Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Ky Thuat Thi Cong

Câu 1: Trình bày ý nghĩa và phương pháp tiêu nước mặt công trình:

-Y nghĩa tiêu nước mặt công trình:

+ Nước ta có lượng mưa trung bình hàng năm lớn,lên việc tiêu nước mặt và hạ mực nước ngầm cho công trình xây dựng là việc làm quan trọng không thể thiếu

+ Khu vực xây dựng làm trong vùng đát trũng lên mỗi khi có lượng mưa lớn thường bị ngập nước hoặc có mực nước ngầm cao gần tới mặt đất .Do đó gây trở ngại cho việc thi công

Phương pháp tiêu nước mặt công trình

thoát nước mặt : Để bảo vệ công trình đất khỏi bị nước mưa tràn vào ta đào những rãnh ngăn nước mưa ở phía đất cao chạy dọc theo công trình hoặc đào rãnh xung quanh công trường để tiêu nước được nhanh chóng. Nước chảy x rãnh thoát nước đc dẫn tới hệ thống thoát nước gần nhất. Kích thước rãnh ngăn nước phụ thuộc vào bề mặt lưu vực được xác định theo tính toán.

( bổ xung hình )

thoát nước hố móng: Đẻ tiêu nước mặt cho các hố móng đã đào xong do gặp mưa hay nước ngầm ta đào rãnh xung quanh hố móng với đọ dốc nhất định tập trung vào hố thu rồi đạt máy bơm để tiêu nước . Đối với hố móng có kích thước lớn thì ta có thể bố trí nhiều hố thu tại các góc của hố móng ( bo xung hình )

Câu 2:Trình bày những yêu cầu đào đất đắp và đắp đất?

Yêu cầu về đất đắp :

Đất dùng để đắp phải đảm bảo về cường độ và độ ổn định lâu dài , đô lún nhỏ nhất cho công trình . Các loại đất thường dùng để đắp là đất sét, đất cát, á sét, á cát

Không lên dùng các loại đất sau để đắp : đất phù xa , đất bùn, đất chứa nhieu rễ cây , đất thịt ,đất sét ướt, đất thấm nước mặn

Kĩ thuật đắp đất:

Bóc lớp hữu cơ

Tiêu nước mặt

Đánh tơi bề mặt nếu dốc mặt bằng cần đắp nhỏ is <= 20 %

Khi đắp đất trên mặt bằng có độ dốc >20 % trước khi đắp phải đánh cấp với bề rộng mỗi cấp là 2 -4m để tránh hiện tượng trượt đất

Đất có tính chất khác nhau phải được đắp thành từng lớp khác nhau

Chiều dày từng lớp đất đắp và số lượng đầm lén phải phù hợp với công cụ đầm nén. Các thông số trên được xác định bằng thí ngiệm

Nếu đất thoát nước tốt thì đắp trên đất khó thoát nước thì bề mặt lớp đất thoat nc khó phải làm dốc ngang 4 %

Nếu đất thoát nước tốt ở dưới lớp đất khó thoát nước thì bề mặt lớp dưới có thể bằng phẳng

( bô xung hinh)

Câu 3 : trình bày các thông số ảnh hưởng đến hiệu quả đầm nén ?

A , ảnh hưởng các thông số của tải trọng

Các thông số của tải trọng đầm là ; trị số tải trọng ,tốc độ đầm ,thời gian đầm ,tần số đầm

Không nên dùng tải trọng đầm quá lớn ,vì khi đó ứng suất lớn nhất phát sinh trong đất vượt quá cường độ giơi hạn của đất ,kết cấu đất bị phá hoại .

B .ảnh hưởng của độ ẩm

Độ ẩm hay lượng nước chứa trong đất là nhân tố quan trọng nhất ảnh hường trực tiếp đến hiệu quả đầm nén

đất khô nước trong đất chỉ là màng ẩm ,các hạt đất liên kết với nhau bằng lực phân tử lớn ,ma sát giữa các hạt lớn ,do đó hao công đầm nén nhiều để làm dịch chuyển các hạt đất

đất ướt trong đất ,đất thừa chiếm các lỗ dầy các lỗ rỗng ,lúc này áp lực đầm không trực tiếp tác dụng lên các hạt đất mà tác dụng lên hạt nước ,sinh da các áp lực phụ làm giảm hiệu quả của đầm nén ,do đó việc đầm nén khó đạt độ chặt của thiết kế và tốn dất nhiều công đầm

đất đủ độ ẩm ,lượng nước trong đất đóng vai trò bôi trơn các hạt đất ,làm giảm ma sát giữa các hạt đất ,do đó việc đầm nén trở nên dễ dàng hơn (độ ẩm tốt nhất ,kí hiệu wo)

mỗi loại đất đều có độ ẩm riêng thích hợp với việc đầm nén ,do đó khi tiến hành đầm đất cần phải xác định độ ẩm thích hợp để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho công tác đầm nén

c ,ảnh hưởng của loại đất

- đất hạt nhỏ ; các hạt đất có kích thước nhỏ nên diện tích tiếp xúc giữa các hạt lớn tốn nhiều công đầm để đạt được độ chặt theo yêu cầu b

- đất hạt to ; các hạt đất có kích thước lớn nên diện tích tiếp xúc giữa các hạt nhỏ , tốn ít công đầm để đất đạt được độ chặt theo yêu cầu

- đất có thành phần hạt không đồng đều ; loại đất này ,thực ngiệm cho thấy tốn ít công đầm nhất để đạt được độ chặt theo yêu cầu .

Câu 4: Trình bày các biện pháp và phạm vi áp dụng chống vách đất cho hố đào thẳng đứng?

Chống vách bằng ván lát ngang

+ Chuẩn bị và thi công:

_ Các tấm ván dày 4 -5 cm được ghép với nhau thành những mảng rộng 0,5- 1m

Đào hố móng sâu xuống khoảng 0,5 -1 m tùy theo loại đất sao cho vách đất không bị sạt lở .

Tiến hành chống đỡ bằng cách ép sát các tấm ván vào các mặt hố đào rồi dùng các thanh chống đứng đỡ ở các mặt ngoài . Dùng các thanh leo chống xiên, hoặc thanh văng để đỡ hệ ván lát ngang

Tấm ván trên cùng phải đặt cao hơn mặt đất một khoảng 5- 10 cm để ngăn đất đá khỏi rơi x hố móng.

Tiếp tục đào sâu từng đợt 0,5 - 1m rồi chống đỡ vách đất đến độ sâu thiết kế

+ Phạm vi áp dụng: Khi đào hố ở những loại đất có độ kết dinh nhỏ không có nước ngầm chiều sâu hố đào 2 -4 m

( bổ x hình )

CHống vách đất bằng ván lát dọc

+ Chuẩn bị và thi công:

Tấm ván được vát nhọn một đầu, các thanh chống ngang , nẹp đứng , gối tựa ...

Dùng ván dọc đóng dọc theo chu vi cần đào hố

Tiến hành đào đất cho tới độ sâu thiết kế

Dùng nẹp ngang liên kết các tấm ván lại với nhau

Dung các thanh chống đứng để đỡ các nẹp ngang

Dùng các thanh chống ngang , thanh neo hay văng ngang đỡ các thanh chống đứng

+ Phạm vi áp dụng :

Khi đào hố móng loại đất có độ kết dính nhỏ,đất ẩm ướt hoặc đất chảy thì chiều sâu hố đào từ 2 - 4m

( bổ xung hình )

Câu 5: Phân loại cọc , ván cừ theo tính chất làm việc và chọn búa đóng cọc theo khả năng chịu tải của cọc

Cọc chống: được sử dụng khi chiều dày lớp đất yếu cần gia cường không lớn và ngay dưới lớp đất yếu là lớp đất tốt đẻ cọc có thể tựa vào đó chịu lực công trình chuyền lên thông qua móng của công trình

( bổ xung hình )

Cọc treo ( cọc ma sát ): Cọc treo được sử dụng khi lớp đất yếu được gia cố có chiều dày khá lớn và lớp đất tốt lại nằm quá sâu lên không thể chế tạo những cọc quá dài.Sự làm việc của cọc treo là do ma sát giữa cọc và đất

( bổ xung hình )

Chọn búa đóng cọc theo khả năng chịu tải của cọc:

Chọn búa đóng cọc theo khả năng chiu tải của cọc theo công thức E= 1,75ap (1).

Trong đó : E - năng lượng va đập của búa ( KG.m) E= Q.V2/2g

A - hệ số bằng 25 kG.m/T

P - khả năng chịu tải của cọc quy định trong thiết kế ( T)

Q - trọng lượng phần chày của búa ( Kg)

V- vận tốc rơi của búa ( m/s)

g- gia tốc trọng trường ( m/s2

Sau khi chọn búa theo (1 ) phải thử xem búa có hợp không theo công thức

Qn +q/ Ett <= k.

Trong đó Qn - trọng lượng toàn phần của búa ( kg)

q - trọng lượng của cọc ( gồm cả trọng lượng mũi cọc ) ( kg)

k - hệ số chỉ sự thích dụng của búa

Đối với búa ống : Ett= 0,9 Q.H

Đối với búa cần : Ett= 0,4 Q.H

Q - trọng lượng phần chày của búa ( Kg)

H - chiều cao rơi thực tế phần đập búa ở giai đoạn cuối

Câu 6. Trình bày những sự cố thường gặp trong quá trình đóng cọc và biện pháp khắc phục?

Cọc gặp vật cản

a .hiện tượng : Đang đóng cọc xuống bình thường, chưa đạt độ sâu thiết kế thì cọc xuống chậm hoặc không xuống hoặc búa đóng bị đẩy lên mạnh , cọc bị rung chuyển mạnh dưới mỗi nhát búa

b . nguyên nhân : Có thể gặp vật cản như đá mồ côi hay một lớp đá mỏng hoặc các vật cản khác

c. Biện pháp khắc phục :

- Ngừng đóng cọc nếu tiếp tục sẽ gây phá hoại cọc

- Nhổ cọc lên phá vật cản bằng cách đóng xuống một ống thép đầu nhọn có cường độ cao hay nổ mìn đẻ phá vật cản

2. Hiện tượng chối giả

A .hiện tượng: Cọc chưa đạt tới độ sâu thiết kế mà độ chối của cọc đã đạt hoặc nhỏ hơn độ chối thiết kế

B. nguyên nhân : do cọc đóng quá nhanh đất xung quanh cọc bị lèn ép quá chặt trong quá trình đóng cọc gây lên ma sát lớn giữa đất với cọc

c. biện pháp khắc phục:

- Tạm ngưng đóng cọc ít ngày để độ chặt đất xung quanh cọc giảm dần rồi mới tiếp tục đóng

3 . Cọc bị nghiêng :

a. nguyên nhân : Do kiểm tra không kỹ trước khi đóng . Trong quá trình đóng gây lệch cọc

b . Biện pháp khắc phục: Nếu cọc đóng chưa sâu thì dùng tời để kéo cọc về vị trí thẳng đứng

- Với những cọc đóng xuống quá sâu thì phải nhổ cọc lên và đóng lại

4. Đầu cọc suất hiện vết nứt trong quá trình đóng.

a. nguyên nhân: Do búa quá nhỏ so với sức chịu tải của cọc ,hay chiều cao rơi của búa không hợp lý

b. biện pháp khắc phục : Chọn lại búa cho phù hợp. Thay đổi chiều cao rơi của búa , thay vật đệm đầu cọc

Câu 7: trình bày công tác nghiệm thu và tháo dỡ ván khuôn, đà giáo ?

1. Ngiệm thu ván khuôn ,đà giáo : Sau khi lắp dựng xong ván khuôn đà giáo,cột chống , sàn thao tác, ta phải tiến hành nghiệm thu trước khi lắp đặt cốt thép

Ván khuôn :

Nghiệm thu tim trục, cao trình ,vi trí ván khuôn

Độ phẳng giữa các tấm ghép nối, mức độ gồ ghề giữa các tấm <= 3mm

Độ kín khit giữa các tấm ván khuôn , giữa ván khuôn với mặt nền .

Nghiệm thu hình dáng, kích thước ván khuôn

Các chi tiết chôn ngầm và đặt sẵn đảm bảo kích thước vị trí ,số lượng so với thiết kế.

Chống dính cho ván khuôn

Độ ẩm ván khuôn gỗ: Tưới nước ván k trước khi đổ bt

Đà giáo

Kết cấu đà giáo: Đà giáo phải được lắp đặt đảm bảo kích thước số lượng theo theo thiết kê

Cột chống : Phải được kê đệm đặt lên trên nền cứng ,đảm bảo ổn định , hạn chế nối cột chống , các mỗi nối không được bố trên cùng một mặt cắt ngang và ở vị trí chịu lực lớn.

Độ cứng và độ ổn định:Cột chống được giằng chéo và giằng ngang đủ số lượng ,kích thước và vị trí theo thiết kế

2. tháo dỡ ván khuôn :

Tháo dỡ ván khuôn phải theo đúng trình tự đã được quy định khi tháo dỡ ván khuôn đà giáo tránh không gây ra ứng suất đột ngột hay va chạm làm hư hai tơi kết cấu công trình

Ván khuôn , đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bt đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được tải trọng bản thân và cấc tải trọng tác động khác trong các giai đoạn thi công sau

+ Với ván k thành , cột ,tường được tháo khi bt đạt cường độ tối thiếu 2,5 Mpa.

+ Đối với ván k , đà giáo chịu lực của kết cấu như ván khuôn đáy dầm ,dầm sàn , nếu không có chỉ dẫn thiết kế thì được tháo theo quy định

Các kết cấu o văng, consle, seno chỉ được tháo dỡ cột chống và ván khuôn đáy khi cường độ bê tông đạt theo thiết kế và có đối trọng chống lật

Khi tháo dỡ ván khuôn đà giáo ở các tấm sàn nhà nhiều tầng được thực hiện như sau :

+ Giữ toàn bộ đà giáo ,cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông

+ Tháo dỡ từng bộ phận cột chống ván khuôn của tấm sàn kề dưới ( cắt sàn đang thi công 1 tầng ) và giữ lại một số cột chống an toàn cắt nhau 3 m dưới các dầm ,sàn có nhịp > 4m

Câu 8: Trình bày những yêu cầu chung và bảo quản cốt thép sau khi gia công ?

những yêu cầu chung đối với cốt thép :

Cốt thép dùng trong btct phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế đồng thời phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 1651-1985

Đối với thép nhập khẩu phải có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm theo TCVN

Cốt thép có thể gia công tại công trường hay nhà máy nhưng phải đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng cần gia công

Trước khi sử dụng cốt thép phải thí nghiệm kéo uốn. Nếu cốt thép không rõ số hiệu thì phải qua thí nghiệm, xác định giới hạn bền ,giới hạn chảy của thép.

Cốt thép dùng trong bê tông cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bt phải đảm bảo bề mặt sạch không dính bùn đất , dầu mỡ, không có các lớp gỉ

Các thanh thép bị bẹp ,bi giảm tiết diện do làm sạch hay các nguyên nhân khác, không vượt quá giới hạn cho phép là 2 % đường kính của thép.

Cốt thép khi đem về công trường phải được xếp vào kho và đặt cách mặt nền 30 cm. Nếu để ngoài trời mặt nền phải được dải đá dăm thoát nước tốt và phải có biện pháp che đậy

Bảo quản cốt thép sau khi gia công : Cốt thép sau khi gia công phải được bảo quản cần thận để khỏi bị cong vênh ,biến dạng so với yêu cầu thiết kế và không bị han gỉ .

Phương pháp bảo quản như sau :

Cốt thép phải được xếp thành đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng ,cốt thép phải được kê cao hơn mặt nền là 30 cm

Mỗi đống cốt thép không cao quá 1,2m và rộng quá 2m

Không được xếp lẫn lộn giữa các loại thép gỉ và thép không gỉ

Kho chứa thép phải nó nền khô ráo . Trường hợp phải để ngoài trời thì cốt thép phải kê cao một đầu ,một đầu thấp và đặt trên nền cao đất cứng dễ thoát nước . KHông được đặt trực tiếp trên nền đất và phải có bp che đậy cốt thép .

Câu 9: trình bày tóm tắt những nguyên tắc và biện pháp đổ bê tông

1 . Nguyên tắc và biện pháp 1

- nguyên tắc : Chiều cao rơi của bê tông <= 1,5 m để bt không bị phân tầng . Khi đổ bt > 1,5 m phải có bp để tránh phân tầng

- Biện pháp :+ Dùng máng nghiêng ,áp dụng khi đổ bê tông < 5m , độ dốc dùng máng 10 - 15 độ .

+ Dùng ống vòi voi , áp dụng khi độ cao đổ bê tông > 5 m. Khi đổ bằng ống vòi voi thì độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 25 cm/ m chiều cao. Trong mọi trường hợp phải đảm bảo đoạn ống dưới cùng thẳng đứng

Đối với những kết cấu có chiều cao lớn như cột , tường .để đảm bảo nguyên tắc 1 , khi ghép cofa chừa cửa để đổ bt, khoảng cách từ chân chân cột hay tường đến của chừa phải < 1,5 m . Kích thước của phụ thuộc vào pp đổ bt

( bo xung hình

2.Nguyên tắc và biện pháp 2

Nguyên tắc: Khi đổ bê tông các kết cấu xây dựng phải đổ từ trên xuống, mục đích nâng cao nsuat lao động. Ngoài ra , khi đổ và đầm bê tông tránh hiện tượng va đập của thiết bị và dụng cụ thi công vào bê tông đã đổ trước trong quá trình đông cứng

3. Nguyên tắc và biện pháp 3

Nguyên tắc: Khi đổ bê tông phải đổ từ xa về gần so với vị trí tiếp vữa bê tông. Mục đích để tránh sự đi lại trên các kết cấu bê tông vừa đổ xong

-Biện pháp : Để đảm bảo nguyên tắc 3 , khi cấu tạo cầu công tác phải có tính lắp ghép , đổ bê tông tới đâu thì có thể tháo ván sàn công tác tới đó ,nhất là đổ bê tông sàn .

4. Nguyên tắc và biện pháp 4

Nguyên tắc: Khi đổ bê tông các khối lớn , các kết cấu có chiều dày lớn thì phải đổ thành nhiều lớp ,chiều dày và diện tích của mỗi lớp được xđ dựa trên bán kính ảnh hưởng và năng suất của loại đầm sử dụng . Mục đích để giảm hiện tượng co ngót và các ứng suất do nhiệt thủy hóa của xi măng có thể làm nứt bê tông,

Biện pháp :Đổ bê tông từng lớp liên tục theo các sơ đồ :

+ Sơ đồ xếp chồng. Áp dụng đối với các kết cấu có tiết diện nhỏ nhưng chiều cao lớn như cột , tường, ống khói

+ Sơ đồ bậc thang: Áp dụng với những kết cấu có tiết diện hay chiều cao tương đối lớn như móng, cấu kiện cột khối lớn.

+ Sơ đồ Xiên : Áp dụng với những kết cấu có diện tích đổ bê tông lớn nhưng chiều cao nhỏ như kết cấu dầm sàn

( bổ xung hình )

Câu 10 : trình bày vị trí đặt mạch ngừng các kết cấu trong thi công bê tông ,dầm và sàn, vỏ và vòm, móng cột và dầm sàn ?

Mạch ngừng một số kết cấu bê tông,thép toàn khối như sau :

a.Mach ngừng dầm và sàn :

Khi hướng đổ bê tông // với dầm phụ , mạch ngừng đặt ở vị trí ¼ nhịp của dầm phụ ( bô xung hình )

Khi hướng đổ bê tông // dầm chính ., mạch ngừng để ở vị trí 1/3 or 2/3 nhịp của dầm chính ( b xh )

b.Mạch ngừng thi công vỏ và vòm

Đối với vỏ và vòm nhịp nhỏ l <= 10 m thì đổ liên tục ,đổ đối xứng từ hai chân vòm vào đỉnh vòm

Đối với vỏ và vòm lớn l> 10 m thì đổ bê tông có mạch ngừng được bố trí // với trục của vỏ mạch ngừng để ở dạng rãnh rộng từ 0,6- 0,8m và vuông góc với trục cong của vòm được chêm bằng vữa xi măng có phụ gia chống thấm . ( b xh )

Mạch ngừng ở móng cột dầm:

- Mạch ngừng thi công có móng giật cấp ngay tại mặt thay đổi tiết diện 1-1

- Mạch ngừng thi công giữa móng và cột ngay tại mặt móng 2-2

Mạch ngừng thi công giữa cột và dầm sàn cách đáy dầm 3- 5cm tại mặt cắt 3 -3

Mạch ngừng thi công giữa sàn và cột ngay tại mặt sàn 4-4

( Bổ xung hình nhiều lắm đấy ! )

Câu 11 : Trình bày nguyên tắc cấu tạo một khối xây gạch

A .Nguyên tắc 1 : Từng lớp xây phải ngang bằng phẳng mặt ( bxh )

B . Nguyên tắc 2 : Các mặt vữa phải vuông góc với nhau , mặt vữa đứng phải vuông góc với mặt vữa ngang.Nguyên tắc này nhằm loại bỏ những viên gạch hình chêm hoặc các viên gạch góc có mặt vữa chéo. ( Bổ xung hình )

C. Nguyên tắc 3 : Khối xây không được trùng mach , các mặt vữa đứng trong khối xây không được trùng mạch .Nếu trùng thì chiều cao đoạn trùng không được quá 40 cm . Nếu không thỏa mãn nguyên tắc này thì tường xây có thể bị nở hông hay ún cục bộ . Nói cách khác cứ mỗi đoạn trùng mạch theo quy đinh phải sử dụng các viên gạch giằng ngang .

( bổ xung hình )

Câu 12: trình bày cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật một khối xây đá.

Đối với các loại đá đã được gia công , các nguyên tắc xây đá cũng phải tuân thủ các nguyên tắc xây tường gạch . Cần quan tâm tới chiều dày tối thiểu của mạch vữa mac vữa xây ( mac vữa xây đá không < mac 75 )

Đối với khối xây đá hộc : do đặc điểm viên đá không có hình dạng nhất đinh lên khi xây ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc giống như xây gạch cần chú ý :

+ Khi xây viên đá to tương đối phẳng mặt ngay phía ngoài, viên đá nhỏ phía trong chiều dày tường đá > = 2d ( d - kích thước cạnh của viên đá )

+ Chọn bề mặt tương đối phẳng và lớn nhất đặt xuống dưới để đảm bảo ổn định bản thân

+ Chèn thêm đá dăm vào khoảng hở giữa các viên đá để tăng sự ổn định cho viên đá phía trên và tiết kiệm vữa xây

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: