độ phát triển tối ưu là < 200c.
E. Chu kỳ phát triển trung bình 12 ngày.
13. Yếu tố sau liên quan đến muỗi truyền bệnh sốt dengue xuất huyết:
@A. Vectơ truyền bệnh chủ yếu là Aedes egypti.
B. Phát triển tốt vào mùa mưa lạnh.
C. Trứng của vectơ tồn tại được ở nước bẩn.
D. Truyền mầm bệnh ngay sau khi đốt người.
E. Thường đậu nghỉ ở tường nhà.
14. Khi dịch sốt dengue xuất huyết xảy ra, yếu tố sau làm bùng phát dịch mạnh hơn, ngoại trừ:
A. Mật độ dân cư cao.
@B. Mật độ dân cư thưa.
C. Lượng người giao lưu tăng lên.
D. Nhiệt độ-độ ẩm môi trường thích hợp muỗi phát triển.
E. Có gió mùa xuất hiện.
15. Nơi nào sau đây ít khi chảy máu trong các trường hợp tử vong do sốt dengue xuất huyết:
A. Dưới da.
B. Niêm mạc ống tiêu hoá.
C. Tổ chức dưới da.
@D. Não.
E. Gan.
16. Yếu tố sau không liên quan đến tràn dịch thanh mạc gặp trong sốt xuất huyết dengue:
A. Xuất hiện ở màng phổi.
B. Xuất hiện ở màng bụng.
C. Protein cao chủ yếu albumin.
@D. Protein thấp chủ yếu globulin.
E. Lượng dịch thường không nhiều.
17. Trong bệnh sốt dengue xuất huyết, người ta thấy có kháng nguyên virus có mặt ở, ngoại trừ:
A. Tế bào lách.
B. Tế bào Kupffer.
C. Tế bào lát phế nang.
D. Hach bạch huyết.
@E. Tế bào cơ tim.
18. Trên giải phẩu bệnh nguồn gốc về hiện tượng thoát huyết tương trong sốt dengue xuất huyết biểu hiện ở:
A. Phù nề các thành mạch máu ngoại biên và trung tâm.
@B. Tăng số lượng thể không bào-ẩm bào ở nội mạc mao mạch.
C. Tràn dịch ở khoang màng phổi
D. Tràn dịch ở khoang màng bụng.
E. Có hiện tượng viêm xuất hiết ở các thành mao mạch.
19. Bệnh nhân sốt dengue xuất huyết có biểu hiện bệnh lý ở thận như, ngoại trừ:
A. Đái máu, nhưng không để lại di chứng.
B. Đọng phức hợp miễn dịch ở cầu thận thoáng qua.
@C. Đái máu vi thể, lâu dài gây viêm cầu thận.
D. Có thể có protein niệu nhưng khỏi khi hồi phục.
E. Suy thận khi có choáng nhưng hồi phục khi khỏi bệnh.
20. Dấu hiệu sau đây không có trong tăng thấm thành mạch của sốt dengue xuất huyết:
A. Có tràn dịch màng phổi.
B. Có tràn dịch màng bụng.
C. Có phù nề thành mạc treo, mạc nối.
D. Tăng thể tích huyết cầu khi xét nghiệm máu.
@E. Siêu âm không thấy dịch nhưng tiểu cầu máu giảm.
21. Yếu tố sau đây có mặt trong máu người choáng do sốt dengue xuất huyết, ngoại trừ
A. Giải phóng interleukin.
B. Giải phóng TNF.
C. Tăng hoạt hoá urokinase.
@D. Hoạt hoá đa nhân trung tính
E. Tăng yếu hoạt hoá tiểu cầu.
22. Theo lý thuyết của Halstead, yếu tố sau là đúng trong sốt dengue xuất huyết có choáng, ngoại trừ:
A. Một lượng lớn virus dengue xâm nhập đơn nhân/đại thực bào.
B. Do một nhiễm virus thứ phát khác type
@C. Do nhiễm một lượng virus có độc lực mạnh.
D. Phần Fc kháng thể lần đầu gắn với đơn nhân/đại thực bào.
E. Choáng thường xảy ra do nhiễm virus lần thứ hai.
23. Yếu tố sau đây hay gặp trong sốt dengue xuất huyết có choáng, ngoại trừ:
A. Có hiện tượng tăng thấm thành mạch.
B. Có biến đổi thành mạch máu.
C. Số lượng tiểu cầu giảm.
D. Có rối loạn đông máu.
@E. Tăng hematocrit trước lúc giảm tiểu cầu.
24. Bệnh cảnh nào sau đây có thể nghi ngờ nhiều một trường hợp sốt dengue:
@A. Nam 16 tuổi, + sốt cao 3 ngày, + phát ban, + tiểu cầu giảm.
B. Nữ18 tuổi, + sốt cao 3 ngày, + chảy máu nhiều nơi + tiểu cầu giảm.
C. Nam 18 tuổi + sốt cao 4 ngày, + tiểu cầu giảm, + xuất huyết tiêu hoá.
D. Nam 19 tuổi + sốt cao 4 ngày, + tiểu cầu giảm, + có vết bầm trên da.
E. Nữ 20 tuổi + sốt cao 6 ngày, + tiểu cầu giảm, + đau bụng kèm nôn máu.
25. Triệu chứng sau có thể gặp trong sốt dengue xuất huyết, nhưng không gặp trong sốt dengue:
A. Đau sau hốc mắt.
B. Hạch ức đòn chủm, trên lồi cầu (+).
C. Phát ban, xuất huyết.
D. Gan không sưng.
@E. Transaminase tăng.
26. Dấu hiệu nào sau đây có thể cho là bệnh sốt dengue xuất huyết nặng:
A. Bệnh kèm rong kinh.
B. Mắt – da vàng.
@C. Xuất huyết tiêu hoá.
D. Hematocrit tăng.
E. Đái máu vi thể.
27. Trong sốt dengue xuất huyết dấu hiệu dây thắt có thể âm tính ở bệnh nhân
A. xuất huyết nhiều.
@B. đang lúc choáng.
C. sau khi choáng đã qua.
D. đang phát ban.
E. đang lúc truyền dịch.
28. Một bệnh nhân đang mắc sốt dengue xuất huyết, dấu hiệu nào sau đây có thể khởi đầu của tiền choáng:
A. Nhiệt độ liên tục cao.
B. Nhịp tim 100 lần / phút.
@C. Đau vùng gan, bụng đột ngột.
D. Trên người vã mồ hôi.
E. Người tỉnh táo, nhưng mệt.
29. Tình huống nào sau đây được xếp sốt dengue xuất huyết độ IV, ở một bệnh nhân nam 17 tuổi:
A. Sốt 3 ngày, Hct tăng, tiểu cầu giảm, dây thắt (+).
B. Sốt 4 ngày, Hct tăng, tiểu cầu giảm, chảy máu chân răng, vết bầm nơi tiêm.
C. Sốt 3 ngày, Hct tăng, tiểu cầu giảm, chân tay lạnh, phân đen.
D. Sốt 4 ngày, Hct tăng, tiểu cầu giảm, chân tay lạnh, nôn máu.
@E. Sốt 4 ngày, Hct tăng, tiểu cầu giảm, nôn máu, mạch rất yếu.
30. Thời kỳ hồi phục của sốt dengue xuất huyết/dngue xuất huyết có choáng có thể gặp dấu hiệu sau, ngoại trừ:
A. Thời kỳ này thường ngắn.
@B. Thời kỳ này kéo dài trên 1 tuần.
C. Có thể có mạch chậm.
D. Có khi loạn nhịp xoang.
E. Ăn ngon trở lại là tốt.
31. Trên lâm sàng, để định hướng chẩn đoán sốt dengue xuất huyết cần thực hiện xét nghiệm sau:
A. Phân lập virus.
@B. Hematocrite.
C. Phản ứng ngưng kết hồng cầu.
D. Phản ứng cố định bổ thể.
E. MAC-ELISA.
32. Trên lâm sàng, một bệnh nhân nữ 20 tuổi sốt cao đột ngột + xung huyết kết mạc có thể không nghĩ đến bệnh nào sau đây:
A. Sốt mò.
B. Sốt dengue xuất huyết.
@C. Thương hàn.
D. Leptospira.
E. Sốt rét.
33. Dấu hiệu nào sau đây có thể không gặp trong một bệnh nhân mắc sốt dengue xuất huyết độ III:
A. Bạch cầu máu bình thường.
B. Transaminase tăng nhẹ.
C. Protein máu giảm.
@D. HCO3 – máu giảm.
E. Natri máu giảm.
34. Xử trí ban đầu sau đây là thích hợp nhất cho một bệnh nhân nữ 18 tuổi nghi sốt dengue xuất huyết với sốt 3805c, mạch 84 lần/phút:
@A. Cho uống ORS.
B. Dùng paracetamol.
C. Đắp khăn mát.
D. Truyền Ringer’s lactate.
E. Theo dõi bệnh nhân.
35. Một bệnh nhân nữ 22 tuổi bệnh 3 ngày, được xác định sốt dengue xuất huyết độ II có nôn và người mệt mỏi-vật vã. Cách xử trí trước mắt là thích hợp nhất:
A. Cho uống ORS
@B. Truyền dịch thích hợp.
C. Cho thuốc hạ nhiệt.
D. Để bệnh nhân yên nghĩ.
E. Lau mát toàn thân.
36. Cách xử trí sau đây là thích hợp cho một trường hợp sốt dengue xuất huyết độ I, II tại tuyến cơ sở, ngoại trừ:
A. Cho bệnh nhân uống thuốc nam.
B. Cần theo dõi bệnh nhân.
C. Truyền dịch khi cần thiết.
@D. Dùng aspirin để hạ nhiệt.
E. Chuyển viện trước lúc quá nặng.
37. Một bệnh nhân sốt dengue xuất huyết độ III, loại dịch sau không nên truyền cho bệnh nhân khi mới vào
A. Natri clorua 9%o.
B. Ringer’s lactate.
C. Dextran 40.
D. Gelafundin.
@E. Glucoza 20%.
38. Tình huống sau đây trong sốt dengue xuất huyết nên cân nhắc để dùng thuốc vận mạch:
A. Huyết áp thấp + áp lực tĩnh mạch trung tâm < bình thường.
@B. Huyết áp rất thấp + áp lực tĩnh mạch trung tâm ở giới hạn bình thường.
C. Thiếu máu trên lâm sàng + huyết áp thấp.
D. Thiếu máu trên lâm sàng + huyết áp bình thường.
E. Huyết áp thường + áp lực tĩnh mạch trung tâm ở giới hạn bình thường.
39. Tại tuyến cơ sở, khi tiếp nhận một bệnh nhân sốt dengue xuất huyết độ III, động tác sau là thích hợp hơn cả:
A. Khám rồi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên ngay lập tức.
B. Khám và lưu bệnh nhân để theo dõi và điều trị.
C. Truyền 1 chai dịch đẳng trường rồi cho về nhà theo dõi.
@D. Truyền dịch thích hợp rồi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
E. Cho bệnh nhân ở lại trạm xá rồi theo dõi sau.
40. Để phòng dịch sốt dengue xuất huyết xảy ra khi chưa có bệnh, biện pháp cộng đồng sau có tính chủ động cao:
A. Giám sát số bệnh nhân sốt cao trong cộng đồng.
@B. Giám sát mật độ muỗi-bọ gậy trong cộng đồng.
C. Phân lập virus từ bệnh nhân có sốt.
D. Phân lập virus ở muỗi trong cộng đồng.
E. Giám sát số lượng chất thải rắn động nước.
41. Biện pháp phòng muỗi Aedes egypty với sự tham gia của cộng đồng có tính bền bỉ nhất:
@A. Thay đổi môi trường sống của muỗi.
B. Vận động môi trường sống của muỗi.
C. Tạo ra ý thức phòng bệnh tốt của con người.
D. Thay đổi nơi ở của con người.
E. Thay đổi hành vi của con người.
42. Động tác sơ cứu chủ động để tránh sự nghiêm trọng cho cá nhân khi có dịch sốt dengue xuất huyết xảy ra trong cộng đồng:
A. Đến trạm xá ngay khi bị sốt.
B. Uống thuốc hạ nhiệt ngay khi sốt.
C. Đến Bác sĩ gần nhất khi sốt.
D. Đến cơ quan y tế tuyến trên khi sốt.
@E. Uống ORS hoặc dịch thay thể khi sốt.
43. Biện pháp sau đây là có khả năng tối ưu để chặn đứng nhanh một vụ dịch sốt dengue xuất huyết:
A. Cộng đồng tham gia vệ sinh môi trường.
B. Mọi người trong cộng đồng phải ngủ trong màn.
@C. Mỗi hộ gia đình tự phun thuốc diệt muỗi theo hướng dẫn.
D. Cơ quan phòng dịch phun diệt muỗi.
E. Tất cả màn ngủ được tẩm hoá chất diệt muỗi.
44. Khi có một vụ dịch sốt dengue xuất huyết trong cộng đồng, biện pháp tốt của người dân để tránh thiệt hại nhân mạng.
@A. Chăm sóc người nhà khi mới bệnh trước khi đến dịch vụ y tế.
B. Giáo dục cách phòng tránh bệnh cho cá nhân.
C. Mọi cá thể tham gia vệ sinh môi trường tốt.
D. Cần tìm kiếm dịch vụ y tế sớm nhất.
E. Đánh giá qui mô dịch để có biện pháp đối phó.
45. Trong vụ dịch sốt dengue xuất huyết, biện pháp khống chế Aedes egypti khẩn cấp tốt nhất là:
A. Phun diệt ở vùng có mật độ muỗi cao.
@B. Phun diệt trong nhà, ngoài vườn toàn bộ vùng dịch.
C. Vệ sinh môi trường phải tốt hơn khi chưa có dịch.
D. Tất cả mọi người ở vùng dịch ngủ trong màn tẩm hoá chất.
E. Dọn các vật thải rắn đọng nước có muỗi đẻ.
46. Khi chưa có dịch sốt dengue xuất huyết, biện pháp phòng thường qui hiệu quả-ít tốn kém ở cộng đồng là:
A. Dùng vắc xin đa giá để chủng ngừa.
B. Thả mesocyclops.
@C. Cộng đồng tham gia thay đổi môi trường đều đặn.
D. Giáo dục sức khoẻ cộng đồng.
E. Phun diệt đều đặn để khống chế muỗi.
47. Trong vụ dịch sốt dengue xuất huyết, ngoài phun diệt, biện pháp sau có hiệu quả để cắt đứt lây truyền:
A. Vệ sinh môi trường tốt.
B. Giáo dục vệ sinh công cọng.
C. Mọi người phải ngủ màn.
@D. Cách ly và điều trị bệnh nhân.
E. Thay đổi môi trường.
48. Giám sát để phát hiện sớm các vụ dịch sốt dengue xuất huyết ở cộng đồng, biện pháp đúng là:
@A. Xác minh nguyên nhân các trường hợp sốt mới xuất hiện.
B. Thống kê số bệnh nhân sốt dengue trong cộng đồng.
C. Dựa tiêu chuẩn lâm sàng để chẩn đoán.
D. Báo cáo số ca bệnh thống kê theo tiêu chuẩn.
E. Tổng hợp số ca sốt dengue xuất huyết để báo cáo.
49. Các nhà khoa học đã vượt qua khó khăn sau đây để sản xuất vắc xin phòng chống sốt dengue xuất huyết:
A. Các type huyết thanh không có miễn dịch chéo với nhau.
B. Các type huyết thanh có miễn dịch chéo hoàn toàn với nhau.
C. Miễn dịch với type đã nhiễm không bền vững.
@D. Miễn dịch từng phần-không bền với type chưa nhiễm.
E. Có các phó type với cấu trúc sinh học khác nhau.
50. Điều sau đây là thích hợp trong phòng chống sốt dengue xuất huyết.
A. Khi đã dùng vắc xin, thì không cần thay đổi môi trường.
B. Vai trò vắc xin sẽ thay thế các biện pháp phức tạp và tốn kém khác.
C. Khi đã dùng vắc xin, thì không cần đến giáo dục sức khoẻ.
D. Dùng vắc xin thì không cần đến biện pháp vệ sinh môi trường.
@E. Vắc xin là một thành tố trong biện pháp phòng chống dịch.
51. Sốt dengue có sự hiện diện của giảm tiểu cầu trong máu.
@A. Đúng
B. Sai
52. Trong sốt dengue có hiện tượng tăng thấm thành mạch.
A. Đúng
@B. Sai
53. Giảm số lượng tiểu cầu máu trong sốt dengue xuất huyết do virus tác động lên cơ chế sinh tiểu cầu và do hiện tượng đông máu.
@A. Đúng
B. Sai
54. Trong sốt dengue xuất huyết nếu có dịch màng bụng thì protid máu giảm.
@A. Đúng
B. Sai
55. Khi nhiễm virus dengue luôn luôn có triệu chứng lâm sàng rõ nét.
A. Đúng
@B. Sai
56. Dùng dung dịch đẳng trương trong điều trị sốt dengue xuất huyết là cách điều trị cần thiết.
@A. Đúng
B. Sai
57. Thay đổi môi trường không phải là biện pháp làm thay đổi nơi sinh sống của muỗi lâu dài.
A. Đúng
@Sai
58. Để giám sát muỗi Aedes egypti người ta có thể dựa vào tỷ lệ bọ gậy
@A. Đúng
B. Sai
59. Khi có một vụ dịch sốt dengue xuất huyết việc khoanh vùng để phun diệt là biện pháp thứ yếu.
A. Đúng
@B. Sai
60. Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố bền vững trong phòng chống sốt dengue xuất huyết.
@A. Đúng
B. Sai
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro