Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Triethoc_8

Câu 8: Phân tích nội dung quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong quá trinh lãnh đạo công cuộc đổi mới (1986), ĐCSVN đã vận dụng quan niệm này ntn?

CNDVBC đã đưa ra định nghĩa về LLSX và QHSX như sau:

- LLSX: LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con ng với tự nhiên trong quá trình sản xuất. LLSX thể hiện năng lực thực tiễn của con ng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.

- QHSX: là quan hệ giữa ng với người trong quá trình sản xuất. Bao gồm:

+ QH sở hữu đối với TLSX.

+ QH trong tổ chức và quản lý sx.

+ QH tong phân phối sản phẩm lao động.

- phương thức sản xuất:

+/ Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sủ nhất định của xã hội loài người.

+/ Mỗi xã hội loài người được đặc trưng bởi một phương thức sản xuất nhất định. Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài ng từ thấp đến cao.

+/ Trong sản xuất, con người có "quan hệ song trùng" một mặt là quan hệ giữa con người với tự nhiên, biểu hiện ơ lực lượng sản xuất, mặt khác là quan hệ giữa ng với ng, tức là quan hệ sản xuất. phương thức sản xuát chính là sự thống nhật giữa lực lượng sản xuất ơ một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

*QL về sự phù hợp của QHSX và trình độ của LLSX:

sự phát triển của LLSX được đánh dấu bằng trình độ của công cụ lao động, nó thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong các giai đoạn LS

- Trình độ của LLSX : được đánh giá ở trình độ của:

+ Trình độ của công cụ lao động.

+ Tổ chức lao động XH

+ Ứng dụng KH vào sản xuất

+ Kinh nghiệm và kỹ năng.

+ Phân công lao động hợp lý, đạt năng suất cao.

- Tính chất của LLSX: tính chất của LLSX gắn liền với LLSX

+ Trình độ LLSX đã ptriển từ chỗ mang tính chất cá nhân đến tính chất XH hóa.

+ Nếu sản xuất nhỏ dựa trên công cụ lao động thủ công, phân công lao động kém, trình độ sx kém thì LLSX mang tính chất cá nhân.

+ Nếu sản xuất dựa trên công cụ được cơ khí hóa hiện đại hóa ở trình độ cao, phân công lao động hợp lý thì LLSX mang tính XH hóa.

- QL:

1. Sự vận động và phát triển của LLSX quyết định và làm thay đổi QHSX phù hợp với nó:

- Mỗi một phương thức sx mới ra đời chính là sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX. Đó chính là trạng thái mà các yếu tố cấu thành của QHSX tạo đầy đủ điều kiện cho LLSX ptriển. Như vậy ở trạng thái phù hợp thì cả 3 mặt của QHSX phù hợp, thích ứng với trình độ ptriển của LLSX nên sẽ là cơ sở cho LLSX ptriển hết khả năng của nó.

- Khi LLSX ptriển đến một trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp, đó là trạng thái mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, mâu thuẫn ngày càng gay gắt làm cho QHSX kìm hãm sự phát triển của LLSX.

- Song, do yêu cầu khách quan của sự phát triển của LLSX tất yếu dẫn đến thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới cho phù hợp với trình độ ptriển của LLSX để thúc đẩy LLSX tiếp tục ptriển. Khi thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới tứclà phương thức sx cũ mất đi, phương thức sx mới ra đời để thay thế.

LLSX như nội dung của quá trình sx, QHSX như hình thức của quá trình sx. LLSX quyết định QHSX. LLSX ptriển đến đâu thì QHSX sớm muộn cũng phải thay đổi cho phù hợp với LLSX tới đó.

2.QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự ptriển của LLSX

- QHSX không phụ thuộc hoàn toàn vào LLSX mà nó quy định mục đích sx, có tác động đến thái độ của ng lao động, đến tổ chức phân công lao động xh, đến sự ptriển và ứng dụng khoa học công nghệ...nên từ đó tác động đến sự ptriển của LLSX.

- Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX theo 2 hướng:

+ Nếu QHSX phù hợp với trình độ của LLSX thì nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy LLSX ptriển.

+ Nếu QHSX lỗi thời, lạc hậu, hay tiên tiến một cách giả tạo so với LLSX thì sẽ kìm hãm sự ptriển của LLSX.

- Sự kìm hãm của QHSX đối với LLSX chỉ là tạm thời vì xét cho đến cùng QHSX cũng phải thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Song, việc giải quyết mâu thuẫn giữa QHSX và LLSX không phải là đơn giản mà phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo XH con người, trong xh có giai cấp thì phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua CMXH.

 - QL này là QL phổ biến chi phối tất cả các hình thái KH-XH loài người.

- QL này đòi hỏi phải nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX.

- LLSX cso ý nghĩa quyết định còn QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Đó chính là động lực cơ bản mở đường cho LLSX ptriển. Và ngược lại, QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX thì sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.

* ĐCSVN đã vận dụng quy luật này vào thực tiễn ở VN:

ĐCSVN đã vận dụng QL này vào sự nghiệp xd CNXH ở nước ta. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng đã có những sự nóng vội, duy ý chí trong quá trình cải tạo các QHSX không XHCN do nhận thức không đầy đủ về mặt thứ hai của QL này.

Tình hình nước ta sau chiến tranh với những thiệt hại nặng nề, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu với xuất phat điểm là nước nông nghiệp, LLSX còn thấp kém, việc xây dựng QHSX tiến bộ trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp là không phù hợp. Từ năm 1978-1979, Đảng ta liên tiếp cải tạo QHSX không XHCN thành QHSX XHCN, vận dụng máy móc lý luận M-L vào thực tiễn nước ta. Điều đó trái với QL khách quan. Hậu quả là nền kinh tế trì trệ, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp khó khăn, khủng hoảng kinh tế-xh trầm trọng. Một yêu cầu cấp bách đặt ra là phải đưa ra được những chính sách, chủ trương phù hợp để giải quyết bài toán phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Cố TBT Trường Chinh tìm ra cái gút của vấn đề đổi mới kinh tế là phải đột phá vào vấn đề cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý. Theo ông, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất, lâu nay ta cứ cho quan hệ sản xuất vượt trước, cuối cùng cản trở lực lượng sản xuất phát triển. Bây giờ ta bắt đầu từ cơ chế quản lý, tức là xuất phát từ quan hệ sản xuất để mở đường đẩy mạnh lực lượng sản xuất phát triển.

Từ Đại hội VI (1986), Đảng ta đã chủ trương đổi mới trong nhiều mặt, trong đó "đổi mới tư duy đặc biệt là tư duy kinh tế" đi trước một bước. Đảng đã thừa nhận những sai lầm, thiếu sót và đưa ra cách thức, biện pháp để khắc phục và sửa chữa những sai lầm đó.Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Theo quan điểm trước Đổi Mới, Nhà nước Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và hoạt động không tốt. Sau Đổi Mới, quan điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh tế thị trường là thành tựu chung của loài người, không mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx về chủ nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân.

Đổi Mới về chính trị ở Việt Nam là chuyển từ việc lãnh đạo kinh tế chủ quan, duy ý chí sang tôn trọng quy luật khách quan của thị trường.Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác với các nước XHCN sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả các nước, trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa, bằng việc thực hiện ba chủ trương kinh tế: sản xuất lương thực thực phẩm

Sản xuất hàng tiêu dùng

Sản xuất hàng xuất khẩu.

Nền kinh tế nước ta được chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế giới. VN mở cánh cửa hợp tác với bạn bè quốc tế. Chỉ một năm sau khi thực hiện Đổi Mới, Việt Nam từ một nước thiếu đói đã trở thành nước xuất khẩu gạo. Những năm sau đó, khủng hoảng kinh tế và lạm phát phi mã đã được chặn đứng.

Từ thực tiễn quá trình xd và phát triển đất nước đi lên theo đinh hướng XHCN, Đảng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu: phải luôn tôn trọng hiện thưc khách quan, vận dụng CNM-L một cách sáng tạo cho phù hợp với thực tiễn ở VN,QHSX phải phù hợp với trình độ của LLSX...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #education